Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Với mục tiêu của đề tài, từ tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài luận án, dựa trên một số cơ sở lý thuyết về mô hình bán lẻ hiện đại và lý thuyết quản lý Nhà nước để tiếp cận nghiên cứu. Theo đó, luận án đã tập trung giải quyết một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích vai trò, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp (cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam) trong thị trường bán lẻ hiện đại; Thứ hai, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận án cũng đánh giá khái quát về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế trên các mặt thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; Thứ ba, bằng việc sử dụng ma trận SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là: 1. Xây dựng, hoàn thiện định hướng chiến lược phát triển thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; 2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta; 3. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với các hoạt động của các doanh nghiệp bản lẻ hiện đại ở Việt Nam; 4. Nâng cao vai trò công tác thanh tra đối với hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 822 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH ĐẠT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.34.04.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2018 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN NGÃI 2. TS. NGUYỄN HỮU THÂN Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Đức Bình Phản biện 2: PGS.TS. Lê Xuân Đình Phản biện 3: PGS.TS. Trần Minh Tuấn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Vào hồi.......giờphút, ngày.. tháng...năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đề tài chọn chủ đề “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” vì các lý do sau: Là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã cam kết lộ trình mở cửa thị trường bán lẻ trong nước. Các tập đoàn nước ngoài, khi đầu tư vào Việt Nam có đặc điểm chung là không chỉ xây dựng những trung tâm thương mại lớn mà chuyển sang đầu tư vào cả các cửa hàng tầm trung và siêu nhỏ. Bên cạnh đó, họ bắt tay vào việc xây dựng những thương hiệu riêng cũng như hợp tác với các nhà sản xuất trong nước, kể cả nông dân để cung cấp hàng hoá cho họ và sẵn sàng mua lại các doanh nghiệp khác khi có cơ hội Theo Bộ Công thương, dự báo đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 1.200 – 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại. Đây là một cơ hội lớn khi đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Câu hỏi đặt ra là đến năm 2020, các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường bán lẻ Việt Nam hay chỉ ở các thành phố lớn, các vùng trung tâm? Các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại của nước ta còn giữ được vị trí trên thị trường hay không? Nhà nước cần hỗ trợ như thế nào để giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể phát triển trong thị trường tiềm năng này. Mặt khác, Việt Nam chưa có kinh nghiệm cũng như thiếu một hệ thống tổ chức quản lý hoàn chỉnh, chính sách quy định dẫn đến việc tạo nhiều kẽ hở cho doanh nghiệp FDI lợi dụng Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, kể từ sau khi gia nhập WTO và mở cửa thị trường bán lẻ, hệ thống chuỗi bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam tuy đã phát triển nhưng thiếu 2 ổn định, thiếu quy hoạch cụ thể và thiếu bền vững, dễ bị tổn thương mỗi khi có biến động trong môi trường kinh doanh bên ngoài. Việc tổ chức, quản lý hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam còn nhiều hạn chế do thiếu chiến lược và quy hoạch cơ sở hạ tầng phát triển hệ thống phân phối bán lẻ, chậm ban hành hoặc còn thiếu các chính sách để phát triển phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại như: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, nhượng quyền thương mại Vấn đề “Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” được chọn làm đề tài luận án tiến sỹ, chuyên ngành quản lý kinh tế là cấp bách, có ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn cao. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; - Đánh giá thực trạng, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; - Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại và rút ra bài học cho Việt Nam; - Đánh giá thực trạng, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; - Đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 2.