Tóm tắt Luận án Quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở tỉnh Hà Tĩnh

Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung đã trình bày ở trên, tác giả luận án rút ra một số kết luận như sau: 1. Di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh phản ánh đặc thù lịch sử, kinh tế xã hội địa phương. Nhân vật phối thờ là những người có công giữ gìn vùng biên ải, khai hoang lập ấp, quy mô chùa không lớn nhưng hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. 2. Luận án đã tổng quan vấn đề nghiên cứu, trình bày, phân tích tính khả thi trong việc áp dụng lý thuyết vùng văn hóa, lý thuyết về mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa. Ngoài ra, luận án còn luận giải, lựa chọn các khái niệm công cụ làm cơ sở để nhận diện, phân tích,đánh giá đối tượng quản lý và thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, những văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để tác giả luận án đánh giá hiệu quả việc triển khai, tính khả thi cũng như sự bất cập trong thực tiễn quản lý di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh. 3. Di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh hàm chứa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nhưng đang bị xuống cấp, xuống cấp một phần, xuống cấp nghiêm trọng hoặc gần như hoang phế. Mặc dù trong tình trạng như vậy nhưng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn diễn ra các hoạt động văn hóa tôn giáo tín ngưỡng tại hơn một trăm ngôi chùa. Thực tế này đòi hỏi phải có sự đầu tư, nghiên cứu, có kế hoạch tu bổ, tôn tạo và khai thác các giá trị văn hóa Phật giáo. 4. Các văn bản pháp luật quan trọng về quản lý di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa Phật giáo nói riêng (Luật di sản văn hóa, Luật tín ngưỡng tôn giáo, Luật xây dựng.) khi áp24 dụng vào thực tiễn quản di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh đã nảy sinh một số vấn đề bất cập. 5. Mô hình quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh có ba chủ thể tham gia gồm: Nhà nước, Giáo hội phật giáo và cộng đồng. Mỗi chủ thể quản lý có cơ chế, chức năng, nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn là chủ thể quản lý chung. Cả ba mô hình quản lý nêu trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. 6. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo ở Hà tĩnh cũng được luận án khảo sát, đánh giá trên hai mặt ưu điểm và hạn chế tồn tại. 7. Trên cơ sở đánh giá lại công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh nêu trên, luận án đã nêu lên các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa Phật giáo trong thời gian tới. 8. Ngoài những kết quả đã trình bày ở trên, tác giả luận án nhận thấy còn một số vấn đề có thể tiếp tục triển khai, phục vụ cho việc quản lý và nhận diện sâu sắc hơn các giá trị văn hóa tiềm ẩn trong hệ thống di sản văn hóa Phật giáo. Đó là nghiên cứu các sắc phong hiện đang lưu giữ tại các ngôi chùa; nghiên cứu sự biến đổi trong nhận thức của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; nghiên cứu việc quản lý các di sản văn hóa tâm linh khác (như đền, đình chùa, miếu).

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Trần Thị Diệu Thúy QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO Ở TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội - 2018 Công trình được hoàn thành tại VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Kiều Thu Hoạch Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Viện họp tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hà Tĩnh là vùng đất cổ, gắn với quá trình khai hoang lập ấp và giữ biên thùy, vùng phên dậu của đất nước, nơi tiếp giáp với các nền văn hóa láng giềng. Bởi vậy, đây là vùng văn hóa có kho tàng di sản độc đáo trong đó có di sản văn hóa Phật giáo, đã chịu tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh lịch sử và tính đặc thù văn hóa vùng. Di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh không được bảo tồn và phát triển, vì nhiều nguyên nhân. Năm 1991 (năm tách tỉnh Hà Tĩnh ra khỏi tỉnh Nghệ Tĩnh) đa số các ngôi chùa đã bị hoang phế, đổ nát hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác. Những năm gần đây, đạo Phật lại trở thành một nhân tố không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Vì vậy nhiệm vụ quản lý di sản văn hóa Phật giáo của ngành văn hóa Hà Tĩnh vô cùng cấp thiết. Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh, thực hiện Nghị Quyết của Hội nghị Trung Ương 5 (khóa VIII) về việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những nội dung đó là bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc trong đó có di sản văn hóa Phật giáo. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì công tác này còn hạn chế do nhiều nguyên nhân. Mặt khác để sử dụng giá trị di sản văn hóa Phật giáo vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, cần phải nghiên cứu, nhận diện giá trị các di sản văn hóa này. Ngoài ra cần đánh giá những thành tựu, hạn chế của công tác quản lý để có cơ sở xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa Phật giáo. Đó chính là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài Quản 2 lý Di sản văn hóa Phật giáo ở tỉnh Hà Tĩnh cho luận án tiến sỹ chuyên ngành Quản lý văn hóa. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu của luận án là đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Phật giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, luận án đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau: - Nghiên cứu lý luận về di sản và quản lý di sản - Mô tả, đánh giá hiện trạng di sản văn hoá Phật giáo trên địa bàn Hà Tĩnh và vai trò của di sản này trong đời sống và sự phát triển của nó đối với văn hóa xã hội của Hà Tĩnh. - Phân tích thực trạng công tác quản lý di sản văn hoá Phật giáo trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2016. - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn, phát huy, giá trị di sản văn hóa Phật giáo trên địa bàn Hà Tĩnh. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh (Đương nhiên khi nghiên cứu công tác quản lý di sản cũng cần đề cập đến các sinh hoạt văn hoá Phật giáo của người dân địa phương, đặc điểm và hiện trạng của các di sản văn hóa Phật giáo tiêu biểu nhất là các chùa, tháp, thiền viện - mà chúng tôi gọi chung là Di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi vấn đề nghiên cứu Tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa từ các khía cạnh cụ thể: Hệ thống văn bản quản lý, mô hình quản lý, đội ngũ nhân sự và các hoạt động thực thi pháp 3 luật trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh. Phạm vi không gian: Các di tích lịch sử văn hóa Phật giáo trên địa bàn Hà Tĩnh, tập trung vào các di tích đã được xếp hạng. Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lý di sản văn hoá Phật giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ sau khi Luật Di sản văn hóa được ban hành (2001) đến năm 2016. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu 1. Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh như thế nào? Các di sản này đã chịu những hậu quả gì dưới tác động của thực tiễn lịch sử? 2. Việc thực thi quy phạm Pháp luật trong quản lý di sản văn hóa phật giáo ở Hà Tĩnh có thuận lợi, khó khăn gì? Thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2016, thành tựu và hạn chế? 3. Cần phải có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả, khắc phục những bất cập trong quản lý các di sản văn hóa Phật giáo? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu Công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh (kể từ năm 2001) đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại, cần đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa Phật giáo. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp mô hình hóa, khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu, nghiên cứu tài liệu... 4 - Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, kết hợp với phương pháp lịch sử đánh giá toàn bộ di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học Luận án sau khi hoàn thành sẽ góp phần hệ thống hoá lý luận về quản lý di sản văn hoá nói chung và di sản văn hoá Phật giáo nói riêng. Trên cơ sở nhận diện giá trị và phân tích hiện trạng quản lý, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh. Về mặt thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần nhận diện các giá trị di sản văn hoá Phật giáo. - Các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu có thể ứng dụng vào thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lí di sản văn hoá Phật giáo. - Luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về văn hóa nói chung và quản lý di sản văn hóa Phật giáo nói riêng. 7. Đóng góp mới của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao lý luận và tính ứng dụng trong công tác quản lý di sản văn hóa thông qua các điểm mới sau đây. - Luận án cung cấp một bản mô tả thực trạng những di sản văn hóa Phật giáo tiêu biểu ở Hà Tĩnh. - Là công trình nghiên cứu toàn diện về các chủ thể quản lý, mô hình quản lý, thành tựu và tồn tại trong quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh. Và giải pháp được đề xuất về 5 hoàn thiện mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh có tính khả thi. 8. Nội dung của Luận án Ngoài phần Mở đầu (5 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (11 trang), Phụ lục (101 trang), Luận án chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý Di sản văn hóa Phật giáo (27 trang) Chương 2: Di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh với tư cách là đối tượng quản lý (43 trang) Chương 3: Thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh (48 trang) Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh hiện nay (23 trang). Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm công trình mang tính lý luận Tác giả luận án đã vận dụng những tiền đề lý luận trong các nghiên cứu sau: Giáo trình Quản lý di sản văn hoá, Nguyễn Thị Kim Loan chủ biên và Nguyễn Trường Tân biên soạn [78], Giáo trình Quản lý di sản văn hoá với phát triển du lịch do tác giả Lê Hồng Lý chủ biên, Dương Văn Sáu, Đặng Hoài Thu biên soạn [83], Đề tài cấp nhà nước Bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản văn hoá Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế do tác giả Đặng Văn Bài làm chủ 6 nhiệm đề tài năm 2012 [6], An Tĩnh cổ lục của Hipolyte Le Breton [30] 1.1.2. Nhóm tài liệu liên quan đến quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Phật giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Tiêu biểu cho nhóm công trình này có thể kể là Hương ước Hà Tĩnh [70] Báo cáo tổng kết khoa học Nghiên cứu định hướng bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh [8]; Đề tài Nghiên cứu các giá trị di sản văn hoá chùa Hương Tích vào khai thác phát triển du lịch [34]; Hà Tĩnh di tích Quốc Gia và di tích Quốc Gia đặc biệt [12]... Chưa có một công trình nào đánh giá toàn diện về giá trị của di sản văn hóa Phật giáo, thực trạng quản lý, từ đó, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát huy giá trị di sản văn hóa phật giáo ở Hà Tĩnh. 1.2. Cơ sở lý luận của luận án 1.2.1. Mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa Các nhà nghiên cứu đều nhìn nhận giữa văn hóa và Tôn giáo có tồn tại mối quan hệ tương tác biện chứng với nhau. Văn hóa bao trùm cả tôn giáo, nhưng tôn giáo có khả năng tác động mạnh mẽ lên các thành tố văn hóa khác. Bởi vậy, Tôn giáo có thể là một tiêu chí quan trọng để xác định, một vùng hay một khu vực văn hóa khác nhau. Vận dụng lý thuyết này để đánh giá chính sách quản lý di sản văn hóa, chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng. 1.2.2. Cơ sở lý thuyết về vùng văn hóa trong nghiên cứu các giá trị di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh Luận án vận dụng lý thuyết vùng văn hóa để xem xét khả năng tạo nên sự khác biệt và tương đồng cho tiểu vùng văn hóa 7 Nghệ Tĩnh, vai trò của những di sản văn hóa Phật giáo trong việc tạo nên sắc thái đặc trưng của tiểu vùng văn hóa này. Trên cơ sở đó, luận án phân tích, đánh giá mô hình quản lý hiện hành và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý. 1.2.3. Cơ sở lý thuyết về quản lý di sản văn hóa Luận án sử dụng khái niệm di sản văn hóa [21, tr.156], khái niệm di tích lịch sử - văn hóa [21,tr.168]. Trong Luật Di sản văn hóa. Từ đó xác định khái niệm di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo thuộc nhóm di tích lịch sử - văn hóa kiến trúc nghệ thuật. Quản lý di sản văn hóa: Quản lý DSVH nói chung và DTLSVH là quá trình Nhà nước, xã hội tác động lên nhận thức, hành vi của con người trong mối liên quan đến các di sản (DTLSVH) nhằm mục đích bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị của những di sản đó trong đời sống xã hội. Nội dung của quản lý di sản văn hóa hay DTLSVH bao gồm, Thứ nhất là quản lý nhà nước về DSVH. Thứ hai, là những nghiệp vụ, quy trình liên quan đến quản lý di sản. Luận án quan tâm đến cả hai khía cạnh nêu trên. 1.2.4. Những văn bản pháp lý liên quan đến quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá Việt Nam Hành lang pháp lý là cơ sở quan trọng để triển khai, thực hiện công tác quản lý trên cơ sở đó đánh giá tính khả thi và sự bất cập trong quản lý di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh. Cơ sở đó thể hiện trong các văn bản sau đây: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 18/12/1992, Chỉ thị số 88-TTg ngày 26 tháng 4 năm 1973 về việc chấp hành chính sách đối với việc bảo vệ các chùa thờ Phật và tăng ni; Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 8 2009; Nghị định 98 ngày 21/9/2010 của Chính Phủ quy định thực hiện chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa. Thông tư số 18/2012/TT- BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số Quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Bên cạnh đó còn có các văn bản pháp luật liên quan như:Pháp lệnh Tôn giáo, tín ngưỡng số 21/2004-PL-UBTVQH11, Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 (có hiệu lực vào năm 2018), Luật xây dựng, Luật đất đai,... 1.2.5. Cơ sở thực tiễn - Khái quát về lịch sử Phật giáo ở Hà Tĩnh Phật giáo đã có mặt tại mảnh đất Châu Hoan trước công nguyên, hưng thịnh vào thế kỷ thứ 7 -8 sau công nguyên. Thời Lý Trần nhiều ngôi chùa lớn đã được xây dựng dọc theo chân núi Hồng. Thời Hồ Quý Ly, xứ Nghệ được coi là vùng đất phên dậu phía Nam, biên giới với Chiêm Thành, giai đoạn này, chùa đã được xây dựng nhiều. Thời Tây Sơn, Phật giáo cũng đóng vai trò quan trọng. Đến giai đoạn nhà Nguyễn, Vua Tự Đức có chủ trương chấn hưng Phật giáo. Thời kỳ Pháp thuộc, Phật giáo có nhiều bước thăng trầm. Năm 1936 tỉnh hội Phật giáo Hà Tĩnh thành lập, năm 1945 Phật giáo ở Hà Tĩnh được chấn hưng. Sau Cách mạng tháng Tám, đình chùa, miếu mạo bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều ngôi chùa bị sử dụng vào mục đích khác. Đến thời kỳ đổi mới việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được quan tâm, sinh hoạt văn hóa Phật giáo ngày càng phát triển trên địa bàn Hà Tĩnh. Tiểu kết Trên cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu của các công trình đã 9 công bố liên quan đến đề tài, tác giả luận án đã xây dựng nền tảng lý luận để tiếp cận đối tượng nghiên cứu. Phân tích tính khả thi của việc vận dụng lý thuyết vùng văn hóa để nghiên cứu tính đặc thù của