Những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên khoa có thể
đăng ký với cơ sở đào tạo, và nếu vượt qua kỳ tuyển chọn của cơ sở đào tạo
sẽ được theo học chương trình đào tạo chuyên khoa sâu.
Các chương trình đào tạo chuyên khoa sâu tại Malaysiakéo dài từ 2 - 5
năm, có thể được đào tạo thêm 6 - 12 tháng ở nước ngoài [27][74], [31][57]
Học bổng đào tạo chuyên khoa sâu do Bộ Y tế cấp; công tác đào tạo
được thực hiện tại các bệnh viện thuộc Bộ Y tế hoặc bệnh viện thuộc các
trường đại học đã được kiểm định. Trong thời gian học, học viên làm việc như
một bác sĩ theo chương trình đã thiết kế, có số nhật ký, báo cáo giám sát.
246 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước đội ngũ cán bộ chuyên khoa sau đại học trong lĩnh vực y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phải có chứng chỉ đạt tiêu chuẩn theo học
do Ủy ban Đào tạo sau tốt nghiệp đại học Y đối với người nước ngoài của Mỹ
cấp, sau đó tham gia vào việc tuyển chọn như đối với ứng viên người Mỹ
[1][84].
2.2. Các trình độ đào tạo đối với người đã tốt nghiệp đại học y
a) Thực tập nội trú
Mặc dù hiện nay có xu hướng tích hợp chương trình thực tập nội trú
vào chương trình nội trú, và Hiệp hội Y học Mỹ không dùng thuật ngữ này
nữa, nhưng đào tạo một năm thực tập nội trú theo truyền thống vẫn tồn tại.
Một số chương trình nội trú, như chuyên khoa thần kinh, mắt, không bao gồm
chương trình một năm thực tập nội trú. Trước khi học nội trú các chuyên khoa
này, người học phải hoàn thành chương trình 1 năm thực tập nội trú. Một số
người chưa được học chương trình nội trú cũng tham gia 01 năm thực tập nội
trú trước khiđăng ký học lại vào năm sau, một số người sử dụng năm học này
để tìm hiểu, cân nhắc trước khi quyết định học một chuyên khoa nhất định.
Ngoài ra, tại các bang Florida, Michigan, Oklahoma và Pennsylvania, yêu cầu
bắt buộc bác sĩ Xương khớp phải có 1 năm thực tập nội trú.
b) Nội trú
Trong năm cuối cùng học tại Trường Đại học Y, sinh viên đăng ký học
nội trú sau đại học ở chuyên khoa đã chọn. Việc lựa chọn người học mang
tính cạnh tranh, phụ thuộc vào đòi hỏi của từng chuyên khoa, uy tín của
chương trình, số người đăng ký học và số học viên sẽ được lựa chọn theo kế
hoạch. Việc lựa chọn ở hầu hết các chuyên khoa được thực hiện thông qua hệ
thống máy tính (dùng phần mềm). Việc học nội trú thực sự bắt đầu sau khi tốt
nghiệp trường y.
Gần như tất cả các bác sĩđều học nội trú sau khi tốt nghiệp đại học y.
Tại nhiều tiểu bang, giấy phép hành nghề đầy đủ (để hành nghề không bị hạn
chế) chỉ được cấp cho người đã tốt nghiệp nội trú. Hiện nay, nội trú đang
được xem xét để quy định là bước chuẩn bị cần thiết đối với những người
chăm sóc sức khỏe ban đầu (được gọi là "Bác sĩ đa khoa" - General Practice).
Mỗi chuyên khoa có chương trình đào tạo riêng, trong đó xác định thời
gian và nội dung đào tạo đối với chuyên khoa đó. Thời gian đào tạo nội trú có
thể kéo dài từ 3 năm (như đối với Bác sĩ gia đình, Nội, Nhi) đến 5 năm (Ngoại
chung) hoặc 6 - 7 năm (đối với Phẫu thuật thần kinh). Trong quá trình học nội
trú, người học cũng có thể thực hiện đề tài nghiên cứu để lấy bằng Tiến sĩ. Số
năm học nội trú nói trên không tính thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu. Các
chương trình nội trú chuyên khoa này có thể tích hợp 1 năm thực tập nội trú
nhằm giúp người học có đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề theo
quy định tại một số tiểu bang [11][87], [23][75].
Nhiều người học chương trình nội trú đã có chứng chỉ hành nghề, và
như vậy, về mặt pháp lý có thể hành nghề mà không cần giám sát tại một số
cơ sở y tế như trung tâm cấp cứu, bệnh viện ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, tại
hầu hết các cơ sở đào tạo nội trú, người học nội trú được giám sát bởi thẩy
thuốc có thâm niên cao hơn. Mọi quyết định chuyên môn của người học nội
trú phải được người giám sát xem xét, chấp thuận. Học viên nội trú thường
được đòi hỏi ở lại bệnh viện trong toàn bộ thời gian trực. Trong quá trình học,
học viên nội trú được hưởng một khoản trợ cấp giáo dục, không đầy đủ như là
một "mức lương đủ sống" [11][87], [23]63].
c) Đào tạo có học bổng
Rất nhiều chuyên khoa sâu đòi hỏi quá đào tạo thêm sau khi kết thúc
nội trú, như tim mạch, nội tiết, ung thư, phẫu thuật tim - lồng ngực, phẫu thuật
nhi khoa, phẫu thuật ung thư, nội tiết sản khoa / vô sinh, bà mẹ - trẻ sơ sinh,
ung thư phụ khoa. Trong một số chuyên khoa như bệnh học và chẩn đoán
hình ảnh, phần lớn người đã tốt nghiệp nội trú đều học tiếp chương trình đào
tạo có học bổng. Có tới 70% số người đã học xong chương trình nội trú ngoại
chung theo học các chuyên khoa chuyên sâu về ngoại. Chương trình đào tạo
có học bổng kéo dài từ 1 - 3 năm và đăng ký theo từng chương trình riêng lẻ
hoặc đăng ký với Hội đồng chuyên khoa sâu của chuyên khoa đó. Chương
trình đào tạo có học bổng thường có phần nghiên cứu. Cũng có một số chuyên
khoa thực hiện việc tuyển chọn người học chương trình có học bổng giống
như lựa chọn người học nội trú, thông qua thông qua Chương trình lựa chọn
học viên nội trú quốc gia (the National Residency Matching Program -
NRMP) [19][55], [23][75].
2.3. Thực hiện chương trình đào tạo nội trú và đào tạo có học bổng
Mỗi chuyên khoa hoặc chuyên khoa sâu có chương trình đào tạo chung
được Hội đồng kiểm định đào tạo y khoa sau đại học (Accreditation Council
for Graduate Medical Education - ACGME) kiểm định. Các chương trình này
có thể được thực hiện tại một cơ sở y tế, nhưng cũng có thể một số cơ sở kết
hợp với nhau thực hiện một chương trình. Để triển khai một chương trình,
phải có một cơ sở chịu trách chung cho việc thực hiện chương trình đó, gọi là
cơ quan bảo trợ (sponsoring institution). Cơ quan bảo trợ có thể là trường đại
học đa ngành, trường y, bệnh viện, trường y tế công cộng, cơ quan quản lý y tế,
cơ sở y tế công cộng, cơ quan kiểm định y khoa, thậm chí các tổ chức giáo dục.
Cơ quan bảo trợ phải bảo đảm việc thực hiện chương trình đào tạo cho
người đã tốt nghiệp đại học y trong môi trường học thuật phù hợp và cam kết
thực hiện tốt nhất chương trình này, cả về khía cạnhgiáo dục y học và chăm
sóc người bệnh. Cơ quan bảo trợ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về thể chế
của Hội đồng kiểm định đào tạo y khoa sau đại học. Việc thực hiện chương
trình cũng phải theo đúng, đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn, thể chế và yêu
cầu chung do Hội đồng này quy định.
Mỗi chương trình đào tạo có Giám đốc chương trình (Program
Director). Giám đốc chương trình là cá nhân chịu trách nhiệm đảm bảo chất
lượng một chương trình đào tạo cho người tốt nghiệp đại học y cụ thể, đảm
bảo để chương trình đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định của Hội đồng kiểm
định đào tạo y khoa sau đại học. Giám đốc chương trình có trách nhiệm chuẩn
bị thông báo bằng văn bản vềmục tiêu giáo dục của chương trình, cung cấp
bản mô tả (có tính tường thuật và thống kê một cách chính xác) chương trình
theo yêu cầu của Hội đồng kiểm định đào tạo y khoa sau đại học. Giám đốc
chương trình là người tổ chức chọn lọc, giám sát, và đánh giá người học ở các
thời điểm đã định và khi kết thúc chương trình.
