Tóm tắt Luận án Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ giai đoạn hiện nay

Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ và đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của Đảng nói chung, của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ hiện nay là vấn đề hệ trọng nhưng mới mẻ, khó khăn, đang rất cần được tổ chức nghiên cứu sâu rộng hơn. Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ là một phần rất nhỏ. Do trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế, bất cập nên luận án khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luận án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, cán bộ hoạt động thực tiễn và các đồng nghiệp.

doc27 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CñA C¸C TØNH ñY ë B¾C TRUNG Bé GIAI §O¹N HIÖN NAY Chuyªn ngµnh : X©y dùng §¶ng vµ chÝnh quyÒn nhµ n­íc M· sè : 62 31 02 03 tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sÜ khoa häc chÝnh trÞ hµ néi - 2015 C«ng tr×nh ®­îc hoµn thµnh t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS Tr­¬ng ThÞ Th«ng PGS.TS NguyÔn V¨n Giang Ph¶n biÖn 1: PGS,TS TrÇn HËu ñy ban Trung ­¬ng MÆt trËn Tæ quèc ViÖt Nam Ph¶n biÖn 2: PGS,TS §oµn Minh HuÊn Häc viÖn ChÝnh trÞ khu vùc I Ph¶n biÖn 3: TS. Lª TiÕn Hµo Thanh tra ChÝnh phñ LuËn ¸n ®­îc b¶o vÖ t¹i Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn, häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh. Vµo håi ..... giê ....., ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 2015 Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i Th­ viÖn Quèc gia vµ Th­ viÖn Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Võ Mạnh Sơn (2012), "Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị của trường chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở Thanh Hóa hiện nay", Giáo dục lý luận, 3(180), tr. 9-12. Võ Mạnh Sơn (2012), "Đổi mới phương thức giáo dục, đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn ở Thanh Hóa hiện nay", Văn hóa doanh nhân, (7), tr. 27-29. Võ Mạnh Sơn (2013), "Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động khoáng sản phải bắt đầu từ việc hoàn thiện chính sách", Nội chính, (3), tr. 52-56. Võ Mạnh Sơn (2014), "Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường trên địa bàn thị xã Sầm Sơn hiện nay", Tập san Nghiên cứu lý luận và thực tiễn, (16), tr. 22-25. Võ Mạnh Sơn (2014), "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở Thanh Hóa giai đoạn hiện nay", Quản lý nhà nước, (220), tr. 92-96. Võ Mạnh Sơn (2014), "Nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Bắc Trung Bộ giai đoạn hiện nay", Quản lý nhà nước, (226), tr. 84-87. Võ Mạnh Sơn (2015), "Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng ở Thanh Hóa hiện nay", Lịch sử Đảng, (290), tr. 73-77. Võ Mạnh Sơn (2015), "Giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo trong công tác cán bộ của các tỉnh ủy Bắc Trung Bộ", Xây dựng Đảng điện tử, ngày 30/5/2015. Võ Mạnh Sơn (2015), ”Về phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy khu vực Bắc Trung Bộ”, Quản lý nhà nước, (234), tr. 69-71. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra vấn đề to lớn, cấp bách là phải xây dựng cho được đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, ngang tầm những yêu cầu mới. Để có được đội ngũ cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu đó, Đảng ta chủ trương phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, trong đó đổi mới phương thức lãnh đạo (PTLĐ) của Đảng đối với công tác cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng. Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã nhấn mạnh phải: "Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ". Việc đổi mới PTLĐ của Đảng đối với công tác cán bộ được diễn ra ở các ngành, các cấp, trong đó, cấp tỉnh là cấp có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là khu vực chiến lược, có vị trí, vai trò rất quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh. Trong những năm qua, các tỉnh ủy đã quan tâm tìm các giải pháp đổi mới công tác cán bộ, trong đó có đổi mới PTLĐ đối với công tác cán bộ, đạt kết quả quan trọng. Trước yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, đội ngũ cán bộ trong khu vực chưa thực sự đáp ứng tốt yêu cầu. PTLĐ của các tỉnh ủy đối với công tác cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nghiên cứu tìm các giải pháp khả thi, phát huy những ưu điểm, khắc phục khuyết điểm nêu trên, đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ vùng này đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới ở các tỉnh là vấn đề cấp thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: "Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ giai đoạn hiện nay" để thực hiện đề tài luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về PTLĐ công tác cán bộ của tỉnh ủy các tỉnh ở Bắc Trung Bộ, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận về PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ. - Đánh giá đúng thực trạng PTLĐ công tác cán bộ các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ từ năm 2005 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, vấn đề đặt ra. - Đề xuất phương hướng, giải pháp khả thi nhằm đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy khu vực Bắc Trung Bộ trong giai đoạn từ 2005 đến nay; phương hướng đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn - Cơ sở lý luận: Luận án được xây dựng dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng và xây dựng Đảng, về công tác cán bộ và PTLĐ của Đảng. - Cơ sở thực tiễn: Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ; các báo cáo sơ kết, tổng kết công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ, những số liệu điều tra, khảo sát thực tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu bằng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành, như: tổng kết thực tiễn; lịch sử - lôgíc; phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh; chuyên gia. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm, nội dung PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ. - Đề xuất các giải pháp có tính đột phá để đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ trong những năm tới là: tăng cường phân công, phân cấp trong quản lý và sử dụng cán bộ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức của hệ thống chính trị (HTCT) trong công tác cán bộ; cụ thể hóa, hoàn thiện các quy chế, quy định về công tác cán bộ; đổi mới, cải tiến quy trình thực hiện các khâu trong công tác cán bộ của tỉnh ủy. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án - Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ. - Các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứu về môn Xây dựng Đảng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương, 6 tiết. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác cán bộ và đổi mới công tác cán bộ. Trong những công trình đó, một số công trình đã đề cập đến PTLĐ của Đảng đối với công tác cán bộ. Sau đây là những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án. 1. Các công trình khoa học trong nước 1.1. Sách Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của PGS,TS Nguyễn Phú Trọng và PGS,TS Trần Xuân Sầm chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia phát hành năm 2001; Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của Thang Văn Phúc và Nguyễn Minh Phương do Nxb Chính trị quốc gia phát hành năm 2005; Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của TS Nguyễn Minh Tuấn do Nxb Chính trị quốc gia phát hành năm 2012... 1.2. Đề tài khoa học Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng do PGS,TS Trần Văn Phòng chủ nhiệm đề tài năm 2007; Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện báo chí và tuyên truyền năm 2004, Những giải pháp hữu hiệu ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay do TS Lương Khắc Hiếu làm chủ nhiệm đề tài... 1.3. Luận án, luận văn Nguyễn Thái Sơn (2002), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Huỳnh Văn Long (2003), Xây dựng đội ngũ bí thư huyện ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân huyện ở đồng bằng sông Cửu Long ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Cao Khoa Bảng (2012), Chất lượng đội ngũ cán bộ diện Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Trần Quang Cảnh (2012), Đổi mới phương thức lãnh đạo của huyện ủy ở đồng bằng sông Hồng đối với chính quyền huyện giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Hồ Xuân Đoàn (2007), Đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Dương Quang Thanh (2014), Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các huyện ủy ở tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh... 1.4. Bài báo khoa học Nguyễn Quốc Hiệp (2003), Một số phương pháp đánh giá, tuyển chọn, đề bạt cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7-2003; Nguyễn Phú Trọng (2011), Tiếp tục tham mưu đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt hơn nữa nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác tổ chức và cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 12/2011; Bùi Đức Lại (2012), Vai trò của bí thư cấp ủy trong công tác cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 3/2012 2. Các công trình khoa học nước ngoài có liên quan 2.1. Sách Lý Quang Diệu (1994), Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đảng Cộng sản Trung Quốc (2001), Toàn thư công tác đảng vụ, Nxb nghiên cứu Trung Quốc, Bắc Kinh (Bản dịch Tiếng Việt của Ban Tổ chức Trung ương); Triệu Gia Kỳ - Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Bắc Kinh (2004), Tăng cường xây dựng Đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tôn Hiểu Quần - Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2004), Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng cộng sản Trung Quốc, Xây dựng đảng cầm quyền, kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2.2. Luận văn, bài báo khoa học Thong Chăn Khổng Phun Khăm (2005), Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào quản lý trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Dao Bua La Phon (2008), Đánh giá cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý ở tỉnh Chăm Pa Xắc, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Unkẹo Sipasợt (2009), Công tác tổ chức cán bộ cấp tỉnh ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay, Tạp chí xây dựng Đảng điện tử, 24/8/2009. Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác cán bộ, công tác nhân sự với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tác giả trân trọng kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học đã nêu nhằm thực hiện tốt đề tài của mình. Chương 1 PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở BẮC TRUNG BỘ HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Các tỉnh, tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ 1.1.1. Khái quát về các tỉnh ở Bắc Trung Bộ 1.1.1.1. Khái quát đặc điểm lịch sử, tự nhiên Bắc Trung Bộ là phần phía Bắc của miền Trung Việt Nam có địa bàn từ Nam dãy núi Tam Điệp tới Bắc đèo Hải Vân, có diện tích tự nhiên là 51.511km2, dân số 10.104.122 người, bao gồm 06 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Khu vực Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên là 51.511km2. 1.1.1.2. Về kinh tế Những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế của vùng đã có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình cao hơn mức trung bình của cả nước. Thế mạnh về phát triển kinh tế - xã hội vùng này là nghề truyền thống trong khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản truyền thống, trồng cây công nghiệp. 1.1.1.3. Về văn hóa - xã hội Người dân khu vực Bắc Trung Bộ mang đậm nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam: Nhân hậu, giản dị, trung thực, cần cù, thông minh, hiếu học, yêu quê hương đất nước, dũng cảm kiên cường, bất khuất, v.v... Tuy vậy, do những đòi hỏi khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và vị trí địa chính trị khu vực này từng là ranh giới phân tranh giữa các thế lực phong kiến trước đây, nơi đây đã từng là tuyến lửa trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Những đặc trưng giá trị nêu trên được nhân lên, sâu đậm và có những điểm nổi trội thành nét văn hóa, truyền thống của nhân dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. 