Tóm tắt Luận án Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội

Vị trí phân bố hệ thống KĐTM trong tương quan chung cấu trúc toàn đô thị chưa hợp lý : Hệ thống KĐTM đã xây dựng chưa hình thành đều khắp theo QHC, đa phần tập trung quanh đô thị trung tâm, chưa đáp ứng được việc giảm tải dân khu trung tâm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển dân số trên toàn địa bàn. Hầu hết các KĐTM đều được xây dựng ngay cạnh các trục giao thông, một số bám mặt 2 đến 3 tuyến đường chính gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường ở. Các KĐTM chưa làm được nhiệm vụ gắn kết vùng cũ và vùng

pdf12 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển các khu đô thị mới theo hướng bền vững: nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam nói chung, trong thời gian tới. Câu hỏi nghiên cứu: (1) Quan niệm thế nào là PT các KĐTM theo hướng BV? (2) Nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến PT các KĐTM theo hướng BV ở VN là gì? (3) Tiêu chí nào được SD để đánh giá tính BV trong PT KĐTM? (4) PT các KĐTM của Hà Nội thời gian qua đã đạt những kết quả nào xét từ quan điểm BV? (5) Đâu là những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong PT các KĐTM Hà Nội nhằm bảo đảm tính BV trong tương lai? (6) Định hướng và những giải pháp nào cần áp dụng nhằm bảo đảm PT theo hướng BV các KĐTM của VN nói chung, HN nói riêng, trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030? Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) tổng quan có chọn lọc, luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về PT các KĐTM theo hướng BV; đề xuất quy trình nghiên cứu và hệ thống các tiêu chí đánh giá tính BV trong PT các KĐTM phù hợp với thực tế tại VN và HN; (2) Phân tích và đánh giá thực trạng về tính BV trong PT các KĐTM trên địa bàn HN, chỉ ra các nhân tố chưa BV; (3) Xác định quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp nhằm PT các KĐTM của VN và HN theo hướng BV trong thời gian đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 1.4. Quy trình tiếp cận nghiên cứu PT các KĐTM theo hướng BV trên địa bàn Hà Nội được đề xuất thực hiện qua 3 bước lớn với những nội dung cụ thể như trong hình 1.3. 4 ` Hình 1.3: Quy trình tiếp cận nghiên cứu PT các KĐTM theo hướng bền vững trên địa bàn Hà Nội 1.5. Các nguồn dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu 1.5.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp: Niên giám thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở, các báo cáo, chương trình, hồ sơ bản vẽ của Cục Phát triển Đô thị, Cục Nhà ở và Thị trường Bất Động sản - Bộ Xây dựng; các báo cáo, hồ sơ bản vẽ KĐTM của UBND TP HN, Ban Quản lý Đầu tư và XD KĐTM Hà Nội, Sở KT-QH, Sở XD HN. 1.5.2. Các nguồn dữ liệu sơ cấp: được thu thập từ 02 cuộc điều tra khảo sát xã hội học trên địa bàn Hà Nội. Khảo sát 1 bằng phương pháp phát bảng hỏi và phỏng vấn sâu dành cho giới chuyên môn với đối tượng cung cấp thông tin là nhà quản lý và hoạch định chính sách; các nhà đầu tư; các nhà nghiên cứu và giảng dạy. Khảo sát 2 dành cho hộ gia đình sinh sống và/ hoặc kinh doanh trong KĐTM được thực hiện tại 03 KĐTM điển hình với các đặc trưng khác nhau, gồm KĐTM Linh Đàm, KĐTM Việt Hưng và KĐTM Ciputra. Các số liệu được xử lý chủ yếu bằng phần mềm Excel và SPSS. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành các khảo sát thực tế tại các KĐTM Linh Đàm, Ciputra, Việt Hưng, Trung Hòa - Nhân Chính, Đặng Xá, Đền Lừ,... để đánh giá về hiện trạng triển khai quy hoạch và vận hành sau quy hoạch, bổ sung các thông tin, CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC TRẠNG Lý luận về PTBV Lý luận và thực tiễn ĐTH, PTĐT, KĐTM Các tiêu chí về PTBV các KĐTM Thực trạng PT và tính bền vững trong PT các KĐTM tại Hà Nội 1997-2013 Khía cạnh Kinh tế Khía cạnh Xã hội Khía cạnh Môi trường Khía cạnh Thể chế Định hướng và các giải pháp PT các KĐTM trên địa bàn Hà nội đến 2020 tầm nhìn 2030 ĐỀ XUẤT Khí nh Môi trường 5 số liệu liên quan đến thực trạng phát triển về KT-XH, môi trường và thể chế của các KĐTM tại Hà Nội. 1.6. Các phương pháp phân tích, đánh giá, dự báo Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại như phương pháp phân tích hệ thống và tổng hợp; phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS); phương pháp dự báo; phương pháp phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức). Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 2.1. Cơ sở lý luận về PT các KĐTM theo hướng BV 2.1.1. Các khái niệm Đô thị, Đô thị hóa và Phát triển đô thị Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh trong huyện. Đô thị hóa là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, hình thành nhanh chóng các điểm dân cư đô thị tập trung. Phát triển đô thị là quá trình biến đổi các khu vực lãnh thổ trở thành đô thị đáp ứng sự phát triển các điểm dân cư và hạ tầng đô thị. 2.1.2. Quan niệm về khu đô thị mới Theo Từ điển English Language (Fourth Edition, 2009) “Đô thị mới (a new town), khu dân cư quy hoạch (planned community) hoặc thành phố quy hoạch (planned city) là những thành phố, thị trấn, hoặc khu dân cư có quy hoạch và sự phát triển của nó tuân thủ theo những gì đề xuất trong quy hoạch”. Tại Việt Nam, theo Luật Quy hoạch đô thị, KĐTM được định nghĩa là "một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở". Nhìn chung, khái niệm "khu đô thị mới" ở Việt Nam khá thống nhất với khái niệm "new town", "planned community" trên thế giới ở tính chất căn bản "có quy hoạch và phát triển tuân thủ theo những gì đề xuất trong quy hoạch”. Kế thừa quan niệm của các nhà khoa học đi trước, kết hợp cùng nghiên cứu của bản thân, tác giả luận án cho rằng: “KĐTM là một không gian địa lý - kinh tế trong đô thị, được hình thành từ việc quy hoạch và đầu tư xây dựng mới đồng bộ theo quy hoạch, phát triển tuân thủ theo quy hoạch, với chức năng chính là cung cấp một môi trường sống hài hòa, văn minh, hiện đại và bền vững cho cư dân đô thị”.”. 