Việc lạm dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng,
phân bón hoá học không đúng quy trình đã tác động không tốt đến các vi
sinh vật, các thiên địch có ích trong môi trường, đồng thời làm phát triển
thêm các sinh vật có hại và giảm đa dạng sinh vật có ích trong thiên nhiên,
làm giảm độ phì nhiêu của đất trồng. Số lượng lớn các loại chai, lọ, bao bì
thuốc bảo vệ thực vật vốn là loại rác thải nguy hại nhưng hầu hết bị vứt
vương vãi trên đồng ruộng, kênh mương là nguồn ô nhiễm khá nghiêm trọng.
Theo khuyến cáo của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, phân bón
sử dụng cho vụ đông xuân: 100-120 kg N/ha, vụ hè thu, xuân hè là 80-100
kg N/ha nhưng việc sử dụng phân bón hiện nay đã cao hơn mức khuyến
cáo, tạo ra sự lãng phí và gây ảnh hưởng đến môi trường.
27 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VÕ THỊ TUYẾT HOA
Quan hÖ gi÷a ph¸t triÓn kinh tÕ n«ng th«n
vµ b¶o vÖ m«i tr-êng ë tØnh ®ång th¸P
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số: 62 31 01 02
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2016
Công trình đƣợc hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Túy
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng Tháp là vựa lúa lớn thứ ba của Việt Nam. Trong giai đoạn phát
triển vừa qua, kinh tế nông thôn (KTNT) của tỉnh đã có sự phát triển đáng
kể, tuy nhiên trong quá trình phát triển đó, vấn đề bảo vệ môi trường
(BVMT) sinh thái chưa được quan tâm thỏa đáng. Môi trường nông thôn
Đồng Tháp đang bị xuống cấp do việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật; lượng chất thải từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia
cầm; việc phát triển nhanh về diện tích lẫn sản lượng trong nuôi trồng thủy
sản làm gia tăng ô nhiễm nước mặt do nước thải từ các ao cá không được
xử lý; nhiều điểm nóng về môi trường ở các khu công nghiệp do ứng dụng
công nghệ hiện đại còn thấp, các công trình xử lý môi trường chưa được
đầu tư xây dựng hiệu quả; ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ngày càng
gia tăng vì trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu,...
Vì vậy, làm thế nào để có thể cân bằng được giữa phát triển KTNT
và BVMT là vấn đề đang đặt ra đối với các cấp, ngành, địa phương. Để
giải quyết được vấn đề này cần đánh giá đúng và giải quyết tốt mối quan
hệ phát triển KTNT và BVMT nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn
bền vững ở Đồng Tháp. Do đó, "Quan hệ giữa phát triển kinh tế nông
thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp" được lựa chọn làm đề tài
luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là phân tích, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn
về quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT; đánh giá hiện trạng quan hệ
giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, đề xuất các
định hướng và giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ này, phục vụ cho
phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích và làm rõ quan hệ giữa phát triển KTNT và
2
BVMT; chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải giải quyết hài hòa
mối quan hệ này; tìm hiểu kinh nghiệm phát triển KTNT gắn với BVMT ở
một số nước và một số địa phương trong nước, từ đó, rút ra những bài học
kinh nghiệm cho Đồng Tháp trong giải quyết mối quan hệ này;
Thứ hai, khái quát tình hình phát triển KTNT của tỉnh Đồng Tháp;
phân tích thực trạng quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng
Tháp giai đoạn 2010-2015 và rút ra những vấn đề cần giải quyết trong
quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp;
Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu để giải quyết hài hòa
quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới
nhằm phát triển nông thôn một cách bền vững và có hiệu quả trong điều kiện
ứng phó với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu tác động qua lại giữa phát triển KTNT
và BVMT, dựa vào tư liệu thực tiễn ở một tỉnh là Đồng Tháp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
+ Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ lựa chọn những lĩnh vực của
phát triển KTNT có liên quan trực tiếp đến BVMT, chủ yếu là lĩnh vực
nông nghiệp và công nghiệp nông thôn. Về BVMT, luận án không nghiên
cứu môi trường chung chung mà chủ yếu nghiên cứu BVMT sinh thái.
+ Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu quan hệ giữa phát
triển KTNT và BVMT và nghiên cứu cụ thể trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
+ Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu quan hệ giữa KTNT và
BVMT ở tỉnh Đồng Tháp từ năm 2010 đến năm 2015, các giải pháp đưa ra
cho thời kỳ đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin; các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước; kế thừa một cách có chọn lọc các công trình nghiên cứu có liên quan
3
đến nông nghiệp, nông thôn, môi trường và BVMT.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu: phương pháp
trừu tượng hóa khoa học; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích -
tổng hợp. Ngoài ra, Luận án chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên
cứu lý thuyết và tổng kết thực tiễn; phương pháp hệ thống, so sánh và đặc
biệt là phương pháp thu thập số liệu sơ cấp khảo sát dưới dạng bảng hỏi.
5. Đóng góp mới của luận án
- Về lý luận:
+ Phân tích và làm rõ hơn những vấn đề về sự cần thiết và thực chất
của quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT;
+ Hệ thống và phân tích những kinh nghiệm về phát triển KTNT gắn
với BVMT của một số quốc gia trên thế giới và của một số địa phương
trong nước (có điều kiện tự nhiên tương đồng với địa bàn nghiên cứu của
luận án), qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Tháp.
- Về thực tiễn:
+ Phân tích ảnh hưởng qua lại (tích cực và tiêu cực) giữa phát triển
KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015; rút ra những vấn
đề cần giải quyết trong quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh
Đồng Tháp.
