Một là, để khắc phục sự lúng túng trong xác định đối tượng hưởng trợ cấp, Việt
Nam cần: (1) nhanh chóng xây dựng hệ tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn ngành công nghiệp26
ưu tiên, mũi nhọn; (2) thực hiện các nghiên cứu và phân tích sâu đối với các ngành công
nghiệp có thể được lựa chọn là ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn; (3) thực hiện nghiên
cứu về đối tượng trợ cấp là ngành sản xuất, loại hình doanh nghiệp, nhóm lao động dễ bị
tổn thương trước tự do hoá thương mại; (4) chủ động rà soát các đối tượng hưởng trợ cấp
trong toàn bộ quá trình thực hiện chương trình trợ cấp.
Hai là, để tăng cường tính hiệu quả cho các chương trình trợ cấp, gắn liền trợ cấp
với tính mục tiêu, luận án đề xuất 08 (tám) giải pháp. Cụ thể, Việt Nam cần: (1) xây dựng
mục tiêu cụ thể của từng chương trình trợ cấp đối với đối tượng hưởng trợ cấp cụ thể trong
từng giai đoạn xác định và trợ cấp phải đặt trên cơ sở kết quả của đối tượng hưởng trợ cấp;
(2) thường xuyên thực hiện các hoạt động đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
của ngành trong và sau khi kết thúc chương; (3) rà soát và lựa chọn biện pháp hỗ trợ tài
chính áp dụng trong từng chương trình trợ cấp phù hợp với mục tiêu trợ cấp và đường lối
phát triển kinh tế của đất nước; (4) chủ động tận dụng quyền của nước đang phát triển trong
việc áp dụng và duy trì các biện pháp trợ cấp được phép; (5) bổ sung các quy định mới và
thay đổi một số quy định pháp luật về trợ cấp (bao gồm cả quy định về trợ cấp và chống
trợ cấp) nhằm hướng tới mục tiêu phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm trong nước một cách hiệu quả nhất; (6) tăng cường hoạt động hỗ trợ các vấn đề
ngoài trợ cấp như đào tạo, kỹ thuật, hành chính, quản trị doanh nghiệp cho các doanh
nghiệp, ngành hưởng trợ cấp; (7) tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tham gia
xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam; và (8) tăng cường
công tác đào tạo pháp luật và nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp, các ngành sản xuất
về chính sách pháp luật về trợ cấp.
Ba là, để khắc phục sự không công bằng và thoá đáng tại các thoả thuận quốc tế về
thương mại tự do, luận án đề xuất bốn nội dung mà Việt Nam cần quan tâm khi tham gia
các vòng đàm phán sau của WTO cũng như nhiều Hiệp định thương mại tự do khác. Cụ
thể, Việt Nam cần chú trọng đến các vấn đề: (1) các quy định về “lợi ích vật chất” mà trợ
cấp tạo ra cho đối tượng hưởng trợ cấp cần được làm rõ hơn trong các thoả thuận quốc tế
về trợ cấp; (2) các thành viên đang phát triển cần được hưởng quy chế đối xử đặc biệt và
đặc biệt về trợ cấp một cách trọn vẹn hơn và phù hợp hơn; (3) quan điểm về “nước đang
phát triển” cần được thể hiện rõ hơn, cập nhật hơn và phân nhóm phù hợp trong các quy
định về trợ cấp nhằm đảm bảo ý nghĩa thực sự của quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt;
(4) cần có thái độ kiên quyết và lập luận thuyết phục để các thoả thuận quốc tế về trợ cấp
xuất khẩu cần hướng tới nguyên tắc công bằng và thoả đáng./.
26 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Pháp luật về trợ cấp đối với các nước đang phát triển theo quy định của WTO – Bài học với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và rút ra những bài học sâu sắc và đưa ra những kiến nghị trong hoàn
thiện pháp luật quốc gia về trợ cấp hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho
sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam;
- Phân tích và đưa ra những kiến nghị phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam trong
việc tiếp cận và tận dụng lợi thế từ pháp luật về trợ cấp của Việt Nam;
- Phân tích và đưa ra những kiến nghị phù hợp để Việt Nam hội nhập một cách
chủ động và hiệu quả hơn trong vấn đề trợ cấp.
5. Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm phần mở đầu, nội dung, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phần phụ lục. Nội dung luận án được bố cục thành bốn chương, có kết luận của
từng chương, cụ thể như sau:
7
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận pháp luật cơ bản của WTO về trợ cấp đối với các
nước đang phát triển
Chương 3: Thực tiễn pháp luật WTO về trợ cấp đối với nước đang phát triển và thực
tiễn pháp luật các nước thành viên về trợ cấp
Chương 4: Bài học kinh nghiệm và những giải pháp trong hoàn thiện pháp luật về
trợ cấp của Việt Nam
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Điển hình nhất phải kể đến Luận án tiến sỹ Luật học của Nghiên cứu sinh Bui Ngoc
Anh (2007) tại Georgetown University Law Center với đề tài “WTO laws on subsidies and
the accession and participation of transition economies: Vietnam’s case study”. Song ở các
nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật của WTO về trợ cấp nói chung, trong
đó các quy định áp dụng cho nước thành viên đang phát triển chiếm một phần trong nghiên
cứu. Có thể kể đến một số sách chuyên khảo, giáo trình điển hình: (i) George A. Berman,
Petros C. Mavroisid (2007), “WTO Law and Developing Countries”, Cambridge
Universiry Press, New York; (ii) Marc Benitah (2001), “The law of subsidies under the
GATT/WTO system”, The Hague Kluwell Law International, Hague; (iii) Melaku Geboye
Desta (2002),“The law of international trade in agricultural products : from GATT 1947 to
the WTO agreement on agriculture”, Kluwer Law International Bên cạnh đó, nhiều tài
liệu điện tử, các bài nghiên cứu liên quan đến pháp luật của WTO về trợ cấp áp dụng cho
các nước thành viên nói chung và thành viên đang phát triển. Cụ thể có thể kể đến: tài liệu
“Dispute Settlement – World Trade Organization – 3.7. Subsidies and Countervailing
Measures” được sử dụng tại Khoá học “Dispute Settlement in International Trade,
Investment and Intellectual Property” của Liên hợp quốc (2003); tài liệu“Export Promotion
and The WTO: A brief guide”, của International Trade Center (2009); bài nghiên cứu
“Current Developments under the WTO Agreement on Subsidies and Countervailing
Measures
as an Example for the Functional Unity
of Domestic and International Trade
Law” của nhóm tác giả Christian Tietje/Gerhard Kraft/Rolf Sethe (2004); bài nghiên cứu
8
“A Commitment Theory of Subsidy Agreements” của tác giả Daniel Brou, Michele Ruta
(2012) Nhóm tài liệu điện tử, bài nghiên cứu về pháp luật về trợ cấp của các nước thành
viên có thể kể đến tài liệu “China’s steel industry: Dealing with growth, consolidation and
rationalization” của China charmber of commerce of metals, minerals, chemicals importers
and exporters (5/2007); bài nghiên cứu “China's Pure Exporter Subsidies” của Fabrice
Defever and Alejandro Riano (2012); bài nghiên cứu “Estimates of energy subsidies in
China and Impact of Energy reform” của tác giả Lin, B., and Z.Jiang (2011); “Dumping
and subsidies: The law and procedures governing the imposition of anti-dumping and
countervailing duties in the European Community” của nhóm tác giả Clive Standbrook,
Philip Bentley (1996).
