Phổ ESI-MS/MS của mảnh m/z 1224 pic tại mảnh m/z 525 đặc
trưng cho nhóm ion [Glc-Glc-Glc-Glc-5H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 631 đặc
trưng cho nhóm [Glc-Glc-Glc-Glc-H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 661 đặc
trưng cho nhóm [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc -3H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 833
đặc trưng cho nhóm [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc-Glc+2H2O+H]+1, pic tại mảnh
m/z 935 đặc trưng cho nhóm [Glc[Xyl]-Glc[Xyl-Gal]-Glc[Xyl-Gal]+H]+1, pic
tại mảnh m/z 1025 đặc trưng cho nhóm [Glc[Xyl]-Glc[Xyl-Gal]-Glc-Glc -
3H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 1157 đặc trưng cho nhóm [Glc[Xyl-Gal]-
Glc[Xyl] -Glc[Xyl ]-Glc -3H2O+H]+1.
Phổ ESI-MS/MS của mảnh tại m/z 1077 đưa ra trên Hình 4.13, pic
tại mảnh m/z 401 thể hiện của mảnh [Glc[Xyl-Gal] -3H2O+H]+1 hoặc của
pic tại mảnh [Glc[Xyl]-Glc] -3H2O+H]+1 , pic tại mảnh m/z 479 thể hiện của
mảnh [Glc-Glc-Glc-Glc -H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 773 thể hiện đặc trưng
của mảnh [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc-Glc -5H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 879 thể
hiện mảnh [Glc[Xyl]-Glc[Xyl-Gal]-Glc] -H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 945
thể hiện mảnh [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc-Glc[Xyl] -3H2O+H]+1 và pic tại mảnh
m/z 1011 thể hiện mảnh [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc+H]+1 . Phổ ESIMS/MS của mảnh m/z 1011 thu được trên Hình 4.14, hình pic tại mảnh
m/z 545 được gán cho nhóm [Glc[-Xyl-Gal]-4H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z
879 được gán cho nhóm [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc-Glc-H2O+H]+1, pic tại
mảnh m/z 929 được gán cho nhóm [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc-Glc+H]+1, pic
tại mảnh m/z 945 được gán cho nhóm [Glc-Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-
3H2O+4H]+1, pic tại mảnh m/z 992 được gán cho nhóm [Glc-Glc[-Xyl]-
Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-H2O+H]+1. Phổ ESI-MS/MS mảnh m/z 457 được đưa
ra trên Hình 4.15, với pic tại mảnh m/z 200 thể hiện đặc trưng của
nhóm [Glc-Glc -6H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 309 thể hiện đặc trưng
nhóm [Glc-Glc -H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 337 đặc trưng cho nhóm
[Glc-Glc-Glc -6H2O+3H]+1, pic tại mảnh m/z 397 thể hiện đặc trưng
nhóm [Glc-Glc-Glc-4H2O+H]+1, tại m/z 439 thể hiện đặc trưng nhóm [GlcGlc-Glc+3H+]+1. Phổ ESI-MS/MS mảnh m/z 413 được đưa ra trên Hình
4.16, với pic tại mảnh m/z 181 thể hiện đặc trưng của nhóm [Glc+2H]+1,
pic tại mảnh m/z 254 thể hiện đặc trưng của nhóm [Glc[Xyl] -
3H2O+3H]+1, pic tại mảnh m/z 309 thể hiện đặc trưng của nhóm [Glc-Glc
-H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 311 thể hiện đặc trưng của nhóm
[Glc[Xyl]+H]+1, pic tại mảnh m/z 386 thể hiện đặc trưng của nhóm [GlcGlc-Glc-3H2O+3H]+1.
24 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và khảo sát hoạt tính sinh học của polysaccharide từ hạt me (Tamarindus indica L.) Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, việc tìm kiếm, phát hiện và nghiên cứu các hợp chất
thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao từ nguồn tài nguyên thực vật phong
phú của nước ta là mối quan tâm chung của các ngành Hoá, Sinh, Y,
Dược. Việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này trong các ngành
công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm có hiệu quả kinh tế cao.
Trong vô số loài thực vật ở Việt Nam, cây me thuộc chi
Tamarindus của họ Đậu (Fabaceae) có giá trị sử dụng cao, các bộ phận
của cây me đều được dùng trong cuộc sống quả me mà thành phần hóa
học chủ yếu là polysaccharide được sử dụng nhiều trong ngành công
nghiệp thực phẩm và dược phẩm.
Cho đến thời điểm này tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu
về mặt hóa học của các thành phần có trong quả me, do vậy quả me là
một đối tượng nghiên cứu có nhiều triển vọng, có ý nghĩa khoa học và
thực tế.
Trên những cơ sở phân tích trên, tác giả và tập thể hướng dẫn lựa
chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: "Nghiên cứu thành phần hóa học
và khảo sát hoạt tính sinh học của polysaccharide từ hạt me
(Tamarindus indica L.) Việt Nam".
2. Mục tiêu của luận án: Xác định thành phần hóa học, cấu trúc và đánh
giá hoạt tính sinh học của Tamarind Seed Polysaccharide (TSP) có trong
quả me. Điều chế được các dẫn xuất sulfate hóa và acetyl hóa có hoạt tính
sinh học cao hơn TSP tự nhiên từ đó góp phần sáng tỏ ảnh hưởng của
mức độ sulfate hóa và acetyl hóa đến hoạt tính sinh học.
3. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện trên cơ sở các kết
quả nghiên cứu thực nghiệm và hệ thống các phương pháp nghiên cứu đã
được công bố. Cụ thể, phương pháp sắc ký gel (GPC), phổ hồng ngoại,
phổ khối, phổ cộng hưởng từ hạt nhân, tán xạ ánh sáng tĩnh và động, tán
xạ tia X góc nhỏ, kính hiển vi điện tử quét, phương pháp thử hoạt tính
sinh học
4. Ý nghĩa khoa học của luận án: Lần đầu tiên cấu trúc của TSP từ quả
me được nghiên cứu hoàn chỉnh bao gồm cấu trúc hóa học, cấu trúc
không gian và cấu trúc bề mặt bằng cách sử dụng các phương pháp hiện
đại trên thế giới trong nghiên cứu cấu trúc của polymer bao gồm phổ
NMR, phổ khối ESI-MS,ESI-MS/MS các phương pháp tán xạ ánh sáng
2
tĩnh SLS và động DLS, tán xạ tia X góc nhỏ SAXS, xây dựng được mô
hình cấu trúc phân tử của TSP dựa trên cấu trúc hóa học.
5. Ý nghĩa thực tiễn của luận án: Đã sulfate hóa và acetyl hóa TSP tự
nhiên để thu được mẫu biến tính TSPS và TSPA có hoạt tính cao hơn
mẫu tự nhiên (Kết quả nghiên cứu cho thấy dẫn xuất sulfate hóa làm tăng
khả năng ly giải cục máu đông, khả năng chống đông tụ máu và hoạt tính
kháng vi sinh vật kiểm định còn dẫn xuất acetyl hóa làm tăng khả năng
oxy hóa so với mẫu TSP tự nhiên).
6. Các kết quả mới của luận án đạt được:
- Lần đầu tiên cấu trúc của TSP từ quả me được nghiên cứu hoàn
chỉnh bao gồm cấu trúc hóa học, cấu trúc không gian và cấu trúc bề mặt
- Đã xây dựng được mô hình cấu trúc phân tử của TSP dựa trên cấu
trúc hóa học.
- Hoạt tính sinh học và cấu trúc của mẫu TSP và TSPS với các mức
độ sulfate hóa khác nhau đã được nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng của
sự sulfate hóa lên cấu trúc và hoạt tính sinh học (Đây cũng là một điểm
mới của luận án so với các nghiên cứu trong nước ở cùng lĩnh vực).
7. Cấu trúc của luận án:
Luận án gồm 132 trang: Đặt vấn đề 2 trang; Chương 1 – Tổng quan
18 trang; Chương 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 17 trang;
Chương 3 – Thực nghiệm 18 trang; Chương 4 – Kết quả và thảo luận 48
trang; Kết luận và kiến nghị 3 trang; Danh mục đã công bố của luận án 1
trang; 122 tài liệu tham khảo 13 trang; có 30 bảng biểu và 46 hình ảnh và
đồ thị.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Phần này tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các
nghiên cứu hóa học và hoạt tính sinh học của polysaccharide
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Tamarind Seed Polysaccharide
(TSP) phân lập từ quả me. Quả me được thu hái tại huyện Thủy Nguyên,
Hải Phòng vào tháng 5 năm 2013 và tại huyện Cần Giuộc –Long An vào
tháng 7 năm 2014.