6 2.1.3. Các đặc điểm của khu đô thị mới 1. Là một tập hợp phức tạp của các yếu tố hạ tầng – dân cư – văn hóa – xã hội với đầy đủ hoạt động phù hợp với chức năng quan trọng nhất là khu ở, được bố trí nhằm bảo đảm tính linh hoạt và bền vững qua các giai đoạn phát triển 2. Được hình thành và phát triển theo quy hoạch, mọi khía cạnh của phát triển KĐTM đều cần được quy hoạch/ lên kế hoạch đầy đủ, chi tiết trước khi bắt đầu xây dựng 3. Sự phát triển của các KĐTM gắn chặt với các lãnh thổ xung quanh trong cấu trúc không gian chung của đô thị. 2.1.4. Các học thuyết về phát triển KĐTM Mô hình "Thành phố Vườn" của Ebenezer Howard: là một cộng đồng có quy mô 30.000 người sinh sống trên một diện tích 400ha với cấu trúc hướng tâm, được bao quanh bởi vành đai xanh 2.000ha đất nông nghiệp. Mô hình “Đơn vị ở láng giềng” của Clarence Perry với nguyên tắc đưa dịch vụ đến gần nhà ở. Các cửa hàng đặt ở vành ngoài gần các bến GTCC. Công trình dịch vụ được đặt gần lõi cây xanh nối liền với các tuyến đi bộ, cách ly với đường giao thông lớn. Mô hình có trung tâm là trường tiểu học. Đây là một trong số mô hình có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, đặc biệt tại Bắc Mỹ. Mô hình Clarence Stein và Henry Wright: quần thể gồm các đơn vị ở, mỗi đơn vị có số dân từ 7.500 đến 10.000 người với một trường tiểu học; toàn khu có một trường trung học, giải quyết tốt vấn đề đưa ôtô đến cửa từng hộ. Mô hình này cũng đã được các KTS Liên Xô cải biến năm 1960 rồi phổ cập ra các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam dưới cái tên “tiểu khu nhà ở”. Lý thuyết Chủ nghĩa Đô thị mới (Mỹ) chỉ trích phương pháp quy hoạch truyền thống làm chia rẽ xã hội, lệ thuộc vào phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt nhấn mạnh việc gia tăng mật độ dân cư, sử dụng đất hỗn hợp, khả năng đáp ứng nhà ở cho nhiều tầng lớp dân cư khác nhau và PTĐT hỗ trợ GTCC với mục tiêu tạo ra một cộng đồng xã hội gắn bó. 2.1.5. Quan niệm về phát triển KĐTM theo hướng bền vững Trên cơ sở hệ thống các quan điểm của các tác giả khác nhau, tác giả luận án đã luận giải và đưa ra quan niệm: “Phát triển khu đô thị mới theo hướng bền vững là phát triển bảo đảm hài hòa, văn minh, hiện đại trong nội bộ khu, đồng thời liên kết chặt chẽ với khu vực xung quanh cũng như đô thị hiện hữu; đáp ứng đầy đủ về tiếp cận dịch vụ, cân bằng giữa cung và cầu; cải thiện chất lượng cuộc sống trong khu ở; có khả năng lan tỏa tích cực tới khu vực xung quanh, giảm hoặc loại bỏ tác 7 động xấu lên môi trường và đời sống người dân; không để lại gánh nặng kinh tế - xã hội - môi trường cho các thế hệ tương lai”. Phát triển các KĐTM theo hướng bền vững cần được xem xét trên các khía cạnh kinh tế - xã hội - môi trường và quản lý. 2.1.6. Các yếu tố tác động đến PT KĐTM theo BV Các yếu tố nội tại: Vị trí địa lý, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên của khu đất xây dựng KĐTM; Quy mô quỹ đất của KĐTM; Cơ cấu không gian nhà ở và các công trình dịch vụ trong KĐTM; Kết nối cơ sở hạ tầng và giao thông trong KĐTM; Đặc điểm của cộng đồng dân cư sinh sống trong KĐTM; Môi trường và điều kiện tự nhiên chung của vùng đô thị Các yếu tố bên ngoài: Trình độ phát triển, chất lượng và tốc độ đô thị hóa của vùng đô thị; Khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng KT và HTXH của vùng đô thị; Tiến bộ khoa học công nghệ; Toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập quốc tế; Năng lực của chủ đầu tư KĐTM; Chính sách và năng lực của chính quyền đô thị 2.2. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển khu đô thị mới theo hướng bền vững trên thế giới và bài học đối với Việt Nam Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KĐTM bền vững tại Anh, Tây Ban Nha, Mỹ, Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc, một số bài học kinh nghiệm rút ra như sau: (1) Quy hoạch và phát triển các KĐTM cần đảm bảo khả năng tiếp cận tốt của dân cư tới tất cả các dịch vụ tiện ích, tạo không gian sống thân thiện, phù hợp lối sống truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống và đặc trưng riêng của cộng đồng; (2) KĐTM là bộ phận cấu thành cần được quy hoạch trong cấu trúc không gian của toàn vùng đô thị/ toàn thành phố, gắn kết hài hòa với các KĐT hiện hữu; (3) Sự điều tiết của nhà nước đối với thị trường bất động sản cũng như các chính sách nhằm tăng tính hấp dẫn, tính hiệu quả của các KĐTM trong việc tái phân bố dân cư từ các khu vực trung tâm đô thị là cần thiết; (4) Trước khi thực hiện dự án XD KĐTM, nhà đầu tư cần nhận diện rõ cộng đồng dân cư sinh sống để bố trí địa điểm phù hợp; (5) KĐTM xây dựng thành công trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng môi trường khu ở, duy trì tốt các hệ sinh thái và đa dạng sinh học, tôn trọng địa hình tự nhiên, giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe con người; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, có hệ thống và chương trình hữu hiệu phòng chống thảm họa môi trường; (6) Vai trò và sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân và cộng đồng được tôn trọng và đề cao. Hình thức hợp tác công tư (PPP) được nhiều nước coi như một đòn bẩy đối với các nguồn lực tài chính và chuyên môn từ khu vực tư nhân. 8 2.3. Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển các KĐTM theo hướng BV Trên cơ sở nghiên cứu bộ chỉ tiêu PTBV ĐT của một số nước và Việt Nam, tác giả luận án đề xuất các tiêu chí đánh giá PT các KĐTM tại VN theo hướng bền vững như trong bảng 2.2. Các tiêu chí được đánh giá theo từng giai đoạn phát triển của KĐTM, đồng thời xem xét so sánh với xu hướng thay đổi của giai đoạn sau. Bảng 2.2: Đề xuất các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá PTBV khu đô thị mới STT Nhóm Tiêu chí Chỉ tiêu/ Phương pháp đánh giá I. Kinh tế 1.1 Vị trí KĐTM trong cấu trúc không gian chung của cả đô thị - Bố trí quy hoạch các KĐTM trong thành phố hợp lý - Thuận lợi trong tiếp cận các khu chức năng của thành phố - Thuận lợi trong tiếp cận các hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội 1- Khoảng cách (km) hoặc Thời gian (phút) cần thiết để tiếp cận các khu chức năng và hệ thống hạ tầng 2- Chi phí trung bình hàng tháng hoặc % thu nhập chi cho nhu cầu đi lại của người dân trong KĐTM 3- Liên kết KĐTM với các khu khác bằng GTCC 1.2 Quy mô KĐTM - Diện tích đủ lớn để bố trí các công trình nhà ở và hạ tầng liên quan đồng thời bảo đảm tính liên kết về KT-XH trong nội bộ KĐTM - Không quá tải về đáp ứng nhu cầu 4- Quy mô diện tích (ha) và dân số (người) của các KĐTM 1.3 Đáp ứng lợi ích kinh tế của chủ đầu tư và nhu cầu của người mua nhà - Có lợi nhuận, thu hồi vốn đầu tư