• Việc nghiên cứu thời gian độc quyền cho các bằng phát minh sáng chế là một kỳ hoặc n
kỳ sẽ là một hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án. Việc tính toán cho hai trường hợp
độc quyền một kỳ và vĩnh viễn đơn giản hơn so với độc quyền n kỳ (0 < 𝑛𝑛 < ∞). Do
vậy, các nghiên cứu cho đến nay chỉ tập trung vào hai trường hợp đồng quyền của bằng
phát minh là một kỳ hoặc vĩnh viễn.
• Việc xây dựng hàm lợi ích cho cả hai nhóm người đi vay và người cho vay dưới dạng
tổng quát là bao gồm tiêu dùng của cả thời kỳ trẻ và thời kỳ già cũng là một hướng
nghiên cứu tiếp theo. Mặc dù theo Bencivenga và Smith [30], khi xây dựng hàm lợi ích
theo cách này không cho kết quả mới nhưng việc tính toán sẽ phức tạp hơn, song việc xây
dựng mô hình theo hàm lợi ích tổng quát rồi so sánh với kết quả của mô hình cũng là một
vấn đề cần luận giải tiếp.
28 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu mô hình đánh giá tác động của tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong điều kiện thông tin bất cân xứng đối với tăng trưởng kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giới thiệu tổng quan về tăng trưởng kinh tế, về tài trợ cho hoạt
động R&D, về mối quan hệ giữa tài trợ cho hoạt động R&D trong điều kiện thông tin bất cân
xứng và tăng trưởng kinh tế.
2.1. TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1.1. Khái niệm và mục tiêu của tăng trưởng kinh tế
Luận án đưa ra quan điểm về tăng trưởng kinh tế như sau: Tăng trưởng kinh tế là sự gia
tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trong một thời
gian nhất định (thường là một năm tài chính).
2.1.2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế có vai trò: (1) là tiền đề
vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống và thỏa
mãn nhu cầu ngày càng tăng của người dân; (2) tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm,
giảm tỷ lệ thất nghiệp; (3) củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín
và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
2.1.3. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối của tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc dân (GNP), thu nhập bình quân đầu người
và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Biểu diễn bằng toán học, tốc độ tăng trưởng kinh tế được biểu diễn bằng công thức sau:
𝑇𝑇ố𝑐𝑐 độ 𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇 = 𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺1−𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺0
𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺0
× 100% hay 𝑇𝑇ố𝑐𝑐 độ 𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇𝑇 = 𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺1−𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺0
𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺0
× 100% (2-4)
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Ngoại trừ các nhân tố gây ảnh hưởng đột biến, các nhà kinh tế học đã chỉ bốn nhân tố
hàng đầu của tăng trưởng kinh tế là: (1) nguồn tài nguyên; (2) tư bản; (3) nguồn nhân lực; và
(4) hoạt động R&D, trong đó hoạt động R&D được xem là nhân tố quan trọng hàng đầu.
2.2. TỔNG QUAN VỀ TÀI TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT
TRIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ
2.2.1. Tổng quan về tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển
Theo quan điểm của Tạp chí khoa học và công nghệ [74]: Nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ là hoạt động nghiên cứu mang tính hệ thống nhằm mục đích tạo ra kho tàng
kiến thức, bao gồm kiến thức về con người, về văn hóa và xã hộivà sử dụng kho tàng kiến
thức này ứng dụng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hoạt động R&D được chia thành 3 hoạt động cơ bản là nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng và nghiên cứu phát triển.
Mục tiêu tổng quát của hoạt động R&D là nghiên cứu và khám phá các tri thức mới trong
các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.
5
Theo OECD, lĩnh vực nghiên cứu của hoạt động R&D được chia thành 2 lĩnh vực chính
là: (1) khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, (2) khoa học xã hội và nhân văn.
Nguồn tài trợ: Theo Cục Khoa học Quốc gia Mỹ (Naional Science Foundation) [39],
nguồn tài trợ cho hoạt động R&D được chia thành 4 nhóm là Chính phủ; khối doanh nghiệp;
các viện nghiên cứu và các trường đại học; các tổ chức phi lợi nhuận và các nguồn khác.
Chủ thể thực hiện: Gồm các viện nghiên cứu, các trường đại học, hoặc khối các doanh
nghiệp:
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua kết quả nghiên cứu hay trực tiếp nghiên cứu
hoạt động R&D ở các doanh nghiệp: gồm đặc tính độc quyền; tốc độ tăng trưởng kinh tế; yếu
tố rủi ro; chi phí.
2.2.2. Việc tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong điều kiện
thông tin bất cân xứng
Theo Mishkin [41], sự không công bằng về thông tin mà mỗi bên có được được gọi là
thông tin bất cân xứng. Thông tin bất cân xứng tạo ra những vấn đề ảnh hưởng đến thị trường
tài chính, đó là: (1) Lựa chọn đối nghịch và (2) Rủi ro đạo đức.
Sự hiện diện của vấn đề thông tin bất cân xứng đã làm thị trường tài chính bị bóp méo và
ảnh hưởng nghiêm trọng tới bên tài trợ vốn (ví dụ chính phủ, các ngân hàng thương mại):
cản trở việc tài trợ vốn hiệu quả đúng người đúng mục đích và ảnh hưởng tới tốc độ tăng
trưởng kinh tế của quốc gia.
2.2.3. Mối quan hệ giữa tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển trong
điều kiện thông tin bất cân xứng và tăng trưởng kinh tế
Mối quan hệ giữa tài trợ cho hoạt động R&D và tăng trưởng kinh tế cho tới nay đã được
nghiên cứu bởi rất nhiều nhà kinh tế và cho thấy hai quan điểm khác nhau. Thứ nhất, quan
điểm về mối quan hệ thuận chiều giữa tài trợ cho hoạt động R&D và tăng trưởng kinh tế. Một
số mô hình nghiên cứu điểm hình về quan điểm này như mô hình của Romer[77][78],
Grossman & Helpman[45], Bencivenga & Smith [30], Howitt [48]. Thứ hai, một số nhà kinh
tế đưa ra nghịch lý về mối quan hệ giữa tài trợ cho hoạt động R&D và tăng trưởng kinh tế
như mô hình của Ivo De Loo & Luc Soete [54], Jones [55][56], Madsen [65]. Những nhà
kinh tế theo quan điểm này về cơ bản không phủ nhận tầm quan trọng của hoạt động R&D
đối với tăng trưởng kinh tế, song lại đưa ra các bằng chứng thực nghiệm cho thấy không phải
cứ tăng cường tài trợ cho hoạt động R&D đều góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hiện
nay, mối quan hệ này vẫn đang được tiếp tục tranh luận giữa các nhà kinh
CHƯƠNG 3
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI TRỢ CHO
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN
THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Trong chương này, trên cơ sở các nghiên cứu trước đây có liên quan, luận án đã đề xuất
một mô hình đánh giá đánh giá tác động của tài trợ cho hoạt động R&D trong điều kiện
thông tin bất cân xứng đối với tăng trưởng kinh tế. Phương pháp tiếp cận chính của mô hình
là xem xét tác động của việc tài trợ cho hoạt động R&D đến tổng thu nhập quốc dân, 𝑌𝑌𝑡𝑡, với
nguyên tắc là việc tài trợ có hiệu quả khi 𝑌𝑌𝑡𝑡+1 > 𝑌𝑌𝑡𝑡. Quá trình xây dựng mô hình bắt đầu từ
việc giới thiệu tổng quan về mô hình và các tham số của mô hình đến việc xây dựng các điều
6
kiện cụ thể của mô hình, từ đó mô tả trạng thái cân bằng của thị trường, đánh giá tác động
của tài trợ cho hoạt động R&D tới tăng trưởng kinh tế và kiểm định kết quả của mô hình về
mặt lý luận.
3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH
Mô hình nghiên cứu ở đây là mô hình với sự mở rộng của sản phẩm trung gian theo đó
sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung, hoạt động R&D nói riêng đã tạo ra sự mở
rộng của số lượng các sản phẩm trung gian (intermediate goods). Nguồn vốn để tài trợ cho
hoạt động R&D (dự án R&D) ở trong mô hình được thực hiện thông qua thị trường tín dụng.
Ngoài ra, mô hình xem xét sự hiện diện của vấn đề thông tin bất cân xứng (informational
frictions). Các quan hệ trong mô hình được mô tả chi tiết ở hình 3.1.
