3. Đã tách chiết được kháng sinh Phenazine từ chủng P. fluorescens ĐKP1
và Iturin A từ chủng B. subtilis ĐKB1, cả 2 chất này đều có khả năng ức chế vi
khuẩn R. solanacearm gây bệnh héo xanh lạc và ớt (LH3 và YH3). Và đã xác
định được Phenazine, IturinA và siderophore là một trong số những chất tham
gia vào quá trình đối kháng vi khuẩn R. solanacearum của P. fluorescens
ĐKP1 và B. subtilis ĐKB1.
4. Xác định được điều kiện nhân sinh khối phù hợp của 2 chủng B. subtilis
ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1 là: pH 7,0; nhiệt độ 30
0
C; tốc độ khuấy từ 300
đến 350 vòng/phút; lượng cấp khí là 0,75 lít không khí/lít môi trường/phút; thời
gian nhân sinh khối 30 đến 36 giờ tùy thuộc từng chủng vi khuẩn; tỷ lệ giống
cấp 2 bổ sung cho nhân sinh khối là 1,0%; môi trường nhân sinh khối là môi
trường cải tiến SX3.
28 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 3001 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu, tuyển chọn vi sinh vật đối kháng vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo xanh cây trồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Lê Thị Thanh Thủy
NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT
ĐỐI KHÁNG VI KHUẨN Ralstonia solanacearum
GÂY BỆNH HÉO XANH CÂY TRỒNG
Chuyên ngành: Vi sinh vật học
Mã số: 62420107
(DỰ THẢO)
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Hà Nội – 2014
2
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học :
1. TS. Lê Nhƣ Kiểu
2. PGS. TS. Lại Thúy Hiền
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia
Hà Nội chấm luận án tiến sĩ họp tại:
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồigiờ.ngày..tháng...năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Trung tâm thông tin – Thư viện - Đại học Quốc gia Hà Nội
1
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của luận án
Bệnh hại cây trồng đã gây thiệt hại đáng kể trong sản xuất và bảo quản
nông sản. Trong đó, phải kể đến bệnh héo xanh (Bacterial wilt disease) do vi
khuẩn Ralstonia solanacearum (HXVK) gây ra, bệnh này được coi là một
trong năm loại bệnh cây trồng thuộc đối tượng quan tâm nhất của chương trình
phòng trừ sâu bệnh tổng hợp của FAO (1992) và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của
kiểm dịch Quốc tế, nhất là các nước thuộc cộng đồng châu Âu. Trước tình hình
đó, đã có nhiều nghiên cứu về canh tác và chọn giống cây trồng, sử dụng thuốc
hóa học bảo vệ thực vật cũng như áp dụng biện pháp kiểm soát sinh học bằng
cách sử dụng các chế phẩm vi sinh, phân hữu cơ vi sinh chứa các chủng vi sinh
vật đối kháng có khả năng ức chế và làm giảm tính độc của R. solanacearum.
Tuy nhiên, các biện pháp vẫn còn hạn chế là: khả năng giảm tỉ lệ bệnh còn
thấp, thời gian bảo quản chế phẩm ngắn, hiệu quả chưa cao nên chưa đáp ứng
nhu cầu của thực tiễn,...v...v... Trong khi đó, việc sử dụng thuốc hóa học để hạn
chế vi khuẩn R. solanacearum không những không có hiệu quả mà còn gây ảnh
hưởng xấu tới môi trường sinh thái, chất lượng sản phẩm và sức khỏe cộng
đồng.
Do đó, việc thường xuyên phân lập các chủng vi khuẩn R. solanacearum
mới, có tính độc cao từ ngoài đồng ruộng là rất cần thiết, vì những chủng này
sẽ là đối tượng cho việc phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật vừa có khả
năng đối kháng cao với chúng vừa cạnh tranh tốt với các vi sinh vật gây bệnh
vùng rễ cây trồng để sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh HXVK, góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, giảm thiệt hại kinh tế cho người
nông dân và xã hội là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Xuất phát
từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận án: “Nghiên cứu, tuyển
chọn vi sinh vật đối kháng vi khuẩn Ralstonia solanacearum gây bệnh héo
xanh cây trồng”.
Lạc và ớt là 2 loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng rất cao, mang lại lợi
ích kinh tế rất lớn cho xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước.
2
Tuy nhiên, chúng thường bị bệnh HXVK ở mức độ cao, có lúc tới 30-
40%, có nơi không thể trồng được 2 loại cây này nữa, vì mầm bệnh tiềm tàng
trong đất rất lớn và rất lâu. Trước tình hình thực tế trên, luận án sẽ đi sâu
nghiên cứu bệnh HXVK ở cây lạc, ớt và phân lập, tuyển chọn vi sinh vật đối
kháng cũng như xác định cơ chế đối kháng với R. solanacearum để sản xuất
chế phẩm vi sinh sử dụng trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc và ớt.
2. Mục tiêu của luận án
Tuyển chọn được bộ chủng vi sinh vật có khả năng đối kháng cao với vi
khuẩn R. solanacearum để sản xuất chế phẩm vi sinh ứng dụng trong phòng trừ
bệnh HXVK cây ớt và lạc, giảm 70-75% bệnh, tăng năng suất 15%. Xác định
được một số cơ chế đối kháng chính của vi sinh vật với vi khuẩn R.
solanacearum.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Góp phần làm sáng tỏ mức độ đa dạng sinh học của quần thể R.
solanacearum gây bệnh héo xanh cây trồng. Bổ sung một số chủng vi sinh vật
có tính đối kháng cao với R. solanacearum vào bộ sưu tập giống vi sinh vật
nông nghiệp của Việt Nam. Cung cấp những luận cứ và cơ sở khoa học về
hướng ứng dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng chống bệnh héo xanh cây
trồng nói chung, cây ớt và lạc nói riêng. Sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi
sinh HX trong phòng chống bệnh héo xanh cây ớt và lạc có hiệu quả cao, thân
thiện với môi trường.
4. Đối tƣợng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vi khuẩn R. solanacearum, vi khuẩn đối kháng, cây
ớt, cây lạc. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu vi khuẩn R. solanacearum gây
bệnh héo xanh lạc và ớt, phân lập, tuyển chọn vi khuẩn đối kháng với R.
solanacearum để sản xuất chế phẩm VKĐK. Địa điểm nghiên cứu: Viện Thổ
nhưỡng Nông hóa, Thành phố Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa. Thời gian nghiên
cứu: 2010-2014.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Đã phân lập và tuyển chọn mới được 2 chủng vi khuẩn B. subtilis ĐKB1
và P. fluorescens ĐKP1 ức chế mạnh vi khuẩn R. solanacearum.
3
- Đã xác định được cơ chế kháng vi khuẩn R. solanacearum là do 2 chủng vi
khuẩn đối kháng tiết chất kháng sinh Phenazine, Iturin A và sinh siderophore
làm giảm tính độc của vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh héo xanh.
- Đã sản xuất được chế phẩm HX chứa 2 chủng vi khuẩn đối kháng trên nền
chất mang là: than bùn + 5% rỉ đường + 1% bột vỏ tôm cua. Khi thử nghiệm
trên đồng ruộng chế phẩm vi sinh HX đã hạn chế 89,82% bệnh héo xanh cây ớt
và 89,39% bệnh héo xanh cây lạc.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án có 158 trang, gồm các phần: Mở đầu (3 trang); Chương I: Tổng
quan tài liệu (41 trang); Chương II: Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu (20
trang); Chương III: Kết quả và thảo luận (70 trang); Kết luận và Kiến nghị (2
trang). Luận án có 205 tài liệu tham khảo (tiếng Việt 33 và tiếng Anh 172 tài
liệu), 48 bảng số liệu và 36 hình.
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình trồng ớt, lạc ở Việt Nam và trên Thế giới
1.1.1. Tình hình trồng ớt và lạc ở Việt Nam
* Cây ớt: Ở Việt Nam ớt cay được trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước,
phổ biến nhất là Hải Dương, Hải Phòng, các tỉnh miền Trung, thành phố Hồ
Chí Minh. Quảng Bình trồng khoảng 125,000 ha (năm 2011), Thái Bình trồng
ớt 1,200.0 ha (năm 2012) [Tổng cục thống kê 2011].