Cây me có tên khoa học là Tamaridus indica.L. thuộc họ đậu chi
Tamaridus, loài T.indica
3
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp chiết tách
Chiết tách polysaccharide từ quả me bằng các phương pháp chiết
tách thông thường, kết hợp các phương pháp tinh chế, làm sạch đồng thời
tham khảo các công bố trên thế giới để đưa ra một phương pháp chiết
tách tối ưu, phù hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu của luận án
[85,86].
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc
2.2.2.1. Phương pháp sắc ký thẩm thấu gel (GPC)
Gel Permeation Chromatography (GPC) là một kỹ thuật sắc ký để
phân tách các phân tử kích thước lớn dựa trên sự rửa giải của chúng trên
cột. GPC có thể xác định một vài thông số cấu trúc quan trọng bao gồm
trọng lượng trung bình Mw, trọng lượng phân tử trung bình số Mn, và
đặc trưng cơ bản nhất của một polymer là sự phân bố trọng lượng phân tử
của nó
2.2.2.2 Phương pháp phổ IR.
Phổ hồng ngoại xác định sự dao động của nguyên tử trong phân tử.
Khi tia hồng ngoại được chiếu qua mẫu, các nhóm nguyên tử trong phân
tử mẫu hấp thụ các tia ánh sáng tại các tần số phù hợp với sự dao động
của nguyên tử trong phân tử. Phương pháp này mang đến những thông tin
cấu trúc quan trọng để xác định vị trí nhóm chức trong phân tử
polysaccharide.
2.2.2.3 . Phương pháp phổ NMR
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton (1H-NMR) của polysaccharide
có thể khẳng định độ tinh khiết của mẫu (không có mặt của các tín hiệu
các oligonucleotide, protein hay lipid). Phổ cũng có thể cho biết số
monosaccharide thực từ số các cộng hưởng proton anomer, đánh giá tỷ lệ
phân tử của các monosaccharide. Nhiều nhóm thế có thể được xác định
hoặc sự có mặt của chúng được dự đoán dựa vào phổ 1D-1H-NMR. Tiếp
theo, số lượng chính xác của các monosaccharide có thể được khẳng định
chính xác nhờ vào việc khảo sát vùng anomer của phổ hai chiều dị hạt
nhân 1H-13C-HSQC.
2.2.2.4. Phương pháp phổ MS
Hiện nay phương pháp phổ khối lượng với kỹ thuật phổ khối nhiều
lần (Tandem – mass spectrometers) là công cụ rất hữu hiệu để phân tích
4
cấu trúc chuỗi của polysaccharide. Kỹ thuật MALDI-ToF-MS và ESI–
MS là phương pháp hữu hiệu trong việc xác định trọng lượng phân tử
xyloglucan và các dẫn xuất sau khi được thủy phân và enzym hóa, hai kỹ
thuật này đều thu được dữ liệu nhanh chóng và các phân mảnh nhỏ.
2.2.2.5. Phương pháp tán xạ ánh sáng (LS) và tán xạ tia X góc
nhỏ (SAXS)
Hiện nay các phương pháp tán xạ (LS) là rất hữu hiệu để nghiên cứu
cấu trúc không gian của phân tử chất tan trong dung dịch. Phương pháp
này dựa vào đường cong tán xạ ta có thể biết được các thông số cấu trúc
như trọng lượng, kích thước và hình dạng của phân tử chất tan.
2.2.3 Phương pháp thử hoạt tính sinh học
2.2.3.1 Hoạt tính gây độc tế bào.
Hoạt tính gây độc tế bào được tiến hành để đánh giá khả năng ức chế
sự phát triển tế bào ung thư và không ung thư in vitro của các mẫu chiết,
cũng như để kiểm tra độc tính của thuốc với các dòng tế bào ung thư và
không ung thư. Phép thử này dựa vào khả năng nhuộm màu của SRB
(Sulforhodamine B) bám vào protein của tế bào đã được cố định bởi acid
trichloroaxetic (TCA). Phép thử tiến hành xác định hàm lượng protein tế
bào tổng số dựa vào mật độ quang học (OD – Optical Density) đo được
khi thành phần protein của tế bào được nhuộm bằng Sulforhodamine B
(SRB). Giá trị OD máy đo được tỉ lệ thuận với lượng SRB gắn với phân
tử protein, do đó lượng tế bào càng nhiều (lượng protein càng nhiều) thì
giá trị OD càng lớn.
2.2.3.2 Hoạt tính chống oxy hóa
Những phép thử đo hoạt tính chống oxy hóa có liên quan đến chuyển
nguyên tử hydrogen hay chuyển e độc thân. Cơ chế hai phép thử này xảy
ra đồng thời phụ thuộc vào cấu trúc của chất chống oxy hóa và pH. Phép
thử theo cơ chế chuyển nguyên tử hydrogen đựa theo việc đo khả năng
của chất chống oxy hóa để quét những gốc tự do bởi sự cho hydrogen.
Trong phép thử dựa trên cơ chế chuyển e độc thân, phản ứng được
xác định bởi sự khử proton và khả năng ion hóa của nhóm chức (IP),
phép thử này phụ thuộc vào pH, pH càng cao thì giá trị IP càng thấp và
tăng sự khử proton. Những hợp chất có IP 45kcal/mol cơ chế phản ứng
thường là chuyển e độc thân. Phản ứng chuyển e độc thân thường chậm
và chịu ảnh hưởng âm tính bởi những hợp phần vết, chất nhiễu đặc biệt là
kim loại
5
2.2.3.3 Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được thực hiện dựa trên
phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Đây là phương pháp thử hoạt tính
kháng vi sinh vật và nấm nhằm đánh giá mức độ kháng khuẩn mạnh hay
yếu của các mẫu thử thông qua đường kính khuếch tán.
Các vi sinh vật kiểm định được tiến hành hoạt hóa trước khi tiến
hành thử nghiệm trong môi trường dịch thể đặc biệt. Sau đó được pha
loãng tới nồng độ thích hợp trước khi tiến hành thử nghiệm. Chất kháng
sinh so sánh là Ampicilin, Streptomycin, Amphotericin B hoặc mẫu trắng.
2.2.3.4 Hoạt tính chống đông tụ máu
Đông máu là một quá trình máu chuyển từ thể lỏng thành thể đặc
do chuyển fibrinogen thành fibrin không hòa tan và các sợi fibrin này bị
trùng hợp tạo thành mạng lưới giam giữ các thành phần của máu làm máu
đông lại. Đông máu và chống đông là một quá trình rất phức tạp, cả hai
hiện tượng này cùng xảy ra, song song tiến triển, nhưng cuối cùng là để
nhằm cầm máu, hoặc tránh hiện tượng đông máu tràn lan gây tắc nghẽn
mạch máu một khi đã hình thành đủ. Kết quả đánh giá qua quan sát trực
quan và dùng pipet hút kiểm tra trạng thái của máu.
2.2.3.5 Hoạt tính ly giải cục máu đông
Hình thành cục máu đông là một phản ứng tự nhiên để cơ thể tự
bảo vệ mình. Tuy nhiên, cục máu đông sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu hình
thành ở bên trong mạch máu. Chúng sẽ di chuyển tới khắp mọi nơi trong
cơ thể, lên não làm tắc mạch máu não gây đột quỵ, đến tim thì làm hẹp
động mạch vành gây nhồi máu cơ tim, điều này sẽ thực sự nguy hiểm,
thậm chí là đe dọa tính mạng Kết quả đánh giá là sự thay đổi khối lượng
ly giải huyết khối trước và sau các thí nghiệm. Phần trăm ly giải cục máu
đông tính bằng sự chênh lệch về khối lượng trước và sau ly giải cục máu
đông.
