Nhìn chung, sự chuyển hướng chiến lược trong đổi mới kinh tế
cũng như chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa đã có
vai trò lớn giúp nước ta phá thế bao vây cô lập vào cuối thập kỷ 1980 từng
bước tạo dựng vị thế trên trường quốc tế. Đến tháng 3/2017, Việt Nam có
quan hệ ngoại giao với 187 nước và quan hệ kinh tế, thương mại với 220
nước và vùng lãnh thổ. Nước ta cũng đã ký 12 Hiệp định thương mại tự do
cả đa phương và song phương. là thành viên của nhiều tổ chức đa phương
lớn như APEC, WTO, cũng như đóng vai trò tích cực, chủ động trên
nhiều diễn đàn khu vực, quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa
diễn ra mạnh mẽ dưới trợ lực của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ;
những điều chỉnh chính sách đối ngoại đúng hướng của Đảng ta đã và đang
giúp đất nước hội nhập tích cực, tận dụng được các lợi ích của quá trình
toàn cầu hóa, khu vực hóa phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
28 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 395 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và đài loan từ cuối thập kỷ 1980 đến nay và tác động đến Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Review, No.
6(140)/2010.
Tạp chí và sách tiếng Việt
6. Phí Hồng Minh (2017), “Nan đề Đài Loan của Trung Quốc : Nguồn gốc lịch sử,
nhân tố Hoa Kỳ và những biến động bên trong Đài Loan”, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Bắc Á, Số 8(198)/2017.
7. Phí Hồng Minh (2017), “Động thái mới trong tam giác quan hệ Mỹ-Trung-Đài
và triển vọng trong thời gian tới”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Số
7(191)/2017.
8. Phí Hồng Minh (2017), “Từ chiến lược ‘Con đường tơ lụa mới’ nhìn về sự gia
tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 3(193)/2017.
9.Phí Hồng Minh (2016), “Từ mô hình ‘đàn nhạn bay’ đến ‘hai bánh xe Đông Á’:
Thay đổi trong trật tự kinh tế khu vực và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên
cứu Trung Quốc, Số 9/2016.
10.Phí Hồng Minh (2016), “Những điều chỉnh mới trong chính sách ngoại giao
láng giềng của Trung Quốc từ sau Đại hội Đảng lần thứ 18”, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Bắc Á, Số 9(187)/2016.
11.Phí Hồng Minh (2016), “Sự can dự của Đài Loan vào Tiểu vùng sông Mê
Kông”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 7(185)/2016.
12.Phí Hồng Minh (2015), “Chuyển biến quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan dưới
thời Mã Anh Cửu”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 6(172)/2015.
13.Phí Hồng Minh (2015), “Khả năng tham gia của Đài Loan trong Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số
4(170)/2015.
14.Phí Hồng Minh (2015), “TPP hay RCEP: Lựa chọn của các quốc gia, vùng lãnh
thổ Đông Bắc Á và hàm ý đối với Việt Nam”, Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, Số
2(203)/2015.
15.Thành viên cuốn sách do Dương Minh Tuấn (Cb) (2016),Sự hình thành Hiệp
định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và tác động đối với các nước Đông
Bắc Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
16. Thành viên cuốn sách do Nguyễn Thị Thắm (Cb) (2015),Sự can dự của các
nước Đông Bắc Á vào Tiểu vùng sông Mê Kông, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
17.Thành viên cuốn sách do Hoàng Minh Hằng (Cb) (2015),An ninh Đông Bắc Á
trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự gia tăng can dự châu Á của Hoa Kỳ, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội.
18.Phí Hồng Minh (2014), “Cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
trong định hình kiến trúc thể chế kinh tế châu Á-Thái Bình Dương”, Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, Số 12/2014.
19.Phí Hồng Minh và Lê Minh Đông (2014), “Chính sách ‘láng giềng thứ ba’ của
Mông Cổ từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số
9(163)/2014.
20.Phí Hồng Minh (2014), “Chuyển đổi mô hình tăng trưởng ở Đài Loan”, Tạp chí
Những vấn đề Kinh tế & Chính trị Thế giới, 6(218)/2014.
21.Phí Hồng Minh (2014), “Tác động từ sự can dự của Đài Loan vào Tiểu vùng
sông Mekong”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Số 7(172)/2014.
22.Phí Hồng Minh (2014), “Quan hệ kinh tế giữa hai bờ Eo biển Đài Loan từ khi
Mã Anh Cửu lên nắm quyền”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 5(159)/2014.
23.Phí Hồng Minh và Nguyễn Cao Đức (2013) “Cơ chế Thầu phụ trong Phát triển
Công nghiệp Hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan”, Tạp chí Các vấn đề Kinh
tế và Chính trị Thế giới, Số 8(208)/2013.
24. Phí Hồng Minh (2013), “Mối quan hệ giữa Mông Cổ và Đài Loan từ sau Chiến
tranh Thế giới thứ hai”, Tc Nghiên cứu Đông Bắc Á, 7(149).
25.Phí Hồng Minh (2013), “Chiến lược FTA của Đài Loan trong bối cảnh hội nhập
kinh tế khu vực Đông Á”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, Số 1(143)/2013 và
2(144)/2013.
26.Thành viên cuốn sách do Phạm Quý Long (Chủ biên) (2013),Đối sách của một
số quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về sự thay đổi mô hình tăng trưởng và
thúc đẩy hội nhập trong giai đoạn 2011-2020, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một điểm nóng trên khu vực Đông Á, quan hệ giữa Trung Quốc đại
lục và Đài Loan (hay quan hệ Hai bờ) đã trải qua nhiều thăng trầm từ xung
đột, ngăn trở cho đến cởi mở từ từ, ấm lên từ 2008, rồi đột ngột đảo chiều
căng thẳng từ giữa 2016. Tuy nhiên, khác với tình trạng căng thẳng quân sự
leo thang giữa hai miền Triều Tiên, quan hệ Hai bờ duy trì trạng thái quan hệ
kinh tế hội nhập sâu rộng đối lập với tương quan chính trị thăng giáng bất
ngờ. Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy và hành xử ngày một quyết đoán
hơn, những diễn biến kinh tế-chính trị trên Eo biển Đài Loan đều được các
nước trong khu vực và thế giới theo dõi sát sao. Bởi lẽ cả Trung Quốc và Đài
Loan đều là hai chủ thể kinh tế chính trị lớn với tỷ trọng đáng kể trong dòng
thương mại, đầu tư và công nghệ ở khu vực Đông Á, nhất là thương mại và
đầu tư vào khu vực Đông Nam Á. Do đó, bất kỳ chuyển biến nào trong quan
hệ Hai bờ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh chính trị mà còn có
những tác động lớn về kinh tế, thương mại, đầu tư trong khu vực. Việc hai
bên có quan hệ nồng ấm thời kỳ 2008-2016 với hàng loạt các hiệp định quan
trọng đã có tác động thúc đẩy mạnh các hoạt động trao đổi thương mại, đầu
tư, tài chính ngân hàng và du lịch giữa hai nền kinh tế. Tuy nhiên, những
căng thẳng Hai bờ hiện tại lại tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới các dòng
lưu chuyển trên toàn khu vực. Từ sau 2012, sự kế tục thế hệ lãnh đạo thứ năm
của Trung Quốc với vai trò hạt nhân của Chủ tịch Tập Cận Bình đang đẩy
nhanh nhiều đại chương trình nhằm điều chỉnh chiến lược và chuyển đổi
phương thức phát triển của Trung Quốc. Đối với Đài Loan, Trung Quốc đã sử
dụng các công cụ kinh tế hết sức linh hoạt để vừa lôi kéo vừa đe dọa nhằm
từng bước thu phục hòn đảo phục vụ mục tiêu thống nhất lâu dài. Vì vậy, việc
nghiên cứu quan hệ kinh tế Hai bờ có ý nghĩa quan trọng không chỉ giúp hiểu
2
sâu hơn một điểm nóng khu vực mà còn góp phần hiểu rõ hơn cách thức ứng
xử của Trung Quốc trong trường hợp cụ thể là vùng lãnh thổ Đài Loan.
