Tóm tắt Luận án Phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu cho các doanh nghiệp việt nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chính quyền và cơ quan hữu quan của TP.HCM chưa thật sự coi lĩnh vực DVTMXK là nhân tố đóng góp nhiều cho hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh mở cửa thị trường. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về DVTVMXK, nhiều cơ quan quản lý nhà nước quản lý một lĩnh vực dịch vụ dẫn đến chồng chéo trong quản lý, một số lĩnh vực DVTMXK chưa có cơ quan quản lý nhà nước nào làm đầu mối hỗ trợ trong thực tế khi xảy ra vấn đề cần giải quyết. Sự trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cung ứng DVTVMXK còn bất cập, vẫn nặng nề cơ chế hành chính.

pdf26 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu cho các doanh nghiệp việt nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhỏ phối hợp ủy nhiệm thực hiện là (1) Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), (2) Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) thông qua Dự án Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ, và (3) Swisscontact thông qua Chương trình Xúc tiến Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tô Xuân Dân, Hàn Mạnh Tiến và Nguyễn Thành Công, 2002; Nguyễn Văn Lân và Nguyễn Phương Quỳnh Trang,2004; Nguyễn Đông Phong và Bùi Thanh Tráng, 2006; Trần Kim Hào,2005; Phan Hồng Giang, 2006; Nguyễn Doãn Thị Liễu, 2006. 7 1.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án Tổng quát, các nghiên cứu trước đây đã tập trung: Khẳng định vai trò của dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh, trong đó có DVTVMXK đối với việc đóng góp cho sự phát triển của xã hội; thúc đẩy, phát huy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; thu hút các nhà đầu tư nước ngoài; thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Nghiên cứu theo từng nhóm dịch vụ, tư vấn hỗ trợ kinh doanh khác nhau như dịch vụ, tư vấn hỗ trợ kinh doanh tăng cường và không tăng cường; dịch vụ, tư vấn hỗ trợ kinh doanh chất lượng cao (tư vấn marketing, quảng cáo, kế toán, quản lý, pháp lý,). Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận, thực tiễn, phân tích về hoạt động xúc tiến xuất khẩu, marketing xuất khẩu. Khái quát hóa được tình hình phát triển các loại hình tư vấn, thực trạng hoạt động quảng cáo, thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh, môi trường pháp lý liên quan đến các hoạt động dịch vụ phát triển kinh doanh, tư vấn quản lý, . KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 tập trung phân tích, so sánh các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan về dịch vụ, tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh nói chung và hoạt động marketing xuất khẩu, DVTVMXK nói riêng. Thực tế cho thấy, có nhiều nghiên cứu có liên quan nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về những loại hình dịch vụ riêng lẻ như dịch vụ tư vấn marketing, đặc biệt là DVTVMXK. Đây là một khoảng trống để hình thành các nghiên cứu tiếp sau, đề tài nghiên cứu luận án sẽ góp phần bổ sung thêm vào những nghiên cứu về nhóm ngành dịch vụ tư vấn hỗ trợ phát triển kinh doanh nói chung và DVTVMXK nói riêng. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỊCH VỤ TƯ VẤN MARKETING XUẤT KHẨU VÀ QUY TRÌNH, KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết về dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu 2.1.1. Khái quát về marketing xuất khẩu Marketing xuất khẩu là một trong các hình thức của Marketing quốc tế. Đó là hoạt động marketing của các doanh nghiệp của một quốc gia nhất định, ứng dụng vào việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước mình ra nước ngoài với yêu cầu cơ bản là làm thích ứng các chiến lược marketing đã áp dụng ở thị trường nội địa với môi trường và nhu cầu của thị trường xuất khẩu bên ngoài. 2.1.2. Dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu (1) Khái niệm dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu Dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu là dịch vụ tư vấn chuyên về lĩnh vực marketing trong hoạt động xuất khẩu, mang tính độc lập nhằm giúp các nhà quản lý và các tổ chức đạt được mục tiêu đề ra bằng cách đưa ra giải pháp marketing bao hàm ở hai mức độ là tư vấn hoạch định chiến lược và tư vấn tổ chức thực hiện các chương trình marketing trong hoạt động xuất khẩu. (2) Đặc điểm của dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu DVTVMXK mang tính vô hình, không đồng nhất, sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời; chất lượng của dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu khó đánh giá hơn chất lượng của sản phẩm hữu hình; là dịch vụ chuyên môn đòi hỏi tính sáng tạo cao; DVTVMXK mang tính độc lập. 2.1.3. Các loại hình dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu chủ yếu DVTVMXK bao gồm nhiều loại hình khác nhau và góp phần hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Qua phân tích khái niệm và nội dung có thể phân ra các loại hình dịch vụ tư vấn như sau: tư vấn nghiên cứu thị trường xuất khẩu, tư vấn chiến lược sản phẩm xuất khẩu, tư vấn xây dựng và bảo vệ thương hiệu, tư vấn chiến lược giá sản phẩm xuất khẩu, tư vấn chiến lược phân phối sản phẩm xuất khẩu, tư vấn chiến lược xúc tiến xuất khẩu, tư vấn chiến lược quảng cáo quốc tế, tư vấn chiến lược marketing trực tiếp, tư vấn chiến lược quan hệ công chúng, tư vấn chiến lược khuyến mãi. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing xuất khẩu Các yếu tố như: môi trường kinh tế - tài chính - cơ sở hạ tầng, dân số, văn hóa xã hội, chính trị pháp luật, cạnh tranh, môi trường công nghệ. 2.1.5. Vai trò của dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu Vai trò của DVTVMXK đối với nền kinh tế xã hội. - DVTVMXK là một loại hình dịch vụ phát triển kinh doanh, đóng góp vào việc tăng trưởng nền kinh tế. - Góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Vai trò của DVTVMXK đối với doanh nghiệp. 