+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để giải quyết
hài hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp trong
thời gian tới nhằm phát triển KTNT của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng
đồng bằng sông Cửu Long nói chung một cách bền vững.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ
NƢỚC NGOÀI VÀ TỔ CHỨC QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Những bàn luận về vai trò của nông nghiệp, mối quan hệ
giữa con ngƣời với giới tự nhiên
Luận án nghiên cứu quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vai trò
của nông nghiệp và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên để rút ra một
số vấn đề trong giải quyết quan hệ giữa phát triển kinh tế nói chung và
KTNT nói riêng với môi trường sinh thái có thể tham khảo trong quá trình
thực hiện luận án như: năng suất lao động trong phát triển KTNT và cải
tiến phương pháp canh tác trong sản xuất nông nghiệp; quan hệ giữa con
người và giới tự nhiên.
1.1.2. Những bàn luận về mô hình phát triển nông nghiệp nhằm
hƣớng tới thích ứng với các mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ
môi trƣờng
Luận án nghiên cứu các mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng
gắn với BVMT để làm tài liệu tham khảo hữu ích cho luận án như: nông
nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ. Đây sẽ là những giải pháp hữu hiệu để
giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT nhằm đảm bảo
mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ
TRONG NƢỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến nông
nghiệp, nông thôn và bảo bệ môi trƣờng
Luận án tổng hợp các hướng nghiên cứu của các công trình ở trong
nước đã công bố liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và BVMT gồm:
sách, luận án tiến sĩ, bài viết ở các Hội thảo và các bài báo trên các tạp chí.
5
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến quan hệ
giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trƣờng
Luận án hệ thống các công trình nghiên cứu trong nước dưới dạng
sách tham khảo, bài viết trong các Hội thảo khoa học và bài báo có liên
quan đến quan hệ giữa phát triển phát triển KTNT và BVMT.
1.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT RÖT RA TỪ NHỮNG CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT
RA CHO HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
1.3.1. Một số nhận xét rút ra từ những công trình nghiên cứu liên
quan đến đề tài
- Trên phương diện lý luận
Các công trình đã có những cố gắng chỉ ra khái niệm, vai trò của nông
nghiệp, nông thôn; Đồng thời, các nghiên cứu khác nhau đã đưa ra quan
niệm về môi trường, nhận thức về BVMT và nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường. Bên cạnh đó, nhiều công trình đã quan tâm hệ thống hóa kinh
nghiệm ở các nước về phát triển nông nghiệp xanh, sạch gắn với BVMT;
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để làm tiền đề rút ra
những kinh nghiệm thiết thực cho phát triển nông thôn bền vững; công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bền vững ở Việt Nam.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập một cách tổng thể các nhân
tố ảnh hưởng trực diện đến phát triển KTNT trong mối quan hệ với
BVMT; sự cần thiết phải đảm bảo mối quan hệ giữa phát triển KTNT và
BVMT; cũng như chưa phân tích một cách khái quát, căn bản thực chất
quan hệ giữa phát triển KTNT với BVMT.
- Ở góc độ thực tiễn
Các nghiên cứu đã tiếp cận phân tích, đánh giá thực trạng phát triển
nông nghiệp, nông thôn, KTNT ở những giác độ tiếp cận khác nhau. Từ
những phân tích đánh giá thực trạng, các tác giả của các nghiên cứu nêu
trên cũng đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn gắn với BVMT theo hướng phát triển bền vững trên cơ
sở phù hợp với điều kiện thực tiễn cụ thể tại những thời điểm xác định.
6
Nhưng có thể thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu thực trạng mối
quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT với tư cách là đối tượng nghiên
cứu trực tiếp để phân tích sự ảnh hưởng qua lại giữa phát triển KTNT và
BVMT ở 2 mặt tích cực và tiêu cực, nhằm có những nhìn nhận tổng thể về
thực tiễn giải quyết mối quan hệ này tại một địa phương cấp tỉnh, từ đó, tìm
ra những giải pháp nhằm giải quyết một cách hài hòa mối quan hệ giữa phát
triển KTNT và BVMT trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước nói chung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và
xây dựng nông thôn mới nói riêng.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cho hƣớng nghiên cứu tiếp theo
- Hướng nghiên cứu của luận án trên phương diện lý luận
+ Luận án này tập trung hệ thống hóa và làm rõ sự cần thiết phải giải
quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT.
+ Xác định một cách cụ thể thực chất mối quan hệ giữa KTNT và
BVMT dưới góc độ phương pháp luận nghiên cứu của kinh tế chính trị học.
- Hướng nghiên cứu của luận án ở giác độ thực tiễn
+ Phân tích những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội
của Tỉnh Đồng Tháp và tập trung nhận diện những thuận lợi, khó khăn ảnh
hưởng đến quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp.
+ Trên cơ sở những thông tin, số liệu thực tế về thực trạng phát triển
KTNT ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010 - 2015 để đánh giá ảnh hưởng
qua lại ở hai mặt tích cực và tiêu cực giữa phát triển KTNT và BVMT ở
tỉnh Đồng Tháp. Từ đó, chỉ ra những vấn đề đang đặt ra cho Đồng Tháp
trong việc giải quyết mối quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở địa
phương này.
+ Đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm giải
quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở tỉnh Đồng Tháp
trong thời gian tới.
7
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ GIỮA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUAN HỆ GIỮA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
2.1.1. Những khái niệm cơ bản liên quan đến quan hệ giữa phát
triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trƣờng
2.1.1.1. Kinh tế nông thôn và phát triển kinh tế nông thôn
Luận án tập trung làm rõ quan niệm về nông thôn, kinh tế nông thôn
và xác định phát triển KTNT là một quá trình phát triển về mọi mặt của
nền kinh tế ở nông thôn bao gồm sự tăng tiến về số lượng các hàng hóa và
dịch vụ, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội và đảm bảo cho người dân ở
nông thôn có cuộc sống tốt đẹp, thịnh vượng hơn; từ đó, khái quát nội
dung chủ yếu của phát triển KTNT
2.1.1.2. Môi trường và bảo vệ môi trường
Dưới góc độ nghiên cứu của luận án trong quan hệ giữa phát triển
KTNT và BVMT, luận án nhìn nhận về môi trường dưới phương diện là
môi trường sinh thái. Đồng thời, quan niệm BVMT là những hoạt động
trực tiếp hoặc gián tiếp của con người, từ từng cá nhân đơn lẻ đến các tổ
chức, tập thể và cộng đồng, nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên
một cách hợp lý; ứng phó với biến đổi khí hậu và giữ gìn môi trường sinh
thái sạch và trong lành; duy trì cân bằng sinh thái trên cơ sở sản xuất sạch,
áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường vì sự phát triển bền vững.
