[Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu về sự mưu cầu một cuộc sống có ý nghĩa trong các tác phẩm chọn lọc của Toni Morrison

Trên cơ sở các kết quả và kết luận của nghiên cứu, các kiến nghị sau được đề xuất: 1. Các nhà quản lí giáo dục có thể sử dụng kết quả nghiên cứu như tài liệu tham khảo khi họ xây dựng các chương trình, dự án, chính sách trong các cơ sở giáo dục để chắc chắn rằng nội dung về mưu cầu một cuộc sống có ý nghĩa được đưa vào chương trình giảng dạy và thiết kế các hoạt động trong chương trình học của sinh viên sẽ mang lại hiệu quả cho tất cả mọi người. 2. Việc các chuyên gia sử dụng kết quả nghiên cứu này trong công việc của họ để tổ chức các hoạt động khuyến khích mọi người thuộc các độ tuổi khác nhau, tầng lớp khác nhau sống một cuộc sống có ý nghĩa, có mục đích. 3. Các nhà sản xuất truyền thông phát triển chiến lược áp dụng kết hợp các thông điệp giáo dục về một cuộc sống gia đình có ý nghĩa vào các bộ phim truyền hình hoặc các chương trình truyền thông trên TV và các phương tiện truyền thông khác có thể thay đổi thái độ văn hóa, qui tắc ứng xử, điều đó mang lại lợi ích cho khan giả. 4. Các giảng viên giảng dạy Văn học có thể sử dụng nghiên cứu này như một tài liệu tham khảo trong học phần Văn học, đặc biệt là tài liệu, tiêu chí, các đường hướng, phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu, dạy cho sinh viên biết trân trọng các giá trị, biết nhìn nhận đánh giá triết lí cuộc sống nào đáng học và đáng sống theo.

pdf23 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Nghiên cứu về sự mưu cầu một cuộc sống có ý nghĩa trong các tác phẩm chọn lọc của Toni Morrison, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC TỔNG HỢP BATANGAS Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hòa Philippin NCS. VŨ THỊ QUỲNH DUNG NGHIÊN CỨU VỀ SỰ MƯU CẦU MỘT CUỘC SỐNG CÓ Ý NGHĨA TRONG CÁC TÁC PHẨM CHỌN LỌC CỦA TONI MORRISON Chuyên ngành: Ngôn ngữ và Văn học Anh TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC ANH THÁI NGUYÊN, 2014 2 Chương trình được thực hiện tại: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Maria Luisa A. Valdez Phản biện 1: .......................................................................... Phản biện 2: .......................................................................... Phản biện 3: .......................................................................... Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp đại học họp tại: .................................................................................. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014 Có thể tìm luận án tại: Thư viện quốc gia Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế Thư viện trường đại học tổng hợp Batangas, Philippin. 3 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Vũ Thị Quỳnh Dung, Tình mẫu tử của người mẹ da đen trong tác phẩm “Người yêu dấu” của Toni Morison, Tạp chí Khoa học Công nghệ số 27, 10/2013, tr 57-61. (ISSN 1859 - 3968) 1 Mưu cầu một cuộc sống có ý nghĩa là mục tiêu quan trọng cơ bản nhất của bất cứ cá thể nào trên trái đất. Ý nghĩa của cuộc sống có công thức cụ thể nào hay không hay con người phải làm gì để có một cuộc sống có ý nghĩa là những câu hỏi thực sự phức tạp. Câu trả lời phụ thuộc và nền tảng văn