Đây là đề tài nghiên cứu mới về QLQH xây dựng CTHTKTN
ĐT vùng KTTĐ MT để đưa kết quả nghiên cứu của đề tài luận án vào
thực tiễn, tác giả xin có một số kiến nghị sau:
1/. Kiến nghị BXD xem xét báo cáo Chính phủ bổ sung nội dung
QHXD CTHTKTN ĐT trong nội dung Luật quy hoạch; đồng thời ban
hành hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể.
2/. Kiến nghị BXD xem xét bổ sung nội dung Quy chuẩn xây dựng
Việt Nam về quản lý KGN xây dựng CTHTKTN ĐT theo độ sâu và
khoảng cách an toàn.
3/. Đề đảm bảo tính thống nhất và chuyên môn hóa trong QLQH xây
dựng CTHTKTN ĐT, kiến nghị BXD, BNV xem xét và báo cáo
Chính phủ cho phép cơ cấu phòng HTKT thuộc SXD và phòng QLĐT
thuộc TP, thị xã được tổ chức thành các tổ chuyên môn.
4/. Kiến nghị cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn về địa chất, ảnh
hưởng biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới quy hoạch và xây dựng
CTHTKTN đô thị.
27 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý quy hoạch xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm tại các đô thị vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN MINH
QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
HẠ TẦNG KỸ THUẬT NGẦM TẠI CÁC ĐÔ THỊ
VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 62.58.01.06
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Hà Nội, Năm 2017
Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Hường
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án này được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
tại: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Vào hồi . giờ . ngày.tháng.năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện quốc gia,
Thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
Tính cấp thiết của đề tài.
Quy hoạch, xây dựng và khai thác không gian ngầm (KGN)
và công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (CTHTKTN) đô thị (ĐT) nhằm
giải phóng quỹ đất bề mặt để xây dựng các công trình công cộng, tạo
mỹ quan ĐT văn minh, hiện đại là xu hướng tất yếu trên thế giới
cũng như tại Việt Nam.
Công tác đầu tư xây dựng CTHTKTN còn nhiều bất cập và
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các ĐT Các công trình
đường dây, đường ống tại các ĐT cũ thường được bố trí riêng rẽ, được
đầu tư không đồng bộ, các đường dây điện, cáp thông tin liên lạc được
bố trí như mạng nhện trên trời gây nguy hiểm cho người và phương
tiện đi đường. Khi đường dây, đường ống hư hỏng cần sửa chữa hay
cải tạo đều phải đào lên lấp nhiều lần xuống gây thiệt hại về mặt kinh
tế, ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan ĐT, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến cuộc sống của người dân. Không những thế,công tác quản lý hạ
tầng kỹ thuật (HTKT) đang gặp nhiều khó khăn dẫn đến những thất
thoát, lãng phí trong sử dụng tài nguyên điện, nước, thông tin liên
lạc gây ra những thiệt hại lớn đến nền kinh tế..
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐ MT) gồm 5 tỉnh,
thành phố (TP): Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định.
Tính đến tháng 7/2016, vùng KTTĐ MT có 6 ĐT từ loại III trở lên,
trong đó có 1 ĐT loại I trực thuộc trung ương (TP Đà Nẵng), 2 ĐT
loại I trực thuộc tỉnh (TP Huế, TP Quy Nhơn), 2 ĐT loại 2 (TP Quảng
Ngãi, TP Tam Kỳ) và 1 ĐT loại III trực thuộc tỉnh (TP Hội An). Các
ĐT đang trên đà phát triển mạnh mẽ, tạo ra những áp lực về HTKT
ĐT, đặc biệt là HTKTN; bên cạnh đó, công tác quản lý quy hoạch
2
(QLQH) và xây dựng CTHTKTN đang gặp rất nhiều khó khăn và bất
cập; do đó, QLQH xây dựng CTHTKTN ngay từ đầu là rất cần thiết.
Chính phủ ban hành nghị định 39/NĐ-CP về quản lý không
gian xây dựng ngầm ĐT, tuy nhiên việc áp dụng triển khai trên thực tế
còn nhiều khó khăn, đặc biệt từ quy hoạch và QLQH. Hơn nữa, các đề
tài nghiên cứu về công trình ngầm (CTN), nhất là CTHTKTN ĐT còn
ít và nhiều hạn chế.
Chính vì những lý do trên, đề tài luận án: “QLQH xây dựng
CTHTKTN tại các đô thị vùng KTTĐ MT” thực sự cần thiết, có ý
nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần hoàn thiện nội dung về QLQH
xây dựng CTHTKTN cho các đô thị vùng KTTĐ MT nói riêng và cả
nước nói chung.
Mục tiêu nghiên cứu.
- Xây dựng cơ sở khoa học về QLQH xây dựng CTHTKTN
tại các ĐT vùng KTTĐ MT.
- Tích hợp quy hoạch xây dựng CTHTKTN riêng lẻ trong đồ
án quy hoạch chung (QHC) xây dựng CTHTKTN ĐT.
- Hoàn thiện nội dung văn bản quản lý nhà nước về quy hoạch
xây dựng (QHXD) CTHTKTN ĐT.
- Hoàn thiện và nâng cao năng lực tổ chức bộ máy QLQH xây
dựng CTHTKTN ĐT.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: QLQH xây dựng CTHTKTN (tập
trung nghiên cứu hệ thống đường dây, đường ống, tuynen kỹ thuật,
hào kỹ thuật, cống bể kỹ thuật ngầm và công trình giao thông ngầm).
- Phạm vi nghiên cứu: tại các ĐT loại III trở lên thuộc vùng
KTTĐ MT tại Việt Nam đến năm 2030.
Phương pháp nghiên cứu.
3
Luận án sử dụng 5 phương pháp gồm: phương pháp điều tra,
khảo sát (chương 1, 2,3); phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích
(chương 1,2,3); phương pháp chuyên gia (chương 1,2,3); phương pháp
kế thừa (chương 1,2); phương pháp thực chứng ứng dụng (chương 3).