nhanh - Giá cả nhà ở trong khả năng có thể chi trả của người mua nhà 5- Tỷ lệ lấp đầy (%) 6- Giá nhà bình quân trong KĐT so với thu nhập bình quân của đối tượng mua nhà 1.4 Đáp ứng lợi ích kinh tế của chủ quản lý và người dân sống trong KĐTM - KĐTM được quy hoạch có không gian dịch vụ tạo nguồn thu bảo đảm bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ và bảo trì - Mức chi trả hợp lý của người dân cho các dịch vụ trong KĐTM 7- Tỷ lệ các loại hình nhà ở trong KĐTM đáp ứng nhu cầu (%) 8- Tỷ lệ diện tích các công trình dịch vụ so với diện tích toàn đô thị (%) 9- Tỷ lệ lấp đầy các diện tích dịch vụ cho thuê (%) 10- Chi trả hàng tháng của người dân cho các dịch vụ trong KĐT (nghìn đồng/ m2) 1.5 Sự hài hòa và các tác động lan tỏa về kinh tế của KĐTM tới các lãnh thổ lân cận - Đồng bộ và kết nối với các hệ thống HTKT trong và ngoài KĐTM - Tác động tích cực tới hoạt động kinh tế của khu vực lân cận 11- Tác động của KĐTM đến các thay đổi về hạ tầng của khu vực lân cận 12- Phát sinh hoạt động kinh tế mới với thu nhập cao hơn nhằm phục vụ KĐTM, tạo cơ hội việc làm cho nhiều người II. Xã hội 2.1 Sự tham gia của người dân - Tăng cường sự tham gia của người dân 13- Hình thức tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng và quản lý 9 STT Nhóm Tiêu chí Chỉ tiêu/ Phương pháp đánh giá vào các hoạt động xây dựng và quản lý KĐTM KĐTM 14- Mức độ hài lòng của người dân về sự tham gia 2.2 Bảo tồn giá trị văn hóa - lịch sử của khu vực có KĐTM - Bảo tồn các công trình di sản (nếu có), bố trí kết hợp với không gian sinh hoạt cộng đồng trong KĐT - Các chương trình, dự án duy trì và làm đẹp không gian đô thị 15- Số lượng các công trình được bảo tồn/ số lượng di sản 16- Số lượng các chương trình, dự án, hoạt động hàng năm 2.3 Tiếp cận tới các dịch vụ công cộng - Khả năng tiếp cận tốt của người dân tới các dịch vụ công cộng trong nội bộ KĐTM - Khả năng tiếp cận tốt của người dân tới các dịch vụ công cộng đô thị, hệ thống thông tin trong toàn thành phố 17- Khoảng cách từ mọi khu nhà đến các công trình dịch vụ (trường học, phòng khám đa khoa, chợ, siêu thị...) 18- Các loại hình hạ tầng công cộng và dịch vụ chung phù hợp 19- Mức độ hài lòng của người dân về dịch vụ đô thị 2.4 Đáp ứng nhu cầu giao thông bền vững - Giao thông nội bộ KĐT thuận tiện - Kết nối với hệ thống giao thông của thành phố nhưng không có đường giao thông liên khu vực đi xuyên qua KĐTM - Không tắc nghẽn trong nội bộ KĐT và tại điểm nối với đường giao thông cấp TP 20- Đường dành riêng cho đi bộ và xe đạp có bóng cây 21- Khoảng cách từ mọi khu nhà ở đến bến xe bus công cộng 22- Mức độ hài lòng của người dân về đáp ứng nhu cầu GT 2.5 Đời sống văn hóa tinh thần - Đáp ứng nhu cầu về khu vui chơi giải trí và các không gian sinh hoạt công cộng - Chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của người dân KĐTM không ngừng được cải thiện 23- Diện tích đất dành cho thể dục thể thao, hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí (%) 24- Số lượng và chất lượng các hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng được tổ chức trong KĐTM 25- Mức độ hài lòng của người dân về đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí sinh hoạt công cộng 2.6 Bảo đảm an ninh và trật tự địa phương - Hạn chế thất nghiêp/ không có việc làm và thu nhập ổn định - Hạn chế các tệ nạn xã hội 26- Số người thất nghiêp/ không có việc làm và thu nhập ổn định 27- Số người nghiện hút, số vụ gây rối mất trật tự, tỷ lệ tội phạm 2.7 Sự hài hòa và các tác động lan tỏa về xã hội của KĐTM tới lãnh thổ lân cận 28- Thu hút tái phân bố dân cư từ khu vực trung tâm thành phố 29- Tiếp cận sử dụng các dịch vụ công cộng trong KĐTM của người dân các khu vực lân cận III. Môi trường 3.1 Duy trì và cải thiện hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực - Bảo vệ hệ thống tự nhiên (cảnh quan, 30- Các hoạt động tác động tới cảnh quan thiên nhiên và an toàn nông nghiệp đô thị 10 STT Nhóm Tiêu chí Chỉ tiêu/ Phương pháp đánh giá kênh mương, cây xanh) - Bảo vệ vành đai an toàn nông nghiệp ĐT - Trồng cây phù hợp với cảnh quan đô thị, khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng 31-Tỷ lệ không gian xanh (cây xanh, mặt nước) với tổng diện tích KĐT (%) 32- Mức độ hài lòng của người dân về không gian xanh và cảnh quan đô thị 3.2 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật BVMT - Đáp ứng tốt các nhu cầu cấp thoát nước, xử lý nước thải; thu gom và xử lý rác thải - Hạn chế khí thải, khói bụi - Tăng cường tái chế, tái sử dụng rác thải hộ gia đình và các chất thải khác - Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến sức khỏe người dân 33- Tỷ lệ nước thải, rác thải được thu gom xử lý, tái chế, tái sử dụng 34- Chất lượng và giá cả dịch vụ thu gom rác thải 35- Mức độ hài lòng của người dân về sức khỏe và môi trường 3.3 Sử dụng tài nguyên nước - Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm - Quy hoạch hợp lý dòng chảy nước mưa - Khuyến khích xây dựng hệ thống tuần hoàn nước 36- Sử dụng nước bình quân/ người 37- Quy hoạch hợp lý dòng chảy nước mưa trên mái nhà và mặt đất, sử dụng các biện pháp tăng cường thấm nước mưa 3.4 Sử dụng năng lượng bền vững - Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo 38- Hiệu quả thiết kế đường và hướng nhà, cụm nhà (không cản gió, không chói mắt, đảm bảo thông gió và lấy sáng tự nhiên) 39- Hệ thống chiếu sáng công cộng hiệu suất cao, ấn định giờ hoặc có điều khiển chiếu sáng 40- Tỷ lệ công trình, cụm công trình có sử dụng năng lượng tái tạo (%) 3.5 Ứng phó với biến đổi khí hậu và các rủi ro thiên tai - Các công trình xây dựng có tính đến khả năng ứng phó BĐKH và rủi ro thiên tai - Nâng cao nhận thức và khả năng ứng phó của cộng đồng 41- Tỷ lệ các tòa nhà được thiết kế/ có thiết bị ứng phó BĐKH và rủi ro thiên tai 42- Các chương trình phổ biến kiến thức về ứng phó với BĐKH và rủi ro thiên tai IV. Thể chế 4.1 Chính sách hướng tới PTBV các KĐTM - Áp dụng các tiêu chí PTBV đối với các KĐTM 43- Lồng ghép các nội dung, tiêu chí PTBV vào quy hoạch các KĐTM 4.2 Năng lực quy hoạch và quản lý quy hoạch theo hướng PTBV 44- Đồng bộ giữa quy hoạch tổng thể KT- XH và quy hoạch chung thành phố, QH phân khu 4.3 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý PTĐT - Tăng năng lực và hiệu quả quản lý ĐT - Giảm gánh nặng cho