1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Điển hình nhất là Luận án tiến sỹ của Nghiên cứu sinh Phạm Quang Minh (2012)
với đề tài “Xây dựng pháp luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam theo các quy định của tổ
chức TMTG (WTO)”. Bên cạnh đó nhiều Luận văn thạc sỹ Luật học đã nghiên cứu liên
quan đến vấn đề này, có thể kể đến: học viên cao học Đỗ Hồng Quyên (2009) với đề tài
“Pháp luật về trợ cấp của Việt Nam khi là thành viên tổ chức thương mại thế giới”; La Văn
Thái (2013), “Pháp luật về chống trợ cấp trong hoạt động thương mại ở Việt Nam - Những
vấn đề lý luận và thực tiễn”; Nguyễn Quang Hương Trà (2007), “Pháp luật về chống trợ
cấp trong thương mại hàng hoá khi Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại thế giới”;
Vũ Thu Trang (2012), “Pháp luật về cơ quan quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống
trợ cấp và tự vệ thương mại ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”, các giáo trình Luật
thương mại quốc tế được giảng dạy tại các trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật Đại
học Quốc gia và các cơ sở đào tạo khác. Nhóm sách chuyên khảo có thể kể đến: (i) Khoa
Luật, Trường Đại học Cần Thơ (2010), Tóm tắt những vụ tranh chấp điển hình của WTO
– Báo cáo của Ban Hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm từ năm 1995-2010
Bài viết nghiên cứu liên quan pháp luật WTO về trợ cấp áp dụng cho thành viên
đang phát triển, có thể kể đến: Hoàng Thị Thu Hiền (2016), “Luật thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu 2016: Những đổi mới quan trọng theo yêu cầu hội nhập”; Phạm Quang Minh
(9/2012), “Trợ cấp nông nghiệp trong tổ chức TMTG và vấn đề áp dụng chính sách pháp
luật trợ cấp nông nghiệp tại Hoa kỳ và Liên minh châu Âu”; Montague Lord, Nguyễn
Trường Sơn (9/2005), “Việt Nam gia nhập WTO: phân tích thuế quan, ngành và trợ cấp –
Quyển 2: Trợ cấp và gia nhập WTO: tính tuân thủ quy định WTO và tác động về mặt chính
9
sách đối với Việt Nam”; Dương Đình Giám (2017), “Công nghiệp Việt nam, một số kiến
nghị về chính sách phát triển đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035”, Vũ Thành Tự An
(2017), “Xác định các ngành công nghiệp ưu tiên trong chính sách công nghiệp quốc gia”.
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Mặc dù có nhiều công trình đã nghiên cứu pháp luật của WTO về trợ cấp, trợ cấp
áp dụng đối với nước phát triển hay pháp luật quốc gia về trợ cấp, song thực tiễn chưa có
một công trình nào nghiên cứu một cách tổng hợp kết luận vấn đề lý luận và thực tiễn về
pháp luật của WTO về trợ cấp áp dụng đối với các nước đang phát triển, đồng thời đặt
nghiên cứu trong trường hợp của Việt Nam để có những kiến nghị, đề xuất xây dựng và
hoàn thiện pháp luật về trợ cấp của Việt Nam theo hướng nâng cao nâng lực cạnh tranh
cho doanh nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn cũng như đồng hành cùng
doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.3. Đề xuất hướng nghiên cứu của luận án
Thứ nhất, về mặt lý luận:
- Phân tích và nhận định về xu hướng vận động và phát triển của pháp luật WTO
về trợ cấp đồng thời phân tích và chỉ rõ vị trí, vai trò của nguồn pháp luật WTO về trợ cấp,
thông qua đó khẳng định vị trí đầu tiên và quan trọng của các quy định trong các Hiệp định
của WTO về trợ cấp cũng như vai trò bổ trợ của án lệ GATT/WTO trong việc giải thích
những quy định này, từ đó thấy rõ sự vận động có kế thừa của các quy định của WTO về
trợ cấp;
- Phân tích và làm sáng tỏ quan điểm hiện hành của WTO về trợ cấp nói chung và
từng dạng trợ cấp cụ thể, bao gồm cả trợ cấp nông nghiệp và trợ cấp công nghiệp. Bên cạnh
đó, luận án cũng phân tích và nhận định về tác động và bản chất của trợ cấp thông qua cách
tiếp cận so sánh quan điểm của nhiều học giả khác nhau, đồng thời liên hệ những tác động
và bản chất của trợ cấp đến trường hợp các nước đang phát triển;
- Làm rõ quan điểm hiện hành của WTO về các biện pháp đối kháng trợ cấp với
mục đích làm cơ sở để soi chiếu các chương trình trợ cấp được phép áp dụng, duy trì tại
các nước thành viên;
- Làm sáng tỏ mối quan hệ tương tác giữa pháp luật WTO về trợ cấp và các quy
định về trợ cấp trong các FTAs cũng như pháp luật quốc gia thành viên WTO, qua đó cho
thấy mục đích của việc nghiên cứu pháp luật WTO về trợ cấp trong hệ thống pháp luật
quốc tế, quốc gia về trợ cấp rộng lớn như hiện nay.
10
Thứ hai, về mặt thực tiễn:
- Làm sáng tỏ các quy định của WTO về trợ cấp, qua đó nhận diện rõ hơn một biện
pháp trợ cấp có thể bị áp dụng các biện pháp đối kháng;
- Làm sáng tỏ những quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) của WTO
dành cho nước đang phát triển thông qua việc nghiên cứu sự vận động phát triển của S&D
và thực tiễn áp dụng S&D hiện nay. Qua nghiên cứu này luận án chỉ ra những điểm bất cập
trong việc áp dụng và duy trì quy chế S&D trong WTO về trợ cấp;
- Phân tích tổng quát về thực tiễn pháp luật về trợ cấp của một số thành viên nước
đang phát triển của WTO. Trong phần nghiên cứu này, luận án tiếp cận pháp luật về trợ
cấp của Trung Quốc, Braxin và Hoa Kỳ;
- Phân tích và làm rõ thực trạng pháp luật về trợ cấp của Việt Nam và những
chương trình trợ cấp mà Việt Nam áp dụng hay duy trì. Việc chỉ ra những điểm bất cập
trong pháp luật của Việt Nam về trợ cấp cũng như những chương trình trợ cấp đang áp
dụng hay duy trì là cơ sở cho việc áp dụng các bài học kinh nghiệm để hoàn thiện hơn pháp
luật về trợ cấp;
Thứ ba, về việc rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp:
- Làm rõ những kinh nghiệm thực tiễn rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng pháp
luật về trợ cấp của Trung Quốc, Braxin, Hoa Kỳ. Căn cứ vào thực trạng pháp luật về trợ
cấp của Việt Nam để đưa ra những bài học cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
trợ cấp đáp ứng các quy định của WTO;
- Đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị cụ thể trong việc xây dựng và hoàn thiện
pháp luật về trợ cấp của Việt Nam nhằm mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản
phẩm, doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển; đề xuất những kiến nghị trong việc
chính phủ tham gia những thoả thuận thương mại tự do khác có đàm phán về trợ cấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nghiên cứu về pháp luật về trợ cấp của WTO và của Việt Nam cũng được tiếp cận
nghiên cứu trong một số công trình nước ngoài và trong nước. Mỗi công trình nghiên cứu,
các tác giả đều có phương pháp tiếp cận, phạm vi nghiên cứu khác nhau và đều đạt được
những thành quả nhất định. Dù vậy, vẫn còn nhiều nội dung liên quan đến pháp luật WTO
về trợ cấp đối với các nước đang phát triển chưa được nghiên cứu một cách toàn diện. Trên
cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài về pháp
luật WTO về trợ cấp, luận án tiếp tục nghiên cứu phát triển cả về lý luận và thực tiễn của
11
vấn đề pháp luật về trợ cấp đối với các nước đang phát triển theo quy định của WTO, từ
đó rút ra những bài học kinh nghiệm, định hướng và đề xuất hoàn thiện pháp luật về trợ
cấp của Việt Nam nhằm bảo vệ lợi ích, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, doanh
nghiệp nội địa trong điều kiện Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế về thương mại
tự do.
