Thông qua phương pháp lượng hóa cho t?ng 500 điể m của 5 nhóm
giá trị, 25 mục nội dung và 16 tiểu mục chi tiết với kết quả cụ thể, từ đó
tác giả chia các Tỉnh Thành địa phương thành 4 cấ p độ điề u kiện phát
triển DLNDB trên cơ sở khai thác các giá trị STTN và STNV như sau:
? Nhóm phát triển: Khánh Hòa, Đà Nẵng và Quảng Nam
? Nhóm tiềm năng: Bình Thuận, Bình Định và Ninh Thuận
? Nhóm dự trữ: Phú Yên và Quảng Ngãi
3. Sau khi tổ hợp chọn lọ c vùng liên tỉnh trên cơ sở tập trung giá
trị tài nguyên và kiểm tra đối chiếu các kết quả, tác giả xác định định
hướng phát triển cho các TVDLB như sau:
? Tiểu vùng du lịch biển Đà Nẵng - Quảng Nam (Tiểu vùng 1):
Là tiểu vùng du lịch nghỉ dưỡng biển tổng hợp, tập trung mật độ cao các
giá trị sinh thái tự nhiên và nhân văn, có thể xem như là vùng du lịch trọng
điểm quốc gia, thể hiện đầy đủ nhất bản sắc văn hóa miền Trung Việt
Nam, kết hợp các thương hiệu nổi tiếng trên con đường di sản đã được
UNESCO công nhận như: Hội An- Mỹ Sơn.
? Tiểu vùng du lịch biển Nam Bình Định - Bắc Phú Yên (Tiểu
vùng 2): Là khu vực DLNDB tiềm năng phát triển với các bãi biển đẹp
nguyên sơ trong tổng thể một không gian văn hó a cò n đậm nét đặ c trưng
văn hóa nông nghiệp nông thôn Nam Trung Bộ
28 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 3771 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu quy hoạch vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ trên cơ sở khai thác giá trị sinh thái và nhân văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồn tại nhiều danh lam thắng cảnh,
các bãi biển đẹp, nhiều bãi tắm nổi tiếng sẵn có nguồn du khách.
- Khu vực có sự tương đồng về điều kiện khí hậu, hầu hết đồng
nhất từ phía Nam đèo Hải Vân trở vào, nhiều ngày nắng, lượng mưa, nhiệt
độ không quá lạnh, quá nóng hợp lý cho phát triển DLNDB.
3
- Khu vực có tiềm năng đặc biệt về STTN và STNV, có hệ sinh
thái tự nhiên phong phú, có giá trị nhân văn địa phương đặc trưng, đủ khả
năng hội tụ các điều kiện để trở thành Vùng DLNDB đặc trưng Việt Nam,
là điểm đến chất lượng trên bản đồ du lịch thế giới.
- Khu vực có chung thị trường du khách du lịch nghỉ dưỡng biển
cả nội địa và quốc tế, có sự cạnh tranh cũng như cùng khai thác các nguồn
du khách nghỉ dưỡng dài ngày khi liên kết các tuyến điểm.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng hệ tiêu chí về tài nguyên du lịch trên cơ sở khai
thác giá trị STTN và STNV.
- Đánh giá toàn diện tiềm năng du lịch, tập trung các giá trị
STTN và STNV, xác định các lợi thế DLNDB, so sánh, đánh giá cho kết
quả thứ tự xếp hạng 8 địa phương tỉnh thành trong vùng nghiên cứu.
Chứng minh và xác định các giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch trong vùng
nghiên cứu, đủ điều kiện để đưa duyên hải Nam Trung Bộ trở thành một điểm
đến DLNDB tầm cỡ quốc tế.
- Đề xuất chọn lựa và xây dựng định hướng phát triển các tiểu
vùng du lịch biển Nam Trung Bộ.
Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực tiễn và các bài học kinh nghiệm phát triển
DLNDB trên thế giới và Việt Nam, hệ thống hóa các lý thuyết, các
phương án phát triển du lịch. Xem xét vai trò đóng góp của tài nguyên du
lịch STTN và STNV trong việc tạo ra các đòn bẩy phát triển DLNDB.
- Đánh giá tổng thể và nhận biết hệ thống quỹ tài nguyên du
lịch STTN và STNV, xác định những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho việc
hình thành và phát triển các TVDLB; xem xét tính lợi thế vượt trội của
DLNDB Nam Trung Bộ so với các vùng du lịch khác của Việt Nam.
- Xác định các thành phần cơ bản trong việc hình thành và phát
triển một TVDLB, nghiên cứu các mối tương tác nội hàm, tìm hiểu vai trò
của đô thị hạt nhân, nhằm phát huy thế mạnh tổng thể của các thành phần…
tạo sự liên kết các tuyến điểm du lịch trong một TVDLB hoặc mở rộng ra
4
vùng du lịch biển lớn hơn. Áp dụng các kết quả nghiên cứu vào các
TVDLB được lựa chọn.
Nội dung khảo sát và đối tượng tham khảo
Phần nội dung nước ngoài: Nghiên cứu quá trình và xu hướng phát
triển DLNDB trên thế giới, các bài học kinh nghiệm trong tổ chức khai
thác du lịch trên cơ sở bảo tồn giá trị của hệ STTN và STNV, trong công
tác quy hoạch và quản lý các vùng DLNDB đã phát triển thành công tại
các quốc gia.
Phần nội dung trong nước:
- Cập nhật và nghiên cứu các chiến lược phát triển du lịch quốc
gia, chiến lược kinh tế - xã hội, các QHV, quy hoạch xây dựng, quy hoạch
du lịch do chính phủ, ngành và các địa phương ban hành.
- Nghiên cứu hệ thống các vùng du lịch nghỉ dưỡng biển hiện
có của Việt Nam và miền Nam Trung Bộ, phân loại, phân tích đặc điểm,
mức độ quan trọng, tiềm năng, so sánh và đánh giá các cơ hội phát triển.
- Nghiên cứu tổng quan về các hệ sinh thái và các giá trị tài
nguyên du lịch của Việt Nam. Nghiên cứu sâu về phân bố không gian
VDL nghỉ dưỡng, các hệ STTN và hệ thống các KBTTN, các quỹ DSVH
và giá trị STNV bản địa tại vùng nghiên cứu, phân tích mối quan hệ giữa
các vùng DLNDB và vùng đô thị, vùng nông nghiệp, vùng công nghiệp …
Những điểm đề xuất mới của luận án:
- Luận án nghiên cứu lĩnh vực QHV Du lịch là một nhánh quy
hoạch vùng kinh tế chức năng của bộ môn quy hoạch vùng. Luận án vừa
xây dựng các luận điểm lý thuyết của QHV du lịch vừa đi tìm lời giải cho
vấn đề tại địa bàn nghiên cứu với các mô hình TVDLB được đề xuất.
- Luận án tập trung nghiên cứu quỹ tài nguyên STTN và STNV
tại 8 tỉnh thành Nam Trung Bộ, xây dựng kết quả chi tiết từ hiện trạng và
so sánh ưu nhược điểm của từng nội dung dựa trên sự đánh giá các địa
phương. Kết quả là sự điều tra toàn diện, là cơ sở khoa học vững chắc cho
những nghiên cứu đề xuất về chiến lược phát triển DLNDB; hệ thống hóa,
chứng minh và chỉ ra các giá trị STTN và STNV cốt lõi là điều kiện cần
5
để đưa Nam Trung Bộ trên con đường xây dựng trở thành một điểm đến
du lịch nghỉ dưỡng biển tầm cỡ quốc tế.