9 - Là một trong những yếu tố đầu vào của doanh nghiệp xuất khẩu; Thúc đẩy quá trình chuyên môn của các doanh nghiệp. - Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho việc tìm hiểu môi trường kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp xuất khẩu; Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược tiếp thị và triển khai các chương trình tiếp thị, nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu ra nước ngoài. - Đóng vai trò hỗ trợ nâng cao chất lượng các nguồn lực marketing của doanh nghiệp; Góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận và xâm nhập thị trường thế giới. - Góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm, góp phần nâng cao vị thế của các sản phẩm xuất khẩu trong chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. 2.1.6. Phát triển DVTVMXK Phát triển DVTVMXK là đòi hỏi khách quan của phát triển kinh tế quốc dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Khi kinh tế phát triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm vượt khỏi biên giới quốc gia dẫn đến nhu cầu cung cấp dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu thuê ngoài sẽ gia tăng, từ đó cần có các nhà cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. Phát triển DVTVMXK gồm có: phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. 2.2. Mô hình nghiên cứu 2.2.1. Một số mô hình nghiên cứu có liên quan đến sự phát triển DVTVMXK (1) Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng (CSI model) Chỉ số hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction Index – CSI) được ứng dụng nhằm đo lường sự thỏa mãn của khách hàng đối với các ngành, các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Xây dựng và ứng dụng chỉ số CSI của các doanh nghiệp giúp cho việc xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về sự hài lòng của khách hàng, làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược cạnh tranh, tiếp thị, xây dựng thương hiệu nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh, tiếp thị. (2) Mô hình 5 khoảng cách chất lượng Đối với sản phẩm dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng, chúng ta có thể đo lường chất lượng dịch vụ bởi những đặc điểm riêng biệt của sản phẩm dựa vào mô hình chất lượng dịch vụ của Parasuraman. (3) Mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL (Service Quality) Theo mô hình SERVQUAL, bộ câu hỏi đánh giá sự hài lòng của khách hàng gồm 2 phần, mỗi phần có 22 phát biểu sử dụng thang đo Likert 7 điểm đo lường cả 2 sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của khách hàng. Phần thứ nhất nhằm xác định kỳ vọng của khách hàng, không quan tâm đến một doanh nghiệp cụ thể nào; phần thứ hai nhằm xác định cảm nhận của khách hàng đối với việc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp để khảo sát. Kết quả nghiên cứu nhằm nhận ra các khoảng cách giữa cảm nhận và sự kỳ vọng của khách hàng. (4) Mô hình SERVPERE (Service Performance) 10 Tuy mô hình SERVQUAL được sử dụng rộng rãi trong việc đo lường chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng vì độ tin cậy và tính chính xác cao nhưng việc sử dụng mô hình này làm cơ sở cho việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng cũng gây nhiều tranh luận. Vì vậy, qua các nghiên cứu của Cronin và Taylor (1992) cho rằng mức độ cảm nhận của khách hàng đối với sự thực hiện dịch vụ của doanh nghiêp có phản ánh tốt nhất chất lượng dịch vụ, hai ông đã xây dựng mô hình SERVPERF và được nhiều nhà nghiên cứu khác ủng hộ. (5) Mô hình các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng của Zeithaml và Bitner Zeithaml và Bitner (2006) cho rằng chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là hai khái niệm khác nhau. Trong khi chất lượng dịch vụ chỉ tập trung cụ thể vào những thành phần của dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng là khái niệm tổng quát, bởi vì theo quan điểm này, sự hài lòng của khách hàng bị tác động bởi nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, chất lượng lượng dịch vụ, giá cả, yếu tố tình huống, yếu tố cá nhân. (6) Mô hình mối liên hệ các nhân tố cung và cầu tác động đế xu hướng phát triển thị trường Cơ sở khoa học về quan hệ cung và cầu dịch vụ thể hiện mối quan hệ giữa giá cả và khối lượng của hàng hóa dịch vụ và các nhân tố khác tác động đến cung cầu của thị trường. Theo Field, Hitachin & Bear (2000) cho rằng để tạo xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ theo chiều hướng tăng trưởng ngày càng cao thì cung và cầu của thị trường phải đồng thời phát triển. 2.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất Căn cứ cơ sở khoa học, các mô hình nghiên cứu và đặc điểm thị trường DVTVMXK, luận án đề xuất Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến xu hướng phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP.HCM gồm các nhân tố như sau: Nhận thức về tính hữu dụng của DVTVMXK, khả năng thanh toán cho DVTVMXK, năng lực phục vụ của nhà cung ứng, chất lượng DVTVMXK, giá cả DVTVMXK, độ tin cậy, hình ảnh thương hiệu, phương tiện hữu hình, hoạt động quảng bá, môi trường kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2.3. Các giả thiết nghiên cứu Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP. HCM như đề xuất trên được dựa trên các cơ sở khoa học và đặc điểm thị trường đưa ra giả thiết tương ứng với mô hình nghiên cứu. 2.2.4. Mô hình xác định mối tương quan các nhân tố tác động đến DVTVMXK Mô hình thường được áp dụng để xác định sự tương quan này là mô hình hồi quy tuyến tính. 2.3. Quy trình nghiên cứu, kỹ thuật thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo, phân tích dữ liệu 2.3.1. Quy trình nghiên cứu 11 Quy trình nghiên cứu cơ bản theo các bước sau đây: Bước 1: Nghiên cứu định tính sơ bộ. Bước 2: Nghiên cứu định lượng chính thức. + Mẫu phỏng vấn các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng DVTVMXK: 236 doanh nghiệp. + Mẫu phỏng vấn các doanh nghiệp cung cấp DVTVMXK: 128 doanh nghiệp. 