Việc lựac chọn người học nội trú (và có thể cả người học chương trình
có học bổng) thường được thực hiện qua hai giai đoạn là phỏng vấn và dựa
vào Chương trình lựa chọn học viên nội trú quốc gia (the National Residency
Matching Program - NRMP) [19][55], [23][75].
2.4. Các tổ chức liên quan tới đào tạo chuyên khoa y sau đại học ở Mỹ
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ liệt kê các tổ chức sau có liên quan tớiđào tạo
chuyên khoa sau đại học ở Mỹ (không kể chính Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ-
American Medical Association - AMA): Hội đồng kiểm định đào tạo y khoa
sau đại học (Accreditation Council for Graduate Medical Education -
ACGME),Ban các chuyên khoa Y học Hoa Kỳ (American Board of Medical
Specialties - ABMS), Hiệp hộiBệnh viện Hoa Kỳ (American Hospital
Association), Hiệp hội Giáo dục Y khoa trong bệnh viện (The Association for
Hospital Medical Education - AHME), Hiệp hội Trung tâm Y tế chuyên sâu
(Association of Academic Health Centers), Hiệp hội các trường Đại học Hoa
Kỳ (Association of American Medical Colleges), Hội đồng các hội chuyên
khoa Y học (Council of Medical Specialty Societies), Hội đồng Đào tạo sau
tốt nghiệp đại học Y Hoa Kỳ (Council on Graduate Medical Education), Ủy
ban Đào tạo sau tốt nghiệp đại học Y đối với người nước ngoài (Educational
Commission for Foreign Medical Graduates), Hệ thống điện tử cho viêc đăng
ký học nội trú (Electronic Residency Application System - ERAS), Liên hiệp
Ban đào tạo y khoa các bang của Hoa Kỳ (Federation of State Medical Boards
of the United States), Ủy ban hỗn hợp (The Joint Commission), Ban Kiểm
địnhquốc gia (National Board of Medical Examiners), Ngân hàng dữ liệu
những người hành nghề quốc gia (National Practitioner Data Bank), Chương
trình lựa chọn học viên nội trú quốc gia (National Resident Matching
Program), Cơ quan của các Hiệp hội giám đốc chương trình (Organization of
Program Director Associations), Cơ quan kiểm địnhcấp chứng chỉ y khoa Hoa Kỳ
(United States Medical Licensing Examination). Dưới dây giới thiệu một số tổ
chức chính có liên quan tới đào tạo cho người đã tốt nghiệp đại học Y [2][86].
a) Hội đồng kiểm định đào tạo y khoa sau đại học (ACGME)
ACGME là cơ quan kiểm định có nhiệm vụ cải thiện công tác chăm sóc
sức khỏe bằng cách đánh giá thường xuyên và nâng cao chất lượng đào tạo bác
sĩ nội trú thông qua kiểm định chương trình đào tạo. ACGME là cơ quan thiết
lập các tiêu chuẩn quốc gia về giáo dục y khoa sau đại học. ACGME phê duyệt
và thường xuyên đánh giá các chương trình đào tạo do ACGME kiểm định.
Việc kiểm định chương trình được thực hiện thông qua 28 Ủy ban thẩm định,
chịu trách nhiệm kiểm định khoảng 8.500 chương trình đào tạo y khoa sau đại
học dựa trên nền tảng y học biện chứng.
ACGME có 5 tổ chức thành viên:
Ban các chuyên khoa Y học Hoa Kỳ (American Board of Medical
Specialties);
Hiệp hội Bệnh viện Hoa Kỳ (American Hospital Association);
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association);
Hiệp hội các trường Đại học Hoa Kỳ (Association of American
Medical Colleges);
Hội đồng Các hội chuyên khoa Y học (Council of Medical Specialty
Societies).
Mỗi tổ chức thành viên cử bốn cá nhân tham Hội đồng Quản trị
ACGME. Ngoài ra, ban giám đốc còn bao gồm ba đại diện từ cộng đồng, hai
đại diện của người dân và Chủ tịch Hội đồng các chủ tịch ủy ban thẩm định.
Một đại diện cho Chính phủ liên bang cũng tham gia Hội đồng Quản trị
nhưng không có quyền bỏ phiếu.
Chương trình đào tạo y khoa cho người đã tốt nghiệp đại học y được
kiểm định việc tuân thủ các yêu cầu về thể chế, yêu cầu chung và yêu cầu của
chương trình chuyên khoa. Các yêu cầu này được xây dựngvà định kỳ sửa đổi
bởi một ủy ban kiểm định thuộc ACGME, và được phê duyệt bởi ACGME
[2][86], [3][54].
b) Ban các chuyên khoa Y học Hoa Kỳ (ABMS):
ABMS là tổ chức bảo trợ cho 24 hội đồng chuyên khoa y tế đã được
chấp thuận tại Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của ABMS là duy trì và nâng cao chất
lượng chăm sóc y tế tại Hoa Kỳ bằng cách hỗ trợ Hội đồng thành viên trong
các nỗ lực phát triển và sử dụng tiêu chuẩn nghề nghiệp, tiêu chuẩn đào tạo
trong việc đánh giá và cấp chứng chỉ. ABMSđiều phối hợp hoạt động của của
các Hội đồng thành viên và cung cấp cho công chúng, chính quyền, các nhà
chuyên môn và các thành viên thông tin về chuyên môn, thông tin về cấp
chứng chỉ ngành y [2][86], [3][54].
c) Hiệp hội Các trường đại học Y khoa Hoa kỳ (AAMC)
Hiệp hội Các trường đại học Y khoa Mỹ là hiệp hội phi lợi nhuận, có sứ
mệnh góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng bằng cách nâng cao hiệu quả
của nền học thuật y khoa. AAMC hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân về
phương diện học thuật y khoatrong ba lĩnh vực chính: giáo dục y khoa, nghiên
cứu y khoa và chăm sóc bệnh nhân. Đối với công tác đào tạo y khoa sau đại
học, AAMC đại diện và hỗ trợ các thành viên trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục, tăng cường vai trò của các thành viên trong công tác này về mặt thể
chế, phát triển giảng viên, xây dựng lịch hoạt động toàn quốc liên quan tới
đào tạo y khoa sau đại học [2][86], [3][54].
d) Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA)
Đối với đào tạo cho người đã tốt nghiệp đại học y, AMA chủ yếu là nhà
cung cấp thông tin chính thống hàng đầu, tham gia vào công tác kiểm định
chương trìnhvới tư cách là tổ chức thành viên của Hội đồng kiểm định đào tạo
y khoa sau đại học. Ngoài ra còn tham gia vào việc xây dựng nhu cầu đào tạo,
cung cấp kinh phí và xác định thời gian làm việc của người học [2][86],
[3][54].
e) Hiệp hội Giáo dục Y khoa trong bệnh viện (AHME)
AHME là một tổ chức nghề nghiệp phi lợi nhuận, tham gia vào quá
trình đào tạo y khoa dựa vào bệnh viện (hospital-based) ở cả trình độ đại học,
sau đại học và đào tạo liên tục. AHME có hơn 600 thành viên đại diện cho
hàng trăm bệnh viện giảng dạy, các trung tâm nghiên cứu y khoa và các tập
đoàn y khoa trên toàn quốc. Nhiệm vụ của AHME là:
• Thúc đẩy sự phát triển giáo dục y khoa nhằm đáp ứng nhu cầu chăm
sóc sức khỏe.
• Tạo các diễn đàn và cung cấp nguồn lực phục vụ công tác thông tin
giáo dục y khoa.
• Nâng cao năng lực nghề nghiệp trong đào tạo y khoa.
• Thúc đẩy và duy trì các giá trị của đào tạo y khoa trong chăm sóc sức khỏe.
AHME cung cấp dịch vụ đào tạo và thông tin cập nhật cho các chuyên
gia giáo dục y khoa, tư vấn và đào tạo về quản lý đào tạo y khoa sau đại học
về thể chế; phối hợp với các cơ quan kiểm định, cơ quan điều phối, các cơ
quan chính phủ và các tổ chức nghề nghiệp khác trong lĩnh vực giáo dục y
khoa [2][86], [3][54].