- Luận án đề xuất cụ thể các TVDLB trọng tâm tại Nam Trung
Bộ; xác định các giá trị và tài nguyên du lịch cốt lõi; xây dựng định hướng,
các sản phẩm du lịch, quy hoạch không gian và các kịch bản phát triển du
lịch tiểu vùng. Đây cũng là các kết quả mới không trùng lặp với các
nghiên cứu khoa học đã có.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra khảo sát
thực địa trong và ngoài nước, phương pháp hệ thống, phương pháp thống
kê biểu đồ hóa, phương pháp lượng hóa ma trận đánh giá, phương pháp
tổng hợp phân tích, phương pháp bản đồ.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
- Xây dựng một hệ thống đánh giá toàn diện, có cơ sở khoa học
về tiềm năng của quỹ tài nguyên STTN và STNV, phục vụ công tác
nghiên cứu quy hoạch vùng du lịch nói chung và áp dụng tại các mô hình
TVDLB nói riêng.
- Đóng góp trực tiếp các kết quả nghiên cứu vào định hướng
phát triển Chương trình du lịch Quốc gia, các chiến lược hành động cụ thể
của Quy hoạch vùng DLNDB và các đề án phát triển du lịch các tỉnh
thành Nam Trung Bộ.
- Ứng dụng vào thực tế phát triển các vùng du lịch biển Nam
Trung Bộ, chọn lựa các mục tiêu trọng tâm, xác định các giải pháp và
công cụ quản lý đầu tư, marketing, khai thác hiệu quả các TVDLB, KDL
và điểm DLNDB.
Cấu trúc luận án: Toàn luận án gồm 150 trang, ngoài phần
đặt vấn đề (7 trang) và kết luận (5 trang), phần nội dung luận án gồm 138
trang, chia làm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan về quy hoạch vùng du lịch duyên hải
Nam Trung Bộ - 43 trang.
- Chương 2: Cơ sở khoa học và phương pháp luận nghiên cứu
quy hoạch vùng DLNDB duyên hải Nam Trung Bộ - 26 trang.
6
- Chương 3: Kết quả khảo sát quỹ tài nguyên du lịch và đề xuất
chọn lựa các TVDLB duyên hải Nam Trung Bộ - 36 trang.
- Chương 4: Mở rộng kết quả nghiên cứu và đề xuất định
hướng phát triển các TVDLB duyên hải Nam Trung Bộ - 33 trang.
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH DU LỊCH NGHỈ
DƯỠNG BIỂN MIỀN TRUNG
1.1 Thuật ngữ, định nghĩa và khái niệm
1.1.1 Nhận thức và tiếp cận các khái niệm, thuật ngữ
Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến hai lĩnh vực khoa học
là: Ngành du lịch và ngành quy hoạch, tập trung sâu vào chuyên ngành
QHV và QHV DLNDB. Để thống nhất trong toàn bộ nộâi dung luận án, các
khái niệm cơ bản sẽ được định nghĩa riêng theo quan điểm tác giả theo
các nguyên tắc: Nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc phổ thông, nguyên tắc
mặc định, hệ quy chiếu về không gian chuyên ngành quy hoạch; và xây
dựng luận điểm riêng.
1.1.2 Du lịch và loại hình du lịch
Có rất nhiều loại hình du lịch đa dạng khác nhau, đề tài chỉ đề cập
đến các loại hình DLNDB trên cơ sở khai thác và cộng hưởng các giá trị
STTN và STNV. Phân biệt các khái niệm Du lịch sinh thái, Du lịch văn
hóa và Du lịch nghỉ mát, Du lịch nghỉ dưỡng và Du lịch nghỉ dưỡng biển.
1.1.3 Các giá trị tài nguyên du lịch
Việc khai thác du lịch luôn tôn trọng gìn giữ các giá trị môi trường
sinh thái đặc thù địa phương như: Sinh thái tự nhiên, sinh thái nhân văn,
Môi trường sinh thái biển. Từ lý thuyết phát triển bền vững, đề xuất mô
hình « Phát triển du lịch biển bền vững » với các mục tiêu và đối tượng
như sau: Mục tiêu kinh tế, Mục tiêu xã hội (môi trường STNV vùng biển)
Mục tiêu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (môi trường STTN vùng biển).
1.1.4 Thuật ngữ và khái niệm chuyên ngành QHV
Định nghĩa Vùng du lịch nghỉ dưỡng: Là vùng lãnh thổ có nhiều tài
nguyên du lịch, có ưu thế thuận lợi về các điều kiện thiên nhiên, tập hợp
7
nhiều giá trị sinh thái tự nhiên và nhân văn thu hút du khách. VDLND có
thể có nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu tốt thuận tiện cho việc nghỉ mát, nghỉ
dưỡng, có các sơ sở hạ tầng đáp ứng sự phát triển du lịch, là vùng có cơ
cấu tỷ trọng kinh tế lớn từ nguồn thu du lịch và các ngành dịch vụ phụ trợ.
Tiểu vùng du lịch biển Là vùng tập trung phát triển các loại hình du
lịch nghỉ mát nghỉ dưỡng trên cơ sở khai thác các tài nguyên, tiềm năng du
lịch biển : Tài nguyên bãi tắm, tài nguyên cảnh quan biển, tiềm năng khí
hậu biển, tiềm năng thể thao biển, tài nguyên hệ sinh thái biển, vùng đất
ven biển, các hải đảo.... TVDLB không chỉ giới hạn không gian hạn hẹp các
dải đất ven biển chuyên khai thác DLNDB, mà còn mở rộng liên kết các
vùng du lịch khác, kết nối với vùng đô thị và công nghiệp.
1.1.5 Công tác quy hoạch vùng du lịch (VDL)
Từ định nghĩa Quy hoạch vùng, xây dựng định nghĩa QHV du lịch,
đến xác định Ranh giới lãnh thổ VDL, nhằm tìm ra các nội dung QHV du
lịch. Mục tiêu của QHV du lịch là tìm ra các giải pháp QH xây dựng vùng,
QH sử dụng đất thích hợp nhất cho nhu cầu và triển vọng phát triển du lịch
vùng. Nhiệm vụ của QHV du lịch là cụ thể các chương trình hành động
phát triển du lịch gắn liền với sử dụng tài nguyên đất đai, với các chức
năng khác của vùng. Nội dung QHV và các định hướng:
- Chọn lựa, đề xuất không gian phát triển VDL trọng tâm.
- Xác định các cấu trúc chức năng không gian vùng, mối liên hệ giữa
vùng đô thị, vùng sản xuất... vùng khác và vùng du lịch.
- Định hướng các hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng cơ sở kết nối và
phục vụ phát triển vùng du lịch.
- Định hướng việc tiêu chuẩn hóa các quy định quy hoạch xây dựng
các khu chức năng du lịch: Khu du lịch, điểm du lịch, công trình du lịch.
1.2 Quá trình phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển trên thế giới
Điểm qua các quá trình phát triển của DLNDB trên thế giới; từ giai
đoạn trước thế chiến thứ I, DLNDB mới tập trung ở châu Âu cho tầng lớp
người giàu có; giai đoạn 1920- 1945 với các đồ án phát triển DLNDB đầu
tiên; giai đoạn bùng nổ sau thế chiến thứ II đến thập niên 80 vơi sự xuất hiện
8
nhiều điểm đến DLNDB hấp dẫn tại Caribe, Châu Á Thái Bình Dương, Ấn
Độ Dương; giai đoạn từ thập niên 90 cho đến nay với những mô hình
DLNDB mới, chất lượng cao và đầu tư lớn tại Singapore, Trung Đông… Các thị
trường DLNDB chính được phân chia như sau: Châu Âu-Địa Trung Hải,
Châu Mỹ, Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Bảng 1-2: Các giá trị nổi trội tạo nên sự thành công
của các điểm đến du lịch biển nổi tiếng thế giới.