2.3.2. Kỹ thuật thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: thu thập từ Các cơ quan hữu quan tại TP.HCM, Tổng Cục Thống kê, giáo trình, tài liệu, báo chí, tạp chí, Internet, và các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan. Dữ liệu sơ cấp: Hình thành 02 loại phiếu điều tra và tiến hành thu thập dữ liệu thông qua khảo sát riêng biệt cho từng đối tượng là doanh nghiệp cung cấp và doanh nghiệp sử dụng DVTVMXK. 2.3.3. Xây dựng thang đo Để đo lường mức độ tác động của các yếu tố này tới xu hướng phát triển DVTVMXK tại TP.HCM, thang đo được xây dựng cùng với kết quả của nghiên cứu định tính, các thang đo được điều chỉnh và đo lường bằng thang đo Likert 5 điểm. 2.3.4. Kỹ thuật phân tích dữ liệu Dữ liệu được mã hóa và nhập dữ liệu để phân tích bằng phần mềm SPSS. Phân tích độ tin cậy hệ số Cronbach Alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp. Ngoài việc thống kê mô tả mẫu, việc kiểm định các thang đo sẽ được thực hiện thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha, phương pháp phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis). Để kiểm tra tương quan giữa biến phụ thuộc với biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập với nhau để nhận dạng hiện tượng đa cộng tuyến, hệ số tương quan Pearson sẽ được sử dụng. Nếu 2 biến có mối liên hệ tuyến tính thì có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của 2 biến này bằng hồi quy tuyến tính. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Ngày nay, dịch vụ được các nước xem là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, trong đó DVTVMXK đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, và góp phần phát triển kinh tế. Từ nghiên cứu khái niệm, luận án phân tích nội dung, đối tượng cung ứng và sử dụng dịch vụ, và đặc điểm của DVTVMXK. Ngoài ra, chương này còn trình bày quy trình nghiên cứu, kỹ thuật thu thập dữ liệu, xây dựng thang đo, kỹ thuật phân tích dự liệu. Với 2 bước nghiên cứu sơ bộ và chính thức, mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện bao gồm 236 phiếu dành cho các doanh nghiệp sử dụng DVTVMXK, 128 phiếu dành cho doanh nghiệp cung cấp DVTVMXK trên địa bàn TP.HCM. Các thang đo sau đó được đánh giá bằng phương pháp EFA và hệ số tin cậy Cronbach alpha. 12 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN MARKETING XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Khái quát tình hình hoạt động xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh 3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh đã tăng mạnh kể từ sau đổi mới, cụ thể nếu năm 1986 kim ngạch xuất khẩu của thành phố là 318,2 triệu USD, thì đến năm 2013, con số này đã là 26575 triệu USD (DN xuất khẩu Việt Nam chiếm 63,02%, DN ĐTNN chiếm 36,98%), tăng gần 84 lần so với năm 1986; chiếm 20,11% giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh trong hơn 25 năm qua đã tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng xuất hàng năm bình quân đạt 22%. 3.1.2. Thị trường xuất khẩu Thị trường xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn TP.HCM trong những năm qua chủ yếu vẫn là thị trường Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Trung Quốc), Châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada) và Châu Đại Dương (Australia). Ngoài ra, các doanh nghiệp đang tiếp tục khai thác và thâm nhập một số thị trường khác như Nga, Trung Đông, Mỹ La tinh, và châu Phi. 3.1.3. Số lượng và loại hình doanh nghiệp xuất khẩu Trước năm 1990, hoạt động xuất khẩu chủ yếu do một số doanh nghiệp nhà nước thực hiện thì đến nay thì hầu hết các loại hình doanh nghiệp đều có tham gia hoạt động xuất khẩu. Đến năm 2015 trên địa bàn TP.HCM có 26090 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, chiếm 19,09% so với tổng doanh nghiệp của TP.HCM. 3.1.4. Nguồn lực của các doanh nghiệp xuất khẩu Nhìn chung, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tại TP.HCM còn gặp phải những hạn chế dẫn đến năng lực cạnh tranh yếu, cụ thể: hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt hàng, năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm, thời hạn giao hàng; đại bộ phận là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp còn thấp; hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin, thị trường; chưa xây dựng được hình ảnh trên thị trường quốc tế. 3.2. Thực trạng hoạt động và phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 3.2.1. Doanh nghiệp cung ứng DVTVMXK Theo số liệu của Cục Thống kê TP.HCM năm 2013, toàn thành phố có 3492 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn marketing xuất khẩu, chiếm 2% tổng số doanh nghiệp toàn thành phố. Trong đó doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 2,03%, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 97,97%; doanh nghiệp nhà nước chưa tham gia lĩnh vực dịch vụ này. Các loại hình DVTVMXK được các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cung 13 ứng bao gồm tư vấn chiến lược, xây dựng thương hiệu, định giá, quảng cáo, khuyến mãi, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, xây dựng hệ thống phân phối, và nghiên cứu thị trường. Doanh nghiệp tư vấn marketing tại TP.HCM có qui mô về vốn còn thấp với 80% doanh nghiệp có vốn dưới 20 tỉ đồng. Quy mô nhân sự tại các doanh nghiệp cung cấp DVTVMXK còn tương đối nhỏ, phổ biến là doanh nghiệp có quy mô nhân sự từ 20 đến 50 người. 3.2.2. Một số cơ quan, tổ chức có liên quan và tác động đến tình hình hoạt động và phát triển DVTVMXK tại TP.HCM Tại TP.HCM, có nhiều cơ quan, tổ chức hỗ trợ hoạt động DVTVMXK, điển hình như: Cục Xúc tiến Thương mại (VIETRDE), Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC), Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 3.2.3. Một số kết quả hoạt động và mối quan hệ của các cơ quan hữu quan tác động đến tình hình hoạt động và phát triển DVTVMXK Trong điều kiện hiện nay, ở Việt Nam hoạt động thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế mở rộng, khối lượng hàng hoá được đưa vào lưu thông càng nhiều; để tiêu thụ khối lượng hàng hóa trong bối cảnh cạnh tranh như ngày nay đòi hỏi Chính phủ phải tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại một cách hữu hiệu tại thị trường trong nước và xuất khẩu. 3.2.4. Chính sách pháp luật của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực DVTVMXK Chính sách pháp luật của nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển DVTVMXK, một khi khung pháp lý được thể hiện cụ thể, rõ ràng sẽ tạo điều kiện xúc tiến cung cầu của thị trường dịch vụ phát triển nhanh hơn. Nhìn chung, chính sách pháp luật của nhà nước khá đồng bộ và khuyến khích phát triển DVTVMXK. 