Tóm tắt Luận án Nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam

(1) Luận án làm sâu sắc thêm khái niệm về chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu, sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. (2) Luận án chỉ ra các nhóm nhân tố tác động cản trở sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, bao gồm: (i) Nhóm nhân tố đến từ bên trong doanh nghiệp và (ii) Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. (3) Luận án đã phân tích cụ thể hơn mối quan hệ phức tạp giữa “Hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề”, “Hạn chế về công nghệ”, “Hạn chế về vốn”, “Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ”, “Hạn chế, bất cập chính sách và văn hoá quốc tế”, “Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi” và “Sự hạn chế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam” trên phương diện cản trở. (4) Luận án phân tích kinh nghiệm của Nhật Bản, Niu Di-lân, Úc và một tập đoàn (IKEA) và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tăng cường tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp ngành chế biến và chế tạo Việt Nam. (5) Luận án đã chứng minh mức độ tác động cản trở của các nhân tố hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề; hạn chế về vốn; hạn chế về công nghệ; hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi; hạn chế các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trên các phương diện khác nhau (đối với doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi và doanh nghiệp đang tham gia chuỗi) ứng với từng bộ phận cấu thành nên nhân tố đấy. (6) Luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua được các rào cản, tăng cường sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ 24 đóng góp thêm các minh chứng và luận điểm khoa học về vấn đề tham gia chuỗi cung ứng và các nhân tố tác động đến sự tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của Luận án này góp thêm một cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý về FDI và thương mại, các ngành sản xuất công nghiệp, các nhà nghiên cứu trong việc quản lý, thực hiện và nghiên cứu về chuỗi cung ứng và sự tham gia của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo vào chuỗi cung ứng toàn cầu ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam./.

pdf12 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận án Ngành công nghiệp chế biến và chế tạo được xem là điểm sáng và đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ tăng trưởng ngành công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Tính chung cả năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,4% so với năm 2016, cao hơn nhiều so với mức tăng 7,4% của năm 2016. Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 14,5% (mức tăng trưởng cao nhất trong 6 năm trở lại đây), đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung toàn ngành công nghiệp với 10,2 điểm phần trăm. Việc nghiên cứu về những nhân tố cản trở sự tham gia của các doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp chế biến và chế tạo không những giúp các doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận lại được chính bản thân mình, nhận ra và khắc phục được những thiếu sót, hạn chế đang mắc phải mà còn giúp họ phát huy được những lợi thế mình đang có nhằm mục tiêu giành được thế chủ động trong kinh doanh, tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thu được lợi nhuận cao, giúp cho ngành công nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam phát triển bền vững, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên thương trường quốc tế. Song, cho tới nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá mức độ tác động của những nhân tố cản trở sự tham gia của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu, để trên cơ sở đó các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp, các nhà quản lý đưa ra được các giải pháp phù hợp trong quản lý và định hướng chính sách khi xác định chiến lược tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu theo các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Chính vì vậy, NCS chọn đề tài “Nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu về chuỗi cung ứng của nhiều mặt hàng, lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Các nghiên cứu 2 này đã làm sâu sắc thêm lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng cũng như sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng trên nhiều khía cạnh. Nghiên cứu về chuỗi cung ứng như Huỳnh (2013) tìm hiểu về những yếu tố tác động đến việc phối hợp trong chuỗi đồ gỗ ở vùng Đông Nam Bộ. Đoàn và cộng sự (2011) đi sâu vào chuỗi cung