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM
3.1. Thu hái, định danh và xử lý mẫu quả me
3.1.1 Thu hái và định danh
Quả me được thu hái tại vùng Thủy Nguyên, Hải Phòng vào tháng 5
năm 2013 và tại Cần Giuộc –Long An vào tháng 12 năm 2014. Cây me
(có tên khoa học là Tamarindus indica L. trong chi Tamarindus thuộc họ
Đậu (Fabaceae)) được giám định bởi TS. Bạch Thị Như Quỳnh - Khoa
Kỹ thuật Y học - Trường Đại học Y Dược Hải Phòng. Tiêu bản số 56891
6
và số 56891A của mẫu quả me được lưu giữ tại Khoa Kỹ thuật Y học -
Trường Đại học Y Dược Hải phòng.
3.1.2 Xử lý mẫu
Quả me sau khi thu hái được rửa sạch chất bẩn thô dưới vòi nước,
rồi sấy tại 60-700C trong 48h, sau đó tách bỏ vỏ, tách riêng phần hạt me
và thịt me. Thịt và hạt me được sấy lại tại 600C đến khối lượng không đổi,
hạt me được tách bỏ vỏ cứng sau đó được nghiền nhỏ và giữ trong bình
hút ẩm. Thịt và hạt me được dùng để chiết tách TSP.
3.2. Xác định thành phần hóa học, chiết tách và tính chế
Tamarind Seed Polysaccharide (TSP)
3.2.1. Xác định thành phần hóa học
Xác định hàm ẩm, protein, chất béo, lượng tro, cacbonhydarate và
sợi thô được tiến hành theo phương pháp AOAC thực hiện 03 lần và lấy
kết quả trung bình.
Hàm ẩm được xác định bằng phương pháp khối lượng.
Chất béo thô được phân tích bằng cách chiết mẫu bột hạt me khô với
ether dầu hỏa trong bình chiết Soxhlet.
Lượng protein thô có trong mẫu được xác định bằng phương pháp
micro- Kjeldahl được cải tiến bởi Cocon và Dian.
Phân tích tổng carbohydrate được xác định bằng phương pháp
phenol-acid sulfuric
Xác định lượng tro, sợi thô: Xác định lượng sợi thô theo phương
pháp AOCS-AOAC
Xác định ượng axit tổng số: Lượng axit tổng được xác định bằng
phương pháp trung hòa theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4589:1988.
3.2.2 Chiết tách và tinh chế
Tiến hành khảo sát các quy trình chiết tách sau:
Dùng lượng ethanol phù hợp cho vào một lượng bột me, khuấy
mạnh để loại màu và các chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp, quá
trình này được lập lại 3 lần thu được bột me màu nâu nhạt.
Quy trình 1: Theo quy trình của Rupali Singh và cộng sự.
Quy trình 2: Theo Phani Kumar và cộng sự
Quy trình 3: Chiết tách TSP theo quy trình của Rao và cộng sự
Mẫu sau khi chiết tách được loại bỏ protein theo phương pháp của
Oliveira và cộng sự.
7
Sau khi loại protein và lipid mẫu được tiến hành tinh chế bằng màng
thẩm tách MWCO No 68035 SnakeSkin Dialysis Tubing, 10000K của
hãng Thermo Scientific - USA để thu được TSP có độ sạch cao.
Sơ đồ chiết tách được đưa ra ở Hình 3.1
Hình 3.1. Sơ đồ chiết tách TSP từ hạt quả me
3.3. Điều chế dẫn xuất
3.3.1 Sulfate hóa
Tamarind seed polysacchride sulfate được tổng hợp theo phương
pháp của Lihong Fan, Xiaolin Chen và cộng sự.
Bằng cách thay đổi tỷ lệ tác nhân sulfate hóa (Bảng 3.2), chúng tôi
thu được các mẫu TSPS có mức độ sulfate hóa (DS) khác nhau
Bảng 3.1. Ký hiệu mẫu và tỉ lệ số mol các chất tạo tác nhân sulfate hóa
STT Mẫu nNaHSO3 nNaNO2
1 TSPS1 0.050 0.086
2 TSPS2 0.050 0.059
3 TSPS3 0.050 0.045
4 TSPS4 0.051 0.029
5 TSPS5 0.051 0.016
8
6 TSPS6 0.050 0.007
Hình 3.2. Sơ đồ tổng hợp TSPS
Xác định mức độ sulfate hóa: Xác định hàm lượng sulfate của TSP
bằng phương pháp phân tích khối lượng.
3.3.2 Acetyl hóa
Tamarind seed polysacchride acetyl hóa được tổng hợp theo phương
pháp của Xiao-xiao Liu và cộng sự theo sơ đồ Hình 3.3
Hình 3.3. Sơ đồ tổng hợp TSPA
9
Tiến hành tổng hợp TSPA có mức độ acety hóa (DA) khác nhau
bằng các cho TSP tác dụng với tác nhân acetyl có nồng độ khác nhau trên
Bảng 3.2.
Bảng 3.2. Ký hiệu mẫu và nồng độ tác nhân acetyl hóa
STT Mẫu n(CH3CO)2O
1 TSPA1 0.011
2 TSPA2 0.021
3 TSPA3 0.032
4 TSPA4 0.042
5 TSPA5 0.053
6 TSPA6 0.064
Xác định mức độ acetyl hóa: Xác định hàm lượng acetyl của TSP
bằng phương pháp phân tích thể tích theo Luis và cộng sự
3.4 Xác định cấu trúc hóa học
3.4.1. Xác định thành phần đường
Để xác định thành phần đường bằng phương pháp HPLC, mẫu TSP
được thủy phân hoàn toàn bằng TFA 4M tại nhiệt độ 800C trong thời gian
8h. Phân tích trên hệ thống HPLC Shimazu- Nhật Bản với detector RI, tại
Trung tâm Phân tích và Kiểm định – Viện Công nghiệp Thực phẩm.
3.4.2. GPC
GPC đo trên máy HPLC Agilent 1100 tại PTN Phân tích trung tâm,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP HCM. Với
pha động NaNO3 0,1N, detector RI, cột đo TSK G3000-PW, nồng độ
mẫu TSP 4,4% (khối lượng). Các dữ liệu được xử lý bằng phần mềm
Jiangshen Workstation.
3.4.2 Phổ IR
Phổ hồng ngoại FT-IR được ghi trên máy FT-IR Affinity-1S
Shimadzu tại Khoa Hóa học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại
học Quốc gia Hà Nội, trong vùng số sóng 4000-400 cm-1. Mẫu được ép
viên với KBr.
3.4.3. Phổ NMR
Phổ NMR được ghi trên máy Bruker Avance III 500MHz tại Trung
tâm các phương pháp phổ ứng dụng -Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam. Mẫu được pha trong dung môi D2O +1%
10
CD3COOD với nồng độ 3 mg/ml. DSS được sử dụng làm chất nội chuẩn,
đo ở nhiệt độ 70oC với kỹ thuật đo khử tín hiệu nước.
3.4.4. Phổ MS
Để tiến hành đo phổ khối, mẫu TSP được thủy phân trong TFA 2M
tại nhiệt độ 800C trong thời gian 4h để tạo các oligosaccharide.
Phổ ESI-MS được ghi trên thiết bị LTQ Orbitrap XLTM của hãng
Thermo SCIENTIFIC tại Khoa Hóa học - Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, với nguồn ion hóa phun mù điện tử và
kiểu ion hóa dương.
3.4.5. Phương pháp SEM
Ảnh SEM được thực hiện trên hệ thiết bị FE-SEM S4800
(Hitachi) tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà
Nội.
3.4.6. Phương pháp LS
Thí nghiệm được tiến hành đo tại mỗi 5° trong dải đo từ 30-150
trên thiết bị SLS-6500 & EDLS-9000 tại Đại học Điện- Truyền thông
Osaka, Nhật Bản.
3.4.7. Phương pháp tán xạ tia X góc nhỏ
Phương pháp tán xạ tia X góc nhỏ (SAXS) được đo trên máy BL-
10C tại Photon Factory, Tsukuba, Nhật Bản.
3.5. Đánh giá hoạt tính sinh học
Các hoạt tính sinh học thường được tiến hành thử nghiệm đối với
các polysaccharide tự nhiên và biến tính. Các phương pháp thử đều tuân
theo các qui định chung về thử hoạt tính sinh học như: chuẩn bị mẫu thử,
mẫu đối chứng, ghi, đọc kết quả, tính toán nồng độ gây đáp ứng.
3.5.1 Hoạt tính gây độc tế bào.
Hoạt tính gây độc tế bào được xác định tại Viện Công nghệ Sinh học
– Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.
