Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam

Tổ chức quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan chức năng. Các Bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc làm XKLĐ. Công tác nghiên cứu, xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể về XKLĐ, từ tạo và phát triển nguồn, quản lý LĐXK và giải quyết các vấn đề sau khi lao động XKLĐ về nước còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động ở nước ngoài của các doanh nghiệp còn yếu, còn bỏ mặc cho cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở lại. Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự đầu tư mở rộng thị trường, chưa quan tâm đầy đủ các vấn đề "hậu XKLĐ"

pdf12 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển đổi và mở rộng được sang các thị trường mới. Giải quyết công ăn việc làm cũng như nâng cao trình độ cho hàng vạn lao động... góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển đất nước. Cho đến nay, chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam vẫn là tiếp tục đẩy mạnh XKLĐ, coi XKLĐ là một quốc sách. Với tình hình và bối cảnh mới hiện nay, để góp phần vào việc thực hiện thành công chủ trương trên của Đảng và Nhà nước, tác giả chọn chủ đề QLNN về XKLĐ của Việt Nam. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Một số nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới, sự di chuyển quốc tế về lao động chủ yếu được nghiên cứu và đề cập trên góc độ di dân hay di cư lao động quốc tế, ít được đề cập đến dưới hình thức xuất - nhập khẩu lao động, tại các tài liệu các cơ quan nghiên cứu về di cư lao động quốc tế ở các nước cũng như của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), các cơ quan nghiên cứu của Liên hợp quốc, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Các nghiên cứu thường được thực hiện theo nhiều quan điểm khác nhau và tập trung chủ yếu vào mô tả, phân tích về mặt số học dựa trên các thống kê liên quan đến hoạt động di chuyển quốc tế của NLĐ để giải quyết các vấn đề như: Tìm hiểu nguyên nhân di chuyển quốc tế của NLĐ và các yếu tố tác động, ảnh hưởng Từ đó, đưa ra các khuyến nghị về chính sách quản lý di cư lao động quốc tế có hiệu quả và đạt được lợi ích lớn nhất đối với sự phát triển của các nước. Xuất phát từ các quan điểm và cách tiếp cận như vậy nên hầu hết các nghiên cứu này đều chưa đề cập hoặc đề cập rất hạn chế đến QLNN về XKLĐ đối với các quốc gia thực hiện hoạt động XKLĐ. 2.2. Các nghiên cứu liên quan ở trong nước Về mặt lịch sử, ở Việt Nam, việc di chuyển của người lao động ra nước ngoài làm việc để kiếm sống hoặc vì các mục đích khác đã có từ lâu, song để trở thành hệ thống và đặc biệt là có sự tham gia của vai trò QLNN có thể được xem là bắt đầu từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Khi đó, hoạt động này gắn liền với những quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam theo các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Theo đó, xuất hiện các tên gọi khác nhau và đi kèm với đó là các chính sách điều hành, quản lý khác nhau của Nhà nước về việc tổ chức cho NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, như: hợp tác quốc tế về lao động, đưa NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, XKLĐ, đưa NLĐ 5 Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng... Gắn liền với sự phát triển đó của hoạt động này, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan về lĩnh vực XKLĐ. Các công trình nghiên cứu tập trung vào giải quyết một số vấn đề như: (1) Phân tích và xây dựng lý luận chung về di chuyển lao động quốc tế, hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hay hoạt động XKLĐ và đưa ra một số mô hình tính hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động này; (2) Luận giải tính tất yếu của XKLĐ và sự cần thiết của hoạt động này, chủ yếu trong giai đoạn từ 1980 đến đầu những năm 1990; phân tích nguyên nhân và tác động của di chuyển lao động quốc tế hay hoạt động XKLĐ; (3) Khảo sát, phân tích kinh nghiệm quốc tế của một số nước về XKLĐ; (4) Đề xuất định hướng và các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và mô hình tổ chức hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Từ đó dẫn đến việc đề cập và nghiên cứu về QLNN về XKLĐ cũng chưa thực sự thống nhất và đầy đủ. Đặc biệt các nghiên cứu hầu hết chưa được đặt trong bối cảnh mà ảnh hưởng của nó rất nặng nề đến XKLĐ như bối cảnh quốc tế có tác động đến XKLĐ còn nhiều diễn biến phức tạp... Đó chính là những khoảng trống cần nghiên cứu, có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Chính vì vậy, trong nghiên cứu luận án này sẽ xuất phát từ nghiên cứu tổng quan, lý luận, kinh nghiệm quốc tế về QLNN về XKLĐ, kết hợp với điều tra khảo sát thực trạng, phân tích dựa trên mô hình nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu để thấy rõ được các yếu tố tác động và mối quan hệ giữa chúng trong hoạt động QLNN về XKLĐ của Việt Nam...Trên cơ sở đó luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XKLĐ của Việt Nam. 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỂ TÀI 3.1. Câu hỏi quản lý Với đề tài QLNN về XKLĐ của Việt Nam, tác giả xác định câu hỏi quản lý là cần phải hoàn thiện công tác QLNN về XKLĐ của Việt Nam như thế nào? 3.2. Câu hỏi nghiên cứu Để trả lời câu hỏi quản lý và đạt được mục tiêu trên của luận án, cần làm rõ các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Chất lượng (hiệu quả) quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay như thế nào? - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của Việt Nam? 3.3. Lý thuyết nghiên cứu Các lý thuyết liên quan đến XKLĐ như: Lý thuyết về lao động, hàng hóa sức lao động, thị trường, thị trường hàng hóa sức lao động, thị trường lao động, XKLĐ; Các lý thuyết liên quan đến QLNN về XKLĐ: Lý thuyết về quản lý, quản lý kinh tế, QLNN, QLNN về XKLĐ; lý thuyết về các yếu tố tác động tới hoạt động XKLĐ cũng như QLNN về XKLĐ... 6 Có thể khái quát sơ đồ khung lý thuyết như sau: PHẦN C: NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của xuất khẩu lao động 1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động XKLĐ là hoạt động trao đổi, mua bán hay thuê mướn hàng hoá sức lao động giữa Chính phủ một quốc gia hay tổ chức, cá nhân cung ứng sức lao động của nước đó với Chính phủ, tổ chức, cá nhân