hóa và ý thức hệ khác nhau. Mỗi người có một quan điểm khác nhau về một cuộc sống có ý nghĩa. Nhưng nhìn chung, nếu cuộc sống của một ai đó có đủ các yếu tố sau thì cuộc sống của người đó sẽ có ý nghĩa. Đó là : có niềm tin và Chúa, có một công việc có ý nghĩa, có những người bạn tâm giao, và có sự cống hiến tích cực cho xã hội. Năm yếu tố này không tồn tại độc lập mà luôn kết hợp, hỗ trợ cho nhau để làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa. Đối với phụ nữ, một phần của cuộc sống có ý nghĩa khởi nguồn từ sự giải phóng trong cuộc sống của họ. Trên toàn thế giới, các chính phủ đã cam kết để mang lại sự bình đẳng chon nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên ở nhiều nước phát triển, phụ nữ vẫn phải chấp nhận mức lương thấp hơn ở nơi làm việc, bị quấy rối tình dục, sự áp đảo của nam giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, và các lĩnh vực khác. Tương tự như vậy, vị thế của người phụ nữ Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều từ khi thành lập nước năm 1945. Phụ nữ đã được tôn trọng hơn cả trong gia đình và ngoài xã hội. nhưng nhiều vùng trên cả nước phụ nữ luôn là nạn nhân của những phân biệt, định kiến, bạo lực. Đó cũng là lí do tại sao hành trình đi tìm một cuộc sống có ý nghĩa của phụ nữ Việt dường như dài vô tận. 2 Trong số các nhà văn viết về cuốc sống của phụ nữ, Toni Morrison là một nhà văn nổi tiếng với các tác tiểu thuyết về cuộc sống đa chiều và phức tạp của phụ nữ da màu trong cộng đồng của họ. Những thông điệp gửi gắm trong tác phẩm của bà là một trong những động cơ giúp cho sinh viên Việt Nam nhìn nhận lại cuộc sống và các giá trị của chính mình. Với những lí do trên đề tài “Nghiên cứu về sự mưu cầu một cuộc sống có ý nghĩa trong các tác phẩm chọn lọc của Toni Morison” được tiến hành nghiên cứu. Cấu trúc đề tài gồm 5 chương 3 CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu tập trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: 1. Trong các tác phẩm chọn lọc của Toni Morrson, nỗi thống khổ của người phụ nữ da màu được phản ánh như thế nào trên các phương diện: 1.1. phân biệt chủng tộc; 1.2. phân biệt giới tính; 1.3. bị bỏ rơi về mặt tình cảm; và 1.4. các nỗi khổ cực khác của phụ nữ? 2. Sức mạnh và động cơ phản kháng của phụ nữ được thể hiện như thế nào qua các yếu tố: 2.1. tình mẫu tử; 2.2. mối quan hệ vợ chồng; 2.3. sự tự do và bình đẳng; và 2.4. bản ngã? 3. Tính chất phản kháng của những người phụ nữ trong các tiểu thuyết đối với các hình thức bạo lực được thể hiện như thế nào? 4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với giáo dục sinh viên Việt nam về một cuộc sống gia đình có ý nghĩa là gì? 4 1.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu Luận án tập trung phân tích những nhận thức sâu sắc trong việc mưu cầu một cuộc sống có ý nghĩa trong hai tác phẩm Song of Solomon và Tar Baby của Toni Morrison, chỉ ra những ý nghĩa quan trọng của vấn đề nghiên cứu đối với giáo dục sinh viên Việt Nam về một cuộc sống gia đình có ý nghĩa. Đồng thời nghiên cứu cũng cố gắng phân tích những nỗi khổ cực của người phụ nữ da màu dưới các góc độ về phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng giới tính, bị bỏ rơi về tình cảm, và các nỗi khổ của người phụ nữ; nguồn sức mạnh và động cơ phản kháng thể hiện trong