* Cây lạc: Lạc là một mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu khá lớn. Hàng năm,
Việt Nam xuất khẩu 100,000.0-135,000.0 tấn lạc (đạt khoảng 65-120 triệu
USD) [Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An, 01/11/2012].
1.1.2. Tình hình trồng ớt và lạc trên Thế giới
* Cây ớt: Diện tích trồng ớt cay trên thế giới khoảng 1,25 triệu ha, tổng sản
lượng 11,25 triệu tấn. Một số nước có nhu cầu nhập khẩu ớt lớn để phục vụ cho
công nghiệp chế biến như Thái Lan, Hông Kông, Đài Loan, Nga, Trung
Quốc
* Cây lạc: Lạc được trồng ở tất cả các châu lục với hơn 100 nước trên thế
giới, với tổng diện tích ít biến động ở các vụ trong năm. Năm 2009, diện
tích trồng lạc trên thế giới khoảng 23,95 triệu ha, năng suất trung bình.
đạt 15,2 tạ/ha và sản lượng đạt 36,45 triệu tấn/năm [FAOSTAT, 2011].
4
1.2. Vi khuẩn Ralstonia solanacearum
1.2.1. Vi khuẩn R. solanacearum
Tế bào loài R. solanacearum có hình oval ngắn, gram âm, tròn ở hai đầu,
thường ở dạng đơn, ghép đôi hoặc ghép 4, ít khi kết thành chuỗi. Tuy có sự dao
động đáng kể nhưng kích thước của chúng khoảng 0,5 – 0,7 µm 1,5
- 2,0 µm [Stevention, W R. và cs., 2001]. Hầu như chúng luôn chuyển
động, có một đến vài tiên mao ở một cực của tế bào, bề mặt khuẩn lạc thường
nhẵn, đôi khi gồ ghề, chảy hoặc không chảy, màu trắng đục hoặc phớt hồng,
hoặc trắng. Cả chủng có tính độc cao và tính độc thấp đều có các lông nhỏ ở rìa
[Mehan V. K., và Liao B, S., 1994].
1.2.2. Đặc điểm sinh lý, sinh hoá của vi khuẩn R. solanacearum
R. solanacearum là loại vi khuẩn hiếu khí, không hình thành bào tử, có thể
sinh trưởng trên nhiều loại môi trường khác nhau.
1.2.3. Các hình thức xâm nhập của R. solanacearum vào cây chủ
R. solanacearum tấn công trước tiên là các mô mềm (nhu mô), hoặc thông
qua côn trùng như: ong, kiến... hoặc các loại sâu gây hại khác .v..v... có mang
R. solanacearum, chúng chích vào cây, qua đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào
cây chủ, hình thức này có thể là rất phổ biến và lan truyền nhanh [Li .W. R và
cs., 1981].
1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của vi khuẩn R.
solanacearum: Bao gồm: Nhiệt độ không khí; Nhiệt độ đất; Độ ẩm đất; Ảnh
hưởng của các loại đất.
1.3. Tình hình nghiên cứu bệnh HXVK ở Việt Nam và trên Thế giới
1.3.1. Bệnh héo xanh do vi khuẩn
Bệnh HXVK là một trong những bệnh thực vật quan trọng nhất và được
E.F. Smith mô tả lần đầu tiên năm 1896 trên khoai tây, cà chua và cây cà, nhiều
khi xuất hiện trên cây thuốc lá [Smith EF., 1908]. Khi bị xâm nhiễm bởi R.
solanacearum sau một thời gian (phụ thuộc vào điều kiện môi trường) cây chủ
bắt đầu bị héo toàn bộ cây và chết.
5
1.3.2. Tình hình nghiên cứu bệnh HXVK ở Việt Nam
Sau năm 1945, công tác nghiên cứu bệnh cây ở Việt Nam ngày càng được
quan tâm. Riêng bệnh do vi khuẩn R. solanacearum đã có nhiều cơ quan khoa
học trong nước quan tâm. Đặc biệt như: Viện Bảo vệ thực vật, Trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội, Viện KHKT Việt Nam (cũ), Viện Nghiên cứu Rau Quả,
Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa. Nhìn chung, những
nghiên cứu về bệnh héo xanh do R. solanacearum ở Việt Nam còn chưa nhiều,
chưa toàn diện và chưa sâu. Hiện nay, việc nghiên cứu R. solanacearum cũng
đã trở thành một vấn đề quan trọng trong công tác bảo vệ thực vật.
1.3.3. Tình hình nghiên cứu bệnh HXVK trên Thế giới
Năm 1892, Halsted là người khởi đầu nghiên cứu bệnh héo xanh cây cà
chua. Năm 1896, E.F. Smith đã mô tả bệnh HXVK ở khoai tây, cà chua và cà
tím, năm 1909 ông lại phát hiện thấy bệnh này ở thuốc lá. Càng về sau này
càng có nhiều công trình nghiên cứu về vi khuẩn R. solanacearum, chúng ta
phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả: Buddenhagen và
Kelman, 1964; Hayward, 1994; Ayami và cs., 2003; Kiba và cs., 2003; Zhao và
cs, 2011; Huang và cs., 2012; Cheng và cs., 2012; Y.B.Hong và cs., 2013; Q.Y
Xue và cs., 2013; X. Wang, 2013. Tất cả các nghiên cứu đều tập trung vào vi
khuẩn R. solanacearum và các biện pháp phòng trừ, trong đó sử dụng vi sinh
vật đối kháng cũng là một hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa khoa học
quan tâm. Năm 2012, Scholarly Brief đã xuất bản cuốn sách “Những tiến bộ
trong nghiên cứu và ứng dụng vi khuẩn Ralstonia solanacearum”, năm 2013
Scholarly Paper đã tái bản và bổ sung thêm các nghiên cứu mới vào cuốn sách.
Điều này càng nói lên tầm quan trọng của việc nghiên cứu sâu và rộng về vi
khuẩn R. solanacearum trên Thế giới.
1.4. Vi sinh vật đối kháng và cơ chế đối kháng
1.4.1. Vi sinh vật đối kháng
Trong tự nhiên nhiều loài vi sinh vật có khả năng ức chế sinh trưởng và
phát triển của các loài vi sinh vật khác và chúng thường được gọi là vi sinh
vật đối kháng. Việc sử dụng hiện tượng đối kháng này trong công tác bảo vệ
7
6
thực vật được gọi là biện pháp phòng trừ sinh học. Biện pháp này được cho là
một phương pháp quản lý bệnh cây trồng trực tiếp, bằng cách sử dụng các
thành phần trong hệ sinh thái để giúp cây trồng chống lại những tác nhân gây
bệnh, nó là chìa khóa để tạo một nền nông nghiệp bền vững [Azcon-Augiler và
Barea., 1996].
1.4.1.1. Vai trò của vi khuẩn đối kháng
Các loài vi khuẩn đối kháng luôn tồn tại trong tự nhiên, đa số trong chúng
đều có lợi cho con người. Đối với nông nghiệp những vi khuẩn đối kháng đều
thuộc hệ vi sinh vật sống ở vùng rễ cây trồng và sống hoại sinh trong đất.
Trong quá trình sinh trưởng chúng tiết ra các chất trao đổi thứ cấp như: kháng
sinh, enzyme, siderophore, chất điều hòa sinh trưởng, acid, ..v...v... Những chất
này rất có lợi cho sự phát triển của cây trồng như: kháng bệnh, tăng khả năng
hấp thu dinh dưỡng của cây trồng, kích thích sinh trưởng cây, hòa tan dinh
dưỡng trong đất từ dạng khó tiêu thành dễ tiêu để cây trồng hấp thụ
được,..v...v...
1.4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ đối kháng giữa các vi sinh vật
Trong môi trường tự nhiên, quan hệ đối kháng giữa các vi sinh vật cũng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: môi trường; tính đặc hiệu; Mối quan hệ giữa
mật độ nhiễm vào của vi sinh vật đối kháng và mật độ của vsv gây bệnh; Sự
hấp thụ, tính hoạt động và không hoạt động của những chất kháng sinh cũng
phụ thuộc vào độ pH của đất.
