Tóm tắt Luận án Tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

4.3.1. Xây dựng chính sách cấu trúc vốn phù hợp Cơ cấu vốn của doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp cũng như môi trường vĩ mô để điều chỉnh phù hợp và các doanh nghiệp cũng không xác định trước các mục tiêu này. 4.3.2. Nâng cao năng lực quản lý điều hành, hiệu quả sử dụng vốn Các doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành, phân tích, đánh giá lại cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Việc áp dụng quản trị công ty hiện đại vào doanh nghiệp khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 4.3.3. Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp, công bố thông tin. Việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp, công bố thông tin sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp giúp giảm chi phí vốn vay, đồng thời giảm các chi phí đại diện. Qua đó sẽ nâng cao giá trị của doanh nghiệp.

pdf8 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cấu trúc vốn của công ty trong lĩnh vực tài chính công ty là một trong những chủ đề phức tạp và có nhiều tranh cãi trên thế giới, đặc biệt là vấn đề về tác động của cấu trúc vốn tới khả năng sinh lời, giá trị hay hoạt động (performance) của công ty. Tại Việt Nam, tiến trình chuyển đổi nền kinh tế từ những năm 1990 đã đặt ra yêu cầu phải sắp xếp, đổi mới và đặc biệt là cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Sự phát triển của các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK những năm qua đặt ra vấn đề cần nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết, bao gồm khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động cũng như giá trị công ty. Trên thế giới đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn của công ty với giá trị công ty hoặc hoạt động của công ty tại nhiều nước mới nổi nhưng kết quả nghiên cứu không nhất quán. Tại Việt Nam, trong một số năm gần đây cũng đã có những nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn tới khả năng sinh lời, kết quả hoạt động của công ty niêm yết. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa bao quát để bảo đảm tính đại diện cao do chỉ thu thập dữ liệu từ một thị trường niêm yết hoặc chỉ lấy doanh nghiệp trong một số ngành nhất định; chưa tính đến các yếu đặc trưng nội tại của doanh nghiệp và môi trường kinh tế vĩ mô; chưa xem xét các chỉ tiêu như giá trị thị trường của doanh nghiệp; chưa nghiên cứu sự khác nhau trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp tác động đến hoạt động của doanh nghiệp trên SGDCK Tp.Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội. Ngoài ra, các nghiên cứu trên chưa xem xét một cách toàn diện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có thể đánh giá kỹ hơn sự tác động của cấu trúc vốn tới các loại chỉ tiêu này trong điều kiện mỗi chỉ tiêu có tính chất riêng. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện trong bối cảnh của Việt Nam sẽ giúp bổ sung thêm các điểm mới cho các nghiên cứu và lý thuyết về cấu trúc vốn và hoạt động của doanh nghiệp cũng như vấn đề hoạch định chính sách. Các kết quả rút ra từ nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần cho công tác hoạch định chính sách vĩ mô ở Việt Nam, giúp công ty hoàn thiện cấu trúc vốn và nâng cao khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động và giá trị công ty. Do vậy đề tài “tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam” có ý nghĩa cả về học thuật lẫn thực tiễn. 1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu sẽ hướng tới việc khái quát và so sánh các lý thuyết về cấu trúc vốn nhằm tìm hiểu tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động và giá trị công ty. Về mặt nghiên cứu thực nghiệm, đề tài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu tác động của cấu trúc vốn, nợ ngắn hạn, dài hạntới hoạt động và giá trị của công ty (qua các thước đo kế toán, kinh tế, và thị trường) trong bối cảnh nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời nghiên cứu cũng sẽ tìm hiểu các yếu tố về cơ hội tăng trưởng, quy mô công ty, thời gian hoạt động, lĩnh vực hoạt độngcùng với cấu trúc vốn tác động tới hoạt động và giá trị của công ty như thế nào. Các câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau: (1) Cấu trúc vốn có ảnh hưởng tới hoạt động của công ty niêm yết? (2) Chiều hướng tác động của cấu trúc vốn đối với hoạt động của công ty niêm yết? (3) Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có tác động thế nào đến hoạt động của công ty niêm yết? (4) Tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng tài sản có tác động thế nào đến hoạt động của công ty niêm yết? 2 (5) Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động thế nào đến hoạt động của công ty niêm yết? (6) Mức độ tác động của tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản đối với hoạt động của công ty niêm yết? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấu trúc vốn của doanh nghiệp, hoạt động của doanh nghiệp niêm yết không bao gồm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng – bảo hiểm – bất động sản trên TTCK Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu gồm 461 công ty niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2014. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp diễn giải, quy nạp, phân tích, mô tả thống kê, tổng hợp, so sánh với phương pháp định lượng thông qua mô hình kinh tế lượng. 1.5. Những đóng góp mới của Luận án Nghiên cứu nhằm phân tích và tìm ra tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động và giá trị của công ty. Dựa trên lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (1958 và 1963), lý thuyết đánh đổi, lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết thứ tự ưu tiên, các nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả khác nhau về tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu này bổ sung các thước đo hoạt động của công ty dựa trên giá trị kế toán và giá trị thị trường, xem xét sự khác biệt giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ vay dài hạn, yếu tố vĩ mô, ngành, quy mô công ty trong bối cảnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu dưới đây cho thấy sự không nhất quán trong các nghiên cứu về cấu trúc vốn và hoạt động của doanh nghiệp tại các nước phát triển cũng như đang phát triển có thể do đặc trưng nội tại môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, các lý thuyết cơ bản trên vẫn có giá trị trong việc lý giải mối quan hệ cấu trúc vốn và hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phân tích và lý giải phải cần sự thận trọng khi xem xét trong điều kiện cụ thể. Cụ thể, các kết quả đạt được như sau: (1) Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có tác động âm đối với thước đo hoạt động của công ty theo giá trị kế toán (ROE, ROA, GM), nhưng có tác động dương đối với thước đo theo giá trị thị trường của công ty (MBVE, PB). (2) Tỷ lệ nợ ngắn hạn tác động tiêu cực tới ROE, ROA nhưng tỷ lệ nợ dài hạn lại tác động dương đối với ROE và âm đối với ROA, ROCE. (3) Tỷ lệ nợ vay dài hạn có tác động tích cực tới ROE và giá trị thị trường của doanh nghiệp (PB). Do vậy, trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp thì việc tăng tỷ lệ nợ vay dài hạn có ý nghĩa nhất trong việc nâng cao khả năng sinh lời và giá trị của doanh nghiệp và tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động tiêu cực nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp. (4) Cấu trúc vốn với tỷ trọng nợ cao trong điều kiện bất ổn kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, việc xác định cấu trúc vốn cần được đặt trong môi trường và bối cảnh cụ thể. (5) Quy mô công ty có tác động âm đối với các chỉ tiêu ROE, ROA, ROCE, PB cho thấy khả năng sinh lời giảm và thị trường đánh giá thấp tiềm năng tăng trưởng khi quy mô công ty tăng. (6) Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường có điều kiện niêm yết cao hơn và tính đại chúng tốt hơn sẽ có giá trị thị trường cao hơn. 3 (7) Có vấn đề rào cản, điểm nghẽn và môi trường vĩ mô khiến việc mở rộng quy mô công ty có thể làm giảm kết quả hoạt động của doanh nghiệp. (8) Điều kiện vĩ mô thực sự có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 1.1. Tổng quan về cấu trúc vốn và hoạt động của công ty 1.1.1. Nguồn vốn của công ty a) Nguồn vốn nợ - Tín dụng thương mại - Vốn vay nợ từ các tổ chức tài chính: Vay ngắn hạn và vay dài hạn. - Phát hành chứng khoán nợ: Phát hành chứng khoán nợ ngắn hạn; phát hành trái phiếu. b) Vốn chủ sở hữu: Vốn góp của chủ sở hữu; thặng dư vốn cổ phần; lợi nhuận để lại; cổ phiếu quỹ; các quỹ dự trữ. 1.1.2. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp. a) Khái niệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp Cấu trúc tài chính là cơ cấu các loại nguồn vốn để hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp. Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý, cân đối với cơ cấu tài sản sẽ giúp cho hoạt động của doanh nghiệp được ổn định, vững chắc. b) Các hệ số đo lường cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Hệ số nợ: thể hiện mức độ sử dụng các nguồn vốn vay của doanh nghiệp, cho biết tỷ lệ tài sản được tài trợ bằng vốn vay. Hệ số này có thể đo lường như sau: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ/Tổng tài sản Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản = Nợ dài hạn/Tổng tài sản Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản = Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản 1.1.3. Thước đo hoạt động của doanh nghiệp a) Tổng quan về các loại thước đo hoạt động của doanh nghiệp. Các thước đo hoạt động của doanh nghiệp có thể chia thành 3 nhóm chính: các thước đo kế toán; các thước đo kinh tế; các thước đo giá trị thị trường. b) Các thước đo kế toán. - Khả năng sinh lời trên tài sản (ROA) ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân - Khả năng sinh lời trên vốn sử dụng (ROCE) ROCE = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Vốn sử dụng = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/(Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn). - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận gộp biên (GM). c) Các thước đo theo giá trị thị trường. - Hệ số giá trị thị trường của cổ phiếu trên lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu (P/E). 5 Hệ số này được xác định = Giá cổ phiếu hiện tại/lợi nhuận ròng trên mỗi cổ phiếu. - Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (PB hoặc P/B). Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu (P/B) được xác định bằng cách lấy giá thị trường của cổ phiếu chia cho giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu. - Chỉ tiêu giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng nợ theo giá trị sổ sách trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (MBVE). 1.2. Các lý thuyết về cấu trúc vốn 1.2.1. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M) MM chỉ ra về mặt lý thuyết rằng việc lựa chọn cấu trúc vốn gồm nợ/vốn chủ sở hữu không có tác động tới giá trị doanh nghiệp (MM1). MM cũng đưa ra tiền đề II rằng chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng tuyến tính với đòn bẩy tài chính theo đó vẫn giữ cho chi phí bình quân theo giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu và nợ không thay đổi. 1.2.2. Lý thuyết đánh đổi (Trade-off theory) MM (1963) đã xem xét và điều chỉnh lại phân tích cấu trúc vốn với việc tính tới thuế công ty và cho thấy rằng cấu trúc vốn thực sự có liên quan tới giá trị doanh nghiệp. Hàm ý quan trọng nhất của lý thuyết đánh đổi đó là các công ty kinh doanh có lợi nhuận sẽ sử dụng nhiều nợ hơn vì họ ít có khả năng bị phá sản và do vậy có lợi nhiều từ những lợi ích của thuế. Tuy nhiên, nếu chi phí rối loạn tài chính hay chi phí phá sản tăng lên thì khả năng vay nợ của công ty cũng giảm xuống khiến công ty không thể tận dụng hoàn toàn các lợi ích của lá chắn thuế. Nói cách khác thì cấu trúc vốn tối ưu không thể là 100% nợ vay. 1.2.3. Lý thuyết chi phí đại diện (Agency theory) Có sự xung đột lợi ích giữa ban lãnh đạo công ty, cổ đông và người cho vay. Chi phí đại diện được định nghĩa là tổng chi phí xây dựng hợp đồng, bao gồm các chi phí quản lý, kiểm soát ràng buộc và các chi phí cơ hội có thể có được khi không có những xung đột lợi ích diễn ra. Các chi phí đại diện về bản chất không có lợi ích cho bất cứ nhóm nào. Quan điểm cốt lõi của lý thuyết đại diện đó là mối quan hệ giữa ban giám đốc công ty với cổ đông và giữa cổ đông với người cho vay. Các mối quan hệ này khiến phát sinh các chi phí đại diện. Do vậy, mục tiêu chính sách cấu trúc vốn của công ty sẽ là tối thiểu hóa các chi phí đại diện nhằm tối đa hóa giá trị công ty. 1.2.4. Lý thuyết thứ tự ưu tiên (pecking-order theory). Hàm ý thực nghiệm của lý thuyết thứ tự ưu tiên đó là khi cổ phiếu được phát hành, các nhà đầu tư mới sẽ cho rằng giám đốc có thông tin bất lợi và do vậy giá cổ phiếu sẽ giảm. Điều này có nghĩa là các công ty tài trợ đầu tư trước hết bằng lợi nhuận giữ lại, sau đó là nợ an toàn, tiếp đó là nợ rủi ro và cuối cùng là vốn cổ phần. 1.3. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp. 1.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới Không thể có công thức chung về cấu trúc vốn tối ưu cho các thị trường và tác động của cấu trúc vốn tới giá trị hay hoạt động của công ty cũng có sự khác nhau. Do vậy, tác động cụ thể chỉ có thể được nghiên cứu theo các trường hợp cụ thể. 1.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới hoạt động của các công ty dựa trên các mô hình định lượng tại Việt Nam còn có hạn chế như chưa phản ánh đầy đủ các thước đo hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm giá trị thị trường, mẫu nghiên cứu chưa đầy đủ toàn thị trường niêm yết, chưa tính đến các yếu tố vĩ mô, 6 ngành, sự khác biệt giữa các thị trường niêm yết, phân tách tác động của tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn, tỷ lệ nợ vay dài hạn. 7 CHƯƠNG 2 CẤU TRÚC VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT 2.1. Tổng quan kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1. Tổng quan kinh tế vĩ mô - Bối cảnh quốc tế: kinh tế và thị trường tài chính có nhiều biến động, phục hồi khó khăn. - Bối cảnh trong nước: kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng năm 2008. 