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong hội nhập quốc tế gồm những nội dung gì? - Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại (doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như thế nào? - Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước và có vốn nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam là gì? - Các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong giai đoạn tới? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong nước và doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên thị trường Việt Nam (siêu thị và trung tâm thương mại), không nghiên cứu loại hình thương mại điện tử (hoạt động mua bán hàng qua Internet). Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2007 (năm Việt Nam tham gia WTO) đến năm 2016. Về không gian nghiên cứu: quản lý nhà nước dưới góc độ chức năng quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm: ban hành khung khổ pháp lý để doanh nghiệp hoạt động; tổ chức bộ máy thực hiện và thực hiện chính sách đối với doanh nghiệp; kiểm tra, thanh tra hoạt động của doanh nghiệp (ở nội dung này, công tác thanh kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp được xét thông qua hoạt động của chủ thể quản lý là Cục quản lý thị trường). 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án: Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp sau: Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu tài liệu; Thứ hai, phương pháp điều tra, khảo sát; Thứ ba, phương pháp phân tích, tổng hợp; Thứ tư, phương pháp so sánh; Thứ năm, phương pháp dự báo. 5 Khung phân tích 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam (thành công, tồn tại hạn chế và nguyên nhân); Cơ sở lý luận về thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại Thực trạng quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp bán lẻ hiện đại của Việt Nam hiện nay Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với DN bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập KTQT Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến QLNN đối với DN bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam Cơ hội và thách thức đối với DN bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam DN FDI 6 Thứ ba, đề xuất quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Ý nghĩa thực tiễn: đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các DN bán lẻ hiện đại (DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài) trên thị trường Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án được chia làm 4 chương: Chương I: Tổng quan các nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chương III: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam Chương IV: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HIỆN ĐẠI 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.1.1.Vấn đề quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp Nguyễn Pháp với “Quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp” đã đưa ra một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Vũ Huy Từ trong “Vai trò quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp” nhấn mạnh đến vấn đề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và việc cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước, tuy nhiên, tác giả chỉ ra sự đổi mới của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ở nước ta. Nguyễn Thế Quyền “Giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp” chỉ ra những điểm bất hợp lý trong các chính sách và đề xuất 3 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp”: 1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật quản lý doanh nghiệp; 2. Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý; 3. Nâng cao trình độ chuyên môn, ý thực trách nhiệm, đạo đức của cán bộ quản lý. Như Vũ Minh “Ai chịu trách nhiệm và quản lý ra sao?” đã nêu bật 2 vấn đề chính trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp: 1. Cơ quan nào là đầu mối, chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện vai trò quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp?; 2. Công cụ chủ yếu và quan trọng nhất để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là gì. Nghiên cứu của Ngô Tuấn Anh trong “Những chuyển biến về quan niệm mô hình tổ chức doanh nghiệp trong thế kỷ XXI” cho rằng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự chuyển biến của môi trường kinh doanh cũng khác đi, lúc đó, doanh nghiệp cần phải chú ý đến sự cạnh tranh toàn 8 cầu, sự phát triển công nghệ, nhu cầu khách hàng. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố là: 1. Gọn nhẹ và nhanh chóng; 2. Linh hoạt trong vai trò và kỹ năng; 3. Tích hợp hệ thống; 4. Sáng tạo 1.1.2.Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp FDI TS. Trần Xuân Hải đã nhấn mạnh trong “Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI” cho rằng vai trò của Nhà nước trong quản lý kinh tế đối với các doanh nghiệp có vốn FDI thể hiện: Duy trì sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô, tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh. Ông cũng chỉ ra rằng, Việt Nam hiện nay chưa có một hệ thống tổ chức hoàn chỉnh cũng như chưa có các quy định cụ thể về quản lý doanh nghiệp có vốn FDI sau khi được cấp giấy phép đầu tư. Trong “Phân cấp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” tác giả Vũ Xuân Bình đã chỉ ra những thành công và hạn chế trong công tác quản lý hoạt động FDI ở Việt Nam. Trong đó nhấn mạnh những hạn chế từ các Bộ, ngành và các hạn chế từ các cơ quan quản lý địa phương. TS. Phan Hữu Thắng trong nghiên cứu “25 năm thu hút FDI: góc nhìn từ quản lý nhà nước” đã nêu ra các hạn chế và đưa ra 2 đề xuất trên 2 khía cạnh: 1. Công tác quản lý đối với FDI; 2. Lựa chọn đối tác chiến lược trong thu hút và sử dụng FDI, hướng vào thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn vốn FDI. Lê Thị Thanh Thuý trong “Công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Quảng Ngãi” nêu ra một số vấn đề về quản lý nhà nước: thủ tục hành chính rườm rà, việc thực hiện và kiểm tra dự án FDI vẫn còn bất cập, chưa thu hút được các dự án có chất lượng cao về công nghệ, chính sách thuế còn nhiều bất hợp lý 9 1.1.3. Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp Việt Nam Trong “Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp” của TS. Trang Thị Tuyết đã nhấn mạnh đến thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là các cơ quan quản lý nhà nước quá dễ dàng thậm chí quá tuỳ tiện trong việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Theo Nguyễn Thế Quyền trong “Giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp” nêu ra những điểm bất cập và chưa hợp lý trong việc cổ phần hóa DNNN và trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngân “Về vai trò của Nhà nước trong sự phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam” chỉ ra nguyên nhân hạn chế là vẫn mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, các quy định pháp luật về cơ chế quản lý đối với tổng công ty còn nhiều điểm chưa hợp lý song vẫn chưa được bổ sung, sửa đổi, một số cơ chế, chính sách đối với tổng công ty chưa phù hợp. 1.1.4. Quản lý nhà nƣớc đối với các DN bán lẻ hiện đại “Phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Võ Phước Tấn cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác như “Một số ý kiến về hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá ở nước ta”, “Quy mô, tốc độ, cơ cấu tiêu thụ trong nước”, “Cuộc đối đầu trên thị trường bán lẻ Việt Nam”, đều chỉ ra rằng thị trường bán lẻ ở Việt Nam được đánh giá là phát triển tương đối nhanh, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của người tiêu dùng, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Tác giả Võ Phước Tấn còn chỉ rõ việc quản lý điều hành của nhà nước về thị trường bán lẻ còn mặt chưa tốt, chưa kịp thời, còn tình trạng phát triển thị trường bán lẻ tự phát, mất cân đối, chưa xây dựng được bản đồ quy hoạch siêu thị, trung tâm thương mại trên phạm vi toàn quốc. 10 “Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp thương mại Việt Nam – thực trạng và giải pháp” của Phan Tố Uyên đã chỉ ra vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức và quản lý hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam còn nhiều hạn chế do thiếu chiến lược và quy hoạch cơ sở hạ tầng để phát triển hệ thống phân phối bán lẻ trong tương lai. Chậm ban hành hoặc còn thiếu các chính sách và giải pháp để phát triển phương thức kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, nhượng