Từ các dữ kiện phổ trên cho thấy TC2 tương tự hợp chất plantagiolide I,
một hợp chất đã được phân lập từ loài Tacca plantaginea [5]. Sự khác biệt về
cấu trúc của TC2 với plantagiolide I là sự mất đi của acetoxy, thay thế bởi
nhóm hydroxy tại C-2. Tương tác HMBC từ H-19 (δH 0,94) đến C-1 (δC
76,7)/C-5 (δC 74,7)/C-9 (δC 30,5)/C-10 (δC 42,0); từ H-18 (δH 1,09) đến C-12
(δC 75,1)/C-13 (δC 47,9)/C-14 (δC 41,3)/C-17 (δC 57,4); từ H-21 (δH 1,01) đến
C-17 (δC 57,4)/C-20 (δC 36,5)/C-22 (δC 78,7); từ H-28 (δH 2,14) đến C-23 (δC
33,1)/C-24 (δC 159,6)/C-25 (δC 123,8) cho thấy vị trí của 4 nhóm methyl tại C-
10, C-13, C-20 và C-24. Tương tác HMBC từ proton methyl (δH 2,13),
aglycone H-12 (δH 5,18) đến nhóm acetoxy carbonyl (δC 172,3) khẳng định vị
trí của nhóm acetoxy này tại C-12.
27 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài tacca Vietnamensis và loài tacca chantrieri ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
VŨ THỊ QUỲNH CHI
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA LOÀI Tacca vietnamensis
VÀ LOÀI Tacca chantrieri Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ
Mã số : 9.44.01.14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Hà Nội - 2018
Công trình được hoàn thành tại: Học Viện Khoa học và Công nghệ - Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Nguyễn Xuân Nhiệm
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Phạm Hải Yến
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Học viện,
họp tại Học Viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ , ngày tháng năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời
sử dụng nhiều loại thảo dược trong điều trị bệnh và tăng cường sức khoẻ.
Theo các nhà khoa học, Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao.
Trong đó, có gần 5.000 loài được sử dụng làm dược liệu và thuốc chữa
bệnh [1, 2]. Vai trò của nguồn tài nguyên cây thuốc ngày càng được nâng
cao do có tiềm năng to lớn trong việc nghiên cứu phát triển các loại thuốc
trong điều trị bệnh.
Trên thế giới đã tìm ra nhiều hợp chất có nguồn gốc từ tự nhiên được
sử dụng làm thuốc điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, còn có
rất nhiều cây thuốc được sử dụng trong đông y và theo kinh nghiệm dân
gian để chữa các bệnh như ung thư và các bệnh viêm nhiễm nhưng chưa
được nghiên cứu một cách khoa học để làm rõ công dụng và phát triển trở
thành thuốc phổ thông. Một số loài của chi Tacca được sử dụng trong y
học cổ truyền ở một số nước dùng làm thuốc chữa các bệnh như viêm loét
dạ dày, viêm ruột, viêm gan,v.v,..., là một trong những đối tượng đã được
các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và đã công bố nhiều công trình
nghiên cứu. Các nghiên cứu cho thấy dịch chiết và các hợp chất được phân
lập từ các loài thuộc chi này có các hoạt tính sinh học như gây độc tế bào
ung thư, ổn định các vi ống, kháng viêm, kháng nấm, kháng khuẩn, chống
oxi hóa và hạ huyết áp.
Ở Việt Nam, có một số loài thuộc chi Tacca như Tacca chantrieri được
y học cổ truyền dùng làm thuốc chữa thấp khớp. Rễ, củ loài Tacca
vietnamensis được dùng làm thuốc như Tacca chantrieri, lá được dân gian
dùng làm rau ăn. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh
học của các loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam còn rất hạn chế, mới chỉ có 3
công trình công bố về 2 loài Tacca plantaginea và Tacca chantrieri [1, 4-6].
2
Chính vì vậy, nhằm mục đích nghiên cứu làm rõ thành phần hóa học và
hoạt tính sinh học các loài thuộc chi Tacca ở Việt Nam tạo cơ sở khoa học
trong việc nâng cao khả năng ứng dụng về cây thuốc này, chúng tôi lựa chọn
đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài
Tacca vietnamensis và loài Tacca chantrieri ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu thành phần hóa học chủ yếu của hai loài Taca
vietnamensis và Tacca chantrieri ở Việt Nam. Đánh giá hoạt tính gây độc
tế bào và hoạt tính kháng viêm của một số hợp chất phân lập được.
3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án
1. Phân lập các hợp chất từ thân rễ 2 loài Tacca vietnamensis và Tacca
chantrieri ở Việt Nam bằng các phương pháp sắc ký;
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được bằng các
phương pháp vật lý, hóa học;
3. Đánh giá hoạt tính kháng viêm của một số hợp chất phân lập được;
4. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của một số hợp chất phân lập được.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Bao gồm phần tổng quan về các nghiên cứu trong nước và quốc tế về thành
phần hóa học và hoạt tính sinh học chi Tacca và về ung thư và kháng viêm.
1.1. Giới thiệu về chi Tacca: Chi Tacca (Taccaceae) đã được thống kê có
17 loài trên thế giới, ở Việt Nam có 6 loài. Phân bố chủ yếu ở các nước
Đông Nam Á, đảo Thái Bình Dương, Châu Phi, ... Thân rễ của chúng được
sử dụng trong y học cổ truyền để chữa các bệnh loét dạ dày, viêm ruột,
viêm gan, ... Thành phần hóa học của chi Tacca bao gồm các hợp chất
steroidal, steroidal saponin, diaryl heptanoid, diaryl heptanoid glucoside,
Các nghiên cứu cho thấy có một số hợp chất thuộc khung
diarylheptanoid and steroidal saponin có hoạt tính gây độc tế bào và hoạt
tính kháng viêm.
1.2. Giới thiệu về loài Tacca vietnamensis và Tacca chantrieri
3
Tacca vietnamensis Thin et Hoat là loài đặc hữu ở Viet Nam. Hiện
nay chưa có nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của
loài này.
Tacca chantrieri André là cây có ở Việt Nam và một số nước nhiệt
đới. Các nghiên cứu về thành phần hóa học cho thấy có xuất hiện các hợp
chất diarylheptanoids, steroidal saponins,
1.3. Giới thiệu về ung thư: Giới thiệu về ung thư và một số phương pháp
điều trị bệnh; Một số loại thuốc điều trị ung thư có nguồn gốc từ tự nhiên.
1.4. Giới thiệu về kháng viêm: Giới thiệu về viêm, thuốc kháng viêm và
một số sản phẩm từ tự nhiên có hoạt tính kháng viêm.
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài Tacca vietnamensis Thin et Hoat và Tacca chantrieri André.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân lập các hợp chất
Phối hợp các phương pháp sắc ký bao gồm: sắc ký lớp mỏng (TLC),và
sắc ký cột (CC).
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc
Phương pháp chung để xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất là
kết hợp giữa các thông số vật lý với các phương pháp phổ hiện đại bao
gồm: Phổ khối lượng (ESI-MS), phổ khối lượng phân giải cao (HR-ESI-
MS), phổ cộng hưởng từ nhân (NMR), phổ lưỡng sắc tròn (CD), điểm
nóng chảy (Mp), độ quay cực ([α]D), phương pháp xác định đường.
2.2.3. Phương pháp xác định hoạt tính sinh học
Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư và phương
pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm.
