Qua việc nghiên cứu phương thức danh hóa trong tiếng Việt và tiếng Anh, trên định
hướng so sánh đối chiếu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
a. Danh hóa là một hiện tượng, một phương thức cấu tạo từ có tính phổ quát biểu
hiện sự vận hành, sự hoạt động của cơ chế ngôn ngữ, bộ máy ngôn ngữ với chức năng là công cụ
giao tiếp và phản ánh hiện thực, công cụ của tư duy. Phương thức này, bên cạnh tính phổ quát,
nếu xét về bản chất của hiện tượng, còn có tính đặc thù, tính riêng biệt trong mỗi ngôn ngữ cụ thể.
b. Trong tiếng Anh, với tính chất của một ngôn ngữ khuất chiết, biến hình, phương
thức danh hóa ở đây là sự hiện thực hóa của đặc trưng biến hình, với những cách thức và biểu
hiện vật chất riêng của nó, thỏa mãn đặc tính biến hóa, và vì vậy có sự đa dạng về kiểu loại,
phong phú về yếu tố. Ở cấp độ từ, kết quả của danh hóa trong tiếng Anh, là một từ mới có cùng
cấp độ với từ phái sinh ra nó, xét về mặt cấu tạo . Đây là điểm khác biệt quan trọng khi nói về
danh hóa trong tiếng Anh khi đối chiếu với tiếng Việt. Bản chất của danh hóa trong tiếng Anh là
tạo ra một từ mới chủ yếu bằng phương thức phụ gia phụ tố.
23 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án So sánh đối chiếu phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 2 15
9 Một + V 6
3 0 9
10 Việc + V 5
4 7 9
11 Trận + V 5
2 0 7
12 Bao, biết bao+ V 0 5 1 6
13 Vụ + V 3
1 0 4
14 Mọi + V 3
0 0 3
Sự thường danh hóa với động từ đa tiết, thường biểu thị những hoạt động trừu tượng, khái
quát hay biểu thị một trạng thái, ít khi danh hóa với động từ đơn tiết và những động từ đa tiết biểu
thị những hoạt động cụ thể.
Sự có thể danh hóa với những động từ tình cảm và những động từ biểu thị tri giác và hoạt
động của cơ quan cảm giác và những động từ biểu thị cảm giác, dục vọng.
Do hầu như không có nghĩa tự thân, sự là yếu tố danh hóa có phạm vi hoạt động rộng
nhất. Qua khảo sát của chúng tôi thì sự thường chỉ có thể danh hóa cho những động từ đa tiết chỉ
tình cảm trạng thái tinh thần.
Khác với việc, sự có thể danh hóa cho những động từ biểu hiện những hoạt động phải thông
qua hành động nói năng.
Sự không được danh hóa với nhóm động từ đơn tiết chỉ các vận động có phương hướng xác
định như: ra, vào, lên, xuống, đến, tới, sang, qua, về Nhưng với các động từ có hướng đa tiết
như ra đi, trở lại “sự” cũng có thể danh hóa chúng.
2.2.1.2 .Danh hóa động từ với “VIỆC”
8
8
So với các danh từ khái quát khác, việc là một trong những từ có khả năng dùng độc lập
như một danh từ khái quát cao. Theo từ điển tiếng Việt, tự thân việc có 2 nghĩa chính là: cái phải
làm, nói về công sức phải bỏ ra; chuyện xảy ra đòi hỏi phải giải quyết.
a. Tiêu chí phân biệt “VIỆC” – yếu tố danh hóa với “VIỆC” – danh từ.
b. Danh hóa động từ với “VIỆC”
Việc thường dùng với những động từ chỉ hành động hay chỉ hoạt động, trừ một nhóm nhỏ là
động từ chỉ trạng thái.
+ Tổ hợp danh từ: việc + động từ, định danh cho loại thực thể định loại quá trình/ hành động.
+ Hầu hết các trường hợp khi tổ hợp danh từ việc + động từ làm chủ ngữ trong câu có vị ngữ
là các động từ gây khiến, câu sẽ mang hàm ý về tính thực hữu của sự tình được biểu thị trong
câu đó.
+ Tổ hợp danh từ việc + động từ + bổ ngữ biểu thị ý nghĩa về một sự kiện cụ thể đã xảy ra
rồi.
Việc chỉ danh hóa cho những động từ chỉ hành động. Việc không danh hóa cho các động từ
mà ý nghĩa của chúng không phải là ý nghĩa hành động và việc không làm chức năng danh hóa
khi đứng trước những động từ tình cảm, nhận thức.
2.2.1.3 Danh hóa động từ với “CUỘC”
Trên thực tế, cuộc có thể dùng độc lập, khả năng này của cuộc mạnh hơn so với sự. Qua
khảo sát tư liệu thì hầu như cuộc hiếm khi được dùng trước các động từ chỉ trạng thái. Những
động từ được danh hóa bằng cuộc là những động từ chỉ hành động cụ thể như: đi, chơi, ăn,
uốngnhững động từ chỉ hành động này khi được danh hóa thường không chỉ hoạt động cụ thể
nữa mà mang ý nghĩa khái quát hơn.
2.2.1.4. Danh hóa động từ với “CÁI”
Cái có thể danh hóa cho một nhóm động từ hành động chỉ các hoạt động có liên quan đến các
bộ phận cơ thể, chẳng hạn: cái nhìn, cái hôn, cái đá
Cái có thể danh hóa các động từ chỉ trạng thái tình cảm, cảm giác, dục vọng cũng như các
động từ nhận thức. Ví dụ như: cái hồi hộp, cái day dứt, cái buồn, cái khổNhóm động từ này
cũng có thể danh hóa bằng nỗi, niềm và sự.
Khi dùng cái để danh hóa thay cho nỗi, niềm, sự thì người viết muốn khẳng định và nhấn
mạnh sự việc hơn. Ở các ví dụ trên, với “sự hồi hộp” “sự sung sướng” “ nỗi đau đớn” người đọc
cảm thấy bình thường, nhưng những tổ hợp “cái hồi hộp” “cái sung sướng” “cái đau đớn” lại
tạo ra một cảm giác khác lạ, một cảm xúc mạnh mẽ hơn, gây sự chú ý cho người đọc hơn.
Cái có khả năng danh hóa cho cả những động từ đơn tiết lẫn đa tiết, tổ hợp danh từ cái và
các động từ nhóm này không định danh mà mô tả những thực thể cụ thể của những loại thực thể
biểu thị bằng tổ hợp sự + động từ. Cái không chỉ danh hóa động từ chỉ trạng thái tình cảm, tinh
thần, dục vọng mà còn có thể danh hóa những động từ nhận thức.
2.2.1.5. Danh hóa động từ với “NỖI”, “NIỀM”
“Nỗi”“niềm” thường được dùng để danh hóa những động từ biểu thị trạng thái tình cảm, cảm
giác hoặc những động từ gây tác động đến tình cảm, cảm giác. Nỗi thường danh hóa cho những
động từ chỉ trạng thái tiêu cực (buồn, lo lắng, đau, sợ, giày vò), trong khi niềm thường danh hóa
cho những động từ biểu thị trạng thái tình cảm tích cực (vui, hạnh phúc, hy vọng). Tuy nhiên,
cũng có một số cách dùng đặc biệt, khác quy tắc vừa nêu trên.
Những động từ biểu thị dục vọng của con người thường có thể được danh hóa bằng cả nỗi lẫn
niềm. Chẳng hạn như chúng ta có thể nói niềm đam mê, niềm khao khát, niềm đắm say cũng có
thể nói nỗi đam mê, nỗi khát khao, nỗi đắm say. Khi được danh hóa bằng nỗi, các tổ hợp danh từ
mang hàm ý cường độ mạnh của tình cảm, tâm trạng biểu thị ở động từ.
9
9
Tóm lại “nỗi” “niềm” có thể danh hóa cho động từ đơn tiết lẫn đa tiết chỉ trạng thái tình cảm,
cảm xúc, dục vọng của con người.
2.2.1.6. Danh hóa động từ với “CƠN, ĐỢT, TRẬN, CHUYẾN, VỤ, SĨ, SINH, VIÊN”
Trận thường được kết hợp với các động từ biểu thị hành động do nhiều người cùng thực hiện
hoặc diễn ra với cường độ mạnh, với tần suất cao hoặc kết hợp với những động từ chỉ hiện tượng
tự nhiên. Chẳng hạn: trận mưa, trận thi đấu, trận đánhNgoài ra trận đôi khi cũng có thể kết
hợp với động từ chỉ cảm xúc.