tình mẫu tử, tình vợ chồng, sự tự do, bình đẳng và tính bản ngã; tính chất của sự phản kháng đối với các hình thức bạo lực khác nhau. Hai tác phẩm Song of Solomon và Tar Baby của Toni Morrison được chọn là tại liệu chính để phân tích trong luận án do nội dung của chúng bao hàm các vấn đề được đặt ra trong nghiên cứu và chúng vẫn chưa được phân tích sâu sắc bởi các nhà phê bình văn học như các tác phẩm nổi tiếng khác của Morrison như Beloved, The Bluest Eyes, Sula, A Mercy, Peeny Butter Fudge. 1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Đối với các nhà quản lý giáo dục: Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục có thể đưa nội dung giáo dục về một cuộc sống gia đình có ý nghĩa vào chương trình giảng dạy. Thiết kế các hoạt động trong chương trình chính khóa để giáo dục cho học sinh, sinh viên về một cuộc sống gia đình có ý nghĩa cho tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch. 5 Đối với các chuyên gia: Nghiên cứu có thể gợi mở cho họ hướng nghiên cứu về một cuộc sống gia đình và phong cách sống có ý nghĩa, giảm bớt các áp lực không cần thiết, tập trung hơn vào các yếu tố quan trọng của cuộc sống: sức khỏe, các mối quan hệ, niềm đam mê, sự trưởng thành và sự cống hiến. Đối với truyền thông: Nghiên cứu có thể gợi mở cho giới truyền thông giới thiệu, quảng bá các chương trình giáo dục mang tính giải trí trên các phương tiện truyền thông để làm thay đổi thái độ, nhận thức, qui tắc mang tính văn hóa có lợi cho khán giả . Đối với các giảng viên giảng dạy Văn học: Nghiên cứu giúp ích cho họ trong việc xem xét sử dụng các lí thuyết và đường hướng phân tích văn học phù hợp. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng mang lại cho họ cơ hội tiếp cận với các khái niệm về một cuộc sống gia đình có ý nghĩa trong các bài giảng của mình để mở mang tri thức và tình cảm của sinh viên về ý nghĩa của cuộc sống như là một vấn đề triết học, những vấn đề được phân tích từ các tác phẩm chọn lọc. Đối với sinh viên chuyên ngành Văn học: nghiên cứu của luận án có thể làm nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Ngữ văn trong chuyên đề Văn học Mỹ đương đại, nó không chỉ mang lại cho sinh viên một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về việc mưu cầu một cuộc sống gia đình có ý nghĩa thông qua cuộc đời và những trải nghiệm của tác giả và các nhân vật trong các tác phẩm được chọn. Nghiên cứu còn giúp cho sinh viên nhận ra giá trị chân thật của cuộc sống. 6 Đối với cộng đồng: Nghiên cứu sẽ làm cho cộng đồng hiểu thêm rằng cuộc sống không bao giờ là trở nên tồi tệ bởi hoàn cảnh mà tồi tệ bởi mất ý nghĩa và mục đích, bởi đối với hầu hết mọi người, cảm giác hạnh phúc và tìm thấy cuộc sống có ý nghĩa đều quan trọng và cả hai có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các nhà nghiên cứu khác: Mỗi vấn đề trong nội dung nghiên cứu đều có thể đề xuất làm định hướng nghiên cứu cho các công trình tiếp theo ở mức độ sâu, rộng hơn. Luận án cũng mở ra hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn hướng đến một cuộc sống có ý nghĩa, có mục đích cho giới trẻ Việt Nam. 7 CHƯƠNG II CÁC TÀI LIỆU VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Phần này trình bày một số tài liệu có liên quan đến nghiên cứu. 2.1. Các khái niệm Bốn khái niệm được sử dụng phục