sử dụng sức lao động nước ngoài trên cơ sở Hiệp định hay hợp đồng cung ứng lao động 1.1.1.2. Đặc điểm của xuất khẩu lao động XKLĐ là một lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt Đây là một hoạt động kinh tế đối ngoại XKLĐ thể hiện rõ tính chất nhân văn Là sự kết hợp hài hoà giữa sự quản lý vĩ mô của Nhà nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế thực hiện XKLĐ Hoạt động XKLĐ diễn ra trong điều kiện, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Hoạt động XKLĐ phải đảm bảo lợi ích trong quan hệ ba bên Hoạt động XKLĐ chịu sự tác động mạnh mẽ của các biến động của thị trường sử dụng lao động N ội d u n g - XD chiến lược, KH XKLĐ - Tổ chức thực hiện (đưa đi, quản lý LĐ về nước) - Sử dụng LĐ sau khi về nước - Kiểm tra giám sát H Ìn h t h ứ c - XD luật, VB dưới luật - Chính sách - Cơ chế HĐ XKLĐ QLNN XKLĐ Các nhân tố tác động Các nhân tố tác động 7 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu lao động 1.1.2.1. Căn cứ vào cách thức thực hiện bao gồm XKLĐ theo hiệp định Chính phủ giữa hai Nhà nước; XKLĐ trực tiếp thông qua hợp đồng cung ứng lao động; XKLĐ đi làm các công trình bao thầu ở nước ngoài 1.1.2.2. Căn cứ vào cơ cấu hàng hoá sức lao động, gồm có: Chuyên gia, kỹ thuật viên trình độ cao; Thợ lành nghề và lao động giản đơn. 1.1.2.3. Căn cứ vào việc di chuyển sức lao động (di chuyển lao động), gồm có: XKLĐ trực tiếp ra nước ngoài làm việc và XKLĐ tại chỗ 1.1.3. Nội dung của công tác xuất khẩu lao động Tìm kiếm, khai thác thị trường Đàm phán và thực hiện các hợp đồng cung ứng lao động Công tác tuyển chọn, đào tạo, giáo dục, huấn luyện NLĐ trước khi đi Tổ chức thực hiện dịch vụ kinh tế, hành chính, luật pháp để đưa NLĐ ra nước ngoài làm việc Về chế độ tài chính đối với NLĐ và tổ chức xuất khẩu lao động Công tác quản lý lao động ở nước ngoài 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động QLNN về XKLĐ là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể QLNN lên đối tượng bị quản lý là hoạt động XKLĐ và khách thể của QLNN là các doanh nghiệp hoạt động đưa lao động ra nước ngoài làm việc và NLĐ tham gia thị trường thông qua các công cụ QLNN nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiểm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường. 1.2.2. Một số nguyên tắc quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong giai đoạn hiện nay Một là, QLNN về XKLĐ phải đảm bảo nguyên tắc gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa xã hội, đảm bảo định hướng XHCN, tôn trọng các quy luật của kinh tế thị trường. Hai là, QLNN về XKLĐ phải đảm bảo phù hợp và tuân thủ các yêu cầu, quy tắc mà Việt Nam đã cam kết khi tham gia vào các tổ chức quốc tế như WTO. Ba là, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch trong mọi hoạt động QLNN về XKLĐ. Bốn là, kết hợp hài hòa các loại lợi ích xã hội. Năm là, QLNN về XKLĐ đảm bảo nguyên tắc mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Sáu là, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động Qua nghiên cứu và khảo sát thực tiễn, trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả đề xuất đi sâu vào xem xét một số nội dung cơ bản của QLNN về XKLĐ như sau: Xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp tạo môi trường pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động 8 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách về xuất khẩu lao động Tổ chức hoạt động xuất khẩu lao động Hợp tác quốc tế và phát triền thị trường xuất khẩu lao động Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động 1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động 1.2.4.1. Chỉ tiêu chung: Quy mô thị trường, số lao động tuyển chọn, số lao động đào tạo, giáo dục định hướng, chỉ tiêu về quản lý lao động, cơ cấu bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. 1.2.4.2. Chỉ tiêu cụ thể Số lượng lao động được giải quyết việc làm ở ngoài nước hàng năm Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo việc làm trong nước Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài đem lại bổ sung vào thu nhập quốc dân 1.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QLNN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.3.1. Những yếu tố thuộc ngoài nước xuất khẩu lao động Một là, bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay. Hai là, sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ. Ba là, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước XKLĐ. Bốn là, đặc điểm thể chế chính trị, văn hóa, xã hội, luật pháp, phong tục tập quán đa dạng, phức tạp của các nước nhập khẩu lao động. Ngoài ra, còn các yếu tố không thường xuyên và bất khả kháng khác 1.3.2. Những yếu tố thuộc về nước xuất khẩu lao động Một là, môi trường kinh tế-chính trị và xã hội trong nước. Hai là, chủ trương và định hướng của Đảng và Nhà nước. Ba là, chất lượng nguồn lao động trong nước. Bốn là, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức và thực hiện hoạt động XKLĐ như. Năm là, quan hệ chính trị với các nước. Sáu là, chất lượng của các doanh nghiệp XKLĐ. 1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động của một số nước Châu Á: Philippines, Thái lan, Trung Quốc, Indonexia, Hàn Quốc 1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm gợi ý cho Việt Nam Về chủ trương và cơ sở pháp lý đối với hoạt động XKLĐ; về quản lý chung, về công tác quản lý đào tạo LĐXK; về quản lý lao động, về quản lý thị trường XKLĐ 9 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM 2.1. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.1.1. Khái quát tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua Ba mươi ba năm qua (1980-2013), nước ta đã đưa được gần 132 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2000, sau khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, bằng cố gắng của chính phủ, các Bộ, Ngành, các doanh nghiệp XKLĐ, chúng ta đã đưa đi được khoảng 8 vạn lao động đi làm việc ở các nước, đem lại những hiệu quả tích cực về mặt kinh tế - xã hội nhất định. Căn cứ vào số lượng lao động XKLĐ trong 33 năm qua, chúng ta thấy năm 2011 là năm đưa đi được nhiều nhất, với 88298 người và năm 2013 là năm đưa đi nhiều thứ hai với 88155 người, năm 1992 đưa đi được ít nhất chỉ có 810 người, số lượng người đi XKLĐ hàng năm tăng giảm thất thường và trong 25 năm qua có 3 thời điểm lượng người đi XKLĐ giảm hẳn: 1983-1985, 1990-1992 và thời điểm 1988-1999. 