3.2. XÂY DỰNG NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CHO MÔ HÌNH
3.2.1. Mô tả môi trường kinh tế của mô hình
* Về thời gian: Thời gian được nghiên cứu trong mô hình là đại luợng không xác định
(𝑡𝑡 → ∞) và được chia thành các thời kỳ riêng rẽ kế tiếp lẫn nhau (𝑡𝑡 = 0,1,2, ,∞).
* Về các chủ thể tham gia trong mô hình: Hình 3.1 dưới đây mô tả ngắn gọn về các chủ
thể tham gia trong mô hình.
* Về các loại hàng hóa của mô hình: Mô hình nghiên cứu gồm hai loại hàng hóa: hàng
hóa cuối cùng và hàng hóa trung gian (phần sau của mô hình sẽ trình bày chi tiết hơn về việc
sản xuất đối với hai loại hàng hóa này).
* Về dự án R&D trong mô hình: Giả định dự án R&D cần một đơn vị lao động và F đơn
vị hàng hóa cuối dùng để tạo ra một phát minh sáng chế mới ở thời kỳ t, trong đó một đơn vị
lao động được cung cấp bởi chính người đi vay; F đơn vị hàng hóa cuối cùng được người đi
vay vay từ phía người cho vay. Giả định rằng những người đi vay luôn mong muốn vay được
tiền để thực hiện dự án R&D hơn là đem bán sức lao động của mình cho các doanh nghiệp
khác. Nếu việc vay tiền thành công họ sẽ thực hiện dự án R&D và nếu dự án R&D thành
công họ sẽ được sở hữu một thẻ xanh hay một bằng phát minh sáng chế (patent) về một ý
tưởng mới ở thời kỳ t. Do đó, họ được quyền lập nên doanh nghiệp để sản xuất một loại hàng
hóa trung gian mới, ví dụ hàng hóa trung gian j ở thời kỳ t+1.
3.2.2. Việc sản xuất hàng hóa cuối cùng và hàng hóa trung gian
* Sản xuất hàng hóa cuối cùng. Theo Romer (1990) [77] và Barro và Sala – i – Martin
(2004) [28], mô hình xem xét hàm sản xuất đối với sản phẩm cuối cùng cho một doanh
nghiệp đại diện ở thời kỳ t như sau:
∑
=
−=
Nt
j
jttt KALY
1
1 αα (3-2)
* Sản xuất hàng hóa trung gian: Nếu dự án thành công, người nghiên cứu sẽ nhận
được một thẻ xanh – bằng phát minh sáng chế về việc sản xuất một loại hàng hóa trung gian
mới trong kỳ tiếp theo. Giả định trong mô hình này, bằng phát minh sáng chế đó tồn tại vĩnh
viễn (infinite patent life) và mỗi đơn vị sản phẩm trung gian thứ j đòi hỏi một đơn vị hàng
hóa cuối cùng ở thời kỳ t để sản xuất ở thời kỳ t+1.
7
Hình 3.1: Các tham số trong mô hình [Nguồn: Tác giả]
λ
Thị trường tín dụng và vấn đề
thông tin bất cân xứng
Mô hình mở rộng sản phẩm trung gian
(Expanding Variety of Producer Products)
Mô hình các thế hệ kế tiếp nhau (OGM)
Overlapping Generation Model
Thế hệ già
Người đi vay
( 𝒖𝒖𝑩𝑩 ) Người cho vay ( 𝒖𝒖𝑳𝑳 )
Không được tài trợ (𝟏𝟏 − 𝝅𝝅𝒊𝒊𝒊𝒊)
Được tài trợ ( 𝝅𝝅𝒊𝒊𝒊𝒊)
Tăng trưởng kinh tế
ttt NLAY α
α
αα −−= 1
2
1
1
Thế hệ trẻ
Sản phẩm
cuối cùng
Sản phẩm trung gian
Để SX phải thực
hiện dự án R&D
Chủ thể nghiên cứu
dự án R&D
Thành công
( 𝒑𝒑𝒊𝒊)
Không thành công
(𝟏𝟏 − 𝒑𝒑𝒊𝒊)
(𝝅𝝅𝒊𝒊𝒊𝒊,𝑹𝑹𝒊𝒊𝒊𝒊)
𝒖𝒖𝑳𝑳, 𝒄𝒄𝟏𝟏,𝒄𝒄𝟐𝟐
𝒖𝒖𝑩𝑩, 𝒄𝒄𝟏𝟏,𝒄𝒄𝟐𝟐,𝜷𝜷𝒊𝒊
𝑵𝑵𝒊𝒊,𝑷𝑷𝒋𝒋
(𝟏𝟏 − 𝝅𝝅𝒊𝒊𝒊𝒊)
𝝅𝝅𝒊𝒊𝒊𝒊,𝑭𝑭
(𝟏𝟏 − 𝒑𝒑𝒊𝒊) 𝒑𝒑𝒊𝒊
𝜼𝜼𝒋𝒋
𝒀𝒀𝒊𝒊,𝑲𝑲𝒊𝒊,𝑳𝑳𝒊𝒊,𝑨𝑨,𝜶𝜶
≠
≠
8
3.3. THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG VÀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG GIỮA NGƯỜI ĐI
VAY VÀ NGƯỜI CHO VAY
3.3.1. Thị trường tín dụng: Thị trường tín dụng được miêu tả tổng quan ở hình 3.6.
Mô hình nghiên cứu thị trường tín dụng với sự hiện diện của vấn đề thông tin bất cân
xứng tức là thông tin về mức độ rủi ro là thông tin riêng của mỗi người đi vay.
Hợp đồng tín dụng được mô tả chi tiết như sau: Một hợp đồng tín dụng bao gồm hai đại
lượng và được viết dưới dạng ),( ititR π . Đại lượng thứ nhất, itR , là mức lãi suất thực tế mà
người đi vay nhóm i phải trả cho người cho vay về việc sử dụng khoản vay F đơn vị hàng
hóa cuối cùng. Đại lượng thứ hai, itπ , là xác suất mà người đi vay nhóm i được tài trợ tín
dụng. Vì có hai nhóm người đi vay, nhóm có mức độ rủi ro cao và nhóm có mức độ rủi ro
thấp, do vậy, người cho vay được xem như cung cấp hai loại hợp đồng tín dụng: hợp đồng
),( HtHtR π cho nhóm người đi vay có mức độ rủi ro cao ở thời kỳ t và hợp đồng ),( LtLtR π cho
nhóm người đi vay có mức độ rủi ro thấp ở thời kỳ t. Hơn nữa, hợp đồng tín dụng được thông
báo của mỗi người cho vay có tính chất độc lập với những người cho vay còn lại.