3.3. Kết quả phân tích, nghiên cứu các nhân tố tác động đến tình hình hoạt động và phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP.HCM 3.3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát và tổng hợp điểm trung bình các thang đo nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành phát ra và thu về 250 phiếu khảo sát tại các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng DVTVMXK và 150 phiếu khảo sát tại các doanh nghiệp cung ứng DVTVMXK trên địa bàn Tp.HCM. Sau khi thực hiện việc kiểm tra, loại bỏ phiếu khảo sát không đạt yêu cầu thì về các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng DVTVMXK có 236 phiếu khảo sát hợp lệ, đạt tỷ lệ 94,40% tổng thể, đáp ứng yêu cầu về kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu. Đối với các doanh nghiệp cung ứng DVTVMXK, sau khi thực hiện việc kiểm tra, loại bỏ phiếu khảo sát không đạt yêu cầu thì về có 128 phiếu khảo sát hợp lệ, đạt tỷ lệ 85,33% tổng thể, đáp ứng yêu cầu về kích thước mẫu cần thiết cho nghiên cứu. 3.3.2. Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến tình hình hoạt động và phát triển DVTVMXK (1) Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha 14 Thông qua kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, 42 biến quan sát đủ điều kiện để tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố EFA. Thang đo nhận thức về tính hữu dụng của DVTVMXK được đo bốn biến: HD01, HD02, HD03 và HD05; Thang đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp sử dụng DVTVMXK đo bằng 04 biến: TT01, TT02, TT03 và TT04; Thang đo năng lực phục vụ của nhà cung ứng DVTVMXK được đo lường bằng 04 biến quan sát: NL01, NL02, NL03 và NL04; Thang đo chất lượng DVTVMXK đo lường bằng 03 biến quan sát: CL02, CL03, CL04; Thang đo giá cả DVTVMXK được đo lường bằng 03 biến quan sát: GC02, GC03, GC04; Thang đo độ tin cậy đo lường bằng 05 biến quan sát: TC01, TC02, TC03, TC04, TC05; Thang đo hình ảnh thương hiệu đo lường bằng 05 biến quan sát: TH01, TH02, TH03, TH04, TH05; Thang đo phương tiện hữu hình đo lường bằng 05 biến quan sát: HH01, HH02, HH03, HH04, HH05; Thang đo hoạt động quảng bá đo lường bằng 04 biến quan sát: QB01, QB03, QB04, QB05; Thang đo môi trường kinh doanh đo lường bằng 04 biến quan sát: PL01, PL02, PL03, PL04; Thang đo hội nhập kinh tế quốc tế đo lường bằng 04 biến quan sát: HN01, HN02, HN03, HN04. Thang đo xu hướng phát triển DVTVMXK được đo lường bằng 05 biến quan sát: MK01, MK02, MK03, MK04, MK05. (2)Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Sau khi kiểm định cronbach’s Alpha có 11 nhân tố độc lập với 42 biến quan sát các yếu tố tác động đến xu hướng phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tiếp tục đưa 42 biến quan sát này vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích nhân tố được thực hiện với phép trích Principle Component, sử dụng phép xoay Varimax, sử dụng phương pháp kiểm định KMO và Bartlett để đo lường sự tương quan. (3) Phân tích tương quan Để xem xét quan hệ giữa các biến phụ thuộc và các nhân tố trong mô hình, luận án sử dụng hệ số tương quan để xem xét. Hệ số tương quan bằng 0 thì thể hiện không tương quan, hệ số tương quan bằng 1 thể hiện tương quan đơn vị. Hệ số tương quan âm biểu hiện mối quan hệ ngược chiều. Hệ số tương quan dương thể hiện mối quan hệ cùng chiều. Hệ số tương quan giữa các nhân tố càng lớn thể hiện mối quan hệ giữa chúng càng chặc chẽ. Phân tích tương quan của từng yếu tố trong thang đo. Kết quả: - Đa số các giá trị sig < 5% chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và kết quả tương quan có ý nghĩa thống kê. - Không có hệ số tương quan bằng 0 và hệ số tương quan âm. - Các biến độc lập tự tương quan với nó (tương quan đơn vị). - Các hệ số tương quan đều dương thể hiện mối quan hệ cùng chiều. - Có nhiều hệ số tương quan giữa các nhân tố lớn hơn hoặc bằng 0.6 thể hiện mối quan hệ giữa chúng càng chặc chẽ. (4) Mô hình hồi quy đa biến Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi có mối tương quan tuyến tính hiện hữu 15 xảy ra giữa các biến độc lập trong mô hình. Hậu quả của hiện tượng đa cộng tuyến là hạn chế giá trị của R bình phương, làm sai lệch hoặc đổi dấu các hệ số hồi quy trong phương trình hồi quy. Đa cộng tuyến làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa. Phương trình hồi quy sau khi thỏa những kiều kiện trên: Y= 0.733 + 0.532X1 + 0.119X3 + 0.125X4 + 0.249X6 + 0.206X7 + 0.133X8 + 0.104X9 + 0.108X10 Trong đó: Y là xu hướng phát triển DVTVMXK; X1: Nhận thức về tính hữu dụng của DVTVMXK; X3: Năng lực phục vụ của nhà cung ứng DVTVMXK; X4: Chất lượng DVTVMXK; X6: Độ tin cậy của DVTVMXK; X7: Hình ảnh thương hiệu của nhà cung ứng DVTVMXK; X8: Phương tiện hữu hình của nhà cung ứng DVTVMXK; X9: Hoạt động quảng bá của nhà cung ứng DVTVMXK và X10: Môi trường kinh doanh. Theo phương trình hồi quy, các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm 8 nhân tố theo phân tích phương trình hồi quy nêu trên. Các nhân tố đều có mối quan hệ đồng biến với xu hướng phát triển DVTVMXK. Để giá trị Y tăng lên 1 đơn vị thì X1 sẽ phải tăng 0.532 đơn vị, X3 tăng 0.119 đơn vị, X4 tăng 0.125 đơn vị, X6 tăng 0.249 đơn vị, X7 tăng 0.206 đơn vị, X8 tăng 0.133 đơn vị, X9 tăng 104 đơn vị, X10 tăng 108 đơn vị. Tức là khi DVTVMXK tăng lên 1 đơn vị thì cần phải có các nhân tố về Nhận thức về tính hữu dụng của