Cơn cũng có thể kết hợp với các động từ chỉ hiện tượng thiên nhiên như: mưa, bão, động
đất nhưng so với trận thì cơn thường biểu thị những hiện tượng thiên nhiên có cường độ yếu
hơn và mang hàm ý hiện tượng đó xảy ra bất chợt.
Đợt bản thân có nghĩa là lớp, lần tổ chức hoặc thực hiện một hoạt động gì đó. Đợt thường kết
hợp với những động từ chỉ hoạt động để tạo ra những danh ngữ chỉ lần tồn tại của hoạt động.
Cũng giống như đợt, vụ cũng thường kết hợp với những động từ chỉ hoạt động để tạo là
những danh ngữ. Tuy nhiên những danh ngữ này đa phần mang sắc thái nghĩa tiêu cực chẳng hạn
như vụ kiện, vụ tranh chấp, vụ điều tra
Ngoài việc kết hợp với các “ yếu tố danh hóa” đứng trước động từ để tạo thành danh từ/danh
ngữ thì động từ cũng có thể kết hợp với một yếu tố danh hóa “sĩ” đứng sau để chuyển động từ
thành danh từ. Ví dụ như các cụm từ “ca sĩ” “họa sĩ” thì “sĩ” đóng vai trò là yếu tố danh hóa kết
hợp với động từ “ca” và “họa” để tạo thành danh từ. Tuy nhiên không phải động từ nào cũng có
thể kết hợp với “sĩ” để tạo nên danh từ/danh ngữ.
Tương tự như “sĩ” thì “ sinh” và “viên” cũng được xem là những yếu tố danh hóa động từ ví
dụ như: nghiên cứu sinh, thực tập sinh, học sinh, báo cáo viên, học viên, thanh tra viên, diễn
viên. Đặc điểm chung của ba yếu tố danh hóa này là kết hợp với động từ chỉ hành động để tạo
nên những danh từ chỉ người hoặc nghề nghiệp. Khả năng kết hợp của các yếu tố này với động từ
không phổ biến, chúng không thể kết hợp với động từ chỉ tri giác, tình cảm hay nhận thức, chúng
chỉ có thể kết hợp với một số động từ hành động để tạo nên danh từ chỉ nghề nghiệp hay chủ thể
thực hiện hành động.
2.2.2 Danh hóa bằng lượng từ hoặc không cần kết hợp yếu tố danh hóa
Một số động từ hành động vừa có thể danh hoá bằng cách kết hợp với lượng từ: những, mọi,
mỗi, một và cũng có một số động từ khi danh hoá không cần kết hợp với bất kỳ yếu tố danh hoá
nào, vì những từ này có thể vừa là động từ vừa là danh từ, đây cũng có thể được xem là sự chuyển
loại bên trong từ. Các danh từ được chuyển loại từ động từ so với các tổ hợp danh từ, kết quả của
hiện tượng danh hoá biểu thị những thực thể cụ thể hơn so với những thực thể biểu thị bằng tổ
hợp danh từ. Những động từ có khả năng chuyển loại như vậy thường là những động từ đa tiết
biểu thị dục vọng. Các động từ biểu thị cảm giác thường không có khả năng chuyển loại như vậy.
Ngoài ra theo Nguyễn Minh Thuyết [67] động từ cũng có thể đứng ở cương vị chủ ngữ
tức hành chức như danh từ trong một số kiểu loại câu nhất định, với những điều kiện nhất định
như sau:
- Câu có vị ngữ là tính từ hoặc động từ khiến động (khiến, làm, buộc)
Ví dụ: Chơi cờ rất thú vị.
- Câu có động từ chỉ sự biến hóa (trở thành, trở nên, hóa ra)
Ví dụ: Viết tiểu thuyết đã trở thành hẳn một nghề riêng.
- Câu có động từ chỉ hành vi tác động lên đối tượng (đánh đập, tạo mở) hoặc động từ
chỉ sự tiếp thụ (bị, được) hay chỉ sự tồn tại (xảy ra, diễn ra, có, còn)
Ví dụ: a. Đi xe bỏ mui bị coi là không đứng đắn.
b. Năm ấy, động đất đã xảy ra ở Nhật bản.
Như vậy khi động từ đứng ở vị trí chủ ngữ có thể được xem là danh từ trong những mẫu
câu sau:
- Động từ/cụm động từ + tính từ
10
10
- Động từ/cụm động từ + động từ khiến động (khiến, làm, buộc)
- Động từ/cụm động từ + động từ chỉ sự biến hóa (trở thành, trở nên, hóa ra)
- Động từ/cụm động từ + động từ chỉ hành vi tác động lên đối tượng (đánh đập, tạo
mở)
- Động từ/cụm động từ + động từ chỉ sự tiếp thụ (bị, được) hay chỉ sự tồn tại (xảy ra,
diễn ra, có, còn)
2.3. So sánh đối chiếu phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
2.3.1. Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
a. Phương thức danh hóa là điểm khác nhau đầu tiên giữa tiếng Anh và tiếng Việt cũng chính
là đặc điểm làm nên sự khác biệt về loại hình giữa hai ngôn ngữ, cụ thể là việc danh hóa động từ
trong tiếng Anh được thực hiện bằng việc biến đổi hình thái động từ, có thể thêm hậu tố -ing vào
động từ, hoặc phái sinh thành danh từ bằng cách thêm tiếp tố -er, -ion, -ment, -ant, -y, -
ityTrong tiếng Việt, phương thức danh hóa động từ chủ yếu là kết hợp động từ với các yếu tố
danh hóa như : sự, việc, cái, cuộc, nỗi, niềm, cơn trận, chuyến, hoặc cũng có thể kết hợp với các
phụ từ chỉ lượng như: những, mỗi, mọi, một
b. Điểm khác nhau thứ hai là trong tiếng Anh sản phẩm danh hóa có thể tạo ra hai tiểu loại
danh từ, đó là (1) danh từ hành động (action nominal), cấu trúc danh từ này thường là V-ing.Và
(2) danh từ chỉ người hành động (agentive nouns), đây là kết quả của việc kết hợp động từ với
tiếp tố -er chẳng hạn như: reader, writer, listener Trong tiếng Việt thì các tổ hợp: người đọc,
người viết, người nghe theo chúng tôi đây là những danh ngữ chứ không phải là tổ hợp danh
hóa.
c. Phương thức danh hóa động từ phổ biến nhất trong tiếng Anh là kết hợp với hậu tố -ing,
còn trong tiếng Việt là kết hợp với tiền tố sự. Hậu tố -ing có thể vừa kết hợp với những động từ
chỉ hành động để tạo thành những danh từ/danh ngữ chỉ quá trình nhưng cũng có thể kết hợp với
những động từ trừu tượng để tạo ra một danh từ/danh ngữ trừu tượng. Trong tiếng Việt, sự
thường kết hợp với những động từ trừu tượng, và kết quả của hiện tượng danh hóa với sự là danh
từ/danh ngữ mang tính khái quát trừu tượng, không phải là những từ chỉ hành động cụ thể rõ
ràng, chúng thường chỉ những cảm nhận của con người.
d. Về phương thức danh hóa thì hiện tượng chuyển loại (lâm thời), tức động từ được dùng với
tư cách là danh từ thì trong tiếng Anh phổ biến hơn trong tiếng Việt, điều này được thể hiện qua
việc so sánh bảng 1 và bảng 2. Trong tiếng Anh, phương thức danh hóa bằng việc chuyển loại
lâm thời (không kết hợp phụ tố) đứng thứ 3 sau hậu tố -ing và –ion, còn trong tiếng Việt, việc
danh hóa bằng cách chuyển loại lâm thời đứng vị trí thứ 8 trong bảng 2, tức là phương thức này ít
được sử dụng so với các phương thức danh hóa khác
e. Những yếu tố danh hóa trong tiếng Việt có sắc thái ý nghĩa tinh tế và phức tạp hơn trong
cách sử dụng so với tiếng Anh. Đôi khi tùy trường hợp, tùy phong cách hay nhu cầu diễn đạt của
tác giả mà có thể có cách dùng khác nhau, chẳng hạn như có thể nói: hy vọng/ niềm hy vọng, ham
muốn/ sự ham muốn/ nỗi ham muốn Trong tiếng Anh, cách sử dụng từ phái sinh đã có những
quy tắc rõ ràng, không thể uyển chuyển thay đổi cách sử dụng, ngoài ra, các tiếp tố không mang ý
nghĩa tình thái như trong tiếng Việt.
