Xử lý vụ việc chống bán phá giá bao gồm hoạt động của các cơ
quan có thẩm quyền căn cứ vào kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra để
đưa ra các quyết định giải quyết vụ việc chống bán phá giá. Quá trình xử
lý vụ việc chống bán phá giá được thực hiện qua hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất,Hội đồng xử lý vụ việc xem xét hồ sơ vụ việc.
Theo pháp lệnh chống bán phá giá, kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc
là một trong hai cơ sở quan trọng để Bộ trưởng Bộ công thương ra quy ết
định xử lý vụ việc.
Giai đoạn thứ hai,Bộ trưởng Bộ công thương ra quy ết định xử lý
vụ việc.
Các quy định của Pháp luật VN về giai đoạn ra quyết định xử lý chỉ
ghi nhận những nguy ên tắc cơ bản cho hoạt động của các cơ quan có liên
quan. Còn một số vấn đềchưa được giải quyết triệt để như:pháp luật chưa
quy định cơ chế giải quyết mâu thuẫn giữa kết luận điều tra và quy ết định
của Hội đồng xử lý vụ việc;vấn đề về thời gian ra quyết định cuối cùng
của Bộ trưởng. Trong các giai đoạn tố tụng khác như giai đoạn điều tra, giai
đoạn xem xét của Hội đồng xử lý , Pháp lu ật quy định khá rõ ràng th ời gian
giải quyết. Tuy nhiên, thời hạn ra quyết định cuối c ùng của Bộ trưởng kể từ khi
có kết luận cuối c ùng hoặc có quyết định của Hội đồng xử lý không được quy
định.
12 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2071 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận án Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phá giá, xác định thiệt hại vật chất, xác định thời kỳ điều tra,
xây dựng lại khung pháp luật về quy trình điều tra, xử lý vụ việc, tổ chức
lại bộ máy cơ quan thực thi pháp luật….
9. Luận án cũng nêu lên những đề xuất bước đầu về các biện pháp
nâng cao năng lực áp dụng pháp luật như xây dựng chiến lược đào tào cán
bộ cho cơ quan điều tra, cơ quan xử lý vụ việc, xây dựng các hướng dẫn
chi tiết về việc tham gia của các bên liên quan vào quá trình điều tra, xử lý
vụ việc, xây dựng và thực thi các chiến lược đào tạo, củng cố kiến thức
pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp….
10. Luận án được nghiên cứu chủ yếu dựa trên hiện trạng pháp luật
Việt Nam trên cơ sở so sánh với pháp luật của WTO và các nước tiêu biểu
như Canađa, Hoa Kỳ, EU. Vì lĩnh vực pháp luật này chưa được áp dụng
trên thực tế và sự giới hạn dung lượng của luận án nên tác giả chưa có
điều kiện làm rõ những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng hoặc chưa tập
trung nghiên cứu án lệ của các nước. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng các
kết quả nghiên cứu của luận án vẫn có giá trị về mặt lý luận cũng như thực
tiễn. Giá trị thực tiễn của luận án được khẳng định qua những kết quả
nghiên cứu về thực trạng pháp luật và khả năng thực thi của nó. Những
nội dung chưa được nghiên cứu được coi là định hướng nghiên cứu tiếp
theo cho tác giả.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu
Khi cạnh tranh trong thương mại trở thành vấn đề toàn cầu thì pháp
luật điều tiết cạnh tranh cũng không còn là vấn đề nội bộ của các quốc gia.
Vì thế, các chế định về phòng vệ thương mại đã trở thành những nội dung
quan trọng trong khuôn khổ pháp luật về thương mại quốc tế của tổ chức
thương mại thế giới (WTO). Trong đó, chế định pháp luật về chống bán
phá giá luôn có vị trí quan trọng và được các nước áp dụng khá phổ biến
để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh từ hàng
hóa nhập khẩu bán phá giá. Tại Việt Nam, pháp luật về chống bán phá giá
đã có những bước phát triển nhất định với việc ban hành Pháp lệnh chống
bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Lần đầu tiên các quy định
về bán phá giá vá chống bán phá giá được ghi nhận trong một văn bản
pháp luật có giá trị pháp lý cao là Pháp lệnh.
Nghiên cứu về bản chất pháp lý của hiện tượng bán phá giá và
chống bán phá giá tại Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cả về lý luận
và thực tiễn do chúng ta tiếp cận lĩnh vực pháp luật này trong bối cảnh đặc
biệt. Pháp luật chống bán phá giá được xây dựng từ nhu cầu gia nhập
WTO mà không từ nhu cầu áp dụng trong thực tế. Các quy định trong
Pháp lệnh chống bán phá giá được xây dựng từ kết quả tiếp thu một cách
đơn giản và chưa đầy đủ pháp luật WTO và pháp luật các nước nên các
vấn đề lý luận về vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ trong khoa học pháp lý.
Từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật chống
bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam” làm
đề tài luận án nghiên cứu sinh. Việc nghiên cứu các cơ sở lý luận và các
vấn đề đặt ra từ thực tiễn về pháp luật chống bán phá giá không chỉ có ý
nghĩa về mặt lý luận và còn có giá trị thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của đề tài luận án là nghiên cứu một cách có hệ
thống các vấn đề lý luận, các quy định về bán phá giá và chống bán phá
giá được quy định trong Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu
vào Việt Nam và các văn bản quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh để từ đó
làm sáng tỏ các vấn đề này và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
2
năng lực áp dụng pháp luật trong lĩnh vực nêu trên. Xuất phát từ mục đích
đó, đề tài có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu các cơ sở kinh tế- pháp lý về bán phá giá, phân tích
bản chất của hiện tượng bán phá già và tác động nhiều mặt của nó đến sự
phát triển thị trường của quốc gia nhập khẩu, đồng thời nghiên cứu về nhu
cầu điều chỉnh của pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam.
2. Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng pháp luật chống bán phá giá và
nêu lên những nội dung chưa được pháp luật giải quyết hoặc giải quyết
chưa triệt để, các nội dung chưa phù hợp với pháp luật WTO để đưa ra các
giải pháp khắc phục.
3. Nghiên cứu bộ máy thực thi pháp luật chống bán phá giá tại Việt
Nam. Trên cơ sở phân tích và đối chiếu với định hướng hoàn thiện bộ máy
nhà nước hiện nay, luận án có những phân tích về đặc trưng và những bất
cập của hệ thống cơ quan chống bán phá giá hiện nay. Đưa ra những kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá và cơ chế thực thi tại
Việt Nam và các kiến nghị nhằm nâng cao nâng lực áp dụng pháp luật
trong lĩnh vực này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn nghiên cứu việc ứng dụng các nguyên lý kinh tế
vào khoa học pháp lý để xác định bản chất pháp lý của hiện tượng bán phá
giá để đặt ra giới hạn điều chỉnh của pháp luật, nghiên cứu thực trạng pháp
luật chống bán phá giá tại Việt Nam trên cơ sở so sánh với các quy định
tương ứng của ADA và pháp luật của một số quốc gia tiên phong trong
lĩnh vực pháp luật này là Canađa, EU và Hoa Kỳ. Do pháp luật chống bán
phá giá Việt Nam chưa được áp dụng trên thực tế nên luận án không có
điều kiện nghiên cứu thực tiễn xử lý vụ việc mà chỉ tập trung phân tích các
vấn đề đặt ra từ thực tiễn có ảnh hưởng đến năng lực áp dụng pháp luật và
đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường khả năng
thi hành của pháp luật trên thực tế.
