Các địa phương cần phải quy định và quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu. Trong đó cần có quy định các nhà máy phải xây dựng được
vùng nguyên liệu, để một mặt ổn định được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến,
mặt khác buộc doanh nghiệp phải gắn trách nhiệm hơn đối với người nuôi và nâng
cao chất lượng của con cá da trơn, tôm xuất khẩu, không cho phép thu mua
nguyên liệu trôi nổi để gian lận chất lượng, làm mất uy tín của tôm và cá da trơn
Việt Nam trên thị trường quốc tế.
27 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất khẩu sang thị
trường Mỹ và EU.
- Hệ thống rào cản đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và
EU là gì?
- Các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da
trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU thời gian qua là gì?
3
- Kết quả thực thi các giải pháp vượt rào cản như thế nào? Những tồn tại, nguyên
nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi các giải pháp vượt rào cản thương
mại là gì?
- Để vượt qua các rào cản đẩy mạnh xuất khẩu tôm và cá da trơn vào thị
trường Mỹ và EU trong thời gian tới cần đề xuất những giải pháp gì?
Việc nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản thương mại để sản phẩm cá da
trơn và tôm của Việt Nam trụ vững và ngày càng có thị phần lớn trên thị trường
Mỹ và EU là yêu cầu cấp thiết hiện nay, nó không chỉ giúp các doanh nghiệp chế
biến tôm, cá da trơn xuất khẩu, một ngành hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam
phát triển mà còn giúp hàng triệu người dân nuôi tôm và cá da trơn thoát khỏi khó
khăn, có việc làm và thu nhập ổn định, nâng cao đời sống, góp phần vào việc phát
triển kinh tế xã hội vùng nông thôn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản đã được thực thi đối với tôm
và cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU thời gian qua đề
xuất và hoàn thiện các giải pháp vượt qua rào cản, tăng cường xuất khẩu tôm và cá da
trơn vào hai thị trường nói trên trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận giải và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp vượt rào cản đối
với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU;
- Đánh giá thực trạng thực thi các giải pháp vượt rào trong cản thương mại
đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU giai
đoạn 2011 - 2015;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi các giải pháp vượt rào của các
doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ
và EU;
- Đề xuất và hoàn thiện các giải pháp vượt rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu tôm
và cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ và EU đến năm 2020 và các năm
tiếp theo.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải pháp vượt rào
cản thương mại trong xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ
và EU.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống rào cản nói chung và đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang Mỹ
và EU nói riêng là rất phong phú và đa dạng. Do vậy, để đảm bảo tính khoa học và
thực tiễn, luận án chỉ tập trung vào một phạm vi nghiên cứu phù hợp với yêu cầu
4
và mục tiêu của một đề tài luận án tiến sỹ kinh tế. Cụ thể:
Về nội dung:
- Luận án nghiên cứu rào cản trong khuôn khổ lý thuyết thương mại quốc tế đối
với rào cản kỹ thuật và các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp.
- Nghiên cứu hệ thống rào cản kỹ thuật và các biện pháp chống bán phá giá,
chống trợ cấp ở thị trường Mỹ và EU đối với tôm và cá da trơn của các doanh
nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
- Nghiên cứu các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm
và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU.
Về thời gian:
- Số liệu thu thập phục vụ nghiên cứu: 2011-2015.
- Thời gian nghiên cứu: 2011-2015.
Về không gian: Vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hệ thống rào cản thương mại nói chung và hệ thống rào cản đối với tôm và cá da
trơn của Việt Nam tại hai thị trường Mỹ và EU nói riêng, từ đó định hướng việc tổ
chức nuôi, chế biến tôm, cá da trơn theo hướng tiếp cận và vượt qua được các hệ
thống rào cản của hai thị trường Mỹ và EU.
- Đánh giá thực hiện các giải pháp vượt rào cản pháp vượt rào cản của các
doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam sang hai thị trường Mỹ và
EU trong giai đoạn từ 2011- 2015. Luận án đi sâu vào việc phân tích đánh giá làm
rõ những thành công, những tồn tại, nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến
việc thực thi các giải pháp vượt rào cản mà các doanh nghiệp chế biến tôm và cá da
trơn của Việt Nam đã sử dụng trong thời gian qua.
- Trên cơ sở nghiên cứu thị trường Mỹ, thị trường EU, thực trạng chế biến,
xuất khẩu tôm và cá da trơn của các doanh nghiệp và kết quả phân tích các giải
pháp vượt rào cản hiện đang áp dụng. Luận án đã bổ sung, đề xuất các giải pháp
vượt rào cản đối với sản phẩm tôm và cá da trơn được xuất khẩu sang thị trường
Mỹ và EU. Từ đó giúp các doanh nghiệp có căn cứ để tổ chức và quản lý việc chế
biến, xuất khẩu tôm và cá da trơn vào thị trường Mỹ và EU. Đồng thời giúp các
đơn vị, tổ chức khác có liên quan đến việc nuôi chế biến tôm và cá da trơn xuất
khẩu thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình.
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TÔM VÀ CÁ DA TRƠN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm rào cản thương mại
Trong cuốn “Rào cản thương mại ở Châu á và Châu Đại Dương”, Conway
(2007) đưa ra định nghĩa: “Rào cản thương mại là những chính sách hoặc quy định
của chính phủ nhằm hạn chế thương mại quốc tế”.
5
Theo Đinh Văn Thành (2003): Rào cản thương mại, theo cách hiểu chung nhất
là bất kỳ biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế.
Tóm lại, rào cản thương mại được hiểu là các luật lệ, chính sách, quy định
hay tập quán của Chính phủ mỗi nước trong khuôn khổ pháp lý chung nhằm hạn
chế hay ngăn cản hoạt động thương mại hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài.
2.1.1.2. Khái niệm cá da trơn
Luận án sử dụng thuật ngữ cá da trơn thay cho cá tra, cá basa của Việt Nam.
2.1.2. Hệ thống rào cản thương mại của Mỹ và EU đối với tôm và cá da trơn
xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU
Rào cản thương mại quốc tế rất đa dạng, phức tạp và được quy định bởi cả hệ
thống pháp luật quốc tế, cũng như luật pháp của từng quốc gia, được sử dụng
không giống nhau ở các quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.1.2.1. Hệ thống rào cản thương mại của Mỹ đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang
thị trường Mỹ
a. Các đạo luật quản lý việc sản xuất và nhập khẩu hàng hóa thực phẩm
Mỹ quy định tất cả các loại thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu vào
thị trường Mỹ đều phải chịu sự điều tiết của các luật sau:
- Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm, Mỹ phẩm - FDCA;
- Luật về Bao bì và Nhãn hàng - FPLA;
- Một số điều khoản của Luật Dịch vụ Y tế, và các quy định của Bộ Nông
nghiệp.
- Đạo luật Nông nghiệp (Farm bill - 2014).
b. Cơ quan quản lý nhà nước về nhập khẩu hàng hóa
Cơ quan quản lý nhà nước của Mỹ về nhập khẩu thực phẩm vào thị trường
Mỹ là FDA. Theo FDCA, cũng như các điều luật có liên quan khác, tất cả thực
phẩm nhập khẩu vào Mỹ, trừ một số loại gia cầm, đều phải chịu sự kiểm tra của
FDA. Cơ quan này thực hiện việc kiểm tra tất cả các loại thực phẩm nhập khẩu
thuộc quyền quản lý của mình tại cảng trước khi được cho phép nhập khẩu vào
thị trường.
c. Một số quy định chủ yếu trong Luật Liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm, Mỹ
phẩm – FDCA
Quy định về bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng; Quy định về bảo vệ lợi ích
kinh tế của người tiêu dung; Quy định về nhãn hàng hóa; Quy định về điều kiện vệ
sinh hàng hóa; Quy định về sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản.