DVTVMXK tăng 0.532 đơn vị; Năng lực phục vụ của nhà cung ứng DVTVMXK tăng 0.119 đơn vị; Chất lượng DVTVMXK tăng 0.125 đơn vị; Độ tin cậy của DVTVMXK tăng 0.249 đơn vị; Hình ảnh thương hiệu của nhà cung ứng DVTVMXK tăng 0.206 đơn vị; Phương tiện hữu hình của nhà cung ứng DVTVMXK 0.133 đơn vị; Hoạt động quảng bá của nhà cung ứng DVTVMXK tăng 0.104 đơn vị và Môi trường kinh doanh cải thiện 0.108 đơn vị. 3.4. Nhận xét chung về tình hình hoạt động và phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua 3.4.1. Một số kết quả đạt được Một là, nhận thức về tình hữu dụng của DVTVMXK của các doanh nghiệp Việt Nam đã được quan tâm và nhận thức rất rõ tầm quan trọng và tính hữu dụng của nó. Hai là, nguồn lực dành cho hoạt động DVTVMXK tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Ba là, các loại hình cung ứng DVTVMXK được các doanh nghiệp sử dụng ngày một hiệu quả hơn. Điển hình là việc sử dụng dịch vụ trong hoạt động nghiên cứu thị trường, quảng cáo và các chiến lược marketing khác của doanh nghiệp. Bốn là, nhận thức của doanh nghiệp trong hoạt động DVTVMXK là rất rõ ràng, phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng hoạt động DVTVMXK là cần thiết và 16 rất cần thiết. Đặc biệt là nhận thức của các lãnh đạo doanh nghiệp về công tác marketing xuất khẩu, 100% các doanh nghiệp đều có sự quan tâm nhất định về công tác marketing trong hoạt động xuất khẩu, có rất nhiều doanh nghiệp đã có sự tham gia của giám đốc trực tiếp vào việc tìm kiếm và lựa chọn DVTVMXK. Năm là, hoạt động DVTVMXK đã được sử dụng phổ biến rộng rãi hơn, do đó quá trình phát triển của lĩnh vực này không chỉ gia tăng về số lượng doanh nghiệp cung ứng, gia tăng về số lượng hợp đồng cung cấp dịch vụ mà còn thể hiện sự tăng trưởng mang tính chiều sâu. Đó là các nội dung và loại hình tư vấn phong phú đa dạng hơn, giá trị hợp đồng ngày càng có chiều hướng gia tăng. Sáu là, các doanh nghiệp sử dụng đa dạng các phương thức và loại hình DVTVMXK. Doanh nghiệp kết hợp phương thức vừa sử dụng dịch vụ tư vấn thuê ngoài, vừa tự thực hiện công tác marketing. Tuy nhiên, việc sử dụng DVTVMXK đang có chiều hướng tích cực do tính ưu việc của nó, giúp doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thông tin, dữ liệu và các lời khuyên về việc triển khai các chiến lược marketing xuất khẩu có hiệu quả, qua đó cho thấy tiến trình phát triển loại hình DVTVMXK diễn biến theo quy luật kinh tế thị trường và tính chất chuyên môn hóa ngày càng cao. Bảy là, doanh nghiệp chủ động tự tiến hành chiến lược marketing xuất khẩu và kết hợp cả thuê ngoài đã mang lại hiệu quả trong việc phát triển thương hiệu và tiếp cận với khách hàng một cách nhanh chóng và giảm đi các rủi ro không đáng có trong quá trình thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. Tám là, DVTVMXK đã có tác động góp phần tăng doanh thu đáng kể cho các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng DVTVMXK đều có sự tăng lên về doanh thu, mức tăng doanh thu lớn hơn rất nhiều so với mức chi phí bỏ ra để được cung ứng dịch vụ này. 3.4.2. Một số hạn chế Thứ nhất, doanh nghiệp cung ứng DVTVMXK còn chưa chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động DVTVMXK, công tác đảm bảo an toàn cho hệ thống thông tin và dữ liệu chưa đầu tư đúng mức, việc bảo mật thông tin khách hàng vẫn còn ở mức rất thấp và nhận thức của nhà cung ứng dịch vụ về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Thứ hai, tính chủ động trong hoạt động kinh doanh DVTVMXK còn thấp, điều này thể hiện rất rõ qua các phương thức tiếp cận khách hàng, phần lớn các hợp đồng tư vấn là nhà cung ứng dịch vụ nhận được là thông quan mối quan hệ, sự giới thiệu của đối tác, của cơ quan hữu quan, khách hàng tìm hiểu và giao dịch qua các kênh khác, đặc biệt là qua website và phương thức khác còn ít phổ biến. Thứ ba, số lượng các doanh nghiệp cung ứng DVTVMXK gia tăng đáng kể qua các năm nhưng hầu hết là các doanh nghiệp mới ở trong giai đoạn khởi đầu với vốn đầu tư thấp, thiếu kinh nghiệm trong việc liên kết quốc tế, điều này có thể tạo ra rủi ro lớn đối với các hợp đồng tư vấn về bản quyền nhãn hiệu và các chương trình marketing có liên quan đến yếu tố môi trường chính trị, pháp luật tại nước ngoài. Thứ tư, các doanh nghiệp cung ứng chưa có lực lượng cán bộ chuyên trách để thực hiện các dự án tư vấn marketing riêng cho lĩnh vực xuất khẩu. Việc tiếp 17 nhận và triển khai dự án tư vấn chủ yếu được giao cho bộ phận kiêm nhiệm, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng dịch vụ. Thứ năm, hoạt động hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, tổ chức đối với hoạt động DVTVMXK còn hạn chế. Hiện nay, hầu hết các cơ quan, tổ chức, thậm chí là các Tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài cũng chỉ tập trung cho công tác xúc tiến thương mại chung bằng các hình thức thiết kế, đăng ký, in ấn cung cấp các tài liệu, tổ chức sự kiện, chưa các chương trình, dữ kiện chuyên ngành phục vụ cho hoạt động DVTVMXK chuyên nghiệp. Các chương trình, hoạt động xúc tiến xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu chỉ tập trung vào các nước khu vực ASEAN, Đông Á và một vài nước Châu Âu như: Nga, Đức, Thứ sáu, số lượng doanh nghiệp cung ứng DVTVMXK chủ yếu là các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong số các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, qua đó cho thấy việc nhận thức về tầm quan trọng về lĩnh vực DVTVMXK của nhà nước còn chưa nhất quán. Thứ bảy, quan hệ giữa thương vụ với các doanh nghiệp cung ứng DVTVMXK còn hạn chế. Có thương vụ mới chỉ thiết lập được mối quan hệ thường xuyên với một số doanh nghiệp, còn đối với các doanh nghiệp khác chỉ là quan hệ thụ động, chưa thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp gửi mẫu hàng để trưng bày và giới thiệu với khách hàng nước ngoài, giúp đỡ doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu. Cơ chế kết nối thông tin các chiều còn hiều bất cập, khi tham tán có thông tin về trong nước nhưng trách