Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (Pharbitis nil (L.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng

1) Qua đặc nông sinh học, từ 7 mẫu giống đã xác định đa dạng di truyền gồm 03 nhóm, thuộc 3 loài khác nhau khi giám định tên độc lập: Loài Ipomoea nil (L.) Choi sygồm:IP1; IP3; IP5; IP6; loài Ipomoea purpurea (L.) Roth gồm: IP4; IP7 và loài Ipomoea indica (Burm.) Merr. có: IP2. Trong đó IP3 và IP6 là 2 mẫu cho nhiều đặc tính về sinh trưởng phát triển, năng suất dược liệu và năng suất chất chiết ưu việt nhất, rất xứng đáng lựa chọn là vật liệu nhân giống và nghiên cứu sản xuất đạt trà. 2) Kết quả nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật trồng cây Bìm bìm như sau: Mẫu giống có sự sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất chất chiết cao nhất đạt 3,24 tạ/ha là IP3 khi trồng ở thời vụ 1/7 (vụ thu). Mật đô trồng thích hợp đối với cây bìm bìm giống IP3 là 150.000 cây/ha, sử dụng kiểu giàn leo khung hình chữ H, không ngắt ngọn cho cây bìm bìm cho năng suất cao và chất lượng dược liệu không thay đổi. Tỷ lệ phân bón NPK thích hợp cho cây bìm bìm là 1: 2: 2: với lượng bón cụ thể là 2 tấn phân VSSG + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O, năng suất dược liệu và năng suất chất chiết đạt cao nhất lần lượt là 13,39 tạ dược liệu/ha và 3,10 tạ chất chiết/ha. Hiệu quả kinh tế cao nhất là đạt 30.739 triệu/ha. 3) Trồng bìm bìm tại Hà Nội và Bắc giang ở MH2 đều cho năng suất đạt 17,68 tạ/ha (Hà Nội) và 14,24 tạ/ha (Bắc Giang); hàm lượng chất chiết cao đạt 23,28 % (Hà Nội) và 23,22% (Bắc Giang) cao hơn so với trồng theo MH1 (mô hình cũ). Tại Hà Nội, Bìm bìm sinh trường, phát triển và cho năng suất cao hơn ở Bắc Giang.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (Pharbitis nil (L.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯƠNG THỊ DUYÊN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BÌM BÌM (PHARBITIS NIL (L.) CHOISY) PHỤC VỤ SẢN XUẤT DƯỢC LIỆU CHẤT LƯỢNG Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9.62.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019 2 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Ninh Thị Phíp 2. PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh Phản biện 1: PGS. TS. Đoàn Thị Thanh Nhàn Hội Sinh học Phản biện 2: PGS. TS. Đồng Huy Giới Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Văn Tập Viện Dược liệu Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Cây Bìm bìm biếc (Pharbitis nil (L.) Choisy hoặc gọi tên đồng danh là Ipomoea nil (L.), thuộc chi Ipomoea, họ Khoai Lang Convolvulaceae là cây thân thảo, phân bố rộng rãi ở khắp các vùng trong cả nước (Nguyễn Tiến Bân, 1997; Viện Dược liệu, 2004). Trong Y học cổ truyền, theo Đỗ Tất Lợi (2004), hạt Bìm bìm biếc được sử dụng với tác dụng điều trị viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun đũa, sán xơ mít và hen suyễn có đờm (Võ Văn Chi, 2004; Đỗ Tất Lợi, 2004). Trong Y học hiện đại, hạt Bìm bìm biếc được sử dụng trong các chế phẩm có tác dụng nhuận gan, lợi mật, thông tiểu, giải độc. Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội ngày càng được quan tâm và chú trọng. Với hoạt động cuộc sống ăn nhanh; uống vội; lao động căng thẳng như thực tại, con người đã phải đối mặt với nhiều biểu hiện suy giảm sức khỏe, suy giảm một số chức năng. Trong đó cần kể đến sự suy giảm các chức năng về gan, mât, giải độc... thì cây Bìm bìm biếc cũng đem tác dụng rất tốt trong việc điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế hạt Bìm bìm nguyên liệu sản xuất thuốc (boganic, bổ gan...) chủ yếu được khai thác từ tự nhiên hoặc nhập từ Trung Quốc dẫn đến chất lượng dược liệu không đồng đều, không ổn định, không bền vững. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả trong điều trị bệnh. Do đó, việc nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng cũng như chất lượng là rất cần thiết. Trong khi đó, việc nghiên cứu về nguồn gen này ở Việt Nam còn chưa được quan tâm. Nghiên cứu đưa cây bìm bìm vào trồng trọt là một trong những giải pháp có tính bền vững, đem lại hiệu quả cao trong việc chủ động nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng dược liệu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu góp phần tuyển chọn giống bìm bìm năng suất và chất lượng dược liệu phù hợp với vùng sản xuất. Xác định các biện pháp kỹ thuật (thời vụ, phân bón, mật độ, kiểu giàn leo, kỹ thuật ngắt ngọn) phù hợp cho cây bìm bìm góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng bìm bìm làm nguyên liệu cho ngành dược. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Thu thập và đánh giá được đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống trong nghiên cứu, tuyển chọn mẫu giống cho năng suất và chất lượng dược liệu tối ưu. - Đánh giá được ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật: thời vụ trồng; mật độ, khoảng cách gieo trồng; phương pháp làm giàn leo; kỹ thuật ngắt ngọn và chế độ bón phân từ đó xác định các biện pháp kỹ thuật trồng bìm bìm năng suất cao, chất lượng dược liệu ổn định. - Thử nghiệm mô hình trồng bìm bìm năng suất, chất lượng tại Gia Lâm – Hà Nội và TP. Bắc Giang – Bắc Giang. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Là các mẫu hạt giống bìm bìm đang được sử dụng làm dược liệu, thu thập từ các địa phương của Việt Nam được đối chứng với mẫu giống thu từ Trung Quốc. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 12 năm 2017. 1.3.3. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu các nội dung tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội: thực hiện thí nghiệm, phân tích hình thái vi phẫu. Giám định tên khoa học tại Trường Đại học Dược Hà Nội. Phân tích chất lượng dược liệu tại Khoa Công nghệ thực phẩm - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Phân tích đất tại Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp. Thử nghiệm mô hình trồng tại Gia Lâm, TP. Hà Nội và TP. Bắc Giang. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Thông qua đánh giá đa dạng di truyền và giám định tên khoa học đã xác định được các mẫu giống bìm bìm trong thí nghiệm thuộc 3 loài khác nhau: Ipomoea nil (L.) Roth (synonym: Pharbitis nil (L.) Choisy): IP1; IP3; IP5; IP6; Ipomoea purpurea (L.) Roth: IP4; IP7; Ipomoea indica (Burm.) Merr. 3 (synonym: Ipomoea congesta R. Br.): IP2. Các đặc điểm khác biệt giữa các nhóm giống là thời gian sinh trưởng, màu sắc tràng hoa, màu sắc hạt và khối lượng hạt. Đã xác định được mẫu giống bìm bìm IP3 của Việt Nam và IP6 của Trung Quốc, đều thuộc loài Ipomoea nil (L.). Trong đó IP3 cho năng suất đạt 13,85 tạ/ha, hàm lượng chất chiết đạt 23,39 % và IP6 cho năng suất đạt 13,96 tạ/ha, hàm lượng chất chiết đạt 22,04 %. Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng chăm sóc bìm bìm: Thời vụ trồng bìm bìm trong vụ thu – đầu tháng 7 (1/7) với mật độ trồng 150.000 cây/ha, sử dụng kiểu giàn leo khung hình chữ H, không ngắt ngọn cho cây bìm bìm và áp dụng chế độ phân bón phù hợp: Công thức bón phân cho năng suất cao nhất đối với bìm bìm là: 2 tấn phân VSSG + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O, năng suất và chất lượng bìm bìm đạt cao nhất. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Đây là một nghiên cứu khoa học có hệ thống đối với cây bìm bìm tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài là các dẫn liệu khoa học có giá trị để xác định loài, giống bìm bìm, cũng như các biện pháp kỹ thuật trong việc cải tiến quy trình trồng Bìm bìm cho năng suất và chất lượng. - Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về cây dược liệu nói chung và cây Bìm bìm nói riêng. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc giám định được tên khoa học, xác định được một số mẫu giống bìm bìm tiềm năng và một số biện pháp kỹ thuật canh tác cơ bản phù hợp cho cây bìm bìm sinh trưởng phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao trong vụ thu sẽ góp phần vào việc hoàn thiện qui trình canh tác, mở rộng diện tích trồng bìm bìm phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng. 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI IPOMOEA VÀ CÂY BÌM BÌM 2.1.1. Vị trí phân loại cây bìm bìm biếc Trên thế giới, cây bbìm bìm biếc mọc ở Ấn độ, Indonesia, Thái Lan, Philippin, Trung Quốc... Ở Việt Nam, họ Khoai lang gồm 20 chi với khoảng 100 loài. Trong đó, chi Ipomoea chiếm số loài lớn nhất với khoảng 35 loài,, phân bố rộng khắp tại các vùng trong cả nước như: Tam Đảo, Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội (chủ yếu Hà Tây cũ) và một số nơi khác (Đỗ Huy Bích và cs., 2004). 2.1.2. Đặc điểm chung của chi Ipomoea Đặc điểm hình thái của chi Ipomoea Cây thảo hoặc dây leo, có tua cuốn, bò sát đất, hiếm khi đứng thẳng. Lá mọc so le, mép lá nguyên hoặc chia thùy, gốc lá hình tim. Cụm hoa xim, có chồi nách, một hoặc nhiều hoa; có lá bắc, rụng sớm hoặc vĩnh viễn. Hoa màu tím, trắng hoặc vàng. Lá đài ở bên thường lớn hơn, hiếm khi nhỏ hoặc tất cả bằng nhau. Tràng hoa hình chuông, hình phễu hoặc hình ống hẹp hoặc không hẹp; phiến hoa có 5 nếp, chia thùy ngắn. Nhị hoa bằng nhau hoặc không, hiếm khi đính ở giữa ống hay bên trên mà thường dính phía đáy ống, gần như luôn thụt vào. Bao phấn thẳng hoặc cong, hoặc cuộn lại thành hình xoắn ốc sau khi mở. Chỉ nhị luôn nhú, đính với bầu nhụy ở bên trên. Đĩa mật có hình ống, ngắn, nằm ở đáy bầu. Bầu nhụy 2 ô, mỗi ô 2 lá noãn, hiếm khi 3-4 ô; vòi nhụy mảnh như sợ chỉ. Quả nang. Thành phần hóa học: Theo Võ Văn Chi (2004), thành phần hoá học của hạt bìm bìm biếc gồm có glucosid, nhựa 14,2 - 15,3%. Các thành phần khác của hạt bìm bìm biếc được nêu trong cuốn Encyclopedia of Traditional China Medicines (2010), gồm có: Chanoclavine, Elymoclavine, Công dụng Hạt bìm bìm biếc hay còn gọi là kiên ngưu tử được sử dụng để điều trị viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun đũa, sán xơ mít và hen suyễn có đờm (Võ Văn Chi và Đỗ Tất Lợi, 2004). 5 2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÂY BÌM BÌM IPOMOEA NIL TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện sinh thái tới sinh trưởng và phát triển của cây bìm bìm Ipomoea nil. Đỗ Huy Bích và cs. (2004) cho rằng cây bìm bìm biếc ưa ẩm, ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Cây bìm bìm thích nghi với đất ẩm, giàu dinh dưỡng, nhưng có thể thích nghi rộng với điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng và phát triển của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth. Nghiên cứu về phân bón và khoảng cách trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế khi trồng cây bìm bìm biếc. Trồng cây ở khoảng cách 40 × 40 cm với mức phân bón: 2000 kg PVS Sông Gianh + 90 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O cho năng suất cá thể cao nhất. Trồng ở khoảng cách 20 × 20 cm với mức phân bón: 2000 kg PVS Sông Gianh + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O cho năng suất thực thu cao nhất (48,33 tạ/ha), chi phí đầu tư vừa phải đã mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất 95.920.000 đồng (Ninh Thị Phíp, 2013). 2.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRÊN CÂY LẤY HẠT 2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về tuyển chọn giống Giống Bìm bìm biếc Ipomoea nil (L.) Roth được chọn lọc từ cây mẹ có đặc điểm đặc trưng của loài the một số tài liệu chính thống như Dược điển VN4, từ điển cây thuốc (Võ Văn Chi, 2004)... 2.3.2. Kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng Theo kết quả nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng với Công ty Traphaco (2013) về thời vụ tại Khoa Nông học cho thấy bìm bìm biếc trồng tại vụ xuân hè (tháng 4 đạt 25,33 tạ/ha) và hè thu (tháng 7) cho năng suất cao nhất đạt 30,32 tạ/ha. 2.3.3. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng Mật độ gieo trồng với khoảng cách nhất định có liên quan tới các yếu tố cấu thành năng suất. Việc xác định được mật độ trồng phù hợp với bìm bìm nhằm tăng năng suất chất lượng hạt, phục vụ cho chế biến dược liệu làm thuốc 6 là điều vô cùng cần thiết. Kết quả nghiên cứu về mật độ của Công ty Traphaco, 2013 cho thấy bìm bìm biếc trồng với mật độ 30 cây/m2 vụ xuân hè (tháng 4), trồng với mật độ 25 cây/m2 vụ hè thu (tháng 7) cho năng suất cao nhất. 2.3.4. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật ngắt ngọn Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phương pháp ngắt ngọn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất hạt cây bìm bìm của tác giả (một Nội dung nghiên cứu của đề tài nghiên cứu luân án) cho thấy: trong điều kiện vụ thu tại Gia Lâm – Hà Nội, nên khuyến cáo trồng bìm bìm biếc có ngắt ngọn liên tục từ khi ra quả đợt 2 kết hợp với mật độ M3 (187000 cây/ha) để cây sinh trưởng thuận lợi, cho năng suất cao nhất. 2.3.5. Kết quả nghiên cứu về kiểu giàn leo Khi nghiên cứu về các kiểu giàn leo cho cây nho phục vụ sản xuất ở Washington (Mỹ), nhiều kiểu giàn leo từ đơn giản đến phức tạp đã được nghiên cứu và kiểu giàn được khuyến cáo tốt nhất là giàn kiểu chữ T cho số lượng lá cây tiếp xúc với ánh sáng mặt trời đạt nhiều nhất (Ahmedullah et al., 1996). 2.3.6. Kết quả nghiên cứu về phân bón Ninh Thị Phíp và cs. (2013) đã nghiên cứu và đưa ra quy trình kỹ thuật trồng cây bìm bìm biếc. Tính cho 1 ha. Lượng phân gồm có 2 tấn phân vi sinh Sông Gianh + 90 kg N + 90 kg P2O5 + (60 – 90) kg K2O (áp dụng trên đất được luân canh với cây họ đậu). Bổ sung phân bón Kali trắng (siêu Kali) 50% K2O vào thời điểm cây ra hoa rộ, làm tăng khả năng vận chuyển về quả, tăng năng suất quả. 2.4. NHẬN XÉT CHUNG Hạt bìm bìm là thành phần chính trong nhiều bài thuốc có mực tiêu thụ lớn trên thị trường, nên nhu cầu sử dụng dược liệu bìm bìm ngày càng cao. Tại Traphaco (là công ty đứng đầu về sản xuất thuốc Đông dược tại Việt Nam), năm 2016, sử dụng trên 40 tấn hạt bìm bìm để sản xuất thuốc Boganic và đạt doanh thu 388 tỷ đồng. Từ năm 2012 đến nay, sản phẩm có mức tăng trưởng từ 25 – 30 %/năm. Tuy nhiên, dược liệu bìm bìm được thu hái tự nhiên là chủ yếu nên dược liệu không ổn định về chất lượng. Ở nước ta, việc sản xuất dược liệu bìm bìm mới ở quy mô nhỏ lẻ, gặp rất nhiều khó khăn. Trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay có ít công trình nghiên cứu về quy trình trồng và nhân giống để tạo nguồn nguyên liệu chất lượng và ổn định. 7 Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy, bìm bìm là cây rất nhạy cảm với điệu kiện môi trường: như nhiệt độ, ánh sáng, nước và dinh dưỡng, đồng thời cũng rất dễ nhiễm sâu bệnh, cây ra hoa vô hạn nên việc thu hái cũng gặp nhiều trở ngại. Những vấn đề này gây khó khăn trong việc xây dựng quy trình trồng và nhân giống, khó mở rộng phát triển trồng cây bìm bìm thành vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa. Với đặc tính ra hoa vô hạn, việc thu hái hạt khó khăn, rải rác, tốn nhiều thời gian và công lao động, năng xuất không ổn định. Do vậy việc xác định giống và các biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm là rất cần thiết và là bước khởi điểm cho sự phát triển liệu bìm bìm đến tầm xa hơn, không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà có thể thành hàng xuất khẩu. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU Gồm 10 mẫu giống bìm bìm được sử dụng làm dược liệu, được thu thập từ các địa phương tại Việt Nam và Trung Quốc. Ký hiệu IP1 đến IP10 là 10 mẫu hạt giống bìm bìm được trồng và chăm sóc theo một qui trình tại Gia Lâm – Hà Nội. 3.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống bìm bìm  Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đánh giá đặc điểm nông sinh của một số mẫu giống Bìm bìm. Thời gian thực hiện: từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 12 - 2013. - Công thức thí nghiệm: CT Nơi thu mẫu CT Nơi thu mẫu IP1 Phú Thọ, Việt Nam IP6 Bắc Hà, Trung Quốc IP2 Bắc Ninh, Việt Nam IP7 Bắc Hà, Trung Quốc IP3 Lạng Sơn, Việt Nam IP8 Bắc Ninh, Việt Nam IP4 Bắc Hà, Trung Quốc IP9 Bắc Giang, Việt Nam IP5 Hòa Bình, Việt Nam IP10 Hà Nội, Việt Nam Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, gồm 10 công thức (CT), 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 05 m2. 8 3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến năng suất chất lượng dược liệu Bìm bìm  Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ tới năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm IP3 và IP6. Thời gian thực hiện: từ tháng 01 – 12/2014, tại Gia Lâm, Hà Nội. - Công thức thí nghiệm Yếu tố thời vụ (T) T1: Thời vụ trồng 20 tháng 2 T5: Thời vụ trồng 20 tháng 6 T2: Thời vụ trồng 20 tháng 3 T6: Thời vụ trồng 20 tháng 7 T3: Thời vụ trồng 20 tháng 4 T7: Thời vụ trồng 20 tháng 8 T4: Thời vụ trồng 20 tháng 5 T8: Thời vụ trồng 20 tháng 9 Yếu tố giống (IP) Giống: IP3 Giống: IP6 Thí nghiệm được bố trí theo theo kiểu Split-plot, nhân tố chính là thời vụ, nhân tố phụ là mẫu giống, gồm 16 công thức (CT), 3 nhắc lại, Diện tích ô thí nghiệm là 05 m2.  Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm IP3. - Thời gian thực hiện: 7-12/2015, tại Gia Lâm, Hà Nội. - Công thức thí nghiệm Yếu tố thời vụ (T) Yếu tố mật độ (M) T1: Thời vụ trồng ngày 1/7 M1: Mât độ 125.000 cây/ha T2: Thời vụ trồng ngày 15/7 M2: Mật độ 150.000 cây/ha T3: Thời vụ trồng tháng ngày 1/8 M3: Mật độ 185.000 cây/ha T4: Thời vụ trồng tháng ngày 15/8 - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split-plot, nhân tố chính là mật độ, nhân tố phụ là thời vụ, gồm 12 công thức (CT), 3 nhắc lại, Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 05 m2.  Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu giàn và mật độ đến năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm IP5 - Thời gian thực hiện: 7-12/2014; 7-12/2015, tại Gia Lâm, Hà Nội. - Công thức thí nghiệm Yếu tố kiểu giàn (G) Yếu tố mật độ (M) G1: Kiểu giàn hình chữ A, cao 2 m M1: Mât độ 125.000 cây/ha G2: Kiểu giàn khung hình chữ nhật (H), cao 1,5 m. M2: Mật độ 150.000 cây/ha M3: Mật độ 185.000 cây/ha 9 - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split-plot, nhân tố chính là mật độ, nhân tố phụ là kiểu giàn, gồm 6 công thức (CT), 3 nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 05 m2.  Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kỹ thuật ngắt ngọn đến năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm IP3. - Thời gian thực hiện: 7-12/2015, tại Gia Lâm, Hà Nội. - Công thức thí nghiệm Yếu tố ngắt ngọn (C) Yếu tố mật độ (M) C1: Không ngắt ngọn M1: Mât độ 125.000 cây/ha C2: Ngắt 1 lần khi cây bắt đầu leo giàn M2: Mật độ 150.000 cây/ha C3: Ngắt 1 lần khi cây bắt đầu ra hoa M3: Mật độ 185.000 cây/ha - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split-plot, nhân tố chính là mật độ, nhân tố phụ là ngắt ngọn, gồm 9 công thức (CT), 3 nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 05 m2.  Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ và liều lượng của N-P-K đến năng suất và chất lượng dược liệu cây bìm bìm IP3. - Thời gian thực hiện: 7-12/2014, tại Gia Lâm, Hà Nội; - Công thức thí nghiệm (Các công thức đều có nền: 2 tấn VSSG). Yếu tố tỷ lệ (TL) TL1: Tỉ lệ bón phân N-P-K : 1:1:2. TL2: Tỉ lệ bón phân N-P-K : 1:2:2. Yếu tố liều lượng theo đạm (N, ĐVT: kg/ha) N1: liều lượng bón phân 30N. N2: liều lượng bón phân 45N. N3: liều lượng bón phân 60N N4: liều lượng bón phân 75N Thí nghiệm được bố trí theo kiểu Split-plot, nhân tố chính là liều lượng, nhân tố phụ là tỷ lệ, gồm 8 công thức (CT), 3 nhắc lại, Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2.  Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân bón N, P, K đến năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm IP3. - Thời gian thực hiện: 7-12/2015, tại Gia Lâm, Hà Nội. 10 - Công thức thí nghiệm (Các công thức đều có nền: 2 tấn VSSG) P1: Không bón N, P2O5, K2O P5: Bón (45 kg N + 90 kg P2O5)/ha P2: chỉ bón 45 kg N/ha P6: Bón (45 kg N + 90 kg K2O)/ha P3:chỉ bón 90 kg P2O5/ha P7: Bón (90 kg P2O5 + 90 kg K2O)/ha P4: chỉ bón 90 kg K2O/ha P8: Bón (45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O)/ha Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, gồm 8 công thức (CT), 3 nhắc lại, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2...  Triển khai thử nghiệm mô hình: Áp dụng quy trình nghiên cứu trồng thử nghiệm - Thời gian thực hiện: từ năm 2016 – 2017; - Từ các kết quả nghiên cứu  xây dựng quy trình trồng nghiên cứu  Thử nghiệm mô hình trồng nghiên cứu  đánh giá năng suất chất lượng qua 2 năm 2016 – 2017. Mô hình 1: Quy trình cũ (đối chứng), với diện tích 1000 m2; Mô hình 2: Quy trình nghiên cứu, với diện tích 1000 m2. Cả 2 mô hình đều được áp dụng tại TP. Bắc Giang (trung du miền núi) và Gia Lâm - Hà Nội (đồng bằng sông Hồng). Căn cứ các kết quả nghiên cứu của các thí nghiệm, có một số thống nhất cho quy trình nghiên cứu được cải tiến tại bảng 3.1. Bảng 3.1. Nội dung cải tiến của quy trình nghiên cứu so với quy trình đối chứng TT Nội dung quy trình Quy trình đối chứng (Mô hình 1) Quy trình nghiên cứu (Mô hình 2) 1 Đối tượng áp dụng IP5 (lá nguyên) IP3 2 Thời vụ (thu) trồng 1/7 1/7 3 Mật độ trồng 150.000 cây/ha 150.000 cây/ha 4 Công thức bón phân 2 tấn VSSG + 90 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O)/ha 2 tấn VSSG + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O)/ha 5 Làm giàn Khung hình chữ A Khung hình chữ H 6 Ngắt ngọn Không ngắt ngọn Không ngắt ngọn 3.3. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI - Các chỉ tiêu hình thái và giải phẫu của các mẫu giống bìm bìm; - Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất, và chất lượng dược liệu; - Chỉ tiêu về giám định tên khoa học và tính hiệu quả kinh tế. 11 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU - Lấy mẫu theo phương pháp đường chéo, mỗi chỉ tiêu đo đếm 10 cây/ô; - Các số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel. Sử dụng phần mềm Phần mềm R, chương trình NTSYS 2. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC MẪU GIỐNG BÌM BÌM Đánh giá đặc điểm nông sinh học nhằm xác định được một số mẫu ưu việt về năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm. Trong đó cần xác định đúng tên khoa học của các loài đươc phép dùng làm thuốc, sau đó đánh giá năng suất và chất lượng để lựa chọn nhưng mẫu giống phù hơp với nhu cầu sử dụng. 4.1.1. Kết quả giám định tên khoa học Trong thế giới sinh vật nói chung và thế giới thực vật nói riêng có những loài có đặc điểm hình thái rất giống nhau, dễ gây nhầm lẫn. Việc giám định tên khoa học mang lại ý nghĩa rất lớn cho việc phân biệt loài và định hướng phát triển nguyên liệu (bảng 4.1). Bảng 4.1. Kết quả giám định tên khoa học của các mẫu Bìm bìm Tên khoa học Tên CT Đặc điểm đặc trưng Kí hiệu Ipomoea nil (L.) Roth (synonym: Ipomoea nil(L.) Choisy) IP1 Lá sẻ thùy BBLX IP3 Hạt đen, hoa trắng BBHT IP5 Lá trái tim BBLN IP6 Hạt trắng, hoa trắng BBT Ipomoea purpurea (L.) Roth IP4 Hoa hồng đậm, lá đài hình nêm BBHD IP7 Hoa tím đậm, lá đài hình nêm BBHX Ipomoea indica (Burm.) Merr. (synonym: Ipomoea congesta R. Br.) IP2 Hạt phủ lớp lông nhung, khó thấm nước BBHN Kết quả cho thấy 7 mẫu bìm bìm trong nghiên cứu thuộc ba loài khác biệt: Loài Ipomoea nil (L.) Roth gồm IP1, IP3, IP5, IP6; loài Ipomoea purpurea (L.) Roth gồm IP4, IP7 và loài Ipomoea indica (Burm.) Merr gồm IP2. Màu sắc của hạt bìm bìm thay đổi với sự thay đổi của hoa tràng hoa. Theo Zhao and Xiao (2009) cho rằng các hạt bìm bìm có màu đen cho ra các cây có hoa nhiều màu sắc phong phú từ tím, lam, hồng đỏ đên lam nhạt, còn hạt trắng chỉ có thể cho màu sắc hoa trắng. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu 12 không hoàn toàn giống với nhận định của Zhao and Xiao (2009). Cây có tràng hoa màu trắng có thể tạo ra hạt giống đen (IP3). Vì vậy, nghiên cứu sâu hơn là rất khuyến khích để điều tra sự tương quan giữa hoa tràng hoa và hoa giống. Trong Dược điển Việt Nam 4 (DĐVN4) có ghi nhận loài bìm bìm để làm dược liệu là Ipomoea nil (L.) Roth, trong khi Dược điển Trung Quốc (DĐTQ) 1995 và 2010 đã có ghi nhận loài để làm dược liệu gồm Ipomoea nil (L.) Roth và Ipomoea purpurea (L.) Roth, dược liệu là hạt của 2 loài thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín chưa nứt nang, hạt được phơi hoặc sây khô đạt tiêu chuẩn về mô tả, định tích, định lượng Ví dụ về hàm ẩm không quá 10%, tro toàn phần không quá 5% và hàm lượng chất chiết lớn hơn 15%. Thông thường, Ipomoea purpurea (L.) Roth giống với Ipomoea nil (L.) Roth về kích thước và hình dạng. Sự khác biệt chính là hình dạng phiến lá và màu sắc tràng hoa. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả đánh giá đa dạng di truyền thông qua hình thái, bằng chương trình NTSYS2.1 trong nghiên cứu. 4.1.2. Năng suất và chất lượng dược liệu của các mẫu giống bìm bìm Các yếu tố cấu thành năng suất có mối quan hệ rất mật thiết với năng suất cây trồng, có mối tương quan thuận với năng suất. Vậy để tăng năng suất, cần phải tác động sao cho các yếu tố cấu thành năng suất có xu hướng tăng. Với yếu tố phụ thuộc vào đặc tính di truyền cần cải tiến giống, chọn lựa giống cho năng suất cao và ổn định, chống chịu tốt. Với những yếu tố phụ thuộc vào điệu kiện môi trường cần tích cực tác động các yếu tố kỹ thuật như phân bón, tưới nước, vun xới. Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh đầy đủ tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Vì vậy, các chỉ tiêu về năng suất luôn được quan tâm, chú trọng trong nghiên cứu và sản xuất. Đối với nghiên cứu cây trồng nói chung, năng suất được cho là trọng tâm, nhưng trong nghiên cứu cây dược liệu ngoài yếu tố năng suất, yêu tố chất lượng dược liệu được quan tâm hơn cả. Theo Dược điển Trung Quốc (2010), với hạt bìm bìm làm dược liệu thì một số chỉ tiêu như: Độ ẩm không quá 10,0 %, tro toàn phần: Không quá 5,0 % và hàm lượng chất chiết không được chứa ít hơn 15,0 % (chất chiết được tính theo dược liệu khô kiệt). 13 Bảng 4.2. Năng suất và chất lượng dược liệu của các mẫu giống bìm bìm CT P1000 (g) NSTT Hàm lượng chất chiết % Năng suất chất chiết (tạ/ha) Vụ Xuân IP1 46,65 10,31 21,75 2,24 IP2 32,52 13,19 18,39 2,43 IP3 46,45 10,75 23,35 2,51 IP4 34,56 5,99 20,73 1,24 IP5 34,13 9,92 21,29 2,11 IP6 45,05 10,65 22,14 2,36 IP7 34,52 5,56 21,35 1,19 LSD0,05 0,11 1,97 CV% 2,37 4,66 Vụ hè Thu IP1 46,66 13,68 21,74 3,03 IP2 32,52 18,63 18,43 3,06 IP3 46,45 13,85 23,39 3,24 IP4 34,54 10,96 20,88 2,29 IP5 34,15 12,72 21,33 2,71 IP6 45,03 13,96 22,04 3,08 IP7 34,52 10,30 21,40 2,20 LSD0,05 0,14 2,80 CV% 2,22 4,36 Nhìn chung các chỉ tiêu về khối lượng 1000 hạt, năng suất và hàm lượng chất chiết trong vụ xuân có xu hướng thấp hơn so với vụ hè thu. Trong đó cùng 1 mẫu giống P1000 và hàm lượng chất chiết giữa 2 vụ ít biến đổi nhất, biết đổi lớn nhất là năng suất. Đây là những kết quả dự kiến năng suất của các mẫu bìm bìm trong nghiên cứu tại vụ hè sẽ cao hơn so với vụ Xuân. Vụ xuân: Kết quả cho thấy mẫu giống IP2 năng suất cao nhất đạt 13,19 tạ/ha, tuy nhiên IP2 lại cho P1000 nhỏ đạt (32,52 g) có hàm lượng chất chiết thấp nhất đạt 18,39. Trong khi đó IP1 cho P1000 lớn nhất đạt 46,65 g, đứng thứ 2 là IP3 có P1000 đạt 46,45 g. Mẫu giống cho hàm lượng chất chiết cao nhất là IP3 đạt 23,35, tuy nhiên về năng suất IP3 đạt 10,75 tạ/ha đứng sau IP2 và IP6 (10,65 tạ/ha) (bảng 4.2). 14 Vụ hè thu: Kết quả cho thấy mẫu giống IP2 năng suất cao nhất đạt 16,68 tạ/ha, tuy nhiên IP2 lại cho P1000 hạt đạt 32,52 g và hàm lượng chất chiết đạt 18,43 đều thấp nhất. Trong khi đó IP1 cho P1000 lớn nhất đạt 46,66 g, đứng thứ 2 là IP3 có P1000 đạt 46,45 g. Mẫu giống cho hàm lượng chất chiết cao nhất là IP3 đạt 23,39, tuy nhiên về năng suất IP3 đạt 13,85 tạ/ha đứng sau IP2, IP6 (16,63 tạ/ha) và IP1 (13,96 tạ/ha) (bảng 4.2). Tuy nhiên hàm lương chất chiết tính trên đơn vị diện tích gọi là năng suất chất chiết, đạt cao nhất ở IP3 (3,24 tạ/ha), thấp nhất tại IP7 (2,20 tạ/ha). 4.1.3. Kết quả định tính dược liệu bìm bìm bằng phương pháp chạy sắc ký lớp mỏng (SKLM) Quá trình này phân tích chất lượng bằng phương pháp SKLM sẽ chỉ ra nếu chất ban đầu biến mất, sản phẩm được tạo thành, và bao nhiêu sản phẩm được tạo thành thể hiện qua các vệt có nét đậm nhạt hay màu sắc khác nhau trên giấy sắc ký. Từ đó so sánh sự khác nhau giữa các mẫu (hình 4.1). Hình 4.1. Kết quả chạy sắc ký lớp mỏng Từ kết quả chạy SKLM được ghi nhận trong hình 4.11 cho thấy các mẫu trong nghiên cứu so với mẫu chuẩn đều cho các vạch sáng tương ứng, so với chất chuẩn - chất định tính A. Cafeic tất cả các mẫu đều có vạch sáng như chất chuẩn. Như vậy, các mẫu trong nghiên cứu theo Dược điển Trung quốc (2010) qua định tính bằng SKLM đều cho kết quả định tính đúng. IP2 IP3 IP7 IP4 IP5 IP1 A.CF IP6 IP.C 15 Cũng từ hình 3.1 cho thấy mẫu hạt IP2 - hạt lông nhung, cho hình ảnh khác nhất, có thêm 1 vạch sáng rõ song song với vạch sáng của chất chuẩn, phía trên có những tạp chất khác (màu đỏ). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, mẫu giống IP2 mặc dù có năng suất cao nhất, tuy nhiên chất lượng dược liệu lại thấp nhất (kết quả bảng 4.2. Hơn thế nữa IP2 thuộc loài (Ipomoea indica) không thuộc loài được dùng làm dược liệu như Ipomoea purpurea (L.) Roth giống với Ipomoea nil (L.) Roth (DĐVN 4, DĐTQ 1995, 2010). Như vậy, giống IP3 có năng suất và chất lượng phù hợp nhất để làm dược liệu. bên cạnh đó còn có các giống IP1, IP6 cũng cho năng suất rât cao và chất lượng tốt. 4.2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CÁO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU BÌM BÌM Các biện pháp kỹ thuật như: thời vụ trồng, mật độ trồng, chế độ phân bón và cách chăm sóc; tỉa dặm. Đối với Bìm bìm là cây leo khi cây phát triên cần chú ý tới kỹ thuật làm giàn leo. Để năng cao hiệu quả đối với việc tạo năng suất, chất lượng cây trồng nói chung, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật. Trong nghiên cứu hay sản xuất, năng suất và chất lượng của sản phẩm chính là yếu tố thể hiện kết quả cuối cùng. Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, sinh lý, khả năng chống chịu... vô nghĩa khi năng suất và chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu. Các kết quả nghiên cứu về một số biện pháp kĩ thuật trồng cây bìm bìm được tóm tắt thông qua chỉ tiêu năng suất và chất lượng qua bảng 4.3; bảng 4.4; bảng 4.5 và 4.6. 4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng dược liệu mẫu giống bìm bìm IP3 và IP6 Thời vụ gieo trồng có ảnh hưởng đến năng suất của của hai mẫu giống bìm bìm IP3 và IP6 được thể hiện tại bảng 4.3. Xét yếu tố thời vụ: Nghiên cứu chỉ rõ thời vụ trồng khác nhau ảnh hưởng đến NSCT, NSTT và năng suất chất chiết. NSCT, NSTT và năng suất chất chiết đạt cao nhất ở thời vụ trồng tháng 6 (T6) đạt lần lượt là 15,57 g/cây; 13,55 tạ/ha và 3,07 tạ/ha cao hơn hẳn các thời vụ T1 – T4. Trồng sớm trong điều kiện tháng 1 tháng 2 (T1 và T2) năng suất thấp nhất đạt 9,4 tạ/ha. Điều này được giải thích bìm bìm là cây yêu cầu nhiệt độ cao ánh sáng mạnh để sinh trưởng phát triển. 16 Xét về yếu tố giống, mẫu giống IP3 và IP6 NSTT không sai khác ở độ tin cậy 95%, tuy nhiên năng suất của mẫu giống IP3 (11,21 tạ/ha) có xu hướng cao hơn IP6 (10,40 tạ/ha). Hàm lượng chất chiết giao động từ 22,68 % (T7) đến 22,75 (T3). Giữa hai mẫu giống thí nghiệm IP3 có hàm lượng chất chiết (23,35%) cao hơn hẳn mẫu giống IP6 (22,08%). Với bìm bìm, gieo trồng trong vụ Thu, tháng 6 (T6) và tháng 7 (T7) cho năng suất và chất lượng dược liệu cao nhất (bảng 4.3). Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất của của hai mẫu giống bìm bìm IP3 và IP6 CT Thời vụ trồng NSCT (g/cây) NSTT (tạ/ha) Hàm lượng chất chiết (%) Năng suất chất chiết (tạ/ha) IP3 T1 13,22 9,88 23,36 2,31 T2 11,54 10,06 23,32 2,35 T3 11,86 10,26 23,38 2,40 T4 11,90 10,93 23,39 2,56 IP6 T1 12,45 8,92 22,03 1,97 T2 12,33 8,85 22,06 1,95 T3 14,43 10,05 22,11 2,22 T4 15,71 10,78 22,06 2,38 IP3 T5 13,57 10,57 23,39 2,47 T6 15,42 13,29 23,33 3,10 T7 14,24 13,39 23,29 3,12 T8 13,90 12,78 23,32 2,98 IP6 T5 12,48 12,68 22,03 2,79 T6 14,86 13,61 22,12 3,01 T7 11,54 13,71 22,06 3,02 T8 12,27 11,09 22,15 2,46 TB T1 12,85 9,40 22,70 2,13 T2 11,54 9,46 22,69 2,15 T3 11,86 10,16 22,75 2,31 T4 12,09 10,86 22,73 2,47 T5 13,01 12,73 22,71 2,95 T6 15,57 13,55 22,73 3,07 T7 14,34 13,45 22,68 3,00 T8 13,12 10,83 22,74 2,46 IP3 13,58 11,40 23,35 2,66 IP6 13,26 11,21 22,08 2,48 LSD0.05IP 0,58 0,54 LSD0.05T 1,15 1,08 LSD0.05IP*T 1,63 1,52 CV% 5,22 4,34 17 Xét về yếu tố giống, mẫu giống IP3 và IP6 NSTT không sai khác ở độ tin cậy 95%, tuy nhiên năng suất của mẫu giống IP3 (11,40 tạ/ha) có xu hướng cao hơn IP6 (11,21 tạ/ha). Hàm lượng chất chiết giao động từ 22,68 % (T7) đến 22,75 (T3). Giữa hai mẫu giống thí nghiệm IP3 có hàm lượng chất chiết (23,35%) cao hơn hẳn mẫu giống IP6 (22,08%). Với bìm bìm, gieo trồng trong vụ Thu, tháng 6 (T6) và tháng 7 (T7) cho năng suất và chất lượng dược liệu cao nhất (bảng 4.3). 4.2.2. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu giàn và mật độ đến năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm IP5 Theo Đỗ Huy Bích và cs. (2004) cho rằng cây bìm bìm biếc ưa ẩm, ưa sáng, hơn nữa cây bìm bìm là cây thân leo. Để tối ưu hóa nhu cầu ánh sáng của cây, làm gian leo đạo điều kiện thuận lợi nhất cho bìm bìm quang hợp tổng hợp và tích lũy chất nhằm đem lại hiệu quả năng suất và chất lượng. Bảng 4.4. Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến năng suất cây bìm bìm IP3 Kiều giàn leo Mật độ NSCT (g/cây) NSTT (tạ/ha) Hàm lượng chất chiết (%) Năng suất chất chiết (tạ/ha) G1 M1 13,6 8,53 21,39 1,82 M2 11,55 14,19 21,21 3,01 M3 10,11 10,84 21,19 2,30 G2 M1 14,29 12,47 21,39 2,67 M2 12,40 18,67 21,25 3,97 M3 10,36 14,75 21,18 3,12 M1 13,95 10,50 21,39 2,25 M2 11,98 16,43 21,23 3,49 M3 10,24 12,80 21,19 2,71 G1 11,75 11,19 21,26 2,38 G2 12,35 15,30 21,27 3,25 LSD0,05(M) 2,39 2,97 LSD0,05(G) 0,62 0,67 LSD0,05(M*G) 3,38 4,20 CV% 5,50 6,70 18 Khi trồng mật độ quá cao, dù NSLT cao nhưng năng suất thực thu NSTT thấp. NSTT được cao nhất ở M2 (16,43 tạ/ha), NSTT thấp nhất là 10,50 tạ/ha ở mật độ M1. Kiểu giàn leo ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây bìm bìm biếc. Sử dụng giàn leo hình chữ nhật (G2) cho năng suất cao hơn chữ A. công thức G2M2 (hình chữ nhật - H và 150.000 cây/ha) cho năng suất thực thu cao nhất đạt 18,67 tạ/ha ở độ tin cậy 95%. Khi tác động công gộp kiểu giàn leo và mật độ hay tác động riêng rẽ đạt tiêu chuẩn DĐTQ 2010. Chất lượng dược liệu ít biến động, dạo động 21,18 % đến 21,39 %. Tuy nhiên năng suất chất chiết dược liệu thu được dựa trên năng suất và hàm lượng chất chiết cho thấy G2M2 cho năng suất chất chiết cao nhất đạt 3,97 tạ/ha. Từ kết quả thí nghiệm cho thấy, sử dụng giàn leo chữ H với mật độ trồng 150.000 cây/ha cho năng suất chất chiết cao nhất và không ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu của mẫu giống bìm bìm IP3. 4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kỹ thuật ngắt ngọn đến năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm IP3 Cơ sở của bấm ngọn là dựa vào hiện tượng ưu thế ngọn Ưu thế ngọn là sự tương quan ức chế. Nếu loại bỏ chồi ngọn thì chồi bên sẽ thoát khỏi sự ức chế và lại sinh trưởng bình thường (Hoàng Minh Tấn, 2009). Kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng tác động đến năng suất và chất lượng bìm bìm thể hiện tại bảng 4.5. Khi tăng mật độ gieo trồng, NSCT có xu hướng giảm trong khi đó NSLT có xu hướng tăng lên. Cụ thể, NSCT thấp nhất đạt 9,06 g/cây ở mật độ M3 (175.000 cây/ha), cao nhất đạt 11,39 g/cây ở mật độ M1 (125.000 cây/ha). NSTT cao nhất (10,05 tạ/ha) thu được tại mật độ 150.000 cây/ha trong khi đó năng suất thực thu thấp nhất (9,12 tạ/ha) được quan sát ở mật độ 125.000 cây/ha. Kết quả chỉ ra các công thức ngắt ngọn khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất cá thể và năng suất thực thu. Ở công thức trồng không ngắt ngọn (C1) cho năng suất cá thể và năng suất thực thu đạt giá trị cao nhất và thấp nhất được quan sát ở công thức ngắt ngọn 1 lần trước khi leo giàn (C2). Kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ cho năng suất cá thể cao nhất (14,82 g/cây) được quan sát ở công thức không ngắt ngọn tại mật độ 125.000 cây/ha (C1M1). Năng suất thực thu đạt giá trị cao nhất (13,27 tạ/ha) được quan sát ở công thức không ngắt ngọn tại mật độ 150.000 cây/ha (C1M2). 