Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của hai loài Macaranga Indica và Macaranga Denticulata họ thầu dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam

1. Từ lá loài Mã rạng ấn (M. indica) đã phân lập và xác định cấu trúc được 22 hợp chất. Trong đó, có 7 hợp chất mới thuộc lớp chất prenylated flavonoid có kí hiệu từ (MIL1) đến (MIL7) và 15 hợp chất đã biết còn lại có 3 hợp chất thuộc lớp chất prenylated flavonoid có kí hiệu (MIL8-10), 2 hợp chất stilben có kí hiệu (MIL11-12) và các hợp chất còn lại có kí hiệu (MIL13-22) thuộc lớp chất megastigmane. 2. Từ thân loài Mã rạng ấn (M. indica) đã phân lập và xác định cấu trúc 10 hợp chất, có kí hiệu (MIT1-10). Trong đó, có 9 hợp chất flavonoid và 01 hợp chất lignan là (MIT4), có 9 hợp chất đã đồng thời phân lập từ lá loài này. 3. Từ quả loài Mã rạng răng (M. denticulata) đã phân lập và xác định cấu trúc 8 hợp chất được kí hiệu từ (MDF1) đến (MDF8). Trong đó, có 1 hợp chất mới thuộc hợp chất flavonoid có kí hiệu là (MDF1) và 7 hợp chất đã biết còn lại có 5 hợp chất thuộc lớp chất flavonoid có kí hiệu (MIL3-7), 01 hợp chất diterpenoid có kí hiệu là (MDF2) và 01 hợp chất megastigman (MDF8). 4. Chín trong số 22 hợp chất phân lập từ loài Mã rạng ấn (M. indica) thể hiện tác dụng gây độc trên các dòng tế bào ung thư KB, HepG2, Lu-1 và MCF-7; giá trị IC50 nhận được trong khoảng từ 1,0±0,5 đến 53,1±3,7 μM. 5. Năm trong số 8 hợp chất phân lập từ loài Mã rạng răng (M. denticulata) thể hiện tác dụng gây độc trên các dòng tế bào ung thư (KB, Hep-G2, MCF-7, Lu-1 Hep3B, A-549 và Hela); giá trị IC50 nhận được trong khoảng từ 0,6±0,1 đến 62,8±2,2 μM.

pdf26 trang | Chia sẻ: huydang97 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của hai loài Macaranga Indica và Macaranga Denticulata họ thầu dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -------------------------- LÊ TRẦN NGUYÊN VŨ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA HAI LOÀIMACARANGA INDICA VÀMACARANGA DENTICULATA HỌ THẦU DẦU (EUPHORBIACEAE) Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC HÀ NỘI – 2022 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TSKH. Phạm Văn Cường Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Trần Đăng Thạch Phản biện 1: PGS.TS. Lê Nguyễn Thành Phản biện 2: GS.TS. Trần Đình Thắng Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi ........... giờ .............., ngày ........ tháng ........... năm 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Ung thư là một căn bệnh nan y mà loài người đã biết đến từ rất sớm và có tỷ lệ tử vong rất cao. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh ung thư đã tăng gấp đôi trong 30 năm qua, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Phòng chống Ung thư (UICC) vừa công bố vào ngày 04/02/2021 ngày “Ung thư Thế giới” như sau: thế giới, có số ca tử vong tăng từ 9,6 triệu ca theo thống kê năm 2018 và tăng lên 9,96 triệu ca theo thống kê năm 2020. Số ca tử vong do ung thư được dự đoán sẽ tiếp tục tăng lên trên 13 triệu ca vào năm 2030. Từ các số liệu thống kê vừa nêu cho thấy “giặc ung thư” ngày càng nguy hiểm trước nhân loại. Theo quy luật “sự cân bằng sinh thái” của nền y học Phương đông, nếu một loại bệnh xuất hiện thì trong thiên nhiên đã có một loại cây cỏ có khả năng chữa được loại bệnh đó. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm với thảm thực vật đa dạng và phong phú: 12.000 loài thực vật bậc cao, cùng với hàng nghìn loài rêu, quyết, dương xỉ, nấm, tảo, địa y,[1],[2].. chứa đựng nhiều hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao đang tìm ẩn, nhưng có rất ít loài được nghiên cứu về hoá thực vật và hoạt tính sinh học. Hiện nay, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, các tổ chức, các tập đoàn dược liệu lớn trên thế giới, sự phát triển vượt bậc của ngành sinh học phân tử cùng với các phòng thí nghiệm đã được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học từ các cây cỏ dược liệu thiên nhiên,.v.v. Chi Macaranga thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có hơn 300 loài, ở Việt Nam có khoảng 13 loài [3], chủ yếu phân bố ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, đặc biệt là ở Châu Á, tập trung nhiều ở Đông Nam Á. Kết quả nghiên cứu sơ bộ từ dịch chiết ethyl acetate của lá loài Macaranga indica ức chế 26,3% dòng tế bào ung thư KB ở nồng độ 1 µg/ml và dịch chiết ethyl acetate từ quả loài Macaranga denticulata ức chế 24% dòng tế bào ung thư KB ở nồng độ 1µg/ml. Trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước, mã số đề tài ĐTĐLCN.14/16 và Chương trình hợp tác quốc tế Pháp - Việt của “Phòng thí nghiệm hợp tác Pháp - Việt về Hóa học các hợp chất tự nhiên (NAPTROCHEMLAB)”. Do vậy, chúng tôi chọn hai loài mã rạng ấn (M. indica) (Hance) Wight và loài mã rạng răng (M. denticulata) (Blume) Muell.