Đối với Việt Nam, cả Trung Quốc đại lục và Đài Loan đều là những
đối tác thương mại, đầu tư và du lịch hết sức quan trọng. Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê, năm 2014, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất
của nước ta (là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ
4 của Việt Nam). Trung Quốc còn là nhà đầu tư lớn thứ 9 vào Việt Nam với
tổng vốn đăng ký là 253,6 triệu USD. Tương tự, Đài Loan cũng là một trong
5 đối tác đầu tư lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê,
tổng vốn đăng ký lũy kế các dự án đầu tư còn hiệu lực đến ngày 31/12/2013
của Đài Loan ở Việt Nam là khoảng 28,02 tỷ USD giai đoạn 1988-2013,
đứng vị trí thứ 4 sau Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc. Đài Loan cũng là đối
tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam năm 2014 với kim ngạch thương mại
đạt 13,391 tỷ USD. Do vậy, những động thái thay đổi bên trong Trung Quốc
đại lục và bên trong Đài Loan cũng như những biến động trong quan hệ kinh
tế Eo biển sẽ ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp tới nền kinh tế Việt Nam.
Mặc dù mối quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan có tầm quan
trọng to lớn như là một điểm nóng an ninh và trụ cột kinh tế ở khu vực châu
Á-Thái Bình Dương cũng như tiềm năng tác động đến nền kinh tế Việt Nam,
song hiện tại chưa có nghiên cứu trong nước và quốc tế nào phân tích một
cách toàn diện và hệ thống tới mối quan hệ kinh tế này và tác động của nó tới
kinh tế Việt Nam. Đây chính là lý do tác giả quyết định lựa chọn chủ đề
nghiên cứu: “Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan từ
cuối thập kỷ 1980 đến nay và tác động đến Việt Nam”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
+ Mục đích của nghiên cứu:nhằm hiểu rõ thực trạng mối quan hệ kinh
tế bất đối xứng giữa Trung Quốc đại lục và vùng lãnh thổ Đài Loan, từ đó chỉ
ra tác động của mối quan hệ kinh tế Hai bờ đến sự phát triển kinh tế của Việt
Nam, và đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
3
+ Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: (i) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về quan hệ kinh tế bất đối xứng giữa Trung Quốc đại lục và Đài
Loan và khả năng tác động tới nước thứ ba; (ii) Phân tích thực trạng quan hệ
thương mại, đầu tư giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan từ cuối thập kỷ
1980 đến nay;(iii) Chỉ ra các nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới mối quan
hệ kinh tế bất đối xứng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan từ cuối thập
kỷ 1980 đến nay;(iv) Phân tích tác động của mối quan hệ kinh tế bất đối
xứng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan đối với nền kinh tế Việt Nam;
và (v) Đề xuất một số giải pháp giúp Việt Nam tận dụng tối đa những cơ
hội mới và khắc phục hiệu quả các thách thức mới từ biến động trong quan
hệ kinh tế Trung Quốc - Đài Loan đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
a. Đối tượng nghiên cứu:là quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục
và vùng lãnh thổ Đài Loan, và những tác động đến kinh tế Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ kinh tế trên
phương diện thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan, có
kết hợp đánh giá tác động tới Việt Nam.Về không gian: Luận án chỉ tập trung
nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan trên phạm
vi cả nền kinh tế Trung Quốc đại lục, lãnh thổ Đài Loan, vàkênh tác động
kinh tế đến Việt Nam.Về thời gian:Luận án nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa
Trung Quốc và Đài Loan từ khi bắt đầu manh nha vào thập kỷ 1980, có tập
trung vào giai đoạn từ 1991 đến nay khi quan hệ kinh tế Hai bờ đã ổn định
và có đầy đủ dữ liệu. Luận án sử dụng các cứ liệu và số liệu thứ cấp giai
đoạn 1990-2015 để thực hiện mô hình phân tích, đánh giá định lượng tác
động của quan hệ kinh tế Trung-Đài đến kinh tế Việt Nam qua kênh
thương mại và đầu tư. Thời hạn của các dự đoán về quan hệ kinh tế Trung
Quốc-Đài Loan cùng với các cơ hội, thách thức đối với Việt Nam để đưa
ra hàm ý chính sách cho Việt Nam là trong giai đoạn tới năm 2020.
4
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Về phương pháp luận, luận án sẽ sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, chú trọng kết hợp các cách tiếp cận trong kinh tế
chính trị quốc tế và kinh tế quốc tế để phân tích ở cấp độ nhà nước trên các
tương tác kinh tế giữa các nhà nước trong hệ thống quốc tế và ở cấp độ thị
trường là thực tế diễn biến hoạt động kinh tế dưới sự tương tác của các lực
lượng thị trường. Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp cả
phương pháp phân tích định tính (là chủ yếu) và phân tích định lượng dựa trên
cách tiếp cận liên ngành, chú trọng các phương pháp trong kinh tế chính trị
quốc tế và kinh tế quốc tế. Phương pháp định tính sẽ bao gồm: phương pháp
logic kết hợp với lịch sử trong phân tích quan hệ kinh tế theo dòng lịch sử trong
khoảng thời gian dài, có kết hợp phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp so sánh nhằm
giúp mô tả rõ thực trạng quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài
Loan từ cuối thập kỷ 1980 đến nay cũng như xác định những nhân tố chủ
yếu có ảnh hưởng quyết định tới mối quan hệ kinh tế này, và chỉ rõ các
kênh tác động của mối quan hệ kinh tế Hai bờ tới nền kinh tế Việt Nam.
Trong phương pháp định lượng, tác giả sẽ áp dụng kỹ thuật đồng
tích hợp và ước lượng mô hình VECM để kiểm định chiều tác động và mức
độ ảnh hưởng của mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài
Loan tới nền kinh tế Việt Nam. Luận án sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu thứ cấp kể
từ cuối thập kỷ 1980 đến nay (có tập trung vào giai đoạn 1990 - 2015) và
được thu thập chủ yếu từ các nguồn thống kê chính thống của Tổng cục
Thống kê nhà nước Trung Quốc (NBS) cũng như của Đài Loan (DGBAS),
Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO), và Cơ sở Thống kê dữ liệu thương mại
hàng hóa của Liên hợp quốc (UN COMTRADE), Ngân hàng Thế giới (WB),
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Cơ sở dữ liệu thứ cấp từ năm 1990 đến 2015 về
mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan sẽ được hệ thống
hóa trên phần mềm thống kê kinh tế lượng Eviews và SPSS.