2.1.2. Quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường
Trong nội dung này, luận án nhằm nhấn mạnh quan hệ giữa phát
triển KTNT và BVMT là quan hệ hữu cơ, tác động qua lại lẫn nhau, không
thể bỏ qua hay hy sinh mặt này mà chỉ chú trọng đến mặt kia. Trong quan
hệ phát triển KTNT và BVMT sinh thái cần thiết phải được giải quyết hài
hòa nhằm phát huy các mặt tích cực và giảm thiểu các mặt tiêu cực nhằm
hướng đến phát triển bền vững.
8
2.1.3. Sự cần thiết phải giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển
kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trƣờng
Thứ nhất, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và
bảo vệ môi trường là nhằm đảm bảo hài hòa quan hệ giữa con người với tự
nhiên trong phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ hai, giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn
và bảo vệ môi trường là nhằm thực hiện định hướng chiến lược phát
triển bền vững.
Thứ ba, đặc thù của khu vực nông nghiệp, nông thôn có liên quan
trực tiếp đến môi trường nên phát triển kinh tế nông thôn cần đặt trong
quan hệ với bảo vệ môi trường
2.2. THỰC CHẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ
GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.2.1. Thực chất mối quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn
và bảo vệ môi trƣờng
2.2.1.1. Ảnh hưởng của phát triển kinh tế nông thôn đến bảo vệ
môi trường
Ảnh hưởng của phát triển kinh tế nông thôn đến bảo vệ môi trường
ở hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong qua trình phát triển KTNT, xét ở
góc độ tổng thể, khi KTNT phát triển sẽ góp phần đầu tư cho BVMT và
tạo điều kiện BVMT một cách bền vững; xét ở một số góc độ cụ thể, với
cách thức sản xuất được sử dụng theo hướng thân thiện với môi trường;
những thành tựu công nghệ hiện đại được ứng dụng theo hướng xanh,
sạch thì sẽ góp phần BVMT. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, phát
triển KTNT cũng ảnh hưởng tiêu cực đến BVMT. Vì nếu KTNT phát
triển nhưng chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế trước mắt trên cơ sở duy trì
các mô hình sản xuất lạc hậu và sử dụng những công nghệ, kỹ thuật lạc
hậu, không ứng dụng các công nghệ xử lý chất thải trong sản xuất sẽ gây
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
9
2.2.1.2. Ảnh hưởng của hoạt động bảo vệ môi trường đến phát
triển kinh tế nông thôn
Môi trường được bảo vệ sẽ tạo ra tiền đề, điều kiện cho sự phát triển
KTNT bền vững vì môi trường sinh thái là một trong những yếu tố quan
trọng cho phát triển KTNT; khu vực nông nghiệp, nông thôn luôn gắn
liền với yếu tố tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Ngược lại, khi ô
nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu có tác động nghiêm trọng đến
hoạt động sản xuất, đời sống và sức khoẻ của con người và đang tác động
mạnh tới phát triển KTNT. Với những hiểm họa thiên tai như: hạn hán, lũ
lụt, những vấn đề ô nhiễm nguồn nước, đất, đang làm giảm những nỗ
lực của người dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nạn thiếu nước
cho các nhu cầu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thiếu nước sinh hoạt
của dân cư ở một số nơi trên thế giới đang là vấn đề nghiêm trọng.
2.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ giữa phát triển kinh tế
nông thôn và bảo vệ môi trƣờng
Luận án tập trung phân tích những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT như: quản lý nhà nước; nhận
thức và trách nhiệm của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế nông thôn
và bảo vệ môi trường; điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ BÀI HỌC CHO ĐỒNG THÁP
2.3.1. Một số kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn gắn với
bảo vệ môi trƣờng của nƣớc ngoài
Luận án khái quát kinh nghiệm của Israel, Thái Lan, Hàn Quốc trong
phát triển KTNT gắn với BVMT.
2.3.2. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc về phát
triển kinh tế nông thôn gắn với bảo vệ môi trƣờng
Luận án chọn lọc kinh nghiệm đầu tư các cách thức và mô hình sản
xuất xanh, sạch hiệu quả ở các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang để tham khảo.
2.3.3. Bài học rút ra cho Đồng Tháp trong giải quyết quan hệ
giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trƣờng
10
Thứ nhất, cần chú trọng vai trò quản lý của Nhà nước trong việc
phát triển KTNT và BVMT.
Thứ hai, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho cán bộ các
ngành, địa phương nhằm nâng cao nhận thức về công tác BVMT trong
phát triển sản xuất; đồng thời, nâng cao ý thức BVMT cho cả cả hệ thống
chính trị, cộng đồng dân cư và đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp.
Thứ ba, xây dựng những khu sản xuất tập trung để tập trung đủ
vốn, kỹ thuật, và nhân lực có trình độ nhằm đảm bảo vừa phát triển KTNT
vừa xử lý môi trường hiệu quả như: xây dựng, phát triển hợp tác xã, các
trang trại, các khu công nghiệp hiện đại...
Thứ tư, trong quá trình phát triển KTNT cần chú trọng áp dụng
những thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất
Thứ năm, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông
thôn mà đặc biệt là hệ thống thủy lợi, đê bao,...