1.4.2. Cơ chế đối kháng của vi sinh vật
1.4.2.1. Cơ chế do kháng sinh
Kháng sinh là một chất quan trọng sinh ra trong quá trình sinh trưởng của
VSV để tiêu diệt những mầm bệnh có trong đất, giúp cây trồng phát triển. Nó
có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự sinh trưởng của vi khuẩn một
cách đặc hiệu.
1.4.2.2. Cơ chế do siderophore
Vi sinh vật đối kháng có khả năng cạnh tranh trực tiếp với nguồn bệnh về
dinh dưỡng, oxy, không gian sống, sinh kháng sinh, tạo siderophore
...v...v... để sinh trưởng.
6
7
Trong đó, siderophore là một loại protein sinh ra trong quá trình sinh
trưởng của vi sinh vật, nó có khả năng hấp thụ các ion Fe+3 trong môi trường
với ái lực cao nhằm phục vụ trực tiếp cho sự sinh trưởng và hô hấp của vsv,
làm cho môi trường xung quanh nghèo sắt, dẫn đến các loại vi sinh vật khác
không có đủ ion Fe+3 cho quá trình sinh trưởng của mình, do đó chúng sẽ
không sinh trưởng được.
1.4.2.3. Cơ chế tăng cường sức đề kháng của cây (kích kháng)
Tác dụng của vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật: Vi khuẩn kích
thích sinh trưởng thực vật (Plant Growth-Promoting Bacteria – PGPB) là vi
khuẩn vùng rễ khi tương tác với rễ cây có thể tạo ra tính kháng của cây chống
lại vi khuẩn, nấm và virut gây bệnh. Hiện tượng này được gọi là tính kích
kháng hệ thống - ISR (Induced Systemic Resistance), cũng giống như tính kích
kháng hệ thống có điều kiện - SAR (Systemic Acquired Resistance) [Ryu, C.
M. và cs., 2004].
PGPR (Plant Growth Promoting Rhizobacteria) là các vi khuẩn
sống xung quanh vùng rễ cây, dễ hình thành khuẩn lạc, nhân lên với số lượng
lớn và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp giúp cây ngăn cản những tác nhân
gây bệnh thực vật, có khả năng ức chế các tác nhân gây bệnh thông qua cạnh
tranh chất dinh dưỡng, cạnh tranh sắt thông qua thể mang sắt (siderophores),
tạo ra kháng sinh hoặc tiết enzyme thủy phân tạo hệ thống đề kháng cho cây
[Bhattacharyya P., D.K. Jha, 2012].
1.5. Tình hình nghiên cứu vi sinh vật đối kháng
1.5.1. Nghiên cứu vi sinh vật đối kháng ở Việt Nam
Các nghiên cứu về vsv đối kháng ở Việt Nam phải kể đến: Nguyễn Hoàng
Chiến và cộng sự (2001), Đào Đức Thức, (2001); Phạm Văn Ty và cộng sự
(2003), Phạm Văn Toản (2003), Phạm Thị Thuỳ và cộng sự (2003), Lê Như
Kiểu và cộng sự (2002, 2004), Nguyễn Thị Hồng Hải và cộng sự (2006), Bùi
Thị Việt Hà (2006), Đoàn Thị Thanh và cộng sự (2008), Lê Thị Thanh Thủy
(2009), Đặng Thị Thùy Dương và cộng sự (2013), Nguyễn Huy Hoàng và
cộng sự (2013), Nguyễn Quốc Linh và cộng sự (2013), Võ Văn Phước Quệ
8
(2013), Đoàn Thị Kiều Tiên và cộng sự (2013), Chu Văn Chuông, Lê
Lương Tề (2013)vv.
1.5.2. Nghiên cứu vi sinh vật đối kháng trên Thế giới
Vi sinh vật đối kháng với một số bệnh cây trồng đã được các nhà khoa
học trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng từ những năm đầu của thế kỷ XX.
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về sự đối kháng của vi sinh vật, phải
kể đến các tác giả như: Zhengyu Huang và cs (2004), Rajesh Ramarathnam
(2007); Wong JH và cs. (2008), Sarangi N.P.Athukorala, (2009), Kim P.
(2010); Tanja B. (2012), Tanja Schacht và cs. (2012) và Abdlwareth A.
Almoneafy và cs. (2012).
1.6. Những vấn đề cần nghiên cứu
Phòng chống bệnh HXVK là vấn đề rất khó khăn. Hóa chất bảo vệ thực
vật ít có tác dụng hạn chế bệnh này [Murakoshi và cs, 1984]. Các chế phẩm
kháng sinh được coi là biện pháp có triển vọng, do thuốc kháng sinh được hấp
phụ tốt, chuyển dịch trong mạch dẫn, trong mô cây dễ dàng [Wang, 1982].
Hiệu quả phòng chống bệnh HXVK của nhiều chế phẩm vi sinh còn nhiều hạn
chế. Đặc biệt, để phòng bệnh HXVK cây ớt và lạc thì đến nay chưa có một loại
chế phẩm sinh học nào ổn định và có hiệu quả cao.
Hơn nữa, các nghiên cứu về cơ chế đối kháng R. solanacearum hầu như
chưa được đề cập và còn bỏ ngỏ. Để hiểu sâu bản chất tính đối kháng của vi
sinh vật (cơ chế đối kháng), chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu cơ chế đối kháng R.
solanacearum của các chủng vi khuẩn lựa chọn, đây là việc làm rất cần thiết.
Kết quả sẽ trả lời được một số cơ chế đối kháng chính với R. solanacearum của
vi sinh vật.
CHƢƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
2.1.1. Mẫu vật nghiên cứu: Mẫu cây lạc và ớt bị bệnh héo xanh, mẫu đất và
cây lạc, ớt ở vùng không bị/hoặc ít bị bệnh héo xanh, chủng vi khuẩn R.
9
solanacearum Pss4 chuẩn, giống lạc L14 và giống ớt cay LN57, ớt cay Hàn
Quốc.
2.1.2. Hoá chất và các thiết bị: Dụng cụ, máy móc, hoá chất, thiết bị (có
nguồn gốc từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Úc, Pháp, Đài Loan, Trung Quốc... Việt
Nam) của Bộ môn Vi sinh vật, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.
2.1.3. Các loại môi trƣờng nuôi cấy vi sinh vật:
Môi trường MPA; King B; PP (Pigment Production); SPA; PDA; Môi
trường SX1(g/l): đậu trắng 100g; K2HPO4 0,5g; MgSO4.7H2O 0,5g; KH2PO4
0,5g; (NH4)2SO4 1,0g; CaCO3 1,0g; Glucose 5,0g; nước cất 1 lít; pH 7,0; Môi
trường SX2 (g/l): Rỉ đường 10g; đậu 50g; CaCO3 1,0g; Cao nấm men 5,0g;
nước cất 1000ml; pH 7,0; Môi trường SX3 (g/l): Rỉ đường 10g; CaCO3 1,0g;
Bột nấm men 5,0g; (NH4)2SO4 1,0g; nước cất 1000ml; pH 7,0; Môi trường SX4
(g/l): MgSO4 20g; CaCO3 1,0g; Cao nấm men 10,0g; (NH4)2SO4 5,0g; CaCO3
1,0g; nước cất 1000ml ; pH 7,0; Môi trường thạch-chitin (g/l): chitin 1g; thạch
12g; nước cất 1000ml; TTC; Môi trường 523: MgSO4.7H2O (6,25%) 5 ml;
K2HPO4 12,5%) 16,3 ml; yeast extract 4g; casein hydrolyzat 8g; sucaroza 10g;
agar 18g; nước cất 1 lít.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát tình hình bệnh héo xanh ớt và lạc ở miền Bắc và miền Trung Việt
Nam; Nghiên cứu vi khuẩn đối kháng với R. solanacearum; Nghiên cứu sản
xuất chế phẩm vi khuẩn đối kháng HX; Đánh giá hiệu quả của chế phẩm HX
trên cây ớt và lạc.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp đánh giá tình hình bệnh héo xanh ớt và lạc ở miền Bắc
và miền Trung Việt Nam: Theo Cục Bảo vệ thực vật, 1987; TCCS 58:
2013/BVTV.