Hàm lợi ích kỳ vọng của người đi vay: Người đi vay nhóm i sau khi tiếp cận được khoản
vay sẽ thực hiện dự án R&D. Khi đó, hàm lợi ích kỳ vọng của nhóm người đi vay i với hợp
đồng tín dụng ),( ititR π là:
( ) ( ) tiititjtiit wFRp βπηπ −+−+ 11 (3-13)
Điều kiện tham gia thị trường của người đi vay: Những người đi vay nhóm i sẽ sẵn lòng
thực hiện dự án R&D khi lợi ích kỳ vọng từ việc thực hiện dự án này sẽ mang lại cho họ ít
nhất là lớn hơn hoặc bằng so với khoản thu nhập mang lại trong điều kiện tham gia lao động
tại các doanh nghiệp ti wβ . Do vậy, điều kiện tham gia thị trường của nhóm người đi vay i là:
( ) tiitjti wFRp βη ≥−+1 (3-14)
Hàm lợi ích kỳ vọng của người cho vay: Hàm lợi ích kỳ vọng của những người cho vay
với hợp đồng tín dụng ),( ititR π là:
( ) ( ) tittitiit wFwFRp ππ −+−+ 1 (3-15)
Điều kiện tham gia thị trường của người cho vay: Người cho vay sẽ tham gia thị trường
tín dụng khi lợi ích kỳ vọng của họ thu được từ việc tham gia thị trường phải lớn hơn hoặc
bằng số tiền lương thực tế tw khi họ không tham gia thị trường. Do vậy, điều kiện tham gia
thị trường của người cho vay được thể hiện dưới công thức sau:
1≥iti Rp (3-16)
9
Hình 3.6: Thi trường tín dụng (Nguồn: Tác giả)
Thị trường tín dụng
(thực hiện luân chuyển vốn tới người đi
vay để thực hiện dự án R&D)
Giả định
1 người đi vay chỉ có thể vay được F đơn vị hàng hóa cuối
cùng từ 1 người cho vay và ngược lại
Tồn tại vấn đề
thông tin bất cân
xứng
Hợp đồng tín dụng: (𝑹𝑹𝒊𝒊𝒊𝒊,𝝅𝝅𝒊𝒊𝒊𝒊)
Người có rủi ro cao: (𝑹𝑹𝑯𝑯𝒊𝒊,𝝅𝝅𝑯𝑯𝒊𝒊)
Người có rủi ro thấp: (𝑹𝑹𝑳𝑳𝒊𝒊,𝝅𝝅𝑳𝑳𝒊𝒊)
Người cho vay
• Hàm lợi ích
• Điều kiện ràng
buộc
Người đi vay và
người cho vay
Điều kiện tự chọn
Người đi vay
• Hàm lợi ích
• Điều kiện ràng
buộc
Cân bằng của thị trường
tín dụng (Cân bằng Nash)
Cân bằng
chung
(Pooling
Equilibrium)
Cân bằng
riêng
(Seperating
Equilibrium)
Dự án thành
công
Dự án không
thành công
Với xác suất 𝝅𝝅𝒊𝒊𝒊𝒊,
người đi vay tiếp
cận được vốn,
thực hiện dự án
R&D
Với xác suất (𝟏𝟏 − 𝝅𝝅𝒊𝒊𝒊𝒊),
người đi vay không
tiếp cận được vốn,
không thực hiện dự
án R&D
Tham gia vào thị
trường sức lao động
𝑾𝑾𝒊𝒊
Được độc quyền sản xuất 1
hàng hóa trung gian mới
10
2.3.2. Hợp đồng tín dụng ở điều kiện cân bằng
Điều kiện tự lựa chọn của người đi vay được miêu tả như sau:
( ) ( ) ( ) ( ) tHLtLtjtLtHtHHtHtjtHtH wFRpwFRp βπηπβπηπ −+−≥−+− ++ 11 11 (3-18)
( ) ( ) ( ) ( ) tLHtHtjtHtLtLLtLtjtLtL wFRpwFRp βπηπβπηπ −+−≥−+− ++ 11 11 (3-19)
Đơn cử hợp đồng tín dụng ở điều kiện cân bằng của thị trường: Theo Rothschild và
Stiglitz [80], khi thị trường tín dụng ở điều kiện cân bằng, ba đặc điểm sau sẽ xảy ra:
- Bất cứ sự cân bằng nào của thị trường tín dụng đều thỏa mãn điều kiện tự lựa chọn;
- Hợp đồng tín dụng ở điều kiện cân bằng thu được lợi nhuận kỳ vọng bằng không; Ở mô
hình này, khi lợi nhuận kỳ vọng của hợp đồng tín dụng bằng không, từ công thức (3-17), mô
hình thu được kết quả sau:
i
it p
R 1=
i = H, L (3-20)
- Hợp đồng tín dụng đối với nhóm người đi vay i trong tập hợp các hợp đồng tín dụng
thỏa mãn các điều kiện (3-18) và (3-20) là nhằm tối đa hóa lợi ích kỳ vọng của nhóm người
đi vay này, giả sử hợp đồng tín dụng nhận được đối với nhóm người đi vay j (≠ i) không thay
đổi.
Từ những phân tích ở trên, hợp đồng tín dụng ở điều kiện cân bằng cho cả hai nhóm
người đi vay được mô tả như sau:
- Hợp đồng tín dụng ở điều kiện cân bằng đối với nhóm người đi vay có mức độ rủi ro
cao H là:
HtR =
Hp
1 và Htπ 1=
- Hợp đồng tín dụng ở điều kiện cân bằng đối với nhóm người đi vay có mức độ rủi ro
thấp L được xác định như sau:
LtR =
Lp
1
( )
( ) tH
L
H
jtH
tHjtH
Lt
NAF
p
pp
NAFp
α
α
α
α
α
α
ααβη
ααβη
π
−−
+
−−
+
−−−
−−−
=
1
2
1
1
1
1
2
1
1
1
1
1
(3-21)
3.4. SỰ CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG
3.4.1. Các trạng thái cân bằng của thị trường tín dụng ở điều kiện thông tin
bất cân xứng
Ở điều kiện thông tin bất cân xứng, thị trường tín dụng có thể tồn tại một trong hai khả
năng cân bằng là cân bằng chung và cân bằng riêng. Theo Rothschild [80], nếu tồn tại một
trạng thái cân bằng ở thị trường tín dụng thì chắc chắn đó sẽ phải là trạng thái cân bằng riêng
đối với từng nhóm người đi vay (separating equilibrium).
3.4.2. Mô tả trạng thái cân bằng của thị trường tín dụng
Để mô tả được trạng thái cân bằng của thị trường tín dụng, mô hình cần xác định được
giá trị cân bằng của xác suất được tài trợ 𝜋𝜋𝐿𝐿𝑡𝑡 và tổng lượng sản phẩm trung gian của nền kinh
11
tế 𝑁𝑁𝑡𝑡. Bằng các lập luận về mặt kinh tế và những biến đổi về mặt toán học, mô hình xác định
được mối quan hệ giữa xác suất được tài trợ 𝜋𝜋𝐿𝐿𝑡𝑡 và tổng lượng sản phẩm trung gian của nền
kinh tế 𝑁𝑁𝑡𝑡 theo các công thức sau:
( )
( ) Lp
LpNN
L
Htt
Lt λ
λ
π
−
−−
= −
1
2 1 (3-26)
( ) ( )
−
−
−−−−
−
=
−
−
1
1 1
)1(
)2(
1
1
Lt
L
H
tH
L
H
H
H
Lt
F
p
p
NBF
p
pD
D π
λ
λ
π (3-35)
Trong đó: LApD HH 2
11 1
2
1
1
ααα
α
α −−−= ( ) α
α
αααβ −−−= 1
2
1
1
1 AB HH
Như vậy mô hình đã xây dựng được hai công thức biểu diễn mỗi quan hệ giữa xác suất
được tài trợ của những người có mức độ rủi ro thấp và tổng lượng sản phẩm trung gian trong
nền kinh tế (được biểu diễn ở công thức 3-26 và 3-35). Bằng việc sử dụng hai công thức (3-
26) và (3-35), trạng thái cân bằng của thị trường tín dụng được mô tả ở hình 3.8 sau:
Hình 3.8: Trạng thái cân bằng của thị trường tín dụng
3.4.3. Tác động của xác suất được tài trợ của những người đi vay có mức
độ rủi ro thấp đến tăng trưởng kinh tế
Trường hợp 1: Xác suất được tài trợ của những người đi vay có mức độ rủi ro thấp
tăng
Trường hợp này xảy ra khi vấn đề thông tin trên thị trường tài chính nói chung, thị
trường tín dụng nói riêng được minh bạch hơn. Bằng việc thay giá trị tính toán được xác định
tại trạng thái cân bằng của nền kinh tế vào công thức (3-2) mô hình thu được kết quả sau:
Nt, Nt+1
Nt , Ltπ cố định
Nt-1, 1−Ltπ cố định
( ) Lp
LpN
L
Ht
λ
λ
−
−− −
1
2 1
( ) Lp
LpNt
L
H
λ
λ
−
−−
1
2
𝜋𝜋𝐿𝐿𝑡𝑡+1
Ltπ
Nt, Nt+1
Ltπ
Nt -1 cố định Nt cố định
(3-35)
(3-37)
(3-26)
(3-36)
𝜋𝜋𝐿𝐿𝑡𝑡+1
1
Ltπ A
B
12
ttt NLAY α
α
αα −−= 1
2
1
1
(3-44i)
Thứ nhất: Mô hình xét tác động của nhân tố lực lượng lao động sản xuất sản phẩm
cuối cùng: Công thức (3-41) cho thấy khi xác suất được tài trợ của những người có mức độ
rủi ro thấp tăng thì lực lượng lao động trong xã hội sẽ giảm. Điều này cũng có nghĩa là
𝐿𝐿𝑡𝑡+1 < 𝐿𝐿𝑡𝑡.
Thứ hai: Xét tác động của nhân tố tổng lượng sản phẩm trung gian trong nền kinh tế.
Các công thức (3-23) và (3-25) cho thấy, lượng sản phẩm trung gian mới trong nền kinh tế có
thể tăng hoặc giảm nhưng tổng lượng sản phẩm trung gian trong nền kinh tế luôn tăng. Điều
này có nghĩa là 𝑁𝑁𝑡𝑡 > 𝑁𝑁𝑡𝑡−1.