11
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
ĐỒNG THÁP ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG
THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Đồng Tháp ảnh hƣởng đến
phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trƣờng
Tỉnh Đồng Tháp có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát
triển nông nghiệp chuyên canh với quy mô lớn và tạo nền tảng phát triển
các ngành công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ. Tuy nhiên, lượng
mưa phân hoá không đều, lũ ngày càng phức tạp,...đã ảnh hưởng sâu sắc
đến hệ thống canh tác, bảo vệ kết cấu hạ tầng, cấp nước sạch và sạt lở. Đây
là trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung; phát triển nông
nghiệp, nông thôn và BVMT nói riêng.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp ảnh hƣởng
đến phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trƣờng
Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; dân cư phân bố không đều, trình
độ dân trí ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn còn hạn chế; xuất khẩu gạo
và thủy sản thấp hơn rất nhiều so với các tỉnh trong khu vực. Trong công
tác BVMT, kinh tế - xã hội phát triển đã gây ra áp lực về môi trường, tài
nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức; điều kiện
vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm; tỷ lệ
hộ dân được dùng nước sạch trong tỉnh còn thấp.
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn trong giải quyết hài hòa quan hệ giữa
phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp
- Thuận lợi: Quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn
được điều chỉnh phù hợp với điều kiện hàng năm và thích ứng với biến đổi
12
khí hậu. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường nói chung
được tăng cường. Các giải pháp BVMT trong các dự án phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã
được quan tâm đầu tư thực hiện.
- Khó khăn: Thói quen lạc hậu trong sản xuất của người dân địa
phương; tác động của cơ chế thị trường; cơ chế, chính sách còn nhiều bất
cập; đầu tư cho công tác BVMT nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế.
3.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN
2010-2015
3.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi
trƣờng ở tỉnh Đồng Tháp
Luận án nêu khái quát hiện trạng phát triển nông nghiệp nông thôn;
phát triển công nghiệp và làng nghề nông thôn; phát triển dịch vụ nông thôn
và hiện trạng bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015.
3.2.2. Thực trạng ảnh hƣởng của phát triển kinh tế nông thôn
đến bảo vệ môi trƣờng
3.2.2.1. Ảnh hưởng tích cực
* Kinh tế nông thôn phát triển góp phần đầu tư bảo vệ môi trường ở
Đồng Tháp.
Một, khi KTNT phát triển sẽ thêm tạo nguồn lực vật chất để đầu tư
cho công tác BVMT xét trên quy mô chung và trong từng hộ gia đình,
từng cơ sở sản xuất.
Giá trị sản xuất nông nghiệp của Tỉnh có xu hướng tăng và đóng góp
gần 50% cơ cấu GDP của Tỉnh qua các năm. Từ đóng góp đó, hàng năm,
Tỉnh dành 1% tổng chi ngân sách để chi cho công tác BVMT và kinh phí
này có tăng qua các năm. Đồng thời, khi các cơ sở sản xuất và các hộ gia
đình được cải thiện đời sống và tăng thu nhập thì cách thức sản xuất hiện
đại sẽ được ứng dụng nhiều hơn và việc đầu tư cho những thành tựu khoa
học kỹ thuật, công nghệ mới sẽ được chú trọng hơn.
Hai, khi KTNT phát triển mà đặc biệt chú trọng đến bảo vệ, phát
13
triển rừng sẽ đảm bảo được yêu cầu BVMT bền vững.
Hiện Đồng Tháp có 15.577,2 ha đất lâm nghiệp đã tác động mạnh tới
BVMT ở Đồng Tháp như: tạo độ che phủ cản lũ, chắn sóng, chắn gió
phòng hộ cho nông nghiệp, chống sạt lỡ, bảo vệ công trình hạ tầng, tạo
môi trường sống cho các loài động vật hoang dã, bảo tồn các gen và sinh
cảnh tự nhiên (đa dạng sinh học).
* Kinh tế nông thôn ở Đồng Tháp đã phát triển với các mô hình và cách
thức sản xuất thân thiện, có ảnh hưởng tích cực với môi trường và BVMT.
- Mô hình Cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại được thực
hiện dưới hình thức liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.
Đến nay, theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
cánh đồng liên kết được thực hiện với diện tích ngày càng tăng lên. Kết
quả thực hiện mô hình cho thấy, tiết kiệm chi phi giống bình quân 162.800
đồng/ha, phân bón giảm, giảm thuốc bảo vệ thực vật bình quân 956.715
đồng/ha. Lợi nhuận tăng so với sản xuất bình thường 2,446 triệu đ/ha. Với
việc ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất sẽ giúp giảm
được lượng phân, thuốc dư thừa, xả thải ra môi trường nên có thể gắn được
với công tác BVMT.
Bên cạnh đó, các mô hình khác vẫn được các hộ sản xuất thực hiện
như: Mô hình quản lý rầy nâu bằng biện pháp sinh học kết hợp công nghệ
sinh thái; Mô hình "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm"; Mô hình chăn nuôi
heo đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Các mô hình được thực hiện dưới dạng chăn nuôi heo sinh sản
hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi trường, sử dụng thiết bị Ozone. Ngoài ra
các hộ còn xây dựng hệ thống hầm biogas. Ngoài việc xử lý chất thải, việc
xây dựng hầm biogas còn cung cấp cho các hộ chăn nuôi lượng khí gas để
đun nấu hàng ngày, tiết kiệm một khoản đáng kể cho người sử dụng. Mô
hình đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi.
- Mô hình nuôi vịt an toàn sinh học. Năm 2011-2015 thực hiện dự án
Phát triển chăn nuôi vịt an toàn sinh học với quy mô 22.900 con trên địa
bàn các huyện trong Tỉnh. Mô hình đã giúp hộ chăn nuôi nắm bắt kiến
14
thức về nuôi vịt an toàn sinh học, nâng cao được nhận thức trong việc
BVMT, đảm bảo được sức khỏe cộng đồng.