vụ nghiên cứu bao gồm: Văn học và Triết học; Cuộc sống gia đình có ý nghĩa ở Việt Nam; Đường hướng triết học và xã hội học trong phê bình văn học; và Toni Morrison và các tác phẩm nổi bật. 2.2. Các nghiên cứu liên quan Phần này trình bày các nghiên cứu đã và chưa xuất bản liên quan đến nghiên cứu. 2.3. Đánh giá tổng hợp các nghiên cứu liên quan Phần này đánh giá các khái niệm phục vụ trực tiếp cho nghiên cứu, và sự giống nhau, khác nhau của các công trình đã nghiên cứu với luận án. 2.4. Các lí thuyết làm cơ sở lí luận Phần này trình bày các lí thuyết mà dựa vào đó nghiên cứu được tiến hành. Tiếp theo đó là sơ đồ nghiên cứu của luận án. 2.5. Định nghĩa các thuật ngữ Phần này trình bày định nghĩa các thuật ngữ được sử dụng trong luận án giúp cho việc hiểu các thuật ngữ được rõ ràng hơn: các thuật ngữ bao gồm: bỏ rơi về tình cảm, bất bình đẳng giới tính, cuộc 8 sống gia đình có ý nghĩa, phân biệt chủng tộc, bản ngã, phụ nữ trên thế giới và nỗi khổ cực của phụ nữ. 9 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này trình bày phương pháp ngiên cứu trên các phương diện thiết kế nghiên cứu và xử lí tài liệu. 3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp định tính trong việc phân tích nội dung liên quan đến sự mưu cầu một cuộc sống có ý nghĩa được thể hiện trong các tác phẩm được chọn. Phân tích nội dung cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. Đây là một thủ pháp mang tính chất hệ thống trong việc phân tích và xử lí nội dung. Sự phân tích tập trung vào nội dung và hình thức thể hiện của các tác phẩm được chọn của Toni Morison; thu thập, phân loại thông tin theo các khái niệm, các phạm trù, loại bỏ hoặc tạo ra các nhóm mới hoặc các đề mục chi tiết hơn; liên kết hoặc kết hợp các khái niệm, chọn lọc các chi tiết quan trọng, sắp xếp các ý; tìm ra các ý tưởng mới từ các nội dung nghiên cứu; viết báo cáo thu hoạch. Với suy nghĩ là văn học cũng là một kênh để các nhà văn truyền tải các triết lí về một cuộc sống có ý nghĩa, các đường hướng phê bình văn học bao gồm các đường hướng xã hội học và triết học cũng được sử dụng trong nghiên cứu này. 3.2. Xử lí tài liệu Các tiêu chí để xử lí tài liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm: tiếp cận về mặt ngôn ngữ, tiếp cận về văn học, tiếp cận về văn hóa, và tiếp cận về chất lượng tác phẩm. 10 Để phân tích nội hàm và ngoại hàm các tác phẩm được chọn, các trích dẫn từ nguồn hai tác phẩm chính được lựa chọn và phân tích một cách cẩn trọng. Để thông tin trích dẫn từ các tác phẩm phù hợp với lí thuyết được sử dụng trong nghiên cứu, việc mã hóa và phân loại thông tin trích dẫn cũng được tiến hành. Các phạm trù được sử dụng như các đơn vị để mã hóa bao gồm: các biểu hiện của nỗi khổ của phụ nữ da màu; sức mạnh và động cơ của sự phản kháng của người phụ nữ; tính chất phản kháng của người phụ nữ với các hình thức bạo lực; ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu với việc giáo dục về một cuộc sống gia đình có ý nghĩa với sinh viên Việt Nam. Các trích dẫn trực tiếp phù hợp với các lí thuyết được sử dụng như tài liệu chính để bàn luận. Các đoạn trích này được dùng làm minh chứng cho cơ sở lí luận của nghiên cứu. 11 CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN Nội dung của chương này trả lời cho các vấn đề nghiên cứu đã