2.1.2. Thị trường chứng khoán Việt Nam - Thị trường cổ phiếu: TTCK Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ kể từ năm 2006, vai trò kênh huy động vốn của TTCK thông qua hoạt động phát hành đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. - Thị trường trái phiếu: Thị trường TPDN chưa được hình thành có tính hệ thống, còn manh mún và rất ít hoạt động so với thị trường phát hành. 2.2. Tình hình các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Về quy mô niêm yết: Hoạt động niêm yết cổ phiếu được bắt đầu kể từ khi TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động vào tháng 7/2000 và có sự tăng trưởng rõ rệt qua từng giai đoạn. Quy mô vốn trung bình của các công ty niêm yết đạt khoảng 108 tỷ đồng, số công ty niêm yết có vốn điều lệ dưới 20 tỷ đồng chiếm 25,7 %, số công ty có vốn trên 100 tỷ chiếm 14,2 %. Các doanh nghiệp niêm yết chưa có sự phân bố đồng đều giữa các ngành. - Về cơ cấu tài sản: Nếu loại trừ ngành tài chính - ngân hàng, bất động sản thì dầu khí là ngành có quy mô tài sản bình quân lớn nhất do đây là ngành yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn để trang bị các thiết bị, máy móc hiện đại. Các ngành còn lại đều có tổng giá trị tài sản bình quân ở mức thấp, đặc biệt là ngành dịch vụ tiêu dùng với giá trị tài sản bình quân đạt từ 200 - 600 tỷ đồng/công ty. Tuy nhiên, giá trị tài sản bình quân của tất cả các ngành đều ghi nhận xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2008 – 2014. - Về cấu trúc vốn: Tổng nợ chiếm khoảng gần 50% tổng tài sản, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn (chiếm khoảng 80% tổng số nợ). Hệ số nợ của các DNNY ở Việt Nam ở mức tương đối cao và nợ ngắn hạn chiếm đa số chủ yếu do thị trường vốn còn chưa phát triển, kênh huy động vốn chính của doanh nghiệp là tín dụng ngân hàng nên các DNNY khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn. - Về kết quả hoạt động kinh doanh: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNY có xu hướng giảm mạnh từ 2009 – 2012 do tác động của khủng hoảng toàn cầu và bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước. Mặc dù các tỷ suất sinh lời ROA, ROE đã có sự phục hồi trong năm 2014 nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp vẫn giảm nhẹ và đặc biệt là hệ số EBITDA sụt giảm mạnh từ 54% năm 2009 xuống chỉ còn hơn 3% năm 2014. 8 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN TỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT 3.1. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu 3.1.1. Khung phân tích của luận án Sơ đồ tổng thể mô hình nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện như dưới đây: 3.1.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu (1) Giả thuyết H1: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản có tác động dương đối với hoạt động của công ty niêm yết. (2) Giả thuyết H2: Tỷ lệ nợ ngắn hạn có tác động âm với hoạt động của công ty. (3) Giả thuyết H3: Tỷ lệ nợ dài hạn có tác động dương đối với hoạt động của công ty. (4) Giả thuyết H4: Tỷ lệ nợ vay dài hạn có tác động dương đối với hoạt động của công ty. (5) Giả thuyết H5: Cơ hội tăng trưởng có tác động dương tới hoạt động của công ty. (6) Giả thuyết H6: Quy mô công ty sẽ có tác động tích cực tới hoạt động của công ty. (7) Giả thuyết H7:Vòng quay tổng tài sản có tác động dương đối với kết quả hoạt động của công ty. (8) Giả thuyết H8: Biến động kinh tế vĩ mô có tác động tiêu cực tới hoạt động của công ty. (9) Giả thuyết H9: Có mối quan hệ dương giữa tuổi công ty và hoạt động của công ty. (10) Giả thuyết H10: Các công ty niêm yết trên SGDCK Tp.Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội tác động khác nhau đối với quan hệ giữa cấu trúc vốn và hoạt động của doanh nghiệp niêm yết. - Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STDTA) - Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA) - Tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng tài sản (LTBTA) - Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (TTDTA). - Quy mô công ty - Vòng quay tài sản - Cơ hội tăng trưởng - Tuổi công ty + Nhóm các biến đo lường theo giá trị sổ sách: - Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) - Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu (GM) - Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) - Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROCE): lợi nhuận trước thuế, lãi suất so với tổng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. + Nhóm các biến đo lường theo giá trị thị trường: - Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng nợ theo giá trị sổ sách trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (MBVE) - Chỉ tiêu giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (PB). Các biến độc lập Các biến kiểm soát Các biến phụ thuộc - Điều kiện kinh tế vĩ mô - Sở giao dịch