Tóm tắt Luận án Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Về mặt nhận thức của công chúng hai nước: thái độ công chúng Canada hướng tới một quan hệ gần gũi hơn với Mỹ; và ngược lại người Mỹ luôn có đánh giá rất cao về người dân Canada, thường chiếm hơn 90%. Cả hai nước đều cam kết “giữ cho các dòng chảy thương mại qua biên giới, trong khi duy trì một mức độ cao về an ninh”. - Khi xem xét quan hệ kinh tế thương mại Canada - Mỹ, các doanh nghiệp Canada không thể bỏ qua một thực tế là giao dịch thương mại Bắc - Nam dễ dàng và thuận lợi hơn so với Đông - Tây. Chính vì thuận lợi đó, trong thời gian tới chắc chắn các doanh nghiệp Canada vẫn tiếp tục chú ý xúc tiến, đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ. - Quan hệ thương mại và đầu tư Canada - Mỹ có vai trò rất quan trọng đối với cả hai nước. Những tác động tích cực từ quan hệ thương mại giữa hai nước trong giai đoạn vừa qua cũng sẽ là nền tảng tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại song phương tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng được thúc đẩy vì Canada là một ưu tiên lớn trong chính sách ngoại thương của Mỹ và ngược lại

pdf27 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THU QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số : 62.31.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ HÀ NỘI - 2016 2 Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Thiết Sơn 2. PGS. TS. Đặng Xuân Kháng Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Văn Thành Viện Nghiên cứu Thương mại Phản biện 2: PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh Học viện Khoa học xã hội Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa Trường Đại học Ngoại thương Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội Việt Nam Vào hồi giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Khoa học xã hội Việt Nam 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Canada và Mỹ là hai nước láng giềng ở khu vực Bắc Mỹ có nhiều tương đồng về lịch sử, chính trị và văn hóa. Hai nước có mối quan hệ thương mại song phương phát triển bậc nhất thế giới, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ hiện trên 700 tỷ USD mỗi năm. Quan hệ thương mại Canada - Mỹ ảnh hưởng tích cực không chỉ đối với bản thân hai nước, mà còn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển chung của kinh tế khu vực và toàn cầu. Một lý do quan trọng khiến việc nghiên cứu mối quan hệ thương mại này là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng vì có thể rút ra hàm ý cho Việt Nam trong việc thúc đẩy lợi ích, đồng thời tránh và giảm thiểu các tranh chấp bất đồng trong quan hệ thương mại quốc tế. Nghiên cứu quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI giúp nhận diện rõ hơn những nhân tố chủ quan cũng như khách quan tác động đến các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, quan hệ thương mại Canada - Mỹ nói riêng. Canada và Mỹ đều là các đối tác thương mại và đầu tư quan trọng hàng đầu, đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam. Vì thế, nghiên cứu và dự báo quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, giúp hoạch định chính sách quốc gia, giúp chúng ta có những định hướng chính sách thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với cả hai nước này. Trong giai đoạn hiện nay, cả Canada và Mỹ đều đang thực hiện chiến lược hướng về châu Á, Việt Nam có vị trí địa chiến lược quan trọng và vai trò ngày càng tăng trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nên đều nằm trong quan tâm của hai nước này. Canada và Mỹ đều là thành viên tham gia đàm phán, ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây là một trong những cơ 4 hội quan trọng bậc nhất cho phép Việt Nam tham gia vào một hiệp định thương mại tự do đa phương trong đó có cả Canada và Mỹ. Khi trở thành thành viên của tổ chức này, Việt Nam có nhiều thuận lợi và lợi ích trong quan hệ thương mại với Canada và Mỹ, có thể nâng cao sức mạnh kinh tế, vị thế quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam chưa hiểu được nhiều về thương mại Canada - Mỹ, do vậy việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết để nâng cao quan hệ kinh tế của Việt Nam với Canada và Mỹ, tham gia các cuộc đàm phán TPP theo hướng có lợi. Vì những lý do cấp thiết và ý nghĩa thực tiễn trên mà tôi lựa chọn đề tài “Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” làm chủ đề nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án nghiên cứu làm rõ quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong giai đoạn hai thập niên đầu thế kỷ XXI, từ đó rút ra một số hàm ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như đẩy mạnh quan hệ với Canada và Mỹ. Với mục đích như trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau: (1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến thương mại quốc tế và quan hệ thương mại song phương. (2) Tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố chủ yếu tác động đến quan hệ kinh tế thương mại giữa Canada và Mỹ từ 2001 đến 2015, dự báo trong thời gian tới. (3) Phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Thông qua thực trạng đó, chỉ ra các vấn đề tồn tại, hạn chế, trình bày và đánh giá các giải pháp, cơ chế hai nước đã sử dụng để giải quyết các vấn đề thương mại. (4) Phân tích vai trò của quan hệ thương mại này đối với sự phát triển kinh tế của hai nước. (5) Dự báo xu hướng phát triển quan hệ thương mại Canada - Mỹ 5 trong thời gian tới. Từ việc nghiên cứu quan hệ thương mại Canada - Mỹ, đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nói chung, đối với quan hệ thương mại của Việt Nam với Canada và Mỹ nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi thời gian: Luận án được hoàn thành vào năm 2015, do đó các vấn đề được nêu trong luận án chủ yếu từ năm 2015 trở về trước (2001 - 2015) và triển vọng tới 2020 - 2030. Về phạm vi không gian: quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Về phạm vi nội dung: Luận án sẽ giới hạn nghiên cứu ở các vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ (chủ yếu nhìn từ phía Canada và tập trung vào thương mại hàng hóa), phân tích các vấn đề còn tồn tại, hạn chế, cơ chế để giải quyết