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần hoàn thiện nội dung văn bản
quản lý nhà nước về QLQH xây dựng CTHTKTN; Đổi mới và nâng
cao năng lực QLQH xây dựng CTHTKTN.
- Ý nghĩa thực tiễn: Bảo đảm QLQH xây dựng CTHTKTN
ĐT phù hợp với đặc điểm của vùng và ứng dụng vào TP Đà Nẵng.
Đóng góp mới của luận án.
- Giải pháp tích hợp QHXD CTHTKTN riêng lẻ trong đồ án
quy hoạch chung xây dựng (QHCXD) CTHTKTN ĐT.
- Đề xuất đối với phòng HTKT thuộc Sở Xây dựng (SXD) và
phòng quản lý ĐT thuộc TP.
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong văn bản
quản lý nhà nước.
- Quản lý CTHTKTN theo độ sâu.
Khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận án.
Luận án đề cập một số khái niệm cơ bản về công trình HTKT,
CTHTKTN, quy hoạch HTKT có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Cấu trúc luận án.
Luận án có 154 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội
dung chính của luận án gồm 3 chương:
- Chương 1. Tổng quan về QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT
- Chương 2. Cơ sở khoa học QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT
vùng KTTĐ MT.
4
- Chương 3. Đề xuất về QLQH xây dựng CTHTKTN tại các
ĐT vùng KTTĐ MT, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào TP Đà Nẵng
và bàn luận kết quả nghiên cứu.
B. PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY
DỰNG CTHTKTN ĐÔ THỊ.
1.1. Tổng quan về quản lý QHXD CTHTKTN của một số nước
trên thế giới.
Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý CTHTKTN ĐT được
hình thành và phát triển từ rất lâu trên thế giới và đạt được những
thành tựu to lớn. Các nước phát triển cũng như đang phát triển trên thế
giới đã và đang khai thác hiệu quả KGN và CTHTKTN phù hợp với
trình độ khoa học kỹ thuậtt, điều kiện kinh tế từng nước. Luận án
nghiên cứu tình hình cũng như thành tựu về QLQH xây dựng
CTHTKTN tại các ĐT của Liên Xô (cũ), Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản, Thái
Lan, Trung Quốc, Malaysia.
1.2. Tổng quan quản lý QHXD CTHTKTN tại các ĐT ở Việt Nam.
1.2.1. Thực trạng về xây dựng CTHTKTN tại các ĐT ở Việt Nam.
Các ĐT đã quan tâm và chú trọng xây dựng hệ thống HTKT
nói chung và CTHTKTN nói riêng. Tuy nhiên, các công trình được
xây dựng đơn lẻ, thiếu đồng bộ và chôn trực tiếp dưới lòng đường, vỉa
hè mà không được bố trí chung mặc dù cùng tính chất, nên khi sửa
chữa, bảo dưỡng thường xuyên phải đào bới nền đường, vỉa hè.
1.2.2. Thực trạng quy hoạch CTHTKTN ĐT.
Cả nước có 3 ĐT đã lập đồ án quy hoạch CTHTKTN ĐT là:
Phan Rang Tháp Chàm, Nhơn Trạch và Tây Ninh. Các ĐT khác nội
dung quy hoạch CTHTKTN được lồng ghép trong đồ án quy hoạch
5
ĐT; là nội dung quy hoạch riêng lẻ của từng bộ môn HTKT, được
tổng hợp trong bản vẽ tổng hợp đường dây đường ống HTKT.
1.2.3. Thực trạng về QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT ở Việt Nam.
a) Về ban hành, thực hiện các văn bản QLQH xây dựng CTHTKTN
ĐT: Đã từng bước ban hành và dần hoàn thiện các văn bản liên quan
đến QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT. Các quy định trong các văn bản
được thực hiện tương đối tốt.
b). Về quản lý các hoạt động QHXD CTHTKTN.
- Nội dung quy hoạch HTKT được lồng ghép trong đồ án QHC.
- Trong đầu tư xây dựng và khai thác sử dụng chưa được thực hiện
đồng bộ, thống nhất.
- Chưa ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý cơ sở dữ liệu.
c) Về tổ chức bộ máy QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT.
Bộ máy QLQH xây dựng công trình HTKT ngầm và nổi gồm
4 cấp (Chính phủ - UBND tỉnh – UBND cấp huyện – UBND phường,
thị trấn) với một số Bộ ngành và các cơ quan địa phương có liên quan.
1.3. Thực trạng QLQH xây dựng CTHTKTN tại các ĐT vùng
KTTĐ MT.
1.3.1. Giới thiệu về vùng KTTĐ MT.
a) Điều kiện tự nhiên: Phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp Phú
Yên, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào và Tây Nguyên.
Diện tích toàn vùng gần 28.000 km2, chiếm 8,5% diện tích cả nước.
b) Địa hình và đất đai: Địa hình bao gồm đồng bằng ven biển và núi
thấp. Quỹ đất thuận lợi xây dựng ĐT chỉ chiếm 20% diện tích vùng.
c) Khí hậu: khắc nghiệt, mùa nắng kéo dài, mưa lớn tập trung 3 tháng
nhưng tần suất liên tục và kéo dài trong nhiều ngày.
d) Địa chất: địa chất hình thành từng loại theo thềm tự nhiên.
e) Sông ngòi: phân bố không đều, chiều dài ngắn, lòng sông dốc.
6
f) Điều kiện kinh tế xã hội: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010-2014 là
10,7%, cơ cấu chuyển dịch sang khu vực thương mại – dịch vụ.
g) Dân số và ĐT hóa: Tổng dân số ĐT khoảng 1,9 triệu người, tỷ lệ
ĐT hóa đạt 30,4%.
h) Biến đổi khí hậu và nước biển dâng: các ĐT nằm ven biển nên chịu
tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
1.3.2. Thực trạng QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT vùng KTTĐ MT.
a) Thực trạng QHXD CTHTKTN ĐT vùng KTTĐ MT
- CTHTKTN từng bước được triển khai ngầm hóa, tuy nhiên chỉ được
xây dựng đơn lẻ, thiếu đồng bộ.