ứng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực (đồ gỗ, cà phê, dệt may). Đỗ (2011) phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam. Nguyễn và cộng sự (2015) nghiên cứu sự hợp tác của các bộ phận cung ứng nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi xem xét bối cảnh hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành chế biến và chế tạo nói riêng, có thể thấy bức tranh chung là các doanh nghiệp của Việt Nam đang rất khó khăn để tiếp cận và hoạt động trong các chuỗi cung ứng quốc tế (với tỷ lệ tham gia chung của Việt Nam hiện nay chỉ khoảng trên dưới 20%, kém xa so với một số nước cùng khu vực). Tuy nhiên, hiện chưa có một nghiên cứu nào tập trung đánh giá chi tiết về mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu trên phương diện cản trở. Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu đã làm rõ lý luận về những nhân tố ảnh hưởng đến việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời cũng đã minh chứng cho các luận giải đó bằng các nghiên cứu thực nghiệm cho nhiều trường hợp của nhiều nước khác nhau. Khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trên quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, đa phần các tác giả đều có tiếp cận xem xét các yếu tố này trên cả 2 mặt (thuận và nghịch) bao gồm mặt thúc đẩy và mặt cản trở. Từ đó xem xét tác động tích cực của mặt thúc đẩy và tác động tiêu cực của mặt cản trở. Tuy nhiên, dù một yếu tố nào đó có thể được xem xét ở cả hai mặt nhưng rõ ràng ở mỗi một yếu tố đó sẽ có một khía cạnh ảnh hưởng mang tính thúc đẩy hoặc mang tính cản trở nổi trội hơn khía cạnh còn lại. Đi sâu vào phân tích thị trường Đông Á, Harvie (2010) đã tổng 3 hợp từ các nghiên cứu trước đó và đưa ra danh sách các nhân tố gây nhiều cản trở đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đó là: Khả năng tiếp cận đất đai; Khả năng tiếp cận vốn; Chi phí theo quy định; Khuôn khổ pháp lý; Khả năng tiếp cận công nghệ, thông tin, thị trường và các dịch vụ trợ giúp doanh nghiệp; Cạnh tranh quốc tế; Chi phí vận chuyển tương đối cao; Chi phí kiểm định; Thất bại của thị trường; Các vấn đề liên quan đến thuế của công ty tư nhân; Nguồn nhân lực trình độ cao; Huấn luyện và đào tạo cấp độ công ty; Quan điểm của xã hội; Cơ sở hạ tầng; Chi phí của việc trở thành chính thức chứ không còn là duy trì không chính thức; Sự phân biệt. Tập trung vào phân tích sự tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp, nhiều nhà nghiên cứu trong thời gian qua dành nhiều thời gian và công sức trong việc phân tích và nhận định các nhân tố tác động. Tuy nhiên, theo Kamal và Irani (2014) thì tính đến nay, dường như chưa có sự thống nhất về việc khẳng định những nhân tố tác động (tích cực và tiêu cực) đến sự tham gia vào chuỗi cung ứng bởi sự không đồng nhất của các nền kinh tế. Alfalla – Luque và cộng sự (2013) đã đưa ra một khung khái niệm dựa trên việc tổng quan lý thuyết các nghiên cứu về sự tham gia chuỗi cung ứng và đã hỗ trợ cho các nhà nghiên cứu chuỗi cung ứng hiểu rõ hơn các biến số và nhân tố khác nhau của chuỗi cung ứng thông qua các nghiên cứu định lượng. Tuy nhiên, các biến số và phạm vi trong khung nghiên cứu của họ đã được nghiên cứu bởi rất nhiều tác giả trước đấy (Swink và cộng sự, 2007) và có hạn chế là có ít biến số tích cực. Phân tích của Kamal và Irani (2014) đã phân chia các nhân tố tác động thành bảy nhóm đó là Chiến lược, Quản lý, Tổ chức, Điều hành; Kỹ thuật; Tài chính và Môi trường kinh doanh. Trong khi đó, theo quan điểm và nghiên cứu của Kamal và Irani (2014), bốn nhân tố gây cản trở nhiều đến sự tham gia chuỗi cung ứng có thể là Hạn chế về hạ tầng công nghệ thông tin; Hạn chế về nguồn lực kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức; Ngại thay đổi; Thiếu hụt về nguồn nhân lực có kinh nghiệm. Nhiều nhà khoa học đã tập trung vào việc xác định và phân tích 4 các nhân tố tác động đến sự tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp, ví dụ: quy mô doanh nghiệp (Pagell, 2004), đối tác chiến lược (Ramanathana và Gunasekaran, 2012), sự phụ thuộc lẫn nhau trong chuỗi cung ứng (Vachon và Klassen, 2006), sự phối hợp và liên lạc hiệu quả (Paulraj và cộng sự, 2008). Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu liệt kê được một danh sách hoàn chỉnh những nhân tố. Có rất ít các công trình nghiên cứu khai thác một cách trực diện vào mối liên hệ giữa các doanh nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu (Harvie và cộng sự, 2010; Rasiah và cộng sự, 2010). Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng các điểm đặc trưng của doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo khác nhau là rất không giống nhau. Những doanh nghiệp liên quan đến xuất khẩu hay mạng lưới sản xuất thường lớn hơn, hiệu quả hơn và có các kĩ năng khác tốt hơn so với các doanh nghiệp khác. Như vậy, có thể khẳng định các nghiên cứu ngoài nước và trong nước về tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu là khá nhiều và khá đa dạng. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu tập trung vào phân tích, đánh giá và ước lượng sâu sắc, toàn diện các yếu tố cản trở việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp chế biến và chế tạo của Việt Nam trên phương diện cản trở, đặc biệt là chưa làm rõ đầy đủ các cơ chế hay các kênh tác động cản trở cũng như chi tiết về các thành tốt cấu thành nên các nhân tố gây tác động cản trở. Chính vì vậy, cách tiếp cận trong nghiên cứu này sẽ phù hợp hơn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay khi mà các doanh nghiệp của chúng ta đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức trước cánh cửa hội nhập. Và với cách tiếp cận này, nghiên cứu sẽ giúp chính phủ, các cơ quan quản lý có liên quan và các doanh nghiệp nhận diện chính xác và đánh giá lại một cách toàn diện những khía cạnh rào cản đang thực sự kìm hãm sự tham gia của doanh nghiệp chế biến và chế tạo của Việt Nam vào chuỗi cung ứng quốc tế. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận án là nhằm đánh giá các nhân tố gây trở ngại tới sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh 5 nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. Luận án xem xét mối quan hệ phức tạp giữa Hạn chế nguồn nhân lực có tay nghề, Hạn chế về công nghệ, Hạn chế về vốn, Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Hạn chế, bất cập chính sách và văn hoá quốc tế, Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi cung ứng đối với sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo trên phương diện cản trở. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các kiến nghị và giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành tham khảo và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh để tự mình khắc phục các trở ngại và vững vàng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, Luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau: - Tổng quan các nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu về các nhân tố cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. - Phân tích thực trạng chuỗi cung ứng ngành công nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam. - Nghiên cứu các nhân tố gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. - Lập luận và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn tình hình nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành tham khảo và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất kinh doanh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi và doanh nghiệp đang tham gia chuỗi. 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo thuộc cả 3 khu vực kinh tế (Nhà nước, tư nhân, nước ngoài) đa dạng về ngành nghề, quy mô - Phạm vi không gian: Mô hình phân tích các nhân tố cản trở sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của Luận án được thực hiện dựa trên bộ số liệu khảo sát trực tiếp đối với các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo trên toàn quốc, bao gồm 7 nhóm ngành chính và các nhóm ngành còn lại theo phân ngành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ. - Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn 2015-2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu, Luận án sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm: - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp nghiên cứu định lượng - Phương pháp nghiên cứu định tính - Phương pháp điều tra thống kê 6. Đóng góp mới của Luận án - Làm sâu sắc thêm khái niệm về chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu, sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. - Chỉ rõ các nhóm nhân tố tác động cản trở sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, bao gồm: (i) Nhóm nhân tố đến từ bên trong doanh nghiệp và (ii) Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. - Phân tích cụ thể hơn mối quan hệ phức tạp giữa “Hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề”, “Hạn chế về công nghệ”, “Hạn chế về vốn”, “Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ”, “Hạn chế, bất cập chính sách và văn hoá quốc tế”, “Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi” và “Sự hạn chế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế 7 biến và chế tạo ở Việt Nam” trên phương diện cản trở. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án được chia làm 5 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và các nhân tố cản trở sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu Chương 2: Thực trạng tham gia vào chuỗi cung ứng và những nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình phân tích những nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam Chương 4: Kết quả phân tích những nhân tố cản trở tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam Chương 5: Đánh giá kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị, đề xuất 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ CÁC NHÂN TỐ CẢN TRỞ SỰ THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU 1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng 1.1.1. Chuỗi cung ứng Thuật ngữ “chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 80 và trở nên phổ biến trong những năm 90. Có rất nhiều nhà khoa học đã dành thời gian nghiên cứu và định nghĩa chuỗi cung ứng. Trong nghiên cứu này, chuỗi cung ứng có thể được hiểu là một hệ thống các mối liên kết giữa các đơn vị thành viên, gồm liên kết thuận và liên kết ngược, thông qua các hoạt động để tạo ra các giá trị cho sản phẩm và dịch vụ cung ứng trên thị trường. 1.1.2. Chuỗi cung ứng toàn cầu Khác với các chuỗi cung ứng nội địa, các chuỗi cung ứng toàn cầu được xem xét trong nghiên cứu này là chuỗi cung ứng trải rộng trên phạm vi toàn cầu không phân biệt địa giới hành chính (Đoàn và cộng sự, 2011). Việc các chuỗi cung ứng toàn cầu mở rộng phần lớn là theo chiều ngang, không phát sinh quy trình mới trong chuỗi giá trị mà tập trung vào việc xâm nhập thị trường mới, sử dụng các đơn vị sản xuất mới, tăng cường đơn vị cung ứng, bổ sung thêm các cơ sở sản xuất nhằm tối đa hoá nguồn thu và lợi nhuận, trên nguyên tắc người nào có khả năng đáp ứng đầy đủ và tốt các yêu cầu của chuỗi cung ứng thì người đó sẽ được tham gia vào chuỗi cung ứng. 1.1.3. Các mô hình chuỗi cung ứng - Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản - Mô hình chuỗi cung ứng mở rộng - Mô hình chuỗi cung ứng điển hình 1.1.4. Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng Theo Hakanson và Snehota (1989), Huỳnh (2012) có thể xem chuỗi cung ứng bao gồm các thành phần tham gia như sau: Nhà cung cấp, Nhà sản xuất, Nhà phân phối, Nhà bán lẻ, Khách hàng/người tiêu dùng và Nhà cung cấp dịch vụ. 1.1.5. Lợi ích của việc tham gia vào chuỗi cung ứng - Đối với nền kinh tế quốc dân 9 - Đối với doanh nghiệp 1.2. Các nhân tố cản trở sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi cung ứng toàn cầu Thông qua kết quả các công trình nghiên cứu đã được công bố, có thể rút ra một số nhóm nhân tố mà các nhà nghiên cứu đã phát hiện trong các công trình nghiên cứu tác động chung (bao gồm cả tác động thuận lợi và tác động cản trở), bao gồm: nhóm nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực; nhân tố liên quan đến công nghệ; nhân tố liên quan đến quy mô doanh nghiệp. Nhân tố liên quan đến hạn chế của những chính sách hỗ trợ của Chính phủ được lập luận trong các bài viết học thuật liên quan đến tác động chung mà chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về tác động gây cản trở. Mục đích trong luận án này là tập trung nghiên cứu về tác động cản trở đến sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nghĩa là đi nghiên cứu đến những nhân tố nào cản trở, làm cho doanh nghiệp không thể tham gia hay tham gia nhưng chưa đúng mức vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Do vậy, nghiên cứu đã nghiên cứu mức độ cản trở của các nhân tố đến sự tham gia vào chuỗi cung ứng thông qua một số nhóm nhân tố ở phần sau và định nghĩa từng khái niệm theo các nghiên cứu đã có trên thế giới, đồng thời nghiên cứu này có bổ sung, chỉnh sửa thang đo cho phù hợp với ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tại thị trường Việt Nam. 1.2.1. Nhóm các nhân tố đến từ bên trong doanh nghiệp - Nhân tố liên quan đến hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề - Nhân tố liên quan đến hạn chế về năng lực công nghệ - Nhân tố liên quan đến hạn chế về vốn 1.2.2. Nhóm các nhân tố đến từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp: liên quan đến hạn chế, bất cập của những chính sách của Chính phủ 1.3. Chuỗi cung ứng trong một số ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở một số quốc gia và tập đoàn trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam 10 Nghiên cứu thực tiễn kinh nghiệm của 3 nước là Nhật Bản, Niu Di-lân, Úc và tập đoàn IKEA, tác giả rút ra các bài học kinh nghiệm lớn dưới đây cho Việt Nam: Đối với Nhà nước: - Cần có cơ quan đầu mối và chính sách điều phối ở tầm vĩ mô về chuỗi cung ứng. - Cần có những hỗ trợ về mặt ngoại giao/ kinh tế đối ngoại thông qua việc tăng cường đàm phán thương mại, thúc đẩy ký kết các hiệp định thương