2.1.2. Một số nét đặc trưng trong xuất khẩu lao động của Việt Nam thời gian qua 2.1.2.1. Giai đoạn 1980-1990 XKLĐ trở thành nhiệm vụ chiến lược lâu dài trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước cũng như ở nước ta. Trong giai đoạn này Đảng và Nhà nước ta có chủ trương như sau: Hợp tác sử dụng lao động với các nước XHCN để giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động nước ta; Cử chuyên gia sang giúp các nước đang phát triển ở châu Phi và Trung Cận Đông. Trong giai đoạn này chúng ta đã đưa được gần 30 vạn người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các hình thức sau: + Đi theo Hiệp định liên Chính phủ là: 236.872 người, trong đó có 91.595 lao động nữ. + Đi theo hợp đồng cung ứng lao động: Tổng số là 30.782 người. + Thực tập sinh học nghề tại các nước Đông Âu chuyển sang XKLĐ là 23.713 người. + XKLĐ theo các công trình bao thầu ở nước ngoài (số lượng đi theo hình thức này còn rất nhỏ) Cơ cấu thị trường: Thời kỳ này lao động Việt Nam chủ yếu được đưa sang các nước XHCN như Liên Xô cũ, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari. Một bộ phận lao động không nhỏ được đưa đi làm việc tại IRắc, Libya. Mốt số chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp được đưa đi làm việc tại các nước Châu Phi như Angieri, Angôla, Mozambique, Côngo... 10 Nhìn chung lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn này có tỷ trọng lao động không nghề lớn (63,1%). 2.1.2.2. Giai đoạn 1991 đến 1999 Đặc trưng của giai đoạn này là sự thay đổi về cơ chế XKLĐ và qui mô XKLĐ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của TTLĐ quốc tế. Hình thức XKLĐ: XKLĐ theo Hiệp định Chính phủ; XKLĐ thông qua các hợp đồng cung ứng lao động; XKLĐ theo hình thức bao thầu có sử dụng nhân công Cơ cấu ngành nghề: Ngành nghề trong LĐXK của nước ta là rất đa dạng, chủ yếu trong ngành xây dựng, cơ khí, đánh bắt xa bờ, sỹ quan thuyền viên, chuyên gia y tế, giáo dục... Một số ít làm công việc phục vụ nhà hàng, giúp việc gia đình, kim hoàn, bán hàng, làm vườn, trồng hoa,... Về thị trường:. LĐXK của ta đã có mặt ở nhiều thị trường mới cụ thể là 33 nước và khu vực khác nhau. Địa bàn tiếp nhận nhiều lao động của ta là Hàn Quốc, Nhật Bản, CHND Lào, Libya... Nếu tính theo năm thì số lượng người LĐXK trong thời kỳ này như sau (xem biểu 2.1): 1020 810 3960 9230 10050 12660 18470 12240 20700 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 S è l­ în g (n g ­ êi ) N¨m Biểu 2.1. Quy mô XKLĐ của Việt Nam thời kỳ 1991 - 1999 Nguồn: Cục QLLĐNN Như vậy, thời kỳ này số lượng LĐXK tăng đều hàng năm, riêng năm 1998 giảm đáng kể là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. 2.1.2.3. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay Chủ trương trong giai đoạn này là đẩy mạnh XKLĐ, duy trì và mở rộng XKLĐ trên thị trường đã có và phát triển trên thị trường mới. Cho phép các thành phần kinh tế tham gia XKLĐ và làm dịch vụ XKLĐ trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Hình thức XKLĐ trong giai đoạn này cũng tương tự như giai đoạn 1991-1999. Quy mô xuất khẩu: Nhìn chung quy mô XKLĐ của nước ta trong giai đoạn này có xu hướng tăng dần. Nhìn biểu 2.2 ta thấy có 3 thời điểm sụt giảm vào các năm 2004, 2009 và 2012 trong xu hướng tăng của XKLĐ của nước ta. 11 31500 36186 46122 75000 67447 70594 78855 85020 86990 73028 85546 88298 80320 88155 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Năm Biểu 2.2: Quy mô xuất khẩu lao động qua các năm thời kỳ 2000-2013 Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước + Cơ cấu lao động xuất khẩu: Giai đoạn này, lao động Việt Nam hiện nay làm việc ở nước ngoài trong môi trường đa dạng với hơn 30 nhóm nghề thuộc cả 4 khu vực: Nông - Lâm - Ngư nghiệp; công nghiệp; xây dựng cơ bản và dịch vụ. Cơ cấu ngành nghề chuyển dần từ nông nghiệp, ngư nghiệp, giúp việc gia đình... với tính chất nặng nhọc, đơn lẻ, có nhiều rủi ro cho người lao động sang khu vực ít rủi ro, ổn định hơn như công nghiệp và dịch vụ. Về cơ cấu XKLĐ theo vùng miền, địa phương không có nhiều thay đổi trong giai đoạn gần đây. Hiện nay cả 64 tỉnh, thành đều có lao động đi làm việc ở nước ngoài. Giai đoạn này công tác thị trường đã được đặc biệt coi trọng, đã có sự tham gia của cơ quan Nhà nước vào công tác mở thị trường. Chúng ta đã xây dựng và thực hiện các đề án cụ thể cho từng thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đoài Loan, Malaysia, Trung Đông, Châu phi, lao động trên biển... Nhìn chung, số lượng LĐXK Việt Nam tăng qua các năm. So với những năm cuối của giai đoạn 1991-1999, nếu như năm 1998 ta chỉ đưa được 12.240 lao động đi làm việc ở nước ngoài thì đến năm 2002 đã tăng gần gấp 4 lần (46.122 người) và năm 2003 với việc khai thông thị trường mới Malaysia và do nhu cầu lao động tại thị trường Đài Loan tăng mạnh nên XKLĐ của năm này đã đạt mức cao nhất từ trước cho đến năm 2005 (75000 người). Bảng 2.9: Tình hình XKLĐ của Việt Nam tại các thị trường từ 2008-2013 Đơn vị tính: Người TT Thị trường 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số 1 Đài Loan 14127 23640 31631 21677 28499 38796 30533 46368 235271 2 Nhật Bản 5360 5517 6142 5456 4913 6985 8775 9686 52834 3 Hàn Quốc 10577 12187 18141 7578 8628 15214 9228 5446 86999 4 Malaysia 37941 26704 7810 2792 11741 9977 9298 7564 113827 5 Singapore 49 129 204 195 164 61 107 149 1058 6 Bruney 178 1010 252 12 109 82 74 18 1735 7 Macao 1320 2132 3025 3275 3124 1982 2304 2294 19456 8 Trung Đông 5104 5448 8611 10389 11269 5151 5133 4197 55302 9 Châu Phi 142 736 2522 5694 6199 1317 881 1405 18896 10 Đông Âu 07 755 3109 2660 973 522 452 993 9471 11 Nươc khác 4050 6762 5543 13300 9927 8211 13535 10035 71363 Tổng số 78855 85020 86990 73028 85546 88298 80320 88155 666212 Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước 12 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA Hoạt động XKLĐ và cơ chế QLNN về XKLĐ ở nước ta về cơ bản được phân thành hai thời kỳ, trước và sau năm 1991 với dấu mốc là sự ra đời của Nghị định số 370 - HĐBT, ngày 09/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng. Trong luận án này, tác giả tập trung đi sâu phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ ở nước ta từ sau năm 1990 trở lại đây, còn giai