Với những nghiên cứu của tác giả thì luận án đã đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất: Tác giả đã hệ thống hóa một cách cụ thể những vấn đề
lý luận cơ bản về DVPTD của NHTM như: Khái niệm, đặc điểm,
phân loại DVPTD cũng như vai trò của DVPTD, các chỉ tiêu đánh
giá phát triển DVPTD các NHTM nước ngoài trong việc phát triển
DVPTD của NHTM từ đó rút ra những bài học cho các NHTM VN.
12 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2985 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế buộc các NHTM VN phải đương đầu
với sức ép cạnh tranh quốc tế với sự thâm nhập của các NHTM nước
ngoài, mạnh hơn về công nghệ, năng lực tài chính, chủng loại và
chất lượng DV, tính chuyên nghiệp trong kinh doanhCác NHTM
VN buộc phải cũng cố và tăng cường khả năng cạnh tranh thông qua
việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ. Đặc biệt là các
DVPTD, khi mà DVTD luôn chứa đựng rủi ro cao.
Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của việc phát triển DVPTD,
các NHTMVN đã và đang nổ lực cố gắng thực hiện nhiều giải pháp
để phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các DVNH. Đặc
biệt là DVPTD nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách
hàng. Phát triển DVPTD đã trở thành một trong những mục tiêu của
chương trình tài cơ cấu hệ thống NHTM. Tuy nhiên, so với các nước
khác trong khu vực và trên thế giới, sự phát triển của DVTD nói
chung và DVPTD nói riêng ở VN còn có khoảng cách quá xa, đòi
hỏi phải được tập trung mọi nguồn lực để đầu tư và phát triển. Xuất
phát từ tình hình thực tế hiện nay, Tác giả đã lựa chọn “Phát triển
dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt
Nam” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
(1) Nghiên cứu mô hình/ khung phân tích nào thích hợp và xây dựng
hệ thống các câu hỏi khảo sát để đánh giá phát triển DVPTD của các
NHTMNN VN?
2
(2) Luận giải những vấn đề lý luận về DVNH, DVPTD NH, trên cơ
sở đó vận dụng, làm rõ được các khía cạnh cơ bản về phát triển
DVPTD của các NHTMNN VN.
(3) Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về phát triển DVPTD
đễ áp dụng vào điều kiện thực tiễn ở VN.
(4) Đánh giá thực trạng phát triển DVPTD giai đoạn 2009-2013
thông qua các chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
DVPTD.
(5) Tìm ra những cơ hội, thách thức thông qua đánh giá thực trạng
phát triển DVPTD.
(6) Đề xuất các giải pháp để phát triển DVPTD của các NHTMNN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển DVPTD của NHTM.
-Phạm vi không gian nghiên cứu: Hệ thống NHTMNN trên địa bàn
Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Các NHTMNN được chọn làm
phạm vi nghiên cứu là:NH Ngoại Thương VN, NH Công Thương
VN, NH Đầu Tư và Phát triển VN, NH Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn VN.
- Phạm vi thời gian:
Số liệu thứ cấp: Thu thập trong giai đoạn 2000 -2013
Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin đánh giá của nhân viên NH về
nhân tố tác động đến phát triển DVPTD trong giai đoạn 2010 -2012
- Phạm vi nội dung: Đánh giá thực trạng phát triển DVPTD của các
NHTMNN VN; Một số giải pháp phát triển DVPTD
4. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Dựa trên tổng quan nghiên cứu nào để xác định hướng nghiên
cứu tiếp theo cho luận án?
(2) Sử dụng khung phân tích/ mô hình nào để đánh giá phát triển
3
DVPTD?
(3) Áp dụng những nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về
phát triển DVPTD trên thế giới vào điều kiện thực tiễn ở các NHTM
VN như thế nào?
(4) Đánh giá thực trạng phát triển DVPTD của các NHTMNN VN
thông qua hệ thống các chỉ tiêu, các nhân tố tác động đến phát triển
DVPTD?
(5) Thông qua thực trạng phát triển DVPTD của các NHTMNN
VN, phát triển DVPTD đã có những thuận lợi và gặp những khó
khăn, thách thức gì?
(6) Cần có những giải pháp gì để phát triển DVPTD của các
NHTMNN VN?
5. Những đóng góp mới của luận án
(1) Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính của 4
NHTMNN, luận án đã xử lý số liệu nhằm phân tích, đánh giá và cho
thấy có sự tác động tích cực của hoạt động DVPTD đến tình hình và
kết quả hoạt động dịch vụ chung của NH.
(2) Tác giả đã thực hiện khảo sát bằng phiếu điều tra đối với nhân
viên NH và thông qua xử lý nguồn số liệu này để thấy rõ tác động
của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVPTD.
(3) Tác giả đã vận dụng hàm hồi qui để tiến hành đánh giá và
chứng minh chi phí đầu tư vào DVPTD có mối quan hệ đến lợi
nhuận của NH. Và chứng minh được “Nếu chi phí đầu tư vào
DVPTD ở 30% thì lợi nhuận cực đại đạt được là 34%”.