Địa phương Điều
kiện bờ
biển -
bãi tắm
Giá trị
sinh thái
tự nhiên
Giá trị
sinh thái
nhân văn
Giá trị
đương
đại
Chính sách
quốc gia, sự
tập trung hỗ
trợ của CP
Phuket, Thái Lan X X X X
Bali, Indonesia X X X X
Langkawi, Malaisia X X X
Sentosa, Singapore X X
Maldives X X X
Hawaii, Hoa Kỳ X X X X X
Cancun, Mexico X X X X
St Tropez, Pháp X X X
Một số bài học kinh nghiệm quý giá tạo nên sự thành công của các
điểm đến DLNDB nổi tiếng thế giới, Việt Nam có thể áp dụng:
- Khai thác hiệu quả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi
- Duy trì bản sắc văn hóa đặc trưng
- Tầm nhìn và vai trò lãnh đạo sự phát triển của chính phủ
- Khuyến khích các nguồn lực đầu tư xã hội
- Dung hòa quyền lợi của cộng đồng địa phương và phát triển kinh tế
- Bảo vệ và tái tạo môi trường
- Luôn đổi mới - tiếp thị, xây dựng thương hiệu.
1.3 Quá trình phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển tại Việt Nam
Lịch sử DLNDB Việt Nam còn non trẻ phát triển qua các giai đoạn,
thời kỳ phong kiến và những điểm DLNDB đầu tiên do thực dân Pháp
9
thiết lập, thời kỳ chiến tranh và hòa bình mới lập lại, thời kỳ kinh tế mở
cửa từ thập niên 90 và những chuyến biến mới giai đoạn 2000-2010. Điểm
qua các nội dung về hiện trạng và các định hướng, xu hướng: Vai trò của
DLNDB trong chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam; Tiềm năng
thiên nhiên; Hệ thống các khu du lịch biển Việt Nam.
1.4 Hiện trạng du lịch nghỉ dưỡng biển duyên hải Nam Trung Bộ
Điểm qua về quy mô và tăng trưởng của thị trường du khách, doanh
thu du lịch. Thống kê hệ thống khách sạn và resort ven biển, đến năm
2008, toàn vùng mới có 106 cơ sở lưu trú chuẩn từ 3 sao trở lên, tốc độ
tăng trưởng đầu tư các cơ sở vật chất du lịch biển trung bình đạt 15%, đặc
biệt là có nhiều khách sạn resort chất lượng cao tại các thị trường đầu tư
nóng như Đà Nẵng, Nha Trang. Đến nay 2013, toàn vùng đã có 36 khách
sạn resort 5 sao đã hoạt động.
Các khu vực hiện hữu và dự kiến phát DLNDB: Ngoài các điểm
DNDB đã hình thành và tạo nên thương hiệu tại Việt Nam, trong vùng
nghiên cứu, đã hình thành một cuộc cạnh tranh các KDL biển giữa các địa
phương với rất nhiều dự án tham vọng, khai thác triệt để các quỹ đất ven
biển, để làm du lịch, resort và sân golf:
1. Khu vực DLNDB Sơn Trà - Mỹ Khê - Non Nước - Cửa Đại
2. Khu vực DLNDB Chu Lai - dọc Trường Giang - Tam Hải
3. Khu vực DLNDB Bán đảo Phương Mai - Quy Nhơn - Sông Cầu
4. Khu vực DLNDB tỉnh Khánh Hòa
5. Khu vực DLNDB Ninh Chữ - Vĩnh Hy - Núi Chúa
6. Khu vực DLNDB Phan Thiết - Mũi Né - Hòn Rơm - Hòa Thắng
7. Khu vực DLNDB Hàm Tân - Hàm Thuận
Ngoài các khu vực kể trên, có một số điểm du lịch nổi tiếng từ lâu
nhưng nay bị ô nhiễm, xây dựng tràn lan, xuống cấp: KDL biển Sa Huỳnh
- Quảng Ngãi, KDL biển Cà Ná - Bình Thuận, Ninh Thuận.
1.5 Tổng quan điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội các tỉnh
thành Nam Trung Bộ
10
Điều tra khảo sát các chỉ số và đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đặc
điểm địa lý, hành chính và đô thị, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nguồn
nhân lực, đời sống văn hóa - tín ngưỡng và tôn giáo trong tất cả 10 tỉnh
thành nghiên cứu
1.6 Các nguy cơ trong quá trình phát triển DLNDB Nam Trung Bộ
- Các khu du lịch biển thiếu đồng bộ, tự phát, manh mún, có nguy
cơ lạc hậu ngay từ khi lập quy hoạch chuẩn bị triển khai đầu tư
- Thiếu sự chọn lựa loại hình sử dụng đất ven biển phù hợp.
- Các nguy cơ xâm hại môi trường sinh thái tự nhiên, phá vỡ cân
bằng sinh thái và hủy hoại môi trường.
- Nguy cơ xung đột giữa phát triển du lịch và lợi ích của cộng
đồng địa phương.
- Nguy cơ đánh mất cơ hội phát triển DLNDB chất lượng cao,
không giữ gìn và khai thác tốt các tài nguyên du lịch, dẫn đến mất sức sức
cạnh tranh với vùng khác và mất đi vai trò là điểm đến DLNDB tiên
phong của Việt Nam so với khu vực và quốc tế
1.7 Các nghiên cứu khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án
Quyết định 201/2013 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
2030 là một trong những cơ sở pháp lý kỹ thuật hết sức quan trọng được
tham khảo. Bên cạnh đó còn có các nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát
triển du lịch thuộc Bộ VH-TT-DL, các đề tài nghiên cứu ngành, các đồ án
QH kinh tế xã hội và QH xây dựng, QH du lịch các địa phương.
Các luận án Tiến sĩ trong cùng lĩnh vực phải kể đến luận án của
TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh và PGS.TS.KTS Đỗ Tú Lan. Đối với các
nghiên cứu cá nhân, có những tác giả như Hà Văn Siêu, Nguyễn Duy
Tuấn, Phạm Trung Lương; trong hội thảo “kiến trúc đô thị biển”, hội thảo
“kiến trúc du lịch biển” do Hội KTSVN tổ chức có các tham luận của
Hoàng Đạo Kính, Trần Trọng Hanh, Nguyễn Quốc Thông…
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC, CƠ SỞ THỰC TIỄN, QUAN
ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
11
2.1 Quan điểm nghiên cứu: Luận án được xây dựng trên nền tảng tư
duy và các quan điểm tiếp cận như sau: Tiếp cận vấn đề một cách toàn
diện và khoa học; tính thời sự; tính phê bình và tính phản biện; tiếp cận
dưới tiêu chí khai thác hiệu quả các giá trị sinh thái tự nhiên và nhân văn;
tiếp cận dưới tiêu chí kinh tế thị trường; vai trò trung gian khoa học - ứng
dụng lý thuyết và các mục tiêu phát triển du lịch biển bền vững.
2.2 Phương pháp nghiên cứu: Hệ thống hóa các vấn đề nghiên cứu
trên các cơ sở phương pháp khoa học sau: Phương pháp hệ thống, điều tra
khảo sát, thống kê và đánh giá; phương pháp thống kê - biểu đồ hóa - so
sánh; phương pháp mô hình hóa, bản đồ hóa, phân vùng - phương pháp
chồng lớp bản đồ; phương pháp lượng hóa - ma trận đánh giá. Trong đó
thực hiện 2 chương trình khảo sát:
- Chương trình 1: Các điểm đến du lịch nổi tiếng trên thế giới, phiếu
khảo sát thông tin thu thập các nội dung: Tổng quan, lịch sử phát triển,
hiện trạng tự nhiên - xã hội, hiện trạng du lịch, tìm hiểu các điều kiện tự
nhiên, các giá trị STTN và STNV, các bài học kinh nghiệm.
