Trên cơ sở các căn cứ lý luận và thực tiễn đã tổng kết, luận án đã vận dụng để phân tích,
đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng trung du miền núi
phía Bắc Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 trên cả ba phương diện: bền vững
về kinh tế, xã hội và môi trường. Qua phân tích, đánh giá, luận án đã nêu bật được những kết
quả bước đầu đáng khích lệ của các địa phương trong vùng trong việc phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng bền vững, cũng như đã chỉ rõ những mặt còn hạn chế, yếu kém cần
khắc phục và các nhân tố ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) đến phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững của vùng trong giai đoạn này.
26 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam theo hướng bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cao tính bền vững đối với phát triển nông nghiệp ở các tỉnh
trung du miền núi phía Bắc Việt Nam đến năm 2020.
6
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Luận án đã đề cập đến 6 công trình nghiên cứu của nước ngoài và 21 công trình ở trong nước:
Từ các công trình nghiên cứu được trình bày ở trên có thể thấy rõ một số vấn đề sau đây:
- Thứ nhất; có thể khẳng định rằng các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã
trình bày rất rõ về phát triển bền vững, từ khái niệm cho đến nội dung và các tiêu chí đánh
giá. Ngày nay, cơ bản các nước trên thế giới đều thống nhất sử dụng như vậy. Tất nhiên, vì
điều kiện cụ thể của từng quốc gia, trong từng giai đoạn phát triển mà người ta nhấn mạnh
điểm này hoặc điểm khác.
- Thứ hai,về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cũng đã có một số công trình
nghiên cứu trong nước đề cập đến, tuy nhiên chỉ trong phạm vi một hoặc một vài nông sản và
trên một tỉnh hoặc một huyện mà thôi.
- Thứ ba, riêng đối với vùng trung du miền núi phía Bắc cũng đã có một số công trình
nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững,
song phạm vi nghiên cứu cũng giới hạn ở một sản phẩm cụ thể, tại một địa phương cụ thể. Chưa
có công trình nào nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp của toàn vùng theo hướng bền vững.
Các tỉnh trung du miền núi phía Bắc là một vùng lãnh thổ có điều kiện tự nhiên - kinh
tế - xã hội tương đối giống nhau, lại có mối quan hệ rất mật thiết với vùng đồng bằng sông
Hồng, nhất là về thời tiết, khí hậu, nguồn nước và lại có vị trí rất đặc biệt về an ninh quốc
phòng, vì vậy trên bình diện toàn vùng rất cần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững,
nhằm bảo đảm sự cân bằng sinh thái chung cho toàn vùng và vùng đồng bằng sông Hồng.
Đây là khoảng trống mà các công trình nghiên cứu đã có chưa thực hiện. Luận án của NCS
cố gắng giải quyết khoảng trống đó.
Còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác nữa có liên quan đến phát triển bền vững
nông nghiệp. Phải nói rằng, các công trình nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước đã nghiên
cứu khá sâu sắc, toàn diện về phát triển bền vững nói chung, phát triển bền vững nông nghiệp
nói riêng. Tuy nhiên, các công trình đã có, hoặc là nghiên cứu phát triển bền vững nói chung,
hay phát triển bền vững nông nghiệp nói riêng ở tầm vĩ mô, hoặc ở một ngành, một địa
phương cụ thể, chưa có công trình nghiên cứu nào về phát triển nông nghiệp các tỉnh trung
du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
7
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
2.1-Những nhận thức cơ bản về phát triển bền vững
Nội dung phát triển bền vững được xác định bao gồm ba trụ cột1:
(i) Bền vững về kinh tế: Đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, lâu dài và hiệu quả;
(ii) Bền vững về mặt xã hội: Đảm bảo công bằng xã hội và phát triển con người
(iii) Bền vững về môi trường: là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ và không ngừng cải thiện chất lượng môi trường sống, đảm bảo cho con người được sống
trong môi trường sạch, lành mạnh và an toàn, hài hoà trong mối liên hệ giữa con người với
xã hội và tự nhiên.
Hình 2.1: Ba trụ cột của phát triển bền vững
Ba trụ cột của phát triển bền vững nêu trên là các mục tiêu cần đạt được trong quá trình
phát triển, đồng thời là ba nội dung hợp thành quá trình phát triển trong điều kiện hiện đại.
2.2-Phát triển bền vững nông nghiệp
2.2.1. Nông nghiệp và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp, nếu hiểu theo nghĩa hẹp nó chỉ có ngành trồng trọt, chăn nuôi và nghề
phụ nông thôn (dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp). Nhưng nếu hiểu theo nghĩa rộng nó bao
gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp nữa. Trong luận án này, NCS sẽ nghiên cứu nông nghiệp
theo nghĩa rộng.
Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm rất khác biệt so với các ngành sản xuất khác,
đó là:
a- Nếu như ở các ngành kinh tế khác, đất đai chỉ là điều kiện, là nền móng của hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thì ở sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ
yếu, tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.
b- Ở các ngành sản xuất khác, thời gian sản xuất gần như trùng khớp với thời gian lao
1 PGS. TS Nguyễn Ngọc Sơn, TS. Bùi Đức Tuân, Giáo trình Kinh tế Phát triển, Trường Đại học Kinh
tế quốc dân, năm 2012.
PTBV
Mục tiêu
Môi
trường
Mục
tiêu
Xã hội
Mục
tiêu
Kinh tế Kinh tế
Xã hội
Môi trường
PTBV
8
động, nhưng sản xuất nông nghiệp thì không như vậy. Sản xuất nông nghiệp, nhất là trong
ngành trồng trọt, thời gian sản xuất và thời gian lao động có sự khác biệt nhau khá lớn. Sở dĩ
như vậy vì các loại cây trồng, các con vật nuôi, ngoài thời gian con người tác động, còn có
thời gian các yếu tố tự nhiên thông qua tính chất lý học, hoá học, sinh học tác động lên chúng
nữa. Từ hai loại tác động ấy, các loại cây trồng, các con vật nuôi mới tồn tại, phát triển và
cho con ngươì những sản phẩm quý giá. Do đó, thời gian lao động trong nông nghiệp luôn
xen kẽ với thời gian sản xuất, đây chính là điều làm cho lao động trong nông nghiệp luôn có
tính thời vụ.
Vì thế, khắc phục tính thời vụ là một yêu cầu quan trọng của phát triển bền vững trong
sản xuất nông nghiệp của tất cả các nước.
c- Đối tượng sản xuất của các ngành khác là những vật vô tri, vô giác, còn đối tượng
sản xuất của nông nghiệp là các loại cây trồng và các con vật nuôi, chúng là những cơ thể
sống, có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Vì thế, nếu nắm được quy luật sinh trưởng
và phát triển của chúng và có tác động đúng thì chúng sẽ phát triển tốt, cho nhiều sản phẩm
có chất lượng cao, bảo đảm tính bền vững, còn ngược lại con người sẽ phải gánh chịu những
hậu quả khó lường.
2.2.2- Phát triển nông nghiệp bền vững và các chỉ tiêu đánh giá.
Về mặt tổng quát, phát triển nông nghiệp bền vững cũng giống như phát triển kinh tế
bền vững là phải bảo đảm tốt ba trụ cột: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững
về môi trường. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) năm 1992 đã
đưa ra định nghĩa về phát triển nông nghiệp bền vững như sau: “Phát triển nông nghiệp bền
vững là sự quản lý và bảo tồn sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thoả mãn
nhu cầu ngày càng tăng của con người cho cả hiện tại và mai sau. Sự phát triển như vậy của
nền nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại
đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và công nghệ, có hiệu
quả về kinh tế và được chấp nhận về phương diện xã hội.” Tuy nhiên, do đặc điểm của sản
xuất nông nghiệp như đã trình bày ở phần trên, nên nội dung bền vững của từng vấn đề cũng
có những nét đặc thù riêng biệt.