2.3.2 Sự giống nhau giữa hiện tượng danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
a. Danh hóa động từ trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có thể tạo ra những danh từ/danh ngữ
trừu tượng.
b. Hiện tượng danh hóa trong cả hai ngôn ngữ đều có thể tạo ra một danh ngữ có ý nghĩa định
danh cho loại thực thể định loại quá trình/hoạt động chung chung.
c. Động từ trong cả hai ngôn ngữ có thể danh hóa thành danh từ chỉ người ví dụ như trong
tiếng Anh: read (đọc)-> reader (người đọc); write (viết) -> writer (người viết), còn trong tiếng
Việt cũng có thể danh hóa tương tự như ca –ca sĩ (tương tương với tiếng Anh: sing -> singer);
họa ->họa sĩ ( tương đương với tiếng Anh: paint -> painter). Tuy nhiên kiểu danh hóa này trong
tiếng Anh phổ biến hơn nhiều so với tiếng Việt.
11
11
d. Trong tiếng Anh, khi tổ hợp danh từ đã được danh hóa đứng ở vị trí chủ ngữ trong câu
cũng thường biểu thị tính thực hữu của sự tình và sự nhấn mạnh hoặc khẳng định thông tin hay sự
việc xảy ra.Tương tự trong tiếng Việt, khi dùng những câu có tổ hợp danh từ việc + động từ làm
chủ ngữ, người ta thường có hàm ý nhấn mạnh tính thực hữu hoặc khẳng định tính đúng đắn của
thông báo biểu hiện câu.
e. Cả hai ngôn ngữ đều có sự chuyển loại nội tại, nhiều từ vừa là động từ vừa có thể được
dùng với tư cách là danh từ, vì vậy khi danh hóa có thể không cần phải kết hợp với bất kỳ yếu tố
danh hóa nào.
CHƯƠNG III
SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA TÍNH TỪ TRONG TIẾNG ANH
VÀ TIẾNG VIỆT
3.1 Danh hóa tính từ trong tiếng Anh
3.1.1. Phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, danh hóa tính từ có ba phương thức chủ yếu đó là:
a. Danh hóa tính từ với mạo từ “THE”
b. Danh hóa do phái sinh: Tính từ được danh hóa bằng cách thay đổi hình thái hoặc thêm
một trong những tiếp tố sau đây: - ness, - ity, -dom, -hood, -th, -tion, -ce
c. Danh hóa không cần kết hợp yếu tố danh hóa
3.1.2 Cấu trúc và ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa tính từ trong tiếng Anh
3.1.2.1 Danh hóa tính từ với mạo từ “THE”
Trong tiếng Anh, tính từ được danh hóa có chức năng như là danh từ trung tâm của danh
ngữ. Nếu tính từ được danh hóa được dùng để chỉ người thì đó là danh từ số nhiều mặc dù về
hình thức không có dấu hiệu là danh từ số nhiều, và để chuyển tính từ sang từ có chức năng là
một danh từ thì chúng thường được thêm mạo từ “the” vào trước tính từ.
Mạo từ “the” cũng có thể được dùng để danh hóa những tính từ chỉ khái niệm trừu tượng.
Chức năng của các danh từ trên là danh từ số ít hoặc danh từ không đếm được.
Ngoài ra những tính từ cực cấp chỉ những khái niệm trừu tượng cũng được danh hóa với “the.
Trong ngữ pháp tiếng Anh, thông thường thì khi sử dụng câu so sánh cực cấp thì người ta sử
dụng cấu trúc “the + adj + est” trước danh từ. Các câu so sánh cực cấp thì cấu trúc the + tính từ
được xem như the + tính từ + danh từ, và cũng có thể xem the + tính từ là một tổ hợp được danh
hóa.
3.1.2.2 Danh hóa tính từ bằng cách phái sinh tính từ
Tính từ có thể được danh hóa bằng cách phái sinh từ, thường là biến đổi hình thái hoặc
thêm một tiếp tố/ hậu tố vào tính từ. Khi dùng danh từ thay thế cho tính từ, người sử dụng thường
muốn khẳng định sự tồn tại hoặc muốn nhấn mạnh làm nổi bật một đặc trưng nào đó của thực thể.
Các phương thức để danh hóa bao gồm:
a. Thêm tiếp tố -ty, ity, -dom, -hood vào sau tính từ để tạo ra danh từ trừu tượng.
b. Thêm –ness vào sau tính từ để tạo ra danh từ chỉ tình trạng hay trạng thái. Nhưng
không phải lúc nào cũng có thể danh hóa tính từ trong câu được vì trong tiếng Anh những tính từ
chỉ đặc trưng cụ thể mà con người có thể cảm nhận trực tiếp được như tall, short, old, fast, low
không phải là những tính từ có thể danh hóa mặc dù cũng có những danh từ có cùng gốc với tính
từ như: tallness, shortness, fastness, lownessbởi vì danh từ và tính từ có nghĩa khác nhau trong
câu.
c. Ngoài ra còn thêm một số tiếp tố khác vào tính từ để tạo thành danh từ chỉ đặc tính hay
trạng thái của thực thể như: -tion, -ce, -cy, -th
12
12
Những tính từ chỉ mức độ và sự đo lường trong tiếng Anh cũng ít khi được danh hóa, vì
khi chuyển đổi từ tính từ sang danh từ câu hoàn toàn không còn giống nghĩa ban đầu.
Tương tự, những danh từ chỉ sự đo lường thì nghĩa cũng không liên quan gì với dạng tính
từ ví dụ như height, age, speed, elevation, altitude,.v.v và tính từ trong câu có thể đi cùng với
những từ chỉ mức độ.
Khi danh hóa tính từ, không chỉ phái sinh từ tính từ thành danh từ mà còn phải thay đổi
bổ từ chỉ mức độ trong câu được danh hóa nữa, chẳng hạn như so, too, as, enough, more
3.1.2.3 Danh hóa không cần kết hợp yếu tố danh hóa
Trong tiếng Anh, có nhiều từ vừa là danh từ vừa là tính từ. Tính từ có thể được sử dụng
như danh từ riêng, danh từ chung và danh từ trừu tượng.
Những danh từ riêng chẳng hạn như Indian, American, và African cũng là những tính từ
có thể hành chức như danh từ. Việc này hoàn toàn tùy thuộc vào cách sử dụng chúng ở dạng số
nhiều hay số ít. Nếu từ được sử dụng ở dạng số nhiều thì từ đó hành chức với tư cách là một danh
từ và nếu được sử dụng ở dạng số ít thì nó cũng có thể là tính từ hoặc danh từ.
Ngoài ra, cũng giống như những tính từ được danh hóa chỉ khái niệm trừu tượng, tính từ
chỉ màu sắc được danh hóa cũng có chức năng là danh từ số ít hoặc danh từ không đếm được.
3.2. Danh hóa tính từ trong tiếng Việt
3.2.1. Phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Việt
Để danh hóa một tính từ, chúng ta có ba phương thức cơ bản sau:
a. Chuyển hóa một tính từ thành một tổ hợp có tính danh từ bằng cách kết hợp tính từ đó
với một yếu tố danh hóa: CÁI, SỰ, NỖI, NIỀM
b. Tính từ được danh hóa với VẺ, VIỆC, ĐIỀU, ĐIỀM, TÍNH
c. Tính từ được danh hóa bằng cách kếp hợp với lượng từ NHỮNG, MỖI, MỌI, MỘT,
BAO/BIẾT BAO/NHIỀU
d. Danh hóa không cần kết hợp yếu tố danh hóa
3.2.2 Cấu trúc và ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa tính từ
3.2.2.1 Danh hóa tính từ với “CÁI”
a. “Cái”có thể kết hợp với những tính từ biểu thị những đặc trưng được nhận thức trực tiếp
thông qua các giác quan.
b. ‘Cái’ có thể kết hợp với nhóm tính từ biểu thị những đặc trưng được nhận thức một cách
cảm tính.
Ngoài ra, một đặc điểm chung nữa của tổ hợp cái + tính từ là nó trình bày một thực thể đặc
trưng một cách hình ảnh, gợi cho người đọc, người nghe cái cảm giác về hình ảnh, cái hình hài
của một thực thể vốn vô cùng trừu tượng.