3. Đào tạo và sử dụng chuyên khoa y sau đại học tại Singapore
Đào tạo chuyên khoa y sau đại học trong hệ thống y tế công lập của
Singapore đã được thực hiện một cách có cấu trúc chặt chẽ từ cuối thế kỷ 20.
Đầu vào là những người mới tốt nghiệp đại học y trong nước hoặc nước
ngoài, đạt tiêu chuẩn trong kỳ thi tuyển đầu vào [6][74].
Chương trình đào tạo chuyên khoa chia thành 2 giai đoạn: Đào tạo
chuyên khoa cơ bản và đào tạo chuyên khoa nâng cao.
Đào tạo chuyên khoa cơ bản kéo dài 3 năm, do Đại học Quốc gia
Singapore chịu trách nhiệm chung. Quá trình đào tạo được thực hiện tại tất cả
các khoa đã được kiểm định trong bệnh viện giảng dạy công lập hoặc trung
tâm chuyên khoa quốc gia. Tất cả các học viên đều được giám sát, được thường
xuyên trao đổi với người giám sát. Quá trình đào tạo thực sự là quá trình học
nghề, bác sĩ thu được năng lực cốt lõi trong quá trình thực hành nghề nghiệp,
đào tạo tại bệnh viện. Việc đánh giá được thực hiện 6 tháng 1 lần.
Kết thúc giai đoạn đào tạo chuyên khoa cơ bản, học viên có thể thi để
đạt được vị trí nghề nghiệp cao hơn, lấy bằng Thạc sĩ Y khoa (Master of
Medicine), đăng ký hành nghề Bác sĩ chuyên khoa và thi học tiếp giai đoạn
đào tạo nâng cao.
Để chuyển từ giai đoạn đào tạo chuyên khoa cơ bản sang giai đoạn đào
tạo nâng cao, học viên phải đạt hai tiêu chí: Có đủ kinh nghiệm làm việc tại các
khoa, phòng liên quan đến chuyên khoa muốn học và vượt qua kỳ thi đầu vào.
Đào tạo chuyên khoa nâng cao kéo dài 3 - 4 năm. Học viện Y học chịu
trách nhiệm về việc đào tạo này (kể cả cấp học bổng).
Các ủy ban đào tạo chuyên khoa (Specialist Training Committee) chịu
trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo.
Ban Kiểm định chuyên khoa (Specialist Accreditation Board) do Bộ Y
tế thành lập có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn đào tạo chuyên khoa. Đến
nay, Ban Kiểm định chuyên khoa đã xây dựng được tiêu chuẩn cho 35 chuyên
khoa. Các tiêu chuẩn này là căn cứ để xây dựng chương trình và thẩm định
chất lượng đào tạo [7][58].
Ngoài ra, tại Singapore còn có các chương trình liên kết đào tạo chuyên
khoa y sau đại học với các trường đại học nước ngoài.
Đào tạo chuyên khoa y sau đại học tại Singapore hiện gặp phải thách
thức giữa nhu cầu bác sĩ chuyên khoa tăng nhưng thời gian đào tạo dài. Nhiều
học giả và nhà quản lý đề nghị không chia quá trình đào tạochuyên khoa
thành hai giai đoạn như hiện nay, mà đào tạo theo chương trình duy nhất, bao
gồm cả giai đoạn đào tạo chuyên khoa căn bản và nâng cao. Để đáp ứng nhu
cầu bác sĩ đa khoa của công tác y tế, các trường cần có giải pháp để các bác
sĩ, nhà khoa học từ bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh,... tham gia nhiều hơn
vào quá trình đào tạo chuyên khoa sau đại học [24][88].
4. Đào tạo và sử dụng chuyên khoa y sau đại học tại Malaysia
4.1. Giới thiệu chung
Malaysia hiện có 21 trường công lập và tư nhân đào tạo đại học y, cấp
bằng Cử nhân, tuyển sinh đầu vào là học sinh tốt nghiệp loại A trung học phổ
thông, thời gian học là 5 năm [30]. Đào tạo y khoa sau đại học có đào tạo
chuyên khoa và đào tạo chuyên khoa sâu [27][74], [31][57].
Hiện nay, đang có một số vấn đề đặt ra đối với đào tạo chuyên khoa y
sau đại học tại Malaysia:
- Làm thế nào để đào tạo y khoa, ở trình độ đại học và sau đại học, là
một quá trình tích hợp và logic cho đến khi bác sĩ có thể thực hiện một cách
an toàn chức năng của người hành nghề độc lập trong chuyên khoa chung,
chuyên khoa sâu hoặc đa khoa. Các cách thức học tập trong thời gian đào tạo
này phải được đưa ra kèm theo yêu cầu rõ ràng về kết quả và năng lực cần
phải đạt được vào cuối các giai đoạn khác nhau.
- Với số lượng ngày càng tăng sinh viên mới tốt nghiệp y khoa dự kiến
sẽ học thêm chuyên khoa trong tương lai gần, vậy hệ thống hiện tại có thể đáp
ứng được nhu cầu đào tạo chuyên khoa này. Làm thế nào để tăng số lượng bác
sĩ được đào tạo chuyên khoa mà không ảnh hưởng về chất lượng.
- Có cần đào tạo chuyên khoa chung và phải đạt trình độ nhất định
trong chuyên khoa chung trước khi đào tạo chuyên khoa sâu?
- Có nên thực hiện việc đánh giá tại chỗ tất cả các ứng viên, không
phân biệt bằng cấp, quá trình đào tạo và kinh nghiệm đã đạt được, kể cả được
đào tạo ở nước ngoài.
- Hiện nay, thời gian cần thiết để trở thành bác sĩ chuyên khoa và
chuyên khoa sâu là quá dài? Tốn phí thời gian, nguồn lực, cơ sở vật chất, làm
người học cảm thấy nặng nề cả về thể chất và tinh thần. Do thời gian đào tạo
dài, số người được đào tạo chuyên khoa sâu sẽ hạn chế, không đáp ứng được
yêu cầu ngày càng tăng và ngày càng phức tạp của người dân.
- Nguồn lực trong khu vực tư nhân dồi dào và có giá trị. Làm thế nào
để có thể khai thác các nguồn lực cho giáo dục và đào tạo chuyên khoa y sau
đại học tại Malaysia?
- Cơ cấu quản lý đào tạo y khoa sau đại học ở Malaysia phải như thế
nào và cần những cơ chế gì để đảm bảo và đảm bảo chất lượng [27][74].
4.2. Đào tạo chuyên khoa
Đào tạo chuyên khoa y sau đại học được thực hiện bởi các trường đại
học. Hiện nay, có 5 trường đại học đào tạo 22 chuyên khoa [31][57].
Đối tượng tuyển sinh là bác sĩ đã làm việc từ 2 năm trở lên, đỗ trong kỳ
tuyển sinh đầu vào do trường tổ chức.
Chương trình đào tạo chuyên khoa y sau đại học kéo dài 4 năm, được
thực hiện theo cấu trúc đã phê duyệt, cấp bằng Thạc sĩ Y khoa (Master in
Medicine). Năm đầu học viên được học viên được học các vấn đề cơ bản
thuộc chuyên khoa đã chọn. Những học viên đạt yêu cầu trong kỳ thi hết học
phần 1 tổ chức vào cuối năm học sẽ được học tiếp năm thứ Hai.
Hai năm tiếp theo học viên được đào tạo theo kiểu luân khoa trong các
khoa có liên quan tới chuyên khoa đã chọn. Những học viên đạt yêu cầu trong kỳ
thi hết học phần 2 tổ chức vào cuối năm thứ Ba sẽ được học tiếp năm thứ Tư.
Năm thứ Tư học viên được làm việc như bác sĩ thực tập chuyên khoa,
trong đó có 6 tháng làm việc tại đơn vị khám chữa bệnh đa khoa và 6 tháng
làm việc tại đơn vị khám chữa bệnh chuyên khoa. Kết thúc năm học này học
viên phải trình bày đề tài nghiên cứu.
Ngoài chương trình đào tạo chính quy trong các trường đại học như
trên, còn có chương trình mở, học trong 3 - 4 năm ngoài trường đại học,
thường đào tạo ở bệnh viện công đã được kiểm định [17][89].
