Những điểm mới trong nghiên cứu của luận án Đã xây dựng được một phương pháp nhận dạng đối tượng gia công mới cho phép mở rộng phạm vi nhận dạng sang nhiều loại đối tượng gia công trực tiếp từ mô hình vật thể rắn 3D trong phần mềm CAD thương mại. Phương pháp phân tích thứ bậc AHP đã được phát triển ở mức cao hơn bằng cách xây dựng thêm hai tiêu chí lựa chọn cho phép lựa chọn loại dụng cụ cắt nhằm thỏa mãn đa tiêu chí, phù hợp sự thay đổi linh hoạt của dữ liệu đầu vào. Phương pháp ghép nhóm được tích hợp thêm thủ tục sàng lọc các phương án trước khi ghép nhóm nên đảm bảo rút ngắn thời gian xử lý, cho phép thiết lập được thứ tự gia công với mục tiêu tối ưu hóa chi phí gia công nhưng vẫn đảm bảo được các ràng buộc thứ tự
28 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng hệ thống trợ giúp thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết trên máy phay CNC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
Phùng Xuân Lan
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRỢ GIÚP
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG
CHI TIẾT TRÊN MÁY PHAY CNC
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí
Mã số: 62520103
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT CƠ KHÍ
Hà Nội – 2017
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Trần Văn Địch
PGS. TS. Hoàng Vĩnh Sinh
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ
cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi .. giờ, ngày .. tháng .. năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lập quy trình công nghệ (QTCN) là một khâu kết nối quan
trọng giữa hai nhiệm vụ then chốt của quá trình sản xuất là thiết
kế và gia công. Lập QTCN giải quyết vấn đề lựa chọn các quá
trình sản xuất cần thiết, lựa chọn thiết bị gia công và dụng cụ cắt
hợp lý, thiết lập thứ tự gia công để biến ý tưởng của nhà thiết kế
thành những sản phẩm hiện hữu một cách kinh tế và có hiệu quả.
Trong các nhà máy gia công cơ khí ở Việt Nam hiện nay, đa
phần các công việc này đều được tiến hành thủ công. Khi lập
QTCN thủ công, người kỹ sư phải mất nhiều thời gian để tra cứu
sổ tay, tính toán, lựa chọn và ra quyết định cũng như chuẩn bị
các tài liệu thiết kế. Công việc này càng khó khăn, tốn nhiều
thời gian và công sức khi mà số lượng và chủng loại của các
trang thiết bị đặc biệt là dụng cụ cắt ngày càng lớn và thường
xuyên có sự biến động về số lượng. Hơn nữa, trong lập QTCN
thủ công thì chất lượng thiết kế phụ thuộc rất nhiều vào kinh
nghiệm của người thiết kế. Chính sự khác nhau giữa các thế hệ
kỹ sư với các kinh nghiệm không đồng đều cũng làm cho chất
lượng của QTCN không ổn định. Mặt khác, trong thiết kế
QTCN bên cạnh những công việc đòi hỏi tư duy và tri thức của
con người còn có những công việc nhàm chán mất nhiều thời
gian. Chính vì vậy, nhu cầu có một hệ thống hỗ trợ thiết kế
QTCN có sự trợ giúp của máy tính (CAPP) là hết sức cần thiết
để có thể tận dụng khả năng tính toán, xử lý và truy xuất nhanh
của máy tính với tư duy và tri thức của con người cho phép rút
ngắn thời gian thiết lập QTCN.
Trong nền sản xuất hiện đại, mặc dù được coi là cầu nối giữa
CAD và CAM nhưng CAPP phức tạp và khó khăn hơn nhiều và
chưa bắt kịp được sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
CAD/CAM. Thực tế cho thấy rằng, hiện nay các phần mềm
thương mại CAD/CAM được phát triển rất mạnh bởi nhiều hãng
như Autodesk, Dassault System, Siemens v.v. nhưng chưa phát
triển được một mô-đun phần mềm CAPP thương mại thực sự do
tính chất đa dạng và phức tạp của CAPP. Trong bối cảnh như
vậy, nghiên cứu phát triển hệ thống hỗ trợ thiết kế QTCN bằng
2
máy tính có một ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn. Đó cũng
chính là lý do cơ bản mà nghiên cứu sinh (NCS) cùng tập thể
hướng dẫn đã lựa chọn đề tài của luận án là: “Nghiên cứu xây
dựng hệ thống trợ giúp thiết kế quy trình công nghệ gia công
chi tiết trên máy phay CNC’’
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu cuối cùng của đề tài là xây dựng một hệ thống trợ
giúp thiết lập quy trình công nghệ gia công chi tiết trên máy phay
CNC bằng máy tính, cho phép hình thành các phiếu công nghệ
chỉ dẫn gia công trực tiếp từ mô hình vật thể rắn 3D thiết kế trong
phần mềm CAD thương mại.
3. Nội dung của luận án
(1) Xây dựng phương pháp nhận dạng các đối tượng gia công
trên cơ sở các đối tượng tạo hình trực tiếp trong phần mềm CAD
thương mại.
(2) Xây dựng phương pháp lựa chọn trang bị công nghệ bao
gồm máy, dụng cụ cắt và phương pháp thiết lập thứ tự gia công
trên cơ sở dữ liệu (CSDL) thay đổi linh hoạt.
(3) Xây dựng giao diện tích hợp CAD-CAPP thử nghiệm với
nhiều chi tiết và cho phép ứng dụng trong thực tế sản xuất.
4. Đối tượng và phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các chi tiết gia công trên máy
phay/khoan CNC.
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn ở các chi tiết gia công trên máy
phay/khoan CNC 3D. Chi tiết gia công được thiết kế trong phần
mềm SolidWorks với đầy đủ yêu cầu kỹ thuật. Trợ giúp thiết kế
QTCN trong một số khâu cơ bản để hình thành phiếu công nghệ
chỉ dẫn gia công chỉ rõ các lựa chọn máy, dụng cụ cắt, hướng
tiếp cận dụng cụ, chế độ cắt và trình tự gia công.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết chủ yếu được sử dụng để
xây dựng phương pháp trợ giúp thiết lập QTCN gia công các chi
tiết bằng máy tính. Giao diện tích hợp CAD-CAPP được xây
dựng để kiểm nghiệm phương pháp và thuật toán. Một số thử
3
nghiệm thực tế được tiến hành để thu thập CSDL, kiểm chứng
và hiệu chỉnh phương pháp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Xây dựng được phương pháp nhận dạng đối tượng gia công
mới, cho phép mở rộng ra nhiều loại khác nhau, trực tiếp trong
phần mềm CAD thương mại.
Xây dựng được phương pháp lựa chọn trang bị công nghệ
theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở đánh giá đa tiêu chí, gắn kết với
những thay đổi linh hoạt của CSDL và phương pháp hình thành
thứ tự gia công cho phép rút ngắn thời gian xử lý.
Xây dựng được bộ luật nhận dạng đối tượng gia công, phương
pháp gia công và lựa chọn dụng cụ cắt làm cơ sở cho việc thiết
kế QTCN.