- Các ĐT vùng KTTĐ MT đã có QHC ĐT, nội dung quy hoạch
CTHTKTN được lồng ghép trong quy hoạch ĐT.
- CTHTKTN bố trí riêng rẽ và chôn trực tiếp dưới lòng đường, vỉa hè.
b) Thực trạng QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT vùng KTTĐ MT.
- Về ban hành và thực hiện văn bản: thực hiện theo văn bản pháp quy
nhà nước, ban hành các văn bản hướng dẫn.
- Về quản lý các hoạt động QHXD CTHTKTN ĐT: công tác lưu trữ
và cung cấp thông tin quy hoạch còn yếu; quản lý trong đầu tư xây
dựng và khai thác sử dụng chưa đồng bộ; thanh tra, kiểm tra chưa
được thực hiện hiệu quả.
c) Về tổ chức bộ máy QLQH xây dựng CTHTKTN vùng KTTĐ MT.
Tổ chức bộ máy QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT vùng KTTĐ MT do
2 cơ quan được giao quản lý là Sở Xây dựng và UBND cấp huyện.
Nhiệm vụ quản lý tại các cơ quan này được giao cho phòng HTKT
thuộc Sở Xây dựng và phòng quản lý đô thị thuộc UBND cấp huyện..
- Phòng HTKT thuộc SXD: Hiện có 2/5 tỉnh thành lập; biên chế từ 5-8
người; cơ cấu tổ chức theo mô hình tập trung (xem hình 1.8).
7
- Phòng quản lý ĐT thuộc TP: Lãnh đạo gồm trưởng phòng và không
quá 2 phó phòng; biên chế từ 5-21 người; cơ cấu tổ chức theo mô hình
tập trung (xem hình 1.9)
Hình 1.8. Sơ đồ hiện trạng
phòng HTKT thuộc SXD
Hình 1.9. Sơ đồ hiện trạng phòng quản
lý ĐT thuộc UBND TP
1.3.3. Những khó khăn, bất cập trong công tác QLQH xây dựng
CTHTKTN tại các ĐT vùng KTTĐ MT.
- Chưa có quy hoạch riêng về CTHTKTN cũng như hướng dẫn về
QHXD CTHTKTN.
- Chưa có cơ sở dữ liệu về CTHTKTN ĐT.
- Thiếu văn bản quy định lập QHXD CTHTKTN.
- Bộ máy tổ chức quản lý chưa có tính chuyên môn hóa, thiếu biên
chế, nhiệm vụ còn chồng chéo.
1.4. Tổng quan các tài liệu, dự án, công trình đã nghiên cứu có liên
quan đến đề tài luận án.
Luận án tập trung phân tích 2 đề tài nghiên cứu khoa học, 1 luận án
tiến sĩ, 1 luận văn thạc sỹ, 1 dự án sự nghiệp kinh tế, các tham luận
trong 2 hội khoa học, 3 công trình nghiên của quốc tế. Các nghiên cứu
chủ yếu tập trung vào CTHTKTN như là một nội dung của đồ án quy
hoạch ĐT, đề xuất thành lập cơ quan quản lý chung phần KGN, xây
dựng cơ chế cấp phép sử dụng và thu tiền sử dụng phần KGNmà
chưa đề cập đến vấn đề quy hoạch tích hợp hệ thống CTHTKTN, sử
8
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý CTHTKTN, rà soát đánh
giá sự phù hợp của hệ thống văn bản pháp lý hiện hành
1.5. Những vấn đề cần nghiên cứu của luận án.
- Nghiên cứu hệ thống văn bản quản lý nhà nước về CTHTKTN ĐT
- Nghiên cứu lập QHCXD về CTHTKTN ĐT.
- Nghiên cứu tổ chức bộ máy đối với cơ quan chuyên môn về QLQH
xây dựng CTHTKTN ĐT.
- Nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý là công cụ QLQH
xây dựng CTHTKTN.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào QLQH xây dựng CTHTKTN TP
Đà Nẵng.
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ QUY HOẠCH
XÂY DỰNG CTHTKTN ĐT VÙNG KTTĐ MT.
2.1. Vai trò của xây dựng CTHTKTN ĐT.
2.1.1. Đặc điểm cơ bản của HTKT ngầm ĐT: có tính hệ thống, tính
kinh tế, tính xã hội, tính phức tạp, tính không gian và thời gian, tính an
ninh quốc phòng.
2.1.2. Tầm quan trọng của xây dựng CTHTKTN ĐT: thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, phát triển ĐT; giảm nghèo; bảo vệ, cải thiện điều kiện
môi trường; đảm bảo an ninh quốc phòng.
2.2. Quản lý QHXD CTHTKTN ĐT.
2.2.1. Nguyên tắc QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT: chính phủ quản lý
thống nhất; tuân thủ theo hệ thống văn bản pháp lý hiện hành;
CTHTKTN ĐT phải được quy hoạch, xây dựng và quản lý theo quy
hoạch, phù hợp với điều kiện từng ĐT.
2.2.2. Nội dung QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT: được quy định trong
Luật quy hoạch ĐT.
9
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quy hoạch và QLQH
xây dựng CTHTKTN tại các ĐT vùng KTTĐ MT.
2.3.1. Điều kiện tự nhiên: Diện tích đất xây dựng thấp; các ĐT nằm ở
cửa sông và ven biển nên chịu ảnh hưởng của lũ lụt, cát trôi, sạt lở,
biến đổi khí hậu và nước biển dâng
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội: chi phí duy trì quản lý cũng như đầu tư
xây dựng CTHTKTN rất lớn; trong quy hoạch và xây dựng cần sự
đồng thuận của cộng đồng dân cư.