5
5. Những đóng góp khoa học của luận án
Thứ nhất,hệ thống hóa có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về mối
quan hệ kinh tế bất đối xứng giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan cũng như
khả năng tác động đến một chủ thể thứ ba là Việt Nam.Thứ hai, xây dựng
khung phân tích về quan hệ kinh tế bất đối xứng giữa Trung Quốc đại lục và
Đài Loan có liên hệ tác động đến Việt Nam. Thứ ba,nêu lên được những dịch
chuyển trong quan hệ kinh tế bất đối xứng (trên phương diện thương mại và
đầu tư) giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan từ cuối thập kỷ 1980 đến nay có
liên hệ với khung nền kinh tế chung của khu vực và tác động từ nhân tố Mỹ,
và đưa ra đánh giá triển vọng quan hệ kinh tế giữa Hai bờ đến 2020.Thứ tư,
sử dụng mô hình kiểm định tác động quan hệ kinh tế Trung-Đài tới Việt Nam
với kết quả: quan hệ Hai bờ nồng ấm tác động tích cực tới cán cân thương
mại và thu hút FDI của Việt Nam; đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc tác
động thuận chiều không gây hiệu ứng lấn át tới đầu tư của Đài Loan vào Việt
Nam.Thứ năm,khuyến nghị chính sách nhằm giúp Việt Nam tận dụng tối đa
những cơ hội mới để phát triển và khắc phục hiệu quả những thách thức mới
bắt nguồn từ mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
6. Kết cấu luận án
Luận án gồm có 4 chươngngoài phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo và
Phụ lục.Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu quan hệ kinh tế Trung-
Đài. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ kinh tế Trung-Đài và
tác động đến nền kinh tế thứ 3. Chương 3: Thực trạng quan hệ kinh tế Trung
–Đàikể từ cuối thập kỷ 1980 đến nay. Chương 4: Tác động của quan hệ kinh
tế Trung-Đài đến kinh tế Việt Nam. Cuối cùng là Kết luận và Kiến nghị.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên Thế giớivà Việt Nam
6
Các nghiên cứu có liên quan đến mối quan hệ giữa Trung Quốc đại
lục và Đài Loan hết sức phong phú trên cả phương diện kinh tế, chính trị và
đặc biệt là khía cạnh an ninh. Điều này xuất phát từ các chủ thể có liên quan
trên khu vực này đều vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế-chính trị
toàn cầu, đó là yếu tố Trung Quốc đang trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ, nhân
tố Đài Loan chịu vòng kim cô về chính trị nhưng phát triển về kinh tế, và
một vai trò trung gian của Hoa Kỳ trong đảm bảo an ninh cân bằng trên
điểm nóng này. Về cơ bản, mặc dù khác nhau về quy mô, phạm vi nghiên
cứu cũng như cách tiếp cận, song các nhiên cứu trong và ngoài nước đều
khá nhất quán trên những điểm sau: Thứ nhất, cùng với sự trỗi dậy của
Trung Quốc và gia tăng bản sắc riêng của Đài Loan, Eo biển Đài Loan vẫn
tiếp tục là một điểm nóng thường trực nguy cơ mất an ninh trên khu vực
châu Á-Thái Bình Dương. Thứ hai, xuất phát từ đặc điểm trên, sự can dự
của Hoa Kỳ vẫn hết sức cần thiết nhằm đảm bảo an ninh, ổn định và hòa
bình trong khu vực. Thứ ba, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đang làm
thay đổi quan hệ kinh tế hai bờ với sự phụ thuộc hơn của Đài Loan và nguy
cơ an ninh kinh tế của hòn đảo trước sự nâng cấp công nghiệp nhanh chóng
của các công ty Trung Quốc. Thứ tư, nhằm ứng phó với một Trung Quốc
đang gia tăng quyền lực và tiếp tục củng cố quan hệ với Đài Loan, các quốc
gia trong khu vực cũng như trên thế giới đều hết sức thận trọng lựa chiều
thái độ Bắc Kinh. Thứ năm, Việt Nam duy trì một mối quan hệ gắn bó về
chính trị sâu sắc về kinh tế với Trung Quốc đồng thời với giao lưu kinh tế
ngày càng đa dạng, mở rộng với Đài Loan trong khi gắn liền với nguyên tắc
“một Trung Quốc”.
Nhìn chung, các công trình quốc tế đã cung cấp bức tranh khá đa
dạng, hoàn chỉnh về các quan hệ xung quanh Eo biển Đài Loan. Tuy nhiên,
các nghiên cứu thường xoáy theo các trọng điểm nhất định như an ninh trên
Eo biển, hợp tác kinh tế trong từng lĩnh vực cụ thể hay trong một giai đoạn
nhất định. Ngoài ra, nhiều học giả đã chỉ ra đặc trưng kinh tế bất đối xứng
7
và tính dễ tổn thương của Đài Loan, song các nghiên cứu phân tích những
dịch chuyển cụ thể trong quan hệ kinh tế bất đối xứng hai bờ trong một giai
đoạn nghiên cứu dài và cập nhật lại chưa có. Thêm nữa, nghiên cứu về tác
động của mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ Eo bờ đến kinh tế khu vực lại
không đáng kể, và chưa hề có một nghiên cứu quốc tế nào đề cập tới tác
động của quan hệ kinh tế Hai bờ đến Việt Nam. Trong khi đó, các công
trình trong nước khá tập trung vào mối quan hệ Việt-Trung và có quan tâm
tới các quan hệ giao lưu kinh tế Việt-Đài. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
quan hệ Hai bờ trong nước lại khá mỏng, chưa thực sự được chú trọng, nhất
là trên khía cạnh kinh tế. Đặc biệt, cho đến nay vẫn chưa hề có công trình
công phu nào nghiên cứu một cách toàn diện về quan hệ kinh tế Hai bờ và
tác động của nó tới nền kinh tế Việt Nam.
1.2. Những vấn đề đặt ra đối với Luận án
Tiếp tục kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có trong nước và quốc tế
xung quanh ba chủ thể Trung Quốc – Đài Loan – Việt Nam, luân án sẽ tập
trung giải quyết những nội dung sau: (i) Hệ thống hóa có chọn lọc lý luận
về các mối quan hệ bất đối xứng cùng những hệ quả kinh tế chính trị của nó
từ đó xây dựng được khung phân tích của mối quan hệ kinh tế Trung-Đài và
tác động tới kinh tế Việt Nam; (ii) Hệ thống lại và phân tích các cứ liệu, dữ
liệu thứ cấp để nêu lên được những dịch chuyển trong mối quan hệ kinh tế
hai bờ từ cuối thập kỷ 1980 đã diễn ra như thế nào, tính bất đối xứng dịch
chuyển ra sao; (iii) Sử dụng các công cụ lý thuyết và mô hình để đánh giá
các kênh và chiều tác động của quan hệ kinh tế hai bờ tới kinh tế Việt Nam;
và (iv) Trên tiền đề Việt Nam là một quốc gia tầm trung và có mối quan hệ
gắn bó chính trị-kinh tế với Trung Quốc và trên cơ sở các kết quả phân tích
ở trên, cần dưa ra được những hàm ý chính sách cho Việt Nam trước bối
cảnh vận động đầy bất ngờ của quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan.
Chương 2
8
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ
GIỮATRUNG QUỐC ĐẠI LỤC VÀ ĐÀI LOAN
2.1. Cơ sở lý luận
Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Đài Loan là một mối quan hệ
đặc biệt giữa hai thực thể bị chia cắt trên một điểm nóng quan trọng ở Đông
Bắc Á. Mối quan hệ này mặc dù vẫn vận động theo quy luật kinh tế thông
thường, song lại thể hiện một sự tương tác qua lại rất mạnh giữa chính trị và
kinh tế, giữa chủ thể nhà nước và lực lượng thị trường. Những tương tác
này đã tạo thành bức tranh hai mảng đối lập trong quan hệ Hai bờ: hội nhập
kinh tế sâu rộng trong khi vẫn duy trì tình trạng chính trị căng thẳng tiềm ẩn
xung đột. Vì vậy, luận án sẽ phân tích cơ sở lý luận của quan hệ kinh tế Hai
bờ theo 2 cấp độ chính. Cấp độ thứ nhất chủ yếu dựa trên cách tiếp cận và
phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị quốc tế (IPE), là các lý luận nhằm
luận giải các tương tác kinh tế chính trị giữa chính phủ Trung Quốc và
chính quyền Đài Loan đối với quan hệ kinh tế Hai bờ. Trên nền tảng bất đối
xứng về chính trị-kinh tế, mỗi bên đều có những định hướng nhằm điều
chỉnh hiện trạng quan hệ kinh tế đi theo mục tiêu của riêng mình trong bối
cảnh kinh tế quốc tế chung. Những tương tác này sẽ có những tác động nhất
định, với mức độ và cường độ khác nhau đến quan hệ kinh tế Hai bờ. Cấp
độ thứ hai nhằm phân tích các tương tác kinh tế thuần túy giữa các lực
lượng thị trường. Cấp độ này dựa trên các cách tiếp cận, lý thuyết, phương
pháp nghiên cứu kinh tế quốc tế (IE) nhằm thiết lập cơ sở lý giải chủ yếu
các động thái đã và đang diễn ra trong quan hệ kinh tế Hai bờ. Xuất phát từ
phạm vi nghiên cứu, đề tài sẽ chỉ điểm các cụm lý thuyết chủ yếu có ứng
dụng trực tiếp trong quá trình phân tích thực trạng kinh tế ở các phần sau.