tồn tại đó; vai trò của quan hệ thương mại này đến phát triển kinh tế của hai nước; dự đoán xu hướng phát triển và hàm ý đối với Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ những nội dung cơ bản đặt ra của Đề tài, trong quá trình nghiên cứu, Luận án đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích tài liệu, bao gồm: phân tích thống kê, tổng hợp và khái quát hóa, phương pháp so sánh và đối chiếu lịch sử, phương pháp quy nạpDữ liệu cho các phân tích trên chủ yếu được lấy từ: các báo cáo và thống kê của các bộ, ngành cả từ phía Canada và Mỹ. Ngoài ra, luận án sử dụng các số liệu thống kê, công trình nghiên cứu của các tổ chức quốc tế có uy tín và có ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa Canada và Mỹ như WTO, WB, IMF 6 5. Dự kiến đóng góp của đề tài Luận án góp phần khái quát hóa, hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Luận án góp phần nâng cao hiểu biết về mối quan hệ thương mại lớn hàng đầu thế giới, phân tích thực trạng, thành công, hạn chế của quan hệ này. Luận án phân tích vai trò của quan hệ thương mại Canada - Mỹ đến phát triển kinh tế của hai nước; phân tích xu hướng, chính sách phát triển quan hệ thương mại trong thời gian tới. Từ phân tích thành công, hạn chế, các cơ chế giải quyết quan hệ thương mại Canada - Mỹ, luận án đưa ra hàm ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nói chung, đối với quan hệ thương mại của Việt Nam với Canada và Mỹ nói riêng. 6. Kết cấu của luận án Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng hình, danh mục công trình của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án bao gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình khoa học của nước ngoài Ở nước ngoài có nhiều công trình khọc nghiên cứu về quan hệ thương mại Canada - Mỹ, trong luận án tác giả tổng quan 34 công trình theo các nhón vấn đề: (1) Nhóm công trình khoa học về những nhân tố tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ; (2). Nhóm công trình khoa học về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế Canada - Mỹ; (3). Nhóm công trình khoa học về thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ; (4). Về thách thức, bất đồng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương 7 mại Canada - Mỹ; (5). Về tác động của quan hệ thương mại đến kinh tế Canada và Mỹ; (6). Nhóm công trình về triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ. 1.2. Các công trình khoa học trong nước Ở Việt Nam, nhiều cơ quan, trường học có công trình, bài viết nghiên cứu về Mỹ và Canada, hoặc kinh tế Mỹ và kinh tế Canada, nhưng nghiên cứu về quan hệ Canada - Mỹ nói chung và quan hệ thương mại giữa hai nước nói riêng còn rất khiêm tốn. Luận án tổng quan 8 công trình khoa học trong nước, trong đó chủ yếu là các bài viết được đăng tải trên Tạp chí châu Mỹ ngày nay. 1.3. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 1.3.1. Đánh giá chung về kết quả của các công trình đã nghiên cứu Dù tiếp cận dưới góc độ lý luận hay thực tiễn, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập và phản ánh được nhiều góc cạnh về quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Một là, một số nghiên cứu đã cho thấy bối cảnh mới của quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, trong đó đặc biệt phải kể đến sự nổi lên của Trung Quốc, sự kiện 11/9 và khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đã làm cho thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương mại giữa hai nước nói riêng có những biến đổi nhất định. Hai là, một số công trình đã cho thấy thực trạng và thách thức, bất đồng trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Ba là, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế và tác động của quan hệ thương mại đến phát triển kinh tế hai nước. Bốn là, một số nghiên cứu đã phân tích cơ chế giải quyết tranh chấp giữa hai nước, cho thấy Canada và Mỹ có hệ thống luật và thể chế giải quyết bất đồng hiệu quả, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. 8 Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên là tài liệu có giá trị tham khảo hữu ích cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài này. Tác giả luận án sẽ nghiên cứu, chọn lựa kế thừa các kết quả nghiên cứu này trong quá trình thực hiện luận án của mình. 1.3.2. Những vấn đề còn chưa được đề cập nhiều, cần tiếp tục nghiên cứu Từ thực trạng nghiên cứu ở trong và ngoài nước như trên, có thể thấy rằng vẫn còn những vấn đề còn chưa được nghiên cứu sâu, do đó cần tiếp tục nghiên cứu. Thực tế trong các công trình nghiên cứu có rất ít công trình phân tích toàn diện, từ thực trạng, thành công, hạn chế, lợi ích của quan hệ thương mại, cũng như dự báo triển vọng, chưa có công trình nào đề cập đến hàm ý của quan hệ thương mại này đối với Việt Nam. Vì thế, đề tài luận án “Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” là cần thiết, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố và có ý nghĩa lý luận - thực tiễn quan trọng. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ 2.1. Cơ sở lý luận về thương mại quốc tế 2.1.1. Tổng quan về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế (TMQT) là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có tác động lớn đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho TMQT phát triển cả về chiều rộng và bề sâu. Kết quả là tăng trưởng của TMQT lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng sản xuất, trong đó thương mại nội ngành đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng của mậu dịch quốc tế. - Lợi ích và rủi ro của thương mại quốc tế: Nhờ có thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ được hưởng lợi nhờ chuyên sản xuất những hàng hoá 9 và dịch vụ sản xuất hiệu quả nhất. TMQT ngày nay đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế quốc gia cũng như toàn cầu, thể hiện ở giá trị, tốc độ tăng trưởng, những tác động về kinh tế - xã hội, tạo ra lợi ích đáng kể cho người tiêu dùng, sản xuất và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Bên cạnh cơ hội và lợi ích, TMQT còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. 