1.1.1.4. Về quốc phòng, an ninh Bắc Trung Bộ là địa bàn chiến lược quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống các thế lực xâm lược. Quân khu 4 đóng trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ, là địa bàn chiến lược, góp phần quan trọng cùng cả nước làm nên những chiến công chói lọi trong lịch sử dân tộc, hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. 1.1.2. Tỉnh ủy các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ 1.1.2.1. Khái quát về các đảng bộ tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ Khu vực Bắc Trung Bộ gồm có 6 đảng bộ tỉnh với 5.536 tổ chức cơ sở đảng và 599.521 đảng viên. Đảng bộ các tỉnh ở Bắc Trung Bộ luôn coi trọng lãnh đạo HTCT, thường xuyên đổi mới nội dung và PTLĐ đối với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội. Nội dung lãnh đạo bám sát các chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và của các tỉnh ủy về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. 1.1.2.2. Tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, vai trò và đặc điểm * Chức năng của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, nghị quyết đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh. Tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ, có chức năng triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát bảo đảm cho nghị quyết của đại hội đại biểu được thực hiện đúng đắn, hiệu quả. * Nhiệm vụ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Lãnh đạo, quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh. Quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh trong nhiệm kỳ. Lãnh đạo các tổ chức trong HTCT tỉnh; chủ trương, chỉ thị, nghị quyết tỉnh ủy về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội, trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo và tiến hành công tác xây dựng đảng bộ tỉnh; lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ,. nhất là cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý; lãnh đạo các huyện, thị, thành ủy và các đảng ủy trực thuộc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh; chủ trương, chỉ thị, nghị quyết tỉnh ủy; lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc, các đơn vị sự nghiệp của tỉnh ủy thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên trong đảng bộ tỉnh, trước hết là các tổ chức đảng trực thuộc, các đảng viên là cán bộ diện ban thường vụ quản lý trở lên; chuẩn bị và tổ chức đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh. * Trách nhiệm, quyền hạn của tỉnh ủy ở các tỉnh ở Bắc Trung Bộ Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI); Quy định 51-QĐ/TW ngày 14-7-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy, thành ủy; Quy định số 231-QĐ/TW ngày 16-6-2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy với các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc, chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của ban chấp hành đảng bộ tỉnh, ban thường vụ tỉnh ủy và thường trực tỉnh ủy, ban chấp hành đảng bộ các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ được Đại hội đại biểu đảng bộ các tỉnh bầu ra, gọi tắt là tỉnh ủy, là cơ quan lãnh đạo của các đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội. Trong tỉnh ủy có ban thường vụ tỉnh ủy, là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ họp ban chấp hành đảng bộ tỉnh. * Vai trò của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Thứ nhất, tỉnh ủy các tỉnh ở Bắc Trung Bộ có vai trò quyết định việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng; nghị quyết đại hội đại biểu của đảng bộ tỉnh; nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh và công tác xây dựng Đảng của đảng bộ tỉnh. Thứ hai, tỉnh ủy ở các tỉnh ở Bắc Trung Bộ có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các huyện, thị, thành ủy, các đơn vị trực thuộc tỉnh ủy. Thứ ba, tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có vai trò to lớn đối với xây dựng và hoạt động có hiệu quả của chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân, các lực lượng vũ trang địa phương. * Đặc điểm của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ Thứ nhất, Tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ được kế thừa truyền thống cách mạng và đức tính cần cù, sáng tạo, tiết kiệm, tận tuy với công việc của các thế hệ cán bộ tỉnh ủy ở các tỉnh trong các thời kỳ cách mạng trước đây. Thứ hai, tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ hoạt động trong môi trường tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt, đời sống nhân dân còn lạc hậu, thấp kém so với các vùng, miền khác ở nước ta. Thứ ba, cơ cấu, trình độ mọi mặt và năng lực công tác của đội ngũ tỉnh ủy viên đã được nâng lên một bước. Thứ tư, đối tượng lãnh đạo của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đa dạng có nhiều thế mạnh, song cũng có nhiều hạn chế, yếu kém. 1.2. Công tác cán bộ và phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy vùng Bắc Trung Bộ - khái niệm, nội dung 1.2.1. Công tác cán bộ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - khái niệm, vai trò 1.2.1.1. Khái niệm về cán bộ và công tác cán bộ của các tỉnh Bắc Trung Bộ * Khái niệm về cán bộ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Cán bộ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ thuộc phạm vi tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ lãnh đạo bao gồm nhiều loại cán bộ lãnh đạo, quản lý của tổ chức đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp công, doanh nghiệp nhà nước và do nhiều cấp, nhiều tổ chức quản lý từ tỉnh đến cơ sở. Toàn bộ các loại cán bộ các cấp đó tạo thành đội ngũ cán bộ của các tỉnh. * Khái niệm về công tác cán bộ của các tỉnh Bắc Trung Bộ Công tác cán bộ của các tỉnh Bắc Trung Bộ là toàn bộ các hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở trong xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đánh giá, bổ nhiệm, quản