Thêm nữa, dù có nhiều lý thuyết cả về thương mại quốc tế và đầu tư quốc
tế, song chúng có sự đan xen, tương liên với nhau. Các lý luận về thương
mại quốc tế như lợi thế so sánh, thuyết thương mại mới, địa lý kinh tế mới
cũng lý giải một số đặc trưng đầu tư như đầu tư theo chiều dọc chủ yếu dựa
9
trên khác biệt về lợi thế so sánh, sự tích tụ tập trung đầu tư vào các cụm
công nghiệp chủ yếu nhằm có được lợi tức tăng dần theo quy mô. Các lý
thuyết thương mại quốc tế không đơn thuần lý giải các hoạt động thương
mại mà nó còn là cơ sở giải thích cho sự phân bố sản xuất trên toàn cầu.
Vì vậy, các cụm lý thuyết chính yếu gồm:(i) Lý luận về sự bất đối
xứng và tương tác kinh tế chính trị giữa các chủ thể nhà nước bao gồm:
Chính trị của sự bất đối xứng, Nền tảng kinh tế của sự bất đối xứng, Tương
thuộc bất đối xứng và quyền lực, Tương tác hai cấp độ giữa nhà nước và thị
trường.(ii)Nền tảng lý luận về hoạt động sản xuất-thương mại xuyên quốc
gia bao gồm: Thương mại dựa trên lợi thế so sánh, Thương mại dựa trên lợi
thế kinh tế nhờ quy mô, Lý thuyết cạnh tranh quốc gia, Mô hình lực hấp
dẫn trong thương mạivà đầu tư quốc tế. (iii) Thuyết hội nhập kinh tế và hội
nhập giữa các nền kinh tế bất đối xứng.(iv) Đặc trưng cơ bản của cấu trúc
sản xuất hiện đại bao gồm: Phân đoạn sản xuất và sự hình thành mạng sản
xuất toàn cầu, Lý luận “đàn nhạn bay” và cấu trúc thương mại-đầu tư ở
châu Á. (v)Khả năng tác động của mối quan hệ kinh tế tới chủ thể thứ ba:
Trên cách tiếp cận kinh tế chính trị quốc tế và kinh tế quốc tế.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Lịch sử Vấn đề Đài Loan và quan điểm các bên liên quan:Theo
nhiều học giả Đài Loan và quốc tế, quan hệ Hai bờ cần được nhìn nhận từ
tam giác quan hệ Mỹ-Trung-Đài, xuất phát từ lịch sử đặc biệt và vai trò của
Hoa Kỳ trên Eo biển. Hua Shiping cũng cho thấy những diễn biến của quan
hệ Hai bờ trong những thập kỷ vừa qua chịu ảnh hưởng lớn bởi ba nhân tố
chủ yếu là: (1) quan điểm, chính sách của Bắc Kinh đối với Đài Loan, (2)
chính sách Hai bờ của Washington, và (3) chính trị nội bộ của Đài Loan. Vì
vậy, phần này sẽ phân tích “vấn đề Đài Loan” trên góc độ lịch sử và quan
điểm của các bên có liên quan nhằm làm rõ đặc tính quan hệ giữa hai thực
thể bị chia cắt trên Eo biển Đài Loan và vị thế “vùng lãnh thổ” Đài Loan.
10
Dựa trên phân tích tổng quan mang tính hệ thống hóa về cơ sở lý
luận và cơ sở thực tiễn về quan hệ kinh tế, chương này đã làm rõ một số vấn
đề chính sau đây: Một là, về mặt cơ sở lý luận, chương này đã phân tích các
vấn đề lý luận cơ bản nhất trong tương tác kinh tế chính trị giữa các nhà
nước (cả chính thức–de jure và trên thực tế-de facto), đặc biệt là cách thức
các nhà nước tương tác với nhau, chi phối nhau thông qua các công cụ kinh
tế để đạt được mục tiêu đối ngoại của mình. Hai là, việc hệ thống hóa khoa
học các lý thuyết chính về kinh tế quốc tế nói chung cũng như thương mại
và đầu tư nói riêng đã giúp cung cấp luận cứ khoa học cần thiết để nghiên
cứu rõ bản chất và giải quyết quan hệ kinh tế giữa chủ thể Trung Quốc và
Đài Loan trong một cấu trúc kinh tế quốc tế đầy khăng khít với nhau. Ba là,
những phân tích về bối cảnh quốc tế, quan hệ chính trị và sự bổ sung về
kinh tế, văn hóa đã cho thấy những yếu tố quốc tế và bên trong đã góp phần
dịch chuyển tương quan kinh tế-chính trị giữa hai bờ Eo biển Đài Loan và
định hình sự phát triển quan hệ kinh tế Hai bờ, góp phần vào sự trỗi dậy của
Trung Quốc. Bốn là, việc phân tích lịch sử vấn đề Đài Loan và các quan
điểm cốt lõi của ba chủ thể chính yếu (Trung Quốc, Mỹ, và Đài Loan) đã
tạo nên bức tranh quan hệ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan đặc trưng,
đồng thời tiềm ẩn những yếu tố bất ổn trong quan hệ Trung-Đài và tam giác
lớn Mỹ-Trung-Đài cả hiện tại và tương lai. Các tương tác này đã tạo nên sự
đặc thù riêng có trong quan hệ kinh tế (chủ yếu là thương mại và đầu tư)
cũng như quan hệ chính trị giữa Trung Quốc và Đài Loan.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA TRUNG QUỐC ĐẠI
LỤC VÀ ĐÀI LOAN TỪ CUỐI THẬP KỶ 1980
3.1. Chính sách của Trung Quốc và Đài Loan với quan hệ Hai bờ
11
a. Chính sách của Trung Quốc
Tư tưởng đối với vấn đề Đài Loan của Trung Quốc đã có những
chuyển biến lớn từ giữa thập kỷ 1970 song song với quá trình thai nghén và
bắt đầu công cuộc “mở cửa”. Trung Quốc đã thực hiện nhiều cải cách kinh
tế chuyển sang nền kinh tế thị trường. Đồng thời ông Đặng Tiểu Bình cũng
thay đổi quan điểm then chốt trong giải quyết vấn đề Đài Loan, chuyển từ
“giải phóng bằng vũ lực” sang phương châm mới “thống nhất hòa
bình”.Quan điểm chủ đạo được thể hiện trong “Thông điệp gửi tới Đồng
bào ở Đài Loan” của ông nhân ngày đầu năm mới năm 1979 và Đề xuất 9
điểm của tướng Diệp Kiếm Anh về giải quyết vấn đề Đài Loan tháng
9/1981, với nội dung kêu gọi đối thoại, hợp tác, nối lại các liên kết kinh tế,
cũng như đề xuất thống nhất dân tộc theo mô hình “một nước, hai chế độ”.
Trọng tâm là việc chuyển sang sử dụng chính sách can dự kinh tế, thúc đẩy
mở rộng các mối liên kết kinh tế với Đài Loan để thay đổi hành vi của đối
thủ, cải thiện quan hệ hai bên và thu được các lợi ích chính trị của mình.
Những tiền đề này đã tạo nền tảng mới cho sự phát triển quan hệ kinh tế
giữa Hai bờ, đưa các trao đổi kinh tế vốn bị cấm hoặc thực hiện ngầm dần
được công nhận và đẩy mạnh. Bên cạnh việc sử dụng chính sách “củ cà
rốt”, Bắc Kinh cũng rất cứng rắn với chính sách “cây gậy” gắn liền với
nguyên tắc “một Trung Quốc” nhằm cô lập Đài Loan đồng thời ngăn chặn
bất kỳ nỗ lực nào cổ xúy “Đài Loan độc lập” (Đài độc) hay dẫn tới sự hình
thành “hai Trung Quốc” hay “một Trung Quốc, một Đài Loan”. Phương
châm này được áp dụng xuyên suốt từ thời Đặng Tiểu Bình, đến Giang
Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và cả Tập Cận Bình hiện nay. Trong chính sách
với Đài Loan, Trung Quốc thực hiện chiến lược ba hướng song song:
“phong tỏa Đài Loan về ngoại giao, ngăn chặn Đài Loan về quân sự, và lôi
kéo Đài Loan về kinh tế”.
