Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất gắn với du lịch sinh thái cộng đồng vùng ven biển huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

1) Giao Thủy là huyện ven biển của tỉnh Nam Định với diện tích tự nhiên là 23.775,62 ha. Huyện có tiềm năng phát triển DLST cộng đồng với VQG Xuân Thủy rộng 7100 ha, có bãi biển Quất Lâm, Giao Phong đẹp hoang sơ; có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, nhiều lễ hội đặc trưng có điều kiện để phát triển các tuyến du lịch đặc sắc. Người dân trên địa bàn huyện ngày càng có xu hướng tham gia nhiều hơn vào hoạt động du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. 2) Với diện tích đất khu du lịch lớn nhất trong tổng diện tích đất khu du lịch tỉnh Nam Định, cùng với sự phát triển của các hoạt động du lịch, trong giai đoạn 2000 – 2015 việc sử dụng đất phục vụ du lịch huyện Giao Thủy cũng có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể: diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên tăng 4.351,60 ha; diện tích đất khu du lịch tăng 379,43 ha; diện tích đất phát triển hạ tầng tăng 1424,09 ha; các vấn đề về cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống tương đối tốt. Một số du khách còn băn khoăn với thái độ lịch sự, mức độ xảy ra sai sót trong quá trình phục vụ và có khu vệ sinh sạch sẽ và việc đồ ăn chế biến ngon tại các nhà nghỉ, khách sạn, nhà dân tham gia hoạt động du lịch, sự an toàn về con người và tài sản khi du lịch tại huyện Giao Thủy. Hầu hết người dân chỉ24 nói bằng tiếng Việt nên khi giao tiếp chủ yếu bằng cử chỉ hành động, dẫn đến nhiều bất lợi đối với khách là người nước ngoài. 3) Kết quả đánh giá tiềm năng sử dụng đất để phát triển DLST cộng đồng tại huyện Giao Thủy cho thấy: Huyện Giao Thủy có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST cộng đồng. Kết quả đánh giá cho thấy có 3/10 tiêu chí (tính liên kết, sức chứa, chất lượng dịch vụ) được đánh giá ở mức cao. 7/10 tiêu chí còn lại (các tiêu chí tính hấp dẫn, tính an toàn, tính bền vững của môi trường tự nhiên, tính thời vụ, cơ sở hạ tầng, chất lượng cảm nhận và ở mức độ hài lòng đối với tiêu chí sự thỏa mãn) được đánh giá ở mức khá. Về tiềm năng sử dụng đất, VQG Xuân Thủy có thể mở rộng thêm hàng nghìn ha; diện tích đất ngập nước có thể mở rộng thêm 460 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản có thể mở rộng thêm 642,56 ha;. Huyện có khả năng mở rộng diện tích đất tự nhiên 1.500 ha tại các xã ven biển và đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng nên có nhiều tiềm năng sử dụng đất để phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời phát triển mở rộng các mô hình sản xuất gắn liền với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Mặt khác, mô hình du lịch sinh thái cộng đồng đang được mở rộng trên địa bàn huyện; các di tích lịch sử nhiều và đang được tu bổ, nâng cấp; các lễ hội và các làng nghề truyền thống đang được khôi phục và phát triển; cơ sở hạ tầng đang ngày càng được mở rộng, nâng cấp. 4) Định hướng nhu cầu mở rộng diện tích đất phục vụ phát triển DLST cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đến năm 2020 là 12213,65 ha; định hướng đến năm 2030 là 14.122,88 ha; phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu cho phát triển DLST cộng đồng. Đã hình thành 6 tuyến du lịch trong huyện và hàng chục tuyến du lịch liên kết với các địa phương lân cận. 5) Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu du lịch huyện Giao Thủy theo hướng DLST cộng đồng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: + Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: xác định chiến lược và thứ tự ưu tiên các vùng, điểm và khu du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể và theo chiến lược tổng quát toàn vùng. + Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: có có chế chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp, có chiến lược và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ DLST cộng đồng chất lượng cao, chuyên nghiệp. + Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá: đảm bảo an ninh trật tự đối với hoạt động du lịch, tăng cường quảng bá du lịch đến khách du lịch trong nước và quốc tế. + Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường: xây dựng cơ chế đồng quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường hiệu quả, hợp lý đảm bảo đồng thời mục tiêu phát triển KTXH và bảo vệ môi trường. + Giải pháp về huy động và thu hút vốn đầu tư: đa dạng hóa các hình thức và các nguồn vốn đầu tư nhằm đảm bảo các tài nguyên du lịch được khai thác hợp lý, hiệu quả và bền vững.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất gắn với du lịch sinh thái cộng đồng vùng ven biển huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khách du lịch giai đoạn 2009 – 2014 là 21,14%. Năm 2014, du lịch huyện Giao Thủy đón gần 400.000 lượt khách tham quan, trong đó khách lưu trú 185.416 người, đạt tỷ lệ 48,79%; lưu trú trung bình khoảng 1,5 ngày. 48,00% du khách được hỏi cho biết họ đến du lịch ở huyện Giao Thủy lần thứ 2 trở lên, 77,50% du khách được hỏi cho biết lý do lớn nhất họ muốn đến Giao Thủy là do cảnh quan thiên nhiên ở đây và 60,50% du khách cho biết họ có được thông tin ở chuyến thăm trước, 14,00% thông qua bạn bè, người thân, 12,00% quan sách hướng dẫn du lịch. Qua đó cho thấy sức hấp dẫn rất lớn của du lịch Giao Thủy và tính bền vững trong phát triển kinh tế du 10 lịch ở huyện. Do vậy, đẩy mạnh truyền thông, thông tin về du lịch Giao Thủy là rất cần thiết, đặc biệt là DLST. Kết quả đánh giá về tài nguyên du lịch cho thấy: khách du lịch đánh giá rất cao (trung bình > 4,20) về các điểm di tích danh thắng và các KBTTN tại huyện Giao Thủy. Đó là sức hấp dẫn của du lịch Giao Thủy với du khách. Tuy nhiên về các di tích lịch sử, các khu du lịch được đánh giá ở mức tốt. Riêng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đánh giá ở mức trung bình (trung bình 2,6-3,39). Số lượng du khách quan tâm đến phong tục, tập quán, văn hóa dân gian và các sản phẩm thủ công truyền thống chưa cao (chỉ chiếm 2,50% và 2,75%). Kết quả đánh giá về tình hình an ninh trật và đảm bảo an toàn, số liệu cho thấy du khách cảm thấy được an toàn ở mức độ tương đối cao (trung bình từ 3,40 trở lên). Về giao tiếp người dân, hầu hết (75,00%) người dân trong huyện nói chuyện với khách du lịch bằng bằng các cử chỉ và hành động kết hợp với vốn tiếng Anh ít ỏi của họ và một số nói tiếng Việt khi thấy du khách có thể hiểu được 1 số từ thông dụng bằng tiếng Việt. 77,42% du khách chọn cách giao tiếp này. Trong khi có tới 19,35% du khách giao tiếp qua phiên dịch. Hầu hết (98,50%) du khách có nhu cầu trao đổi và tìm hiểu văn hóa, mặc dù một số khách quốc tế cho biết việc giao tiếp là rất khó khăn do rào cản ngôn ngữ. có tới 94,75% người dân đại phương cho rằng họ thực sự có nhu cầu trao đổi văn hóa với khách (cả khách trong nước và khách quốc tế). 