đặt ra: 4.1. Các biểu hiện của nỗi khổ cực của người phụ nữ da màu trong các tiểu thuyết được chọn của Toni Morrison 4.1.1. Sự phân biệt chủng tộc Các tác phẩm đã phản ánh cuộc sống vất vả của người phụ nữ da màu. Các yếu tố ngoại cảnh bao gồm bạo lực, thái độ khinh miệt, sự đối xử thô bạo bởi người da trắng hoặc thậm chí bởi chính đồng loại của họ. Những người phụ nữ này còn chịu áp lực từ chính bản thân họ khi họ cảm thấy ghét bỏ chính vẻ bề ngoài của mình và mong ước được trở thành người phụ nữ da trắng. 4.1.2. Bất bình đẳng về giới tính Nghiên cứu đã chỉ ra rằng người phụ nữ trong các tác phẩm chịu nhiều áp lực chính từ các chuẩn mực của xã hội phụ quyền đặt ra cho người phụ nữ về vai trò trong gia đình, trong hôn nhân và trong các mối quan hệ với người khác giới. Xã hội đã đặt lên vai họ gánh nặng trách nhiệm về sinh con đẻ cái, về công việc nội trợ. Thế giới của họ bị bó hẹp trong gia đình. Những chuẩn mực này đã coi những người phụ nữ thuộc hàng thứ yếu. Chúng làm tổn thương người phụ nữ trong các tác phẩm cả về thể chất và tình cảm. 12 4.1.3. Sự bỏ rơi về mặt tình cảm Đây là một trong các yếu tố nổi bật trong các nỗi khổ của người phụ nữ da màu trong các tác phẩm của Morrison. Bà đã mô tả các hoàn cảnh bị bỏ rơi của người phụ nữ da màu làm cho họ khốn khổ. Trong thế giới đó, nam giới chủ động trong các mối quan hệ. Khi họ chán, bằng mọi cách họ rũ bỏ người phụ nữ, và nạn nhân của những mối quan hệ đó bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. 4.1.4. Những nỗi khổ của phụ nữ Những người phụ nữ trong các tác phẩm chịu đựng trăm nghìn nỗi khổ trong đời, từ bạo lực gia đình, đến sự nghi ngờ, ghẻ lạnh của những người thân và cộng đồng. Họ bị đánh đập, thậm chí bị chồng giết chết. Bạn đời nghi ngờ họ về sự chung thủy. Những cố gắng của họ để làm hài lòng những ông chồng đều không được đánh giá đúng mức. Những câu chuyện họ nói đều bị đem ra làm trò cười hoặc bị bêu riếu. Họ không thể có một cuộc sống bình thường bởi họ vừa là phụ nữ, vừa là da màu trong xã hội phụ quyền của người da trắng. 4.2. Sức mạnh và động cơ thúc đẩy người phụ nữ phản kháng 4.2.1. Sức mạnh của tình mẫu tử Những người mẹ trong các tác phẩm thể hiện tình yêu thương vô điều kiện của họ bằng nhiều hình thức khác nhau. Họ có thể chịu đựng bạo lực của người chồng, từ những định kiến của xã hội từ khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ. Họ chấp nhận cả đời làm nô lệ miễn sao đứa con yêu của họ được học hành tử tế. Tình yêu của họ dành cho đứa con là rõ ràng nhưng không ai được ghét bỏ nó. Nếu 13 họ làm vậy sẽ tổn thương người mẹ. Tình yêu thương vô bờ bến đó là nguồn động lực để người mẹ phản kháng bảo vệ đứa con của mình không bị làm hại. 4.2.2. Sức mạnh của tình chồng vợ Tình vợ chồng cũng là một động lực mạnh mẽ dẫn đến những hành động phản kháng trong hai tác phẩm được chọn. Bị bỏ mặc, họ cố gắng mọi cách để giành lại tình yêu thương của chồng, từ việc cho anh ta uống thuốc bùa, đến việc tự làm đẹp mình để hấp dẫn anh ta, hoặc thậm chí là tìm cách giết anh ta. Tiếng gọi tình yêu đã làm cho một cô gái thành thị hiện đại theo người đàn ông trở về một nơi điển hình của người da màu với những giá trị cổ hủ. Vì anh ta mà cô gái đã cố gắng xoay sở giữa thành phố New York để kiếm tiền trả cho việc học hành của