nhiệm hồi âm của các cơ quan chức năng cho tham tán và doanh nghiệp rất kém. Nhân lực và vật lực cho các thương vụ nước ngoài còn rất eo hẹp nên tham tán dù có muốn cũng không thể làm hết việc. 3.4.3. Những nguyên nhân hạn chế Một là, chính quyền và cơ quan hữu quan của TP.HCM chưa thật sự coi lĩnh vực DVTMXK là nhân tố đóng góp nhiều cho hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh mở cửa thị trường. Chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về DVTVMXK, nhiều cơ quan quản lý nhà nước quản lý một lĩnh vực dịch vụ dẫn đến chồng chéo trong quản lý, một số lĩnh vực DVTMXK chưa có cơ quan quản lý nhà nước nào làm đầu mối hỗ trợ trong thực tế khi xảy ra vấn đề cần giải quyết. Sự trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cung ứng DVTVMXK còn bất cập, vẫn nặng nề cơ chế hành chính. Hai là, đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho phát triển khu vực DVTVMXK chưa hiệu quả. Công nghệ thông tin áp dụng tại Việt Nam cho khu vực dịch vụ này chưa đồng bộ dẫn đến khó tiếp cận thông tin thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Đây là một trong những nguyên nhân làm giá cả dịch vụ còn cao, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hành và so với chi phí mà khách hàng phải bỏ ra. Do đó, DVTVMXK chưa hấp dẫn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, hiện vẫn còn xu hướng phổ biến là các doanh nghiệp tự thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu cho mình. Ba là, cơ chế chính sách để khuyến khích đầu tư FDI vào khu vực DVTVMXK cần phải cải thiện. 18 Bốn là, công tác quảng bá của nhà cung ứng DVTVMXK còn hạn chế. Các hiệp hội ngành nghề có liên quan chưa phát huy được vai trò cầu nối giữa nhà cung ứng DVTVMXK với doanh nghiệp xuất khẩu. Năm là, nguồn nhân lực cho khu vực DVTVMXK chưa được đào tạo một cách bài bản, công tác phục vụ trong các lĩnh vực dịch vụ chưa chuyên nghiệp, chưa thoả mãn được nhu cầu thực sự của khách hàng bởi lĩnh vực này luôn đòi hỏi tính chuyên môn và dày dạng kinh nghiệm. Sáu là, phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tại Tp.HCM vẫn kinh doanh theo kiểu ‘ngắn hạn’, chưa đầu tư mang tính lâu dài và công tác xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào hình thức xuất khẩu gián tiếp, do đó họ ít quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu quốc tế cũng như chiến lược thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường ở nước ngoài. Từ đó, làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của lượng cầu dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Qua kết quả khảo sát, nghiên cứu hoạt động DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP.HCM, cho thấy thị trường dịch vụ này chỉ bắt đầu phát triển trong thời giai đoạn gần những năm gần đây, và tăng khá nhanh về số lượng nhưng còn hạn chế về chất lượng. Khách hàng sử dụng nhận thức tốt về tính hữu dụng của việc sử dụng DVTVMXK nhưng chỉ đầu tư mang tính ngắn hạn. Trong khi đó nhà cung ứng DVTVMXK thì còn yếu về nhiều mặt như thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp chưa cao, nguồn vốn ít, phổ biến chỉ chuyên về tư vấn tổ chức thực hiện, chưa phát triển các lĩnh vực tư vấn chuyên sâu có tính chiến lược. Dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu về xu hướng phát triển của thị trường, kết hợp với khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, sau khi xây dựng, kiểm định thang đo và giả thuyết, đưa đến kết luận là có tám nhân tố có mối liên hệ tương quan tác động mạnh đến xu hướng phát triển DVTVMXK, đó là (1) Nhận thức về tính hữu dụng của DVTVMXK, (2) Năng lực phục vụ của nhà cung ứng DVTVMXK, (3) Chất lượng DVTVMXK, (4) Độ tin cậy của DVTVMXK, (5) Hình ảnh thương hiệu của nhà cung ứng DVTVMXK, (6) Phương tiện hữu hình của nhà cung ứng DVTVMXK, (7) Hoạt động quảng bá của nhà cung ứng DVTVMXK, (8) Môi trường kinh doanh. Đây được xem là căn cứ để xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp triển loại hình dịch vụ này tại TP.HCM. 19 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TƯ VẤN MARKETING XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN NĂM 2035 4.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước tác động đến tình hình hoạt động và phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới 4.1.1. Triển vọng và thách thức từ bối cảnh kinh tế quốc tế Xu hướng kinh tế thế giới và khu vực đang trong thời gian tới có khả năng diễn ra trong bối cảnh vừa trở lại chủ nghĩa bảo hộ, vừa theo xu hướng tự do thương mại. Tuy nhiên, về chiều hướng chung sẽ phát triển theo hướng đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ tạo ra những triển vọng mới và song song với thách thức không nhỏ cho các chủ thể tham gia quá trình phát triển kinh tế. 4.1.2. Triển vọng và thách thức từ bối cảnh kinh tế trong nước Kinh tế xã hội của Việt Nam tiếp tục ổn định và tăng trưởng, thị trường được mở rộng và kết cấu hạ tầng dần được nâng cấp. Các chính sách của nhà nước tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực ngành dịch vụ. Kết quả đàm phán ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương của Việt Nam đã tạo ra những triển vọng cũng như thách thức mới cho hoạt động xuất khẩu và phát triển DVTVMXK. 4.2. Mục tiêu và quan điểm đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP.HCM đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2035 4.2.1. Mục tiêu Mục tiêu của các giải pháp phát triển DVTVMXK là nhằm: - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp DVTVMXK phát triển cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng được nhu cầu thị trường, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới. - Kích cầu sử dụng dịch vụ tư vấn marketing trong hoạt động xuất khẩu, giúp doanh nghiệp sử dụng nhận thức vai trò quan trọng của dịch vụ và có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động này. - Phát triển DVTVMXK hỗ trợ tích cực cho các ngành kinh doanh xuất khẩu và đóng góp ngày càng nhiều vào tổng sản phẩm quốc nội – GDP, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. 