- Nuôi cá tra trong ao theo quy trình GAP. Trong giai đoạn 2011-
2015, Tỉnh đã thực hiện mô hình nuôi cá tra trong ao theo quy trình GAP
với quy mô 3,5 ha. Khi áp dụng mô hình, năng suất đã đạt 265,5 tấn/ha, lợi
nhuận khoảng 1.516 triệu đồng/ha. Mô hình có thể giúp được người nuôi
cá tra thấy được lợi ích, thay đổi được nhận thức và tham gia thực hiện
nuôi cá có trách nhiệm nên cung cấp sản phẩm truy xuất được nguồn gốc
và góp phần BVMT.
3.2.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực
* Ảnh hưởng tiêu cực từ cách thức tổ chức sản xuất lạc hậu trong
KTNT đến BVMT.
Việc lạm dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng,
phân bón hoá học không đúng quy trình đã tác động không tốt đến các vi
sinh vật, các thiên địch có ích trong môi trường, đồng thời làm phát triển
thêm các sinh vật có hại và giảm đa dạng sinh vật có ích trong thiên nhiên,
làm giảm độ phì nhiêu của đất trồng. Số lượng lớn các loại chai, lọ, bao bì
thuốc bảo vệ thực vật vốn là loại rác thải nguy hại nhưng hầu hết bị vứt
vương vãi trên đồng ruộng, kênh mương là nguồn ô nhiễm khá nghiêm trọng.
Theo khuyến cáo của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, phân bón
sử dụng cho vụ đông xuân: 100-120 kg N/ha, vụ hè thu, xuân hè là 80-100
kg N/ha nhưng việc sử dụng phân bón hiện nay đã cao hơn mức khuyến
cáo, tạo ra sự lãng phí và gây ảnh hưởng đến môi trường.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm
của Tỉnh cũng đã phát triển mạnh với số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm
ngày càng tăng. Cùng với việc phát triển chăn nuôi hộ gia đình thì ô nhiễm
môi trường cũng ngày càng tăng, ngành chăn nuôi đã và đang gây ra
những vấn đề môi trường nghiêm trọng như thoái hoá đất, ô nhiễm nước
và mất đa dạng sinh học.
Theo thống kê của Trường Đại học Cần Thơ, mỗi ngày 1 con trâu, bò
15
trưởng thành có thể thải ra 10 - 15 kg phân và nước tiểu. Đối với heo,
lượng xả thải mỗi ngày khoảng 2 kg/con. Các loại gia cầm như gà, vịt
cũng xả ra lượng chất thải mỗi ngày 0,2 kg/con. Toàn tỉnh, trong năm
2013, có khoảng 25.120 con trâu, bò, 252.623 con heo và 5.219.060 con
gia cầm hàng ngày thải ra môi trường với lượng chất thải (phân) trên
1.925,86 tấn/ngày. Lượng chất thải này một phần nhỏ được ủ làm phân
bón, còn lại phần lớn được thải trực tiếp ra môi trường đất. Vào mùa lũ
chúng sẽ được cuốn trôi vào môi trường nước gây ảnh hưởng đến chất
lượng môi trường.
Nước thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản thường không được kiểm
soát, không được xử lý (hoặc chỉ thông qua quá trình lắng sơ bộ), thải trực
tiếp ra môi trường, gây tác động đáng kể đến chất lượng nước mặt. Với các
sự cố tôm, cá chết do bệnh xảy ra, không kiểm soát tốt đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt.
* Ảnh hưởng của việc ứng dụng khoa học công nghệ lạc hậu và sản
xuất không gắn với xây dựng hệ thống công nghệ xử lý chất thải trong
phát triển KTNT ở Đồng Tháp đến BVMT
Với sự phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa
bàn Tỉnh trong thời gian qua cũng đã và đang gây sức ép, bộc lộ những
thách thức không nhỏ đến môi trường. Cụ thể như:
+ Tại nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp, chất lượng nước thải
sau xử lý thường chưa ổn định và đôi lúc chưa đạt quy chuẩn môi trường
theo quy định.
+ Lượng nước thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vẫn
được thải ra ngoài với lượng cao và gây ô nhiễm nghiêm trọng.
+ Hệ thống xử lý khí thải của các cơ sở sản xuất còn hạn chế, sơ sài,
phần lớn chỉ mang tính hình thức đối phó.
+ Nhiều công ty, doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc công tác
phân loại chất thải rắn.
16
Hiện nay, trên địa bàn Tỉnh có hơn 100 làng nghề. Các làng nghề
đang đối mặt với nhiều thách thức về vấn đề ô nhiễm môi trường vì đa số
các hộ sản xuất làng nghề có quy mô nhỏ, tự phát, sản xuất xen lẫn khu
dân cư đã gây nhiều bất cập trong công tác BVMT.
3.2.3. Thực trạng ảnh hƣởng của hoạt động bảo vệ môi trƣờng
đến phát triển kinh tế nông thôn
3.2.3.1. Ảnh hưởng tích cực
Hoạt động BVMT của Tỉnh thời gian quan đã được quan tâm với
những thành quả nhất định. Các vấn đề ô nhiễm môi trường được kiểm
soát và ngăn chặn kịp thời. Hoạt động BVMT được các cấp, các ngành
quan tâm thực hiện. Công tác quản lý, thu các loại phí trên địa bàn Tỉnh đã
đi vào nề nếp ổn định Tuy khoản thu ngân sách này không lớn nhưng các
năm qua, địa phương đã chi sử dụng đúng mục đích cho công tác: BVMT,
đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, duy tu bão dưỡng hệ thống thoát nước....
3.2.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực
- Ô nhiễm môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến phát triển KTNT.