4.2.4. Lao động phục vụ cho du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Giao Thủy Lao động trong ngành Du lịch Giao Thuỷ năm 2014 là 1.548 người, trong đó lao động trực tiếp 498 người, gián tiếp 1050 người, lao động qua đào tạo 122 người, đạt tỷ lệ 24,5%, chủ yếu là qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn. Đây là một trong những yếu tố không thuận lợi khi muốn đẩy mạnh phát triển du lịch. Vì nguồn lao động, chất lượng lao động là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến chất lượng các sản phẩm du lịch, tăng tính chuyên nghiệp trong ngành. Số lượng lao động tham gia phục vụ du lịch chủ yếu có thời gian tham gia từ 2 -3 năm (chiếm 52,25%). Các hoạt động dịch vụ du lịch người dân tham gia rất đa dạng: dịch vụ ăn uống chiếm 51,25%; dịch vụ bán hàng chiếm tới 31,25%. Có nhiều hộ cùng lúc tham gia tới 4 loại hình dịch vụ du lịch: ăn uống, nhà nghỉ, vận chuyển, bán hàng, phiên dịch, chụp ảnh 4.2.5. Kết quả kinh doanh phát triển du lịch huyện Giao Thuỷ Tổng doanh thu du lịch trên địa bàn huyện năm 2015 đạt khoảng 85 tỷ đồng. Theo thành phần kinh tế doanh thu từ du lịch của huyện chủ yếu là doanh thu cá thể; theo các hình thức kinh doanh, doanh thu từ ăn uống chiếm tỷ lệ lớn nhất. Bảng 4.4. Doanh thu từ du lịch huyện Giao Thủy giai đoạn 2010 - 2014 ĐVT: triệu đồng TT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Doanh thu từ du lịch 12.500 14.750 38.000 45.000 81.647 84.932 1 Theo thành phần kinh tế - Tư nhân 912 1.435 2.318 3.150 5.527 5.830 - Cá thể 11.588 13.315 35.682 41.850 76.120 79.102 2 Theo doanh thu - Doanh thu dịch vụ 2.315 2.840 3.650 4.320 7.838 8.594 - Doanh thu bán hàng 1.310 1.450 2.135 2.520 4.586 5.043 - Doanh thu hàng ăn uống 8.687 10.080 30.965 36.450 66.138 67.795 - Doanh thu khác 188 380 1.250 1.700 3.085 3.500 11 4.2.6. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong khai thác du lịch sinh thái a. Sự tham gia của người dân trong quản lý tài nguyên Liên kết giữa Ban quản lý VQG và chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ. Hầu hết các hoạt động chỉ mang tính tự phát nên hiệu quả chưa cao. Các dịch vụ mà người dân tham gia ít và chưa có sự quản lý, hướng dẫn cụ thể. Các hoạt động của người dân địa phương đối với rừng bị hạn chế rất nhiều. Người dân được Ban quản lý VQG ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với những diện tích nhất định và các hộ gia đình nhận được tiền giao khoán theo quy định của pháp luật. Người dân chỉ được vào rừng khai thác những lâm sản theo những quy định của Ban quản lý VQG. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương gần như chưa tham gia trực tiếp vào quản lý bảo vệ rừng. Chính quyền địa phương và cộng đồng thôn bản chủ yếu tham gia giám sát và công tác phòng cháy chữa cháy rừng. b. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch sinh thái Hiện tại ở huyện Giao Thủy có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động DLST như: tham gia đội văn nghệ dân tộc, giới thiệu các lễ hội, phong tục, nếp sống của người dân địa phương, giới thiệu các làng nghề, các hoạt động DLST. Theo tổng hợp ý kiến điều tra của người dân địa phương thì du lịch có xu hướng tác động tích cực đối với cộng đồng dân cư địa phương, tăng nguồn thu nhập cho hộ gia đình. Số lượng người dân tham gia vào các hoạt động du lịch tăng lên, số lượng gia đình cho khách du lịch ngủ tại nhà cũng có xu hướng tăng. Người dân cũng mong muốn được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động DLST trên địa bàn: bán hàng lưu niệm, cho thuê nhà ở,... và cũng mong muốn chính quyền địa phương, ban quản lý các khu du lịch có định hướng để người dân được có được hướng tiếp cận, tham gia vào hoạt động DLST một cách tích cực, hiệu quả. c. Nhận xét về sự tham gia của người dân vào hoạt động DLST tại huyện Giao Thủy Kết quả đánh giá về mức độ tham gia của người dân về hoạt động DLST cho thấy: DLST chưa nhận được sự quan tâm của người dân vì họ chưa nhận được những lợi ích rõ rệt từ hoạt động này. Người dân có thiện cảm với khách du lịch và mong muốn mở rộng hoạt động DLST để có được cơ hội tham gia. Nhu cầu của cộng đồng dân cư địa phương trong việc hưởng lợi từ rừng đang bị hạn chế do những quy định của quản lý rừng. Chính vì để phát triển DLST cộng đồng cần xây dựng cơ chế và mô hình phát triển DLST phù hợp để gia tăng sự tham gia của cộng đồng. Khi người dân đã nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và lợi ích mà họ được hưởng từ hoạt động DLST thì họ chính là lực lượng nòng cốt để phát triển DLST tại địa phương và là nhân tố quan trọng trong bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch. 4.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN GIAO THỦY 4.3.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn huyện Tài nguyên DLST huyện Giao Thuỷ phong phú, đa dạng, kết hợp với khí hậu đồng bằng ven biển là lợi thế để phát triển du lịch. Tiềm năng phát triển DLST cộng đồng được đánh giá theo 3 nhóm tài nguyên du lịch là: tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Cụ thể như sau: 4.3.1.1. Tài nguyên tự nhiên a. Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ nằm Hà Nội 150 km về phía Đông Nam. Đây là địa 12 danh đầu tiên của khu vực Đông Nam Á tham gia công ước quốc tế RAMSA, được UNESCO xác định là vùng lõi số một của Khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng. Tổng diện tích VQG Xuân Thủy là 15.100 ha (với 7.100 ha vùng lõi và 8.000 ha vùng đệm), trong đó 12.000 ha thuộc khu Ramsar. Bảng 4.5. Kết quả đánh giá tiềm năng vườn quốc gia huyện Giao Thủy Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá + Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên; + Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; + Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; + Có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị DLST. + VQG Xuân thủy là hệ sinh thái vùng đất ngập mặn có tầm quan trọng quốc tế. Khu Ramsar với diện tích 12.000 ha được Văn phòng Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng Quốc tế (Công ước Ramsar ) công nhận. + Có tới 497 loài động vật, 141 họ, 36 bộ và 17 loài cần được bảo vệ. Có 192 loài thực vật. + Là địa bàn nghiên cứu khoa học, giáo dục về đất ngập nước và đa dạng sinh học vùng đất ngập nước. + Cảnh quan môi trường đẹp, có giá trị DLST Điều kiện để công nhận điểm du lịch quốc gia: - Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. - Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm. - Có đường giao thông thuận tiện, có các dịch vụ: (bãi đỗ xe, khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch). - Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật. -VQG Xuân Thủy là khu dự trữ sinh quyển đất ngập nước ven biển