- Chương trình 2: Các địa phương duyên hải Miền Trung trong phạm
vi vùng nghiên cứu, phiếu khảo sát thông tin thu thập các nội dung: Tổng
quan, thông tin KT-XH, điều kiện tự nhiên khí hậu, hiện trạng du lịch, tài
nguyên STTN, STNV và các phân tích đánh giá.
- Chương trình điều tra xã hội học: Phát phiếu điều tra với 69 người
lấy ý kiến về tập quán, nhu cầu và sở thích DLNDB của du khách.
2.3 Cơ sở pháp lý, các chiến lược vùng và chương trình hành động
quốc gia về du lịch
Căn cứ trên các cơ sở khung pháp lý quan trọng của Chính phủ và
các ngành. Đây là những định hướng cơ bản cho việc phát triển TVDLB
trong mối liên quan đến các nhân tố kinh tế xã hội khác.
2.4 Cơ sở quy hoạch và các đồ án quy hoạch quan trọng
- Các đô thị trung tâm vùng: Nghiên cứu đồ án QH đô thị trung
tâm vùng như Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang, cùng các đồ án QH đô
thị tỉnh lỵ khác.
12
- Trên lãnh thổ miền Trung và cũng là trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài có 5 khu kinh tế lớn được chính phủ thành lập: KKT Chu Lai,
KKT Dung Quất, KKT Nhơn Hội, KKT Nam Phú Yên và KKT Vân
Phong. Các KKT đều có chức năng tổng hợp đa ngành, có không gian phát
triển DLNDB và các quy chế ưu đãi đầu tư.
- Đồ án QH khu DLNDB tiêu biểu: QH KDL biển Bãi Dài - Cam
Ranh, Khánh Hòa
- Các quần thể DLNDB quy mô lớn tương lai tại Việt Nam
2.5 Cơ sở thực tiễn từ công tác quản lý phát triển DLNDB
- Thực tiễn công tác quy hoạch xây dựng
- Thực tiễn công tác quản lý khai thác du lịch
- Thực tiễn công tác quảng bá - Marketing - xây dựng thương hiệu
du lịch
2.6 Cơ sở thực tiễn từ hoạt động du lịch nghỉ dưỡng biển
- Nhu cầu và sở thích của du khách DLNDB
- Thị trương du khách DLNDB
- Thị trường khách quốc tế và nội địa
- Xu hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển Nam Trung Bộ
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ KHẢO SÁT QUỸ TÀI NGUYÊN
DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT CHỌN LỰA CÁC TIỂU VÙNG DU LỊCH
NGHỈ DƯỠNG BIỂN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
3.1 Xây dựng hệ thống giá trị tài nguyên du lịch
Tham khảo kinh nghiệm thực tiễn và lý thuyết của các tổ chức du
lịch trên thế giới, áp dụng vào điều kiện Việt Nam, hệ thống giá trị các cơ
sở hạ tầng du lịch hiện hữu và tài nguyên tiềm tàng phát triển trong tương
lai được chia làm 5 nhóm chính như sau: Điều kiện tự nhiên, Tài nguyên
STTN, Tài nguyên STNV, cơ sở hạ tầng và Công tác quản lý phát triển du
lịch.
3.2 Xây dựng kết quả lựa chọn TVDLB theo 3 bước sàng lọc
13
- Bước 1: Đánh giá điểm các tiêu chí được cơ cấu điểm theo các
nhóm giá trị, nhằm tìm ra tổng điểm đánh giá sơ bộ tiềm năng du
lịch các địa phương.
- Bước 2: Tổng hợp điểm, liên kết vùng các địa phương liền kề tạo ra
nhóm cặp các tiểu vùng DLNDB cơ bản
- Bước 3: Trên cơ sở các bán kính phục vụ du lịch, mật độ tập trung
cao các tài nguyên du lịch, tổ hợp đề xuất các TVDLB.
3.3 Nguyên tắc thiết lập thứ tự ưu tiên, hệ số thang điểm, đánh giá
& tổng hợp kết quả: Bảng điểm đánh giá phân làm hai cấp với tỷ trọng
khác biệt tương ứng với độ quan trọng và tính quyết định của từng nội
dung. Tổng điểm đánh giá là 500 điểm, với 25 mục nội dung và 16 tiểu
mục chi tiết, thang điểm đủ rộng, thuận lợi cho hai chuẩn đánh giá: hệ số
điểm và điểm đánh giá từng nội dung. Có 18 tiêu chí đánh giá định lượng
có số liệu cụ thể, 7 tiêu chí đánh giá định tính. 5 nhóm giá trị được cơ cấu
điểm với mức độ khác nhau về tỷ lệ nhằm đảm bảo vai trò quan trọng, số
điểm chi phối vào đánh giá chung:
- Nhóm điều kiện tự nhiên: 135 /500 điểm - 27% tổng điểm.
- Nhóm tài nguyên STTN: 65 /500 điểm - 13% tổng điểm.
- Nhóm tài nguyên STNV: 125 /500 điểm - 25% tổng điểm.
- Nhóm cơ sở hạ tầng: 125 /500 điểm - 25% tổng điểm.
- Nhóm quản lý phát triển du lịch: 50 /500 điểm - 10% tổng điểm.
3.4 Điểm đánh giá và phân tích kết quả: Các nội dung được đối
chiếu so sánh và cho điểm nhiều lần, liên tục điều chỉnh nhằm tìm ra kết
quả khách quan đúng đắn nhất. Điểm số chi tiết được thể hiện trên bảng
mô tả dạng ma trận hàng dọc các địa phương và hàng ngang các nội dung
3.5 Tổng hợp điểm và xác định các tiểu vùng so sánh
3.5.1 Điểm tổng hợp: Điểm số đánh giá toàn diện các giá trị tài
nguyên du lịch 8 Tỉnh Thành trong vùng nghiên cứu đã chỉ ra 3 nhóm:
Nhóm nổi trội, nhóm phát triển, nhóm tiềm năng và nhóm dự trữ:
- Nhóm phát triển (có tổng điểm trên 350): Khánh Hòa (399 điểm) Đà
Nẵng (388 điểm) và Quảng Nam (366 điểm)
14
- Nhóm tiềm năng (có tổng điểm từ 300 - 350 điểm): Bình Thuận (329
điểm) và Bình Định (322 điểm) và Ninh Thuận (307 điểm)
- Nhóm dự trữ (dưới 300 điểm): Phú Yên (288 điểm) và Quảng Ngãi
(269 điểm).
3.5.2 Tiếp cận mở rộng và phản biện kết quả: Nếu chỉ nhìn vào
hệ kết quả này và tập trung phát triển các điểm mạnh, bỏ rơi các địa
phương yếu, thì kết cục và giải pháp chưa toàn diện. Do đó một số cách
tiếp cận và bàn luận được đặt ra để mang tính phản biện, xem xét các vấn
đề đa diện nhằm tìm được kết quả hợp lý:
- Mở rộng không gian vùng,không giới hạn theo địa giới địa phương.
- Kết hợp, tổ hợp các giá trị nhằm bù đắp điểm yếu của một địa
phương đơn lẻ.
- Sát nhập các địa phương yếu vào vùng du lịch lớn hơn có địa
phương mạnh làm vai trò dẫn dắt.
- Nâng cao sức cạnh tranh giữa các vùng liên tỉnh.
- Loại trừ, bỏ đi các khu vực địa lý ít tiềm năng du lịch, bán kính đi
lại xa, không xem xét để phát triển.