Các dòng tế bào được nuôi cấy dưới dạng đơn lớp trong môi
trường nuôi cấy DMEM với thành phần kèm theo gồm 2 mM L-
glutamine, 10 mM HEPES, và 1,0 mM natri pyruvate, ngoài ra bổ sung
10% fetal bovine serum – FBS (GIBCO). Tế bào được cấy chuyển sau 3-
5 ngày với tỉ lệ (1:3) và nuôi trong tủ ấm CO2 ở điều kiện 370C, 5% CO2.
Chất thử (20 l) pha trong DMSO 10% được đưa vào các giếng (khay 96
11
giếng) để có nồng độ 150 g/ml; 75g/ml; 38 g/ml; 19 g/ml, tế bào
được cố định vào đáy giếng bằng TCA, được nhuộm bằng SRB trong 1
giờ ở 370C, sử dụng máy ELISA Plate Reader (Bio-Rad) để đọc kết quả
về hàm lượng màu của chất nhuộm SRB qua phổ hấp phụ ở bước sóng
540 nm. Xác định khả năng sống sót của tế bào khi có mặt chất thử từ đó
xác định khả năng ức chế tế bào theo công thức sau:
% ức chế tế bào = 100% - % sống sót
3.5.2 Hoạt tính chống oxy hóa
Hoạt tính chống oxy hóa tổng và khả năng khử sắt được tiến hành tại
Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang
Xác định khả năng khử sắt: tiến hành theo phương pháp Zhu và cộng
sự [120]. Lấy 0,2 ml mẫu có nồng độ 6 mg/ml thêm hỗn hợp gồm 0,2 ml
đệm phốt phát pH= 7,2 và 0,2 mL kaliferricyanid 1%. Hỗn hợp được giữ
ở 500C trong 20 phút. Sau đó, thêm tiếp 0,2mL CCl3COOH 10%. Sau
cùng, lấy 0,125 ml hỗn hợp trên và 0,125ml nước cất được đặt vào giếng
96 lỗ cùng với 0,02 mL FeCl3. Độ hấp thụ của hỗn hợp tăng tại bước
sóng 655 nm chỉ ra khả năng khử của hỗn hợp.
Xác định hoạt tính oxy hóa tổng số theo phương pháp Huimin và
cộng sự [43]. Lấy 0,3 ml mẫu có nồng độ 6 mg/ml thêm vào 3 ml chất
phản ứng bao gồm (0,6 M acid sulfuric, 28 mM natri phosphate và 4 mM
amoni molybdat). Để phản ứng tại 950C trong 3 giờ, để nguội đo tại bước
sóng 695 nm. Hoạt tính oxy hóa tổng số tính theo axid ascorbic.
Xác định hoạt tính ức chế quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào:
Tách não chuột (chuột thuần chủng dòng BALB/c) và nghiền đồng thể
trong dung dịch đệm phosphat (pH 7,4), theo tỉ lệ 1:10 ở nhiệt độ 0-50C.
Phản ứng bao gồm 1ml dịch đồng thể thêm vào 0.2ml các nồng độ mẫu
thử và 0.8ml đệm phosphat. Ủ ở 370C/15 phút (tự oxy hóa) hoặc ủ ở 370C
trong 5 phút với hệ Fenton (FeSO4 0,1 mM: H2O2 15 mM theo tỉ lệ 1:1).
Kết thúc phản ứng bằng 1ml acid tricloacetic 10%. Li tâm lấy dịch trong.
Bổ sung 1ml acid thiobarbituric 0.8% ở 1000C trong 15 phút. Cuối cùng
làm lạnh các ống nghiệm và tiến hành đo cường độ mầu bằng máy quang
phổ ELISA ở bước sóng 532 nm. Chất đối chứng là malonyl dialdehyd
(Sigma, USA). Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
3.5.3 Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được tiến hành theo phương
pháp khuyếch tán đĩa thạch tại Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ
Nha trang theo phương pháp của Vanden; Uchechukwu.U; Nehad.M và
cộng sự. Chất đối chứng là Cloramphenicol (10g/đĩa) đối với khuẩn
Gr(+), Tetracylin (30g/đĩa) với khuẩn Gr (-) và mẫu trắng (dung môi
12
nước). Các chủng vi sinh vật kiểm định bao gồm : Vi khuẩn Gr (-): E.
coli (vi khuẩn đại tràng), Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh),
L.mon. Vi khuẩn Gr (+): Bacillus cereus (đường ruột), Streptococcus
faecalis (tiêu hóa), Staphylococcus aureus(tụ cầu khuẩn)- Nâm men:
Candida albicans (nấm sinh dục).
3.5.4 Hoạt tính chống đông tụ máu
Hoạt tính chống đông tụ máu được tiến hành tại Phòng Thử nghiệm
sinh học, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam.
Hút 10 µl mẫu nghiên cứu hoặc dextrose hoặc nước cất vào ống
eppendof. Hút 50 µl máu chuột (chuột nhắt trắng dòng BALB/c) vào các
ống eppendof đã có mẫu thử hoặc aspirin hoặc dextrose hoặc nước cất.
Lắc nhẹ và để ở nhiệt độ phòng. Ghi thời giam máu bị đông tụ. Dextrose
(Sigma) được sử dụng làm đối chứng tham khảo. Các thí nghiệm được
lặp lại 3 lần.
3.5.5 Hoạt tính ly giải cục máu đông
Hoạt tính ly giải cục máu đông in vitro được tính hành tại Phòng
Thử nghiệm sinh học, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam thực hiện theo phương pháp của Dang, Wang và
cộng sự. Lấy 0,5 ml máu từ hốc mắt chuột cho vào mỗi eppendof vô
trùng (đã cân trước), ủ ở 37°C trong 45 phút. Sau khi hình thành cục máu
đông, hút loại bỏ hết huyết thanh (không làm ảnh hưởng đến cục máu
đông đã hình thành). Tiến hành cân các ống eppendof có cục máu đông
trước ly giải để xác định trọng lượng cục máu đông theo công thức: “khối
lượng cục máu đông trước ly giải = khối lượng của ống chứa cục máu
động – khối lượng của ống”. Với mỗi ống eppendof chứa cục máu đông
đã được cân trước, thêm vào 100 μl mẫu TSPS (nồng độ 50 mg/ml) TSP
(nồng độ 25 mg/ml). Mẫu đối chứng là 100 μl DMSO 100%; đối chứng
tham khảo là streptokinase (5 IU). Tất cả các ống đem ủ ở 37°C trong 90
phút và quan sát sự ly giải của cục máu đông. Sau khi ủ, hút loại bỏ chất
lỏng và tiến hành cân ống để xác định khối lượng cục máu đông không bị
ly giải. Phần trăm ly giải cục máu đông tính bằng sự chênh lệch về khối
lượng trước và sau ly giải cục máu đông. Tiến hành lặp lại thí nghiệm 3
lần với máu của hai chuột cùng loại.
13
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Xác định thành phần hóa học của hạt và thịt quả me
Thành phần hóa học của quả me bào gồm cacbonhydrate, protein,
chất béo, lượng tro, sợi thô, axit tổng... các thành phần này bị ảnh hưởng
của môi trường phát triển. Kết quả nghiên cứu thành phần chính của thịt
và hạt me được đưa ra trên Bảng 4.1
Bảng 4.1 Thành phần chính của quả me
Thành phần
Me tại Thủy Nguyên-
Hải Phòng
Me tại Cần Giuộc-
Long An
Hạt me Thịt me Hạt me Thịt me
Hàm ẩm(%) 11.2 20.6 11.2 22.8
Protein(%) 13.0 9.2 18.0 8.9
Chất béo(%) 3.9 0.6 3.1 0.4
Sợi thô(%) 3.0 3.0 4.6 3.7
Tro(%) 2.5 2.4 2.2 3.2
Carbonhydrate(%) 66.4 63.7 60.9 60.2
Axit tổng (mg/100g) - 9.2 - 11.0
Như vậy, loài me đang nghiên cứu có hàm lượng protein và hàm
lượng lipid và các thành phần khác là tương đương so với các công bố
trên. Thành phần polysaccharide chủ yếu trong hạt và thịt me. So sánh
với kết quả phân tích hàm lượng polysaccharide trong hạt và thịt quả me
trên thế giới 11, 32, 33 thì mẫu me thu hái tại Thủy Nguyên - Hải Phòng
và tại Cần Giuộc – Long An có hàm lượng polysaccharide tương đương.