12
b. Chính sách của Đài Loan
Sau những cú sốc ngoại giao kể từ khi Tổng thống Mỹ R. Nixon
bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh, Tưởng Kinh Quốc chỉ đáp lại với
chính sách “Ba không” – không tiếp xúc, không thương lượng, không thỏa
hiệp. Đến năm 1985, đứng trước hoạt động xuất khẩu ngầm vào Trung
Quốc dần tăng nhanh, Đài Loan từng bước cho phép hoạt động xuất khẩu
gián tiếp đi qua các điểm trung chuyển như Hong Kong và thể hiện quan
điểm không tiếp xúc, không khuyến khích, nhưng cũng không can thiệp.
Chính quyền Lý Đăng Huy liên tiếp ban hành chính sách “hướng Nam” với
định hướng mở rộng quan hệ với các nước phía Nam năm 1993, rồi tới
chính sách “không vội vàng, hãy bình tĩnh” năm 1996. Năm 2000 ông Trần
Thủy Biển thắng cử và đã xúc tiến chính sách “mở cửa tích cực, quản lý
hiệu quả” ban hành vào cuối 2001. Đến thời kỳ Mã Anh Cửu, chính sách
thân thiện Bắc Kinh đã giúp hai bờ mở lại các kênh đối thoại, đạt được hai
đồng thuận và ký được 23 hiệp định hợp tác mang tính thể chế hóa quan hệ
kinh tế Hai bờ, đáng chú ý nhất là ECFA ký kết vào tháng 6/2010. Với hoạt
động thương mại Hai bờ, Đài Loan đơn phương áp đặt một số hàng rào phi
thuế nhằm quản lý, kiểm soát và hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc. Năm
1993, Đài Loan xây dựng một hệ thống quy định về quan hệ thương mại với
Đại lục cho phép xuất khẩu gần như không bị hạn chế ngoại trừ một số mặt
hàng nhạy cảm có khả năng đe dọa an ninh đối với đảo Đài Loan. Còn hoạt
động nhập khẩu từ Trung Quốc tới Đài Loan lại bị giới hạn trong 13 danh
mục chủ yếu là hàng hóa trung gian và các mặt hàng văn hóa nghệ thuật ít
có khả năng đe dọa an ninh và kinh tế Đài Loan. Sau đó, “danh sách cho
phép” này được chuyển sang “danh sách cấm” chỉ liệt kê các danh mục
không được phép nhập vào năm 1996. Tháng 4/1998 thì chính quyền Đài
Bắc thông qua “Danh sách phân loại hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu của
Trung Hoa dân Quốc (ROC - Đài Loan)” và “Danh sách các hạng mục
13
nhập khẩu có điều kiện” xây dựng trên các nguyên tắc về “an ninh quốc
gia” và không gây hệ quả tiêu cực lớn tới các ngành nội địa có liên quan.
c. Khuôn khổ thể chế cho quan hệ kinh tế Hai bờ
Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan không mang
tính chất của một mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia mà là quan
hệ giữa chủ thể Trung Quốc với đầy đủ vị thế pháp lý với Đài Loan như
một vùng lãnh thổ bị chia cắt khỏi Trung Quốc. Thời kỳ Lý Đăng Huy lãnh
đạo đảo Đài Loan, hai bên đã thiết lập hai cơ quan bán chính thức có nhiệm
vụ bàn bạc, trao đổi, quản lý các vấn đề đề kinh tế là Quỹ trao đổi Hai bờ eo
biển (SEF) của Đài Loan thành lập tháng 2/1991 và Hiệp hội Quan hệ Hai
bờ Eo biển Đài Loan (ARATS) của Đại lục thành lập ngay sau đó vào tháng
12/1991. Đầu thập kỷ 1990, SEF và ARATS đã tổ chức được một vài cuộc
gặp gỡ và hai bên đạt được một đồng thuận chung về việc cùng thừa nhận
chỉ có một Trung Quốc, và cả Trung Quốc và Đài Loan đều cùng thuộc về
thực thể Trung Quốc này trong cuộc gặp tại Singapore năm 1992. Nhìn
chung, các chính sách của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh giao lưu, giao
thương kinh tế với Đài Loan có tính chất như những nỗ lực đơn phương mở
cửa, thúc đẩy tự do hóa kinh tế. Trong khi đó, phía Đài Loan ở vị thế ứng
phó bị động trước sức hút kinh tế mạnh mẽ của thị trường Hoa lục. Sự mở
rộng tự do hóa của Trung Quốc và tình trạng cô lập của Đài Loan cũng biến
Trung Quốc trở thành trục chính kết nối (hub) và Đài Loan như một nan
hoa nhỏ bị cô lập (spoke). Do đó, việc Bắc Kinh thực thi chính sách bằng
mọi giá thúc đẩy gắn kết kinh tế và cô lập chính trị, ngăn cản Đài Loan mở
rộng không gian kinh tế đã khiến Đài Loan chỉ còn một kênh là xúc tiến các
kết nối kinh tế với Đại lục để tránh những tổn hại lợi ích khi bị đứng ngoài
tất cả các xu hướng hình thành các thỏa thuận thương mại cả song phương,
khu vực và đa phương. Ở vị thế yếu hơn, Đài Loan phải tiếp tục hội nhập
sâu với Đại lục để hưởng lợi ích từ sự tích tụ của một công xưởng thế giới,
đồng thời nỗ lực tìm các kênh đa dạng hóa nhằm cân bằng với sự phụ thuộc
14
quá mức vào Trung Quốc và gắng sức kìm giữ để đảm bảo sự hội nhập kinh
tế với Đại lục không đe dọa tới an ninh kinh tế của hòn đảo.
3.2. Động thái quan hệ kinh tế giữa hai bờ Eo biển Đài Loan
Phân tích quan hệ kinh tế Hai bờ sẽ được chia thành 4 thời kỳ sau:
(i)Giai đoạn trước năm 1992: Đây là thời kỳ Đặng Tiểu Bình là hạt nhân
lãnh đạo với nhiều quyết sách lớn của Trung Quốc, còn phía Đài Loan thì
dưới sự lãnh đạo của Tưởng Kinh Quốc (1978-1988) và Lý Đăng Huy
(1988-2002). Thời kỳ này, quan hệ Hai bờ ban đầu bị ngăn cấm rồi dần
manh nha trong thập kỷ 1980 song vẫn chịu nhiều cấm đoán từ Đài
Loan.(ii)Giai đoạn 1992-2001: Đây là thời kỳ trải qua lãnh đạo thế hệ thứ
ba của Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Giang Trạch Dân, còn Đài
Loan là Lý Đăng Huy. Trung Quốc có nhiều cải cách kinh tế lớn và đạt
thành tựu quan trọng sau chuyến “Tuần du phương Nam” của Đặng Tiểu
Bình hướng tới nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung
Quốc. Đài Loan thực hiện điều chỉnh lớn, thúc đẩy nâng cấp ngành, phát
triển ngành ICT. Thời kỳ này chứng kiến nhiều sóng gió, va chạm với quan
hệ Hai bờ.(iii)Giai đoạn 2002-2011: Thời kỳ này trải qua thế hệ lãnh đạo
thứ tư của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, còn
phía Đài Loan là Trần Thủy Biển (2002-2008) và Mã Anh Cửu (2008-
2016). Việc Trung Quốc thuộc WTO như lá phiếu đảm bảo cho hội nhập
của Trung Quốc, kéo nền kinh tế khu vực và toàn cầu ngày càng cuốn vào
thị trường này, dần hình thành nên cấu trúc kinh tế khu vực hướng tâm
Trung Quốc. (iv) Giai đoạn 2012-2015: Thời kỳ này chứng kiến thế hệ lãnh
đạo thứ năm với vai trò hạt nhân của Tập Cận Bình. Trung Quốc có nhiều
thay đổi về điều chỉnh chiến lược và chuyển đổi phương thức phát triển để
tạo dựng vị thế mới. Đài Loan là nhiệm kỳ thứ 2 của Mã Anh Cửu với
chính sách thân Bắc Kinh nhưng đối mặt với sự phản đối gia tăng trong xã
hội Đài Loan.