Đến cuối năm 2013, ô nhiễm nghiêm trọng với 15 ha lúa và bắp bị
chết hàng loạt ở xã Thường Thới Tiền do nước thải từ việc nuôi cá lóc làm
cho đất bị nhiễm độc hữu cơ. Mặt khác, nhiều bệnh tật phát sinh do ô nhiễm
bụi, khói thải, khí độc từ hoạt động sản xuất nông nghiệp; lò gạch ở n
Hiệp, n Hòa, Tân Khánh Đông; các khu, cụm công nghiệp và làng nghề.
- Ô nhiễm môi trường gián tiếp ảnh hưởng đến phát triển KTNT.
Từ biến đổi khí hậu đã gây ra các hiểm họa môi trường trong phát triển
KTNT. Theo các nghiên cứu được Bộ Y tế công bố trong thời gian gần đây,
có sự liên quan mật thiết giữa một số dịch bệnh phát hiện trên người và các tác
động của biến đổi khí hậu. Trong đó, nổi cộm là các bệnh truyền nhiễm, thiếu
chất dinh dưỡng, căng thẳng do nhiệt độ tăng cao Trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp, trong giai đoạn 2010 - 2015, số lượng người mắc bệnh sốt xuất huyết,
tay chân miệng do ô nhiễm vệ sinh môi trường ngày càng tăng cao.
Đồng thời, lũ lụt xảy ra thường xuyên khiến ngành nông nghiệp và
nông dân luôn đối mặt với nhiều rủi ro và thiệt hại lớn. Đặc biệt, lũ lớn
17
vào năm 2011, theo thống kê của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm
kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp đã gây thiệt hại: 23 người chết, 7000 km đường
bị nước tràn qua gây sạt lở, hư mặt đường, 24 cầu cống bị phá hủy, 2000 ha
lúa Thu Đông (vụ 3) bị mất trắng thiệt hại kinh tế trên 300 tỷ đồng.
3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN XỬ LÝ ĐỂ GIẢI QUYẾT HÀI
HÕA QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
3.3.1. Tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giữa phát triển kinh tế nông
thôn và bảo vệ môi trƣờng
Thứ nhất, mâu thuẫn trong việc để đạt được lợi ích BVMT trong chủ
trương của nhà nước phải hy sinh lợi ích kinh tế của các chủ sản xuất.
Thứ hai, mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài.
Cách thức sản xuất chủ yếu của nông dân ở địa phương hiện nay với
quy mô nhỏ dưới dạng hộ gia đình là chính nên chỉ chú trọng lợi ích trước
mắt, ngại thay đổi vẫn còn duy trì thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún,
vẫn thường xuyên sử dụng hoá chất quá liều lượng gây ô nhiễm môi
truờng trầm trọng. Một số doanh nghiệp chỉ muốn duy trì doanh thu trước
mắt nên ngại đầu tư các thiết bị công nghệ hiện đại vì lâu thu hồi được
vốn; vì thế, vẫn duy trì sử dụng những công nghệ, kỹ thuật cũ gây hại đến
môi trường.
Thứ ba, mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
Có thể thấy, các chủ thể sản xuất đã ý thức được về vấn đề BVMT.
Tuy nhiên, một bộ phận người sản xuất vẫn chưa chú ý nhiều đến vấn đề
an toàn vệ sinh; sản xuất xanh, sạch và BVMT trong quá trình sản xuất.
Đặc biệt là các doanh nghiệp, mặc dù đã cam kết BVMT trong sản xuất
nhưng không thực hiện đúng cam kết BVMT, gây tác động nghiêm trọng
đến môi trường, ảnh hưởng đến lợi ích chung.
3.3.2. Quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn chƣa thực sƣ gắn
với bảo vệ môi trƣờng
Trên thực tế, quy hoạch trên cơ sở phát triển chung các ngành nghề ở
18
nông thôn là chính. Các chỉ tiêu trong quy hoạch cũng chỉ nhằm hướng
đến phát triển về số lượng, năng suất, mức độ tăng trưởng ở các lĩnh vực
như: cơ cấu nông - lâm - thủy sản; sản lượng lúa, gia súc, gia cầm; diện
tích rừng; ...
3.3.3. Các nguồn lực để bảo vệ môi trƣờng trong phát triển kinh
tê nông thôn còn hạn chế
- Chi phí xử lý ô nhiễm môi trường khá lớn trong khi điều kiện kinh
tế còn hạn hẹp gây khó khăn cho Tỉnh trong việc đầu tư xây dựng các công
trình xử lý ô nhiễm môi trường.
- Một số ngành, dự án có quan tâm đến vấn đề BVMT nhưng khi
thực hiện thì chưa tốt, chưa đầy đủ vì thiếu nguồn lực.
- Các mô hình sản xuất chủ yếu của Tỉnh là dưới dạng hộ gia đình,
các cơ sở sản xuất trong công nghiệp nông thôn cũng không ổn định nên
không có vốn đầu tư cho vấn đề BVMT và xử lý ô nhiễm môi trường.
- Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong công tác
BVMT cũng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
3.3.4. Công tác xử lý ô nhiễm môi trƣờng trong phát triển kinh tế
nông thôn còn nhiều bất cập
Việc xử lý hình sự đối với tội phạm môi trường gặp nhiều khó khăn.
Một số quy định trong xử lý ô nhiễm còn nhiều bất cập. Công tác quan trắc
môi trường, kiểm soát ô nhiễm môi trường còn nhiều hạn chế. Diễn biến
các hiểm họa môi trường ngày càng mạnh và khó lường. Công tác ứng phó
với các hiểm họa môi trường còn hạn chế.
19
Chƣơng 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT
HÀI HÒA QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
4.1. DỰ BÁO XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG PHÁT SINH Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
THỜI GIAN TỚI
4.1.1. Căn cứ dự báo
Luận án hệ thống các mục tiêu phát triển KTNT của Tỉnh trong Quy
hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030 đã nêu mục tiêu đến năm 2030; Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, mục tiêu phát
triển khu vực công nghiệp nông thôn; Quy hoạch phát triển ngành nghề và
làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020; Phương
hướng phát triển kinh tế tập thể của Tỉnh đến năm 2020 và Kịch bản biến
đổi khí hậu của Tỉnh để làm căn cứ dự báo.