2.1.2. Các lý thuyết thương mại quốc tế Có nhiều lý thuyết về thương mại quốc tế, trong khuôn khổ phân tích này tác giả chỉ đề cập đến một số lý thuyết tiêu biểu về thị trường tự do và tự do hóa mậu dịch như lý thuyết lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh, nhấn mạnh đến lý thuyết thương mại nội ngành. Thương mại nội ngành là hoạt động trao đổi hai chiều đối với các hàng hóa được sản xuất trong cùng một ngành. Năm 1979, Paul Krugman đã đánh dấu sự ra đời của lý thuyết thương mại mới trên cơ sở lý luận về tính kinh tế của quy mô, sự đa dạng về sự sở thích của người tiêu dùng và cạnh tranh độc quyền . Các mô hình thương mại nội ngành chủ yếu: 1) mô hình theo chiều ngang: liên quan đến xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hóa được phân loại trong cùng lĩnh vực ở cùng giai đoạn chế biến; 2) mô hình theo chiều dọc: liên quan đến xuất khẩu đồng thời nhập khẩu hàng hóa được phân loại trong cùng một khu vực nhưng ở các giai đoạn chế biến khác nhau. Để đánh giá hoạt động thương mại nội ngành của một ngành hàng hay một nhóm sản phẩm, Glubel-Lloyd đã đưa ra chỉ số: T = (X+IM) - │X - IM │ (X+IM) Trong đó: T: chỉ số đo lường thương mại nội ngành X: Giá trị xuất khẩu của một ngành hàng, một nhóm sản phẩm IM: Giá trị nhập khẩu của một ngành hàng, một nhóm sản phẩm Thương mại nội ngành tồn tại khi T nằm trong khoảng (0;1) có nghĩa là 0 ≤ T ≤ 1 10 Các yếu tố quyết định thương mại nội ngành: (1) Mức thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia; (2) Mức độ bình đẳng về thu nhập giữa các nước; (3) Quy mô thị trường của một nước; (4) Mức độ hội nhập kinh tế giữa các nước; (5) Khoảng cách địa lý. Vì tỷ trọng thương mại nội ngành giữa các quốc gia trong cùng một khối liên kết, các quốc gia có sự tương đồng về mức thu nhập hoặc giữa các quốc gia tồn tại cầu chồng chéo (khối 1) thường lớn hơn so với tỷ trọng tương ứng giữa các quốc gia không cùng một khối liên kết (khối 2) do tận dụng được lợi thế theo quy mô. Canada và Mỹ thuộc nhóm các quốc gia thuộc khối 1 và có thương mại đường biên phát triển cho nên tỷ trọng thương mại nội ngành giữa hai nước thường ở mức cao. Như vậy, qua việc phân tích và hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến TMQT, có thể rút ra nhận xét: Bất kể quốc gia nào nếu muốn gia tăng nhiều hơn của cải của dân tộc, muốn tăng trưởng nhanh hơn thì đều cần tiến hành các quan hệ trao đổi với các nước khác dựa trên lợi thế so sánh của mình. Thực tế cho thấy, trong TMQT giữa các quốc gia thì thương mại nội ngành ngày càng trở nên quan trọng. - Đối với quan hệ thương mại giữa Canada và Mỹ: Thương mại nội ngành là một đặc điểm đặc trưng trong mô hình thương mại giữa Canada và Mỹ, do hai nước có khoảng cách địa lý gần, đường biên dài; hội nhập kinh tế sâu rộng; thu nhập bình quân đầu người cao; và hai nước có mức độ bình đẳng về thu nhập bình quân đầu người. 2.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ 2.2.1. Nhân tố quốc tế và khu vực 2.2.1.1. Bối cảnh quốc tế Xu thế toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa hiện nay đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng về mọi mặt, nổi bật nhất là về mặt kinh tế và thương mại quốc tế, tạo điều kiện phát triển quan trọng cho quan hệ kinh tế giữa các bên tham gia nói chung và quan hệ kinh tế thương mại giữa Canada và Mỹ nói riêng. Toàn cầu hóa làm tăng cường hội nhập quốc tế, đây cũng chính là một trong những đặc trưng cơ bản của quan hệ thương mại Canada - 11 Mỹ: Thứ nhất, qua việc gia tăng khối lượng thương mại, đặc biệt là thương mại hàng hóa giữa hai nước; Thứ hai, tốc độ tăng trưởng thương mại lớn hơn tốc độ tăng GDP; Thứ ba, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế; Thứ tư, ảnh hưởng từ toàn cầu hóa còn thể hiện qua tác động tới chu kỳ kinh doanh; Thứ năm, các hàng rào bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hơn. Tóm lại, sự phát triển ngày càng sâu rộng của toàn cầu hóa vừa tạo điều kiện vừa gây thách thức tới quan hệ Canada - Mỹ. Sự kiện 11/9/2001 Quan hệ thương mại qua biên giới Canada - Mỹ đầu thế kỷ 21 bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về an ninh biên giới sau sự kiện 11/9. Trên thực tế, những biện pháp tăng cường an ninh sau các vụ tấn công khủng bố tháng 9 năm 2001 đã làm tăng chi phí trao đổi thương mại qua biên giới Canada - Mỹ. Vì thế, mục tiêu của hai chính phủ là cải thiện cơ sở hạ tầng biên giới nhằm giảm thời gian, chi phí qua lại biên giới cho các doanh nghiệp cũng như khách du lịch Canada và Mỹ. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ có tác động lớn đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Những khó khăn trong nền kinh tế Mỹ tác động trực tiếp tới xuất khẩu và nhiều vấn đề khác trong lĩnh vực sản xuất của Canada. Cuộc khủng hoảng tài chính lần này khiến Mỹ thực hiện một số biện pháp mang tính bảo hộ và gây ảnh hưởng lớn tới Canada, đồng thời tác động xấu đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ: Thứ nhất là Đạo luật American Recovery and Reinvestment Act (ARRC); Thứ hai là chính quyền Tổng thống Obama thực hiện nguyên tắc Country of Origin Labeling (COOL): Thứ ba là vấn đề cắt giảm khí CO2 và tiêu chuẩn năng lượng mức carbon thấp. Sự cạnh tranh của các nước khác (trường hợp Trung Quốc) Sự gia tăng hiện diện của các nước mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc trong các hoạt động thương mại trên khắp thế giới có tác động lớn đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ. 12 2.2.1.2. Những nhân tố khu vực Hợp tác trong NAFTA Đi kèm với xu thế toàn cầu hóa là xu thế khu vực hóa. Tăng cường liên kết kinh tế giữa ba nước Mỹ - Canada - Mexico được thể hiện rõ nhất qua sự hình thành của NAFTA vào ngày 1/1/1994. NAFTA giúp sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có ở ba nước, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế Bắc Mỹ. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực, NAFTA vẫn tồn tại những mặt trái chưa thể giải quyết. Đây cũng là một hệ quả tất yếu của tự do hoá thương mại: thứ nhất, tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng; thứ hai, tự do hoá thương mại đã dẫn đến tình trạng mất việc làm ở những ngành có sự cạnh tranh thấp; thứ ba, NAFTA dễ gây những rủi ro đối với kinh tế Mexico và Canada do kinh tế của hai nước này phụ thuộc quá lớn vào nền kinh tế Mỹ. Những thách thức đặt ra đối với NAFTA đòi hỏi hai nước phải hợp tác, đi đến các giải pháp chung để thúc đẩy quan hệ thương mại Canada - Mỹ nói riêng, hội nhập Bắc Mỹ nói chung. Về vai trò của Mexico trong quan hệ Canada - Mỹ: Mexico ngày càng trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp Canada trong việc giành thị phần ở Mỹ, đồng thời Mexico trở thành một thị trường xuất khẩu hấp dẫn của Mỹ do dân số đông và do vậy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng. 2.2.2. Nhân tố tác động bên trong 2.2.2.1. Vấn đề hội tụ văn hóa, địa lý và hợp tác qua biên giới Canada - Mỹ Canada và Mỹ có chung các giá trị văn hóa và tiêu chí bắt nguồn từ di sản văn hóa Tây Âu. Các đặc tính chung về văn hóa đã tạo thuận lợi cho các trao đổi thương mại song phương. Biên giới chung của Canada với Mỹ về phía Nam và phía Tây Bắc là đường biên giới không rào chắn dài nhất thế giới. Hàng ngày có hơn 300.000 người, với khoảng 1,9 tỷ USD hàng hóa qua lại biên giới hai nước mỗi ngày. Sau sự kiện 11/9, Canada và Mỹ quan tâm nhiều hơn đến thương mại và an ninh qua biên giới với hàng loạt các sáng kiến như Hiệp ước biên giới thông minh (2001); Đối tác an ninh và thịnh 13 vượng (2005), Kế hoạch hành động xuyên biên giới (2011), cung cấp một lộ trình xúc tiến thương mại hợp pháp và du lịch, đồng thời tăng cường an ninh tại biên giới Canada-Mỹ. Cũng sau sự kiện 11/9, biên giới giữa hai nước trở thành biên giới phòng thủ. 2.2.2.2. Mối quan hệ chính trị ngoại giao, kinh tế đầu tư tốt đẹp Có thể nói quan hệ chính trị, an ninh và đầu tư tốt đẹp là nền tảng vững chắc cho quan hệ thương mại Canada - Mỹ phát triển. Về quan hệ chính trị, nhìn một cách tổng thể, quan hệ trên lĩnh vực chính trị ngoại giao luôn là mối quan hệ song phương gắn bó rất đặc biệt mà ít có hai quốc gia nào có được. Điều này là rất tự nhiên, vì hiếm có quốc gia nào lại có nhiều quan hệ ràng buộc với Mỹ như Canada. Các hoạt động chính trị - ngoại giao sôi nổi giữa Canada - Mỹ đã gắn kết quan hệ song phương trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ trong lĩnh vực an ninh quốc phòng Canada - Mỹ trong thập kỷ qua đã góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước nói chung lên một tầm cao mới. Chính quy mô hợp tác sâu rộng trong quan hệ quốc phòng là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Canada và Mỹ là các đồng minh tự nhiên của nhau. Về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng: đây là mối quan hệ dựa trên những cơ sở vững chắc giữa một quốc gia có nguồn cung ứng năng lượng dồi dào và một quốc gia có nhu cầu sử dụng năng lượng lớn nhất thế giới. Về hợp tác đầu tư, tài chính: đây một khía cạnh vô cùng quan trọng, đóng góp vào sự ổn định và thịnh vượng của cả hai nước. Hợp tác tài chính song phương tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư và tiến trình tự do thương mại giữa hai nước hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với mức độ liên kết của Canada và Mỹ, có lẽ rất ngạc nhiên khi không có một hiệp định toàn diện nào quản lý mọi mặt quan hệ này. Thay vào đó là một loạt các hiệp định song phương nhằm quản lý những khía cạnh khác biệt của mối quan hệ giữa hai nước (khoảng 343 hiệp ước có hiệu lực). Về vấn đề này cần lưu ý rằng, chính phủ Canada từ chối các hiệp định song phương toàn diện, do Canada ưu tiên tạo các thể chế tạm thời để xem xét vấn đề cụ thể. 14 2.2.2.3. Tương đồng, khác biệt giữa hai nền kinh tế Canada và Mỹ Quan hệ kinh tế Canada - Mỹ vừa có sự hòa hợp, vừa có sự khác biệt. Quan hệ Canada và Mỹ trong tất cả lĩnh vực đều thuận lợi do hai nước có sự tương đồng về thể chế (cả thể chế chính thức và phi chính thức). Hai nước đều có nền kinh tế hiện đại và có các thể chế tốt, đạt được sự thịnh vượng về kinh tế. Giữa Canada và Mỹ cũng có tính tương đồng trong môi trường kinh doanh. Ngoài những điểm tương đồng và cơ sở pháp lý, hội nhập tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ thương mại Canada - Mỹ, thì các điểm khác biệt trong cơ cấu dân số, địa lý, tài nguyên, thuế, chính sách, quy mô thị thường, năng suất lao động cũng có tác động nhất định đến quan hệ thương mại giữa hai nước. 2.2.2.4. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế Canada - Mỹ Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế là cơ sở cho thấy sự cần thiết của việc hình thành phát triển quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Đối với Canada, Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ quan trọng nhất, là nguồn và đích cho vốn đầu tư - và trọng tâm trong chính sách kinh tế của Canada. Quan hệ thương mại Canada - Mỹ luôn mất cân bằng, bằng chứng là kinh tế Canada ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA - MỸ TRONG GIAI ĐOẠN 2001-2015 3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu Canada - Mỹ 3.1.1. Thương mại hàng hóa Từ năm 2001 đến nay, kim ngạch thương mại hàng hóa Canada-Mỹ tăng, mặc dù tỷ trọng trong tổng kim ngạch có giảm do cả hai nước đều đa dạng hóa đối tác thương mại. Canada luôn có thặng dư trong thương mại hàng hóa với Mỹ. Mỹ là đối tác xuất, nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Canada, đỉnh cao là năm 2006, Mỹ chiếm tới 81,6% kim ngạch xuất khẩu và 54,8% nhập khẩu của Canada. Đồng thời, Canada cũng là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Canada và Mỹ có quan hệ thương mại 15 lớn nhất thế giới, tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Cục điều tra Mỹ, năm 2015, Trung Quốc đã vượt Canada trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn nhất của Mỹ, nguyên nhân chủ yếu do giá dầu thế giới giảm sâu. Bảng 3.1: Thương mại hàng hóa Canada - Mỹ (2000-2015) (Đơn vị: tỷ USD ) ( Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân 2000 230,838 178,941 51,897 2001 216,268 163,424 52,844 2002 209,087 160,923 48,165 2003 221,594 169,924 51,670 2004 256,360 189,880 66,480 2005 290,384 211,899 78,485 2006 302,438 230,656 71,782 2007 317,056 248,888 68,168 2008 339,491 261,149 78,342 2009 226,248 204,658 21,590 2010 277,636 249,256 28,380 2011 315,324 281,291 34,033 2012 324,264 292,650 31,614 2013 332,552 301,609 30,943 2014 346,062 312,032 