di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh trong tương quan với đặc trưng văn hóa xứ Nghệ. Ngoài ra tác giả luận án đã xem xét sự vận hành của các giá trị văn hóa Phật giáo với cộng đồng, lý giải vai trò của môi trường đối với sự hình thành di sản và công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo. Lý thuyết về mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa cũng đã được lý giải về sự phù hợp trong việc vận dụng nó để nghiên cứu các giá trị di sản văn hóa Phật giáo, công tác quản lý di sản này (đặc biệt đánh giá hiệu quả quản lý dựa vào pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo). Ngoài ra nội hàm của khái niệm quản lý di tích lịch sử -văn hóa, nội dung quản lý và vai trò của di tích lịch sử-văn hóa cũng đã được phân tích, luận giải. Chƣơng 2 DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO Ở HÀ TĨNH VỚI TƢ CÁCH LÀ ĐỐI TƢỢNG QUẢN LÝ 2.1. Khái quát chung về di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh Tính theo diện tích Hà Tĩnh thì khoảng 1,4 km2 có một ngôi chùa. Các ngôi chùa ở đây mang đậm dấu ấn đặc trưng của văn hóa vùng Nghệ Tĩnh: Thứ nhất, nhân vật phối thờ trong chùa là nhân vật lịch sử khai phá và trấn giữ biên ải; Thứ hai, các ngôi chùa thường nằm trong một quần thể chùa - đền - miếu, thể hiện sự hòa quyện của tam giáo đồng nguyên; Thứ ba, chùa ảnh hưởng của văn hóa Chăm pa, mở cửa ở đầu hồi; Thứ tư, các ngôi chùa ở đây nhỏ, là chùa làng có vườn rộng, cảnh quan đẹp, địa thế tựa vào núi 10 hướng ra sông, biển. Tình trạng chung của những di tích này là xuống cấp, xuống cấp một phần, xuống cấp nghiêm trọng hoặc đã bị hoang phế. 2.2. Những ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia 2.2.1. Hiện trạng của các Di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo cấp quốc gia trước năm 2001 Trước năm 2001 ở Hà Tĩnh có năm ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Đó là chùa Hương tích, chùa Chân tiên, chùa Tượng Sơn, chùa Yên Lạc, chùa Diên Quang. Năm 2004 chùa Thiên Tượng và năm 2008 đền Bạch Vân và chùa Thịnh Xá cũng đã được xếp hạng. Những ngôi chùa này vẫn còn giữ được nhiều giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ và lịch sử. Tuy nhiên, chúng đã bị xuống cấp nghiêm trọng. 2.2.2. Giá trị của những ngôi chùa di tích cấp quốc gia Giá trị di sản văn hoá vật thể: Bao gồm giá trị thẩm mỹ, cảnh quan, giá trị kiến trúc đặc trưng của thời hậu Lê. Một số chùa lớn được tôn tạo trùng tu nhiều lần vẫn còn giữ được dấu ấn kiến trúc thời Nguyễn, giá trị nghệ thuật điêu khắc khá độc đáo. Cổ vật trong các di tích này còn lại không nhiều, chủ yếu là đồ thờ, tượng thờ, sắc phong. Giá trị văn hóa phi vật thể: Những chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia thường có lễ hội dân gian được tổ chức hàng năm với nhiều trò chơi, trò diễn mang đậm bản sắc văn hóa địa phương. Sự ra đời, tên gọi, nhân vật phối thờ của những ngôi chùa gắn liền với một số câu chuyện, truyền thuyết, là nguồn sử liệu quý giá. Giá trị quan trọng nhất của các di sản văn hóa Phật Giáo là các 11 giá trị tinh thần của Phật giáo, từ giá trị này góp phần giáo dục tâm hồn, đạo đức, niềm tin cho cộng đồng. 2.3. Những ngôi chùa đƣợc xếp hạng di tích cấp tỉnh 2.3.1. Hiện trạng Tính đến nay, trên địa bàn Hà Tĩnh có 37 ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh. Vào năm 2000, về cơ bản các ngôi chùa này đều ở trạng thái xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng. Những đồ thờ và tượng cổ chỉ còn sót lại rất ít do được lưu giữ trong dân gian. Nhiều chùa còn lưu giữ cả những pho tượng thần linh không liên quan đến Phật giáo. Khuôn viên của nhiêu ngôi chùa trở nên chật hẹp vì đã bị lấn chiếm. 2.3.2. Giá trị của các ngôi chùa xếp hạng di tích cấp tỉnh Giá trị di sản văn hóa vật thể: Cũng như các ngôi chùa cấp Quốc gia, những di tích cấp tỉnh này phần lớn đều có vị trí đắc địa, có giá trị thẩm mỹ cảnh quan. Một số ngôi chùa giữ lại được những giá trị nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo. Ngoài ra còn lưu giữ được một số cổ vật.. Giá trị di sản văn hóa phi vật thể : Tính đến năm 2000 chỉ còn lại một vài chùa vẫn giữ lại được lễ hội dân gian truyền thống (chùa Kim Dung, Bụt Sơn), có sự kết hợp hài hòa giữa nghi lễ Phật giáo và các nghi lễ, trò chơi, trò diễn dân gian. Giá trị phi vật thể nổi trội của những di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo này chính là giá trị lịch sử- văn hóa. Giá trị phi vật thể quan trọng nhất của các ngôi chùa này chính là giá trị tinh thần của Phật giáo. 2.4. Những ngôi chùa chƣa xếp hạng di tích Hiện trạng của các ngôi chùa này có thể chia làm ba nhóm: Nhóm các chùa đã được tôn tạo, làm mới với nhiều quy mô khác 12 nhau, diễn ra nhiều hoạt động văn hóa tôn giáo. Nhóm các chùa đang xuống cấp nghiêm trọng cần phải trùng tu, tôn tạo và cũng đang hoạt động. Nhóm các chùa xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ hoang phế vì chưa hoạt động trở lại. Tiểu kết Di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh hiện chia làm ba nhóm là di tích cấp quốc gia, di tích cấp tỉnh, di tích chưa được xếp hạng. Bảy ngôi chùa được