2.3.3. Quy mô và tính chất ĐT: ĐT có quy mô càng lớn thì nhu cầu sử
dụng CTHTKTN càng cao, yêu cầu về mỹ quan ĐT càng được chú
trọng; quy mô ĐT ảnh hưởng trực tiếp đến phân loại cấu trúc đường
(bộ khung HTKT). Tính chất ĐT cũng ảnh hưởng lớn tới bố trí, xây
dựng CTHTKTN.
2.3.4. Cấu trúc mạng lưới đường và lộ giới đường: Các yếu tố của
mạng lưới giao thông, tuyến đường ảnh hưởng đến công tác quy hoạch
hệ thống HTKTN: cấu trúc mạng lưới đường, bề rộng đường, tính chất
đường, chiều rộng vỉa hè.
2.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý: Cơ cấu tổ chức theo mô hình tập trung
nên không thể hiện tính chuyên môn hóa trong quản lý.
2.3.6. Khoa học công nghệ: tiến bộ khoa học công nghệ ảnh hưởng
trực tiếp tới công tác xây dựng cũng như QLQH xây dựng
CTHTKTN.
2.4. Yêu cầu về kỹ thuật trong quy hoạch và QLQH xây dựng
CTHTKTN.
Nắm vững và hiểu rõ các đặc tính, yêu cầu, thông số kỹ thuật của
CTHTKTN là một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao năng lực
QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT.
2.5. Cơ cấu tổ chức quản lý cơ sở HTKT ĐT.
10
2.5.1. Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống cơ sở HTKT đô
thị: tổ chức cần có tính tối ưu, tính linh hoạt, tính tin cậy, tính kinh tế.
2.5.2. Nguyên tắc cơ bản tổ chức quản lý hệ thống cơ sở HTKT ĐT:
phải gắn liền với phương hướng và mục đích của hệ thống cung cấp
dịch vụ; chuyên môn hóa; thích nghi và hiệu quả.
2.5.3. Phương pháp phân chia bộ phận cơ cấu tổ chức hệ thống cơ sở
HTKT ĐT: theo bộ phận chức năng; theo khu vực địa lý; theo kết quả
hoạt động của hệ thống cơ sở HTKT ĐT; theo ma trận.
2.5.4. Các hình thức tổ chức quản lý cơ sở HTKT ĐT: cơ cấu tổ chức
trực tuyến; cơ cấu tổ chức trực tuyến – tham mưu; cơ cấu chức năng;
cơ cấu trực tuyến – chức năng; cơ cấu phi hình thức.
2.6. Cơ sở pháp lý về QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT.
2.6.1. Luật: nội dung QLQH xây dựng CTHTKTN được quy định
trong luật xây dựng (luật số 50/2014/QH13), luật quy hoạch ĐT (luật
số 30/2009/QH12), luật đất đai (luật số 45/2013/QH13).
2.6.2. Văn bản dưới luật: Nghị định 39/2010/NĐ-CP, nghị định
72/2012/NĐ-CP, nghị định 37/2010/NĐ-CP, QCXDVN 1:2008/BXD,
QCVN 08:2009/BXD, QCVN 07:2016/BXD, thông tư 10/2010/TT-
BXD, thông tư 11/2010/TT-BXD, thông tư 07/2015/TTLT-BXD-
BNV.
2.6.3. Các quy hoạch liên quan: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội vùng KTTĐ MT đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
QHXD vùng KTTĐ MT; quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020; quy hoạch cấp
nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến
năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng
KTTĐ MT đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
11
2.7. Kinh nghiệm QLQH xây dựng CTHTKTN của một số nước
trên thế giới.
2.7.1. Kinh nghiệm QLQH xây dựng CTHTKTN tại các nước phát triển.
- Kinh nghiệm của Nga: CTHTKTN được xây dựng và phát triển dựa
trên QHXD được phê duyệt. Chính quyền ĐT thành lập các đơn vị
quản lý thống nhất. CTHTKTN được xây dựng đồng bộ, kết hợp với
hệ thống thương mại dịch vụ ngầm tạo thành tổ hợp các CTN. Hệ
thống CTHTKTN được quản lý bằng khoa học tiên tiến (GIS)
- Kinh nghiệm của Anh: quản lý tuân thủ theo quy hoạch KGN ĐT
được phê duyệt. Trong quá trình đầu tư xây dựng và quản lý, chính
phủ ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích khu vực tư nhân
tham gia theo mô hình PPP.
- Kinh nghiệm của Mỹ: lập quy hoạch về CTHTKTN ĐT, lập cơ quan
quản lý chuyên môn hóa và thống nhất. Trong quá trình xây dựng mới
hệ thống giao thông luôn kết hợp với xây dựng hệ thống CTHTKTN
một cách đồng bộ. Toàn bộ thông tin về CTHTKTN được số hóa và
quản lý hiệu quả.
- Kinh nghiệm của Nhật: Ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể
về KGN. Chính quyền ĐT thành lập các cơ quan quản lý thống nhất
về KGN và CTHTKTN. Xây dựng CTHTKTN được triển khai theo
từng giai đoạn phù hợp với điều kiện của ĐT. Bên cạnh đó, đề quản lý
hiệu quả quỹ đất dưới bề mặt đất, Chính phủ ban hành quy định quản
lý KGN theo độ sâu.
2.7.2. Kinh nghiệm QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT của các nước
đang phát triển.
- Kinh nghiệm của Trung Quốc: ban hành nghị định xây dựng ngầm.
12
- Kinh nghiệm của Hongkong: Công tác QLQH xây dựng CTHTKTN
được giao cho các doanh nghiệp quản lý thống nhất từ khâu quy
hoạch, đầu tư, xây dựng đến sửa chữa, mở rộng, bảo dưỡng, bảo hành.
- Kinh nghiệm của Singapore: Ban hành nhiều chính sách khuyến
khích đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thồng HTKTN ĐT theo quy hoạch
KGN và CTN đã được phê duyệt.
2.7.3. Bài học kinh nghiệm về QLQH xây dựng CTHTKTN áp dụng
cho các ĐT vùng KTTĐ MT.