Ngoài ra, tổng lượng sản phẩm trung gian lại phụ thuộc vào lượng sản phẩm trung gian
mới. Công thức (3-40) cho thấy lượng sản phẩm trung gian mới được tạo ra trong nền kinh tế
có quan hệ cùng chiều với xác suất được tài trợ của những người có mức độ rủi ro thấp. Do
vậy, khi xác suất được tài trợ của những người có mức độ rủi ro thấp tăng thì lượng sản phẩm
trung gian mới cũng tăng, hay 𝑁𝑁�𝑡𝑡+1 > 𝑁𝑁�𝑡𝑡.
Kết luận này kết hợp với điểm nhận xét thứ nhất cho thấy tổng sản phẩm quốc dân ở
kỳ t+1 lớn hơn tổng sản phẩm quốc dân ở kỳ t khi 𝐿𝐿𝑡𝑡+1𝑁𝑁𝑡𝑡+1 > 𝐿𝐿𝑡𝑡𝑁𝑁𝑡𝑡, hay:
𝑌𝑌𝑡𝑡+1 > 𝑌𝑌𝑡𝑡 khi 𝐿𝐿𝑡𝑡+1𝐺𝐺𝑡𝑡+1𝐿𝐿𝑡𝑡𝐺𝐺𝑡𝑡 > 1. (3-45)
Như vậy, khi vấn đề thông tin bất cân xứng được hạn chế dẫn đến xác suất được tài trợ
của những người đi vay có mức độ rủi ro thấp tăng. Điều này sẽ tác động đến tổng sản phẩm
quốc dân trong nền kinh tế. Những phân tích ở trên đã chỉ ra rằng tổng thu nhập quốc dân kỳ
t+1 sẽ cao hơn kỳ t khi việc tăng xác suất được tài trợ của những người đi vay có mức độ rủi
ro thấp tác động đến lực lượng lao động trong xã hội và tổng lượng sản phẩm trung gian
trong nền kinh tế, và tổng hợp những tác động này phải thoải mãn điều kiện ràng buộc ở công
thức (3-45).
Trường hợp 2: Xác suất được tài trợ của những người đi vay có mức độ rủi ro thấp
giảm
Trường hợp này xảy ra khi nền kinh tế chịu ảnh hưởng của bất kể tác động nào dẫn đến
việc minh bạch thông tin trên thị trường tài chính nói chung, thị trường tín dụng nói riêng bị
giảm sút.
Thứ nhất: Mô hình xét tác động của nhân tố lực lượng lao động trong xã hội: công
thức (3-41) cho thấy khi xác suất được tài trợ của những người có mức độ rủi ro thấp giảm
thì lực lượng lao động trong xã hội sẽ tăng. Điều này cũng có nghĩa là 𝐿𝐿𝑡𝑡+1 > 𝐿𝐿𝑡𝑡.
Thứ hai: Xét tác động của nhân tố tổng lượng sản phẩm trung gian trong nền kinh tế.
Các công thức (3-23) và (3-25) cho thấy, lượng sản phẩm trung gian mới trong nền kinh tế
giảm nhưng tổng lượng sản phẩm trung gian trong nền kinh tế luôn tăng. Điều này có nghĩa
là 𝑁𝑁𝑡𝑡 > 𝑁𝑁𝑡𝑡−1.
Lý do lượng sản phẩm trung gian mới giảm: Công thức (3-40) cho thấy lượng sản
phẩm trung gian mới được tạo ra trong nền kinh tế có quan hệ cùng chiều với xác suất được
tài trợ của những người có mức độ rủi ro thấp. Do vậy, khi xác suất được tài trợ của những
13
người có mức độ rủi ro thấp giảm thì lượng sản phẩm trung gian mới cũng giảm, hay 𝑁𝑁�𝑡𝑡+1 <
𝑁𝑁�𝑡𝑡. Kết luận này kết hợp với điểm nhận xét thứ nhất cho thấy tổng sản phẩm quốc dân ở kỳ
t+1 lớn hơn tổng sản phẩm quốc dân ở kỳ t khi 𝐿𝐿𝑡𝑡+1𝑁𝑁𝑡𝑡+1 > 𝐿𝐿𝑡𝑡𝑁𝑁𝑡𝑡 hay điều kiện ràng buộc (3-
45) phải được thỏa mãn.
Như vậy, việc giảm xác suất được tài trợ của những người đi vay có mức độ rủi ro thấp
một mặt sẽ tác động làm tăng lực lượng lao động trong xã hội, mặt khác lại tác động làm
giảm lượng sản phẩm trung gian mới trong nền kinh tế. Xét trong một khoảng thời gian ngắn,
mức giảm xác suất này vẫn có thể dẫn đến tăng tổng sản phẩm quốc dân vì trong ngắn hạn thì
mức tăng của lực lượng lao động sẽ tác động mạnh hơn mức giảm của tổng sản phẩm trung
gian mới. Tuy nhiên, Chính phủ các nước đều không nỗ lực nhằm vào việc tăng sản phẩm
quốc dân bằng biện pháp này vì một mặt điều này dẫn đến sự bóp méo thị trường tài chính
nói chung, thị trường tín dụng nói riêng, mặt khác sẽ dẫn đến sự không tham gia thị trường
tín dụng của những người có mức độ rủi ro thấp.
Đó chính là lý do vì sao Chính phủ các nước luôn nỗ lực tìm cách can thiệp vào thị
trường tài chính nói chung, thị trường tín dụng nói riêng để làm tăng thêm sự minh bạch cho
các thị trường này, từ đó giúp tăng cường tài trợ cho những người đi vay có mức độ rủi ro
thấp và góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, mô hình đã đi vào xây dựng và giải thích được một thực trạng đối với nghịch
lý về mối quan hệ giữa tài trợ cho hoạt động R&D và tăng trưởng kinh tế: Các thị trường tài
chính ngày nay đều có sự hiện diện của vấn đề thông tin bất cân xứng. Sự hiện diện này đã
gây nên sự lựa chọn đối nghịch. Kết quả là những người có mức độ rủi ro cao lại là những
người tích cực tìm vay nhất và được tài trợ, trong khi đó một bộ phận những người có mức
độ rủi ro thấp lại bị từ chối cho vay. Do vậy, Chính phủ các nước luôn tìm cách để hạn chế sự
bất cân xứng thông tin trên thị trường tài chính, tức là tăng xác suất được tài trợ của những
người đi vay có mức độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, việc tăng khả năng tài trợ này nếu không thỏa
mãn điều kiện (3-45) sẽ không những không góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế mà còn
dẫn đến sự lãng phí nguồn lực trong xã hội.
3.5. KIỂM ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA MÔ HÌNH
Sau khi mô hình được xây dựng, kết quả của mô hình được kiểm định lại về mặt lý luận
đối với các điều kiện tham gia thị trường của người cho vay, người đi vay và sự tồn tại trạng
thái cân bằng của thị trường tín dụng.
3.5.1. Kiểm định điều kiện tham gia thị trường của các chủ thể trong mô
hình
* Đối với người cho vay: Họ sẽ tham gia thị trường khi điều kiện ràng buộc ở công thức
(3-16) được thỏa mãn. Mô hình đã chứng minh là ở điều kiện cân bằng hợp đồng tín dụng sẽ
thu được mức lợi nhuận bằng không và vì vậy công thức (3-16) được viết là 1=itiRp . Điều
này cho thấy điều kiện tham gia thị trường của người cho vay ở điều kiện cân bằng đã được
thỏa mãn.
* Đối với người đi vay: Người đi vay sẽ tham gia thị trường khi điều kiện ràng buộc (3-
14) và điều kiện tự lựa chọn (3-18), (3-19) được thỏa mãn. Bằng việc thay thế kết quả của mô
hình vào các điều kiện ràng buộc này và sau một số biến đổi về mặt toán học, mô hình thu
14
được các kết quả kiểm định đối với từng nhóm người đi vay có mức độ rủi ro cao và thấp như
sau:
Trường hợp 1: Đối với nhóm người đi vay có mức độ rủi ro cao: kết quả kiểm định cần
chứng minh:
1−−−≥
H
HL
Lt p
ppπ (3-52)
Vì 0 ≤ 𝜋𝜋𝐿𝐿𝑡𝑡 ≤ 1, và từ giả định ban đầu của mô hình là 𝑝𝑝𝐿𝐿 > 𝑝𝑝𝐻𝐻 có nghĩa là điều kiện
ràng buộc ở công thức (3-52) luôn được thỏa mãn. Như vậy, điều kiện tham gia thị trường
của nhóm những người đi vay có mức độ rủi ro cao luôn được thỏa mãn.