đoạn trước đấy chỉ khái quát một số nội dung cơ bản. 2.2.1. Khái quát tình hình quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong giai đoạn 1980-1990 Trong giai đoạn này, hoạt động XKLĐ của nước ta được thực hiện chủ yếu dưới dạng hợp tác quốc tế về lao động với các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ theo hình thức ký kết Hiệp định giữa các chính phủ (chiếm khoảng 80%). Về hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý XKLĐ của nước ta thời kỳ bấy giờ mang nặng tính bao cấp, bộ máy cồng kềnh và kém hiệu quả, chưa có sự tách biệt giữa chức năng QLNN với chức năng hoạt động kinh doanh của các tổ chức có nhiệm vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Việc tổ chức thực hiện: Sau khi ký hiệp định liên chính phủ, Bộ LĐTBXH thống nhất với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phân bổ chỉ tiêu tuyển lao động cho các ngành, các địa phương, các tổ chức xã hội. Cục hợp tác quốc tế về lao động (Trực thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) có nhiệm vụ trực tiếp theo dõi việc tuyển chọn của các ngành, các địa phương; kiểm tra hồ sơ; làm thủ tục xuất cảnh và biên chế lực lượng lao động thành các đội, các đơn vị. Việc quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện bởi bộ máy như sau: Đứng đầu là ban quản lý lao động, dưới là các trưởng vùng, đơn vị trưởng, đội trưởng. Cán bộ được cử sang Ban quản lý lao động Việt Nam ở các nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tuyển chọn, đề cử. 2.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong giai đoạn 1991 đến nay 2.2.2.1. Thực trạng xây dựng và ban hành hệ thống luật pháp về xuất khẩu lao động Trước yêu cầu đổi mới và HNKTQT đã đặt ra phải xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế hoạt động mới của thị trường XKLĐ. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế, các yếu tố của thị trường mới dần hình thành, chưa hoàn chỉnh. Do vậy, thể chế XKLĐ cũng chỉ có thể được hoàn thiện từng bước phù hợp với quá trình phát triển của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN của đất nước. Theo đó, hệ thống văn bản pháp luật về XKLĐ đã và đang có hiệu lực thi hành bao gồm: Bộ Luật lao động nước CHXHCN Việt Nam đã được Quốc hội thông qua năm 1994, trong đó có 02 điều liên quan đến hoạt động XKLĐ. Mặc dù nội dung về XKLĐ còn ít nhưng Bộ Luật lao động 1994 đã đánh dấu một bước đổi mới quan 13 trọng trong việc xây dựng thể chế hóa theo cơ chế thị trường đối với XKLĐ. Đến năm 2002, Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung một số điều như: ngoài việc đã sửa đổi toàn diện 02 điều về XKLĐ, còn bổ sung thêm 04 điều mới [15], đưa tổng số nội dung đề cập về XKLĐ lên 06 điều, bao phủ khá toàn diện các vấn đề liên quan tới hoạt động XKLĐ. Tiếp tục đổi mới hệ thống pháp luật về XKLĐ, Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được Quốc hội thông qua năm 2006 (Luật số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khoa XI, kỳ họp thứ 10 - gọi tắt là Luật 72), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2007 [18]. Quy mô của Luật khá lớn, gồm 8 chương với 80 điều, quy định chi tiết và cụ thể hơn nhiều nội dung trước đây do các văn bản dưới luật quy định. Bên cạnh đó, một hệ thống văn bản pháp lý dưới luật (Nghị định, Thông tư, Quyết định...) đã được ban hành nhằm chi tiết và cụ thể hóa các quy định của luật. Như vậy, sau khi Luật Người 72 ra đời được khoảng một năm, hệ thống văn bản dưới Luật đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ và kịp thời nên hiệu quả của Luật đã được phát huy, đến thời điểm này hệ thống pháp luật về XKLĐ đã được đánh giá là cơ bản đầy đủ và đồng bộ. Do vậy, có thể khẳng định các kết quả đạt được trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế là thành tựu rất lớn của QLNN về XKLĐ. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì thể chế XKLĐ hiện nay vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định. 2.2.2.2. Phân tích tình hình xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách về xuất khẩu lao động Nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của hoạt động XKLĐ, Chính phủ đã giao cho Bộ LĐTBXH phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện một số đề án, dự án như đề án: “Dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến năm 2015” (tại Quyết định số 33/2006/QĐ-TTg ngày 07/2/2006); đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020” (tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009); dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015 (Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31/9/2012); chính sách hỗ trợ lao động bị thu hồi đất nông nghiệp tham gia XKLĐ (tại Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012) các nội dung chủ yếu là: Về tổ chức và thực hiện các chương trình, chính sách phát triển nguồn và chính sách hỗ trợ cho hoạt động XKLĐ Về các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển thị trường XKLĐ Về thông tin, tuyên truyền về XKLĐ 2.2.2.3. Phân tích tình hình tổ chức hoạt động xuất khẩu lao động a. Bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động giai đoạn này Như đã đề cập ở trên, cùng với việc việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế và việc đẩy mạnh hội nhập nền kinh tế ở nước ta từ sau những năm 1990, hoạt động 14 XKLĐ cũng được thay đổi và phát triển theo cơ chế thị trường. Do đó, về tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý hoạt động về XKLĐ được hình thành theo hai giác độ chức năng chủ yếu là quản lý vĩ mô của Nhà nước và quản lý vi mô của các tổ chức kinh tế thực hiện hoạt động XKLĐ. Chính phủ thống nhất thực hiện QLNN về XKLĐ, giao nhiệm vụ trực tiếp QLNN về XKLĐ cho Bộ LĐTBXH chủ trì và thực hiện có sự tham gia phối hợp của các Bộ, ngành và cơ quan hữu quan khác. Chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan QLNN được phân định rõ trong Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và tại Nghị định 126 của Chính phủ. Như vậy, với tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ ở nước ta trong giai đoạn này, sự phân công chức năng, nhiệm vụ QLNN về XKLĐ giữa Bộ LĐTBXH với các Bộ, ngành liên quan là tương đối rõ ràng; vai trò và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương đã được nâng cao; sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN là khá tốt tạo cơ sở cho việc ban hành và thực hiện các chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật kịp thời để điều chỉnh các quan hệ, vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động và phát triển của XKLĐ. Cơ chế, môi trường đã thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích hoạt động XKLĐ và NLĐ tự tìm kiếm việc làm ngoài nước. Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống cơ quan QLNN về XKLĐ ở Trung ương được tổ chức như sau: Chính phủ giao nhiệm vụ trực tiếp QLNN về XKLĐ cho Bộ LĐTBXH. Trong Bộ LĐTBXH, Cục QLLĐNN là đơn vị trực thuộc trực tiếp thực hiện công tác QLNN về XKLĐ. b. Cấp giấy phép hoạt động và các thủ tục hành chính về xuất khẩu lao động Từ năm 1991 đến năm 1995, theo các quy định tại Nghị định 370-HĐBT, các tổ chức kinh tế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, ngoài những điều kiện chung do pháp luật quy định đối với một tổ chức kinh tế, còn có thêm các điều kiện sau đây: Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; có tài sản thế chấp hoặc có tài sản tương ứng với quy mô hoạt động; am hiểu TTLĐ, luật lao động của nước sở tại và pháp luật quốc tế có liên quan; hoạt động theo phương thức hoạch toán kinh tế, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Giai đoạn từ 1995 đến 1999, thực hiện theo Nghị định 07/CP, doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động XKLĐ là các tổ chức kinh tế có đủ các điều kiện: Doanh nghiệp Nhà nước có vốn lưu động từ một tỷ đồng trở lên; am hiểu TTLĐ, luật lao động, luật nhập cư của nước tiếp nhận lao động và pháp luật quốc tế có liên quan; bộ máy và đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý và ngoại ngữ. Giai đoạn từ 1999 đến 2003, thực hiện theo nghị định 152/1999/NĐ-CP, có hai loại doanh nghiệp được phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là doanh nghiệp có giấy phép hoạt động chuyên doanh và doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động chuyên doanh nhưng có hợp đồng nhận thầu, khoán xây dựng công trình, hợp đồng liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài. 15 Từ năm 2003 đến năm 2006, theo quy định tại Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ thì các doanh nghiệp được xem xét cấp phép hoạt động XKLĐ bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần nhưng Nhà nước giữ cổ phần chi phối, doanh nghiệp thuộc cơ quan Trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp khác do Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Từ năm 2006 đến nay, thực hiện theo Luật số 72/2006/QH11 và Nghị định 126/2007/NĐ-CP, có 5 loại hình doanh nghiệp và tổ chức được phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Bắt đầu từ năm 2007, thực hiện Luật 72, các cơ quan QLNN đã tiến hành rà soát và kiểm tra để đổi giấy phép cho những doanh nghiệp đủ điều kiện, không đổi và thu hồi với những doanh nghiệp không đủ điều kiện hoặc những doanh nghiệp không còn hoạt động. c. Công tác tổ chức đưa đi và quản lý lao động ở nước ngoài. Về hoạt động cụ thể tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài do các doanh nghiệp, tổ chức XKLĐ thực hiện đã được đề cập cụ thể tại mục 113 chương 1. Về công tác quản lý lao động ở nước ngoài: Các quy định của Luật về công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động làm việc ở nước ngoài đã được thể hiện ở các khoản 2 Điều 27, khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 38, khoản 2 Điều 41 và khoản 4 Điều 69 của Luật 72; Mục 5 Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật 72 và Nghị định 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật. Về quản lý và hỗ trợ tư pháp đối với doanh nghiệp và người lao động ở nước ngoài: Trong Luật 72 đã nêu rõ Nhà nước chịu trách nhiệm bảo hộ tư pháp đối với doanh nghiệp và người lao động Việt Nam ở nước ngoài, giao cho Bộ LĐTBXH phối hợp với cơ quan nhà nước về ngoại giao thực thi trách nhiệm bảo hộ tư pháp của Nhà nước. Để thực hiện tốt chức năng quản lý lao động ở nước ngoài theo quy định của pháp luật, chúng ta đã nghiên cứu, xây dụng một số mô hình quản lý lao động phù hợp với đặc thù của từng thị trường. Cụ thể, ở những nước có nhiều lao động Việt Nam, Chính Phủ cho phép thành lập các Ban quản lý lao động trực thuộc cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam để giúp Đại sứ và Bộ LĐTBXH quản lý và bảo vệ quyền lợi người lao động. 2.2.2.4. Hợp tác quốc tế và phát triển thị trường xuất khẩu lao động a. Về quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về lao động: Với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh các quan hệ kinh tế đối ngoại theo phương hướng đa dạng hóa và đa phương hóa, ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Với tinh thần đó, Việt Nam đã là thành viên chính 16 thức của WTO, ASEAN và các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực khác cũng như ký kết nhiều Hiệp định song và đa phương với nhiều nước trên các lĩnh vực. Hiện nay, Việt Nam cũng đang trong quá trình đẩy mạnh đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 184 nước, quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, Việt Nam có 98 cơ quan đại diện ngoại giao tại các quốc gia và vùng lãnh thổ... Cùng với sự phát triển của quan hệ đối ngoại, quan hệ hợp tác về lao động của nước ta với các nước khác cũng phát triển khá mạnh, đến nay chúng ta đã ký các thỏa thuận, hiệp định, bản ghi nhớ hợp tác lao động chính thức với hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ (xem danh mục tại phụ lục 2). Trong khi số lượng thị trường được mở rộng, quan hệ đối ngoại lao động đang tiếp tục phát triển thì số lượng văn phòng quản lý lao động của Việt Nam ở nước ngoài lại chưa tương xứng. Hiện nay, chúng ta mới thiết lập được 09 Ban Quản lý lao động tại một số nước có đông lao động Việt Nam, còn tại các nước khác, nhiệm vụ quản lý lao động do cơ quan ngoại giao kiêm nhiệm. b. Công tác hỗ trợ hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp XKLĐ: Nhà nước đã có nhiều hoạt động tích cực để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường. Trong các đoàn công tác của Bộ LĐTBXH ra nước ngoài thường có một số doanh nghiệp tham gia, qua đó các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với cơ quan quản lý lao động, các đầu mối