Thiết kế được một hệ CSDL cho phép mở rộng và quản lý
hiệu quả dữ liệu của quá trình thiết kế QTCN
Ý nghĩa thực tiễn
Giao diện CAD-CAPP (BKCAPP) được viết trên cơ sở kết
quả nghiên cứu của luận án có khả năng ứng dụng trong đào tạo,
nghiên cứu và thực tế sản xuất.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được kiểm nghiệm trong
thực tế để gia công chi tiết tại Công ty MEKAMIC cho phép
giảm thời gian chuẩn bị sản xuất và thời gian gia công, nâng cao
khả năng tự động hoá trong nhà máy.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 5 chương cơ bản sau: Chương 1 - Tổng quan về
thiết kế QTCN có sự trợ giúp của máy tính (CAPP); Chương 2
– Phương pháp nhận diện đối tượng gia công; Chương 3 –
Phương pháp lựa chọn trang bị công nghệ và thứ tự nguyên công;
Chương 4 – Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ thiết kế QTCN;
Chương 5 – Xây dựng phần mềm BKCAPP để thiết kế QTCN
gia công các chi tiết trên máy phay CNC; Phần cuối cùng là kết
luận và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài; Tài liệu
tham khảo và danh mục các công trình đã công bố
4
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ QTCN CÓ SỰ
TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH
1.1 Thiết kế quy trình công nghệ có sự trợ giúp của
máy tính (CAPP)
1.2 Các phương pháp CAPP
1.2.1 CAPP khả biến
1.2.2 CAPP khả sinh
1.2.3 CAPP phối hợp
1.3 Các hướng tiếp cận để nhận dạng đối tượng gia
công
1.4 Lựa chọn dụng cụ cắt
1.4.1 Lựa chọn chủng loại dụng cụ cắt
1.4.2 Lựa chọn kích thước dụng cụ cắt
1.5 Thiết lập thứ tự nguyên công
Kết luận chương 1
Các phương pháp nhận dạng đối tượng gia công mới chỉ dừng
lại ở những thông tin hình học cơ bản chứ chưa bao gồm đầy đủ
các yêu cầu kỹ thuật và các mối quan hệ giao nhau là cơ sở quan
trọng của việc thiết lập QTCN.
Các phương pháp nhận dạng đối tượng chỉ chủ yếu giới hạn
ở các đối tượng dạng cắt 2.5D với khả năng mở rộng sang các
dạng đối tượng khác bị hạn chế.
Các phương pháp lựa chọn dụng cụ cắt chưa được đánh giá
toàn diện nhiều tiêu chí và không phù hợp với một hệ CSDL lớn
bao gồm nhiều chủng loại và kích thước dụng cụ cắt.
Các phương pháp thiết lập thứ tự nguyên công còn hạn chế
về tính phức tạp của phương pháp và thời gian xử lý.
Phương pháp khả sinh kết hợp với khả năng tương tác của
con người là xu hướng phát triển của CAPP hiện nay.
Những kết luận trên đây là cơ sở khoa học cho việc xác định
mục đích, nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của
luận án “Nghiên cứu xây dựng hệ thống trợ giúp thiết kế quy
trình công nghệ gia công chi tiết trên máy phay CNC”
5
2 CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NHẬN DẠNG ĐỐI
TƯỢNG GIA CÔNG
2.1 Sơ đồ thực hiện
Xuất phát từ dữ liệu đầu vào gồm bốn yếu tố: mô hình vật thể
rắn 3D cùng các yêu cầu kỹ thuật cơ bản, thông tin về vật liệu
gia công, dạng sản xuất, phương pháp chế tạo phôi và xử lý nhiệt,
thông qua hệ thống thiết lập QTCN sẽ hình thành nên kết quả
đầu ra gồm hai phiếu cơ bản là phiếu dụng cụ cắt và phiếu công
nghệ chỉ dẫn gia công. Trong sơ đồ tổng thể của hệ thống (Hình
2.1), quá trình trích xuất và nhận dạng gồm ba bước cơ bản.
Bước 3
Nhận dạng các đối tượng gia công
bằng các luật nhận dạng
Bước 5
Lựa chọn máy/dao cho từng đối
tượng gia công
Bước 5
Lựa chọn máy/dao cho từng đối
tượng gia công
Bước 2b
Trích xuất các thông
tin thiết kế cho mỗi
đối tượng tạo hình
Bước 2a
Trích xuất các
yêu cầu kỹ
thuật
Bước 1
Tách biệt thành các đối tượng đơn lẻ
Độ nhám bề mặt
Độ chính xác gia công
Các mặt chuẩn
Máy (Tương ứng với
thư viện máy)
Dụng cụ cắt (Tương
ứng với thư viện dao)
Chế độ cắt
Bước 6
Nhận dạng chính xác
phương pháp gia công
Bước 6
Nhận dạng chính xác
phương pháp gia công
Kích thước cơ bản
Mức độ thô/tinh
Phương thức gia
công
Bước 7
Thiết lập thứ tự nguyên công
Bước 7
Thiết lập thứ tự nguyên công
Bước 4
Nhận dạng sơ bộ
phương pháp gia công
Bước 4
Nhận dạng sơ bộ
phương pháp gia công
Bước 2d
Trích xuất các
đặc tính giao
nhau của đối
tượng
ĐẦU VÀO
Bước 2c
Trích xuất các
kích thước cơ
bản của đối
tượng
Mô hình CAD 3D trong
SolidWorks với đầy đủ yêu
cầu kỹ thuật
Vật liệu gia công
Dạng sản xuất
Phương pháp chế tạo
phôi và xử lý nhiệt
ĐẦU RA
Phiếu công nghệ chỉ
dẫn gia công
Phiếu dụng cụ cắt
ĐẦU VÀO
Hình 2.1 Sơ đồ các bước thiết lập quy trình gia công
6
2.2 Phân loại các đối tượng gia công
Trong các nghiên cứu trước đây, nhiều dạng đối tượng tạo
hình dạng cắt 2.5D [49] đã được xây dựng nhưng chưa nhiều
nghiên cứu nào tập trung phân loại các đối tượng tạo hình dạng
khối. NCS đã phát triển thêm một số dạng đối tượng gia công
dạng khối và dạng đảo.
2.3 Quá trình trích xuất và nhận dạng đối tượng tạo
hình dạng vẽ phác
2.3.1 Quá trình trích xuất dữ liệu với trường hợp đối
tượng tạo hình dạng vẽ phác
Quá trình trích xuất và nhận dạng với đối tượng tạo hình dạng
vẽ phác có thể mô tả như Hình 2.2
1. QUÁ TRÌNH TRÍCH XUẤT DỮ LIỆU TỪ MỖI ĐỐI TƯỢNG
TẠO HÌNH DẠNG VẼ PHÁC (SOLIDWORKS)
2. QUÁ TRÌNH NHẬN DẠNG ĐỐI TƯỢNG GIA CÔNG
TRÊN CƠ SỞ CÁC LUẬT
3. LƯU DỮ LIỆU VÀO SQL SERVER CHO
BƯỚC XỬ LÝ TRONG BKCAPP
Loại đối
tượng (FT)
Dạng vẽ phác
(ST)
Hướng vẽ phác
(SM)
Dạng điều kiện
bao (CT)
Dạng vát
(DT)
Dạng đảo (IT)
Hướng mở của
đối tượng (DM)
+ Phương thức gia
công 2.5D, 3D hay
4D/5D
+ Hốc
+ Bậc
+ Rãnh
+ Khối
+ Đảo
+ Khối cơ sở
+ Lỗ
+ Đối tượng chuyển
tiếp
Đóng/Mở
Thông/Kín
Hình chữ nhật/Hình tròn/Biên dạng tự do
Vê tròn/Vát mép
Ren/Không ren
Hình 2.2 Lược đồ mô tả quá trình nhận dạng đối tượng tạo hình
dạng vẽ phác
Loại đối tượng (FT): Định dạng thực tế của từng đối tượng
đơn.
Loại vẽ phác (ST): Hình dáng của hình vẽ phác
Hướng vẽ phác (SD): Hướng tạo hình của đối tượng từ hình
vẽ phác
Dạng điều kiện bao (CT): Trên cơ sở những đối tượng gia
công dạng cắt đã được đề cập đến trong các nghiên cứu trước
7
đây [49], NCS xây dựng thêm một số đối tượng thuộc dạng khối
và dạng đảo hay dạng khối và đảo kết hợp như mô tả ở Hình 2.7.