2.3.2. Phƣơng pháp phân lập vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh héo xanh
trên cây ớt và lạc: Theo Hamidah S., và Lum K. Y., 1993. Phương pháp đánh
giá sự khác nhau giữa 02 chủng LH3 (gây bệnh héo xanh trên lạc) và YH3 (gây
bệnh héo xanh trên ớt) bằng cách phân nhóm biovar.
2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu VKĐK với R. solanacearum
10
2.3.3.1. Phương pháp phân lập và tuyển chọn VKĐK R. solanacearum (chủng
LH3 và YH3) theo Geels và Schippers, 1983.
2.3.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học của các chủng ĐKB1 và
ĐKP1: Xác định khả năng sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật (IAA) bằng
phương pháp Salkowski cải tiến [Misra và Kaushik., 1989], Xác định khả năng
phân giải chitin bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch-chitin.
Xác định hoạt tính đối kháng với vi khuẩn R. solanacearum: Theo Nguyễn Lân
Dũng, Phạm Văn Ty, Dương Đức Tiến (1975); Nguyễn Thành Đạt (1999),
10TCN 714 - 2006. Phương pháp tách Iturin A theo Hung-Yuh Lin, Yerra
Koteswara Rao, Wen-Shi Wu và Yew-Min Tzeng (2007). Phương pháp tách
Phenazine theo Kumaresan kavitha và cs. (2005); Phương pháp nghiên cứu cơ
chế sinh siderophore theo Adriane M. F. Milagres và cs. (1999).
2.3.3.3. Phân loại chủng ĐKB1 và ĐKP1: Phân loại vi khuẩn đối kháng bằng
hình thái, KIT sinh hóa và sinh học phân tử.
2.3.3.4. Đánh giá an toàn sinh học (trên chuột bạch) theo phương pháp LD50
của WHO.
2.3.3.5. Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh héo xanh cây ớt và lạc (trong nhà
lưới) của chủng ĐKB1 và ĐKP1.Thí nghiệm được thiết lập trong nhà lưới với
8 công thức, lặp 4 lần. Cây lạc/ớt được trồng trong các vại đất (7kg/vại). Mỗi
vại trồng 02 cây ớt/lạc. CT1: Đối chứng (không nhiễm VSV); CT2: Đối chứng
2 (Nhiễm R. solanacearum); CT3: Nhiễm chủng ĐKB1; CT4: Nhiễm chủng
ĐKP1; CT5: Nhiễm hỗn hợp chủng ĐKP1 và ĐKB1; CT6: Nhiễm R.
solanacearum + ĐKB1; CT7: Nhiễm R. solanacearum + ĐKP1; CT8: Nhiễm
R. solanacearum +ĐKB1 và ĐKP1. Đo chiều cao cây sau 40-50 ngày trồng và
đếm số cây bị bệnh, tính % cây bệnh.
2.3.3.6. Nghiên cứu khả năng sinh kháng sinh của chủng ĐKB1 và ĐKP1
2.3.4. Phƣơng pháp sản xuất chế phẩm VKĐK HX:
Phương pháp đánh giá khả năng tương tác giữa 2 chủng vi khuẩn;
Phương pháp xác định các điều kiện phù hợp trong nhân sinh khối các chủng
11
vi khuẩn. Nghiên cứu lựa chọn môi trường nhân sinh khối; Xác định pH
thích hợp; Xác định nhiệt độ phù hợp; Xác định lượng khí cung c p phù
hợp; Xác định tốc độ khu y phù hợp; Xác định thời gian nhân sinh khối phù
hợp; Xác định tỷ lệ giống c p 2 thích hợp; Phương pháp nghiên cứu tạo ch t
mang; Phương pháp nghiên cứu quy trình sản xu t chế phẩm.
2.3.5. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả của chế phẩm HX trên cây ớt và
lạc: Đánh giá hiệu quả của chế phẩm HX trên cây ớt và lạc ở thí nghiệm ngoài
đồng ruộng: Thí nghiệm được thiết kế trên diện tích 2,000 m2, chia thành 2 lô
(Lô 1: đối chứng - không bổ sung chế phẩm HX; Lô 2 - bổ sung chế phẩm
HX). Đánh giá hiệu quả của chế phẩm HX trên cây ớt và lạc trên mô hình
ngoài đồng ruộng: Mô hình được xây dựng trên diện tích 10,000 m2; trong đó
5,000 m
2
đối chứng (gieo trồng theo nông dân); 5,000 m2 thí nghiệm (có bổ
sung chế phẩm HX).
2.3.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo chương trình Excel 2003
và IRRISTAT 4.0.
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình bệnh héo xanh ớt và lạc ở miền Bắc và miền Trung Việt
Nam
3.1.1. Bệnh héo xanh ớt ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam: Tỉ lệ bệnh
trung bình trong khoảng 19 - 30%, có nơi có thể là 50 - 60%, giảm năng suất từ
50 đến 60%.
3.1.2. Tình hình bệnh héo xanh lạc ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam: Tỉ
lệ bệnh trung bình trong khoảng 10 – 23%, đặc biệt có nơi rất cao khoảng 60 –
63%.
3.1.3. Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn R. solanacearum gây bệnh héo xanh
lạc và ớt:: Đã phân lập được chủng R. solanacearum ký hiệu YH3 có độc tính
cao từ cây ớt và LH3 từ các mẫu bệnh lạc.
12
Cả 2 chủng YH3 và LH3 đều có hình thái khuẩn lạc giống với chủng R.
solanacearum chuẩn (chủng Pss4). Kết quả này cũng trùng với báo cáo của
một số tác giả khi nghiên cứu và mô tả khuẩn lạc của vi khuẩn R.
solanacearum [Li W. R., và cs., 1981; Mehan V.K. và cs., 1994].
Kết quả xác định biovar cho thấy, chủng LH3 thuộc biovar 3, chủng YH3
thuộc biovar 1. Kết quả này cũng đã được các tác giả báo cáo trước đây
[Nguyễn Xuân Hồng và cs, 1997]. Như vậy, 2 chủng vi khuẩn R. solanacearum
gây bệnh héo xanh lạc và ớt là thuộc 2 biovar, điều này chứng tỏ 2 chủng vi
khuẩn trên là khác nhau.
3.2. Nghiên cứu vi khuẩn đối kháng với R. solanacearum
3.2.1. Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn đối kháng
3.2.1.1. Phân lập, lựa chọn vi khuẩn đối kháng vi khuẩn gây bệnh héo xanh cây
ớt: Đã phân lập được chủng ĐKB1 có đường kính vòng ức chế R.
solanacearum đạt 15 mm, kể cả khi mật độ tế bào giữa chúng và vi khuẩn R.
solanacearum-YH3 là 1:100, hoạt lực đối kháng của chủng này rất ổn định
trong các lần thí nghiệm tiếp theo.
3.2.1.2. Phân lập, lựa chọn các chủng vi khuẩn đối kháng bệnh héo xanh cây
lạc: Đã phân lập được chủng ĐKP1 có đường kính vòng ức chế R.
solanacearum lớn nhất là 16 mm, kể cả khi mật độ tế bào giữa chúng và R.
solanacearum-LH3 là 1:100, hoạt lực đối kháng ổn định trong thời gian dài.
3.2.1.3. Khả năng kiểm soát bệnh héo xanh cây ớt và lạc trong nhà lưới của
chủng vi khuẩn ĐKB1 và ĐKP1.
Sử dụng hỗn hợp 02 chủng vi khuẩn ĐKB1 và ĐKP1 đã giảm 87,5% bệnh
héo xanh ớt, các kết quả này tương tự với nghiên cứu của Nguyen M.T. và cs.
(2010) khi đánh giá ảnh hưởng của vi khuẩn đối kháng chi Bacillus đến khả
năng hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn do R. solanacearum gây ra trên cây ớt.