(4) Tác giả đã sử dụng tối đa nguồn số liệu thứ cấp để thực hiện
phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DVPTD giai đoạn 2009 -
2013. Từ đó, đưa ra một số giải pháp phát triển DVPTD và kiến nghị
đối với Chính Phủ; Ngân hàng nhà nước; Hiệp hội ngân hàng.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
- Chien-Chiang Lee , Shih-Jui Yang , Chi-Hung Chang: Non-interest
income, profitability, and risk in banking industry: A cross-country
analysis: Nhóm tác giả đã nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài
lãi trên lợi nhuận và rủi ro cho 967 NHTM cổ phần ở Châu Á và đã
có kết luận: Các hoạt động ngoài lãi của các NH Châu Á đã làm
giảm rủi ro, nhưng không làm tăng lợi nhuận (dựa trên số liệu khảo
sát lớn). Cụ thể, khi xem xét chuyên môn NH và mức thu nhập của
một quốc gia, kết quả trở nên phức tạp. Hoạt động ngoài lãi giảm, lợi
nhuận và rủi ro tăng lên đối với các NH chuyên về tiết kiệm. Các tác
động cũng khác nhau đối với từng loại hình NH như hợp tác xã và
các NHTM đầu tư. Mặt khác, các hoạt động ngoài lãi tăng nguy cơ
rủi ro cho các NH ở các nước có thu nhập cao, trong khi tăng lợi
nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro cho các NH ở các nước thu nhập trung
bình hoặc thấp.
- Wahyu Yuwana Hidayat , Makoto Kakinaka , Hiroaki iyamoto:
Bank risk and non-interest income activities in the Indonesian
banking industry. Phân tích đã cho thấy bằng chứng rõ ràng rằng tác
động của hoạt động thu nhập ngoài lãi đến rủi ro NH phụ thuộc rất
lớn vào qui mô tài sản của NH. Cụ thể, mức độ hoạt động thu nhập
ngoài lãi thấp liên quan đến rủi ro cho các NH có qui mô tài sản nhỏ.
Ngược lại, mức độ hoạt động thu nhập ngoài lãi cao liên quan đến rủi
ro cho các NH có qui mô tài sản lớn. Phát hiện này cho thấy cần bãi
5
bỏ qui định khuyến khích các NH tham gia nhiều hơn vào các hoạt
động có thu nhập ngoài lãi có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống NH
nói chung mà các NH có qui mô tài sản lớn đang đóng một vai trò
quan trọng ở Ấn Độ.
- Matthias Köhler: Does non-interest income make banks more
risky? Retail- versus investment-oriented banks. Tác giả đã nghiên
cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến rủi ro NH giữa các loại hình
hoạt động NH như retail- versus investment-oriented banks. Cụ thể
hơn, các NH khác tập trung vào các dịch vụ cho vay và nhận tiền gửi
trở nên ổn định hơn nếu họ tăng thị phần của các hoạt động thu nhập
ngoài lãi. Còn các NH như: Investment-oriented banks trở nên rủi ro
đáng kể. Họ không chỉ tạo ra một tỷ lệ cao trong thu nhập từ các hoạt
động phi truyền thống, mà còn tham gia vào các hoạt động khác nhau
từ các NH bán lẻ. Ngụ ý của tác giả nói lên rằng: có sự tác động khác
nhau giữa thu nhập ngoài lãi đến rủi ro NH của các loại hình NH:
Retail- versus investment-oriented banks.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Minh Điển, Phát triển dịch vụ
phi tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam. Luận án đã hệ thống hóa tương đối đầy đủ, toàn diện những
vấn đề lý luận về DVPTD của NHTM, nêu lên thực trạng phát triển
một số DVPTD điển hình của NHNo&PTNT từ đó đưa ra các nhóm
giải pháp phát triển DVPTD của ngân hàng này.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Anh Thủy, Phát triển dịch vụ
phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án đã hệ
thống một cách toàn diện cơ sở lý luận về DVPTD ngân hàng, phân
tích thực trạng phát triển DVPTD của hệ thống NHTM Việt Nam,
6
luận án sử dụng mô hình để đo lường sự hài lòng của khách hàng khi
sử dụng DVPTD của NH.
Khoảng trống của các công trình nghiên cứu
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào mà tác giả biết
đến như: Xác định chi phí đầu tư cho DVPTD là bao nhiêu trên tổng
thu nhập của NH để cho NH đạt được lợi nhuận cao nhất; Đánh giá
tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVPTD từ đó
đưa ra các giải pháp thích hợp. Và đây cũng là những khoảng trống
của các nghiên cứu trước đây, đồng thời cũng là hướng nghiên cứu
tiếp theo của tác giả.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
1.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Việc xác định các tiêu thức dùng để nghiên cứu về sự phát triển
DVPTD tại các NHTMNN VN dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu,
sách, tạp chí, bài báo, trang web, số liệu cơ quan thống kê, các công
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các báo cáo tài chính của
các NHTM VN, số liệu từ Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia
1.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Khảo sát ý kiến của nhân viên NH. Nội dung khảo sát nhằm
biết được mức điểm đánh giá của các nhân viên NH về thực trạng
hiện nay của từng yếu tố tác động tới sự phát triển của DVPTD bao
gồm: Nguồn lực ngân hàng, Mạng lưới phân phối, Chất lượng dịch
vụ, Chính sách khách hàng, Quảng cáo tiếp thị, Uy tín thương hiệu,
Năng lực quản trị, Mục tiêu-Chiến lược. Đồng thời qua kết quả khảo
sát sẽ có thể tiến hành phân tích số liệu bằng phần mềm phân tích
thống kê SPSS16 để đưa ra kết luận về thực trạng, mức độ ảnh
7
hưởng của các yếu tố tới Phát triển DVPTD tại các NHTMNN VN.