- Quy hoạch phát triển, xây dựng CTHTKTN phải có kế hoạch, đồng
bộ, thống nhất và hoàn chỉnh.
- Phải có quy hoạch CTHTKTN ĐT.
- Xây dựng và ban hành hành lang pháp lý đồng bộ về CTHTKTN.
- Có đơn vị quản lý CTHTKTN thống nhất, chuyên môn hóa.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VỀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH XÂY
DỰNG CTHTKTN TẠI CÁC ĐT VÙNG KTTĐ MT, ỨNG
DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀO TP ĐÀ NẴNG VÀ BÀN
LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
3.1. Quan điểm quản lý QHXD CTHTKTN.
- Trong công tác lập quy hoạch cần có tính kết thừa và tuân thủ theo
trình tự lập, thẩm định, phê duyệt theo pháp luật hiện hành.
- Tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt.
- Bộ máy quản lý phải thống nhất, tinh gọn và chuyên môn hóa.
- Sử dụng GIS trong quản lý và lưu trữ hồ sơ.
- Phù hợp với điều kiện thực tế của các ĐT vùng KTTĐ MT.
3.2. Đề xuất tích hợp quy hoạch xây dựng CTHTKTN riêng lẻ
trong đồ án QHCXD CTHTKTN ĐT.
3.2.1. Nguyên tắc tích hợp QHXD CTHTKTN riêng lẻ trong đồ án
QHCXD CTHTKTN ĐT: Kế thừa các quy hoạch liên quan; Tuân thủ
13
theo hệ thống văn bản pháp lý liên quan; Phân vùng quy hoạch khoa
học và hợp lý; phù hợp với điều kiện thực tế của các ĐT vùng
KTTĐMT
3.2.2. Nội dung tích hợp QHXD CTHTKTN riêng lẻ trong đồ án
QHCXD CTHTKTN ĐT.
Tác giả đề xuất nội dung tích hợp quy hoạch CTHTKTN riêng lẻ trong
đồ án QHC XD CTHTKTN gồm 6 bước (xem hình 3.1).
Hình 3.1. Các bước tích hợp quy hoạch CTHTKTN riêng lẻ trong đồ
án QHC xây dựng CTHTKTN (tác giả đề xuất)
14
- Điều kiện đầu vào (bước 1): phân tích các yếu tố về điều kiện tự
nhiên, hiện trạng HTKT, hiện trạng sử dụng đất, điều kiện biến đổi khí
hậu và nước biển dâng, quy hoạch ĐT
- Phân vùng quy hoạch (bước 2): vùng khuyến khích xây dựng, vùng
hạn chế xây dựng, vùng cấm xây dựng CTHTKTN ĐT.
- Phân nhóm các CTHTKTN ĐT (bước 3):
+ Phân nhóm giao thông: phân nhóm các tuyến đường theo
phân cấp và bề rộng đường, hướng giao thông tập trung lưu lượng lớn.
+ Phân nhóm các tuyến HTKT (đường dây, đường ống).
- Đánh giá khả năng các CTHTKTN tham gia tích hợp (bước 4.1):
+ Hầm đường bộ theo tuyến: Khi Ntt > Nc = 7.000 xe/giờ; Ntt
> Nkv = 2.800 xe/giờ thì cần thiết xây dựng hầm đường bộ theo tuyến
hoặc đường trên cao hoặc tuyến giao thông mới hỗ trợ.
+ Hầm đường bộ qua nút: : so sánh lưu lượng xe quy đổi thiết
kế qua nút (NNTK) và lưu lượng xe tính toán tại nút trong năm tương
lai (Nntt); nếu NNTK < Nntt thì cần xây dựng giao thông khác cốt.
+ Hầm đi bộ: tại các nút có lưu lượng giao thông lớn, xây
dựng các nút giao khác cốt cần xây dựng hầm hoặc cầu vượt đi bộ
đảm bảo an toàn cho người qua đường. Đối với hầm đi bộ tại các công
trình công cộng: so sánh giá trị lưu lượng trung bình theo mỗi hướng
với khả năng thông hành của làn đi bộ để xác định loại hình công trình
cho người bộ hành qua đường.
+ Bãi đỗ xe ngầm: So sánh giá trị tổng diện tích Bãi đỗ xe dự
báo trong đồ án quy hoạch và tỷ lệ đất dành cho BĐX tính toán được
quy định trong quy chuẩn. Từ đó xác định được có cần thêm BĐX cho
ĐT và hình thức Bãi đỗ xe (ngầm hoặc nổi)
+ Đánh giá và lựa chọn loại hình CTHTKTN sử dụng chung:
trên cơ sở các yếu tố của đường và vỉa hè sử dụng phương pháp chấm
15
điểm (gắn điểm số với các yếu tố ảnh hưởng) để xác định khả năng
ngầm hóa hệ thống đường dây, đường ống HTKT và lựa chọn loại
hình CTHTKTN sử dụng chung.
- Phân tích các yếu tố kinh tế xã hội, hoa học kỹ thuật (bước 4.2): để
làm cơ sở lụa chọn loại hình CTHTKTN phù hợp với điều kiện phát
triển của từng ĐT.
- Đánh giá, lựa chọn loại hình CTHTKTN tham gia tích hợp (bước 4):
+ Đối với công trình giao thông ngầm: đánh giá theo bước 4.1
và lựa chọn phù hợp với điều kiện khoa học kỹ thuật (bước 4.2).
+ Đối với hệ thống đường dây đường ống: đề xuất tuynen kỹ
thuật là CTHTKT chính truyền thằng của TP, hào kỹ thuật và cống bể
là CTHTKT nhánh. Lựa chọn vị trí xây dựng và loại hình CTHTKT
chính và nhánh bằng phương pháp chấm điểm.
- Tích hợp: lập dự thảo quy hoạch (bước 5); tham vấn cộng đồng
(bước 5.3), chuyên gia (bước 5.2), cơ quan quản lý nhà nước (bước
5.1), tổ chức lợi nhuận (bước 5.4); tổng hợp, chỉnh sửa bổ sung lập
được QHCXD CTHTKTN ĐT (bước 6).