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT CƠ BẢN CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
2.1. Khái quát chung pháp luật WTO về trợ cấp
2.1.1. Sự hình thành và phát triển pháp luật WTO về trợ cấp
Thời kỳ GATT 1947, các vấn đề về trợ cấp được quy định tại Điều XVI, Điều VI
một cách chưa toàn diện. Để hoàn thiện các quy tắc của GATT về trợ cấp và thuế đối
kháng, đồng thời để đảm bảo việc thực thi nhất quán và đồng đều, trong vòng đàm phán
Tokyo các bên tham gia GATT đã đàm phán và đưa ra Hiệp định thực thi Điều VI, XVI và
XVIII của GATT, được gọi là Bộ luật trợ cấp vòng đám phán Tokyo. Tuy nhiên, bộ luật
trợ cấp cũng không hoàn thiện và làm rõ hơn các quy tắc về trợ cấp và thuế đối kháng được
một bên áp dụng. Quy định của WTO về trợ cấp ra đời tại vòng đàm phán Uruguay, cụ thể:
quy định tại Điều VI, Điều XVI của GATT 1994, Hiệp định SCM và AOA là quy định về
trợ cấp tương đối toàn diện và có tính bắt buộc đối với tất cả thành viên.
2.1.2. Nguồn pháp luật WTO về trợ cấp
Nguồn luật chính của pháp luật WTO về trợ cấp là các quy định về trợ cấp trong
Hiệp định Marrakesh thành lập WTO. Các nguồn luật khác có vài trò làm tỏ hơn các quy
định của WTO mà không có ý nghĩa thay thế hay làm thêm hay bớt nghĩa vụ thành viên.
Các nguồn luật khác bao gồm: báo cáo hội thẩm và báo cáo phúc thẩm về giải quyết tranh
chấp trong WTO, văn bản của các cơ quan WTO, hiệp định được ký kết trong khuôn khổ
WTO, tập quán quốc tế, nguyên tắc chung về pháp luật, các điều ước quốc tế khác,
“subsquent practice” của các thành viên WTO, lịch sử các vòng đàm phán về trợ cấp
2.2. Các luận điểm kinh tế học về áp dụng và duy trì trợ cấp
Bản chất và tác động kinh tế của trợ cấp theo các quan điểm khác nhau sẽ được khắc
hoạ khác nhau.
2.2.1. Bản chất của trợ cấp
12
Thứ nhất, trợ cấp là biện pháp cần thiết bảo vệ “ngành công nghiệp non trẻ”.
Thứ hai, trợ cấp là biện pháp giúp đỡ, là “phao cứu sinh” khi doanh nghiệp rơi vào
tình trạng khó khăn nghiêm trọng tạm thời và đối mặt với nguy cơ ngừng hoạt động.
Thứ ba, trợ cấp gắn liền với các lợi ích trong vấn đề bảo vệ môi trường.
2.2.2. Tác động của trợ cấp đối với nước đang phát triển
Đối với các nước đang phát triển, trợ cấp có tác động lớn đến trong sự phát triển
kinh tế, xã hội, cụ thể: (1) trợ cấp giúp ngành công nghiệp trong nước (bao gồm cả ngành
công nghiệp non trẻ và các ngành công nghiệp lâu năm) tăng sức cạnh tranh so với các
ngành công nghiệp nước ngoài tại thị trường nội địa và cả thị trường nước ngoài, đặc biệt
là các ngành công nghiệp chủ đạo, chiến lược; (ii) trợ cấp bảo vệ việc làm cho người lao
động trong nước trong các lĩnh vực cụ thể được trợ cấp, trong các khu vực địa lý nhất định;
hay (iii) trợ cấp giúp bảo vệ môi trường trong điều kiện công nghiệp hoá. Đối với việc cạnh
tranh với các ngành công nghiệp đến từ các nước phát triển: trợ cấp có thể dịch chuyển
hướng tiêu dùng từ hàng hoá nhập khẩu sang hàng hoá nội địa, hay từ một nước xuất khẩu
này sang nước xuất khẩu khác.
2.3. Quan điểm của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước đang
phát triển
2.3.1. Xác định và phân loại nước đang phát triển trong WTO
Hệ thống hiệp định của WTO không trực tiếp đưa ra khái niệm nước đang phát triển
và tiêu chí để phân biệt các nước đang phát triển với các nước phát triển. Thay vào đó, việc
xác định một thành viên WTO là nước phát triển hay đang phát triển sẽ phụ thuộc phần lớn
vào tuyên bố của chính thành viên đó khi gia nhập WTO. Và một phần phụ thuộc vào sự
đánh giá của các thành viên khác khi quyết định bác bỏ tuyên bố về tình trạng kinh tế của
một thành viên. Quan điểm của WTO về khái niệm “nước đang phát triển”, theo đó “nước
đang phát triển” được sử dụng để chỉ 2 nhóm thành viên: nhóm các nước kém phát triển
(Least developed countries - LDCs) và nhóm các nước đang phát triển khác (developing
countries - DCs). Nhóm thứ nhất, nước kém phát triển, WTO tiếp cận Danh mục các nước
kém phát triển theo công bố của Liên Hợp Quốc (Điểm a, Phụ lục VII, Hiệp định SCM).
Nhóm thứ hai, nước đang phát triển khác, thu nhập quốc dân bình quân đầu người đạt 1.000
USD/năm.
2.3.2. Nguyên tắc đối xử đặc biệt của WTO về trợ cấp
13
Các thành viên WTO thừa nhận đối với các nước đang có một nền kinh tế chỉ đủ
khả năng đảm bảo một mức sống thấp và đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển
có thể cần thực hiện các chương trình và chính sách phát triển kinh tế hướng tới việc nâng
cao mức sống chung của người dân, cần có các biện pháp bảo hộ hay các biện pháp tác
động đến nhập khẩu và chừng nào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế nhờ đó có
thêm thuận lợi thì việc áp dụng các biện pháp như vậy còn là đúng đắn (Điều XVIII.1 và
XVIII.2, Hiệp định GATT 1994). Các thành viên WTO cũng thừa nhận rằng trợ cấp có thể
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước đang phát triển (Điều 27.1, Hiệp
định SCM).
Thứ nhất, đối xử đặc biệt và khác biệt về trợ cấp là các quy định cho phép các nước
đang phát triển gánh vác nghĩa vụ ít hơn về cắt giảm trợ cấp. Thứ hai, đối xử đặc biệt và
khác biệt về trợ cấp là các quy định về thời gian chuyển đổi dài hơn cho các thành viên
đang phát triển khi thực hiện các nghĩa vụ về trợ cấp. Thứ ba, đối xử đặc biệt và khác biệt
về trợ cấp còn là những quy định về miễn trừ, cắt giảm nghĩa vụ ở mức cao nhất và thời
gian chuyển đổi dài nhất dành cho các thành viên kém phát triển.
Về mặt lý luận, các thành viên đang phát triển có quyền được hưởng lợi trên các
quy định S&D mà các thành viên khác trong WTO đã nhượng bộ nhằm mục đích tạo cơ
hội phát triển cũng như hỗ trợ cho ngành sản xuất nội địa của các nước đang phát triển.
Tuy nhiên trên thực thế, nhiều nước đang phát triển đã không được nhận hoặc từ chối đón
nhận những đặc quyền này.
2.4. Quan điểm của WTO về trợ cấp và các biện pháp đối kháng trợ cấp đối
với các nước đang phát triển
2.4.1. Quan điểm của WTO về trợ cấp
Quan điểm của WTO về trợ cấp trước tiên được thể hiện ở các khái niệm cơ bản:
trợ cấp, tính riêng biệt, cấp xuất khẩu, trợ cấp nội địa hoá được phân tích tại mục 2.4.1.1
đến mục 2.4.1.4. Bên cạnh đó, quan điểm của WTO cũng thể hiện rõ ở việc WTO cho phép
áp dụng, duy trì trợ cấp ở mức độ nào sẽ được phân tích tại mục 2.4.1.5.
Về khái niệm trợ cấp, theo Hiệp định SCM, có thể hiểu: Trợ cấp là sự đóng góp tài
chính (a finacial contribution) của Chính phủ, cơ quan công quyền nằm trên lãnh thổ Chính
phủ đó nhằm mục đích mang lại lợi ích (a benefit) cho doanh nghiệp trong nước. Khái
niệm trợ cấp được tiếp cận theo quan niệm của WTO có nội hàm rộng và vẫn còn nhiều
điểm chưa rõ.