19 Chất lượng dược liệu bìm bìm ở các công thức, khi tác động công gộp kiểu giàn leo và mật độ hay tác động riêng rẽ đạt tiêu chuẩn DĐTQ 2010, giữa các công thức không có sự khác biệt ở mức có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, Khi trồng bìm ở mật độ 150.000 cây/ha và không ngắt ngọn cho năng suất chất chiết cao nhất đạt 3.10 tạ/ha. Bảng 4.5. Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến năng suất của mẫu giống bìm bìm Ngắt ngọn Mật độ NSCT (g/cây) NSTT (tạ/ha) Hàm lượng chất chiết (%) NS chất chiết (tạ/ha) C1 M1 14,82 9,85 23,40 2,30 M2 14,58 13,27 23,37 3,10 M3 10,13 9,06 23,22 2,10 C2 M1 4,24 3,57 23,62 0,84 M2 4,19 3,83 23,22 0,89 M3 3,00 3,30 23,23 0,77 C3 M1 11,39 7,95 22,89 1,82 M2 9,94 8,05 23,22 1,87 M3 9,06 9,00 23,23 2,09 M1 10,15 9,12 23,30 2,12 M2 9,57 10,05 23,27 2,34 M3 7,40 9,62 23,23 2,23 C1 13,18 10,73 23,23 2,50 C2 3,81 3,57 23,36 0,83 C3 10,13 8,33 23,11 1,93 LSD0,05(C) 1,10 0,91 LSD0,05(M) 1,08 0,90 LSD0,05(M*C) 1,91 1,58 CV% 5,18 4,56 Áp dụng ngắt ngọn đối với cây bìm bìm tuy chất lượng không có sự biến động nhưng năng suất rất thấp (bảng 4.5). Điều này trái với dự tính kết qua khi nghiên cứu nội dung này, do vậy không nên ngắt ngọn cho cây bìm bìm. 4.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ và liều lượng của N-P-K đến năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm IP3 Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng là lượng chất dinh dưỡng mà cây cần qua các thời kỳ sinh trưởng để tạo nên một năng suất kinh tế tối đa. Vì vậy, việc bón tỷ lệ cân đối giữa N: P: K là kỹ thuật bón hiệu quả nhất đối với các cây 20 trồng. Tỉ lệ và liều lượng phân bón N:P:K đến năng suất và chất lượng dược liệu trình bày tại bảng 4.6. Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tỉ lệ và liều lượng phân bón N:P:K tác động đến năng suất CT NSCT (g/cây) NSTT (tạ/ha) Hàm lượng chất chiết (%) NS chất chiết (tạ/ha) TL1 N1 12,70 12,10 23,29 2,82 N2 13,71 13,06 23,26 3,04 N3 7,25 6,91 23,11 1,60 N4 7,66 7,30 23,51 1,72 TL2 N1 13,82 13,16 23,11 3,04 N2 14,06 13,39 23,12 3,10 N3 7,77 7,40 22,78 1,69 N4 7,97 7,59 23,11 1,75 N1 13,26 12,63 23,20 2,93 N2 13,89 13,23 23,19 3,07 N3 7,51 7,16 22,95 1,65 N4 7,82 7,45 23,31 1,74 TL1 10,33 9,84 23,29 2,30 TL2 10,91 10,39 23,03 2,40 LSD0,05(TL) 0,37 0,35 LSD0,05(N) 1,53 1,46 LSDTL*N 2,16 2,06 CV% 3,12 3,83 Tỷ lệ và liều lượng phân bón có ảnh hưởng đến năng suất cá thể của cây bìm bìm biếc. Năng suất cá thể cao nhất ở công thức TL2N2 (14,06 g/cây) và thấp nhất ở mật độ TL1N3 (7,25 g/cây) sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Năng suất thực thu cao nhất nhận được ở công thức TL2N2 (13,39 tạ/ha) và thấp nhất ở công thức TL1N3 (6,91 tạ/ha) sự sai khác có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%. Đối với cây bìm bìm tăng liều lượng N bón ở mức cao (60 - 75 N/ha) làm cho cây sinh trưởng thân lá cao, ra nhiều cành nhánh dẫn đến phát triển thân lá và hạt mất cân đối làm cho năng suất giảm. 21 Tỷ lệ và liều lượng phân bón, ảnh hưởng đến hàm lượng chất chiết trong hạt cây bìm bìm. Hàm lượng chất chiết biến động trong khoảng 22,78% (TL2N3) đến 23,51% (TL1 N4). Trong khi đó, liệu lượng N lại ảnh hưởng đến năng suất chất chiết rất rõ dao động từ 1,65 tạ/ha (N3) đến 3,07 tạ/ha (N2). Các chỉ tiêu chất lượng dược liệu bìm bìm trong nghiên cứu đều đạt tiêu chuẩn DĐTQ 2010. Từ kết quả nghiên cứu, cho thấy trồng bìm bìm với mức phân bón TL2N2 (2 tấn phân VSSG + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O) cho hiệu quả năng suất cao và chất lượng (bảng 4.6). 4.2.5. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân với tỉ lệ N:P:K và liều lượng N khác nhau của bìm bìm IP3 Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân với tỉ lệ N:P:K và liều lượng N khác nhau của bìm bìm IP3 được trình bày tại bảng 4.7. Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân cây bìm bìm CT NSTT (tạ/ha) Đơn giá (1,000đ) Tổng thu (1,000đ) Tổng chi (1,000đ) Lãi thuần (1,000đ) TL1 N1 12,10 5000 60500 35233 25267 N2 13,06 5000 65300 36209 29091 N3 6,91 5000 34550 37186 (-2636) N4 7,30 5000 36500 38162 (-1662) TL2 N1 13,16 5000 65800 35234 30566 N2 13,39 5000 66950 36211 30739 N3 7,40 5000 37000 37187 (-187) N4 7,59 5000 37950 38164 (-214) Các công thức phân bón khác nhau cho hiệu quả kinh tế dao động rất lớn: từ (-2,636) triệu đồng (TL1N3: 2 tấn VSSG + 60 kg N + 90kg P2O5 + 90kg K2O) đến 30,739 triệu đồng. Công thức cho hiệu quả kinh tế khá nhất là TL2N2 (2 tấn VSSG + 45 kg N + 90kg P2O5 + 90kg K2O) (bảng 4.7). 