- Sự kết hợp các giá trị tài nguyên du lịch ngoại vùng.
3.5.3 Xây dựng các TVDLB và các kịch bản so sánh
Khái niệm “tiểu vùng du lịch liên tỉnh” là để chỉ một vùng lãnh thổ
bao gồm nhiều tỉnh thành kết hợp trọn vẹn không gian địa lý hay kết hợp
một phần trên cơ sở khai thác, bổ sung các giá trị tài nguyên du lịch. Tác
giả đề xuất nghiên cứu hai loại hình giải pháp chọn vùng:
- Phương án 1: Đơn giản là sự ghép ranh địa lý các địa phương,
liên tục trên chuỗi không gian vùng nghiên cứu.
- Phương án 2: Chọn lựa những vùng nhiều tiềm năng phát triển
DLNDB mạnh mẽ nhất để nghiên cứu, kết hợp cho phép mở rộng ra các
địa phương lân cận cứu để tăng thêm giá trị bổ trợ.
3.6 Các ưu thế và giá trị tài nguyên du lịch cốt lõi của vùng duyên
hải Nam Trung Bộ: Từ những nghiên cứ kỹ phần hiện trang, tác giả hệ
thống hóa và chọn lọc lại những yếu tố thuận lợi nhất mà DLNDB miền
15
Trung đã sở hữu được, qua đó khẳng định và tính khả thi trong việc Duyên
hải miền Trung có các cơ hội để trở thành một điểm đến DLNDB hàng
đầu Việt Nam và ngang tầm quốc tế. Một số phân tích sâu các giá trị tài
nguyên du lịch Nam Trung Bộ qua các nội dung:
- Hệ thống các bãi tăm lớn, có chiều dài trên 10km, có khả năng
phát triên các quần thể DLNDB quy mô lớn
- Hệ thống các khu vực địa hình có thể khai thác mô hình du lịch
đặc thù
- Sự khác biệt và những lợi thế của DLNDB Nam Trung Bộ so
với các vùng khác tại Việt Nam
3.7 Phương pháp ghép ranh giới địa lý, cộng hưởng các giá trị tài
nguyên du lịch: 5 tiểu vùng được chọn lựa hợp nhất như sau: tiểu vùng Đà
Nẵng-Bắc Quảng Nam, tiểu vùng Nam Quảng Nam-Quảng Ngãi, tiểu
vùng Bình Định-Phú Yên, tiểu vùng Khánh Hòa-Bắc Ninh Thuận, tiểu
vùng Nam Ninh Thuận - Bình Thuận. Cách phân vùng này còn mang tính
phân chia đơn giản tức là thay vì 8 vùng tỉnh thành trước đây thay bằng 5
vùng lãnh thổ hợp nhất nhưng vẫn liền ranh giới và trùng diện tích vùng
nghiên cứu.
3.8 Phương án tổ hợp vùng chọn lọc, trên cơ sở tập trung các giá trị
tài nguyên: Phương án này là một giải pháp mang tính so sánh, bàn luận,
cô đọng các giá trị nhằm tìm ra các TVDLB có sức cạnh tranh cao nhất,
tập trung vào những địa bàn có lợi thế và tiềm năng riêng, không trùng lặp
các loại sản phẩm du lịch. Ranh giới các tiểu vùng được chọn lựa trên cơ
sở tập trung các địa bàn thuận lợi nhất, bán kính gần, loại trừ hẳn các địa
bàn kém phát triển du lịch, không có cơ hội cạnh tranh trong tương lai. Có
4 tiểu vùng được khoanh vùng chọn lựa:
1. Tiểu Vùng Đà Nẵng - Quảng Nam
2. Tiểu Vùng Nam Bình Định - Bắc Phú Yên
3. Tiểu Vùng Khánh Hòa - Ninh Thuận
4. Tiểu Vùng Nam Bình Thuận
16
3.9 Đề xuất định hướng phát triển các TVDLB Nam Trung Bộ và
những khu vực DLNDB dự trữ
Bảng 3-1: So sánh các giá trị đặc trưng và vai trò phát triển
của các tiểu vùng du lịch nghỉ dưỡng biển Nam Trung Bộ
TVDLB Giá trị nổi trội - vai trò phát triển
Tiểu Vùng Đà Nẵng -
Quảng Nam
Vùng du lịch tổng hợp cấp quốc gia - thể hiện
đầy đủ bản sắc văn hóa Nam Trung Bộ và Việt
Nam. DLNDB kết hợp du lịch nhân văn (giá trị
lịch sử - văn hóa truyền thống) và DLST
Tiểu Vùng Nam Bình
Định - Bắc Phú Yên
Vùng du lịch tiềm năng - dự trữ phát triển. Giá
trị nhân văn, môi trường sinh thái bản địa, khai
thác bảo vệ các giá trị nguyên bản, đời sống nông
thôn vùng duyên hải Nam Trung Bộ
Tiểu Vùng Khánh
Hòa - Ninh Thuận
Vùng thuận lợi và phù hợp nhất để phát triển
du lịch nghỉ dưỡng biển, có điều kiện để phát
triển và quảng bá như một điểm đến DLNDB quốc
tế - nổi tiếng Việt Nam.
Tiểu Vùng
Nam Bình Thuận
Vùng DLNDB Nam Trung Bộ và Nam Bộ, kết
hợp chặt chẽ với đô thị trung tâm du lịch và cũng
là nguồn thị trường nội địa tối quan trọng:
TPHCM, là vùng có sức tăng trưởng DLNDB
nhanh chóng, lượng du khách lớn.
Kết quả chọn lựa 4 tiểu vùng đề xuất như trên không phải là một kết
luận mang tính bất biến, bởi vì nhiều yếu tố tác động sẽ ảnh hưởng đến
tương lai phát triển các tiểu vùng. Vì vậy, tác giả vẫn ủng hộ phương án
sáng tạo và cạnh tranh lành mạnh trong việc hình thành các điểm DLNDB
mới. Ngoài ra, các TVDLB tiềm năng có nền tảng là những KDL biển địa
phương, có thể có những đột biến phát triển, thêm nguồn vốn, nhờ sự ủng
hộ của chính sách để có thể nâng cấp phát triển.
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN VÀ MỞ RỘNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Mô hình tầng bậc và cấu trúc chức năng TVDLB:
17
Căn cứ phân cấp theo quy mô diện tích; theo chức năng các loại hình
dịch vụ; theo mức độ vùng không gian và ranh giới địa lý; xem xét vùng
thị trường và khách hàng mục tiêu; Chủ thể sở hữu về cấp quản lý điều
phối. Luận án chia ra 5 cấp đối tượng DLNDB như sau: Điểm du lịch biển
- Điểm du lịch nghỉ dưỡng biển - Khu du lịch biển - Tiểu vùng du lịch
biển - Vùng du lịch biển. Đây cũng là những đề xuất riêng của luận án.
4.1.1 Điểm du lịch biển: Là một nơi chốn ven biển, vùng biển
có sức hấp dẫn thu hút con người; cảnh quan thiên nhiên đẹp thuận lợi
việc tắm biển và khám phá vùng biển; có hạ tầng giao thông tiếp cận, khả
năng đón tiếp một khối lượng lớn du khách; có thể hình thành các cơ sở
lưu trú, cơ sở dịch vụ. Ngoài ra còn có các thuật ngữ như: Điểm du lịch
(ĐDL) thể thao biển, ĐDL sinh thái biển... ĐDL là một tài nguyên du lịch
có thể đã được khai thác hoặc tồn tại dưới dạng tiềm năng.