Về cơ chế thực thi pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam, do
giới hạn về dung lượng của Luận án nên tác giả chỉ tập trung phân tích hệ
thống và mối quan hệ về thẩm quyền giữa các cơ quan điều tra, xử lý vụ
việc chống bán phá giá theo pháp luật hiện hành.
4. Tình hình nghiên cứu
23
khác nhau. Trong Pháp lệnh, các quy định được xắp xếp như một văn bản
pháp luật hướng dẫn về quy trình điều tra và xử lý vụ việc. Các quy định
về căn cứ xác định hiện tượng bán phá giá, thiệt hại đáng kể… là một nội
dung của quá trình điều tra vụ việc. Trong khi ADA chia các quy định
thành hai nội dung rõ ràng là các quy định về việc xác định hiện tượng bán
phá giá, xác định thiệt hại vật chất và quan hệ nhân quả và các quy định về
quy trình điều tra, xử lý vụ việc. 2) Các quy định trong Pháp luật Việt
Nam chưa đầy đủ và rõ ràng bằng các quy định trong ADA. Nhiều nội
dung chưa được Pháp lệnh giải quyết hoặc chưa giải quyết triệt để.
5. Các khái niệm và những nguyên tắc cơ bản trong Pháp luật Việt
Nam về cơ bản là tương thích với pháp luật của WTO. Tuy nhiên, những
quy định về căn cứ xác định bán phá giá, xác định thiệt hại chỉ mang tính
nguyên tắc nên còn nhiều vấn đề chưa được quy định hoặc chưa được làm
rõ. Quy trình điều tra đã được định hình song vẫn còn nhiều thiếu nhiều
quy định làm ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng. Tác giả cho rằng các quy
định pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam chưa đầy đủ và còn
nhiều nội dung chưa phù hợp với pháp luật của WTO nên khó áp dụng
trong thực tế.
6. Qua phân tích các quan niệm về bán phá giá được các nhà làm
luật Việt Nam ghi nhận trong các văn bản pháp luật, tác giả luận án đã đưa
ra kiến nghị cần xóa bỏ quy định về bán phá giá trong Pháp lệnh giá năm
2002 và phân định rõ phạm vi điều chỉnh, chức năng điều chỉnh của pháp
luật về quản lý giá, pháp luật cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Sự phân định này là cần thiết không
chỉ bảo đảm hiệu quả điều chỉnh của pháp luật và sự thống nhất trong các
quy định pháp luật mà còn là cơ sở pháp lý để tạo ra nhận thức đúng đắn
về bán phá giá trong xã hội và cộng đồng doanh nghiệp.
7. Luận án đã nghiên cứu và phân tích cách thức tổ chức bộ máy
thực thi pháp luật và những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng thực thi
pháp luật chống bán phá giá. Những yếu tố này cũng là nguyên nhân cơ
bản làm cho pháp luật chưa được thực thi trên thực tế sau hơn 5 năm có
hiệu lực. Đó là những hạn chế của pháp luật, năng lực thực thi và sự bất
hợp lý trong tổ chức bộ máy các cơ quan có thẩm quyền, sự thiếu hiểu biết
22
nhiên, các nhà làm luật Việt Nam lại có những nhận thức khác biệt về hiện
tượng này trong các giai đoạn xây dựng pháp luật khác nhau. Bằng chứng
cho nhận định này là sự tồn tại hai quy định về bán phá giá có nội dung
khác nhau trong Pháp lệnh giá năm 2002 và Pháp lệnh chống bán phá giá
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004. Cho đến nay, hai quy định
này vẫn còn hiệu lực.
2. Bản chất pháp lý của hiện tượng bán phá giá được xác định từ ba
nền tảng cơ bản là các nguyên lý của tự do thương mại, lý thuyết về định
giá cướp đoạt (định giá hủy diệt) và lý thuyết về hành vi phân biệt giá
trong kinh tế học và trong pháp luật cạnh tranh. Sự kết hợp các lý thuyết
nói trên đã khẳng định rằng bán phá giá là hành vi phân biệt giá trong
thương mại quốc tế và là hiện tượng tất yếu được hình thành trong giao
thương quốc tế. Bán phá giá chỉ trở thành hành vi cạnh tranh không lành
mạnh khi chúng gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất
trong nước của quốc gia nhập khẩu. Bên cạnh đó, do tính tất yếu của hiện
tượng này nên việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu không bị coi là hành
vi vi phạm pháp luật mà chỉ là hiện tượng có khả năng làm phát sinh
quyền được phòng vệ của quốc gia nhập khẩu.
3. Pháp luật chống bán phá giá là một chế định quan trọng trong
thương mại quốc tế. Ngày nay, chế định này đã trở thành một nội dung
quan trọng trong khuôn khổ pháp lý quốc tế bằng sự ra đời của Hiệp định
thực thi điềuVI của GATT. Các quốc gia thành viên của Tổ chức thương
mại thế giới cũng đã ban hành và áp dụng ngày càng phổ biến các văn bản
pháp luật về chống bán phá giá dựa trên những nguyên tắc đã được ghi
nhận trong ADA. Tại Việt Nam, văn bản pháp luật đầu tiên quy định về
vấn đề này là Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam năm 2004. Văn bản pháp luật này chủ yếu quy định về quy trình điều
tra và xử lý vụ việc chống bán phá giá bao gồm các quy định về căn cứ
xác định hiện tượng bán phá giá, xác định thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất trong nước và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tiến hành thủ tục
điều tra, xử lý vụ việc.
4. Các quy định trong Pháp lệnh chống bán phá giá khá tương đồng
với các nguyên tắc được ghi nhận trong ADA. Tuy nhiên, vẫn còn những
điểm khác biệt cơ bản như: 1) cách thức thiết kế và sắp xếp các nội dung
3
Bán phá giá và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá là đề tài
đã được một số nhà khoa học cũng như thực tiễn nghiên cứu. Đã có một
số sách và một số đề tài chuyên khảo về vấn đề này. Như “Bán phá giá và
biện pháp chống bán phá giá hàng nhập khẩu” của tác giả Đoàn Văn
Trường, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Vụ chính sách đa biên –
Bộ thương mại “ cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với
hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.
Vấn đề pháp luật chống bán phá giá của WTO và của các nước còn
được nghiên cứu tương đối sâu và toàn diện trong các tác phẩm của các
tác giả nước ngoài như: Policy makers dumping on trade của Casey
J.Lartigue Jr, Trada remedies and WTO disputes settlement:why are so
few challenged của Chad P.Bown; The politics behind the Application of
antidumping Laws to nonmarket economies: Distrust and informal
constraints của Cythia Horne ….