Bền vững về kinh tế:
Trong nông nghiệp, bền vững về kinh tế được hiểu là: Sự tăng lên ổn định của năng
suất và sản lượng các loại cây trồng, các con vật nuôi trong từng giai đoạn nhất định.
Để đánh giá tính bền vững về kinh tế trong phát triển nông nghiệp, có thể dùng nhiều
chỉ tiêu, song theo chúng tôi những chỉ tiêu sau đây là quan trọng nhất:
- Năng suất các loại cây trồng (đơn vị tính là tạ/ha).
-Năng suất các loại vật nuôi( đơn vị tính có thể là kg/con, sữa tính bằng lít/con/năm..).
- Giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) và của từng ngành
riêng biệt (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản).
- Tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp nói chung, của từng ngành riêng biệt, hoặc
của từng sản phẩm cụ thể nói riêng (chỉ tiêu này được tính bằng đơn vị %).
- Giá trị sản xuất tính trên 1 ha đất nông nghiệp-đơn vị tính là triệu VNĐ/ha (do đặc điểm
9
của sản xuất nông nghiệp, nên diện tích đất sản xuất được chia thành 3 loại: Đất nông nghiệp,
đất canh tác, đất gieo trồng).
- Giá trị sản xuất do 1 lao động nông nghiệp tạo ra (đơn vị tính là triệu VNĐ/LĐ). Chỉ tiêu
này cũng có thể tính cho từng ngành, từng sản phẩm riêng biệt, tuỳ mục đích của sự tính toán.
- Cơ cấu giữa các ngành của sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản),
cũng như giữa các phân ngành trong nội bộ từng ngành (trong nông nghiệp theo nghĩa hẹp là
giữa trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp). Chỉ tiêu này được tính theo giá trị phần
trăm mà từng ngành, lĩnh vực chiếm giữ.
- Sản lượng lương thực có hạt sản xuất được tính bình quân đầu người. Đơn vị tính là
kg/người/năm.
Bền vững về xã hội:
Có nhiều yêu cầu về mặt xã hội đối với phát triển bền vững nông nghiệp, song quan
trọng nhất là nâng cao nhanh thu nhập cho người dân và bảo đảm tính công bằng trong việc
hưởng thụ các thành quả do phát triển mang lại. Có nhiều chỉ tiêu xác định tính bền vững về
mặt xã hội trong phát triển nông nghiệp, song các chỉ tiêu sau đây theo chúng tôi là rất quan
trọng :
- Thu nhập bình quân một nhân khẩu/ tháng (1000 VNĐ/ người/tháng).
- Tỷ lệ người nghèo( là số %).
- Tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành.
Bền vững về mặt môi trường:
Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu phản ảnh tính bền vững về môi trường trong phát
triển sản xuất thường được sử dụng:
- Diện tích đất bị thoái hoá.
- Diện tích đất không được tưới tiêu hợp lý.
- Diện tích rừng và tỷ lệ che phủ của rừng
- Số vụ và diện tích rừng bị cháy, bị chặt phá.
2.3- Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp
Có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của
sản xuất nông nghiệp, song quy tụ lại, có 3 nhóm nhân tố sau đây:
-Thứ nhất, các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên: có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển
theo hướng bền vững của nông nghiệp.
-Thứ hai, các nhân tố thuộc điều kiện kinh tế: có nhiều nhân tố thuộc nhóm này,
trong đó quan trọng như: kết cấu hạ tầng,cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông
nghiệp, hệ thống chính sách,sự phát triển của hệ thống thị trường...
-Thứ ba, các nhân tố thuộc điều kiện xã hội:có tác động khá nhiều đến phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững son đáng quan tâm là các nhân tố: trình độ dân trí, sự phân
bố dân cư.
10
2.4- Kinh nghiệm phát triển bền vững nông nghiệp của một số nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới
2.4.1- Kinh nghiệm của Hà Lan
2.4.2. Kinh nghiệm Hàn Quốc
2.4.3- Kinh nghiệm của Thái Lan
2.4.4-Kinh nghiệm của Trung Quốc
2.4.5-Những bài học có thể rút ra cho Việt Nam nói chung, cho các tỉnh trung du
miền núi phía Bắc nói riêng về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
-Thứ nhất, muốn phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, yếu tố quyết định
là phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước, đặc biệt là đối với các vùng khó khăn, vùng dân
tộc ít người, vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Hỗ trợ của Nhà nước phải được thực hiện trên
nhiều phương diện, thực hiện trong một thời gian hợp lý và tốt nhất là thực hiện thông qua
các chương trình quốc gia. Nhà nước phải đưa ra được một hệ thống chính sách thực sự có
tác động khuyến khích để huy động mọi thành phần kinh tế tích cực đầu tư phát triển sản
xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.
-Thứ hai, muốn đạt được thành công trong phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững, phải thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm: “kết hợp giữa Nhà nước và
Nhân dân”. Nhà nước giữ vai trò vô cùng quan trọng, song Nhà nước không làm thay, làm hộ
nông dân. Nhà nước chỉ là người tạo ra môi trường thuận lợi để cho người nông dân phát huy
năng lực của mình trong phát triển nông nghiệp, cũng như tạo ra cú hích ban đầu để tạo động
lực cho người nông dân đi tiếp chặn đường còn lại (tất nhiên, Nhà nước vẫn luôn theo dõi, hỗ
trợ người nông dân trong chặn đường đó mỗi khi họ gặp khó khăn, trở ngại). Cụ thể là Nhà
nước đưa ra các chính sách khuyến khích đối với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là chính
sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách khoa học-công nghệ, chính sách giá cả, thuế....
cũng như hỗ trợ một phần các nguồn lực vật chất (giống cây trồng, con vật nuôi, vật tư, máy
móc, thiết bị, tài chính...) để người nông dân tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất-kinh
doanh.
-Thứ ba, kinh nghiệm của các nước cho thấy, muốn phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững, Nhà nước và người dân phải tập trung giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề về
kinh tế-kỹ thuật và quản lý, song quan trọng nhất vẫn là: Phải tạo dựng nhanh cho nông
nghiệp một cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại; phải ứng dụng kịp thời các tiến bộ mới của khoa
học-công nghệ vào các hoạt động sản xuất-kinh doanh; và phải nhanh chóng đào tạo, bồi
dưỡng cho nông nghiệp một nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được
những đòi hỏi của sự phát triển.