Từ 360 phiếu khảo sát phát ra, số phiếu hợp lệ thu về là 300 phiếu.
1.2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp dữ liệu
1.2.2.1.Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Báo cáo của các
NHTMNN, NHNN, Tổng cục thống kê, Ủy ban TC Quốc gia
1.2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu sơ cấp: Phương pháp thống
kê mô tả và thống kê suy luận; Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach
Alpa; Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA; Phân tích
phương sai ANOVA; Phương pháp hồi quy
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG VÀ
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG CỦA NHTM
2.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ phi tín dụng của NHTM
2.1.1. Dịch vụ
2.1.1.1. Dịch vụ và thuộc tính chung của dịch vụ
- Khái niệm về DV: DV là các lao động của con người được kết tinh
trong các sản phẩm vô hình nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất
và sinh hoạt của con người.
- Thuộc tính chung của DV: DV mang tính vô hình; Quá trình sản
xuất (cung ứng) DV và tiêu dùng DV diễn ra đồng thời; Tính không
ổn định và khó xác định.
2.1.1.2. Dịch vụ của ngân hàng thương mại
a) Khái niệm dịch vụ của NHTM
Theo Luật các tổ chức tín dụng có quy định DVNH nhưng không
nêu ra định nghĩa mà đưa ra cụm từ “Hoạt động kinh doanh tiền tệ
và DVNH” được bao gồm các nội dung: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng,
8
cung ứng DV thanh toán, tại khoản 1 và khoản 7, điều 20 “Là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và DVNH với nội dung thường xuyên là
nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng DV
thanh toán”.
b) Đặc điểm dịch vụ của NHTM
Quá trình sản xuất (cung ứng) DV và tiêu dùng DV diễn ra đồng
thời; Tính không ổn định và khó xác định; Tính không lưu giữ
được.DV mang tính vô hình.
c) Phân loại dịch vụ của NHTM
Nếu căn cứ theo tính chất DV thì DVNH được phân thành hai
loại: DVTD ngân hàng và DVPTD ngân hàng.
Nếu căn cứ theo cách thức cung cấp DV, có thể chia DVNH
thành 2 loại: DVNH bán buôn; DVNHbán lẻ.
Nếu phân loại theo thời gian xuất hiện thì DVNH được phân
thành hai loại: DVNH truyền thống; DVNH hiện đại.
2.1.2. Dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại
2.1.2.1. Cơ sở hình thành dịch vụ phi tín dụng của NHTM
Thứ nhất: Sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu sử dụng DVNH
của khách hàng.
Thứ hai: Do hoạt động TD (một hoạt động chủ yếu của NH) luôn
tiềm ẩn những rủi ro cao.
Thứ ba: Sự phát triển của khoa học và công nghệ NH.
2.1.2.2. Khái niệm dịch vụ phi tín dụng của NHTM
Quan điểm của tác giả về DVPTD: “DVPTD là DV được NH
cung cấp tới khách hàng để đáp ứng nhu cầu về tài chính, tiền tệ
của khách hàng nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại cho NH một
khoản thu nhập bằng các khoản phí xác định thu được từ khách
hàng, không bao gồm DV tín dụng”.
9
2.1.2.3.Đặc trưng dịch vụ phi tín dụng của NHTM
Bên cạnh những đặc điểm chung của DVNH (Tính vô hình; Tính
không thể tách biệt; Tính không ổn định; Tính không lưu giữ được)
thì DVPTD còn có những đặc trưng riêng như:
Thứ nhất: NH ít phải sử dụng một nguồn vốn lớn khi giao dịch.
Thứ hai: Các DVPTD của NH có khả năng mang lại lợi nhuận cao
cho NHTM.
Thứ ba: DVPTD của NHTM được xếp vào những lĩnh vực kinh
doanh tương đối an toàn, rủi ro thấp.
Thứ tư: Các DVPTD có tính hỗ trợ cao và liên kết chặt chẽ với nhau.
Thứ năm: DVPTD NH vô cùng đa dạng, phong phú và không ngừng
phát triển.
Thứ sáu: Có nhiều loại DVPTD ra đời và phát triển với sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin.
2.1.3. Các loại dịch vụ phi tín dụng của NHTM
2.1.3.1. Dịch vụ phi tín dụng truyền thống
DVPTD truyền thống bao gồm các DV: DV Thanh toán; DV
Ngân quỹ; DV Quản lý tài sản.
2.1.3.2. Dịch vụ phi tín dụng hiện đại
DVPTD hiện đại bao gồm: DV Thẻ ghi nợ; DV Kinh doanh
ngoại tệ; DV Tư vấn và Cung cấp thông tin; DV NH Điện tử.