-Arg ở Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu của luận án. Luận án được đặt tên là: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của hai loài Macaranga indica và Macaranga denticulata họ thầu dầu (Euphorbiaceae) ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Phát hiện các hợp chất có hoạt tính chống ung thư từ một số loài thuộc chiMacaranga ở Việt Nam, cụ thể là: - Nghiên cứu phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ các dịch chiết của hai loài Macaranga là: loài mã rạng ấn (M. indica) và loài mã rạng răng (M. denticulata) ở Việt Nam. - Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất sạch phân lập được từ các dịch chiết của hai loài Macaranga vừa nêu ở trên làm cơ sở khoa học định hướng cho việc nghiên cứu ứng dụng các hợp chất này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan tài liệu các nghiên cứu trước đây về chiMacaranga. - Phân lập các hợp chất từ hai loài mã rạng ấn (M. indica) và loài mã rạng răng (M. denticulata) bằng các phương pháp sắc ký; - Xác định cấu trúc hoá học các hợp chất sạch phân lập được bằng các phương pháp vật lý và hóa học; - Thử hoạt tính chống ung thư in vitro của các hợp chất sạch phân lập được, đối với các dòng tế bào ung thư như: KB, MCF-7, Hep-G2, Lu-1,.. Luận án có 142 trang bao gồm: Phần Đặt vấn đề (3 trang), Chương 1: Tổng quan (28 trang); Chương 2: Thực nghiệm và phương pháp (20 trang); Chương 3: Kết quả và thảo luận (75 trang); Tài liệu tham khảo (9 trang); Kết luận, tính mới, kiến nghị và danh mục các công trình liên quan mỗi phần 1 trang; Có 28 biểu bảng và 96 hình. Phần Phụ lục có 119 trang. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược về thực vật họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 1.2. Sơ lược về thực vật chiMacaranga 1.2.1. Sơ lược về loàiM. indica 1.2.2. Sơ lược về loàiM. denticulata 1.3. Các nghiên cứu về hóa sinh học của chiMacaranga 1.3.1. Nhóm chất Flavonoid 1.3.2. Nhóm chất Terpenoid 1.3.3. Nhóm chất Stilbene 1.4. Tình hình nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học của 2 loàiM. indica và loàiM. denticulata trên thế giới và Việt Nam 1.4.1. Tình hình nghiên cứu loài M. indica trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.2. Tình hình nghiên cứu loài M. denticulata trên thế giới và ở Việt Nam CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng vật liệu và thiết bị nghiên cứu 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất 2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc 2.2.3. Phương pháp thử hoạt tính 2.3. Phân lập các hợp chất từ hai loàiM. indica vàM. denticulata 2.3.1. Phân lập các hợp chất từ lá loài Mã rạng ấn (M. indica) Hình 2.3. Sơ đồ phân lập các hợp chất phân đoạn (MI1) từ lá loàiM. indica Hình 2.4. Sơ đồ phân lập các hợp chất phân đoạn (MI2-3) từ lá loài M. indica 2.3.2. Phân lập các hợp chất từ thân loài Mã rạng ấn (M. indica) Hình 2.5. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ thân loài Mã rạng ấn (M. indica) 2.3.3. Phân lập các hợp chất từ quả loài Mã rạng răng (M. denticulata) Hình 2.6. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ quả loài Mã rạng răng (M. denticulata) 52.4. Hằng số vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất đã phân lập được 2.5. Hoạt tính chống ung thư của các hợp chất đã phân lập được Có 24 trong tổng số 37 hợp chất được tiến hành thử nghiệm có hoạt tính gây độc tế bào từ rất mạnh đến trung bình trên 7 dòng tế bào ung thư ở người như: (KB, Hep-G2, MCF-7, Lu-1 Hep3B, A-549 và Hela) với giá trị IC50 nhận được trong khoảng từ 0,6±0,1 đến 62,8±2,2 μM. Các hợp chất mới có kí hiệu là (MIL2), (MIL5-7) và (MDF1) có hoạt tính từ rất mạnh đến trung bình đối với một hoặc tất cả trên bảy dòng tế bào thử nghiệm. Các hợp chất có hoạt tính rất mạnh trên tất cả các dòng tế bào thử nghiệm, thậm chí mạnh hơn cả chất đối chứng dương Mitoxantrone (MX) như các hợp chất có kí hiệu (MIL11-12) và (MDF6-7). CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được Tổng số 40 hợp chất đã phân lập và xác định cấu trúc từ hai loài Mã rạng ấn (M. indica) và Mã rạng răng (M. denticulata), trong đó có: - Cấu trúc hóa học của 22 hợp chất phân lập từ lá loài Mã rạng ấn (M. indica), được trình bày theo hình 3.1 bên dưới: Hình 3.1a: Bảy hợp chất mới được phân lập từ lá loài Mã rạng ấn (M. indica) 6Hình 3.1b. Các hợp chất phân lập từ lá loài Mã rạng ấn (M. indica) 7- Cấu trúc của 10 hợp chất phân lập từ thân loài Mã rạng ấn (M. indica), hợp chất có kí hiệu MIT4 có lập thể như hình 3.2 bên dưới (9 hợp chất đồng thời cùng phân lập từ lá được tối giản trong phần tóm tắt này, có thể xem trên hình 3.1 trang phía trên). Hình 3.2. Các hợp chất phân lập từ thân loàiM. indica - Cấu trúc của 8 hợp chất phân lập từ quả loài (M. denticulata) Hình 3.3. Các hợp chất được phân lập từ quả loài M. denticulata 83.1.1. Cấu trúc các hợp chất phân lập được từ lá loàiM. indica 3.1.1.1. Hợp chất MIL1 (Macarindicin I): 6-prenyl-3′,4′-(2-methoxy - dihydro - furano)kaempferol (hợp chất mới) Hình 3.4. Cấu trúc hóa học của hợp chấtMIL1 Hợp chấtMIL1 phân lập dưới dạng bột vô định hình màu vàng nhạt. Công thức phân tử của MIL1 được xác định là C23H22O7 dựa vào kết quả phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS với sự xuất hiện pic ion tại m/z 411,1438 [M+H]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C23H23O7+: 