4.3. ÁP DỤNG QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI THỦ NGHIỆM MÔ HÌNH Thực hiện vụ thu: năm 2016 – 2017, tại Bắc Giang và Gia Lâm - Hà Nội, mỗi nơi 3 sào. 22 4.3.1. Kết quả thử nghiệm mô hình đến năng suất và chất lượng Kết quả về năng suất và chất lượng dược liệu bìm bìm được thể hiện tại bảng 4.8. Bảng 4.8. Kết quả thử nghiệm mô hình đến năng suất và chất lượng CT NSCT (g/cây) NSTT (tạ/ha) NS chất chiết (tạ/ha) Mô hình 1 Hà Nội 13,36 13,35 2,84 Bắc Giang 12,67 11,96 2,54 TB 13,02 12,66 2,81 Mô hình 2 Hà Nội 22,50 17,68 4,12 Bắc Giang 19,12 14,24 3,31 TB 20,81 15,96 3,71 Kết quả đánh giá cho thấy, Năng suất và hàm lượng chất chiết tại mô hình 2 luôn cao hơn so với mô hình đối chứng. NSTT của MH2 (mô hình nghiên cứu) đạt 15,96 tạ/ha, cao hơn so với MH1 (mô hình đối chứng) đạt 12,66 tạ/ha. Tuy nhiên cùng một mô hình, trồng tại vùng Đồng bằng cho năng suất cao hơn so với vùng Bắc Giang. Về hàm lượng chất chiết và nawg suát chất chiết tại MH2 lần lượt đạt 21,24 % và 3,71 tạ/ha đều cao hơn MH1 lần lượt đạt 23,25 % và 2,81 tạ/ha. Hàm lượng chất chiết là 1 chỉ tiêu chi phối bởi yếu tố di truyền, do MH1 áp dụng cho đối tượng là IP5 (cho hàm lượng chất chiết từ 21,29 % - 21,33), HM2 áp dụng cho đối tượng IP3 (cho hàm lượng chất chiết từ 23,55 % - 23,39%). Do vậy hàm lượng chất chiết ở 2 mô hình có sự biến động. Hàm lượng chất chiết tại các vùng, các mô hình ở các năm khác nhau đều đạt tiêu chuẩn Dược điển Trung Quốc 2010. Có thể nói, bìm bìm có tính thích nghi rộng, tuy nhiên tại những khu vực đất đai màu mỡ giầu dinh dưỡng, có lượng mưa lớn, cây bìm bìm phát huy khả năng thich nghi, sinh trưởg và phát triển mang lại hiệu quả hơn so với khu vực đất đai kém dinh dưỡng hơn, khí hậu ít mưa hơn... 23 4.3.2. Hiệu quả kinh tế của các mô hình thử nghiệm Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu tiên quan trọng, nó quyết định sự phát triển của một dự án. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng thử nghiệm được trình bày tại bảng 4.9 Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế sau áp dụng quy trình nghiên cứu trong năm 2016 – 2017 của các mô hình Mô hình NSTT (tạ/ha) Đơn giá (1.000đ) Tổng thu (1.000đ) Tổng chi (1.000đ) Lãi thuần (1.000đ) MH1 MH2 MH1 MH2 MH1 MH2 Hà Nội 13,36 17,68 5.000 66.800 112.500 36.211 30.589 76.289 Bắc Giang 11,96 14,24 5.000 63.350 95.600 36.211 27.139 59.389 TB 12,66 15,96 5.000 65.070 104.050 36.211 28.864 67.839 Cùng 1 mô hình áp dụng, hiệu quả kinh tế tại khu vực Hà Nội cho lãi thuần cao hơn so với khu vực Bắc Giang dao động đạt 30,589 tr/ha đến 76,289 tr/ha (với mức giá thu mua 5,00 triệu đồng/tạ) trong khi đó vùng Bắc Giang cho hiệu quả kinh tế thấp hơn dao động đạt 27,139 - 59,389 tr/ha. Khi áp dụng MH2 (mô hình nghiên cứu) cao hơn sơ với MH1 (mô hình đối chứng). Trung bình hiệu quả kinh tế tại MH2 đạt 67,839 tr/ha, trong khi MH1 trung bình chỉ đạt 28,864 tr/ha (mức thu mua với giá 5,00 triệu đồng/tạ (50.000 đ/kg). Tóm tắt nội dung hoàn thiện quy trình từ kết quả đạt được của đề tài so với quy trình trước: Qua nghiên cứu tác động về một số tác động kỹ thuật trồng bìm bìm đem lại hiệu quả nhất khi quy trình trồng: - Trồng mẫu giống IP3; - Thời vụ trồng 1/7; - Mật độ trồng 150.000 cây/ha; - Giàn leo cho bìm bìm: Hình chữ H; - Không ngắt ngọn khi trồng bìm bìm; - Công thức phân bón: 2 tấn phân VSSG + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha. 24 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 1) Qua đặc nông sinh học, từ 7 mẫu giống đã xác định đa dạng di truyền gồm 03 nhóm, thuộc 3 loài khác nhau khi giám định tên độc lập: Loài Ipomoea nil (L.) Choi sygồm:IP1; IP3; IP5; IP6; loài Ipomoea purpurea (L.) Roth gồm: IP4; IP7 và loài Ipomoea indica (Burm.) Merr. có: IP2. Trong đó IP3 và IP6 là 2 mẫu cho nhiều đặc tính về sinh trưởng phát triển, năng suất dược liệu và năng suất chất chiết ưu việt nhất, rất xứng đáng lựa chọn là vật liệu nhân giống và nghiên cứu sản xuất đạt trà. 2) Kết quả nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật trồng cây Bìm bìm như sau: Mẫu giống có sự sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất chất chiết cao nhất đạt 3,24 tạ/ha là IP3 khi trồng ở thời vụ 1/7 (vụ thu). Mật đô trồng thích hợp đối với cây bìm bìm giống IP3 là 150.000 cây/ha, sử dụng kiểu giàn leo khung hình chữ H, không ngắt ngọn cho cây bìm bìm cho năng suất cao và chất lượng dược liệu không thay đổi. Tỷ lệ phân bón NPK thích hợp cho cây bìm bìm là 1: 2: 2: với lượng bón cụ thể là 2 tấn phân VSSG + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O, năng suất dược liệu và năng suất chất chiết đạt cao nhất lần lượt là 13,39 tạ dược liệu/ha và 3,10 tạ chất chiết/ha. Hiệu quả kinh tế cao nhất là đạt 30.739 triệu/ha. 3) Trồng bìm bìm tại Hà Nội và Bắc giang ở MH2 đều cho năng suất đạt 17,68 tạ/ha (Hà Nội) và 14,24 tạ/ha (Bắc Giang); hàm lượng chất chiết cao đạt 23,28 % (Hà Nội) và 23,22% (Bắc Giang) cao hơn so với trồng theo MH1 (mô hình cũ). Tại Hà Nội, Bìm bìm sinh trường, phát triển và cho năng suất cao hơn ở Bắc Giang. 5.2. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT 1) Nên áp dụng quy trình trồng bìm bìm với nội dung áp dụng: hạt giống loại IP3, thời vụ từ 1/7 đến 1/8, mật độ trồng 150.000 cây/ha, lượng phân bón: 2 tấn phân VSSG + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O. Khuyến khích làm giàn khung hình chữ H (Khung hình chữ nhật) và không ngắt ngọn cho cây. 2) Đề nghị tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật trồng bìm bìm ra hoa tập trung, quả chín đồng loạn nhằm giảm bớt công thu hoạch. 25 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Dương Thị Duyên, Nguyễn Thị Hà Ly, Ninh Thị Phíp và Nguyễn Tất Cảnh (2017). Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ đến năng suất cây Bìm bìm biếc (pharbitis nil (L.)). Tại Gia Lâm – Hà Nội. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. 2 (75). tr. 92-97. 2. Dương Thị Duyên, Ninh Thị Phíp and Bùi Thế Khuynh (2017). Variation in Morphological and Anatomical Characteristics of some Morning Glory Accessions (Ipomoea nil sp.) Collected in Vietnam and China. International Journal of Agriculture Innovations and Research. Volume 5, Issue 6. ISSN (Onlie). 1011-1015. 3. Dương Thị Duyên, Ninh Thị Phíp, Nguyến Tất Cảnh và Bùi Thế Khuynh (2017). Morphology and agronomical characteristics of some morning glory (Ipomoea spp.) accessions. Tạp chí Khoa Học Nông nghiệp Việt Nam. 15 (11). tr. 1467-1476.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_xac_dinh_giong_va_mot_so_bien_pha.pdf
Luận văn liên quan