chứng khoán - Ngành Các biến giả 9 (11) Giả thuyết H11: Doanh nghiệp ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi tỷ lệ nợ trên tổng tài sản? 3.1.3. Lựa chọn mô hình và các biến Mô hình 1: Xem xét tác động của tỷ lệ nợ trên tổng tài sản đối với hoạt động của doanh nghiệp: ROE = α0 + α1TTDTAit + α2SIZEit + α3TURNit + α4GROWit + εit (4.1) ROA = β0 + β1TTDTAit + β2SIZEit + β3TURNit + β4GROWit + εit (4.2) GM = θ0 + θ1TTDTAit + θ2SIZEit + θ3TURN + θ4GROWit + εit (4.3) ROCE = φ0 + φ1TTDTAit + φ2SIZEit + φ4TURN + φ4GROWit + εit (4.4) MBVE = γ0 + γ1TTDTAit + γ2SIZEit + γ3TURN + γ4GROWit + εit (4.5) PB = λ0 + λ1TTDTAit + λ2SIZEit + λ3TURN + λ4GROWit + εit (4.6) Mô hình 2: Xem xét tác động của tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản đối với hoạt động của doanh nghiệp: ROE = α0 + α 1STDTAit + α 2SIZEit + α 3TURNit + α 4GROWit + εit (4.7) ROA = β0 + β1STDTAit + β2SIZEit + β3TURNit + β4GROWit + εit (4.8) GM = θ0 + θ1STDTAit + θ2SIZEit + θ3TURN + θ4GROWit + εit (4.9) ROCE = φ0 + φ1STDTAit + φ2SIZEit + φ4TURN + φ4GROWit + εit (4.10) MBVE = γ0 + γ1STDTAit + γ2SIZEit + γ3TURN + γ4GROWit + εit (4.11) PB = λ0 + λ1STDTAit + λ2SIZEit + λ3TURN + λ4GROWit + εit (4.12) Mô hình 3: Xem xét tác động của tỷ lệ nợ dài hạn hạn trên tổng tài sản đối với hoạt động của doanh nghiệp: ROE = α0 + α1LTDTAit + α2SIZEit + α3TURNit + α4GROWit + εit (4.13) ROA = β0 + β1LTDTAit + β2SIZEit + β3TURNit + β4GROWit + εit (4.14) GM = θ0 + θ1LTDTAit + θ2SIZEit + θ3TURN + θ4GROWit + εit (4.15) ROCE = φ0 + φ1LTDTAit + φ2SIZEit + φ4TURN + φ4GROWit + εit (4.16) MBVE = γ0 + γ1LTDTAit + γ2SIZEit + γ3TURN + γ4GROWit + εit (4.17) PB = λ0 + λ1LTDTAit + λ2SIZEit + λ3TURN + λ4GROWit + εit (4.18) Mô hình 4: Xem xét tác động của tỷ lệ nợ vay dài hạn hạn trên tổng tài sản đối với hoạt động của doanh nghiệp ROE = α0 + α1LBTDTAit + α2SIZEit + α3TURNit + α4GROWit + εit (4.19) ROA = β0 + β1LBTDTAit + β2SIZEit + β3TURNit + β4GROWit + εit (4.20) GM = θ0 + θ1LBTDTAit + θ2SIZEit + θ3TURN + θ4GROWit + εit (4.21) ROCE = φ0 + φ1LBTDTAit + φ2SIZEit + φ4TURN + φ4GROWit + εit (4.22) MBVE = γ0 + γ1LBTDTAit + γ2SIZEit + γ3TURN + γ4GROWit + εit (4.23) 10 PB = λ0 + λ1LBTDTAit + λ2SIZEit + λ3TURN + λ4GROWit + εit (4.24) Mô hình 5: xem xét tác động của yếu tố vĩ mô với biến giả theo năm Year_D; sự khác biệt giữa SGDCK Tp.Hồ Chí Minh và SGDCK Hà Nội với biến giả SGDCK_D và yếu tố thời gian hoạt động của công ty YEARP: ROE = α0 + α1TTDTAit + α2SIZEit + α3TURNit + α4GROWit + α5YEARPit α6Year_Dit + α7SGDCK_D + εit (4.25) ROA = β0 + β1TTDTAit + β2SIZEit + β3TURNit + β4GROWit + β5YEARPit + β6Year_Dit + α7SGDCK_D + εit (4.26) GM = θ0 + θ1TTDTAit + θ2SIZEit + θ3TURN + θ4GROWit + θ5YEARPit + θ6Year_Dit + θ7SGDCK_D + εit (4.27) ROCE = φ0 + φ1TTDTAit + φ2SIZEit + φ4TURN + φ4GROWit + φ5YEARPit φ6Year_Dit + φ7SGDCK_D + εit (4.28) MBVE = γ0 + γ1TTDTAit + γ2SIZEit + γ3TURN + γ4GROWit + γ5YEARPit γ6Year_Dit + γ7SGDCK_D + εit (4.29) PB = λ0 + λ1TTDTAit + λ2SIZEit + λ3TURN + λ4GROWit + λ5YEARPit + λ6Year_Dit + λ7SGDCK_D + εit (4.30) - Các biến trong mô hình: (i) Các biến phụ thuộc: + Nhóm các biến đo lường theo giá trị sổ sách: Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu (GM). Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư (ROCE): lợi nhuận trước thuế, lãi suất so với tổng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn hay tỷ lệ EBIT so với tổng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. + Nhóm các biến đo lường theo giá trị thị trường: Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng nợ theo giá trị sổ sách trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (MBVE) Chỉ tiêu giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (PB). (ii) Các biến độc lập: Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STDTA); Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTDTA); Tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng tài sản (LTBTA); Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (TTDTA). (iii) Các biến kiểm soát: Quy mô công ty (firm size); vòng quay tài sản (Doanh thu/tổng tài sản: TURN); cơ hội tăng trưởng (GROW); Tuổi công ty (YEARP). 11 - Biến giả: biến giả Year_D phản ánh các yếu tố vĩ mô. Sự khác biệt trong tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của các doanh nghiệp trên SGDCK Tp.Hồ Chí Minh và SGDCK.Hà Nội, luận án sử dụng biến giả SGDCK_D. Để phân tích tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp khi tính tới yếu tố ngành, luận án sử dụng biến giả Sec_D. - Kiểm định lựa chọn mô hình ước lượng OLS, FE, RE: Kết quả kiểm định Hausman cho thấy đối với các mô hình với các biến phụ thuộc khác nhau thì mô hình FE có tính tối ưu hơn mô hình RE. Việc sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp FE đối với dữ liệu mảng cho phép kiểm soát được những yếu tố khác biệt của các dữ liệu chéo như quy mô doanh nghiệp có tác động tới hoạt động của doanh nghiệp. 