4.2 Lựa chọn quy trình chiết tách và mẫu nghiên cứu
Kết quả hiệu suất chiết tách của TSP từ hạt và thịt của quả me theo 3
quy trình đã nêu trong Phần thực nghiệm được đưa ra trên Bảng 4.2. Kết
quả cho thấy hàm lượng TSP thu được tương đối cao, với TSP từ hạt me
khoảng 26,2-39,3 %w và từ thịt me là từ 12,6-17,5%w.
Bảng 4.2: Hiệu suất chiết tách TSP (%w)
Theo quy
trình 1
Theo quy
trình 2
Theo quy
trình 3
Ghi chú
TSP từ hạt me 28,0 39,3 38,7 Thu hái tại
Thủy
Nguyên, Hải
Phòng
TSP từ thịt quả
me 14,5 17,5 16,8
TSP từ hạt me 26,2 36,0 35,7 Thu hái tại
Cần Giuộc, TSP từ thịt quả 12,6 16,5 16,2
14
me Long An
Kết quả phân tích thành phần đường của TSP trong thịt và hạt me
của mẫu thu hái ở Hải Phòng được đưa ra trên Bảng 4.3. Kết quả cho thấy
TSP từ thịt và hạt me đều có thành phần đường giống nhau bao gồm 3
loại đường glucose, galactose và xylose với tỷ lệ khác nhau. Kết quả này
cũng thể hiện trên sự giống nhau của phổ 1H-NMR của 2 mẫu trên (Hình
4.1)
Bảng 4.3. Thành phần đường của TSPchiết từ hạt và thịt me
Mẫu
Thành phần đường
(% mol)
Glucose Xylose Galactose
TSP (từ hạt me) 1 0,22 0,33
TSP (từ thịt me) 1 0,05 0,17
Hình 4.1. Phổ 1H-NMR của mẫu TSP chiết từ hạt me a) từ hạt me, b) từ thịt me
Trong nghiên cứu cấu trúc của polysaccharide, một thông số cần
kiểm tra là độ đa phân tán và mức độ phân bố trọng lượng phân tử, sắc đồ
của phép đo GPC của TSP thu được từ hạt và thịt me được đưa ra trên
Hình 4.2. Sắc đồ GPC cho thấy TSP chiết tách từ thịt me có mức độ đa
phân tán cao không thích hợp cho việc nghiên cứu cấu trúc do vậy chúng
tôi lựa chọn TSP chiết tách từ hạt làm đối tượng nghiên cứu của luận án.
Hình 4.2. Sắc đồ GPC của mẫu TSP chiết từ a) hạt me, b) thịt quả me
15
Thành phần đường của mẫu TSP chiết từ hạt me của 2 mẫu thu hái
tại 2 vị trí được đưa ra trên Bảng 4.4. Kết quả cho thấy thành phần đường
của hai mẫu TSP chiết tách từ hạt me có nguồn gốc tại Hải Phòng và
Long An là gần giống nhau. Do vậy cho các nghiên cứu tiếp theo chúng
tôi lựa chọn mẫu hạt me thu hái tại Hải Phòng.
Bảng 4.4. Thành phần đường của TSP
TSP
(chiết
tách từ
hạt me)
Mẫu me tại Hải Phòng
(% mol)
Mẫu me tại Long An
(% mol)
Glucose Xylose Galactose Glucose Xylose Galactose
1 0,33 0,22 1 0,29 0,20
Phổ 1H-NMR của mẫu TSP tách chiết từ hạt me thu hái tại Hải
Phòng bằng 3 quy trình khác nhau được đưa ra trên Hình 4.3. Kết quả cho
mẫu TSP theo quy trình thấy quy trình 1 và quy trình 3 có độ sạch cao
hơn, kết hợp với kết quả về hiệu suất chiết tách (Bảng 4.2), quy trình 3
được chúng tôi lựa chọn để chiết tách TSP cho các nghiên cứu tiếp theo.
4.3. Xác định cấu trúc của TSP
Hiện nay GPC là phương pháp hữu hiệu để xác định trọng lượng
phân tử và sự phân bố trọng lượng phân tử của polymer. Kết quả đo GPC
cùng với kết quả phân tích thành phần đường của mẫu TSP được đưa ra
trên Bảng 4.5. Thành phần đường của TSP từ hạt me thu hái ở Thủy
Nguyên –Hải phòng gồm 03 loại đường là glucose, xylose và galactose,
với tỷ lệ mol Glc : Xyl : Gal = 1 : 0,33 : 0,22. Với trọng lượng phân tử
mẫu TSP thu được là 1,16x106 Da, kết quả này tương tự với các công
trình đã công bố là trọng lượng phân tử của TSP từ các nguồn khác nhau
nằm trong khoảng từ 115kDa đến 2500kDa [32,33,50].
Bảng 4.5. Trọng lượng phân tử và thành phần đường của TSP
Mẫu Kết quả GPC
Thành phần đường
(%mol)
Mw Mw/Mn Glucose Xylose Galacstose
TSP 1,16x106Da 4,46 1 0,33 0,22
Phổ IR của TSP từ hạt me (Hình 4.5) thể hiện dao động đặc trưng
của các nhóm có mặt trong phân tử TSP, dao động tại 3325 cm-1 thể hiện
đặc trưng dao động hóa trị của nhóm -OH; tại tần số 1417 cm-1 và 1396
cm-1 thể hiện đặc trưng dao động δ CH2 trong của glucose và galactose;
tại tần số 1078cm-1 thể hiện đặc trưng dao động (C-O), (C-C) đặc
trưng của vòng pyranose, tại tần số 999 cm-1 thể hiện dao động (C-O),
(C-C) trong liên kết C6(H)-O6, tại tần số 943cm-1 thể hiện dao động
nhóm δ (C-1-H), tại tần số 895 cm-1 thể hiện dao động của vòng -
amomeric. Kết quả phân tích phổ IR được đưa ra trên Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Kết quả phân tích thành phần phổ IR của TSP
16
Tần số (cm-1) Nhóm đặc trưng Liên kết
3325 (OH)
1417, 1396 δ CH2 Glucose, galactose
1078 (C-O), (C-C) Vòng
999 (C-O), (C-C) C6(H)-O6
943 δ (C-1-H)
895 Vòng -anomeric
Vậy trên phổ IR của mẫu thấy xuất hiện các nhóm dao động đặc
trưng của polysaccharide, như có nhóm dao động của liên kết (OH),
δ CH2, (C-O), (C-C) của vòng, (C-O), (C-C) của liên kết C-6-H2-O-
6, δ(C-1-H), và dao động của vòng -anomeric, không thấy có nhóm
chức acid. Vậy trong phân tử polysaccharide chỉ có liên kết glycoside và
nhóm OH của các gốc đường.
Phổ 1H và 13C-NMR của TSP được đưa ra ở Hình 4.6a và b. Phổ
1H-NMR cho thấy phổ rất phức tạp với độ rộng vạch lớn và trùng chập,
điển hình cho mẫu polymer có cấu trúc phức tạp. Tại vùng anomeric của
phổ 1H-NMR (từ δ 4,56 - 5,11 ppm) và 13C-NMR (từ δ 101,4 - 106,9
ppm) đều có 4 pic. Các tín hiệu từ δ3.39-4.51 ppm trên phổ 1H-NMR và
δ 69,0-77,7ppm trên phổ 13C-NMR là thuộc về proton và carbon vòng
pyranose. Các pic ở khoảng δ 62,9-64,2ppm là của carbon ở vị trí C6 của
glucose và galactose và C5 của xylose . Các phổ thu được không có các
tín hiệu của tạp chất và tín hiệu đặc trưng của protein tại vùng 6,0-7,0
ppm, điều đó chứng tỏ protein đã được loại khỏi mẫu nghiên cứu [24,25].