mại,... với các đối tác thương mại quốc tế lớn. - Cần hình thành được những doanh nghiệp đủ mạnh có khả năng điều hành chuỗi cung ứng một cách hiệu quả. - Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có tay nghề và đội ngũ quản lý cấp cao. - Lựa chọn những công đoạn của chuỗi cung phù hợp với năng lực và lợi thế so sánh của nước mình. Đối với doanh nghiệp: - Cần có nhận thức đúng đắn về chuỗi cung ứng và vai trò của chuỗi cung ứng trong điều kiện hiện đại. - Cần xác định rằng mức độ cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng là chìa khóa thành công của chuỗi. - Cần tạo lợi thế so sánh so với các doanh nghiệp khác trong toàn chuỗi. - Tham gia vào các liên minh chiến lược với các đối tác nước ngoài. - Có một chiến lược được cân nhắc kỹ lưỡng và toàn diện, được thực hiện một cách nhất quán. 11 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ CẢN TRỞ THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM 2.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước 2.1.1. Bối cảnh quốc tế Bối cảnh công nghiệp hóa đang có những thay đổi sâu sắc, thể hiện ở những đặc trưng chủ yếu là: (i) Tiến bộ công nghệ, đổi mới và sáng tạo có vai trò lớn hơn bao giờ hết trong thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia và toàn cầu buộc mỗi quốc gia, không phân biệt mức thu nhập và trình độ phát triển, cần phải bám sát các công nghệ mới nếu muốn duy trì sức cạnh tranh. (ii) Năng lực cạnh tranh quốc tế hiện là vấn đề cốt lõi của phát triển công nghiệp mỗi quốc gia bởi khoảng cách kinh tế đang thu hẹp dần do chi phí vận chuyển và liên lạc giảm và hầu hết các quốc gia đang tiến hành mở cửa thương mại. (iii) Sản phẩm và nguồn lực (thiết bị, vốn, công nghệ và kỹ năng...) dịch chuyển khắp thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. (iv) Vai trò thống trị của các công ty xuyên quốc gia (MNC). 2.2.2. Bối cảnh trong nước Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế đang được đẩy mạnh cùng với việc quyết liệt cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, xây dựng chính phủ liêm chính và kiến tạo... sẽ hỗ trợ tích cực cho nền công nghiệp quốc gia trong thời gian tới. Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, công nghiệp nói chung và đặc biệt là công nghiệp chế biến và chế tạo nói riêng phát triển còn thiếu bền vững, sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp, của các doanh nghiệp công nghiệp và sản phẩm công nghiệp còn thấp. Tăng trưởng ngành công nghiệp 12 chủ yếu dựa vào đầu tư, đóng góp của năng suất lao động còn thấp. Trình độ công nghệ của doanh nghiệp và nền kinh tế còn lạc hậu khá xa so với các nước trong khu vực, các doanh nghiệp trong nước còn thiếu sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp FDI. Thực trạng ngành công nghiệp chế biến và chế tạo: Kim ngạch XK các sản phẩm CNCBCT chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng liên tục (năm 2007 chiếm 78%, năm 2017 tăng lên chiếm 81,2%). Năm 2017, nhóm ngành này đạt tốc độ tăng trưởng là 14,40%, cao hơn so với ba năm trước (2014: 8,45%; 2015: 10,60%; 2016: 11,09%). Tính đến ngày 20/2/2018, có 19 ngành, lĩnh vực trong tổng số 21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân nhận được sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp FDI, trong đó đáng chú ý nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo với 188,52 tỷ USD, tương ứng 58,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. 2.2. Tổng quan doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo 2.2.1. Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tham gia chuỗi cung ứng - Doanh nghiệp nội địa chiếm đa số nhưng phần lớn trong số đó là các DNNVV và siêu nhỏ - Khoảng 36% doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất (bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp) (Malaysia, Thái Lan là 59,7% và 59,3%). Theo CIEM (2013) thì: nguồn cung cấp công nghệ đầu vào cho hoạt động sản xuất của các DN VN chủ yếu đến từ các nước Châu Á, lớn nhất là TQ với 26,4%; 98% DNNVV gặp vấn đề về vốn. 2.2.2. Chuỗi cung ứng ngành công nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam 2.3. Những nhân tố cản trở tới khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam 2.3.1. Những hạn chế liên quan đến nguồn nhân lực LĐ SX CN có xu hướng gia tăng số lượng không có chuyên môn kỹ thuật và giảm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật 13 chứng chỉ nghề trở lên. NSLD của công nhân Việt Nam thấp. Một giờ lao động Việt Nam chỉ tạo ra được 3,4 USD, kém 18 lần Singapore (49,5 USD), kém 11 lần Hàn Quốc (24,4 USD), kém 3 lần Trung Quốc, chỉ hơn Lào và Campuchia. 