14
Thứ nhất, yếu tố “đóng góp tài chính” có nội hàm rộng, bao gồm không chỉ các hoạt
động tài trợ làm hao hụt ngân sách mà cả hoạt động không gây hao hụt ngân sách.
Thứ hai, khái niệm “chính phủ” (government) và “cơ quan công quyền” (public
bodies) có nội hàm rộng và có cách hiểu không đồng nhất.
Thứ ba, các thực thể tư cũng có thể trở thành chủ thể thực hiện việc đóng góp tài
chính;
Thứ tư, yếu tố “tạo ra một lợi ích” (a benefit is thereby conferred) cho doanh nghiệp
hưởng trợ cấp trong nhiều trường hợp rất khó xác định.
Khái niệm trợ cấp, vì vậy, nên được hiểu là: “sự tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp
trong nước thông qua hoạt động đóng góp tài chính của chính phủ hoặc cơ quan công quyền
nằm trên lãnh thổ chính phủ cho doanh nghiệp hưởng trợ cấp”.
Theo các học thuyết ủng hộ tự do hóa thương mại, trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội
địa hoá đều là những trợ cấp có tác động bóp méo thương mại. Theo nguyên tắc chung,
WTO cấm áp dụng và duy trì trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá kể từ ngày Hiệp định
WTO có hiệu lực (01/01/1995) đối với tất cả thành viên. Với quan điểm thừa nhận rằng trợ
cấp có thể đóng vai trò quan trọng trong các chương trình phát triển của thành viên đang
phát triển, WTO cho phép việc kéo dài lộ trình xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu, trợ cấp nội địa
hoá sẽ được áp dụng với các thành viên đang phát triển, kém phát triển trong giai đoạn
nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu. Sự nới lỏng nghĩa vụ cắt giảm đối với trợ cấp nội
địa hoá không rộng rãi như đối với trợ cấp xuất khẩu, lộ trình cắt giảm trợ cấp nội địa hoá
ngắn hơn trợ cấp xuất khẩu. Tại AOA, các thành viên cũng không đưa ra các thoả thuận
riêng về trợ cấp nội địa hoá đối với hàng nông sản. Trợ cấp nội địa hoá cho sản phẩm nông
nghiệp vì vậy sẽ chịu sự điều chỉnh của Hiệp định SCM như đối với hàng công nghiệp. Đối
với thành viên đang phát triển gia nhập sau năm 1995, quan điểm của WTO về trợ cấp xuất
khẩu và trợ cấp nội địa hoá khá cứng rắn. Quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt không được
áp dụng, các thành viên này phải đưa ra cam kết xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội
địa hoá kể từ khi gia nhập.
Ngoài trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá, trong pháp luật về trợ cấp Chính phủ
thành viên có thể áp dụng và quy trì nhiều trợ cấp khác cho doanh nghiệp trong nước. Theo
sự tiếp cận của Hiệp định SCM thì trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá được gọi tên là
nhóm “trợ cấp đèn đỏ”, nhóm trợ cấp ngoài trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá là
nhóm “trợ cấp đèn vàng”. Nếu như nhóm “trợ cấp đèn đỏ” thể hiện rõ sự tác động lớn đến
15
thương mại quốc tế thì nhóm “trợ cấp đèn vàng” thể hiện các mức độ tác động khác nhau,
thậm chí có những trợ cấp không tác động đến thương mại quốc tế. Vì vậy thành viên WTO
không bị ràng buộc phải xoá bỏ theo lộ trình tất cả trợ cấp mà Hiệp định SCM yêu cầu các
thành viên không thông qua việc áp dụng các trợ cấp để gây tác động có hại đến quyền lợi
của thành viên khác.
Hỗ trợ nội địa là sự hỗ trợ tài chính của chính phủ, không có tác động hoặc tác động
không đáng kể đến thương mại, dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ nội địa
trong nông nghiệp không gắn với tiêu chí xuất khẩu hay ưu tiên sử dụng hàng nội địa, vì
vậy quan điểm chung của WTO là các thành viên được phép áp dụng và duy trì hỗ trợ nội
địa theo những điều kiện nhất định. Bởi quan trọng nhất, theo quan điểm của WTO, hỗ trợ
nội địa không bị coi là trợ cấp. Thứ nhất, khẳng định trợ cấp nông nghiệp được điều chỉnh
theo những quy định riêng, không áp dụng các quy định chung về trợ cấp tại Hiệp định
SCM. Thứ hai, các thành viên được phép duy trì trợ cấp nông nghiệp, trong đó bao gồm cả
trợ cấp xuất khẩu nông sản, nhiều hơn trợ cấp cho các sản phẩm khác. Thứ ba, trong giai
đoạn thực hiện, trợ cấp nông nghiệp dù gây ra thiệt hại hay thiệt hại nghiêm trọng thì cũng
được miễn trừ khỏi biện pháp đối kháng. Trong thời gian thực hiện 9 năm (1995-2004),
theo điều khoản hoà hoãn (Điều 13 – AOA ), trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp và hỗ trợ trong
nước đối với sản phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định của WTO sẽ không phải là đối
tượng áp dụng các biện pháp đối kháng theo Hiệp định SCM.
Tại gói cam kết Nairobi, các trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp phải được cắt giảm ngay
lập tức đối với các nước phát triển trừ một số ít sản phẩm nông nghiệp và trong 3 năm đối
với các nước đang phát triển (hết năm 2018). Tuy nhiên, thời hạn này có thể được gia hạn
đến 5 năm (đối với các nước phát triển) và 7 năm (đối với nước đang phát triển) trong một
số trường hợp khá hạn chế.
Thêm vào đó, các nước đang phát triển có thể linh hoạt cắt giảm trợ cấp cho tiếp thị
và chi phí vận tải đối với nông sản xuất khẩu (Điều 9.4 – AOA) trong lộ trình 8 năm (hết
năm 2023), tức là 5 năm sau khi hết lộ trình xoá bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu. Các nước
kém phát triển và phải nhập khẩu lương thực (Danh mục G/AG/5/Rev.10) sẽ được kéo dài
lộ trình xoá bỏ trợ cấp cho tiếp thị và vận tải đến hết năm 2030.
2.4.2. Quan điểm của WTO về các biện pháp đối kháng trợ cấp
Theo quan điểm của WTO, việc đối kháng một biện pháp trợ cấp được áp dụng bởi
thành viên đang phát triển cần hết sức cân nhắc. Một số trợ cấp bị cấm mà thành viên đang
phát triển được phép duy trì thì việc đối kháng sẽ cân nhắc theo các chế tài dành cho trợ
16
cấp có thể bị đối kháng. Những trợ cấp có thể bị đối kháng mà thành viên đang phát triển
áp dụng, thì các biện pháp đối kháng áp dụng sẽ suy giảm hơn so với thành viên phát triển
áp dụng.
2.4.3. Cơ chế giải quyết tranh chấp về trợ cấp
Việc giải quyết tranh chấp về trợ cấp liên quan đến thành viên đang phát triển theo
thủ tục chung được quy định tại DSU, Điều XXII, Điều XXIII – GATT và Điều 30 – Hiệp
định SCM. Thành viên đang phát triển được hưởng những đối xử ưu đãi đặc biệt và khác
biệt theo quy định chung của DSU: được lựa chọn ít nhất 01 thành viên Ban hội thẩm đến
từ nước đang phát triển và được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban thư ký. Các bên tranh chấp có
thể áp dụng một hoặc một số phương thức giải quyết tranh chấp: (1) Tham vấn; (2) Môi
giới, trung gian hoà giải; (3) Trọng tài và (4) trước DSB.
