Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam

- Cơ quan quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận về hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh (mua sắm, sử dụng và thải bỏ) và xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm công nghiệp xanh. - Các cơ quan quản lý xây dựng cơ chế tạo thị trường cho các sản phẩm công nghiệp xanh; tổ chức xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm công nghiệp xanh để tạo thuận lợi cho mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh. - Các cơ quan quản lý tổ chức xây dựng hệ thống thải bỏ sản phẩm nói chung và sản phẩm công nghiệp xanh nói riêng để tạo thuận lợi cho thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh. - Các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức và thúc đẩy hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh và hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hâu, phát triển bền vững

pdf12 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, các chương trình về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang được triển khai thực hiện trên quy mô toàn cầu. Từ các chương trình này, thị trường tiêu dùng sản phẩm xanh được hình thành trong đó có thị trường tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh. Vì vậy, hành vi tiêu dùng (mua sắm, sử dụng và thải bỏ) sản phẩm xanh nói chung và sản phẩm công nghiệp xanh nói riêng cần được tiếp tục nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý và văn hóa đến ý định hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý và văn hóa đến ý định hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam như thế nào? Ý định hành vi mua sắm tác động như thế nào đến ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Ý định hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh; một số yếu tố tâm lý và văn hóa tác động đến ý định hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh. Phạm vi nghiên cứu Về sản phẩm công nghiệp xanh: Luận án chỉ nghiên cứu các sản phẩm công nghiệp xanh khi được tiêu dùng sẽ trải qua đầy đủ các 2 giai đoạn từ mua sắm đến sử dụng và thải bỏ sản phẩm. Về hành vi tiêu dùng: Luận án nghiên cứu ý định hành vi mua sắm và ý định thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh. Về không gian: Luận án thực hiện điều tra thu thập số liệu ở một số địa phương của Việt Nam: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Ninh Bình. Về không gian: Số liệu được thu thập thông qua điều tra từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận án kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu tài liệu để xây dựng khung lý thuyết, thang đo, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng sử dụng bảng câu hỏi điều tra và thu thập dữ liệu để kiểm định thang đo, mô hình và các giả thuyết. Các phương pháp để kiểm định bao gồm: phương pháp phân tích độ tin cậy cronbach anpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Dữ liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm phân tích thống kê Stata 12. 1.5. Những đóng góp của luận án 1. Luận án đã xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý và văn hóa đến ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam, cụ thể như sau: - Các yếu tố tác động trực tiếp đến ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh là: AGPB, PCBP, SNP, PCEP. AGPB có tác động tích cực và mạnh (β = 0,69); SNP, PCEP tác động tích cực và trung bình, yếu (β lần lượt bằng 0,27 và 0,11); PCBP tác động tiêu cực và trung bình (β = -0,20). - Các yếu tố tác động gián tiếp đến ý định hành vi mua sắm sản 3 phẩm công nghiệp xanh bao gồm: EC, GAP, COL. EC có tác động tích cực và mạnh nhất (β = 0,46); các yếu tố GAP, COL có tác động tích cực ở mức yếu và trung bình (β lần lượt là 0,09 và 0,33). 2. Luận án đã xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố đến ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh: GPBI tác động tiêu cực và mạnh (β = - 0,55); PCBD tác động tích cực và yếu (β = 0,11). Các yếu tố tác động lên GPBI đều tác động gián tiếp đến GDBI. 3. Luận án đã xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố giá trị lên yếu tố thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh và quan tâm đến môi trường ở Việt Nam, cụ thể như sau: Hai yếu tố tác động trực tiếp đến thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh bao gồm: EC và GAP. Các tác động này đều tích cực và mạnh (β lần lượt bằng 0,48 và 0,66); COL tác động trực tiếp, mạnh, tích cực lên EC (β = 0,73) và tác động gián tiếp, mạnh, tích cực (β = 0,48) lên AGPB. 4. Luận án cung cấp các thông tin, hàm ý, đề xuất các giải pháp cụ thể cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp xanh và đề xuất các chính sách cho các cơ quan quản lý nhà nước để thúc đẩy mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam. Trọng tâm của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh là cải thiện thái độ của người tiêu dùng thông qua việc quan tâm đến môi trường của khách hàng. Các cơ quan quản lý chú trọng xây dựng cơ chế tạo thị trường, tổ chức hệ thống phân phối, thu gom và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh. 1.6. Bố cục của luận án Luận án bố cục thành 5 chương và phụ lục. Chương 1: Mở đầu, Chương 2: Tổng quan nghiên cứu, Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, Chương 4: Kết quả nghiên cứu; Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh và hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh 2.1.1. Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh 2.1.1.1. Sản phẩm xanh: Sản phẩm xanh là sản phẩm trong suốt vòng đời từ sản xuất, sử dụng đến thải bỏ có một trong các đặc tính như sau: Trong sản xuất, sử dụng ít nguyên, nhiên, vật liệu; giảm thiểu về bao gói, không chứa chất độc hại; Trong sử dụng: tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, an toàn sức khỏe; Trong thải bỏ: có thể tái sinh, tái sử dụng và ít tác động tiêu cực đến môi trường. 2.1.1.2. Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh: Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh là hành vi qua đó việc tiêu dùng sản phẩm hướng đến mục đích là giảm thiểu tác động đến môi trường. Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh bao gồm các hành vi chính là hành vi mua sắm, hành vi sử dụng và hành vi thải bỏ. 2.1.2. Hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh 2.1.2.1. Sản phẩm công nghiệp xanh: Sản phẩm công nghiệp xanh là các sản phẩm xanh thuộc ngành công nghiệp. 2.1.2.2. Hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh: Hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh là hành vi mua sắm, sử dụng và thải bỏ sản phẩm xanh thuộc lĩnh vực công nghiệp. Sản phẩm công nghiệp xanh chiếm một tỷ trọng đáng kể so với tổng số sản phẩm xanh nói chung. Hai nhóm sản phẩm công nghiệp xanh chính là sản phẩm tiết kiệm năng lượng và sản phẩm nhãn xanh Việt Nam, trong đó sản phẩm tiết kiệm năng lượng chiếm đa số. 5 2.2. Tổng quan nghiên cứu hành vi mua sắm và hành vi thải bỏ sản phẩm xanh 2.2.1. Tổng quan khung lý thuyết nghiên cứu hành vi mua sắm và hành vi thải bỏ sản phẩm xanh Nhiều lý thuyết được phát triển và ứng dụng để nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng nói chung, hành vi mua sắm và hành vi thải bỏ sản phẩm xanh nói riêng. Các lý thuyết bao gồm: Thuyết hành vi người tiêu dùng của Hoyer & Macinnis; Thuyết hành vi người tiêu dùng của Kotler; Lý thuyết hành động hợp lý TRA, Lý thuyết hành vi dự định TPB; Thuyết giá trị thái độ và hành vi VAB; Thuyết tự nhận thức TSP (Self Perception Theory) và một số thuyết khác. Hoyer & Macinnis (2010) cho rằng hành vi tiêu dùng là một quá trình gồm: hành vi mua sắm, hành vi sử dụng và hành vi thải bỏ và các yếu tố ảnh hưởng. Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm các yếu tố tâm lý, các yếu tố văn hoá và các quá trình quyết định. Kotler và các cộng sự (1999) đã tổng quát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mua hàng gồm 4 nhóm chính: văn hoá, xã hội, cá nhân và tâm lý. Ajzen (1991) đề xuất thuyết hành động hợp lý TRA và lý thuyết hành vi dự định TPB. Thuyết TPB được được sử dụng rộng rãi để nghiên cứu hành vi tiêu dùng nói chung và hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh nói riêng. Thuyết giá trị thái độ và hành vi VAB được Homer & Kahle (1988) phát triển và cho rằng các giá trị cá nhân ảnh hưởng đến hành vi thông qua thái độ của người tiêu dùng. Thuyết tự nhận thức TSP cho rằng một cá nhân thực hiện một hành vi chịu tác động bởi thái độ đối với hành vi đó do tự nhận thức thì cũng có tác động đến hành vi khác có thái độ tương tự. Các lý thuyết khác cũng được phát triển để nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh gồm: Thuyết ABC; thuyết trách nhiệm NAT; thuyết MOA; thuyết VBN. 6 Như vậy, có rất nhiều lý thuyết được sử dụng để nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng sản phẩm xanh. Trong Luận án này mô hình nghiên cứu sẽ được phát triển dựa trên thuyết TPB, VAB và TSP. 2.2.2. Tổng quan nghiên cứu hành vi mua sắm sản phẩm xanh Tổng quan các công trình nghiên cứu hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh được trình bày theo 3 nhóm như sau: 2.