Trường hợp 2: Nhóm những người đi vay có mức độ rủi ro thấp
Mô hình thu được kết quả sau về xác suất của những người đi vay có mức độ rủi ro
thấp phải thỏa mãn điều kiện ràng buộc sau:
( )
( ) tHLLH
HL
Lt NpBpB
Fpp
−
−
−≥ 1π (3-54)
Như vậy, khác với những người đi vay có mức độ rủi ro cao, những người đi vay có
mức độ rủi ro thấp vì sự hiện diện của hiện tượng thông tin bất cân xứng nên không phải lúc
nào họ cũng sẵn lòng tham gia thị trường. Họ chỉ tham gia thị trường khi điều kiện ràng buộc
(3-54) được thỏa mãn. Nếu không những người đi vay nhóm L này sẽ không tham gia thị
trường và khi đó 𝜋𝜋𝐿𝐿𝑡𝑡 = 0. Điều này cũng có nghĩa là xác suất tham gia thị trường của những
người đi vay nhóm L là giá trị đã được tính toán bởi công thức (3-37) và phải thỏa mãn điều
kiện ràng buộc ở công thức (3-54).
3.5.2. Kiểm định sự tồn tại trạng thái cân bằng của thị trường tín dụng
Để kiểm định sự tồn tại của trạng thái cân bằng ở thị trường tín dụng, mô hình cần
kiểm định điều kiện sau: với sự hiện diện của hợp đồng tín dụng đã được miêu tả ở trạng thái
cân bằng của thị trường tín dụng, khi đó liệu những người cho vay có sẵn lòng cung cấp một
hợp đồng tín dụng khác và chung cho cả hai nhóm người đi vay hay không. Giả sử
∧∧
ttR π, là
hợp đồng tín dụng chung đó. Giờ phải kiểm định xem hợp đồng tín dụng này có tồn tại hay
không. Kết quả kiểm định đã chứng minh được rằng:
( ) ( ) tLttjtLttLtLLtLtjtLtL wFRpwwFRp βπηπββπηπ
−+
−≥≥−+−
∧∧
+
∧∧
+ 11 11
(3-62)
Như vậy, kết quả tính toán ở công thức (3-62) cho thấy với sự hiện diện của hợp đồng
tín dụng ở điều kiện cân bằng thì những người cho vay sẽ không cung cấp hợp đồng tín dụng
∧∧
ttR π, nữa. Nói cách khác, sẽ không tồn tại hợp đồng tín dụng
∧∧
ttR π, để hấp dẫn được
những người đi vay nhóm L vì hợp đồng tín dụng này sẽ mang lại mức lợi nhuận kỳ vọng là
âm. Kết quả kiểm định này cho thấy sự cân bằng của thị trường tín dụng được mô tả luôn tồn
tại.
15
CHƯƠNG 4
VẬN DỤNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI TRỢ CHO
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN
THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Để mô hình được xây dựng đầy đủ và hoàn thiện hơn, chương này trình bày việc vận
dụng mô hình để đánh giá tác động của tài trợ cho hoạt động R&D đối với tăng trưởng kinh
tế tại Việt Nam và Mỹ. Nội dung chính của chương là giới thiệu cách xác định các tham số
của mô hình, xây dựng thuật toán cho mô hình và giới thiệu kết quả vận dụng mô hình tại 2
quốc gia là Việt nam và Mỹ.
4.1. QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH CÁC THAM SỐ VÀ PHẠM VI ỨNG DỤNG MÔ
HÌNH
4.1.1. Quy trình xác định các tham số của mô hình
Để vận dụng mô hình vào việc đánh giá tác động của tài trợ cho hoạt động R&D đối với
tăng trưởng kinh tế, trước tiên luận án đề cập quy trình xác định các tham số của mô hình.
Quy trình này được mô tả tóm tắt trên hình 4.1 bao gồm các bước sau:
1) Tập hợp các số liệu thứ cấp về lượng sản phẩm trung gian mới, dân số và lượng người
nghiên cứu được tài trợ để thực hiện hoạt động R&D
2) Xác định xác suất được tài trợ để thực hiện hoạt động R&D
3) Biện luận sự biến động của tham số λ và xác định tham số λ trung bình năm t
4) Xác định xác suất nghiên cứu hoạt động R&D thành công của cả hai nhóm người đi
vay có mức độ rủi ro cao và rủi ro thấp và xác suất nghiên cứu thành công của từng nhóm
người đi vay
5) Xem xét tác động của xác suất được tài trợ πLt đến lượng sản phẩm trung gian mới Nt� và lực lượng lao động sản xuất sản phẩm cuối cùng Lt
6) Đánh giá tác động của tài trợ cho hoạt động R&D tới tăng trưởng kinh tế năm t so với
năm t-1
7) Đề xuất dải xác suất được tài trợ có hiệu quả cho năm t+1
4.1.2. Phạm vi ứng dụng mô hình
Ngoài bốn nhân tố hàng đầu ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, một số nhân tố khác có
thể tác động gây ảnh hưởng đột biến tới tăng trưởng kinh tế gồm: Khủng hoảng kinh tế;
những bất ổn về chính trị, xã hội; chiến tranh, dịch bệnh; thiên tai, thảm họa ...Phần kết quả
ứng dụng trong mô hình này sẽ chính xác hơn khi xem xét nền kinh tế ít chịu tác động của
các nhân tố gây ảnh hưởng đột biến trong ngắn hạn, do đó mô hình thực hiện xem xét riêng
giai đoạn chịu ảnh hưởng đột biến của cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008 tới các quốc gia
vận dụng mô hình.
4.2. THUẬT TOÁN VẬN DỤNG MÔ HÌNH
16
Để hỗ trợ cho việc xác định các tham số của mô hình, đề tài đã xây dựng một thuật toán
đơn giản trên Microsoft Excel. Thuật toán này thực chất là sự tóm tắt của tất cả những nội
dung đã trình bày ở trong Chương 3 và phần vận dụng mô hình ở chương này.
Thuật toán này đặc biệt hữu ích nhằm xem xét vai trò cũng như sự biến động của một số
tham số trong mô hình đánh giá tác động của tài trợ cho hoạt động R&D tới tăng trưởng kinh
tế. Mặc dù còn dựa trên một số giả thiết đơn giản hóa nhưng thuật toán này đã chứng tỏ rằng
bài toán đánh giá tác động của tài trợ cho hoạt động R&D tới tăng trưởng kinh tế hoàn toàn
có thể được thực hiện với sự trợ giúp của máy tính thông qua một phần mềm sau khi đã được
xây dựng hoàn thiện hơn. Đây cũng là một trong những vấn đề nghiên cứu tiếp theo của đề
tài.
Các nội dung chính của thuật toán được trình bày trong phần vận dụng mô hình ở một số
nước và trong phần phụ lục của luận án (phụ lục 1 tới phụ lục 16).
4.3. KẾT QUẢ VẬN DỤNG MÔ HÌNH TẠI MỘT SỐ NƯỚC
Một số nhận xét về kết quả vận dụng mô hình tại Việt Nam:
- Bảng 3.13 cho thấy xét trong từng năm khi hiện tượng thông tin bất cân xứng giảm, xác
suất được tài trợ 𝜋𝜋𝐿𝐿𝑡𝑡 có xu hướng tăng, làm tăng lượng sản phẩm trung gian mới 𝑁𝑁�𝑡𝑡 của nền
kinh tế, đồng thời làm lực lượng lao động sản xuất sản phẩm cuối cùng 𝐿𝐿𝑡𝑡 có xu hướng giảm
dần và ngược lại. Những kết quả này phù hợp với những phân tích về mặt cơ sở lý luận trong
phần xây dựng mô hình ở chương 3. Ngoài ra, tại mức xác suất được tài trợ năm 2013 𝜋𝜋𝐿𝐿𝑡𝑡 =0,063 thì lực lượng lao động sản xuất sản phẩm cuối cùng 𝐿𝐿𝑡𝑡 = 53.411.140 𝑛𝑛𝑛𝑛ườ𝑖𝑖 và
lượng sản phẩm trung gian mới của nền kinh tế 𝑁𝑁�𝑡𝑡 = 345, tổng lượng sản phẩm trung gian
của nền kinh tế là 𝑁𝑁𝑡𝑡 = 3.845 sản phẩm. Kết quả ứng dụng mô hình tại năm 2013 so với năm
2012 là 𝐿𝐿𝑡𝑡+1𝐺𝐺𝑡𝑡+1
𝐿𝐿𝑡𝑡𝐺𝐺𝑡𝑡
= 1.117 > 1, điều này cho thấy việc tài trợ cho hoạt động R&D của Việt
Nam năm 2013 là hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế, và kết luận tương tự với
các năm còn lại trong giai đoạn 2005-2013.