15
Giai đoạn trước năm 1992 là “thời kỳ manh nha” trong quan hệ kinh tế
Hai bờ với đặc trưng: Quan hệ thương mại “chủ yếu gián tiếp, hai chiều”
qua Hồng Kông (Đài Loan thặng dư lớn); Quan hệ đầu tư “một chiều” từ
Đài Loan tới Trung Quốc với trọng tâm vào chế biến lương thực và chế
tạo sản phẩm nhựanhằm chủ yếu tìm kiếm lao động giá rẻ và thăm dò thị
trường.
Giai đoạn 1992-2001 là“thời kỳ thăm dò” trongquan hệ kinh tế Hai bờ
với đặc trưng: Quan hệ thương mại “gián tiếp, 2 chiều” vẫn lớn hơn
quan hệ thương mại “trực tiếp, hai chiều” (Đài Loan tương ứng đạt thặng
dư lớn và thâm hụt nhỏ trong quan hệ thương mại “gián tiếp” và “trực
tiếp”); Quan hệ đầu tư “một chiều” từ Đài Loan tới Trung Quốc đã bùng
nổ (với trọng tâm vào ngành chế tạo linh kiện, phụ tùng điện tử, máy
tính - điện tử - quang học và thiết bị điện) nhằm chủ yếu tìm kiếm lao
động giá rẻ và thị trường.
Giai đoạn 2002-2011 là“thời kỳ tăng tốc” trongquan hệ kinh tế Hai bờ
với đặc trưng: Quan hệ thương mại “trực tiếp, 2 chiều” lớn hơn quan hệ
“gián tiếp, hai chiều” (thặng dư thương mại “trực tiếp” đã vượt xa thặng
dư “gián tiếp” của Đài Loan với Đại lục); Dù quan hệ đầu tư “một
chiều” (2001-2008) đã chuyển sang quan hệ đầu tư “hai chiều” (2009-
2011) nhưng chiều chi phối vẫn là từ Đài Loan tới Trung Quốc đại lục
với trọng tâm vào ngành công nghiệp chế tạo (nhất là ngành sản xuất
linh kiện, phụ tùng điện tử, máy tính, điện tử, và quang học) nhằm chủ
yếu tìm kiếm thị trường và tìm kiếm hiệu quả (một phần là nhằm tìm
kiếm tài nguyên lao động rẻ).
Giai đoạn 2012-2016 là“thời kỳ chín muồi” trongquan hệ Hai bờ với
đặc trưng: quan hệ thương mại “trực tiếp, 2 chiều” vượt xa quan hệ
thương mại “gián tiếp, hai chiều” (thặng dư “trực tiếp” đang suy giảm,
còn thặng dư “gián tiếp” của Đài Loan với Đại lục vẫn tăng); Quan hệ
đầu tư “hai chiều” bị chi phối từ Đài Loan tới Trung Quốc đã chuyển
16
dần từ công nghiệp chế tạo sang dịch vụ, nhằm chủ yếu tìm kiếm thị
trường và hiệu quả (một phần là tài sản chiến lược).
* Tóm lại, về phía Bắc Kinh, dù có một phương châm “thống nhất hòa
bình” và thúc đẩy hội nhập kinh tế làm tiền đề cho tương lai thống nhất lâu
dài là quan điểm nhất quán của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc, song các
đối sách cụ thể cũng như các biện pháp chế tài ở mỗi thời kỳ lại có sự khác
biệt theo đặc tính riêng của mỗi lãnh đạo. Trung Quốc mặc dù vẫn tiếp tục
đe dọa quân sự với Đài Loan nhưng động lực kết nối kinh tế giữa hai Eo bờ
luôn được xem như một kênh hữu hiệu nhất xúc tiến hai bờ gia tăng hợp
tác, thiết lập lòng tin tạo nền tảng cho đối thoại. Các động lực ấy đã làm cho
hai bờ ngày càng phụ thuộc chặt chẽ hơn về kinh tế. Sự quyến rũ từ thị
trường Đại lục cùng những lợi ích hội nhập kinh tế hai bờ góp phần đáng kể
vào quá trình tăng trưởng đang bị trì trệ của hòn đảo này trong thập kỷ 2000
đến nay khiến cho Đài Loan dù muốn đa dạng hóa các lựa chọn, giảm sự
phụ thuộc nhưng những nỗ lực ấy dường như không khả thi. Kết quả tất yếu
là sự hội nhập kinh tế hai bờ gia tăng và cũng gia tăng sự tương thuộc kinh
tế bất đối xứng với thế trận yếu hơn nghiêng về phía Đài Loan.
Đứng trước chiến lược ngoại giao ba hướng của Bắc Kinh vừa cô
lập chính trị Đài Bắc, đe dọa quân sự vừa cổ vũ hội nhập kinh tế đã khiến
Đài Loan phải đối mặt với những lựa chọn khắt khe giữa: một bên là các
liên kết ngày càng chặt chẽ với Đại lục và lệ thuộc hơn với Bắc Kinh, và hai
là bị cô lập khỏi kinh tế chính trị khu vực – nằm ngoài lề tất cả các xu
hướng hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Việc trở thành “công xưởng
của thế giới” đã khiến hội nhập kinh tế vào Trung Quốc trở thành một xu
hướng tất yếu của thế giới, mà Đài Loan không thể đứng ngoài dù cho giới
tinh hoa hòn đảo mong muốn đa dạng hóa các luồng thương mại và đầu tư
để tránh các rủi ro kinh tế và chính trị. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tái
cấu trúc nền kinh tế khu vực và toàn cầu, hút các luồng thương mại, đầu tư
về phía mình. Sự dịch chuyển các hoạt động kinh tế của Đài Loan cũng là
17
một phần trong sự dịch chuyển quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc vớiĐông
Á, Mỹ và thế giới. Nếu như trong thời kỳ manh nha quan hệ hai bờ, Đài
Loan có được quyền lực mặc cả đáng kể nhờ lợi thế vượt trội về công nghệ,
vốn so với nền kinh tế Trung Quốc đang ở giai đoạn đầu phát triển và bị tù
túng trong cấm vận từ phương Tây. Cùng với sự trỗi dậy, lớn mạnh và hành
xử cứng rắn của Bắc Kinh, sự tương thuộc kinh tế hai bờ ngày càng trở nên
bất đối xứng với sự phụ thuộc hơn của Đài Loan thì quyền lực mặc cả của
hòn đảo ngày càng trở nên yếu thế trước một cường quốc xét lại đang tìm
mọi nỗ lực tìm kiếm vị thế mới trên toàn cầu. Chính quyền Đài Loan, dù
thuộc đảng phái nào cũng cần hết sức cẩn trọng về chính sách kinh tế với
Đại lục để vừa đảm bảo lợi ích kinh tế vừa cố gắng tránh để Trung Quốc sử
dụng đây làm con bài mặc cả đánh đổi tự chủ.