4.1.2 Điểm du lịch nghỉ dưỡng biển: Là điểm kinh doanh du
lịch trên cơ sở khai thác các phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi và các dịch vụ cơ
bản nhằm cho khách du lịch thuê và sử dụng với mục đích nghỉ ngơi, giải
trí tận hưởng các giá trị của bãi tắm (có hoặc không), khí hậu và cảnh quan
biển; có các chức năng cơ bản, đủ vận hành và đáp ứng nhu cầu du khách
một cách độc lập, điều hành, quản lý và khai thác bởi một chủ đầu tư hoặc
một nhà tổng thầu phát triển và có quy mô diện tích < 200 ha.
4.1.3 Khu du lịch biển: Có quy mô diện tích từ 200 ha trở lên,
bao gồm một vùng không gian lớn tiếp giáp với biển, đảo gần bờ, và các
cảnh quan đẹp bên trong đất liền, có trọng tâm là những bãi biển, thuận
lợi phát triển quy mô lớn, có ranh giới thống nhất trong một phạm vi địa
ly; đầy đủ các chức năng tổng hợp, để phát triển các loại hình nghỉ ngơi,
giải trí, thể thao và khám phá hệ thiên nhiên biển - bờ biển; có QH tổng
thể với chiến lược phát triển được xác định, cóù cơ quan quản lý điều hành
địa phương; có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội địa
phương, là trung tâm DLNDB của Tỉnh Thành.
4.1.4 Tiểu vùng du lịch biển (TVDLB): Có quy mô diện tích
rộng lớn, gồm nhiều KDL biển, hoặc có một KDL biển trọng tâm mở rộng
18
ra các vùng phụ cận. TVDLB khai thác tất cả các giá trị tài nguyên du lịch
quanh vùng như giá trị STTN (các đồi núi, hồ đầm cảnh quan đẹp, các khu
VQG, khu BTTN hoang dã…) các giá trị STNV (DSVH, các di tích kiến trúc
cổ có giá trị, đời sống và giá trị bản sắc của các cộng đồng cư dân, các đô
thị quanh vùng...). TVDLB thường là trung tâm DLNDB cấp vùng miền,
được cập nhật vào chiến lược phát triển du lịch quốc gia.
4.1.5 Vùng du lịch biển: Là vùng không gian rộng lớn trong
phạm vi một tỉnh thành hoặc liên tỉnh, là VDL tập hợp nhiều TVDLB hay
là sự mở rộng một TVDLB quan trọng trên cơ sở kết hợp các tài nguyên
du lịch khác; được xây dựng chiến lược phát triển cấp quốc gia và chủ trì
bởi cơ quan quản lý ngành và liên tỉnh thành có liên quan; có hành lang
pháp lý, cơ chế phát triển và chương trình quảng bá cấp quốc gia; được
QH kinh tế và QH không gian chi tiết nhằm điều phối và duy trì các mục
tiêu phát triển. Số lượng VDL biển cấp quốc gia hạn chế, có các ưu đãi
đặc biệt về chính sách đầu tư-thuế, chính sách nhập cảnh …
4.2 Vai trò đô thị trung tâm trong không gian các TVDLB Nam
Trung Bộ: Các đô thị trung tâm tiểu vùng luôn có mối quan hệ hữu cơ
chặt chẽ, tác động hai chiều đến các không gian vùng phát triển DLNDB.
Đô thị trung tâm đóng vai trò “nguồn lực” đối với sự phát triển các vùng
DLNDB phụ cận, ngược lại sức tác động của ngành du lịch sẽ khiến các
đô thị điều chỉnh cấu trúc KT-XH , cấu trúc QH không gian đô thị và hạ
tầng đi theo. Các đô thị hạt nhân các tiểu vùng Nam Trung Bộ:
- Đà Nẵng và TVDLB TT Đà Nẵng - Quảng Nam
- Quy Nhơn và TVDLB Nam Bình Định - Bắc Phú Yên
- Nha Trang và TVDLB Khánh Hòa - Ninh Thuận
- Đô thị Phan Thiết và TVDLB Nam Bình Thuận.
4.3 Tính liên kết, bổ trợ tạo dựng các sản phẩm du lịch đa dạng trong
phạm vi nội hàm tiểu vùng: Khi đánh giá tiềm năng du lịch các vùng
DLNDB phải tính đến việc gia tăng các giá trị cộng hưởng từ việc liên kết
mở rộng vùng địa bàn để tạo nên các gói sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn,
tận dụng lượng khách qua lại của địa phương lân cận:
19
- Sự liên kết không gian địa lý trong phạm vi bán kính dưới 200km,
tương đương 3-4 giờ đi xe.
- Có hạ tầng giao thông thuận tiện: Đường bộ, đường sắt. Đường kết
nối có cảnh quan đẹp, an toàn và nhiều điểm du lịch bổ trợ.
- Tồn tại sự bổ trợ tương tác mang tính khác biệt: biển - núi; biển -
hồ, đầm; đồng bằng - cao nguyên; sản phẩm du lịch STTN - STNV,
DLST - du lịch giải trí, mua sắm…
- Những vùng liên kết có chung các thị trường khách hàng mục tiêu.
Dựa trên các tiêu chí trên, 4 TVDLB đều có sản phẩm du lịch mới, hấp
dẫn và hợp lý: Tuyến Huế - Đà Nẵng - Hội An; tuyến Bình Định-Phú Yên;
tuyến Nha Trang-Đà Lạt-Phan Rang; tuyến Vũng Tàu- Phan Thiết.
4.4 Hệ thống hóa các tài nguyên các tài nguyên TVDLB và định
hướng các chương trình phát triển: Sau khi hợp nhất không gian các
lãnh thổ TVDLB, các công tác chuyên môn thực hiện trong giai đoạn tiếp
theo là: Nghiên cứu hệ thống hóa tài nguyên du lịch, xác định giá trị cốt
lõi, nhận biết và phát huy tiềm năng mới để tập trung phát triển; thiết lập
tầm nhìn phát triển tiểu vùng; xây dựng các tiêu chuẩn giá trị mới, các đặc
trưng mang tính cạnh tranh cao; cụ thể hóa các mục tiêu phát triển; kế
hoạch hóa, xây dựng lộ trình các giai đoạn phát triển.
Nguyên tắc hệ thống - chọn lọc các tài nguyên du lịch trọng yếu
- Hệ thống các trung tâm đô thị,
- Hệ thống các khu DLNDB, các chuỗi không gian DLNDB trọng
tâm, các khu du lịch biển nhiều tiềm năng phát triển,
- Hệ thống các khu du lịch bổ trợ khác,
- Hệ thống các tài nguyên sinh thái tự nhiên và nhân văn,
- Hệ thống các đầu mối hạ tầng giao thông trọng yếu.
4.5 Mở rộng không gian vùng du lịch liên kết và các cấp độ ưu tiên
phát triển DLNDB các tiểu vùng Nam Trung Bộ: Tác giả phân tích các
yếu tố mở rộng không gian các tiểu vùng ra ngoài ranh giới để liên kết
các nguồn tài nguyên du lịch khác, tạo sự hoàn thiện cấu trúc trở thành
các vùng du lịch biển quy mô lớn. 3 vùng được đề xuất:
20
- Vùng du lịch biển Bắc Trung Bộ (có TVDLB Đà Nẵng - Quảng
Nam làm trọng tâm)
- Vùng du lịch biển Nam Trung Bộ (có TVDLB Khánh Hòa - Ninh
Thuận làm trọng tâm)
- Vùng du lịch biển Đông Nam Bộ (có TVDLB Nam Bình Thuận
làm trọng tâm)
Để phân kỳ đầu tư, tạo trọng tâm phát triển, có 3 cấp độ ưu tiên được
áp dụng cho các khu vực du lịch: Cấp độâ 1, phát triển ngay; cấp độ 2, phát
triển ổn định từng bước; và cấp độ 3, phát triển sau năm 2020.