3.3. Đề xuất nâng cao năng lực QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT.
3.3.1. Bộ máy quản lý.
a). Đề xuất đối với phòng HTKT thuộc SXD.
Các SXD thống nhất thành lập phòng HTKT để thực hiện
nhiệm vụ QLQH xây dựng HTKT ngầm và nổi. Lãnh đạo phòng gồm
1 trưởng phòng và 1-2 phó trưởng phòng. Cơ cấu được tổ chức thành
Tổ Giao thông – GIS, Tổ Nước – Năng lượng, Tổ Môi trường (xem
hình 3.2). Nhiệm vụ quản lý HTKTN ngầm do Tổ Giao thông – GIS
quản lý. Biên chế phụ thuộc mức độ phát triển hạ tầng của từng ĐT
nhưng tối thiểu 9 người.
b). Đề xuất đối với phòng Quản lý ĐT.
16
Lãnh đạo phòng gồm trưởng phòng và 2 phó phòng; cơ cấu
phòng gồm Tổ Quản lý hạ tầng, Tổ Kiến trúc và Quy hoạch, Tổ quản
lý hoạt động xây dựng (xem hình 3.3). Nhiệm vụ quản lý CTHTKTN
do Tổ quản lý hạ tầng thực hiện, biên chế tối thiểu 11 người.
Hình 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng HTKT thuộc SXD
Hình 3.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng QLĐT thuộc UBND TP
3.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT.
Nâng cao năng lực QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT cho đội
ngũ lãnh đạo và chuyên viên thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng
năng lực chuyên môn và quản lý.
3.3.3. Áp dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong QLQH xây dựng
CTHTKTN.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) GIS: phòng HTKT thuộc
SXD có trách nhiệm xây dựng hệ thống CSDL GIS, các đơn vị liên
quan có trách nhiệm cung cấp thông tin.
17
- Quản lý thông tin: Phòng HTKT quản lý thống nhất hệ thống CSDL
GIS và cung cấp thông tin cho các đơn vị liên quan phù hợp với từng
đối tượng.
- Cấp phép xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì: phòng HTKT xây
dựng kế hoạch phát triển, xây mới, bảo dưỡng bảo trì hệ thống HTKT
và cung cấp thông tin cho các đơn vị liên quan.
3.4. Một số đề xuất bổ sung văn bản pháp lý về QLQH xây dựng
CTHTKTN ĐT.
3.4.1. Đối với Luật quy hoạch ĐT:
- Đề xuất bổ sung nội dung quy định cần phải lập QHCXD
CTHTKTN, áp dụng cho các ĐT loại I trực thuộc tỉnh trở lên.
- Đề xuất bổ sung quy định xây dựng quy chế QLQH xây dựng
CTHTKTN ĐT.
3.4.2. Đối với Văn bản dưới luật.
- Đề xuất quản lý xây dựng CTHTKTN theo độ sâu:
+ Tầng thứ nhất (từ cốt mặt đất xuống 5m) bố trí xây dựng
công trình tuynen ngầm nong, hào kỹ thuật, cỗng bể kỹ thuật, hầm đi
bộ, bãi đỗ xe ngầm nông, đường dây, đường ống.
+ Tầng thứ hai (từ 5-15m) bố trí xây dựng tuynen kỹ thuật
ngầm sâu, bãi đỗ xe ngầm sâu, hầm ô tô, tàu điện ngầm nông.
+ Tầng thứ ba (>15m) bố trí xây dựng các tuyến tàu điện
ngầm sâu và đường ô tô ngầm sâu.
- Đề xuất khoảng cách an toàn và giao cắt giữa các CTHTKTN trong
từng tầng sâu.
- Đề xuất sửa đổi, bổ sung nội dung về khoảng cách tối thiểu giữa các
CTHTKTN khi đặt chung trong tuynen và hào kỹ thuật.
18
3.5. Ứng dụng kết quả nghiên cứu vào QLQH xây dựng
CTHTKTN TP Đà Nẵng.
3.5.1. Giới thiệu về TP Đà Nẵng.
a). Lý do lựa chọn Đà Nẵng làm địa bàn ứng dụng kết quả nghiên cứu.
Đà Nẵng hội đủ các điều kiện về mặt chính quyền ĐT, xã hội,
điều kiện kinh tế và phát triển ĐT để có thể thực hiện được ngay công
tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đồng bộ hệ thống CTHTKTN ĐT.
b). Giới thiệu chung về TP Đà Nẵng.
Đà Nẵng là ĐT loại I trực thuộc trung ương, là trung tâm kinh
tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung
và cả nước. Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn TP năm 2015 đạt
45.885 tỷ đồng, dân số 1.046.876 người, mật độ 892 người/km2. Nằm
trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình; hệ thống sông ngòi
ngắn và dốc; nền đất xây dựng ổn định; tình hình biến đổi khí hậu và
nước biển dâng diễn biến phức tạp nhưng chậm và trong thời gian dài.
3.5.2. Thực trạng QLQH xây dựng CTHTKTN tại TP Đà Nẵng.
a) Thực trạng xây dựng CTHTKTN tại TP Đà Nẵng: TP đã thực hiện
được nhiều dự án hạ tầng, tuy nhiên các CTN chuyên ngành như cấp
nước, thoát nước, cấp điện vẫn được xây dựng đơn lẻ, thiếu đồng bộ
và không được bố trí chung trong các CTN sử dụng chung; giao thông
ngầm vẫn chưa được quan tâm đúng mức dù đã có quy hoạch.
b) Quy hoạch CTHTKTN tại TP Đà Nẵng: chưa có QHC CTHTKTN
ĐT. Nội dung về HTKTN được quy định trong nội dung quy hoạch
giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc và bản
đồ tổng hợp đường dây đường ống của đồ án QHC ĐT.
c). Bố trí CTHTKTN trên mặt cất ngang đường: thực trạng và quy
hoạch TP thể hiện CTHTKTN được bố trí riêng rẽ hoặc kết hợp một
19
phần với CTHTKTN sử dụng chung (cống, bể cáp) trên mặt cắt ngang
đường và được chôn trực tiếp.
d). Thực trạng QLQH xây dựng CTHTKTN tại TP Đà Nẵng.