Ngoài những quy định mang tính pháp lý do nhà nước ban hành, còn có một số
quy chuẩn tự nguyện do một số tổ chức phi chính phủ có ảnh hưởng đưa ra.
Quy định về phụ gia thực phẩm; Quy định về tiêu chuẩn thực phẩm; Cảnh
báo nhập khẩu và tự động giữ hàng; Quy định về kiểm tra trước hàng hoá; Quy
định về lưu thông hàng hoá trên thị trường; Quy định về thực phẩm đóng hộp; Quy
định về đăng ký cơ sở sản xuất theo luật chống khủng bố sinh học.
6
2.1.2.2. Hệ thống rào cản thương mại của EU đối với tôm và cá da trơn xuất
khẩu sang thị trường EU
Hệ thống rào cản thương mại đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam xuất
khẩu vào thị trường EU là hệ thống các luật, các quy định của EU quy định về việc
sản xuất, nhập khẩu hàng thủy sản nói chung và hàng thủy sản của Việt Nam nói
riêng. Việc xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam sang thị trường EU phải
tuân thủ đúng yêu cầu trong các quy định của EU. Hệ thống các Luật, các quy
định của EU đối hàng thủy sản gồm:
a. Các quy định đối với sức khỏe và an toàn thực phẩm
Quy định của EU về dư lượng; Quy định của EU về bao gói, ghi nhãn sản
phẩm; Các quy định trong tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu trong
quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch - Global GAP; Quy định của
hệ thống Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn; Các quy định về các biện
pháp bảo vệ người tiêu dùng.
b. Các quy định về tiêu chuẩn của EU trong quản lý chất lượng.
Tiêu chuẩn của EU về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm ISO 9000; Quy định
của EU về kiểm tra chứng nhận.
c. Quy định của EU về bảo vệ môi trường và nguồn lợi
Hệ thống tiểu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường – ISO 14000; Hệ thống
kiểm tra và quản lý sinh thái; Quy định của EU về phòng ngừa, ngăn chặn và xoá bỏ
các hoạt động khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo; Các quy định về việc
đăng ký, đánh giá và cấp phép sử dụng hóa chất; Quy định của EU về trách nhiệm
xã hội.
2.1.3. Vai trò và tác động của các giải pháp vượt rào cản thương mại trong xuất
khẩu sản phẩm
2.1.3.1 Tầm quan trọng của việc vượt rào cản thương mại đối với các quốc gia
và doanh nghiệp
a. Đối với các quốc gia
Khẳng định được tầm quan trọng của quốc gia đó, tạo ảnh hưởng lớn đối với
các quốc gia trong khu vực cũng như toàn thế giới, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với
các quốc gia khác.
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu ra các nước khác, thu được nguồn ngoại tệ
mạnh, tạo ra được nhiều việc làm cho người lao động trong nước, phát triển ngành
sản xuất bền vững, tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.
Chứng tỏ các mặt hàng sản xuất trong nước được cải tiến về mẫu mã cũng
như chất lượng.
b. Đối với các doanh nghiệp
Giúp doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa xuất khẩu, mở rộng và đa dạng hoá
thị trường xuất khẩu.
7
Giúp doanh nghiệp có uy tín trên thị trường quốc tế, từ đó doanh nghiệp tự
tin khi đối mặt với các rào cản thương mại trên thế giới.
Chứng tỏ hàng hoá doanh nghiệp sản xuất ra không những đáp ứng về mẫu
mã mà còn đáp ứng về chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu tương đối khắt
khe của khách hàng về chất lượng và quy cách, phù hợp với tiêu chuẩn trên thế
giới nhờ áp dụng máy móc, công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại.
Chứng tỏ doanh nghiệp rất chú trọng đến vấn đề môi trường, các công ước
quốc tế về lao động.
2.1.3.2 Một số lợi ích đối với doanh nghiệp Việt Nam khi vượt qua rào cản
thương mại
Khẳng định được vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế; Tạo
điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho các sản phẩm Việt Nam; Nâng cao năng
lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp việt Nam; Các doanh nghiệp tự
tin trước các khiếu kiện từ phía các doanh nghiệp nước ngoài; Các doanh nghiệp
Việt Nam có điều kiện học hỏi những kinh nghiệm, phương pháp sản xuất, kinh
doanh tiên tiến trên thế giới.
2.1.4 Nội dung nghiên cứu giải pháp vượt rào cản thương mại trong xuất
khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ và EU
- Thực trạng các rào cản thương mại đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.
- Hệ thống các giải pháp vượt rào cản thương mại các doanh nghiệp chế biến
tôm va cá da trơn đã sử dụng trong quá trình xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị
trường Mỹ và EU.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi các giải pháp vượt rào
cản thương mại đối với sản phẩm tô và cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường Mỹ và EU.
- Định hướng và đề xuất bổ sung hoàn thiện các giải pháp vượt rào cản
thương mại đối với hai loại sản phẩm cá da trơn và tôm của Việt Nam được xuất
khẩu vào thị trường Mỹ và EU trong thời gian tới.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng vượt rào cản thương mại trong thương
mại quốc tế
2.1.5.1.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Năng lực nghiên cứu và phát triển; Nguồn nhân lực; Tài chính; Thiết bị và
công nghệ sản xuất; Cơ sở hạ tầng.
2.1.5.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Cơ chế, chính sách; Người cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào khác;
Yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm; Mối liên kết của doanh nghiệp với các tổ
chức khác.
8
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN THƯƠNG MẠI
ĐỐI VỚI TÔM VÀ CÁ DA TRƠN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
VÀ EU
2.2.1. Thực trạng xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU
2.2.2.1. Tổng quan về xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong những năm gần đây
Năm 2014 tổng kim ngac̣h xuất khẩu thủy sản đaṭ 7.836 triệu USD, tăng
16,6% so với năm 2013, bình quân tăng 14,27%/năm (1995-2014), chiếm 25,39%
tổng kim ngac̣h xuất khẩu toàn ngành nông nghiêp̣ và 2,65% tổng kim ngac̣h xuất
khẩu toàn quốc (Nguyễn Tiến Hưng, 2015).
Năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,7 tỷ USD giảm 14,5%
so với năm 2014. Trong đó kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,07 tỷ USD, giảm 25%,
kim ngạch xuất khẩu cá da trơn đạt 1,59 tỷ USD giảm 10% so với năm 2014
(Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
Tốc độ tăng trưởng
(%) BQ
2012 2013 2014 2015 13/12 14/13 15/14
Tổng KNXK thủy sản Tr.$ 6134 6717 7836 6700 9,5 16,6 -14,5 3,87
KNXK Tôm & cá DT Tr.$ 3995 4861 5868 4666 21,7 20,7 -18,5 7,96
Tỷ trọng KNXK tôm, cá DT % 65,1 72,4 74,9 69,7
KNXK Tôm Tr.$ 2250 3100 4100 3075 37,8 32,3 -25 15,03
Tỷ trọng KNXK Tôm % 36,7 46,2 52,3 45,9
KNXK Cá da trơn Tr.$ 1745 1761 1768 1591 0,9 0,4 -10 - 2,9
Tỷ trọng KNXK cá da trơn % 28,4 26,2 22,6 23,8
KNXK Thủy sản khác Tr.$ 2139 1857 1968 2034 - 13,2 6 3,4 -1,27
Tỷ trọng KNXK TS khác % 34,9 27,6 25,1 30,3
Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cũng liên tục được mở rộng.
Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 156 thị trường. Trong đó, 5 thị
trường chủ lực là Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng Kong, chiếm
70% tổng kim ngạch xuất khẩu, riêng thị trường Mỹ chiếm 21,81%, tiếp đến là thị
trường EU và Nhật Bản chiếm 18,9% và 15,3%.
2.2.2.2. Thực trạng xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ và EU
Theo số liệu báo cáo của VASEP từ năm 2012 đến 2015, tác giả đã tổng hợp
thành các bảng số liệu: 2.2, 2.3. 2.4, 2.5, 2.6. Từ các số liệu ta thấy:
Trong các thị trường xuất khẩu tôm của Việt Nam, Mỹ là thị trường tiêu thụ
lớn nhất. Năm 2014, đạt 1,06 tỷ USD , bằng 26% tỷ tổng kim ngạch xuất khẩu tôm
của Việt Nam chiếm 12,9% thị phần của thị trường tôm tại Mỹ. So với năm 2014,
năm 2015, kim ngạch xuất khẩu tôm vào các thị trường đều bị giảm, giảm 25% so
với năm 2014 đặc biệt thị trường Mỹ kim ngạch xuất khẩu giảm 39% (bảng 2.2).
9
Bảng 2.2. Kim ngac̣h xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thi ̣ trường My ̃
giai đoạn 2012 – 2015
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm Tốc độ tăng trưởng (%)
2012 2013 2014 2015 13/12 14/13 15/14
Các thị trường Tr. $ 2250 3100 4100 3075 37,8 32,3 -25
Thị trường Mỹ Tr. $ 454,5 831 1065 649,7 82,8 28,2 - 39
Tỷ trọng KNXK
tôm sang TT Mỹ
% 20 27 26 21,2
Bảng 2.3. Giá trung bình nhập khẩu tôm của Mỹ (USD/kg)
Nguồn cung
Năm Tốc độ tăng
trưởng (%) 2014 2015
BQ các nước 11,82 9,39 -20,6
Ấn Độ 12,75 9,56 -25,1
In-đô-nê-xi-a 12,84 9,74 -24,2
Việt Nam 13,69 11,15 -18,6
Ê-cu-a-đo 9,90 7,41 -25,2
Thái Lan 12,65 10,48 -17,2
Trung Quốc 8,47 6,70 -21,0
Ma-lai-xi-a 10,18 9,13 -10,3
Thị trường EU: EU là một trong những thị trường tiêu thụ tôm lớn của Việt
Nam, bình quân mỗi năm kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường
EU đạt trên 400 triệu USD, chiếm từ 13 đến 17% tổng kim ngạch tôm xuất khẩu của
Việt Nam.
Bảng 2.4. Kim ngac̣h xuất khẩu tôm Việt Nam
sang thi ̣ trường EU 2012 – 2015
Chỉ tiêu ĐVT
Năm Tốc độ tăng trưởng (%)
2012 2013 2014 2015 13/12 14/13 15/14
Các thị trường Tr.$ 2250 3100 4100 3075 37,8 32,3 -25
Thị trường EU Tr.$ 311,7 409,5 683,2 553,4 31,4 66,8 -19
Tỷ trọng KNXK
tôm sang TT EU
% 13,8 13,2 16,7 18
2.2.2.3. Thực trạng xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam sang thị trường Mỹ và EU
Với thị trường Mỹ
Kim ngạch xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam vào thị trường Mỹ, chiếm
trên 20% tổng xuất khẩu cá da trơn hàng năm. Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu cá
da trơn vào thị trường Mỹ đạt 359 triệu USD chiếm 20,6% tổng kim ngạch xuất
khẩu cá da trơn, năm 2013 và 2014, con số này là 380,6 triệu USD, 21,6% và
336,8 triệu USD, chiếm 19,1%.
10
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Mỹ 2012- 2015
TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015
1 Các thị trường tr $ 1745 1760 1768 1591,2
2 Thị trường Mỹ tr $ 359 380,6 336,8 321,6
3 Tỷ trọng thị trường Mỹ % 20,6 21,6 19,1 20,2
4
Tăng, giảm so với năm trước trên các
thị trường
% -2,7 0,86 0,45 -10
5
Tăng, giảm so với năm trước trên thị
trường Mỹ
% 8,1 6 -11,5 -4,5
Với thị trường EU
Trong 3 năm từ 2012 đến 2014, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu cá da
trơn sang các thị trường có 2 năm tăng liên tục; năm 2013 và năm 2014, nhưng
kim ngạch xuất khẩu cá da trơn sang EU cả 3 năm đều bị giảm so với năm trước,
năm 2012 giảm 18,1%, năm 2013 giảm 5,2%; năm 2014 giảm 10,7% (bảng 2.6).
Bảng 2.6. Kim ngạch xuất khẩu cá da trơn sang thị trường EU 2012- 2015
TT Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015
1 Các thị trường (các TT) tr $ 1.745 1.760 1.768 1.591,2
2 Thị trường EU tr $ 426 385,6 344,3 292,7
3 Tỷ trọng thị trường EU % 24,4 21,9 19,5 18,4
4 Tăng, giảm so với năm trước trên các TT % -2.7 + 0,9 0,45 -10
5 Tăng, giảm so với năm trước trên TT EU % -18,1 -5,2 -10,7 - 15
2.2.2. Kinh nghiệm của một số nước về vượt qua rào cản thương mại trong
xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Mỹ và EU
2.2.2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan đã biết nắm bắt thị hiếu khách hàng cũng như những quy định khắt
khe của Mỹ và EU; Thái Lan đã thực hiện thành công công tác quản lý và kiểm soát
chất lượng sản phẩm bằng cách tiến hành đầu tư trang bị máy móc, các công nghệ
tiên tiến cho các phòng kiểm nghiệm chất lượng; Thái Lan cũng tham gia vào các
Hiệp định, Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường để được hưởng các ưu đãi về
tài chính, tận dụng những ưu đãi hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cũng như khu vực
thị trường.
2.2.2.2.Kinh nghiệm của Indonesia
Quản lý hoạt động nuôi trồng, chế biến và kiểm tra chất lượng thủy sản chặt
chẽ và thống nhất; Kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu thức ăn, hóa chất, kháng
11
sinh phục vụ nuôi trồng thủy sản; Đầu tư các thiết bị công nghệ kiểm tra hiện đại,
tương đương với tiêu chuẩn của Mỹ và EU; Chú trọng đến đào tạo và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực; Xây dựng quy phạm thực hành nuôi tốt; Chính phủ cũng có các
chính sách hỗ trợ đối với các hoạt động thân thiện với môi trường.