4
2.3. Phân lập các hợp chất
2.3.1. Các hợp chất phân lập từ loài Tacca vietnamensis
Hình 2.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài Tacca vietnamensis
2.3.2. Các hợp chất phân lập từ loài Tacca chantrieri
Hình 2.2. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ loài Tacca chantrieri
5
2.4. Thông số vật lý và dữ liệu phổ của các hợp chất đã phân lập được
2.4.1. Các thông số vật lí của các hợp chất phân lập được từ loài Tacca
vietnamensis: Phần này trình bày thông số vật lý và dữ kiện phổ của 9 hợp
chất phân lập được từ loài Tacca vietnamensis.
2.4.2. Các thông số vật lí của các hợp chất phân lập được từ loài Tacca
chantrieri: Phần này trình bày thông số vật lý và dữ kiện phổ của 13 hợp
chất phân lập được từ loài Tacca chantrieri.
2.5. Kết quả thử hoạt tính sinh học của các hợp chất phân lập được
2.5.1. Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được
* Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được từ Tacca vietnamensis:
- Kết quả sàng lọc của 9 hợp chất (TV1-TV9) ở nồng độ 80 µM:
Bảng 2.1. % Ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 được kích thích
bởi LPS của các hợp chất TV1-TV9 tại nồng độ 80 µM
Hợp chất % ức chế Hợp chất % ức chế
TV1 45,1 ± 2,2 TV6 40,0 ± 2,0
TV2 43,2 ± 1,8 TV7 46,9 ± 2,2
TV3 63,2 ± 1,5 TV8 42,2 ± 1,8
TV4 67,5 ± 2,1 TV9 40,1 ± 3,0
TV5 72,0 ± 2,5 Butein (10 µM) 90,0 ± 5,0
- Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh NO trong tế bào BV2
theo nồng độ được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.2. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào
BV2 của hợp chất TV3-TV5
Hợp chất IC50 (μM) Hợp chất IC50 (μM)
TV3 52,1 ± 3,6 TV5 43,7 ± 4,2
TV4 47,3 ± 6,0 Butein 4,3 ± 0,5
* Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được từ Tacca chantrieri:
- Kết quả sàng lọc của 13 hợp chất (TC1-TC13) ở nồng độ 80 µM:
Bảng 2.3. % Ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào BV2 được kích thích
bởi LPS của các hợp chất TC1-TC13 tại nồng độ 80 µM
Hợp chất % ức chế Hợp chất % ức chế
TC1 85,1 ± 4,5 TC8 42,0 ± 3,0
TC2 63,8 ± 3,6 TC9 45,7 ± 2,2
TC3 43,2 ± 2,4 TC10 44,3 ± 2,1
TC4 47,1 ± 2,5 TC11 40,8 ± 2,0
TC5 46,5 ± 3,3 TC12 36,8 ± 2,8
6
Hợp chất % ức chế Hợp chất % ức chế
TC6 47,4 ± 2,5 TC13 28,7 ± 1,9
TC7 42,0 ± 2,1 Butein (10 µM) 78,0 ± 4,2
- Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh NO trong tế bào BV2
theo nồng độ được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.4. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế sự sản sinh ra NO trong tế bào
BV2 của hợp chất TC1 và TC2
Hợp chất IC50 (μM) Hợp chất IC50 (μM)
TC1 12,4 ± 2,4 Butein 4,3 ± 0,8
TC2 59,0 ± 3,5
2.5.2. Kết quả nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư các hợp chất
phân lập được từ loài Tacca chantrieri
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá hoạt tính gây độc tế bào ung thư của hợp chất
Hợp chất IC50 (µM)
PC-3 LNCaP MDA-MB-231
TC2 24,5 ± 1,2 19,0 ± 1,5 20,9 ± 1,6
TC7 30,7 ± 1,5 19,1 ± 1,4 24,2 ± 1,5
TC9 30,8 ± 2,0 20,2 ± 1,2 49,3 ± 3,2
TC13 17,9 ± 1,8 18,8 ± 1,3 22,0 ± 2,0
Ellipticine 1,1 ± 0,1 0,7 ± 0,1 0,8 ± 0,1
CHƯƠNG 3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ
3.1. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được: 22 hợp chất
* 9 hợp chất từ loài Tacca vietnamensis (Hình 3.1):
Taccavietnamoside A (TV1), taccavietnamoside B (TV2),
taccavietnamoside C (TV3), taccavietnamoside D (TV4), taccavietnamoside
E (TV5), (24S,25R)-spirost-5-en-3β,24-diol 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-
(1→2)-[α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside (TV6);
(24S,25R)-spirost-5-en-3β,24-diol 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D-
glucopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside
(TV7); chantrieroside A (TV8) và plantagineoside A (TV9).
* 13 hợp chất từ loài Tacca chantrieri (Hình 3.2): Chantriolide D
(TC1), chantriolide E (TC2), chantriolide A (TC3), chantriolide B (TC4),
chantriolide C (TC5), (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis (3,4-
dihydroxyphenyl)heptane (TC6), (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis(3,4-
7
dihydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D-glucopyranoside (TC7), (3R,5R)-3,5-
dihydroxy-1,7-bis(4-hydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D-glucopyranoside (TC8),
(3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(3,4-dihydroxyphenyl)-7-(4-hydroxyphenyl)heptane 3-
O-β-D-glucopyranoside (TC9), (6S,9R) roseoside (TC10), 2-hydroxyphenol-1-
O-β-D-glucopyranoside (TC11), 1-O-syringoyl-β-D-glucopyranoside (TC12) và
benzyl-β-D-glucopyranosyl (1→6)-β-D-glucopyranoside (TC13).
Hình 3.1. Cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập từ T. vietnamensis
Hình 3.2. Cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập từ T. chantrieri
3.1.1. Đặc trưng phổ của các hợp chất taccalonolide và withanolide
3.1.2. Đặc trưng phổ của hợp chất spirostanol saponin
3.1.3. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài T.
vietnamensis
3.1.3.1. Hợp chất TV1: Taccavietnamoside A (hợp chất mới)
Hợp chất TV1 thu được ở dạng vô định hình màu trắng. Trên phổ HR-ESI-
MS của TV1 xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 923,4607 [M+Na]+ (tính toán
8
Hình 3.3. Cấu trúc hóa học của hợp chất TV1 và taccasuboside C (65)
lí thuyết cho công thức [C45H72O18Na]+, 923,4611) cho phép kết luận công thức
phân tử của TV1 được xác định là C45H72O18. Phổ 1H-NMR của TV1 xuất hiện
tín hiệu của proton olefin tại δH 5,28 (br s), bốn nhóm methyl tại δH 0,95 (s), 0,99
(s), 1,20 (d, J = 6,5 Hz) và 1,59 (s), điều này gợi ý đây là một hợp chất dạng
steroid. Thêm vào đó, ba proton anome tại δH 4,85 (d, J = 7,5 Hz), 5,71 (br s) và
5,81 (br s) gợi ý hợp chất này có 3 phân tử đường.
Phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất TV1 xuất hiện tín hiệu cộng hưởng
của 45 carbon, bao gồm: 5 carbon không liên kết với hydro tại δC 37,0, 40,9,
68,5, 111,5 và 140,7; 24 carbon methine tại δC 31,5, 35,8, 50,2, 56,5, 62,3,
66,0, 69,8, 69,9,70,5, 72,3, 72,4, 72,5, 72,7, 73,5, 73,7, 77,8, 77,9, 78,3, 81,8,
87,2, 99,8, 102,5, 103,7 và 121,7; 10 carbon methylen tại δC 21,0, 30,0, 31,9,
32,2, 37,4, 38,6, 40,0, 45,1, 62,2 và 69,1 và 6 carbon methyl tại δC 14,5, 16,4,
18,3,18,6, 19,3 và 26,1. Trên phổ HMBC cho thấy tương tác từ H-4 (δH 2,64
và 2,70) đến C-5 (δC 140,7)/C-6 (δC 121,7); từ H-19 (δH 0,95) đến C-5 (δC
140,7) khẳng định vị trí của liên kết đôi tại C-5/C-6. Độ dịch chuyển hóa học
δC 111,5 (C-22) và tương tác HMBC từ H-20 (δH 3,00)/H-21 (δH 1,20)/H-26
(δH 3,60 và 4,13) đến C-22 (δC 111,5) cho thấy nhóm acetal ở vị trí C-22.
Từ những phân tích dữ liệu phổ 1H, 13C-NMR và DEPT, đặc biệt độ
dịch chuyển hóa học tại C-22 (δC111,5-vòng spiro) kết hợp với các tài liệu đã
công bố [19, 62] có thể dự đoán hợp chất TV1 là một spirostanol saponin.
Cụ thể, phổ NMR hợp chất TV1 (Bảng 3.1) rất giống với của taccasuboside
C [19] ngoại trừ các tín hiệu tại C-23, C-24 và C-25 của aglycone. Giá trị độ
chuyển dịch hóa học tại C-23, C-24, C-25 của TV1 tương ứng là δC 66,0,
9
45,1 và 68,5 (taccasuboside C: δC 64,6, 43,6, và 70,0 [19], cùng đo trong
pyridine-d5), điều này gợi ý có sự khác nhau về cấu hình tại C-25.
Cấu hình của nhóm hydroxy tại C-23 và C-25 được xác định là hướng
equatorial dựa vào tương tác trên phổ ROESY giữa H-21 (δH 1,20) và H-
23 (δH 3,99); và giữa H-23 (δH 3,99) và H-27 (δH 1,59).
Các phân tử đường được xác định bằng việc thủy phân hợp chất TV1
trong môi trường axit; chuyển hóa các đường nhận được thành dạng dẫn
xuất TMS; nhận dạng sản phẩm chuyển hóa bằng phân tích theo phương
pháp sắc ký khí (GC) và so sánh với kết quả nhận được từ đường chuẩn
cũng được chuyển hóa như trên. Theo đó, các đơn vị đường trong hợp chất
TV1 đã được xác định bao gồm D-glucose và L-rhamnose. Tương tác
HMBC từ rha H-1′′ (H 5,81) đến glc C-2′ (C 78,3); từ rha H-1′′′ (H 5,71)
đến glc C-3′ (C 87,2) và từ glc H-1′ (H 4,85) đến C-3 (C 77,8) gợi ý trật tự
liên kết của các phân tử đường là α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-O-[α-L-
rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside, đồng thời xác định vị trí
chuỗi phân tử đường tại C-3 của aglycone. Ngoài ra, so sánh dữ liệu phổ 13C-
NMR của phần đường trong hợp chất TV1 và hợp chất taccasuboside C đã
được công bố từ loài Tacca subflabellata [19] thấy hoàn toàn phù hợp. Như
vậy, cấu trúc của hợp chất TV1 được xác định là (23S,25R)-spirost-5-en-
3β,23,25-triol 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[α-L-rhamnopyranosyl-
(1→3)]-β-D-glucopyranoside. Tra cứu trên cơ sở dữ liệu Scifinder cho thấy
đây là một hợp chất mới và được đặt tên là taccavietnamoside A.
Hình 3.4. Các tương tác HMBC và
ROESY chính của hợp chất TV1
Hình 3.5. Phổ HR-ESI-MS của hợp
chất TV1
Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV1 và hợp chất tham khảo
C C# Ca,b Ha,c(mult., J, Hz)
Aglycone
1 37,5 37,4 0,91 (m)/1,66 (m)
10
C C# Ca,b Ha,c(mult., J, Hz)
2 30,1 30,0 1,80 (m)/2,06 (m)
3 77,9 77,8 3,88 (m)
4 38,7 38,6 2,64 (dd, 12,0, 12,0)/2,70 (br d, 12,0)
5 140,8 140,7 -
6 121,8 121,7 5,28 (br s)
7 32,4 32,2 1,45 (m)/1,81 (m)
8 31,6 31,5 1,48 (m)
9 50,3 50,2 0,85 (m)
10 37,2 37,0 -
11 21,1 21,0 1,38 (m)
12 40,2 40,0 1,11 (m)/1,71 (m)
13 41,1 40,9 -
14 56,7 56,5 1,05 (m)
15 32,3 31,9 1,45 (m)/1,97 (m)
16 81,9 81,8 4,60 (m)
17 62,6 62,3 1,88 (t, 8,5)
18 16,6 16,4 0,99 (s)
19 19,4 19,3 0,95 (s)
20 35,8 35,8 3,00 (q, 7,0)
21 14,9 14,5 1,20 (d, 6,5)
22 112,2 111,5 -
23 64,6 66,0 3,99 (br d, 8,5)
24 43,6 45,1 2,47 (br d, 12,0)/2,57 (m)
25 70,0 68,5 -
26 69,3 69,1 3,60 (d, 10,5)/ 4,13 (d, 10,5)
27 26,9 26,1 1,59 (s)
3-O-Glc
1′ 99,9 99,8 4,85 (d, 7,5)
2′ 78,4 78,3 4,00 (dd, 7,5, 8,5)
3′ 87,5 87,2 4,12 (dd, 8,5, 9,0)
4′ 69,9 69,8 4,00 (dd, 8,5, 9,0)
5′ 78,1 77,9 3,77 (m)
6′ 62,3 62,2 4,29 (br d, 11,5)/4,41 (br d, 11,5)
2′-O-Rha
1′′ 102,7 102,5 5,81 (br s)
2′′ 72,5 72,3 4,72 (br s)
3′′ 72,9 72,7 4,46 (dd, 2,5, 9,0)
4′′ 73,9 73,7 4,29 (m)
5′′ 69,9 69,9 4,82 (m)
6′′ 18,7 18,6 1,72 (d, 6,0)
3′-O-Rha
1′′′ 103,9 103,7 5,71 (br s)
2′′′ 72,5 72,4 4,81 (br s)
3′′′ 72,7 72,5 4,48 (dd, 2,5, 9,0)
4′′′ 73,6 73,5 4,29 (m)
5′′′ 70,7 70,5 4,75 (m)
6′′′ 18,5 18,3 1,62 (d, 6,0)
a Đo trong C5D5N, b125 MHz, c 500 MHz, # δC của taccasuboside C [19]
11
Hình 3.6. Phổ 1H-NMR của TV1
Hình 3.7. Phổ 13C-NMR của TV1
Hình 3.8. Phổ DEPT của TV1
Hình 3.9. Phổ HSQC của TV1
Hình 3.10. Phổ HMBC của TV1
Hình 3.11. Phổ ROESY của TV1
3.1.3.2. Hợp chất TV2: Taccavietnamoside B
Hình 3.12. Cấu trúc hóa học TV2 và hợp chất tham khảo TV1
Hợp chất TV2 nhận được dưới dạng chất vô định hình màu trắng, công thức
phân tử được xác định là C51H82O23 dựa trên phổ HR-ESI-MS với sự xuất hiện pic
ion giả phân tử tại m/z 1085,5133 [M+Na]+(tính toán lí thuyết cho công thức
[C51H82O23Na]+, 1085,5139). Phổ 1H-NMR cho thấy sự xuất hiện tín hiệu của
12
proton olefin tại δH 5,27 (br s), bốn nhóm methyl tại δH 0,96 (s), 0,99 (s), 1,21 (d, J
= 7,0 Hz), và 1,59 (s) của một steroid. Bên cạnh đó, sự xuất hiện tín hiệu của bốn
proton anome tại δH 4,85 (d, J = 8,0 Hz), 5,21 (d, J = 8,0 Hz), 5,71 (br s), và 5,76
(br s) gợi ý sự xuất hiện của 4 đơn vị đường trong cấu trúc của hợp chất TV2.
Phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất TV2 cho thấy sự có mặt của 51
carbon, bao gồm: 5 carbon không liên kết với hydro tại δC 37,0, 41,0, 68,5,
111,5 và 140,7; 29 carbon methine tại δC 31,5, 35,8, 50,2, 56,6, 62,3, 66,0,
68,7, 69,7, 69,8, 71,4, 72,0, 72,3, 72,4, 72,7, 73,7, 76,3, 77,8, 78,0, 78,3, 78,5,
78,6, 81,8, 84,3, 86,2, 99,8, 102,5, 103,1, 106,4 và 121,7, 11 carbon methylen
tại δC 21,0, 30,0, 32,0, 32,3, 37,4, 38,8, 40,1, 45,2, 62,1, 62,5, và 69,2 và 6
nhóm methyl tại δC 14,5, 16,5, 18,2, 18,6, 19,3, 26,2. Với các đặc điểm của
phổ NMR như trên và độ dịch chuyển hóa học tại C-22 (δC 111,5-vòng spiro)
trên phổ 13C-NMR, có thể tiếp tục dự đoán TV2 là một spirostanol saponin.
Số liệu phổ 1H và 13C-NMR của hợp chất TV2 giống với
tacavietnamoside A (TV1) (Bảng 3.2) ngoại trừ sự thêm vào của 1 đơn vị
đường thông qua các tín hiệu đặc trưng cho 1 proton anome tại δH 5,21 (d, J
= 8,0) và 6 tín hiệu carbon tại δC 62,5, 71,4, 76,3, 78,3, 78,6, và 106,4. Thành
phần đường của TV2 được xác định là D-glucose và L-rhamnose (xác định
dưới dạng dẫn xuất của TMS) dựa trên sự thủy phân trong môi trường axit
hợp chất TV2. Tương tác HMBC từ rha H-1″ (δH 5,76) đến glc C-2′ (δC
78,5), từ glc H-1″″ (δH 5,21) đến rha C-4‴ (δC 84,3), từ rha H-1‴ (δH 5,71) đến
glc C-3′ (δC 86,2), và từ glc H-1′ (δH 4,85) đến C-3 (δC 77,8) xác định trật tự
liên kết trong phần đường là O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-O-[β-D-
glucopyranosyl-(1→4)-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-
glucopyranoside và vị trí của phần đường tại C-3. Ngoài ra, cấu trúc của
phần đường này cũng đã được công bố từ loài Tacca chantrieri [29]. Từ các
phân tích nêu trên, cấu trúc hợp chất TV2 được xác định là (23S,25R)-
spirost-5-en-3β,23,25-triol 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D-
glucopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside,
đây là một hợp chất mới và được đặt tên taccavietnamoside B.
13
Hình 3.13. Các tương tác HMBC và COSY
chính của hợp chất TV2
Hình 3.14. Phổ HR-ESI-
MS của hợp chất TV2
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất TV2 và hợp chất tham khảo
C C# Ca,b DEPT Ha,c (mult., J, Hz)
Aglycone
1 37,4 37,4 CH2 0,92 (m)/1,66 (m)
2 30,0 30,0 CH2 1,80 (m)/2,06 (m)
3 77,8 77,8 CH 3,86 (m)
4 38,6 38,8 CH2 2,63 (dd, 12,0, 12,0)/2,69 (dd, 4,5, 12,0)
5 140,7 140,7 C -
6 121,7 121,7 CH 5,27 (d, 4,5)
7 32,2 32,3 CH2 1,42 (m)/1,80 (m)
8 31,5 31,5 CH 1,48 (m)
9 50,2 50,2 CH 0,86 (m)
10 37,0 37,0 C -
11 21,0 21,0 CH2 1,38 (m)
12 40,0 40,1 CH2 1,11 (m)/1,71 (m)
13 40,9 41,0 C -
14 56,5 56,6 CH 1,05 (m)
15 31,9 32,0 CH2 1,43 (m)/1,97 (m)
16 81,8 81,8 CH 4,60 (m)
17 62,3 62,3 CH 1,88 (t, 7,5)
18 16,4 16,5 CH3 0,99 (s)
19 19,3 19,3 CH3 0,96 (s)
20 35,8 35,8 CH 3,00 (q, 7,0)
21 14,5 14,5 CH3 1,21 (d, 7,0)
22 111,5 111,5 C -
23 66,0 66,0 CH 3,97 (br d, 8,5)
24 45,1 45,2 CH2 2,47 (br d, 11,0)/2,54 (t, 11,0)
25 68,5 68,5 C -
26 69,1 69,2 CH2 3,60 (d, 10,5)/4,12 (d, 10,5)
27 26,1 26,2 CH3 1,59 (s)
3-O-Glc
1′ 99,8 99,8 CH 4,85 (d, 8,0)
2′ 78,3 78,5 CH 4,00 (t, 8,0)
3′ 87,2 86,2 CH 4,12 (m)
4′ 69,8 69,7 CH 4,05 (t, 8,5)
5′ 77,9 78,0 CH 3,76 (m)
6′ 62,2 62,1 CH2 4,29 (dd, 3,0, 12,0)/4,40 (dd, 5,0, 12,0)
14
C C# Ca,b DEPT Ha,c (mult., J, Hz)
2′-O-Rha
1′′ 102,5 102,5 CH 5,76 (br s)
2′′ 72,3 72,4 CH 4,69 (br s)
3′′ 72,7 72,7 CH 4,47 (dd, 3,0, 9,0)
4′′ 73,7 73,7 CH 4,25 (m)
5′′ 69,9 69,8 CH 4,80 (m)
6′′ 18,6 18,6 CH3 1,72 (d, 6,5)
3′-O-Rha
1′′′ 103,7 103,1 CH 5,71 (br s)
2′′′ 72,4 72,0 CH 4,82 (br s)
3′′′ 72,5 72,3 CH 4,54 (dd, 2,5, 9,0)
4′′′ 73,5 84,3 CH 4,39 (m)
5′′′ 70,5 68,7 CH 4,76 (m)
6′′′ 18,3 18,2 CH3 1,66 (d, 6,0)
4′′′-O-Glc
1′′′′ 106,4 CH 5,21 (d, 8,0)
2′′′′ 76,3 CH 4,05 (m)
3′′′′ 78,6 CH 4,02 (m)
4′′′′ 71,4 CH 4,23 (t, 9,0)
5′′′′ 78,3 CH 3,76 (m)
6′′′′ 62,5 CH2 4,29 (dd, 3,0, 12,0)/4,40 (dd, 5,0, 12,0)
a Đo trong C5D5N,
b125 MHz, c 500 MHz, #δC của taccavietnamoside A (TV1)
Hình 3.15. Phổ 1H-NMR của TV2
Hình 3.16. Phổ 13C-NMR của TV2
Hình 3.17. Phổ DEPT của TV2
Hình 3.18. Phổ HSQC của TV2
Hình 3.19. Phổ HMBC
của TV2
Hình 3.20. Phổ COSY
của TV2
Hình 3.21. Phổ
ROESYcủa TV2
15
3.1.4. Xác định cấu trúc của các hợp chất phân lập được từ loài T. chantrieri
3.1.4.1. Hợp chất TC1: Chantriolide D (mới)
Hình 3.22. Cấu trúc hóa học của hợp chất TC1 và taccalonolide M (13)
Hợp chất TC1 thu được dưới dạng chất bột vô định hình màu trắng.