Hiện nay, các cơ sở đào tạo Thạc sĩ Y khoa tại Malaysia có thể tuyển
sinh khoảng 600 học viên mỗi năm. Ngoài ra, có một số lượng nhỏ bác sĩ học
chương trình đào tạo chuyên khoa tại Anh, Mỹ [31][57].
Hội đồng Liên hợp Quốc gia (National Conjoint Board) là cơ quan
giám sát tất cả các chương trình đào tạo Thạc sĩ Y khoa tại Malaysia. Hội
đồng này gồm đại diện từ các trường y tham gia đào tạo chuyên khoa sau đại
học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ Giáo dục đại học, Vụ trưởng Vụ
đào tạo và nhân lực - Bộ Y tế, Giám đốc Học viện Y học Malaysia [21][77].
Ban Liên hợp Chuyên khoa (Specialty Conjoint Board) giám sát việc
đào tạo ở chuyên khoa tương ứng về việc lựa chọn học viên, chương trình đào
tạo, thi cử. Ban Liên hợp Chuyên khoa có đại diện từ các trường đại học, Bộ
Y tế Malaysia và Học viện Y học Malaysia [21][77], [31][57].
4.3. Đào tạo chuyên khoa sâu
Những người đã tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên khoa có thể
đăng ký với cơ sở đào tạo, và nếu vượt qua kỳ tuyển chọn của cơ sở đào tạo
sẽ được theo học chương trình đào tạo chuyên khoa sâu.
Các chương trình đào tạo chuyên khoa sâu tại Malaysiakéo dài từ 2 - 5
năm, có thể được đào tạo thêm 6 - 12 tháng ở nước ngoài [27][74], [31][57]
Học bổng đào tạo chuyên khoa sâu do Bộ Y tế cấp; công tác đào tạo
được thực hiện tại các bệnh viện thuộc Bộ Y tế hoặc bệnh viện thuộc các
trường đại học đã được kiểm định. Trong thời gian học, học viên làm việc như
một bác sĩ theo chương trình đã thiết kế, có số nhật ký, báo cáo giám sát.
Hiện nay, tại Malaysia, các chương trình đào tạo chuyên khoa sâu chưa
được thống nhất. Các Uỷ ban chuyên khoa sâu (Subspecialty Committee) là
cơ quan thiết lập tiêu chuẩn đối với các chương trình đào tạo chuyên khoa
sâu. Những tiêu chuẩn này thường quy định trình độ và / hoặc thời gian đào
tạo, kinh nghiệm thực hành nghề nghiệp trong chuyên khoa sâu. Một số
chuyên khoa sâu, như tiết niệu, thận học, đãtổ chức thi kiểm tra đầu ra sau khi
đào tạo chuyên khoa sâu [21][77].
Gần đây có một số cuộc thảo luận tại Malaysia về việc làm thế nào để
đào tạo chuyên khoa sâu có cấu trúc hơn và để đảm bảo rằng các ứng viên đạt
được năng lực và kết quả đầu ra cần thiết khi kết thúc khóa học [27][74],
[31][57]
5. Đào tạo và sử dụng chuyên khoa y sau đại học tại Trung Quốc
5.1. Giới thiệu chung
Đào tạo đại học Y tại Trung Quốc có thể kéo dài trong 5 năm để cấp
bằng Cử nhân, 7 năm để cấp bằng Thạc sĩ Y khoa (Master of Medicine). Có
vài trường đào tạo 8 năm, cấp bằng Bác sĩ Y khoa (Doctor of Medicine) để
đào tạo các nhà khoa học y sinh trong tương lai cho Trung Quốc [25][90],
[28]53]. Chương trình thực tập nội trú được thực hiện vào những năm cuối
của quá trình đào tạo đại học [25][90].
Tuyển sinh đầu vào đại học y dựa trên kết quả các kỳ thi tuyển sinh
quốc gia, nhưng đến năm 2004 vẫn chưa có kỳ kiểm tra đầu ra cấp quốc gia,
cũng chưa có một cơ quan nào làm công tác kiểm định các trường đại học y.
Năm 2005 Trung Quốc bắt đầu xây dựng tiêu chuẩn kiểm định các trường y.
Sau khi tốt nghiệp đại học y sẽ được hành nghề nếu vượt qua đợt kiểm
tra lấy chứng chỉ hành nghề [25][90].
Đào tạo y khoa sau đại học ở Trung Quốc gồm hai phương thức: đào
tạo nội trú (residency) và đào tạo cho người tốt nghiệp đại học y (graduate
medical training) để đào tạo các nhà nghiên cứu y khoa và bác sĩ lâm sàng cao
cấp có khả năng nghiên cứu [5][59].
Chương trình đào tạo nội trú và đào tạo cho người tốt nghiệp sau đại
học chưa thực sự phát triển. Bộ Sức khỏe cộng đồng (Ministry of Public
Health), và nhất là các trường y muốn đạt được sự công nhận quốc tế, đang
khẩn trương xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nội trú [25][90].
5.2. Đào tạo nội trú
Năm 1986, Bộ Sức khỏe cộng đồng mới bắt đầu nghiên cứu thiết lập
chương trình đào tạo nội trú; năm 1993 xây dựng được quy chế tạm thời, năm
1995 ban hành hướng dẫn chung về đào tạo nội trú [5][59].
Chương trình đào tạo nội trú hiện mới được thực hiện tại một số bệnh
viện giảng dạy và các bệnh viện đa khoa lớn ở thành phố. Mục tiêu sắp tới là
tiến hành từng bước, tiến tới đào tạo nội trú đối tới tất cả thầy thuốc [5][59],
[29][91].
Những đặc điểm cơ bản của chương trình đào tạo nội trú như sau:
- Học viên: Người mới tốt nghiệp đại học y.
- Mục tiêu: Thông qua quá trình đào tạo, thầy thuốc nội trú có đủ năng
lực hành nghề trong chuyên khoa đã học thông qua các các kỳ học luân khoa,
được hướng dẫn chẩn đoán và quản lý các bệnh thông thường thuộc chuyên
khoa đã chọn.
- Bệnh viện đào tạo: Bệnh viện hạng 2 loại A (theo phân loại của Bộ
Sức khỏe cộng đồng) trở lên, hầu hết là bệnh viện giảng dạy và các bệnh viện
đa khoa lớn.
- Thời gian đào tạo: 5 năm.
- Nội dung: Thái độ và đạo đức nghề y, khả năng và kỹ năng thực hành
lâm sàng, kiến thức chuyên khoa và ngoại ngữ.
- Phương pháp:
- Chương trình được chia thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Thực hiện trong 3 năm. Học viên nội trú được học luân
khoa trong các chuyên khoa sâu để được đào tạo về khả năng và kỹ năng lâm
sàng, chẩn đoán, quản lý các bệnh thông thường, tự nghiên cứu kiến thức
chuyên khoa và ngoại ngữ.
+ Giai đoạn hai: Thực hiện trong 2 năm. Học viên nội trú được học tập,
nghiên cứu nâng cao đồng thời kiến thức chuyên môn, kỹ năng và chẩn đoán
lâm sàng, khả năng điều trị bằng hình thức luân khoa, dần dần tập trung đào
tạo trong một chuyên khoa sâu. Trong năm cuối cùng của quá trình đào tạo,
học viên nội trú dành ít nhất 6 tháng làm Nhóm trưởng học viên nội trú, để
hướng dẫn thực hành sinh viên thực tập nội trú.
Chương trình đào tạo nội trú do trưởng khoa quản lý. Học viên nội trú
được hướng dẫn bởi thầy thuốc cao cấp. Ở giai đoạn thứ hai, thầy thuốc cao
cấp có thể dạy cho học viên nội trú theo từng cá nhân.
- Đánh giá: Học viên nội trú được đánh giá trong quá trình đào tạo và
khi kết thúc chương trình đào tạo. Trong quá trình học, từng trưởng khoa đánh
giá và kiểm tra học viên nội trú sau khi hết một phiên học tại khoa đó. Sau khi
kết thúc giai đoạn 1, bệnh viện sẽ tổ chức kiểm tra học viên và chỉ những
người đủ điều kiện mới được học tiếp giai đoạn 2. Khi kết thúc toàn bộ
chương trình, học viên nội trú được kiểm tra toàn diện bởi các bệnh viện.
Những người đủ điều kiện được cấp Chứng nhận tốt nghiệp.