2.5. Mối quan hệ giữa pháp luật WTO về trợ cấp và các nguồn pháp luật liên
quan khác
2.5.1. Pháp luật WTO về trợ cấp và các FTAs
Trong hệ thống pháp luật WTO không thể hiện quan điểm cụ thể của WTO về pháp
luật trợ cấp trong các FTA, tuy nhiên WTO thể hiện quan điểm về FTA nói chung, theo
đó: “Các bên ký kết thừa nhận lòng mong muốn thương mại được tự do hơn, thông qua
các hiệp định được ký kết tự nguyện, nhờ đó phát triển sự hội nhập hơn nữa kinh tế các
nước tham gia các hiệp định đó Do vậy, các quy định của Hiệp định này không gây trở
ngại cho việc thành lập một liên minh thuế quan hay khu vực mậu dịch tự do hay chấp
nhận một hiệp định tạm thời cần thiết để lập ra một liên minh thuế quan hay khu vực mậu
dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên”. (Điều XXIV – GATT 1994).
Dù rằng khái niệm FTA thế hệ mới đã có nhiều khác biệt và phạm vi cam kết của
FTA thế hệ mới cũng mở rộng hơn phạm vi thuế quan được nêu trong quan điểm trên, song
WTO đã thể hiện một quan điểm ủng hộ các thành viên WTO xây dựng các FTA với mục
đích thực hiện thương mại tự do hơn nữa so với các cam kết trước WTO. Mối quan hệ FTA
và WTO là mối quan hệ biện chứng.
2.5.2. Pháp luật WTO về trợ cấp và pháp luật quốc gia
Pháp luật trợ cấp của một thành viên WTO, dù là quốc gia độc lập, vùng lãnh thổ,
liên kết kinh tế, quốc gia liên bang hay các tiểu bang đều phải tương thích với pháp luật trợ
cấp của WTO mà không áp dụng bảo lưu đối với bất kỳ nội dung nào. Pháp luật trợ cấp
của một nước đang phát triển hay kém phát triển phải được xây dựng dựa trên những ưu
17
đãi đặc biệt và khác biệt được đặt ra trong pháp luật WTO về trợ cấp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Quan điểm về trợ cấp của WTO đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển
với những thay đổi nhất định, từ mức điều chỉnh chung chung, không bắt buộc tới mức chi
tiết, toàn diện và mang tính bắt buộc cao. Tuy nhiên xuyên suốt quá trình đó, dù mức độ
cắt giảm hay thoả thuận về trợ cấp có khác nhau song trên cơ sở các học thuyết ủng hộ
thương mại tự do, phản đối các biện pháp bảo hộ mậu dịch, WTO đã thể hiện quan điểm
phản đối trợ cấp và chỉ chấp nhận áp dụng và duy trì trợ cấp trong một quy tắc, trật tự chặt
chẽ. Dù WTO cũng thừa nhận sự cần thiết của trợ cấp tại các nước đang phát triển và kém
phát triển để phát triển kinh tế song mức ưu đãi không lớn. Hiện nay, nghĩa vụ của các
nước đang phát triển về áp dụng và duy trì trợ cấp không khác biệt quá lớn với các nước
phát triển.
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT WTO VỀ TRỢ CẤP ĐỐI VỚI NƯỚC ĐANG TRIỂN VÀ
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN VỀ TRỢ CẤP
3.1. Thực tiễn pháp luật của WTO về trợ cấp
3.1.1. Xác định sự tồn tại của trợ cấp và biên độ trợ cấp
Một trợ cấp sẽ tồn tại khi đáp ứng 02 điều kiện cơ bản: (1) có sự đóng góp tài chính
từ chính phủ hoặc cơ quan công quyền trên lãnh thổ chính phủ đó, hoặc chính phủ trợ giá
hay hỗ trợ thu nhập; và (2) tạo ra lợi ích cho người hưởng trợ cấp. Để xác định trợ cấp này
có thể bị đối kháng, cơ quan điều tra phải chứng minh trợ cấp có tính riêng biệt, có thể là
tính riêng biệt theo luật hoặc tính riêng biệt theo thực tiễn. Để làm rõ hơn, một số án lệ đã
được nghiên cứu: DS 194, DS 257, DS 273, DS 379 và DS 70.
Hiệp định SCM không quy định cụ thể về việc tính toán giá trị trợ cấp và biên độ
trợ cấp. Các phương pháp tính toán này sẽ do pháp luật quốc gia quy định. Vì vậy, dưới
góc độ quy định của WTO, việc tính toán biên độ trợ cấp, giá trị trợ cấp đối với trợ cấp
được thực hiện bởi thành viên phát triển hay thành viên đang phát triển là giống nhau.
3.1.2. Xác định thiệt hại (injury) do trợ cấp gây ra
18
Khái niệm “thiệt hại” được giải thích tại footnote 45 – Hiệp định SCM: “thuật ngữ
thiệt hại, nếu không có quy định khác, sẽ được hiểu là tổn hại vật chất gây ra cho ngành
sản xuất trong nước, đe doạ gây tổn hại vật chất hoặc trì hoãn thực sự việc thiết lập một
ngành sản xuất trong nước”.
Thứ nhất, bằng chứng về sự tồn tại của thiệt hại xảy ra cho ngành sản xuất trong
nước và mối quan hệ nhân quả phải được đưa ra khi quyết định khởi xướng điều tra chống
trợ cấp. Thứ hai, bằng chứng sơ bộ về sự tồn tại của thiệt hại xảy ra cho ngành sản xuất
trong nước phải được xem xét khi cơ quan điều tra quyết định áp dụng biện pháp tạm thời
đối với hàng nhập khẩu bị coi là có trợ cấp. Thứ ba, nếu không đủ bằng chứng về tổn hại
thì việc điều tra chống trợ cấp phải chấm dứt.
3.1.3. Áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nước đang phát triển
Các biện pháp chống trợ cấp có thể áp dụng đối với trợ cấp được thực hiện bởi thành
viên đang phát triển bao gồm: biện pháp tạm thời, cam kết tự nguyện và thuế chống trợ
cấp. Theo quy định của SCM, việc áp dụng biện pháp tạm thời, cam kết tự nguyện và thuế
chống bán phá giá đối với trợ cấp được thực hiện bởi thành viên đang phát triển hay thành
viên phát triển là không có sự khác biệt. Sự cân nhắc trước khi áp dụng biện pháp chống
trợ cấp được thể hiện trong các quy định về biên độ trợ cấp tối thiểu (liên quan đến thuế
chống trợ cấp). Các
3.2. Thực tiễn pháp luật về trợ cấp của một số thành viên WTO
3.2.1. Thực tiễn pháp luật về trợ cấp của Trung Quốc
Trợ cấp của Trung Quốc thể hiện một số đặc trưng cơ bản: (1) Trợ cấp chủ yếu
thông qua các biện pháp miễn giảm các khoản thu và cho vay ưu đãi; (2) Trợ cấp có định
hướng và mục tiêu cụ thể vào các ngành công nghiệp mũi nhọn; (3) Trợ cấp được cung cấp
cho đa dạng đối tượng hưởng lợi, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư
nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Pháp chống trợ cấp của Trung Quốc về cơ
bản được xây dựng dựa trên Hiệp định SCM khi Trung Quốc trở thành thành viên WTO.
Các quy chế, bộ quy tắc được ban hành trước thời điểm này đều được thay thế bằng hệ
thống văn bản pháp luật mới. Trong đó, quy định khá rõ về phương pháp xác định lợi ích,
một nội dung mà Hiệp định SCM chưa quy định chi tiết. Một số tranh chấp đã được nghiên
cứu: DS379, DS437, DS449, DS358&DS359,
3.2.2. Thực tiễn pháp luật về trợ cấp của Braxin
19
Trợ cấp của Braxin được thực hiện thông qua đa dạng biện pháp đóng góp tài chính,
từ cung cấp vốn đến hoàn, miễn, giảm thuế hay các khoản thu. Braxin dành trợ cấp cho các
lĩnh vực ưu tiên: dược phẩm, công nghệ thông tin, sản xuất máy bay, đóng tàu, thuỷ sản.
Các đối tượng có năng lực cạnh tranh yếu như doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp
hoạt động tại vùng Amazon, vùng Đông Bắc và miền Trung Braxin đều nhận được trợ cấp
nhằm thúc đẩy phát triển Pháp luật chống trợ cấp của Braxin được xây dựng dựa trên Hiệp
định SCM, đạt được sự tương thích. Tranh chấp về trợ cấp liên quan đến Braxin đã được
nghiên cứu là DS46.