nhà nước 45- Cơ chế hoạt động và huy động nguồn lực của các đơn vị quản lý liên quan Nguồn: Đề xuất của tác giả 11 Chương 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 3.1. Sơ lược quá trình phát triển KĐTM tại Việt Nam và trên địa bàn Hà Nội 3.1.1. Quá trình phát triển KĐTM tại các thành phố Việt Nam Sau 1997 mới có những thí điểm đầu tiên ở Hà Nội và từ sau năm 2000 mới phát triển mạnh trong cả nước, mở ra một xu thế mới về PT nhà ở cao tầng với dịch vụ quản lý đồng bộ tại VN. Cả nước hiện có 764 KĐTM (2013), trong đó có 15 KĐT quy mô hơn 1.000ha, 94 khu quy mô từ 200 - 1.000ha nhưng đều tập trung ở ĐT lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng. Đặc điểm phát triển KĐTM nhìn chung còn dàn trải, chưa xác định hướng, vùng ưu tiên, chưa cân đối với kế hoạch sử dụng đất. Phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông chưa gắn kết với cả đô thị, với vùng và với từng khu nên KĐTM thiếu hấp dẫn, chưa có tác động giảm áp lực vào trung tâm; Việc định địa điểm PTĐT, KĐTM thiếu kiểm soát, không theo quy hoạch, kế hoạch gây khó khăn cho khớp nối hạ tầng. Cơ cấu trong từng KĐTM chưa hợp lý, mất cân đối, dư thừa nhà ở cao cấp, diện tích lớn, tỷ lệ lấp đầy không cao. Đầu tư phát triển KĐTM tràn lan, mất cân đối. 3.1.2. Sơ lược quá trình ĐTH và phát triển không gian Thủ đô Hà Nội Tổng diện tích tự nhiên khoảng 3.344km2; bao gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã; dân số: 6.472.200 người, (2008). 7.146.200 người (2013). Là vùng có điều kiện tự nhiên và xã hội khá thuận lợi để XD và PTĐT. Quá trình ĐTH của Hà Nội đã trải qua nhiều thay đổi. Giai đoạn 2008 – nay, đánh dấu bằng quyết định lịch sử về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội, nâng diện tích tự nhiên lên gấp 3 lần, lớn thứ 13 thế giới. Thủ đô mở rộng bao gồm cả tỉnh Hà Tây cũ, phát triển theo mô hình chùm đô thị: Đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh (Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn), 3 thị trấn sinh thái (Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn), có các trục xuyên tâm và dải xanh đan xen cho phép phát triển các khu mới ra xa trung tâm, có những vùng đệm xanh giữa khu mới và thành phố cũ. 3.2. Quá trình hình thành và phát triển các KĐTM ở Hà Nội Các giai đoạn phát triển KĐTM Hà Nội luôn gắn liền với các mốc phát triển kinh tế và định hướng của các Đồ án QHC Thủ đô. Trước năm 1997, chưa có khái niệm KĐTM mà chỉ là khu nhà ở hay khu xây dựng tập trung. Từ 1998, các dự án KĐTM được hình thành với tốc độ mạnh mẽ, quy mô các KĐTM tăng lên nhanh chóng. Đến năm 2014, trên địa bàn Hà Nội mở rộng có trên 200 đồ án quy hoạch KĐTM được triển khai thiết kế. Trong đó địa bàn Hà Nội (cũ) đã nghiên cứu quy hoạch trên 180 KĐTM với quỹ đất trên 2.500ha, có khả 12 năng giải quyết 25-30 triệu m2 sàn nhà ở. Bên cạnh các ưu thế về hình ảnh một môi trường sống hiện đại, tiện nghi, an toàn và sang trọng, không ít vấn đề đã nảy sinh do sự chưa hợp lý về vị trí phân bố, quy mô KĐTM, về sự quá tải, xuống cấp, kết nối kém với xung quanh và các vấn đề xã hội – môi trường khác. 3.3. Phân tích thực trạng PT KĐTM trên địa bàn Hà Nội theo hướng BV 3.3.1. Về khía cạnh kinh tế 13 Hình 3.3: Vị trí các dự án phát triển đô thị trong Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội [Tác giả tổng hợp theo nguồn [12] Vị trí phân bố hệ thống KĐTM trong tương quan chung cấu trúc toàn đô thị chưa hợp lý : Hệ thống KĐTM đã xây dựng chưa hình thành đều khắp theo QHC, đa phần tập trung quanh đô thị trung tâm, chưa đáp ứng được việc giảm tải dân khu trung tâm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển dân số trên toàn địa bàn. Hầu hết các KĐTM đều được xây dựng ngay cạnh các trục giao thông, một số bám mặt 2 đến 3 tuyến đường chính gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường ở. Các KĐTM chưa làm được nhiệm vụ gắn kết vùng cũ và vùng mới. Tiếp cận các khu chức năng của thành phố chưa thuận lợi KĐTM ở các đô thị vệ tinh và các trung tâm thị trấn đều có sự liên kết và tương tác rất yếu với đô thị trung tâm; Người dân phải mất khoảng 60-90 phút, thậm chí hơn để đi từ các đô thị vệ tinh đến đô thị trung tâm hoặc ngược lại bằng GTCC, khoảng 45-60 phút nếu sử dụng xe máy hoặc ô tô nên khó có thể đi làm thường xuyên ở đô thị trung tâm và ngược lại. Quy mô các KĐTM chưa hợp lý, chưa bảo đảm tính kết nối cũng như khả năng tiếp cận trong nội bộ Có khá nhiều dự án KĐTM lớn (25% số lượng) nhưng rất nhiều dự án mới chỉ đang trong giai đoạn triển khai chưa đi vào sử dụng được trong đà suy thoái BĐS hiện nay - chứng tỏ sự thiếu bền vững của một mô hình”quá khổ”. Mức độ đáp ứng thấp lợi ích kinh tế của CĐT và nhu cầu người mua nhà Tỷ lệ lấp đầy nhà ở trong KĐTM không cao và càng ngày càng có xu hướng thấp dần ở các khu xây dựng gần đây, hậu quả nhãn tiền của việc không đánh giá đúng thị trường dân cư tiềm năng. Hiện tượng đầu cơ nhà đất và đáp ứng chỉ tiêu tài chính: Một số nhà được coi là đã mua trên giấy tờ nhưng trên thực tế thì không ai đến ở. Hiện tượng đầu cơ này như một hệ lụy của quá trình ”sốt” BĐS trước kia, không đáp ứng được mục tiêu tài chính của CĐT và người mua nhà. Hệ thống hạ tầng xã hội chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tính toán kỹ lưỡng về nhu cầu sử dụng Thiếu quy hoạch hợp lý không gian dịch vụ tạo nguồn thu bảo đảm bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ và bảo trì. Phần lớn các KĐTM chỉ đáp ứng được nhu cầu trông giữ xe đạp, xe máy do diện tích đất quy hoạch làm bãi trông giữ xe (ô tô) đã bị chuyển thành đất xây dựng nhà ở để phục vụ mục đích kinh doanh trước mắt. Quy hoạch không xác định đất xây chợ mà chỉ có siêu thị, 14 không đáp ứng nhu cầu của người dân trong KĐTM, dẫn đến hình thành các khu chợ cóc tạm bợ; những sạp bán rau, thực phẩm, tạp hóa tự phát trong các tòa nhà. QCVN về cây xanh KĐTM là 7m2/đầu người hầu như chưa đạt được. Ở một số khu diện tích cây xanh trên đầu người là rất thấp, thậm chí dưới 1m2. Các KĐT, KTĐC mới hiện thiếu gần 60 trường công lập từ cấp mầm non đến trung học cơ sở, dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học nhờ, học trái tuyến ở nơi khác, nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp trong quản lý, phức tạp về giao thông đô thị và gây bức xúc cho người dân. Số