411,1444). Trên phổ 1H-NMR của MIL1 cho thấy sự có mặt của 4 proton aromatic, gồm 1 hệ ABX của vòng B ở δH 8,00 (1H, br d, J = 8,5 Hz), 7,01 (1H, d, J = 8,5 Hz) và 8,05 (1H, d, J = 2,0 Hz); một proton aromatic của vòng A ở δH 6,50 (1H, s) gợi ý đến sự có mặt của mảnh flavonol; tín hiệu của 01 proton olefinic ở δH 5,19 (1H, t, J = 7,0 Hz) và 02 nhóm methyl ở δH 1,63 (3H, s) và 1,73 (3H, s) gợi ý đến sự xuất hiện của nhóm prenyl; và một nhóm methoxy ở δH 3,45 (3H, s). Trên phổ 13C-NMR và HSQC của MIL1 chỉ ra các tín hiệu của 23 nguyên tử carbon, bao gồm 01 carbonyl carbon (δC 175,9), 11 carbon không liên kết trực tiếp với hidro (δC 102,8, 110,3, 123,8, 126,3, 130,6, 135,9, 146,3, 154,1, 157,4, 159,0, và 161,8), 6 methine (δC 92,8, 108,0, 109,4, 122,3, 124,4 và 128,3), 02 proton methylene (δC 21,0 và 35,5), và 03 proton methyl (δC 17,7, 25,5 và 55,4). Dữ liệu phổ 1H và 13C NMR của MIL1 giống với của glyasperin A ngoại trừ vòng B của flavonol bị biến đổi thành vòng benzofuran. Khả năng ở đây xảy ra sự oxi hóa C-7ʺ của nhóm prenyl ở C-3ʹ và tạo thành vòng furan. Vị trí của vòng furan tại C-3ʹ và C-4ʹ được chứng minh bằng các tương tác trên phổ HMBC: proton H-5′ (δH 7,01) tương tác với C-1′ (δC 123,8)/C-3′ (δC 126,3); proton H-6ʺ (δH 8,00) tương tác với C-2′ (δC 124,4)/C-4′ (δC 159,0)/C-2 (δC 146,3); proton H-6ʺ (δH 3,03 và 3,46) tương tác với C-2′ (δC 124,4)/C-3′ (δC 126,3)/C-4′ (δC 159,0); và proton H-7ʺ (δH 5,82) tương tác với C-3′ (δC 126,3)/C-4′ (δC 159,0). Từ những phân tích trên, kết hợp với tài liệu tham khảo về hợp chất glyasperin [110] thì cấu trúc của hợp chấtMIL1 được xác định là 6-prenyl- 3′,4′-(2-methoxydihydro -furano)kaempferol. Đây là hợp chất mới và được đặt tên là macarindicin I. Giá trị độ quay cực riêng của MIL1 ([α]D25 = +0,01 (c 0,1, MeOH), xấp xỉ 0) cùng với sự ghi nhận hiệu ứng Cotton gần bằng 0 trên phổ ECD gợi ýMIL1 là hợp chất racemic. 9Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chấtMIL1 C δCa,b) δHa,c) (mult,, J, Hz) 2 146,3 - 3 135,9 - 4 175,9 - 5 157,4 - 6 110,3 - 7 161,8 - 8 92,8 6,50 (s) 9 154,1 - 10 102,8 - 1′ 123,8 - 2′ 124,4 8,05 (br s) 3′ 126,3 - 4′ 159,0 - 5′ 109,4 7,01 (d, 8,5) 6′ 128,3 8,00 (br d, 8,5) 1″ 21,0 3,24 (d, 7,0) 2″ 122,3 5,19 (t, 7,0) 3″ 130,6 - 4″ 25,5 1,63 (s) 5″ 17,7 1,73 (s) 6″ 35,5 3,03 (br d, 17,0) 3,46 (dd, 5,5, 17,0) 7″ 108,0 5,82 (br d, 5,5) 7″-OMe 55,4 3,45 (s) 5-OH 12,68 (s) a) đo trong DMSO-d6, * tín hiệu bị chập,b125MHz, c500MHz 3.1.1.2. Hợp chất MIL2 (Macarindicin II): 6-prenyl-3′,4′-(2-hydroxy- isopropyl-3-hydroxydihydro-furano)kaempferol (hợp chất mới) Hình 3.10. Cấu trúc hoá học của hợp chấtMIL2 Hợp chất MIL2 phân lập dưới dạng bột vô định hình màu vàng. Công thức phân tử của MIL2 được xác định là C25H26O8 dựa vào kết quả phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS với sự xuất hiện pic ion tại m/z 455,1700 [M+H]+.Trên phổ 1H-NMR của MIL2 chỉ ra các tín hiệu proton của hệ ABX aromatic của vòng B ở δH 6,98 (1H, d, J = 9,0 Hz), 8,16 (1H, dd, J = 2,0, 9,0 Hz) và 8,28 (1H, d, J = 2,0 Hz), một proton aromatic của 10 vòng A ở δH 6,46 (1H, s), đặc trưng cho mảnh flavonol; một proton olefinic ở δH 5,26 (1H, t, J = 6,5 Hz), hai nhóm oxymethine ở δH 4,35 (d, J = 4,0 Hz) và 5,41 (d, J = 4,0 Hz); 2 nhóm methyl ở δH 1,39 (6H, s) gợi ý đến sự có mặt của hai nhóm prenyl, ngoài ra có sự xuất hiện của 2 nhóm methyl khác ở δH 1,69 (3H, s), và 1,81 (3H, s). Phổ 13C-NMR và HSQC của MIL2 xuất hiện tín hiệu của 25 nguyên tử carbon, gồm một nhóm carbonyl, 11 carbon không liên kết trực tiếp với proton, 7 nhóm methine, một nhóm methylene, và 4 nhóm methyl. Phân tích phổ 1D và 2D-NMR cho thấy MIL2 là một hợp chất diprenyl flavonol. Nhóm prenyl thứ nhất được xác định ở vị trí 6 giống như hợp chất MIL1, điều này cũng được khẳng định bằng các tương tác trên phổ HMBC giữa proton H-1′′ (δH 3,34) và C-5 (δC 159,1)/C-6 (δC 112,3)/C-7 (δC 163,5). Các tương tác HMBC giữa H-6′′ (δH 5,41) và C-2′ (δC 126,5)/C-3ʹ (δC 131,3)/C-4′ (δC 163,0)/C-7′′ (δC 98,8) gợi ý đến vị trí nhóm prenyl thứ 2 ở C-3ʹ. Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chấtMIL2 C δCa,b) δHa,c) (mult., J, Hz) 2 147,4 - 3 137,3 - 4 177,4 - 5 159,1 - 6 112,3 6.46 (s) 7 163,5 - 8 93,7 - 9 156,2 - 10 104,4 - 1′ 125,5 - 2′ 126,5 8.28 (br s) 3′ 131,3 - 4′ 163,0 - 5′ 110,9 6,98 (d, 9,0) 6′ 131,4 8,16 (br d, 9,0) 1″ 22,2 3,44 (d, 6,5) 2″ 123,5 5,26 (t, 6,5) 3″ 132,0 - 4″ 25,9 1,69 (s) 5″ 17,9 1,81 (s) 6″ 73,6 5,41 (br d, 4,0) 7″ 98,8 4,35 (br d, 4,0) 8″ 71,9 9″ 25,4 1,31 (s) 10″ 25,4 1,31 (s) a) đo trong DMSO-d6, * tín hiệu bị chập, b125MHz, c500MHz 11 Nhóm prenyl thứ hai tạo thành vòng năm tiếp giáp với vòng B của khung flavonol qua cầu oxy tại C-4ʹ và C-7ʺ. Từ đó hình thành nên vòng dihydrofuran tiếp giáp với vòng B của khung flavonol. Điều này được khẳng định bằng các tương tác HMBC giữa proton H-7ʺ (δH 4,35) với C-3ʹ (δC 131,3)/C-4ʹ (δC 163,0). Hai nhóm hydroxy được xác định ở vị trí C-6ʺ và C-8ʺ là nhờ các tương tác HMBC giữa H-2ʹ (δH 8,05) với C-6ʺ (δC 73,6); giữa proton H-9ʺ/10ʺ (δH 1,31) với C-7ʺ (δC 98,8)/C-8ʺ (δC 71,9). Hằng số tương tác nhỏ giữa H-6ʺ và H-7ʺ (J = 4,0 Hz) cũng như các tương tác NOESY giữa H-6ʺ (δH 5,41) và H-9ʺ/10ʺ (δH 1,31) gợi ý đến cấu hình trans của dihydrofuran. Như vậy, cấu trúc MIL2 được xác định là 6-prenyl-3ʹ,4ʹ- (2-hydroxy-isopropyl-3-hydroxydihydrofurano)kaempferol là hợp chất mới và được đặt tên là macarindicin II, đây cũng là một hợp chất racemic do không thấy có hiệu ứng Cotton và độ quay cực riêng gần như bằng 0 ([α]D25 = +0,01 (c 0.1, MeOH). 