13
Kết quả thí nghiệm trên cây lạc cho thấy, hỗn hợp 2 chủng vi khuẩn
ĐKB1 và ĐKP1 đã có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển cây lạc và
giảm 87,5% bệnh héo xanh so với đối chứng (chỉ nhiễm vi khuẩn R.
solanacearum). Các kết quả nghiên cứu trên tương tự với kết quả của Henok và
cs., 2007.
3.2.2. Đánh giá hoạt tính sinh học các chủng vi khuẩn đối kháng tuyển
chọn
Để đơn giản trong sản xuất chế phẩm vi sinh đối kháng, việc lựa chọn
chủng vi sinh vật là rất quan trọng, ngoài các điều kiện nhân sinh khối nhanh
thì số lượng chủng sử dụng càng ít càng tốt. Trên cơ sở đó, các thí nghiệm
nhằm xác định chủng vi khuẩn ĐKP1 kháng vi khuẩn gây bệnh héo xanh lạc
liệu có kháng được vi khuẩn gây bệnh héo xanh ớt hay không và ngược lại (đối
với chủng vi khuẩn ĐKB1) đã được tiến hành.
Kết quả cho thấy, cả 2 chủng ĐKB1 và ĐKP1 đều có khả năng kháng vi
khuẩn R. solanacerum gây bệnh trên lạc và ớt. Kích thước vòng ức chế trung
bình trong khoảng 12 - 16 mm. Hiệu quả kiểm soát bệnh héo xanh cây ớt và lạc
của hỗn hợp vi khuẩn ĐKB1 và ĐKP1 tốt hơn so với đơn chủng và cũng đã
được xác định trong các thí nghiệm trên (mục 3.2.1.3.).
Ngoài ra, hai chủng vi khuẩn đối kháng lựa chọn ĐKB1 và ĐKP1 có
nhiều hoạt tính sinh học quí như khả năng sinh siderophore, phân giải kitin và
sinh ch t kích thích sinh trưởng. Đây là 2 chủng vi khuẩn có tiềm năng để sản
xu t chế phẩm vi sinh ứng dụng trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc và ớt do vi
khuẩn R. solanacearum gây ra.
3.2.3. Phân loại vi khuẩn đối kháng
3.2.3.1. Sử dụng kit API 50 CHB và API 20 NE: Cho thấy, chủng ĐKB1 thuộc
Bacillus subtilis với độ tương đồng 99%, chủng ĐKP1 thuộc Pseudomonas
fluorescens với độ tương đồng 100%.
3.2.3.2. Sử dụng phương pháp sinh học phân tử: Kết quả cho thấy, chủng
ĐKB1 có độ tương đồng cao (99%) với loài Bacillus subtilis và chủng ĐKP1
có độ tương đồng cao (100%) với loài Pseudomonas fluorescens. Trình tự gen
16S rARN của chủng B. subtilis ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1 đã được gửi
14
đăng ký trên ngân hàng gen của NCBI (www.ncbi.nlm.nih.gov) và đang chờ
mã số đăng ký.
3.2.4. Đánh giá an toàn sinh học của vi khuẩn đối kháng
3.2.4.1. Xác định độc tính của vi khuẩn đối kháng bằng danh mục an toàn
sinh học của vi sinh vật: Hai chủng B. subtilis ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1
đều thuộc nhóm an toàn cấp 1.
3.2.4.2. Xác định độc tính của vi khuẩn đối kháng trên chuột bạch
Bổ sung dịch vi khuẩn đối kháng tương ứng với các nồng độ 2.107; 2.108
và 2.10
9 cfu/g thức ăn cho chuột. Theo dõi 24 giờ, kết quả cho thấy tất cả số
chuột thí nghiệm đều phát triển bình thường không có hiện tượng ngộ độc cấp
tính xảy ra. Như vậy, 2 chủng B. subtilis ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1 đều có
đủ điều kiện để sản xu t chế phẩm vi sinh đối kháng.
3.2.5. Khả năng tổng hợp kháng sinh của các chủng VK tuyển chọn
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước, trong phạm vi nghiên
cứu này, chúng tôi chỉ tập chung nghiên cứu sâu về cơ chế mang tính chất đặc
trưng và cơ bản của vi sinh vật đối kháng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, đó là: Cơ chế do kháng sinh. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng
minh rằng, một số loại vi sinh vật có khả năng kháng cao với vi sinh vật gây
bệnh do có khả năng sinh kháng sinh. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại có r t ít
nghiên cứu chứng minh điều này trên vi sinh vật của Việt Nam.
Theo các tài liệu nghiên cứu, các chủng vi khuẩn lựa chọn thuộc chi
Pseudomonas và Bacillus thường sinh ra các chất kháng sinh như: Phenazin và
Iturin A. Vấn đề đặt ra ở đây là, liệu trong dung dịch nhân sinh khối của các
chủng B. subtilis ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1 có 2 chất kháng sinh là
phenazine và iturin A hay không ? Đây là câu hỏi lâu nay ở Việt Nam chưa có
nghiên cứu và câu trả lời chính xác, do đó chúng tôi đã tiến hành một số thí
nghiệm trên B. subtilis ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1 để tìm hiểu cũng như trả
lời câu hỏi nêu trên.
15
3.2.5.1. Xác định phenazine bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC) và
sắc ký lỏng cao áp (HPLC) cho thấy: trong dịch nhân sinh khối của chủng vi
khuẩn P. fluorescens ĐKP1 có chất kháng sinh phenazine, chất này có tác dụng
diệt khuẩn cao và kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của
Thomashow (1990) và Kyoung-Ja Kim (2000). Tuy nhiên, để khẳng định
phenazine trong dịch nhân sinh khối của chủng P. fluorescens ĐKP1, bản
gen đã chạy TLC được tách chiết ngược lại và đánh giá khả năng ức chế R.
solanacearm trên đĩa thạch.
Hình 3.17. Ảnh chụp TLC mẫu phenazine dịch nhân sinh khối (1)
và phenazine chuẩn (2)
Kết quả cho thấy, vùng ức chế của phenazine đối với R. solanacearm rất
điển hình. Kết quả này một phần đã trả lời được câu hỏi nêu trên. Kết quả trên
giống với nghiên cứu của Nansathit (2009) về khả năng ức chế vi khuẩn R.
solanacearum của phenazine - 1- carboxylic acid sinh ra từ vi khuẩn
Pseudomonas.
3.2.5.2. Xác định Iturin A bằng phương pháp sắc ký lỏng siêu cao áp
(UPLC/MS/MS) cho th y: trong sinh khối vi khuẩn B. subtilis ĐKB1 có một
hợp chất với thời gian lưu mẫu trong UPLC tương tự như iturin A chuẩn.
Tuy nhiên, cũng như Phenazine, để khẳng định Iturin A trong dịch nhân
sinh khối của chủng B. subtilis ĐKB1 có khả năng ức chế R. solanacearm hay
không? IturinA cũng được tiến hành đánh giá khả năng ức chế R.
solanacearum trên đĩa thạch. Kết quả cho thấy, vùng ức chế rất điển hình. Kết
quả này một phần đã trả lời IturinA đã ức chế được vi khuẩn R. solanacearm.
16
Nhận xét: Có thể khẳng định Phenazine và Iturin A đóng vai trò quan trọng
trong việc ức chế sinh trưởng của R. solanacearm. Cả 2 ch t này đều có khả
năng ức chế R. solanacearum gây bệnh héo xanh lạc và ớt. Đây cũng là kết quả
r t mới ở Việt Nam. Hướng nghiên cứu sử dụng kháng sinh từ vi sinh vật trong
bảo vệ thực vật còn r t mới mẻ ở nước ta, trên cơ sở kết quả nghiên cứu này sẽ
mở ra hướng có thể tách chiết Phenazine và Iturin A từ sinh khối vi sinh vật với
khối lượng lớn để ứng dụng phòng bệnh cây trồng trong nông nghiệp.