11
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN
VỮNG Ở CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000- 2012
3.1- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh trung du miền núi phía Bắc
ảnh hưởng đến phát triển bền vững nông nghiệp
3.1.1- Đặc điểm tự nhiên
Bảng 3.1: Khái quát tình hình cơ bản của các địa phương
vùng trung du miền núi phía Bắc năm 2012
STT
Tỉnh
Diện tích
tự nhiên
(1.000 ha)
Đất SX
nông nghiệp
(1.000 ha)
Đất
lâm nghiệp
(1.000 ha)
Dân số
năm 2012
(1.000 người)
1 Hà Giang 791,5 152,6 548,2 763,5
2 Cao Bằng 670,8 94,4 534,0 515,2
3 Bắc Kạn 485,9 36,5 378,7 320,5
4 Tuyên Quang 586,7 82,5 446,9 712,1
5 Lào Cai 638,4 83,4 333,6 646,8
6 Yên Bái 688,6 107,8 474,1 7644
7 Thái Nguyên 353,5 108,7 180,2 1.150,2
8 Lạng Sơn 832,1 106,3 559,9 740,8
9 Bắc Giang 384,9 129,6 140,1 1.588,5
10 Phú Thọ 353,3 98,5 178,6 1.340,8
11 Điện Biên 956,3 154,4 602,1 519,3
12 Lai Châu 906,9 89,7 418,7 403,2
13 Sơn La 1.417,4 261,5 624,6 1.134,3
14 Hoà Bình 460,8 65,2 688,3 806,1
15 Tổng 9.527,1 1.571,1 5.708,0 11.405,7
% so cả nước 28,78 14,94 37,13 12,84
Nguồn: Niên giám Thống kê 2012
Bảng trên cho thấy trung du và miền núi phía Bắc chiếm 28,78% diện tích của cả nước,
song dân số chỉ chiếm có 12,84%. Đất sản xuất nông nghiệp của vùng chỉ chiếm 14,94% diện
tích đất sản xuất nông nghiệp của cả nước, nhưng diện tích đất lâm nghiệp lại chiếm tới
37,13%. Điều này thể hiện lâm nghiệp là ngành có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát
triển của vùng. Trong 14 tỉnh của vùng trung du và miền núi phía Bắc, thì Phú Thọ là địa
phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất 353.300 ha, lớn nhất là tỉnh Sơn La, 1.417.500 ha. Địa
phương có dân số ít nhất là tỉnh Bắc Kạn 320.500 người và nhiều nhất là tỉnh Bắc Giang
1.588.500 người.
12
3.1.2- Đặc điểm kinh tế
Do địa hình phức tạp và bị chia cắt sâu, nên có thể nói, Trung du và miền núi phía Bắc là
vùng có điều kiện kinh tế thấp kém nhất ở Việt Nam, trong đó đáng kể là:
- Kết cấu hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường của vùng tuy đã
được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư phát triển khá nhiều, song vẫn vừa thiếu lại vừa lạc hậu.
- Kinh tế của vùng tuy đã có sự chuyển dịch và phát triển khá nhanh trong những năm
vừa qua, song chủ yếu vẫn rất nhỏ bé và ở trình độ khá lạc hậu (đây là nói chung, trong vùng
cũng có một số địa phương có trình độ phát triển tương đối khá như Lào Cai, Lạng Sơn, Thái
Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang).
3.1.3- Đặc điểm xã hội
- Trung du miền núi phía Bắc là địa bàn sinh sống của phần lớn các dân tộc thiểu số
của nước ta (trên 30 dân tộc khác nhau), trong đó đáng chú ý là các dân tộc: Thái, Tày, Nùng,
Mường, H.Mông, Dao, Khơmú, Kháng, Giáy...Trừ dân tộc Kinh ra, các dân tộc còn lại, dân
tộc đông dân nhất cũng chỉ khoảng 1 triệu người, còn đa phần là vài chục ngàn người, thậm
chí có dân tộc chỉ dưới 1 ngàn người.
- Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Trung du miền núi phía Bắc gắn liền
với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam.
- Điều kiện tự nhiên phức tạp, bị chia cắt, cơ sở hạ tầng thấp kém, kinh tế chậm phát
triển, đồng bào các dân tộc thiểu số nhiều và trình độ dân trí thấp đã mang lại không ít điều bất
lợi về mặt xã hội cho vùng, đặc biệt là vấn đề nghèo đói, sự tồn tại các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn
xã hội, và việc lợi dụng các yếu điểm đó để xúi dục đồng bào chống lại chính quyền, chống lại
chế độ xã hội chủ nghĩa của kẻ địch.
3.2- Thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía
Bắc giai đoạn 2000- 2012
3.2.1- Sản xuất nông nghiệp có sự tăng trưởng liên tục và khá ổn định.
Từ năm 2000 đến năm 2012, tuy mức độ có khác nhau, song trên cả 3 lĩnh vực: nông
nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của toàn vùng trung du miền núi phía Bắc đều có sự phát
triển tương đối khá qua từng năm.
13
Hình 3.2 : Giá trị sản xuất nông- lâm- thuỷ sản vùng trung du
và miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2010
Nguồn: Tập hợp từ Niên giám Thống kê năm 2005, 2010
3.2.2- Ngành trồng trọt phát triển đều qua các năm:
Phụ lục 1:Năng suất và sản lượng ngô của các địa phương vùng trung du
miền núi phía Bắc giai đoạn 2000- 2012
Đơn vị tính: Tạ/ha, 1000 tấn
Chỉ tiêu 2000 2003 2005 2007 2008 2010 2012
1-Hà Giang
-Năng suất 17,2 19,5 21,0 20,9 24,1 28,0 31,8
-Sản lượng 71,7 88,0 92,6 90,7 111,7 133,4 167,2
2-Cao Bằng
-Năng suất 24,1 26,0 27,3 29,3 29,3 29,6 32,5
-Sản lượng 75,8 86,2 96,1 109,1 112,7 113,8 127,7
3-Bắc Kạn
-Năng suất 21,4 26,5 27,3 34,5 35,0 36,7 37,2
-Sản lượng 21,2 35,0 39,8 55,6 58,4 58,3 61,4
4-Tuyên Quang
-Năng suất 33,0 37,6 40,7 41,4 41,2 42,3 43,1
-Sản lượng 38,6 53,0 59,9 73,2 66,7 70,2 60,4
5-Lào Cai
-Năng suất 17,0 23,3 24,2 28,5 28,0 32,4 34,0
-Sản lượng 38,3 57,3 64,6 75,8 80,7 100,8 114,6
6-Yên Bái
-Năng suất 19,7 22,9 23,5 25,3 26,0 28,5 30,6
-Sản lượng 19,5 26,3 33,4 39,9 45,3 64,3 75,5
7-Thái Nguyên
-Năng suất 28,8 32,6 34,7 42,0 41,1 42,1 42,2
-Sản lượng 30,8 43,7 55,1 74,8 84,6 75,4 75,5
14
8-Lạng Sơn
-Năng suất 35,3 41,1 43,4 46,6 45,8 47,9 47,8
-Sản lượng 44,8 61,7 79,8 89,0 94,9 96,8 104,3
9-Bắc Giang
-Năng suất 25,8 28,2 33,3 35,0 32,7 36,5 39,1
-Sản lượng 29,4 29,0 44,3 49,7 51,0 44,9 33,6
10-Phú Thọ
-Năng suất 26,2 34,5 36,8 38,1 38,7 43,7 45,5
-Sản lượng 42,5 66,5 74,8 82,2 89,5 90,4 79,1
11-Điện Biên
-Năng suất - - 19,3 20,7 22,2 23,1 24,5
-Sản lượng - - 49,1 56,5 64,3 67,3 71,6
12-Lai Châu
-Năng suất - - 18,1 21,1 22,1 25,5 26,9
-Sản lượng - - 28,9 37,5 40,2 48,5 57,3
13-Sơn La
-Năng suất 26,3 31,1 28,2 37,7 38,1 31,5 39,2
-Sản lượng 135,8 200,9 228,0 444,0 503,5 418,5 524,2
14-Hoà Bình
-Năng suất 22,7 26,6 28,7 36,4 39,3 40,3 39,7
-Sản lượng 48,8 74,3 96,9 123,7 141,1 144,5 143,8
15-NSBQ vùng 23,9 28,2 29,2 32,9 33,6 33,2 36,3
16-NS cả nước 27,5 34,4 36,0 39,3 40,1 40,9 43,0
17-SL của vùng 640,4 883,0 1043,3 1401,7 1544,6 1527,1 1696,2
18-% so cả nước 31,9 28,2 27,5 32,6 33,8 33,1 35,3
Nguồn: Tập hợp từ Niên giám Thống kê năm 2005, 2010, 2012
Bảng 3.3:Giá trị sản phẩm trồng trọt thu được trên 1 ha đất trồng trọt
của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Tỉnh 2008 2009 2010 2011
1 Hà Giang 17,72 22,17 22,00 27,12
2 Cao Bằng 18,64 22,19 24,15 25,41
3 Bắc Kạn 14,88 23,38 32,62 39,18
4 Tuyên Quang 37,26 39,67 50,21 58,61
5 Lào Cai 24,23 30,08 31,71 37,01
6 Yên Bái 27,98 32,22 33,79 38,35
7 Thái Nguyên 35,48 40,10 44,43 52,86
8 Lạng Sơn 22,31 26,28 39,90 40,82
9 Bắc Giang 39,48 41,05 46,75 57,29
10 Phú Thọ 43,90 48,34 51,64 61,23
11 Điện Biên 15,31 18,28 23,66 28,02
12 Lai Châu 8,60 9,54 10,14 12,69
13 Sơn La 15,76 18,32 19,47 30,86
14 Hoà Bình 39,99 46,11 55,47 65,68
15 BQ toàn vùng 25,17 28,62 32,78 39,91
16 BQ cả nước 43,89 45,52 54,56 72,24
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ
sản năm 2011,NXB Thống kê, năm 2012.