4.6 Đề xuất nguyên tắc quản lý và điều hành các TVDLB: Thực hiện
quy trình quản lý DLNDB qua các quy trình: Vai trò của quản lý nhà
nước; Công cụ QHV, QH tổng thể và các điều kiện sách; kêu gọi và chọn
lựa đối tác đầu tư; quản lý xây dựng cơ bản; xã hội hóa công tác quản lý
và mô hình chuyên nghiệp hóa, quản lý giai đoạn hậu xây dựng.
4.7 Kịch bản phát triển các tiểu vùng du lịch biển giai đoạn đến 2020:
Chia làm 2 giai đoạn: Từ 2009 đến 2015, tốc độ tăng trưởng phương án
chọn là 12%; từ 2015 đến 2020: phương án chọn là 10%. Toàn vùng sẽ
đón lượng khách đạt đến 22,2 triệu/ năm 2015 và 35,7 triệu/ 2020, trong
đó khách quốc tế đạt 4,1 triệu/ 2015 và 6,6 triệu/ 2020. Tiểu vùng có
lượng du khách đông nhất là Đà Nẵng- Quảng Nam dự kiến lên đến 9,6
triệu/ 2015 và 15,5 triệu/ 2020, trong đó du khách quốc tế chiếm 30%.
Tiểu vùng Khánh Hòa - Ninh Thuận và tiểu vùng Nam Bình Thuận (được
tính số liệu trên quy mô khách du lịch toàn tỉnh) có quy mô du khách dự
báo tương đối đồng đều, đạt từ 4,7 đến 4,9 triệu/ 2015 và 7,6 đến 7,9
triệu/2020. Tiểu vùng Bình Định - Phú Yên, xuất phát điểm thấp, sức cạnh
tranh chưa cao, nên chỉ đạt 2,2 triệu/2015 và 3,6 triệu/2020.
4.8 Tầm nhìn du lịch biển Nam Trung Bộ và Việt Nam đến năm 2030:
Tầm nhìn cho DLNDB miền Trung phải đồng nhất và mang tầm vóc quốc
gia, không thể đơn lẻ theo hướng cạnh tranh vùng miền. Một số vấn đề
cần nhận thức và định hướng chiến lược:
21
- Du lịch biển Việt Nam sẽ phát triển nhanh trên cơ sở khai thác
mạnh các tiềm năng, từ xuất phát điểm thấp.
- Xây dựng sách lược chung cho phát triển du lịch biển toàn vùng giai
đoạn từ nay đến 2020 và tầm nhìn 2030.
- Khai thác những giá trị đặc trưng của DLNDB Nam Trung Bộ.
- Khai thác lợi thế cạnh tranh tầm quốc gia - trong lĩnh vực khai thác
thị trường du lịch biển.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Công tác nghiên cứu điều tra khảo sát toàn diện và đánh giá
tiềm năng DLNDB các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ được chọn lựa trên 5
nhóm giá trị cốt lõi: điều kiện tự nhiên, tài nguyên sinh thái tự nhiên,
tài nguyên sinh thái nhân văn, hạ tầng cơ sở và công tác quản lý phát
triển du lịch. Kết quả cho thấy vùng nghiên cứu hội đủ các điều kiện để
trở thành một điểm đến DLNDB hàng đầu Việt Nam:
Là vùng DLNDB có khí hậu tốt nhất Việt Nam, điều kiện thiên
nhiên ưu đãi, hệ thống bãi biển dài, nhiều bãi tắm đẹp, hệ STTN còn
nhiều nét hoang sơ, có môi trường tự nhiên sạch sẽ với sự đa dạng sinh
học bậc nhất.
Là vùng du lịch STNV giàu truyền thống với các di sản văn
hóa thế giới, giá trị hệ văn hóa Chăm còn lưu giữ và sự hấp dẫn của không
gian văn hóa mang đặc trưng bản sắc văn hóa Nam Trung Bộ.
Là vùng lãnh thổ có cửa ngõ tiếp cận giao lưu quốc tế thuận
tiện: Các cảng hàng không quốc tế hiện hữu và tương lai; tuyến hàng hải
quốc tế và cảng đáp ứng tàu du lịch; tuyến đường Sắt; tuyến quốc lộ 1A,
tuyến đường bộ xuyên Á, đáp ứng nhu cầu du lịch của cả hai thị trường
khách quốc tế và nội địa.
Là vùng thị trường DLNDB sẵn có, đã có những hệ thống hạ
tầng du lịch cơ bản, có những đô thị trung tâm vùng và khu vực bổ trợ, sẵn
sàng cho việc tiếp nhận các đầu tư lớn từ chính phủ và doanh nghiệp để
tiến đến hình thành một điểm đến có tầm cỡ quốc tế.
22
Là vùng duyên hải tiền phươngViệt Nam tiếp giáp biển Đông;
xác định trọng tâm phát triển kinh tế-chính trị-an ninh quốc phòng theo
định hướng bảo vệ chủ quyền và tài nguyên Biển Đảo quốc gia; khẳng
định các dấu ấn lịch sử, địa lý tại vùng bờ biển, hải đảo và thềm lục địa.
2. Đánh giá tiềm năng DLNDB các địa phương được thực hiện
theo cách tiếp cận ma trận: Nghiên cứu chuyên sâu, tìm hiểu kỹ các tiềm
năng giá trị từng địa phương cùng với so sánh hàng ngang để tìm ra các
khu vực có ưu thế hơn trong từng điều kiện phát triển. Chọn lựa TVDLB
được thực hiện qua 3 bước sàng lọc: Đánh giá cho điểm từng địa phương,
tổ hợp điểm các địa phương liền kề tạo vùng đơn giản, tập trung hóa tài
nguyên du lịch xây dựng các TVDLB chọn lọc để phát triển.
Thông qua phương pháp lượng hóa cho tổng 500 điểm của 5 nhóm
giá trị, 25 mục nội dung và 16 tiểu mục chi tiết với kết quả cụ thể, từ đó
tác giả chia các Tỉnh Thành địa phương thành 4 cấp độ điều kiện phát
triển DLNDB trên cơ sở khai thác các giá trị STTN và STNV như sau:
Nhóm phát triển: Khánh Hòa, Đà Nẵng và Quảng Nam
Nhóm tiềm năng: Bình Thuận, Bình Định và Ninh Thuận
Nhóm dự trữ: Phú Yên và Quảng Ngãi
3. Sau khi tổ hợp chọn lọc vùng liên tỉnh trên cơ sở tập trung giá
trị tài nguyên và kiểm tra đối chiếu các kết quả, tác giả xác định định
hướng phát triển cho các TVDLB như sau:
Tiểu vùng du lịch biển Đà Nẵng - Quảng Nam (Tiểu vùng 1):
Là tiểu vùng du lịch nghỉ dưỡng biển tổng hợp, tập trung mật độ cao các
giá trị sinh thái tự nhiên và nhân văn, có thể xem như là vùng du lịch trọng
điểm quốc gia, thể hiện đầy đủ nhất bản sắc văn hóa miền Trung Việt
Nam, kết hợp các thương hiệu nổi tiếng trên con đường di sản đã được
UNESCO công nhận như: Hội An- Mỹ Sơn.