Dựa trên phân tích phổ khối lượng phân giải cao HR-ESI-MS của TC1,
công thức phân tử của TC1 được xác định là C35H50O15 với sự xuất hiện
pic giả phân tử tại m/z 711,3237 [M+H]+ (tính toán lý thuyết cho công thức
[C35H51O15]+, 711,3222) và m/z 733,3055 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho
công thức [C35H50O15Na]+, 733,3042). Phổ 1H-NMR của TC1 xuất hiện tín
hiệu proton của bốn nhóm methyl δH 0,76 (3H, s), 1,13 (3H, s), 0,80 (3H,
d, J = 6,0 Hz) và 1,17 (3H, d, J = 6,0 Hz), hai nhóm methyl acetyl tại δH
1,91 (3H, s) và 2,06 (3H, s) gợi ý TC1 có cấu trúc khung steroidal với 2
nhóm acetyl. Thêm vào đó sự xuất hiện các tín hiệu proton anome tại δH
4,20 (1H, d, J = 8,0 Hz), gợi ý sự có mặt của một đơn vị đường.
Phổ 13C-NMR và DEPT xuất hiện tín hiệu của 35 carbon, bao gồm: 2
carbon ketone tại δC 206,0 và 211,7; 2 carbon acetyl carbonyl tại δC 170,2 và
170,5, 3 carbon không liên kết hydro tại δC 41,9, 42,6, và 81,0; 18 carbon
methine tại δC 31,7, 37,1, 41,6, 41,8, 51,0, 51,8, 53,7, 54,3, 54,9, 70,8, 72,7,
74,3, 74,6, 77,1, 77,4, 78,2, 86,0 và 105,5; 4 carbon methylene tại δC 25,2,
29,6, 44,5, và 61,9 và 6 carbon methyl tại δC 13,3, 15,3, 15,3, 19,8, 20,2 và
21,0. Phân tích phổ 1H-, 13C-NMR và DEPT kết hợp so sánh với tài liệu tham
khảo [15] cho thấy hợp chất TC1 là một hợp chất steroidal glucoside. Các
tương tác HMBC từ H-6 (δH 4,22) đến C-5 (δC 81,0)/C-7 (δC 206,0)/C-10 (δC
42,6); từ H-14 (δH 2,74)/H-16 (δH 1,46)/H-17 (δH 1,65) đến C-15 (δC 211,7)
khẳng định vị trí hai nhóm hydroxy tại C-5 và C-6, hai nhóm ketone tại C-7 và
16
C-15. Tín hiệu 13C-NMR chuyển dịch về phía trường mạnh tại C-2 (δC 51,0),
C-3 (δC 54,9) và tương tác HMBC từ H-4 (δH 2,37) đến C-2 (δC 50,1)/C-3 (δC
54,9) gợi ý sự có mặt của vòng epoxy tại C-2/C-3. Vị trí của hai nhóm acetoxy
tại C-1 và C-12 được khẳng định bởi tương tác HMBC từ H-1 (δH 4,67) và H-
12 (δH 4,93) lần lượt tới nhóm acetyl carbonyl (δC 170,2 và 170,5). Tương tác
HMBC từ H-19 (δH 1,13) đến C-1(δC 72,7)/C-5 (δC 81,0)/C-9 (δC 37,1)/C-10
(δC 42,6); từ H-18 (δH 0,76) đến C-12 (δC 74,3), C-13 (δC 41,9), C-14 (δC 54,3),
C-17 (δC 51,8); từ H-21 (δH 0,80) đến C-17 (δC 51,8), C-20 (δC 31,7), C-22 (δC
44,5); từ H-25 (δH 1,17) đến C-16 (δC 53,7), C-23 (δC 86,0), C-24 (δC 41,8) cho
thấy vị trí của 4 nhóm methyl lần lượt tại C-10, C-13, C-20 và C-24. Thủy
phân TC1 trong môi trường acid thu được đường D-glucose (xác định theo
phương pháp thủy phân đường và phân tích GC) nên phân tử đường trong hợp
chất TC1 là D-glucose. Vị trí của phân tử đường tại C-23 được xác định dựa
trên tương tác HMBC từ glc H-1′ (δH 4,20) đến C-23 (δC 86,0). Cấu hình của
các nhóm chức tại C-1, C-2, C-6, C-12 được xác định là α dựa vào sự tương
đồng về số liệu phổ 13C-NMR từ C-1 đến C-19 của TC1 với hợp chất
taccalonolide M [15]. Ngoài ra, cấu hình của các nhóm chức này được chứng
minh dựa trên các tương tác ROE của phổ ROESY. Cụ thể, tương tác ROE
giữa H-18 (δH 0,76) và H-12 (δH 4,93)/H-8 (δH 2,59); H-19 (δH 1,13) và H-1
(δH 4,67)/H-2 (δH 3,57)/H-6 (δH 4,22)/H-8 (δH 2,59). Cũng từ tương tác ROE
giữa H-23 (δH 3,10) và H-16 (δH 1,46)/H-25 (δH 1,17) đã gợi ý cấu hình của
oxy tại C-23 là α. Từ những phân tích trên, cấu trúc của TC1 đã được xác
định. Đây là một hợp chất mới và được đặt tên là chantriolide D.