34,030 2015 295,190 280,326 14,863 Nguồn: 3.1.2. Thương mại dịch vụ Cho đến nay, Mỹ là đối tác thương mại quốc tế lớn nhất của Canada trong lĩnh vực dịch vụ. Một điểm đặc biệt phải kể đến trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ là: trong khi Canada thặng dư thương mại hàng hóa với Mỹ, thì Mỹ lại có mức thặng dư thương mại dịch vụ với Canada (bảng 3.6). Trong khi nhập khẩu dịch vụ của Mỹ từ Canada chỉ tăng nhẹ - trung bình khoảng 4,7% mỗi năm, thì xuất khẩu dịch vụ của Mỹ tới Canada tăng nhanh hơn nhiều, trung bình là 11,7% mỗi năm. Thương mại dịch vụ song phương không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế Mỹ như trong lĩnh vực thương mại hàng hóa. Bảng 3.6: Thương mại dịch vụ của Canada với Mỹ (2000-2015) (Đơn vị: tỷ USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân 2000 24,8 18,2 -6,6 2001 24,8 17,8 -7,0 2002 25,2 18,4 -6,8 16 2003 27,6 20,0 -7,6 2004 29,5 21,2 -8,3 2005 32,8 22,6 -10,2 2006 37,9 23,9 -14,0 2007 42,7 25,7 -17,0 2008 45,4 26,0 -19,4 2009 43,5 23,7 -19,8 2010 53,1 27,4 -25,7 2011 58,3 30,5 -27,8 2012 61,9 31,1 -30,8 2013 62,8 30,7 -32,1 2014 61,4 30,1 -31,3 2015 57,3 30,2 -27,1 Nguồn: Bureau of Economic Analysis online database at 3.2. Cơ cấu xuất nhập khẩu Canada - Mỹ 3.2.1. Cơ cấu xuất khẩu của Canada tới Mỹ Cơ cấu hàng hóa giao dịch diễn ra trong tất cả các ngành và rất cần thiết với thành công trong phát triển kinh tế của cả hai nước. Tự do thương mại cũng khiến ngành công nghiệp ô tô và linh kiện thay thế trở thành lĩnh vực quan trọng và chiếm tỷ phần cao trong các giao dịch thương mại giữa hai nước. Quan hệ thương mại giữa hai nước có đặc điểm nổi trội là cơ cấu hàng hóa giao dịch của hai bên vừa mang tính bổ sung lẫn nhau, vừa phát triển thương mại nội ngành, có tính hội nhập cao. Bảng 3.7: Các ngành hàng Canada xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ (2001-2015) (Đơn vị: tỷ USD ) Ngành hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Dầu và chiết xuất gas 26,9 23,1 33,2 40,1 54,4 58,0 64,8 94,0 51,2 65,5 82,9 83,1 89,1 99,9 57,6 Ô tô và phụ tùng ô tô hạng nhẹ 38,3 38,6 38,0 43,2 43,9 43,4 43,9 33,5 23,0 36,0 38,6 45,5 43,6 43,1 42,7 Dầu tinh chế 5,8 5,8 7,5 8,7 11,6 13,0 14,7 17,8 11,7 16,6 18,9 20,2 20,1 17,3 12,7 Máy bay và linh kiện máy bay 7,0 6,1 6,9 6,2 6,7 5,7 7,4 6,6 5,8 5,2 5,7 6,5 7,1 8,5 8,8 Nhôm và sản xuất chế biến nhôm 4,0 3,9 4,4 5,2 6,1 8,2 8,1 7,9 4,7 6,2 6,9 5,9 5,9 6,3 6,1 Nhựa và cao su tổng hợp 3,2 3,1 3,6 4,3 5,1 5,6 5,4 5,5 3,3 4,4 5,3 5,1 5,6 6,0 5,4 Máy cưa gỗ và gỗ 6,6 6,1 5,4 7,7 7,7 7,1 5,8 3,9 2,5 3,2 3,2 3,8 4,9 5,5 5,2 Kim loại màu (trừ nhôm) 2,1 2,0 1,9 2,8 3,2 5,2 7,0 5,8 3,4 4,9 7,2 5,5 5,3 5,2 4,7 Dược phẩm và sản xuất thuốc 1,2 1,3 1,9 2,3 2,6 3,6 5,0 4,7 4,9 4,2 3,8 4,1 3,9 5,0 5,8 Giấy và Máy nghiền giấy 7,9 7,2 7,1 7,8 8,3 8,2 7,5 7,5 5,8 5,5 5,5 4,8 4,7 4,7 4,2 Máy cán sắt và thép, và hợp kim sắt 1,6 2,1 2,0 2,7 3,3 3,5 3,8 5,2 2,6 4,3 4,5 4,3 3,9 4,5 3,7 17 Sản phẩm nhựa 3,0 3,3 3,7 3,9 4,3 4,2 4,1 3,5 2,6 3,2 3,4 3,6 3,7 3,9 4.0 Xe động cơ xăng và linh kiện động cơ 3,1 3,1 3,5 4,0 4,0 3,6 3,9 3,0 2,2 3,2 3,4 3,5 2,8 3,4 3,4 Vàng và khai thác mỏ bạc 1,1 1,5 1,4 1,6 1,4 1,8 2,1 2,6 2,0 4,2 3,7 2,6 3,2 3,4 2,6 Động cơ và thiết bị truyền điện 2,9 2,9 2,5 2,6 2,9 3,1 3,4 3,5 2,5 2,9 3,2 3,2 3,1 3,3 3,2 Nguồn: Tổng hợp từ Top 25 Industries 5-digit NAICS codes, https://www.ic.gc.ca/app/scr/tdst/tdo/crtr.html Về cơ cấu dịch vụ Canada - Mỹ, trong những năm gần đây, các dịch vụ xuất khẩu sang Mỹ nhiều nhất của Canada phải kể đến du lịch; vận tải (kể cả vận tải biển, hàng không và các hình thức vận tải khác); dịch vụ thông tin, máy tính và viễn thông; dịch vụ tài chính, bảo trì và sửa chữa (bảng 3.8). Trong đó, ở hầu hết các lĩnh vực thương mại dịch vụ với Mỹ, Canada đều thâm hụt, chỉ có thương mại trong ngành dịch vụ thông tin, máy tính và viễn thông là đạt thặng dư. Bảng 3.8: Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ Canada - Mỹ (Đơn vị: tỷ USD) Ngành 2012 2013 2014 Dịch vụ bảo trì và sửa chữa 1,35 1,29 1,42 Dịch vụ vận tải 5,62 5,76 5,92 Du lịch (đối với tất cả mục đích, kể cả giáo dục) 7,65 7,47 7,23 Dịch vụ bảo hiểm 0,90 0,61 0,56 Dịch vụ tài chính 1,30 1,53 1,66 Các loại phí sử dụng sở hữu trí tuệ 0,82 0,81 1,05 Các dịch vụ thông tin, máy tính và viễn thông 5,62 5,32 5,10 Các dịch vụ kinh doanh khác 7,53 7,66 6,84 Dịch vụ và hàng hóa chính phủ 0,35 0,25 0,30 Nguồn: Tổng hợp từ U.S. International Services Table, Bureau Economic Analysis, October 15, 2015 ( 3.2.2. Cơ cấu nhập khẩu của Canada từ Mỹ Nhập khẩu của Canada từ Mỹ chủ yếu là các loại hàng hóa tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp tinh chế. Các mặt hàng chủ yếu Mỹ xuất sang Canada thường là: các phương tiện vận tải hành khách, xe tải, xe có động cơ và linh kiện, thiết bị điện và máy công nghiệp, máy tính, hoá chất, năng lượng, và nông sản. Về nhập khẩu dịch vụ: Các lĩnh vực dịch vụ Canada nhập khẩu nhiều nhất từ Mỹ là: du lịch, vận tải, tài chính, dịch vụ liên quan đến sở 18 hữu trí tuệ. Qua nghiên cứu cơ cấu giao dịch, có thể nhận thấy một đặc điểm quan trọng của quan hệ thương mại Canada - Mỹ là phát triển thương mại nội ngành. Sử dụng chỉ số Glubel và Lloyd để đo lường mức độ thương mại nội ngành giữa Canada và Mỹ trong một số ngành hàng cụ thể minh chứng cho nhận định này (bảng 3.11). Nhìn vào bảng 3.11 có thể nhận thấy tỷ lệ nội ngành trong nhiều ngành hàng giữa Canada và Mỹ đạt ở mức gần cực đại, ví dụ như ngành nhựa và cao su tổng hợp, dược phẩm, dầu tinh chế Bảng 3.11: Tỷ lệ thương mại theo ngành theo chỉ số GL trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ (2001-2014) Ngành hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Dầu và chiết xuất gas 0.03 0.05 0.08 0.11 0.13 0.10 0.11 0.13 0.16 0.14 0.13 0.12 0.18 0.28 Ô tô và phụ tùng ô tô hạng nhẹ 0.45 0.52 0.56 0.51 0.53 0.58 0.62 0.68 0.70 0.64 0.63 0.58 0.64 0.67 Dầu tinh chế 0.27 0.25 0.24 0.25 0.31 0.34 0.39 0.52 0.42 0.45 0.64 0.66 0.79 0.88 Máy bay và linh kiện máy bay 0.71 0.69 0.61 0.71 0.78 0.85 0.87 0.99 0.90 0.92 0.90 0.84 0.85 0.88 Nhựa và Cao su tổng hợp 0.98 0.98 0.99 0.97 0.96 0.95 0.97 0.97 0.93 0.93 0.95 0.93 0.98 0.99 Dược