2.2.3. Một số bài học đối với Việt Nam
Một là, nghiên cứu kỹ thị trường xuất khẩu trước khi trước khi tiến hành
các hoạt động xuất khẩu; Hai là, tôn trọng và thực hiện tốt các quy trình quản lý
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn tương đương với tiêu chuẩn sản
phẩm quy định tại thị trường nhập khẩu; Ba là, đầu tư máy móc trang thiết bị,
công nghệ mới phục vụ cho nuôi trồng, chế biến, kiểm tra chất lượng thủy sản phù
hợp với tiêu chuẩn của Mỹ và EU; Bốn là, coi trọng công tác kiểm soát chặt chẽ tất
cả các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm; Năm là, chú trọng đến công tác đào tạo
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Sáu là, tiến hành quản lý đồng bộ từ Trung
ương đến địa phương.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm của các tác nhân nuôi chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu
Đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích là 40.548,2 km² và tổng dân số
là 17.330.900 người năm 2011; diện tích đất chuyên nuôi trồng thủy sản năm 2014
là 483.977 ha. Đồng bằng sông Cửu Long còn có điều kiện khí tượng, thời tiết ôn
hòa, nền nhiệt độ cao, ổn định trong năm, độ ẩm tương đối rất thuận lợi cho phát
triển sản xuất thủy sản. Năm 2015, theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, nuôi tôm
của các tỉnh ĐBSCL chiếm 90% diện tích (619.000 ha) và 82% sản lượng
(508.000 tấn) tôm của cả nước. Diện tích nuôi cá da trơn đạt 5.000 ha, sản lượng
đạt 1,22 triệu tấn (Dương Văn Viện, 2015).
3.1.2. Đặc điểm thị trường nhập khẩu thuỷ sản Mỹ và EU
3.1.2.1. Đặc điểm thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ
Mỹ là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới nói chung và của Việt
Nam nói riêng với nhiều chủng loại thủy sản. Thị trường Mỹ tiêu thụ nhiều chủng
loại thủy sản khác nhau tạo nên sự phong phú và đa dạng. Người Mỹ sử dụng trung
bình khoảng 44 USD/ năm cho cá và hải sản. Số liệu này thấp hơn nhiều so với mức
tiêu thụ các loại protein động vật khác, chỉ bằng 1/10 tổng tiêu thụ các loại protein.
Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều người quan tâm đến vấn đề sức khoẻ, do đó,
tạo ra một làn sóng tiêu thụ ngày càng lớn các sản phẩm cá và hải sản.
12
3.1.2.2 Đặc điểm thị trường thuỷ sản EU
Tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản ở EU chủ yếu là: Cá ngừ, cá hồi và tôm là
những sản phẩm thông dụng ở toàn EU. EU quản lý thị trường thủy sản rất khắt
khe, bằng một hệ thống rào cản kỹ thuật với xu hướng giám sát toàn bộ quá trình
từ nuôi trồng đến chế biến, tới tất cả các yếu tố có liên quan đến sản phẩm. Thị
trường thuỷ sản EU có thể chia thành 3 khu vực chính. Theo dự báo xu hướng tiêu
dùng thủy sản của các nước thành viên thuộc EU sẽ tăng trong những năm tới.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Khung phân tích nghiên cứu giải pháp vượt rào cản thương mại đối với
tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU (Sơ đồ 3.1)
3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra
3.2.2.1. Chọn điểm điều tra
Về phương pháp chọn điểm nghiên cứu, Luận án sử dụng phương pháp lựa chọn
phi ngẫu nhiên và đã chọn Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn, là điểm nghiên cứu.
3.2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng (stratified sampling).
Cụ thể là phân các doanh nghiêp chế biến tôm và cá da trơn theo vùng, tỉnh, sau
đó lấy ngẫu nhiên 30 doanh nghiệp (13%) làm mẫu nghiên cứu.
3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp là những số liệu có sẵn được sử dụng trong các nghiên cứu
bao gồm các sách, báo, tạp chí, nghị quyết, các công trình khoa học đã được xuất
bản.
3.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được sử dụng để điều tra theo câu hỏi và phiếu điều tra 30
doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm và cá da trơn sang thị trường Mỹ và EU.
3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp thống kê so sánh;
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về hệ thống rào cản thương mại tại thị trường
Mỹ và EU.
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu.
- Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu về thực trạng các giải pháp vượt rào cản
thương mại đối với sản phẩm tôm và cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Mỹ
và EU.
13
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI TÔM VÀ CÁ DA
TRƠN CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU
4.1.2. Thực trạng rào cản thương mại đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam
xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU
4.1.2.1. Thực trạng rào cản thương mại đối với tôm xuất khẩu sang thị trường
Mỹ và EU
a. Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với tôm của Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường Mỹ
Theo số liệu của tổng cục Thủy sản các năm 2011, 2012, 2013, 2014 mức thuế
chống bán phá giá với tôm của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ (bảng 4.1).
Bảng 4.1. Mức thuế chống bán phá giá qua các đơṭ xem xét hành chính
Đợt rà soát hành chính
Ngày công
bố cuối
cùng
Mức thuế (%)
Bị đơn bắt
buộc
Tự
nguyện
Toàn
quốc
POR1 (16/7/2004 đến 31/1/2006) N/A N/A N/A N/A
POR2 (1/2/2006 đến 31/1/2007) 9/9/2008 0- 0,1 4,57 25,76
POR3 (1/2/2007 đến 31/1/2008) 8/9/2009 0,08-0,21 4,57 25,76
POR4 (1/2/2008 đến 31/1/2009) 29/9/2010 2,95-4,89 3,92 25,76
POR5(1/2/2009 đến 31/1/2010) 31/8/2011 0,0-1,15 1,04 25,76
POR6 (1/2/2010 đến 31/1/2011) 4/9/2012 1,23 - 1,27 1,25 25,76
POR7 (1/2/2011 đến 31/1/2012) 10/9/2013 0,0 0,0 25,76
POR8 (1/2/2012 đến 31/1/2013) 25/3/2014 4,98 - 9,75 6,37 25,76
Một số giải
pháp vượt
RCTM đối với
tôm và cá da
trơn của Việt
Nam xuất khẩu
sang thị trường
Mỹ và EU
Yếu tố bên
trong doanh
nghiệp
Yếu tố bên
ngoài doanh
nghiệp
Thực trạng
các giải pháp
vượt RCTM
đối với tôm
và cá da trơn
xuất khẩu
sang thị
trường Mỹ
và EU
Thực trạng RCTM của thị
trường Mỹ và EU đối với tôm
và cá da trơn xuất khẩu của
Việt Nam
Thực trạng các giải pháp vượt
RCTM của các doanh nghiệp
chế biến xuất khẩu tôm và cá da
trơn vào thị trường Mỹ và EU
Sơ đồ 3.2. Khung phân tích của đề tài
Nghiên cứu giải pháp vượt RCTM đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu sang
thị trường Mỹ và EU
14
b. Áp thuế chống trợ cấp đối với tôm
Vụ kiện này đã được chấm dứt hoàn toàn và toàn bộ các khoản tiền ký quỹ
đã thu hoặc dự định sẽ phải thu của doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam phải
được hoàn trả.
c. Các cảnh báo của Mỹ và EU về chất lượng sản phẩm tôm Việt Nam xuất khẩu
Việt Nam là nước có nhiều lô hàng xuất khẩu thủy sản bị cảnh báo nhiễm
kháng sinh, chứa mầm bệnh và buộc trả về nước tại hầu hết các thị trường. Số liệu về
Số lô hàng tôm của Việt Nam bị Mỹ và EU cảnh báo về chất lượng được tổng hợp từ
số liệu của FDA và Tổng vụ Sức khoẻ và An toàn thực phẩm - Uỷ ban Châu Âu (EC)
(bảng 4.2).