3.3. Nghiên cứu sản xuất chế phẩm vi sinh đối kháng HX
3.3.1. Phối hợp các chủng vi khuẩn đối kháng
3.3.1.1. Đánh giá khả năng tồn tại cùng nhau trên môi trường của 2 chủng
B.subtilis ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1: Kết quả cho thấy, khi nuôi cấy ở
điều kiện hỗn hợp trên cùng môi trường dinh dưỡng thì 2 chủng đều sinh
trưởng tốt cùng nhau, không kìm hãm lẫn nhau. Như vậy, có thể sử dụng 2
chủng trên để sản xu t chế phẩm sinh học trong cùng môi trường.
3.3.1.2. Đánh giá khả năng ức chế R. solanacearum của tổ hợp 2 chủng
B.subtilis ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1. Kết quả cho thấy, hoạt lực đối kháng
của hỗn hợp chủng B. subtilis ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1 cao hơn so với
đơn chủng (đường kính vòng ức chế đạt 30 – 35 mm, trong khi đó đơn chủng
chỉ đạt 14 - 16 mm). Sau 60, 90 ngày bảo quản, tuy có sự thay đổi về hoạt lực
đối kháng so với thời điểm 30 ngày, nhưng không đáng kể.
17
Hình 3.27. Hoạt tính đối kháng R. solanacearum 2 chủng vi khuẩn B.subtilis
ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1 trong ch t mang sau 30 ngày nhiễm, trong điều
kiện hỗn hợp chủng vi khuẩn (A) và đơn chủng vi khuẩn (B)
Như vậy, trong điều kiện nuôi c y hỗn hợp thì các chủng vi khuẩn B.
subtilis ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1 đều tồn tại tốt cùng nhau và hoạt tính
đối kháng tăng cao hơn so với nuôi c y đơn chủng.
3.3.2. Xác định điều kiện nhân sinh khối phù hợp của 2 chủng B. subtilis
ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1
Bảng 3.29. Điều kiện phù hợp trong nhân sinh khối chủng B. subtilis ĐKB1 và
P. fluorescens ĐKP1
TT
Điều kiện
Chủng vi khuẩn
B. subtilis
ĐKB1
P. fluorescens
ĐKP1
1 pH 7,0 7,0
2 Nhiệt độ (0C) 30 30
3 Tốc độ khuấy (vòng/phút) 300-350 300-350
4 Lượng cấp khí (lít không
khí/lít môi trường/phút)
0,75 0,75
5 Tỷ lệ giống cấp 2 (%) 1 1
6 Môi trường SX3 SX3
7 Thời gian (giờ) 36 30
Số liệu ở bảng 3.29 cho thấy, đã xác định được các điều kiện phù hợp
trong nhân sinh khối hai chủng B. subtilis ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1.
3.3.3. Nghiên cứu tạo chất mang
Từ các nghiên cứu bổ sung bột vỏ tôm cua; rỉ đường; bột sắn vào than bùn
để chọn chất mang sản xuất chế phẩm vi sinh. Kết quả cho thấy, than bùn bổ
sung 5% rỉ đường và 1% bột vỏ tôm cua là chất mang phù hợp nhất cho sản
xuất chế phẩm vi sinh đối kháng.
18
3.3.4. Sản xuất chế phẩm vi sinh HX
3.3.4.1. Xây dựng Quy trình sản xu t chế phẩm vi sinh HX phòng chống bệnh
héo xanh cây lạc và ớt
Trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu về các chủng B. subtilis ĐKB1,
P. fluorescens ĐKP1, lựa chọn chất mang và kế thừa quy trình sản xuất
chế phẩm vi sinh phòng trừ bệnh héo xanh cây lạc và ớt, chúng tôi tiến hành
sản xuất chế phẩm vi sinh HX và đánh giá khả năng đối kháng R.
solanacearum. Kết quả cho thấy, mật độ tế bào 2 chủng B. subtilis ĐKB1 và P.
fluorescens ĐKP1 trong chế phẩm vi sinh HX sau 6 tháng bảo quản đều đạt 108
CFU/g và hoạt lực đối kháng của chế phẩm giảm không đáng kể (ĐK vòng ức
chế đạt 24,6 mm).
3.3.4.2. Đánh giá hoạt lực đối kháng R. solanacearum của chế phẩm HX
3.4. Đánh giá hiệu quả của chế phẩm HX trên cây ớt và lạc
Hình 3.29. Nhãn bao bì
chế phẩm vi sinh HX
phòng bệnh héo xanh lạc và ớt
Hình 3.31. Hoạt lực đối kháng
R. solanacearum của chế phẩm vi sinh HX
sau 6 tháng bảo quản
19
3.4.1. Hiệu quả của chế phẩm HX trên ớt và lạc ở thí nghiệm ngoài đồng
ruộng
3.4.1.1. Hiệu quả của chế phẩm HX trên cây ớt ở thí nghiệm ngoài đồng
Kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu quả của chế phẩm HX trên cây ớt tại
đồng ruộng xã Tráng Việt, Mê Linh, Hà Nội cho thấy, tỉ lệ bệnh héo xanh
trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển cây ớt (giai đoạn cây con; giai đoạn
nụ - hoa - quả non) ở CT1 (không bổ sung chế phẩm HX) là 16,6%, trong khi
đó tỉ lệ này ở CT2 (bổ sung chế phẩm HX) là 3,3%, giảm 80,12% so với CT1.
Chiều cao cây ở CT1 có xu hướng thấp hơn cây ở CT2; năng suất ớt ở lô 2 (bổ
sung chế phẩm HX) đạt 23,29 tấn/ha tăng 19,74% so với lô 1 (đối chứng) chỉ
đạt 19,35 tấn/ha, nguyên nhân có thể do: i) số cây ớt bị chết do bệnh héo xanh ở
CT 2 ít hơn CT1; ii) chủng vi khuẩn trong chế phẩm HX một phần đã kích thích
cây ớt sinh trưởng và phát triển nên cũng tạo khả năng kháng bệnh và góp phần
tăng năng suất tốt hơn. Kết quả này đã minh chứng cho hiệu quả phòng bệnh
héo xanh cây ớt của chế phẩm HX trên đồng ruộng.
3.4.1.2. Hiệu quả của chế phẩm HX trên cây lạc ở thí nghiệm ngoài đồng
Tương tự thí nghiệm trên cây ớt, kết quả thí nghiệm đánh giá hiệu quả của
chế phẩm HX trên cây lạc tại đồng ruộng xã Hòa Nam, ng Hòa, Hà Nội cho
thấy, khi bổ sung chế phẩm HX (CT2) thì tỉ lệ bệnh héo xanh đã giảm 78,9%
so với công thức CT1 (không bổ sung chế phẩm). Năng suất lạc ở công thức thí
nghiệm CT2 (có bổ sung chế phẩm HX) tăng 12,19% so với công thức CT1.
Kết quả này là do: i) số cây lạc bị chết do bệnh héo xanh ở CT2 ít hơn CT1; ii)
chủng vi khuẩn trong chế phẩm đã kích thích cây lạc sinh trưởng và phát triển
tốt hơn, nhờ đó mà năng suất cũng cao hơn. Điều này cho thấy chế phẩm đã có
hiệu quả cao trong phòng trừ bệnh héo xanh lạc do vi khuẩn R. solanacearum
gây ra.
20
3.4.2. Hiệu quả của chế phẩm HX trên cây ớt và lạc ở mô hình ngoài đồng
ruộng
3.4.2.1. Hiệu quả của chế phẩm HX trên mô hình cây ớt ngoài đồng
Vụ Đông Xuân 2014, chúng tôi đã tiến hành xây dựng mô hình đánh giá hiệu
quả của chế phẩm HX ngoài đồng ruộng tại xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội.