phẩm và sản xuất thuốc 0.70 0.68 0.78 0.83 0.88 0.98 0.89 0.85 0.88 0.97 0.87 0.94 0.95 0.98 Máy cán sắt thép và sản xuất hợp kim sắt 0.89 0.78 0.87 0.97 0.99 0.99 0.97 0.95 0.94 0.99 0.96 0.78 0.79 0.84 Xe động cơ xăng và linh kiện động cơ 0.71 0.72 0.77 0.82 0.81 0.75 0.73 0.70 0.77 0.79 0.83 0.77 0.72 0.83 Động cơ và thiết bị truyền điện 0.97 0.92 0.96 0.98 0.93 0.90 0.90 0.93 0.98 0.98 0.98 0.97 0.94 0.85 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu từ “Top 25 Industries 5- digit NAICS code”, https://www.ic.gc.ca/app/scr/tdst/tdo/crtr.html Thị phần ngày càng tăng trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ hiện chủ yếu diễn ra trong phạm vi một doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp liên quan. Cơ cấu xuất nhập khẩu như phân tích ở trên cho thấy hai nước có mức độ hội nhập cao, phụ thuộc lẫn nhau, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân ở cả hai nước. Đặc biệt, các ngành công nghiệp của Canada và Mỹ có mức độ hội nhập cao, vì nhiều công đoạn 19 sản xuất hàng hóa được chuyển qua biên giới của hai nước để hoàn thiện. 3.3. Tranh chấp, bất đồng thương mại và biện pháp giải quyết 3.3.1. Về các tranh chấp thương mại Một đặc điểm đáng chú ý trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ, đó là phần lớn các giao dịch thương mại giữa hai nước diễn ra thuận lợi (chiếm 98%), tỷ lệ các tranh chấp chỉ chiếm khoảng 2%. Trong đó, bất đồng lớn nhất là thương mại gỗ xẻ mềm, về quyền sở hữu trí tuệ, về nguồn gốc xuất xứ, sự trì hoãn xây dựng đường ống dẫn dầu Keystone XL, quy định của Mỹ về bắt buộc dán nhãn xuất xứ quốc gia, trợ giá nông nghiệp không phù hợp với qui định của WTO 3.3.2. Chính sách và cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại Canada - Mỹ Đến nay, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước thường được quản lý và giải quyết thông qua các ủy ban, diễn đàn tư vấn song phương, áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp của NAFTA, hoặc cùng thỏa thuận, kí kết các hiệp định chung để không ảnh hưởng đến mối quan hệ thương mại giữa hai nước; ngoài ra, trong trường hợp không thể giải quyết được khác biệt thông qua tham vấn, hai nước dựa vào thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Mặc dù hầu hết thuế nhập khẩu đã được loại bỏ theo quy định của NAFTA, sự khác biệt trong quy định hiện vẫn là rào cản đối với thương mại, cạnh tranh và đổi mới. Theo đó, chương trình nghị sự của Canada đã thay đổi bằng cách làm cho các quy định trong một loạt ngành tương thích và ít phiền toái hơn giữa Canada và Mỹ. Hai nước thành lập Hội đồng hợp tác quản lý (RCC) vào tháng 2 năm 2011 nhằm mục đích hướng tới giảm thiểu sự khác biệt trong quy định giữa hai nước, tạo điều kiện hợp tác chặt chẽ hơn. RCC đã được cụ thể hóa trong Kế hoạch hành động chung (12/2011), Kế hoạch chuyển tiếp chung (8/2014). Kế hoạch hành động về vành đai an ninh và cạnh tranh kinh tế đưa ra một lộ trình thực tế cho các nỗ lực chung giữa Canada và Mỹ nhằm đảm bảo cho biên giới giữa hai nước trở nên an toàn và mở rộng hơn. Kế hoạch 20 hành động biên giới được đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu của Tầm nhìn chung về vành đai an ninh và cạnh tranh kinh tế, hướng Canada và Mỹ tới hợp tác chung để sớm giải quyết các đe dọa, thúc đẩy cạnh tranh về kinh tế, tạo việc làm và thịnh vượng. Trong Kế hoạch hành động ngoài biên giới, Canada và Mỹ đã đồng ý thực hiện một số sáng kiến về thông quan trước, trên cơ sở đó hai nước đã ký một hiệp định toàn diện về thông quan trước đất liền, biển, đường sắt và hàng không (16/3/2015). Đến nay, nói chung các thủ tục giải quyết tranh chấp của NAFTA được đánh giá là hoạt động hiệu quả. Mặc dù có rất ít tranh chấp bất đồng trong quan hệ thương mại do hệ thống các cơ chế giải quyết tranh chấp hiện vận hành tốt, thế nhưng Canada vẫn cần có các biện pháp hiệu quả hơn để giải quyết các tranh chấp đó. CHƯƠNG 4 TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CANADA-MỸ VÀ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM 4.1. Triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ 4.2.1. Thuận lợi Trong thời gian tới, triển vọng quan hệ thương mại Canada - Mỹ vẫn tiếp tục thuận lợi, chủ yếu do cả hai bên vẫn rất cần đến nhau cho sự phát triển của mình: - Hai quốc gia có nhiều ràng buộc về lợi ích quan trọng, sức khỏe của nền kinh tế Mỹ có tác động mạnh đến phát triển kinh tế Canada và ngược lại. Canada còn là thị trường rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề việc làm cho tất cả các bang của Mỹ. Đây được coi là lợi thế của Canada đối với Mỹ, và đó cũng là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ song phương. - Trên lĩnh vực chính trị, an ninh: có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển đặc biệt của quan hệ Canada - Mỹ, trong đó quan hệ chính trị ngoại giao thân cận và phát triển đã tạo ra những mối quan hệ sâu rộng giữa hai nước. Hơn nữa, hai nước vẫn cần nhau để bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh khu vực. 21 - Về mặt nhận thức của công chúng hai nước: thái độ công chúng Canada hướng tới một quan hệ gần gũi hơn với Mỹ; và ngược lại người Mỹ luôn có đánh giá rất cao về người dân Canada, thường chiếm hơn 90%. Cả hai nước đều cam kết “giữ cho các dòng chảy thương mại qua biên giới, trong khi duy trì một mức độ cao về an ninh”. - Khi xem xét quan hệ kinh tế thương mại Canada - Mỹ, các doanh nghiệp Canada không thể bỏ qua một thực tế là giao dịch thương mại Bắc - Nam dễ dàng và thuận lợi hơn so với Đông - Tây. Chính vì thuận lợi đó, trong thời gian tới chắc chắn các doanh nghiệp Canada vẫn tiếp tục chú ý xúc tiến, đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ. - Quan hệ thương mại và đầu tư Canada - Mỹ có vai trò rất quan trọng đối với cả hai nước. Những tác động tích cực từ quan hệ thương mại giữa hai nước trong giai đoạn vừa qua cũng sẽ là nền tảng tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ thương mại song phương tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng được thúc đẩy vì Canada là một ưu tiên lớn trong chính sách ngoại thương của Mỹ và ngược lại. Quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong giai đoạn tới