2.2. Phát triển dịch vụ phi tín dụng của NHTM
2.2.1. Quan điểm về phát triển DVPTD của NHTM
2.2.1.1. Phát triểnDVPTD theo chiều rộng
Phát triển DVPTD theo chiều rộng đó là việc tăng qui mô, số
lượng các DVPTD đã có và mở thêm DVPTD mới, nó gắn liền với
việc đa dạng hóa các loại hình DVPTD NH.
2.2.1.2. Phát triển dịch vụ phi tín dụng theo chiều sâu
10
Phát triển DVPTD theo chiều sâu, có nghĩa là hoàn thiện DVPTD
đã có, nó gắn liền với việc nâng cao chất lượng DVPTD, đó chính là
tính chính xác, nhanh nhạy, tính tiện íchmà DVPTD có thể mang
lại cho khách hàng.
2.2.2. Vai trò phát triển DVPTD của NHTM
2.2.2.1. Đối với xã hội và nền kinh tế
DVPTD phát triển tạo điều kiện cho NH hội nhập kinh tế quốc tế;
Đẩy nhanh quá trình luân chuyển tiền tệ, tiết kiệm chi phí xã hội,
Góp phần thúc đẩy sự phát triển theo xu hướng của nền kinh tế tri
thức; Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành DV khác.
2.2.2.2. Đối với ngân hàng
Hoạt động DVPTD phát triển thu hút được nhiều khách hàng, mở
rộng thị trường và nâng cao vị thế của NH; Tạo điều kiện cho NH
tăng doanh thu, lợi nhuận; Tăng qui mô và mở rộng mạng lưới,
thương hiệu, uy tín của NH trên thị trường.
2.2.2.3. Đối với khách hàng của ngân hàng:
Tiết kiệm chi phí; Tiết kiệm thời gian
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển DVPTD của NHTM
2.2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng
Mức độ tăng trưởng doanh số và thu nhập từ DVPTD; Thị phần
và số lượng KH sử dụng DVPTD tăng hàng năm;Mức tăng số lượng
DVPTD; Tỷ trọng sử dụng DVPTD; Mức độ tăng trưởng số lượng
kênh phân phối hiện đại; Chi phí đầu tư hoạt động DVPTD.
2.2.3.2. Các chỉ tiêu định tính
An toàn trong cung cấp DVPTD; Mức độ hài lòng của KH về
DVPTD; Khả năng cạnh tranh của NH cung cấp DVPTD.
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVPTD
2.2.4.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng
11
Nguồn nhân lực; Chất lượng DV; Năng lực về tài chính; Chính
sách khách hàng; Trình độ công nghệ; Rủi ro trong hoạt động
DVNH; Hoạt động Marketing; Mạng lưới kênh phân phối; Uy tín và
thương hiệu của NH; ...
2.2.4.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
Môi trường chính trị, pháp lý và hệ thống cơ quan quản lý Nhà
Nước đối với DVNH; Nhu cầu của KH; Sựphát triển của kỹ thuật công
nghệ; Đối thủ cạnh tranh; Mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực TC-NH.
2.3. Kinh nghiệm phát triển DVPTD của một số NHTM nước
ngoài và kinh nghiệm cho các NHTM VN
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển DVPTD của một số NHTM nước ngoài
a) Phát triển DVPTD của các NHTM ở Trung Quốc; b) Phát triển
DVPTD của các NHTM ở Ấn Độ; c) Phát triển DVPTD của các
NHTM ở Mỹ
2.3.2. Bài họccho các NHTMVN
Thứ nhất: NHTM VN cần xây dựng hệ thống mạng lưới công nghệ
thông tin hiện đại rộng khắp toàn quốc.
Thứ hai: Sự phát triển của DVPTD phải được kết hợp hài hòa bởi ba
nhân tố cơ bản là: Người sử dụng DV (khách hàng), người cung cấp
DV (NH) và nhân tố môi trường.
Thứ ba: Mở rộng quan hệ với NH trong nước, nước ngoài
Thứ tư: Đa dạng hóa DVPTD.
Thứ năm: Đối với sự phát triển mỗi một loại DV của NH phải gắn
liền với quá trình marketing phù hợp thì mới đạt được hiệu quả cao.
12
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG
CỦA CÁC NHTM NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về các NHTM nhà nước Việt Nam
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của các NHTMNN VN
Hệ thống NHTMNN VN đến nay có 5 NH: NH Ngoại thương
VN, NH Công thương VN, NH đầu tư và phát triển VN, NH Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn VN và NH phát triển nhà Đồng bằng
sông Cửu Long. (Trong bài viết chỉ tập trung vào số liệu hoạt động
của 4 NHTMNN lớn nhất là NH Ngoại thương, NH Công thương,
NH Đầu tư và phát triển, NH Nông nghiệp và PTNT VN).
3.1.2. Cơ hội và thách thức trong phát triển DVPTD của các
NHTMNN VN
3.1.2.1.Những cơ hội để phát triển DVPTD của các NHTMNN
Môi trường chính trị và pháp luật; Môi trường kinh tế; Môi
trường văn hóa –XH; Kỹ thuật công nghệ; Liên kết các NH.
3.1.2.2.Những thách thức trong phát triển DVPTD của các
NHTMNN
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; Cạnh tranh
gay gắt giữa các NHTM; Nguồn nhân lực chất lượng cao để thực
hiện DVPTD còn hạn chế; Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng
được các yêu cầu của một NHTM hiện đại; ...