Bảng 4.2. Số lô hàng tôm của Việt Nam bị Mỹ và EU cảnh báo về chất lượng
Thị trường
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Tốc độ tăng trưởng (%)
12/11 13/12 14/13
Thị trường EU 5 7 4 3 40 -42,8 -25
Thị trường Mỹ 33 31 21 35 - 6,06 - 32,25 66,67
Tổng cộng 38 38 25 38
Hàng bị trả về chủ yếu do nguồn nguyên liệu không sạch, dư lượng các chất
cấm và các chất hạn chế sử dụng trong thủy sản vượt quá giới hạn cho phép của
EU, Mỹ.
4.1.2.2. Thực trạng rào cản thương mại đối với cá da trơn xuất khẩu sang thị
trường Mỹ và EU
- Tranh chấp thương mại về nhãn mác với tên gọi là catfish
Đạo luật An ninh trang trại và đầu tư nông thôn HR.2646 cấm hoàn toàn
việc dùng tên catfish cho da trơn Việt Nam, áp dụng trong tất cả các khâu từ nhập
khẩu, bán buôn, bán lẻ, nhà hàng, quảng cáo, thông tin... trong vòng 5 năm và có
khả năng kéo dài vĩnh viễn. Đạo luật này còn xác lập “chủ quyền tuyệt đối” chỉ có
các sản phẩm cá Mỹ mới được bán dưới tên là “catfish”, còn cá nhập khẩu thì phải
gọi dưới tên của nước ngoài. Mục đích là để giới tiêu thụ Mỹ phân biệt và sẽ chú
trọng cá nội địa hơn cá ngoại.
- Áp thuế chống bán phá giá đối cá da trơn của Việt Nam
Mục đích chính của chương trình này là dựng lên các rào cản thương mại
chống lại việc nhập khẩu cá da trơn từ châu Á nói chung và từ Việt Nam nói riêng
nhằm bảo vệ ngành nuôi cá da trơn nội địa mà hậu quả là người tiêu dùng Mỹ sẽ
phải chi nhiều tiền hơn.
15
Bảng 4.3. Mức thuế chống bán phá giá qua các lần rà soát
Giai đoạn rà soát hành chính
Đơn vị
tính
QVD VHC AGF
Thuế suất
toàn quốc
Thuế CBPG % 37,94 47,05 63,88
POR1 (1/8/2003-31/7/2004) % 6,81 47,05 63,88
POR2 (1/8/2004 - 31/7/2005) % 21,23 6,81 47,05 63,88
POR3 (1/8/2005 - 31/7/2006) % 0,00 6,81 47,05 63,88
POR4 (1/8/2006 - 31/7/2007) % 0,00 6,81 0,52 63,88
POR5 (1/8/2007 - 31/7/2008) USD/kg 0,00 0,00 0,02 2,11
POR6 (1/8/2008 - 31/7/2009) USD/kg 0,00 0,00 0,02 2,11
POR7 (1/8/2009 - 31/7/2010) USD/kg 0,03 0,00 0,02 2,11
POR8 (1/8/2010 - 31/7/2011) USD/kg 0,77 0,19 0,02 2,11
POR9 (1/8/2011 -31/7/2012) USD/kg 1,2 0,00 1,2 2,11
POR10 (1/8/2012 - 31/7/2013) USD/kg 0,97 0,00 0,97 2,39
Ghi chú: AGF: Công ty cổ phần XNK thủy sản An Giang; VHC: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn; QVD:
d. Cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với khó khăn lớn từ Đạo luật Nông
nghiệp 2014 (Farm Bill) của Mỹ
Thứ nhất cá da trơn của Việt Nam chắc chắn thuộc đối tượng chịu điều chỉnh
của những hàng rào kỹ thuật mới do Bộ Nông nghiệp Mỹ đưa ra. Thứ hai, Quốc
hội Mỹ cũng phê chuẩn việc chuyển chức năng giám sát cá da trơn từ Cơ quan
Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm sang Bộ Nông nghiệp Mỹ. Thứ ba, thay vì chỉ
kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp Mỹ sẽ kiểm soát
luôn cả vùng nuôi cá da trơn của Việt Nam.
Từ các số liệu của FDA và Tổng vụ Sức khoẻ và An toàn thực phẩm - Uỷ
ban Châu Âu (EC) tác giả tổng hợp thành bảng 4.4 và 4.5.
Bảng 4.4. Số lô hàng cá da trơn bi ̣ cảnh báo taị thi ̣ trường Mỹ và EU
Đơn vị: Số lô hàng
Măṭ hàng 2011 2012 2013 2014
Tốc độ tăng trưởng %
12/11 13/12 14/13
Thị trường EU 23 5 2 3 -78,3 -60 50
Thị trường Mỹ 11 25 4 5 150 84 25
Cộng 34 30 6 9 -12 -80 50
Bảng 4.5. Nguyên nhân chủ yếu của các lô hàng cá da trơn bi ̣ cảnh báo taị thi ̣
trường Mỹ và EU
Đơn vị: Số lô hàng
Nguyên nhân 2011 2012 2013 2014 Tổng 4 năm
Chất Salmonella 60 25 26 7 118
Chất bẩn 8 8 2 2 20
Sai ma ̃ 1 - 2 - 3
Thuốc thú y - 8 17 23 48
Phẩm mầu - 1 - - 1
Chất Nitrofusan - - 6 7 13
Tổng * 69 42 53 39 203
* Ghi chú: Môṭ lô hàng bi ̣cảnh báo có thể do 1 hoăc̣ nhiều nguyên nhân
16
Số liệu trong bảng 4.5 cho thấy các lô hàng trả về chủ yếu là dư lượng các
chất cấm hoặc hạn chế sử dụng vượt quá mức cho phép.
4.1.3. Thực trạng về những thiệt hại, những khó khăn của các doanh nghiệp
chế biến tôm và cá da trơn của Việt Nam do rào cản thương mại trên thị
trường Mỹ và EU
(1) Làm thiệt hại về kinh tế: Nhiều doanh nghiệp chế biến tôm cá da trơn từ
chỗ không phải chi trả tiến thuế nay đã phải chi trả mức thuế rất cao từ 4,13% tới
25,76% với tôm, 0,97 USD/kg đối với sản phẩm cá da trơn của 24 doanh nghiệp
và 2,93 USD/kg cho sản phẩm cá da trơn của cả nước (Theo kết quả rà soát hành
chính lần cuối - POR10).
(2) Làm giảm kim ngạch xuất khẩu và thu hẹp thị trường tiềm năng. Năm
2014, xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng rất nhanh ở những tháng đầu năm và bắt đầu
sụt giảm kể từ tháng 9 sau khi Mỹ công bố kết quả cuối cùng POR8 với mức thuế
cao kỷ lục 6,37%. Chỉ tính riêng trong tháng 12/2014, giá trị XK tôm sang Mỹ đã
giảm khảng 10% so với tháng 12/2013.
(3) Gây nhiều khó khăn cho sản xuất tôm và cá da trơn.
(4) Những thiệt hại khác.
4.2. THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP VƯỢT RÀO CẢN ĐỐI VỚI TÔM VÀ
CÁ DA TRƠN XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
4.2.1. Các giải pháp vượt rào cản doanh nghiệp đã sử dụng
4.2.1.1. Kiểm soát tôm và cá da trơn nguyên liệu
- Về số lượng nguyên liệu: Để đảm bảo có nguyên liệu chế biến, các doanh
nghiệp đã cố gắng đa dạng hoá nguồn cung cấp nguyên liệu, thực hiện các hình thức
cung cấp nguyên liệu sau:
+ Doanh nghiệp thông qua thương lái để thu gom nguyên liệu.