Bảng 3.41: Hiệu quả phòng trừ bệnh héo xanh do VK hại ớt của chế phẩm HX
(x Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội, vụ Đông Xuân 2014)
TT
CT thí nghiệm
Tỉ lệ bệnh héo xanh (%) Giảm tỉ
lệ bệnh
so với
đối
chứng
(%)
Giai
đoạn
cây
con
Giai
đoạn nụ
- hoa -
quả non
Giai
đoạn
trước
thu
hoạch
Trong
cả thời
kỳ phát
triển của
cây
1 CT1: Đối chứng 8,3 5,0 3,4 16,7 -
2 CT2: Bổ sung chế
phẩm vi sinh HX
1,7 0,0 0,0 1,7 89,82
Số liệu ở bảng 3.41 cho thấy, khi bổ sung chế phẩm HX thì tỉ lệ bệnh héo
xanh đã giảm 89,82% so với đối chứng. Đây là kết quả rất tốt, trong khi đó các
sản phẩm tương tự chỉ có khả năng hạn chế bệnh héo xanh cà chua dưới 50%.
Bảng 3.42. Hiệu quả của chế phẩm HX đến sinh trưởng và phát triển của cây ớt
(giống ớt cay Hàn Quốc)(tại Tiền Phong, Mê Linh, HN, vụ
Đông Xuân 2014)
Hình 3.33. Thí nghiệm đánh gía hiệu quả chế phẩm HX
trên lạc ngoài đồng ruộng
(xã Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội, Vụ Hè Thu 2013)
THÍ NGHIỆM ĐỐI CH NG
MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CỦA CHẾ PHẨM VI SINH TRÊN
CÂY ỚT, Mê Linh, 4/ 2014
Hình 3.34. Mô hình đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh HX trên cây ớt
tại x Tiền Phong, Mê Linh, vụ Đông Xuân, 2014
21
TT
Công thức thí
nghiệm
Chiều cao
cây (cm)
Năng suất
quả tươi
(tấn/ha)
Năng suất tăng
so với đối
chứng (%)
1 CT1: Đối chứng 59,16 18,55 -
2 CT2: Bổ sung chế
phẩm vi sinh HX
60,57 22,19 19,62
Số liệu ở bảng 3.42 cho thấy, năng suất ớt ở CT2 (bổ sung chế phẩm HX)
tăng 19,62% so với CT1 (đối chứng). Tương tự như phần thí nghiệm ngoài
đồng ruộng, đạt được kết quả này là do: i) số cây ớt bị chết do bệnh héo xanh ở
CT2 ít hơn công thức CT1; ii) chủng vi khuẩn trong chế phẩm HX đã kích
thích cây ớt sinh trưởng và cho năng suất cao hơn.
Bảng 3.43: Đánh giá hiệu quả kinh tế của chế phẩm HX trong mô hình ớt
(xã Tiền Phong, Mê Linh, Hà Nội, vụ Đông Xuân 2014)
Đơn vị: 1000 đ/ha
Lô thí
nghiệm
Năng
suất
(tấn/
ha)
Chi phí
phân bón +
công phát
sinh*
Tổng
chi
Tổng thu
Lợi
nhuận
Lợi nhuận từ
sử dụng chế
phẩm HX so
với đối chứng
CT1: Đối
chứng
18,55 28,800.0 31,300.0 148,400.0 117,100.0 -
CT2: Chế
phẩm HX
22,19 30,600.0 33,100.0 177,520.0 144,420.0 27,320.0
Ghi chú: *: Công phát sinh: công xử lý chế phẩm vi sinh; 3 công/ha; 100.000 đ/công); Giá
bán ớt: 8.000 đ/kg; Chi phí ớt giống: 6.000.000 đ/kg x 0,25 kg/ha = 1.500.000 đ/ha; Chi
phí chế phẩm vi sinh: 30.000 đ/kg x 50 kg/ha = 1.500.000 đ/ha; Chi phí phân khoáng và
phân chuồng cho lô ĐC và thí nghiệm: (280kg Urê, 300 kg super lân,400 kg kali clorua,
20 t n phân gà) = (10.000 đ/kg x 280 kg/ha) + (4.000 đ/kg x 300 kg/ha) + (12.000 đ/kg x
400 kg/ha)+ (1.000 đ/kg x 20.000 kg) = 28.800.000đ; Chi phí thuốc BVTV để phòng chống
sâu bệnh: 1.000.000 đ/ha.
Kết quả bảng 3.43 cho thấy, lãi thuần khi sử dụng chế phẩm HX đã tăng
27,300,000.0 đồng/ha so với lô đối chứng. Điều này cho thấy khi sử dụng chế
phẩm HX để phòng trừ bệnh HXVK thì hiệu quả kinh tế cao hơn so với không
sử dụng. Bên cạnh đó còn có lợi ích từ việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do
không sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật.
3.4.2.2. Hiệu quả của chế phẩm HX trên mô hình cây lạc ngoài đồng ruộng
22
Mô hình được thiết kế trên diện tích 10,000 m2, chia thành 2 công thức thí
nghiệm (công thức đối chứng - CT1 - trồng theo quy trình bón phân của
khuyến nông địa phương; Công thức thí nghiệm - CT2 - trồng theo quy trình
bón phân của khuyến nông có bổ sung chế phẩm vi sinh HX đối kháng bệnh
héo xanh lạc). Mô hình được thực hiện tại xã Hải Nhân, Huyện Tĩnh Gia, Tỉnh
Thanh Hóa. Kết quả thể hiện ở bảng 3.44.
Bảng 3.44: Hiệu quả phòng trừ bệnh HXVK của chế phẩm vi sinh HX trên cây
lạc - giống L14 (Tĩnh Gia, Thanh Hóa, vụ Hè Thu, 2013)
TT
CT thí
nghiệm
Tỷ lệ bệnh héo xanh (%)
Giảm tỷ lệ
bệnh so
với đối
chứng (%)
Giai
đoạn
cây
con
Giai
đoạn nụ
- hoa -
quả non
Giai
đoạn
trước
thu
hoạch
Trong
cả thời
kỳ phát
triển
của cây
1 CT1: Đối
chứng
2,25 11,25 3,00 16,50 -
2 CT2: Bổ
sung chế
phẩm HX
0,00 1,50 0,25 1,75 89,39
Số liệu ở bảng 3.44 cho thấy: Tỉ lệ bệnh héo xanh ở công thức CT1 cao
nhất vào giai đoạn ra nụ - hoa – quả non (11,25%), sau đó đến giai đoạn trước
thu hoạch (3,0%). Trong khi đó ở công thức CT2 (bổ sung chế phẩm HX) thì tỉ
lệ bệnh chỉ dao động trong khoảng 0,25-1,50% trong cả thời kỳ phát triển của
cây. Như vậy, khi bổ sung chế phẩm vi sinh HX thì tỉ lệ bệnh héo xanh cây lạc
đã giảm so với đối chứng là 89,39%.
Trong khi đó các sản phẩm tương tự chỉ hạn chế bệnh héo xanh khoảng 42-
60% trên cà chua và lạc (Lê Như Kiểu và cs, 2004; Đoàn Thị Thanh và cs,
2008; Lê Thị Thanh Thủy và cs, 2009).
Bảng 3.45: Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh HX đến sinh trưởng, phát triển và
năng su t lạc- giống L14 tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa,vụ Đông Xuân 2013
TT
Công thức
Chiều cao
cây (cm)
Năng suất
thực thu*
(tạ/ha)
Năng suất
tăng so với
đối chứng (%)
1 CT1: Không
nhiễm chế phẩm
38,14 20,26 -
23
2 CT2: Nhiễm chế
phẩm vi sinh HX
39,87 24,18 19,35
Số liệu bảng 3.45 cho thấy, công thức CT2 có bổ sung chế phẩm HX đã
làm tăng năng suất lạc 19,35% so với công thức đối chứng, kết quả này là do
công thức thí nghiệm được xử lý chế phẩm vi sinh đối kháng nên số cây lạc bị
chết do bệnh héo xanh ít hơn so với lô đối chứng.
Như vậy, kết quả mô hình ngoài đồng ruộng cho th y, chế phẩm vi sinh
HX đ làm giảm 89,39% cây lạc bị bệnh héo xanh, năng su t lạc tăng 19,35%
so với trồng bình thường như người dân (không có chế phẩm).