Tuy nhiên, đề tài mà chúng tôi lựa chọn chỉ tập trung nghiên cứu
các quy định của pháp luật Việt Nam về bán phá giá và chống bán phá giá.
Cho đến nay, vấn đề chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
nói chung và pháp luật về vấn đề này nói riêng là mảng đề tài chưa được
nghiên cứu ở bậc nghiên cứu sinh tại Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.
Về mặt lý luận: Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ
thống, toàn diện về pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào
Việt Nam. các kiến nghị, kết luận nêu ra trong luận án là những luận cứ
khoa học của tác giả. Có thể nói đây là công trình khoa học được nghiên
cứu một cách nghiêm túc, có hệ thống và đề cập đến nhiều vấn đề về pháp
luật chống bán phá giá tại Việt Nam mà từ trước đến nay chưa được giải
quyết hoặc giải quyết chưa triệt để. Đó là vấn đề về quá trình nhận thức về
bán phá giá trong khoa học pháp lý của Việt Nam, cơ sở kinh tế- pháp lý
cho việc xác định bản chất của hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu, những thành tựu và tồn tại trong pháp luật chống bán phá giá của
Việt Nam….
Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu về lý luận và pháp luật
4
chống bán phá giá, làm tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên đại học
chuyên ngành luật học hoặc kinh tế đối ngoại.
Về thực tiễn: Những nghiên cứu, kết luận, đề xuất của luận án còn
có ý nghĩa trong việc hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam
và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này.
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN PHÁ GIÁ HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VỀ BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
1.1.1. Các quan niệm về bán phá giá hàng hóa nhập khẩu
Có nhiều cách hiểu khác nhau về bán phá giá, dưới góc độ học
thuật, bán phá giá được hiểu ngắn gọn là bán hàng ra nước ngoài với
giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa. Ví dụ Từ điển kinh tế học
hiện đại cho rằng bán phá giá (dumping) được hiểu là việc bán một
hàng hoá ở nước ngoài với mức giá thấp hơn so với mức giá ở thị
trường trong nước [56, tr 282];
Khi chống bán phá giá đã trở thành một nội dung quan trọng
trong pháp luật thương mại quốc tế thì khái niệm bán phá giá đã được
ghi nhận tại điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm
1947 (gọi tắt là GATT) và các quy định trong Hiệp định thực thi điều
VI của GATT 1994 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều 2.1
của ADA quy định trong phạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi
là bán phá giá (tức là được đưa vào lưu thông thương mại của một
nước khác với giá thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó) nếu
như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này sang
một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm
tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương
mại thông thường.
Tại Việt Nam, các nhà làm luật có những quan niệm khác nhau về
bán phá giá. Sự khác nhau này được thể hiện qua hai văn bản pháp luật là
Pháp lệnh giá năm 2002 và Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam năm 2004.
21
thời kỳ điều tra đối với việc bán phá giá và thiệt hại, quy định chi tiết về điều tra
tại chỗ, hoàn thiện các quy định về rà soát trong thời hạn và rà soát cuối kỳ….
4.3.2. Hoàn thiện bộ máy thực thi luật cạnh tranh cho phù hợp với điều kiện hiện
nay của Việt Nam
Việc tổ chức lại các cơ quan thực thi pháp luật cần được đặt ra khi tiến
hành hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá theo các định hướng sau:
Việc hoàn thiện bộ máy chống bán phá giá cần đặt trong xu thế cải cách
bộ máy hành pháp theo hướng tinh giảm hợp lý.
Cần xem xét lại vai trò và vị trí pháp lý của Hội đồng xử lý vụ việc
chống bán phá giá theo nguyên tắc trao thực quyền cho cơ quan này.
Cần xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan thực
thi pháp luật chống bán phá giá.
4.3.3. Những vấn đề khác cần giải quyết để tăng cường khả năng thực thi của
pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
- Việc hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá cần tiến hành song song
với các hoạt động đối ngoại để nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ
thương mại - chính trị trên các diễn đàn quốc tế và khu vực.
- Nâng cao nhận thức của DN và tăng cường vai trò của Hiệp hội ngành
nghề để đảm bảo cho việc thực thi pháp luật hiệu quả.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và nhiệm vụ của pháp
luật chống bán phá giá đối với thị trường
KẾT LUẬN
“Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực
thi tại Việt Nam” đang là một đề tài được giới chuyên môn quan tâm. Đây
là một đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng. Nhất là trong
giai đoạn Việt Nam đang tích cực và chủ động tham gia vào quá trình toàn
cầu hóa kinh tế bằng chiến lược đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về bán phá giá và thực trạng
pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam, tác giả rút ra một số kết luận cơ
bản sau:
1. Trong khoa học pháp lý không có những xung đột lớn về khái
niệm và bản chất của hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu. Tuy
20
- Cấu trúc lại hệ thống các cơ quan thực thi pháp luật;
- Giải quyết các vấn đề khách quan, chủ quan khác có ảnh hưởng đến
việc thực thi pháp luật chống bán phá giá.
4.3.1. Hoàn thiện chế định pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu
Những phân tích trong chương 2 và chương 3 của luận án cho thấy vấn
đề cần giải quyết trước tiên và quan trọng nhất để nâng cao khả năng thực thi
pháp luật chống bán phá giá là khắc phục những hạn chế nội tại của Pháp lệnh
chống bán phá giá năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tác giả cho
rằng việc nâng cấp thành đạo luật do Quốc hội ban hành không quan trọng bằng
việc phải đảm bảo cho văn bản pháp luật về chống bán phá giá có đủ những nội
dung cơ bản về căn cứ và cách thức xác định việc hàng hóa nhập khẩu bán phá
giá, xác định thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất và xây dựng quy trình điều tra
cụ thể, minh bạch. Để giải quỵết yêu cầu này, công việc quan trọng nhất cần
thực hiện là xây dựng kế hoạch sửa đổi Pháp lệnh chống bán phá giá năm 2004.
4.3.1. Những định hướng cho việc sửa đổi Pháp lệnh chống bán phá giá hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam
- Việc hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam cần được đặt
trong mối quan hệ tương thích với Hiệp định chống bán phá giá của WTO.
- Việc hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá cần được đặt trong một
giải pháp tổng thể để hoàn thiện các chế định pháp luật khác có liên quan như
pháp luật về chống trợ cấp, pháp luật tự vệ trong thương mại quốc tế và pháp
luật cạnh tranh.
4.3.2. Những nội dung cụ thể cần sửa đổi trong Pháp lệnh chống bán phá giá
vào Việt Nam.
- Hoàn thiện khái niệm bán phá giá trong pháp luật hiện hành.
Từ những phân tích của mục 1.1.2, chúng tôi đề xuất cần xóa bỏ quy
định về bán phá giá trong khoản 3 điều 4 Pháp lệnh giá năm 2002 để đảm bảo
sự thống nhất trong cách hiểu về bán phá giá và có sự phân định hợp lý về phạm
vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật có liên quan.