15
Bảng số liệu trên cho thấy, tuy so với bình quân chung cả nước, giá trị sản phẩm trồng
trọt thu được trên 1 ha đất trồng trọt của vùng trung du miền núi phía Bắc còn một khoảng
cách không nhỏ, song nó cũng đã có bước tiến đều và tiến không nhỏ từ năm 2008 đến năm
2011.
3.2.3-Ngành chăn nuôi của các địa phương trong vùng đã từng bước phát
triển theo hướng sản xuất hàng hoá.
Phụ lục số 3: Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi các tỉnh vùng
Trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2012
Đơn vị tính: 1000 con
Tỉnh 2000 2003 2005 2007 2008 2010 2012
1-Hà Giang
-Đàn trâu 132,2 133,0 138,1 147,0 146,4 158,3 158,7
-Đàn bò 54,6 65,6 72,7 84,3 90,1 101,7 103,8
-Đàn lợn 248,0 290,6 329,1 352,9 373,0 431,7 449,5
-Đàn gia cầm 1223,0 2055,0 2139,0 2595,0 2742,0 3041,0 3166
2-Cao Bằng
-Đàn trâu 108,7 108,8 112,5 117,4 107,1 109,3 100,8
-Đàn bò 104,3 114,5 124,4 129,5 123,1 129,8 121,1
-Đàn Lợn 245,0 284,1 308,8 310,8 322,3 339,8 356,0
-Đàn gia cầm 1549,0 1845,0 1968,0 2089,0 2113,0 2145,0 1975,0
3-Bắc Kạn
-Đàn trâu 87,0 81,7 83,0 87,9 77,7 73,9 53,0
-Đàn bò 32,5 35,3 38,6 44,9 36,2 27,1 20,2
-Đàn lợn 157,2 154,0 157,7 155,0 164,1 193,2 178,9
-Đàn gia cầm 1227,0 1208,0 1205,0 1012,0 1200,0 1182,0 1142,0
4-T. Quang
-Đàn trâu 137,4 129,5 133,1 143,2 145,1 146,6 104,9
-Đàn bò 19,3 32,5 43,0 55,3 56,2 46,7 18,4
-Đàn lợn 266,1 315,0 343,0 418,1 441,1 519,6 419,9
-Đàn gia cầm 2432,0 3982,0 4374,0 3032,0 3611,0 5118,0 3519,0
5-Lào Cai
-Đàn trâu 100,3 124,4 106,7 127,0 125,5 134,9 123,7
-Đàn bò 17,6 19,2 19,5 23,9 23,3 23,4 16,3
-Đàn lợn 229,1 342,9 334,4 353,4 382,1 459,3 413,3
-Đàn gia cầm 1376,0 2100,0 1981,0 2506,0 2623,0 2881,0 2390,0
6-Yên Bái
-Đàn trâu 83,3 93,2 101,1 111,7 110,0 112,4 97,4
-Đàn bò 30,1 26,5 28,1 38,8 36,5 34,3 19,0
-Đàn lợn 283,0 321,2 354,4 376,0 397,8 422,6 423,3
-Đàn gia cầm 2411,0 2674,0 2507,0 2784,0 2881,0 3097,0 3363,0
7-T.Nguyên
-Đàn trâu 135,9 114,7 111,1 108,6 106,9 93,5 70,6
-Đàn bò 23,4 32,4 43,3 57,0 55,0 42,9 34,8
-Đàn lợn 348,1 465,9 519,3 509,0 529,2 577,5 514,8
-Đàn gia cẩm 2621,0 4818,0 4669,0 5071,0 5295,0 6823,0 7564,0
8-Lạng Sơn
-Đàn trâu 188,8 188,2 188,5 182,2 160,9 155,3 122,7
-Đàn bò 42,5 48,4 52,7 57,1 50,4 44,3 31,9
-Đàn lợn 277,5 333,6 350,6 332,8 372,7 369,0 328,4
-Đàn gia cầm 2962,0 3641,0 3703,0 3055,0 3284,0 3758,0 3330
9-Bắc Giang
-Đàn trâu 125,3 94,2 92,0 91,2 87,3 83,7 68,8
-Đàn bò 68,0 82,4 99,8 148,4 149,4 151,0 132,8
-Đàn lợn 718,3 843,0 928,4 1002,3 1050,6 1162,4 1173,1
16
Tỉnh 2000 2003 2005 2007 2008 2010 2012
-Đàn gia cầm 7077,0 9662,0 9075,0 10979,0 12067,0 15425,0 14962
10-Phú Thọ
-Đàn trâu 88,5 94,3 97,1 95,2 89,2 88,5 735
-Đàn bò 100,5 105,2 129,3 163,4 142,8 122,1 91,9
-Đàn lơn 448,3 530,4 568,0 552,3 593,0 665,7 658,0
-Đàn gia cầm. 6559,0 7757,0 7887,0 8068,0 8495,0 11127,0 9499
11-Điện Biên
-Đàn trâu - - 99,6 105,2 107,9 115,4 1162
-Đàn bò - - 27,7 32,2 34,7 39,1 42,0
-Đàn Lợn - - 210,6 232,3 245,3 276,8 288,6
-Đàn gia cầm - - 917,0 1417,0 1634,0 2020,0 2302,0
12-Lai Châu
-Đàn trâu - - 84,7 92,4 89,0 98,8 89,3
-Đàn bò - - 12,4 12,4 13,6 15,1 14,9
-Đàn lợn - - 155,8 160,6 179,4 209,6 181,4
-Đàn gia cầm - - 526,0 853,0 900,0 1011,0 915
13-Sơn La
-Đàn trâu 119,2 133,1 155,2 162,1 158,5 170,2 168,5
-Đàn bò 87,6 106,4 119,9 159,9 169,8 191,3 196,5
-Đàn lợn 340,4 441,0 476,0 405,1 460,8 523,8 535,3
-Đàn gia cầm 2016,0 3306,0 3402,0 4848,0 5014,0 4890,0 4604
14-Hoà Bình
-Đàn trâu 128,3 122,2 122,6 126,1 112,8 113,4 105,5
-Đàn bò 48,0 56,5 64,3 81,7 77,8 72,9 61,0
-Đàn lợn 294,7 370,6 410,3 398,0 416,0 451,2 426,4
-Đàn gia cầm 2323,0 3543,0 3483,0 3383,0 3588,0 3882,0 3876,0
Nguồn: Tập hợp từ Niên giám Thống kê năm 2005, 2010, 2012
Bảng số liệu trên cho thấy, trên cả 4 lĩnh vực chăn nuôi: trâu, bò, lợn và gia cầm ở các tỉnh
vùng trung du miền núi phía Bắc, từ năm 2000 đến năm 2012, đều có sự phát triển khá tốt.