+ Xây dựng vùng nguyên liệu tại chỗ thông qua thỏa thuận với nông dân.
+ Chủ động xây dựng vùng nguyên liệu của doanh nghiệp.
Bảng 4.6. Cơ cấu nguồn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tôm,
cá da trơn xuất khẩu
ĐVT: %
Nguồn nguyên liệu DN CB cá da trơn DN CB tôm BQ chung
Tự nuôi 65 10 37,5
Mua qua thương lái 20 50 35
Liên kết với nông dân 15 25 20
Nhập khẩu 0 15 7,5
Cộng 100 100 100
17
Với rất nhiều cố gắng, nhiều hình thức mua nguyên liệu, kể cả nhập khẩu nguyên
liệu, các doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu đã hạn chế được mức độ
căng thăng về thiếu nguyên liệu và đã dần tiếp cận được mục tiêu chủ động nguồn
nguyên liệu, đặc biệt là các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá da trơn.
Bảng 4.7. Mức độ đáp ứng nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến tôm và
cá da trơn xuất khẩu
Mức độ đáp ứng nguyên liệu
Số DN điều tra
Trong đó
DNCBTôm DN CB cá da trơn
Số
DN
Tỷ trọng
(%)
Số
DN
Tỷ trọng
(%)
Số
DN
Tỷ trọng
(%)
Đủ nguyên liêụ 4 13,3 1 6,7 3 20
Đáp ứng trên 70% công suất 12 40 3 20 9 60
Đáp ứng từ 50 -70% công suất 11 36,7 8 53,3 3 20
Đáp ứng dưới 50% công suất 3 10 3 20 0 0
Cộng 30 100 15 100 15 100
- Kiểm soát chất lươṇg nguyên liêụ
Các doanh nghiệp đã chuyển mạnh xu hướng từ kiểm soát thành phẩm
nguyên liệu sang kiểm soát quá trình sản xuất nguyên liệu.
Các doanh nghiệp đã tham gia chương trình liên kết sản xuất tôm và cá da trơn
nguyên liệu theo một số mô hình chủ yếu sau:
(1) Mô hình liên kết của Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản An Giang-
AGIFISH.
(2) “Mô hình liên kết dọc hoàn thiện” của VASEP.
4.2.1.2. Kiểm soát quá trình chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu
Các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều đến việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào,
xây dựng, tổ chức và giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất; đào tạo, bồi dưỡng tay
nghề cho người lao động, nâng cao năng lực chế biến của doanh nghiệp.
4.2.1.3. Đổi mới công nghệ chế biến sản phẩm phục vụ xuất khẩu
Một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư vào công đoạn chế biến sâu để tạo
ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như dầu ăn, collagen, gelatin.
Bảng 4.8. Mức đô ̣quan tâm của doanh nghiêp̣ về chất lươṇg tôm
và cá da trơn
Kiểm tra nguyên liêụ của DN
trước khi mua
Doanh nghiệp CBXK
tôm
Doanh nghiệp CBXK
cá da trơn
Số DN
Tỷ troṇg
(%)
Số DN
Tỷ troṇg
(%)
Kiểm tra tất cả các ao nguyên liêụ 1 5,6 3 25
Kiểm tra trên 70% các ao nguyên liêụ 3 16,7 5 41,7
Kiểm tra từ 50% -70% các ao nguyên liêụ 8 44,4 4 33,3
Kiểm tra dưới 50% các ao cá nguyên liêụ 6 33,3 0 0
Không kiểm tra chất lươṇg nguyên liêụ 0 0 0 0
Tổng côṇg 18 100 12 100
18
4.2.1.4. Đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề cho người lao động
Các doanh nghiệp đã có nhiều chính sách và biện pháp nhằm thu hút và nâng
cao ý thức, năng lực làm việc của người lao động.
Bảng 4.9. Đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
CBXK tôm
Doanh nghiệp CBXK
cá da trơn
Số DN Tỷ troṇg (%) Số DN Tỷ troṇg (%)
Không thực hiện 0 0 0 0
1 năm/lần 3 16,7 2 16,7
Đào tạo theo nhu cầu 13 72,2 9 75
Tham gia tất cả các chương trình
tập huấn do hiệp hội tổ chức
2 11,1 1 8,3
Tổng côṇg 18 100 12 100
4.2.1.5. Xây dựng các chứng nhận về tiêu chuẩn sản phẩm tôm và cá da trơn
Các doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu đã xây dựng kế
hoạch và triển khai việc thực hiện các quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn của
quốc tế, của các nước nhập khẩu và của Việt Nam (Bảng 4.16).
Bảng 4.10. Kết quả xây dựng các chứng nhận về chất lươṇg sản phẩm của các
doanh nghiêp̣ chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp
CBXK tôm
Doanh nghiệp
CBXK cá da trơn
Số DN
Tỷ troṇg
(%)
Số DN
Tỷ troṇg
(%)
Đa ̃có tiêu chuẩn SQF, BAP. Global
Gap, ASC
12 66,7 8 66,7
Đang xây dưṇg các tiêu chuẩn 4 22,2 4 33,3
Chưa xây dưṇg các tiêu chuẩn 2 11,1 0 0
Tổng côṇg 18 100 12 100
4.2.1.6. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tăng cường xuất khẩu
- Nghiên cứu hệ thống rào cản thương mại có liên quan đến sản phẩm cá da
trơn và tôm hiện có trên hai thị trường Mỹ và EU.
- Nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật của hai thị trường Mỹ và EU.
- Tự hoàn thiện doanh nghiệp để chủ động vượt qua các rào cản
thương mại.
Kết quả điều tra tính chủ động của doanh nghiệp phản ánh trong bảng 4.20.
4.2.1.7. Chủ động tham gia các vụ kiện về tranh chấp thương mại để hạn chế
tác động xấu của các rào cản thương mại đối với xuất khẩu tôm và cá da trơn
4.2.1.8. Chủ động chuyển đổi thị trường
Việc các doanh nghiệp chạy theo mở rộng xuất khẩu ở các thị trường dễ tính
mà bỏ các thị trường khó tính cũng đồng nghĩa với việc tăng sản lượng xuất khẩu
nhưng giảm chất lượng cũng như giá trị xuất khẩu loại sản phẩm đặc thù này. Xét
về góc độ kinh doanh để có được một thị phần trên 40% ở 1 thị trường lớn đầy
19
tiềm năng với giá bán cao là rất khó.
4.2.1.9. Các giải pháp khác
(1). Thành lập hiệp hội, liên minh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu tôm và
cá da trơn trên cùng một thi ̣trường.
(2) Các doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác để tìm kiếm sự hỗ trợ các doanh nghiệp thích nghi với các rào cản,
cũng như hạn chế những tác động không tốt của rào cản đối việc xuất khẩu của
doanh nghiệp.
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC THI CÁC GIẢI PHÁP
VƯỢT RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI TÔM VÀ CÁ DA TRƠN XUẤT
KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU
4.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu
Các yếu tố thuộc doanh nghiệp là những yếu tố đóng vai trò có tính quyết định đến
việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung và việc thực thi các giải pháp vượt rào
cản của doanh nghiệp nói riêng. Kết quả điều tra đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến việc thực hiện các giải pháp vượt rào cản được phản ảnh trong bảng 4.11.