- Về ban hành và thực hiện văn bản QLQH xây dựng CTHTKTN ĐT:
thực hiện theo văn bản quản lý nhà nước liên quan và đã ban hành một
số văn bản về quản lý hạ tầng ĐT trên địa bàn TP.
- Về quản lý các hoạt động QHXD CTHTKTN: chưa có QHCXD
CTHTKTN nên công tác quản lý tuân thủ theo đồ án QHC ĐT, dẫn tới
kém hiệu quả và chồng chéo.
- Về tổ chức cơ quan QLQH xây dựng CTHTKTN TP: được giao cho
phòng quản lý HTKT - SXD, phòng quản lý ĐT thuộc UBND TP.
+ Phòng quản lý HTKT thuộc SXD: lãnh đạo gồm trường
phòng và 2 phó phòng; nhân sự 9 người, trong đó có 7 biên chế và 2
hợp đồng; cơ cấu phòng theo mô hình tập trung.
+ Phòng quản lý ĐT: lãnh đạo gồm trưởng phòng và 1 phó
phòng; biên chế phòng có 13 người.
3.5.3. Tích hợp QHCXD CTHTKTN TP Đà Nẵng.
Áp dụng kết quả nghiên cứu trong mục 3.2, tiến hành theo 6
bước quy trình lập được quy hoạch chung xây dựng CTHTKTN ngầm
TP Đà Nẵng (xem phụ lục 3.7).
3.5.4. Tổ chức bộ máy phòng HTKT thuộc SXD: cơ cấu phòng được tổ
chức thành Tổ Điện – Nước, Tổ Giao thông – GIS, Tổ Môi trường
(xem hình 3.2); số lượng biên chế phòng tối thiểu 10 người và được
bố trí như sau: lãnh đạo gồm 3 người trong đó có 1 trưởng phòng và 2
phó trưởng phòng, tổ điện nước 2 người, tổ giao thông – GIS 3 người,
tổ môi trường 2 ngưởi. Lãnh đạo có bằng đại học trở lên với chuyên
ngành phù hợp với lĩnh vực quản lý, chuyên viên có bằng đại học trở
lên với chuyên ngành phù hợp với chuyên môn được giao
20
Phụ lục 3.7: QHC xây dựng CTHTKTN thành phố Đà Nẵng
21
3.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu.
3.6.1. Bàn luận về tích hợp QHXD CTHTKTN riêng lẻ trong đồ án
QHCXD CTHTKTN ĐT.
- Sự cần thiết lập đồ án QHCXD CTHTKTN ĐT là phù hợp với văn
bản pháp lý hiện hành và nhu cầu quản lý phát triển ĐT.
- Nội dung QHCXD CTHTKTN ĐT phù hợp với hệ thống luật, nghị
định, thông tư và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
- QHXD CTHTKTN là lĩnh vực mới nên hành lang pháp lý còn thiếu;
bộ máy và đội ngũ quản lý còn yếu, nhiều hạn chế.
3.6.2. Bàn luận về sử dụng KGN để xây dựng CTHTKTN theo độ sâu
và khoảng cách an toàn giữa các CTHTKTN ĐT.
- Hiện nay còn thiếu nghiên cứu cụ thể, chi tiết về sử dụng KGN xây
dựng CTHTKTN theo độ sâu nên cần có thêm nghiên cứu và đầu tư
xây dựng thí điểm.
- Địa chất công trình từng vùng khác nhau nên cần có nghiên cứu,
thăm dò để phân tích và phân vùng địa chất nhằm xác định độ sâu khai
thác KGN.
- Độ sâu xây dựng, khoảng cách an toàn giữa CTHTKTN phụ thuộc
rất nhiều vào khoa học công nghệ và kỹ thuật xây dựng.
- Cần có nghiên cứu sâu hơn về khoảng cách an toàn giữa các
CTHTKTN tại các vùng ĐT khác trong cả nước.
3.6.3. Bàn luận về tổ chức bộ máy quản lý phòng HTKT thuộc SXD:
- Tổ chức phòng phù hợp với quy định và lĩnh vực chuyên môn; Cơ
cấu phòng tổ chức theo tổ chuyên môn, đảm bảo chuyên môn hóa;
Biên chế phòng đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ theo quy định; Đề
xuất phòng HTKT thuộc SXD vùng KTTĐ MT phù hợp với tất cả các
phòng HTKT thuộc SXD trong cả nước.
22
- Trong đề xuất chưa gắn việc tổ chức các tổ chuyên môn và bố trí
biên chế với quy mô và tốc độ phát triển ĐT.
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Đề tài luận án tập trung nghiên cứu về QLQH xây dựng
CTHTKTN đô thị vùng KTTĐ MT đã hoàn thành và đạt được các kết
quả nghiên cứu mới như sau:
1/ Giải pháp tích hợp quy hoạch xây dựng CTHTKTN riêng lẻ
trong đồ án QHC xây dựng CTHTKTN đô thị theo 6 bước: phân vùng
quy hoạch, phân nhóm các CTHTKT đô thị, đánh giá lựa chọn loại
hình CTHTKTN đô thị, dự thảo quy hoạch chung xây dựng
CTHTKTN, quy hoạch chung xây dựng CTHTKTN. Đề xuất nguyên
tắc và nội dung quy hoạch tích hợp tuân thủ theo hệ thống văn bản
pháp lý hiện hành.
2/ Các SXD thuộc các tỉnh vùng KTTĐ MT cần thống nhất
thành lập phòng HTKT để thực hiện nhiệm vụ QLQH xây dựng
CTHTKT đô thị trong đó bao gồm QLQH xây dựng CTHTKTN đô
thị. Cơ cấu phòng được chia thành 3 tổ chuyên môn: tổ Nước – Năng
lượng, tổ Giao thông – GIS, tổ Môi trường. Biên chế phòng tối thiểu 9
người, cụ thể: lãnh đạo phòng 2-3 người, tổ Giao thông – GIS 3 người,
tổ Môi trường và tổ Nước – Năng lượng mỗi tổ tối thiểu 2 người.