xếp hạng di tích cấp quốc gia đã được khảo tả và nhận diện giá trị. Tuy nhiên, các ngôi chùa này đang ở tình trạng xuống cấp và xuống cấp một phần cần được tu sửa để phát huy những giá trị của chúng. Ba mươi bảy ngôi chùa xếp hạng di tích cấp tỉnh cũng nằm trong tình trạng trên nhưng các ngôi chùa này xuống cấp rất nghiêm trọng việc tu bổ tôn tạo và phát huy giá trị là cấp thiết. Ngoài ra còn một trăm năm mươi chín ngôi chùa chưa được xếp hạng di tích, cần được nghiên cứu và phát huy giá trị. Những ngôi chùa này ở trong tình trạng xuống cấp, xuống cấp nghiêm trọng hoặc gần như hoang phế. Vì vậy, cần lập hồ sơ, có kế hoạch tu bổ, tôn tạo và khai thác, phát huy giá trị vốn có của chúng. Với tư cách là đối tượng quản lý, những ngôi chùa của Hà Tĩnh mới bắt đầu được quan tâm bảo tồn và khôi phục từ khi tách tỉnh (1991). Tuy nhiên những hoạt động quản lý này còn rất hạn chế. Năm 1990 mới có xếp hạng di tích cho ngôi chùa đầu tiên. Việc đầu tư kinh phí chống xuống cấp hạn hẹp, khai thác phát huy giá trị của di còn rất hạn chế. Khi Luật di sản văn hóa ra đời (2001) công tác này mới có nhiều khởi sắc. 13 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO Ở HÀ TĨNH 3.1. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý di sản văn hóa Luận án đã phân tích nội dung của các văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến quản lý di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa Phật giáo nói riêng. Đồng thời luận án cũng đánh giá tính khả thi của hệ thống văn bản nói trên. Nhưng trong quá trình thực hiện việc quản lý các di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh có một số vấn đề bất cập: Chứng chỉ hành nghề, mâu thuẫn giữa các quy định của một số luật liên quan. Ngoài ra quy định trong thủ tục xin cấp phép sửa chữa di tích lịch sử văn hóa Phật giáo chưa phù hợp, thiếu những văn bản quy định cụ thể, chi tiết. Vì vậy một số sư không muốn chùa nơi mình trụ trì được xếp hạng di tích. 3.2. Phân tích mô hình quản lý di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh 3.2.1. Chủ thể quản lý Trong mô hình quản lý chung hiện hành, chủ thể tham gia quản lý di sản văn hóa Phật giáo gồm: Nhà nước, Giáo hội phật giáo và cộng đồng. 3.2.2. Cơ chế phối hợp của các chủ thể trong mô hình quản lý Cơ chế phối hợp hoạt động của các chủ thể trong mô hình quản lý này vẫn phải tuân theo quy định của Luật Di sản, Pháp lệnh Tôn giáo tín ngưỡng, pháp luật liên quan và các văn bản của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Các chủ thể trong mô hình quản lý có sự phối hợp linh hoạt và dưới sự quản lý của UBND tỉnh, để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ quản lý. Trên cơ sở mô hình quản lý chung và sự phối hợp linh hoạt đã hình thành ba loại 14 mô hình quản lý. Đó là mô hình chủ thể nhà nước trực tiếp quản lý; Mô hình chủ thể nhà nước chỉ giám sát do giáo hội (sư trụ trì) chịu trách nhiệm chính; Mô hình chủ thể nhà nước chỉ giám sát do cộng đồng tín đồ chịu trách nhiệm chính. 3.2.3. Đối tượng quản lý Đối tượng quản lý chia làm ba nhóm chính: Di tích xếp hạng cấp quốc gia, di tích xếp hạng cấp tỉnh và di tích chưa được xếp hạng. 3.2.4. Nhận xét, đánh giá về bộ máy quản lý di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh Thành tựu về nhân sự: Cán bộ làm công tác di sản nghiêm túc trong công việc có ý thức kỷ luật cao. Sư trụ trì có uy tín, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng tốt, có năng lực quản lý, kêu gọi tài trợ và tổ chức các hoạt động tín ngưỡng tại di tích có hiệu quả. Phần lớn thành viên đại diện cộng đồng là các bậc cao niên, hiểu biết về di tích, có ý thức tự nguyện, trách nhiệm cao. Cơ chế phối hợp: đã quy định khá rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi chủ thể trong bộ máy quản lý và sự phối hợp giữa các chủ thể đó linh hoạt và có hiệu quả. Về mô hình quản lý: Cả ba mô hình quản lý trên đã đạt được thành công nhất định trong quản lý di tích văn hóa Phật giáo. Tiêu biểu cho việc áp dụng mô hình chủ thể nhà nước trực tiếp quản lý là chùa Hương Tích (di tích cấp quốc gia). Ban quản lý khu du lịch chùa Hương Tích đã quản lý các dịch vụ và trùng tu, tôn tạo di tích này có hiệu quả. Tiêu biểu cho sự thành công của mô hình chủ thể nhà nước chỉ giám sát, cộng đồng dân cư (chủ yếu là tín đồ) chịu trách nhiệm chính là mô hình quản lý tại chùa 15 Yên Lạc, chùa Hang. Tại đây ban quản lý của chùa được chia thành các tiểu ban họ làm việc rất hiệu quả đặc biệt là các hoạt động thiện nguyện. Mô hình giáo hội phối hợp với cộng đồng tín đồ trực tiếp quản lý đại diện là chùa Diên Quang. Các sư trụ trì đóng vai trò chính. Cộng đồng tín đồ có nhiệm vụ hỗ trợ và việc phối hợp quản lý với các sư trụ trì rất tốt. Hạn chế về nhân sự: Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý di sản văn hóa còn thiếu, không được đào tạo đúng chuyên ngành, kiêm nhiều việc, làm việc thụ động. Phần lớn cán bộ văn hóa không nắm được số lượng cũng như giá trị các ngôi chùa tại địa phương. Đội ngũ sư trụ trì còn thiếu và hầu như họ chuyển từ các tỉnh khác đến, nên chưa am hiểu về văn hóa địa phương. Chủ thể quản lý đại diện cho