liên tỉnh châu thổ sông Hồng; có hệ sinh thái phong phú (hệ sinh thái rừng kín; hệ sinh thái rừng phi lao; hệ sinh thái cồn đất và cồn cát; hệ sinh thái bãi phù sa lầy bồi lắng; hệ sinh thái mặt nước sông lạch và biển). - Hiện nay lượng khách trung bình là 150.000 lượt khách/năm, trong đó có trên 9.000 lượt khách quốc tế/năm. - Hệ thống giao thông thuận tiện: + Quốc lộ: Quốc lộ 37B dài 14,83 km từ đầu cầu Hà Lạn (xã Giao Thịnh) đến cống Cồn Nhất đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng. + Tỉnh lộ: Đường 489B: Chiều dài 5,475 km. Từ cầu Thức Khóa đến bãi tắm Quất Lâm. Đường 489 dài 26,1 km. + Các tuyến đường bộ trong VQG Xuân Thuỷ. - Đảm bảo an ninh quốc phòng. Du khách cảm thấy an toàn ở mức độ tương đối cao (mức đánh giá trung bình chung là 3,4). b. Khu du lịch Quất Lâm – Giao Phong Du khách đến với Quất Lâm không chỉ được đùa giỡn cùng sóng biển, thưởng thức những món hải sản tươi ngon mà còn có cơ hội thử làm diêm dân trên đồng muối. 13 Bảng 4.6. Kết quả đánh giá tiềm năng khu du lịch Quất Lâm – Giao Phong huyện Giao Thủy Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá - Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch. - Có diện tích tối thiểu là một nghìn héc ta. - Có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm. - Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch. - Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành. - Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ đồng bộ khác. - Các tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn: + Bãi biển Quất Lâm, Giao Phong. + Các làng nghề truyền thống (làng nước Mắm Sa Châu, làng cói chiếu Bạch Long, Thức Khóa, làng nghề sản xuất muối truyền thống xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm). + Có ẩm thực đặc sắc (gạo Tám xã Hồng Thuận, Giao Hương, Bình Hòa; nem nắm xã Giao Tiến). + Có tới 310/400 khách du lịch được hỏi chọn đến Giao Thủy do cảnh quan đẹp. + Có tới 245/400 khách du lịch đã trở lại Giao Thủy lần 2 - Diện tích khu du lịch Quất Lâm là 12.000 ha - Hiện tại phục vụ 300.000 lượt khách/năm. Có khả năng phục vụ tới 1 triệu khách/năm. - Khu du lịch Quất Lâm, Giao Phong được Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch tại QĐ số 26/KH-LN, ngày 19/01/1995. - Có đủ không gian để phát triển các hoạt động du lịch: có khu tắm biển, có liên kết với tuyến thăm quan VQG Xuân Thủy, có khu nghỉ dưỡng cao cấp, có các hoạt động giải trí. - - Có kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch đảm bảo. - - Có 20 hộ dân có phòng nghỉ cho thuê, có 44 khách sạn, nhà nghỉ, 111 ki-ốt phục vụ khách tắm biển), khu vui chơi giải trí (TT Quất Lâm, TT Ngô Đồng), thể thao (02 sân tennis, 40 sân cầu lông, 60 bàn bóng bàn, 03 bể bơi) và dịch vụ (100 phòng massage và 1 số phòng hát karaoke) 4.3.1.2. Tài nguyên nhân văn a. Du lịch sinh thái cộng đồng Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) đã tích cực giúp Giao Thủy phát triển thương hiệu ngao sạch, thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương. MCD phối hợp với UBND xã đã tổ chức cho các hộ đi tham quan, học hỏi kỹ thuật nuôi giun quế ở thôn Vương La (Đông Anh). Các hộ tận dụng nguồn thải từ việc chăn nuôi trâu, bò làm thức ăn cho giun. Sau đó dùng giun trưởng thành để chăn nuôi gà vịt. Các tour du lịch sinh thái do MCD hỗ trợ triển khai tại xã Giao Xuân được triển khai từ năm 2006 với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Oxfam Novib và Liên minh châu Âu. 14 Bảng 4.7. Kết quả đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái cộng đồng tại huyện Giao Thủy Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá i) Điều kiện hình thành và phát triển du lịch sinh thái cộng đồng - Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyết định đến phát triển DLST cộng đồng. - Điều kiện yếu tố cộng đồng dân. - Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc. - Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý. - Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. ii) Tiêu chí của DLST cộng đồng 1: Sự tham gia của người dân 2: mang lại lợi ích cho cộng đồng. 3: bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng. 4: Sự bền vững của môi trường. 5: tôn trọng nền văn hoá và các “cấu trúc xã hội” tại cộng đồng. 6: Sự ảnh hưởng của khách du lịch phương tây. 7: hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường. 8: khách du lịch có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch. 9: Giữ gìn văn hoá/tôn giáo của cộng đồng 10: Sự tự do của cộng đồng + Tài nguyên tự nhiên: khu dự trữ kinh quyển thế giới - VQG Xuân Thủy, Khu du lịch Quất Lâm, Giao Phong. + Tài nguyên nhân văn: có nhiều lễ hội, có 6 làng nghề, có 3 di tích lịch sử cấp quốc gia, có 25 di tích lịch sử cấp tỉnh, có 1 bảo tàng. - Cộng đồng luôn sẵn sàng và có kinh nghiệm tham gia vào các hoạt động dịch vụ du lịch. - Có thị trường khách trong nước (hơn 300 nghìn) và khách quốc tế (hơn 9.000) và lượng khách tăng hàng năm. - Việt Nam xác định du lịch biển là ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh Nam Định và huyện Giao Thủy cũng xác định kinh tế dịch vụ và DLST là ngành mũi nhọn của huyện. - Hiện tại Oxfam Novib và Liên minh châu Âu tài trợ dự án “phát triển DLST cộng đồng tại khu vực vùng đệm VQG Xuân Thủy”. - Người dân tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch tại cộng đồng. - Hoạt động DLST cộng đồng đã mang lại lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng. - Tất cả các thành viên của cộng đồng đều có thể tham gia. - Sự bền vững của môi trường được quan tâm - Mọi hoạt động DLSTCĐ được tôn trọng nền văn hoá và các “cấu trúc xã hội” tại cộng đồng. - Có hệ thống/phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể “vượt qua” những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây. - Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến văn hoá và môi trường. - Có hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có những hành động hợp lý trong quá trình du lịch. - Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái với văn hoá/tôn giáo của họ. - Người dân trong cộng đồng không bị bắt buộc tham gia vào các hoạt động du lịch. Nhìn chung mô hình DLST cộng đồng tại huyện Giao Thủy đã đảm bảo các yêu cầu phát triển của cộng đồng và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên cũng như thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. 