Vấn đề mấu chốt trong việc xác định điều kiện bao là việc xác
định đặc tính đóng hay mở của các phần tiếp giáp giữa đối tượng
đang xét và đối tượng giao với nó. Đặc tính mở của đối tượng là
thông tin quan trọng để xác định các hướng tiếp cận dụng cụ
(pTAD).
Kín
không
thông
Kín
thông
Không thông
- hở nhiều
hướng
Thông hở
1 hướng
Thông hở 2
hướng
Tự do
theo 4
hướng
Tiếp giáp 1
hướng
Tiếp giáp 2
hướng
Không
thông - hở
1 hướng
Không
thông - hở
2 hướng
Cao hơn tự
do theo 4
hướng
Cao hơn tiếp
giáp 1 hướng
Khối cơ sở
Cao hơn tiếp
giáp 2 hướng
Dạng cắt (Cut)
Dạng khối (Boss)
Dạng đảo
Dạng khối & đảo
kết hợp
Khối cơ sở
Thấp hơn
tự do theo 4
hướng
Bằng tiếp
giáp 1
hướng
Thấp hơn
tiếp giáp 1
hướng
Bằng tự
do theo 4
hướng
Thấp hơn
tiếp giáp 2
hướng
Bằng tiếp giáp
2 hướng
Hình 2.7 Phân loại các dạng điều kiện bao
Dạng vát (DT): Một đối tượng có thể không bị vát, vát âm,
vát dương hay vát đa cạnh.
Dạng đảo (IT): Một đối tượng có thể có hoặc không có đảo.
Sự xuất hiện của các đảo sẽ làm thay đổi đặc tính gia công của
đối tượng đó
Hướng mở của đối tượng (DM): Hướng mở của đối tượng
có hai dạng là cùng hướng và khác hướng.
8
2.3.2 Quá trình nhận dạng đối tượng gia công từ các
đối tượng tạo hình dạng vẽ phác
Các luật nhận dạng được xây dựng trong Microsoft SQL
server dựa trên bảy dữ liệu đã được trích xuất từ các thông tin
hình học của đối tượng gia công.
Cấu trúc luật nhận dạng
Nếu
Dạng đối tượng là Cắt kéo hoặc Cắt quét và
Loại vẽ pháclà Hình chữ nhật và
Hướng vẽ phác là Đường thẳng vuông góc và
Điều kiện bao là Mở hai mặt không thông và
Dạng vát là Không vát và
Dạng đảo là Không đảo và
Hướng mở của đối tượng là Cùng hướng
Thì Đối tượng gia công là Bậc kín 2.5D hình chữ nhật
2.4 Quá trình trích xuất và nhận dạng đối tượng tạo
hình dạng thiết lập đặc tính và vị trí
2.4.1 Quá trình trích xuất đối tượng tạo hình dạng lỗ
Mỗi lỗ (HoleWzd) có một đặc trưng cho kiểu lỗ khác nhau
và 25 kích thước khác nhau liên quan đến thông số hình học của
lỗ. Số lượng và đặc điểm của các kích thước khác 0 sẽ là cơ sở
để nhận dạng các đối tượng gia công.
2.4.2 Quá trình nhận dạng đối tượng tạo hình HoleWzd
Cấu trúc luật nhận dạng
Nếu
Kích thước Đường kính (Diameter) khác 0 và
Kích thước Chiều sâu (Depth) khác 0 và
Kích thước Góc khoan (DrillAngle) khác 0
Thì Đối tượng gia công là Lỗ khoan
2.4.3 Quá trình nhận dạng đối tượng tạo hình dạng
chuyển tiếp
2.5 Quá trình trích xuất và nhận dạng yêu cầu kỹ
thuật
9
2.6 Quá trình nhận dạng các mối quan hệ giữa các
đối tượng tạo hình
Kết luận chương 2
Không chỉ trích xuất được các thông tin hình học mà còn cho
phép trích xuất các yêu cầu kỹ thuật và các đặc điểm giao nhau
giữa các đối tượng.
Đã mở rộng việc nhận dạng từ các đối tượng gia công dạng
cắt sang dạng khối, dạng đảo và dạng khối đảo kết hợp
Việc trích xuất các đối tượng tạo hình theo bảy yếu tố hình
học cho phép nhận dạng được cụ thể nhiều loại đối tượng từ
phương thức gia công 2.5D, 3D sang nhiều trục.
Bộ luật nhận dạng được thiết lập và quản lý trong CSDL nên
tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng, hiệu chỉnh do đó tăng
khả năng tương tác và mở rộng với người sử dụng.
Phương pháp nhận dạng theo đối tượng này được tiến hành
hoàn toàn tự động tích hợp trong môi trường thiết kế 3D của
SolidWorks nên giải quyết được nút thắt cơ bản trong CAPP là
dòng tích hợp CAD/CAPP.
3 CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN TRANG
BỊ CÔNG NGHỆ VÀ THỨ TỰ NGUYÊN CÔNG
3.1 Phương pháp lựa chọn dụng cụ cắt
3.1.1 Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để lựa
chọn loại dụng cụ cắt
3.1.1.1 Phương pháp phân tích thứ bậc AHP
3.1.1.2 Phương pháp AHP với những cải tiến trong lựa
chọn loại dụng cụ cắt
Phương pháp AHP đã được phát triển ở mức cao hơn bằng
cách thêm hai tiêu chí lựa chọn đầu tiên cho phép lựa chọn được
các phương án loại dụng cụ cắt tương ứng với các dữ liệu đầu
vào khác nhau chứ không cố định với chỉ một dữ liệu đầu vào.
Hình 3.2 là mô hình AHP với trường hợp bậc thẳng. Trên cơ sở
đánh giá rời rạc các tiêu chí ví dụ như Hình 3.8, phương pháp
AHP sẽ tổng hợp các tiêu chí để có một đánh giá mức độ ưu tiên
tổng hợp cho phép lựa chọn một loại dụng cụ cắt tốt hơn như
Hình 3.9.
10
Lựa chọn dụng cụ cắt tối ưu
(Gia công mặt bậc)
Đặc tính hình học
(SC)
Khả năng bóc
tách phoi (MRC)
Công suất
máy yêu cầu
(PR)
Giá thành
dụng cụ cắt
(TC)
Dao phay ngón
liền khối
(SEM)
Dao phay ngón răng
chắp cạnh dài 90
(LEM)
Dao phay ngón răng
chắp thường 90
(IEM90)
Chất lượng
(Qa)
Các chi phí
khác (CR)
Dao phay đĩa
(SFM)
MỤC TIÊU
CÁC TIÊU CHÍ LỚN VÀ TIÊU CHÍ THÀNH PHẦN
CÁC
PHƯƠNG ÁN
Tỷ lệ dài/
rộng (AR)
Trung bình (M)
Thấp (Lo)
Cao (Hi)
Bề rộng (Wi)
Lớn (La)
Nhỏ (Sm)
Độ cứng
vững (SD)
Bình thường (No)
Yếu (Li)
Nặng (He)
Thô (Ro)
Bán tinh
(SF)
Tinh (Fi)
KẾT QUẢ Loại dụng cụ cắt có mức ưu tiên cao nhất
và thứ tự ưu tiên của các loại
Hình 3.2 Mô hình cấu trúc thứ bậc (Gia công mặt bậc thẳng)
Phương pháp AHP cũng là cơ sở để thiết lập bộ luật lựa chọn
loại dụng cụ cắt theo thứ tự ưu tiên
Hình 3.8 Mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí chính
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
Đ ặ c t í n h
h ì n h h ọ c
C h ấ t
l ư ợ n g
K h ả n ă n g
b ó c t á c h
p h o i
C ô n g s u ấ t
c ắ t y ê u
c ầ u
G i á t h à n h
d ụ n g c ụ
c ắ t
C á c c h i
p h í k h á c
M
ứ
c
đ
ộ
ư
u
t
iê
n
Dao phay ngón liền khối
Dao phay ngón răng chắp cạnh dài
Dao phay ngón răng chắp cạnh ngắn
Dao phay đĩa
11
Hình 3.9 Mức độ ưu tiên của các phương án lựa chọn
3.1.2 Lựa chọn các kích thước dụng cụ cắt
Cơ sở để lựa chọn đường kính dụng cụ cắt trong trường hợp
này là khống chế số lượng đường chạy dao tuy nhiên cần hạn
chế trường hợp góc ôm toàn bộ dụng cụ cắt. Với trường hợp tổng
quát để gia công hốc, các thông số cần xem xét tới được thể hiện
trong Bảng 3.6. Toàn bộ các kích thước nêu trong bảng cần được
trích xuất trong quá trình nhận dạng đối tượng gia công dạng hốc
2.5D. Số lượng trong bộ dụng cụ cắt gia công hốc tùy thuộc vào
sự tương quan và sai khác giữa các kích thước tạo hình của hốc.