3.2. Ước lượng và kết quả nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của doanh nghiệp niêm yết Kết quả ước lượng mô hình 1: Kết quả ước lượng cho thấy tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp tác động có ý nghĩa đối với khả năng sinh lời (ROE, ROA) ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả ước lượng với biến phụ thuộc GM cho thấy tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có mối quan hệ âm với GM ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả ước lượng đối với biến phụ thuộc ROCE không cho thấy mối quan hệ rõ ràng giữa TTDTA với ROCE khi tham số ước lượng không có ý nghĩa tuy nhiên tham số ước lượng âm cho thấy mối quan hệ ngược chiều. Trong khi đó kết quả ước lượng cũng cho thấy TTDTA có tác động dương có ý nghĩa đối với hoạt động của công ty niêm yết xét theo giá trị thị trường (MBVE, PB) ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả ước lượng mô hình 2: Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có mối quan hệ âm với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ở mức ý nghĩa 1%. Quy mô công ty có mối quan hệ âm với ROE ở mức ý nghĩa 1%, tuy nhiên mức độ tác động không lớn. Vòng quay tài sản có mối quan hệ dương với ROE ở mức ý nghĩa 1%. Cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp cũng có mối quan hệ dương ở mức ý nghĩa 1% với chỉ tiêu ROE. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có mối quan hệ âm với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và mức độ tác động của tỷ lệ nợ ngắn hạn đối với ROA cũng ở mức 0,1%. Vòng quay tài sản và cơ hội tăng trưởng có tác động tích cực đối với ROA nhưng ở mức độ ít hơn so với ROE. Quy mô công ty tác động âm và có ý nghĩa đối với ROA. Kết quả ước lượng cho thấy khi tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản tăng thì tỷ suất lợi nhuận gộp biên của doanh nghiệp sẽ giảm ở mức ý nghĩa 1%. Quy mô doanh nghiệp có mối tác động dương với GM ở mức ý nghĩa 1%. Vòng quay tài sản và GM không có mối quan hệ ý nghĩa nhưng cùng chiều. Cơ hội tăng trưởng có mối quan hệ âm với GM ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả ước lượng cho thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có tác động dương và có ý nghĩa đối với tỷ suất lợi nhuận trước lãi suất và thuế (EBIT) trên vốn đầu tư với mức ý nghĩa 1%. Quy mô công ty tác 12 động âm và có ý nghĩa tới chỉ tiêu ROCE. Vòng quay tài sản và tốc độ tăng trưởng doanh thu có tác động tích cực và có ý nghĩa đối với ROCE. Kết quả ước lượng cho thấy STDTA có mối tương quan dương với MBVE ở mức ý nghĩa 1%. Quy mô công ty và vòng quay tài sản có mối quan hệ dương với MBVE và đều ở mức ý nghĩa 1%. Trong khi đó cơ hội tăng trưởng lại có mối quan hệ âm với MBVE ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả ước lượng cho thấy STDTA có mối quan hệ dương với PB ở mức ý nghĩa 1%. Quy mô công ty, vòng quay tài sản và cơ hội tăng trưởng có mối quan hệ âm với PB ở mức ý nghĩa lần lượt là 5%, 5%, và 1%. Trong khi đó vòng quay tài sản và cơ hội tăng trưởng (phản ánh qua tốc độ tăng trưởng doanh thu) có thể không phải là yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm. Kết quả ước lượng mô hình 3: Kết quả ước lượng cho thấy tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản có mối quan hệ dương với ROE ở mức ý nghĩa 5%. LTDTA có mối quan hệ âm với ROA ở mức ý nghĩa 1%. Quy mô doanh nghiệp cũng có mối quan hệ âm với ROA ở mức ý nghĩa 1%. Những kết quả này cho thấy việc quy mô doanh nghiệp tăng không giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo thước đo ROA. Tuy nhiên, hệ số vòng quay tài sản và cơ hội tăng trưởng lại giúp cải thiện ROA khi các hệ số này có mối quan hệ dương với ROA ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả ước lượng không thể hiện tác động của LTDTA đối với GM khi hệ số ước lượng không có ý nghĩa. LTDTA có mối quan hệ âm với ROCE ở mức ý nghĩa 1%. Mức độ tác động của cơ cấu nợ dài hạn đối với ROCE cũng khá lớn khi việc tăng tỷ lệ nợ dài hạn trên tài sản 1% thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư giảm 0,15%. Quy mô công ty có mối quan hệ âm với ROCE ở mức ý nghĩa 1%. Ngoài ra, vòng quay tài sản và cơ hội tăng trưởng có mối quan hệ dương với ROCE ở mức ý nghĩa 1%. LTDTA, SIZE, TURN đều có mối quan hệ dương với MBVE ở mức ý nghĩa lần lượt là 5%, 10% và 10%. Kết quả này phản ánh giá trị vốn chủ sở hữu của công ty được đánh giá cao bởi nhà đầu tư trên thị trường đối với các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản lớn, tuy nhiên ở mức độ thấp hơn so với tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản. Tỷ lệ nợ dài hạn tác động dương đối với hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của cổ phiếu với mức ý nghĩa 1% hay nói cách khác thị trường định giá cao các công ty sử dụng đòn bẩy nợ dài hạn lớn. Kết quả ước lượng mô hình 4: Tỷ lệ nợ vay dài hạn trên tổng tài sản có tác động một cách có ý nghĩa đối với ROE. Do vậy, việc tăng cơ cấu nợ dài hạn trong đó đặc biệt là tỷ lệ nợ vay dài hạn sẽ có ý nghĩa trong việc tăng tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ vay dài hạn cũng có tác động âm có ý nghĩa ở mức 5% đối với hệ số ROA. Tỷ lệ nợ vay dài hạn lại có tác động âm và có ý nghĩa đối với ROCE. Tỷ lệ nợ vay dài hạn không có tác động có ý nghĩa đối với MBVE nhưng lại có tác động tích cực đối với hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Kết quả ước lượng mô hình 5: Kết quả ước lượng cho thấy thước đo tỷ lệ nợ trên tổng tài sản tác động âm có ý nghĩa đối với tất cả các biến đo lường về hoạt động của doanh nghiệp theo giá trị sổ sách (ROE, ROA, ROCE, GM). Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản lại có tác động dương có ý nghĩa đối với các thước đo theo giá trị thị trường (MBVE, PB). 13 Thời gian hoạt động của công ty không cho thấy sự tác động đối với tất cả các biến. Kết quả ước lượng cho thấy có sự tác động khác nhau giữa 2 SGDCK đối với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE tham số của biến giả SGDCK_D có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả ước lượng cho kết quả khá thú vị khi biến giả SGDCK_D có tác động một cách có ý nghĩa đối với các biến theo giá trị thị trường của doanh nghiệp MBVE, PB. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK Tp.Hồ Chí Minh được thị trường đánh giá cao hơn so với SGDCK Hà Nội xét trên 2 chỉ tiêu giá trị thị trường là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng nợ theo giá trị sổ sách trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Kết quả ước lượng cho thấy điều kiện kinh tế vĩ mô có tác động có ý nghĩa đối với hoạt động của công ty niêm yết. Điều kiện kinh tế vĩ mô năm 2009 có tác động dương có ý nghĩa ở mức 1% đối với hoạt động của doanh nghiệp niêm yết xét theo chỉ tiêu ROE, ROA. Kết quả ước lượng cho thấy năm 2010 không thể hiện rõ tác động điều kiện vĩ mô đối với hoạt động của doanh nghiệp xét trên 6 chỉ tiêu ngoại trừ MBVE. Các năm từ 2011 đến 2014 cho thấy điều kiện vĩ mô đều có tác động tiêu cực có ý nghĩa đối với hoạt động của doanh nghiệp niêm yết với các biến ROE, ROA, ROCE, GM, trong đó, mức độ ảnh hưởng tiêu tực có chiều hướng tăng dần. Tác động tiêu cực của điều kiện vĩ mô đối với MBVE tiếp tục ở các năm từ 2011 đến 2014. Điều kiện vĩ mô tác động không có ý nghĩa đối với PB. Điều này có thể do giá trị PB chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác ngoài điều kiện vĩ mô, do vậy hệ số R-square với biến phụ thuộc PB cũng rất thấp, ở mức 0,0002. Kết quả ước lượng cũng cho thấy chỉ có các ngành nguyên vật liệu (gồm hóa chất, tài nguyên cơ bản), công nghiệp (gồm xây dựng và vật liệu, hàng công nghiệp và dịch vục công nghiệp), dịch vụ tiêu dùng (bán lẻ) thể hiện mối tương quan dương có ý nghĩa đối với tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ROCE. Tác động âm cho thấy các doanh nghiệp trong những lĩnh vực này hoạt động còn gặp khó khăn và khả năng sinh lời giảm sút. 14 CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CẤU TRÚC VỐN VÀ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT 4.1. Giải pháp chính sách vĩ mô Một là, Chính phủ cần tiếp tục quan điểm, chính sách coi trọng ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm những cân đối lớn của nền kinh tế để bảo đảm môi trường vĩ mô thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Hai là, Chính phủ cần có các chính sách để nâng cao khả năng phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Ba là, Chính phủ cần tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu hệ thống tài chính – tiền tệ theo hướng hiện đại trên cơ sở phát triển cân đối hệ thống thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng. Bốn là, hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy khả năng huy động vốn dài hạn của hệ thống ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Năm là, phát triển thị trường nợ dài hạn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp) nhằm tạo kênh huy động nợ vay dài hạn cho các doanh nghiệp niêm yết. Sáu là, thực hiện niêm yết các doanh nghiệp Nhà nước sau cổ phần hóa trên thị trường có chất lượng và uy tín nhằm nâng cao giá trị thị trường; phân loại lại các bảng giao dịch cổ phiếu niêm yết theo tiêu chí nhằm phân định rõ chất lượng cổ phiếu, qua đó giúp phản ánh sát thực hơn giá trị của các công ty niêm yết. 4.2. Giải pháp đối với thị trường chứng khoán Việt Nam 4.2.1. Một số đề xuất về định hướng chính sách phát