3.1.1.3. Hợp chất MIL3 (Macarindicin III): 6-prenyl-3′,4′-(2,2-dimethyl- 3,4-dihydroxydihydropyrano)kaempferol (hợp chất mới) Hình 3.16. Cấu trúc hóa học và tương tác HMBC của hợp chất MIL3 Hợp chất MIL3 phân lập dưới dạng bột vô định hình màu vàng. Công thức phân tử củaMIL3 được xác định là C25H26O8 dựa vào kết quả phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS với sự xuất hiện pic ion tại m/z 455,1698 [M+H]+ (tính toán lý thuyết cho công thức C25H27O8+: 455,1706). Phổ phân giải cao HR-ESI-MS của MIL3 cho thấy pic ion phân tử [M+H]+ m/z 455,1698 cho phép xác định công thức phân tử củaMIL3 là C25H26O8. Phân tích dữ liệu phổ 1H- và 13C-NMR gợi ý đếnMIL3 cũng là hợp chất diprenyl flavonol. Cấu trúc củaMIL3 tương tựMIL2 ngoại trừ sự khác nhau ở mảnh thế vòng B của khung flavonol. Đó là trong cấu trúc của hợp chất MIL3 có sự xuất hiện của vòng dihydropyran thay thế cho vòng dihyrofuran trong MIL2 tại vòng B của khung flavonol. Các tương tác HMBC giữa H-6ʺ (δH 4,41) và C-2ʹ (δC 128,3)/C-3ʹ (δC 125,7)/C-4ʹ (δC 153,6)/C-8ʺ (δC 79,0) chứng tỏ vị trí của hai nhóm hydroxy ở C-6ʺ và C-7ʺ. Cùng với sự chuyển dịch về trường thấp của C-4ʹ (δC 153,6) và trường cao của C-8ʺ (δC 79,4) thì vòng dihydropyran được thiết lập tại C-6ʺ/C-7ʺ/C-8ʺ trans của hai nhóm hydroxy của dihydropyran được xác định dựa vào hằng số tương tác lớn giữa H-6ʺ và H-7ʺ (J = 7,5 Hz). Hợp chất MIL3 được xác định là racemic do độ quay cực riêng rất nhỏ ([α]D25 = +0,01 (c 0,1, MeOH), xấp xỉ 0) và không thấy có hiệu ứng Cotton trên phổ CD. Từ các phân tích dữ liệu phổ trên, cấu trúc của MIL3 được xác định là 6-prenyl-3ʹ,4ʹ-(2,2-dimethyl-3,4- 12 dihydroxydihydropyrano)kaempferol đây là hợp chất mới và được đặt tên là macarindicin III. Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chấtMIL3 C δCa,b) δHa,c) (mult., J, Hz) 2 146,2 - 3 135,9 - 4 175,9 - 5 157,4 - 6 110,2 6.49 (s) 7 161,8 - 8 92,7 - 9 154,0 - 10 102,8 - 1′ 122,9 - 2′ 128,3 8.26 (br d) 3′ 131,3 - 4′ 153,6 - 5′ 116,2 6,87 (d, 9,0) 6′ 128,2 7,96 (dd, 2.0, 9,0) 1″ 21,0 3,24 (d, 7,0) 2″ 122,2 5,19 (t, 7,0) 3″ 130,6 - 4″ 25,4 1,63 (s) 5″ 17,7 1,73 (s) 6″ 67,6 4,41 (br d, 17,0) 7″ 74,4 3,42 (br d, 7,5) 8″ 79,4 9″ 26,6 1,40 (s) 10″ 19,6 1,17 (s) a) đo trong DMSO-d6, b125MHz, c500MHz 3.1.1.4. Hợp chất MIL4 (Macarindicin IV): 3′-prenyl-6,7-(2-hydroxy- isopropyl-dihydrofurano)kaempferol (hợp chất mới) Hình 3.21. Cấu trúc hóa học của hợp chấtMIL4 Hợp chất MIL4 phân lập dưới dạng bột vô định hình màu vàng. Công thức phân tử của MIL4 được xác định là C25H26O7 dựa vào kết quả phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS với sự xuất hiện pic ion tại m/z 439,1750 [M+H]+ (tính toán lý thuyết cho C25H27O7+: 439,1757). Dữ liệu 13 phổ 1H- và 13C-NMR gợi ý đến MIL4 cũng là một hợp chất diprenyl flavonol tương tự như MIL2 với sự khác nhau về dạng của 2 nhóm prenyl. Nhóm prenyl thứ nhất ở C-3ʹ và nhóm prenyl thứ 2 ở dạng vòng dihydro- furan ở C-6 và C-7 của phân tử flavonol. Vị trí của nhóm prenyl ở C-3ʹ của flavonol được khẳng định bằng các tương tác HMBC giữa H-6′′ (δH 3,29) và C-2ʹ (δC 129,1)/C-3ʹ (δC 127,7)/C-4ʹ (δC 156,9). Các tương tác HMBC giữa H-1′′ (δH 3,08) và C-5 (δC 154,7)/C-6 (δC 108,3)/C-7 (δC 166,1) và giữa H-2ʺ với C-6 (δC 108,3)/C-7 (δC 166,1)/C-4ʺ (δC 24,8)/C-5ʺ (δC 25,8) gợi ý đến vị trí của vòng dihydrofurano ở C-6/C-7 của flavonol và 2- hydroxyisopropyl ở C-2 cuả nhóm dihydrofurano. Hợp chất MIL4 được xác định là racemic do độ quay cực riêng rất nhỏ ([α]D25 = +0,01 (c 0,1, MeOH), xấp xỉ 0) và không thấy có hiệu ứng Cotton trên phổ CD. Từ những phân tích dữ liệu phổ trên, cấu trúc của MIL4 được xác định là 3ʹ- prenyl-6,7-(2-hydroxyisopropyldihydrofurano)kaempferol. Đây là hợp chất mới và được đặt tên là macarindicin IV. Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chấtMIL4 C δCa,b) δHa,c) (mult., J, Hz) 2 147,0 - 3 135,0 - 4 176,0 - 5 154,7 - 6 108,3 6.54 (s) 7 166,1 - 8 88,3 - 9 156,0 - 10 103,9 - 1′ 121,6 - 2′ 129,1 7.94 (d, 2,0) 3′ 127,7 - 4′ 156,9 - 5′ 114,9 6,94 (d, 8,5) 6′ 126,9 7,89 (dd, 2,0, 8,5) 1″ 25,9 3,08 (d, 8,0) 2″ 91,4 4,76 (t, 8,0) 3″ 70,0 - 4″ 24,8 1,17 (s) 5″ 25,8 1,16 (s) 6″ 28,1 3,29 (br d, 7,5) 7″ 122,4 5,31 (t, 7,5) 8″ 131,8 - 9″ 25,5 1,71 (s) 10″ 17,7 - a) do trong DMSO-d6, b125MHz, c500MHz 14 3.1.1.5. Hợp chất MIL5: Macarindicin D (hợp chất mới) Hình 3.27. Cấu trúc hóa học và một số tương tác HMBC của hợp chấtMIL5 Hợp chất MIL5 được phân lập dưới dạng chất bột vô định hình màu vàng. Phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS xuất hiện pic giả phân tử ở m/z 383,1125 [M+H]+ (tính toán cho [C21H19O7]+: 383,1131). Kết hợp với phổ 13C NMR xác định được công thức phân tử củaMIL5 là C21H18O7. Phổ 1H-NMR củaMIL5 chỉ ra các tín hiệu của 3 proton aromatic hệ ABX của vòng B ở δH 7,18 (1H, d, J = 9,0 Hz), 8,29 (1H, dd, J = 2,0, 9,0 Hz) và 8,50 (1H, d, J = 2,0 Hz); một proton aromatic của vòng A ở δH 6,50 (1H, s) gợi ý đến sự có mặt của mảnh flavonol, một proton olefinic ở δH 5,19 (1H, t, J = 7,0 Hz) và 02 nhóm methyl ở δH 1,63 (3H, s) và 1,73 (3H, s) gợi ý đến sự có mặt của một nhóm prenyl; và một proton aldehyde ở δH 10,35 (1H, s). Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR của hợp chất MIL5 C δCa,b) δHa,c) (mult., J, Hz) 2 145,0 - 3 136,2 - 4 175,9 - 5 157,4 - 6 110,3 - 7 161,7 - 8 92,7 6.50 (s) 9 154,0 - 10 102,8 - 1′ 122,3 - 2′ 128,3 8.50 (d, 2.0) 3′ 122,3 - 4′ 161,8 - 5′ 117,7 7,18 (d, 9,0) 6′ 134,9 8,29 (dd, 2,0, 9,0) 1″ 20,9 3,24 (d, 7,0) 2″ 122,1 5,19 (t, 7,0) 3″ 130,6 - 4″ 25,4 1,63 (s) 5″ 17,6 1,73 (s) 3′-CHO 190,5 10,35 (s) 5-OH 12,64 (s) b) a) đo trong DMSO-d6, b125MHz, c500MHz 15 Phổ 13C-NMR và HSQC (Bảng 3.5) của MIL5 xuất hiện các tín hiệu của 21 carbon. Tín hiệu của 21 carbon gồm một carbon carbonyl (δC 175,9), một carbon aldehyde (δC 190,5), 11 carbon không liên kết trực tiếp với hidro (δC 102,8, 110,3, 122,3 ×2, 130,6, 136,2, 145,0, 154,0, 157,4, 161,7 và 161,8), 5 carbon methine (δC 92,7, 117,7, 122,1, 128,3 và 134,9) một carbon methylene (δC 20,9), và hai carbon methyl ở (δC 17,6 và 25,4). Phân tích dữ liệu phổ 1H- và 13C-NMR củaMIL5 gợi ý đến cấu trúc củaMIL5 là một hợp chất prenyl flavonol tương tự như glyasperin A [110], ngoại trừ nhóm isoprenyl không xuất hiện ở C-3ʹ của vòng B có thể do sự oxi hóa nhóm prenyl tạo thành nhóm aldehyde. Vị trí của các nhóm chức được xác định bằng phân tích phổ HSQC và HMBC. Các tương tác HMBC giữa H-5′ (δH 7,18) với C-1′ (δC 122,3)/C-3′ (δC 122,3); giữa H-6′ (δH 8,29) với C-2′ (δC 128,3)/C-4′ (δC 161,8)/C-2 (δC 145,0); giữa proton aldehydic (δH 10,35) và C-2′ (δC 128,3)/C-3′ (δC 122,3)/C-4′ (δC 161,8) gợi ý đến vị trí của nhóm hydroxy ở C-4′ và nhóm aldehyde ở C-3′. Tương tác HMBC giữa H-8 (δH 6,50) với C-6 (δC 110,3)/C-7 (δC 161,7)/C-9 (δC 154,0)/C-10 (δC 102,8); giữa H-1′′ (δH 3,24) và C-5 (δC 157,4)/C-6 (δC 110,3)/C-7 (δC 161,7) gợi ý đến vị trí của nhóm prenyl tại C-6 và các nhóm hydroxy ở C-5 và C-7. Như vậy, cấu trúc của MIL5 được xác định và hợp chất này được đặt tên là macarindicin D. 3.1.1.6. Hợp chất MIL6: Macarindicin E (hợp chất mới) Hình 3.32. Cấu trúc hóa học của hợp chấtMIL6 Hợp chất MIL6 được phân lập dưới dạng chất bột vô định hình, màu vàng. Công thức phân tử C25H24O6 được xác định dựa vào phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS với pic ở m/z 421,1642 [M+H]+ (tính toán cho [C25H25O6]+, 421,1651). Phổ 1H-NMR củaMIL6 chỉ ra các tín hiệu sau: 03 proton ABX aromatic của vòng B ở δH 6,92 (1H, d, J = 9,0 Hz), 7,85 (1H, d, J = 2,5 Hz), and 7,93 (1H, dd, J = 2,5, 9,0 Hz); một proton aromatic của vòng A ở δH 6,30 (1H, s) gợi ý đến sự có mặt của mảnh flavonol; 03 proton olefinic ở δH 5,17 (1H, t, J = 6,5 Hz), 5,85 (1H, t, J = 10,0 Hz), và 6,46 (1H, t, J = 10,0 Hz); bốn nhóm methyl ở δH 1,62 (3H, s), 1,74 (3H, s), 1,42 (6H, s) gợi ý đến sự xuất hiện của 02 nhóm prenyl. Phổ 13C-NMR và HSQC của MIL6 cho thấy các tín hiệu của 25 carbon. Tín hiệu của 25 carbon, bao gồm một carbon carbonyl, 11 carbon không liên kết với proton, 7 carbon methine, 01 carbon methylene, và 04 carbon methyl. Phân tích dữ liệu phổ 1H- và 13C-NMR chỉ ra cấu trúc của MIL6 tương tự như macadenathin B (MIL8) [38], ngoại trừ sự thay đổi của nhóm prenyl ở vòng A. 16 Bảng 3.6. Số liệu phổ NMR của hợp chấtMIL6 C δCa,b) δHa,c) (mult., J, Hz) 2 146,0 - 3 135,9 - 4 176,1 - 5 158,2 - 6 97,8 6,30 (s) 7 161,2 - 8 105,6 - 9 153,4 - 10 103,0 - 1′ 123,7 - 2′ 125,6 7,85 (d, 2,5) 3′ 120,6 - 4′ 153,9 - 5′ 116,0 6,92 (d, 9,0) 6′ 128,8 7,93 (dd, 2,5, 9,0) 1″ 21,1 3,43 (d, 6,5) 2″ 122,5 5,17 (t, 6,5) 3″ 130,9 - 4″ 25,3 1,62 (s) 5″ 17,8 1,74 (s) 6″ 121,2 6,46 (d, 10,0) 7″ 131,8 5,85 (d, 10,0) 8″ 77,0 - 9″ 27,8 1,42 (s) 10″ 27,8 1,42 (s) a) đo trong DMSO-d6, b125MHz, c500MHz Các tương tác HMBC giữa proton H-6 (δH 6,30) với C-5 (δC 158,2)/C-7 (δC 161,2)/C-8 (δC 105,6)/C-10 (δC 103,0); giữa H-1′′ (δH 3,43) với C-7 (δC 161,2)/C-8 (δC 105,6)/C-9 (δC 153,4) gợi ý đến vị trí của nhóm prenyl ở C-8. Tương tác HMBC giữa H-5′ (δH 6,92) và C-1′ (δC 123,7)/C-3′ (δC 120,6); giữa H-6′ (δH 7,93) và C-2(δC 146,0)/C-2′ (δC 125,6)/C-4′ (δC 153,9); giữa H-6′′ (δH 6,46) và C-2′ (δC 125,6)/C-3ʹ (δC 120,6)/C-4′ (δC 153,9)/C-8′′ (δC 77,0) gợi ý đến vị trí của nhóm prenyl thứ 2 tại C-3ʹ. Sự vòng hóa của nhóm prenyl với vòng B của flavonol xảy ra thông qua cầu oxy ở C-4ʹ và C-8ʺ được khẳng định do sự chuyển dịch về phía trường thấp của C-8′′ (δC 77,0) cũng như dựa vào phổ khối HR-ESI-MS. Dựa vào những phân tích trên cấu trúc của MIL6 đã được xác định và được đặt tên là macarindicin E. 17 3.1.1.7. Hợp chất MIL7: Macarindicin F (hợp chất mới) Hình 3.38. Cấu trúc hóa học của hợp chấtMIL7 Hợp chất MIL7 được phân lập dưới