Xác định DF: Đường kính của dụng cụ cắt lần cuối
𝑅𝐹𝑚𝑖𝑛 = {
= 𝑀𝑖𝑛(𝑅𝑠, 𝑅𝑏 ,
𝐷𝑠
2
,
𝐷𝑏
2
,
𝐷𝑖𝑖
2
,
𝐷𝑜𝑠
2
,
𝐷𝑠𝑖
2
)
≠ 0
(3.1)
𝐷𝐹 = 𝑘𝐹 × 𝑅𝐹𝑚𝑖𝑛 (3.2)
Xác định DR: Đường kính của dụng cụ cắt thô
𝑅𝑅𝑚𝑖𝑛 = {
= 𝑀𝑖𝑛(
𝐷𝑠𝑠
2
,
𝑀𝑠𝑖
2
,
𝐴𝑜𝑠
2
,
𝑀𝑠𝑖
2
)
≠ 0
(3.3)
𝐷𝑅 = 𝑘𝑅 × (𝑅𝑅𝑚𝑖𝑛 × 𝑎1 + 𝑅𝑅𝑚𝑖𝑛 × 𝑎2) × 𝑎0 (3.4)
𝑎𝑜 {
= 0 𝑛ế𝑢 𝑅𝐹𝑚𝑖𝑛 >
𝑅𝑅𝑚𝑖𝑛
2
= 1 𝑘ℎá𝑐
(3.5)
𝑎1 {
= 1 𝑛ế𝑢 𝑅𝐹𝑚𝑖𝑛 ≤
𝑅𝑅𝑚𝑖𝑛
2
𝑣à 𝑅𝐹𝑚𝑖𝑛 >
𝑅𝑅𝑚𝑖𝑛
8
= 0 𝑘ℎá𝑐
(3.6)
0
0.1
0.2
0.3
Dao phay ngón
liền khối
Dao phay ngón
răng chắp cạnh
dài
Dao phay ngón
răng chắp cạnh
ngắn
Dao phay đĩa
0.2809
0.2527
0.2961
0.1784
12
𝑎2 {
= 1 𝑛ế𝑢 𝑅𝐹𝑚𝑖𝑛 <
𝑅𝑅𝑚𝑖𝑛
8
= 0 𝑘ℎá𝑐
(3.7)
Xác định DSF: Bán kính của dụng cụ cắt trung gian
(nếu cần)
𝐷𝑆𝐹 = 𝑘𝑆𝐹 ×
𝑅𝑅𝑚𝑖𝑛
4
× 𝑎2 (3.8)
Bảng 3.6 Các loại kích thước cơ bản của hốc
STT Kí hiệu Loại kích thước
1 Rs Bán kính góc lượn nhỏ nhất theo mặt cạnh
2 Rb Bán kính góc lượn nhỏ nhất theo mặt đáy
3 Ds Khoảng vát nhỏ nhất theo mặt cạnh
4 Db Khoảng vát nhỏ nhất theo mặt đáy
5 Dos Khoảng cách nhỏ nhất giữa các mặt hở
6 Dsi
Khoảng cách nhỏ nhất giữa mặt cạnh hốc và
mặt cạnh đảo
7 Dii Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai đảo
8 Dss Bề rộng nhỏ nhất của hốc
9 Msi
Khoảng cách lớn nhất giữa mặt hốc và mặt
cạnh đảo
10 Aos Khoảng cách trung bình giữa các mặt hở
11 Am Góc nhỏ nhất hợp giữa các mặt cạnh
3.1.3 Thuật toán lựa chọn dụng cụ cắt
Sơ đồ khối mô tả các bước lựa chọn dụng cụ cắt mô tả như
Hình 3.11. Toàn bộ quá trình lựa chọn này đều được tiến hành
trên CSDL hệ thống. Khi kết thúc vòng lặp mà không dụng cụ
cắt nào được xác định thì hệ thống sẽ đưa ra yêu cầu mua dụng
cụ cắt ngoài thị trường theo những kích thước và chủng loại được
ưu tiên nhất.
3.1.4 Xác định chế độ cắt
3.2 Lựa chọn máy công cụ
13
Dữ liệu họ dụng cụ
và cán dụng cụ
Dữ liệu mảnh cắt
Dữ liệu
vật liệu cắt
Bước 4: Tìm kiếm
họ và cán dụng cụ
tương ứng
Bước 6: Lựa chọn
mảnh cắt qua luật
i > N
Có họ dụng cụ
Dữ liệu thông số
chế độ cắt
Bước 8: Xác định thông tin
chế độ cắt
(Hiệu chỉnh nếu cần)
Xuất ra loại dụng cụ
đầu tiên trong thứ tự
ưu tiên
KẾT THÚC
Đ
Đ
S
Với mỗi đối tượng gia công
Luật lựa chọn phương
pháp gia công tương ứng
với dụng cụ cắt và đối
tượng gia công
Xác định phương pháp gia
công chính xác
Đưa ra yêu cầu
mua dụng cụ cắt
BẮT ĐẦU
Bước 1: Xác định sơ bộ
các phương pháp gia công
Bước 3: Xác định N loại dụng cụ theo
thứ tự ưu tiên bằng phương pháp AHP
i = 0
Bước 2: Xác định sơ bộ kích
thước dụng cụ cắt
Có mác dụng cụ
S
Bước 5: Lựa chọn kích thước
dụng cụ cắt (Hiệu chỉnh trong
phạm vi) và tìm mác dụng cụ
Bước 3a: Xây dựng mô
hình AHP cho lựa chọn
loại dụng cụ cắt
Bước 3b: Thiết lập bộ
luật lựa chọn thứ tự ưu
tiên các loại dụng cụ
trên cơ sở AHP
Bước 3c: Mã hóa các
dữ liệu đầu vào tùy từng
dạng gia công
Bước 3d: Duyệt qua bộ
luật lựa chọn loại
dụng cụ cắt
S
i = i+1
Có mác mảnh cắt
Có vật liệu
mảnh cắt
Đ
S
S
Đ
Đ
Bước 9: Xác định chính xác
dụng cụ cắt được chọn
Bước 7: Xác định
vật liệu mảnh cắt
Dữ liệu dụng cụ cắt
Hình 3.11 Sơ đồ khối lựa chọn dụng cụ cắt
14
3.3 Phương pháp thiết lập thứ tự nguyên công
Khi có nhiều phương án lựa chọn máy, dụng cụ cắt và hướng
tiếp cận dụng cụ cũng như nhiều thứ tự nguyên công thỏa mãn
điều kiện ràng buộc thứ tự thì nhiệm vụ của bài toán này là tìm
thứ tự nguyên công trên cơ sở tối thiểu chi phí gia công (Hình
3.15)
MO1
M1, TAD1, T1
MO2
M1, TAD3, T4
MOi
M4, TAD1, T3
MOn
M1, TAD4, T3
Chi phí
C1
MO1
M2, TAD1, T2
MO2
M1, TAD1, T3
MOi
M4, TAD3, T3
MOn
M4, TAD4, T2
Chi phí
C2
MO1
M2, TAD1, T2
MOi
M4, TAD1, T2
MO2
M2, TAD1, T4
MOn
M4, TAD4, T2
Chi phí
Ci
...