triển TTCK Việt Nam Một là, bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa cung – cầu của thị trường chứng khoán. Hai là, tăng cung hàng hóa cho TTCK, đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán. Ba là, xây dựng và thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp với sự đa dạng về cơ cấu kỳ hạn. Bốn là, nâng cao chất lượng quản trị công ty, năng lực quản lý điều hành doanh nghiệp. Năm là, cần tiếp tục áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế gánh nặng chi phí vốn đối với doanh nghiệp. Sáu là, cần hình thành và phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư. Bảy là, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán, báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế trên cơ sở áp dụng giá trị hợp lý nhằm bảo đảm phản ánh sát tình hình hoạt động và tài sản của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng công bố thông tin của doanh nghiệp. 4.2.2. Giải pháp đối với thị trường cổ phiếu a) Nâng cao chất lượng và điều kiện cổ phiếu niêm yết. Thứ nhất, nâng cao tiêu chí niêm yết. Thứ hai, tiếp tục bổ sung quy định chặt chẽ hơn về điều kiện phát hành, chào bán cổ phiếu. Thứ ba, tăng cường công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động chào bán, phát hành. b) Tăng cường công bố thông tin và tính minh bạch của thị trường. Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện phương thức và cơ chế công bố thông tin theo quy mô. Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện quy định về công bố thông tin cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế thị trường. Thứ ba, hoàn thiện quy trình và hệ thống công bố thông tin liên tục tự động đối với các doanh nghiệp để bảo đảm thông tin được công bố chính xác, đầy đủ, kịp thời. c) Tăng cường tính thanh khoản cho thị trường thứ cấp Nghiên cứu xây dựng bổ sung các cơ chế giao dịch, loại lệnh mới. Xây dựng cơ chế nhà tạo lập thị trường. Các quy định hình thành nhà tạo lập thị trường cần cân bằng hợp lý giữa tạo lợi nhuận và quản lý rủi ro. Nghiên cứu triển khai mô hình vay và cho vay chứng khoán. 15 4.2.3. Xây dựng và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Việc phát triển thị trường trái phiếu nhằm cung cấp nguồn vốn nợ dài hạn cho doanh nghiệp sẽ có vai trò quan trọng. Đồng thời, việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đa dạng hóa hình thức tiếp cận vốn sẽ giảm mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào nguồn vốn tín dụng; bên cạnh đó sẽ tạo kênh đầu tư và giúp hạn chế rủi ro đối với thị trường chứng khoán nói chung. Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, có thể áp dụng một số giải pháp hoàn thiện điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp; phát triển đa dạng các loại trái phiếu doanh nghiệp; hoàn thiện tổ chức và hạ tầng thị trường. 4.2.4. Quản trị công ty và công bố thông tin. Việc thúc đẩy quản trị công ty tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp niêm yết cũng như hoạt động của TTCK Việt Nam có những lợi ích sau: thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn. Giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản. Nâng cao uy tín và thương hiệu Tăng cường chất lượng công bố thông tin của các doanh nghiệp niêm yết, nâng cao tính minh bạch của thị trường, qua đó giúp phản ánh sát thực giá trị của doanh nghiệp. 4.2.5. Tiếp tục hoàn thiện chuẩn mực kế toán, kiểm toán và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán. Một là, từng bước sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Hai là, tiếp tục chú trọng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác giám sát chất lượng báo cáo tài chính kiểm toán. Ba là, nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán chấp thuận. 4.3. Giải pháp đối với các công ty niêm yết 4.3.1. Xây dựng chính sách cấu trúc vốn phù hợp Cơ cấu vốn của doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp cũng như môi trường vĩ mô để điều chỉnh phù hợp và các doanh nghiệp cũng không xác định trước các mục tiêu này. 4.3.2. Nâng cao năng lực quản lý điều hành, hiệu quả sử dụng vốn Các doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành, phân tích, đánh giá lại cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Việc áp dụng quản trị công ty hiện đại vào doanh nghiệp khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 4.3.3. Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp, công bố thông tin. Việc nâng cao chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp, công bố thông tin sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp giúp giảm chi phí vốn vay, đồng thời giảm các chi phí đại diện. Qua đó sẽ nâng cao giá trị của doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tac_dong_cua_cau_truc_von_toi_hoat_dong_cua.pdf
Luận văn liên quan