lượng phòng khám tại các KĐTM quá ít so với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, nhiều KĐTM vắng bóng hoàn toàn phòng khám y tế như Văn Quán-Yên Phúc, Pháp Vân-Tứ Hiệp chỉ có các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Cân đối cung - cầu trong cấu trúc KĐTM Khảo sát các KĐTM, đa phần người dân sẵn sàng và có đủ khả năng chi trả các phí dịch vụ và chi tiêu trong địa bàn KĐTM phục vụ các nhu cầu hàng ngày của cá nhân và gia đình.Trong khi đó Ban Quản lý KĐTM thường chỉ chú trọng đến “bán nhà một cục” để kinh doanh và thu hồi vốn, thu lợi nhuận ngay từ đầu mà không chú ý đến những bất cập về sau khi thiếu các khu vực, các diện tích chức năng khác trong quy hoạch tổng thể cấu trúc KĐTM. Như vậy, cấu trúc KĐTM không đáp ứng được ”nhu cầu tiêu tiền hàng ngày” của người dân sống trong đó. Khi nhà cửa, hạ tầng đến hạn bảo trì bảo dưỡng thì BQL lại tìm nguồn kinh phí bằng cách tăng phí đổ lên đầu các hộ gia đình. Cung và cầu không gặp nhau, bài toán bền vững về kinh tế không đảm bảo. Vai trò của KĐTM trong điều chỉnh không gian phân bố dân cư, hệ thống HTKT, liên kết bền vững khu vực xung quanh còn hạn chế. Trên thực tế, vai trò là động lực phát triển vùng lân cận của các KĐTM chưa được thể hiện rõ nét, chưa phù hợp với nhu cầu dân cư xung quanh, cũng như chủ trương TĐC và giảm tải dân ở những vùng cao điểm. 3.3.2. Về khía cạnh xã hội - Khả năng tiếp cận của người dân tới GTCC và các dịch vụ đô thị, đáp ứng nhu cầu giao thông bền vững chưa được quan tâm đúng mức, tuy đã có song còn thiếu, phân bổ rải rác, chưa được tính toán kỹ lưỡng. - Khả năng đáp ứng linh hoạt nhu cầu thay đổi nhà ở của người dân trong quá trình biến đổi KT-XH và biến đổi cơ cấu gia đình. Các loại hình nhà còn đơn điệu và các tỷ lệ về số lượng các loại nhà cũng không được nghiên cứu kỹ. 15 - Giảm tỷ lệ nghèo và thất nghiệp của vùng lân cận, ảnh hưởng tốt đến trật tự an ninh địa phương chưa thể hiện rõ; ở các KĐTM, nhất là những khu ở vùng ven đô, sự chuyển dịch thành phần lao động theo hướng nhiều người có việc làm với thu nhập cao hơn, bền vững hơn... chưa được thể hiện rõ. - Khả năng đáp ứng đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn giá trị văn hóa - lịch sử của khu vực có KĐTM: nhìn chung các dự án đều thực hiện đúng theo luật Bảo tồn di sản, khoanh vùng, không xâm phạm các công trình di tích tín ngưỡng đã được xếp hạng nằm trên địa bàn các KĐTM. Tuy nhiên, các KĐTM xây dựng trên nền các làng nghề cổ ngoại ô nhìn chung không có sự liên kết phát huy hữu cơ giữa “khu làng cũ” và “khu đô thị mới”. - Sự tham gia của người dân trong công tác lập và quản lý các KĐTM trên địa bàn Hà Nội còn quá ít, người dân chưa thực sự tham gia vào quá trình giám sát việc triển khai dự án. Các CĐT thì chỉ muốn xây nhà nhanh để bán mà ít quan tâm đến vấn đề này. Mức độ hài lòng của người dân về sự tham gia còn thấp. 3.3.3. Về khía cạnh môi trường - Đa phần KĐTM được quy hoạch xây dựng trên quỹ đất xây dựng mới, được tính toán mật độ dân cư phù hợp đã bước đầu tạo dựng được môi trường sống có chất lượng: hài hoà và cân đối các yếu tố phát triển, con người sống gần với thiên nhiên hơn, thuận cho sức khoẻ cộng đồng. Tỷ lệ khá cao số người dân KĐTM tỏ ra hài lòng với môi trường ở trên phương diện ”yên tĩnh, tốt cho sức khỏe”, đặc biệt người già và trẻ em. Bảng 3.6: Đánh giá của người dân về 9 yếu tố môi trường sống tại các KĐTM (điểm 5: tốt nhất, hài lòng nhất; điểm 1: không hài lòng) TT Tiêu chí Linh Đàm Việt Hưng Ciputra 1 Cảnh quan 3,8 3,6 4,4 2 Chất lượng thiết kế nhà ở 3,6 3,8 3,7 3 Mức độ thuận tiện dịch vụ công cộng 3,3 3,3 3,8 4 Sạch sẽ, vệ sinh 3,8 3,9 4,6 5 An ninh, an toàn 4,1 4,2 4,4 6 Yên tĩnh, thanh bình 4,3 4,6 4,5 8 Mức độ thân thiện của người dân 4,1 3,7 4,2 9 Chất lượng bảo trì bảo dưỡng 3,2 2,9 3,8 10 Công tác quản lý khu ở 3,5 3,9 4,2 Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra của tác giả năm 2013 16 - Kiến trúc cảnh quan theo kiểu "không gian lòng chảo" (đất ở cao tầng bám theo các trục đường lớn quanh khu, đất ở và công trình thấp tầng bố trí bên trong lõi) làm tăng hiệu quả sử dụng đất nhưng làm giảm giá trị cảnh quan đối với công trình thấp tầng; bức tường cao tầng thiếu điểm nhấn, dàn trải làm giảm giá trị cảnh quan của KĐTM - Trong định hướng quy hoạch không gian chung, đã cố gắng bố trí các vị trí xây dựng KĐT không ảnh hưởng đến vành đai an toàn nông nghiệp, các vành đai xanh và nêm xanh. Các KĐTM xây dựng hiện nay cũng đều cố gắng hạn chế không phá hủy hệ thống tự nhiên (cảnh quan, kênh mương, cây xanh). Tuy nhiên, diện tích công viên, cây xanh, mặt nước vẫn đang là một hạn chế ở nhiều KĐTM do việc ưu tiên nhà ở và thương mại dịch vụ, cắt giảm những diện tích để làm vườn hoa, hồ nước, công viên, sân bãi TDTT. - Chưa có phân loại rác thải ngay từ nguồn hộ gia đình, chưa có chương trình tái chế, tái sử dụng rác thải hộ gia đình và các chất thải khác. Rác thải hệ thống 3R đã triển khai tuy nhiên chỉ với quy mô nhỏ. 50% số người dân không hài lòng về dịch vụ quản lý và xử lý rác thải. - Sử dụng nước: ít có KĐTM thỏa mãn được tiêu chuẩn diện tích thấm nước của mặt đất ngoài nhà không dưới 40% vì mật độ XD quá cao. Khu Trung Hòa – Nhân Chính chỉ số này chỉ vào khoảng 15%, Việt Hưng 20%. - Sử dụng năng lượng bền vững: hầu hết các khu ĐTM chưa có động thái nào hiệu quả để quảng bá và triển khai nội dung này. - Các KĐTM đều được trang bị các họng nước cứu hỏa, đường đi cho các xe cứu hỏa tiếp cận đến từng khu nhà. Các khối nhà cao tầng đều được tính toán chống động đất theo Quy chuẩn. Tuy nhiên, chưa có các tính toán tầm cao hơn cho khả năng ứng phó với lũ lụt, thiên tai: các phương tiện cứu hộ, các nơi trú ẩn khẩn cấp khoảng 50% số KĐTM không có/ không đủ năng lực ứng phó với BĐKH và các thảm họa. 3.3.4. Về khía cạnh thể chế Sự phức tạp, chưa hiệu quả của quy trình lập, phê duyệt và cấp phép xây dựng dẫn đến tình trạng phát triển KĐTM “tự phát”. Đầu tư một dự án KĐTM trung bình sẽ gồm 33 thủ tục/dự án. Theo tính toán của Cục Phát triển Đô thị - Bộ Xây dựng thì trung bình một dự án từ khi bắt đầu đến khi khởi công phải mất 3 năm làm thủ tục (2013). Phối hợp không hiệu quả giữa tư vấn lập quy hoạch và chủ đầu tư dự án KĐTM, nhiều “dự án treo” vì thiếu quy hoạch KĐTM tỷ lệ 1/500. 