2.3.2. Những hạn chế liên quan đến công nghệ - Công nghệ sản xuất CNCBCT trung bình và thấp chiếm tỷ trọng cao, tụt hậu lớn so với mức trung bình thế giới; tốc độ đổi mới công nghệ còn thấp, phần lớn các DN chưa coi trọng việc nghiên cứu và triển khai ứng dụng. - Có đến 76% thiết bị có xuất xứ từ nước ngoài được nhập trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1970; 75% thiết bị đã khấu hao xong; 50% thiết bị được làm mới. Các DN mua CN đã qua sử dụng có dấu hiệu tăng lên trong giai đoạn 2011-2013 và chỉ có 0,005% DN có sáng kiến KH. 2.3.3. Những hạn chế liên quan đến vốn - Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân thiếu vốn, tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn thấp, thiếu ổn định. - Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam thấp. - Chi phí vốn đầu tư của Việt Nam gấp khoảng 2 lần so với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, gấp 1,5 lần của Trung Quốc trong cùng điều kiện tăng trưởng và công nghệ thấp. 2.3.4. Những hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ - Một số chính sách không phát huy được hiệu quả như chính sách đổi mới công nghệ hiện nay chưa tập trung, chưa tạo nên những thay đổi rõ rệt trong nhận thức và hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp - Cơ chế “xin – cho”, quy chế hỗ trợ vốn chưa minh bạch, rõ ràng khiến cho việc tiếp cận các nguồn vốn này đối với doanh nghiệp là rất khó khăn 14 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ CẢN TRỞ THAM GIA VÀO CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp phỏng vấn sâu (thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính) - Thảo luận nhóm - Phương pháp điều tra chọn mẫu (sử dụng bảng hỏi khảo sát) 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp phân tích dữ liệu định tính - Phương pháp phân tích thống kê mô tả - Phương pháp phân tích, đánh giá độ tin cậy thang đo - Phương pháp phân tích nhân tố - Phương pháp phân tích hồi quy – tương quan - Phương pháp phân tích ANOVA 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu 3.2.1. Mô hình nghiên cứu 15 3.2.2. Các giả thuyết - H1: Hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. - H2: Hạn chế về năng lực công nghệ gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. - H3: Hạn chế về vốn gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. - H4: Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của chính phủ Việt Nam gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. - H5: Hạn chế, bất cập các chính sách và văn hoá của quốc tế gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. - H6: Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi cung ứng gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. 3.2.3. Phát triển thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu Thang đo các yếu tố cản trở doanh nghiệp chế biến và chế tạo của Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu: Những yếu tố cản trở từ bên trong doanh nghiệp (thuộc về doanh nghiệp); Những yếu tố cản trở từ bên ngoài. 16 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ CẢN TRỞ SỰ THAM GIA CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ CHẾ TẠO Ở VIỆT NAM 4.1. Mô tả đặc trưng của mẫu khảo sát các doanh nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam Điều tra chính thức được thực hiện tại 3 miền Bắc, Trung và Nam. Đối tượng điều tra là các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo. Mặc dù sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tác giả vẫn cố gắng đảm bảo tính đại diện của mẫu điều tra với các đặc điểm khác nhau của doanh nghiệp (ngành nghề, loại hình, quy mô, sở hữu) ở các khu vực khác nhau trong cả nước. Tác giả đã tiến hành sàng lọc phiếu điều tra, loại bỏ những phiếu không hợp lệ, thiếu thông tin quan trọng hoặc thiếu trên 10% thông tin, kiểm tra tính logic trong một số câu hỏi. Cuối cùng, số phiếu đủ điều kiện để nhập và phân tích dữ liệu là 594 phiếu (408 phiếu của doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi và 186 phiếu của doanh nghiệp đang tham gia chuỗi). 