Hình 3.23. Các tương tác HMBC chính của hợp chất TC1
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất TC1 và hợp chất tham khảo
17
C C# Ca,b DEPT Ha,c (mult., J, Hz)
Aglycone
1 73,0 72,7 CH 4,67 (d, 5,0)
2 49,1 51,0 CH 3,57 (t, 5,0)
3 55,3 54,9 CH 3,51 (m)
4 29,7 29,6 CH2 2,37 (d, 16,0)/2,07*
5 81,3 81,0 C -
6 78,4 78,2 CH 4,22*
7 205,8 206,0 C -
8 42,0 41,6 CH 2,59 (dd, 11,5, 12,0)
9 37,5 37,1 CH 2,21 (dd, 4,0, 12,0)
10 42,2 42,6 C -
11 25,7 25,2 CH2 1,41 (dd, 4,0, 15,0)/1,79 (br d, 15,0)
12 73,9 74,3 CH 4,93 (br s)
13 42,1 41,9 C -
14 55,4 54,3 CH 2,74 (d, 11,5)
15 210,8 211,7 C -
16 53,2 53,7 CH 1,46 (dd, 11,5, 11,5)
17 51,4 51,8 CH 1,65 (dd, 11,5, 11,5)
18 13,4 13,3 CH3 0,76 (s)
19 15,5 15,3 CH3 1,13 (s)
20 31,0 31,7 CH 1,52 (m)
21 19,4 19,8 CH3 0,80 (d, 6,0)
22 43,8 44,5 CH2 1,13*/2,13 (m)
23 86,4 86,0 CH 3,10*
24 42,0 41,8 CH 1,63 (m)
25 15,3 CH3 1,17 (d, 6,0)
1-OAc 170,3 170,2 -
20,7 20,2 CH3 1,91 (s)
12-OAc 170,6 170,5 -
21,0 21,0 CH3 2,06 (s)
23-OGlc
1′ 105,5 CH 4,20 (d, 8,0)
2′ 74,6 CH 2,98 (t, 8,0)
3′ 77,4 CH 3,17*
4′ 70,8 CH 3,10*
5′ 77,1 CH 3,10*
6′ 61,9 CH2 3,47 (dd, 4,0, 11,5)/3,66 (br d, 11,5)
a Đo trong CD3OD, b125MHz, c 500MHz, # C của taccalonolide M [15], * tín hiệu chập
1.1.1.1. Hợp chất TC2: Chantriolide E (mới)
Hợp chất TC2 có công thức phân tử là C36H51O15Cl dựa vào phổ HR-ESI-
MS xuất hiện pic ion tại m/z 781,2854 [M+Na]+ (tính toán lý thuyết cho công
thức [C36H51O15ClNa]+, 781,2809). Phổ 1H-NMR của TC2 xuất hiện tín hiệu
proton của bốn nhóm methyl trong đó có ba nhóm methyl bậc 3 tại δH 0,94 (3H,
s), 1,09 (3H, s) và 2,14 (3H, s), một nhóm methyl bậc 2 tại δH 1,01 (3H, d, J =
7,0 Hz); một nhóm methyl acetyl δH 2,13 (H, br s); một proton anome tại δH 4,36
(H, d, J = 8,0 Hz). Phổ 13C-NMR và DEPT của TC2 xuất hiện tín hiệu của 36
18
carbon, trong đó có 3 carbonyl tại δC 167,9, 172,3, 2 và 218,1; 5 carbon không
liên kết trực tiếp với hydro tại δC 42,0, 47,9, 74,7, 123,8, và 159,6; 17 carbon
methine tại δC 30,5, 35,4, 36,5, 41,3, 56,4, 57,3, 57,4, 60,4, 71,6, 74,6, 75,1×2,
76,7, 77,9, 78,0, 78,7 và 103,9; 6 carbon methylene tại δC 25,4, 33,1, 38,1, 43,8,
62,8 và 63,5; 5 carbon methyl tại δC 13,4, 14,8, 15,5, 20,7 và 21,4.
Hình 3.24. Cấu trúc hóa học của TC2 và chất tham khảo plantagiolide I (46)
Từ các dữ kiện phổ trên cho thấy TC2 tương tự hợp chất plantagiolide I,
một hợp chất đã được phân lập từ loài Tacca plantaginea [5]. Sự khác biệt về
cấu trúc của TC2 với plantagiolide I là sự mất đi của acetoxy, thay thế bởi
nhóm hydroxy tại C-2. Tương tác HMBC từ H-19 (δH 0,94) đến C-1 (δC
76,7)/C-5 (δC 74,7)/C-9 (δC 30,5)/C-10 (δC 42,0); từ H-18 (δH 1,09) đến C-12
(δC 75,1)/C-13 (δC 47,9)/C-14 (δC 41,3)/C-17 (δC 57,4); từ H-21 (δH 1,01) đến
C-17 (δC 57,4)/C-20 (δC 36,5)/C-22 (δC 78,7); từ H-28 (δH 2,14) đến C-23 (δC
33,1)/C-24 (δC 159,6)/C-25 (δC 123,8) cho thấy vị trí của 4 nhóm methyl tại C-
10, C-13, C-20 và C-24. Tương tác HMBC từ proton methyl (δH 2,13),
aglycone H-12 (δH 5,18) đến nhóm acetoxy carbonyl (δC 172,3) khẳng định vị
trí của nhóm acetoxy này tại C-12. Tín hiệu 13C-NMR của C-6, C-7 chuyển
dịch về phía trường mạnh [C-6 (δC 57,3), C-7 (δC 56,4)] và tương tác HMBC
từ H-6 (δH 2,99) đến C-5 (δC 74,7), gợi ý sự có mặt của vòng epoxy tại C-6/C-
7 và nhóm OH tại C-5. Tương tác HMBC từ H-27 (δH 4,65) đến C-24 (δC
159,6)/C-25 (δC 123,8)/C-26 (δC 167,9) cho thấy vị trí của nhóm carbonyl tại
C-26 và liên kết đôi tại C-24/C-25. Tương tác HMBC từ H-15 (δH 2,49)/H-17
(δH 2,72) đến C-16 (δC 218,1) gợi ý sự có mặt của nhóm oxo tại C-16. Phân tử
đường được xác định là D-glucose dựa trên thủy phân TC2 trong môi trường
acid và xác định bằng GC. Vị trí đường tại C-27 được xác định bởi tương tác
19
HMBC từ glc H-1′ (δH 4,36) đến C-27 (δC 63,5). Tín hiệu 13C-NMR của C-3
(δC 60,4) dịch chuyển về phía trường mạnh hơn so tín hiệu của carbon
oxymethine C-2 (δC 74,6), điều này gợi ý sự hiện diện nguyên tử clo liên kết
tại C-3. Sự có mặt của clo được xác định bởi phổ HR-ESI-MS của TC2 với sự
xuất hiện pic ion giả phân tử tại m/z 781,2854 [C36H51O15Cl35+Na]+ và
783,2891 [C36H51O15Cl37+Na]+ (tính toán lí thuyết cho công thức
[C36H51O15Cl35+Na]+: 781,2809 và [C36H51O15Cl37+Na]+: 783,2802). Cấu hình
của clo tại C-3 được xác định là β (equatorial) dựa trên hằng số tương tác lớn,
J = 10,0 Hz, giữa H-2 và H-3. Căn cứ vào số liệu phổ của TC2 và kết hợp so
sánh với các số liệu của hợp chất plantagiolide I, cấu trúc của TC2 đã được
xác định. Đây là một hợp chất mới và được đặt tên là chantriolide E.
Hình 3.25. Các tương tác HMBC chính của hợp chất TC2
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất TC2 và hợp chất tham khảo
C C# Ca,b DEPT Ha,c (mult., J, Hz)
Aglycone
1 73,7 76,7 CH 3,57 (d, 4,0)
2 76,6 74,6 CH 3,94 (dd, 4,0, 10,0)
3 56,9 60,4 CH 4,36 (m)
4 43,7 43,8 CH2 2,19*/2,33 (dd, 6,6, 13,5)
5 74,2 74,7 C -
6 56,6 57,3 CH 2,99 (d, 3,0)
7 55,4 56,4 CH 3,36 (dd, 2,0, 3,0)
8 34,7 35,4 CH 2,19 (m)
9 30,0 30,5 CH 2,27 (m)
10 41,6 42,0 C -
11 24,9 25,4 CH2 1,73 (t, 12,0)/2,01*
12 74,0 75,1 CH 5,18 (br s)
13 47,0 47,9 C -
14 40,7 41,3 CH 2,50 (m)
15 37,6 38,1 CH2 2,22 (m)/2,49 (m)
16 215,9 218,1 C -
17 56,4 57,4 CH 2,72 (d, 7,5)
20
C C# Ca,b DEPT Ha,c (mult., J, Hz)
18 14,7 14,8 CH3 1,09 (s)
19 15,6 15,5 CH3 0,94 (s)
20 35,6 36,5 CH 2,38 (m)
21 13,2 13,4 CH3 1,01 (d, 7,0)
22 77,3 78,7 CH 4,92 (m)
23 32,4 33,1 CH2 2,40 (m)/2,50 (m)
24 156,8 159,6 C -
25 123,7 123,8 C -
26 165,6 167,9 C -
27 63,5 63,5 CH2 4,48 (d, 11,5)/4,65 (d, 11,5)
28 20,6 20,7 CH3 2,14 (s)
12-OAc 170,6 172,3 C -
21,2 21,4 CH3 2,13 (s)
27-OGlc
1′ 104,9 103,9 CH 4,36 (d, 8,0)
2′ 75,4 75,1 CH 3,20 (t, 8,0)
3′ 78,6 78,0 CH 3,37 (m)
4′ 71,8 71,6 CH 3,32 (m)
5′ 78,8 77,9 CH 3,30 (m)
6′ 62,9 62,8 CH2 3,70 (dd, 2,0, 12,0)/3,89 (dd, 5,4, 12,0)
aĐo trong CD3OD, b125MHz, c500MHz, * Tín hiệu chập, #C của plantagiolide I [5].