...
MO1
M2, TAD1, T2
MOi
M2,TAD1, T2
MOn
M4, TAD4, T2
Chi phí
Cn
Chi phí
MIN
Bài toán
tối ưu hóa thứ
tự nguyên công
Hình 3.15 Các phương án thiết lập thứ tự nguyên công
3.3.1 Xây dựng các ma trận ràng buộc thứ tự
Nguyên tắc 1: Ràng buộc gia công (thô/bán tinh/tinh)
Nguyên tắc 2: Ràng buộc chuẩn gốc (mặt chuẩn/gốc ưu tiên
gia công trước)
Nguyên tắc 3: Ràng buộc công nghệ (thuận lợi cho hướng
tiếp cận dụng cụ)
Nguyên tắc 4: Ràng buộc gá đặt (thuận lợi cho việc gá đặt)
Nguyên tắc 5: Ràng buộc giao nhau tùy vào đặc điểm giao
nhau của đối tượng
3.3.2 Tính toán chi phí gia công
3.3.3 Thiết lập thứ tự gia công trong trường hợp lựa
chọn thiết bị cố định
3.3.3.1 Thuật toán thiết lập
3.3.3.2 Kiểm nghiệm thuật toán
3.3.4 Thiết lập thứ tự gia công với trường hợp lựa
chọn thiết bị linh hoạt
15
3.3.4.1 Thuật toán thiết lập
Hình 3.16 mô tả sơ đồ khối để thiết lập thứ tự nguyên công
với 6 bước cơ bản
3.3.4.2 Kiểm nghiệm thuật toán
N> NumMO
i = i+1
Bước 5: Tính toán
tổng chi phí gia công
KẾT THÚC
Đ
S
Bước 6: Đưa ra thứ tự NC có
chi phí gia công nhỏ nhất
Bước 1: Sắp xếp các phương án khả thi của
bước/NC đầu tiên theo thứ tự ưu tiên
MODauTien
i = 0
i > NI
S
NI = số vòng lặp
NumMO = tổng số bước/NC
N = số bước/NC trong danh sách
i = chỉ số của danh sách các phương án thứ tự
NC DSThuTuA
Bước 2: Lưu mỗi bước/NC MODauTien vào
một danh sách DSThuTuA[i]
Bước 3: Tìm phương án khả thi của
bước/NC tiếp theo trong danh sách
thứ i
Bước 4: Thêm bước/NC đó vào danh
sách DSThuTuA[i]
N = N + 1
Đ
1. Danh sách các bước/nguyên công kèm
lựa chọn trang bị công nghệ tương ứng
2. Ma trận ràng buộc thứ tự P
ĐẦU VÀO
Quy trình công nghệ có
chi phí gia công nhỏ nhất ĐẦU RA
Hình 3.16 Thuật toán thiết lập thứ tự nguyên công
Kết quả so sánh trong Hình 3.20 cho thấy các giá trị lớn nhất,
giá trị trung bình và giá trị nhỏ nhất qua 10 vòng lặp của phương
pháp đề xuất đều nhỏ hơn các phương pháp trước. Điều này thể
16
hiện phương pháp đề xuất đã khoanh vùng được các bước/NC
hiệu quả để đưa vào thứ tự nguyên công, do đó chỉ đánh giá và
lựa chọn phương án thiết lập thứ tự nguyên công từ những quy
trình có mức độ ưu tiên cao.
Hình 3.20 So sánh với các thuật toán khác (Thiết bị linh hoạt)
Kết luận chương 3
Phương pháp AHP được cải tiến bằng cách thêm hai tiêu chí
lựa chọn so với phương pháp AHP truyền thống cho phép sắp
xếp loại dụng cụ cắt theo thứ tự ưu tiên linh hoạt với nhiều lựa
chọn đầu vào.
Số lượng đường chạy dao và mối tương quan giữa các kích
thước tạo hình là cơ sở quan trọng để tính toán và lựa chọn bộ
dụng cụ cắt cho phép rút ngắn thời gian tìm kiếm dụng cụ, thích
hợp với sự đa dạng của CSDL
Việc lựa chọn máy theo thứ tự ưu tiên trên cơ sở đánh giá
không chỉ giá thành mà còn cả mức độ tải của máy.
Các thủ tục kiểm tra ràng buộc thứ tự và sắp xếp thứ tự ưu
tiên lựa chọn ở từng bước được lồng vào thuật toán ghép nhóm
cho phép giảm thời gian xử lý so với các phương pháp thiết lập
thứ tự nguyên công trước.
1014 1038 1008
1022 10581053.5
1198
1291
1458
1158
900
1000
1100
1200
1300
1400
1500
G i á t r ị t r u n g b ì n h G i á t r ị l ớ n n h ấ t G i á t r ị n h ỏ n h ấ t
C
h
i p
h
í g
ia
c
ô
n
g
Thuật toán chọn lọc ghép nhóm Thuật toán tìm kiếm Tabu
Thuật toán mô phỏng luyện kim Thuật toán gen
17
4 CHƯƠNG 4 - XÂY DỰNG CSDL PHỤC VỤ
THIẾT KẾ QTCN
4.1 Thiết kế CSDL
4.1.1 Đặc điểm và cấu trúc của CSDL thiết kế QTCN
Cấu trúc gồm 4 nhóm CSDL cơ bản bao gồm CSDL lựa chọn
ban đầu, CSDL chi tiết gia công, CSDL nhận dạng và lựa chọn,
CSDL mã hóa
Hình 4.1 Sơ đồ mô tả đường luân chuẩn dữ liệu trong CSDL
18
4.1.2 Mô hình quản trị CSDL
Hình 4.2 mô tả dòng luân chuyển dữ liệu và mô hình quản trị
CSDL trong đó CSDL chi tiết gia công là CSDL trung tâm. Nó
là CSDL động, luôn thay đổi trong suốt quá trình thiết kế.
4.2 CSDL các lựa chọn ban đầu
4.2.1 CSDL vật liệu gia công
4.2.2 CSDL máy gia công
4.2.3 CSDL dụng cụ cắt
4.3 CSDL chi tiết gia công
Với mỗi chi tiết gia công đưa vào hệ thống sẽ hình thành một
CSDL với tên gọi là tên của chi tiết gia công. Mỗi khi nhận dạng
lại chi tiết gia công toàn bộ dữ liệu trong CSDL này sẽ được loại
bỏ để thay thế bằng dữ liệu mới.
4.4 CSDL mã hoá
4.5 CSDL các luật nhận dạng và lựa chọn
4.5.1 Luật nhận dạng đối tượng gia công
Luật nhận dạng đối tượng gia công được thiết kế theo hai
dạng cơ bản là đối tượng dạng vẽ phác và dạng thiết lập đặc tính,
vị trí
4.5.2 Luật lựa chọn chủng loại dụng cụ cắt
4.5.3 Luật nhận dạng phương pháp gia công
Kết luận chương 4
Hệ thống CSDL phục vụ thiết kế QTCN đã được xây dựng
có các ưu điểm nổi bật sau:
Không chỉ xây dựng CSDL mô tả thông tin còn có CSDL các
luật nhận dạng và lựa chọn.
Các CSDL được thiết kế đảm bảo tính chuẩn hóa và có khả
năng liên kết với các CSDL khác. Các luật nhận dạng được thiết
lập trên cơ sở các dữ liệu được mã hóa.