- Sửa đổi các quy định của pháp lệnh chống bán phá giá để đảm bảo phù
hợp với các quy định mang tính nguyên tắc trong ADA.
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục điều tra, xử lý vụ việc chống
bán phá giá như sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo mật thông tin, quy định về
5
Với những phân tích trong tiểu mục này, tác giả có một số kết qủa
nghiên cứu ban đầu như sau:
1. Các quan điểm về khái niệm bán phá giá trong khoa học pháp lý
và trong thương mại quốc tế đều thống nhất rằng bán phá giá là hiện
tượng phân biệt giá quốc tế. Nhà làm luật của các nước tiên phong đã ứng
dụng và phát triển quan niệm về bán phá giá trong các lý thuyết thương
mại quốc tế để xây dựng nên cấu thành pháp lý của hiện tượng bán phá
giá.
2. Chống bán phá giá đã trở thành một nội dung trong khung pháp
lý quốc tế bằng sự ghi nhận của Điều VI GATT 1947 và sự ra đời của
ADA năm 1994. Hiện nay, trong khoa học pháp lý không có những mâu
thuẫn hay xung đột về khái niệm bán phá giá.
3. Khái niệm bán phá giá trong Pháp lệnh chống bán phá giá hàng
hóa nhập khẩu được đánh giá là hoàn chỉnh và phù hợp với pháp luật
WTO.
1.1.2. Tác động của bán phá giá hàng hóa nhập khẩu đối với thị trường
nhập khẩu.
Tác động của hiện tượng bán phá giá được nhìn nhận cả góc độ
tích cực và tiêu cực bằng việc phân tích ảnh hưởng của nó đối với lợi
ích của người tiêu dùng, nhà sản xuất có liên quan và các doanh nghiệp
kinh doanh sản phẩm cạnh tranh nội địa.
Việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá có những ảnh hưởng
đáng kể đến người tiêu dùng của nước nhập khẩu cả trong ngắn hạn
và dài hạn.
Tác động của bán phá giá đối với các doanh nghiệp có liên
quan tại nước nhập khẩu. Các doanh nghiệp có liên quan được xác
định là những doanh nghiệp của nước nhập khẩu hoạt động ở ngành
sản xuất khác có sử dụng hàng hóa nhập khẩu làm nguyên liệu sản
xuất. Khi hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, các doanh nghiệp nói trên
có được nguồn nguyên liệu rẻ để sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần
thúc đẩy tăng trưởng cho ngành sản xuất mà họ hoạt động.
Tác động tiêu cực của hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu chủ yếu được chứng minh bằng những thiệt hại mà ngành sản
xuất nội địa gánh chịu. Các doanh nghiệp sản xuất nội địa và người lao
6
động trong các doanh nghiệp này là nạn nhân thực tế và trực tiếp của
việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá.
1.2. CƠ SỞ KINH TẾ- PHÁP LÝ CHO VIỆC XÁC ĐỊNH BẢN CHẤT CỦA
BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU
1.2.1. Bán phá giá được hình thành trong môi trường của thương mại
tự do
Trong nội dung nghiên cứu, luận án phân tích bản chất cạnh
tranh không lành mạnh của hành vi bán phá giá từ các nguyên lý về tự
do hóa thương mại, cụ thể hành vi này là sự lạm dụng tự do để xâm hại
đến thương mại tự do bằng cách tranh giành thị trường của các đối thủ
cạnh tranh, cụ thể là các doanh nghiệp cạnh tranh nội địa.
Với tư cách là hiện tượng xảy ra trong giao thương quốc tế,
hành vi bán phá giá và các lý thuyết về nó chịu sự ảnh hưởng từ những
đặc thù của thương mại quốc tế.
1.2.2. Lý thuyết về phân biệt giá được sử dụng làm nền tảng lý luận để
xây dựng cấu thành pháp lý và xác định bản chất hạn chế cạnh tranh
của hành vi bán phá giá
Các lý thuyết về bán phá giá đã áp dụng lý thuyết về phân biệt
giá vào pháp luật chống bán phá giá và đưa đến những kết quả sau:
(1) Bán phá giá là việc các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng
mức giá mua bán khác nhau đối với cùng loại hàng hóa trên hai vùng
thị trường là thị trường nhập khẩu và thị trường của nước xuất khẩu.
(2) Đặc thù của mậu dịch quốc tế là sự trao đổi hàng hóa, dịch
vụ qua biên giới của các quốc gia. Cho dù các nước đã có những cố
gắng để xây dựng các nguyên tắc chung của thương mại quốc tế, song
trên thực tế, luôn tồn tại những đặc thù riêng về thị hiếu của người tiêu
dùng, năng lực sản xuất của doanh nghiệp, cơ cấu chi phí, hệ thống kế
toán, tập quán kinh doanh tiêu dùng, về tiền tệ, tỷ giá hối đoái, tương
quan cạnh tranh trên thị trường… của từng quốc gia. Vì vậy, sự khác
biệt về chủng loại sản phẩm, giá trị, điều kiện thị trường trong các giao
dịch xuất khẩu và giao dịch nội địa là phổ biến trong thương mại quốc
tế. Để đảm bảo cho các giao dịch được lựa chọn tương tự nhau và việc
so sánh công bằng, pháp luật phải có cơ chế chỉnh lý thích hợp những
sai số trên.
19
các hướng dẫn về thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cần
được đánh giá cao trong điều kiện pháp luật còn thiếu quá nhiều chế định quan
trọng, nhiều nội dung chưa được giải thích rõ ràng, cụ thể.
4.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thi hành pháp luật chống bán phá
giá
Mặc dù pháp lệnh chống bán phá giá đã có hiệu lực song thực trạng
pháp luật và nhu cầu áp dụng trong thực tiễn đang đặt ra nhiều vấn đề có thể ảnh
hưởng đến việc thực thi pháp luật, cụ thể là:
Thứ nhất, Pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam còn đơn giản và sơ
khai.
Thứ hai, hệ thống cơ quan điều tra và xử lý vụ việc chống bán phá giá
còn yếu về lực lượng và kinh nghiệm áp dụng pháp luật.
Thứ ba, năng lực tham gia các vụ việc và khả năng đoàn kết của các
doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Năng lực để tham gia vào các vụ
việc chống bán phá giá cần được xem xét ở nhiều khía cạnh như hiểu biết về
pháp luật chống bán phá giá, khả năng thu thập và cung cấp chứng cứ, hệ thống
kế toán, tài chính và minh bạch thông tin, tinh thần đoàn kết của doanh nghiệp.
Thứ tư, áp lực về chi phí tiến hành điều tra và xử lý vụ việc, chi phí tham
gia vụ việc có thể tạo ra những khó khăn cho việc áp dụng pháp luật chống bán
phá giá.
Thứ năm, quan hệ kinh tế- chính trị song phương và đa phương có thể
ảnh hưởng đến quyết tâm xử lý vụ việc chống bán phá giá của doanh nghiệp và
của Nhà nước.