15 b. Di tích lịch sử - văn hóa Huyện Giao Thủy hiện có 25 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng (có 3 di tích lịch sử cấp quốc gia là: Đền, chùa Hà Cát, xã Hồng Thuận; Đền, chùa Diêm Điền, Thị trấn Ngô Đồng và Quần thể di tích đền, chùa Hoành Nha, xã Giao Tiến). Ngoài ra, huyện còn có nhiều di tích lịch sử văn hóa, tiêu biểu. Bảng 4.8. Kết quả đánh giá các di tích lịch sử văn hóa huyện Giao Thủy Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá Có các điểm di tích, lịch sử, văn hóa và danh thắng được xếp hạng Được du khách đánh giá cao + Có 3 di tích cấp quốc gia (đền, chùa Hà Cát diện tích 9319 m2; Đền, chùa Diêm Điền, diện tích 3650 m2; Quần thể di tích đền, chùa Hoàng Nha, diện tích chùa Chính 13906 m2; chùa Trung, diện tích 4799 m2, chùa Thượng, diện tích 5809 m2 + Có 25 di tích cấp tỉnh + Có bảo tàng đồng quê tại xã Giao Thịnh, diện tích 4261 m2, được quy hoạch thành nhiều chủ đề với khu trung tâm trưng bày các loại công cụ lao động trong nông nghiệp, nghề biển; các dụng cụ sinh hoạt, tiền cổ, đồ gốm, đồ sành sứ; một thư viện với hàng nghìn đầu sách và hệ thống máy tính hiện đại. - Khách du lịch đánh giá các di tích lịch sử, văn hóa huyện Giao Thủy ở mức tốt (giá trị trung bình chung là 3,94). c. Lễ hội Cùng với các di tích lịch sử văn hóa, huyện còn quan tâm phát huy giá trị các di tích thông qua việc tổ chức lễ hội gắn với các di tích. Tiêu biểu như: Nghi thức rước thánh “Nghinh quan hải” ở đình Vuông, xã Giao Phong; lễ hội “Hạ điền” tại đền Hà Cát, xã Hồng Thuận... Ngoài phần lễ, phần hội ở các di tích diễn ra phong phú, hấp dẫn thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Hiện ở đình làng Kiên Hành, xã Giao Hải còn có các trò chơi dân gian trong lễ hội như: bơi thuyền, vật. Tại đền Hoành Đông có tục “thổi cơm thi”. Bảng 4.9. Kết quả đánh giá các lễ hội văn hóa huyện Giao Thủy Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá - Có các lễ hội đa dạng, đặc sắc được tổ chức - Các lễ hội được du khách đánh giá cao - Có nhiều lễ, hội: + lễ hội đua thuyền tại xã Giao Hải (hàng vạn người tham gia) + lễ hội “Văn hóa, ẩm thực đồng quê‘ tại Quất Lâm (là lễ hội đặc trưng của miền Bắc Việt Nam, hàng vạn người tham gia) + lễ hội diều sáo đồng bằng sông Hồng ở Quất Lâm (tổ chức thường xuyên mỗi tháng hè) + lễ hội rước kiệu tại làng Liên Trì, xã Giao Yến + Hội đấu vật tại Bạch Long + Hội thi nấu cơm tại Bạch Long ... Được khách du lịch đánh giá có các di tích lịch sử, văn hóa ở mức tốt. Tuy nhiên số lượng du khách quan tâm đến phong tục, tập quán, văn hoá dân gian chưa cao (chỉ chiếm 2,50%). d. Làng nghề truyền thống Làng mắm Sa Châu: thuộc xã Giao Châu, có nghề làm nước mắm nổi tiếng từ thời Minh Mạng. Thời hưng cả làng có đến 400 hộ làm nghề. Hiện tại, Sa Châu còn hơn 100 hộ làm nghề, sản lượng trung bình 450.000-500.000 lít/năm. Các làng nghề làm muối ven biển nổi tiếng thuộc xã Giao Lâm, Bạch Long,... liền kề với các khu du lịch nghỉ mát tắm biển, rất tiện cho du khách thực hiện chuyến tham quan cánh đồng muối. 16 Bảng 4.9. Kết quả đánh giá làng nghề huyện Giao Thủy Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá - Sự đa dạng và đặc sắc của làng nghề - Sự đặc sắc và đa dạng của làng nghề được du khách đánh giá cao - Có nhiều làng nghề đặc sắc: + Làng nước Mắm Sa Châu có từ thời Minh Mạng. + Làng cói chiếu Bạch Long, Thức Khóa có từ 300 năm trước + Làng nghề sản xuất muối truyền thống (xã Bạch Long, Giao Phong, Quất Lâm) có từ hơn 200 năm trước + Làng nghề sản xuất gạo Tám phù sa Sông Hồng tại Hồng Thuận, Giao Hương, Bình Hòa có từ 300 năm trước + Làng nem nắm Hoành Nha, Giao Tiến có từ hơn 200 năm trước - Du khách đánh giá cao. Số lượng du khách quan tâm đến các sản phẩm thủ công truyền thống chưa cao (chỉ chiếm 2,75%) 4.3.1.3. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển du lịch. Kết quả đánh giá tiềm năng về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch huyện Giao Thủy trình bày trong bảng 4.10. Bảng 4.10. Kết quả đánh giá cơ sở hạ tầng huyện Giao Thủy Tiêu chí đánh giá Kết quả đánh giá - Hệ thống giao thông - Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. - Công trình sáng tạo của con người. - Được du khách đánh giá cao - Đa dạng về hệ thống giao thông: + Đường bộ (14,83 km đường quốc lộ, 31,575 đường tỉnh lộ, và hệ thống đường liên huyện, liên xã tương đối tốt, chỉ mất 45 phút từ ga Nam Định về Giao Thủy và 45 phút đi xe Buýt, chỉ mất 2 tiếng ra đến cảng Hải Phòng). + Đường thủy (có 32 km đường bờ biển với 2 cảng, 70 km đường sông, chỉ mất 3 tiếng đường biển ra đến cảng Hải Phòng ...) + Đường Hàng không (chỉ mất khoảng 3 tiếng từ sân bay Nội Bài về Giao Thủy). - 44 khách sạn, 20 hộ dân phục vụ lưu trú hơn 1000 phòng nghỉ, hơn 500 cơ sở phục vụ ăn uống, 02 sân tennis, 40 sân cầu lông, 60 bàn bóng bàn, 03 bể bơi, 100 phòng massage. + Có 32 km đê biển. Đây là công trình đặc sắc của miền Bắc Việt Nam. + Quai đê lấn biển phát triển NTTS và xây dựng các làng kinh tế mới. - Du khách đánh giá cao cơ sở hạ tầng ở mức cao (giá trị trung bình chung là 3,27). Như vậy, có thể nói tiềm năng du lịch của huyện Giao Thủy là rất lớn với đầy đủ các loại tài nguyên: tài nguyên tự nhiên, bao gồm có đất đai, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật, cảnh quan tự nhiên phong phú, hấp dẫn. Tài nguyên nhân văn: bao gồm di tích các loại, lễ hội, làng nghề, văn hóa văn nghệ dân gian, ẩm thực, các công trình sáng tạo của con người rất đa dạng, đặc sắc, phong phú và hấp dẫn khách du lịch, được khách du lịch đánh giá cao. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như hệ thống giao thông, nhà nghỉ được du khách đánh giá tương đối tốt. Những tiềm năng đó là cơ sở quan trọng để lựa chọn để phát triển DLST vì đảm bảo đầy đủ các yêu cầu: có cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn, cùng với sự phong phú và độc đáo của các giá trị văn hóa bản địa, có tính đại diện cho một vùng. Có tính đại diện cao cho một hoặc vài hệ sinh thái diển hình, với tính ĐDSH cao, có sự tồn tại của các loài sinh vậy đặc hữu có giá trị khoa học, có thể dùng làm nơi tham quan nghiên cứu. Gần với khu du lịch khác trong vùng, để có thể tổ chức một tour du lịch trọn gói, trong đó có khu vực được quy hoạch là một điểm 17 DLST nổi bật và quan trọng. Có những điều kiện đáp ứng dược các yêu cầu của hoạt động DLST về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, và có thể tiếp cận một cách dễ dàng, thuận lợi. 4.3.2. Tiềm năng sử dụng đất phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn huyện Giao Thủy Tiềm năng sử dụng đất để phát triển DLST cộng đồng tại huyện Giao Thủy được trình bày trong bảng 4.11. Bảng 4.11. Tiềm năng sử dụng đất để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại huyện Giao Thủy Loại tài nguyên du lịch Khả năng mở rộng diện tích và tiềm năng phát triển trong tương lai Tài nguyên tự nhiên 1. Vườn quốc gia - Bãi bồi được mở rộng hàng năm (mỗi năm vài chục ha) - Diện tích đất ngập nước có thể mở rộng thêm 460 ha đất bằng chưa sử dụng và đất ven biển - Sự đa dạng của các loài tăng lên trong những năm gần đây - Sự mở rộng khu dự trữ sinh quyển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình - Sự mở rộng diện tích đất nuôi trồng thủy sản 642,56 ha - Các hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến rừng ngập mặn và sự đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm - Du lịch kết hợp với hội thảo, nghiên cứu khoa học đang ngày càng phát triển - Khách quốc tế ngày càng nhiều 2. Khu Du lịch - Đang xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao Giao Phong - Đang xây sân golf 18 lỗ - Đang xây khu nghỉ dưỡng cao cấp trên biển Tài nguyên nhân văn 3. Du lịch sinh thái cộng đồng - Mô hình DLST cộng đồng xã Giao Xuân hiện đang mở rộng sang các xã Giao Thiện, Giao Lạc, Giao An và Giao Hải 4. Di tích lịch sử văn hóa - Hàng năm các di tích được công nhận bổ sung, được trùng tu, nâng cấp 5. Lễ hội - Ngoài các lễ hội đang có. Huyện đang có kế hoạch khôi phục lại các lễ hội truyền thống 6. Làng nghề truyền thống - Ngoài các làng nghề mắm, muối, nem nắm, gạo Tám, chiếu cói. Hiện đang có thêm làng nghề Mây tre đan Cơ sở hạ tầng 7. Giao thông 8. Hạ tầng kỹ thuật 9. Các công trình đặc trưng - Hệ thống giao thông đa dạng - Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đang được mở rộng và phát triển - Đê biển đang là một trong những công trình sáng tạo được nhiều khách du lịch quan tâm. - Quai đê lấn biển Diện tích KBTTN có khả năng mở rộng 460,0ha do khai thác diện tích đất bằng chưa sử dụng và đất mặt nước ven biển đưa vào trồng rừng đặc dụng tại Cồn Lu, Cồn Ngạn. Trong tương lai, ngành thủy sản (bao gồm cả nước mặn và nước lợ) sẽ là ngành kinh tế có vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tiềm năng để mở rộng diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện là rất lớn, có thể đưa một số diện tích đất sang nuôi 18 trồng thủy sản như: Đất trồng lúa nước thường xuyên bị ngập úng, mặt nước chưa sử dụng, ngoài ra tận dụng diện tích đất có mặt nước ven biển để nuôi trồng và khai thác nhuyễn thể. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản được mở rộng 642,56 ha. 4.4. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN GIAO THỦY 4.4.1. Căn cứ xây dựng định hướng a. Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của huyện Giao Thủy Phương hướng, mục tiêu phát triển KTXH huyện Giao Thủy là: Phát triển huyện Giao Thủy thành vùng kinh tế tổng hợp: phát triển du lịch bền vững, phát triển nuôi trồng thuỷ, hải sản; ứng dụng công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường và dịch vụ vận tải chất lượng cao. Xây dựng Quất Lâm, Giao Phong trở thành đô thị ven biển văn minh, hiện đại; quy hoạch xây dựng các khu nhà vườn, biệt thự nghỉ dưỡng đẹp, hiện đại. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của địa phương: phát triển DLST tại VQG, tham quan vùng nuôi ngao; du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng Quất Lâm - Giao Phong; du lịch thể thao mạo hiểm: bơi thuyền, lướt ván, nhảy dù, mô tô nước; du lịch văn hoá tâm linh: tham quan các di tích lịch sử, di tích văn hoá, di tích tâm linh, lễ hội; du lịch công vụ: xây dựng các khu nghỉ dưỡng đẹp, trang bị hệ thống thiết bị hiện đại phục vụ du khách vừa đi du lịch vừa có thể làm việc bằng máy tính kết nối mạng Internet. Xây dựng các tour, cụm du lịch: Các tuor nội địa và các tuor du lịch liên kết trong và ngoài tỉnh. Cụm du lịch Quất Lâm, Giao Phong; Cụm du lịch VQG Xuân Thủy. b. Chủ trương, chính sách sử dụng đất phát triển du lịch của huyện Giao Thủy Theo Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, huyện Giao Thủy mở rộng 1.500 ha đất tự nhiên tại các xã ven biển Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải, Giao Long. Trong sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm, đáp ứng ngày càng cao về chủng loại và chất lượng sản phẩm. Phát triển nông nghiệp hàng hóa, thâm canh cao, nâng giá trị sản xuất/ha; xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái công nghệ cao kết hợp với xây dựng nông thôn mới và DLST. Trong sử dụng đất phi nông nghiệp: khôi phục các ngành nghề truyền thống, phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, gắn sự phát triển làng nghề với DLST. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các loại hình thương mại, dịch vụ. Xây dựng và phân bố đều mạng lưới chợ nông thôn để người dân có địa điểm trao đổi, mua bán hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện. Phát triển cơ sở hạ tầng KTXH ở nông thôn, chú trọng xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu, củng cố đê điều, xây dựng giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. c. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái vùng ven biển và các khu vực vùng đệm, các phân khu chức năng trong quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch quản lý bảo vệ và phát triển VQG Xuân Thuỷ nhằm bảo tồn HST đất ngập nước và các loài động vật, thực vật đặc trưng phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển DLST đồng thời góp phần phát triển KTXH bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương. Vùng lõi của VQG Xuân Thuỷ được phân chia thành 3 phân khu: Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt (6.166 ha), Phân khu Phục hồi sinh thái (916 ha) và phân khu hành chính và dịch vụ DLST (rộng 28 ha). Ngoài ra, cần bổ sung 10 ha từ vùng đệm cho VQG Xuân 19 Thủy để xây dựng Khu Trung tâm hành chính - dịch vụ của Vườn quốc gia. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của vùng lõi là 7.100 ha. Phân khu phục hồi sinh thái bao gồm 134 ha đầm tôm ở phía đông Cồn Ngạn và toàn bộ diện tích đất cát, cát pha ở cuối Cồn Ngạn & Cồn Lu (rộng 782 ha). Phân khu hành chính dịch vụ và phục vụ du lịch gồm các công trình công cộng phục vụ cho công tác quản lý hành chính, bảo tàng, trung tâm giáo dục môi trường. Các công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái và các dịch vụ khác theo quy hoạch cảnh quan của Vườn quốc gai Xuân Thuỷ. Phân khu có diện tích 28 ha, trong đó có 18ha ở vùng lõi và 10ha ở vùng đệm để xây dựng khu Trung tâm hành chính - dịch vụ của VQG Xuân Thuỷ. Quy hoạch không gian vùng đệm gồm việc mở rộng diện tích đất canh tác nông nghiệp với các chương trình cải tạo vườn tạp, đa dạng hoá các loại cây ăn quả, phát triển mô hình VAC Kết hợp giữa phát triển vườn tạp, chăn nuôi với tăng trưởng kinh tế và giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái nông thôn. Hỗ trợ vùng đệm xây dựng các công trình phúc lợi có thiên hướng thân thiện với môi trường. Định hình khu dân cư của 2 xóm mới (Điện Biên và Tân Hồng diện tích 180 ha) và xây dựng mô hình nuôi trồng thuỷ sản bền vững cho khu dân cư này. Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia hoạt động DLST. Khu trung tâm hành chính dịch vụ và DLST sẽ được bố trí ở khu này. Hơn 800 ha rừng ngập mặn sẽ được bảo vệ để đảm bảo chức năng phòng hộ. Trong số hơn 800 ha đầm tôm, trên 300 ha có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ được đầu tư nuôi bán thâm canh, còn lại chuyển thành các ao tôm nuôi sinh thái. Tại Cồn Ngạn áp dụng triệt để mô hình nuôi tôm sinh thái cho 960 ha đầm tôm áp sát vùng lõi Vườn quốc gia. Một số diện tích đầm trắng cần tiến hành phục hồi lại rừng ngập mặn, đảm bảo cho các chủ đầm có thu nhập ổn định, góp phần bảo vệ tốt tài nguyên môi trường ở vùng lõi của VQG Xuân Thủy. Các chương trình hoạt động của vùng đệm: hoạt động tuyên truyền giáo dục môi trường; hoạt động hỗ trợ kỹ thuật; hoạt động hỗ trợ tài chính. Trồng rừng tập trung trên 120 ha vùng đất bồi mới ổn định. Trồng cây phân tán trên các trục lộ chính (600.000 cây). Xây dựng hương ước bảo vệ tài nguyên môi trường ở các thôn xóm (thuộc 5 xã). Và xây dựng 5 trung tâm giáo dục môi trường cộng đồng. Về nông nghiệp: chuyển đổi đất 290 nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ giống cây ăn quả (50.000 cây); xây dựng 10 mô hình VAC. Cho vay vốn ưu đãi (500 hộ), hỗ trợ công tác thú y và bảo vệ thực vật; hỗ trợ mô hình nuôi ong& trồng nấm (200 hộ). Đào tạo các nghề thêu ren, mây tre đan xuất khẩu, nghề mộc rèn nề cho 3000 lượt người. Nạo vét 600 km kênh mương bờ vùng; kiên cố hoá 60 km kênh mương nội đồng; điện khí hoá 10 cống đầu mối; xây dựng mới 2 trạm bơm. Phát triển nuôi tôm sinh thái (1500 ha); nuôi ngao (500 ha); nuôi tôm bán thâm canh (360 ha). Xây dựng 02 trại giống; xây dựng dây chuyền chế biến thức ăn thuỷ sản; xây dựng 04 cụm dịch vụ. Về phát triển nông thôn, nâng cấp mở rộng 10 km đường liên xã; nâng cấp 08 cầu cống trên các tuyến đường; bê tông hoá 20 km đường liên xóm; mở đường vào các khu xử lý rác thải (7 km). Nâng cấp sửa chữa 10 trường tiểu học và THCS; nâng cấp 20 lớp mầm non và nhà trẻ; xây mới 05 trường mầm non & nhà trẻ. Đào tạo đội ngũ 20 cán bộ; nâng cấp sửa chữa các 05 trạm xá xã. Hỗ trợ xây dựng 50 nhà văn hoá xóm; nâng cấp 05 đài truyền thanh; hỗ trợ xây dựng 5 thư viện xã; xây dựng 05 đội thông tin tuyên truyền . Xây dựng 05 nhà máy nước tập trung; xây dựng 05 bãi rác và công tình xử lý rác thải; xây dựng 430 bể chứa rác thải; cải tạo, nâng cấp 05 chợ; hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh và bếp cho 3000 hộ dùng Bioga. Xây dựng cơ chế chính sách thích hợp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng 20 đồng vào hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường. Tổ chức các hội nghị, toạ đàm về quản lý bảo tồn và phát triển VQG Xuân Thuỷ với cộng đồng. Xây dựng các quy ước, hương ước tiến bộ thân thiện với môi trường từ các làng, xã truyền thống. Xây dựng quy chế quản lý phối hợp giữa cộng đồng địa phương VQG Xuân Thuỷ. Tổ chức Hội đồng tư vấn phát triển cộng đồng vùng đệm nhằm chuyển giao cho cộng đồng các thông tin về Pháp luật liên quan đến tài nguyên môi trường, tư vấn pháp lý, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về quản lý sử dụng bền vững tài nguyên môi trường bằng cộng đồng... Tổ chức Ban lâm nghiệp xã ở các xã vùng đệm để trực tiếp giải quyết các vấn đề quản lý Nhà nước về lâm nghiệp và bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên môi trường trên địa bàn xã. Tổ chức thực hiện khoán bảo vệ một phần đất lâm nghiệp ở vùng đệm và vùng lõi VQG cho cộng đồng quản lý, đảm bảo tăng hiệu quả quản lý tài nguyên môi trường ở khu vực. 4.4.2. Định hướng sử dụng đất a. Dự báo một số chỉ tiêu phát triển du lịch sinh thái cộng đồng huyện Giao Thủy đến năm 2030 Tổng lượng khách du lịch dự báo đến huyện Giao Thủy đến năm 2020 là 475.580 lượt, đến năm 2030 là 753.858 lượt. Nhu cầu phòng nghỉ cần có là khoảng 2.205 phòng. b. Dự báo nhu cầu sử dụng đất phát triển du lịch sinh thái cộng đồng huyện Giao Thủy Khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy: nhu cầu đất cho khu hành chính, dịch vụ Vườn quốc gia là 28 ha, trong đó bãi trong là 10 ha, Cồn Ngạn là 16 ha và Cồn Lu là 2 ha. Diện tích này để xây dựng các công trình phục vụ các chức năng như: Trụ sở làm việc của ban quản lý, nhà tiêu bản, trung tâm dịch vụ du lịch, trạm cứu hộ, vườn thực vật, vườn ươm, các công trình công cộng và các điểm vui chơi giải trí khác,... Trạm bảo vệ trong VQG: diện tích đất mở rộng các trạm bảo vệ đến năm 2030 dự kiến là 1,5ha. Cơ sở lưu trú phục vụ nhu cầu của khách du lịch trong tương lai là 46 phòng, tương ứng với diện tích là 960m2. Cụm du lịch Quất Lâm – Giao Phong: dự kiến diện tích đất xây dựng phòng nghỉ cho khách du lịch đến năm 2030 là 11.241m2; nâng cấp khu ki- ốt theo hướng văn minh, hiện đại đảm bảo không phá vỡ cảnh quan môi trường khu du lịch. Mở rộng khu du lịch sang vùng bãi biển thuộc địa phận xã Giao Phong là 77ha. Phát triển khu du lịch đồng muối thị trấn Quất Lâm và Ang Giao Phong với diện tích 365 ha Xây dựng cầu cảng biển đón khách từ Quất Lâm đi Cồn Lu theo tuor DLST đường biển Quất Lâm- VQG Xuân Thủy diện tích 3,6ha. Tại các khu di tích lịch sử - văn hóa: di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện theo xu hướng cải tạo, nâng cấp các di tích, khôi phục các lễ hội truyền thống, giữ lại nét văn hóa địa phương đồng thời thu hút khách du lịch tham gia lễ hội. c. Định hướng sử dụng đất phát triển du lịch sinh thái cộng đồng huyện Giao Thủy - Về diện tích đất tự nhiên: Trong giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện kế hoạch mở rộng diện tích khoảng 1.500 ha tại các xã ven biển như: Giao Thiện 208,15 ha, Giao An 236,43 ha, Giao Lạc 173,40 ha, Giao Xuân 113,24 ha, Cồn Lu, Cồn Ngạn 768,78 ha... đến năm 2030 diện tích được mở rộng là khaongr 3.000 ha. Diện tích đất tự nhiên mở rộng trên địa bàn huyện lấy nguồn từ việc khai thác đưa vào sử dụng đất các vùng ven biển. Đặc biệt là đưa diện tích đất mặt nước ven biển vào trồng rừng đặc dụng, phát triển, tăng quy mô diện tích đất KBTTN Xuân Thủy. Diện tích đất này cũng hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ phát triển DLST và mở rộng khả năng khai thác các tuyến DLST vùng ven biển. 21 Về đất nông nghiệp để phát triển DLST cộng đồng: xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái công nghệ cao trên kết hợp phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và các hình thức DLST, xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng chuyên môn hóa. Phát triển thương hiệu ngao sạch Giao Thủy thuộc các xã Giao Xuân, Giao Hải và Giao Lạc, Giao Long và một phần vùng lõi Vườn Quốc Gia Xuân Thủy. Tổng diện tích là 1700 ha trong đó: 1100 ha nuôi ngao thương phẩm; 400 ha diện tích nuôi thức ăn cho ngao; và 200 ha xây dựng và sản xuất ngao giống. Phát triển mô hình trồng nấm Giao An, Giao Hương (Giao Thủy). Triển khai mô hình nuôi ong cho các hội viên Hội CCB cụm Ba Lạt. Phát triển mô hình nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Trong đó hiệu quả nhất là khai thác các loài tôm, cua, cá tự nhiên ở vùng triều; mô hình nuôi ngao quảng canh ở cuối Cồn Lu, Cồn Ngạn, nuôi ngao thương phẩm ở xã Giao Xuân. Các mô