Bảng 3.46: Hiệu quả kinh tế của mô hình lạc khi bón chế phẩm vi sinh HX tại
Thanh Hóa, vụ Đông Xuân 2014
Đơn vị: 1.000 đồng
Công
thức thí
nghiệm
Năng
suất
(tấn/ha)
Chi phí
*
Tổng
chi
Tổng
thu
Lợi
nhuận
Lợi
nhuận so
với đối
chứng
CT1: Đối
chứng
20.26 3,638.0 18,738.0 38,494.0 19,756.0 -
CT2: Bổ
sung chế
phẩm HX
24.18 4,938.0 20,038.0 45,942.0 25,904.0 6,168.0
Ghi chú: *: Công phát sinh: công xử lý chế phẩm vi sinh; 3 công/ha; 100.000 đ/công;
Giá bán lạc: 19.000đ/kg; Chi phí lạc giống: 21.000đ/kg x 200 kg/ha = 4.200.000 đ/ha;
Chi phí chế phẩm vi sinh: 20.000 đ/kg x 50 kg/ha = 1.000.000 đ/ha; Chi phí phân
Hình 3.34. Mô hình đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh HX
trên cây lạc tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa, vụ Đông Xuân 2014
24
khoáng cho lô ĐC và thí nghiệm: (55 kg Urê, 472 kg super lân, 100 kg kali clorua) =
(10.000 đ/kg x 55 kg/ha) + (4.000 đ/kg x 472 kg/ha) + (12.000 đ/kg x 100 kg/ha) =
3.638.000; Chi phí vôi: 1000 đ/kg x 400 kg/ha = 400.000; Chi phí thuốc BVTV để
phòng chống sâu bệnh: 500.000 đ/ha; Nilông che phủ: 10.000.000 đ/ha.
Số liệu ở bảng 3.46 cho thấy, lãi thuần khi sử dụng chế phẩm HX đã
tăng 6,168,000.0 đồng/ha so với lô ĐC, ngoài ra còn có lợi ích từ việc giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do không sử dụng thuốc hóa học BVTV.
KẾT LUẬN
1. Đã phân lập được 2 chủng vi khuẩn R. solanacearum (LH3 và YH3) từ
các mẫu đất và cây có khả năng gây bệnh héo xanh cao trên lạc và ớt, chủng
LH3 thuộc biovar 3, chủng YH3 thuộc biovar 1.
2. Tuyển chọn được 2 chủng vi khuẩn B. subtilis ĐKB1 và P. fluorescens
ĐKP1 có khả năng kháng vi khuẩn R. solanacearum (LH3 và YH3) với đường
kính vòng ức chế tương ứng là 15 mm và 16 mm và chúng thuộc loại an toàn
sinh học.
3. Đã tách chiết được kháng sinh Phenazine từ chủng P. fluorescens ĐKP1
và Iturin A từ chủng B. subtilis ĐKB1, cả 2 chất này đều có khả năng ức chế vi
khuẩn R. solanacearm gây bệnh héo xanh lạc và ớt (LH3 và YH3). Và đã xác
định được Phenazine, IturinA và siderophore là một trong số những chất tham
gia vào quá trình đối kháng vi khuẩn R. solanacearum của P. fluorescens
ĐKP1 và B. subtilis ĐKB1.
4. Xác định được điều kiện nhân sinh khối phù hợp của 2 chủng B. subtilis
ĐKB1 và P. fluorescens ĐKP1 là: pH 7,0; nhiệt độ 30 0C; tốc độ khuấy từ 300
đến 350 vòng/phút; lượng cấp khí là 0,75 lít không khí/lít môi trường/phút; thời
gian nhân sinh khối 30 đến 36 giờ tùy thuộc từng chủng vi khuẩn; tỷ lệ giống
cấp 2 bổ sung cho nhân sinh khối là 1,0%; môi trường nhân sinh khối là môi
trường cải tiến SX3.
5. Xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh HX phòng chống
bệnh héo xanh ớt, lạc với chất mang là: than bùn bổ sung 5% rỉ đường và 1%
bột vỏ tôm cua.
6. Chế phẩm HX đã làm giảm 89,82% bệnh héo xanh, năng suất tăng
19,62%, lãi thuần tăng 27,300,000.0 đồng/ha so với đối chứng ở mô hình cây
25
ớt. Và giảm 89,39% bệnh héo xanh, năng suất tăng 19,35%, lãi thuần tăng
6,168,000.0 đồng/ha so với đối chứng ở mô hình cây lạc.
KIẾN NGHỊ
Hiệu quả của chế phẩm vi sinh HX trong phòng chống bệnh héo xanh vi
khuẩn trên cây lạc, ớt đã được thử nghiệm và kết quả rất khả quan, được người
sử dụng đánh giá cao. Vì vậy, chúng tôi kiến nghị chế phẩm vi sinh HX được
khảo nghiệm diện rộng và đăng ký là tiến bộ kỹ thuật.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Le Thi Thanh Thuy, Le Nhu Kieu, Tran Quang Minh, Tran Thi Lua (2009),
“Research and Application of Antagonistic Bacteria to Control Bacterial Wilt
Disease of Groundnut”, Proceedings 2ND INTERNATIONAL MEETING FOR
DEVELOPMENT OF IPM IN ASIA AND AFRICA, 8th – 10th December 2008,
Development of Integrated Pest Management in Asia and Africa, pp.319-330.
2. Le Nhu Kieu and Le Thi Thanh Thuy (2009), “Preparation and Application
of Biofertilizer in Biological Control of Plant Disease”, Proceedings 2ND
INTERNATIONAL MEETING FOR DEVELOPMENT OF IPM IN ASIA AND
AFRICA, 8th – 10th December 2008, Development of Integrated Pest
Management in Asia and Africa, pp. 305-316.
3. Lê Thị Thanh Thủy, Lê Như Kiểu, Nguyễn Văn Huân, Trần Thị Lụa, Trần
Quang Minh (2009), “Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất chế phẩm vi
sinh phòng trừ bệnh héo xanh lạc và vừng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Nông nghiệp Việt Nam, số 02(11), 2009, tr. 82-87.
4. Lê Như Kiểu, Lê Thị Thanh Thủy, Trần Quang Minh, Nguyễn Thị Kim
Thoa, Trần Thị Lụa, Nguyễn Văn Huân (2009), “Ảnh hưởng của chế phẩm vi
sinh đối kháng tới bệnh héo xanh và năng suất lạc, vừng trong nhà lưới và
ngoài đồng ruộng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, số
02(11),2009, tr. 54-60.
5. Lê Như Kiểu, Trần Quang Minh, Lê Thị Thanh Thủy, Nguyễn Văn Huân
(2010), “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đối kháng Ralstonia solanacearum
gây bệnh héo xanh lạc và vừng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 48, số 3,
2010, tr. 33-41.
6. Le Thi Thanh Thuy, Le Nhu Kieu (2012), “Selection of mix of strains of
potential antagonistic bacteria for control of bacterial wilt of pepper and
groundnut”, Journal of Vietnam Agricultural Science and Technology, Eng.
2012,Vol. 1, No 1, pp. 73-78.
7. Lê Thị Thanh Thủy, Lê Như Kiểu, Nguyễn Phương Nhuệ, Lại Thúy Hiền
(2013), “Đặc điểm phân loại và khả năng đối kháng vi khuẩn gây bệnh héo
26
xanh Ralstonia solanacearum của 2 chủng Bacillus ĐKB1 và Pseudomonas
ĐKP1 phân lập từ đất trồng đậu”, Proceeding “Hội nghị khoa học Công nghệ
sinh học toàn quốc 2013”, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tr. 573-577.
8. Lê Thị Thanh Thủy, Lê Như Kiểu (2014), “Sản xuất và đánh giá hiệu quả chế
phẩm vi sinh phòng trị bệnh héo xanh lạc tại ng Hòa, Hà Nội”, Hội thảo
quốc gia bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 13, NXB nông nghiệp, tr.96- 101.
9. Lê Thị Thanh Thủy, Lê Như Kiểu (2014), “Tiềm năng của việc ứng dụng chế
phẩm vi sinh trong phòng chống bệnh héo xanh cây trồng tại miền Bắc Việt
Nam”, Tạp chí NN&PTNT, 11-2014, tr. 113-119.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ttla_ncs_le_thi_thanh_thuy_7182.pdf