4.1.2. Dự báo xu hƣớng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Đồng
Tháp thời gian tới
Luận án dự báo xu hướng phát triển KTNT trong thời gian tới gắn
với quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ
X và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; biến đổi khí hậu;
chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp; quy mô sản xuất nông nghiệp;
chương trình xây dựng nông thôn mới; khoa học công nghệ phát triển;
trình độ và kỹ năng sản xuất của nông dân nâng lên.
4.1.3. Dự báo về các vấn đề môi trƣờng phát sinh trong tiến trình
phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn đến 2025
Một là, ô nhiễm và suy thoái môi trường đất.
20
Hai là, ô nhiễm môi trường do hoạt động nuôi trồng thủy sản.
Ba là, ô nhiễm môi trường do chăn nuôi.
Bốn là, hệ lụy của biến đổi khí hậu.
4.2. PHƢƠNG HƢỚNG GIẢI QUYẾT HÀI HÕA QUAN HỆ GIỮA
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở
TỈNH ĐỒNG THÁP
4.2.1. Định hướng của Đảng, Nhà nước và tỉnh Đồng Tháp trong
thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững
Luận án nghiên cứu về định hướng của Đảng và Nhà nước trong thực
hiện chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững và
định hướng của tỉnh Đồng Tháp về phát triển kinh tế nông thôn theo
hướng bền vững
4.2.2. Quan điểm về giải quyết quan hệ giữa phát triển kinh tế
nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn
đến 2025
Thứ nhất, bảo vệ môi trường là việc của cả hệ thống chính trị và của
toàn dân.
Thứ hai, trong phát triển kinh tế nông nghiệp hay trong công tác bảo
vệ môi trường đều phải hướng đến mục tiêu phát triển vì con người.
Thứ ba, phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo vệ môi trường ở địa
phương phải gắn với chiến lược phát triển bền vững quốc gia và có sự gắn
kết phát triển bền vững kinh tế vùng.
4.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT HÀI
HÕA QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ BẢO
VỆ MÔI TRƢỜNG Ở TỈNH ĐỒNG THÁP TRONG GIAI ĐOẠN ĐẾN
NĂM 2025
4.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm giải quyết hài
hòa quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trƣờng
- Rà soát, chỉnh sửa cơ chế, chính sách phát triển kinh tế nói chung,
phát triển kinh tế nông thôn nói riêng theo hướng gắn liền với cơ chế,
chính sách bảo vệ môi trường
21
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực thi cơ chế
chính sách bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển
kinh tế nông thôn nói riêng bằng cách: thường xuyên giám sát, kiểm tra
hiệu quả thực hiện cơ chế, chính sách; có những quy định cụ thể và xử lý
nghiêm minh với những vi phạm về BVMT
- Đổi mới cơ chế, chính sách nhằm giải quyết hài hòa lợi ích giữa các
chủ thể trong quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi
trường vì xét cho cùng mâu thuẫn căn bản trong quan hệ giữa phát triển
KTNT và BVMT là mâu thuẫn thuẫn lợi ích.
- Điều chỉnh, đổi mới cách thức xây dựng và thực hiện quy hoạch
phát triển kinh tế nông thôn theo hướng thực sự gắn với bảo vệ môi trường
4.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức của các chủ thể
tham gia phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trƣờng
-. Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các chủ thể. Đối
với từng đối tượng cụ thể cần có những giải pháp cụ thể.
Thứ nhất, giáo dục, tuyên truyền đối với người dân.
Thứ hai, giáo dục, tuyên truyền đối với nông dân và doanh nghiệp.
- Xây dựng thói quen mới trong sản xuất, kinh doanh theo hướng vẫn
duy trì phát triển KTNT nhưng đảm bảo BVMT
- Hình thành đạo đức sinh thái làm cơ sở điều chỉnh hành vi của con
người nhằm nâng cao ý thức BVMT
4.3.3. Nhóm giải pháp về đổi mới cách tổ chức sản xuất nhằm xử lý
hiệu quả quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường
Đổi mới cách thức tổ chức sản xuất từ đơn lẻ, quy mô nhỏ dưới dạng
hộ gia đình sang thực hiện liên kết sản xuất và tham gia vào các tổ chức xã
hội như Hội nông dân, hợp tác xã để hướng đến quy mô sản xuất lớn,
chuyên nghiệp, hiện đại, gắn với BVMT nhằm đảm bảo được lợi ích của
từng chủ thể sản xuất và cả lợi ích chung của toàn xã hội.
Cần đổi mới hoạt động khuyến nông ở nông thôn.
Ứng dụng thành tựu công nghệ hiện đại theo hướng xanh, sạch góp
22
phần giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực của phát triển
KTNT đến môi trường nhằm BVMT bền vững.
4.3.4. Nhóm giải pháp về các nguồn lực nhằm phục vụ tốt hoạt
động bảo vệ môi trƣờng và xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trƣờng trong
phát triển kinh tế nông thôn ở Đồng Tháp
Luận án tập trung các giải pháp về các nguồn lực như: nguồn nhân
lực, khoa học công nghệ, vốn. Cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
tăng tiềm lực và nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao những thành tựu khoa
học công nghệ hiện đại; đa dạng hóa nguồn vốn và xã hội hóa đầu tư cho
lĩnh vực BVMT trong phát triển KTNT.