anh ta. Những người phụ nữ này đã hết sức cố gắng để bảo vệ tình cảm vợ chồng của mình. 4.2.3. Động lực về tự do và bình đẳng Những người phụ nữ trong các tác phẩm này tìm kiếm sự tự do và bình đẳng trong hoàn cảnh bị áp bức và bạo lực. Là phụ nữ trong thế giới của người da trắng, họ chịu hai tầng áp bức. Người da trắng miệt thị họ và nam giới đối xử thô bạo với họ cả ở nhà và ở nơi làm việc. Họ bị coi là những cá thể phụ thuộc và ngoài lề của xã hội. Họ phải chịu đựng bạo lực cả về thể xác và tinh thần. Đó chính là các động cơ thúc đẩy họ vùng lên giành tự do và bình đẳng. 4.2.4. Động cơ về tính bản ngã Sự tìm kiếm cái tôi của mình được thể hiện rất rõ trong các tác phẩm được chọn. Hai người phụ nữ điển hình cho sự phản kháng 14 để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?” chính là Pilate và Jadine. Trong thế giới phân việt chủng tộc của tác phẩm, người phụ nữ vùng lên để bảo vệ nguồn gốc da màu của mình, có một cuộc sống độc lập. họ không bị phụ thuộc vào những phát minh hiện đại như gas, điện, điện thoại. Trong khi đó, Jadine luôn cố gắng giữ bản sắc của người da màu trong xã hội da trắng, và là chính cô ấy trong xã hội da màu. Sự khắc nghiệt của cuộc sống không thể dập tắt mà còn thổi bùng ngọn lửa khát khao tìm kiếm bản ngã trong những người phụ nữ đó. 4.3. Tính chất phản kháng đối với các hình thức bạo lực của phụ nữ trên thế giới được phản ánh trong các tác phẩm được chọn Phụ nữ có sự phản kháng khác nhau trong những tình huống bạo lực khác nhau, nhưng ba hình thức phản kháng phổ biến nhất được ghi nhận trong các tác phẩm là ngầm chấp thuận, ôn hòa, và bạo lực. Ở một góc độ khác sự phản kháng bao gồm ba hình thức khác là bằng lời nói, bằng hành động và bằng vũ khí. Ruth thỏa hiệp với sự áp đặt của người chồng, Lena gào khóc, Jadine cãi cọ, còn Hagar trả thù bằng vũ khí. Tùy thuộc và tình huống và tính cách, mỗi người phụ nữ trong tác phẩm có sự lựa chọn phản kháng cho riêng mình. 4.4. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc giáo dục sinh viên Việt Nam về một cuộc sống gia đình có ý nghĩa. Thông qua việc phân tích chuyên sâu về các tác phẩm được chọn của Morrison, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu sinh viên Việt Nam có một cái nhìn bao quát về sự áp bức của người phụ nữ như phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình đặc biệt 15 là xuất phát từ chính gia đình của người phụ nữ, sinh viên sẽ nhận biết được giá trị của cuộc sống hiện tại của họ, và họ sẽ có những thay đổi tích cực trong cuộc sống tương lai. Vì thế, giáo dục cho sinh viên biết về giá trị của một cuộc sống có ý nghĩa và chỉ ra cho họ làm thế nào để đạt được nó là trách nhiệm của các cơ sở giáo dục. Gia đình là trường học đầu tiên của mỗi con người. Gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến hình thành nhân cách của mỗi con người. Nếu mỗi thành viên trong gia đình hoàn thành tốt trách nhiệm của mình thì họ hoàn toàn có thể hoàn thành tốt nghĩa vụ của mình với xã hội. 16 CHƯƠNG V TÓM TẮT, KẾT QUẢ, KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 5.1. Tóm tắt Bằng các phương pháp định tính theo đường hướng triết học và xã hội học để phân tích nội dung của hai tác phẩm Song of Solomon và Tar Baby của nhà văn Toni Morrison, luận án đã nghiên cứu các vấn đề sau: những nỗi khổ cực của người phụ nữ da màu dưới các góc độ về phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng giới tính, bị bỏ rơi về tình cảm, và các nỗi khổ của người phụ nữ; nguồn sức mạnh và động cơ phản kháng thể hiện trong tình mẫu tử, tình vợ chồng, sự tự do, bình đẳng và tính bản ngã; tính chất của sự phản kháng đối với các hình thức bạo lực khác nhau. Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra được ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với việc giáo dục cho sinh viên Việt Nam về cuộc sống gia đình có ý nghĩa. 5.2. Kết quả nghiên cứu 1. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các nhân vật nữ da đen trong các tác phẩm được chọn đều bị đối xử tồi tệ, vô nhân tính, và bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề trong xã hội của người da trắng. Họ là những người bị người da trắng, thậm chí cả đồng loại da đen của họ khinh miệt, ruồng bỏ. Họ không được hưởng chút đặc ân nào về mặt sắc tộc, giới tính và thường cam chịu nhẫn nhục trong im lặng. 2. Để có một cuộc sống có ý nghĩa, người phụ nữ da đen luôn luôn phản kháng trong mọi tình huống. Vẻ bề ngoài thỏa hiệp của họ không vùi dập được nội lực và sức mạnh phản kháng bên 17 trong. Họ vùng lên để chống lại cái gọi là truyền thống đã được thiết lập, các qui tắc văn hóa, và đôi khi cả những điều bị cho là cấm trong xã hội phụ quyền của người da trắng. 3. Luận án cũng cho thấy rằng những người phụ nữ da đen phản kháng bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng lời nói, bằng hành động, bằng vũ khí. Tính chất phản kháng cũng ở các dạng khác nhau, có thể là bạo lực, ôn hòa hoặc ngầm chấp thuận. Bởi những người phụ nữ này đều bị áp bức, bị cư xử như những đồ vật. Sự phản kháng của họ là cách để thể hiện cái bản ngã của mình. Đó vừa là tác nhân nhưng cũng là chủ thể của những hành động nổi dậy của họ. 4. Từ kết quả của nghiên cứu này, sinh viên hiểu sâu sắc hơn về số phận của người phụ nữ da màu trong xã hội phụ quyền của người da trắng. Qua nghiên cứu các thông điệp được gửi gắm bởi một nhà văn nữ da màu, sinh viên sẽ nhận ra rằng cuộc sống hiện tại của họ thật quí giá. Điều này sẽ làm thay đổi cách suy nghĩ và cư xử của họ, thúc đẩy sinh viên tham gia các hoạt động, các chiến dịch đề cao giá trị của một cuộc sống gia đình có ý nghĩa, một cuộc sống không có định kiến, không có bạo lực, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ. 5.3. Kết luận Dựa vào kết quả đã trình bày ở trên, nghiên cứu đưa ra các kết luận như sau: 1. Các tác phẩm được chọn của Morrison đã khắc họa con đường tìm kiếm một cuộc sống đích thực của người phụ nữ da màu đầy khó khăn gian khổ bởi sự chồng chéo của những áp bức về sắc tộc, giới tính, nỗi khổ cực cũng như là bị bỏ rơi. Qua các tác phẩm 18 này, nhà văn muốn vẽ một bức tranh trung thực về cuộc sống của người phụ nữ da màu. 2. Các tác phẩm của Morrison đã làm rõ sức mạnh và động cơ của sự phản kháng của người phụ nữ da màu đối với các hình thức bạo lực khác nhau bắt nguồn từ tình mẫu tử, tình vợ chồng, sự tự do, bình đẳng và bản ngã của chính họ. Họ phản kháng vì muốn bảo vệ những đứa con của mình khỏi những lạm dụng của những người đàn ông trong thế giới phụ quyền. Hơn nữa họ cũng muốn khẳng định bản thân mình, muốn giải phóng họ từ những áp đặt của một xã