17 Vấn đề điều chỉnh mục đích sử dụng đất sau khi phê duyệt QHCT: Sau khi được phê duyệt, do chạy theo lợi nhuận, phần lớn các dự án đầu tư KĐTM đều có sự điều chỉnh so với QH ban đầu: tăng mật độ xây dựng, tăng chiều cao công trình, tăng diện tích sàn xây dựng, chuyển chức năng sử dụng đất từ dịch vụ công cộng sang công trình hỗn hợp có chức năng nhà ở tạo tiền lệ xấu, biểu hiện sự lỏng lẻo trong quản lý xây dựng, vi phạm quy định về điều chỉnh QH, gây nên sự mất cân đối và thiếu bền vững trong phát triển KĐTM. Năng lực và hiệu quả quản lý đô thị trong KĐTM: công tác quản lý phát triển các KĐTM theo quy hoạch còn nhiều yếu kém, hiệu quả chưa cao. Việc công bố, công khai quy hoạch được duyệt còn chậm và mang tính hình thức. Mô hình quản lý của UBND các phường chưa thật sự chuyên nghiệp. Có đến 70% cán bộ QLĐT cấp quận/ phường chưa có khái niệm cơ bản về PTBV. Sự tham gia của cộng đồng trong lập QH và quản lý KĐTM chưa hiệu quả. 35% người dân không hài lòng về sự kết nối với Ban Quản lý, đại diện CĐT. 3.4. Đánh giá chung về phát triển các KĐTM của Hà Nội theo hướng bền vững 3.4.1. Những kết quả đạt được - Bước đầu tạo nên thị trường cung cấp nhà ở sôi động và phong phú, có tính cạnh tranh trong đó người dân có nhiều lựa chọn hơn, cung tiến gần cầu hơn. - Tạo sự biến đổi về chất lượng sống trong đó người dân có môi trường sống thuận lợi, tiện nghi, hiện đại, thân thiện với môi trường, tốt hơn cho sức khoẻ cộng đồng dân cư. - Hình thành một phương thức QLĐT hiện đại với nếp sống mới trên nền kỹ thuật hạ tầng được đầu tư khá đồng bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại, tạo tiền đề tốt cho việc nâng cao ý thức và kỹ năng quản trị đô thị của chính quyền và cư dân. 3.4.2. Những điểm thiếu bền vững trong PT KĐTM HN Liên kết vùng và vị thế trong khu vực còn hạn chế; Cơ cấu không gian trong bản thân KĐTM chưa hợp lý; Hạ tầng kỹ thuật đấu nối kém, không đồng bộ; Sự thiếu bền vững của các công trình kiến trúc trong khu; Quản lý đầu tư, triển khai QHXD, QLĐT thiếu đồng bộ; Chính sách còn thiếu hụt và chồng chéo về nội dung; Chưa nhận diện rõ đối tượng cư dân tiềm năng; Chưa quan tâm thích đáng đến chất lượng ở và cách thức ở của dân; Thiếu tầm nhìn chiến lược PTBV trong các lĩnh vực liên quan. 18 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU ĐÔ THỊ MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 4.1. Các căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp PT KĐTM theo hướng BV trên địa bàn Hà Nội 4.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người của Hà Nội đạt 4.100-4.300 USD; quy mô dân số đạt 7,2-7,3 triệu người, tỷ lệ ĐTH khoảng 46-47%. Với mục tiêu nâng diện tích nhà ở lên 23-24m2/người vào năm 2015 và 25-30m2/người năm 2020, đến năm 2015, ước lượng cần phải cung cấp thêm hơn 18 triệu m2 nhà ở, và đến năm 2020 số đó sẽ là gần 40 triệu m2. Các dự án KĐTM sẽ phải “gánh vác” nhu cầu này. 4.1.2. QHC XD Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 Theo QHC, PTĐT Hà Nội được chia nhiều giai đoạn, với 3 xu hướng tập trung phát triển KĐTM tại khu nội đô mở rộng, chuỗi đô thị phía Nam sông Hồng, khu phía Bắc sông Hồng và tại 5 đô thị vệ tinh - 3 đô thị sinh thái. Các KĐTM theo quy hoạch được gắn liền với các trục giao thông, các KCN sẽ là một thuận lợi cho việc phát triển khu ở đô thị Hà Nội. 4.1.3. Yêu cầu phát triển bền vững của quốc gia Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012; Quyết định số 160/QĐ-TTg ngày 15/1/2013 là những căn cứ và tiền đề cơ bản để triển khai PTBV các lĩnh vực, bao gồm cả KĐTM. Trong thời gian tới, việc đưa ra các bộ chỉ tiêu giám sát PTBV cho các ngành/ lĩnh vực đã được Chính phủ đưa lên làm nhiệm vụ hàng đầu, là cơ sở cho việc kiến nghị lập bộ khung tiêu chí cho PT các KĐTM theo hướng bền vững. 19 W o T S 4.1.4. Các lợi thế, cơ hội và thách thức đối với PT các KĐTM theo hướng BV trên địa bàn Hà Nội Bảng 4.1: Phân tích SWOT về PTBV các KĐTM trên địa bàn Hà Nội Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weeknesses) - Xây dựng hình ảnh đô thị mới văn minh, hiện đại, năng động cho Hà Nội - Có nhiều đóng góp về cải thiện kinh tế, môi trường sống, dịch vụ hạ tầng cho khu vực xây dựng địa phương - Giải quyết được một phần nhu cầu do sự quá tải chỗ ở cho đô thị Hà Nội - Góp phần phát triển nhà ở có định hướng và kế hoạch cho Thành phố, tạo cơ sở và động lực cho phát triển các ngành các trong cấu trúc chung ĐT - Có tầm ảnh hưởng trong việc thay đổi lối sống đô thị cho người dân trong và ngoài khu - Cơ cấu quy hoạch, quy mô các KĐTM chưa đồng bộ với xung quanh cũng như toàn thành phố - Liên kết xã hội/ hạ tầng trong và ngoài khu còn lỏng lẻo; vai trò điều chỉnh mật đô dân số toàn TP hạn chế - Tỷ lệ và chất lượng nhà ở, công trình công cộng chưa phù hợp với nhu cầu - Tiết kiệm năng lượng, xử lý chất thải và ứng phó với các vấn đề môi trường, BĐKH còn bất cập - Tồn tại khoảng cách cung - cầu - Chính sách thiếu và bất cập, thiếu các quy định cụ thể phù hợp lồng ghép PTBV - Năng lực quản lý còn nhiều yếu kém,chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng Cơ hội (Oppotuninies) Thách thức (Threaths) - ĐTH mạnh mẽ cùng gia tăng dân số tại Hà Nội, nhất là sau khi mở rộng 2008 - Sự quan tâm của chính quyền về QHPTĐT và PTBV ngày càng tăng - Hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hóa, thị trường nhà ở ngày càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài - Nhận thức của người dân ngày càng mở rộng cùng với xu hướng ở mới cổ vũ thuận lợi cho PTBV KĐTM - Khả năng đáp ứng tài chính cho nhu cầu ở của người dân ngày càng ổn định - Các vấn đề về xã hội nảy sinh trong phát triển kinh tế - xã hội - Quá tải về hạ tầng ĐT và hạ tầng XH trong toàn thành phố - Quỹ đất xây dựng ngày càng cạn kiệt - BĐKH và rủi ro thiên tai gây ảnh hưởng đến môi trường đô thị - Gia tăng ô nhiễm môi trường - Thị trường BĐS suy thoái cùng với sự khó khăn của nền kinh tế Nguồn: Đề xuất của tác giả 4.2. Định hướng PT các KĐTM theo hướng BV trên địa bàn Hà Nội 4.2.1. Quan điểm định hướng PTBV các KĐTM trên địa bàn Hà Nội - PT KĐTM Hà Nội đặt trong bối cạnh PTBV toàn đô thị Hà Nội với nguyên tắc QH dựa trên những ưu đãi của thiên nhiên để cải thiện chất lượng ĐT thay vì dựa quá nhiều vào yếu tố công nghệ, liên kết khung thiên nhiên với khung ĐT. 20 - Tuân thủ quy mô