3.1.3. Thực trạng các NHTMNN giai đoạn 2009 - 2013
3.1.3.1. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các NHTMNN
a) Qui mô vốn chủ sở hữu
Trong năm 2012 qui mô vốn chủ sở hữu của các NHTMNN như sau:
13
VCB đạt 42.336 tỷ VND; Vietin bank đạt 50.360 tỷ VND; Agribank
đạt 42.324 tỷ VND; BIDV đạt 48.469 tỷ VND.
b) Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR)
Hệ số an toàn vốn có xu hướng tăng lên trong năm 2012. VCB có
hệ số an toàn vốn 11,56%; CAR của Vietinbank chiếm 11,26%;
Agribank chiếm 11,45% và BIDV chiếm 10,01%. Năm 2013 hệ số
CAR của VCB chiếm 13,13%, Vietinbank 13,17%; Agribank
13,25%, BIDV 13,19%.
c) Chất lượng tài sản Có
Tỷ lệ lập dự phòng RRCV/Tổng dư nợ của NHTMNN năm 2012
là 2,76% và Tỷ lệ trích lập dự phòng RRCV/ Nợ xấu năm 2012 là
80,21%.
d) Năng lực Công nghệ
Các NHTMNN rất quan tâm tới việc đầu tư đổi mới công nghệ để
nâng cao chất lượng cung ứng cho khách hàng. Nhưng hiện nay vẫn
còn nhiều bất cập như: Chi phí cho công nghệ hiện đại, chưa khai
thác hết tính năng của công nghệ mới
3.2. Thực trạng phát triển DVPTD của các NHTMNN VN
3.2.1. Đo lường mức độ phát triển DVPTD của các NHTMNN qua
các chỉ tiêu đánh giá
3.2.1.1. Mức độ gia tăng doanh số và thu nhập từ DVPTD
Trong những năm qua (2009-2013) doanh số và thu nhập từ
DVPTD đang tăng dần. Đặc biệt là DVPTD hiện đại cũng góp phần
không nhỏ trong tổng thu từ DVPTD. Năm 2010 tỷ trọng thu nhập từ
DVPTD so với tổng thu nhập đạt 14,8%. Do biến động nhiều từ nền
kinh tế nói chung nên tỷ trọng này đã có xu hướng giảm dần trong
năm 2011(6,5%) và năm 2012(5,8%).
3.2.1.2. Thị phần và số lượng KH sử dụng DVPTD tăng hàng năm
14
Trong những năm gần đây, thị phần của các NH VN không có sự
thay đổi đáng kể. Năm 2013 thị phần của hệ thống NHTMNN chiếm
72,6%. Đây là hệ thống NH chiếm tỷ lệ thị phần lớn nhất cả nước.
3.2.1.3. Mức tăng số lượng dịch vụ phi tín dụng
Đến năm 2012, các NHTMNN đã cung cấp các DVPTD cho KH
cá nhân và KH doanh nghiệp, VCB đã cung cấp 14 nhóm DVPTD
với hơn 85 DVPTD, Vietinbank cung cấp 12 nhóm DVPTD với hơn
60 DVPTD, Agribank cung cấp 13 nhóm DVPTD với hơn 82
DVPTD, BIDV cung cấp 12 nhóm DVPTD với hơn 77 DVPTD.
3.2.1.4. Mức độ tăng trưởng số lượng kênh phân phối hiện đại
Mức tăng trưởng số lượng máy ATM của các NHTMNN từ năm
2010 đến năm 2012 tăng mạnh (từ 6,2% năm 2010 lên 18,7% năm
2012). Số lượng POS tính đến năm 2013 đạt 65.220 POS. Và số
lượng máy ATM năm 2013 đạt 7.832 máy.
3.2.1.5. Chi phí đầu tư vào dịch vụ phi tín dụng
Theo kết quả tổng hợp số liệu về tỷ lệ chi phí đầu tư vào DVPTD
và tỷ lệ lợi nhuận tại các NHTMNN trong giai đoạn từ năm 2000
đến năm 2013, tác giả sử dụng phân tích hồi quy bằng phần mềm
SPSS để đưa ra hàm hồi quy biểu diễn sự phụ thuộc vào chi phí đầu
tư vào DVPTD của lợi nhuận.
Lợi nhuận= 0.089- Chi phí + 15.122*Chi phí 2- 29.969*Chi phí 3
Kết quả khảo sát cho thấy, nếu mức chi phí đầu tư vào DVPTD
hàng năm ở mức 30% thì lợi nhuận sẽ đạt cực đại bằng 34%.