Bảng 4.11. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên trong doanh nghiệp đến việc
thực thi các giải pháp vượt rào cản thương mại
Chỉ tiêu
Đánh giá của các DN CB tôm, cá da trơn
Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng lớn
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Năng lực nghiên cứu và phát triển 0 0 7 23,3 23 76,7
Nguồn nhân lực của DN 0 0 4 13,4 26 86,6
Vốn kinh doanh 0 0 3 10,0 27 90,0
Công nghệ và thiết bị chế biến của
doanh nghiệp
0 0 5 16,7 25 83,3
4.3.1.1. Năng lực nghiên cứu và phát triển
Nhiều doanh nghiệp chế biên tôm, cá da trơn xuất khẩu chưa chú ý đến việc
phát triển thị trường theo chiều sâu (tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao,
tăng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường có giá trị xuất khẩu cao) phần đông phát
triển thị trường theo chiều rộng. Một số doanh nghiệp còn né tránh thị trường Mỹ
và EU là những thị trường truyền thống có giá bán cao để tập trung vào thị trường
có giá bán thấp vì ở đó hệ thống rào cản chưa thật khắt khe. Việc làm đó đồng
nghĩa với việc chịu lùi bước trước các khó khăn, không muốn có trình độ sản xuất
kinh doanh tiến bộ và chấp nhập bỏ thị trường tiềm năng với giá bán cao.
4.2.1.2. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
a. Cán bộ quản lý doanh nghiệp
Qua điều tra cho thấy, đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp chế biến và
xuất khẩu tôm và cá da trơn thời gian qua vẫn bộc lộ những hạn chế làm ảnh hưởng
20
đến khả năng xây dựng và thực hiện các giải pháp vượt rào cản thương mại.
b. Người lao động của doanh nghiệp
Kết quả điều tra cho thấy: nhóm người lao động trực tiếp (lao động phổ
thông) chiếm đại bộ phận nguồn nhân lực của doanh nghiệp, chiếm tới trên 80%
tổng số lao động của doanh nghiệp. Nguồn lao động này được tuyển dụng từ các
địa phương, có trình độ chuyên môn thấp, hầu hết chưa được đào tạo qua các
trường lớp có tính chính quy, mà chỉ học qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn
ngày. Có tính tự do cao, tính kỷ luật lao động thấp, không ổn định và thiếu tính
tâm huyết đối với nghề.
4.3.1.3. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại, đến quy
mô sản xuất và trình độ công nghệ sản xuất của mỗi doanh nghiệp. Có đủ vốn mới có
điều kiện có được nguồn cá da trơn và tôm nguyên liệu chất lượng cao, thiết bị chế
biến với công nghệ hiện đại, tiên tiến; các điều kiện chế biến đảm bảo vệ sinh môi
trường và an toàn thực phẩm tạo điều kiện cho sản phẩm có đủ điều kiện để vào
các thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ và EU (bảng 4.12).
Bảng 4.12. Trình độ của lao động thuộc các doanh nghiệp chế biến cá da trơn
và tôm xuất khẩu được điều tra
ĐVT: %
Tiêu chí
So với tổng
số DN điều
tra
So với tổng số DN CBXK tôm và cá da
trơn điều tra
DN CB XK tôm DN CBXK cá da trơn
1. Kiến thức phổ thông
Tốt nghiệp phổ thông trung học 89,6 90,6 88,7
Chưa tốt nghiệp PT trung học 10,4 9,4 11,3
2. Kiến thức chuyên môn
Đại học, cao đẳng 8,5 9,4 7,5
Trung cấp 6,6 7,5 5,6
Qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn 84,9 83,1 86,9
Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 0 0 0
Bảng 4.13. Tình hình vốn của các doanh nghiệp chế biến tôm, cá da trơn
xuất khẩu được điều tra
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp điều
tra
Trong đó
DN CBXK
cá da trơn
DN CBXK tôm
Số DN % Số DN % Số DN %
Doanh nghiệp thiếu vốn 30 100 15 15
Mức vốn thiếu
Trên 70% 0 0 0
Từ 50 – 70% 9 30 4 26,7 5 33,3
Từ 30 – dưới 50% 14 46,7 8 53,3 6 40
Dưới 30% 7 23,3 3 20 4 26,7
21
4.3.1.4. Công nghệ và thiết bị chế biến của doanh nghiệp
Qua điều tra cho thấy rất ít doanh nghiệp đảm bảo đầy đủ cả yếu tố phần
cứng và phần mềm của quy trình công nghệ chế biến tôm và cá da trơn. Các doanh
nghiệp mới thực hiện tốt được ở các khâu cơ bản. Các doanh nghiệp chưa thực hiện
tốt các yêu cầu về giám sát và ghi chép thường xuyên và thực hiện kiểm tra chất
lượng sản phẩm ở mỗi khâu.
Bảng 4.14. Thực trạng thiết bị chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu của các
doanh nghiệp chế biến được điều tra
Tiêu chí
Số DN điều tra
Trong đó
DN CBXK
cá da trơn
DN CBXK tôm
Số DN % Số DN % Số DN %
Số DN 30 100 15 50 15 50
1.Trình công nghệ
Cao 6 20 2 13,3 4 26,7
Thấp 24 80 14 86,7 26 73,3
2. Độ mới của thiết bị
SX trước năm 2000 23 76,6 12 80 10 66,7
SX sau năm 2000 7 23,4 3 20 5 33,3
4.3.2. Nhóm các yếu tố ngoài doanh nghiệp chế biến cá da trơn và tôm
xuất khẩu
4.3.2.1. Người sản xuất tôm và cá da trơn nguyên liệu
Kết quả điều tra cho thấy người nuôi tôm và cá da trơn có ảnh hưởng lớn đến
việc thực thi các giải pháp vượt rào cản thương mại của các doanh nghiệp chế
biến xuất khẩu.
Bảng 4.15. Ảnh hưởng từ người nuôi đến việc thực thi các giải pháp vượt
RCTM của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm và cá da trơn
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp điều tra
Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng lớn
SL % SL % SL %
Quy mô sản xuất 1 3.3 5 16.7 24 80
Vốn 0 6 20 24 80
Kỹ thuật nuôi 0 4 14,3 26 86,7
Hiểu biết về yêu cầu chất lượng của
từng thị trường
1 3,3 7 23,4 22 73,3
4.3.2.2. Các yếu tố từ phía Nhà nước
Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển ngành nuôi tôm và cá da trơn
xuất khẩu.
Theo kết quả điều tra các doanh nghiệp đều cho rằng việc quy hoạch sản
xuất tôm và cá da trơn đều có ảnh hưởng (72,2% và 83,3% - bảng 4.16) đến việc
thực thi các giải pháp vượt qua rào cản thương mại.
Theo kết quả điều tra cho thấy do một số hạn chế của các chính sách đối với
các doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn, nên chưa phát huy được tối da
22
những ảnh hưởng tốt của nó đối vơi việc thực thi các giải pháp vượt rào cản
thương mại, cụ thể các chính sách liên quan đến các doanh nghiệp xuất khẩu chưa
đủ khuyến khích và kích thích doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bảng 4.16. Đánh giá của DN về mức độ ảnh hưởng của quy hoạch
Chỉ tiêu
Doanh nghiệp điều tra
Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng Ảnh hưởng lớn
SL % SL % SL %
Quy hoạch sản xuất tôm 1 5,6 13 72,2 4 22,2
Quy hoạch sản xuất cá da trơn 0 0 10 83,3 2 16,7
Bảng 4.17. Đánh giá của doanh nghiệp về một số chính sách
Chỉ tiêu
Phù hợp
Chưa phù hợp
cần sửa đổi
SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)
Chính sách khuyến khích sản xuất, tiêu thụ SP 5 16,7 25 83,3
Chính sách tín dụng 1 3,3 29 96,7
Chính sách khoa học công nghệ 5 16,7 25 83,3
4.3.2.3. Các nhân tố khác
- Mối liên kết doanh nghiệp chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu với các tổ
chức hiệp hội ngành hàng như: thuế chông bán phá giá với mặt hàng cá da trơn và
thuế chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm.