quyền thương mại... Các tác giả đều nhận thấy, hệ thống chuỗi cửa hàng bán lẻ của các doanh nghiệp Việt Nam tuy đã có những kết quả đáng mừng song còn chứa nhiều yếu tố bất ổn và rủi ro. Thực tiễn đang đặt ra yêu cầu phải xây dựng đồng bộ hệ thống các giải pháp không chỉ từ phía các doanh nghiệp Việt Nam mà còn cả từ phía nhà nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện vào nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và toàn cầu. Còn đối với các doanh nghiệp FDI thì gần như là vai trò quản lý của nhà nước còn rất yếu và thiếu. Phần lớn các nghiên cứu đều nhất trí việc cần có bàn tay của Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động của chuỗi hệ thống bán lẻ. 1.1.5. Về các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý doanh nghiệp trên thị trƣờng bán lẻ hiện đại nói riêng Nghiên cứu “Giải pháp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp”, tác giả Nguyễn Thế Quyền nhấn mạnh đến một số giải pháp như: 1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về quản lý đối với các doanh nghiệp; 2. Đổi mới phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; 3. Nâng cao trình độ 11 chuyên môn, ý thức trách nhiệm và đạo đức, phẩm chất của các cán bộ, công chức làm công tác quản lý đối với các doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần khuyến khích các doanh nghiệp quy mô lớn mua, sáp nhập những cửa hàng nhỏ để phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Vũ Văn Hùng trong bài “Giải pháp từ phía nhà nước nhằm phát triển các siêu thị bán lẻ Việt Nam” đưa ra một số giải pháp cụ thể như: Quy hoạch phát triển tổng thể các kết cấu hạ tầng thương mại, nâng cao chất lượng hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, có chính sách khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng thương mại... 1.2.Tình hình nghiên cứu quốc tế 1.2.1.Tình hình và xu hƣớng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở các nƣớc Trong “Retail internationalization: Lessons from “Big Three” global retailers’ failure cases” Jay Sang Ryu và Jeff J. Simpson đã chỉ ra ba yếu tố quan trọng xuất hiện và các nhà bán lẻ khác nên xem xét khi lập kế hoạch chiến lược cho quốc tế và mở rộng là: (1) thích nghi để lưu trữ văn hóa và thị trường; (2) đạt được lợi thế cạnh tranh trong thị trường mới; (3) đạt được tư duy và chiến lược toàn cầu.. “Revitalizing the retail trade sector in rural communities: Lessons from three midwestern states” của Leistritz, F. Larry và Ayres, Janet S. thảo luận về các động lực phát triển của thương mại bán lẻ ở nông thôn và các chiến lược được sử dụng bởi các cộng đồng nông thôn ở các bang miền Trung Tây nước Mỹ nhằm khôi phục sự phát triển của ngành này. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra năm lĩnh vực giúp phát triển thương mại bán lẻ: Kỹ 12 thuật tổ chức; Hỗ trợ tài chính doanh nghiệp; Tuyển dụng; Các chiến dịch khuyến mại; Nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp. “Market power analysis in the retail food industry: a survey of methods” của Digal, L.N.; Ahmadi - Esfahani, F.Z. tổng hợp các phương pháp khác nhau được sử dụng để phân tích sức mạnh thị trường trong ngành công nghiệp thực phẩm bán lẻ và cho rằng sự kết hợp của các phương pháp tiếp cận giảm thiểu những điểm yếu và xây dựng dựa trên những điểm mạnh của một sự tiếp cận đơn có thể chứng minh nhiều hứa hẹn cho việc nghiên cứu những ứng xử phi cạnh tranh. 1.2.2.Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở một số nƣớc Luật bán lẻ và tiêu dùng của nước Mỹ (Retail and Consumer Law) bao gồm các vấn đề như quy định pháp luật bảo vệ quyền của người tiêu dùng; đảm bảo cạnh tranh thương mại công bằng. Samir Varma, David Schwartz, Scott Diamond trong bài báo “Các chính sách thương mại của Trump tác động tới các nhà bán lẻ Mỹ như thế nào?” (How Trump’s trade policies affect U.S. retailers?) đã nêu ra 5 loại chính sách mà chính quyền Trump thực hiện có ảnh hưởng mạnh tới ngành bán lẻ. Jane Drake-Brockman and Fan Ying trong báo cáo nghiên cứu của APEC “Trung Quốc: Cải cách cơ cấu trong khu vực dịch vụ bán lẻ” (China: Structural Reform in the Retail Services Sector) (2017) đề ra một số hướng cải cách chính sách và quản lý ngành bán lẻ Trung Quốc. 1.3.Khoảng trống nghiên cứu Chưa có nghiên cứu nào mang tính hệ thống, chi tiết và đầy đủ đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường 13 Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại, chỉ ra các doanh nghiệp trong nước nên phát triển ở đâu, ở phạm vi nào, còn đâu là nơi kêu gọi đầu tư từ các đối tác nước ngoài. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 2.1.1. Khái niệm bán lẻ và bán lẻ hiện đại Luận án sử dụng khái niệm bán lẻ hiện đại là: hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các nhân viên bán hàng thuộc các chuỗi cửa hàng của các doanh nghiệp 2.1.2. Đặc điểm của loại hình bán lẻ hiện đại Bán lẻ hiện đại mang đầy đủ các đặc điểm của bán lẻ, và có thêm những đặc điểm sau: - mang lại sự thuận tiện, tốn ít thời gian đi lại vì có thể mua cùng lúc nhiều loại mặt hàng ở cùng mọi địa điểm; - Hàng hoá được phân loại và bày bán trên các kệ và trong các khu vực dễ thấy với diện tích lớn; - chất lượng hàng hoá tốt hơn chợ truyền thống vì có sự kiểm duyệt về chất lượng; - hàng hoá được gắn mã vạch nên thanh toán bằng máy và tự động in hoá đơn; - các loại hàng hoá khuyến mại, hàng dùng thử tại chỗ tạo cảm giác an tâm cho người tiêu dùng; - giá cả hàng hoá trong hệ thống bán lẻ hiện đại được niêm yết rõ ràng, người mua không phải (và không được) mặc cả; - phương thức thanh toán ở các cửa hàng bán lẻ hiện đại thuận tiện (tiền mặt, thẻ tín dụng). 2.1.3. Một số loại hình bán lẻ hiện đại chủ yếu Luận án xin giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với một số loại 14 hình bán lẻ hiện đại chủ yếu là: siêu thị và trung tâm thương mại. 2.1.4. Vai trò của loại hình bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Loại hình bán lẻ hiện đại có 2 vai trò nổi bật là sự tiện lợi và điểm đến 2.1.5. Các yếu tố tác động đến hoạt động bán lẻ hiện đại Có rất nhiều yếu tố tác động đến hoạt động bán lẻ hiện đại. Luận án xin đề cập đến một số yếu tố tác động chủ yếu hay được nói đến đó là: sự quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực này, các yếu tố kinh tế, dân cư, cơ sở hạ tầng và các yếu tố về khoa học kỹ thuật. Mỗi yếu tố đều có những tác động ở các mức độ riêng. 2.2. Một số lý thuyết cơ bản về QLNN đối với DN bán lẻ 2.2.1. Quan niệm của trƣờng phái Tân cổ điển 2.2.2. Quan niệm của Keynes và trƣờng phái Keynes 2.2.3. Quan niệm của chủ nghĩa tự do mới 2.2.4. Quan niệm kinh tế thị trƣờng xã hội 2.3. Quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 2.3.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Căn cứ vào một số khái niệm về quản lý nhà nước, có thể rút ra một số nhận xét sau: 1. Chủ thể quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại là các cơ quan nhà nước; 2. Đối tượng của quản lý là các doanh nghiệp, tổ chức tham gia đầu tư, kinh doanh trên thị trường bán lẻ; 3. Mục đích của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại là nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động công bằng, hiệu quả, công khai và minh bạch; 4. Để quản lý thị trường bản lẻ nói chung, doanh nghiệp bán lẻ hiện đại nói riêng, về cơ bản, cơ quan QLNN cần thực hiện những nội dung như ban hành 15 các văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực thương mại, giám sát việc thực hiện tuân thủ pháp luật, pháp qui, điều tiết thị trường thông qua các hoạt động như cấp phép, phê duyệt và xử lý những vi phạm hành chính trong lĩnh vực này 2.3.2. Vai trò của QLNN trong lĩnh vực bán lẻ hiện đại Thứ nhất, thất bại của thị trường sẽ ảnh huởng xấu tới nền kinh tế, và nếu không có sự can thiệp của nhà nước, bản thân thị trường không có khả năng tự khắc phục được những thất bại này. Đó chính là nguyên nhân căn bản nhất dẫn tới sự cần thiết phải có sự giám sát, quản lý của nhà nước; Thứ hai, định hướng và đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bình đẳng cho các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập; Thứ ba, quản lý thị trường bán lẻ nói chung, doanh nghiệp bán lẻ hiện đại nói riêng để bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhà đầu tư, dung hoà lợi ích của các chủ thể tham gia trên thị trường, đảm bảo tính ổn định tương đối của thị trường. 2.3.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng bán lẻ hiện đại. Nội dung quản lý nhà nước về cơ bản có những cách tiếp cận sau: 1. Xuất phát từ chức năng quản lý có chức năng như tổ chức, hoạch định, điều tiết, thanh tra giám sát và chức năng giáo dục, đào tạo; 2. Yếu tố cấu thành thị trường. 