Phổ COSY của TSP được đưa ra ở Hình 4.7. Trên phổ 1H-NMR cho thấy
có 4 tín hiệu ở vùng anomeric tại δ 5,12; 4,93; 4,56 và 4,55 ppm được ký
hiệu tương ứng là A, B, C và D. Sự cộng hưởng từ H1 đến H6 của nhóm
C, D và H1 đến H5 của nhóm A, B được gán cho các tín hiệu như được
chỉ ra trên phổ COSY. Kết hợp với kết quả từ phân tích thành phần
đường là TSP gồm 3 loại đường là glucose, galactose và xylose, có thể
kết luận rằng C và D là thuộc về glucose và galactose; A và B là thuộc về
xylose. Trên cơ sở độ dịch chuyển hóa học của proton, độ dịch chuyển
hóa học của tất các cacbon của các đường A, B, C và D đều được gán dựa
trên phổ HSQC (Hình 4.8). Trên phổ HSQC, các tín hiệu của C1/H1 tại
(106,96/4,56ppm); (105,05 /4,55 ppm) và C6/H6 tại (64,50/3.75–3,95
ppm) là thuộc về C và D (-glucose và -galactose) và C6 của D tồn tại ở
cả 2 dạng tham gia và không tham gia liên kết glycoside như được chỉ ra
có 2 tín hiệu tại 69.00/3.95ppm và 65.50/3.75ppm. Tín hiệu của C5/H5
tại (64.50/3.60 ppm) được gán cho -xylose. Tín hiệu của C4 (81.00
ppm) và của C6 (69.50 ppm) của -glucose hoặc -galactose, cũng như
tín hiệu tại 82.00 ppm của C2 của -xylose đều bị dịch chuyển về phía
17
trường thấp so với các carbon khi không tham gia liên kết glycoside, điều
đó chứng tỏ xylose tham gia liên kết glycoside tại vị trí C2 còn glucose
và/hoặc galactose tham gia liên kết tại vị trí C4 hoặc C6. Khi so sánh về
độ chuyển dịch hóa học vùng anomeric của glucose và galactose thì
galactose nằm ở trường thấp hơn, do vậy có thể kết luận D là glucose,
điều này cũng phù hợp vì TSP thuộc về lớp chất xyloglucan nên glucose
là ở mạch chính sẽ tồn tại ở nhiều trạng thái cả không tham gia liên kết
glycoside và tham gia liên kết ở các vị trí khác nhau.
Liên kết glycoside được xác định dựa ra trên phổ HMBC (Hình 4.9).
Trên phổ HMBC thể hiện mối tương quan giữa H1 của nhóm B (xylose)
và C6 của nhóm D (glucose), H6 của nhóm D (glucose) và C1 của nhóm
A (xylose) và B (xylose). H1 của nhóm D (glucose) và C4 của nhóm D
(glucose), H1 của nhóm C (galactose) và C2 của nhóm A (xylose). Như
vậy, qua phân tích phổ NMR kết hợp với phân tích thành phần đường ở
trên có thể kết luận rằng TSP có mạch chính là (14)--Glucose với
mạch nhánh là -Xylose và -Galactose(12)--Xylose có liên kết
(16) với glucose ở mạch chính.
Bảng 4.7. Độ dịch chuyển hóa học trên phổ 1H và 13C NMR của TSP
(125/500MHz, D2O, δ ppm)
Đặc trưng C-1/H-1
C-2/H-
2 C-3/H-3 C-4/H-4
C-5/H-
5 C-6/H-6
A
nhóm -xylose
101.50/
5,12
82.00/
3.65
72.00/
3,92
74.50/
3.65
64.50/
3.60
B
nhóm cuối không
khử -xylose
101.50/
4.93
74-75/
3.55
75.50/
3.72
72.50/
3.60
64.50/
3.60
C
-Galactose
106.96/
4.56
72.50/
3.60
75.50/
3.70
71-72/
3.90
72-73/
3.60
64.50/
3.75
D
-Glucose
105.05/
4.55
76.00/
3.40
75.50/
3.67
81.00/
3.60
76.00/
3,80
64.50; 69.00/
3.75; 3,95
Để nghiên cứu chuỗi trúc của TSP chiết từ hạt me chúng tôi tiến
hành phân tích phổ khối ESI-MS của TSP-oligosacharide thu được bằng
phương pháp thủy phân TSP được nêu trong phần thực nghiệm. Phổ ESI-
MS của TSP-oligosaccharide được đưa ra trên Hình 4.11. Pic cơ sở tại
m/z 413 là của [Glc-Glc-Glc-5H2O+H]+1. Pic tại mảnh m/z 457 đươc gán
cho [Glc[Xyl]-Glc+H]+1 hay của nhóm [Glc[Xyl-Gal]+H]+1 , pic tại mảnh m/z
615 là của [Glc-Glc-Glc-Glc+H]+1. Pic tại mảnh m/z 1011 gán cho [Glc[Xyl]-
Glc[Xyl]-Glc[Xyl] ]-Glc+H]+1. Tín hiệu ở m/z 1077 là của [Glc[Xyl]-Glc[Xyl-
18
Gal]-Glc-Glc]+H]+1 và pic tại mảnh m/z 1224 là của: [Glc[Xyl]-Glc[Xyl-Gal]-
Glc[Xyl-Gal] +H]+1
Phổ ESI-MS/MS của mảnh m/z 1224 pic tại mảnh m/z 525 đặc
trưng cho nhóm ion [Glc-Glc-Glc-Glc-5H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 631 đặc
trưng cho nhóm [Glc-Glc-Glc-Glc-H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 661 đặc
trưng cho nhóm [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc -3H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 833
đặc trưng cho nhóm [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc-Glc+2H2O+H]+1, pic tại mảnh
m/z 935 đặc trưng cho nhóm [Glc[Xyl]-Glc[Xyl-Gal]-Glc[Xyl-Gal]+H]+1, pic
tại mảnh m/z 1025 đặc trưng cho nhóm [Glc[Xyl]-Glc[Xyl-Gal]-Glc-Glc -
3H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 1157 đặc trưng cho nhóm [Glc[Xyl-Gal]-
Glc[Xyl] -Glc[Xyl ]-Glc -3H2O+H]+1.
Phổ ESI-MS/MS của mảnh tại m/z 1077 đưa ra trên Hình 4.13, pic
tại mảnh m/z 401 thể hiện của mảnh [Glc[Xyl-Gal] -3H2O+H]+1 hoặc của
pic tại mảnh [Glc[Xyl]-Glc] -3H2O+H]+1 , pic tại mảnh m/z 479 thể hiện của
mảnh [Glc-Glc-Glc-Glc -H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 773 thể hiện đặc trưng
của mảnh [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc-Glc -5H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 879 thể
hiện mảnh [Glc[Xyl]-Glc[Xyl-Gal]-Glc] -H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 945
thể hiện mảnh [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc-Glc[Xyl] -3H2O+H]+1 và pic tại mảnh
m/z 1011 thể hiện mảnh [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc+H]+1 . Phổ ESI-
MS/MS của mảnh m/z 1011 thu được trên Hình 4.14, hình pic tại mảnh
m/z 545 được gán cho nhóm [Glc[-Xyl-Gal]-4H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z
879 được gán cho nhóm [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc-Glc-H2O+H]+1, pic tại
mảnh m/z 929 được gán cho nhóm [Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc-Glc+H]+1, pic
tại mảnh m/z 945 được gán cho nhóm [Glc-Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-
3H2O+4H]+1, pic tại mảnh m/z 992 được gán cho nhóm [Glc-Glc[-Xyl]-
Glc[Xyl]-Glc[Xyl]-H2O+H]+1. Phổ ESI-MS/MS mảnh m/z 457 được đưa
ra trên Hình 4.15, với pic tại mảnh m/z 200 thể hiện đặc trưng của
nhóm [Glc-Glc -6H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 309 thể hiện đặc trưng
nhóm [Glc-Glc -H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 337 đặc trưng cho nhóm
[Glc-Glc-Glc -6H2O+3H]+1, pic tại mảnh m/z 397 thể hiện đặc trưng
nhóm [Glc-Glc-Glc-4H2O+H]+1, tại m/z 439 thể hiện đặc trưng nhóm [Glc-
Glc-Glc+3H+]+1. Phổ ESI-MS/MS mảnh m/z 413 được đưa ra trên Hình
4.16, với pic tại mảnh m/z 181 thể hiện đặc trưng của nhóm [Glc+2H]+1,
pic tại mảnh m/z 254 thể hiện đặc trưng của nhóm [Glc[Xyl] -
3H2O+3H]+1, pic tại mảnh m/z 309 thể hiện đặc trưng của nhóm [Glc-Glc
-H2O+H]+1, pic tại mảnh m/z 311 thể hiện đặc trưng của nhóm
[Glc[Xyl]+H]+1, pic tại mảnh m/z 386 thể hiện đặc trưng của nhóm [Glc-
Glc-Glc-3H2O+3H]+1.