- Giai đoạn 2008-2009 tại Việt Nam tốc độ tăng trưởng năm 2008 bằng 6,3% và năm
2009 bằng 5,3 %. Ngoài ra, kết quả vận dụng mô hình năm 2008 và 2009 tại Việt Nam lần
lượt là 1,190 và 1,199 và đều lớn hơn 1. Xác suất được tài trợ cho những người đi vay có
mức độ rủi ro thấp năm 2008 và 2009 lần lượt là 0,046% và 0,050%; lượng sản phẩm trung
gian mới cũng lần lượt là 334 và 397. Các kết quả này đều ở mức trung bình nếu xét trong
giai đoạn nghiên cứu là 2005-2013. Điều này cho thấy Việt Nam ít chịu tác động bởi các
nhân tố gây ảnh hưởng đột biến tới tăng trưởng kinh tế và tài trợ cho hoạt động R&D của
Việt Nam trong giai đoạn 2008-2009 vẫn hiệu quả và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Giả định các nhân tố khác không thay đổi, tức ở mức tương đối ổn định như giai đoạn
2005-2013, chiến lược tăng cường đầu tư dài hạn cho hoạt động R&D ở nước ta sẽ tiếp tục
góp phần tích cực trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
17
Các số liệu về lượng sản phẩm trung gian mới, lực lượng lao động, lượng người nghiên cứu
hoạt động R&D được tài trợ
Xác định xác suất được tài trợ trung bình năm t
Biện luận sự biến động của tham số 𝝀𝝀 và xác định tham số 𝝀𝝀
trung bình năm t-1
Biện luận sự biến động của tham số 𝝀𝝀 và xác định tham số 𝝀𝝀
trung bình năm t
Tác động của 𝝅𝝅𝑳𝑳𝒊𝒊 đến lượng sản phẩm trung gian mới 𝑵𝑵�𝒊𝒊 và
LLLĐ sản xuất SPCC 𝑳𝑳𝒊𝒊−𝟏𝟏 năm t-1
Tác động của 𝝅𝝅𝑳𝑳𝒊𝒊 đến lượng sản phẩm trung gian mới 𝑵𝑵�𝒊𝒊 và
LLLĐ sản xuất SPCC 𝑳𝑳𝒊𝒊 năm t
Xác định xác suất được tài trợ trung bình năm t-1
XS thành công người rủi ro
cao 𝒑𝒑𝑯𝑯 năm t
XS thành công người rủi ro
thấp 𝒑𝒑𝑳𝑳 năm t
XS thành công người rủi ro
cao 𝒑𝒑𝑯𝑯 năm t-1
XS thành công người rủi ro
thấp 𝒑𝒑𝑳𝑳 năm t-1
Dải xác suất tài trợ có hiệu quả cho năm t+1
Đánh giá tác động của việc tài trợ cho hoạt động R&D tới tăng trưởng kinh tế năm t so với năm t-1
Hình 4.1: Cách xác định các tham số trong mô hình [Nguồn: Tác giả]
18
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả vận dụng mô hình tại Việt nam giai đoạn 2005-2013
Năm L
(người) (%) (%) (%) (% ) (BPM) (BPM) (người)
2005 46,696,389 0.035 1.197 2.900 0.040 365 1,237 46,678,998
2006 48,025,290 0.035 0.650 1.456 0.042 202 1,439 48,006,732 1.197
2007 49,025,851 0.045 0.850 2.243 0.047 352 1,791 49,003,305 1.271
2008 49,172,022 0.040 0.900 2.158 0.046 334 2,125 49,150,833 1.190
2009 49,660,959 0.045 0.949 2.354 0.050 397 2,522 49,637,425 1.199
2010 51,288,123 0.045 0.751 1.705 0.055 325 2,847 51,262,614 1.166
2011 52,183,179 0.050 0.653 1.535 0.059 321 3,168 52,154,799 1.132
2012 52,553,557 0.050 0.656 1.543 0.061 332 3,500 52,524,476 1.113
2013 53,441,219 0.050 0.655 1.543 0.063 345 3,845 53,411,140 1.117
λ Hp Lp Ltπ
∧
tN tN tL 11/ −− tttt LNLN
Bảng 4.24: Tổng hợp kết quả vận dụng mô hình tại Mỹ giai đoạn 2005-2013
Năm L
(người) (%) (%) (%) (%) (BPM) (BPM) (người)
2005 168,568,437 0.850 13.970 34.539 0.984 384,136 3,447,440 167,029,622
2006 168,322,529 0.850 14.493 37.026 0.981 406,859 3,854,299 166,788,320 1.116
2007 168,488,044 0.900 16.978 44.015 1.005 497,920 4,352,219 166,891,055 1.130
2008 168,415,224 0.900 16.980 44.523 0.995 498,602 4,850,821 166,826,518 1.114
2009 155,296,969 0.950 10.486 24.974 1.164 301,005 5,151,826 153,663,782 0.978
2010 165,178,843 0.900 14.983 37.522 1.047 432,911 5,584,737 163,578,605 1.154
2011 168,995,817 0.900 14.493 37.458 1.027 432,298 6,017,035 167,375,482 1.102
2012 169,163,803 0.900 14.978 37.468 1.041 441,089 6,458,124 167,529,649 1.074
2013 169,884,068 0.950 14.985 38.478 1.080 470,450 6,928,574 168,168,721 1.077
λ Hp Lp Ltπ
∧
tN tN tL 11/ −− tttt LNLN
19
Một số nhận xét về kết quả vận dụng mô hình tại Mỹ:
- Bảng 3.24 cho thẫy, xét trong từng năm khi hiện tượng thông tin bất cân xứng giảm, xác
suất được tài trợ 𝜋𝜋𝐿𝐿𝑡𝑡 có xu hướng tăng, làm tăng lượng sản phẩm trung gian mới 𝑁𝑁�𝑡𝑡 của nền
kinh tế, đồng thời làm lực lượng lao động sản xuất sản phẩm cuối cùng 𝐿𝐿𝑡𝑡 có xu hướng giảm
dần và ngược lại. Những kết quả này phù hợp với những phân tích về mặt cơ sở lý luận của
mô hình. Kết quả ứng dụng mô hình tại năm 2013 so với năm 2012 là là 𝐿𝐿𝑡𝑡+1𝐺𝐺𝑡𝑡+1
𝐿𝐿𝑡𝑡𝐺𝐺𝑡𝑡
= 1.077 >1, điều này cho thấy việc tài trợ cho hoạt động R&D của Mỹ năm 2013 là hiệu quả trong việc
kích thích tăng trưởng kinh tế. Kết quả tương tự như vậy được cũng được thấy trong giai
đoạn 2005-2007 và 2009-2013.
- Giai đoạn 2007-2008, kết quả vận dụng mô hình tại Mỹ bằng 1,114 > 1, trong khi tốc
độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ giai đoạn này là -0.2%. Như đã phân tích ở trên, kết quả kiểm
định trong mô hình này chưa xét đến tác động của các nhân tố bất thường như khủng hoảng
kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh, thiên taiTrong ngắn hạn khủng hoảng kinh tế chưa gây tác
động tới hoạt động R&D và quy mô người tham gia vào thị trường sức lao động hưởng mức
lương thực tế. Do vậy, trong giai đoạn này kết quả kiểm định ở Mỹ vẫn lớn hơn một, điều
này cho thấy việc đầu tư vào hoạt động R&D của cả Mỹ vẫn là nhân tố tác động thuận chiều
tới tăng trưởng kinh tế, khủng hoảng kinh tế là nhân tố đột biến tác động ngược chiều và tổng
hợp làm giảm nhẹ tốc độ tăng trưởng của Mỹ trong giai đoạn này.
- Giai đoạn 2008-2009, khủng hoảng kinh tế đã dần tác động tới việc đầu tư và nghiên
cứu của hoạt động R&D cũng như quy mô lực lượng lao động sản xuất sản phẩm cuối cùng ở
Mỹ. Tổng hợp cả hai nhân tố này đã khiến kết quả vận dụng mô hình của Mỹ trong giai đoạn
này bằng 0,978 và nhỏ hơn một. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tài trợ cho hoạt động
R&D của Mỹ trong giai đoạn này đã chưa hiệu quả trong việc góp phần kích thích tăng
trưởng kinh tế, và thực tế cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong giai đoạn này
giảm và bằng âm 3,5% (-3,5%).