Tóm lại cái + tính từ đơn tiết là những tổ hợp có khả năng định danh, sau tổ hợp này không
cần định ngữ, trong khi tổ hợp cái + tính từ đa tiết biểu thị một loại thực thể cụ thể của một loại
thực thể, loại tổ hợp này phải có định ngữ. Tính từ biểu thị đặc trưng càng cụ thể bao nhiêu càng
ít khả năng danh hóa bấy nhiêu.
3.2.2.2 Danh hóa tính từ với “SỰ”
Trong phần danh hóa động từ, sự hầu như không danh hóa cho các động từ đơn tiết. Nó có
thể danh hóa cho hầu hết các động từ thuộc các tiểu loại khác nhau miễn là các động từ là động từ
đa tiết. Đặc tính này cũng thể hiện khi sự danh hóa cho tính từ.
Cũng như các tổ hợp cái + tính từ, tổ hợp sự + tính từ cũng tạo nên tổ hợp danh từ mang tính
chất của một danh từ trừu tượng. Do sự không danh hóa cho những tính từ đơn tiết, bất kể tính từ
đó biểu thị đặc trưng cụ thể hay trừu tượng, nên cái đã đảm nhiệm việc danh hóa cho những tính
từ này tạo ra các tổ hợp định danh cho các thực thể, kết quả của sự trừu tượng hóa những đặc
trưng, biểu thị bằng những tính từ đơn tiết (chẳng hạn: xấu, đẹp, đúng, sai) Tổ hợp danh từ cái
13
13
+ tính từ chỉ trình bày cái thực thể đó mà không hàm ý đối lập thực thể ấy với thực thể khác. Vì
lý do này, sau tổ hợp sự + tính từ có thể có hoặc không có định ngữ.
Các tổ hợp danh từ sự + tính từ luôn là một tổ hợp định danh, chúng có tính chất như danh từ
chỉ chất liệu. Có thể thấy rằng trong hiện tượng danh hóa, nhóm tính từ đa tiết đã hình thành hai
loại tổ hợp danh từ phân biệt nhau khá rõ ràng: loại tổ hợp danh từ định danh cho các loại thực
thể - đặc trưng: sự + tính từ và loại tổ hợp biểu thị một thực thể đặc trưng cụ thể: cái + tính từ.
Do có tính chất giống như các danh từ chỉ chất liệu nên các tổ hợp danh từ sự + tính từ có thể kết
hợp với từ chỉ xuất cái hoặc số từ một, đặc tính này cũng không có ở tổ hợp cái + tính từ.
3.2.2.3 Danh hóa tính từ với” VẺ, VIỆC, ĐIỀU, ĐIỀM, TÍNH”
Bản thân từ “vẻ” đã là một danh từ khái quát với ý nghĩa là “sắc diện, dáng điệu tự nhiên hay
do tình cảm khiến nên” [76]. Trong thực tế chúng ta rất hay gặp những trường hợp “vẻ” có thể kết
hợp với tính từ đơn tiết (vẻ buồn, vẻ giận, vẻ vui) và tính từ đa tiết (vẻ trầm tư, vẻ tư lự, vẻ sốt
sắng, vẻ ngạo mạn, vẻ băn khoăn) chỉ trạng thái, tình cảm hoặc chỉ điện mạo của con người để
tạo nên tổ hợp danh hóa.
Ngoài “vẻ” ra thì các từ “ việc”, “điều” “điềm” “tính” cũng được dùng để danh hóa tính từ.
Tự thân các từ “ việc”, “điều” “điềm” “tính” đã là danh từ. Việc thường có nghĩa là cái phải
làm, điều chỉ sự việc, sự kiện cụ thể hoặc ngôn ngữ trong cách đối xử hàng ngày, điềm có nghĩa là
dấu hiệu báo trước việc gì đó, tính là những thói quen, tâm lí riêng của mỗi người, biểu hiện qua
cách cư xử, thái độ. Khi tính từ kết hợp với những từ trên sẽ tạo nên những danh ngữ trừu tượng
chỉ bản chất của con người hay sự việc đã, đang hoặc sắp xảy ra. Trong những danh ngữ trên - kết
quả của hiện tượng danh hóa tính từ - tính từ đóng vai trò là định ngữ bổ nghĩa cho danh từ trung
tâm (việc, điều, điềm, tính), và mối quan hệ giữa chúng cũng rất chặt chẽ. Chính vì thế, chúng
cũng được xem là một trong những phương thức danh hóa tính từ.
3.2.2.4. Danh hóa tính từ với lượng từ NHỮNG, MỌI, MỘT, BAO/BIẾT BAO/NHIỀU
Trong luận án này, chúng tôi xem những, mọi, một, bao/biết bao/nhiêu là yếu tố danh hóa.
Chúng tôi nhận thấy một đặc điểm chung là trước những “danh từ” có những, sau chúng phải
dùng của và các danh từ này phải là danh từ đa tiết. Đây là những trường hợp tính từ được dùng
lâm thời như một danh từ. Trong một ngữ cảnh nhất định nó được dùng thay thế cho cả tổ hợp:
những (cái/ việc) + tính từ. Trong các ngữ cảnh khác những tính từ này vẫn là những tính từ đích
thực, nó không thể làm bổ ngữ cho một động từ, không thể đứng sau giới từ của. Ngoài việc kết
hợp với những, mọi, một, tính từ có thể kết hợp với bao/biết bao/nhiều để tạo nên những danh
ngữ.
3.2.2.5 Danh hóa tính từ không cần kết hợp yếu tố danh hóa
Tính từ có thể chuyển thành danh từ mà không cần kết hợp với bất kỳ yếu tố danh hóa nào.
Chúng thường là những tính từ đa tiết, có ý nghĩa thiên về biểu thị tình thế, trạng thái hơn là tính
từ của sự vật hiện tượng. Về nghĩa từ vựng thì các “danh từ” này không có gì thay đổi nhưng
chức vụ cú pháp thì thay đổi, các “danh từ” này thường đứng đầu câu làm chủ ngữ. Đây là hiện
tượng chuyển loại bên trong từ, danh từ tương ứng với tính từ đó biểu thị một thực thể đặc trưng,
cụ thể, và hiện tượng này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày.
3.3 So sánh đối chiếu phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
3.3.1 Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
+ Hiện tượng danh hóa tính từ trong tiếng Anh chủ yếu là do biến đổi hình thái tính từ, hoặc
thêm các tiếp tố -ance, -ness, -tion, -dom, -ce, -ence,- cy, -ty,- th,-ity,-hood vào tính từ để phái
sinh từ thành danh từ. Ngoài ra trong tiếng Anh còn có hiện tượng biến âm, khi một tính từ được
chuyển thành danh từ thì nguyên âm chính của từ cũng được biến đổi. Còn trong tiếng Việt, hiện
tượng danh hóa tính từ chủ yếu là do sự kết hợp tính từ với các yếu tố danh hóa như: cái, sự, nỗi,
14
14
niềm và những tính từ đa tiết có thể lâm thời được dùng như danh từ, nhất là khi kết hợp với:
những, mọi.
+ Kết quả của hiện tượng danh hóa tính từ trong tiếng Anh có thể tạo ra danh từ chỉ người số
nhiều, còn trong tiếng Việt thì không có trường hợp nào như vậy.
+ Trong tiếng Anh, những tính từ cực cấp có thể danh hóa để tạo ra những khái niệm trừu
tượng và chức năng của danh từ này thường là danh từ số ít hoặc danh từ không đếm được, còn
trong tiếng Việt không thể danh hóa những tính từ cực cấp.
+ Trong tiếng Anh không có sự phân biệt giữa tính từ đơn tiết hay đa tiết khi danh hóa, còn
trong tiếng Việt khi danh hóa tính từ thường có sự phân biệt giữa tính từ đơn tiết và đa tiết.
3.3.2 Sự giống nhau giữa phương thức danh hóa tính từ trong tiếng Anh và tiếng Việt
+ Việc danh hóa tính từ trong tiếng Anh ngoài sự biến đổi hình thái còn có sự kết hợp mạo từ
the với tính từ, như vậy the được xem là một yếu tố danh hóa, phương thức này giống với phương
thức danh hóa trong tiếng Việt, nhằm tạo ra một tổ hợp danh từ: yếu tố danh hóa + tính từ. Trong
tiếng Anh: the + tính từ được dùng để nói về một nhóm người cụ thể nào đó trong xã hội: the
young, the old, the blind
+ Sản phẩm danh hóa tính từ ở cả hai ngôn ngữ đều có thể tạo ra những danh từ hay những
khái niệm trừu tượng. Những tính từ biểu thị một đặc trưng càng trừu tượng, càng khái quát bao
nhiêu thì càng có khả năng danh hóa bấy nhiêu.