Với hệ thống CSDL này hoàn toàn có thể xây dựng được thuật
toán và tiến hành xây dựng các chương trình máy tính đảm bảo
truy xuất và xử lý dữ liệu được dễ dàng và nhanh chóng.
19
5 CHƯƠNG 5 - XÂY DỰNG PHẦM MỀM BKCAPP
ĐỂ THIẾT KẾ QTCN GIA CÔNG CHI TIẾT TRÊN
MÁY PHAY CNC
5.1 Mô tả về hệ thống BKCAPP
Hệ thống có hai mô-đun cơ bản: (1) Nhận dạng đối tượng gia
công phát triển trong phần mềm SolidWorks 2013 bằng ngôn
ngữ VB 7.0; (2) Mô-đun thiết kế QTCN tự động phát triển trong
phần mềm Visual C# 2012. CSDL được quản lý trong phần mềm
chuyên dụng SQL Server 2012.
Đầu vào: Mô hình vật thể rắn 3D
với đầy đủ yêu cầu kỹ thuật
Nhận dạng đối tượng gia công
trong SolidWorks
Lưu trữ các dữ liệu nhận dạng
trong Microsoft SQL Server
Nhập các dữ liệu lựa chọn ban
đầu vào hệ thống BKCAPP
Đầu ra: Phiếu dụng cụ cắt,
phiếu chỉ dẫn gia công
Tự động thiết kế QTCN trong
hệ thống BKCAPP
Hiển thị trong
giao diện
BKCAPP
Lưu trữ trong
CSDL SQL
Server
Lưu trữ trong
định dạng file
excel
NC1 NC2 NCn
Máy Dụng cụ cắt Hướng gá đặt
Thứ tự NC
Chế độ cắt
Hiệu chỉnh toàn
bộ CSDL
Tương tác, hiệu
chỉnh ở các bước
trung gian
Hình 5.1 Sơ đồ mô tả hệ thống BKCAPP
5.2 Thử nghiệm 1
5.3 Thử nghiệm 2
5.3.1 Đặc điểm mô hình
Chi tiết là đế gá được sản xuất theo đơn đặt hàng của CANON
tại công ty xây lắp và thiết bị công nghiệp MEKAMIC với dạng
sản xuất đơn chiếc, vật liệu S45C, phôi dạng khối/tấm (Hình
5.13)
20
Boss-Extrude1_2
Chamfer2
f4.0 (4) Diameter Hole2
M3 Tapped Hole 1
f4.0 (4) Diameter Hole1
Cut-Extrude1
Boss-Extrude1_5
Cut-Extrude2
Hole1
Boss-Extrude1_4
Chamfer1
Boss-Extrude1_3
f4.0 (4) Diameter Hole1
Boss-Extrude1_0
Boss-Extrude1_1
Đối tượng bị khuất Đối tượng không bị khuất
Boss-Extrude: Đối tượng tạo hình dạng khối kéo (Khối cơ sở)
Cut-Extrude: Đối tượng tạo hình dạng cắt kéo
Diameter Hole: Đối tượng tạo hình lỗ cơ bản Hole: Đối tượng tạo hình lỗ tự tạo
Tapped Hole: Đối tượng tạo hình lỗ taro
Fillet: Đối tượng tạo hình dạng vê tròn Chamfer: Đối tượng tạo hình dạng vát mép
Hình 5.13 Mô hình vật thể rắn 3D trong SolidWorks (Thử nghiệm 02)
5.3.2 Kết quả thiết kế quy trình công nghệ
QTCN được xuất tự động từ hệ thống BKCAPP và mô tả như
Hình 5.14
5.3.3 Kết quả gia công từ thực tế
Chi tiết được gia công theo QTCN đã thiết lập tại Công ty
Mekamic. Hình 5.16 thể hiện một số bước gia công
MO17 – T11MO3 – T01
Hoàn thành
Sản phẩm
MO21 – T12
Hình 5.16 Quá trình gia công và sản phẩm hoàn thiện
21
M
F
0
1
-
M
ặ
t
đ
á
y
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
0
M
F
0
2
-
M
ặ
t
tr
ê
n
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
1
M
F
0
3
-
M
ặ
t
c
ạ
n
h
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
2
M
F
0
4
-
M
ặ
t
b
ê
n
t
rê
n
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
3
M
F
0
5
-
M
ặ
t
c
ạ
n
h
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
4
M
F
0
6
-
M
ặ
t
c
ạ
n
h
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
5
M
F
0
7
-
H
ố
c
h
ở
t
h
ô
n
g
-
C
u
t-
E
x
tr
u
d
e
1
M
F
0
8
-
R
ã
n
h
t
h
ô
n
g
-
C
u
t-
E
x
tr
u
d
e
2
M
F
0
9
-
L
ỗ
k
h
o
a
n
-
f
4
D
ia
m
e
te
r
H
o
le
1
M
F
1
0
-
L
ỗ
k
h
o
a
n
-
M
4
T
a
p
p
e
d
H
o
le
1
M
F
1
1
-
L
ỗ
r
e
n
-
M
4
T
a
p
p
e
d
H
o
le
1
M
F
1
2
-
L
ỗ
k
h
o
a
n
-
M
3
T
a
p
p
e
d
H
o
le
1
M
F
1
3
-
L
ỗ
r
e
n
-
M
3
T
a
p
p
e
d
H
o
le
1
M
F
1
4
-
L
ỗ
t
h
ô
n
g
-
H
o
le
1
M
F
1
5
-
L
ỗ
k
h
o
é
t
m
iệ
n
g
l
o
e
-
H
o
le
1
M
F
1
6
-
L
ỗ
k
h
o
a
n
-
f
4
D
ia
m
e
te
r
H
o
le
2
M
F
1
7
-
V
á
t
c
ạ
n
h
n
g
o
à
i
-
C
h
a
m
fe
r1
M
F
1
8
-
V
á
t
c
ạ
n
h
n
g
o
à
i
-
C
h
a
m
fe
r2
N
h
ậ
n
d
ạ
n
g
đ
ố
i
tư
ợ
n
g
g
ia
c
ô
n
g
T
0
1
-
W
E
X
2
0
5
0
F
-
A
C
P
3
0
0
T
0
2
-
G
M
F
8
6
1
2
0
-
M
G
H
M
T
0
3
-
W
E
X
2
0
2
0
E
L
-
A
C
P
3
0
0
T
0
4
-
C
E
S
4
0
6
0
0
A
-
S
2
2
0
T
0
5
-
C
E
S
M
2
0
2
0
0
A
-
S
2
2
0
T
0
6
-
L
IS
T
5
0
0
-4
0
H
S
S
-
H
S
S
T
0
7
-
L
IS
T
5
0
0
-3
3
H
S
S
-
H
S
S
T
0
8
-
T
G
N
-M