3.2.2.Thực trạng phát triển một số loại DVPTD chủ yếu của
NHTMNN
15
a) Dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước
Số lượng khách hàng mở tài khoản cá nhân tại các NHTMNN
tăng nhanh, trung bình đạt mức tăng trưởng từ 200% đến 300%
trong những năm qua.
b) Dịch vụ thanh toán quốc tế
Mức độ tăng trưởng về doanh số thanh toán XNK của hệ thống
NHTMNN trong năm 2011(20%) và năm 2012(25%) có sự sụt giảm
so với năm 2010(35%).
c) Dịch vụ bao thanh toán
Các NHTMNN dẫn đầu về doanh số DV thanh toán xuất nhập
khẩu trong hệ thống NHTM VN. Giai đoạn 2009 -2012 VCB vẫn là
NH đạt tổng L/C xuất và nhạp cao nhất 21.864 tỷ đồng, tiếp đến là
Agribank đạt 13.673 tỷ đồng.
d) Dịch vụ bảo lãnh
Mức tăng trưởng DVBL của hệ thống NHTMNN có xu hướng
giảm mạnh trong những năm qua. Năm 2009 đạt 32%, năm 2010 đạt
45%, năm 2011 đạt 9,6%, năm 2012 đạt 10%.
e) Dịch vụ thẻ ghi nợ
Thị phần phát hành thẻ ghi nợ của các NHTMNN như sau: VCB
chiếm 23%; BIDV 15,5%; Vietinbank 16%; Agribank 21% và các
tổ chức tín dụng khác chiếm 24,5%.
f) Dịch vụ ngân hàng điện tử
Bảng 2.4: Qui mô DV NHĐT của các NHTMNN năm 2012
Dịch vụ Internetbanking Qua điện thoại
Số lượng khách hàng 650.587 345.785
Số lượng giao dịch 3.252.935 1.383.140
Doanh số/ Tháng 1.600 Tỷ VND 100 Tỷ VND
Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMNNVN
16
g) Dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ
Đây là DV ra đời và phát triển từ rất lâu, nên DV ngân quỹ không
có sự tăng trưởng đột biến như các DVPTD khác, mức tăng trưởng
doanh thu phí DV năm 2010 so với năm 2009 tăng 323 tỷ đồng, mức
tăng trưởng 46,67%. Đến năm 2012 tăng 48 tỷ đồng so với 2011.
3.2.3. Phân tích kết quả điều tra về nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển dịch vụ phi tín dụng của các NHTMNN Việt Nam
3.2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo tính nhất quán bên trong-
Hệ số Cronbach’s Alpha
Cronbach’s Alpha của các biến quan sát đều lớn hơn 0.8
3.2.3.2. Phân tích nhân tố đối với các nhân tố độc lập
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
Hệ số KMO là 0.881> 0.5 và Sig=0.000< 0.05 nên giả thiết độ tương
quan giữa các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.
Hệ số KMO là 0.797> 0.5 và Sig=0.000< 0.05 nên giả thiết độ tương
quan giữa các biến phụ thuộc có tương quan với nhau trong tổng thể.
3.2.3.3. Phân tích đánh giá của nhân viên ngân hàng về các yếu tố
ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ phi tín dụng
Đánh giá về nguồn lực NH; Mạng lưới phân phối; Chất lượng
DVPTD; Chính sách khách hàng; Quảng cáo và tiếp thị;Uy tín
thương hiệu; Năng lực quản trị; Chiến lược phát triển DVPTD.
3.2.3.4. Phân tích tương quan giữa các nhân tố
Giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, hệ số tương quan có
giá trị khác 0, và giá trị Sig tương ứng đều bằng 0.000, là rất nhỏ so
với 0.05, vì thế, có thể khẳng định, giữa các biến độc lập với biến
phụ thuộc là có sự tương quan tuyến tính với hệ số tương quan ở đây
chính là hệ số Pearson Correlation
17
3.2.3.5. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới phát triển
DVPTD của NH
Phương trình hồi quy được xây dựng như sau:
PTDVPTD= 0.370*Uy tín, thương hiệu+ 0.340* Mạng lưới phân
phối+ 0.339* Quảng cáo, tiếp thị+ 0.321* Mục tiêu, Chiến lược+
0.319* Nguồn lực ngân hàng + 0.318* Năng lực quản trị+ 0.316*
Chất lượng dịch vụ+ 0.282* Chính sách khách hàng.
Qua đây có thể thấy, các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới phát triển
DVPTD của NH là Uy tín, thương hiệu; Mạng lưới phân phối;
Quảng cáo, tiếp thị; Mục tiêu chiến lược. Các yếu tố ảnh hưởng thấp
hơn là Nguồn lực ngân hàng; Năng lực quản trị; Chất lượng dịch vụ.
Yếu tố ảnh hưởng thấp nhất là Chính sách khách hàng.
3.3. Đánh giá thực trạng phát triển DVPTD của các NHTMNN
3.3.1. Những kết quả đạt được
3.3.1.1. Đối với nền kinh tế
Thứ nhất: Phát triển DVPTD góp phần chu chuyển nhanh nguồn
vốn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa
Thứ hai: Sự phát triển DVPTD hiện đại đã thúc đẩy sự phát triển các
ngành DV khác trong nền kinh tế
Thứ ba: Làm cải thiện cán cân thanh toán
3.3.1.2. Đối với ngân hàng
Thứ nhất:Hoạt động DVPTD đạt kết quả cao về tốc độ tăng trưởng
và thu phí góp phần tăng thu nhập cho NH.
Thứ hai: Số lượng DVPTD tăng, danh mục DVPTD đa dạng hơn.
Thứ ba: Nâng cao chất lượng DVPTD hiện có và phát triển sản
phẩm DVPTD mới tốt hơn.
Thứ tư: Danh mục DVPTD ngày càng hoàn thiện theo hướng đáp
ứng nhu cầu khách hàng.