4.3.5. Nhóm các giải pháp khác
Luận án phân tích các giải pháp về hợp tác trong khu vực, quốc tế và
trong nước; giải pháp nâng cao năng lực quan trắc, phân tích môi trường;
xây dựng các công trình phòng chống, ngăn chặn thiên tai; củng cố và
hoàn thiện những quy định cụ thể về việc khai thác tài nguyên; tích cực
trồng cây, gây rừng để chắn sóng, chắn gió, phòng hộ
23
KẾT LUẬN
Kinh tế nông thôn ngày càng phát triển với những thành tựu nhất
định đã đóng góp vào quá trình tăng trưởng, phát triển chung của nền
kinh tế và BVMT sinh thái. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển
KTNT cũng nảy sinh nhiều thách thức đặt ra trong công tác BVMT. Từ
đó, cho thấy rõ tầm quan trọng của quan hệ giữa phát triển KTNT và
BVMT. Đây là mối quan hệ tương hỗ, tác động qua lại lẫn nhau giữa hai
mặt. Trong quan hệ đó, không thể hy sinh mặt này để phát triển mặt kia
mà cần thiết phải giải quyết hài hòa mối quan hệ nhằm phát huy các mặt
tích cực và giảm thiểu các mặt tiêu cực hướng đến phát triển bền vững.
Thực chất của quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT là quan hệ
hai chiều ở hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong ảnh hưởng của phát triển
KTNT đến BVMT, nếu phát triển KTNT với các mô hình và cách thức
sản xuất hiện đại, xanh, sạch sẽ góp phần BVMT, ngược lại, với cách
thức sản xuất cũ, công nghệ lạc hậu, không có kỹ thuật xử lý chất thải sẽ
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh hưởng của BVMT đến phát
triển KTNT cũng ở hai mặt, khi môi trường được bảo vệ sẽ góp phần
thúc đẩy KTNT ngày càng phát triển theo hướng bền vững; ngược lại, ô
nhiễm môi trường sẽ gây ra những hậu quả khôn lường trong quá trình
phát triển KTNT.
Phân tích thực tiễn ở Đồng Tháp giai đoạn 2010 -2015, có thể thấy tác
động qua lại giữa phát triển KTNT và BVMT. Phát triển KTNT của Tỉnh đã
chú trọng gắn với BVMT với việc áp dụng các mô hình sản xuất thân thiện
với môi trường như: mô hình cánh đồng sản xuất lúa theo hướng hiện đại
được thực hiện dưới hình thức liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, mô
hình được thực hiện dưới dạng chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo
vệ sinh môi trường, nuôi cá tra trong ao theo quy trình G P. Tuy nhiên, với
cách thức tổ chức sản xuất lạc hậu, sử dụng nhiều phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật; xả thải trực tiếp ra môi trường trong nuôi trồng thủy sản; ứng dụng
24
khoa học công nghệ lạc hậu và sản xuất không gắn với xây dựng hệ thống
công nghệ xử lý chất thải ở các khu công nghiệp, làng nghề nông thôn đã
ảnh hưởng tiêu cực đến BVMT. Đồng thời, với tác động ngược lại của
BVMT đến phát triển KTNT, có thể thấy ở Đồng Tháp, khi môi trường
được chú trọng bảo vệ cũng đã góp phần đầu tư và kích thích trở lại để phát
triển KTNT hiệu quả và bền vững. Khi môi trường bị ô nhiễm đã ảnh
hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống ở nông thôn như: năng suất, chất
lượng sản xuất giảm sút; nhiều bệnh tật phát sinh do ô nhiễm từ hoạt động
sản xuất và tác động của biến đổi khí hậu.
Để giải quyết hài hòa quan hệ giữa phát triển KTNT và BVMT ở
Đồng Tháp cần thực hiện đồng bộ nhiều nhóm giải pháp như: nhóm giải
pháp về cơ chế, chính sách để tạo động lực trong quá trình phát triển nông
nghiệp, nông thôn nói chung và đảm bảo phát triển KTNT gắn với BVMT
nói riêng; Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia
phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường hình thành nếp sống,
thói quen bảo vệ môi trường cả trong sản xuất lẫn trong đời sống; Nhóm
giải pháp về đổi mới cách tổ chức sản xuất để tạo nên tính chuyên nghiệp
của các chủ thể kinh tế trong phát triển KTNT luôn hướng đến BVMT;
Nhóm giải pháp về các nguồn lực nhằm phục vụ tốt hoạt động BVMT và
xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường trong phát triển KTNT.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Võ Thị Tuyết Hoa (2010), "Tác động của công tác nuôi trồng thuỷ sản
đến môi trường sinh thái tỉnh Đồng Tháp", Tạp chí Kinh tế Sinh
thái, (36), tr.57- 64.
2. Võ Thị Tuyết Hoa (2012), "Phát triển nông nghiệp phải gắn với bảo vệ
môi trường", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (1), tr.7-9.
3. Võ Thị Tuyết Hoa (2012), "Một số vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc nảy
sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, (2), tr.6-8.
4. Võ Thị Tuyết Hoa (2012), "Tác động của phát triển kinh tế nông nghiệp
đến môi trường sinh thái tỉnh Đồng Tháp", Tạp chí Khoa học
chính trị, (2), tr.58-63.
5. Võ Thị Tuyết Hoa (2016), "Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát
triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Đồng Tháp", Tạp chí Kinh tế và
dự báo, (4), tr.36-38.
6. Võ Thị Tuyết Hoa (2016), "Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở
làng nghề nông thôn Đồng Tháp", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (6),
tr.75-76.
7. Võ Thị Tuyết Hoa (2016), "Phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi
trường tỉnh Đồng Tháp", Tạp chí Tài chính, (8), tr.62-63.
8. Võ Thị Tuyết Hoa (2016), "Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển nông
nghiệp, nông thôn gắn với bảo vệ môi trường", Tạp chí Tài chính,
(10), tr.63-64.
9. Võ Thị Tuyết Hoa (2016), "Quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và
bảo vệ môi trường", Tạp chí châu Á - Thái Bình Dương, (478),
tr.83-85.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_he_giua_phat_trien_kinh_te_nong_thon_va.pdf