+ Những tính từ chỉ những đặc trưng cụ thể mà con người có thể tri nhận trực tiếp bằng giác
quan thường không được danh hóa. Chẳng hạn các tính từ như: nặng, nhẹ, nhanh, chậm, béo, gầy,
cao, thấp
+ Danh hóa tính từ cũng là một trong những biện pháp tu từ hay nói chính xác hơn là biện
pháp ẩn dụ ngữ pháp trong cả hai ngôn ngữ. Việc danh hóa tính từ để chỉ sự dịch chuyển từ tính
chất của sự vật hiện tượng, sang các đặc điểm chỉ tính chất đó. Việc danh hóa tính từ có thể tỉnh
lược chủ thể hay tác nhân, biến diễn trình thành hiện tượng, khái niệm, đặc điểm như chức năng
biểu đạt của danh từ hay nói cách khác đi là cách biểu đạt nghịch ngôn nhằm nhấn mạnh sự tình
và chủ ý của người nói/ người viết.
+ Cũng giống như việc danh hóa động từ, cả hai ngôn ngữ đều có sự chuyển loại bên trong
tính từ và danh từ, có nghĩa là khi danh hóa tính từ không cần kết hợp với bất kỳ yếu tố danh hóa
nào.
CHƯƠNG IV
SO SÁNH ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC DANH HÓA MỆNH ĐỀ TRONG TIẾNG VIỆT
VÀ TIẾNG ANH
Nếu như danh hóa động từ và tính từ là danh hóa thuộc cấp độ từ (lexical nominalization)
thì danh hóa mệnh đề là danh hóa mang tính cú pháp (syntactic nominalization).
4.1. Danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh
Danh hóa mệnh đề là một tiến trình chuyển đổi một mệnh đề vị ngữ mang tính điển mẫu
sang một danh ngữ.
4.1.1 Phương thức danh hóa
4.1.1.1. Các loại mệnh đề được danh hóa trong tiếng Anh
Chomsky (1970) đã chia danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh thành hai loại đó là gerundive
nominals (danh hóa bằng cách thêm –ing vào động từ) và derived nominals (danh hóa phái sinh).
Ngoài ra, một số mệnh đề phụ ngữ (complement clause) cũng được xem là danh ngữ - đây là
kết quả của hiện tượng danh hóa khi mệnh đề này hành chức như danh ngữ trong câu.
4.1.1.2 Phương thức danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh danh hóa mệnh đề được thực hiện chủ yếu bằng hai cách sau:
15
15
a. Kết hợp mệnh đề với THAT hoặc THE FACT THAT và những từ bắt đầu bằng wh-:
WHAT(EVER), WHEN(EVER), WHO(EVER), WHO(EVER) và HOW.
b. Phái sinh động từ của mệnh đề thành danh ngữ: Danh hóa bằng cách thêm –ING vào
động từ.
Khi mệnh đề danh hóa bằng cách thêm –ing vào động từ cũng cần lưu ý có sự khác biệt giữa
mệnh đề được danh hóa và mệnh đề phụ ngữ. Về hình thức hai cấu trúc trên cũng gần giống nhau,
nhưng chúng lại khác nhau về chức năng và ý nghĩa.
4.1.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh
4.1.2.1 Danh hóa mệnh đề với THAT hoặc THE FACT THAT
Trong tiếng Anh that – clause là một trong những hình thức của mệnh đề được danh hóa,
chẳng hạn như:
1. It was surprising that Somu gave younger brother the money [ Koptjevskaja –Tamn,122,
tr. 283]
(Thật ngạc nhiên là (về việc) Somu cho em trai tiền)
2. I didn’t know that so many arrived [Koptjevskaja –Tamn, 122,tr. 282]
(Tôi không biết là (việc) quá nhiều người đến)
Trong các ví dụ trên, các mệnh đề được xem có vai trò giống như chủ ngữ hoặc bổ ngữ, và
các cấu trúc trên được xem là “thực hữu”, những điều mà người nói đưa ra hoặc giả định là điều
đúng và người nói khẳng định về điều đó. Tuy nhiên cũng cần chú ý một số động từ mang tính
thực hữu (factive) như: regret (hối hận/ đáng tiếc), resent (không hài lòng/ phẫn nộ), ignore (lờ
đi, không chú ý) và những động từ không mang tính thực hữu (non-factive) chẳng hạn: claim (đòi,
khẳng định), assert (quả quyết), suppose (cho rằng/ nghĩ rằng). Ngoài ra cũng có sự khác nhau
giữa các mệnh đề có chứa hệ từ: khi mệnh đề có các tính từ: significant, odd, exciting thì ý nghĩa
lại mang tính thực hữu, còn các tính từ likely, possible, true và false thì ý nghĩa lại không mang
tính thực hữu.
Như vậy việc danh hóa mệnh đề bằng “that” có thể tạo ra ý nghĩa thực hữu hoặc không thực
hữu còn tùy thuộc vào động từ hoặc tính từ được sử dụng trong câu. Không giống như danh hóa
thực hữu (factive nominalizations), hầu hết các trường hợp danh hóa không mang tính thực hữu
(non- factive nominalilations) có chủ ngữ, và chủ ngữ này có thể chuyển thành chủ ngữ của của
mệnh đề chính.
Hơn thế nữa, việc hoán chuyển vị trí có thể xảy ra trong mệnh đề có bổ ngữ mang tính thực
hữu, còn đối với bổ ngữ mà ý nghĩa không mang tính thực hữu thì không hoán chuyển vị trí được.
Theo Zeno Vendler [161, tr. 36] để chuyển một câu hay mệnh đề thành một danh ngữ với
“That” thì có các cấu trúc sau (n là nominal- từ mang tính danh từ):
nV+ That he died surprised me. (Việc anh ta qua đời làm tôi ngạc nhiên)
NV n I know that he died (Tôi biết việc anh ta qua đời)
n is A That he died is unlikely (Việc anh ta qua đời là điều không tưởng)
n is N That he died is a fact (Việc anh ta qua đời là sự thật)
Ngoài việc danh hóa mệnh đề bằng “that” ra, cụm từ “the fact that” (thực tế là) trong câu
tiếng Anh cũng có thể dùng để danh hóa mệnh đề và có thể dịch là việc
Ví dụ như:
- One characteristic regarding farm holidays is the fact that the different offers are so
varied (CB) (Một đặc điểm có liên quan đến ngày hội nông nghiệp chính là những lời
chào mời rất đa dạng)
Mệnh đề được danh hóa trong tiếng Anh thường xuất hiện ở danh từ trừu tượng, số ít (sau
mệnh đề được danh hóa là động từ được chia ở số ít). Câu được danh hóa có thể biểu hiện một sự
tình thực hữu.
16
16
Ngoài việc kết hợp that/ the fact that để danh hóa mệnh đề thì những từ bắt đầu bằng wh-
cũng có thể dùng để danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh. Theo Thomson và Martinet [155, tr.247]
thì danh mệnh đề có thể bắt đầu bằng các từ what, when, who, why hoặc how ví dụ như:
- They’ll believe whatever you tell them. (Họ sẽ tin những gì tôi nói với họ)
- I forget who told me this.(Tôi quên ai là người nói với tôi điều này)
Luận án chấp nhận quan điểm của Lester M. có nghĩa là mệnh đề được danh hóa là mệnh đề
được dùng như danh ngữ. Hai ví dụ trên tổ hợp whatever you tell them và who told me this được
cho là danh ngữ vì chúng hành chức như danh ngữ và giữ vị trí tân ngữ trong câu. Thế nên chúng
tôi cũng xem các việc kết hợp các từ bắt đầu bằng wh- cũng là một trong những phương thức
danh hóa mệnh đề.
4.1.2.2 Danh hóa mệnh đề bằng cách phái sinh động từ
Mặc dù the fact that có thể dùng để danh hóa mệnh đề nhưng trong tiếng Anh hiện đại
thì người ta có khuynh hướng ít dùng cụm từ này, vì nhiều người cho rằng nó làm cho câu văn có
vẻ rườm rà hơn. Chính vì thế người ta cũng có thể danh hóa bằng cách bỏ đi cụm từ “the fact
that” và chuyển động từ thành danh từ (bằng cách phái sinh, hoặc thêm –ing sau động từ) nhằm
lượt bớt đi một số từ không cần thiết lắm và làm cho câu văn ngắn gọn hơn, súc tích hơn.