Hình 3.26. Phổ HR-ESI-MS của TC2
Hình 3.27. Phổ 1H-NMR của TC2
Hình 3.28. Phổ 13C-NMR của TC2
Hình 3.29. Phổ DEPT của TC2
Hình 3.30. Phổ HSQC của TC2
Hình 3.31. Phổ HMBC của TC2
21
Hình 3.32. Phổ COSY của TC2
Hình 3.33. Phổ ROESY của TC2
3.2. Hoạt tính của các hợp chất phân lập được
3.2.1. Hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được
Kết quả nghiên cứu hoạt tính kháng viêm của các hợp chất phân lập được
từ loài Tacca vietnamensis và loài Tacca chantrieri cho thấy, một số hợp chất
saponin trên cũng thể hiện hoạt tính kháng viêm. Các hợp chất TV3-TV5 thể
hiện hoạt tính ức chế NO trong tế bào BV2, kích thích bởi LPS với giá trị IC50
lần lượt là 52,1 ± 3,6, 47,3 ± 6,0, 43,7 ± 4,2 µM. Butein được sử dụng là chất
đối chứng dương với giá trị IC50 là 4,3 ± 0,5 µM. Hợp chất chantriolide D
(TC1) và chantriolide E (TC2) ức chế sự sản sinh NO trên tế bào BV2 kích
thích bởi LPS, với giá trị IC50 tương ứng là 12,4 ± 2,4 và 59,0 ± 3,5 μM.
Butein được sử dụng là chất đối chứng dương với giá trị IC50 là 4,3 ± 0,8 µM.
3.2.2. Hoạt tính gây độc tế bào ung thư của các hợp chất phân lập từ
Tacca chantrieri
Nghiên cứu đánh giá hoạt tính ức chế sự phát triển trên 4 dòng tế bào
ung thư người PC-3, LNCaP, MDA-MB-231 và HepG2 của các hợp chất
cho thấy: TC2 thể hiện hoạt tính gây độc trên dòng tế bào ung thư PC-3,
LNCaP và MDA-MB-231 với IC50 lần lượt là 24,5 ± 1,2, 19,0 ± 1,5, 20,9 ±
1,6 µM. TC7 gây độc trên 3 dòng tế bào ung thư PC-3, LNCaP và MDA-
MB-231 với IC50 lần lượt là 30,7 ± 1,5, 19,1 ± 1,4 và 24,2 ± 1,5 µM. TC9
cũng ức chế sự phát triển tế bào ung thư 3 dòng tế bào trên với giá trị IC50
lần lượt là 30,8 ± 2,0, 20,2 ± 1,2 và 49,3 ± 3,2 µM. TC13 thể hiện hoạt tính
gây độc 3 dòng tế bào ung thư như TC9 với IC50 lần lượt là 17,9 ± 1,8, 18,8
22
± 1,3 và 22,0 ± 2,0 µM. Ellipticine được sử dụng làm chất đối chứng
dương trong các phép thử nghiệm (IC50 của chất đối chứng tương ứng trên
4 dòng tế bào nêu trên lần lượt là 1,1 ± 0,1, 0,7 ± 0,1, 0,8 ± 0,1µM).
KẾT LUẬN
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về thành phần hóa học và hoạt
tính sinh học của loài Tacca vietnamensis và hoạt tính sinh học của loài
Tacca chantrieri ở Việt Nam.
1. Đã phân lập và xác định được cấu trúc hóa học của 9 hợp chất
(TV1-TV9) từ loài Tacca vietnamensis, cụ thể:
- 5 hợp chất mới: 5 spirostanol saponin: taccavietnamosides A-E (TV1-TV5).
- 4 hợp chất đã biết: 3 spirostanol glycoside: (24S,25R)-spirost-5-en-
3β,24-diol 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[α-L-rhamnopyranosyl-
(1→3)]-β-D-glucopyranoside (TV6), (24S,25R)-spirost-5-en-3β,24-diol 3-
O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D-glucopyranosyl-(1→4)-α-L-
rhamnopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside (TV7), chantrieroside A
(TV8); 1 diaryl heptanoid glycoside: plantagineoside A (TV9).
2. Đã phân lập và xác định được cấu trúc hóa học của 13 hợp chất
(TC1-TC13) từ loài Tacca chantrieri, cụ thể: 2 hợp chất mới: 1
taccalonolide: Chantriolide D (TC1) và 1 withanolide glucoside:
Chantriolide E (TC2). 11 hợp chất đã biết: 3 withanolide glycoside:
Chantriolide A (TC3), chantriolide B (TC4) và chantriolide C (TC5); 4
diaryl heptanoid glycoside đã biết: (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis (3,4-
dihydroxyphenyl)heptane (TC6), (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1,7-bis(3,4-
dihydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D-glucopyranoside (TC7), (3R,5R)-3,5-
dihydroxy-1,7-bis(4-hydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D-glucopyranoside
(TC8) và (3R,5R)-3,5-dihydroxy-1-(3,4-dihydroxyphenyl)-7-(4-
hydroxyphenyl)heptane 3-O-β-D-glucopyranoside (TC9); 1 megastigmane:
(6S,9R)-roseoside (TC10); 3 hợp chất lần đầu phân lập từ chi Tacca: 2-
hydroxyphenol-1-O-β-D-glucopyranoside (TC11), 1-O-syringoyl-β-D-
23
glucopyranoside (TC12) và benzyl-β-D-glucopyranosyl (1→6)-β-D-
glucopyranoside (TC13).
3. Đã nghiên cứu hoạt tính kháng viêm của 22 hợp chất phân lập được
từ loài Tacca vietnamensis và loài Tacca chantrieri. Các hợp chất spirostanol
saponin (TV3-TV5) được phân lập từ Tacca vietnamensis thể hiện hoạt tính
ức chế NO trong tế bào BV2, kích thích bởi LPS với IC50 lần lượt là 52,1 ±
3,6 µM, 47,3 ± 6,0 µM, 43,7 ± 4,2 µM,. Hợp chất chantriolide D (TC1) và
chantriolide E (TC2) ức chế sự sản sinh NO trên tế bào BV2 kích thích bởi
LPS, với IC50 tương ứng là 12,4 ± 2,4 µM và 59,0 ± 3,5 μM. Hợp chất
chantriolide D (TC1) là taccalonolide mới thuộc nhóm chất có cấu trúc đặc
biệt của chi Tacca thể hiện hoạt tính kháng viêm có ý nghĩa.