tuyển dụng của nước bạn, mở ra cơ hội phát triển thị trường. Bộ LĐTBXH mà trực tiếp là Cục QLLĐNN đóng vai trò thẩm định hợp đồng, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro khi ký kết hợp đồng do thiếu thông tin cần thiết.. Để góp phần vào việc phát triển thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam, Bộ Ngoại giao cũng đã tôt chức nhiều đoàn đi khảo sát tìm hiểu thực tế để trên cơ sở đó đưa ra chủ trương thống nhất về công tác XKLĐ trong tình hình thế giới có nhiều biến động về kinh tế, chính trị và xã hội; cùng Bộ LĐTBXH thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Hợp tác về lao động với nhiều quốc gia, vận động các nước tiếp nhận lao động Việt Nam. 2.2.2.5. Giám sát, thanh tra và kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động Theo qui định tại Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 8/10/2007 về chế độ báo cáo trong hoạt động XKLĐ, các doanh nghiệp phải báo cáo về số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài, lao động hoàn thành hợp đồng về nước, lao động phá hợp đồng hàng tháng; báo cáo về số lượng lao động được tuyển dụng ở các địa phương định kỳ 6 tháng và 01 năm. Các Sở LĐTBXH cũng phải báo cáo số lượng lao động được tuyển chọn tại địa phương theo chu kỳ 03 tháng/01 lần và số lượng lao động ở địa phương đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng cá nhân 01 lần/năm. a. Về tình hình giải quyết đơn thư, tranh chấp Từ năm 2007 đến nay, các cơ quan chức năng đã tiếp nhận và xử lý trên 1900 đơn thư khiếu lại liên quan đến hoạt động XKLĐ. Trong đó có hơn 1500 vụ tranh 17 chấp về quyền lợi giữa người lao động với doanh nghiệp dịch vụ và người sử dụng lao động. Về hình thức, trên 90% là đơn khiếu nại, kiến nghị, đề nghị giải quyết hay hỏi thông tin về chế độ của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật, còn lại là đơn tố cáo, phản ánh các cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài nhưng tổ chức tuyển chọn, thu tiền của NLĐ hoặc tố cáo sai phạm của một số doanh nghiệp dịch vụ. Như vậy, qua việc khảo sát, theo dõi và nghiên cứu thì hầu hết các vụ khiếu nại, tranh chấp giữa NLĐ với doanh nghiệp XKLĐ đã được các doanh nghiệp giải quyết dứt điểm, thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Các vụ việc phát sinh chủ yếu tập trung vào các nội dung như: Doanh nghiệp thu tiền nhưng không đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài, không trả tiền hoặc cố tình trì hoãn trả tiền NLĐ; doanh nghiệp thanh lý hợp đồng không đúng quy định, không thỏa... Chỉ có một số ít các vụ tranh chấp mà doanh nghiệp và người lao động không thương lượng và thống nhất được, phải đề nghị Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết. Trong khoảng thời gian từ 01/01/2007 đến 30/6/2010, các tòa giải quyết 83/92 vụ án dân sự liên quan đến XKLĐ... b. Về tình hình xử lý vi phạm Tại Luật 72 đã dành hẳn 01 chương với 04 điều để quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực XKLĐ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 quy định chi tiết về xử phạt hành chính trong XKLĐ cụ thể hóa tổng số 44 hành vi vi phạm của từng đối tượng. Kể từ khi thực hiện Luật 72 đến nay, các cơ quan chức năng đã tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật của 250 lượt doanh nghiệp XKLĐ, xử phạt hành chính đối với 183 lượt doanh nghiệp XKLĐ... Ngoài phạt tiền và cảnh cáo, căn cứ vào tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, các cơ quan chức năng đã áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau (bảng 2.13): Bảng 2.13: Nội dung và số lượt doanh nghiệp bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả từ khi luật 72 ra đời đến nay TT Nội dung xử lý Số lượt doanh nghiệp bị xử lý 1 Đình chỉ hợp đồng cung ứng lao động trong thời gian 03 tháng 06 2 Đình chỉ hợp đồng cung ứng lao động trong thời gian 06 tháng 01 3 Đình chỉ hoạt động XKLĐ trong thời gian 06 tháng 04 4 Đình chỉ hoạt động XKLĐ trong thời gian 12 tháng 01 5 Buộc bồi thường thiệt hạt và chịu mọi chi phí liên quan 01 Nguồn: Cục QLLĐNN, báo cáo hàng năm 18 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 2.3.1. Những ưu điểm Thứ nhất là, về tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ đã được đổi mới toàn diện, thống nhất từ Trung ương tới các địa phương với sự phân công, phân cấp rõ ràng. Thứ hai là, thể chế về XKLĐ được đổi mới toàn diện và ngày càng hoàn thiện: Hệ thống văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện, phù hợp và đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của thực tế; Hình thành cơ chế quản lý và hệ thống doanh nghiệp XKLĐ, giúp các doanh nghiệp từng bước thích nghi và phát triển trong cơ chế mới. Thứ ba là, công tác tổ chức thực hiện QLNN về XKLĐ ngày càng hoàn thiện, được thể hiện trên các mặt sau: Sự phối hợp QLNN về XKLĐ đã được tăng cường; Công tác QLNN về XKLĐ đã đi vào nề nếp, đã góp phần ổn định và mở rộng được thị trường XKLĐ. Thứ tư, ban hành một số chính sách góp phần khuyến khích và thúc đẩy được hoạt động XKLĐ như:Ban hành quy chế quản lý tín dụng tài chính theo hướng hạn chế lạm thu và tăng cường khuyến khích người nghèo đi XKLĐ; Xây dựng quy chế chế tuyển chọn, đào tạo và hướng dẫn LĐXK cũng như ban hành chính sách phát triền nguồn LĐXK góp phần nâng cao chất lượng LĐXK. Thứ năm là, góp phần nhất định về nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội 2.3.2. Những hạn chế 2.3.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động - Tổ chức bộ máy QLNN về XKLĐ ở Trung Ương thực hiện chức năng nghiên cứu, xúc tiến phát triển thị trường của Cục QLLĐNN chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của hoạt động XKLĐ. - Tại các địa phương, hầu hết đều thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để phối hợp chỉ đạo công tác XKLĐ trên địa bàn nhưng hoạt động còn mang tính hình thức nên chưa hiệu quả. 2.3.2.2. Về hệ thống pháp luật và chính sách Hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu một số chính sách, cơ chế cụ thể hóa được một số nội dung như chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường, nhất là thị trường mới, chính sách tín dụng, chính sách đầu tư cho đào tạo nguồn LĐXK Chưa có quy định về hệ thống chỉ tiêu thống kê phản ánh sự phát triển của XKLĐ; quy định về thẩm định hợp đồng chưa rõ ràng về nội dung thẩm định và trách nhiệm đối với kết quả thẩm định; quy định về xử phạt hành chính đối với NLĐ khó thực hiện trong thực tế; hoặc một số quy định không còn phù hợp nhưng chưa được điều chỉnh (như quy định về loại hình doanh nghiệp được cấp phép, mức xử phạt hành chính, mức chi hỗ trợ...). 