- Về chiến lược đầu tư dài hạn trong thời gian tới, cũng với giả định các nhân tố khác
không thay đổi, tức ở mức tương đối ổn định như giai đoạn 2005 – 2008 và 2010-2013, chiến
lược tăng cường đầu tư dài hạn cho hoạt động R&D, giảm mức độ thông tin bất cân xứng ở
thị trường tài chính vẫn được xem là một trong những bước đi quan trọng hàng đầu trong
việc kích thích tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
5.1. KẾT QUẢ
5.1.1. Kết quả về mặt lý luận
Thứ nhất: Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về tăng trưởng kinh tế
Thứ hai: Hệ thống hóa và làm rõ việc tài trợ cho hoạt động R&D trong điều kiện thông
tin bất cân xứng
Thứ ba: Nhận dạng mối quan hệ giữa tài trợ cho hoạt động R&D và tăng trưởng kinh
tế trong bối cảnh thông tin bất cân xứng. Thực tiễn những năm gần đây cho thấy nghịch lý về
mối quan hệ giữa việc tài trợ cho hoạt động R&D và tăng trưởng kinh tế [54][56][57]. Luận
20
án đã thực hiện xây dựng một mô hình kinh tế về mối quan hệ giữa việc tài trợ cho hoạt động
R&D và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thông tin bất cân xứng, từ đó góp phần đưa ra
một luận giải về nghịch lý này.
Thứ tư: Xây dựng mô hình đánh giá tác động của tài trợ cho hoạt động R&D trong
điều kiện thông tin bất cân xứng tới tăng trưởng kinh tế.
Mô hình đã mô tả và giải thích được một hiện thực trong nền kinh tế. Các thị trường tài
chính ngày nay luôn tồn tại vấn đề thông tin bất cân xứng. Những người đi vay luôn tìm cách
che đậy những thông tin xấu, thổi phồng hoặc cố tạo ra những thông tin tốt. Kết quả là lựa
chọn đối nghịch xảy ra. Mức độ thông tin bất cân xứng tác động đến xác suất được tài trợ của
những người có mức độ rủi ro thấp. Khi mức độ thông tin bất cân xứng có chiều hướng gia
tăng, tỷ lệ những người có mức độ rủi ro thấp bị từ chối cho vay tăng lên và ngược lại. Trên
cơ sở đó, mô hình xem xét sự ảnh hưởng của xác suất được tài trợ đối với những người có
mức độ rủi ro thấp sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Xác suất được tài trợ của những người đi vay có mức độ rủi ro thấp
tăng
Xác suất được tài trợ của những người đi vay có mức độ rủi ro thấp tăng chỉ góp phần
làm tăng trưởng kinh tế khi việc tăng xác suất này góp phần tạo ra sự tăng sản phẩm trung
gian lớn hơn sự thay đổi trong lực lượng lao động, tức là phải thỏa mãn điều kiện ràng buộc
(3-45). Trong trường hợp ngược lại, việc tăng xác suất được tài trợ của những người đi vay
có mức độ rủi ro thấp tạo nên sự thay đổi trong tổng lượng sản phẩm trung gian mới không
đủ lớn so với những thay đổi trong lực lượng lao động. Nói cách khác, trong trường hợp này
khả năng thành công của các dự án R&D đối với những người có mức độ rủi ro thấp không
cao, và như vậy chắc chắn xác suất thành công của những người đi vay có mức độ rủi ro cao
còn thấp hơn nữa (𝑝𝑝𝐻𝐻 𝑣𝑣à 𝑝𝑝𝐿𝐿 𝑡𝑡ℎấ𝑝𝑝). Như vậy, trong trường hợp này việc tăng cường tài trợ
cho các hoạt động R&D sẽ không những không góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà
còn gây nên sự lãng phí nguồn lực trong xã hội.
Trường hợp 2: Xác suất được tài trợ của những người đi vay có mức độ rủi ro thấp
giảm
Mô hình đã chỉ ra việc giảm xác suất được tài trợ của những người đi vay có mức độ
rủi ro thấp sẽ tác động làm tăng lực lượng lao động sản xuất sản phẩm cuối cùng trong xã
hội, giảm lượng sản phẩm trung gian mới trong nền kinh tế và có thể dẫn đến tăng tổng sản
phẩm quốc dân trong ngắn hạn. Tuy nhiên, Chính phủ các nước đều không nỗ lực nhằm vào
việc tăng sản phẩm quốc dân bằng biện pháp này vì điều này dẫn đến sự bóp méo thị trường
tài chính và dẫn đến sự không tham gia thị trường của những người có mức độ rủi ro thấp.
Đó chính là lý do vì sao Chính phủ các nước luôn nỗ lực tìm cách can thiệp vào thị trường tài
chính để làm tăng thêm sự minh bạch về thông tin và giúp tăng cường tài trợ cho những
người đi vay có mức độ rủi ro thấp để góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế.
5.1.2. Kết quả về mặt thực tiễn
Một số nhận xét về kết quả vận dụng mô hình tại Việt Nam:
- Xét trong từng năm khi hiện tượng thông tin bất cân xứng giảm, xác suất được tài trợ
𝜋𝜋𝐿𝐿𝑡𝑡 có xu hướng tăng, làm tăng lượng sản phẩm trung gian mới 𝑁𝑁�𝑡𝑡 của nền kinh tế, đồng thời
21
làm lực lượng lao động sản xuất sản phẩm cuối cùng 𝐿𝐿𝑡𝑡 có xu hướng giảm dần và ngược lại.
Kết quả này phù hợp với những phân tích về mặt cơ sở lý luận trong phần xây dựng mô hình
ở chương 3. Ngoài ra, kết quả vận dụng mô hình trong giai đoạn 2005-2013 cho thấy việc tài
trợ cho hoạt động R&D của Việt Nam có hiệu quả trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế
giai đoạn này.
- Việt Nam ít chịu tác động bởi các nhân tố gây ảnh hưởng đột biến ảnh hưởng tới tăng
trưởng kinh tế và tài trợ cho hoạt động R&D của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2009 vẫn
hiệu quả và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Giả định các nhân tố khác không thay đổi, tức ở mức tương đối ổn định như giai đoạn
2005-2013, chiến lược tăng cường đầu tư dài hạn cho hoạt động R&D ở nước ta sẽ tiếp tục
góp phần tích cực trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Một số nhận xét về kết quả vận dụng mô hình tại Mỹ:
- Việc tài trợ cho hoạt động R&D của Mỹ giai đoạn 2005-2008 và 2009-2013 là hiệu quả
trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế. Kết quả tương tự như vậy không xảy ra trong giai
đoạn khủng hoảng 2008-2009. Những kết luận này cũng phù hợp với thực tế tăng trưởng tại
Mỹ trong giai đoạn này.
- Về chiến lược đầu tư dài hạn trong thời gian tới, cũng với giả định các nhân tố khác
không thay đổi, tức ở mức tương đối ổn định như giai đoạn 2005 – 2008 và 2010-2013, chiến
lược tăng cường đầu tư dài hạn cho hoạt động R&D, giảm mức độ thông tin bất cân xứng ở
thị trường tài chính vẫn được xem là một trong những bước đi quan trọng hàng đầu trong
việc kích thích tăng trưởng kinh tế của Mỹ.
5.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
- Thứ nhất: Đối với những quốc gia có lực lượng lao động có trình độ và sự bất cân
xứng về mặt thông tin ở thị trường tài chính được kiểm soát tốt thì việc tăng tài trợ cho hoạt
động R&D sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế.
- Thứ hai: Đối với quốc gia mà trình độ lực lượng lao động chưa cao và sự bất cân
xứng về mặt thông tin ở thị trường tài chính không được kiểm soát tốt thì việc tăng cường tài
trợ cho hoạt động R&D sẽ gây lãng phí nguồn lực cho xã hội.
- Thứ ba: Nâng cao công tác quản lý tài sản trí tuệ nói chung, các bằng phát minh sáng
chế nói riêng - Thứ tư: Một số kiến nghị về việc giảm sự bất cân xứng về thông tin ở thị trường tài
chính như: (1) Thành lập các công ty chuyên cung cấp thông tin; (2) Hệ thống đăng ký tài sản
đảm bảo và giá trị tài sản ròng
5.3. BÀN LUẬN
Căn cứ vào điều kiện của các nước năm 2013, luận án đã đưa ra dải xác suất được tài trợ
có hiệu quả cho năm 2014. Phương pháp này có thể được sử dụng để đưa ra dải xác suất
được tài trợ có hiệu quả cho các năm tiếp theo, ví dụ năm 2015, 2016 khi biết các số liệu của
năm trước. Do vậy, các kết quả của luận án cả về mặt lý luận và thực tiễn là một đóng góp
trong việc luận giải thêm nghịch lý về mối quan hệ giữa việc tài trợ cho hoạt động R&D và
tăng trương kinh tế trong bối cảnh thông tin bất cân xứng.