3.2.4-Ngành lâm nghiệp đã được các tỉnh trong vùng quan tâm phát triển
Hình 3.3: Giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc giai
đoạn 2000-2012 - (giá năm 1994 - năm 2012 theo giá 2010)
Nguồn: Tập hợp từ Niên giám Thống kê năm 2005, 2010, 2012
Bảng số liệu trên cho thấy, tuy không nhiều, song giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn vùng
trung du miền núi phía Bắc có sự tăng trưởng tương đối đều qua các năm. Năm 2012 so với
năm 2000, giá trị sản xuất lâm nghiệp của vùng tăng thêm 443,2 tỷ đồng, bình quân mỗi năm
17
tăng thêm được 44,32 tỷ đồng. Trong đó có hai tỉnh tăng tương đối khá là: Tỉnh Lạng Sơn,
tăng thêm 94,1 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng thêm 9,41 tỷ đồng; tỉnh Yên Bái tăng thêm
93,1 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 9,31 tỷ đồng. Đáng tiếc là có 2 tỉnh, giá trị sản xuất
lâm nghiệp giảm đáng kể: Sơn La giảm 93,7 tỷ đồng, bình quân mỗi năm giảm 9,37 tỷ đồng;
tỉnh Cao Bằng giảm 27,6 tỷ đồng, bình quân mỗi năm giảm 2,76 tỷ đồng.
3.2.5-Thuỷ sản cũng đã được các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc quan tâm
phát triển
Bảng 3.4: Giá trị sản xuất thuỷ sản của các tỉnh vùng trung du
miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2010 (giá 1994)*
Đơn vị tính: Tỷ đồng
STT Tỉnh 2000 2003 2005 2007 2008 2009 2010
1 Hà Giang 7,0 8,1 8,7 10,0 10,7 11,2 11,4
2 Cao Bằng 2,0 2,3 2,5 2,9 2,9 2,8 2,8
3 Bắc Kạn 2,3 3,1 3,6 5,4 5,9 6,4 6,8
4 Tuyên Quang 11,5 13,2 16,2 21,6 25,7 27,4 29,0
5 Lào Cai 4,2 7,6 9,3 13,4 14,8 22,4 25,3
6 Yên Bái 9,7 22,2 29,0 34,8 37,8 41,4 45,2
7 Thái Nguyên 24,4 28,4 29,6 32,8 33,9 38,9 44,9
8 Lạng Sơn 3,5 8,0 9,0 9,2 9,8 13,7 9,2
9 Bắc Giang 49,0 57,1 66,3 88,7 111,4 145,8 168,5
10 Phú Thọ 67,1 88,7 99,7 131,7 126,3 139,7 152,9
11 Điện Biên - - 6,2 7,7 9,6 9,9 10,1
12 Lai Châu - - 5,9 7,9 8,8 9,0 8,8
13 Sơn La 17,7 24,5 26,4 39,3 37,1 39,5 49,9
14 Hoà Bình 10,4 18,7 22,7 27,9 28,8 32,9 33,4
15 Toàn vùng 213,0 287,2 334,8 433,3 463,5 541,0 598,2
Bảng số liệu trên cho thấy, năm 2010 so với năm 2000, giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản
toàn vùng đã tăng từ 213 tỷ đồng lên 598,2 tỷ đồng, tăng 2,8 lần. Trong đó có một số tỉnh có mức
tăng rất cao như: Tỉnh Yên Bái từ 9,7 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 45,2 tỷ đồng năm 2010, tăng 4,6
lần; tỉnh Bắc Giang từ 49 tỷ đồng tăng lên 168,5 tỷ đồng tăng 3,4 lần.
3.2.6. Các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp đã được chú ý xây dựng và củng cố
3.3-Đánh giá tính bền vững của phát triển nông nghiệp ở các tỉnh trung du miền
núi phía Bắc Việt Nam thời gian qua.
Căn cứ vào một số tiêu chí cơ bản đã được nêu ở chương 1, có thể xem xét và thấy
được thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở các tỉnh trung du miền núi
phía Bắc Việt Nam thời gian qua như sau:
*
Niên giám Thống kê năm 2012 không tính giá trị ngành thủy sản theo từng địa phương nên NCS chỉ dừng lại ở số liệu
năm 2010
18
3.3.1-Bền vững về kinh tế
Sản xuất nông nghiệp đã có sự tăng trưởng khá và tăng đều qua các năm, nhất là năng
suất, sản lượng các loại cây trồng, con vật nuôi sản xuất nông nghiệp về cơ bản đã đáp ứng
được nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày một tăng của đồng bào các dân tộc sinh sống trên
địa bàn. Căn cứ vào các tiêu chí: Giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng, năng suất cây trồng, vật
nuôi, sản lượng lương thực bình quân đầu người, giá trị sản xuất thu được trên 1ha. Luận án
cho rằng nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc thời gian qua bước đầu đã phát
triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn thiếu bền vững, cụ thể:
- Thứ nhất, Năng suất cây trồng của vùng còn thấp.
Hình 3.6: Năng suất lúa và ngô của các vùng giai đoạn 2000-2012
Nguồn: Tập hợp từ Niên giám Thống kê năm 2005, 2010, 2012
Hình trên cho thấy trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 năng suất lúa cũng như
năng suất ngô của vùng trung du miền núi phía Bắc đều còn một khoảng cách tương đối lớn
so với năng suất bình quân chung của cả nước.
- Thứ hai, Giá trị sản xuất thu được trên 1ha và 1 lao động còn thấp; giá trị sản phẩm
trồng trọt thu được trên một ha đất trồng trọt từ 25,17 triệu đồng năm 2008 tăng lên 39,91
triệu đồng năm 2011. Tuy nhiên, con số này còn cách khá xa so với mức bình quân chung
của cả nước (72,24 triêu đồng- bằng 55,2%), đặc biệt là còn rất thấp so với vùng đồng bằng
sông Hồng (94,25 triệu đồng-bằng 42,3%) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (91,1 triệu
đồng-bằng 43,8%).
- Thứ ba, cơ cấu sản xuất nông nghiệp của vùng rất lạc hậu.
19
Hình 3.8: Cơ cấu sản xuất nông nghiệp vùngTrung du miền núi
phía Bắc giai đoạn 2000-2010
Đơn vị tính: %
Nguồn: Tập hợp và tính từ số liệu của Niên giám Thống kê năm 2005, 2010.
3.3.2-Bền vững về mặt xã hội
Nông nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc phát triển tương đối khá, đã tạo ra
điều kiện thuận lợi, trong đó quan trọng nhất là điều kiện tài chính cho các cấp uỷ Đảng,
Chính quyền và người dân ở đây giải quyết và phát triển các vấn đề xã hội. Trên cơ sở các
tiêu chí: Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng, tỷ lệ hộ nghèo, sự phát triển của cơ sở hạ
tầng. NCS cho rằng về mặt xã hội bước đầu nông nghiệp các tỉnh trung du miền núi phía Bắc
đã phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên lĩnh vực này cũng còn nhiều khó khăn, cụ thể:
- Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2012 của vùng trung du và miền núi
phía Bắc đạt 1.285.000 đồng, trong khi Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung là 1.469.000
đồng, Tây Nguyên là 1.631.000, đồng bằng sông Cửu Long là 1.785.000 đồng, đồng bằng
sông Hồng là 2.304.000 đồng và Đông Nam bộ là 3.241.000 đồng.
- Tỷ lệ hộ nghèo của vùng trung du miền núi phía Bắc năm 2012 là 24,2% trong khi Tây
Nguyên là 18,6%, Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ là 16,7%, Đồng bằng sông Cửu
Long là 10,6%, Đồng bằng sông Hồng là 6,1%, và vùng Đông Nam bộ là 1,4%.