hình du lịch cộng đồng do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) triển khai ở khu vực xã Giao Xuân cũng là một sinh kế hiệu quả bền vững. Cụ thể diện tích đất lúa nước đến năm 2020 của huyện Giao Thủy là 7.580,18 ha, giảm 286,95 ha so với hiện trạng. Đất trồng cây lâu năm đến năm 2020 là 1.377,74 ha, giảm 25,58 ha so với hiện trạng; đến năm 2030 là 7.366,88 ha, giảm 500,25 ha so với hiện trạng. Diện tích đất rừng phòng hộ đến năm 2020 là 804,81 ha, tăng 683,60 ha so với hiện trạng, đến năm 2030 là 686,21 ha, tăng 565 ha so với hiện trạng. Đất rừng đặc dụng đến năm 2020 là 2.820,71 ha, tăng 460,0 ha so với hiện trạng; đến năm 2030 giảm xuống còn 2.775,71 ha. Đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 4.529,16 ha, tăng 462,48 ha so với hiện trạng, đến năm 2030 là 4377,98 ha, tăng 311,3 ha so với hiện trạng. Đất làm muối của huyện Giao Thủy đến năm 2020 là 392,92 ha, giảm 122,15 ha so với hiện trạng; đến năm 2030 là 214,07 ha, giảm 301,0 ha so với hiện trạng. Bảng 4.12. Một số tuyến điểm du lịch chủ yếu tại huyện Giao Thủy Tuyến, điểm du lịch Lộ trình Hoạt động chính Loại đất tham gia Tuyến du thuyền cửa sông (01 ngày): VQG - sông Vọp - cửa Ba Lạt - ngọn hải đăng – cửa song Trá Thăm ngọn hải đăng, đài quan sát Cồn Ngạn, Cồn Xanh (đảo mới bồi) Cồn Lu, thăm rừng ngập mặn ở cửa song, ngắm chim di trú Đất KBTTT, đất giao thông, đất sông ngòi Tuyến xem chim (từ 01 đến 02 ngày): VQG Xuân Thủy - sông Vọp - Cồn Lu, Cồn Ngạn - VQG. Đi bộ dọc theo các giồng cát ở Cồn Lu. Khám phá thiên nhiên, quan sát chim muông và chiêm ngưỡng cảnh quan hệ sinh thái đất ngập nước vùng cửa sông, ven biển. Đất KBTTT, đất giao thông, đất sông ngòi Tuyến điền dã (01 ngày): Đi bộ qua các khu rừng ngập mặn. Thăm các đầm tôm quảng canh và quan sát các loài chim hoang. Đất KBTTT Tuyến du khảo đồng quê (01 ngày): VQG Xuân Thủy - làng mới Tân Hồng và Điện Biên. Khám phá đời sống của người dân địa phương: đánh bắt và chế biến thủy sản, dệt lưới, đi chợ quê. Đất tự nhiên của các xã vùng ven biển Tuyến du thuyền 2 ngày VQG Xuân Thủy - sông Vọp - Cồn Lu, Cồn Ngạn - VQG. Khám phá thiên nhiên, ngắm chim, trải nghiệm đêm trên biển (trên các chòi) Đất KBTTT, đất sông ngòi Tuyến Giao Thủy – Cát Bà 3 ngày 2 đêm VQG Xuân Thủy - sông Vọp - Cát Bà - VQG. Ngắm chim, VQG, câu mực đêm (ngủ đêm trên thuyền). Đất KBTTT, đất sông ngòi 22 Về đất phi nông nghiệp phát triển DLST cộng đồng: huyện sẽ dành 5,19 ha cho việc quy hoạch chợ xã. Đất cơ sở về dịch vụ xã hội tăng 2,37 ha để phục vụ nhu cầu xây dựng trong kỳ quy hoạch. Đất công trình năng lượng tăng 0,26 ha. Đất công trình bưu chính viễn thông tăng 0,40 ha, nhằm xây dựng công trình cho hoạt động bưu chính viễn thông. Đất cơ sở văn hóa: Do đó, quỹ đất cơ sở văn hóa trong kỳ quy hoạch sẽ tăng 4,93 ha. Trên thực tế, quỹ đất dành cho hoạt động DLST cộng đồng bao gồm nhiều loại đất khác nhau, gián tiếp hoặc trực tiếp phục vụ du lịch. Kết quả tổng hợp nhu cầu đất phát triển DLST cộng đồng tạ huyện Giao Thủy như sau: đến năm 2030 diện tích đất phục vụ DLST cộng đồng của huyện là 14.122,88 ha, tăng 2.663,69 ha so với năm 2015, tập trung vào 03 nhóm đất chính là đất phát triển hạ tầng, đất KBTTN và đất khu du lịch. Trong đó đất phát triển hạ tầng tăng nhiều nhất với 1.671,64 ha. Đây là quỹ đất mở rộng hệ thống giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, dịch vụ xã hội, đất giao thông, thủy lợi, công trình năng lượng, công trình bưu chính, viễn thông và chợ trên toàn địa bàn huyện. Đất KBTTN tăng 675 ha chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa và do quai đê lấn biển ở các xã vùng đệm ven biển. Bảng 4.13. Định hướng sử dụng đất phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng huyện Giao Thủy đến năm 2030 Đơn vị tính: ha Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030 Tổng diện tích đất tự nhiên 23.775,62 25.323,85 26.824,82 Đất di tích, danh thắng 8,63 8,63 8,63 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 75,92 76,02 76,02 Đất phát triển hạ tầng 3.885,21 4.273,75 5.556,85 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 7.100,00 7.350,00 7.775,00 Đất khu du lịch 389,43 505,25 706,38 Tổng 11.459,19 12.213,65 14.122,88 4.4.3. Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất để phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại huyện Giao Thủy a. Giải pháp về tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch Lập quy hoạch theo thứ tự ưu tiên các vùng, khu, điểm du lịch. KBTTN Xuân Thủy cần đi theo định hướng phát triển DLST cộng đồng gắn với bảo tồn. Đối với các khu du lịch Quất Lâm rà soát lại sự tuân thủ quy hoạch trong quá trình phát triển để kịp thời điều chỉnh. Nghiêm cấm xây dựng không phép trong các khu du lịch, điểm du lịch đã quy hoạch. Rà soát lại các quy hoạch tổng thể KTXH với tầm nhìn dài hạn và trong mối liên hệ với các địa phương khác. Phối kết hợp quy hoạch phát triển du lịch với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất thể hiện được tiềm năng quỹ đất phục vụ cho phát triển du lịch. b. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực Ưu tiên phát triển tại chỗ nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao. Xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, nâng cao khả năng ngoại ngữ cho người dân. Xây dựng hướng nghiệp du lịch tại các trường phổ thông, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch. Tranh thủ sự hỗ trợ và Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch ngành Du lịch và các dự án quốc tế. Cần xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hóa nhân lực ngành Du lịch phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện hội nhập quốc tế về lao động trong du lịch. c. Giải pháp về tổ chức, quảng bá và phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn về quảng bá DLST, tuyên truyền, giáo dục 23 nâng cao nhận thức về ngành kinh tế DLST; tạo lập và nâng cao hình ảnh của DLST Giao Thủy trong nước, khu vực và trên thế giới. Cần đảm bảo an ninh, trật tự đối với hoạt động du lịch. Tổ chức các lớp tập huấn để cung cấp kỹ năng cơ bản về quảng bá du lịch. Nâng cấp trang thông tin điện tử (website) và xây dựng hình ảnh và thương hiệu DLST Giao Thủy. Phối hợp tổ chức cho các hãng lữ hành trong nước và nước ngoài khảo sát các tuyến, điểm và đưa khách DLST đến Giao Thủy. Phối hợp với các đơn vị trong khu vực liên kết phát triển sản phẩm, kết nối tour tuyến du lịch. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, tạo thuận lợi cho phát triển du lịch Tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ chính trị và chuyên môn, các hoạt động nghiên cứu khoa học và xuất bản thuộc lĩnh vực văn hoá, thể thao và DLST. d. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường Phát triển du lịch một cách hợp lý vừa đảm bảo giữ được tài nguyên đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân địa phương. Đồng quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ khuyến khích người dân sử dụng những kiến thức, sáng kiến và thể chế cộng đồng, giúp chúng tồn tại và phát triển. Những hỗ trợ của kiến thức mới, của cơ chế tài chính trong quản lý rừng đặc dụng kết hợp với việc sử dụng kiến thức và sáng kiến sẽ giúp cộng đồng phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo. e. Giải pháp về vốn đầu tư Huy động các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án và tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thực hiện tốt công tác thu, chi tài chính về đất đai, coi đây là nguồn thu quan trọng để tạo vốn thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện. Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển công nghiệp- thương mại dịch vụ tạo động lực phát triển KTXH toàn huyện. Đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi để khai thác đất sản xuất nông nghiệp và đầu tư thâm canh tăng vụ. Đầu tư bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng để điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường. Hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính chính quy cho các xã, thị trấn để công tác quản lý, sử dụng đất đai được tốt, chặt chẽ hơn. PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1) Giao Thủy là huyện ven biển của tỉnh Nam Định với diện tích tự nhiên là 23.775,62 ha. Huyện có tiềm năng phát triển DLST cộng đồng với VQG Xuân Thủy rộng 7100 ha, có bãi biển Quất Lâm, Giao Phong đẹp hoang sơ; có nhiều di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, nhiều lễ hội đặc trưng có điều kiện để phát triển các tuyến du lịch đặc sắc. Người dân trên địa bàn huyện ngày càng có xu hướng tham gia nhiều hơn vào hoạt động du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. 2) Với diện tích đất khu du lịch lớn nhất trong tổng diện tích đất khu du lịch tỉnh Nam Định, cùng với sự phát triển của các hoạt động du lịch, trong giai đoạn 2000 – 2015 việc sử dụng đất phục vụ du lịch huyện Giao Thủy cũng có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể: diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên tăng 4.351,60 ha; diện tích đất khu du lịch tăng 379,43 ha; diện tích đất phát triển hạ tầng tăng 1424,09 ha; các vấn đề về cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống tương đối tốt. Một số du khách còn băn khoăn với thái độ lịch sự, mức độ xảy ra sai sót trong quá trình phục vụ và có khu vệ sinh sạch sẽ và việc đồ ăn chế biến ngon tại các nhà nghỉ, khách sạn, nhà dân tham gia hoạt động du lịch, sự an toàn về con người và tài sản khi du lịch tại huyện Giao Thủy. Hầu hết người dân chỉ 24 nói bằng tiếng Việt nên khi giao tiếp chủ yếu bằng cử chỉ hành động, dẫn đến nhiều bất lợi đối với khách là người nước ngoài. 3) Kết quả đánh giá tiềm năng sử dụng đất để phát triển DLST cộng đồng tại huyện Giao Thủy cho thấy: Huyện Giao Thủy có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST cộng đồng. Kết quả đánh giá cho thấy có 3/10 tiêu chí (tính liên kết, sức chứa, chất lượng dịch vụ) được đánh giá ở mức cao. 7/10 tiêu chí còn lại (các tiêu chí tính hấp dẫn, tính an toàn, tính bền vững của môi trường tự nhiên, tính thời vụ, cơ sở hạ tầng, chất lượng cảm nhận và ở mức độ hài lòng đối với tiêu chí sự thỏa mãn) được đánh giá ở mức khá. Về tiềm năng sử dụng đất, VQG Xuân Thủy có thể mở rộng thêm hàng nghìn ha; diện tích đất ngập nước có thể mở rộng thêm 460 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản có thể mở rộng thêm 642,56 ha;. Huyện có khả năng mở rộng diện tích đất tự nhiên 1.500 ha tại các xã ven biển và đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng nên có nhiều tiềm năng sử dụng đất để phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đồng thời phát triển mở rộng các mô hình sản xuất gắn liền với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng. Mặt khác, mô hình du lịch sinh thái cộng đồng đang được mở rộng trên địa bàn huyện; các di tích lịch sử nhiều và đang được tu bổ, nâng cấp; các lễ hội và các làng nghề truyền thống đang được khôi phục và phát triển; cơ sở hạ tầng đang ngày càng được mở rộng, nâng cấp. 4) Định hướng nhu cầu mở rộng diện tích đất phục vụ phát triển DLST cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đến năm 2020 là 12213,65 ha; định hướng đến năm 2030 là 14.122,88 ha; phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu cho phát triển DLST cộng đồng. Đã hình thành 6 tuyến du lịch trong huyện và hàng chục tuyến du lịch liên kết với các địa phương lân cận. 5) Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất khu du lịch huyện Giao Thủy theo hướng DLST cộng đồng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: + Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: xác định chiến lược và thứ tự ưu tiên các vùng, điểm và khu du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể và theo chiến lược tổng quát toàn vùng. + Giải pháp phát triển nguồn nhân lực: có có chế chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp, có chiến lược và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ DLST cộng đồng chất lượng cao, chuyên nghiệp. + Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá: đảm bảo an ninh trật tự đối với hoạt động du lịch, tăng cường quảng bá du lịch đến khách du lịch trong nước và quốc tế. + Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường: xây dựng cơ chế đồng quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường hiệu quả, hợp lý đảm bảo đồng thời mục tiêu phát triển KTXH và bảo vệ môi trường. + Giải pháp về huy động và thu hút vốn đầu tư: đa dạng hóa các hình thức và các nguồn vốn đầu tư nhằm đảm bảo các tài nguyên du lịch được khai thác hợp lý, hiệu quả và bền vững. 5.2. KIẾN NGHỊ Để thực hiện định hướng sử dụng đất phục vụ DLST cộng đồng cần xây dựng các đề án, dự án chi tiết đối với từng hạng mục công trình, từng nhóm đất theo lộ trình thời gian và sự phân bổ nguồn vốn đối với huyện Giao Thủy. Cần có thêm các nghiên cứu để khẳng định hiệu quả sử dụng đất trong DLST cộng đồng cũng như đánh giá tác động môi trường của sử dụng đất phục vụ DLST cộng đồng vùng ven biển. DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Doãn Quang Hùng và Nguyễn Thanh Trà (2014). Thực trạng quản lý và sử dụng đất khu du lịch huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học Đất. (44). tr. 98-103. 2. Doãn Quang Hùng, Nguyễn Thanh Trà và Nguyễn Ích Tân (2015). Du lịch theo hướng sinh thái và cộng đồng tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định: thực trạng và giải pháp sử dụng đất. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13 (2). tr. 235-244.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_thuc_trang_va_dinh_huong_su_dung.pdf
Luận văn liên quan