19 Một số quy định của Luật 72 liên quan đến Tổ chức sự nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài chưa rõ nhưng không có văn bản hướng dẫn nên việc thực hiện còn lúng túng. 2.3.2.3. Về tổ chức thực hiện Tổ chức quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan chức năng. Các Bộ, ngành, địa phương chưa quan tâm quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp trực thuộc làm XKLĐ. Công tác nghiên cứu, xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể về XKLĐ, từ tạo và phát triển nguồn, quản lý LĐXK và giải quyết các vấn đề sau khi lao động XKLĐ về nước còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động ở nước ngoài của các doanh nghiệp còn yếu, còn bỏ mặc cho cơ quan đại diện ngoại giao ở nước sở lại. Nhà nước, Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự đầu tư mở rộng thị trường, chưa quan tâm đầy đủ các vấn đề "hậu XKLĐ". 2.3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và điểu chỉnh văn bản pháp luật Việc tổ chức quản lý trong nước còn lỏng lẻo, thiếu sự phối hợp kiểm tra, kiểm soát giữa các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan chủ quản nên chưa xử lý triệt để các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành đối tác; Trên thực tế nhiều khi chưa kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp; Công tác QLNN về XKLĐ chưa kịp thời rút ra những kinh nghiệm và những hạn chế của chính sách và pháp luật về XKLĐ để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan Một là, XKLĐ là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại đặc thù, ta chưa có nhiều kinh nghiệm, lại là quốc gia đi sau trong lĩnh vực này. Hai là, do sự phát triển mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ và những tác động của nó nên xu hướng cũng như chính sách tiếp nhận lao động của các nước có sự thay đổi nhanh chóng mà chính sách của nhà nước và hoạt động nghiệp vụ của các doanh nghiệp XKLĐ chưa theo kịp. Ba là, do bối cảnh thế giới hiện nay có những diễn biến phức tạp như: Khủng khoảng kinh tế thế giới, thảm họa thiên nhiên, xung đột về chính trị, tôn giáo, chiến tranh xung đột và nguy cơ xảy ra chiến tranh ở một số nơi, bệnh dịch (Ebola) lan tỏa... đã làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận lao động của các TTLĐ quốc tế. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp vẫn còn chưa thống nhất dẫn tới việc chậm trễ trong việc giải quyết các tranh chấp nảy sinh. Thứ hai, trong nhận thức về XKLĐ còn một số hạn chế. 20 Thứ ba, các doanh nghiệp XKLĐ nước ta chưa đủ lực (kể cả con người và vốn) để khai thác các thị trường mới. Thứ tư, công tác đào tạo và chuẩn bị nguồn LĐXK còn tự phát, manh mún, chưa được coi trọng đầu tư theo yêu cầu của thị trường, giáo dục phổ thông chưa tạo được nền tảng tốt về ngoại ngữ cho lao động. Thứ năm, công tác thông tin, tuyên truyền, về XKLĐ còn ít tập trung vào việc xây dựng nhận thức xã hội, có trường hợp đưa tin chưa chính xác, thiếu khách quan, một chiều CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động tới hoạt động xuất khẩu lao động 3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và tác động của nó đến xuất khẩu lao động Một là, xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới với các cấp độ khu vực hóa và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, cùng với sự phát triển mang tính bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ... Hai là, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang dần đi qua nhưng những ảnh hưởng của nó còn tồn tại rõ trong nền kinh tế thế giới. Ba là, mặc dù đã xảy ra và đang còn tiềm ẩn một số nguy cơ có thể xảy ra chiến tranh, xung đột như chiến tranh ở Libya, hay tình hình không ổn định và nguy cơ xảy ra chiến tranh ở Irag, Syria, Ukraina, diễn biến phức tạp tại Biển Đông khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981... Bốn là, càng ngày sự cạnh tranh giữa các nước XKLĐ diễn ra càng gay gắt. Theo số liệu của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), trong hơn thập kỷ qua ước tính lao động thế giới tăng 1,7%/năm và phần lớn là ở các nước đang phát triển và đặc biệt là các nước kém phát triển. Trong khi đó tốc độ tăng việc làm trên thế giới lại có xu hướng giảm vì nhiều lý do. Theo báo cáo của ILO, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ không thể thay đổi nhiều trong vòng 5 năm tới, có thể tăng 0,5% điểm so với trước thời kỳ khủng hoảng và số lao động thiếu việc làm có thể sẽ lên tới hơn 215 triệu vào năm 2018 (Bảng 3.2). 21 Bảng 3.2: Dự báo thất nghiệp theo khu vực & thế giới từ năm 2014-2018 Đơn vị tính: Triệu người TT Khu vực 2014 2015 2016 2017 2018 1 Những nước phát triển 44,7 44,0 43,0 42,2 41,6 2 Trung và Nam-Đông Âu (ngoài EU) và CIS 14,9 14,8 14,8 14,7 14,7 3 Đông Á 40,6 41,8 42,8 43,7 44,4 4 Đông Nam Á và Thái Bình Dương 13,9 14,2 14,5 14,8 15,0 5 Nam Á 29,6 27,7 28,8 28,7 29,2 6 Mỹ La Tinh và Caribbean 19,7 19,9 20,2 20,4 20,7 7 Trung Đông 8,6 8,9 8,9 9,1 9,2 8 Bắc Phi 8,8 8,9 9,0 9,2 9,3 9 Cận Saharan và châu Phi 27,9 28,7 29,4 30,2 31,1 Thế giới 206,0 208,8 211,0 213,1 215,2 Nguồn: ILO, Global Employment Trend, Jun 2014 3.1.1.2. Bối cảnh trong nước Một là, phát triển XKLĐ đã và sẽ tiếp tục là chủ trương, chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước. Hai là, việc nước ta đẩy mạnh tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, với chính sách mở cửa, đa phương hoá trong quan hệ đối ngoại, sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước. Ba là, nhận thức về vị trí, vai trò của XKLĐ trong đại bộ phận NLĐ và các cấp chính quyền, đoàn thể đã chuyển biến theo hướng tích cực. Bốn là, Sau một thời gian thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, nước ta đã chính thức thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Điều đó đã đặt ra yêu cầu mới cho XKLĐ, đòi hỏi trong thời gian tới TTXKLĐ nước ta cần phải có sự phát triển mới về chất phải được tính đến trong công tác QLNN. 3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển xuất khẩu lao động trong thời gian tới 3.1.2.1. Quan điểm về xuất khẩu lao động trong thời gian tới Thứ nhất là, XKLĐ là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, QLNN về XKLĐ phải luôn quán triệt yêu cầu tôn trọng các nguyên tắc của kinh tế thị trường và đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Thứ hai là, XKLĐ phải phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và phân công lao động quốc tế, là một bộ phận của hợp tác quốc tế. Thứ ba là, trong QLNN về XKLĐ, cần tạo môi trường thuận lợi cho sự tham gia của doanh nghiệp và NLĐ. 22 Thứ tư là, đối với các doanh nghiệp, XKLĐ ngoài các lợi ích đã đề cập ở trên thì cần phải đảm bảo lợi tối đa lợi ích của.NLĐ và của chính bản thân doanh nghiệp. 