lý, thực hiện chính sách đối với đội ngũ cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh. 1.2.1.2. Vai trò của công tác cán bộ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Một là, công tác cán bộ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là nhân tố quyết định tạo nên đội ngũ cán bộ ở các tỉnh có chất lượng tốt bảo đảm thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới của Đảng trên địa bàn tỉnh và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hai là, công tác cán bộ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là một bộ phận rất quan trọng của công tác xây dựng Đảng của đảng bộ ở các tỉnh vùng này, bảo đảm cho các cấp ủy có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ. Ba là, công tác cán bộ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là nhân tố quyết định việc xây dựng tổ chức bộ máy và hoạt động có hiệu quả của các tổ chức trong HTCT ở địa phương. Bốn là, công tác cán bộ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là một nội dung quan trọng trong PTLĐ của tỉnh ủy. 1.2.1.3. Tỉnh ủy lãnh đạo công tác cán bộ Tỉnh ủy lãnh đạo công tác cán bộ là việc tỉnh ủy đề ra các chủ trương, quyết định về công tác cán bộ trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các chủ trương, quyết định đó và kiểm tra, giám sát thực hiện, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác cán bộ của tỉnh. * Đối tượng chịu sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong công tác cán bộ gồm: Cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới: Các huyện ủy - đảng ủy cơ sở; cấp ủy các ngành; Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh; các đảng đoàn Chính quyền các cấp, trực tiếp là chính quyền tỉnh;Mặt trận và các đoàn thể. Mỗi đối tượng lãnh đạo, mỗi loại cán bộ, tỉnh ủy có nội dung, PTLĐ các mặt công tác cán bộ khác nhau: Đối với cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý: tỉnh ủy vừa trực tiếp tiến hành, vừa lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan tham gia; đối với cán bộ không thuộc diện ban thường vụ thì tỉnh ủy chỉ lãnh đạo. * Nội dung tỉnh ủy lãnh đạo công tác cán bộ bao gồm: - Lãnh đạo thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của nghị quyết của đại hội đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ. - Lãnh đạo chính quyền thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về công tác cán bộ trong tỉnh. - Lãnh đạo việc thực hiện các khâu công tác cán bộ. - Lãnh đạo công tác cán bộ của chính quyền và các tổ chức trong HTCT của tỉnh. - Lãnh đạo công tác cán bộ của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới. 1.2.2. Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - khái niệm, nội dung và những vấn đề chủ yếu về đổi mới phương thức lãnh đạo công tác cán bộ 1.2.2.1. Khái niệm phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của tỉnh ủy là hệ thống các hình thức, phương pháp, quy chế, quy trình, phong cách, lề lối làm việc... mà tỉnh ủy sử dụng để thực hiện sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác cán bộ của đảng bộ. 1.2.2.2. Nội dung của phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - Lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, chiến lược, quy chế, quy định về công tác cán bộ. - Lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục tổ chức đảng, đảng viên để thực hiện nghị quyết, chủ trương về công tác cán bộ. - Lãnh đạo thông qua phân công, phân cấp quản lý cán bộ, phát huy vai trò quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh; vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức trong HTCT của tỉnh. - Lãnh đạo công tác cán bộ bằng công tác tổ chức, xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ. - Lãnh đạo thông qua vai trò của tổ chức đảng, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên. - Lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát. 1.2.2.3. Những vấn đề chủ yếu về đổi mới phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy Bắc Trung Bộ * Quan niệm về đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là làm thay đổi từng phần hoặc toàn bộ nội dung nào đó của PTLĐ công tác cán bộ của tỉnh ủy theo hướng tiến bộ, phù hợp hơn, bảo đảm cho sự lãnh đạo công tác cán bộ của tỉnh ủy đạt kết quả tốt hơn. * Nội dung đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của tỉnh ủy ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - Đổi mới việc xây dựng các chủ trương, nghị quyết, quyết định, quan điểm, nguyên tắc về các khâu của công tác cán bộ và toàn bộ công tác cán bộ. - Đổi mới việc xây dựng, cụ thể hóa và ban hành các quy chế, quy định, quy trình về thực hiện các khâu của công tác cán bộ. - Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác tư tưởng, quán triệt chủ trương, nghị quyết của tỉnh ủy về công tác cán bộ. - Phân cấp mạnh mẽ việc quản lý cán bộ quản lý cán bộ và thực hiện các khâu của công tác cán bộ cho các cấp ủy trực thuộc và cơ sở dưới sự chỉ đạo, nhất trí của cấp trên và đổi mới việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. - Đổi mới hình thức, phương pháp phát huy vai trò của các tổ chức trong HTCT và nhân dân tham gia vào công tác cán bộ. - Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trong đảng bộ tỉnh về công tác cán bộ. - Đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và chất lượng hoạt động của các cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ. Chương 2 CÔNG TÁC CÁN BỘ VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở BẮC TRUNG BỘ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ của các tỉnh ủy Ở Bắc Trung Bộ 2.1.