Ví dụ:
a) The fact that I denied what he accused me of impressed the jury.
(Việc tôi từ chối những gì mà ông ấy cáo buộc tôi đã gây ấn tượng đối với ban hội thẩm)
-> My denial of his accusations impressed the jury.
Hoặc có thể viết như sau:
-> In denying his accusations, I impressed the jury
Việc danh hóa mệnh đề bằng cách phái sinh động từ về mặt ngữ nghĩa cũng không có gì khác
so với danh hóa mệnh đề bằng that hoặc the fact that, có nghĩa là nó biểu hiện một sự tình thực
hữu hoặc biểu hiện một sự việc có thể xảy ra.
Danh hóa mệnh đề thường được dùng trong văn viết nhằm tạo ra những thuật ngữ chuyên
môn và trừu tượng và có thể làm cô đọng thông tin trong các câu.
Tóm lại, muốn danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh chúng ta có thể dùng “that” hay “the
fact that” hoặc cũng có thể là những từ bắt đầu bằng wh- trước mệnh đề; ngoài ra có thể danh hóa
bằng cách phái sinh động từ của mệnh đề trở thành danh từ trung tâm của danh ngữ đó. Danh hóa
mệnh đề trong tiếng Anh rất quan trọng trong văn viết, vì nó có thể làm cho câu văn chuẩn mực
hơn, trang trọng hơn và chuyển tải được nhiều thông tin hơn.
4.2 Danh hóa mệnh đề trong tiếng Việt
4.2.1 Phương thức danh hóa
Danh hóa mệnh đề trong tiếng Việt có hai phương thức sau:
a. Kết hợp mệnh đề với “VIỆC”
b. Kết hợp mệnh đề với các yếu tố khác như: SỰ, HIỆN TƯỢNG, VỤ, TRƯỜNG HỢP,
TÌNH TRẠNG
c. Kết hợp mệnh đề với từ chỉ trỏ “ NÀY, KIA, ẤY, ĐÓ, NỌ”
d. Danh hóa mệnh đề bằng cách biến vị ngữ của mệnh đề thành danh từ hoặc định ngữ
4.2.2 Cấu trúc, ngữ nghĩa của tổ hợp danh hóa mệnh đề
4.2.2.1 Danh hóa mệnh đề với VIỆC
Chúng ta đã biết, khi danh hóa cho động từ, tổ hợp danh từ việc + động từ định danh cho loại
thực thể định loại quá trình. Danh hóa mệnh đề là danh hóa ở cấp độ cú pháp, kết quả của hiện
tượng này tạo ra một tổ hợp có thể làm chức năng của danh từ, chúng có thể hành chức như
những danh từ. Tổ hợp này biểu thị một sự kiện đã xảy ra mặc dù trước động từ không cần dùng
17
17
từ đã, song hàm ý về tính thực hữu của sự tình được biểu thị ở mệnh đề vẫn được thể hiện. Tổ
hợp này biểu thị một thông tin cơ sở.
Khi một mệnh đề được danh hóa thì tổ hợp danh hóa việc + mệnh đề luôn biểu thị một sự tình
thực hữu, một thông tin cơ sở. Đây là lý do vì sao trước các động từ vị ngữ trong mệnh đề danh
hóa rất ít khi dùng các từ đã/sẽ/ đang.
Việc xuất hiện các từ sẽ/sắp/đang trước động từ vị ngữ của một số mệnh đề được danh hóa
cho thấy một điều là sự tình được biểu thị ở mệnh đề không phải bao giờ cũng là thực hữu. Tuy
nó không mang hàm ý về tính thực hữu của sự tình trong những trường hợp này, nó vẫn mang
hàm ý về khả năng chắc chắn xảy ra sự tình ấy.
4.2.2.2 Danh hóa mệnh đề với ‘HIỆN TƯỢNG’
Hiện tượng là một danh từ trừu tượng, nhưng ý nghĩa của hiện tượng cụ thể hơn so với
việc. Chính vì thế “hiện tượng”dễ có khả năng kết hợp với mệnh đề để tạo thành cấu trúc danh
hóa.
Tổ hợp danh hóa mệnh đề với hiện tượng bao giờ cũng biểu hiện một sự tình thực hữu, bởi ý
nghĩa tự thân của hiện tượng là: từ cái có thể nhận thức được, nghĩa là cái đó phải là cái đã xảy ra.
Và tổ hợp danh hóa mệnh đề với hiện tượng không biểu thị một sự kiện đơn lẻ, bất thường như ở
tổ hợp danh hóa mệnh đề với việc mà biểu thị một tình trạng được tạo ra bởi một số sự việc đơn
lẻ cùng loại. Đó là một tình trạng đã xuất hiện, có thể nhận thấy được nhưng chưa phổ biến.
Đặc điểm thứ hai dẫn đến hệ quả là động từ vị ngữ trong mệnh đề danh hóa bằng hiện
tượng phải do nhiều hơn một chủ thể thực hiện. Điều này có nghĩa là chủ ngữ của mệnh đề danh
hóa với hiện tượng phải là các danh từ biểu thị một tập hợp sự vật nhất định, chứ không thể là các
danh từ biểu thị một sự vật đơn nhất, trừ trường hợp danh từ chỉ sự vật duy nhất của thiên nhiên
chẳng hạn như trái đất.
Trong các trường hợp danh hóa mệnh đề bằng từ hiện tượng, chúng ta đều có thể thay thế
hiện tượng bằng việc mà câu vẫn tự nhiên (tất nhiên là khi thay thế sẽ làm thay đổi ý nghĩa của tổ
hợp), trong khi chỉ một số rất nhỏ trường hợp có thể thay thế việc bằng hiện tượng.
4.2.2.3 Danh hóa mệnh đề với ‘ VỤ, TRƯỜNG HỢP, TÌNH TRẠNG’
Cũng như hiện tượng, vụ là một danh từ có hàm lượng nghĩa thực khá cụ thể. Vụ cũng
thường được dùng trong vai trò của một danh từ trừu tượng. Vụ là một danh từ biểu thị ‘sự việc
không hay và rắc rối xảy ra’, với ý nghĩa này vụ thường kết hợp với các động từ biểu thị sự việc,
sự kiện không hay mà không cần nhắc đến chủ thể gây ra sự kiện, sự việc đó, chẳng hạn như vụ
tai nạn, vụ tiêu cực...
Tuy nhiên theo Diệp Quang Ban [3, tr. 43], chúng ta cũng gặp các kiểu kiến trúc như vụ
mưa, vụ bão, vụ réttừ vụ là từ hàm ý chỉ thời gian. Vì vậy kiến trúc này có vụ làm thành tố
chính (so sánh với : ngày mưa, ngày gió, ngày bão). Ở luận án này chúng tôi xem xét vụ với tư
cách là yếu tố danh hóa mệnh đề.
Do ý nghĩa tự thân chi phối, vụ chỉ có thể danh hóa cho những mệnh đề biểu thị một sự kiện,
sự việc có tính tiêu cực. Trong các ví dụ trên, nếu thay việc vào vị trí của vụ, câu vẫn tự nhiên.
Tuy nhiên khi dùng vụ để danh hóa, mệnh đề danh hóa mang hàm ý đó là một sự kiện, sự việc đã
bị/được nhìn nhận từ góc độ của pháp luật.
Đôi khi “tình trạng” và “trường hợp” cũng được dùng để danh hóa mệnh đề. “Trường
hợp” là danh từ để chỉ cái xảy ra hoặc cái có thể xảy ra, hoặc có nghĩa là hoàn cảnh, còn “ tình
trạng” cũng là danh từ thường dùng để chỉ sự tồn tại và diễn biến của các sự việc xét về mặt ảnh
hưởng đối với cuộc sống, thường ở khía cạnh bất lợi. Khi danh hóa với mệnh đề, tổ hợp danh hóa
cũng thường biểu thị ý nghĩa tiêu cực, sự việc đã xảy ra hoặc giả định có thể xảy ra không như
mong đợi của con người, hoặc cũng có thể đó là những sự việc hay hoàn cảnh đặc biệt.