dạng chất bột vô định hình màu vàng. Phổ khối phân giải cao thu được từ thực nghiệm cho kết quả công thức phân tử của MIL7 giống như MIL6 là C25H24O6. Dữ liệu phổ 1H- và 13C-NMR phần lớn giống với (MIL6), gợi ý đến khả năng có sự trao đổi vị trí của vòng pyran và nhóm prenyl. Các tương tác HMBC giữa H-8 (δH 6,51) và C-6 (δC 103,9)/C-7 (δC 158,3)/ C-9 (δC 155,1)/C-10 (δC 103,9); H- 4′′ (δH 1,43)/ H-5′′ (δH 1,43) và C-2′′ (δC 128,8)/C-3′′ (δC 77,8); và giữa H- 1′′ (δH 6,61) và C-5 (δC 154,6)/C-6 (δC 103,9)/C-7 (δC 158,3) gợi ý đến sự vòng hóa của nhóm prenyl với flavonol (vòng pyran) diễn ra tại C-7 và C- 3ʺ. Ngoài ra, sự có mặt của nhóm prenyl ở C-3ʹ được khẳng định bằng tương tác HMBC giữa H-9ʺ (δH 1,70)/H-10ʺ (δH 1,70) với C-7ʺ (δC 122,3)/C-8ʺ (δC 131,7); giữa H-6ʺ (δH 3,28) với C-2ʹ (δC 129,2)/C-3ʹ (δC 127,7)/C-4ʹ (δC 157,0). Do vậy, cấu trúc của MIL7 đã được xác định và được đặt tên là macarindicin F. Kết luận: Từ các cặn chiết và phân đoạn có hoạt tính của lá loài mã rạng ấn (M. indica), chúng tôi đã nghiên cứu phân lập được 22 hợp chất có kí hiệu (MIL1-MIL22) 3.1.2. Cấu trúc các hợp chất phân lập từ thân loàiM. indica + 10 hợp chất phân lập từ thân loài mã rạng răng (M. Indica). Trong đó, 09 hợp chất flavonoid là quercetin (MIT1), kaempferol (MIT2), kaempferol-3-O-rhamnopyranoside (MIT3), macadenathin B (MIT5), glyasperin A (MIT6), isovitexin (MIT7), 2″-rhamnosyl vitexin (MIT8), vitexin (MIT9), quercitrin (MIL10) và 01 hợp chất lignan là syringare- sinol-O-β-D-gluco- pyranoside (MIT4). 3.1.3. Xác định cấu trúc các chất phân lập từ quả loàiM. denticulata 3.1.3.1. Hợp chất MDF1: 3′-dehydroxy-solophenol C (hợp chất mới) Hình 3.63. Cấu trúc hóa học của hợp chấtMDF1 Hợp chấtMDF1 được phân lập dưới dạng chất bột màu vàng. Phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS xuất hiện pic ion giả phân tử ở m/z 439,1779 [M- H]- (tính toán lý thuyết là 439,1757 cho công thức C25H28O7), từ đó xác định được công thức phân tử củaMDF1 là C25H28O7 và cho biết phân tử được bất 18 bảo hòa là có 12 liên kết đôi tương đương. Phổ hồng ngoại xuất hiện dải hấp thụ ở max 3419, 1650, 1624, 1486 cm-1 chỉ ra sự có mặt của các nhóm chức hydroxy, α,β-unsaturated carbonyl và vòng thơm tương ứng. Sự có mặt của khung flavanol thế (chính xác hơn là kaemferol thế) được gợi ý bởi dữ liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR (Bảng 3.26). Trên phổ 1H NMR củaMDF1, sự có mặt của hệ A2B2 ở δH 6,93 (2H, d, J = 9,0 Hz), 8,09 (2H, d, J = 9,0 Hz) và một proton singlet ở δH 6,44 được quan sát thấy ở vùng trường thấp. Thêm vào đó là sự xuất hiện của 3 nhómmethyl ở H 1,16 (2 x CH3), 1,80 (CH3), một nhóm benzylic methylene ở H 3,35, 3 nhóm methyl proton ở H 1,49, 1,80, 2,00, và 01 vinyl proton ở H 5,28 trên phổ 1HNMR gợi ý đến sự có mặt của nhóm 8″- hydroxy-3″,8″-trimethyl-oct-2″-enyl [123],[124]. Phân tích dữ liệu phổ 13C- NMR cùng với HSQC củaMDF1 chứng tỏ sự có mặt của 25 carbon, bao gồm 03 nhóm methyl, 4 nhóm methylene, sáu methine sp2, 10 carbon sp2 bậc bốn, 01 carbon sp3 bậc bốn và một carbonyl carbon. Độ chuyển dịch hóa học của các carbon ở C 71,5 (C-8″), 137,0 (C-3), 147,7 (C-2), 156,2 (C-9), 159,1 (C- 5), 160,4 (C-4′), 163,4 (C-7) gợi ý chúng liên kết với nguyên tử oxy. Bảng 3.25. Số liệu NMR của hợp chấtMDF1 C Ca,b) Ha,c) (J in Hz) 2 147,7 3 137,0 4 177,3 5 159,1 6 112,3 7 163,4 8 93,7 6,44 (s) 9 156,2 10 104,4 1′ 123,9 2′,6′ 130,6 8,09 (d, 9,0) 3′,5′ 116,3 6,93 (d, 9,0) 4′ 160,4 1" 22,1 3,35 (d, 7,0) 2" 123,7 5,28 (t, 6,5) 3" 135,8 4" 16,1 1,80 (s) 5" 41,3 2,0 (t, 7,5) 6" 23,6 1,49 (m) 7" 44,2 1,40 (m) 8" 71,5 9" 29,2 1,16 (s) 10" 29,2 1,16 (s) a) đo trong CD3OD, b125 MHz, c500 MHz 19 Tương tác HMBC giữa proton H-6″ (δH 1,49) với C-8″ (δC 71,5) và các tương tác của các proton thuộc nhóm methyl ở δH 1,16 (CH3-9″ và 10″) với carbon ở δC 71,5 (C-8″), 44,2 (C-7″) xác định vị trí của nhóm hydroxy ở C-8″ của chuỗi geranyl. Ngoài ra, tương tác HMBC giữa H-1″ (δH 3,45) với C-5 (δC 159,1), C-6 (δC 112,3), C-7 (δC 163,4) và giữa H-2″ (δH 5,28) với C-6 (δC 112,3) xác định vị trí kết nối của chuỗi geranyl biến đổi tại C-6 của vòng A. Liên kết đôi của chuỗi geranyl của MDF1 ở dạng E dựa trên dữ liệu độ chuyển dịch hóa học của các nhóm vinyl methyl trong nhóm 8″-hydroxy- 3″,8″-trimethyl-oct-2″-enyl. Cấu hình (E) của nối đôi còn được khẳng định bằng các tương tác NOESY giữa Me-4″ với H-1″ cũng như H-2″ với H-5″ và không thấy có tương tác NOESY giữa H-2″ với Me-4″. Như vậy, cấu trúc của MDF1 được xác định là 6-(8″-hydroxy-3″,8″-trimethyl-oct-2″-enyl)kaempferol, đây là hợp chất mới được gọi là 3′-dehydroxy-solophenol C. Từ các cặn chiết và phân đoạn có hoạt tính của quả loài mã rạng răng (M. denticulata), chúng tôi đã nghiên cứu phân lập được 8 hợp chất. Trong đó, có 6 hợp chất flavonoid là 3′-dehydroxy solophenol C (MDF1), robipseudin A (MDF3), macarangin (MDF4), denticulatain D (MDF5), macarhizinoidin A (MDF6), 3,5,7,3’,4’-tetrahydroxy-6-geranyl-flavonol (MDF7), 2 hợp chất diterpenoid là (MDF2) và (MDF8). 