4. Đã tiến hành đánh giá hoạt tính ức chế sự phát triển trên 4 dòng tế
bào ung thư người PC-3, LNCaP, MDA-MB-231 và HepG2 của 13 hợp
chất (TC1-TC13) phân lập từ Tacca chantrieri. Hợp chất chantriolide E
(TC2) thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển trên 3 dòng tế bào ung thư
PC-3, LNCaP và MDA-MB-231 với giá trị IC50 lần lượt là 24,5 ± 1,2 µM,
19,0 ± 1,5 µM, 20,9 ± 1,6 µM. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng bổ
sung thêm các công bố về hoạt tính gây độc tế bào trên 3 dòng ung thư
người mới (PC-3, LNCaP, MDA-MB-231) của các hợp chất đã biết là:
Chantriolide A, hai diaryl heptanoid glycoside (TC7, TC9) và một benzyl
glycoside (TC13) ở mức độ trung bình với giá trị IC50 17,9 ÷ 49,3 µM.
KIẾN NGHỊ
Từ các kết quả nghiên cứu nhận thấy: Các spirostanol saponin TV3-TV5,
chantriolide D (TC1) và chantriolide E (TC2) thể hiện hoạt tính ức chế NO
trong trong tế bào BV2, kích thích LPS có ý nghĩa. Do vậy, cần có những
nghiên cứu thêm về khả năng ứng dụng của các hợp chất này trong thực tế.
Chantriolide E vừa thể hiện hoạt tính kháng viêm có ý nghĩa và đồng thời
cũng thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển dòng tế bào ung thư PC-3, LNCaP
và MDA-MB-231. Vì vậy, cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính
của hợp chất này trong nghiên cứu phát triển ứng dụng làm thuốc chữa bệnh.
24
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Lần đầu tiên từ thân rễ hai loài Tacca vietnamensis, Tacca chantrieri ở
Việt Nam đã phân lập và xác định cấu trúc của 22 hợp chất. Trong đó:
- 7 hợp chất mới: 5 hợp chất spirostanol saponin: taccavietnamosides A-E
(TV1-TV5); 1 hợp chất taccalonolide: Chantriolide D (TC1); 1 hợp chất
withanolide glucoside: Chantriolide E (TC2).
- 3 hợp chất lần đầu tiên phân lập được từ chi Tacca: 2-hydroxyphenol-1-O-β-
D-glucopyranoside (TC11), 1-O-syringoyl-β-D-glucopyranoside (TC12) và
benzyl-β-D-glucopyranosyl (1→6)-β-D-glucopyranoside (TC13).
2. Lần đầu tiên 22 hợp chất phân lập được từ loài Tacca vietnamensis và loài
Tacca chantrieri được nghiên cứu hoạt tính kháng viêm. Các spirostanol
saponin TV3-TV5 thể hiện hoạt tính ức chế NO trong tế bào BV2, kích thích
bởi LPS với IC50 lần lượt là 52,1 ± 3,6 µM, 47,3 ± 6,0 µM, 43,7 ± 4,2 µM.
Chantriolide D (TC1) và chantriolide E (TC2) ức chế sự sản sinh NO trên tế
bào BV2 kích thích bởi LPS, với IC50 tương ứng là 12,4 ± 2,4 µM và 59,0 ± 3,5
μM. Hợp chất chantriolide D (TC1), một taccalonolide mới thuộc nhóm chất có
cấu trúc đặc biệt của chi Tacca thể hiện hoạt tính kháng viêm có ý nghĩa.
3. Lần đầu tiên 13 hợp chất (TC1-TC13) được phân lập từ loài Tacca
chantrieri được đánh giá hoạt tính ức chế sự phát triển trên 4 dòng tế bào
ung thư người PC-3, LNCaP, MDA-MB-231 và HepG2. Hợp chất
withanolide mới (chantriolide E) thể hiện hoạt tính ức chế sự phát triển trên 3
dòng tế bào ung thư PC-3, LNCaP và MDA-MB-231 với IC50 lần lượt là
24,5 ± 1,2 µM, 19,0 ± 1,5 µM, 20,9 ± 1,6 µM. Kết quả nghiên cứu của luận
án cũng bổ sung thêm các công bố về hoạt tính gây độc tế bào trên các dòng
ung thư mới của các hợp chất đã biết là: Chantriolide A, hai diaryl heptanoid
glycoside (TC7, TC9) và một benzyl glycoside (TC13) gây độc tế bào ung
thư ở mức độ trung bình trên 3 dòng tế bào ung thư người PC-3, LNCaP và
MDA-MB-231 với IC50 trong khoảng 17,9 ÷ 49,3 µM.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
1. Pham Hai Yen, Vu Thi Quynh Chi, Phan Van Kiem, Bui Huu Tai, Tran
Hong Quang, Nguyen Xuan Nhiem, Hoang Le Tuan Anh, Ninh Khac
Ban, Bui Van Thanh, Chau Van Minh, Seung Hyun Kim. Spirostanol
saponins from Tacca vietnamensis and their anti-inflammatory activity.
Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters, 2016, 26, 3780-3784.
2. Pham Hai Yen, Vu Thi Quynh Chi, Dong-Cheol Kim, Wonmin Ko,
Hyuncheol Oh, Youn-Chul Kim, Duong Thi Dung, Nguyen Thi Viet
Thanh, Tran Hong Quang, Nguyen Thi Thanh Ngan, Nguyen Xuan
Nhiem, Hoang Le Tuan Anh, Chau Van Minh, Phan Van Kiem.
Steroidal glucosides from the rhizomes of Tacca chantrieri and their
inhibitory activities of NO production in BV2 cells. Natural Product
Communications. 2016, 11(1), 45-48.
3. Vu Thi Quynh Chi, Pham Hai Yen, Duong Thi Dung, Nguyen Xuan
Nhiem, Hoang Le Tuan Anh, Dan Thi Thuy Hang, Chau Van Minh,
Phan Van Kiem. Withanolide glucoside from the rhizomes of Tacca
chantrieri. Vietnam Journal of Chemistry, 2015, 53(2e), 90-93.
4. Vu Thi Quynh Chi, Pham Hai Yen, Nguyen Xuan Nhiem, Bui Huu Tai,
Hoang Le Tuan Anh, Nguyen Thi Viet Thanh, Chau Van Minh, Phan
Van Kiem. Spirostanol saponins from Tacca vietnamensis. Vietnam
Journal of Chemistry, 2015, 53(6e3), 70-74.
5. Vũ Thị Quỳnh Chi, Nguyễn Xuân Nhiệm, Dương Thị Dung, Đỗ Thanh
Tuân, Hoàng Lê Tuấn Anh, Đỗ Thị Hà, Châu Văn Minh, Phan Văn
Kiệm, Phạm Hải Yến. Nghiên cứu thành phần hóa học của thân rễ cây
râu hùm (Tacca chantrieri). Tạp chí Dược liệu. 2015, 20(6), 337-342.
6. Vũ Thị Quỳnh Chi, Phạm Hải Yến, Nguyễn Xuân Nhiệm, Dương Thị
Dung, Đan Thị Thúy Hằng, Bùi Hữu Tài, Hoàng Lê Tuấn Anh, Nguyễn
Thị Việt Thanh, Châu Văn Minh, Phan Văn Kiệm. Các hợp chất
diarylheptanoid phân lập từ thân rễ cây râu hùm (Tacca chantrieri). Tạp
chí Hóa học. 2016, 54(2e), 49-53.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_va_hoat_tinh_s.pdf