4.2.2.4 Danh hóa mệnh đề với từ chỉ trỏ ‘NÀY, KIA, ẤY, ĐÓ, NỌ’
18
18
Theo Emeneau, danh ngữ trong tiếng Việt thường có cấu tạo theo lối sau [6, tr. 35- 36]:
Loại từ + danh từ biệt
loại
Từ chỉ loại Danh từ không biệt
loại
Định ngữ của danh từ
Từ chỉ trỏ.
Hồ Lê cũng cho rằng những từ chỉ trỏ (này, kia, ấy, đó, nọ...) có thể kết hợp với danh từ
để tạo ra cấu trúc danh ngữ [40, tr.37] và nhiều tác giả cũng đã thừa nhận đều này. Thường thì từ
chỉ trỏ “này, kia, nọ, ấy” có thể dùng để mở rộng danh từ thành danh ngữ ví dụ như: “quả cam
này” hay “quả ổi kia”, những từ trên vừa là đại từ, vừa là từ chỉ trỏ để chỉ định sự vật cụ thể
nhưng cũng có thể được xem là những “tính từ lạ” mang tính chỉ định kết hợp với danh từ để tạo
ra danh ngữ.
Việc danh từ kết hợp với từ chỉ xuất để tạo thành danh ngữ thì rõ ràng, tuy nhiên chưa ai
đề cập đến việc liệu những từ chỉ xuất này có khả năng kết hợp với một mệnh đề để tạo thành
danh ngữ hay nói cách khác là những từ chỉ xuất này có thể dùng để danh hóa mệnh đề không.
Trước khi trả lời được câu hỏi trên chúng ta cần làm rõ đặc điểm của danh ngữ. Theo
Nguyễn Tài Cẩn [7, tr.36-37] thì những tổ hợp được xem là danh ngữ khi có những đặc điểm sau:
(a) Trong danh ngữ chỉ có thể có một trung tâm. Nếu có hai trung tâm thì không phải là danh
ngữ;(b) cả danh ngữ phải có vai trò ở trong câu tương đương như một danh từ: danh ngữ là dạng
triển khai của danh từ; (c) Danh ngữ là một từ tổ mà cấu tạo không liên quan đến một chức vụ cú
pháp nhất định nào: có thể tách danh ngữ ra khỏi câu để khảo sát.
Tóm lại, theo chúng tôi, những từ chỉ định hay định ngữ là thành tố có thể biến một mệnh
đề thành danh ngữ và chúng cũng có thể được xem là một trong những phương thức danh hóa
mệnh đề.
4.2.2.5 Danh hóa mệnh đề bằng cách biến vị ngữ của mệnh đề thành danh từ hoặc
định ngữ.
Theo Nguyễn Minh Thuyết [67], về nguyên tắc, chủ ngữ là động tính từ hoặc cụm chủ C-
V có thể chuyển thành chủ ngữ danh từ. Để chuyển thành chủ ngữ danh từ, ta chỉ cần thêm vào
trước chúng một trong các danh từ trừu tượng như: việc, sự, cuộc, chuyện, hiện tượngCòn để
chuyển chủ ngữ là cụm C-V thành chủ ngữ danh từ thì ngoài cách ấy, ta còn có thể áp dụng một
số biện pháp sau: (1) Biến V của cụm C-V ấy thành định ngữ của C;(2) Biến V của cụm chủ vị ấy
thành danh từ và biến C thành định ngữ cho danh từ ấy.
Như vậy, một trong những cách danh hóa mệnh đề là biến vị ngữ của mệnh đề đó thành
danh từ hoặc định ngữ của chủ ngữ, và để thực hiện được những sự biến đổi trên thì từ chỉ sở hữu
“của” thường được dùng trong đa số các danh ngữ được biến đổi.
4.3. So sánh đối chiếu phương thức danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt
4.3.1. Sự khác nhau giữa phương thức danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt
a. Sự khác nhau đầu tiên là cách thức danh hóa. Trong tiếng Anh ngoài phương thức kết hợp
mệnh đề với yếu tố danh hóa (the fact that) còn có thể danh hóa mệnh đề bằng cách phái sinh
động từ của mệnh đề đó thành danh ngữ trung tâm.
Trong tiếng Việt, danh hóa mệnh đề chỉ có thể kết hợp với yếu tố danh hóa chứ không có
phương thức phái sinh động từ của mệnh đề. Tuy nhiên trong tiếng Việt có thể danh hóa mệnh đề
(cụm chủ vị) bằng cách biến vị ngữ của mệnh đề thành danh từ hoặc định ngữ, điều này làm nên
đặc trưng và điểm khác biệt của danh hóa mệnh đề giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
b. Thứ hai là trong tiếng Việt có trường hợp một mệnh đề/cụm chủ vị đứng đầu câu làm chủ
ngữ và có chức năng như một danh ngữ, còn trong tiếng Anh thì không có trường hợp này.
19
19
Trong tiếng Anh thì không trường hợp danh hóa mệnh đề bằng cách kết hợp các từ chỉ định
như tiếng Việt. Tuy nhiên, trong tiếng Anh có thể danh hóa mệnh đề bằng cách thêm từ bắt đầu
bằng wh- vào trước mệnh đề.
c. Thứ tư, trong tiếng Anh không có phương thức danh hóa mệnh đề bằng cách biến vị ngữ của
mệnh đề thành danh từ hoặc định ngữ giống như trong tiếng Việt, trong tiếng Anh phải thêm một
“yếu tố danh hóa” như “that, the fac that” hoặc các từ như “what, when, why..” mới có thể
chuyển một mệnh đề thành một danh ngữ.
d. Thứ năm, kết quả của hiện tượng danh hóa mệnh đề ở hai ngôn ngữ đều thể hiện tính thực
hữu của sự tình, nhưng về hình thức câu trong tiếng Anh người đọc có thể nhận biết rõ ràng bởi
nếu là sự việc đã xảy ra thì động từ trong câu luôn được chia ở thì quá khứ. Còn tiếng Việt thì
không dùng phạm trù thì để phân biệt, cụ thể là không dùng từ đã để chỉ rõ sự tình đã xảy ra trong
quá khứ. Tuy nhiên trong tiếng Anh, một số trường hợp khi danh hóa mệnh đề còn tùy thuộc vào
động từ hoặc tính từ mà ý nghĩa của mệnh đề đó có mang tính thực hữu hay không, chẳng hạn
như nếu là động từ: regret, resent, and ignore, hoặc có các tính từ: significant, odd, exciting trong
mệnh đề được danh hóa thì mệnh đề đó mang tính thực hữu. Còn nếu mệnh đề được danh hóa có
các động từ: claim, assert, suppose và các tính từ: likely, possible, true, false thì ý nghĩa mệnh đề
không mang tính thực hữu.
4.3.2 Sự giống nhau giữa phương thức danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt
a. Điểm giống nhau giữa danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh và tiếng Việt trước hết là về
phương thức danh hóa, trong cả hai ngôn ngữ đều có thể danh hóa mệnh đề bằng cách kết hợp
mệnh đề đó với các yếu tố danh hóa (yếu tố danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh: that /the fact that
hoặc những từ bắt đầu bằng wh-; trong tiếng Việt: việc, vụ, hiện tượng, tình trạng, trường hợp
That/ the fact that / what/when/why + mệnh đề danh ngữ (cấu trúc được danh
hóa)
Việc/ vụ/hiện tượng/ tình trạng/ trường hợp + mệnh đề danh ngữ (cấu trúc được
danh hóa)
Mệnh đề danh ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có thể giữ chức vụ chủ ngữ hoặc tân
ngữ trong câu.
Như vậy việc danh hóa mệnh đề ở hai ngôn ngữ chủ yếu kết hợp với yếu tố danh hóa, và
yếu tố này thường đứng đầu mệnh đề để biến một mệnh đề thành một danh ngữ và chúng thường
giữa chức vụ chủ ngữ trong câu. Tuy nhiên trong tiếng Việt còn có thể kết hợp với yếu tố danh
hóa là từ chỉ trỏ “này, kia, ấy nọ” để danh hóa, và yếu tố này đứng sau mệnh đề, đặc điểm này rất
hiếm khi xảy ra trong tiếng Anh.
b. Điểm thứ hai là giống nhau về mặt ngữ nghĩa của mệnh đề được danh hóa; sản phẩm
của hiện tượng danh hóa mệnh đề đều có thể biểu hiện một sự tình thực hữu hoặc mang hàm ý
tính tất yếu sẽ trở thành thực hữu của sự tình.