3/ Phòng Quản lý đô thị TP thuộc các tỉnh vùng KTTĐ MT
cần được củng cố và hoàn thiện để nâng cao năng lực quản lý, cụ thể:
Cơ cấu phòng được tổ chức thành các tổ chuyên môn: tổ Quản lý hạ
tầng, tổ Kiến trúc và Quy hoạch, tổ Quản lý hoạt động xây dựng. Biên
chế phòng tối thiểu 11 người, trong đó lãnh đạo phòng 2-3 người, mỗi
tổ chuyên môn 3 người.
23
4/ Áp dụng hệ thống thông tin địa lý GIS trong QLQH xây
dựng CTHTKTN đô thị. Phòng HTKT thuộc SXD có trách nhiệm
tổng hợp thông tin về quy hoạch xây dựng CTHTKTN và nổi để xây
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong
quản lý HTKTĐT. Phòng HTKT có trách nhiệm quản lý, cập nhật,
chỉnh sửa, xét duyệt, chia sẻ thông tin, cấp phép xây dựng, bảo trì, bảo
dưỡng CTHTKTN đô thị.
5/ Để quản lý hiệu quả CTHTKTN đô thị, cần phân chia sử
dụng KGN xây dựng CTHTKT đô thị theo độ sâu và khoảng cách an
toàn giữa các CTN, cụ thể:
- Tầng thứ nhất tính từ cốt mặt đất xuống 5m bố trí xây dựng
công trình tuy nen ngầm nông, hào kỹ thuật, cống bể kỹ thuật, hầm đi
bộ, BĐX ngầm nông, đường dây, đường ống ngầm.
- Tầng thứ 2: từ độ sâu 5 – 15m bố trí xây dựng công trình tuy
nen kỹ thuật ngầm sâu, BĐX ngầm sâu, hầm ôtô, tàu điện ngầm nông.
- Tầng thứ 3: > 15m bố trí xây dựng các tuyến tàu điện ngầm
sâu và đường ôtô ngầm sâu.
6/ Một số đề xuất áp dụng cụ thể đối với công tác QLQH xây
dựng CTHTKTN TP Đà Nẵng.
- Lập QHC xây dựng CTHTKTN tích hợp từ quy hoạch
CTHTKT riêng lẻ cho TP Đà Nẵng: xác định được quy mô, vị trí,
hướng tuyến, loại hìnhCTHTKTN đô thị của TP.
- Phòng HTKT thuộc SXD TP Đà Nẵng được tổ chức thành 3
tổ: tổ Nước – Năng lượng, tổ Giao thông – GIS, tổ Môi trường. Số
lượng biên chế phòng tối thiểu là 10 người, trong đó: lãnh đạo phòng
gồm 3 người: 1 trưởng phòng và 2 phó phòng, có trình độ đại học
chính quy trở lên và phù hợp với chuyên môn được giao; tổ Giao
thông – GIS 3 người, tổ Môi trường và Nước – Năng lượng mỗi tổ 2
người, có trình độ đại học trở lên, phù hợp với chuyên môn được giao.
24
2. Kiến nghị.
Đây là đề tài nghiên cứu mới về QLQH xây dựng CTHTKTN
ĐT vùng KTTĐ MT để đưa kết quả nghiên cứu của đề tài luận án vào
thực tiễn, tác giả xin có một số kiến nghị sau:
1/. Kiến nghị BXD xem xét báo cáo Chính phủ bổ sung nội dung
QHXD CTHTKTN ĐT trong nội dung Luật quy hoạch; đồng thời ban
hành hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể.
2/. Kiến nghị BXD xem xét bổ sung nội dung Quy chuẩn xây dựng
Việt Nam về quản lý KGN xây dựng CTHTKTN ĐT theo độ sâu và
khoảng cách an toàn.
3/. Đề đảm bảo tính thống nhất và chuyên môn hóa trong QLQH xây
dựng CTHTKTN ĐT, kiến nghị BXD, BNV xem xét và báo cáo
Chính phủ cho phép cơ cấu phòng HTKT thuộc SXD và phòng QLĐT
thuộc TP, thị xã được tổ chức thành các tổ chuyên môn.
4/. Kiến nghị cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn về địa chất, ảnh
hưởng biến đổi khí hậu và nước biển dâng tới quy hoạch và xây dựng
CTHTKTN đô thị.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.
1. Nguyễn Văn Minh (2016), Bài học kinh nghiệm quản lý quy
hoạch công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị, Tạp chí Quy hoạch đô
thị số 77+78/2016, tr 107 – 111.
2. Nguyễn Văn Minh (2016), Hầm giao thông tiêu thoát lũ –
giải pháp kép cho TP. Hồ Chí Minh, Tạp chí Giao thông Vận tải số
tháng 6/2016, tr 115 – 117.
3. Nguyễn Văn Minh (2016), Tích hợp quy hoạch công trình
hạ tầng kỹ thuật ngầm riêng lẻ trong đồ án quy hoạch tổng thể công
trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị, Tạp chí Quy hoạch đô thị số
81/2016, tr 72 -75.
4. Nguyễn Văn Minh (2016), Hành lang pháp lý về quản lý
quy hoạch công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị, Tạp chí Quy
hoạch xây dựng, số 83+84/2016, tr 77-80.
5. Nguyễn Văn Minh (2016), Quy hoạch xây dựng công trình
hạ tầng kỹ thuật ngầm của thành phố Đà Nẵng trong điều kiện biến
đổi khí hậu và nước biển dâng, Tạp chí Quy hoạch xây dựng số
83+84/2016, tr 81-85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_quan_ly_quy_hoach_xay_dung_cong_trinh_ha_tan.pdf