3.2. Kết quả thử hoạt tính 3.2.1. Hoạt tính của các hợp chất phân lập từ loàiM. indica Đã thử hoạt tính gây độc tế bào của tất cả các 22 hợp chất được phân lập từ lá loài mã rạng ấn (M. indica) trên 4 dòng tế bào ung thư ở người như (KB, Hep-G2, Lu-1và MCF-7), kết quả cho thấy có 9 hợp chất (MIL2, MIL5-12) có hoạt tính từ rất mạnh đến trung bình với giá trị IC50 tương ứng trong khoảng từ 1,0±0,5 đến 53,1±3,7 μM. Các hợp chất còn lại thể hiện hoạt tính yếu hoặc không có hoạt tính, giá trị IC50 > 100 μM. Trong số các hợp chất có hoạt tính, ba hợp chất mới có kí hiệu là (MIL2) và (MIL6-7) đều thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên cả 4 dòng tế bào được thử nghiệm (KB, Hep-G2, Lu-1 và MCF-7) với giá trị IC50 rất đáng quan tâm (trong khoảng từ 10,6±1,1 đến 20,3±2,0 μM). Hợp chất mới có kí hiệu là (MIL5) có hoạt tính ức chế ở hai trong số bốn dòng tế bào ung thư thử nghiệm. Giá trị IC50 của hợp chất này tính toán được là 47,4±2,4 và 53,1±3,7 μM tương ứng với dòng tế bào ung thư KB và MCF-7. Ba hợp chất khác có kí hiệu là (MIL8-10) có hoạt tính gây độc tế bào trên cả 4 dòng tế bào ung thư được thử nghiệm là (KB, Hep-G2, Lu-1 và MCF-7) ở mức tương đối mạnh với giá trị IC50 tương ứng từ 30,1±4,0 đến 38,7±2,8 μM. Hợp chất có kí hiệu (MIL11) có hoạt tính gây độc tế bào trên cả 4 dòng tế bào ung thư được thử nghiệm như (KB, Hep-G2, Lu-1và MCF-7) là mạnh hơn cả với giá trị IC50 tương ứng là 4,7±0,3 11,0±1,2, 9,0±0,6, và 8,0±0,6 μM. Giá trị IC50 của hợp chất này ở thử nghiệm trên hai dòng tế 20 bào ung thư KB và MCF-7 (4,7±0,3 và 8,0±0,6 μM) còn thấp hơn cả chất đối chứng dương mitoxantrone (giá trị IC50 7,8±0,7 và 10,3±1,1 μM). Khi thử nghiệm trên hai dòng tế bào ung thư còn lại (Hep-G2 và Lu-1), giá trị IC50 của hợp chất MIL11 (11,0±1,2 và 9,0±0,6 μM) cũng nhận thấy ở mức độ tương với chất đối chứng dương mitoxantrone (8,2±0,6 và 7,7±1,4 μM). Riêng đối với hợp chất có kí hiệu (MIL12) thì hoạt tính gây độc tế bào trên bốn dòng tế bào ung thư thử nghiệm có sự khác biệt tương đối mạnh. Hợp chất này thể hiện tác dụng gây độc tế bào Lu-1 với giá trị IC50 rất triển vọng 1,0±0,5 μM, nhỏ hơn rất nhiều so với chất đối chứng dương (MX, 7,7±1,4 μM). Trong khi đó, hợp chất MIL12 chỉ thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ở mức độ trung bình trên cả 3 dòng tế bào ung thư còn lại (KB, Hep-G2 và MCF-7) vớigiá trị IC50 tương ứng là: 28,7±2,6, 14,3±1,2 và 16,0±1,2 μM. Kết quả này gợi ý rằng, hợp chất MIL12 có thể gây độc tế bào một cách trọn lọc trên các dòng tế bào khác nhau. Bảng 3.27. Hoạt tính của các hợp chất mới phân lập từ loài M.indica Stt Kí hiệu Giá trị IC50 (μM) KB HepG2 Lu-1 MCF-7 1 MIL2 10,6±1,1 11,2±1,0 19,0±1,3 15,7±1,2 2 MIL5 47,4±2,4 53,1±3,7 >100 >100 3 MIL6 11,0±1,0 11,9±1,3 17,0±1,3 15,5±1,2 4 MIL7 15,0±1,7 17,9±1,5 20,3±2,0 18,1±1,9 5 MIL8 32,9±2,1 33,1±1,5 35,0±1,7 33,1±3,2 6 MIL9 38,2±2,4 30,1±4,0 34,6±3,7 34,4±3,1 7 MIL10 31,8±2,1 38,0±2,5 37,5±2,9 38,7±2,8 8 MIL11 4,7±0,3 11,0±1,2 9,0±0,6 8,0±0,6 9 MIL12 28,7±2,6 14,3±1,2 1,0±0,5 16,0±1,2 Mitoxantrone (MX) 7,8±0,7 8,2±0,6 7,7±1,4 10,3±1,1 21 3.2.2. Hoạt tính của các hợp chất phân lập từ quả loàiM. denticulata Hầu hết các hợp chất được phân lập từ quả loài Mã rạng răng (M. denticulata), đều tiến hành thử hoạt tính gây độc tế bào trên 7 dòng tế bào ung thư ở người như: (KB, Hep-G2, MCF-7, Lu-1, Hep3B, A-549 và Hela), kết quả cho thấy có 5 hợp chất có hoạt tính từ rất mạnh đến trung bình với giá trị IC50 tương ứng trong khoảng từ 0,6±0,1 đến 62,8±2,2 μM. Hợp chất mới có kí hiệu (MDF1) có hoạt tính gây độc tế bào đối với dòng tế bào ung thư phổi ở người (A-549) là khá mạnh với giá trị IC50 tương ứng là 16,0±0,2 μM, hợp chất còn có hoạt tính ức chế dòng tế bào ung thư gan (Hep3B) ở mức độ trung bình với giá trị IC50 tương ứng là 62,8±2,2 μM và hoạt tính ức chế dòng tế bào ung thư cổ tử cung (Hela) ở mức độ khá mạnh với giá trị IC50 tương ứng là 36,9±1,9 μM. Hai hợp chất có kí hiệu (MDF3-4) đều có hoạt tính gây độc tế bào trên 7 dòng tế bào ung thư ở người được thử nghiệm với giá trị IC50 tương ứng từ 4,5±0,5 đến 61,7±2,1 μM. Hợp chất có kí hiệu (MDF7) có hoạt tính mạnh trên tất cả 7 dòng tế bào ung thư được thử nghiệm với giá trị IC50 tương ứng trong khoảng từ 1,3±0,3 đến 8,7±0,4 μM. Riêng hợp chất có kí hiệu (MDF6) có hoạt tính gây độc tế bào đối với 4 dòng tế bào ung thư (KB, Hep-G2, Lu-1và MCF-7) là rất mạnh với giá trị IC50 từ 0,6±0,1 μM đến 1,3±0,1 μM, mạnh hơn cả hợp chất (MDF7) và mạnh hơn cả chất đối chứng dương là ellipticine có giá trị IC50 từ 0,85±0,07 μM đến 11,4±0,8 μM; hợp chất này cũng có hoạt tính gây độc tế bào rất mạnh đối với ba dòng tế bào ung thư được thử nghiệm khác là (Hep3B, A-549 và Hela) với giá trị IC50 tương ứng là: 3,7±0,5, 4,5±0,3 và 7,6±0,8 μM. Bảng 3.28. Hoạt tính các hợp chất phân lập từ loàiM. denticulata Hợp chất Giá trị IC50 (μM) KB HepG2 Lu-1 MCF-7 Hep3B A-549 Hela MDF1 >100 >100 >100 >100 62,8±2,2 16,0±0,2 36,9±1,9 MDF3 29,3±1,4 20,8±1,5 28,3±1,7 26,0±2,1 61,7±2,1 8,1±1,1 9,8±0,9 MDF4 41,7±0,5 36,3±0,2 33,1±2,1 27,4±1,3 14,4±1,9 4,5±0,5 7,8±0,3 MDF6 0,6±0,1 0,8±0,1 1,3±0,1 1,2±0,1 3,7±0,5 4,5±0,3 7,6±0,8 MDF7 1,4±0,1 7,2±0,8 7,9±0,1 1,3±0,3 9,5±0,4 3,4±0,6 8,7±0,4 Ellipticine Camptothecin 1,1±0,1 - 0,85±0,07 - 1,3±0,1 - 11,4±0,8 - - 0,12±0,01 - 1,6±0,1 - 2,9±0,2 22 KẾT LUẬN 1. Từ lá loài Mã rạng ấn (M. indica) đã phân lập và xác định cấu trúc được 22 hợp chất. Trong đó, có 7 hợp chất mới thuộc lớp chất prenylated flavonoid có kí hiệu từ (MIL1) đến (MIL7) và 15 hợp chất đã biết còn lại có 3 hợp chất thuộc lớp chất prenylated flavonoid có kí hiệu (MIL8-10), 2 hợp chất stilben có kí hiệu (MIL11-12) và các hợp chất còn lại có kí hiệu (MIL13-22) thuộc lớp chất megastigmane. 