cộng đồng không được trang bị kiến thức về quản lý vĩ mô, không am hiểu về quy hoạch, làm việc dựa vào kinh nghiệm. Hạn chế về cơ chế hoạt động: Chưa có cơ chế thống nhất trong việc quản lý các chùa đặc biệt là quản lý tiền công đức.Việc bổ nhiệm sư trụ trì phụ thuộc nhiều vào đề xuất của Giáo hội Phật giáo. Cả ba mô hình quản lý trên được áp dụng ở nhiều chùa vẫn còn bất cập. Mô hình chủ thể nhà nước trực tiếp quản lý tại chùa Hương Tích đang có sự chồng chéo trong việc phân định trách nhiệm giữa 7 đơn vị khác nhau. Trong mô hình chủ thể nhà nước giám sát sư trụ trì đóng vai trò chủ đạo, một số sư trụ trì không quan tâm đến việc bảo tồn tính nguyên trạng của di tích. Ngoài ra công tác tu bổ chùa, chưa làm đúng nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng vành đai 1, việc xây mới các công trình còn tùy tiện. Mặt khác một số chùa tuy chưa xếp hạng nhưng đã vận động được kinh phí và họ đã tiến hành xây 16 mới hoàn toàn. Các chùa áp dụng mô hình chủ thể nhà nước giám sát với vai trò quản lý trực tiếp là cộng đồng tín đồ không có kinh phí tôn tạo, tu bổ dẫn đến hư hại, xuống cấp, một số chùa xây lại tùy tiện, tạm bợ. 3.3. Thực trạng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo 3.3.1. Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa vật thể Thành tựu: Năm 2015 tỉnh đã tiến hành tổng kiểm kê di tích và điều tra lễ hội. Cũng vào thời gian này có đề án quy hoạch tổng thể chùa được xếp hạng cấp quốc gia. Một số chùa cấp tỉnh và chùa chưa xếp hạng cũng được phép lập quy hoạch tổng thể và được phê duyệt. Tỉnh đã tiến hành nghiên cứu lập hồ sơ xếp hạng di tích cho tổng số 44 ngôi chùa. Từ năm 2001 đến nay công tác phục dựng, trùng tu, tôn tạo chùa được tiến hành ở các huyện trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh. Hiện có khoảng hơn 100 ngôi chùa đang có các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 09 ngôi chùa hoang phế được phục hồi. Tỉnh đã đầu tư từ ngân sách 53 tỷ 454 triệu và huy động được 385 tỷ 030 triệu từ nguồn xã hội hóa cho công tác trùng tu, tôn tạo và phục dựng di tích. Hạn chế, tồn tại: Hiện nay chưa có quy hoạch tổng thể cho hệ thống di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, một số ngôi chùa đã được quy hoạch nhưng chưa hợp lý, số lượng chùa chưa được xếp hạng di tích còn rất lớn. Việc lập hồ sơ khoa học cho một số ngôi chùa đã được xếp hạng, và đang đề nghị xếp hạng chưa đáp ứng quy định. Việc tôn tạo, sửa chữa còn tùy tiện nên làm giảm đi nhiều giá trị của di sản. Một số ngôi chùa với danh nghĩa là phục dựng nhưng thực chất là làm mới hoàn toàn trong khuôn viên ngôi chùa cổ. 17 3.3.2. Thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể liên quan đến Di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo Thành tựu: Hiện đã có 12 lễ hội dân gian tiêu biểu được bảo tồn, khôi phục tại các chùa. Nhiều trò chơi, trò diễn thể hiện bản sắc vùng miền cũng đã được khôi phục lại.Các hồ sơ di tích đã có ghi chép ngắn gọn truyền thuyết, sự tích, sự kiện lịch sử liên quan đến dí tích. Một số chùa còn giữ và dịch nghĩa hàng trăm đạo sắc phong của các triều đại. Hạn chế, tồn tại: Công tác bảo tồn lễ hội dân gian, sưu tầm thần tích, truyền thuyết, nghiên cứu sắc phong chưa hiệu quả. Tổng điều tra di sản văn hóa năm 2015 không phân loại lễ hội, nhiều nghi lễ có ý nghĩa, các trò diễn đặc trưng chưa được khôi phục. Việc quản lý dịch vụ, môi trường, an ninh trật tự còn tiêu cực, tổ chức cúng lễ lộn xộn, chú trọng phần lễ coi nhẹ phần hội. Ngoài ra cơ chế quản lý lễ hội cho toàn tỉnh chưa được thống nhất, các hoạt động mê tín dị đoan còn tồn tại. 3.3.3. Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành tựu: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, kinh phí chi cho việc bảo tồn, tôn tạo các ngôi chùa trong vòng 10 năm gần đây vào khoảng 438,484,000,000 đồng, trong đó nguồn xã hội hóa dành cho việc bảo tồn di tích chiếm tới trên 87,81% tổng chi phí. Kinh phí chi cho việc phục dựng lại các ngôi chùa đổ nát huy động từ nguồn xã hội hóa, chiếm tới 99,8%. Bên cạnh đó còn huy động sức lao động và các vật cung tiến khác. Tồn tại, hạn chế: Chưa có chính sách khuyến khích sư trụ trì và các nhà quản lý vận động xã hội hóa. Việc nhân rộng và thể chế hóa bằng văn bản mô hình thành công trong vận động 18 nguồn xã hội hóa chưa được thực hiện. Vấn đề xã hội hóa việc quảng bá các giá trị và hưởng thụ giá trị văn hóa vẫn chưa được quan tâm. 3.