vẫn tiếp tục phát triển trong bối cảnh gia tăng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, việc quản lý quan hệ giữa hai nước cũng cần để ý đến cả hai cấp độ này. 4.1.2. Khó khăn Ngoài những thuận lợi trên, quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong một vài năm tới đối mặt với không ít khó khăn. Do Canada phụ thuộc vào kinh tế Mỹ nói chung, giao dịch thương mại với Mỹ nói riêng, cho nên nền kinh tế Canada dễ bị tổn thương với các chu kỳ kinh doanh kém của Mỹ, đặc biệt là các cuộc suy thoái của Mỹ.. Hơn thế nữa, trong khi tiếp cận với thị trường Mỹ, đầu tư và công nghệ đã đem lại nhiều lợi ích cho người Canada, tuy nhiên hậu quả từ các tranh chấp về thương mại đã tạo ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với Canada, bao gồm cả mức độ phụ thuộc cao và việc dễ bị tổn thương từ các chính sách của Mỹ. Mặc dù có vị trí đặc biệt trong tiếp cận thị trường Mỹ thông qua 22 FTA, song Canada vẫn dễ tổn thương do thực tế của một nền kinh tế tầm trung nằm cạnh một siêu cường kinh tế lớn nhất. Mặc dù đã có FTA, nhưng Canada vẫn sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ, điều này có thể sẽ làm tăng các bất đồng về thương mại giữa hai nước. Nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi NAFTA cũng là nhân tố cản trở quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Một trong những khó khăn lớn mà Canada phải đối mặt trong quan hệ thương mại với Mỹ là chính sách của Mỹ không chắc chắn, nhiều rào cản về quy định do Mỹ áp đặt đối với tự do thương mại cũng đang tác động mạnh đến triển vọng quan hệ thương mại giữa hai nước. 4.1.3. Định hướng chính sách thúc đẩy thương mại Canada - Mỹ Để có được đầy đủ lợi ích từ hội nhập kinh tế thương mại sâu rộng qua biên giới đòi hỏi cả Canada và Mỹ phải đồng thời giải quyết ba thách thức cơ bản: giảm thiểu tác động của biên giới; thúc đẩy và hướng tới hợp tác quản lý; và xây dựng năng lực thể chế cần thiết để giải quyết tốt hai thách thức trên. Để quan hệ thương mại trong thời gian tới tiếp tục có những kết quả tốt đẹp, cả hai nước Canada và Mỹ cần có các chính sách sau: tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hội nhập Bắc Mỹ; thực thi nghiêm chỉnh các cam kết tự do hoá thương mại và đầu tư; Canada và Mỹ nên chú trọng đến bốn vấn đề chủ chốt: thương mại, hợp tác quản lý, an ninh năng lượng và môi trường, và vấn đề an ninh biên giới. Về định hướng lựa chọn chính sách Nhìn chung, do tầm quan trọng của quan hệ thương mại song phương, cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vì vậy hai bên đều có những định hướng chính sách nhằm thúc đẩy hơn nữa giao dịch thương mại. Tuy nhiên, một giải pháp tối ưu và khả thi nhất hiện nay là hai nước nhanh chóng phê chuẩn TPP - một hiệp định chất lượng cao dựa trên những cam kết của NAFTA. 4.2. Hàm ý đối với Việt Nam 4.2.1. Khái quát quan hệ Việt Nam với Canada và Mỹ Trong thập kỷ qua, quan hệ giữa Việt Nam với Canada và Mỹ đều 23 có những bước tiến vượt bậc. Cả Canada và Mỹ đều có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam. Phát triển quan hệ toàn diện với Canada và Mỹ, cùng với sự ủng hộ và giúp đỡ của hai nước này sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 4.2.2. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam - Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chính sách cải cách bên trong, hoàn thiện hơn nữa chính sách kinh tế thương mại nhằm nâng cao trình độ phát triển kinh tế thị trường của Việt Nam, rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới, đặc biệt tăng cường hơn nữa các mối quan hệ chính trị, kinh tế cùng có lợi với Canada và Mỹ. - Thứ hai, các bài học của Canada trong ứng xử quan hệ với Mỹ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước vừa và nhỏ trong việc xử lý quan hệ với các nước lớn. Áp dụng bài học này trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam cần luôn tích cực và tranh thủ mọi cơ hội để thúc đẩy quan hệ với các nước khác, trong khi đó vẫn phải “đấu tranh” để cạnh tranh, chống lại các áp đặt và bảo hộ thương mại. Những bài học kinh nghiệm của Canada trong xử lý quan hệ thương mại với Mỹ cũng chính là bài học mà Việt Nam cần tham khảo để mở rộng quan hệ kinh tế với Canada, Mỹ và nhiều nước khác. Mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có những đặc điểm riêng về nhiều mặt khác mối quan hệ Canada - Mỹ, nhưng ở một chừng mực nào đó chúng ta vẫn có thể vận dụng tốt luật pháp quốc tế và nhanh chóng cùng Trung Quốc thiết lập cơ sở pháp lý cho quan hệ kinh tế giữa hai nước (có thể học tập và mời chuyên gia luật pháp Canada và Mỹ trợ giúp). - Thứ ba, về vấn đề tranh chấp thương mại: Việt Nam cần học tập bài học kinh nghiệm của quan hệ kinh tế thương mại Canada - Mỹ, trong đó, hai nước có mối quan hệ thương mại thành công nhất thế giới với tỷ lệ tranh chấp thương mại rất thấp. Sở dĩ như vậy là do Canada và Mỹ đã có hệ thống luật pháp hoàn thiện liên tục để đáp ứng thực tiễn quan hệ kinh tế thương mại phát triển nhanh chóng của hai nước. Việt 24 Nam cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách, hành lang pháp lý tạo thuận lợi tối đa cho xuất khẩu, cơ chế quản lý ngoại thương phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa nhất quán với điều kiện phát triển của Việt Nam. Trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại song phương, Việt Nam cũng nên chú trọng đến đàm phán các giải pháp giải quyết tranh chấp chặt chẽ, hoặc ký kết các hiệp định trong từng lĩnh vực cụ thể trong trường hợp cần thiết. Việt Nam cần học tập kinh nghiệm để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phòng vệ thương mại để vừa đảm bảo ngăn chặn và xử lý các hành vi bán phá giá của hàng nhập khẩu nước ngoài nhằm bảo vệ thị trường nội địa, đồng thời đấu tranh chống lại sự lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá với hàng hóa xuất khẩu. - Thứ tư, nền kinh tế Canada không chỉ phụ thuộc mạnh mẽ vào Mỹ về khai thác mỏ hoặc xuất khẩu dầu, mà còn phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, vốn hay thậm chí là công nghệ. Nhưng Canada không “đánh mất chính mình”. Từ kinh nghiệm này của Canada, Việt Nam cũng cần xây dựng khuôn khổ quan hệ hòa bình, hợp