Tiểu vùng du lịch biển Nam Bình Định - Bắc Phú Yên (Tiểu
vùng 2): Là khu vực DLNDB tiềm năng phát triển với các bãi biển đẹp
nguyên sơ trong tổng thể một không gian văn hóa còn đậm nét đặc trưng
văn hóa nông nghiệp nông thôn Nam Trung Bộ
23
Tiểu vùng du lịch biển Khánh Hòa - Ninh Thuận (Tiểu vùng
3): Là tiểu vùng DLNDB tốt nhất, mang đặc trưng môi trường STTN vùng
biển nhiệt đới Việt Nam, có điều kiện khí hậu lý tưởng, các vịnh biển,bãi
tắm phong phú, đẹp bậc nhất. Là tiểu vùng DLNDB hội tụ đủ các điều
kiện phù hợp và yếu tố để phát triển nâng lên tầm cỡ quốc tế, có cơ hội
trở thành một điểm đến nổi tiếng Việt Nam và thế giới.
Tiểu vùng du lịch Nam Bình Thuận (Tiểu vùng 4): Là địa bàn
phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển quan trọng đáp ứng nhu cầu lớn của thị
trường Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Với hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch sẵn
có, tiểu vùng nên được đầu tư phát triển nâng cao trở thành một điểm đến
DLNDB đạt đẳng cấp, quy mô lớn, nhiều tiện ích đáp ứng tất cả các phân
khúc du khách, đẩy mạnh phát triển DLNDB các kỳ nghỉ cuối tuần.
Trong đó, các tiểu vùng 1,3 và 4 có thể tập trung phát triển ngay,
tiểu vùng 2 có thể phát triển giai đoạn sau 2020.
KIẾN NGHỊ
1. Cần thực hiện nghiên cứu tổng thể, tổng điều tra các tiềm
năng tài nguyên du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ: Khảo sát và
đánh giá toàn diện, thu được kết quả chính xác về hệ giá trị STTN và
STNV, tài nguyên quan trọng đóng góp vào kinh tế DLNDB.
2. Cần sớm thiết lập đồ án QHV du lịch biển Nam Trung Bộ
nhằm sử dụng quỹ đất ven biển hợp lý, đề xuất khoanh vùng các khu vực
tập trung phát triển, các giai đoạn mở rộng và các khu vực khuyến nghị dự
trữ phát triển; hạn chế sự phát triển du lịch tràn lan, thiếu QH cấp độ liên
tỉnh, giải quyết các vấn đề vượt khỏi khuôn khổ địa phương, xác định rõ
các khu vực tập trung phát triển công nghiệp, cảng và đô thị, tách bạch,
hạn chế sự tác động đến các không gian TVDLB.
3. Sớm chọn lựa một TVDLB tại Nam Trung Bộ trong khu
vực nghiên cứu, hội tụ đầy đủ các giá trị tài nguyên du lịch làm trọng
tâm phát triển, xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi hấp dẫn để thu hút
đầu tư, tập trung hỗ trợ bằng nhiều công cụ quản lý, thể hiện vai trò quyết
24
tâm của chính phủ trong việc xác định một “cú hích” đột phá về du lịch tại
miền Trung.
4. Xây dựng các sản phẩm du lịch mới, đa dạng, khai thác hết
các ưu thế của DLNDB với tài nguyên STTN và STNV, liên kết du lịch
các địa phương, cùng đưa ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn du
khách, tạo nên một sản phẩm đặc trưng thương hiệu của TVDLB.
5. Cần nhanh chóng thiết lập cơ chế phát triển DLNDB tại
TVDLB đã chọn lựa theo quy trình 6 bươc. Từ lập chính sách và mục
tiêu tiểu vùng phát triển; xây dựng chính sách đặc thù; QHV, QHTT các
khu vực; kêu gọi và chọn lựa nhà đầu tư; quản lý giám sát đầu tư xây
dựng; cho đến việc điều phối tổng thể phát triển du lịch giai đoạn khai
thác với những ý tưởng marketing độc đáo, đặc trưng DLNDB Nam Trung
Bộ. Thực hiện đồng bộ, chuẩn mực các quy trình trên sẽ giúp khung pháp
lý, khả năng hỗ trợ vàgiám sát sự hình thành các cơ sở du lịch đạt hiệu quả
cao nhất phù hợp với trọng tâm du lịch đã chọn lựa.
6. Cần nhận thức và trang bị tư duy cạnh tranh mang tầm
quốc tế, sớm hình thành các chiến lược cạnh tranh quốc gia về
DLNDB trong cơ cấu phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Đặt vị thế
duyên hải Nam Trung Bộ trong vai trò, trách nhiệm trở thành một điểm
đến DNDB không chỉ nổi tiếng quốc gia mà còn có thương hiệu trong khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương. Tập trung khai thác các lợi thế và yếu tố
khác biệt của Nam Trung Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung tạo bản lề
cho sự phát triển:
Tính mới lạ của điểm đến
Tính duy nhất của thương hiệu DLNDB Nam Trung Bộ
Bản sắc văn hóa Việt song hành cùng bãi biển Việt Nam
Tận dụng nguồn lực tổng thể của vùng DLNDB quy mô lớn tại
Nam Trung Bộ
Xây dựng “cú hích” chính sách đột phá của Chính phủ tại các
TVDLB Nam Trung Bộ được lựa chọn phát triển.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ban Quản lý : BQL
Danh lam thắng cảnh : DLTC
Di tích lịch sử : DTLS
Di sản thiên nhiên : DSTN
Di sản văn hóa : DSVH
Du lịch biển : DLB
Du lịch nghỉ dưỡng biển : DLNDB
Du lịch sinh thái : DLST
Điểm du lịch : ĐDL
Đô thị hóa : ĐTH
Giá trị lịch sử : GTLS
Khu bảo tồn biển : KBTB
Khu bảo tồn thiên nhiên : KBTTN
Khu du lịch : KDL
Khu dự trữ sinh quyển : KDTSQ
Khu kinh tế : KKT
Kinh tế trọng điểm : KTTĐ
Môi trường tự nhiên : MTTN
Môi trường nhân tạo : MTNT
Môi trường sinh thái : MTST
Quy hoạch : QH
Quy hoạch xây dựng : QHXD
Quy hoạch vùng : QHV
Tài nguyên du lịch : TNDL
Tiểu vùng du lịch : TVDL
Tiểu vùng du lịch biển : TVDLB
Vùng du lịch : VDL
Vùng du lịch nghỉ dưỡng : VDLND
Vườn quốc gia : VQG
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Chủ nhiệm đề tài “Du lịch sinh thái dưới góc độ kiến trúc và quy
hoạch” – Hội thảo về Du lịch sinh thái do Hội KTS Tp.Hồ Chí
Minh tổ chức tháng 4-2004 tại Bình Châu – Bà Rịa Vũng Tàu.
2. Tham luận khoa học “Từ góc độ khai thác tiềm năng du lịch nghỉ
dưỡng biển nghĩ đến vai trò trung tâm và động thái không gian của
các Đô thị Duyên hải Miền Trung ” tại Hội thảo về các đô thị biển
Việt Nam do Hội KTS Việt Nam tổ chức tại Bình Định tháng
3/2006
3. Tham luận khoa học “Vai trò đô thị hạt nhân của thành phố Vũng
Tàu trong tổng thể vùng du lịch nghỉ mát Đông Nam Bộ ”tại Hội
thảo về quy hoạch và kiến trúc Vũng Tàu do Hội KTS Việt Nam
tổ chức tại Vũng Tàu tháng 9/2006
4. Bài báo khoa học “Khai thác giá trị sinh thái tự nhiên và nhân văn
cho Resort biển ”, Tạp chí kiến trúc Việt Nam – Bộ Xây dựng,
tháng 7/2008.
5. Bài báo khoa học “Phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển miền
Trung”, Tạp chí xây dựng – Bộ Xây dựng, tháng 9/2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tieng_viet_012.pdf