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tác động trực tiếp lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm xanh Nhóm các công trình nghiên cứu các yếu tố tác động trực tiếp đến ý định hành vi mua sắm sản phẩm xanh bao gồm: Hessam và các cộng sự (2013); Dagher & Omar (2014); Ha & Janda (2012); Kumar (2012); Nguyễn Thị Tuyết Mai và các cộng sự (2016); Nguyễn Vũ Hùng và các cộng sự (2015); Phạm Thị Lan Hương (2014); Saleem & Gopinath (2013); Swaim và các cộng sự (2014); Wu & Chen (2014). 2.2.2.2. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tác động trực tiếp lên thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm xanh Các yếu tố tác động trực tiếp đến thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm xanh được nghiên cứu bao gồm: Sự quan tâm đến môi trường (Arslan và các cộng sự, 2012; Phạm Thị Lan Hương, 2014); hiểu biết về môi trường (Kumar, 2012); lợi ích nhận thức được và bất lợi (Wu & Chen, 2014); mức sống (Florenthal & Arling, 2011); hành động vì môi trường (Arslan và các cộng sự, 2012; Bertrand & William, 2011) 2.2.2.3. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tác động trực tiếp lên quan tâm đến môi trường Các yếu tố tác động trực tiếp lên quan tâm đối với môi trường được nghiên cứu gồm: Tính tập thể (Phạm Thị Lan Hương, 2014); Long- 7 Chuan Lu và các cộng sự (2015); Tính thế hệ (GEN) và tính cá nhân (MNO) (Arminda và các cộng sự 2013); Bertrand & William (2011). 2.2.3. Tổng quan nghiên cứu hành vi thải bỏ sản phẩm xanh Hành vi thải bỏ sản phẩm xanh đã và đang bị các nhà nghiên cứu bỏ quên (Peattie, 2010). Thải bỏ sản phẩm xanh có ý nghĩa quan trọng đối với bảo vệ môi trường hơn mua sắm sản phẩm xanh. Các công trình tiêu biểu bao gồm: Marcel và các cộng sự (2009); Nameghi & Shadi (2013); Constanza & Grete (2012); Y.-K.Lee và các cộng sự (2012); Hyun-Mee & Haesun (2013). 2.2.4. Các khoảng trống nghiên cứu Từ tổng quan nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu như sau: 1. Tác động của các yếu tố tâm lý, văn hóa và môi trường lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam cần tiếp tục được nghiên cứu. 2. Chưa có nhiều các nghiên cứu về các nhóm sản phẩm xanh riêng biệt hoặc sản phẩm cụ thể. 3. Quan hệ giữa hành vi mua sắm, sử dụng và thải bỏ sản phẩm xanh, sản phẩm công nghiệp xanh chưa được chú ý nghiên cứu. 4. Hành vi thải bỏ sản phẩm xanh và các yếu tố tác động chưa được chú ý nghiên cứu. 2.3. Các yếu tố tác động và giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết nghiên cứu được phát triển dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây và thực tế về phát triển sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam. Có 12 giả thuyết nghiên cứu được xây dựng. Cụ thể các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như trong Bảng 2.1. dưới đây. 8 Bảng 2. 1. Tổng hợp giả thuyết nghiên cứu hành vi mua sắm và hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh TT Giả thuyết Biến độc lập1 Tác động Biến phụ thuộc 1. H1p AGPB Tích cực GPBI 2. H2p PCBP Tích cực GPBI 3. H3p SNP Tích cực GPBI 4. H4p PCEP Tích cực GPBI 5. H5p EC Tích cực TAGPB 6. H6p EB Tích cực AGPB 7. H7p GAP Tích cực AGPB 8. H8p SE Tiêu cực AGPB 9. H9p COL Tích cực EC 10. H10p GEN Tích cực EC 11. H1d GPBI Tích cực GDBI 12. H2d PCBD Tích cực GDBI 2.4. Mô hình nghiên cứu Từ tổng quan nghiên cứu, mô hình hành vi mua sắm và hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh được đề xuất như trong Hình 2.4. Hình 2. 4. Mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh 1 AGPB: Thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh; COL: Tính tập thể; EB: Hành động vì môi trường; EC: Quan tâm đến môi trường; GDBI: Ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh; GPBI: Ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh; GEN: Tính thế hệ; GAP: Thái độ đối với sản phẩm công nghiệp xanh; PCBD: Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh; PCBP: Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh; PCEP: Nhận thức tính hữu hiệu của hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh; SE: Hình ảnh bản thân; SNP: Chuẩn chủ quan đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh. GDBIPCBD GPBI AGPB SE GAP EB EC COL) GEN PCBP SNP PCEB Nhân khẩu học 9 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam được nghiên cứu theo các bước chính: nghiên cứu xây dựng giả thuyết, mô hình và thang đo; điều tra thu thập dữ liệu; kiểm định sơ bộ thang đo; kiểm định thang đo, mô hình và giả thuyết. 