hội trọng nam. Những động lực ấy đã thôi thúc họ vùng lên không mệt mỏi. 3. Các tác phẩm của Morrison cũng chỉ ra được sự đa dạng phong phú của các hình thức phản kháng chống lại bạo lực của những người phụ nữ da màu, chống lại sự áp bức bất công đối với cuộc sống của họ. Tuy vẫn có những người chấp nhận sống chung với bạo lực, bất công, nhưng phần lớn họ có những phản kháng, có thể là ôn hòa nhưng cũng có thể dữ dội. Mục đích cuối cùng của những phản kháng ấy chính là để có được một cuộc sống có ý nghĩa với chính họ. 4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các vấn đề đã nêu trong tác phẩm của Morrison đối với việc giáo dục cho sinh viên Việt Nam về một cuộc sống gia đình có ý nghĩa là rất thiết thực. Con người sống là phải chiến đấu. Một cuộc sống dễ dàng không hẳn là một cuộc sống có ý nghĩa. Nhận ra bản chất của một cuộc sống có ý nghĩa sẽ tạo thêm động lực để sinh viên Việt Nam phấn đấu có được nó. Vượt qua khó khăn thử thách để đạt được mục tiêu sẽ làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn. 19 5.4. Kiến nghị Trên cơ sở các kết quả và kết luận của nghiên cứu, các kiến nghị sau được đề xuất: 1. Các nhà quản lí giáo dục có thể sử dụng kết quả nghiên cứu như tài liệu tham khảo khi họ xây dựng các chương trình, dự án, chính sách trong các cơ sở giáo dục để chắc chắn rằng nội dung về mưu cầu một cuộc sống có ý nghĩa được đưa vào chương trình giảng dạy và thiết kế các hoạt động trong chương trình học của sinh viên sẽ mang lại hiệu quả cho tất cả mọi người. 2. Việc các chuyên gia sử dụng kết quả nghiên cứu này trong công việc của họ để tổ chức các hoạt động khuyến khích mọi người thuộc các độ tuổi khác nhau, tầng lớp khác nhau sống một cuộc sống có ý nghĩa, có mục đích. 3. Các nhà sản xuất truyền thông phát triển chiến lược áp dụng kết hợp các thông điệp giáo dục về một cuộc sống gia đình có ý nghĩa vào các bộ phim truyền hình hoặc các chương trình truyền thông trên TV và các phương tiện truyền thông khác có thể thay đổi thái độ văn hóa, qui tắc ứng xử, điều đó mang lại lợi ích cho khan giả. 4. Các giảng viên giảng dạy Văn học có thể sử dụng nghiên cứu này như một tài liệu tham khảo trong học phần Văn học, đặc biệt là tài liệu, tiêu chí, các đường hướng, phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu, dạy cho sinh viên biết trân trọng các giá trị, biết nhìn nhận đánh giá triết lí cuộc sống nào đáng học và đáng sống theo. 5. Sinh viên ngành Văn học nhận biết được giá trị của cuộc sống có ý nghĩa sẽ coi văn học là một tác phẩm nghệ thuật khác với 20 các bài khóa thông thường khác ở nội dung và hình thức, làm cho họ trân trọng hơn các tác phẩm văn học cũng như việc phân tích các tác phẩm như một hoạt động học thuật. 6. Cộng đồng có thể nhận thấy, qua kết quả nghiên cứu, rằng cuộc sống có ý nghĩa nhất khi nó làm nổi bật được mối quan hệ tích cực tồn tại giữa con người với con người, giữa các tập đoàn, các tổ chức và các quốc gia. 7. Các nghiên cứu tiếp theo với các tác phẩm văn học khác theo hướng nghiên cứu này sẽ làm tăng tính học thuật để hiểu rõ hơn về quan điểm cuộc sống và làm minh chứng cho nghiên cứu này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_ve_su_muu_cau_mot_cuoc_song_co_y_nghia_trong_cac_tac_pham_chon_loc_cua_toni_morrison_5427.pdf
Luận văn liên quan