3.2.3. Thực tiễn pháp luật về trợ cấp của Hoa Kỳ
Trợ cấp của Hoa Kỳ duy trì theo cấp liên bang và cấp tiểu bang. Luận án tập trung
nghiên cứu các chương trình trợ cấp do chính phủ liên bang thực hiện. Các chương trình
trợ cấp chủ yếu hướng tới các khu vực địa lý đặc thù (khó khăn, tách biệt), các hoạt động
nghiên cứu khoa học, đối tượng không có lợi thế cạnh tranh (doanh nghiệp nhỏ và vừa),
bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... Ở cấp liên bang chính phủ không
áp dụng và duy trì các chương trình trợ cấp xuất khẩu. Các khoản đóng góp tài chính của
chính phủ cho sản xuất trong nước chủ yếu dưới hình thức giảm thuế thu nhập thông qua
khấu trừ thu nhập tính thuế và tín dụng thuế. Pháp luật chống trợ cấp của Hoa Kỳ được quy
định tại nhiều văn bản khác nhau, quy định một cách cụ thể, chi tiết và thường xuyên được
cập nhật, thay đổi, nhất là các văn bản dưới luật. Một số tranh chấp điển hình về trợ cấp
liên quan đến Hoa kỳ đã được nghiên cứu: DS108, DS 267.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dù WTO là tổ chức thương mại tự do thì mỗi nước thành viên WTO đều xây dựng
và áp dụng những chương trình trợ cấp để hỗ trợ sản xuất trong nước hướng tới các mục
đích khác nhau. Thực tiễn xây dựng pháp luật về trợ cấp tại các nước thành viên đã phản
ánh tình hình tuân thủ nghĩa vụ và cách hiểu về các quy định khác nhau của WTO. Cả
Trung Quốc, Braxin, Hoa kỳ đều áp dụng và duy trì nhiều chương trình trợ cấp cho nhiều
đối tượng khác nhau với đa dạng các biện pháp đóng góp tài chính từ cho vay vốn, bảo
lãnh tín dụng, cấp tiền mặt trực tiếp hay miễn, giảm thuế hay các khoản thu. Điểm chung
của thực tiễn pháp luật về trợ cấp của 03 nước đại diện đều cho thấy: các chương trình đều
có mục tiêu xác định và hầu hết trợ cấp đều xác định thời hạn chấm dứt trợ cấp.
20
CHƯƠNG 4:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP CỦA VIỆT NAM
4.1. Thực trạng pháp luật về trợ cấp của Việt Nam
4.1.1. Cam kết của Việt Nam về trợ cấp
Trợ cấp là một trong những vấn đề phức tạp trong quá trình 11 năm đàm phán gia
nhập WTO của Việt Nam. Việt Nam cam kết xoá bỏ hoàn toàn các trợ cấp bị cấm và chỉ
duy trì hỗ trợ trong nước cho hàng nông sản. Cam kết của Việt Nam về trợ cấp trước WTO
là cam kết hợp lý tại thời điểm Việt Nam gia nhập WTO. Cam kết hoàn toàn phù hợp với
các quy định của WTO về trợ cấp, thể hiện thiện chí thực hiện thương mại tự do của Việt
Nam. Thậm chí nhiều cam kết đã đạt mức tự do hoá thương mại cao hơn các quy định của
WTO về trợ cấp.
4.1.2. Pháp luật về đóng góp tài chính của chính phủ
Việt Nam áp dụng và duy trì các chương trình đóng góp tài chính cho sản xuất trong
nước bao gồm: ưu đãi về thuế nhập khẩu, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế
sử dụng đất phi nông nghiệp, ưu đãi tín dụng, bảo lãnh tín dụng, trợ cấp cho hoạt động xúc
tiến thương mại và vận tải, trợ cấp cho các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ nông nghiệp.
4.1.3. Pháp luật về chống trợ cấp sau khi gia nhập WTO
Các quy định về chống trợ cấp tiếp tục được hoàn thiện và đạt sự tương thích với
Hiệp định SCM cao hơn tại Luật quản lý ngoại thương 2017.
4.1.4. Đánh giá tính tương thích với Hiệp định SCM
Hiện nay, các biện pháp đóng góp tài chính của chính phủ khá đa dạng. Việc đánh
giá các biện pháp đóng góp tài chính sẽ dựa trên các tiêu chí lợi ích của người hưởng trợ
cấp và tính đặc thù, do vậy, có thể chia làm ba nhóm: các khoản đóng góp tài chính không
cấu thành trợ cấp, các khoản đóng góp tài chính là trợ cấp không mang tính đặc thù, các
khoản trợ cấp mang tính đặc thù. Chương trình miễn thuế nhập khẩu dựa trên các tiêu chí
xuất khẩu như miễn thuế nhập khẩu cho hàng hoá nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng
xuất khẩu có thể cấu thành trợ cấp xuất khẩu. Các chương trình trợ cấp khác đều mang tính
đặc thù.
21
Tính đến thời điểm này, Việt Nam chưa khởi xướng bất kỳ một vụ điều tra chống
trợ cấp nào đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Luật quản lý ngoại thương 2017
được đánh giá có tính tương thích với Hiệp định SCM hơn các văn bản pháp luật trước về
khái niệm trợ cấp, mức trợ cấp tối thiểu, mức hàng hoá nhập khẩu được coi là không đáng
kể, quy định về hoàn thuế, khái niệm ngành sản xuất trong nước. Tuy nhiên, các quy định
liên quan đến trợ cấp của Luật quản lý ngoại 2017 có nhiều vấn đề cần trao đổi thêm về
tính riêng biệt, thủ tục tham vấn và cách tính toán giá trị trợ cấp.
4.1.5. Thực tiễn tranh chấp về trợ cấp đối với hàng hoá Việt Nam
Hiện nay, trước WTO chưa có vụ kiện nào liên quan đến chống trợ cấp đối với hàng
nhập khẩu từ Việt Nam. Song đối với thủ tục khiếu kiện trong nước, tính đến 4/2018, hàng
hoá nhập khẩu từ Việt Nam vào các nước khác đã bị kiện chống trợ cấp hoặc kiện đúp
(chống trợ cấp và chống bán phá giá) trong 10 vụ ở nhiều nước khác nhau. Trong đó, có
05 vụ chấm dứt điều tra vì không có thiệt hại của ngành sản xuất tại nước nhập khẩu (bao
gồm: vụ ống thép vào Hoa Kỳ năm 2011, tôm nước ấm đông lạnh vào Hoa kỳ năm 2013,
sợi Polyester vào Eu năm 2013, nhôm ép vào Úc năm 2016, thép mạ vào Úc năm 2017),
04 vụ có kết luận áp thuế chống trợ cấp (bao gồm: vụ túi nhựa PE vào Hoa Kỳ năm 2009
và rà soát hoàng hôn năm 2015, mắc áo thép vào Hoa Kỳ 2012 và đinh thép vào Hoa Kỳ
năm 2014) và 01 vụ đang điều tra là vụ khớp nối đồng vào Canada năm 2017. Vụ kiện túi
nhựa PE được lựa chọn để nghiên cứu và phân tích.
4.2. Bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng pháp luật về trợ cấp của Việt Nam
trong giai đoạn mới
Dựa trên các quy định của WTO về trợ cấp cũng như thực tiễn pháp luật, trnah chấp
về trợ cấp của các thành viên đang phát triển, có thể nhận ra những bài học kinh nghiệm
và định hướng trong việc xây dựng pháp luật về trợ cấp của Việt Nam. Cụ thể, trong tình
hình hội nhập kinh tế quốc tế của một nước đang phát triển với nhiều ngành sản xuất non
yếu, nhiều doanh nghiệp dễ tổn thương, pháp luật trợ cấp của Việt Nam cần chú trọng đến
các kinh nghiệm từ các nước đang phát triển khác trong việc xây dựng pháp luật về trợ cấp:
(1) Tuân thủ quy định về trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá; (2) Áp dụng và duy trì
hỗ trợ trong nước cho nông nghiệp; (3) Áp dụng các biện pháp đóng góp tài chính phù hợp;
(4) Áp dụng trợ cấp có mục tiêu; (5) Đáp nguyên tắc minh bạch và (6) xây dựng pháp luật
về chống trợ cấp phù hợp và hiệu quả.