trong QHC Thành phố, phát triển tập trung ở mức đủ lớn để sử dụng tiết kiệm đất, điều kiện cung cấp dịch vụ đô thị, CSHT và TKNL để có phương án sử dụng tối ưu về không gian và sử dụng đất, tôn trọng địa hình và cảnh quan tự nhiên, giảm sự mở rộng xâm lấn vào đất tự nhiên. Mặt khác, với tư cách là một đơn vị ở, KĐTM lại cũng cần thỏa mãn quy mô sao cho bán kính phục vụ các CTCC và CSHT hợp lý cho người dân tiếp cận. - Môi trường sống có tính linh hoạt rất cao để cư dân có thể điều chỉnh theo nhu cầu trong vòng đời của mình mà không cần phải di chuyển đến nơi khác. Do đó, không nên chỉ áp dụng một loại mô hình KĐTM, sử dụng chỉ cùng một chỉ tiêu quy hoạch cho toàn hệ thống KĐTM trên địa bàn Hà Nội. 4.2.2. Định hướng cụ thể phát triển các loại hình KĐTM Theo chức năng và tính chất, nên hình thành các laoij KĐTM khác nhau tại các địa điểm khác nhau trong thành phố. Các KĐTM tổng hợp có thành phần dân cư đa dạng, mức độ sử dụng hỗn hợp đất cao, quy mô đất đai rộng rãi, liền kề các khu vực chức năng mật độ cao hay các dự án quy mô PT mới, gần các đầu mối giao thông chính được bố trí ở trung tâm các vùng đô thị trong các khu nội đô mở rộng và các KĐT mở rộng phía Nam, Bắc sông Hồng. KĐTM "độc lập" đảm bảo đầy đủ các công trình công cộng cấp 1 trong phạm vi bán kính đi bộ 500m từ các nhóm nhà, nhà ở hỗn hợp phục vụ nhu cầu đa dạng phát triển ở vùng ngoại ô cũ của Thành phố. KĐTM biệt lập tuy không khuyến khích phát triển nhưng có thể xem xét và bố trí thành một vài khu vực nhỏ trong cấu trúc một KĐTM, dưới dạng một số cụm nhà, nhóm nhà để đáp ứng nhu cầu một bộ phận nhỏ dân cư . KĐT sinh thái là mô hình rất lý tưởng trong PTBV nhưng đòi hỏi phải có CSHT, KT-XH và quy hoạch hoàn chỉnh. Loại hình này cần từng bước phát triển tại các khu vực ven đô có không gian rộng và chưa bị đô thị hóa nhiều. Về quy mô: có thể phát triển trên diện rộng, phổ cập nhất là từ 30-100ha, qui mô 4.000 - 12.000 người, mật độ ở 160-200người/ ha và có khoảng cách đảm bảo đi bộ từ trung tâm khu đất đến biên là 5 phút, giải quyết tốt khả năng tiếp cận mạng lưới GTCC ĐT. 4.2.3. Định hướng phát triển về không gian Trong cấu trúc không gian đô thị chung của Thành phố, hệ thống KĐTM sẽ được phân bổ trên nguyên tắc lồng ghép (tích hợp) hợp lí với các khu vực đô thị khác để bảo đảm các yêu cầu về mật độ, hạ tầng, thời gian di chuyển, tính kết nối không gian. Ba xu hướng tập trung phát triển tại khu nội đô mở rộng, chuỗi đô thị phía Nam sông Hồng, khu phía Bắc sông Hồng và tại 5 đô thị vệ tinh cũng như 3 21 đô thị sinh thái, với KĐTM theo quy hoạch gắn liền với các trục giao thông, các khu công nghiệp, được ưu tiên về điều kiện cảnh quan. 4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững 4.3.1. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả Sửa đổi quy trình đầu tư vận hành KĐTM ngắn gọn và hiệu quả, đưa PTBV vào nội dung đầu tư; lựa chọn và áp dụng bộ chỉ tiêu bền vững cho KĐTM về xã hội, kinh tế và môi trường. Trong 33 thủ tục đầu tư một dự án KĐTM cần bỏ bớt và ghép một số thủ tục để giảm thời gian trung bình xuống còn từ 5 tháng đến 1năm/ dự án. Bảy thủ tục cần xem xét loại bỏ gồm: xác nhận ranh giới đất không có tranh chấp, khiếu kiện; thoả thuận của địa phương (nơi có đất) về địa điểm của dự án; chấp thuận đề cương nhiệm vụ đồ án QHCT XD tỷ lệ 1/500; chấp thuận lập nhiệm vụ QHCT xây dựng tỷ lệ 1/500; chấp thuận ranh giới ô đất lập QHCT XD tỷ lệ 1/500 và lập dự án; chấp thuận ranh giới ô đất lập QHCT xây dựng tỷ lệ 1/500 và lập dự án tại địa phương có đất; thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với DA đầu tư trong nước. 4.3.2. Giải pháp tăng cường tính đồng bộ và linh hoạt trong quy hoạch phát triển Nâng cao tỷ lệ lấp đầy bằng các chủ trương linh hoạt về các loại nhà trong KĐTM và phương thức XH hóa xây dựng CSHT trên cơ sở một QHCT đầy đủ chức năng. Tăng cường PTBV về giao thông trong và ngoài KĐTM, chú trọng phát triển giao thông tĩnh. Xây dựng và phát triển hệ thống GTCC và xe bus nhanh. Xây dựng hệ thống giao thông cao tốc, hiện đại với tàu điện ngầm, hệ thống đường sắt trên cao. 4.3.3. Giải pháp đảm bảo nguồn vốn và nguồn nhân lực chất lượng cao Tăng cường giám sát khả năng tài chính của các chủ đầu tư; Huy động các nguồn vốn khác nhau bằng phương thức xã hội hóa xây dựng CSHT; Bổ sung quy định các CĐT phải ký quỹ ngân hàng một khoản vốn tương đương một tỷ lệ % tối thiểu trên tổng chi phí dự án để đảm bảo thực hiện việc xây dựng KĐTM theo đúng tiến độ được phê duyệt. Bên cạnh đó, hỗ trợ các DN thông qua các chính sách tiền tệ. Tăng cường mô hình hợp tác nhà nước - tư nhân trong lĩnh vực phát triển và cung cấp dịch vụ đô thị, tạo điều kiện cho tư nhân tham gia nhiều hơn. Tăng cường năng lực nhân lực cho các cơ quan lập và quan lý quy hoạch; đầu tư hệ thống GIS 3D và các phương tiện hiện đại trong công tác lập QHĐT và QLĐT. 4.3.4. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch PTĐT Tổ chức lấy ý kiến và tăng cường tham gia của người dân trong quy hoạch, quản lý KĐTM công khai, rộng rãi và quy chế hóa. Luật hóa chính sách, khẳng 22 định chính thức quyền lợi cơ bản của người dân trong QHPTĐT. 4.3.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH Áp dụng các giải pháp đa dạng nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm chất thải rắn. Tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng tái tạo. Tiết kiệm năng lượng cho KĐTM thông qua các giải pháp quy hoạch - kiến trúc. Áp dụng tiêu chí công trình xanh đến từng tòa nhà trong KĐTM. 4.3.6. Phân định rõ trách nhiệm từng tổ chức liên quan 4.3.6.1. Chính phủ và Bộ Xây dựng - Sửa đổi quy trình đầu tư vận hành KĐTM ngắn gọn và hiệu quả, bỏ bớt và ghép một số thủ tục; đưa tiêu chí PTBV vào nội dung đầu tư KĐTM. - Thực hiện dự án xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và mô hình QLĐT thông minh tại các đô thị lớn. - Xây dựng các chính sách liên quan để hỗ trợ hợp lý, phù hợp thực tế, như việc ban hành Luật Năng lượng tái tạo 4.3.6.2. UBND Thành phố Hà Nội và các Sở ban ngành - Chủ động tổ chức nghiên cứu về thị trường nhà ở để làm cơ sở thực hiện chiến lược phát triển nhà ở. Thực hiện tổng điều tra về nhu cầu và khả năng chi trả cho cải thiện nhà ở của người dân, đồng thời điều tra về tỷ lệ nhập cư phi chính thức, xu hướng mua nhà Thủ đô