Trong khi đó, do tính nhạy cảm của vấn đề Đài Loan và vai trò của
Mỹ trong đảm bảo ổn định Eo biển, quan hệ hai bờ chịu ảnh hưởng lớn bởi
chu kỳ lãnh đạo không chỉ ở hai phía Trung Quốc và Đài Loan mà còn bị
ảnh hưởng lớn bởi chu kỳ bầu cử Mỹ. Đặc biệt đứng trước sự trỗi dậy mạnh
mẽ của Trung Quốc với nhiều chiến lược lớn đầy tham vọng, ưu thế của Mỹ
về kinh tế, chính trị và quân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đảm
bảo hòa bình bền vững ở Đông Á. Và những chiến lược co cụm, chống tự
do thương mại, đặt lợi ích Mỹ lên trên của Tổng thống Trump hiện tại đang
dấy lên lo ngại trong khu vực. Với Đài Loan, hòn đảo cần có sự ủng hộ của
Mỹ về an ninh, mở rộng sự tham gia quốc tế, và ngay trong chính sách hai
bờ. Những thay đổi chính sách của Mỹ với Đài Loan chắc chắn sẽ gây ảnh
hưởng lớn đến tương quan kinh tế chính trị Hai bờ cũng như cả khu vực.
Chương 4
TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA TRUNG QUỐC ĐẠI
LỤC VÀ ĐÀI LOAN TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
4.1. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và Đài Loan
18
a. Chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam
Nhìn chung, sự chuyển hướng chiến lược trong đổi mới kinh tế
cũng như chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa đã có
vai trò lớn giúp nước ta phá thế bao vây cô lập vào cuối thập kỷ 1980 từng
bước tạo dựng vị thế trên trường quốc tế. Đến tháng 3/2017, Việt Nam có
quan hệ ngoại giao với 187 nước và quan hệ kinh tế, thương mại với 220
nước và vùng lãnh thổ. Nước ta cũng đã ký 12 Hiệp định thương mại tự do
cả đa phương và song phương. là thành viên của nhiều tổ chức đa phương
lớn như APEC, WTO, cũng như đóng vai trò tích cực, chủ động trên
nhiều diễn đàn khu vực, quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa
diễn ra mạnh mẽ dưới trợ lực của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ;
những điều chỉnh chính sách đối ngoại đúng hướng của Đảng ta đã và đang
giúp đất nước hội nhập tích cực, tận dụng được các lợi ích của quá trình
toàn cầu hóa, khu vực hóa phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
b. Quan hệ kinh tế Việt Nam-Trung Quốc
+ Quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc gồm đặc trưng sau:
Thứ nhất, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đã và
đang phát triển theo hướng tăng nhanh cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng
cũng như chuyển đổi mạnh về phương thức giao dịch song. Thứ hai, sự mở
rộng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong gần 3 thập kỷ qua
vẫn chủ yếu do thương mại liên ngành gây ra.Thứ ba, cán cân thương mại
của Việt Nam với Trung Quốc đang có chiều hướng rơi vào trạng thái thâm
hụt với quy mô ngày càng trầm trọng hơn kể từ năm 2001 cho đến nay.Thứ
tư, quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc vẫn mang đặc trưng của mối
quan hệ ngoại thương “Bắc–Nam” điển hình ngay từ khi bình thường hóa
quan hệ năm 1991 cho đến nay.Thứ năm, mối quan hệ thương mại Việt
Nam-Trung Quốc đã và đang chuyển hướng tích cực sang chủ yếu dựa vào
phương thức trao đổi “thương mại chính ngạch” kể từ 1994 cho đến nay.
19
+ Quan hệ đầu tư Việt Nam-Trung Quốc bao gồm đặc trưng sau:
Thứ nhất,mối quan hệ đầu tư giữa Trung Quốc và Việt Nam đang được cải
thiện không chỉ về quy mô mà còn cả về hình thức đầu tư, lĩnh vực đầu tư,
và vị thế nhà đầu tư lớn. Thứ hai, mặc dù quy mô FDI của Trung Quốc vào
Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với Hồng Kông, nhưng vị thế nhà đầu tư
lớn của Trung Quốc đang có những thay đổi trong nửa đầu của thập kỷ
2010. Thứ ba,nếu như trong thập kỷ 1990, các dự án FDI của Trung Quốc
thường tập trung lớn nhất vào lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động
sản, thì đến thập kỷ 2000 và nửa đầu thập kỷ 2010 đã có sự chuyển hướng
đầu tư rõ rệt sang các lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến-
chế tạo.Thứ tư, hình thức đầu tư của Trung Quốc cũng đã có sự thay đổi
đáng kể để sang việc “kết hợp” giữa hình thức liên doanh với hình thức
100% vốn nước ngoài trong nửa đầu thập kỷ 2000 và rồi tiến tới chủ yếu
dựa vào hình thức 100% vốn nước ngoài kể từ nửa cuối thập kỷ 2000 cho
đến nay.Thứ năm, địa bàn đầu tư của FDI Trung Quốc vào Việt Nam đã
chuyển hướng sang Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam trong
thập kỷ 2000, rồi tiếp tục chuyển hướng tập trung vào Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và các tỉnh biên giới gắn với “Hai hành lang, một vành đai
kinh tế” và “Hành lang kinh tế Bắc-Nam” trong thập kỷ 2010.
c. Quan hệ kinh tế Việt Nam-Đài Loan
+ Quan hệ thương mại Việt Nam-Đài Loan gồm các đặc trưng sau:
Thứ nhất,mối quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Đài Loan có
đặc trưng thiên về “tính chất bổ sung” (theo chiều từ Đài Loan tới Việt
Nam) nhiều hơn là “tính chất cạnh tranh” (theo chiều từ Việt Nam tới Đài
Loan) trong suốt 3 thập kỷ.Thứ hai, quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam
và Đài Loan không ngừng phát triển sau gần 3 thập kỷ.Thứ ba, cán cân
thương mại của Việt-Đài đang có xu hướng gia tăng thâm hụt, chủ yếu bắt
nguồn từ thâm hụt thương mại hàng hóa chế tạo. Thứ tư, sự mở rộng quan
hệ thương mại Việt – Đài chủ yếu do thương mại liên ngành gây ra.
20
+ Quan hệ đầu tư Việt Nam-Đài Loan gồm đặc trưng: Thứ
nhất,quan hệ đầu tư giữa Việt - Đài là quan hệ 1 chiều từ Đài Loan tới Việt
Nam.Thứ hai, sau gia nhập WTO, vốn FDI của Đài Loan vào Việt Nam đã
tăng rất nhanh.Thứ ba, so với các quốc gia ở châu Á thì Việt Nam là một
trong những địa điểm hấp dẫn nhất FDI của Đài Loan trong 3 thập kỷ vừa
qua.
4.2. Tác động của quan hệ kinh tế Trung-Đài đến kinh tế Việt Nam
a. Đánh giá các tác động kinh tế chính trị
Quan hệ Hai bờ tác động đến kinh tế Việt Nam chủ yếu qua các
kênh sau: (1) Nhân tố Trung Quốc luôn có nguy cơ gây cản trở phương hại
đến quan hệ kinh tế Việt Nam có liên quan tới yếu tố Đài Loan, nhất là khi
quan hệ Hai bờ gặp sóng gió; (2) Hiệu ứng mạng sản xuất về quyết định lựa
chọn địa điểm đầu tư và hệ quả là dịch chuyển các luồng thương mại; (3)
Tính bổ trợ giữa đầu tư và thương mại từ Đài Loan và Trung Quốc trên lãnh
thổ Việt Nam có thể gây ảnh hưởng (cả tích cực và tiêu cực) đến nước ta.
b. Mô hình đánh giá tác động đến Việt Nam qua kênh “Thương mại”:
Chứng tỏ tồn tại mối quan hệ “dài hạn” giữa cán cân thương mại của
Việt Nam (với cả Trung Quốc và Đài Loan) và tỷ giá “thực” của VND (so
với USD) cùng với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc.
Mối quan hệ thương mại Trung-Đài có tác động “dài hạn, cùng
chiều” tới cải thiện cán cân thương mại Việt Nam với 2 đối tác này.
Mối quan hệthương mại Trung-Đài không tác động “ngắn hạn” (có ý
nghĩa thống kê) tới cán cân thương mại Việt Nam với 2 đối tác này.
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có tác động “dài hạn, cùng
chiều” tới cải thiện cán cân thương mại Việt Nam với 2 đối tác này.