Thông thường, thực hiện hình thức thi viết đối với kiến thức chuyên môn
và ngoại ngữ, đánh giá quản lý bệnh nhân giả định hoặc bệnh nhân thực đối với
năng lực và kỹ năng lâm sàng, và lấy nhận xét của trưởng khoa về thái độ [5][59].
5.3. Đào tạo cho người đã tốt nghiệp đại học y
Hai loại hình đào tạo cho người đã tốt nghiệp đại học y là đào tạo theo hướng
nghiên cứu và đào tạo hướng lâm sàng.
Đào tạo hướng lâm sàng bắt đầu từ năm 1986, mục tiêu là để đào tạo
bác sĩ lâm sàng cao cấp có khả năng lâm sàng và khả năng nghiên cứu.
Học viên thường là bác sĩ nội trú đã có vài năm kinh nghiệm lâm sàng,
phải vượt qua kỳ kiểm tra đầu vào. Quá trình đào tạo nhấn mạnh về khả năng
lâm sàng. Học viên được đào tạo để có kiến thức y học cơ bản rộng, kiến thức
chuyên khoa tiên tiến, khả năng quản lý độc lập về lâm sàng đối với các bệnh
thông thường và một số bệnh hiếm gặp trong chuyên khoa đã chọn,. Học viên
cũng được đào tạo về khả năng nghiên cứu, giảng dạy lâm sàng.
Thời gian đào tạo kéo dài từ 5 đến 6 năm, chia thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu kéo dài 3 năm. Học viên được luân chuyển trong các
chuyên khoa sâu, các buồng lâm sàng và cấp cứu. Họ được nghiên cứu kiến
thức lâm sàng, chẩn đoán và điều trị các bệnh thông thường trong một số
chuyên khoa sâu. Kết thúc giai đoạn này, học viên phải vượt qua một đợt
kiểm tra toàn diện.
+ Giai đoạn thứ hai kéo dài khoảng 2 đến 3 năm. Học viên tiếp tục
được luân phiên trong các chuyên khoa sâu và dần dần chuyên môn hóa trong
một chuyên khoa sâu. Họ nghiên cứu kiến thức, kỹ năng của chuyên khoa sâu
này, được làm Nhóm trưởng học viên nội trú trong năm cuối cùng, đồng thời
phải học chuyên sâu một số môn học và được đào tạo về khả năng nghiên cứu
lâm sàng. Học viên phản hoàn thành luận án nghiên cứu lâm sàng và thi vấn
đáp trước khi tốt nghiệp, nhận bằng [5][59].
PHỤ LỤC 4
Các chuyên ngành tổ chức thi tuyển sinh chuyên khoa cấp 1 (CK1) và chuyên
khoa cấp 2 (CK2) ở một trường đại học y dược năm 2012
CHUYÊN NGÀNH CK1 CK2
Y học hình thái:
- Giải phẫu
- Giải phẫu bệnh X X
- Mô phổi
Y học chức năng:
- Hóa sinh X X
- Huyết học X X
- Sinh lý học
- Miễn dịch – Sinh lý bệnh
- Vi sinh X
- Ký sinh trùng X X
Nội khoa: X
- Nội – Tiêu hóa X
- Nội hô hấp X
- Nội – Thận tiết niệu X
- Nội – Tim mạch X
- Hồi sức cấp cứu X
- Thần kinh X X
- Nội tiết X X
- Da liễu X X
- Lao và bệnh phổi X X
CHUYÊN NGÀNH CK1 CK2
- Lão khoa X X
Nhi khoa:
- Nhi – Sơ sinh X
- Nhi – Tiêu hóa X
- Nhi – Hô hấp X
- Nhi – Tim mạch X
- Nhi – Thần kinh X
- Nhi – Huyết học X
- Nhi – Thận X
- Nhi – Nội tiết và chuyển hóa X
- Nhi – Hồi sức X
Truyền nhiễm X X
Tâm thần X X
Gây mê hồi sức X X
Ung thư X X
Ngoại khoa: X X
- Ngoại – Lồng ngực
- Ngoại – Thần kinh – Sọ não X X
- Ngoại – Nhi X X
- Ngoại – Niệu X X
Chấn thương chỉnh hình X X
Phục hồi chức năng X
Nhãn khoa X X
Tai Mũi Họng: X
- Mũi – Họng X
- Thính học X
CHUYÊN NGÀNH CK1 CK2
Sản phụ khoa X X
Chuẩn đoán hình ảnh:
- X – Quang X
- Siêu âm X
Bác sĩ gia đình X
Điều dưỡng X
Dịch tễ học X
Y học dự phòng X
Quản lý y tế X X
Y tế công cộng X X
Y học cổ truyền X X
Răng Hàm Mặt X X
C.Nghệ dược phẩm và bào chế X X
Công nghệ dược phẩm
Bào chế
Hóa dược
Kiểm nghiệm thuốc – Độc chất
Kiểm nghiệm thuốc X
Dược liệu – Dược học cổ truyền X
Dược lý – Dược lâm sàng X X
Tổ chức quản lý dược X X
PHỤ LỤC 5
Bộ câu hỏi định lượng
BỘ Y TẾ
VỤ KHOA HỌC ĐÀO TẠO - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
XIN Ý KIẾN CỰU HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC
Trước hết, nhóm nghiên cứu đánh giá nhu cầu, khả năng đào tạo sau Đại
học thuộc Vụ Khoa học Đào tạo – Bộ Y tế và trường Đại học Y tế công cộng
xin gửi tới các anh chị cựu học viên lời chào trân trọng!
Đào tạo sau Đại học là nhu cầu thiết yếu để cung cấp nguồn nhân lực có
chất lượng và chuyên môn/tay nghề cao cho ngành y tế. Trải qua một thời
gian dài đào tạo sau Đại học, ngành Y tế hiện nay vẫn thiếu các thông tin về
tình hình sử dụng cũng như nhu cầu cán bộ y tế được đào tạo SĐH. Để nâng
cao chất lượng đào tạo SĐH, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến đóng góp của các
anh/chị về chương trình đào tạo, khả năng ứng dụng những kiến thức, kỹ năng
được học từ các chương trình đào tạo SĐH vào công việc hiện tại của các
anh/chị.
Chúng tôi xin khẳng định rằng các thông tin thu được chỉ nhằm mục đích
cung cấp bằng chứng cho các nhà quản lý chỉnh sửa, hoàn thiện các chương
trình đào tạo SĐH cũng như phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Việc
tham gia trả lời của anh/chị là hoàn toàn tự nguyện.Chúng tôi đánh giá cao
các ý kiến đóng góp của anh/chị và xin chân thành cảm ơn anh/chị đã hợp tác
với nhóm trong việc hoàn thành nghiên cứu này. Trong quá trình điền phiếu,
nếu có bất cứ câu hỏi nào cảm thấy chưa rõ, anh/chị có thể trực tiếp liên lạc
với Ths. Nguyễn Thanh Hà tại phòng Đào tạo SĐH trường Đại học Y tế công
cộng theo số máy 042662335, địa chỉ email nth1@hsph.edu.vn để trao đổi cụ
thể.
Saukhi hoàn thành phần trả lời, xin anh/chị hãy cho vào phong bì có tem
dán sẵn mà chúng tôi gửi kèm và gửi theo đường bưu điện trong thời gian
ngắn nhất. Xin chân thành cảm ơn.
Hướng dẫn các điền phiếu
- Với những thông tin cần viết: điền vào khoảng trống.
- Với những thông tin cần lựa chọn, đánh dấu: Khoanh tròn vào một
hay nhiều ô mã số tương ứng (xem ví dụ dưới đây)
- Khi lựa chọn nhầm, muốn sửa lại: gạch chéo dấu x vào vị trí nhầm,
rồi khoanh tròn vào vị trí đúng.
- Khi điền phiếu, đề nghị dùng bút mực, bút bi (không dùng bút chì),
tránh tẩy xóa. Nếu thực sự cần, xin hãy dùng bút phủ/bút xóa màu trắng
rồi dùng tiếp.
Ví dụ
Trong câu dưới đây nếu anh/chị trả lời là “Chuyên khoa cấp II” thì
anh/chị khoanh tròn vào số 3, nếu trót nhầm khoanh vào ô số 1 thì anh/chị
gạch chéo rồi khoanh lại vào số 3 như dưới đây.
Trình độ chuyên môn?
Bác sỹ nội trú
Chuyên khoa cấp I
Chuyên khoa cấp II
Thạc sỹ
Tiến sỹ
Khác (cụ thể)..