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu 4.2.1. Kết quả kiểm tra, đánh giá độ tin cậy thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu (từ dữ liệu điều tra thí điểm) Kết quả kiểm tra đánh giá độ tin cậy thang đo các yếu tố trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp ở bảng dưới đây: Thang đo yếu tố Đối tượng trả lời Nhóm doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi Nhóm doanh nghiệp đang tham gia chuỗi Số biến quan sát đề xuất ban đầu Số biến quan sát cân nhắc giữ lại trong thang đo Hệ số Cronbach’ s Alpha lần kiểm tra cuối Số biến quan sát đề xuất ban đầu Số biến quan sát cân nhắc giữ lại trong thang đo Hệ số Cronbach’ s Alpha lần kiểm tra cuối Hạn chế nguồn nhân lực có tay nghề 8 5 0,951 8 5 0,964 17 Hạn chế về năng lực công nghệ 6 4 0,944 6 6 0,809 Hạn chế về vốn 6 6 0,876 6 6 0,947 Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của chính phủ 10 5 0,962 10 9 0,873 Hạn chế, bất cập chính sách và văn hóa quốc tế 5 4 0,900 5 4 0,883 Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi 5 5 0,912 5 4 0,921 Hạn chế tiếp cận tham gia vào chuỗi (Với doanh nghiệp chưa tham gia) 4 4 0,828 - - - Hạn chế hoạt động trong chuỗi (Với doanh nghiệp đang tham gia) - - - 7 6 0,833 4.2.2. Phân tích độ tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu (với dữ liệu khảo sát chính thức) Kết quả kiểm tra phân tích độ tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp ở bảng dưới đây: Thành phần Sự hạn chế tiếp cận tham gia chuỗi Hạn chế nguồn nhân lực có tay nghề Hạn chế về năng lực công nghệ Hạn chế về vốn Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ của chính phủ Hạn chế, bất cập chính sách và văn hóa quốc tế Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi Số biến sát giữ lại 4 5 4 6 5 4 3 18 Hệ số Cronbach’s Alpha 0,710 0,938 0,921 0,805 0,952 0,870 0,945 4.3. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Toàn bộ kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu cho bởi các bảng dưới đây: Bảng: Tổng hợp kết quả kiểm định tác động của các nhân tố cản trở trong mô hình tới sự tham gia chuỗi Giả thuyết Nội dung Tác động cản trở sự tiếp cận tham gia chuỗi đối với các doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi Tác động cản trở hoạt động của các doanh nghiệp đang tham gia chuỗi Giả thuyết 1 Hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. Được ủng hộ Được ủng hộ (dưới cả 2 góc độ thách thức và bất lợi) Giả thuyết 2 Hạn chế về công nghệ gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. Được ủng hộ Được ủng hộ (dưới cả 2 góc độ thách thức và bất lợi) Giả thuyết 3 Hạn chế về vốn gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. Được ủng hộ Được ủng hộ (dưới cả 2 góc độ thách thức và bất lợi) Giả thuyết Hạnchế, bất cập các chính sách hỗ trợ của chính phủ Việt Nam Được ủng hộ Được ủng hộ (dưới cả 2 góc 19 4 gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. độ thách thức và bất lợi) Giả thuyết 5 Hạnchế, bất cập các chính sách và văn hoá của quốc tế gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. Được ủng hộ Được ủng hộ (dưới cả 2 góc độ thách thức và bất lợi) Giả thuyết 6 Hạnchế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi cung ứng gây cản trở đến sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam. Không được ủng hộ Được ủng hộ (dưới cả 2 góc độ thách thức và bất lợi) Bảng: Tổng hợp kết quả phân tích ảnh hưởng biến kiểm soát Biến kiểm soát Tác động đến Khuynh hướng ảnh hưởng Sự tiếp cận tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi Hoạt động của doanh nghiệp đang tham gia chuỗi Đại diện sở hữu doanh nghiệp Có Có Các DN có sở hữu nhà nước và nước ngoài có cảm nhận mức độ khó khăn thấp hơn so với DN sở hữu tư nhân Quy mô doanh nghiệp Có Có DN càng nhỏ càng cảm thấy khó khăn hơn khi tiếp cận và tham gia chuỗi so với các DN lớn hơn 20 CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 5.1. Một số kiến nghị, đề xuất tăng cường tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam 5.1.1. Quan điểm và định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến và chế tạo Việt Nam 5.1.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước (i) Nâng cao thể chế và chính sách hỗ trợ của Chính phủ (ii) Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động có tay nghề (iii) Tháo gỡ những khó khăn về vốn (iv) Chính sách cải thiện năng lực công nghệ 5.1.3. Một số kiến nghị đối với Doanh nghiệp (i) Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động có tay nghề (ii) Giải pháp liên quan đến vốn (iii) Giải pháp liên quan đến công nghệ 5.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu 5.2.1. Đóng góp về mặt lý luận Nghiên cứu này đóng góp thêm về mặt lý thuyết, giúp hiểu hơn mối quan hệ cản trở phức tạp giữa “Hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề”, “Hạn chế về công nghệ”, “Hạn chế về vốn”, “Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ”, “Hạn chế, bất cập chính sách và văn hoá quốc tế”, “Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi” và “Sự hạn chế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam”. Nghiên cứu ủng hộ mối quan hệ giữa biến “Hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề” và “Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ” 21 đến “Sự hạn chế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam”. Trong khi đó các nhân tố khác có tác động cản trở dưới những góc nhìn khác nhau. Đặc biệt, nhân tố “Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi” dường như không có tác động cản trở đối với doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi nhưng lại có tác động cản trở tương đối lớn đối với doanh nghiệp đang tham gia chuỗi dưới góc độ thách thức. 5.2.