của người dân ở các địa phương,. - Điều tra nhu cầu và thành phần dân cư trong từng KĐTM, để có những đầu tư, tính toán và điều chỉnh hợp lý và nhanh chóng trong vận hành sử dụng và nâng cấp. Xác định các khu vực xây dựng nhà ở mới với chỉ tiêu phù hợp cho các đối tượng có thu nhập trung bình (chiếm khoảng 50% quỹ nhà ở mới) tại các vị trí phù hợp. - Rà soát hệ thống quy hoạch, nâng cao tính khả thi của từng quy hoạch, không chỉ riêng QHXD trên tinh thần tuân thủ QH tổng thể KT-XH của Hà Nội. - Lập lại trật tự xây dựng ở đô thị, quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư và xây dựng. Xây dựng khung xử phạt hợp lý đối với các CĐT không thực hiện theo đúng quy hoạch trong quá trình xây dựng KĐTM trên địa bàn. - Xây dựng mô hình quản lý mới, nâng cao trình độ, năng lực và kiến thức chuyên môn của cán bộ và nhân viên trong bộ máy hành chính đô thị. - Xây dựng chương trình quy hoạch chỉnh trang cải tạo nội thành, cải tạo mạng lưới đường giao thông hiện hữu, phát triển giao thông tĩnh, xây dựng và phát triển hệ thống GTCC, hình thành hệ thống xe bus nhanh, tàu điện ngầm, đường sắt trên cao. - Quy chế hóa việc lấy ý kiến của người dân trong quy hoạch, quản lý KĐTM. 23 4.3.6.3. Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn - Chủ động khảo sát và phân tích nhu cầu ở của khu vực dự án và khu vực lân cận, phân tích và xác định rõ đối tượng cư dân tiềm năng đồng thời đánh giá xu thế phát triển loại hình KĐTM để có phương án phù hợp với nhu cầu phát triển của khu vực. - Ngay trong giai đoạn nghiên cứu lập QHCT xây dựng 1/2.000 và 1/500, CĐT cần lựa chọn và áp dụng bộ chỉ tiêu bền vững cho KĐTM. - Trong quá trình GPMB, CĐT cần có kiến nghị điều chỉnh ranh giới quy hoạch và các điều chỉnh khác linh hoạt và phù hợp để phục vụ người dân, chẳng hạn như xây dựng chợ và ưu tiên sắp xếp các hộ gia đình mất đất nông nghiệp vào kinh doanh trong chợ, vừa giải quyết được nhu cầu chợ vẫn thiếu trong khu, vừa giải quyết được nhu cầu việc làm. KẾT LUẬN KĐTM là một không gian địa lý - kinh tế trong đô thị, được hình thành từ việc đầu tư xây dựng mới đồng bộ theo quy hoạch và phát triển tuân thủ theo quy hoạch, với chức năng chính là cung cấp một môi trường sống hài hòa, văn minh, hiện đại và bền vững cho cư dân đô thị. Tính tất yếu phát triển các KĐTM theo hướng BV cần được nhìn nhận đa chiều từ các giác độ quy hoạch, tổ chức không gian, bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường trên một nền thể chế hiệu quả. Mức độ PT của các KĐTM theo hướng BV có thể được đánh giá thông qua các tiêu chí định lượng như: tỷ lệ lấp đầy, cân bằng cung cầu về kinh tế, bán kính và chất lượng giao thông và các dịch vụ công cộng, môi trường nước và không khí, khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai; các tiêu chí định tính như: sự hài lòng của cư dân, sự kết nối với các lãnh thổ liền kề và cả hệ thống đô thị, sự gia tăng việc làm của người dân trong và ngoài KĐTM, và đặc biệt là sự tham gia của người dân trong tất cả quá trình hình thành và phát triển của KĐTM. Hiện trạng phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội đã bước đầu thể hiện một số yếu tố bảo đảm cho PTBV như: có một quy hoạch chung về không gian rõ ràng làm tiền đề, các điều kiện phát triển KT-XH cũng như điều kiện tự nhiên thuận lợi cho xây dựng phát triển các KĐTM, các thiết kế quy hoạch KĐTM có nhiều ưu việt hơn những khu ở cũ nên nhận được sự ủng hộ của chính quyền cũng như người dân. Bên cạnh các yếu tố thuận lợi, sự phát triển các KĐTM trên địa bàn Hà Nội cũng bộc lộ một số bất cập về quy hoạch, hạ tầng, tổ chức quản lý, liên kết phát triển,... có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới tính bền vững trong phát triển 24 như: Liên kết vùng và vị thế KĐTM trong khu vực còn hạn chế; Cơ cấu không gian trong bản thân KĐTM chưa hợp lý; Hạ tầng kỹ thuật đấu nối kém, không đồng bộ; Sự thiếu bền vững của các công trình kiến trúc; Quản lý đầu tư, triển khai QHXD, QLĐT thiếu đồng bộ; Chính sách thiếu hụt và chồng chéo về nội dung; Chưa nhận diện rõ đối tượng cư dân tiềm năng; Chưa quan tâm thích đáng đến chất lượng ở và cách thức ở của dân; Thiếu tầm nhìn chiến lược PTBV trong các lĩnh vực liên quan. Do đó cần có các định hướng và giải pháp đồng bộ để PTBV KĐTM trên địa bàn Hà Nội qua cách tiếp cận hệ thống và tổng thể trên phạm vi toàn Thành phố tới từng khu riêng lẻ để tạo lập một hệ thống KĐTM bền vững trên cơ sở một cơ thể đô thị lớn cũng bền vững trong phát triển. Thời kỳ đến năm 2020 và 2030, PTBV các KĐTM tại Thủ đô Hà Nội phải phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH quốc gia và Hà Nội, hướng tới mục tiêu xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại của cả nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Hà Nội cần chú trọng phát triển các loại hình KĐTM hiện đại, văn minh, thân thiện với môi trường, có chức năng và quy mô phù hợp, hài hòa trong cấu trúc không gian đô thị toàn thành phố, phát triển tập trung xen với không gian và hành lang xanh mở, giữ gìn và tận dụng khung địa hình tự nhiên để PTBV. Để đạt các mục tiêu đó, Hà Nội cần thực thi kiên quyết và đồng bộ nhiều giải pháp: hoàn thiện cơ chế, chính sách - đặc biệt quan tâm về cơ chế chính sách về tạo nguồn vốn, thu hút đầu tư; tăng cường hiệu quả hiệu lực của công tác quy hoạch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tích cực bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên, ứng phó với BĐKH, huy động sự tham gia của cộng đồng Đặc biệt, cần sửa đổi một số thủ tục và hướng tiếp cận, quan điểm trong quy trình đầu tư, xây dựng và quản lý KĐTM phù hợp theo hướng PTBV. Với các kết quả nghiên cứu đã đạt được, tác giả luận án hi vọng sẽ đóng góp một phần cho phát triển các KĐTM tại Hà Nội và Việt Nam trong tương lai theo hướng bền vững. Tuy vậy, do việc nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi khá rộng của các KĐTM Hà Nội trong khi hệ thống số liệu thiếu và không nhất quán, không liên tục nên dù tác giả đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành luận án nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước để tiếp tục hoàn thiện và phát triển hơn nữa nghiên cứu của mình.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_cac_khu_do_thi_moi_theo_huong_ben.pdf
Luận văn liên quan