1
2
3
4
5
6
PHẦN 1. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN
Anh/chị hãy đọc kỹ câu hỏi, khoanh tròn vào những lựa chọn phù hợp hoặc
điền các thông tin thích hợp vào phần trả lời.
TT Câu hỏi Phần trả lời Ghi chú
1.1 Tỉnh
Huyện
.
.
1.2 Năm sinh
1.3 Giới tính
Nam
Nữ
1
2
1.4 Dân tộc
Kinh
Khác (cụ thể)..
1
2
1.5
Trình độ chuyên
môn?
Bác sỹ nội trú
Chuyên khoa cấp I
Chuyên khoa cấp II
Thạc sỹ
Tiến sỹ
Khác (cụ thể)..
1
2
3
4
5
6
1.6
Chuyên ngành đào
tạo ĐH
Trường
Năm tốt nghiệp ☐☐☐☐
1.7
Chuyên ngành đào
tạo SĐH (trình độ
cao nhất)
Chỉ ghi
chuyên
ngành cho
bằng cấp
cao nhất
Trường
Năm tốt nghiệp ☐☐☐☐
1.8 Tên đơn vị công
tác
1.9 Chức vụ chuyên
môn
1.10 Thời gian giữ chức
vụ trên
..năm....tháng.
PHẦN 2. CÔNG VIỆC TRƯỚC VÀ SAU KHÓA HỌC SĐH
TT Câu hỏi Phần trả lời Ghi chú
Trước khi đi học SĐH (tính đến thời điểm trước khi đi học)
2.1
Trước khi đi học SĐH,
anh/chị làm việc cho
cơ quan nào?
Ở nhà, chưa có chỗ làm chính thức
Cơ quan cấp TW, CQ trực thuộc Bộ
Cơ quan trực thuộc tỉnh/TP
Cơ quan thuộc cấp quận/huyện/thị xã
Cơ quan thuộc cấp xã, phường
Tổ chức quốc tế/phi chính phủ
Tổ chức/Công ty tư nhân
Mới tốt nghiệp Đại học
Khác (ghi rõ)...
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Chuyển
2.6
2.2
Cơ quan của anh/chị
thuộc lĩnh vực gì?
Không thuộc lĩnh vực y tế
Thuộc lĩnh vực y tế dự phòng/YTCC
Thuộc lĩnh vực y học điều trị
Khác (ghi rõ)...
1
2
3
4
2.3
Vị trí công tác của
anh/chị trước khi đi
học là gì?
Cán bộ/nhân viên
Lãnh đạo cấp phòng
Lãnh đạo cấp vụ
Người đứng đầu/cấp phó cơ quan, TC
Khác (ghi rõ)...
1
2
3
4
5
2.4
Ở vị trí công tác đó
anh/chị thường phải
thực hiện những
nhiệm vụ gì?
(Khoanh tròn tất cả
những lựa chọn phù
hợp với công việc của
anh chị)
Quản lý chương trình, dự án
Tư vấn
Lập kế hoạch
Đào tạo, giảng dạy, tập huấn
Thực hiện các chương trình y tế
Đánh giá,QL công tác khám chữa bệnh
Đánh giá, QL các dịch cận lâm sàng
GDTT nâng cao sức khỏe
Nghiên cứu
Công việc hành chính (Phát triển
nhân sự, tài chính,)
Các hoạt động y dược lâm sàng
(khám chữa bệnh, v.v.)
Khác (ghi rõ).
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
2.5 Trong những nhiệm vụ vừa kể trên, anh/chị hãy nêu một
nhiệm vụ chính mà anh/chị dành nhiều thời gian nhất?
(chọn và điền một mã số từ câu trên)
Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo SĐH
2.6
Sau khi tốt nghiệp
(khóa SĐH) anh chị có
chuyển cơ quan công
tác so với trước khi đi
học không?
Chuyển cơ quan khác
Không có gì thay đổi
Cơ quan cũ nhưng thay đổi vị trí công
tác
1
2
3
Chuyển
câu 2.10
2.7
Nếu có chuyển cơ
quan, vị trí công tác,
anh chị đã chuyển mấy
lần kể từ sau khi tốt
nghiệp..(khóa SĐH)?
Một lần
Hai lần
Ba lần
Trên 3 lần
1
2
3
4
2.8
Cơ quan công tác hiện
nay của anh/chị là cơ
quan thuộc loại nào?
Ở nhà, chưa có chỗ làm chính thức
Cơ quan cấp TW, CQ trực thuộc Bộ
Cơ quan trực thuộc tỉnh/TP
Cơ quan thuộc cấp quận/huyện/thị xã
Cơ quan thuộc cấp xã, phường
Tổ chức quốc tế/phi chính phủ
Tổ chức/Công ty tư nhân
Khác (ghi rõ)...
1
2
3
4
5
6
7
8
2.9
Cơ quan đó thuộc lĩnh
vực gì?
Không thuộc lĩnh vực y tế
Thuộc lĩnh vực y tế dự phòng/YTCC
Thuộc lĩnh vực điều trị
Khác (ghi rõ)...
1
2
3
4
2.10
Vị trí công tác của
anh/chị hiện nay là gì?
Cán bộ/nhân viên
Lãnh đạo cấp phòng
Lãnh đạo cấp vụ
Người đứng đầu/cấp phó cơ quan
Khác (ghi rõ)...
1
2
3
4
5
2.11
Ở vị trí công tác đó
anh/chị thường phải
thực hiện những
nhiệm vụ gì?
(Khoanh tròn tất cả
những lựa chọn phù
hợp với công việc của
anh chị)
Quản lý chương trình, dự án
Tư vấn
Lập kế hoạch
Đào tạo, giảng dạy, tập huấn
Thực hiện các chương trình y tế
Đánh giá, QL công tác khám chữa bệnh
Đánh giá, QL các dịch cận lâm sàng
GDTT nâng cao sức khỏe
Nghiên cứu
Công việc hành chính (Phát triển
nhân sự, tài chính,)
Các hoạt động y dược lâm sàng
(khám chữa bệnh, v.v.)
Khác (ghi rõ)..
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
2.12 Trong những nhiệm vụ vừa kể trên, anh/chị hãy nêu một
nhiệm vụ chính mà anh/chị dành nhiều thời gian nhất?
(chọn và điền một mã số từ câu trên)
2.13
Nhiệm vụ đó anh/chị
thấy có phù hợp với
những gì mình đã được
học tại chương trình
SĐH không?
Có
Không
Không rõ
1
2
3
Hỏi với
bằng cấp
cao nhất
2.14
Anh chị có ý định tìm
kiếm công việc khác
không?
Có
Không
Chưa biết
1
2
3
Chuyển
2.16
2.15
Nếu có, đó là công việc
liên quan đến lĩnh vực
gì
Quản lý chương trình, dự án
Tư vấn
Lập kế hoạch
Đào tạo, giảng dạy, tập huấn
Thực hiện các chương trình y tế
Đánh giá, QL công tác khám chữa bệnh
Đánh giá, QL các dịch cận lâm sàng
GDTT nâng cao sức khỏe
Nghiên cứu
Công việc hành chính (Phát triển
nhân sự, tài chính,)
Các hoạt động y dược lâm sàng
(khám chữa bệnh, v.v.)
Khác (ghi rõ)..
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
2.16
Anh/chị có ý định học
tiếp để nâng cao trình
độ không? (các chương
trình đào tạo dài hạn
như tiến sĩ, thạc sĩ,)
Có
Không
Chưa có
1
2
3
Chuyển
3.1
2.17
Nếu có, đó là chương
trình đào tạo gì?
Thạc sĩ
Tiến sĩ
Sau tiến sĩ (post-doctor)
1
2
3
2.18
Chương trình đó thuộc
lĩnh vực nào?
Y tế dự phòng/YTCC
Y học lâm sang
Lĩnh vực ngoài ngành y tế
Khác (ghi rõ)...
1
2
3
4
PHẦN 3. NHỮNG LÝ DO THEO HỌC SAU ĐẠI HỌC
TT Câu hỏi Phần trả lời Ghi chú
3.1
Những lý do gì khiến
anh/chị quyết định theo
học, (khóa SĐH)?