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra Hằng năm việc thanh kiểm tra, kiểm tra toàn bộ hoạt động liên quan đến ngành, trong đó có hoạt động quản lý di sản đã được thực hiện. Tuy nhiên chưa có thanh tra thường xuyên hoặc định kỳ về di sản văn hóa, công tác khen thưởng, xử lý vi phạm cũng chưa kịp thời. Tiểu kết Việc thực thi văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa vẫn nảy sinh một số vấn đề bất cập. Hà Tĩnh hiện duy trì mô hình quản lý có sự phối hợp của ba thành phần, nhưng vẫn còn hạn chế. Ngoài ra chưa có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa nhà quản lý và nhà nghiên cứu. Cộng đồng cư dân đang là chủ thể trực tiếp gánh trọng trách chính trong mô hình quản lý hiện tại nên hiệu quả quản lý chưa cao. Các ngôi chùa đã xếp hạng được trùng tu, tôn tạo chống xuống cấp, đặc biệt các chùa có giá trị đã được đưa vào quỹ đạo du lịch. Một số ngôi chùa hoang phế được phục dựng, trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh. Kinh phí dùng cho việc tôn tạo, trùng tu, chống xuống cấp và phục dựng chùa chủ yếu lấy từ nguồn xã hội hóa. Việc sưu tầm, nghiên cứu thần tích, truyền thuyết liên quan đến chùa đang được triển khai. Ở các ngôi chùa đã xếp hạng, lễ hội dân gian đã được khôi phục tuy nhiên các nghi lễ và trò diễn đặc trưng chưa được nghiên cứu để khôi phục. 19 Các giá trị tinh thần của Phật giáo được khôi phục, đặc biệt là các ngôi chùa có sư trụ trì. Những nghi lễ được tổ chức nghiêm túc, các hoạt động từ thiện, giáo dục và các hoạt động khác được chú trọng. Tuy nhiên việc không hiểu rõ bản chất của Phật giáo, xu thế thương mại hóa các dịch vụ tôn giáo và mê tín dị đoan đang có nguy cơ bùng nổ, cần có các biện pháp hữu hiệu để khắc phục. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua, khen thưởng, làm chưa tốt. Chƣơng 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HOÁ PHẬT GIÁO Ở HÀ TĨNH HIỆN NAY 4.1. Những giải pháp chung đối với cả di sản văn hóa vật thể và di sản phi vật thể 4.1.1. Nhóm giải pháp về chính sách Khắc phục khó khăn liên quan đến chứng chỉ hành nghề tu bổ, phục hồi di tích như mở các lớp đào tạo chứng chỉ hành nghề, có chính sách thu hút các nghệ nhân. Khắc phục mâu thuẫn giữa một số luật liên quan (sửa đổi lại khoản 2, điều 181 Luật đất đai cho đồng bộ và phù hợp với Luật tín ngưỡng tôn giáo). Gọn nhẹ hóa thủ tục xin cấp phép sửa chữa di tích lịch sử văn hóa Phật giáo. Bổ sung những văn bản quy định cụ thể hóa các văn bản của trung ương... 4.1.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý - Giải pháp nâng cao chất lượng của nhân lực trong bộ máy: Cần có chiến lược bổ sung và sách lược đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý nhà nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ 20 nghiên cứu di sản văn hóa. Mở các lớp tập huấn ngắn hạn về quản lý di sản văn hoá. Chủ động đề xuất với Giáo hội Phật giáo cử sư trụ trì về các chùa. - Giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý: Giảm tải trách nhiệm quản lý di sản văn hóa Phật giáo và tăng cường cán bộ quản lý di sản văn hóa chuyên trách cho cấp xã. Mở rộng cho doanh nghiệp khai thác quản lý để tăng cường khả năng xã hội hóa, nhưng để cấp huyện trực tiếp giám sát. 4.1.3. Nhóm giải nâng cao hiệu quả của công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Luận án đã đề xuất các giải pháp và biện pháp cụ thể để nâng cao công tác xã hội hoá quản lí di sản văn hóa Phật giáo như: Xã hội hoá nguồn lực bảo tồn, hưởng thụ, tuyên truyền, giới thiệu về giá trị di sản văn hoá 4.1.4. Xây dựng quy hoạch tổng thể toàn bộ các di tích lịch sử văn hoá Phật giáo Đây là giải pháp cần thiết để: Nắm vững đặc điểm, tính chất, giá trị, hiện trạng quản lý, sử dụng di tích. Đề xuất kế hoạch lập hồ sơ, xếp hạng, kiểm kê di tích. Đánh giá môi trường, dự báo tác động và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường. Xây dựng kế hoạch, kết nối cơ sở hạ tầng để khai thác, phát huy giá trị của ngôi chùa. 4.1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm Hàng năm cần tổ chức ít nhất hai đợt thanh tra định kỳ nhằm kiểm tra hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, trong đó có di sản văn hóa Phật giáo. Đẩy mạnh công tác thi 21 đua khen thưởng liên quan đến hoạt động quản lý di sản. Xử lý nghiêm túc các vi phạm về quản lý di sản. 4.1.6. Phát triển các tour du lịch, đưa di sản văn hóa Phật giáo vào phát triển kinh tế xã hội địa phương Luận án đã đề xuất phương án thiết kế một số tuyến du lịch trong đó có sử dụng những ngôi chùa là các điểm tham quan mới. 4.1.7. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa h c Nghiên cứu để có thể nhận diện giá trị của di sản văn hóa Phật giáo và lập hồ sơ khoa học cho từng di tích. Kiểm kê các di vật, cổ vật, còn được lưu giữ trong các chùa và cần được đăng ký đầy đủ theo tiêu chuẩn đã được quy định để bảo quản, bảo vệ lâu dài. Cần ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ việc nghiên cứu và lưu trữ, tra cứu thông tin về di sản văn hóa Phật giáo. Tư liệu hóa nguồn di sản, góp phần thiết thực cho tiến trình bảo tồn các giá trị văn hóa nói chung. 4.1.8. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa Đề xuất các biện pháp như: Đẩy mạnh hoạt động giáo dục, thông tin tuyên truyền về di sản và luật di sản. Thành lập hội Di sản ở địa phương. 4.2. Nhóm giải pháp cho việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể tại các di sản văn hóa Phật giáo 4.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch, lập hồ sơ di sản Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể của các ngôi chùa nhằm đảm bảo tính khoa học, tôn trọng các giá trị gốc. Tăng cường đội ngũ nghiên cứu để tiếp tục lập hồ sơ di tích cho 159 ngôi chùa chưa được xếp hạng. Ban hành quy định cụ thể hơn 22 nữa về việc lập hồ sơ di tích, Hà Tĩnh cần thiết phải thực hiện nghiêm túc việc nghiệm thu hồ sơ, để đảm bảo chất lượng của hồ sơ di sản. 4.