Thứ sáu, sự yếu kém trong việc quản lý xuất nhập khẩu có thể ảnh
hưởng đến công tác điều tra và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với
hàng hóa nhập khẩu.
4.3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU VÀO VIỆT NAM
Từ những nghiên cứu trong luận án, tác giả cho rằng việc nâng cao khả
năng thực thi của pháp luật chống bán phá cần được đặt trong một chiến lược
tổng thể lâu dài và có sự đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc về ba vấn đề
sau:
- Tổ chức hoàn thiện các văn bản pháp luật về chống bán phá giá hàng
hóa nhập khẩu;
18
đồng xử lý là cơ quan giúp cho Bộ trưởng Bộ Công thương xử lý vụ việc, song
vẫn có sự bất hợp lý trong các quy định về thẩm quyền, chức năng và tên gọi
của cơ quan này.
4.2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆC THỰC THI PHÁP
LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
4.2.1 Những vấn đề đặt ra từ các vụ việc nghi vấn hàng hóa nhập khẩu bán phá
giá vào Việt Nam
Sau hơn 5 năm có hiệu lực, Pháp lệnh chống bán phá giá chưa được áp
dụng trên thực tế. Nhu cầu phòng vệ chính đáng đối với hàng hóa nhập khẩu
trước sức ép cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu đã được đề cập trong văn bản
số 1053/TTg-KTTH của Thủ tướng Chính phủ vào tháng 7 năm 2006 về việc
chỉ đạo Bộ trưởng Bộ thương mại trao đổi với các Bộ, Ngành liên quan để phê
duyệt đề án “Phòng vệ chính đáng đối với hàng hóa trong nước”. Trong công
văn này, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành cần nghiên cứu và đề xuất các biện
pháp phòng vệ chính đáng đối với hàng hóa sản xuất trong nước phù hợp với
các quy định của WTO và các cam kết mà Việt Nam đã ký kết như: đối xử tối
huệ quốc, các biện pháp phòng vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, cơ chế
kiểm soát thu nhập…. Mặt khác, mặc dù đã có nghi vấn về việc hàng hóa nhập
khẩu bán phá giá, song các doanh nghiệp Việt Nam chưa nộp đơn khiếu nại và
cơ quan có thẩm quyền chưa ra quyết định điều tra về vụ việc chống bán phá
giá. Nghiên cứu những thông tin về các vụ việc trên, tác giả có những đánh giá
sau:
Thứ nhất, Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có những chuẩn bị cần thiết
cho việc khởi kiện như chuẩn bị các thông tin chứng minh hàng hóa nhập khẩu
bán phá giá, chứng minh thiệt hại đang hoặc sẽ phải gánh chịu do hiện tượng
bán phá giá gây ra….
Thứ hai, một số cơ quan nhà nước đã tham gia vào vụ việc trước khi các
doanh nghiệp quyết định nộp hồ sơ yêu cầu. Dưới góc độ pháp luật, sự tham gia
quá sớm của các cơ quan nhà nước vào những vụ việc chống bán phá giá cho
thấy các cơ quan trên chưa nhận thức đúng đắn về bản chất pháp lý của các vụ
việc này.
Thứ ba, cơ quan quản lý cạnh tranh đã có hướng dẫn các doanh nghiệp
sản xuất thép trong nước về cách thức nộp hồ sơ yêu cầu chống bán phá giá đối
với thép cuộn có xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam. Việc đưa ra
7
(3) Khi điều tra vụ việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu,
cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia không thể căn cứ vào một vài
giao dịch cụ thể để đưa ra kết luận mà cần có sự tính toán, tổng hợp
nhiều giao dịch xuất khẩu và giao dịch nội địa trong một khoảng thời
gian đủ dài nhằm chứng minh về tần suất thực hiện việc phân biệt giá
như một chiến lược của các doanh nghiệp.
Lý thuyết phân biệt giá không chỉ được sử dụng để xác định cấu
thành pháp lý mà còn được dùng để giới hạn mức độ can thiệp của nhà
nước đối với hành vi bán phá giá.
1.2.3. Lý thuyết về định giá hủy diệt (predatory pricing) là cơ sở lý
luận để xem xét khả năng gây hại của bán phá giá đối với thị trường
nội địa của nước nhập khẩu
Ảnh hưởng của lý thuyết định giá hủy diệt đến pháp luật chống
bán phá giá hiện đại được thể hiện qua những nội dung sau:
Thứ nhất, pháp luật chống bán phá giá không tiếp thu trọn vẹn
nội dung của lý thuyết về định giá hủy diệt mà chỉ sử dụng các lập luận
về cơ chế cạnh tranh và cơ chế hủy diệt của lý thuyết này để mô tả
quan hệ cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá và hàng
hóa nội địa.
Thứ hai, vì thiệt hại của ngành sản xuất trong nước không là yếu
tố cấu thành nên hành vi bán phá giá, nên quá trình điều tra vụ việc đã
được pháp luật chống bán phá giá tách ra thành hai nội dung riêng biệt
là điều tra về bán phá giá và điều tra về thiệt hại vật chất.
Thứ ba, nhiều nội dung trong lý thuyết về định giá hủy diệt đã
được chuyển hóa thành các quy định trong pháp luật chống bán phá
giá.
1.3. NHU CẦU ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT
NAM
1.3.1. Cơ sở xác định nhu cầu áp dụng pháp luật chống bán phá giá hàng
hóa nhập khẩu tại Việt Nam
Nhu cầu áp dụng pháp luật chống bán phá giá là đòi hỏi khách
quan của quá trình toàn cầu hóa, là xu thế chung của các nước và cũng
là nhu cầu thực tế của Việt Nam để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
Việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước không chỉ là duy trì thị phần
8
trên thị trường trong nước mà còn tạo môi trường lành mạnh, an toàn
để các doanh nghiệp nội địa phát triển thành các ngành có lợi thế so
sánh khi tham gia thị trường chung.
1.3.2. Sơ lược quá trình phát triển của Pháp luật chống bán phá giá tại
Việt Nam
Từ những nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển và nội
dung cơ bản của pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam, tác giả có
một số đánh giá sau:
Thứ nhất, pháp luật chống bán phá giá chỉ được hình thành tại
Việt Nam sau gần 20 năm xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Sự
ra đời của chế định này trong hệ thống pháp luật là kết quả tất yếu của
nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, quá trình phát triển của pháp luật về chống bán phá giá
cho thấy nhận thức pháp lý của nhà làm luật và các cơ quan quản lý
Việt Nam về bán phá giá và pháp luật chống bán phá giá là một quá
trình với những giai đoạn khác nhau.
Thứ ba, nội dung của pháp lệnh chống bán phá giá cho thấy,
pháp luật chống bán phá giá vừa là luật nội dung vừa là luật hình thức.
Thứ tư, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong pháp luật
chống bán phá giá của Việt Nam là pháp lệnh chống bán phá giá hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà chưa là một đạo luật do Quốc hội ban
hành.