(có thể nhiều lựa chọn)
Để tìm việc làm
Có cơ hội thăng tiến
Tăng thu nhập
Tăng cường năng lực chuyên môn
Tìm kiếm công việc mới
Thay đổi con đường nghề nghiệp
Tăng cường kiến thức, kỹ năng
Lãnh đạo cơ quan cử đi học
Do có học bổng
Không hài lòng với công việc cũ
Khác (ghi rõ)..
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
3.2 Trong những lý do trên thì lý do nào là lý do chính?
(chọn và điền một mã số từ câu trên)
3.3
Vì những lý do gì
anh/chị đã chọn theo học
chương trình đào tạo
SĐH ở
trường..?
(có thể nhiều lựa chọn)
Vì danh tiếng của trường
Có chương trình đào tạo tốt
Có đội ngũ giảng dạy tốt
Có môi trường học tập tốt (phương
tiện, TTB giảng dạy,)
Hệ thống ký túc xá, ăn ở thuận lợi
Thời gian đào tạo phù hợp
Có hỗ trợ học bổng, phương tiện học
tập (máy tính, tài liệu,)
Có người quen giới thiệu
Khác (ghi rõ)..
1
2
3
4
5
6
7
8
9
3.4 Trong những lý do trên thì lý do nào là lý do chính?
(chọn và điền một mã số từ câu trên)
PHẦN 4. THÔNG TIN VỀ CHUYÊN MÔN/ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
TT Câu hỏi Phần trả lời Ghi chú
CHUYÊN MÔN
4.1
Anh/chị có tự tin về chuyên
môn của mình sau khi tốt
nghiệp SĐH không?
Có
Không
Không nhớ/Không trả lời
1
2
3
4.2
Anh/chị có thực hiện được
những thao tác/thủ thuật mà
Có, thực hiện được hết
Có, thực hiện được 1 phần
1
2
anh/chị đã được học không? Không thực hiện được
Không biết/không trả lời
3
4
4.3
Kể từ khi công tác trong hệ
điều trị, anh/chị đã bao giờ
mắc sai lầm trong chuyên
môn chưa (VD: chẩn đoán
sai gây tử vong, chỉ định
phẫu thuật sai, tai biến khi
điều trị)
Có
Không
Không nhớ/Không trả lời
1
2
3
4.4 Nếu có cụ thể là gì?
.
.
.
4.5
Đó là trước hay sau khi
anh/chị học SĐH
Trước khi học SĐH
Sau khi học SĐH
Cả trước và sau học SĐH
Không nhớ/không trả lời
1
2
3
4
4.6
Nguyên nhân chính của sai
lầm chuyên môn
Trình độ chuyên môn
Tinh thần trách nhiệm
Thiếu trang bị, thuốc men
Khác (nêu rõ)
1
2
3
4
KHẢ NĂNG VỀ ĐÀO TẠO/ TẬP HUẤN/HƯỚNG DẪN
4.7
Kể từ khi hoàn thành chương
trình SĐH anh/chị có tham
gia hướng dẫn học viên, sinh
viên, cán bộ làm đồ án/luận
văn hay nghiên cứu không?
Có
(số lượng đồ án/luận văn/nghiên
cứu đã hướng dẫn..)
Không
1
2
4.8 Nếu có, đối tượng là ai?
Sinh viên
Học viên SĐH
Cán bộ cơ quan
Khác (cụ thể).
4.9
Nội dung, chủ đề hướng dẫn
đúng chuyên ngành anh chị
được đào tạo không?
4.10 Vai trò hướng dẫn
Hướng dẫn chính
Đồng hướng dẫn
Khác (cụ thể).
1
2
3
4.11 Thời gian hướng dẫn
Trước khi học SĐH
Sau khi học SĐH
Cả trước và sau học SĐH
Khác (cụ thể).
1
2
3
4
4.12
Anh/chị có tham gia là giảng
viên giảng dạy, tập huấn
chuyên môn không?
Có
Không
Không nhớ/Không trả lời
1
2
3
Chuyển4.14
Chuyển4.14
4.13
Nếu có, anh/chị đã giảng
dạy, tập huấn nội dung gì?
.
4.14
Anh/chị có tham gia với tư
cách là người trình bày các
buổi tọa đàm, nói chuyện
chuyên môn không?
Có
Không
Không nhớ/Không trả lời
1
2
3
Chuyển4.16
Chuyển4.16
4.15
Nếu có, anh/chị tham gia tọa
đàm nói, chuyện chuyên
môn về nội dung gì?
VIẾT SÁCH, VIẾT TÀI LIỆU KHOA HỌC
4.16
Anh/chị đã bao giờ tham gia
viết sách chuyên môn/sách
chuyên ngành chưa?
Có
Không
Không nhớ/Không trả lời
1
2
3
Chuyển4.18
Chuyển4.18
4.17
Nếu có, cụ thể là sách gì?
Anh/chị viết khoảng bao
nhiêu trang?
1. Tên
sách.........
..........Sốtrang..
2. Tên
sách.................................
.........Sốtrang..
3. Tên
sách....................................
.........Sốtrang..
4. Tên
sách.................................
.........Số trang..
4.18
Anh/chị đã bao giờ có bài
báo khoa học đăng trên tạp
chí, tập san khoa học chưa?
Có
Không
Không nhớ/không rõ
1
2
3
Chuyển4.21
Chuyển4.21
4.19
Nếu có, số lượng bài báo đã
được đăng? Đăng trên tập
san nào?
Số lượng bài:..
Các tạp chí/tập san.
.
.
.
4.20
Vai trò của anh/chị trong bài
báo?
Tác giả chính
Đồng tác giả
Hiệu đính
Khác (cụ thể)..
1
2
3
4
THÀNH VIÊN CỦA CÁC HỘI, BAN KHOA HỌC
4.21
Anh/chị có là thành viên một
hội, ban khoa học nào
không?
Có
Không
1
2
Chuyển
4.23
4.22
Nếu có, cụ thể là ban, hội
nào?
4.23
Năm vừa qua, anh/chị có
tham gia một hội nghị/hội
thảo chuyên môn nào
không?
Có
Không
Không nhớ/không trả lời
1
2
3
Chuyển 5.1
Chuyển 5.1
4.24
Nếu có, đó là hội nghị/hội
thảo gì? Trong nước hay
Quốc tế?
Hội thảo ..
....
Hội thảo .
....
Hội thảo .....
.
PHẦN 5: CÁC KỸ NĂNG HỖ TRỢ CHO CHUYÊN MÔN
5.1. Anh/chị đã được học ngoại ngữ gì khi học đại học và SĐH? Trình độ và
mức độ sử dụng ngoại ngữ của anh/chị như thế nào?
Không được học/không biệt một ngoại ngữ nào ☐chuyển 5.2
Tên
ngoại
ngữ
Nơi học Sử dụng hiện đại
Trình độ
1 4
Không tốtRất tốt
Đại
học
Sau
đại
học
Thường
xuyên
Ít sử
dụng
Không
sử
dụng
Nghe Nói Đọc Viết
1 2 1 2 3 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
1 2 1 2 3 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
1 2 1 2 3 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
TT Câu hỏi Phần trả lời Ghi chú
5.2
Anh/chị thấy ngoại ngữ nào
thật sự cần thiết cho công
việc hiện tại của anh/chị
không?
Có
Không
Không biết/không trả lời
1
2
3
5.3
Anh/chị có nguyện vọng học
thêm ngoại ngữ để phục vụ
công việc của mình không?
Có
Không
Không biết/không trả lời
1
2
3
Chuyển 5.5
Chuyển 5.5
5.4
Nếu có, đó là ngoại ngữ gì?
Mức độ/trình độ nào?
1
2
3
5.5. Anh/chị có sử dụng được máy vi tính phục vụ cho công việc chuyên môn
của mình không?
Có☐ Không☐Chuyển 5.7 Không trả lời ☐ Chuyển 5.7
5.6. Nếu có, anh/chị có thể sử dụng được các chương trình nào? Mức độ thành
thạo khi dùng?