18
Thứ năm: Kênh phân phối không ngừng mở rộng và phát triển theo
hướng hiện đại.
Thứ sáu: Công tác quản lý DVPTD dành cho khách hàng có hiệu
quả hơn từ việc nghiên cứu phát triển DV mới, cải tiến và nâng cao
chất lượng DV đã có.
Thứ bảy: Uy tín và thương hiệu của hệ thống NHTMNN ngày càng
được cũng cố và nâng cao.
3.3.1.3. Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng
Thứ nhất: Khách hàng có nhiều sự lựa chọn về DVPTD
Thứ hai: Giúp cho KH tiết kiệm thời gian, chi phí khi giao dịch
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất: Chất lượng DVPTD còn hạn chế, tiện ích chưa cao.
Thứ hai: Chưa thực hiện tốt các chính sách KH về DVPTD
Thứ ba: Công tác nghiên cứu phát triển DVPTD còn tồn tại nhiều
khó khăn, bất cập.
Thứ tư: Các giải pháp marketing chưa chú trọng đúng mức
Thứ năm: Kênh phân phối DVPTD chưa thực sự hiệu quả.
Thứ sáu: Mô hình tổ chức hoạt động vẫn theo từng loại hình
DVPTD riêng lẽ, tính liên kết chưa cao.
Thứ bảy: Bên cạnh những nguyên nhân của những hạn chế trên thì
sự phát triển DVPTD của các NHTMNN còn xuất phát từ những
nguyên nhân khách quan như: Xuất phát từ điều kiện kinh tế VN;
Xuất phát từ môi trường pháp lý; Xuất phát từ NHNN VN; Nguyên
nhân từ phía khách hàng và đối thủ cạnh tranh và một số nguyên
nhân khác
19
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG
CỦA CÁC NHTM NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển DVPTD của các
NHTMNN đến năm 2020
4.1.1. Định hướng phát triển DVPTD của các NHTMNN đến năm
2020
- Phát triển ngang tầm với các ngân hàng trên thế giới
- Phát triển phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế của đất
nước, của ngành ngân hàng
- Phát triển phải trên cơ sở nắm bắt được xu hướng phát triển các
nhu cầu của khách hàng trong tương lai
- Phát triển phải được đặt trên cơ sở một nền tảng công nghệ thông
tin hiện đại
- Phát triển phải đặt trong xu thế cạnh tranh giữa các NH, tổ chức
tín dụng, khẳng định vị thế, hình ảnh của NH
4.1.2. Mục tiêu phát triển DVPTD của các NHTMNN đến năm
2020
Thứ nhất: Mục tiêu về doanh thu từ DVPTD
Thứ hai: Mục tiêu về khoa học công nghệ áp dụng cho phát triển
DVPTD
Thứ ba: Mục tiêu về khách hàng sử dụng DVPTD
Thứ tư: Mục tiêu về thị phần, thị trường DVPTD
Thứ năm: Mục tiêu về sự cạnh tranh DVPTD
Thứ sáu: Mục tiêu về quản lý rủi ro trong hoạt động DVPTD hiện
đại
20
4.2. Giải pháp phát triển DVPTD của các NHTMNN VN
4.2.1. Giải pháp chung về sự phát triển DVPTD của các
NHTMNN
4.2.1.1. Hoàn thiện nguồn lực ngân hàng phục vụ phát triển DVPTD
Hoàn thiện về nhân lực, công nghệ, nguồn vốn của NH.
4.2.1.2. Duy trì và phát huy lợi thế về năng lực tài chính của NH
trong quá trình phát triển DVPTD.
NH cần công khai các báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động kinh
doanh của mình trên nhiều phương tiện thông tin.
Thường xuyên mời các tổ chức đánh giá xếp hạng NH trong và
ngoài nước.
Một công việc giúp cho năng lực tài chính của NH duy trì tính ổn
định đó là việc tuân thủ các quy định trong quá trình quản trị rủi ro.
4.2.1.3. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động
DVPTD
Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai các dự án nâng cấp các
phần mềm đang được sử dụng tại các NH.
phát triển công nghệ thông tin phải kết hợp với các giải pháp an
ninh, bảo mật, đảm bảo cho khách hàng đồng thời đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của khách hàng.
Xây dựng kế hoạch dài hạn cho đầu tư và phát triển công nghệ.
4.2.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Yêu cầu về định tính và định lượng đối với nhân viên thực hiện
DVPTD là một yêu cầu cấp thiết trong nền kinh tế thị trường và hoạt
động của NH có sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Đây cũng là
điều kiện cần và đủ để nâng cao chất lượng DVPTD
21
4.2.1.5. Hoàn thiện mạng lưới phân phối
NH cần thực hiện các biện pháp hoàn thiện hệ thống phân phối:
Về kênh phân phối; Về chính sách phân phối DVPTD.
4.2.1.6. Hoàn thiện chất lượng dịch vụ
Thay đổi nhận thức, quan điểm bán hàng vì mục tiêu “hoàn thành
kế hoạch kinh doanh và đạt lợi nhuận cao” sang mục tiêu “thỏa mãn
tối đa nhu cầu khách hàng để từ đó hoàn thành kế hoạch kinh
doanh, tăng trưởng lợi nhuận”.