1.3.3. Những tác động của việc áp dụng pháp luật chống bán phá giá
đến sự phát triển của thị trường và lợi ích của các chủ thể có liên quan
Dù chưa từng áp dụng tại Việt Nam, song từ kinh nghiệm của
các nước cho thấy việc áp dụng pháp luật chống bán phá giá không chỉ
có tác dụng duy trì trật tự cạnh tranh trên thị trường tự do, bảo vệ
ngành sản xuất trong nước trước khả năng gây thiệt hại của hàng hóa
nhập khẩu bán phá giá mà còn có một số tác động khác đến các dòng
thương mại hàng hóa trên thị trường, cụ thể là:
Thứ nhất, việc áp dụng pháp luật chống bán phá giá chắc chắn
sẽ có những tác động lớn đến tình hình nhập khẩu hàng hóa bị điều tra.
Thứ hai, việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá có thể làm
chệch hướng thương mại. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật chống bán
17
trong trường hợp cần thiết kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết
định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
Các quy định hiện hành về vị trí pháp lý, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh (viết tắt là VCAD) liên quan
đến vụ việc chống bán phá giá còn khá đơn giản nên còn nhiều vấn đề
chưa giải quyết hoặc còn mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật như
thẩm quyền bổ nhiệm thủ trưởng VCAD, phân công điều tra….
4.1.2. Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá.
Điều 2 Nghị định 04/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc thành lập và
quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử
lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ quy định Hội đồng xử lý
là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ
Thương mại xem xét việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ
cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt
Nam trên cơ sở các kết luận và kết quả điều tra vụ việc chống bán phá giá,
chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ của VCAD.
4.1.3. Bộ trưởng Bộ Công thương.
Khoản 3 điều 8 Pháp lệnh chống bán phá giá quy định Bộ trưởng Bộ
Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý
nhà nước về chống bán phá giá, quyết định việc áp dụng biện pháp chống
bán phá giá và chịu trách nhiệm về quyết định này. Với vai trò này, Bộ
trưởng Bộ Công thương có vị trí rất quan trọng trong việc xử lý các vụ
việc về chống bán phá giá và tổ chức thực hiện pháp luật chống bán phá
giá.
Từ những nghiên cứu về hệ thống các cơ quan tham gia xử lý vụ việc
chống bán phá giá, tác giả có một số kết luận sau:
Thứ nhất, bộ máy chống bán phá giá của Việt nam được thành lập và
hoạt động dựa trên nguyên tắc có sự phân cấp, phân công nhiệm vụ nhưng vẫn
đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức và hoạt động.
Thứ hai, cách thức phân công nhiệm vụ và xác định trách nhiệm của các
cơ quan cũng như cách thức tổ chức hệ thống cơ quan chống phá giá theo quy
định của Pháp lệnh còn nhiều điểm chưa hợp lý như: việc phân công nhiệm vụ
không dựa trên nội dung điều tra mà căn cứ vào quy trình điều tra, xử lý; vị trí
và vai trò của Hội đồng xử lý khá mờ nhạt. Mặc dù pháp luật đã quy định Hội
16
mà chỉ quy định về các căn cứ xem xét cam kết. Ba là, một số câu chữ
trong các quy định trên chưa chính xác, có thể dẫn đến sự nhầm lẫn hoặc
hiểu sai nội dung của pháp luật.
3.3.2. Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời
Theo Pháp lệnh chống bán phá giá, biện pháp tạm thời được áp
dụng là thuế chống bán phá giá tạm thời. Thuế này có thể được bảo đảm
thanh toán bằng tiền mặt đặt cọc hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp
khác theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ công thương có thẩm
quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm thời.
Việc kết luận sơ bộ khẳng định hàng hóa nhập khẩu đã bán phá giá
và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa không tự động dẫn đến việc áp
dụng thuế tạm thời, chỉ khi nào thỏa mãn các điều kiện quy định tại điều
20 Pháp lệnh chống bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền mới có quyền ra
quyết định áp dụng biện pháp này đối với hàng hóa nhập khẩu.
3.3.3. Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức
Điều 6 và khoản 1 điều 22 Pháp lệnh chống bán phá giá quy định
căn cứ vào kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra và quyết định của Hội
đồng xử lý vụ việc, Bộ trưởng Bộ Công thương ra quyết định áp dụng biện
pháp chống bán phá giá khi có hai điều kiện sau đây: Hàng hoá bị bán phá giá
vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải xác định cụ thể; Việc bán phá giá
hàng hoá phải là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất trong nước.
Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá phải ấn định mức thuế
chống bán phá giá chính thức cho khoảng thời gian có hiệu lực của quyết
định đó. Thuế chống bán phá giá có thể được áp dụng hồi tố.
Chương 4 CÁC CƠ QUAN THỰC THI PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ ĐỀ
XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM
4.1. CÁC CƠ QUAN THỰC THI PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
4.1.1. Cơ quan điều tra chống bán phá giá
Theo pháp lệnh chống bán phá giá, cơ quan điều tra trực thuộc Bộ
Công thương có nhiệm vụ điều tra, rà soát vụ việc chống bán phá giá và
9
phá giá cần được đặt trong chiến lược tổng thể về phát triển cơ cấu thị
trường ở phạm vi dài hạn để những lợi ích đem lại trong ngắn hạn
không hủy diệt định hướng phát triển dài hạn.
Thứ ba, có thể làm phát sinh những mâu thuẫn về lợi ích giữa
các thành phần tham gia thị trường, phát sinh những tranh chấp giữa
Việt Nam và các nước xuất khẩu mặt hàng bị điều tra phá giá.
Chương 2: CÁC CĂN CỨ XÁC ĐỊNH HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU BÁN PHÁ GIÁ, XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI THỰC TẾ CỦA
NGÀNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM
2.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BÁN PHÁ
GIÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1.1. Xác định giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu
Giá thông thường là giá trị chuẩn hoặc giá trị công bằng để so
sánh và để xác định mức phá giá của giá xuất khẩu. Pháp luật chống
bán phá giá đã đặt ra hai cách thức xác định giá thông thường:
(1) Tính giá thông thường theo cách thức chuẩn.
Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá
có thể so sánh được của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị
trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều
kiện thương mại thông thường.
(2) Những cách thức dự phòng để xác định giá thông thường.
Có hai cách thức dự phòng để tính giá thông thường tùy theo sự
lựa chọn của cơ quan điều tra: giá thông thường là giá có thể so sánh
được của hàng hóa tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu
đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện
thương mại thông thường; hoặc giá thông thường được tính từ giá
thành hợp lý của hàng hóa cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi
nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu
thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc
nước thứ ba.
10
Những phân tích trong luận án cho thấy Pháp lệnh chống bán
phá giá chỉ đưa ra được các khái niệm và những nguyên tắc cơ bản
trong khi thực tiễn đòi hỏi pháp luật phải dự liệu từng căn cứ, từng chi
tiết cụ thể và những tình huống có thể xảy ra khi tính toán giá thông
thường. Những nội dung đang có trong pháp luật VN được đánh giá là
tương thích với pháp luật của WTO, song vẫn ở tình trạng quá giản
đơn, thậm chí không đầy đủ so với các nội dung được ghi nhận trong
Hiệp định chống bán phá giá.