3.1.2.2. Một số định hướng phát triển xuất khẩu lao động của Việt Nam trong thời gian tới Một là, tiếp tục đẩy mạnh XKLĐ nhằm giải quyết việc làm cho người lao động và đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước. Chiến lược XKLĐ phải được coi là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hai là, Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của XKLĐ phải gắn với phát triển bền vững. Ba là, Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách về XKLĐ, trong đó ưu tiên phát triển XKLĐ tại các huyện nghèo, các khu vực khó khăn của đất nước. Bốn là, XKLĐ phù hợp với cơ chế thị trường, trên cơ sở quan hệ cung - cầu của thị trường lao động. Năm là, Đảm bảo duy trì, giữ vững các thị trường XKLĐ truyền thống đồng thời tìm các biện pháp để mở rộng sang các thị mới và tiềm năng. Sáu là, xây dựng và hoàn thiện chương trình, chính sách nhằm phát triển nguồn LĐXK và hậu XKLĐ 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động Thứ nhất là, tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả QLNN về XKLĐ. Thư hai là, tiếp tục hoàn thiện về công tác tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả và phát huy vai trò của Quỹ đối với hoạt động XKLĐ. Thứ ba là, đổi mới và bổ sung về nhân lực theo hướng tăng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo trẻ, vững vàng về chuyên môn, giỏi ngoại ngữ và tin học. 3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về xuất khẩu lao động để phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu mới trong bối cảnh mới Thứ nhất là, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Luật 72 và các nghị định, thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật nhằm giải quyết những bất cập, mâu thuẫn hoặc chưa đáp ứng được với yêu cầu của thực tiễn. Thứ hai là, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về XKLĐ. 3.2.3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và hỗ trợ phát triển thị trường xuất khẩu lao động Một là, nâng cao năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo về thị trường XKLĐ. Hai là, tăng cường và hoàn thiện công tác xúc tiến phát triển thị trường XKLĐ. Ba là, củng cố và mở rộng thị phần tại các thị trường truyền thống. Bốn là, tăng cường công tác marketting, xây dựng thương hiệu cho XKLĐ nước ta. 23 3.2.4. Nhóm giải pháp về hỗ trợ và phát triển nguồn cho xuất khẩu lao động + Trước hết, về phía Nhà nước, các cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương phối hợp đẩy nhanh việc triển khai các đề án, chương trình về đạo tạo nghề cho XKLĐ đã có. Thứ hai là, tiến hành đầu tư thêm để xây dựng hệ thống đào tạo nghề phục vụ cho mục tiêu XKLĐ. Thứ ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn nghề, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn nghề của khu vực và quốc tế. Thứ tư là, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ, giảm bớt khó khăn kinh tế cho NLĐ khi tham gia thị trường LĐXK. Thứ năm là, hàng năm các cơ quan QLNN về XKLĐ phối hợp tổ chức tổng kết để đánh giá việc thực hiện các đề án, chương trình đào tạo LĐXK để có cơ sở điều chỉnh hoặc xây dựng và ban hành các chính sách mới cho phù hợp. 3.2.5. Xây dựng chương trình, chính sách hậu xuất khẩu lao động nhằm sử dụng có hiệu quả lao động xuất khẩu về nước Về phía nhà nước, thực hiện các chính sách, biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cho LĐXK hết hợp đồng về nước sử dụng nguồn tài chính từ XKLĐ để đầu tư sản xuât kinh doanh, tạo việc làm cho bản thân và người khác... Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước cũng nên bổ sung nội dung chi hỗ trợ hòa nhập cộng đồng. 3.2.6. Nhóm giải pháp quản lý và phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động Các cơ quan QLNN về XKLĐ cần phải tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp XKLĐ hiện nay theo hướng tăng quy mô và năng lực hoạt động. 24 KẾT LUẬN Với tình hình thực tế hiện nay của nước ta, việc nghiên cứu và hoàn thiện QLNN về XKLĐ để đầy mạnh và nâng cao hiệu quả XKLĐ là hết sức cần thiết. Với nỗ lực khảo sát và nhiên cứu, cùng sự hướng dẫn tận tình của các giáo viên hướng dẫn, luận án đã đạt được những kết quả cơ bản như sau: 1. Luận án đã hệ thống hóa và xây dựng những lý luận cơ bản QLNN về XKLĐ; Khảo sát, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế QLNN về XKLĐ của một số nước để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 2. Luận án đã phân tích thực trạng QLNN về XKLĐ theo từng nội dung của QLNN, từ đó đánh giá những ưu điểm cũng như những hạn chế và phân tích nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong QLNN về XKLĐ của Việt Nam thời gian qua. 3. Luận án phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế cùng những tác động của chúng tới hoạt động XKLĐ và trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước để xác định một số quan điểm và định hướng cho XKLĐ của Việt Nam thời gian tới. 4. Luận án đã đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới. Do nội dung QLNN về XKLĐ có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực với nhiều cơ quan quản lý khác nhau và các quốc gia khác nhau... nên có những giải pháp mới dừng ở mức độ định hướng và gợi ý cần tiếp tục được nghiên cứu và thử nghiệm để từng bước tổ chức thực hiện. Với ý nghĩa đó, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu khoa học cũng như các đọc giả quan tâm để có thể hoàn thiện và nâng cao tính khả thi của các giải pháp cũng như sự hoàn thiện cho nghiên cứu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_xuat_khau_lao_dong_cua_v.pdf
Luận văn liên quan