3.2. Thang đo nghiên cứu Thang đo nghiên cứu được phát triển dựa trên các thang đo sẵn có của các nghiên cứu trước đây. Tổng hợp tại Bảng 2.2. Bảng 2.2. Tổng hợp các thang đo mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh Tên biến Thang đo Tác giả Ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh 4 chỉ báo Taylor & Todd (1995) Thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh 3 chỉ báo Taylor & Todd (1995) Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi mua sắm sản phẩm xanh 2 chỉ báo Ajzen (1991) Chuẩn chủ quan đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh 4 chỉ báo Ha & Janda (2012) Nhận thức tính hữu hiệu của hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh 3 chỉ báo Tan & Lau (2011) Quan tâm đến môi trường 5 chỉ báo Anastasios& Krystallis (2014) Hành động vì môi trường 7 chỉ báo Arslan và cộng sự (2012) Thái độ đối với sản phẩm công nghiệp xanh 5 chỉ báo Tan & Lau (2011) Hình ảnh bản thân 3 chỉ báo Lee (2008) 10 Tính tập thể 4 chỉ báo Carty&Shrum (2001); Sang-Pill (1991) Tính thế hệ 6 chỉ báo Bertrand & William, (2011) Ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh 4 chỉ báo Ajzen (1991) và Taylor & Todd (1995) Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm xanh 2 chỉ báo Ajzen (1991) 3.3. Thiết kế bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế dựa vào các nội dung đã trình bày trong mục 3.2. Bảng hỏi trước khi sử dụng để điều tra được gửi cho 03 chuyên gia 15 người tiêu dùng xin ý kiến và chỉnh sửa về ngôn ngữ. 3.4. Chọn mẫu Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Mẫu được lấy theo tỷ lệ giữa số quan sát và tổng số chỉ báo quan sát. Chọn mẫu có xét đến việc cỡ mẫu càng lớn càng tốt để tránh rủi ro. Cỡ mẫu nghiên cứu sơ bộ là 126; cỡ mẫu lớn là 615. 3.5. Điều tra thu thập số liệu Số liệu được thu thập từ các đối tượng: Các cán bộ của Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương; nhân viên của Viện Nhiệt đới Môi trường; giảng viên, sinh viên Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh; các đại biểu tham dự hội thảo về phát triển bền vững. Bảng hỏi được phát trực tiếp. Điều tra từ tháng 10 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017. 3.6. Các phương pháp phân tích dữ liệu 3.6.1. Các phương pháp kiểm định thang đo Phương pháp phân tích cronbach alpha Hai tiêu chí được sử dụng trong phân tích cronbach alpha. Hệ số 11 cronbach alpha từ 0,6 đến 0,7 là chấp nhận được; từ 0,7 đến 0,8 là tốt; lớn hơn 0,95 các biến có thể có quan hệ tuyến tính (Nguyễn Đình Thọ, 2011; Nunnally & Burnstein, 1994). Hệ số tương quan biến tổng >= 0,3 biến đo lường đạt yêu cầu (Nunnally & Burnstein, 1994). Phương pháp phân tích nhân tố khám phá Ba tiêu chí khi phân tích EFA được xem xét là: Số lượng nhân tố trích với eigen-value tối thiểu bằng 1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011); trọng số nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0,5; tổng phương sai trích từ 50% trở lên. Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định Hai tiêu chuẩn để đánh giá CFA là mức độ phù hợp chung và mức độ phù hợp theo giá trị nội dung (Daire Hooper và các cộng sự, 2008). Đánh giá mức độ phù hợp chung: Mô hình phù hợp khi Chi/df > 2 và < 5 đối với mẫu lớn (Hair và các cộng sự, 2010). Các chỉ số TLI, CFI > = 0,9 (Bentler & Bonett,1980). Chỉ số TLI, CFI vẫn có thể chấp nhận < 0,9; RMSEA≤0,08 (Bentler & Bonett,1980; Hair và các cộng sự, 2010; Nguyễn Đình Thọ, 2019). Đánh giá mức độ phù hợp theo giá trị nội dung: Hệ số tin cậy tổng hợp > 0,5 hoặc tổng phương sai trích > 0,5 hoặc hệ số cronbach alpha ≥ 0,6; Tính đơn hướng: sai số của các biến quan sát không có tương quan; Giá trị hội tụ: trọng số >0,5 và có ý nghĩa thống kê; Giá trị phân biệt: hệ số tương quan giữa các khái niệm khác biệt 1 và có pvalue < 0,05(Hair và các cộng sự, 2010). 3.6.2. Phương pháp kiểm định mô hình và giả thuyết Luận án sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính để kiểm định mô hình và giả thuyết. Các tiêu chuẩn kiểm định SEM được áp dụng tương tự như trong phân tích CFA. 12 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kiểm định thang đo 4.1.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Kết quả phân tích cronbach alpha cho thấy thang đo của mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh giảm đi hai biến quan sát đó là: Pcep3 và Gdbi4 do hệ số cronbach alpha <0,5. Các thang đo của mô hình hành vi mua sắm và thải sản phẩm công nghiệp xanh còn 50 biến quan sát. 4.1.2. Kiểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo Phân tích nhân tố khám phá sử dụng phép trích PAF, quay không vuông góc promax. Kết quả phân tích EFA cho thấy có 7 biến bị loại bao gồm: Gdbi4, Eb2, Eb1, Eb7, Ec5, Gap5 và Gen1. Các thang đo của mô hình hành vi mua sắm và thải sản phẩm công nghiệp xanh còn 43 biến quan sát. 4.1.3. Kiểm định cấu trúc thang đo Mức độ phù hợp với dữ liệu thực tế: Các thang đo được phân tích CFA trong mô hình tổng thể. Kết quả phân tích cho thấy chỉ số RMSEA = 0,063 < 0,08; Chi bình phương/df = 3,34 < 5. Các chỉ số CFI =0,884, TLI = 0,864 hơi thấp nhưng có thể chấp nhận được. Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích: Các khái niệm nghiên cứu có hệ số tin cậy tổng hợp lớn từ 0,44 đến 0,70 là các giá trị có thể chấp nhận được. Các khái niệm nghiên cứu có phương sai trích từ 0,46 đến 0,77 là các giá trị có thể chấp nhận được. Như vậy các thang đo của mô hình hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh phù hợp với dữ liệu thực tế. Giá trị hội tụ: Kết quả CFA cho thấy các trọng số chuẩn hoá từ 13 0,54 đến 0,93 đều ≥ 0,5 với Pvalue lớn nhất là 0,000 < 0,05. Tính đơn hướng: Tất cả các biến quan sát của mô hình đều không có tương quan giữa các sai số đo lường. Như vậy, sau khi phân tích CFA các thang đo của mô hình hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh phù hợp với số liệu thị trường, đạt được giá trị hội tụ và tính đơn hướng. 4.2. Kiểm định mô hình và giả thuyết 4.2.1. Kiểm định mô hình Hình 4. 1. Mô hình nghiên cứu chính thức hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh Kết quả ước lượng SEM cho thấy 03 hệ số tương quan của các biến trong mô hình không có ý nghĩa thống kê với Pvalue có giá trị < 0,05 là AGPBEB; AGPBSE và ECGEN với Pvalue lần lượt là 0,193; 0,516 và 0,896. Các quan hệ không có ý nghĩa thống kê bị loại bỏ. Mô hình tiếp tục được ước lượng. Kết quả cho thấy hầu hết 14 các hệ số tương quan của các biến trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê với Pvalue có giá trị < 0,05. Quan hệ AGPBGAP có hệ số tương quan với Pvalue = 0,052 lớn hơn 0,05 một chút nhưng cũng có thể chấp nhận được. Kết quả phân tích SEM thấy các chỉ số RMSEA = 0,075 <0,08; Chi bình phương/df = 4,35; CFI =0879 và TLI =0,863 nằm trong khoảng chấp nhận được. Mô hình cụ thể biểu diễn trên Hình 4.1 4.2.2. Kiểm định giả thuyết Kết quả phân tích SEM cho thấy mô hình nghiên cứu hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh có 7 giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận; 5 giả thuyết bị bác bỏ. Chi tiết thể hiện trong Bảng 4.30. Bảng 4. 30. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh TT Giả thuyết Nội dung giả thuyết Kết quả kiểm định 1. H1p Tích cực Chấp nhận Tích cực 2. H2p Tích cực Không chấp nhận Tiêu cực (chiều tác động thay đổi) 3. H3p Tích cực Chấp nhận Tích cực 4. H4p Tích cực Chấp nhận Tích cực 5. H5p Tích cực Chấp nhận Tích cực 6. H6p Tích cực Không chấp nhận Không có ý nghĩa thống kê 7. H7p Tích cực Chấp nhận Tích cực 8. H8p Tiêu cực Không chấp nhận Không có ý nghĩa thống kê 15 TT Giả thuyết Nội dung giả thuyết Kết quả kiểm định 9. H9p Tích cực Chấp nhận Tác động tích cực 10. H10p Tích cực Không chấp nhận Không có ý nghĩa thống kê 11. H1d Tích cực Không chấp nhận Tiêu cực (chiều tác động thay đổi) 12. H2d Tích cực Chấp nhận Tích cực 4.3. Đánh giá của người tiêu dùng đối với ý định hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh bằng thống kê mô tả - Không có sự khác biệt rõ ràng về ý định hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh của người tiêu dùng theo: trình độ học vấn, nghề nghiệp. Có sự khác biệt giữa các đối tượng người tiêu dùng khác nhau theo độ tuổi, tình trạng hôn nhân, thu nhập. Người tiêu dùng có độ tuổi lớn hơn 35 tuổi có xu hướng đánh giá cao hơn; Người tiêu dùng đã có gia đình có ý thức cao hơn; Người tiêu dùng có thu nhập từ 16-20 triệu đồng/ tháng có xu hướng mua sản phẩm công nghiệp xanh hơn các đối tượng khác. - Có sự khác biệt rõ ràng giữa việc đánh giá ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh và ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh. Người tiêu dùng có xu hướng đánh giá tích cực về ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (5,96) và có xu hướng đánh giá tiêu cực về ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (3,05). 16 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Thảo luận Kết quả kiểm định ở Chương 4 cho biết các quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu trong mô hình và mức độ tác động của các yếu tố lên các biến phụ thuộc, cụ thể như sau: 5.1.1. Các mối quan hệ 5.1.1.1. Các mối quan hệ được chấp nhận Các quan hệ được chấp nhận bao gồm: GPBIAGPB, GPBISNP, GPBIPCEP, AGPBEC, AGPBGAP, ECCOL và GDBIPCBD. GPBI  AGPB: Thái độ đối với hành vi mua sản sắm phẩm công nghiệp xanh (AGPB) tác động tích cực lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (GPBI). Kết quả này phù hợp lý thuyết TBP và các nghiên cứu trước đây như Phạm Thị Lan Hương (2014); Nguyễn Thị Tuyết Mai và các cộng sự (2016); Ricky & K.Chan (2001); Swaim và các cộng sự (2014). GPBI  SNP: Chuẩn chủ quan đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (SNP) tác động tích cực lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (GPBI). Kết quả này phù hợp lý thuyết TBP và các nghiên cứu trước đây như Ha & Janda (2012) và Saleem & Gopinath (2013). GPBI  PCEP: Nhận thức tính hữu hiệu của mua sản sắm phẩm công nghiệp xanh (PCEP) tác động tích cực lên ý định hành vi mua sản phẩm công nghiệp xanh. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Tan & Lau (2011) và Phạm Thị Lan Hương (2014). AGPB  EC: Quan tâm đến môi trường (EC) tác động tích cực lên thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh 17 (AGPB). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Phạm Thị Lan Hương (2014), Arslan và các cộng sự (2012) và Pagiaslis & Krontalis (2014). AGPB  GAP: Thái độ đối với sản phẩm công nghiệp xanh (GAP) tác động tích cực lên thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (AGPB). Kết quả này phù hợp với các kết luận của Cheah & Phau (2011); không phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Chen & Chai (2010) và Florenthal & Arling (2011). EC  COL: Tính tập thể (COL) tác động tích cực lên quan tâm đến môi trường (EC). Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như Phạm Thị Lan Hương (2014), So-Yun và các cộng sự (2012); Long-Chuan Lu và các cộng sự (2015) và Nguyễn Thị Tuyết Mai và các cộng sự (2016). GDBI  PCBD: Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm xanh (PCBD) tác động tích cực lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (GDBI). Kết quả này phù hợp với lý thuyết TPB. 5.1.1.2. Các mối quan hệ không được chấp nhận do ngược chiều với giả thuyết Các quan hệ không được chấp nhận do chiều tác động ngược với giả thuyết ban đầu bao gồm: GPBI  PCBP và GDBI  PCBD. GPBI  PCBP: Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi mua sắm sản phẩm xanh (PCBP) tác động trực tiếp và ngược chiều lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (GPBI). Tác động trực tiếp này phù hợp với lý thuyết TPB và các kết quả nghiên cứu của Wu & Chen (2014), Saleem & Gopinath (2013). Wu & Chen (2014) và Saleem & Gopinath (2013) đều cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi mua sản phẩm xanh (PCBP) tác 18 động tích cực lên ý định hành vi mua sản phẩm công nghiệp xanh (Saleem & Gopinath, 2013; Wu & Chen, 2014). Việc tác động tiêu cực của nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi mua sản phẩm xanh được giải thích là có thể do đặc thù của thị trường sản phẩm công nghiệp xanh của Việt Nam. Hệ thống phân phối ở Việt Nam sản phẩm công nghiệp xanh chưa được phổ biến rộng rãi. Các sản phẩm công nghiệp xanh cũng chưa được phân biệt rõ ràng với các sản phẩm bảo vệ môi trường khác và đặc biệt là các sản phẩm thông thường. Do vậy việc lựa chọn để mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh đối với người tiêu dùng Việt Nam đang gặp khó khăn. GDBI  PCBD: Ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (GPBI) tác động tiêu cực lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (GDBI). Có hai nguyên nhân chính có thể dẫn đến chiều tác động ngược như trên. Nguyên nhân thứ nhất là có thể người tiêu dùng Việt Nam quan niệm rằng mua và sử dụng sản phẩm công nghiệp xanh đã góp phần bảo vệ môi trường, không cần phải thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh đúng quy định nữa. Nguyên nhân thứ hai là hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh chủ yếu là do lợi ích về kinh tế, các tác động của sản phẩm xanh đối với môi trường chưa được người mua chú ý hay nói cách khác các cá nhân mua sản phẩm công nghiệp xanh chưa chắc đã có thái độ tốt về bảo vệ môi trường. Do vậy, người tiêu dùng có ý định mua sản phẩm công nghiệp xanh càng cao thì ý định thải bỏ sản phẩm xanh càng thấp. 5.1.1.3. Các mối quan hệ không được chấp nhận do không có ý nghĩa thống kê Các quan hệ không được chấp nhận do không có ý nghĩa thống kê bao gồm: AGPBEB, AGPBSE và ECGEN. AGPBEB: Hành động vì môi trường (EB) không tác động lên 19 thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (AGPB). Kết quả này khác với các nghiên cứu Arslan và các cộng sự (2012); Bertrand & William (2011); So-Yun và các cộng sự (2012). Ở Việt Nam có thể khả năng nhận thức và giải thích về mức độ ô nhiễm môi trường của người tiêu dùng còn hạn chế từ đó ý thức được việc thực hiện các hành động bảo vệ môi trường còn thấp do vậy việc mua sản phẩm công nghiệp xanh với ý thức bảo vệ môi trường còn chưa được chú ý. AGPBSE: Hình ảnh bản thân (SE) không tác động lên thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (AGPB). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phạm Thị Lan Hương (2014) và không phù hợp với Bertrand & William (2011). Sự khác biệt này có thể do quan niệm về hình ảnh bản thân thông qua việc bảo vệ môi trường của người tiêu dùng trong xã hội Việt Nam khác với quan niệm này của người tiêu dùng ở các nước phát triển. Có thể hiểu rằng người tiêu dùng Việt Nam mua sắm sản phẩm xanh nói chung và sản phẩm công nghiệp xanh nói riêng chưa quan tâm đến việc nâng cao hình ảnh cá nhân. Điều này phù hợp với hiện trạng tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam. ECGEN: Tính thế hệ (GEN) không tác động lên quan tâm đến môi trường (EC). Kết quả này không phù hợp với Arminda và các cộng sự (2013) và Bertrand & William (2011). Arminda và các cộng sự (2013) cho rằng tính thế hệ tác động trực tiếp lên quan tâm tới môi trường và Bertrand & William (2011) cho rằng tính thế hệ tác động đến ý định hành vi mua sắm sản phẩm xanh (Arminda và các cộng sự, 2013; Bertrand & William, 2011). Sự khác nhau về kết quả nghiên cứu như trên có thể là do niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam trong trách nhiệm đối với thế hệ tương lai khác với niềm tin của người tiêu dùng ở các nước phương tây. 20 5.1.2. Mức độ tác động của các yếu tố 5.1.2.1. Tác động của các yếu tố lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh Các yếu tố tác động tổng thể đến ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh với 04 tác động trực tiếp và 03 tác động gián tiếp. Trong các tác động gián tiếp, quan tâm đến môi trường có tác động lớn nhất (0,46). Trong các tác động trực tiếp trên, thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (AGPB) có tác động lớn nhất (0,69). AGPB cũng là yếu tố có tác động tổng thể lớn nhất. Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp được sắp xếp như sau: AGPB > SNP > PCBP với hệ số tương quan chuẩn hóa lần lượt là: 0,69; 0,27; -0,20. Kết quả này phù hợp với các công trình: Wu & Chen (2014); Swaim và các cộng sự (2014) (Swaim và các cộng sự, 2014; Wu & Chen, 2014). 5.1.2.2. Tác động của các yếu tố lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh Các tác động tổng thể đến ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh bao gồm: ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (GPBI) và nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (PCDB). Ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh có tác động lớn hơn (0,52). 5.1.2.3. Tác động của các yếu tố lên thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh Các tác động đến thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh bao gồm: quan tâm đến môi trường có tác động lớn nhất (0,66). Tính tập thể tuy là tác động gián tiếp nhưng mức độ tác động cũng rất đáng kể (0,48). 5.1.2.4. Tác động của tính tập thể lên quan tâm đến môi trường 21 Tác động của tính tập thể lên quan tâm đến môi trường với hệ số tương quan chuẩn hóa là 0,73. Giá trị R2 của quan tâm đến môi trường là 0,5327. Như vậy tính tập thể có ảnh hưởng đáng kể lên quan tâm đến môi trường. 5.2. Kết luận Luận án đã nghiên cứu một số yếu tố tác động lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh và ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam, kết luận cụ thể như sau: 1. Nghiên cứu đã xác định và kiểm định được các yếu tố tâm lý và văn hóa tác động lên ý định hành vi mua sắm và ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh bao gồm: AGPB (thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh); PCBP (nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh); SNP (chuẩn chủ quan đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh); PCEP (nhận thức tính hữu hiệu của hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh); EC (quan tâm đến môi trường), GAP (thái độ đối với sản phẩm công nghiệp xanh); COL (tính tập thể); PCBD (nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh). Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thuyết hành vi dự định TPB; thuyết giá trị thái độ và niềm tin VAB; thuyết tự nhận thức SPT; Phương pháp phân tích cronbach alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) là các công cụ phù hợp để nghiên cứu ý định hành mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh và ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam. 2. Nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý và văn hóa đến ý định hành vi mua sắm và ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam, cụ thể như sau: 22 - Các yếu tố tác động trực tiếp đến ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh là: AGPB, PCBP, SNP, PCEP. Trong đó, AGPB có tác động tích cực và mạnh nhất lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (β = 0,69); các yếu tố SNP, PCEP tác động tích cực lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh ở mức độ trung bình và yếu (β lần lượt bằng 0,27 và 0,11); PCBP tác động tiêu cực lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh ở mức độ trung bình (β = -0,20). - Các yếu tố tác động gián tiếp đến ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh bao gồm: EC, GAP, COL. Trong đó, EC có tác động tích cực và mạnh nhất lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (β = 0,46); các yếu tố còn lại là GAP, COL có tác động tích cực ở mức yếu và trung bình lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (β lần lượt bằng 0,09 và 0,33). - Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (PCBD) tác động tích cực ở mức yếu lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (β = 0,11). Các yếu tố tác động lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp đều có tác động gián tiếp đến ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh. 3. Nghiên cứu đã xác định được quan hệ giữa ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh và ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam. Ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh tác động mạnh và tiêu cực lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh (β = - 0,55). 4. Nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố giá trị lên yếu tố thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh và yếu tố quan tâm đến môi trường ở Việt Nam, cụ thể như sau: 23 - Hai yếu tố tác động trực tiếp đến thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh bao gồm: quan tâm đến môi trường (EC) và thái độ đối với sản phẩm công nghiệp xanh (GAP). Các tác động này đều tích cực và mạnh lên thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (β lần lượt bằng 0,48 và 0,66); - Tính tập thể (COL) tác động gián tiếp, mạnh và tích cực lên thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (β = 0,48). Tính tập thể (COL) tác động trực tiếp, mạnh và tích cực lên quan tâm đến môi trường (β = 0,73). 5.3. Khuyến nghị 5.3.1. Các khuyến nghị chung - Triển khai thực hiện việc thúc đẩy mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh và thúc đẩy thải bỏ sản phẩm xanh cần được thực hiện đồng bộ. - Triển khai thực hiện thúc đẩy mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh không chỉ chú trọng đến các yếu tố tác động trực tiếp mà cần được thực hiện tổng thể để tác động lên toàn bộ các yếu tố văn hóa và tâm lý người tiêu dùng. 5.3.2. Các khuyến nghị đối với doanh nghiệp - Trọng tâm của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh là cải thiện thái độ của người tiêu dùng đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh thông qua việc quan tâm đến tác hại của ô nhiễm môi trường của khách hàng - Doanh nghiệp cần có chiến lược phát triển sản phẩm công nghiệp xanh tổng thể để tác động vào cả các khách hàng mục tiêu và các thành phần trong xã hội có liên quan vì các khách hàng mục tiêu chịu ảnh hưởng về mặt xã hội của các thành phần liên quan khi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh. 24 - Doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm công nghiệp xanh của mình để khách hàng có thể dễ dàng hơn trong việc mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh. - Doanh nghiệp cũng nên tập trung một nguồn lực có thể và thực hiện trong thời gian dài để cải thiện ảnh hưởng của xã hội, giá trị, tính cách, lối sống của các cá nhân đối với bảo vệ môi trường. - Doanh nghiệp cần có hướng dẫn cho khách hàng để khách hàng ý thức được vấn đề bảo vệ môi trường khi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh sau khi mau sắm và sử dụng. 5.3.3. Các khuyến nghị đối với cơ quan quản lý - Cơ quan quản lý xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận về hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh (mua sắm, sử dụng và thải bỏ) và xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm công nghiệp xanh. - Các cơ quan quản lý xây dựng cơ chế tạo thị trường cho các sản phẩm công nghiệp xanh; tổ chức xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm công nghiệp xanh để tạo thuận lợi cho mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh. - Các cơ quan quản lý tổ chức xây dựng hệ thống thải bỏ sản phẩm nói chung và sản phẩm công nghiệp xanh nói riêng để tạo thuận lợi cho thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh. - Các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức và thúc đẩy hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh và hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hâu, phát triển bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_hanh_vi_tieu_dung_san_pham_cong_n.pdf
Luận văn liên quan