2.1.2. Xác định giá xuất khẩu
Về nguyên tắc, giá xuất khẩu được tính bằng giá bán hàng hóa của
nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu nước ngoài bán cho nhà nhập khẩu tại
Việt Nam, xác định thông qua các chứng từ giao dịch hợp pháp.
Trong trường hợp giá trong giao dịch xuất khẩu không đáng tin
cậy, Khoản 5 điều 26 Nghị định 90/2005/NĐ-CP cho phép cơ quan điều
tra lựa chọn giá của hàng hóa nhập khẩu bán cho người mua độc lập đầu
tiên tại Việt Nam hoặc giá xuất khẩu được tính toán dựa trên các cơ sở
hợp lý làm giá xuất khẩu.
Từ những phân tích trên, có thể kết luận rằng các quy định của
pháp luật Việt Nam về giá xuất khẩu chỉ đơn giản là sự lặp lại nguyên vẹn
quy định tương ứng trong ADA. Vì thế, còn nhiều nội dung chưa được
pháp luật giải thích chi tiết như xác định lý do để giá bán trong các giao
dịch xuất khẩu không đáng tin cậy, quy định về quan hệ liên kết giữa
doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài và nhà nhập khẩu Việt Nam….
2.1.3. So sánh giữa giá xuất khẩu và giá thông thường để xác định hiện
tượng bán phá giá
Biên độ bán phá giá là khoảng chênh lệch có thể tính được giữa giá
thông thường của hàng hóa so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt
Nam. Biên độ phá giá có thể là một số tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm trên
giá xuất khẩu. Về ý nghĩa, biên độ phá giá là cơ sở duy nhất để kết luận
hàng hóa nhập khẩu có bán phá giá hay không và cho thấy mức độ phá giá
của hàng hóa nhập khẩu nên được sử dụng làm căn cứ để tính mức thuế
chống bán phá giá.
Cho đến nay, pháp lệnh chống bán phá giá và NĐ 90/2005/NĐ-CP
chỉ mới quy định về khái niệm và những yêu cầu cơ bản mà chưa đưa ra
15
kỳ được thực hiện để xác định hiện tượng bán phá giá gây thiệt hại cho
ngành sản xuất có tiếp tục tái diễn sau khi quyết định áp dụng biện pháp
chống bán phá giá hết hiệu lực.
Đánh giá pháp luật VN, chúng tôi cho rằng các quy định hiện hành
về rà soát chỉ xây dựng được khung thủ tục chung mà chưa đặt ra các yêu
cầu có tính nguyên tắc về nội dung của việc rà soát. Vì thế, dù đã tuân thủ
khá chặt chẽ những nội dung cơ bản được ghi nhận trong ADA, song pháp
luật VN khó có thể được áp dụng hiệu quả khi các bên liên quan và cơ
quan có thẩm quyền chưa xác định được nội dung của các trường hợp rà
soát.
3.2.3. Thủ tục khiếu nại và khởi kiện các quyết định của Bộ trưởng Bộ
công thương.
Pháp luật VN áp dụng thủ tục giải quyết khiếu nại các quyết định
hành chính để xem xét lại quyết định về việc áp dụng biện pháp chống bán
phá giá. Vai trò của tòa án khá mờ nhạt. Pháp luật VN chỉ áp dụng thủ tục
tư pháp khi các bên khởi kiện về quyết định giải quyết khiếu nại hoặc khởi
kiện việc Bộ trưởng Bộ công thương không giải quyết khiếu nại trong thời
hạn luật định.
3.3. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
3.3.1. Áp dụng biện pháp cam kết
Biện pháp cam kết được áp dụng khi các nhà sản xuất, xuất khẩu
nước ngoài đưa ra cam kết sửa đổi mức giá bán hoặc đình chỉ hành động
bán phá giá vào khu vực đang điều tra và cam kết này được cơ quan có
thẩm quyền của nước nhập khẩu chấp nhận. Theo quy định của pháp lệnh
chống bán phá giá, có hai loại cam kết được áp dụng trong các vụ việc
chống bán phá giá là điều chỉnh giá bán và tự nguyện hạn chế khối lượng,
số lượng và trị giá hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam. Pháp luật VN chỉ
gọi tên mà chưa có những quy định chi tiết về các biện pháp trên.
Về cơ bản, các quy định trên phù hợp với những nguyên tắc được
ghi nhận trong ADA, song còn một số bất hợp lý: Một là, vai trò của các
bên liên quan không là người đưa ra cam kết khá mờ nhạt (tổ chức, cá
nhân sản xuất hàng hóa tương tự trong nước, doanh nghiệp nhập khẩu,
hiệp hội ngành nghề, đại diện người tiêu dùng…). Hai là, pháp luật VN
không trực tiếp quy định về các điều kiện để các cam kết được chấp nhận
14
trình điều tra thành hai giai đoạn là điều tra để có kết luận sơ bộ (gọi là
điều tra sơ bộ) và điều tra để có quyết định cuối cùng (điều tra cuối cùng)
về vụ việc.
3.2. Thủ tục xử lý vụ việc chống bán phá giá.
3.2.1. Quyết định xử lý vụ việc.
Xử lý vụ việc chống bán phá giá bao gồm hoạt động của các cơ
quan có thẩm quyền căn cứ vào kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra để
đưa ra các quyết định giải quyết vụ việc chống bán phá giá. Quá trình xử
lý vụ việc chống bán phá giá được thực hiện qua hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất, Hội đồng xử lý vụ việc xem xét hồ sơ vụ việc.
Theo pháp lệnh chống bán phá giá, kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc
là một trong hai cơ sở quan trọng để Bộ trưởng Bộ công thương ra quyết
định xử lý vụ việc.
Giai đoạn thứ hai, Bộ trưởng Bộ công thương ra quyết định xử lý
vụ việc.
Các quy định của Pháp luật VN về giai đoạn ra quyết định xử lý chỉ
ghi nhận những nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của các cơ quan có liên
quan. Còn một số vấn đề chưa được giải quyết triệt để như: pháp luật chưa
quy định cơ chế giải quyết mâu thuẫn giữa kết luận điều tra và quyết định
của Hội đồng xử lý vụ việc; vấn đề về thời gian ra quyết định cuối cùng
của Bộ trưởng. Trong các giai đoạn tố tụng khác như giai đoạn điều tra, giai
đoạn xem xét của Hội đồng xử lý…, Pháp luật quy định khá rõ ràng thời gian
giải quyết. Tuy nhiên, thời hạn ra quyết định cuối cùng của Bộ trưởng kể từ khi
có kết luận cuối cùng hoặc có quyết định của Hội đồng xử lý không được quy
định.