4.2.1.7. Hoàn thiện chính sách khách hàng
Hoàn thiện quy trình xây dựng và triển khai chính sách khách
hàng mới.
Chính sách khách hàng khi xây dựng cần chú trọng tới sự gia
tăng lợi ích của khách hàng
4.2.1.8. Hoàn thiện chiến lược marketing
Chú ý đến hoạt động quảng cáo DVNH, cần xây dựng một chiến
lược marketing cho riêng hệ thống. Xây dựng và triển khai chương
trình marketing đối với các DV mới của NHTMNN
4.2.1.9. Nâng cao uy tín và thương hiệu của ngân hàng
Đảm bảo uy tín của NH trong việc thực hiện DV thông qua các
biện pháp cụ thể hóa đánh giá hoạt động cung cấp DV cho khách
hàng bằng các chỉ tiêu về sự chính xác, đảm bảo về thời gian, nội
dung, khả năng giải đáp thắc mắc khiếu nại của khách hàng.
Xây dựng thương hiệu của NH song song với việc đảm bảo uy tín
DV.
4.2.1.10. Hoàn thiện năng lực quản trị của ngân hàng
Nâng cao chất lượng quản trị điều hành DVPTD
Tăng cường năng lực quản trị rủi ro
22
4.2.1.11. Hoàn thiện chiến lược phát triển DVPTD của ngân hàng
Qui trình phát triển DVPTD mới của NH nên tiến hành theo các
bước sau: Chiến lược DVPTD mới; Hình thành ý tưởng; Lựa chọn ý
tưởng; Thử nghiệm và kiểm định; Đưa DV ra thị trường.
4.2.1.12. Các giải pháp khác
a) Tạo ra sự tương hỗ giữa DVPTD và DVTD
b) Đẩy mạnh liên kết và hợp tác giữa các NH cung cấp DVPTD
4.2.2. Giải pháp cụ thể vềphát triển cho từng loại hình DVPTD
4.2.2.1. Giải pháp đối với DVPTD truyền thống
a) Dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước
b) Dịch vụ thanh toán quốc tế
c) Dịch vụ ngân quỹ
d) Dịch vụ giữ hộ và ký gửi
4.2.2.2. Giải pháp đối với DVPTD hiện đại
a) Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và giao dịch phái sinh
b) Dịch vụ tư vấn và cung cấp thông tin
c) Dịch vụ ngân hàng điện tử
d) Dịch vụ thẻ thanh toán ATM
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
- Nhà Nước cần tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ và khả thi để
hệ thống NHTM hoạt động có hiệu quả.
- Luật các TCTD cần quy định một cách rõ ràng hơn về DVNH
- Chính phủ cần tích cực đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công
nghệ hiện đại, tiến tới giảm phí sử dụng DV Internet, cước điện thoại
di động cho người dân
23
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
- Hoàn thiện khung pháp lý về thanh toán, khuyến khích các NH mở
rộng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án Luật do NHNN chủ trì theo
yêu cầu của Thủ Tướng Chính phủ, đặc biệt là Luật NHNN và Luật
các tổ chức tín dụng mới.
- Cải thiện môi trường kinh tế xã hội, phát triển kinh tế hạ tầng, tạo
thuận lợi cho môi trường kinh doanh của hệ thống NH VN.
- Có giải pháp chiến lược đảm bảo sự hợp tác có hiệu quả giữa các
NHTM VN trong phát triển DVNH nói chung và DVNH cho khu
vực nông thôn nói riêng.
4.3.3. Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng
Trong quá trình hoạt động của các TCTD và các NHTM, vai trò
của Hiệp hội NH khá quan trọng, là đại diện cho các hội viên trong
các mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến NH và của Hiệp
hội. Để phát triển hoạt động kinh doanh của NHTM thì nhất thiết
cần tăng cường vai trò hoạt động kinh doanh của NHTM thì nhất
thiết cần tăng cường vai trò hoạt động của Hiệp hội ngân hàng.
NHVN với Hiệp hội NH trong khu vực và thế giới.
24
KẾT LUẬN
Với những nghiên cứu của tác giả thì luận án đã đạt được những kết
quả như sau:
Thứ nhất: Tác giả đã hệ thống hóa một cách cụ thể những vấn đề
lý luận cơ bản về DVPTD của NHTM như: Khái niệm, đặc điểm,
phân loại DVPTD cũng như vai trò của DVPTD, các chỉ tiêu đánh
giá phát triển DVPTD các NHTM nước ngoài trong việc phát triển
DVPTD của NHTM từ đó rút ra những bài học cho các NHTM VN.
Thứ hai: Tác giả đã nghiên cứu một cách cụ thể về thực trạng
phát triển DVPTD của các NHTMNN trong giai đoạn 2009 -2013.
Luận án đã đánh giá sự phát triển DVPTD thông qua các chỉ tiêu cụ
thể và đánh giá các nhân tố tác động đến phát triển DVPTD. Phân
tích thực trạng phát triển một số DVPTD chủ yếu, chỉ ra những kết
quả đạt, những hạn chế và nguyên nhân.Từ đó tác giả đã đưa ra một
số giải pháp về sự phát triển DVPTD và các kiến nghị.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_phanthilinh_tt_0927.pdf