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính tị ở các tỉnh Bắc Trung Bộ * Về số lượng Nhiệm kỳ 2010-2015, đội ngũ cán bộ của HTCT từ cấp tỉnh đến cơ sở ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là 420.719 người, tăng 103.122 cán bộ so với nhiệm kỳ 2005-2010. * Về cơ cấu - Cơ cấu độ tuổi: Tính đến 31-12-2014, cán bộ của HTCT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có tuổi đời dưới 40 là 83.030 đồng chí (chiếm 19,74%), từ 41 đến 50 có 251.460 đồng chí (chiếm 59,77%), từ 51 đến 60 có 86.229 đồng chí (20,49%). - Về cơ cấu giới tính: Tính đến tháng 31-12-2014, đội ngũ cán bộ nữ trong HTCT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là 162.542 đồng chí (chiếm 38,63%). So với nhiệm kỳ 2005-2010, số lượng cán bộ nữ trong HTCT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã tăng tương đối nhanh, gần 9,25%. - Về cơ cấu dân tộc: Hiện nay, trong HTCT các tỉnh Bắc Trung Bộ có 55.421 cán bộ là người dân tộc thiểu số (chiếm 13,17%), đây là một điều kiện thuận lợi cho sự lãnh đạo, quản lý của các cấp ủy đảng, chính quyền và hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương. * Về chất lượng đội ngũ cán bộ Về phẩm chất chính trị: Đội ngũ có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường kiên định, luôn trung thành tuyệt đối và kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, kiên định mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). - Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Đa số cán bộ của HTCT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Hiện nay, trong số 420.719 cán bộ của HTCT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, có 905 đồng chí có trình độ chuyên môn sau đại học (chiếm 0,2%), 324.367 đồng chí có trình độ chuyên môn đại học và cao đẳng (chiếm 77,1%), còn lại là 95.547 đồng chí có trình độ từ trung cấp trở xuống (chiếm 22,7%). - Về năng lực lãnh đạo, quản lý: Nhìn chung năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã được nâng lên, dần hình thành phong cách tư duy mới, phong cách lãnh đạo, quản lý khoa học. - Về kinh nghiệm và phong cách lãnh đạo, quản lý: Nhìn chung, đội ngũ cán bộ của HTCT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ có kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý và xử lý công việc. 2.1.2. Thực trạng công tác cán bộ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 2.1.2.1. Ưu điểm - Công tác quy hoạch cán bộ của HTCT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có sự đổi mới cả về nội dung và cách làm. - Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được các tỉnh ủy quan tâm, thực hiện nghiêm túc từ chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, của các trường chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; phối hợp với các đơn vị hữu quan. - Công tác luân chuyển cán bộ: Trên cơ sở Nghị quyết 11 và sự chỉ đạo của Trung ương, các tỉnh ủy kịp thời xây dựng, ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện sâu rộng đến các cấp ủy, chính quyền các cấp và tổ chức thực hiện luân chuyển cán bộ ở cả ba cấp.. - Công tác đánh giá cán bộ được các tỉnh ủy duy trì nề nếp, thực hiện đánh giá cán bộ theo đúng định kỳ hàng năm, theo nhiệm kỳ và đánh giá trước khi bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ. - Công tác lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ được các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, bảo đảm, công tâm, dân chủ, khách quan theo đúng các nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý cán bộ. - Công tác quản lý cán bộ được các tỉnh ủy thường xuyên được tăng cường, coi trọng kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc về công tác cán bộ, qua đó nắm chắc cán bộ, có kế hoạch sử dụng cán bộ lâu dài, khen thưởng kịp thời cán bộ có thành tích và xử lý cán bộ vi phạm. - Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương. 2.1.2.2. Hạn chế, khuyết điểm - Trong công tác quy hoạch cán bộ: Tiến hành quy hoạch cán bộ chậm so với yêu cầu, chậm rà soát, điều chỉnh bổ sung hàng năm. - Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, thiếu khoa học, chưa gắn với quy hoạch cán bộ và việc sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng. - Trong công tác luân chuyển cán bộ: Công tác luân chuyển cán bộ vẫn còn tình trạng cục bộ, khép kín; chính sách, chế độ chưa thỏa đáng. - Trong công tác đánh giá cán bộ: Nội dung đánh giá cán bộ chưa chủ động, tích cực, sáng tạo; thực hiện chưa đầy đủ theo quy định, yêu cầu, nhất là đánh giá hàng năm. - Trong công tác bổ nhiệm cán bộ: Quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và giới thiệu cán bộ ứng cử chưa thực sự phát huy và mở rộng dân chủ. - Trong công tác quản lý cán bộ: Chưa thực hiện được việc quản lý các mối quan hệ xã hội của cán bộ và việc chấp hành chính sách, pháp luật của cán bộ ở nơi cư trú. - Về thực hiện chính sách cán bộ nhìn chung chưa cơ bản, toàn diện, thường là chạy theo giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt. 2.2. Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ - thực trạng, nguyên nhân, vấn đề đặt ra 2.2.1. Thực trạng phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ 2.2.1.1. Ưu điểm - Về lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, chiến lược, quy chế, quy định về công tác cán bộ: Đã quán triệt các nghị quyết, quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác cán bộ để xây dựng hệ thống văn bản lãnh đạo thực hiện các khâu của công tác cán bộ. - Về lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục tổ chức đảng, đảng viên thực hiện chủ trương về công tác cán bộ: Các tỉnh ủy đã phát huy tốt vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân tham gia giám sát và phản biện xã hội đối với hoạt động của cán bộ. - Về lãnh đạo qua phân công, phân cấp quản lý cán bộ, phát huy vai trò quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh; vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức trong HTCT của tỉnh: coi trọng với phương châm quản lý cán bộ là nhiệm vụ trực tiếp của các cấp ủy đảng, của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, gắn với việc thực hiện các chủ trương, kế hoạch công tác. - Về lãnh đạo bằng công tác tổ chức, xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ: đã quan tâm kiện toàn, sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ vững mạnh. - Về lãnh đạo thông qua vai trò của tổ chức đảng, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên: đã coi trọng phát huy vai trò, trách nhiệm tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong cơ quan chính quyền, đoàn thể, nhất là