3.2.2. Rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Điều 24 và 25 Pháp lệnh chống bán phá giá quy định hai trường
hợp rà soát lại quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá:
Thứ nhất, rà soát trong thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá
được thực hiện trong thời gian quyết định áp dụng biện pháp chống bán
phá giá đang còn hiệu lực nhằm xem xét có nên duy trì hay chấm dứt việc
áp dụng hoặc xem xét mức độ áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Thứ hai, rà soát ngay trước khi hết thời hạn áp dụng chống bán phá
giá (rà soát cuối kỳ- rà soát hoàng hôn). Về bản chất, thủ tục rà soát cuối
11
phương pháp tính biên độ phá giá. ADA quy định khá chi tiết bằng cách
đưa ra ba cách thức tính biên độ phá giá.
2.2. XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI CHO NGÀNH SẢN XUẤT TRONG NƯỚC
2.2.1. Khái niệm thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước
Pháp lệnh chống bán phá giá quy định hai mức độ của thiệt hại là
thiệt hại đáng kể và đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong
nước. Theo đó, thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là tình
trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng về sản lượng, mức giá,
mức tiêu thụ hàng hoá, lợi nhuận, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm của
người lao động, đầu tư và các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước
hoặc là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản
xuất trong nước; Đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
trong nước là khả năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được sẽ gây ra
thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
2.2.2. Xác định ngành sản xuất trong nước - đối tượng bị thiệt hại
Việc xác định ngành sản xuất trong nước có ảnh hưởng lớn đến kết
quả điều tra về thiệt hại trong các vụ việc chống bán phá giá. Phạm vi của
ngành sản xuất được xác định quá rộng hoặc quá hẹp sẽ quyết định mức
độ của thiệt hại mà hành vi bán phá giá gây ra hoặc đe dọa gây ra. Về cơ
bản, pháp luật VN là tương thích với những quy định tương ứng trong
pháp luật chống bán phá giá của WTO. Những khác biệt trong pháp lệnh
chống bán phá giá so với pháp luật của WTO và các nước chỉ là những
quy định chi tiết về các tiêu chí, cách thức xác định ngành sản xuất trong
nước.
2.2.3. Các căn cứ xác định thiệt hại đáng kể
Căn cứ khoản 2 điều 12 Pháp lệnh chống bán phá giá, thiệt hại
đáng kể và đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước
được xác định trên cơ sở xem xét các nội dung sau:
Thứ nhất, tác động của việc bán phá giá đến cấu trúc thị trường
cạnh tranh của Việt Nam được hiểu là việc bán phá giá đã làm thay đổi
quy mô thị phần của hàng hóa nhập khẩu và của hàng hóa nội địa.
Thứ hai, ảnh hưởng của việc bán phá giá đến giá của hàng hóa
tương tự được sản xuất và tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
12
Thứ ba, tác động của việc bán phá giá đến tình hình kinh doanh, tài
chính, lao động của ngành sản xuất trong nước.
2.2.4. Các căn cứ xác định việc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành
sản xuất trong nước
Pháp luật VN chỉ đưa ra định nghĩa mà chưa quy định các căn cứ
xác định nguy cơ đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong
nước trong khi pháp luật của WTO và các nước có những quy định cụ thể
hơn. Theo đó, việc đe dọa gây thiệt hại thường được đánh giá từ thực
trạng phát triển của thị trường với nguyên lý khi ngành sản xuất nội địa
đang yếu thế thì thiệt hại vật chất hoàn toàn có thể xảy ra trước sức ép của
sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và áp lực cạnh tranh về giá từ việc
hàng hóa nhập khẩu bán phá giá.
2.3. XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ GIỮA BÁN PHÁ GIÁ VÀ
THIỆT HẠI ĐÁNG KỂ
Quan hệ nhân quả được xác định từ các căn cứ cho thấy việc hàng
hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân trực tiếp gây ra hoặc đe dọa
gây ra thiệt hại đáng kể cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng
hóa tương tự. Pháp luật Việt Nam không định nghĩa mà liệt kê các yếu tố
là căn cứ để xác định quan hệ nhân quả.
Từ những nghiên cứu về các quy định của PLVN về việc xác định
hiện tượng bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu và thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất trong nước do hành vi bán phá giá gây ra, chúng tôi rút ra
một số kết luận sau:
1. PLVN đã đưa ra được những khái niệm và những căn cứ cơ bản
để xác định hiện tượng bán phá giá, xác định thiệt hại đáng kể cho ngành
sản xuất trong nước. Những quy định này về cơ bản phù hợp với pháp luật
của WTO.
2. Các quy định của PLVN về việc xác định hàng hóa nhập khẩu và
xác định thiệt hại đáng kể còn nhiều hạn chế so với nhu cầu xử lý vụ việc
chống bán phá giá trong thực tế. Về nội dung, còn nhiều vấn đề chưa được
pháp luật quy định như: xác định thời kỳ điều tra, xác định phương pháp
tính biên độ phá giá…. Pháp luật chỉ dừng lại ở việc liệt kê căn cứ xác
định bán phá giá và xác định thiệt hại đáng kể mà chưa có những giải
13
thích cần thiết để hướng dẫn cho các cơ quan thực thi và các bên liên quan
trong những vụ việc cụ thể.
3. PLVN còn có một số quy định chưa phù hợp với pháp luật của
WTO. Mặc dù sự khác biệt không lớn và chủ yếu là khác biệt về câu chữ
song có thể dẫn đến những cách hiểu không phù hợp với chuẩn mực
chung đã được ghi nhận trong ADA.
CHƯƠNG 3: THỦ TỤC ĐIỀU TRA, XỬ LÝ VỤ VIỆC CHỐNG BÁN
PHÁ GIÁ VÀ CƠ CHẾ THỰC THI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
3.1. THỦ TỤC ĐIỀU TRA VỤ VIỆC CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
3.1.1. Việc ra quyết định điều tra theo pháp lệnh chống bán phá giá
Điều 8 Pháp lệnh chống bán phá giá quy định hai trường hợp để cơ quan
có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ việc là: (i) Điều tra theo yêu cầu của ngành
sản xuất trong nước; và (ii) Điều tra theo quyết định của Bộ trưởng Bộ công
thương.
Về Thẩm quyền ra quyết định điều tra, pháp lệnh chống bán phá
giá quy định Bộ trưởng Bộ công thương có thẩm quyền quyết định điều
tra vụ việc.
3.1.2 Điều tra vụ việc chống bán phá giá.
Theo pháp lệnh chống bán phá giá, nội dung điều tra để áp dụng
biện pháp chống bán phá giá bao gồm: xác định hàng hóa bán phá giá vào
Việt Nam và biên độ bán phá giá; Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa
gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở xem xét
các nội dung sau: Quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hoá vào Việt Nam
với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản
xuất trong nước.
Pháp lệnh chống bán phá giá năm 2004 quy định thời hạn điều tra
để áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không quá mười hai tháng, kể
từ ngày có quyết định điều tra. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ
công thương có thể quyết định gia hạn điều tra nhưng không quá sáu
tháng. Pháp lệnh chống bán phá giá không trực tiếp phân chia quá trình
điều tra thành những giai đoạn cụ thể. Dựa trên quy định về trình tự công
bố các loại kết luận điều tra của cơ quan có thẩm quyền, có thể chia quá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_anpdf_6855.pdf