Mệnh đề được danh hóa ở cả hai ngôn ngữ đều có chức năng giống như một danh ngữ và
hành chức như một danh ngữ trong câu
Danh hóa mệnh đề trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh là một công cụ thay thế biểu
đạt ý nghĩa, và là đặc điểm thường gặp ở loại hình ngôn ngữ viết. Với biện pháp danh hóa mệnh
đề, mật độ chặt về ngữ nghĩa được nén trong ngôn từ, biến những chuỗi câu đơn ngắn thành
những mệnh đề hoặc câu ghép. Chính vì thế có thể nói, danh hóa mệnh đề giúp cho câu văn trở
nên trang trọng hơn và chuyển tải được nhiều thông tin hơn mà không cần phải tăng số lượng từ
trong câu.
20
20
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu phương thức danh hóa trong tiếng Việt và tiếng Anh, trên định
hướng so sánh đối chiếu, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
a. Danh hóa là một hiện tượng, một phương thức cấu tạo từ có tính phổ quát biểu
hiện sự vận hành, sự hoạt động của cơ chế ngôn ngữ, bộ máy ngôn ngữ với chức năng là công cụ
giao tiếp và phản ánh hiện thực, công cụ của tư duy. Phương thức này, bên cạnh tính phổ quát,
nếu xét về bản chất của hiện tượng, còn có tính đặc thù, tính riêng biệt trong mỗi ngôn ngữ cụ
thể.
b. Trong tiếng Anh, với tính chất của một ngôn ngữ khuất chiết, biến hình, phương
thức danh hóa ở đây là sự hiện thực hóa của đặc trưng biến hình, với những cách thức và biểu
hiện vật chất riêng của nó, thỏa mãn đặc tính biến hóa, và vì vậy có sự đa dạng về kiểu loại,
phong phú về yếu tố. Ở cấp độ từ, kết quả của danh hóa trong tiếng Anh, là một từ mới có cùng
cấp độ với từ phái sinh ra nó, xét về mặt cấu tạo . Đây là điểm khác biệt quan trọng khi nói về
danh hóa trong tiếng Anh khi đối chiếu với tiếng Việt. Bản chất của danh hóa trong tiếng Anh là
tạo ra một từ mới chủ yếu bằng phương thức phụ gia phụ tố.
c. Trong tiếng Việt, trái lại, với đặc trưng của một ngôn ngữ không biến hình, danh
hóa ở đây dĩ nhiên cũng phản ánh tính chất loại hình của ngôn ngữ đơn lập, không biến hình. Vì
vậy, trong tiếng Việt, giới ngôn ngữ học không sử dụng thuật ngữ danh hóa để gọi tên hiện
tượng cùng bản chất và chức năng này như đã khảo sát trong luận án. Nếu trong tiếng Anh, danh
hóa là biến hóa, thì trong tiếng Việt, danh hóa là chuyển loại. Và từ được phái sinh từ quá trình
danh hóa, có thể sẽ là một từ không cùng cấp độ, xét về mặt cấu tạo, với từ phát sinh ra nó. Từ
đó, có thể nói, bản chất của phương thức danh hóa trong tiếng Việt là ghép – đây cũng là
phương thức cấu tạo từ chủ yếu, cơ bản, để tạo từ mới. Phải chăng đây là ưu thế của phương
thức ghép trong tiếng Việt, trong khi đó, ưu thế trong tiếng Anh lại là phương thức phụ gia phụ
tố.
d. Hiện tượng danh hóa trong tiếng Anh phổ biến và khá rõ ràng, dễ nhận dạng, còn
trong tiếng Việt thì hiện tượng danh hóa chưa được các nhà ngôn ngữ học đề cập nhiều và chưa
thống nhất về quan điểm. Một số người cho rằng trong tiếng Việt có hiện tượng danh hóa và
thừa nhận các ‘yếu tố danh hóa’ nhưng một số người lại cho rằng những yếu tố này chỉ là những
danh từ khái quát và động từ/tính từ đứng sau chỉ là bổ ngữ. Trong luận án này, chúng tôi thừa
nhận trong tiếng Việt có hiện tượng danh hóa và đưa ra những yếu tố danh hóa cụ thể cho động
từ, tính từ và mệnh đề. Có hai hướng chính để nhận diện và phân tích hiện tượng danh hóa, đó là
hướng ngữ pháp chức năng và hướng ngữ pháp hình thức. Để dễ nhận diện và so sánh hiện
tượng danh hóa giữa tiếng Anh và tiếng Việt, chúng tôi chủ yếu đi theo hướng ngôn ngữ học
hình thức, tức nhận dạng yếu tố danh hóa chủ yếu thông qua các phụ tố kết hợp nhằm làm rõ
những điểm tương đồng và dị biệt trong hiện tượng danh hóa của hai ngôn ngữ: tiếng Anh và
tiếng Việt.
e. Mặc dù hiện tượng danh hóa trong tiếng Việt không được phổ biến và không
được các nhà ngôn ngữ học đề cập nhiều nhưng phương thức danh hóa tiếng Việt lại phức tạp
hơn, bởi trong tiếng Anh các phụ tố dùng để danh hóa rất rõ ràng, không thể nhầm lẫn. Ngược
lại, trong tiếng Việt nhiều trường hợp phụ tố để danh hóa có thể thay thế cho nhau để thể hiện
sắc thái ngữ nghĩa khác nhau trong từng ngữ cảnh. Chính vì thế, người sử dụng ngôn ngữ phải
lựa chọn từ ngữ thật tinh tế khi muốn thể hiện ngụ ý của mình đối với người đọc/người nghe.
f. Hiện tượng chuyển loại hoàn toàn và không hoàn toàn cũng được đề cập như
những phương thức danh hóa trong tiếng Anh và tiếng Việt. Có hai quan điểm về hiện tượng
chuyển loại, đó là quan điểm lịch đại và quan điểm đồng đại. Trong luận án khi phân tích hiện
tượng chuyển loại với tư cách là phương thức danh hóa, chúng tôi chủ yếu dựa theo quan điểm
lịch đại, tức dựa vào từ điển từ nguyên và bảng liệt kê các từ loại của một số nhà ngôn ngữ để
xác định hướng chuyển loại.
21
21
g. Kết quả của hiện tượng danh hóa động từ thường tạo ra những danh từ/ danh ngữ
mang tính trừu tượng, còn kết quả của hiện tượng danh hóa tính từ nhằm tạo ra những danh từ/
danh ngữ chỉ tình trạng hay trạng thái. Đối với danh hóa mệnh đề, mục đích chủ yếu làm cho câu
văn trang trọng, mang tính học thuật đặc biệt đây là phương thức hữu hiệu để nén và cô đọng
thông tin trong câu văn hoặc văn bản.
h. Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn về hiện
tượng danh hóa trong hai ngôn ngữ nhằm giúp người dạy và người học hai ngôn ngữ trên dễ
dàng nắm bắt và sử dụng phương thức danh hóa một cách linh động hơn và tinh tế hơn.
i. Mỗi ngôn ngữ có những đặc trưng về loại hình và văn hóa khác nhau, kết quả của
nghiên cứu trên cũng phần nào thể hiện được những điều vừa nêu trên. Khi hiểu rõ được bản
chất và ngữ nghĩa cũng như cách sử dụng các từ đúng ngữ cảnh sẽ làm cho ngôn ngữ đẹp hơn,
trừu tượng hơn và đặc biệt thể hiện được bản sắc dân tộc thông qua qua ngôn ngữ.
22
22
Danh mục các công trình NCKH của tác giả có liên quan đến luận án
1. Nguyễn Thị Bích Ngoan (2013), “So sánh đối chiếu hiện tượng danh hóa tính từ
trong tiếng Việt và tiếng Anh” Ngôn ngữ và đời sống, số 4.
2. Nguyễn Thị Bích Ngoan (2013), “So sánh đối chiếu hiện tượng danh hóa động từ
trong tiếng Việt và tiếng Anh”, Tạp chí Khoa học, số 46(80), Đại học sư phạm
TP.HCM.
3. Nguyễn Thị Bích Ngoan (2016), Danh hóa mệnh đề trong tiếng Anh (đối chiếu
với tiếng Việt), Tạp chí Khoa học, số 3(83), Đại học sư phạm TP.HCM.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so_sanh_doi_chieu_phuong_thuc_danh_hoa_trong_tieng_anh_va_tieng_viet_7031.pdf