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn mối quan đan xen giữa nhiều nhân tố. Để vượt qua những rào cản, tăng cường được sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi cung ứng toàn cầu ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, các nhà quản lý không đơn thuần chỉ quan hệ giỏi hay quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Thay vào đó, các nhà quản lý cần phải chú trọng vào các nhân tố cản trở chính, đặc biệt là những hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của chính phủ (tập trung vào những chỉ báo chính) và hạn chế về nhân lực có tay nghề (tập trung vào chỉ báo quan trọng nhất). Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng nên nhận thức đến sự tác động gây cản trở của hạn chế về năng lực công nghệ, hạn chế về vốn, hạn chế, bất cập các chính sách và văn hoá quốc tế cũng như hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi dưới từng góc độ khác nhau. 5.2.3. Những hạn chế trong kết quả nghiên cứu Nghiên cứu này có một số hạn chế như sau: Hạn chế đầu tiên của nghiên cứu là đo lường sự tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu định tính. Ngoài ra các thang đo đều phụ thuộc lớn vào nhận thức của người điền dữ liệu phiếu điều tra. Vì vậy, nghiên cứu trong tương lai nên sử dụng các dữ liệu định lượng và khách quan sẽ cho kết quả tốt hơn. Hạn chế thứ hai của nghiên cứu là mặc dù đã cố gắng tổng quan 22 lý thuyết để lựa chọn ra các nhân tố cản trở điển hình đưa vào mô hình phân tích, tuy nhiên trong khả năng tìm hiểu có hạn của tác giả, cùng với bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi khi mà cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang hiện hữu, tác động nhiều đến sự phát triển của các chuỗi cung ứng và cách thức tham gia các chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, vì vậy các nghiên cứu trong tương lai có thể tổng quan, nghiên cứu và bổ sung thêm các biến có khả năng gây tác động cản trở khác. 23 KẾT LUẬN (1) Luận án làm sâu sắc thêm khái niệm về chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng toàn cầu, sự tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.. (2) Luận án chỉ ra các nhóm nhân tố tác động cản trở sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến và chế tạo, bao gồm: (i) Nhóm nhân tố đến từ bên trong doanh nghiệp và (ii) Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. (3) Luận án đã phân tích cụ thể hơn mối quan hệ phức tạp giữa “Hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề”, “Hạn chế về công nghệ”, “Hạn chế về vốn”, “Hạn chế, bất cập các chính sách hỗ trợ của Chính phủ”, “Hạn chế, bất cập chính sách và văn hoá quốc tế”, “Hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi” và “Sự hạn chế tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và chế tạo ở Việt Nam” trên phương diện cản trở. (4) Luận án phân tích kinh nghiệm của Nhật Bản, Niu Di-lân, Úc và một tập đoàn (IKEA) và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tăng cường tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp ngành chế biến và chế tạo Việt Nam. (5) Luận án đã chứng minh mức độ tác động cản trở của các nhân tố hạn chế về nguồn nhân lực có tay nghề; hạn chế về vốn; hạn chế về công nghệ; hạn chế từ phía doanh nghiệp chủ chuỗi; hạn chế các chính sách hỗ trợ của Chính phủ trên các phương diện khác nhau (đối với doanh nghiệp chưa tham gia chuỗi và doanh nghiệp đang tham gia chuỗi) ứng với từng bộ phận cấu thành nên nhân tố đấy. (6) Luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua được các rào cản, tăng cường sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả hy vọng rằng, các kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ 24 đóng góp thêm các minh chứng và luận điểm khoa học về vấn đề tham gia chuỗi cung ứng và các nhân tố tác động đến sự tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của Luận án này góp thêm một cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý về FDI và thương mại, các ngành sản xuất công nghiệp, các nhà nghiên cứu trong việc quản lý, thực hiện và nghiên cứu về chuỗi cung ứng và sự tham gia của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo vào chuỗi cung ứng toàn cầu ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nhan_to_can_tro_tham_gia_vao_chuoi_cung_ung.pdf
Luận văn liên quan