tác, ổn định với các nước láng giềng; tạo ra lợi ích đan xen để phát huy lợi thế của Việt Nam. - Thứ năm, vận dụng tốt chủ nghĩa đa phương như một đối trọng với Mỹ là yếu tố quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của Canada. Việt Nam cũng là một thành viên tích cực của WTO, cũng như các liên kết kinh tế chính trị trong ASEAN, vì vậy cần vận dụng tốt các cơ chế, luật thương mại trong các hiệp định này để giải quyết hiệu quả các tranh chấp trong quan hệ thương mại với các nước láng giềng nói riêng, trong các quan hệ kinh tế quốc tế nói chung. - Thứ sáu, về việc tham gia đàm phán, ký kết và phê chuẩn TPP: Việc gia nhập TPP mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Việt Nam. Vì thế, Việt Nam cần tranh thủ sự hỗ trợ tích cực từ phía Canada và Mỹ để giải quyết một loạt vấn đề thương mại và đầu tư mới nằm trong nghị trình đàm phán của TPP và nhằm giữ đà cho những cải cách thị trường, hiện đại hoá và hội nhập của Việt Nam. - Thứ bảy, kinh nghiệm từ việc Canada quá phụ thuộc vào thị trường 25 Mỹ, nền kinh tế nước này rất dễ bị tổn thương với các bất ổn kinh tế từ nước Mỹ, Việt Nam nên xác định không quá phụ thuộc vào một thị trường nào đó, luôn mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, việc đẩy mạnh việc ký kết các hiệp định thương mại tự do không chỉ mở ra cơ hội phát triển mà còn là thời cơ để Việt Nam giảm bớt và thoát khỏi tình trạng quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. KẾT LUẬN Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, có thể thấy vấn đề toàn cầu hóa, khu vực hóa vẫn luôn tác động lớn đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ. Tỷ trọng quan hệ thương mại giữa hai bên suy giảm do chia sẻ lợi ích với các nước khác. Sự kiện 11/9/2001 cũng như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là các nhân tố mới ảnh hưởng lớn đến quan hệ thương mại giữa hai nước trong giai đoạn 2001 đến nay. Các sự kiện này cho thấy gia tăng hợp tác với Mỹ vừa cần thiết, vừa không thể tránh được, do thực tế của dòng chảy thương mại của Canada và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế. Quy mô hội nhập giữa hai nước được thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực quan hệ kinh tế thương mại. Canada là điểm đến lý tưởng đối với xuất khẩu và đầu tư của các công ty Mỹ, ngược lại Mỹ cũng chính là thị trường hoàn hảo đối với các nhà xuất khẩu Canada. Nền kinh tế Canada và Mỹ có mức độ hội nhập cao, có tính bổ sung trong các ngành nghề sản xuất. Có thể khẳng định đây là một trong các quan hệ kinh tế thương mại lớn nhất, thành công nhất thế giới, bởi quy mô trao đổi thương mại rất lớn, nhưng chỉ xảy ra rất ít các tranh chấp. Điều này cũng thể hiện đặc thù trong quan hệ thương mại giữa hai nước, đó là thương mại vừa có tính bổ sung, vừa phát triển thương mại nội ngành và do cơ chế chia sẻ lợi ích, nên ít có bất đồng. Sở dĩ có được điều này là do hai nước có sự tương đồng về thể chế (cả thể chế chính thức và phi chính thức). Về cơ chế hội nhập (hợp tác thương mại) giữa Canada và Mỹ: Hội nhập Canada - Mỹ thiếu một cơ sở hạ tầng về thể chế để quản lý quan hệ phức tạp và đa dạng này. Hội nhập Canada - Mỹ chủ yếu được định 26 hướng bởi các lực lượng thị trường, đó là: sự gần gũi về địa lý, lựa chọn của người tiêu dùng, ưu đãi đầu tư, và hành vi doanh nghiệp chứ không phải do tác động từ chính phủ. Chính sách của Chính phủ chủ yếu liên quan đến các nỗ lực giải quyết những vấn đề phát sinh từ hội nhập. Một yếu tố vô cùng quan trọng dẫn đến thành công trong quan hệ thương mại Canada - Mỹ là hai nước cùng xác định mục tiêu của mối quan hệ này là nhằm tăng cường tính cạnh tranh của hai nước nói riêng và của khu vực Bắc Mỹ nói chung trong nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh chấp. Canada và Mỹ sẽ đạt được thành công lớn nhất về quan hệ thương mại khi hai nước có được sự hài hòa về quy định và giảm, hay xóa bỏ các rào cản thuế quan còn tồn tại. Việc hai nước nhanh chóng phê chuẩn TPP sẽ là một trong những giải pháp tối ưu để giải quyết các hạn chế này. So với thập kỷ trước đó (những năm 1990), tuy tỷ trọng trong tổng kim ngạch thương mại Canada-Mỹ suy giảm, nhưng nhìn chung kim ngạch hai chiều không ngừng tăng nhanh, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế hai nước. Mối quan hệ thương mại song phương giữa Canada và Mỹ ngày càng phát triển dựa trên cả lịch sử quan hệ lâu dài giữa hai nước. Quan hệ thương mại này có vai trò quan trọng đối với sự thịnh vượng của cả hai nước. Trong bối cảnh tự do hóa thương mại đang phát triển mạnh mẽ, trong gian đoạn tới quan hệ thương mại Canada - Mỹ có cơ hội bùng nổ hơn nữa, và vẫn là mối quan hệ thương mại bền vững, phát triển nhất thế giới. Hai nền kinh tế hội nhập của Canada và Mỹ buộc hai nước phải đảm bảo các biện pháp an ninh biên giới không trở thành trở ngại với hàng triệu lượt người và hàng tỷ USD giá trị trao đổi thương mại giữa hai bên. Vì thế, biện pháp quan trọng để tăng cường hội nhập kinh tế thương mại giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai, trước hết bắt đầu từ cấp độ an ninh. Khi hai nước có cơ chế an ninh thích hợp, giảm được chi phí và thời gian giao dịch qua biên giới, thì trao đổi thương mại giữa hai nước có thể hưng thịnh hơn nhiều, làm gia tăng du lịch, và đảm bảo được thịnh vượng trong tương lai. 27 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Lê Thị Thu (2010),“Tiến trình liên kết kinh tế khu vực châu Mỹ”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 9. 2. Lê Thị Thu (2012a), “Kinh tế Canada năm 2011 và triển vọng”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 2. 3. Lê Thị Thu (2012b), “Một số nhân tố tác động đến quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong thập kỷ qua”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 3. 4. Lê Thị Thu (2012c), “Thực trạng quan hệ thương mại Canada - Mỹ trong thập kỷ qua”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 10. 5. Lê Thị Thu (2013), “Kinh tế Canada sau khủng hoảng tài chính toàn cầu”, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 6.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_he_thuong_mai_canada_my_trong_hai_thap.pdf
Luận văn liên quan