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng công tác tu bổ, phục hồi di tích Nghiêm túc thực hiện quy định về chứng chỉ hành nghề đối với người thực hiện việc tu bổ, bảo quản di tích. Xây dựng quy hoạch tổng thể cho từng di tích. Lập dự án bảo quản, tu bổ, chống xuống cấp, tôn tạo di tích và các đồ thờ tự trong chùa, đảm bảo tính chính xác lịch sử. 4.2.3. Giải pháp quản lý di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo Sưu tầm, ghi chép, ghi hình các di sản văn hóa phi vật thể. Nghiên cứu để có có sở phục hồi những nghi lễ, trò diễn, trò chơi trong lễ hội chùa xưa cùng với các trò chơi, trò diễn truyền thống. Đảm bảo an ninh, loại trừ mê tín dị đoan, kiểm soát hiện tượng thương mại hóa trong hoạt động nghi lễ và lễ hội. Tiểu kết Để nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh, luận án đề xuất ba nhóm giải pháp: Nhóm thứ nhất, giải pháp chung cho cả di sản vật thể và phi vật thể; Nhóm thứ hai, giải pháp cho việc bảo tồn di sản văn hóa vật thể; Nhóm thứ ba, giải pháp cho việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể. Những giải pháp đã nêu trong luận án, cần thực hiện đồng bộ và tổng thể, mới đạt được hiệu quả cần thiết. 23 KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung đã trình bày ở trên, tác giả luận án rút ra một số kết luận như sau: 1. Di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh phản ánh đặc thù lịch sử, kinh tế xã hội địa phương. Nhân vật phối thờ là những người có công giữ gìn vùng biên ải, khai hoang lập ấp, quy mô chùa không lớn nhưng hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. 2. Luận án đã tổng quan vấn đề nghiên cứu, trình bày, phân tích tính khả thi trong việc áp dụng lý thuyết vùng văn hóa, lý thuyết về mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa. Ngoài ra, luận án còn luận giải, lựa chọn các khái niệm công cụ làm cơ sở để nhận diện, phân tích,đánh giá đối tượng quản lý và thực trạng công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, những văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để tác giả luận án đánh giá hiệu quả việc triển khai, tính khả thi cũng như sự bất cập trong thực tiễn quản lý di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh. 3. Di sản văn hóa Phật giáo Hà Tĩnh hàm chứa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nhưng đang bị xuống cấp, xuống cấp một phần, xuống cấp nghiêm trọng hoặc gần như hoang phế. Mặc dù trong tình trạng như vậy nhưng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn diễn ra các hoạt động văn hóa tôn giáo tín ngưỡng tại hơn một trăm ngôi chùa. Thực tế này đòi hỏi phải có sự đầu tư, nghiên cứu, có kế hoạch tu bổ, tôn tạo và khai thác các giá trị văn hóa Phật giáo. 4. Các văn bản pháp luật quan trọng về quản lý di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa Phật giáo nói riêng (Luật di sản văn hóa, Luật tín ngưỡng tôn giáo, Luật xây dựng...) khi áp 24 dụng vào thực tiễn quản di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh đã nảy sinh một số vấn đề bất cập. 5. Mô hình quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh có ba chủ thể tham gia gồm: Nhà nước, Giáo hội phật giáo và cộng đồng. Mỗi chủ thể quản lý có cơ chế, chức năng, nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn là chủ thể quản lý chung. Cả ba mô hình quản lý nêu trên đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. 6. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật giáo ở Hà tĩnh cũng được luận án khảo sát, đánh giá trên hai mặt ưu điểm và hạn chế tồn tại. 7. Trên cơ sở đánh giá lại công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh nêu trên, luận án đã nêu lên các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa Phật giáo trong thời gian tới. 8. Ngoài những kết quả đã trình bày ở trên, tác giả luận án nhận thấy còn một số vấn đề có thể tiếp tục triển khai, phục vụ cho việc quản lý và nhận diện sâu sắc hơn các giá trị văn hóa tiềm ẩn trong hệ thống di sản văn hóa Phật giáo. Đó là nghiên cứu các sắc phong hiện đang lưu giữ tại các ngôi chùa; nghiên cứu sự biến đổi trong nhận thức của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa; nghiên cứu việc quản lý các di sản văn hóa tâm linh khác (như đền, đình chùa, miếu). DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Thị Diệu Thúy (2016), “Về chùa Hương Tích trên dãy núi Hồng (Hà Tĩnh)”, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 2 (14), tr.35- 37. 2. Nguyễn Thị Kim Loan, Trần Thị Diệu Thúy (2016), “Vận dụng lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu quản lí di tích lịch sử văn hóa”, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa, số 18, tr.84-89. 3. Trần Thị Diệu Thúy (2017), “Một số khảo cứu về giá trị văn hóa chùa Hương tích Hà Tĩnh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, tr.82-88. 4. Trần Thị Diệu Thúy (2017), “Xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 11, tr.82-88.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_di_san_van_hoa_phat_giao_o_tinh_ha_t.pdf
Luận văn liên quan