đảng viên giữ các cương vị lãnh đạo trong bộ máy các tổ chức để thực hiện tốt định hướng công tác cán bộ của tỉnh ủy đối với các ngành, các cấp, các tổ chức trong HTCT của tỉnh. - Về lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát: đã hướng vào việc kiểm tra, giám sát việc quán triệt, thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Trung ương, các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy và của cấp ủy về công tác cán bộ. 2.2.1.2. Khuyết điểm, hạn chế - Về lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, quy chế, quy định về công tác cán bộ: Các tỉnh ủy chưa xây dựng được nhiều nghị quyết chuyên đề riêng của tỉnh ủy về công tác cán bộ. Việc thực hiện quy chế tỉnh ủy lãnh đạo công tác cán bộ của chính quyền tỉnh thông qua đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh và ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh còn nhiều bất cập, hạn chế. - Về lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục để thực hiện nghị quyết, chủ trương về công tác cán bộ: chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, chậm được đổi mới, chưa kịp thời. - Về lãnh đạo thông qua phân công, phân cấp quản lý cán bộ, phát huy vai trò quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh; vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức trong HTCT của tỉnh: Việc tuân thủ triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân, coi trọng phát huy trí tuệ tập thể trong thảo luận, quyết định những vấn đề phức tạp, bảo đảm đoàn kết thống nhất, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương và nguyên tắc trong công tác cán bộ, có lúc, có nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. - Về lãnh đạo bằng công tác tổ chức, xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ: Việc thực hiện nề nếp, chế độ thông tin, báo cáo ở một số tổ chức đảng còn thiếu nghiêm túc. Công tác tổ chức còn hạn chế, cơ chế lãnh đạo, phối hợp trong công tác cán bộ giữa các tổ chức trong HTCT có mặt chưa rành mạch, không rõ trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ còn hạn chế về phẩm chất, năng lực. - Về lãnh đạo thông qua vai trò của tổ chức đảng, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên: Việc đề cao trách nhiệm cá nhân và sự gương mẫu của một số cấp ủy viên chưa đồng đều; tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, tính tiền phong, gương mẫu của một số cán bộ, đảng viên chưa cao. - Về lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát: Còn tình trạng buông lỏng, mang tính hình thức; tính chiến đấu, tính giáo dục trong kiểm tra, giám sát chưa cao; hiệu quả kiểm tra, giám sát trong công tác cán bộ có mặt còn hạn chế. 2.2.2. Nguyên nhân, vấn đề đặt ra 2.2.2.1. Nguyên nhân của thực trạng * Nguyên nhân của ưu điểm - Trước hết, đó là sự đổi mới tư duy của Đảng về "đảng cầm quyền". - Nhận thức về PTLĐ nói chung, trong đó có PTLĐ công tác cán bộ được nâng cao. - Có nhiều nỗ lực, cố gắng trong đổi mới PTLĐ về công tác cán bộ. - Trình độ, năng lực của đội ngũ cấp ủy viên, nhất là các tỉnh ủy viên, cán bộ tham mưu trong công tác cán bộ đã được nâng lên một bước. * Nguyên nhân của khuyết điểm - Đảng ta là đảng duy nhất cầm quyền trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, PTLĐ của Đảng nói chung và PTLĐ của Đảng đối với công tác cán bộ cũng đứng trước nhiều vấn đề mới còn đang tìm lời giải. - Những tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường đang tác động rất mạnh đến đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ. - Nhận thức của cán bộ, đảng viên trong các đảng bộ đối với công tác cán bộ còn giản đơn. - Trình độ tham mưu của các cơ quan tham mưu về công tác cán bộ còn hạn chế. 2.1.2.2. Vấn đề đặt ra Thực trạng PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ vừa qua, đang đặt ra một số vấn đề sau: Một là, thực hiện tốt được nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong HTCT. Hai là, ngăn chặn tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, như: chạy chức, chạy quyền; cục bộ, "hậu duệ" tác động xấu đến PTLĐ công tác cán bộ hiện nay. Ba là, đổi mới PTLĐ và cách làm công tác cán bộ để vừa tuyển chọn, sử dụng được người tài vừa phát hiện, thay thế kịp thời những cán bộ yếu kém. Bốn là, đảm bảo công tác cán bộ không phụ thuộc vào tư duy nhiệm kỳ và sự chi phối của người đứng đầu. Năm là, thi tuyển công chức một cách nghiêm túc. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC CÁN BỘ CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2030 3.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng đổi mới phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ở Bắc Trung Bộ 3.1.1. Dự báo những nhân tố tác động * Thuận lợi - Yêu cầu của việc đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, nhất là đổi mới chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, đổi mới HTCT. - Trình độ dân trí, dân chủ của nhân dân, cán bộ, đảng viên ngày càng nâng cao. - Truyền thống đoàn kết, quyết tâm cao của Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ. * Khó khăn - Thói quen trong cách nghĩ, cách lãnh đạo công tác cán bộ theo lối bao biện làm thay hay áp đặt, nể nang, nặng tình, nặng quan hệ thân quen, dòng họ, quê hương... - Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm sẽ còn diễn biến phức tập, tình trạng hối lộ, chạy chức, chạy quyền. - Những vấn đề lý luận chưa được làm rõ trong đổi mới PTLĐ của Đảng, đổi mới HTCT, xây dựng Đảng trong điều kiện mới. 3.1.2. Mục tiêu - Nâng cao chất lượng việc xây dựng, cụ thể hóa, triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, chủ trương, nghị quyết lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy, cấp ủy các cấp. - Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tập trung là quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành của tỉnh; rà soát, sắp xếp, điều chỉnh quy hoạch phù hợp điều kiện thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. - Thực hiện có chất lượng Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành. - Thí điểm ở một số đơn vị cấp huyện nếu đủ điều kiện chủ trương bí thư