4.2.2. Quan điểm - DVTVMXK giữ vai trò quan trọng không chỉ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế. - Phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu phải đồng bộ, tập trung vào 20 ưu tiên, dựa trên loại hình dịch vụ đang có điểm mạnh và khai thác cơ hội của thị trường. 4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP.HCM đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2035 (1) Nâng cao nhận thức của khách hàng về tính hữu dụng của DVTVMXK Thị trường DVTVMXK sẽ phát triển mạnh nếu như có cơ số nhu cầu của khách hàng sử dụng tương ứng. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng thì nhận thức về tính hữu dụng của DVTVMXK có sự tác động lớn đến xu hướng phát triển dịch vụ tư vấn này. Giả định rằng nếu xem các yếu tố khác không ảnh hưởng đến sự phát triển của DVTVMXK thì khi yếu tố nhận thức về tính hữu dụng dịch vụ này của khách hàng tăng lên 1% thì xu hướng phát triển của dịch vụ này sẽ tăng 0,532%. Doanh nghiệp xuất khẩu đã nhận thức về tính hữu dụng của dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu rất cao nhưng để phát triển đồng bộ cần thúc đẩy chương trình quảng bá, tuyên truyền về dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu. (2) Nâng cao năng lực phục vụ và cải thiện hình ảnh về phương tiện hữu hình của nhà cung ứng DVTVMXK Nhân lực tư vấn có kinh nghiệm, kiến thức và đạo đức nghề nghiệp, tạo sự tin tưởng cho khách hàng là yếu tố thể hiện khả năng của nhà cung ứng DVTVMXK, theo kết quả nghiên cứu, yếu tố năng lực phục vụ của nhà cung ứng dịch vụ có tương quan với xu hướng phát triển DVTVMXK, giả định rằng nếu xem các yếu tố khác không ảnh hưởng đến sự phát triển của DVTVMXK thì khi nhân tố năng lực phục vụ của nhà cung ứng dịch vụ tăng lên 1% thì xu hướng phát triển của dịch vụ này sẽ tăng 0.119% và nhân tố phương tiện hữu hình của nhà cung ứng tăng 1% thì DVTVMXK sẽ tăng 0.133%. Như vậy, công tác củng cố, phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo thực hiện tốt các dự án tư vấn là cần thiết. (3) Nâng cao chất lượng dịch vụ, củng cố và gia tăng độ tin cậy của DVTVMXK Trong nền kinh tế thị trường nói chung, việc phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ góp phần làm gia tăng độ tin cậy từ phía khách hàng là yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố chất lượng dịch vụ và độ tin cậy của DVTVMXK có quan hệ tương quan đến xu hướng phát triển DVTVMXK, giả định rằng nếu xem các yếu tố khác không ảnh hưởng đến sự phát triển của DVTVMXK thì khi nhân tố chất lượng dịch vụ tăng lên 1% thì xu hướng phát triển của dịch vụ này sẽ tăng 0.125% và nhân tố độ tin cậy của dịch vụ tăng 1% thì DVTVMXK sẽ tăng 0.249%. Để nâng cao chất lượng và mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng sử dụng, nhà cung ứng DVTVMXK cần tập trung vào chiến lược sản phẩm dịch vụ và cung cấp sản phẩm dịch vụ phù hợp nhu cầu khách hàng để tập trung đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhà cung ứng chưa đạt được chất lượng dịch vụ cao, chưa thỏa mãn nhu cầu khách hàng, thể hiện ở mức điểm đạt được từ 3.76 đến 3.96, do đó các nhà cung ứng cần tập 21 trung chuyên môn hóa lĩnh vực có thế mạnh và định vị sản phẩm dịch vụ từ đó thiết kế những sản phẩm thích hợp đáp ứng những lợi ích và đặc điểm mà khách hàng mong muốn. Trước mắt nên tập trung phát triển loại hình dịch vụ tổ chức sự kiện, khuyến mãi, quan hệ cộng đồng; dịch vụ tư vấn thương hiệu, quảng cáo sáng tạo, nghiên cứu thị trường thế giới. (4) Xây dựng hình ảnh thương hiệu của nhà cung ứng, đẩy mạnh hoạt động quảng bá DVTVMXK Kết quả nghiên cứu cho thấy hình ảnh thương hiệu và hoạt động quảng bá của nhà cung ứng có tác động tích cực đến xu hướng phát triển DVTVMXK, giả định rằng nếu xem các yếu tố khác không ảnh hưởng đến sự phát triển của DVTVMXK thì khi nhân tố hình ảnh thương hiệu của nhà cung ứng dịch vụ tăng lên 1% thì xu hướng phát triển của dịch vụ này sẽ tăng 0.206% và nhân tố hoạt động quảng bá của nhà cung ứng tăng 1% thì DVTVMXK sẽ tăng 0.104%. Thực trạng hiện nay, việc xậy dựng hình ảnh thương hiệu cũng như hoạt động quảng bá của các nhà cung ứng DVTVMXK chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn các nhà tư vấn ít quan tâm đến công tác quảng bá DVTVMXK, dẫn đến khách hàng thiếu thông tin về nhà cung ứng có chất lượng. Đây là điểm hạn chế của nhà tư vấn bởi bản thân hoạt động trong lĩnh vực này lại thiếu đầu tư thương hiệu cho chính họ, do vậy phải đầu tư cho hoạt động quảng bá DVTVMXK thì mới tính đến cung ứng dịch vụ tư vấn tốt cho khách hàng. Các nhà cung ứng dịch vụ cần hoạch định và thực thi chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu và hoạt động quảng bá thật sự hiệu quả. 4.4. Điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện các giải pháp Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố môi trường kinh doanh có tác động đến xu hướng phát triển của DVTVMXK, giả định rằng nếu xem các yếu tố khác không ảnh hưởng đến sự phát triển của DVTVMXK thì khi nhân tố môi trường kinh doanh được cải thiện 1% thì xu hướng phát triển của dịch vụ này sẽ tăng 0.108%. Qua việc khảo sát điểm đánh giá về môi trường kinh doanh, cho thấy mức điểm đánh giá trung bình từ 2.90 đến 3.86 trên thang điểm 5, mức điểm này cho thấy thực tế khảo sát khách hàng đánh giá ở mức trung lập, cho thấy cần phải có sự cải thiện yếu tố môi trường kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành DVTVMXK phát triển nói riêng và nền kinh tế nói chung. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, điều hành nền kinh tế, dựa vào đặc thù của nền kinh tế nước ta và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, luận án đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện môi trường kinh doanh sau: Thứ nhất, nhằm tạo điều kiện cho cung và cầu của DVTVMXK phát triển, nhà nước nên đóng vai trò hỗ trợ, xúc tiến các dịch vụ này, không nên trực tiếp cung cấp dịch vụ. Nhà nước thường xuyên có chủ trương tổ chức các nghiên cứu đánh giá cung cầu thị trường mang tính định kỳ để đưa ra các chính sách, định hướng giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của thị trường. Ban hành các văn bản pháp luật qui định rõ ràng cho hoạt động tư vấn marketing nói chung, trên cơ sở 22 đó xác định trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý dịch vụ tư vấn marketing. Thứ hai, nhà nước thực hiện thể chế hóa và công khai hóa việc cung cấp thông tin về thống kê, kinh tế, thị trường, xã hội một cách đầy đủ và thường xuyên nhằm giúp cho doanh nghiệp cung ứng có thông tin chính xác để phân tích tình hình thị trường, xu hướng phát triển của ngành dịch vụ tư vấn marketing xuất khẫu. Các nguồn thông tin hiện nay chưa cung cấp đầy đủ và kịp thời cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư vấn gặp khó khăn trong quá trình phân tích, dự đoán thị trường. Thứ ba, nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu về tư vấn, cập nhật hệ thống dữ liệu về các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin chính xác về loại hình dịch vụ marketing và những doanh nghiệp có uy tín và chất lượng. Qui định về yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, chứng chỉ hành nghề. Đưa ra một số tiêu chuẩn để xác định doanh nghiệp tư vấn có đủ khả năng và điều kiện cung ứng dịch vụ có chất lượng, nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng có nhiều cơ hội để lựa chọn. Thứ tư, nhà nước tạo điều kiện cho ngành tư vấn marketing xuất khẩu phát triển bền vững thông qua các chính sách thu hút nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Song song với khuyến khích đầu tư trong nước, Nhà nước cần cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào dịch vụ tư vấn marketing. Đồng thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư vấn trong nước có những điều kiện thuận lợi vươn ra hoạt động tư vấn ở nước ngoài. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 DVTVMXK đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vì vậy hoạch định chiến lược đúng đắn và các giải pháp có cơ sở khoa học và khách quan sẽ tạo điều kiện cho dịch vụ này phát triển nhanh. Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia mà cách đặt vấn đề cho các định hướng và các giải pháp trong mỗi thời kỳ sẽ khác nhau. Nhằm mục đích đẩy mạnh sự phát triển hoạt động tư vấn marketing cho hoạt động xuất khẩu, các định hướng và các giải pháp đã được xây dựng trong chương này. Có tám nhóm giải pháp và kiến nghị được đề xuất khá chi tiết tập trung vào các nhân tố có mối quan hệ tương quan và tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển dịch vụ tư vấn marketing xuất khẩu. 23 KẾT LUẬN Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ nói chung và DVTVMXK là tất yếu. Điều này tạo cơ hội lớn cho ngành DVTVMXK, bên cạnh đó không ít những thách thức đối với doanh nghiệp trong nước tham gia vào thị trường này. Để cho ngành dịch vụ này ngày càng đóng góp đáng kể vào nền kinh tế và trở thành một ngành dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh xuất khẩu tích cực cho doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự điều tra, đánh giá lại thị trường. Trên cơ sở đó tạo điều kiện thúc đẩy ngành dịch vụ này phát triển nhanh, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Nghiên cứu DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, luận án rút ra những kết luận chủ yếu như sau: Thứ nhất, DVTVMXK đóng vai trò quan trọng không chỉ ở mức độ vi mô hỗ trợ phát triển kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp mà còn đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế của địa phương. Dịch vụ này trở nên cần thiết cho cả doanh nghiệp kinh doanh, và tổ chức kinh tế – xã hội khác. Do vậy, cần phải hiểu rõ khái niệm, bản chất, đặc điểm và loại hình DVTVMXK để có những biện pháp xúc tiến thích hợp cho từng giai đoạn tương ứng với từng loại dịch vụ marketing xuất khẩu như tư vấn hoạch định chiến lược marketing, tư vấn xây dựng và phát triển thương hiệu, và tư vấn nghiên cứu thị trường thế giới. Thứ hai, dựa trên các mô hình nghiên cứu trước đây kết hợp với thực tế cung cầu của DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP.HCM, luận án đã đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của DVTVMXK, và sử dụng dữ liệu thu thập để xây dựng, kiểm định thang đo, giả thuyết và mối tương quan hồi quy tuyến tính của các nhân tố. Kết quả cho thấy có tám nhân tố mối quan hệ tương quan và tác động đến tình hình hoạt động và phát triển của hoạt động DVTVMXK cho các doanh nghiệp Việt Nam tại TP.HCM. Tức là khi DVTVMXK tăng lên 1 đơn vị thì cần phải có các nhân tố về Nhận thức về tính hữu dụng của DVTVMXK tăng 0.532 đơn vị; Năng lực phục vụ của nhà cung ứng DVTVMXK tăng 0.119 đơn vị; Chất lượng DVTVMXK tăng 0.125 đơn vị; Độ tin cậy của DVTVMXK tăng 0.249 đơn vị; Hình ảnh thương hiệu của nhà cung ứng DVTVMXK tăng 0.206 đơn vị; Phương tiện hữu hình của nhà cung ứng DVTVMXK 0.133 đơn vị; Hoạt động quảng bá của nhà cung ứng DVTVMXK tăng 0.104 đơn vị và Môi trường kinh doanh cải thiện 0.108 đơn vị. Thứ ba, luận án chỉ tập trung phân tích tình hình hoạt động của thị trường DVTVMXK, chưa đi sâu phân tích từng loại hình DVTVMXK một cách cụ thể, chi tiết. Do vậy, các giải pháp và kiến nghị chưa đưa ra các biện pháp liên quan chi tiết đến từng loại hình tư vấn marketing xuất khẩu, và do đó luận án đặt ra hướng 24 nghiên cứu tiếp theo như tư vấn thương hiệu, định giá, quảng cáo, nghiên cứu thị trường xuất khẩu, Nghiên cứu trong luận án đã rút ra những kết luận và kiến nghị các giải pháp nhằm hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức hiệp hội, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cung ứng, khách hàng sử dụng DVTVMXK những thông tin có giá trị đồng thời cũng là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_dich_vu_tu_van_marketing_xuat_kha.pdf
  • pdfTomtat_Eng_DinhVanHuong.pdf
Luận văn liên quan