Chương trình
Mức độ sử dụng trong
công việc hiện tại
Mức độ tự tin
khi sử dụng
1-Hoàn toàn không sử
dụng
2-Thỉnh thoảng
3-Thường xuyên
1-Không tự tin
2-Ít tự tin
3-Tự tin
4-Rất tự tin
1. Soạn thảo văn bản/Word 1 2 3 1 2 3 4
2. Bảng tính/Excel 1 2 3 1 2 3 4
3. Chương trình phân tích số liệu-SPSS 1 2 3 1 2 3 4
4. Chương trình phân tích số liệu -
STATA
1 2 3 1 2 3 4
Chương trình
Mức độ sử dụng trong
công việc hiện tại
Mức độ tự tin
khi sử dụng
1-Hoàn toàn không sử
dụng
2-Thỉnh thoảng
3-Thường xuyên
1-Không tự tin
2-Ít tự tin
3-Tự tin
4-Rất tự tin
5. Chương trình phân tích số liệu-
EpiInfo (6.04; 2000)
1 2 3 1 2 3 4
6. Chương trình Epidata 1 2 3 1 2 3 4
7. Khác (cụ thể) 1 2 3 1 2 3 4
8. Khác (cụ thể) 1 2 3 1 2 3 4
9. Khác (cụ thể) 1 2 3 1 2 3 4
10. Khác (cụ thể) 1 2 3 1 2 3 4
TT Câu hỏi Phần trả lời Ghi chú
5.7
Anh/chị thấy tin học nào thật sự cần
thiết cho công việc hiện tại của
anh/chị không?
Có
Không
Không biết/không trả lời
1
2
3
5.8
Anh/chị có nguyện vọng học thêm
tin học để phục vụ công việc của
mình không?
Có
Không
Không biết/không trả lời
1
2
3
Chuyển 6.1
5.9
Nếu có, đó là chương trình/nội
dung gì? Mức độ/trình độ nào?
1...
2..
3..
PHẦN 6: ĐÁNH GIÁ VỀ SỬ DỤNG CÁN BỘ CÓ TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC
TT Câu hỏi Phần trả lời Ghi chú
6.1
Theo anh/chị công việc hiện
tại có phù hợp với trình độ
chuyên môn của anh/chị
không?
Có
Không
Không biết/không trả lời
1
2
3
Chuyển
6.4
6.2 Nếu không thì tại sao?
6.3
Theo anh/chị công việc, vị trí
nào phù hợp với chuyên môn
của anh/chị?
6.4
Theo anh/chị, những người có
trình độ SĐH thì nên công tác
ở tuyến cơ quan nào?
Tuyến trung ương
Tuyến huyện
Tuyến xã
1
2
3
6.5
Theo anh/chị việc sử dụng cán
bộ SĐH ở cơ quan anh/chị
hiện tại đã hợp lý chưa?
Hợp lý
Hợp lý một phần nào đó
Chưa hợp lý
Không biết/không trả lời
1
2
3
4
Chuyển
7.1
6.6 Nếu chưa hợp lý thì tại sao?
PHẦN 7: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
7.1. Với tư cách là những người đã học qua chương trình đào tạo SĐH của
trường., Anh/chị vui lòng cho biêt ý kiến chung về chương trình đào
tạo tại trường.
(Anh/chị hãy khoanh tròn vào số tương ứng)
1 2 3 4 5
Hoàn toàn
không đồng ý
Không
đồng ý
Không
biết
Đồng ý Hoàn toàn
đồng ý
7.1. Ý kiến chung về chương trình sau đại học 15
1. Chương trình, nội dung đào tạo được thiết kế sát với yêu
cầu công việc
1 2 3 4 5
2. Khối lượng các môn học trong chương trình đào tạo là phù
hợp
1 2 3 4 5
3. Cấu trúc các môn học trong chương trình khá cân đối 1 2 3 4 5
4. Chương trình đào tạo được cập nhật kiến thức mới 1 2 3 4 5
5. Chương trình phù hợp với công việc/anh chị đang đảm
nhiệm
1 2 3 4 5
6. Cơ sở đào tạo đã phù hợp với công việc anh/chị đang đảm
nhiệm
1 2 3 4 5
7. Thời gian đào tạo vừa phải 1 2 3 4 5
8. Việc giảng dạy lý thuyết tại trường của chương trình SĐH
có thời lượng hợp lý và phù hợp với công việc
1 2 3 4 5
9. Điều kiện thực hành tại phòng thí nghiệm tốt 1 2 3 4 5
Không có thực hành tại phòng thí nghiệm Chuyển câu 10
10. Phòng thí nghiệm đủ trang thiết bị, máy móc cần thiết 1 2 3 4 5
11. Cơ sở thực hành (bệnh viện, nơi khác) tốt 1 2 3 4 5
Không có cơ sở thực hành Chuyển câu 12
12. Các giảng viên chuyên ngành có năng lực chuyên môn tốt 1 2 3 4 5
13. Các cán bộ quản lý đào tạo của trường có năng lực tốt 1 2 3 4 5
14. Cơ sở đào tạo bố trí hợp lý các giảng viên hướng dẫn thực
hành
1 2 3 4 5
7.2. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy của trường
1 2 3 4 5
Hoàn toàn
không đồng ý
Không
đồng ý
Không
biết
Đồng ý Hoàn toàn
đồng ý
15
1. Ký túc xá cho học viên được bố trí thuận tiện 1 2 3 4 5
Trường không có KTX ☐
Không có nhu cầu ở KTX☐
2. Chỗ ở trong bệnh viện/tại cơ sở thực hành được bố trí
thuận tiện
1 2 3 4 5
Trường không có bệnh viện/ cơ sở thực hành☐
Không có nhu cầu ở bệnh viện/cơ sở thực hành☐
3. Cơ sở đào tạo bố trí phòng học, phòng làm việc thuận
tiện cho học viên tại bệnh viện/cơ sở thực hành
1 2 3 4 5
4. Cơ sở đào tạo có chỗ giải trí, thể thao phục vụ học viên 1 2 3 4 5
5. Trang thiết bị phục vụ giảng dạy đáp ứng nhu cầu học
tập
1 2 3 4 5
6. Thư viện nhà trường đáp ứng được nhu cầu tìm, đọc tài
liệu
1 2 3 4 5
7. Điều kiện phòng học đáp ứng được yêu cầu học tập 1 2 3 4 5
8. Sách và tài liệutham khảo phong phú, đa dạng 1 2 3 4 5
7.3. Các ý kiến khác về cơ sở đào tạo
15
1. Nhìn chung anh/chị hài lòng với đội ngũ giảng viên
chính của trường
1 2 3 4 5
2. Nhìn chung anh/chị hài lòng với đội ngũ giảng viên
kiêm chức/mời giảng của trường
1 2 3 4 5
3. Nhìn chung anh/chị hài lòng với các kiến thực anh/chị
học được từ nhà trường
1 2 3 4 5
4. Các phòng ban chức năng tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình học tập
1 2 3 4 5
5. Các thực địa, bệnh viện tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ
tốt cho anh/chị trong quá trình học tập thực địa/bệnh
viện
1 2 3 4 5
6. Chương trình đào tạo giúp tăng thêm uy tín về mặt
chuyên môn trong công tác
1 2 3 4 5
7. Chương trình đào tạo giúp tăng thêm thu nhập cho
anh/chị
1 2 3 4 5
7.4. Trong chương trình đào tạo SĐH mà anh/chị đã được học, có môn
học/chủ đề nào anh/chị thấy là cần thiết cho công việc của anh/chị mà
chưa được đào tạo hoặc đào tạo chưa được đầy đủ không?
☐Có ☐Không ☐Không biết/không trả lời
Nếu có anh/chị hãy kể tên môn học/chủ đề cần bổ sung cho chương trình học
.....
.....
7.5. Những nội dung/vấn đề nào anh/chị được đào tạo, học kỹ ở chương
trình SĐH nhưng ít hoặc không được áp dụng trong công việc hàng ngày
của anh/chị không?
☐Có ☐ Không ☐ Không biết/không trả lời
Nếu có anh/chị hãy kể tên môn học/chủ trong chương trình học mà ít hoặc
không áp dụng trong công việc hàng ngày của anh/chị:
.....
.....
7.6. Để phục vụ công tác hàng ngày phù hợp với nhiệm vụ của anh/chị hiện
nay, những vấn đề, nội dung nào cần được đào tạo thêm?
☐Có ☐ Không ☐ Không biết/không trả lời
.....
.....
Nếu đồng ý, xin anh/chị cho biết một số thông tin cập nhật để chúng tôi
liên lạc sau này
Họ tên của anh/chị: ...........................................................................................
Địa chỉ cơ quan: ...............................................................................................
Điện thoại:..Fax:.Di động
Email: ...............................................................................................................
Địa chỉ nhà riêng: .............................................................................................
Điện thoại ....................................... Fax: ..........................................................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pvtac_7006.pdf