22
4.3. Đề xuất một số giải pháp trong hoàn thiện pháp luật về trợ cấp của Việt
Nam
Các giải pháp được đề xuất dưới đây sẽ hướng tới mục tiêu hoàn thiện pháp luật về
trợ cấp của Việt Nam để nâng cao hiệu quả của hoạt động trợ cấp, nâng cao năng lực cạnh
tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời đảm bảo tuân thủ các cam kết của
Việt Nam trước WTO về trợ cấp.
4.3.1. Nhóm giải tăng tính định hướng cho trợ cấp
Nhóm giải pháp này tập trung vào 04 giải pháp: nhanh chóng xây dựng hệ tiêu chuẩn
cơ bản để lựa chọn ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn; thực hiện các nghiên cứu và phân
tích sâu đối với các ngành công nghiệp có thể được lựa chọn là ngành công nghiệp ưu tiên,
mũi nhọn của Việt Nam; thực hiện nghiên cứu về đối tượng trợ cấp là ngành sản xuất, loại
hình doanh nghiệp, nhóm lao động dễ bị tổn thương trước tự do hoá thương mại; và chủ
động rà soát các đối tượng hưởng trợ cấp trong toàn bộ quá trình thực hiện chương trình
trợ cấp.
4.3.2. Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường tính hiệu quả của pháp
luật về trợ cấp
Trên cơ sở danh mục các đối tượng trợ cấp phù hợp, bước quan trọng tiếp theo là
hoàn thiện nội dung chính sách pháp luật trợ cấp đối với từng đối tượng trợ cấp cụ thể
hướng tới các mục tiêu xác định. Việt Nam nên chú trọng đến 8 giải pháp: (1) xây dựng
mục tiêu cụ thể của từng chương trình trợ cấp đối với đối tượng hưởng trợ cấp cụ thể trong
từng giai đoạn xác định và trợ cấp phải đặt trên cơ sở kết quả của đối tượng hưởng trợ cấp;
(2) thường xuyên thực hiện các hoạt động đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
của ngành trong và sau khi kết thúc chương trình nhằm mục đích làm rõ tính hiệu quả của
trợ cấp; (3) rà soát và lựa chọn biện pháp hỗ trợ tài chính áp dụng trong từng chương trình
trợ cấp phù hợp với mục tiêu trợ cấp và đường lối phát triển kinh tế của đất nước; (4) chủ
động tận dụng quyền của nước đang phát triển trong việc áp dụng và duy trì các biện pháp
trợ cấp được phép; (5) bổ sung các quy định mới và thay đổi một số quy định pháp luật về
trợ cấp (bao gồm cả quy định về trợ cấp và chống trợ cấp) nhằm hướng tới mục tiêu phát
triển sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong nước một cách hiệu quả
nhất; (6) tăng cường hoạt động hỗ trợ các vấn đề ngoài trợ cấp như đào tạo, kỹ thuật, hành
chính, quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp, ngành hưởng trợ cấp để đạt được mục
tiêu trợ cấp; (7) tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tham gia xây dựng và thực
23
hiện chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam; (8) tăng cường công tác đào tạo pháp
luật và nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp, các ngành sản xuất về chính sách pháp
luật về trợ cấp.
4.3.3. Những vấn đề về trợ cấp mà Việt Nam cần quan tâm khi tham gia các thoả
thuận thương mại tự do
Thứ nhất, các quy định về “tạo ra lợi ích” mà trợ cấp tạo ra cho đối tượng hưởng trợ
cấp cần được làm rõ hơn trong các thoả thuận quốc tế về trợ cấp.
Thứ hai, các thành viên đang phát triển cần được hưởng quy chế đối xử đặc biệt và
đặc biệt về trợ cấp một cách trọn vẹn hơn và phù hợp hơn.
Thứ ba, quan điểm về “nước đang phát triển” cần được thể hiện rõ hơn, cập nhật
hơn và phân nhóm phù hợp trong các quy định về trợ cấp nhằm đảm bảo ý nghĩa thực sự
của quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt.
Thứ tư, cần có thái độ kiên quyết và lập luận thuyết phục để các thoả thuận quốc tế
về trợ cấp xuất khẩu cần hướng tới nguyên tắc công bằng và thoả đáng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Dựa trên các quy định của WTO cũng như thực tiễn về trợ cấp tại các nước thành
viên đang phát triển, Chương 4 nêu ra 6 bài học kinh nghiệm và 12 đề xuất hướng đến việc
xây dựng và hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của pháp luật về trợ cấp của Việt Nam trong
xu hướng tự do hoá thương mại. Trong đó khẳng định nguyên tắc xuyên suốt trong việc
xây dựng các chương trình trợ cấp trong nước: trợ cấp chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn
cho nhóm ngành sản xuất được xác định là các ngành kinh tế ưu tiên, mũi nhọn nhắm
hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo động lực lan
toả cho sự phát triển của các ngành khác, thúc đẩy kinh tế phát triển hoặc áp dụng cho các
đối tượng đặc biệt, dễ bị tổn thương nhằm hướng đến mục tiêu đảm bảo lợi ích xã hội.
KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN ÁN
1. Các quy định của WTO về trợ cấp đã hình thành từ GATT 1947 và phát triển
qua nhiều vòng đàm phán khác nhau. Trong quá trình phát triển, quan điểm về trợ cấp của
WTO có sự thay đổi nhất định với xu hướng đưa các thoả thuận về trợ cấp vào khuôn khổ
hơn, kiểm soát việc áp dụng trợ cấp của các thành viên nhiều hơn. Nhưng chính các thành
viên WTO đã thừa nhận trong các Hiệp định liên quan rằng bảo hộ mậu dịch trong giai đầu
và trợ cấp có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước đang phát triển.
24
Bởi áp dụng và duy trì trợ cấp ở các nước đang phát triển là hướng tới việc nâng cao năng
lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của quốc gia tại các nước đang phát
triển. Do vậy, trợ cấp không phải là biện pháp phải loại bỏ hoàn toàn theo quy định của
WTO. Các thành viên đang phát triển được hưởng quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt
trong việc áp dụng và duy trì trợ cấp đối với ngành sản xuất trong nước trong thời gian đầu
thực hiện thương mại tự do.
2. Quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt về trợ cấp của WTO đã bị ít nhiều xói mòn,
suy giảm so với giai đoạn trước. Dù vậy trong lĩnh vực trợ cấp, các thành viên đang phát
triển và kém phát triển vẫn nhận được những ưu đãi liên quan đến việc giảm bớt nghĩa vụ
cắt giảm trợ cấp cũng như lộ trình thực hiện việc cắt giảm. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy
thành viên đang phát triển đang phải chấp nhận những quy tắc về trợ cấp không công bằng
và thoả đáng. Nhóm thành viên đang phát triển gia nhập WTO sau năm 1995 đều phải đưa
ra cam kết xoá bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu cả trong lĩnh vực công nghiệp và nông
nghiệp. Việc áp dụng và duy trì trợ cấp trong điều kiện là thành viên WTO ngày càng trở
nên khó khăn. Do vậy, các thành viên đang phát triển đều phải nỗ lực tận dụng những
khoản trợ cấp được phép áp dụng để xây dựng chính sách pháp luật trợ cấp cho sản xuất
trong nước.
3. Từ góc độ pháp luật quốc tế, với tư cách là biện pháp bảo hộ mậu dịch, WTO
cũng như nhiều Hiệp định thương mại tự do khác đều không ủng hộ việc áp dụng trợ cấp.