- Thu nhập thấp, trình độ dân trí thấp, điều kiện giao lưu khó khăn tất yếu dẫn đến đời
sống văn hoá, tinh thần người dân được thụ hưởng cũng thấp.
3.3.3-Bền vững về môi trường
Bước đầu vấn đề môi trường cũng đã được các cơ quan lãnh đạo của các địa phương và
người dân chú ý giữ gìn, bảo vệ, nhất là môi trường tự nhiên. Tỷ lệ che phủ của rừng trên địa
bàn đã từ 33% năm 1993 tăng lên 48,8% năm 2010. Tuy nhiên lĩnh vực này cũng còn nhiều
tồn tại.
- Chất thải do sản xuất nông nghiệp và do con người tạo ra đã làm cho môi trường đất,
nước này càng ô nhiễm.
- Hiện tượng lở đất, rửa trôi đất, lũ quét diễn ra ngày càng nhiều, thiệt hại ngày càng
tăng.
- Hiện tượng cháy rừng vẫn còn gia tăng và chiếm tỷ trọng cao so với cả nước.
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2000 2003 2005 2007 2008 2009 2010
79.34 81.59 82.68 83.97 83.95 83.7 83.49
18.97 16.45 15.23 13.78 13.64 13.56 13.63
1.690 1.960 2.090 2.250 2.410 2.740 2.880
Thuỷ sản
Lâm nghiệp
Nông nghiệp
20
Bảng 3.12: Diện tích rừng bị cháy ở các tỉnh Trung du
miền núi phía Bắc giai đoạn 2000-2012
Đơn vị tính: ha
STT Tỉnh 2000 2003 2005 2007 2009 2010 2012
1 Hà Giang 6,0 113,7 66,5 97,8 381,0 660,1 60,9
2 Cao Bằng 47,0 190,3 64,9 75,8 95,7 433,0 40,3
3 Bắc Kạn 10,2 14,5 3,4 4,9 16,0 43,0 68,6
4 Tuyên Quang 2,1 97,1 32,1 82,6 5,0 9,3 2,2
5 Lào Cai 92,6 110,0 28,7 43,0 27,0 794,0 99,5
6 Yên Bái 3,4 274,1 190,1 709,2 201,4 917,9 22,9
7 Thái Nguyên 2,7 5,0 3,5 21,0 15,0 26,1 18,0
8 Lạng Sơn 268,2 544,0 85,8 251,8 144,8 164,0 51,4
9 Bắc Giang 5,8 34,2 17,2 59,0 23,9 28,1 23,3
10 Phú Thọ 2,0 332,0 8,9 13,9 - 45,6 -
11 Điện Biên 47,3 313,6 876,9 151,8 34,6 32,4 85,4
12 Lai Châu 156,4 360,2 71,7 330,4 -
13 Sơn La 20,5 71,0 238,0 1188 103,0 548,3 72,1
14 Hoà Bình 0,1 715,0 208,0 - 5,2 53,2 25,3
15 Toàn vùng 507,9 2.814,0 1.980,4 3.059 1.124,3 4.085,4 569,9
16 Cả nước 1.045,9 5.510,6 6.829,3 5.136,4 1.658,0 6.723,3 1.324,9
17 % so với cả
nước
48,6 51,1 29,0 59,6 67,8 60,8 43,0
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2005, 2010, 2012
Bảng trên cho thấy: trừ năm 2005, diện tích rừng bị cháy của vùng trung du và miền
núi phía Bắc chỉ chiếm 29% diện tích rừng bị cháy của cả nước, còn các năm khác đều
xấp xỉ 50% trở lên. Đặc biệt, năm 2009 tỷ lệ này lên đến 67,81% và năm 2010 tới 60,71%.
Năm 2012, diện tích rừng bị cháy của vùng giảm nhiều, song so với cả nước vẫn ở mức
độ cao 43%.
3.4 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc .
-Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên.
Là vùng có độ cao so với mặt biển lớn và địa hình lại chia cắt rất phức tạp, nên trên địa
bàn vùng trung du miền núi phía Bắc tạo thành nhiều tiểu vùng đất đai, khí hậu- thời tiết khá
đặc biệt, điều kiện này vừa tạo ra thuận lợi, song cũng mang lại không ít khó khăn cho sự
phát triển bền vững nông nghiệp.
-Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế.
+ Thứ nhất, Chính phủ đã huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư cho xây dựng và hiện
đại hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội vùng trung du miền núi phía Bắc, đặc biệt là hệ
thống đường bộ, hệ thống truyền tải và cung cấp điện, hệ thống bưu chính-viễn thông, hệ
thống trường học, bệnh viện...; cũng như xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất-kỹ
21
thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là hệ thống tưới-tiêu, hệ thống sản xuât giống cây
trồng, vật nuôi, hệ thống sản xuất phân bón, sản xuất thức ăn gia súc, hệ thống bảo vệ thực
vật và thú y, hệ thống bảo quản và chế biến các loại nông sản.
+ Thứ hai, Chính phủ cũng đã đưa ra nhiều chương trình, cơ chế và chính sách hỗ trợ đối với
việc phát triển kinh tế-xã hội các vùng dân tộc và miền núi nói chung, phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vũng nông nghiệp, nông thôn vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng.
Tuy nhiên, chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn còn một số hạn chế:
- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp chưa tốt.
- Các chương trình hỗ trợ cho vùng dân tộc miền núi còn chồng chéo, đầu tư dàn trải,
tổn thất lớn.
Về phương thức canh tác còn khá lạc hậu, sản xuất vẫn theo lối quảng canh, dựa vào
thiên nhiên và kinh nghiệm cha truyền con nối là chính.
Thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp các tỉnh vùng trung du miền núi
phía Bắc đã được hình thành và hoạt động khá mạnh mẽ. Tuy nhiên, thị trường của vùng bị
Trung Quốc chi phối khá nặng.
- Ảnh hưởng của điều kiện xã hội.
Do điều kiện địa hình phức tạp, bị chia cắt sâu, và là vùng có nhiều dân tộc thiểu số
sinh sống nhất đất nước, nên dân cư ở đây sống khá phân tán và trình độ dân trí của người
dân nhìn chung còn khá thấp. Thực trạng này đã đem lại lại cho vùng rất nhiều khó khăn
trong việc xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, cũng như đối với
việc đưa nhanh các tiến bộ mới về khoa học-công nghệ ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.
Khó khăn này là lực cản không nhỏ đối với phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của
vùng thời gian qua.
22
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÍNH BỀN VỮNG ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC TỈNH TRUNG DU
MIỀN NÚI PHÍA BẮC ĐẾN NĂM 2020
4.1-Dự báo tình hình thế giới và trong nước có thể tác động đến phát triển bền
vững sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc đến năm
2020
4.1.1-Bối cảnh quốc tế
Trong giai đoạn tới, kinh tế thế giới sẽ có những diễn biến khá phức tạp và xuất hiện
nhiều vấn đề mới trong xu thế phát triển bền vững, hội nhập, hợp tác và cạnh tranh. Sự liên
kết ngày càng chặt chẽ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, một mặt tạo ra nhiều
cơ hội hợp tác phát triển, nhưng mặt khác cũng tạo ra những khó khăn và thách thức mới,
khiến cho những biến động tiêu cực và khủng hoảng kinh tế dễ lan toả và tác động sâu rộng
hơn.