Tỷ giá “thực” của VND so với USD có tác động “dài hạn, ngược
chiều” tới cải thiện cán cân thương mại Việt Nam với 2 đối tác này.
21
c. Mô hình đánh giá tác động đến Việt Nam qua kênh “Đầu tư”
Chứng tỏ tồn tại mối quan hệ “dài hạn” giữa thu hút FDI của Đài
Loan vào Việt Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tỷ giá
hối đoái “thực” của đồng VND (so với đồng TWD của Đài Loan) cũng như
thu hút FDI của Đài Loan vào Trung Quốc đại lục.
logFDITW_VN=-181+2,8logFDITW_CN-
1,4logEXTW_CN+3,9logGDPVN++15logRERVN_TW+1,8DMCNTW
Trong dài hạn, mối quan hệ Trung-Đài ấm lên có tác động “dài
hạn, cùng chiều” tới thu hút FDI của Đài Loan vào Việt Nam.
Trong ngắn hạn, mối quan hệ Trung - Đài ấm lên không tác động
(có ý nghĩa thống kê) tới thu hút FDI của Đài Loan vào Việt Nam.
FDI của Đài Loan vào Trung Quốc có tác động “dài hạn,cùng
chiều” tới FDI của Đài Loan vào Việt Nam, tức là không gây ra
“hiện tượng lấn át đầu tư” tới FDI của Đài Loan vào Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có tác động “dài hạn, cùng
chiều” tới thu hút FDI đăng ký củacác doanh nghiệp Đài Loan vào
nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn.
Tỷ giá “thực” song phương của VND (so với TWD) có tác động
“dài hạn, cùng chiều” tới thu hút FDI của Đài Loan vào Việt Nam.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Luận án không chỉ hệ thống hóa toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn
về quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Đài Loan, mà còn xây dựng được
khung phân tích khoa học về mối quan hệ kinh tế giữa hai bờ Eo biển, cũng
như lựa chọn được mô hình VECM phù hợp để đánh giá tác động của mối
quan hệ Trung-Đài đến Việt Nam thông qua kênh thương mại và đầu tư.
22
2. Luận án đã chỉ ra được 4 nhóm nhân tố chủ yếu có tác động đến quan
hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Đài Loan gồm: các nhân tố quốc tế (đặc biệt
là nhân tố Mỹ), sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa hai bờ Eo biển, sự gần
gũi về địa lý và văn hóa,quan hệ chính trị giữa hai bờ Eo biển Đài Loan cùng
và những vấn đề chính trị nội bộ (đặc biệt là từ phía Đài Loan).
3. Luận án không chỉ phân tích tính bất đối xứng trong quan hệ kinh tế
(thương mại, đầu tư) giữa Trung Quốc và Đài Loan, mà quan trọnglà chỉ ra
đặc trưng của quan hệ này ở từng giai đoạn từ cuối thập kỷ 1980 đến nay.
4.Luận án chứng tỏ tồn tại mối quan hệ “dài hạn” giữa cán cân thương
mại của Việt Nam (với cả Trung Quốc và Đài Loan) và tỷ giá “thực” của
VND (so USD) cùng với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc.
5. Luận án chứng tỏ tồn tại mối quan hệ “dài hạn” giữa FDI của Đài
Loan vào Việt Nam với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và tỷ giá “thực”
của VND (so với TWD) cũng như FDI của Đài Loan vào Trung Quốc.
Kiến nghị chính sách đối với Việt Nam
Kiến nghị chính sách tận dụng “cơ hội mới” từ mối quan hệ Hai bờ
Nâng cao năng lực điều hành và phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô (theo
hướng minh bạch, nhất quán, hiệu quả, có trách nhiệm giải trình) nhằm
bảo đảm các cân đối vĩ mô lớn(trong đó trọng tâm là cán cân thương
mại với cả hai đối tác Trung Quốc và Đài Loan) của nền kinh tế nước ta.
Tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng và minh bạch phù
hợp các quy luật khách quan của kinh tế thị trường và các thông lệ chuẩn
quốc tế nhằm giúp thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao của Hai bờ;
đặc biệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính(thủ tục đăng ký kinh
doanh, phá sản, thuế, hải quan, và tần suất kiểm tra doanh nghiệp).
Luôn nhất quán chủ trương đường lối của Đảngvà Nhà nước ta về xử lý
mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan trong cả ngắn và dài hạn:
“khẳng định thực hiện nhất quán chính sách một nước Trung Quốc, ủng
23
hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối các hành
động “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, Việt Nam không phát triển
bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan” .
Mặc dù vẫn tuân thủ nguyên tắc “Một Trung Quốc” nhưng chúng ta nên
linh hoạt thúc đẩy hoạt động giao lưu kinh tế, thương mại, văn hóa với
vùng lãnh thổ Đài Loan nhằm không ngừng tăng cường thu hút đầu tư và
trao đổi thương mại (nhất là hàng hóa trung gian với công nghệ cao).
Nâng cao “chất lượng Luật cạnh tranh” và bảo đảm tính trung lập trong
“thực thi Luật cạnh tranh” theo hướng cùng bình đẳng trước pháp luật.
Chủ động chuyển trọng tâm theo hướng tối đa hóa trao đổi thương mại
chính ngạch (và tối thiểu hóa thương mại tiểu ngạch) với Trung Quốc.
Chủ động đàm phán và tiến tới ký kết “xuất khẩu chính ngạch” một số
mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam (như các mặt hàng gạo, thủy
sản, rau quả,) với phía Trung Quốc đại lục và Đài Loan.
Chủ động xây dựng chiến lược thu hút FDI mới trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, trọng tâm phát triển “cụm liên kết ngành ICT” và
thu hút TNCs và MNCs (Nhật, Hàn, EU, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc).
Tăng cường hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư, hỗ trợ
cung cấp thông tin dự báo thị trường cập nhật và tư vấn pháp lý cho
doanh nghiệp (nhất là về thị trường Trung Quốc và Đài Loan).
Kiến nghị chính sách giúp đối phó hiệu quả với “thách thức mới”
từ mối quan hệ Hai bờ
Chủ động nâng cao năng lực quản trị quốc gia (đặc biệt là năng lực
hoạch định chính sách, thực thi, giám sát chính sách kinh tế) phù hợp
với các quy luật khách quan của kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế.
Nâng cao “năng lực cạnh tranh quốc gia”dựa trên công nghệ-sáng tạo.
Kiên trì nhất quán chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về “đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại”, nhưng nên chủ động linh hoạt và
sáng tạo “chính sách cân bằng động về kinh tế” với Mỹ và Trung Quốc.
24
Chủ động tạo cơ chế để thúc đẩy phát triển “ngành công nghiệp hỗ trợ”.
Tăng cường phối hợp liên ngành để chống “chuyển giá, gian lận thương
mại” đối với các doanh nghiệp FDI, nhất là từ Đài Loan và Trung Quốc.
Hoàn thiện Luật đấu thầu theo hướng chuyển trọng tâm từ ưu tiên giá
thầu thấp sang bảo đảm chất lượng, bảo vệ môi trường-an ninh và xã hội.
Xây dựng chiến lược phát triển thương mại theo hướng đa dạng hóa thị
trường, gắn chuỗi giá trị và chuyển từ khâu giá trị gia tăng thấp sang cao.
Tăng cường tuyên truyền cho nhân dân ta về “bẫy cầu ảo nông sản”,
đồng thờicó chế tài xử phạt nghiêm khắc với hành vi gian lận thương
mại cố tình gây ra “bẫy cầu ảo nông sản”của thương nhân Trung Quốc.
Chủ động điều hành chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt và hiệu quả, chú
trọng bảo đảm chính sách “tỷ giá thực” của VND có tính cạnh tranh.
Tăng cường phổ biến quy định và hướng dẫn người dân (ở biên giới) tạo
thuận lợi cho thanh toán giao dịch thương mại qua biên giới bằng NDT.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_he_kinh_te_giua_trung_quoc_dai_luc_va_d.pdf
- Tomtat_Eng_PhiHongMinh.pdf