2.4. Các yếu tố tác động tới QLNN đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 2.4.1. Sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế 2.4.2. Sự thay đổi môi trƣờng văn hóa – xã hội 2.4.3. Sự thay đổi môi trƣờng kinh doanh 2.4.4. Các yếu tố nội lực của ngành bán lẻ hiện đại 2.5. Kinh nghiệm của một số nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối với các DN trong lĩnh vực bán lẻ và bài học rút ra cho Việt Nam 2.5.1. Kinh nghiện quản lý nhà nƣớc đối với các DN bán lẻ của một 16 số nƣớc 2.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam Tiểu kết chƣơng 2 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HIỆN ĐẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 3.1. Khái quát về thị trƣờng bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 3.1.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: các cam kết quốc tế về mở cửa thị trƣờng bán lẻ và những tác động tới Việt Nam 3.1.2. Tổng quan tình hình thị trƣờng bán lẻ Việt Nam hiện nay 3.1.2.1. Thành công của thị trường bán lẻ Việt Nam thời gian qua Thứ nhất, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng dần qua các năm. Năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.568.149,5 tỷ đồng, tăng 10,7% so với năm 2015; Thứ hai, ngành bán lẻ là một trong những ngành thu hút được vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất; Thứ ba, mô hình kinh doanh trên thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay đa phần là các mô hình truyền thống (cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tạp hóa); Thứ tư, hệ thống bán lẻ hiện đại không ngừng phát triển và thứ năm, nguồn cung lớn nhất trong thị trường bán lẻ vẫn là nguồn hàng nội địa. 3.1.2.2. Những hạn chế trên thị trường bán lẻ Việt Nam thời gian qua Thứ nhất, về chính sách, chưa có sự “công bằng” giữa doanh nghiệp bán lẻ FDI và doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, là khả năng liên kết và quản trị, điều này do các nhân viên làm trong ngành bán lẻ chỉ có kiến thức chung mà chưa được đào tạo chuyên sâu trong từng lĩnh vực bán lẻ. 17 3.1.3. Thực trạng thị trƣờng bán lẻ hiện đại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua Có thể nhận thấy. Quy mô thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam tăng dần từng năm trong thời gian qua. 2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1. Siêu thị Cả nước 385 571 638 659 724 762 812 869 Đồng bằng sông Hồng 107 148 165 171 171 201 247 270 Trung du và miền núi phía Bắc 32 60 63 66 76 89 78 87 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 90 119 144 140 167 172 190 182 Tây Nguyên 17 24 24 25 24 23 25 25 Đông Nam Bộ 110 170 186 195 223 210 212 227 Đồng bằng sông Cửu Long 29 50 56 62 63 67 60 78 2. Trung tâm thƣơng mại Cả nước 72 101 116 115 130 139 162 170 Đồng bằng sông Hồng 24 33 38 36 33 40 48 51 Trung du và miền núi phía Bắc 4 9 7 10 10 13 16 18 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 15 18 22 24 35 23 27 26 18 Tây Nguyên 1 1 1 1 5 3 3 Đông Nam Bộ 26 36 44 40 46 52 57 57 Đồng bằng sông Cửu Long 3 4 4 4 5 6 11 15 Luận án phân tích số liệu và thực trạng theo quy mô thị trường bán lẻ hiện đại, theo việc phân bố thị trường bán lẻ hiện đại theo dân cư, hàng tham gia, hình thức sở hữu các loại hình trong thị trường bán lẻ bán lẻ hiện đại, loại hình kinh tế tham gia trong thị trường bán lẻ hiện đại. 3.1.4. Nhận xét chung về thực trạng thị trƣờng bán lẻ hiện đại Việt Nam Thứ nhất, quy mô của thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam trong những năm qua tăng rất nhanh và tập trung ở các thành phố lớn; Thứ hai, áp lực cạnh tranh trên thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam ngày càng gay gắt; Thứ ba, phương thức tham gia vào thị trường đa dạng; Thứ tư, thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam chưa được khai thác một cách hợp lý. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế này là trình độ sản xuất, tiêu dùng và công tác hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách 3.2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 3.2.1. Hoạch định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển và ban hành văn bản pháp luật điều hành hoạt động của thị trƣờng bán lẻ hiện đại ở Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bán lẻ nói chung, bán lẻ hiện đại nói riêng được thể hiện trong các chính sách áp dụng chung trong ưu đãi đầu tư và chính sách riêng trong ưu đãi phát triển thị trường bán lẻ nói chung và bán lẻ hiện đại nói riêng. Trong tổng thể, theo pháp luật hiện hành, ngành bán lẻ là ngành nghề kinh doanh thông thường, chịu sự điều chỉnh của các quy định của Nhà nước như quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của chủ thể kinh doanh; và quy định riêng đối với hoạt động bán lẻ. 19 3.2.1.1. Các chính sách chung về bán lẻ và hoạt động của các chủ thể bán lẻ 3.2.1.2. Một số chính sách riêng đối với bán lẻ hiện đại 3.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý thực hiện chính sách đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nƣớc ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Đối với Bộ Công thương Đối với Sở Công thương Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ST, TTTM Các tổ chức, hiệp hội 3.2.3. Sử dụng các công cụ quản lý, thanh tra giám sát hoạt động của các DN trên thị trƣờng bán lẻ hiện đại ở nƣớc ta thời gian qua 3.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Một là, các chính sách của Nhà nước đã thúc đẩy các loại thị trường trong nền kinh tế nói chung và thị trường bán lẻ hiện đại nói riêng phát triển nhanh; Hai là, hệ thống thị trường bán lẻ nói chung và thị trường bán lẻ hiện đại nói riêng đã phát triển theo khung khổ của pháp luật; Ba là, môi trường kinh doanh ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng; Bốn là, QLNN về thương mại nói chung và bán lẻ hiện đại nói riêng được quan tâm hơn và từng bước đổi mới về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức; Năm là, công tác thanh tra giám sát hoạt động đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam thời gian qua được quan tâm và có kế hoạch thanh tra. 3.3.2. Tồn tại, hạn chế trong QLNN đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại của Việt Nam hiện nay và nguyên nhân. 3.3.2.1. Một số hạn chế 3.2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Một là, quan điểm nhận thức về vị trí, vai trò của hoạt động 20 thương mại nói chung và thị trường bán lẻ hiện đại nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội quốc gia chưa đầy đủ và sâu sắc; Hai là, công tác hoạch định và tổ chức thực thi các chính sách phát triển của các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương chưa được tiến hành một cách bài bản; Thứ ba, mô hình quản lý thị trường cắt khúc hiện nay chưa thực sự phát huy được hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý hoạt động của quản lý thị trường các cấp; Thứ tư, ý thức pháp luật của các đối tượng chịu sự điều chỉnh của chính sách, cũng như năng lực khai thác cơ hội, lợi ích của các đối tượng thụ hưởng chính sách còn nhiều hạn chế Tiểu kết chƣơng 3 21 Chƣơng 4 QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BÁN LẺ HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM 4.1. Bối cảnh trong nƣớc và quốc tế tác động đến quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 4.1.1. Bối cảnh trong nƣớc 4.1.2. Bối cảnh quốc tế thời kỳ hội nhập kinh tế 4.2. Cơ hội và thách thức tác động đến QLNN đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam 4.2.1. Điểm mạnh 4.2.2. Điểm yếu 4.2.3. Cơ hội 4.2.4. Thách thức 4.2.5. Triển khai ma trận SWOT, đề xuất chiến lƣợc phát triển ngành bán lẻ hiện đại Việt Nam Sau những nhận định về chiến lược phát triển doanh nghiệp bán lẻ hiện đại cũng như về mặt quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, tác giả đưa ra những quan điểm về giải pháp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế 4.3. Quan điểm, định hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, trong khoảng thời gian từ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030, hệ thống bán lẻ hiện đại của Việt Nam phát triển mạnh và ổn định cùng với sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước; Thứ hai, sự thay đổi về thói quen mua sắm và yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng sẽ làm thay đổi bộ mặt thị trường bán lẻ hiện đại 22 theo hướng phát triển tích cực hơn; Thứ ba, xu hướng phát triển thị trường bán lẻ hiện đại trong thời gian tới sẽ diễn ra không chỉ trong nước mà còn vươn ra cả nước ngoài đặc biệt là Lào và Campuchia 4.4. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nƣớc ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 4.4.1. Xây dựng, hoàn thiện định hƣớng, chiến lƣợc phát triển thị trƣờng bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Trước tiên, nhà nước cần có quy hoạch tổng thể, đồng bộ thị trường bán lẻ của Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển; Thứ hai, Nhà nước cần có những quy hoạch, chính sách và chiến lược để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được những thị trường xa các thành phố lớn và các trung tâm kinh tế lớn; Thứ ba, có các biện pháp khuyến khích, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; Thứ tư, cần xiết chặt và quy củ hơn trong quá trình sử dụng biện pháp ENT ở Việt Nam. Cần có các quy định, biện pháp chống độc quyền bán lẻ; Thứ năm, cần có một môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tránh việc dành nhiều ưu đãi quá cho các doanh nghiệp FDI hay các doanh nghiệp nhà nước; Thứ sáu, cần có những chiến lược quy hoạch tập trung phát triển các ngành hàng trong từng giai đoạn nhất định để hỗ trợ phát triển các ngành non trẻ hoặc các ngành được ưu tiên 4.4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển thị trƣờng bán lẻ hiện đại ở nƣớc ta Thứ nhất, thống nhất quan điểm trong xây dựng các bộ luật để tạo ra sự nhất quán trong các quy định ở Luật Việt Nam; Thứ hai, cần tạo môi trường thuận lợi trong chính sách, minh bạch trong công tác quản lý nhà nước đối với thị trường bán lẻ hiện đại ở nước ta. 4.4.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của 23 các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở Việt Nam Thứ nhất, cải cách hệ thống tổ chức quản lý ngành, đảm bảo sự chỉ đạo kịp thời, thông suốt, chủ động; Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường bán lẻ hiện đại trong giai đoạn mới; Thứ ba, tăng cường trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Thứ tư, tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong việc phát triển mạng lưới bán lẻ hiện đại 4.4.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra giám sát đối với hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nƣớc ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Thứ nhất, khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế làm cơ sở để các cơ quan QLNN về lĩnh vực này có căn cứ pháp luật trong triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan QLNN, nhất là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm tra từ trung ương đến cơ sở thông qua việc tổ chức đào tạo, đào tạo lại. Tiểu kết chƣơng 4 24 KẾT LUẬN Với mục tiêu của đề tài, từ tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài luận án, dựa trên một số cơ sở lý thuyết về mô hình bán lẻ hiện đại và lý thuyết quản lý Nhà nước để tiếp cận nghiên cứu. Theo đó, luận án đã tập trung giải quyết một số nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích vai trò, nội dung và các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp (cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam) trong thị trường bán lẻ hiện đại; Thứ hai, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, luận án cũng đánh giá khái quát về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế trên các mặt thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế; Thứ ba, bằng việc sử dụng ma trận SWOT phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là: 1. Xây dựng, hoàn thiện định hướng chiến lược phát triển thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; 2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại ở nước ta; 3. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với các hoạt động của các doanh nghiệp bản lẻ hiện đại ở Việt Nam; 4. Nâng cao vai trò công tác thanh tra đối với hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 25 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1 - Nguyễn Minh Đạt (2017), “Thị trường bán lẻ cộng đồng kinh tế ASEAN: thời cơ và thách thức đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, (số 18/2017), tr. 14-20. 2- Nguyễn Minh Đạt (2017), “Trung Quốc cải cách, mở cửa thị trường bán lẻ và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, (số 17/2017), tr. 108-114. 3- Nguyễn Minh Đạt (2016), “Thị trường bán lẻ hiện đại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, (số 15/2016), tr. 30-36.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_cac_doanh_nghiep_ba.pdf