Tất cả những yếu tố trên sẽ tác động đan xen, nhiều chiều đến phát triển bền vững nông
nghiệp của các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
4.1.2- Bối cảnh trong nước
Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế xã hội của nước ta đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. So với
25 năm trước đây, ngày nay thế và lực của chúng ta đã hoàn toàn khác hẳn:
- Về kinh tế, từ một nước nghèo, GDP bình quân đầu người mỗi năm chưa đến 200
USD năm 2012 đạt khoảng 1540 USD, là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn của
thế giới: hạt tiêu xuất khẩu đứng số 1 thế giới, gạo đứng thứ hai, cao su, cà phê, hạt điều
đứng thứ 3.v.v.
Với tiềm lực của đất nước, giờ đây chúng ta đã có thể tự đầu tư cho việc phát triển đối
với nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường của đất nước, trong đó có khu vực nông nghiệp,
nông thôn và nông dân.
- Về nguồn nhân lực, năm 2005 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chiếm có 12,5%
trong tổng số lao động của toàn xã hội, thì đến năm 2010 tỷ lệ đó đã được nâng lên thành
14,6%, trong đó có trên 2 triệu lao động có trình độ Đại học và trên Đại học.
- Về hợp tác quốc tế chúng ta đã có quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế với trên 150
quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc mọi châu lục trên thế giới, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài chúng ta thu hút đã đạt khoảng 195 tỷ USD.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, chúng ta cũng còn nhiều khó khăn: Thiên tai, dịch
bệnh diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường ngày càng phổ biến và nghiêm trọng, tình trạng
biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng đang ngày càng trở thành mối đe doạ hiện hữu
đối với sản xuất và đời sống của người dân. Nền kinh tế nước ta cũng sẽ phải đối mặt với sự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới và trong nước, sự tác động qua lại và
lệ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới., cũng như sẽ phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn
trong quá trình hội nhập và tham gia vào quá trình toàn cầu hoá.
Một khó khăn rất lớn nữa là, nền kinh tế nước ta phát triển chưa thật bền vững, chất lượng,
năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Kinh tế tuy tăng trưởng nhanh,
nhưng phương thức tăng trưởng còn lạc hậu, cơ cấu của nền kinh tế chưa hợp lý.
4.1.3-Bối cảnh của vùng
Sản xuất phát triển, thu nhập và đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn để được
nâng lên đáng kể. Điều kiện ăn, ở, đi lại, nghe nhìn, học tập, chăm sóc của người dân cũng tốt
hơn trước. Người dân có niềm tin hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
23
Tuy nhiên, vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng còn nhiều khó khăn trở ngại trong
sự phát triển. Trong đó đáng kể nhất là: cơ sở hạ tầng không đồng bộ và lạc hậu, trình độ dân
trí trong vùng còn thấp kém; nguồn lực kinh tế của các tỉnh và của người dân còn hạn chế;
địa hình chia cắt, thời tiết khắc nghiệt; sự chống phá của các thế lực thù địch, nhất là Trung
Quốc không ngừng gia tăng và xảo quyệt.v.v.
Những thuận lợi và khó khăn nói trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
phát triển theo hướng bền vững của nông nghiệp các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc
trong những năm tới.
4.2- Những quan điểm chủ yếu cần được quán triệt trong phát triển nông nghiệp các
tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc theo hướng bền vững đến năm 2020
Từ thực tiễn phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của các tỉnh vùng trung du
miền núi phía Bắc thời gian vừa qua, cũng như xuất phát từ dự báo bối cảnh trong nước và
quốc tế có thể tác động đến phát triển bền vững nông nghiệp của vùng thời gian tới, chúng tôi
cho rằng, để đạt được thành công, các tỉnh trong vùng cần quán triệt các quan điểm chủ đạo
sau đây:
- Quan điểm thứ nhất, phát triển nông nghiệp vùng trung du miền núi phía Bắc theo
hướng bền vững tới năm 2020 phải được tiến hành toàn diện trên tất cả các mặt.
- Quan điểm thứ hai, phát triển nông nghiệp ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc
theo hướng bền vững đến năm 2020 phải dựa trên cơ sở khai thác tối đa các lợi thế của vùng.
4.3-Những định hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở
các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc đến năm 2020.
Định hướng chung là phát triển mạnh mẽ cả nông nghiệp-lâm nghiệp và thuỷ sản
theo hướng hàng hoá, thâm canh và bền vững, dựa trên cơ sở khai thác hợp lý và hiệu quả
các lợi thế của từng địa phương trong vùng. Phấn đấu đến năm 20220 các chỉ tiêu cơ bản của
nông nghiệp toàn vùng đạt 85-90% bình quân chung của nông nghiệp cả nước.
4.3.1- Đối với ngành trồng trọt
- Mở rộng và đầu tư thâm canh đối với các vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nổi
tiếng của vùng như: vùng chè ở Thái Nguyên và Phú Thọ, vùng vải thiều ở Lục Ngạn tỉnh
Bắc Giang, vùng mận ở Bắc Hà tỉnh Lào Cai, vùng cam ở Bắc Quang tỉnh Hà Giang, vùng
bưởi ở Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, vùng cao su ở Lai Châu.v.v.
- Mở rộng diện tích trồng rau và hoa. Hình thành một số vùng sản xuất rau và hoa
chuyên canh, qui mô lớn ở từng địa phương, nhất là những nơi có điều kiện đất đai và thời
tiết thuận lợi như: Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Mộc Châu, tỉnh Sơn La, vùng ngoại vi của thành phố
Lạng Sơn.v.v.
Ngoài rau và hoa, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc còn có lợi thế rất lớn trong việc
trồng và khai thác các loại cây dược liệu.
4.3.2- Đối với ngành chăn nuôi
-Tận dụng lợi thế có nhiều đồng cỏ và bãi chăn thả để tiếp tục phát triển mạnh đàn trâu
bò tại các địa phương trên địa bàn. Chuyển dần việc chăn nuôi trâu, bò lấy sức kéo là chính
sang chăn nuôi lấy thịt là chính.
Tiếp tục khuyến khích người dân trên địa bàn phát triển chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn
nuôi theo kiểu công nghiệp và bán công nghiệp.
Tận dụng lợi thế có môi trường chăn thả rộng, có nguồn thức ăn phong phú, khuyến
khích người dân tiếp tục đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi các
giống gia cầm có chất lượng cao. Về hình thức chăn nuôi, nên mạnh dạn phát triển chăn nuôi
gia cầm theo kiểu công nghiệp và bán công nghiệp với mô hình trang trại hoặc doanh nghiệp.
4.3.3- Đối với ngành lâm nghiệp
Hướng chung là phải xem lâm nghiệp là một ngành sản xuất quan trọng của các tỉnh
24
vùng trung du miền núi phía Bắc, phải làm cho người dân ở vùng rừng có thể sống và làm
giàu được từ nghề rừng. Muốn thế, bên cạnh việc giữ vững, quản lý chặt rừng đặc dụng và
rừng phòng hộ, cần mạnh dạn giao đất rừng sản xuất cho người dân quản lý và sử dụng. Cố
gắng nâng giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp toàn vùng từ 13,63 % trong tổng giá trị
nông-lâm- thuỷ sản năm 2010 lên trên 20% vào năm 2020.
4.3.4-Đối với ngành thuỷ sản
Tập trung khai thác triệt để diện tích mặt nước có ở các địa phương để phục vụ cho việc
nuôi thuỷ sản, đặc biệt là mặt nước của các lòng hồ thuỷ điện lớn như: Sơn La, Hoà Bình, Lai
Châu, Thác Bà.v.v. Trong đó cần mạnh dạn đầu tư mở rộng việc nuôi cá nước lạnh như cá
Tầm, cá Hồi.v.v, cố gắng nâng giá trị của ngành thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất nông-
lâm- thuỷ sản từ 2,88% năm 2010 lên khoảng 5% vào năm 2020.
4.4-Những giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp ở các tỉnh vùng trung du
miền núi phía Bắc theo hướng bền vững đến năm 2020.