đồng thời là chủ tịch Ủy ban nhân dân; triển khai thực hiện tốt Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã. - Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Thực hiện tốt công tác cán bộ theo phân cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ của các tỉnh Bắc Trung Bộ vững mạnh toàn diện theo quy định của Trung ương. - Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh chính sách đối với cán bộ, bảo đảm công bằng, hợp lý, tạo động lực thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của cán bộ. 3.1.3. Phương hướng Thứ nhất, quán triệt, tổ chức thực hiện có hiệu quả, cụ thể hóa quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong HTCT của tỉnh. Thứ hai, PTLĐ công tác cán bộ của tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ chú ý tính đồng bộ, toàn diện, trọng tâm, trọng điểm trong tất cả các khâu của công tác cán bộ. Thứ ba, PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ bám sát yêu cầu thực tế, gắn với nhiệm vụ chính trị, tình hình đội ngũ cán bộ của địa phương. Thứ tư, PTLĐ công tác cán bộ của tỉnh ủy các tỉnh Bắc Trung Bộ gắn với đổi mới phương thức tiến hành công tác cán bộ của cơ quan chính quyền, đoàn thể, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả HTCT trong tỉnh. 3.2. Giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ 3.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đối với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ hiện nay Một là, phải làm rõ tầm quan trọng của việc bảo đảm sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác cán bộ, đồng thời đổi mới tư duy, mạnh dạn đổi mới cách làm công tác cán bộ. Hai là, phải khắc phục tình trạng nhận thức chưa đầy đủ về mục đích, yêu cầu của công tác cán bộ và việc bảo đảm sự lãnh đạo của tỉnh ủy, cấp ủy các cấp về công tác cán bộ. Ba là, trong tuyên truyền, trước hết, cần chỉ rõ những tác động, tác dụng trực tiếp của việc đổi mới PTLĐ công tác cán bộ. Bốn là, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cần làm rõ vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, đảng viên. 3.2.2. Tăng cường phân công, phân cấp trong quản lý và sử dụng cán bộ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, tập thể lãnh đạo, các tổ chức, người đứng đầu trong công tác cán bộ Thứ nhất, trong việc phân công, phân cấp trong quản lý và sử dụng cán bộ Việc phân công, phân cấp cần được thực hiện linh hoạt, sáng tạo, nâng cao trách nhiệm quản lý, có sự phối hợp với các tổ chức trong HTCT của tỉnh. Thứ hai, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu trong công tác cán bộ Một là, đối với tỉnh ủy. Cụ thể hóa nhiệm vụ của các thành viên trong thường trực tỉnh ủy, trước hết là của bí thư tỉnh ủy, giữ đúng vai trò định hướng trong công tác cán bộ, tôn trọng và phát huy quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong HTCT. Thực hiện quy chế hóa, quy trình hóa các mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Hai là, đối với người đứng đầu các tổ chức trong HTCT. Thủ trưởng, người đứng đầu các tổ chức của HTCT chỉ đạo căn cứ các nghị quyết của tỉnh ủy, của cấp ủy cấp trên và tình hình thực tiễn, đề ra các chương trình, kế hoạch công tác cán bộ. 3.2.3. Cụ thể hóa, hoàn thiện các quy chế, quy định, quy trình thực hiện các khâu công tác cán bộ vừa đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy, mở rộng dân chủ; thực hiện tốt chủ trương lấy phiếu tín nhiệm, bầu cử có số dư, mở rộng thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý 3.2.3.1. Cụ thể hóa, hoàn thiện các quy chế, quy định, quy trình thực hiện các khâu công tác cán bộ * Trong đánh giá cán bộ Một là, trước khi đánh giá cán bộ cần thống nhất quan điểm: Khách quan, công tâm; phải dựa vào tiêu chuẩn cán bộ và mức độ đạt được các tiêu chí. Hai là, trong quá trình đánh giá cán bộ: Không đánh giá cán bộ một cách cảm tính, chủ quan. Ba là, sau khi đánh giá cán bộ: Công bố công khai trong ban chấp hành đảng bộ; cán hộ chủ chốt, trưởng, phó các phòng, ban, đoàn thể chính trị trong cơ quan; đơn vị. * Trong quy hoạch cán bộ Một là, trước khi quy hoạch cán bộ cần xác định quan điểm: Chủ động, có tầm nhìn xa theo quy định. Hai là, trong quá trình thực hiện quy hoạch cán bộ: Chú trọng tạo nguồn cán bộ cho quy hoạch: thu hút nhân tài; tiếp nhận, tuyển dụng những cán bộ có kết quả học tập tốt trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng; cán bộ hoạt động trong thực tiễn có thành tích xuất sắc. Ba là, sau khi có kết quả quy hoạch: Công khai trong hội nghị cán bộ chủ chốt, trong cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị, tiến hành, rà soát hằng năm ngay sau năm đại hội nhiệm kỳ. Có cơ chế phát hiện người có đức, có tài cả đảng viên và người ngoài Đảng để quy hoạch vào vị trí lãnh đạo các cấp. * Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Một là, chủ động xác định quan điểm, phương hướng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Hai là, xây dựng, hoàn thiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh. Ba là, cụ thể hóa chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; sử dụng cán bộ; đãi ngộ cán bộ * Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và giới thiệu cán bộ ứng cử Việc bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử phải căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ tiêu chuẩn, vị trí để lựa chọn. * Trong điều động, luân chuyển cán bộ Xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, theo qui hoạch, kế hoạch nhiệm kỳ, kế hoạch từng năm. Thí điểm giao quyền cho bí thư cấp ủy lựa chọn, giới thiệu để bầu cử ủy viên thường vụ cấp ủy; cấp trưởng có trách nhiệm lựa chọn giới thiệu để bổ nhiệm cấp phó. * Thực hiện chính sách cán bộ Rà soát, bổ sung các chính sách hiện hành đối với cán bộ, nhất là cán bộ luân chuyển. * Về công tác kiểm tra, giám sát cán bộ và công tác cán bộ Cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng chương trình, kế hoạch thường xuyên và đột xuất kiểm tra, giám sát cán bộ và công tác cán bộ. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ và công tác cán bộ. 3.2.3.2. Thực hiện tốt chủ trương lấy phiếu tín nhiệm cán bộ; bầu cử có số dư; mở rộng thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý * Thực hiện tốt chủ trương lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý * Thực hiện nghiêm túc quy định bầu cử có số dư * Mở rộng thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý 3.2.4. Xây dựng ban tổ chức tỉnh ủy thực sự vững mạnh, tham mưu, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác cán bộ * Kiện toàn tổ chức bộ máy ban tổ chức tỉnh ủy theo hướng tinh gọn, chất lượng * Xây dựng lề lối làm việc khoa học 3.2.5. Tăng cường sự lãnh đạo, sự giúp đỡ của các ban, ngành Trung ương đối với các tỉnh ủy khu vực Bắc Trung Bộ về đổi mới phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh ủy Một là, chủ trương về công tác cán bộ do Trung ương quy định, ban hành, được thực hiện thống nhất trong Đảng. Hai là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đặt ra đòi hỏi những chủ trương về công tác cán bộ phải có yêu cầu cao về tính khoa học và thực tiễn. Ba là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với công tác cán bộ gắn với việc kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các tỉnh ủy; việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung các quy định, phương pháp, quy trình công tác cán bộ, góp phần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương đối với các tỉnh ủy về công tác cán bộ. KẾT LUẬN 1. Trong mọi thời kỳ cách mạng PTLĐ của Đảng nói chung và của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ nói riêng đối với công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng bảo đảm cho đường lối, nghị quyết của Đảng, của các tỉnh ủy về công tác cán bộ được thực hiện thắng lợi, tạo nên đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt - nhân tố quyết định thắng lợi nhiệm vụ cách mạng. 2. Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của tỉnh ủy hệ thống các hình thức, phương pháp, quy chế, quy trình, phong cách, lề lối làm việc... mà tỉnh ủy sử dụng để thực hiện sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với công tác cán bộ của đảng bộ. PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy gồm các hình thức, phương pháp chủ yếu: lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, chiến lược, chương trình, quy chế, quy định về công tác cán bộ; lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục tổ chức đảng, đảng viên để thực hiện nghị quyết, chủ trương về công tác cán bộ; lãnh đạo thông qua phân công, phân cấp quản lý cán bộ, phát huy vai trò quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh; vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, người đứng đầu các tổ chức trong HTCT của tỉnh; lãnh đạo bằng công tác tổ chức, xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ; lãnh đạo thông qua vai trò của tổ chức đảng, vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên; lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát. Trên cơ sở nội dung PTLĐ công tác cán bộ nói chung, khi thực hiện sự lãnh đạo công tác cán bộ đối với từng loại tổ chức sẽ có hình thức, phương pháp lãnh đạo đặc thù cho phù hợp. 3. Trong những năm qua, các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ đã coi trọng việc xác định và hoàn thiện PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy và đã đạt kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào sự tiến bộ của công tác cán bộ và tạo nên đội ngũ cán bộ của các tỉnh có chất lượng, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới ở địa phương. Tuy nhiên, PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, còn chậm trễ và lúng túng. Việc xây dựng các quy định, quy chế để cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ, Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ còn chưa được quan tâm; vai trò người đứng đầu trong công tác cán bộ còn chưa thể hiện rõ. Việc giám sát trong công tác cán bộ còn nhiều lúng túng, vai trò của MTTQ trong công việc này ở nhiều nơi còn chưa rõ và chưa được phát huy mạnh mẽ; việc phát hiện người có đức, có tài cả đảng viên và người ngoài Đảng để quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng còn chưa có quy định cụ thể và kết quả thấp; còn lẫn lộn về trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân trong công tác cán bộ... Những hạn chế trong PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ có cả nguyên nhân khách quan nhưng trước hết là các nguyên nhân chủ quan và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. 4. Đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tỉnh ủy, các cấp ủy đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đối với đổi mới PTLĐ của Đảng về công tác cán bộ hiện nay; thứ hai, tăng cường phân công, phân cấp trong quản lý và sử dụng cán bộ, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, tập thể lãnh đạo, các tổ chức, người đứng đầu trong công tác cán bộ; thứ ba, hoàn thiện các quy chế công tác cán bộ và thực hiện tốt chủ trương lấy phiếu tín nhiệm cán bộ; bầu cử có số dư, mở rộng thi tuyển cán bộ lãnh đạo trong tỉnh; thứ tư, xây dựng ban tổ chức tỉnh ủy thực sự vững mạnh, tham mưu, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PTLĐ của tỉnh ủy đối với công tác cán bộ; thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo, sự giúp đỡ của các ban, ngành Trung ương đối với các tỉnh ủy khu vực Bắc Trung Bộ về đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của các tỉnh ủy. 5. Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ và đổi mới PTLĐ công tác cán bộ của Đảng nói chung, của các tỉnh ủy ở Bắc Trung Bộ hiện nay là vấn đề hệ trọng nhưng mới mẻ, khó khăn, đang rất cần được tổ chức nghiên cứu sâu rộng hơn. Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ là một phần rất nhỏ. Do trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế, bất cập nên luận án khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả luận án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, cán bộ hoạt động thực tiễn và các đồng nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_tieng_viet_9341_4358.doc
Luận văn liên quan