2. Từ thân loài Mã rạng ấn (M. indica) đã phân lập và xác định cấu trúc 10 hợp chất, có kí hiệu (MIT1-10). Trong đó, có 9 hợp chất flavonoid và 01 hợp chất lignan là (MIT4), có 9 hợp chất đã đồng thời phân lập từ lá loài này. 3. Từ quả loài Mã rạng răng (M. denticulata) đã phân lập và xác định cấu trúc 8 hợp chất được kí hiệu từ (MDF1) đến (MDF8). Trong đó, có 1 hợp chất mới thuộc hợp chất flavonoid có kí hiệu là (MDF1) và 7 hợp chất đã biết còn lại có 5 hợp chất thuộc lớp chất flavonoid có kí hiệu (MIL3-7), 01 hợp chất diterpenoid có kí hiệu là (MDF2) và 01 hợp chất megastigman (MDF8). 4. Chín trong số 22 hợp chất phân lập từ loài Mã rạng ấn (M. indica) thể hiện tác dụng gây độc trên các dòng tế bào ung thư KB, Hep- G2, Lu-1 và MCF-7; giá trị IC50 nhận được trong khoảng từ 1,0±0,5 đến 53,1±3,7 μM. 5. Năm trong số 8 hợp chất phân lập từ loài Mã rạng răng (M. denticulata) thể hiện tác dụng gây độc trên các dòng tế bào ung thư (KB, Hep-G2, MCF-7, Lu-1 Hep3B, A-549 và Hela); giá trị IC50nhận được trong khoảng từ 0,6±0,1 đến 62,8±2,2 μM. 23 TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Luận án, đã bổ sung thêm 8 hợp chất mới vào ngân hàng hợp chất thiên nhiên cụ thể: 7 hợp chất mới có kí hiệu từ (MIL1-MIL7) được phân lập từ loài Mã rạng ấn (M. indica) và một hợp chất (MDF1) phân lập từ loài Mã rạng răng (M. denticulata). 2. Luận án cung cấp các kết quả đầu tiên về hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập được (đặc biệt là các hợp chất mới) trên các dòng tế bào ung thư như: KB, Hep-G2, MCF-7, Lu-1 Hep3B, A-549 và Hela. KIẾN NGHỊ Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất điển hình đã phân lập được hầu hết đều có hoạt tính đối với 7 dòng tế bào ung thư ở người như: (KB, Hep-G2, MCF-7, Lu-1, Hep-3B, A-549 và Hela). Đặc biệt, có 8 hợp chất phân lập từ loài Mã rạng ấn (M. indica) và loài Mã rạng răng (M. denticulata) có hoạt tính gây độc tế bào mạnh đối với 5 dòng tế bào ung thư ở người như (KB, Hep-G2, MCF-7, Lu-1 và A-549); cụ thể có 4 hợp chất mới là (MIL2), (MIL6-7), (MDF1) và 4 hợp chất khác như (MIL11-12) và (MDF6- 7). Kiến nghị, từ các kết quả thu được cần thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu, như nghiên cứu xác định cơ chế tác dụng, đồng thời thử nghiệm trên các dòng tế bào ung thư khác nhằm đánh giá độ ức chế chọn lọc từ đó tạo cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu ứng dụng cho các hợp chất mới có kí hiệu (MIL2), (MIL6-7), (MDF1), hay hợp chất có kí hiệu (MDF6). 24 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Le Tran Nguyen Vu, Luu The Anh, Nguyen Thi Cuc, Nguyen Xuan Nhiem, Bui Huu Tai, Phan Van Kiem, Marc Litaudon, Tran Dang Thach, Chau Van Minh, Huong Doan Thi Mai and Pham Van Cuong (2019): Prenylated flavonoid and other constituents from Macaranga indica, Natural Product Research, DOI: 10.1080/14786419.2019.1662007. 2. Doan Thi Mai Huong, Le Tran Nguyen Vu, Luu The Anh, Nguyen Thi Cuc, Nguyen Xuan Nhiem, Bui Huu Tai, Phan Van Kiem, Marc Litaudon, Tran Dang Thach, Chau Van Minh, Van Cuong Pham (2019): Cytotoxic prenylated flavonoids from the leaves of Macaranga indica, Phytochemistry Letters, Vol 34, pp39-42. DOI: 10.1016/j.phytol.2019.09.001. 3. Tran Nguyen Vu Le, Bich Ngan Truong, Thi Phuong Le, Marc Litaudon, Dang Thach Tran, Van Minh Chau, Huong Doan Thi Mai and Van Cuong Pham (2019), Cytotoxic phenolic compounds isolated from the fruits of Macaranga denticulata, Natural Product Research, pp1-8, DOI. 10.1080/14786419.2019.1639175. 4. Le Tran Nguyen Vu, Truong Bich Ngan, Le Thi Phuong, Doan Thi Mai Huong, Marc Litaudon, Nguyen Van Hung, Tran Dang Thach, Pham Van Cuong (2018), Chemical constitutents from fruits of Macaranga denticulata (Euphorbiaceae) (Part 2), Vietnam Journal of Chemistry, 56(4), 516-520 Article DOI: 10.1002/vjch.201800040. 5. Lê Trần Nguyên Vũ, Trương Bích Ngân, Lê Thị Phương, Đoàn Thị Mai Hương, Marc Litaudon, Nguyễn Văn Hùng, Trần Đăng Thạch, Phạm Văn Cường (2017), Các hợp chất flavonoid phân lập từ quả cây Ba soi (Macaranga denticulata) họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), Tạp chí Hóa học, 55(4E23), 70-74.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_va_hoat_tinh_g.pdf
  • pdfĐóng góp mới TV.pdf
  • docdong gop moi.doc
  • pdfNhững đóng góp mới bằng TA.pdf
  • pdfQĐ cấp HV.pdf
  • pdfTrích yếu luân án.pdf
  • pdfVu_luan_an_HV.pdf
  • pdfvu_tom_tat_luan_an_tieng_anh_HV.pdf
  • docVu_trich_yeu_luan_an_HV.doc
Luận văn liên quan