Các kết quả từ phổ ESI-MS cho phép xác định TSP là một
galactoxyloglucan có các tập hợp mảnh chính là -Glc-Glc-Glc-, -Glc-
Xyl-Glc, -Glc-Xyl-Gal-... Kết hợp với kết quả phân tích NMR, cấu trúc
19
hóa học của monomer của TSP được đưa ra trên Hình 4.16, theo danh
pháp của lớp chất xyloglucan, cấu trúc chuỗi của TSP có dạng GXL.
Xyl
GlcGlcGlc
GalXyl
Hình 4.16. Cấu trúc hóa học của monomer của TSP
Theo ảnh SEM của TSP thấy cấu trúc bề mặt là hợp chất cao phân tử
có dạng vô dịnh hình, kết quả này phù hợp với các công bố trước đây của
Jongil Choi [48].
Kết quả phép đo LS được tổng hợp trên Bảng 4.14
Bảng 4.14. Kết quả từ phép đo LS của TSP
Mẫu dn/dc (ml/g) Mw x 10-5 Mw/Mn Rg (nm) Rh (nm) (=Rg/Rh)
TSP 0.137 11.55 4.36 211.7 229.4 0.92
Giá trị của TSP là 0,92 điều đó cho thấy phân tử TSP có dạng hình
cầu, đặc điểm hình dạng này tương tự như polysaccharide từ hạt đậu
tương và từ hạt lanh [92,122]. Mô phỏng hình dạng của TSP được đưa ra
trên Hình 4.19
Hình 4.19. Mô phỏng hình dạng của phân tử TSP
Vậy TSP chiết tách từ hạt me là polysaccharide phân nhánh có
trọng lượng phân tử là 1.15 x106Da. Trong dung dịch nước phân tử
TSP có dạng hình cầu.
Cấu trúc không gian của TSP ở kích thước cỡ nano được xác định
bằng phương pháp tán xạ tia X góc nhỏ (SAXS). Kết quả đo SAXS của
dung dịch TSP 0,5% trong nước được biểu diễn qua đường tán xạ và 2
biểu đồ Kratky và Guinier (Hình 4.21 a, b,c). Các dạng biểu đồ là điển
hình của polysaccharide trung tính.
20
Qua biểu đồ Guinier, bán kính từ hồi chuyển Rgc=1,3nm. Đối với
các polysaccharide mạch thẳng không phân nhánh như carrageenan hay
heparin thì giá trị Rgc khoảng 0,4-0,53nm [106,107], điều này cho thấy
TSP có mạch nhánh tương đối dài, kết quả này cũng phù hợp với cấu
trúc hóa học xác định được theo các phương pháp phổ IR, NMR và ESI-
MS ở trên. Kết quả cho thấy đường tán xạ thu được từ thực nghiệm và
tính toán dựa trên mô hình cấu trúc phân tử là trùng nhau. Điều đó một
lần nữa khẳng định cấu trúc hóa học của TSP là như được đưa ra trên
Hình 4.16.
Vậy có thể đưa ra nhận định sau về TSP chiết tách từ hạt me
Về cấu trúc hóa học: TSP chiết tách từ quả me thu thập tại huyện
Thủy Nguyên – Hải Phòng là một polysaccharide mạch nhánh với cấu
trúc chuỗi dạng GXL, cấu trúc hóa học của phân tử TSP được đưa ra
trên Hình 4.22.
Xyl
GlcGlcGlc
GalXyl
n
Hình 4.22. Cấu trúc phân tử của TSP
Về cấu trúc bề mặt: TSP là chất vô định hình
Về cấu trúc không gian: TSP có dạng hình cầu.
4.4. Dẫn xuất TSPS
Tiến hành tạo các dẫn xuất TSPS có DS từ 3,3-26,2%
Phổ IR của TSPS4 (Hình 4.24) thể hiện dao động đặc trưng của các
nhóm có mặt trong phân tử TSP, dao động tại 3335 cm-1 thể hiện dao
động đặc trưng của nhóm -OH liên kết hydro; dao động tại 1213 cm-1 thể
hiện dao động đặc trưng của nhóm S=O; tại dao động 824 cm-1 thể hiện
dao động đặc trưng nhóm sulfate tại C2 và/hoặc C3.
Trên phổ 13C-NMR của TSPS4 xuất hiện một pic mới tại δ 69.7ppm,
chứng tỏ vị trí C6 của galactose hoặc/và glucose bị thế sulfate, độ chuyển
dich hóa học bị chuyển dịch về phía trường yếu 5-6 ppm. Xuất hiện pic
tại vùng δ 80-84ppm thể hiện thế sulfate tại vị trí C4, trong khi đó với
mẫu không sulfate tại vùng δ 74-78 ppm. Kết quả phổ 13C NMR khẳng
định nhóm hydroxyl của glucose và galactose ở vị trí C6 và xylose
và/hoặc galactose ở vị trí C4 của TSP đã được thế bằng nhóm sulfate.
Kết quả đo tán xạ ánh sáng của 2 mẫu TSP và TSPS4 được đưa ra
trên bảng 4.17.
21
Bảng 4.17. Kết quả từ phép đo GPC và LS của TSP và TSPS
Sample dn/dc
(ml/g)
Mw x 10-5 Mw/Mn Rg
(nm)
Rh
(nm)
(=Rg/Rh)
TSP 0.137 11.55 4.36 211.7 229.4 0.92
TSPS4 0.161 2.69 1.52 216.6 186.4 1.16
Kết quả cho thấy giá trị của TSP và TSPS tương ứng là 0.92 và
1.16, điều đó chứng tỏ cả TSP và TSPS4 đều có cấu hình không gian
dạng hình cầu. Tuy nhiên sự tăng giá trị Rh khi sulfate hóa có thể được
giải thích do việc thay thế một phần các nhóm hydroxyl bằng nhóm
sulfate có thể dẫn đến làm thay đổi cấu trúc không gian của chuỗi đường
trong phân tử TSPS do lực đẩy giữa các nhóm sulfate có thể làm cho cấu
trúc không gian của TSPS bị dãn rộng hơn (extended structure) so với
TSP.
Theo ảnh SEM của TSPS4 thấy cấu trúc bề mặt vẫn là hợp chất cao
phân tử nhưng không còn trạng thái vô định hình mà chuyển sang trạng
thái tinh thể.
Cấu trúc không gian của dẫn xuất sulfate của TSP ở kích thước cỡ
nano được xác định bằng phương pháp tán xạ tia X góc nhỏ (SAXS). Kết
quả đo SAXS của 2 mẫu TSPS1 (DS=8,1%) và TSPS4 (DS=26,2%),
nồng độ 0,5% (khối lượng) trong nước được biểu diễn qua đường tán xạ
và 2 biểu đồ Kratky và Guinier (Hình 4.27 a, b,c). Qua biểu đồ Kratky
thấy sự khác nhau, mẫu TSPS4 có pic ở khoảng góc tán xạ nhỏ q<4 đó
là cho thấy dấu hiệu sự có mặt của nhóm mang điện (nhóm sulfate), với
mức độ sulfate hóa ít hơn ở TSPS1 thì cường độ pic giảm.
4.5 Dẫn xuất TSPA
Tiến hành tạo mẫu acetyl polysaccharide mẫu TSP có DA là 5,2-
7,2%.
Phổ IR của TSPA trên Hình 4.28 thể hiện dao động đặc trưng của
các nhóm có mặt trong phân tử TSP, dao động tại 3314 cm-1 thể hiện dao
động đặc trưng của nhóm -OH, dao động tại 1732 cm-1 thể hiện dao động
đặc trưng (C=O) của liên kết (CH3CO), tại tần số 1417 và 1367 cm-1 thể
hiện dao động δ CH2 trong nhóm của glucose và galactose, tại tần số 1246
cm-1 thể hiện dao động (C-O) trong liên kết C-O-C, ngoài ra còn có các
dao động đặc trưng của C1-H tại tần số 945cm-1 và của vòng
polysaccharide của liên kết -anomeric tại tần số 897cm-1.
Trên phổ 1H-NMR của TSPA4 (Hình 4.29) thấy các pic ở 2,18
ppm và 180 ppm thể hiện sự có mặt của nhóm O-CH3 và nhóm C=O.