Để thực hiện thành công định hướng phát triển nông nghiệp ở các tỉnh vùng trung du
miền núi phía Bắc theo hướng bền vững đến năm 2020 như đã đề ra, cần phải nghiên cứu và
thực thi nghiêm túc một hệ thống các giải pháp đồng bộ, có cơ sở khoa học và có tính khả thi.
Dưới đây là những giải pháp chủ yếu:
4.4.1-Tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp trên địa bàn toàn vùng
cũng như ở từng địa phương trong vùng:công tác quy hoạch có vai trò hết sức quan trọng
trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nói
riêng. Công tác quy hoạch phải đi trước một bước và phải thực sự có cơ sở khoa học và có
tính khả thi cao.
4.4.2-Xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá ở các tỉnh hoặc liên tỉnh có lợi
thế: tập trung đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật và tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, nâng
cao hiệu quả sản xuất, nhằm phát huy các lợi thế vùng.
4.4.3-Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất của toàn vùng,
cũng như của từng tỉnh trong vùng:cần có cơ chế chính sách phù hợp để huy động mọi
nguồn lực để đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật theo hướng đồng bộ hiện đại, phục vụ
phát triển nông nghiệp bền vững.
4.4.4- Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp với điều kiện và đặc
điểm của vùng trung du miền núi phía Bắc:hình thức tổ chức sản xuất có vai trò hết sức
quan trọng trong sản xuất nông nghiệp; nếu phù hợp sẽ là động lực to lớn thúc đẩy sản xuất
phát triển; hộ nông dân và trang trại là hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chủ yếu của
vùng đến 2020.
4.4.5-Lựa chọn phương thức canh tác phù hợp với điều kiện của vùng trung du miền núi phía
Bắc nói chung, của từng tỉnh trong vùng nói riêng: có nhiều mô hình có thể bảo đảm tốt phương
thức thâm canh cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc như: ruộng- ao- chuồng hay vườn- ao-
chuồng hay rừng- ao- chuồng với cách thức chung là nông- lâm- thủy kết hợp.
4.4.6-Ứng dụng các tiến bộ mới của khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của các
địa phương trong vùng:cần tăng cương, nhưng lựa chọn tiến bộ mới về khoa học công nghệ trong
lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với điều kiện của từng địa phương; ưu tiên đầu tư về công nghệ sinh
học, thủy lợi, canh tác, cơ giới hóa, điện khí hóa.
4.4.7- Đầu tư thoả đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ sản xuất
nông nghiệp của vùng:đây là việc làm không dễ, cần được đầu tư thỏa đáng về tài chính, sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tiến hành sâu rộng, liên tục trong một thời gian nhất định,
với phương thức, nội dung phù hợp.
4.4.8- Đầu tư phát triển các loại dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp: nhằm thúc đẩy sản xuất nông
25
nghiệp đi sâu vào chuyên môn hóa sản xuất, phát triển nền nông nghiệp hiện đại. Đối với vùng trung
du miền núi phía Bắc cần ưu tiên phát triển các dịch vụ: thủy lợi, giống cây trồng- vật nuôi, thiết bị, vật
tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; dịch vụ thú y, bảo vệ thực vật...
4.4.9-Mở rộng thị trường tiêu thụ các loại nông sản hàng hoá do người dân trong vùng
làm ra:đây là một yêu cầu bức xúc gắn liền với quá trình sản xuất, quan tâm củng cố và phát
triển hệ thống chợ tiêu thụ nông sản cho phù hợp; nghiên cứu cẩn trọng khi xâm nhập thị
trường Trung Quốc..
4.4.10- Giải quyết có hiệu quả vấn đề an sinh xã hội cho người nông dân:Vùng này đời
sống nhân dân còn nhiều khó khăn, cần được Chính phủ và các địa phương có những chính
sách điều hòa nguồn thu từ khu vực khai thác thủy điện, khoáng sản, rừng quan tâm phát
triển sản xuất để giảm nghèo nhanh và bền vững; giải quyết căn bản nhà ở việc làm và thu
nhập cho người có công với cách mạng.
4.4.11- Mạnh dạn điều chỉnh một số chính sách đối với vùng vùng dân tộc vùng núi nói chung,
với sản xuất nông nghiệp nói riêng: như chính sách đầu tư; chính sách giao đất giao rừng, bảo vệ
rừng; đầu tư phát triển thủy điện; thuế khai thác tài nguyên khoáng sản và cơ chế điều tiết cho
vùng; chính sách biên mậu đối với Trung Quốc; chính sách đào tạo nguồn nhân lực áp dụng đặc
thù cho vùng.
26
KẾT LUẬN
Vùng trung du miền núi phía Bắc là địa bàn cực kỳ quan trọng về kinh tế - xã hội cũng
như môi trường và an ninh quốc phòng đối với cả nước. Trong vùng ẩn chứa nhiều nguồn tài
nguyên phong phú, bao gồm nhiều triệu ha rừng, nguồn tài nguyên nước dồi dào và thủy
năng to lớn, hàng triệu ha đất đai các loại, nhiều khoáng sản quý hiếm và có trữ lượng lớn.
Vùng trung du miền núi phía Bắc là một trong những vùng kinh tế dựa vào nông nghiệp.
Tuy có những lợi thế nhất định trong phát triển nông nghiệp về đất đai, đồi rừng, với nhiều
tiểu vùng sinh thái, tạo lợi thế cho phát triển nhiều loại nông, lâm, thủy đặc sản, thế nhưng
nhiều năm qua, do điểm xuất phát thấp, điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa có những khó
khăn; công tác quản lý nhà nước, quảng bá và tạo điều kiện thu hút đầu tư ở một số địa
phương còn hạn chế, nên nhiều tiềm năng, lợi thế của vùng vẫn chưa được tập trung khai
thác mạnh mẽ. Vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa.
Để giúp sản xuất nông nghiệp của vùng trung du miền núi phía Bắc phát triển nhanh
theo hướng bền vững trong những năm sắp tới, luận án đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành
các vấn đề sau:
Đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển kinh tế nông nghiệp
nói chung, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nói riêng. Đặc biệt đã đi sâu làm rõ
nội dung của phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững (về kinh tế-xã hội-môi trường) và
các tiêu chí đánh giá tính bền vững đó. Luận án cũng đã tìm hiểu và trình bày kinh nghiệm
của một số nước trên thế giới trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và rút
ra được những bài học bổ ích cho Việt Nam nói chung, cho vùng trung du miền núi phía Bắc
nói riêng.
Trên cơ sở các căn cứ lý luận và thực tiễn đã tổng kết, luận án đã vận dụng để phân tích,
đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở vùng trung du miền núi
phía Bắc Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012 trên cả ba phương diện: bền vững
về kinh tế, xã hội và môi trường. Qua phân tích, đánh giá, luận án đã nêu bật được những kết
quả bước đầu đáng khích lệ của các địa phương trong vùng trong việc phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng bền vững, cũng như đã chỉ rõ những mặt còn hạn chế, yếu kém cần
khắc phục và các nhân tố ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) đến phát triển nông nghiệp theo
hướng bền vững của vùng trong giai đoạn này.
Từ thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng trung du miền núi phía
Bắc thời gian qua, và trên cơ sở dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế có thể ảnh hưởng đến
phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng đến năm 2020, luận án đã nêu lên
quan điểm, định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của vùng này đến năm
2020 và một số giải pháp nhằm thực hiện thành công định hướng đó.
NCS hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp các
địa phương vùng trung du miền núi phía Bắc tham khảo trong việc phát triển nông nghiệp
theo hướng bền vững trong những năm sắp tới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tien_si_v_nguyen_thanh_hai_3866.pdf