Từ góc độ lợi ích xã hội, trợ cấp suy cho cùng vẫn là một biện pháp có tác động suy giảm
ngân sách nhà nước và từ đó cũng làm suy giảm những phúc lợi xã hội khác. Vì vậy, việc
sử dụng biện pháp trợ cấp trong Chính sách thương mại quốc tế đòi hỏi phải phù hợp các
quy định về trợ cấp của WTO và phải mang lại những lợi ích khác để bù đắp cho việc suy
giảm ngân sách. Xây dựng Chính sách pháp luật về trợ cấp của thành viên đang phát triển
nói chung, Việt Nam nói riêng phải xác định nguyên tắc xuyên suốt: “Trợ cấp cần được áp
dụng có mục tiêu trong một khoảng thời gian ngắn và chỉ hướng đến các đối tượng quan
trọng, cần được trợ cấp”. Nhóm đối tượng cần hướng tới trong Chính sách pháp luật về trợ
cấp bao gồm 02 nhóm: các ngành công nghiệp ưu tiên mũi nhọn của quốc gia và những
ngành cần bảo vệ để bảo đảm lợi ích xã hội.
4. Theo Hiệp định về trợ cấp như AOA, Hiệp định SCM và Tuyên bố Nairobi, các
thành viên đang phát triển chỉ được phép duy trì một số loại trợ cấp hoặc hỗ trợ: (1) Trợ
cấp xuất khẩu cho một số ít hàng nông sản (đến năm 2018, có thể kéo dài đến 2022 trong
một số điều kiện hạn chế); (2) Trợ cấp xuất khẩu cho tiếp thị, chi phí vận tải phù hợp với
25
Điều 9.4 - AOA (đến năm 2023 với thành viên đang phát triển, hoặc năm 2030 với thành
viên kém phát triển); (3) Hỗ trợ trong nước cho hàng nông sản không vượt quá 10% tổng
trị giá sản lượng của một sản phẩm nông nghiệp cơ bản, hoặc mức hỗ trợ không cho một
sản phẩm cụ thể không vượt quá 10% trị giá tổng sản lượng nông nghiệp của thành viên
đó; (4) Hỗ trợ trong nước thuộc hộp xanh lục và hộp xanh lam; và (5) Tất cả các biện pháp
trợ cấp khác không gây tác động nghịch.
5. Pháp luật của Việt Nam về trợ cấp tiếp tục được duy trì: miễn thuế, giảm thuế,
cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng hay hỗ trợ nông nghiệp. Đối tượng hưởng trợ cấp được
hướng tới bao gồm các ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn; các địa bàn khó khăn; nhóm
doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình Tuy nhiên, pháp luật về trợ cấp của Việt Nam vẫn
bộc lộ nhiều điểm hạn chế về lựa chọn biện pháp hỗ trợ tài chính thực sự hiệu quả, về lựa
chọn đối tượng hưởng trợ cấp và về tính mục đích cần phải có ở mỗi chương trình trợ cấp.
6. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trợ cấp của Việt Nam phù hợp với các quy
định về trợ cấp của WTO và đạt được mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia cần chú trọng tới
việc nghiên cứu các quy định của WTO cũng như kinh nghiệp của nhiều nước đang phát
triển khác. Các bài học kinh nghiệm cần chú trọng trong quá trình hoàn thiện chính sách
pháp luật về trợ cấp của Việt Nam:
- Luôn tuân thủ quy định về xoá bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội địa hoá cả
trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp;
- Nỗ lực nghiên cứu và áp dụng các biện pháp hỗ trợ tài chính không cấu thành
trợ cấp và các biện pháp trợ cấp được phép áp dụng;
- Lựa chọn các biện pháp hỗ trợ tài chính phù hợp, mang lại lợi ích trước mắt và
lâu dài cho đối tượng hưởng trợ cấp;
- Xây dựng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho từng đối tượng hưởng trợ cấp khác
nhau đồng thời có thái độ kiên quyết đối với những đối tượng hưởng trợ cấp không đáp
ưng yêu cầu của chương trình trợ cấp;
- Thực hiện nghĩa vụ rà soát và chỉnh sửa các văn bản pháp luật về trợ cấp cũng
như thực hiện nghĩa vụ thông báo các chương trình trợ cấp kịp thời trước WTO đáp ứng
nguyên tắc minh bạch;
7. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất một số giải pháp trong hoàn thiện
Chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam.
Một là, để khắc phục sự lúng túng trong xác định đối tượng hưởng trợ cấp, Việt
Nam cần: (1) nhanh chóng xây dựng hệ tiêu chuẩn cơ bản để lựa chọn ngành công nghiệp
26
ưu tiên, mũi nhọn; (2) thực hiện các nghiên cứu và phân tích sâu đối với các ngành công
nghiệp có thể được lựa chọn là ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn; (3) thực hiện nghiên
cứu về đối tượng trợ cấp là ngành sản xuất, loại hình doanh nghiệp, nhóm lao động dễ bị
tổn thương trước tự do hoá thương mại; (4) chủ động rà soát các đối tượng hưởng trợ cấp
trong toàn bộ quá trình thực hiện chương trình trợ cấp.
Hai là, để tăng cường tính hiệu quả cho các chương trình trợ cấp, gắn liền trợ cấp
với tính mục tiêu, luận án đề xuất 08 (tám) giải pháp. Cụ thể, Việt Nam cần: (1) xây dựng
mục tiêu cụ thể của từng chương trình trợ cấp đối với đối tượng hưởng trợ cấp cụ thể trong
từng giai đoạn xác định và trợ cấp phải đặt trên cơ sở kết quả của đối tượng hưởng trợ cấp;
(2) thường xuyên thực hiện các hoạt động đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp,
của ngành trong và sau khi kết thúc chương; (3) rà soát và lựa chọn biện pháp hỗ trợ tài
chính áp dụng trong từng chương trình trợ cấp phù hợp với mục tiêu trợ cấp và đường lối
phát triển kinh tế của đất nước; (4) chủ động tận dụng quyền của nước đang phát triển trong
việc áp dụng và duy trì các biện pháp trợ cấp được phép; (5) bổ sung các quy định mới và
thay đổi một số quy định pháp luật về trợ cấp (bao gồm cả quy định về trợ cấp và chống
trợ cấp) nhằm hướng tới mục tiêu phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của
sản phẩm trong nước một cách hiệu quả nhất; (6) tăng cường hoạt động hỗ trợ các vấn đề
ngoài trợ cấp như đào tạo, kỹ thuật, hành chính, quản trị doanh nghiệp cho các doanh
nghiệp, ngành hưởng trợ cấp; (7) tăng cường hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tham gia
xây dựng và thực hiện chính sách pháp luật về trợ cấp của Việt Nam; và (8) tăng cường
công tác đào tạo pháp luật và nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp, các ngành sản xuất
về chính sách pháp luật về trợ cấp.
Ba là, để khắc phục sự không công bằng và thoá đáng tại các thoả thuận quốc tế về
thương mại tự do, luận án đề xuất bốn nội dung mà Việt Nam cần quan tâm khi tham gia
các vòng đàm phán sau của WTO cũng như nhiều Hiệp định thương mại tự do khác. Cụ
thể, Việt Nam cần chú trọng đến các vấn đề: (1) các quy định về “lợi ích vật chất” mà trợ
cấp tạo ra cho đối tượng hưởng trợ cấp cần được làm rõ hơn trong các thoả thuận quốc tế
về trợ cấp; (2) các thành viên đang phát triển cần được hưởng quy chế đối xử đặc biệt và
đặc biệt về trợ cấp một cách trọn vẹn hơn và phù hợp hơn; (3) quan điểm về “nước đang
phát triển” cần được thể hiện rõ hơn, cập nhật hơn và phân nhóm phù hợp trong các quy
định về trợ cấp nhằm đảm bảo ý nghĩa thực sự của quy chế đối xử đặc biệt và khác biệt;
(4) cần có thái độ kiên quyết và lập luận thuyết phục để các thoả thuận quốc tế về trợ cấp
xuất khẩu cần hướng tới nguyên tắc công bằng và thoả đáng./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phap_luat_ve_tro_cap_doi_voi_cac_nuoc_dang_p.pdf