4
-7
0
-G
T
5
-
H
S
S
-E
T
0
9
-
L
IS
T
5
0
0
-2
5
H
S
S
-
H
S
S
T
1
0
-
T
G
N
-M
3
-5
0
-G
T
5
-
H
S
S
-E
T
1
1
-
L
IS
T
5
0
0
-1
2
5
H
S
S
-
H
S
S
T
1
2
-
E
H
E
1
8
0
4
0
-
E
H
E
-N
S
P
h
iế
u
d
ụ
n
g
c
ụ
c
ắ
t
M
O
0
1
-
P
h
a
y
m
ặ
t
đ
ầ
u
,
th
ô
-
(
M
0
9
,
2
,
T
0
1
)
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
0
M
O
0
2
-
P
h
a
y
m
ặ
t
đ
ầ
u
,
ti
n
h
-
(
M
0
9
,
2
,
T
0
1
)
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
0
M
O
0
6
-
P
h
a
y
m
ặ
t
c
ạ
n
h
,
th
ô
-
(
M
0
9
,
2
,
T
0
2
)
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
4
M
O
0
4
-
P
h
a
y
m
ặ
t
c
ạ
n
h
,
th
ô
-
(
M
0
9
,
2
,
T
0
2
)
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
2
M
O
0
7
-
P
h
a
y
m
ặ
t
c
ạ
n
h
,
th
ô
-
(
M
0
9
,
2
,
T
0
2
)
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
5
M
O
1
4
-
K
h
o
a
n
,
tạ
o
l
ỗ
-
(
M
0
9
,
2
,
T
0
7
)
-
M
4
T
a
p
p
e
d
H
o
le
1
M
O
1
5
-
T
a
ro
-
(
M
0
9
,
2
,
T
0
8
)
-
M
4
T
a
p
p
e
d
H
o
le
1
M
O
1
2
-
P
h
a
y
r
ã
n
h
,
th
ô
-
(
M
0
9
,
3
,
T
0
3
)
-
C
u
t-
E
x
tr
u
d
e
2
M
O
0
5
-
P
h
a
y
m
ặ
t
đ
ầ
u
,
th
ô
-
(
M
0
9
,
3
,
T
0
9
)
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
3
M
O
1
6
-
K
h
o
a
n
,
tạ
o
l
ỗ
-
(
M
0
9
,
3
,
T
1
0
)
-
M
3
T
a
p
p
e
d
H
o
le
1
M
O
1
7
-
T
a
ro
-
(
M
0
9
,
5
,
T
0
9
)
-
M
3
T
a
p
p
e
d
H
o
le
1
M
O
0
3
-
P
h
a
y
m
ặ
t
đ
ầ
u
,
th
ô
-
(
M
0
9
,
5
,
T
0
1
)
-
B
o
s
s
-E
x
tr
u
d
e
1
_
1
M
O
2
3
-
K
h
o
a
n
,
tạ
o
l
ỗ
-
(
M
0
9
,
5
,
T
0
6
)
-
f
4
D
ia
m
e
te
r
H
o
le
2
M
O
0
8
-
P
h
a
y
h
ố
c
,
th
ô
-
(
M
0
9
,
5
,
T
0
3
)
-
C
u
t-
E
x
tr
u
d
e
1
M
O
0
9
-
P
h
a
y
h
ố
c
,
ti
n
h
-
(
M
0
9
,
5
,
T
0
2
)
-
C
u
t-
E
x
tr
u
d
e
1
M
O
1
0
-
P
h
a
y
p
h
ầ
n
t
h
ừ
a
,
g
ó
c
c
ạ
n
h
-
(
M
0
9
,
5
,
T
0
4
)
-
C
u
t-
E
x
tr
u
d
e
1
M
O
1
1
-
P
h
a
y
p
h
ầ
n
t
h
ừ
a
,
g
ó
c
c
ạ
n
h
-
(
M
0
9
,
5
,
T
0
5
)
-
C
u
t-
E
x
tr
u
d
e
1
M
O
1
3
-
K
h
o
a
n
,
tạ
o
l
ỗ
-
(M
0
9
,
5
,
T
0
6
)
-
Ø
4
.0
(
4
)
D
ia
m
e
te
r
H
o
le
1
M
O
1
8
-
K
h
o
a
n
,
tạ
o
l
ỗ
-
(
M
0
9
,
5
,
T
0
6
)
-
H
o
le
1
M
O
1
9
-
K
h
o
a
n
,
m
ở
r
ộ
n
g
l
ỗ
-
(
M
0
9
,
5
,
T
1
1
)
-
H
o
le
1
M
O
2
0
-
P
h
a
y
h
ố
c
t
rò
n
,
m
ở
r
ộ
n
g
l
ỗ
-
(
M
0
9
,
5
,
T
0
2
)
-
H
o
le
1
M
O
2
1
-
P
h
a
y
h
ố
c
t
rò
n
,
ti
n
h
-
(
M
0
9
,
5
,
T
0
2
)
-
H
o
le
1
M
O
2
2
-
P
h
a
y
v
á
t
c
ạ
n
h
,
th
ô
-
(
M
0
9
,
5
,
T
1
2
)
-
H
o
le
1
M
O
2
3
-
P
h
a
y
v
á
t
c
ạ
n
h
,
th
ô
-
(
M
0
9
,
5
,
T
1
2
)
-
C
h
a
m
fe
r1
M
O
2
4
-
P
h
a
y
v
á
t
c
ạ
n
h
,
th
ô
-
(
M
0
9
,
5
,
T
1
2
)
-
C
h
a
m
fe
r2
P
h
iế
u
c
ô
n
g
n
g
h
ệ
c
h
ỉ
d
ẫ
n
g
ia
c
ô
n
g
-
K
è
m
t
h
ô
n
g
s
ố
c
h
ế
đ
ộ
c
ắ
t
M
ô
h
ìn
h
C
A
D
3
D
-
S
o
lid
W
o
rk
s
(
.s
ld
p
rt
)
V
ậ
t
liệ
u
g
ia
c
ô
n
g
:
S
4
5
C
P
h
ư
ơ
n
g
p
h
á
p
c
h
ế
t
ạ
o
p
h
ô
i:
D
ạ
n
g
t
ấ
m
P
h
ư
ơ
n
g
p
h
á
p
x
ử
l
ý
n
h
iệ
t:
K
h
ô
n
g
D
ạ
n
g
s
ả
n
x
u
ấ
t:
Đ
ơ
n
c
h
iế
c
T
h
ư
v
iệ
n
d
ụ
n
g
c
ụ
c
ắ
t:
M
E
K
A
M
IC
T
h
ư
v
iệ
n
m
á
y
g
ia
c
ô
n
g
:
M
E
K
A
M
IC
D
ữ
l
iệ
u
đ
ầ
u
v
à
o
B
K
C
A
P
P
-
S
O
L
ID
W
O
R
K
S
B
K
C
A
P
P
B
K
C
A
P
P
Đ
ộ
n
h
á
m
-
R
a
,
R
z
S
a
i
lệ
c
h
k
íc
h
t
h
ư
ớ
c
l
ỗ
-
D
im
_
D
ia
m
e
te
r
Đ
ộ
k
h
ô
n
g
s
o
n
g
s
o
n
g
-
I
G
T
O
L
-P
A
R
A
Đ
ộ
p
h
ẳ
n
g
-
I
G
T
O
L
-F
L
A
T
M
ặ
t
c
h
u
ẩ
n
g
ố
c
-
D
a
tu
m
N
h
ậ
n
d
ạ
n
g
y
ê
u
c
ầ
u
k
ỹ
t
h
u
ậ
t
C
0
-
B
a
o
t
o
à
n
b
ộ
(
d
ạ
n
g
c
ắ
t)
C
2
-
B
a
o
t
h
e
o
h
a
i
h
ư
ớ
n
g
(
d
ạ
n
g
c
ắ
t)
C
3
-
B
ị
b
a
o
t
h
e
o
h
a
i
h
ư
ớ
n
g
(
d
ạ
n
g
c
ắ
t)
C
5
-
B
a
o
t
h
e
o
m
ộ
t
h
ư
ớ
n
g
l
ẫ
n
(
d
ạ
n
g
c
ắ
t)
T
0
-
G
ia
o
m
ặ
t
c
h
u
y
ể
n
t
iế
p
Đ
ặ
c
đ
iể
m
g
ia
o
n
h
a
u
M
0
9
-
M
a
k
in
o
M
S
A
4
0
D
a
n
h
s
á
c
h
m
á
y
M
O
2
s
a
u
M
O
1
M
O
1
6
s
a
u
M
O
5
M
O
1
9
s
a
u
M
O
1
8
M
O
2
3
s
a
u
M
O
0
3
..
.
R
à
n
g
b
u
ộ
c
t
h
ứ
t
ự
Hình 5.14 Dữ liệu đầu vào, đầu ra của quá trình thiết lập QTCN
(Thử nghiệm 02)
5.3.4 Đánh giá kết quả
Chi tiết được gia công đã được đo kiểm đạt yêu cầu kỹ thuật.