Như vây, bằng phổ IR và 1H-NMR khẳng định mẫu TSP đã bị acetyl hóa.
22
Theo ảnh SEM của TSPA4 thấy cấu trúc bề mặt vẫn là hợp chất cao
phân tử và không thay đổi trạng thái vô định hình so với mẫu tự nhiên.
Cấu trúc không gian của dẫn xuất acetyl của TSP ở kích thước cỡ
nano được xác định bằng phương pháp tán xạ tia X góc nhỏ (SAXS). Kết
quả đo SAXS của dẫn xuất acetyl TSP 0,5% trong nước cho thấy mức độ
acetyl không ảnh hưởng gì đến dạng đường tán xạ (Hình 4.27).
4.6. Hoạt tính sinh học và mối quan hệ cấu trúc – hoạt tính
của TSP và các dẫn xuất.
Hoạt tính độc tế bào được tiến hành thử nghiệm đối với các mẫu
TSP chiết từ hạt me và các mẫu TSPS với các dòng tế bào ung thư
HepG2 (ung thư gan), MCF7 (ung thư vú) và Hela (ung thư cổ tử cung).
Kết quả được đưa ra trên bảng 4.20
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các mẫu đều chưa thể hiện hoạt tính
độc tế bào ở khoảng nồng độ nghiên cứu, chỉ có duy nhất mẫu TSPS4 thể
hiện hoạt tính yếu.
Kết quả thử họat tính oxy hóa được đưa trên bảng 4.21. Kết quả trên
cho thấy: Các mẫu nghiên cứu đều thể hiện hoạt tính khử sắt và hoạt tính
chống oxy hóa tổng số. Các mẫu TSPS1, TSPS3, TSPS5, TSPA6 đã thể
hiện hoạt tính khử sắt cao hơn mẫu tự nhiên. Các TSPS1, TSPS3, TSPS5,
TSPA1, TSPA3, TSPA5, TSPA6 có hoạt tính chống oxy hóa tổng số cao
hơn mẫu tự nhiên.
Thử peroxy hoá lipid màng tế bào với một số mẫu. Kết quả cho thấy
TSPS và TSP đều chưa thể hiện hoạt tính peroxy hoá màng tế bào ở các
nồng độ nghiên cứu.
Kết quả xác định hoạt tính kháng khuẩn, kháng virut. Mẫu TSPS1,
TSPS3, TSPS4, TSPS5 đã thể hiện khả năng kháng các các chủng loại vi
khuẩn E. coli, Bacillus cereus, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus
faecalis, riêng mẫu TSPS1, TSPS3, TSPS5 còn thể hiện khả năng kháng
chủng vi khuẩn L.mono, Staphylococcus aureu và tốt hơn kháng sinh đối
chứng. Tất cả các mẫu đều không kháng chủng vi khuẩn Candida
albicans. Trong khi đó mẫu TSP tự nhiên và mẫu TSPA không thể hiện
hoạt tính này.
Vậy các dẫn xuất sulfate hóa của TSP tự nhiên đều thể hiện được
khả năng kháng vi sinh vật tốt, điều này mở ra hướng mới trong quá trình
nghiên cứu để tạo ra loại dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên để sử dụng
trong y học
Kết quả chống đông tụ máu của các mẫu TSPS với các mức độ
sulafte hóa khác nhau ở nồng độ 150mg/ml được đưa ra trên Bảng 4.23.
Kết quả cho thấy các mẫu có thời gian đông tụ máu khoảng 35-55 phút.
23
Do vậy có thể kết luận dẫn xuất sulfate hóa sẽ làm tăng khả năng chống
đông tụ máu, tuy nhiên trong khoảng DS nghiên cứu thì chúng tôi không
thấy mối tương quan tỷ lệ giữa mức độ sulfate hóa và khả năng chống
đông tụ máu.
Trên Bảng 4.24 trên cho thấy mẫu TSPS1 và TSPS4 ở nồng độ
nghiên cứu ly giải được khoảng 8,26 và 8,88% cục huyết khối so với đối
chứng còn các dẫn xuất acetyl không thể hiện hoạt tính này. Vậy với mẫu
sulfate hóa đã làm tăng hoạt tính ly giải cục máu đông so với mẫu tự
nhiên, điều này mở ra hướng mới trong quá trình nghiên cứu để tạo ra
loại dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên để sử dụng trong huyết học, truyền
máu phục vụ cho y học.
KẾT LUẬN
Qua thời gian nghiên cứu chúng tôi đã thu được các kết quả sau:
1. Đã thu thập và xác định được tên khoa học của 02 mẫu me ở các
vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) và Cần Giuộc (Long An)- là hai địa
phương có khí hậu, thổ nhưỡng tương đối khác nhau. Đã xác định được
độ ẩm, hàm lượng tro và thành phần hóa học chủ yếu có trong hạt và thịt
của quả me là protein thô, chất béo thô, tro, sợi thô và carbohydrate. Với
luận án này, lần đầu tiên quả me Việt Nam được chọn làm đối tượng
nghiên cứu về mặt hóa học và hoạt tính sinh học.
2. Đã khảo sát 03 quy trình chiết tách để lựa chọn được 01 quy trình
tối ưu thu được Tamarind Seed Polysaccharide (TSP) với độ sạch và hiệu
suất cao.
3. Đã nghiên cứu cấu trúc hóa học, cấu trúc không gian và cấu
trúc bề mặt của TSP từ quả me bằng các phương pháp hiện đại bao
gồm phổ NMR, phổ khối nhiều lần ESI-MS, các phương pháp tán xạ ánh
sáng tĩnh và động SLS, DLS, tán xạ tia X góc nhỏ SAXS. Kết quả cho
thấy TSP là một galactoxyloglucan có mạch chính là (14)--Glucan,
mạch nhánh là -Xylopyranose và -Galactopyranosyl (12) --
Xylopyranose liên kết (16) với glucose, cấu trúc chuỗi có dạng GXL,
cấu trúc không gian có dạng hình cầu và cấu trúc bề mặt có dạng vô định
hình.
4. Đã xây dựng được mô hình cấu trúc phân tử của TSP dựa trên
cấu trúc hóa học.
5. Đã sulfate hóa và acetyl hóa TSP tự nhiên để thu được mẫu biến
tính TSPS và TSPA với mục đích tìm kiếm các mẫu biến tính có hoạt tính
cao hơn mẫu tự nhiên, đây cũng là xu hướng nghiên cứu hiện nay trên thế
giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy dẫn xuất sulfate hóa làm tăng khả năng
ly giải cục máu đông, khả năng chống đông tụ máu và hoạt tính kháng vi
24
sinh vật kiểm định còn dẫn xuất acetyl hóa làm tăng khả năng chống oxy
hóa so với mẫu TSP tự nhiên. Đây là kết quả mang ý nghĩa thực tiễn
của luận án.
6. Hoạt tính sinh học và cấu trúc của mẫu TSP và TSPS với các mức
độ sulfate hóa khác nhau đã được nghiên cứu để tìm hiểu ảnh hưởng
của sự sulfate hóa lên cấu trúc và hoạt tính sinh học. Kết quả nghiên
cứu cho thấy;
a. Về mặt cấu trúc: sự sulfate hóa có ảnh hưởng đến cấu trúc không
gian và cấu trúc bề mặt của mẫu tự nhiên.
b. Về mặt hoạt tính sinh học: sự sulfate hóa làm tăng đáng kể hoạt
tính sinh học so với mẫu tự nhiên. Tuy nhiên mức độ tăng này không tỷ
lệ với mức độ sulfate hóa.
Đây là một điểm mới của luận án so với các nghiên cứu trong nước
ở cùng lĩnh vực
KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở các kết quả thu được từ luận án, chúng tôi có một số kiến nghị
như sau:
1. Tiếp tục nghiên cứu cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học của
polysaccharide từ các cây khác thuộc họ đậu của Việt Nam nhằm
tìm kiếm các hợp chất mới có hoạt tính sinh học cao từ đó làm cơ
sở cho việc khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thực
vật Việt Nam.
2. Tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ cấu trúc-hoạt tính để làm rõ hơn
sự ảnh hưởng của cấu trúc polysaccharide và các dẫn xuất đến
hoạt tính sinh học, làm cơ sở để tạo ra các dẫn xuất có hoạt tính
cao hơn mẫu tự nhiên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_va_khao_sat_ho.pdf