Việc tài trợ cho hoạt động R&D được xây dựng ở mô hình là thông qua thị trường tín
dụng. Thực tế, ở nhiều nước đặc biệt là những nước đang phát triển hoặc chậm phát triển,
22
một trong các nguồn tài trợ quan trọng cho hoạt động R&D là từ Chính phủ. Các nghiên cứu
về hoạt động R&D cho tới nay chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ tỷ trọng tài trợ giữa các bên tài
trợ như thế nào là tối ưu đối với nền kinh tế. Theo các tài liệu [36][77], mỗi đồng vốn tài trợ
cho hoạt động R&D đều có chi phí cơ hội của nó, dù đồng vốn đó được tài trợ từ thị trường
tín dụng hay từ phía chính phủ đều cần tối đa hóa hiệu quả mang lại từ việc sử dụng đồng
vốn đó. Việc xây dựng mô hình nghiên cứu với sự tổng hợp các nguồn tài trợ tương đối phức
tạp, do vậy các nghiên cứu thường tập trung với từng nguồn tài trợ và kết quả nghiên cứu có
thể được sử dụng để đánh giá với các nguồn tài trợ còn lại với mục đích nhằm tối đa hóa hiệu
quả mang lại của một đồng vốn được bỏ ra. Trong luận án, mô hình cũng được tiếp cận theo
hướng các nguồn tài trợ cho hoạt động R&D là từ thị trường tín dụng, kết quả nghiên cứu
cũng được xem xét để đánh giá hiệu quả của việc tài trợ cho hoạt động R&D nói chung.
Trong mô hình nghiên cứu, hàm sản xuất sản phẩm cuối cùng được mô tả ở công thức (3-
2) là hàm số rời rạc của các sản phẩm trung gian N. Nếu hàm sản xuất này được xây dựng
dưới dạng hàm số liên tục của các sản phẩm trung gian thì sẽ được viết dưới dạng:
𝑌𝑌𝑖𝑖 = 𝐴𝐴(𝐿𝐿𝑖𝑖)1−𝛼𝛼 ∫ 𝑇𝑇𝑗𝑗𝑡𝑡𝛼𝛼𝐺𝐺𝑡𝑡0 (5-1)
Tuy nhiên, theo tài liệu [77] của Romer cách tiếp cận này sẽ cho kết quả tính toán về cơ bản
là giống với công thức (3-2) vì khi lượng sản phẩm trung gian lớn thì sai số giữa hai cách tiếp
cận này là không đáng kể.
Nội dung phần vận dụng mô hình trong luận án đã lấy lượng bằng phát minh sáng chế
được thế giới công nhận là kết quả thành công của một dự án R&D, và được tính là một sản
phẩm trung gian mới cho nền kinh tế. Vì thước đo công nhận bằng phát minh của các quốc
gia không giống nhau nên để có thể đánh giá tổng quát luận án đã lấy số liệu sản phẩm trung
gian mới là lượng bằng phát minh được thế giới công nhận.
Trong luận án, việc vận dụng mô hình được thực hiện tại Việt Nam và Mỹ. Việc mở rộng
kết quả vận dụng tại nhiều quốc gia để có nhận xét tổng quan về những điểm tương đồng về
việc tài trợ và kết quả tài trợ cho hoạt động R&D của mỗi nhóm nước sẽ khiến kết quả của
luận án được mở rộng hơn.
KẾT LUẬN
1. Về mặt khoa học
• Đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cở bản về tăng trưởng kinh tế; về tài trợ cho
hoạt động R&D; về vấn đề thông tin bất cân xứng ở thị trường tín dụng nói riêng, thị
trường tài chính nói chung; và mối quan hệ giữa tài trợ cho hoạt động R&D và tăng
trưởng kinh tế trong bối cảnh thông tin bất cân xứng.
• Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về mặt lý luận và tìm hiểu các mô hình kinh tế
có liên quan, đề tài lựa chọn, phát triển và xây dựng một mô hình kinh tế có thể áp dụng
được để đánh giá tác động của tài trợ cho hoạt động R&D trong điều kiện thông tin bất
cân xứng đối với tăng trưởng kinh tế.
• Mô hình này có tính tổng hợp vì nó chi tiết hóa được các tham số ảnh hưởng đến hiệu
quả của việc tài trợ cho hoạt động R&D đối với tăng trưởng kinh tế như mối quan hệ giữa
các chủ thể trong nền kinh tế trong bối cảnh thông tin bất cân xứng, mối quan hệ giữa các
loại hàng hóa trong nền kinh tế.
23
• Điểm mạnh của mô hình là ở chỗ xuất phát từ những điểm khác biệt trong cách tiếp cận
của mô hình với các nghiên cứu trước đây, mô hình đã chỉ ra:
- Tác động của tài trợ cho hoạt động R&D tới lượng sản phẩm trung gian mới 𝑁𝑁�𝑡𝑡, tới tổng
lượng sản phẩm trung gian của nền kinh tế 𝑁𝑁𝑡𝑡 và tới lực lượng lao động sản xuất sản
phẩm cuối cùng 𝐿𝐿𝑡𝑡 .
- Tài trợ cho hoạt động R&D có hiệu quả đối với tăng trưởng kinh tế khi tổng hợp ảnh
hưởng của các tham số này phải thỏa mãn điều kiện ràng buộc được miêu tả ở công thức
(3-45).
- Kết quả của đề tài góp phần đưa ra một luận giải đối với nghịch lý về mối quan hệ giữa
tài trợ cho hoạt động R&D và tăng trưởng kinh tế còn đang được tranh luận giữa các nhà
kinh tế.
• Các kết quả nghiên cứu của đề tài đã được thể hiện từng phần trong hội thảo quốc tế và
đề tài nghiên cứu khoa học được tổ chức tại Trường Đại học Bách khoa Hà nội cũng như
trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín.
2. Về mặt thực tiễn
• Đề tài nghiên cứu tổng quan về việc tài trợ cho hoạt động R&D và tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam và Mỹ thời gian qua để làm cơ sở cho việc vận dụng mô hình tại hai quốc gia
này.
• Đề tài vận dụng mô hình nghiên cứu tại hai quốc gia là Việt Nam và Mỹ trong giai đoạn
2005-2013, từ đó xem xét tính hiệu quả của việc tài trợ cho hoạt động R&D đối với tăng
trưởng kinh tế trong bối cảnh thông tin bất cân xứng ở mỗi quốc gia.
• Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất dải xác suất được tài trợ hiệu quả cho năm tiếp theo ở Việt
Nam và Mỹ.
3. Một số hướng nghiên cứu tiếp theo
• Việc nghiên cứu thời gian độc quyền cho các bằng phát minh sáng chế là một kỳ hoặc n
kỳ sẽ là một hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án. Việc tính toán cho hai trường hợp
độc quyền một kỳ và vĩnh viễn đơn giản hơn so với độc quyền n kỳ (0 < 𝑛𝑛 < ∞). Do
vậy, các nghiên cứu cho đến nay chỉ tập trung vào hai trường hợp đồng quyền của bằng
phát minh là một kỳ hoặc vĩnh viễn.
• Việc xây dựng hàm lợi ích cho cả hai nhóm người đi vay và người cho vay dưới dạng
tổng quát là bao gồm tiêu dùng của cả thời kỳ trẻ và thời kỳ già cũng là một hướng
nghiên cứu tiếp theo. Mặc dù theo Bencivenga và Smith [30], khi xây dựng hàm lợi ích
theo cách này không cho kết quả mới nhưng việc tính toán sẽ phức tạp hơn, song việc xây
dựng mô hình theo hàm lợi ích tổng quát rồi so sánh với kết quả của mô hình cũng là một
vấn đề cần luận giải tiếp.
• Việc nghiên cứu hàm sản xuất sản phẩm cuối cùng dưới dạng hàm số liên tục của các sản
phẩm trung gian như được miêu tả ở công thức (5-1) để so sánh với kết quả của luận án
cũng là một hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án.
• Việc hoàn thiện thuật toán bằng các phần mềm toán học và mở rộng phạm vi kiểm định
sẽ giúp mô hình có tính ứng dụng tốt hơn. Trên cơ sở đó, cần tiếp tục xem xem các kiến
nghị với Chính phủ về việc trong trường hợp nào nên hay không nên tài trợ cho hoạt
động R&D.
24
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thesis_summary_17_2_cap_truong_7938.pdf