- Mối liên kết của các doanh nghiệp chế biến với các tổ chức khoa học, với các
tổ chức cung cấp con giống, thuốc thủy sản và thức ăn và các đầu mối tiêu thụ sản
phẩm tại thị trường Mỹ và EU.
- Những điều kiện và tiêu chuẩn sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Mỹ
và EU.
4.4. CÁC GIẢI PHÁP VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU TÔM VÀ CÁ DA TRƠN VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀ EU
THỜI GIAN TỚI
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch của ngành nuôi, chế biến tôm và cá da trơn
xuất khẩu.
- Đổi mới cách thức tổ chức ngành nuôi, chế biến tôm và cá tra xuất khẩu
theo mô hình chuỗi giá trị sản phẩm.
- Đổi mới công nghệ nuôi, chế biến cá da trơn và tôm xuất khẩu vừa đảm
bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, vượt qua các rào cản, mở rộng thị trường vừa
nâng cao hiệu quả nuôi, chế biến xuất khẩu tôm và cá da trơn.
- Tăng cường công tác quản lý và giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm.
- Tăng cường dự báo, tiếp thị mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu
cho sản phẩm tôm và cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành nuôi, chế biến tôm và cá
da trơn xuất khẩu.
23
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Luận án đã luận giải và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp
vượt rào cản đối với tôm và cá da trơn xuất khẩu như khái niệm, bản chất của rào
cản; vai trò, phân loại và đặc điểm của mỗi loại rào cản. Các khái niệm về vượt rào
cản, về cá da trơn cũng được làm rõ. Luận án đã hệ thống hóa và trình bày những
nội dung chính của hệ thống rào cản đối với các mặt hàng thủy sản nói chung, tôm
và cá da trơn nói riêng hiện có trên thị trường Mỹ và EU; làm rõ những nhân tố
ảnh hưởng đến khả năng vượt rào cản.
2) Luận án đã đánh giá được thực trạng thực thi giải pháp vượt rào cản đối
với sản phẩm tôm và cá da trơn xuất khẩu vào thị trường Mỹ và EU mà các doanh
nghiệp đã áp dụng trong thời gian qua thông qua kết quả nghiên cứu về thực trạng
rào cản đối với tôm và cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ và
EU (như vụ việc tranh chấp về tên nhãn hiệu đối với sản phẩm cá da trơn tại trị
trường Mỹ; việc áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm của Việt Nam
trên thị trường Mỹ; việc áp thuế chống trợ cấp với sản phẩm tôm của Việt Nam,
hay hàng loạt các cảnh báo của EU và Mỹ chất lượng sản phẩm tôm và cá da trơn
của Việt Nam...), thực trạng những khó khăn và thiệt hại do rào cản trên thị trường
Mỹ và EU tạo ra đối với doanh nghiệp xuất khẩu tôm và cá da trơn của Việt Nam
và những giải pháp mà các doanh nghiệp đã áp dụng trong thời gian qua (giải pháp
về kiểm soát nguyên liệu, kiểm soát quá trình chế biến, đổi mới công nghệ chế
biến, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, xây dựng các chứng nhận cho
tôm và cá da trơn, xúc tiến thương mại)
3) Luận án đã phân tích làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc thực thi
các giải pháp vượt rào cản của các doanh nghiệp chế biến tôm, cá da trơn xuất
khẩu trong thời gian qua (các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp)
4) Luận án đã đề xuất hoàn thiện các giải pháp vượt rào cản để đẩy mạnh
xuất khẩu tôm và cá da trơn vào thị trường Mỹ và EU đến năm 2020 và các năm
tiếp theo. Bao gồm các giải pháp: (1) Thực hiện tốt công tác quy hoạch của ngành
nuôi, chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu; (2) Đổi mới cách thức tổ chức ngành
nuôi, chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu theo mô hình chuỗi giá trị sản phẩm;
(3) Đổi mới khoa học công nghệ nuôi, chế biến xuất khẩu cá da trơn và tôm; (4)
Tăng cường công tác quản lý và giám sát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
(5) Làm tốt hơn nữa công tác thị trường; (6) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của ngành nuôi, chế biến tôm cá da trơn xuất khẩu.
24
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với nhà nước
1) Cần công bố rộng rãi chiến lược và công tác quy hoach phát triển ngành
nuôi tôm và cá da trơn xuất khẩu cũng như những chế tài để quản lý việc thực hiện
quy hoạch cho tất cả các đối tượng có liên quan đươc biết.
2) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để có hệ
thống cơ chế, chính sách tính khả thi cao, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho
việc nuôi, chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu; vừa phù hợp với trình độ phát
triển và vị thế nghề thủy sản Việt Nam vừa đảm bảo tính phù hợp với hệ thống
hiệp định và cam kết quốc tế về phát triển nghề thủy sản. Các chính sách cần tập
trung nghiên cứu gồm; Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho
cả người lao động và các nhà quản lý; Chính sách về xây dựng thương hiệu sản
phẩm tôm và cá da trơn của Việt Nam; Chính sách về thu hút nguồn vốn nước
ngoài đầu tư cho việc nuôi chế biến cá da trơn và tôm xuất khẩu; Chính sách về
vốn hỗ trợ việc nâng cấp, hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ
khâu nuôi và chế biến theo tiêu chuẩn của thị trường Mỹ và EU; cũng như việc
tuyên truyền quảng bá về sản phẩm cá da trơn và tôm của Việt Nam...
3) Cần đổi mới việc xây dựng các chính sách
Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp chế biến và
người nuôi cá da trơn và tôm nguyên liệu trong việc xây dựng các chính sách có liên
quan đến nuôi, chế biến tôm và cá da trơn xuất khẩu. Sự tham gia và phối hợp tích cực
của cộng đồng doanh nghiệp, của người dân sẽ làm cho các hoạt động này của nhà
nước có hiệu quả hơn, các chính sách sẽ có hiệu lực và kết quả cao hơn, cũng như tinh
thần, ý thức thực hiện chính sách của các doanh nghiệp và nhười dân sẽ cao hơn.
4) Chính phủ tích cực đẩy mạnh quá trình chuyển đổi nền kinh tế để sớm
được công nhận là nền kinh tế thị trường.
5.2.2. Với các địa phương có các cơ sở nuôi, chế biến cá da trơn và tôm
xuất khẩu
Các địa phương cần phải quy định và quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp
chế biến, xuất khẩu. Trong đó cần có quy định các nhà máy phải xây dựng được
vùng nguyên liệu, để một mặt ổn định được nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến,
mặt khác buộc doanh nghiệp phải gắn trách nhiệm hơn đối với người nuôi và nâng
cao chất lượng của con cá da trơn, tôm xuất khẩu, không cho phép thu mua
nguyên liệu trôi nổi để gian lận chất lượng, làm mất uy tín của tôm và cá da trơn
Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_giai_phap_vuot_rao_can_cua_cac_do.pdf