Hệ thống BKCAPP áp dụng để gia công chi tiết cho phép giảm
thời gian chuẩn bị sản xuất lên tới 10 lần, thời gian gá đặt giảm
30%, thời gian gia công giảm 15% (Bảng 5.1, Bảng 5.2).
22
Bảng 5.1 So sánh thời gian chuẩn bị sản xuất của hai PP
Bảng 5.2 Thời gian gia công và gá đặt giữa hai PA thiết kế QTCN
5.4 Thử nghiệm 3
5.5 Các thử nghiệm khác
Kết luận chương 5
Với dữ liệu đầu vào là mô hình CAD 3D với đầy đủ yêu cầu
kỹ thuật và đầu ra là phiếu công nghệ chỉ dẫn gia công, giao diện
CAD/CAPP (BKCAPP) cho phép giảm thời gian chuẩn bị sản
xuất tới hơn 10 lần khi thiết kế quy trình công nghệ gia công các
chi tiết gia công trên máy phay/khoan 3D.
23
Hệ thống BKCAPP xây dựng là một hệ thống khả sinh nhưng
cho phép tăng cường khả năng tương tác.
Hệ thống BKCAPP được xây dựng độc lập với CSDL nên
cho phép thay đổi linh hoạt với các CSDL khác nhau và cụ thể
của từng nhà máy sản xuất.
Thuật toán lựa chọn dụng cụ cắt khi áp dụng vào hệ thống
BKCAPP đảm bảo thời gian xử lý nhanh ngay cả với CSDL lớn.
Thực nghiệm ứng dụng hệ thống BKCAPP đã mở ra hướng
ứng dụng hiệu quả trong lĩnh vực gia công cơ khí của đề tài.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu của luận án có thể rút ra các kết
luận như sau:
Những điểm mới trong nghiên cứu của luận án
Đã xây dựng được một phương pháp nhận dạng đối tượng gia
công mới cho phép mở rộng phạm vi nhận dạng sang nhiều loại
đối tượng gia công trực tiếp từ mô hình vật thể rắn 3D trong phần
mềm CAD thương mại.
Phương pháp phân tích thứ bậc AHP đã được phát triển ở mức
cao hơn bằng cách xây dựng thêm hai tiêu chí lựa chọn cho phép
lựa chọn loại dụng cụ cắt nhằm thỏa mãn đa tiêu chí, phù hợp sự
thay đổi linh hoạt của dữ liệu đầu vào.
Phương pháp ghép nhóm được tích hợp thêm thủ tục sàng lọc
các phương án trước khi ghép nhóm nên đảm bảo rút ngắn thời
gian xử lý, cho phép thiết lập được thứ tự gia công với mục tiêu
tối ưu hóa chi phí gia công nhưng vẫn đảm bảo được các ràng
buộc thứ tự.
Đã thiết kế được hệ CSDL trợ giúp cho việc quản lý hệ thống
dữ liệu trong thiết kế QTCN, từ đó đảm bảo hệ thống có thể cập
nhật dễ dàng độc lập với các chương trình máy tính, tăng khả
năng tương tác với người sử dụng.
Đã xây dựng được một số bộ luật nhận dạng và lựa chọn trợ
giúp trong việc ra quyết định khi thiết kế QTCN, góp phần
hướng tới xây dựng một hệ thống thiết kế QTCN tự động toàn
diện.
24
Tính khoa học và hiệu quả của nghiên cứu được kiểm chứng
thông qua hệ thống BKCAPP, một giao diện CAD/CAPP với
thời gian xử lý nhanh ngay cả với khối lượng CSDL lớn.
Hệ thống BKCAPP có độ tin cậy và tính ứng dụng trong môi
trường sản xuất thực tiễn, mẫu thử nghiệm thực tế cho phép giảm
thời gian chuẩn bị sản xuất lên tới hơn 10 lần, giảm thời gian gá
đặt tới 30%, thời gian gia công giảm 15%.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
Thiết lập nhanh chóng phiếu công nghệ chỉ dẫn gia công một
cách tự động, trực tiếp từ mô hình vật thể rắn 3D trên cơ sở dữ
liệu đa dạng của nhà máy.
Có ý nghĩa lớn khi gia công các chi tiết trong một cụm máy
đã được thiết kế 3D.
Làm cơ sở để phát triển dòng tích hợp CAD/CAPP/CAM và
CNC.
Được sử dụng để hỗ trợ trong đào tạo và thực tế sản xuất
Kiến nghị
Kết quả của luận án đã trợ giúp một số khâu cơ bản trong thiết
lập QTCN trên máy CNC nhờ máy tính. Tuy nhiên, luận án vẫn
tồn tại một số vấn đề cần phát triển trong các nghiên cứu tiếp
theo
Vấn đề lựa chọn phôi và kích thước phôi cần được nghiên cứu
cụ thể hơn để cho phép tự động hình thành kích thước phôi trên
cơ sở chi tiết gia công.
Cần mở rộng nhận dạng các đối tượng gia công 2.5D và 3D
sang các đối tượng nhiều trục ở mức chi tiết và cụ thể hơn
Cần phát triển thêm mô-đun tích hợp với phần mềm CAM để
tạo ra dòng tích hợp CAD/CAPP/CAM
Bước phát triển tiếp theo hình thành phương án gá đặt chi tiết
trên cơ sở các hướng gá đặt sơ bộ đã thiết lập để đưa ra các ràng
buộc và QTCN phù hợp.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA LUẬN ÁN
[1] Phung Xuan Lan, Hoang Vinh Sinh (2014). An improved method
of automatic machining feature recognition from 3D solid model.
Tạp chí khoa học & công nghệ các trường đại học kỹ thuật (Số
100).
[2] Phung Xuan Lan, Hoang Vinh Sinh (2015). Automatic
Recognition of Multi-axis Machining Features based on
Machining Process from 3D Solid Model. 6th International
Conference on Mechanical, Industrial and Manufacturing
Techonologies (MIMT2015), published in Applied Mechanics and
Materials Journal Vol 789-790
[3] Phung Xuan Lan, Hoang Vinh Sinh, Truong Hoanh Son (2015).
An expert system based on analytical hierarchy process for
automatic cutting tool selection. Tạp chí khoa học & công nghệ
các trường đại học kỹ thuật (Số 108).
[4] Phùng Xuân Lan, Hoàng Vĩnh Sinh, Trương Hoành Sơn, Trần
Văn Địch (2015). Nghiên cứu và xây dựng hệ thống tự động nhận
dạng phương pháp gia công từ mô hình vật thể rắn 3D. Hội nghị
khoa học công nghệ toàn quốc về cơ khí lần thứ IV, 10/2015,
TP.HCM
[5] Phùng Xuân Lan, Hoàng Vĩnh Sinh, Trần Văn Địch (2016). Xây
dựng phương pháp thiết lập thứ tự gia công trong thiết kế QTCN
linh hoạt. Hội nghị KH & CN toàn quốc về cơ khí - động lực lần
thứ V, 10/2016
[6] Bùi Ngọc Tâm, Phùng Xuân Lan (2016). Sử dụng giải thuật tối ưu
để dạy học (training) mạng Nơ-ron và ứng dụng để lựa chọn dụng
cụ cắt trên máy phay CNC. Hội nghị KH & CN toàn quốc về cơ
khí - động lực lần thứ V 10/2016.
[7] Lan Xuan Phung, Dich Van Tran, Sinh Vinh Hoang, Son Hoanh
Truong (2017). Effective method of operation sequencing in
CAPP based on clustering algorithm. Journal of Advanced
Mechanical Design, Systems, and Manufacturing. Vol 11, No 1
(SCIE).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_xay_dung_he_thong_tro_giup_thiet.pdf