Trên cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong GDĐH
và các phát hiện về thực trạng huy động, sử dụng nguồn lực tài chính
cho các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục, kết hợp với định hướng
phát triển hệ thống GDĐH Việt Nam đến năm 2020, luận án đã đề xuất
một số nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục. Trong số các giải pháp này, giải pháp huy
động và sử dụng nguồn lực tài chính cho các yếu tố đảm bảo chất lượng
giáo dục đại học là giải pháp trụ cột, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng
giáo dục đại học.
26 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của công tác quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học thuộc bộ công thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr-êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
NGUYÔN MINH TUÊN
T¸C §éNG CñA C¤NG T¸C QU¶N Lý TµI CHÝNH §ÕN CHÊT
L¦îNG GI¸O DôC §¹I HäC - NGHI£N CøU §IÓN H×NH T¹I
C¸C TR¦êNG §¹I HäC THUéC Bé C¤NG TH¦¥NG
Chuyªn ngµnh: Tµi chÝnh - Ng©n hµng
M· sè: 62340201
Hµ Néi - 2015
C¤NG TR×NH §¦îC HOµN THµNH t¹i
Tr-ên ®¹i häc Kinh tÕ Quèc d©n
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Cao Cự Bội
Phản biện:
1:
2:
3:
Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án
cấp Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân
Vào hồi: ngày tháng năm 201...
Có thế tìm hiểu luận án tại:
- Thƣ viện Quốc gia
- Thƣ viện Đại học kinh tế quốc dân
1
ơ
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu luận án
Luận án "Tác động của công tác quản lý tài chính đến chất
lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình tại các trường đại học
thuộc Bộ Công Thương" được thực hiện với mục đích phân tích và tìm
kiếm các minh chứng của tác động của quản lý tài chính đến chất lượng
GDĐH, từ đó có thông tin phản hồi về chất lượng GDĐH tại các trường
đại học được chọn làm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục. Luận án được trình bày trong 216 trang (bao gồm cả tài
liệu tham khảo và các phụ lục), trong đó chương 1 (22 trang), chương 2
(35 trang), chương 3 (58 trang), chương 4 (28 trang). Luận án đã phân tích
và xác định được tác động của quản lý tài chính đến chất lượng GDĐH
qua các số liệu thống kê và điều tra khảo sát tại 08 trường đại học thuộc
BCT và đề xuất một số giải pháp ở cấp vĩ mô và vi mô nhằm hoàn thiện
công tác quản lý tài chính tại các trường đại học với việc nâng cao chất
lượng giáo dục.
2. Lý do nghiên cứu
GDĐH Việt Nam hiện nay đang gặp phải một trong những khó
khăn lớn nhất là chất lượng và tài chính. Các nhà hoạch định chính sách
đang đặt câu hỏi liệu ngân quỹ nhà nước nên đóng góp bao nhiêu cho
GDĐH, việc đầu tư tài chính của các trường vào các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng đã đầy đủ và kịp thời chưa ? những đầu tư của các
trường vào các yếu tố này đã đáp ứng được yêu cầu khách hàng chưa ?
và đặc biệt là nó có làm gia tăng chất lượng không ?
Nhằm tìm kiếm các minh chứng để làm rõ một số khía cạnh nêu
trên, một nghiên cứu về tác động của quản lý tài chính đến chất lượng
giáo dục đại học là việc làm cần thiết, từ đó đưa ra những khuyến nghị
cho quá trình hoàn thiện quản lý tài chính nhằm mục tiêu nâng cao chất
lượng giáo dục đại học trong giai đoạn tiếp theo. Với mong muốn giải
2
quyết vấn đề nêu trên, đề tài nghiên cứu "Tác động của công tác quản
lý tài chính đến chất lượng giáo dục đại học - Nghiên cứu điển hình
tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương" đã được chọn làm
luận án tiến sĩ.
3. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu của luận án:
- Tìm hiểu nội hàm của quản lý tài chính trong GDĐH và ảnh
hưởng của nó tới chất lượng giáo dục; những điều kiện cần có để công
tác quản lý tài chính có thể ảnh hưởng tích cực tới chất GDĐH.
- Tìm kiếm các minh chứng về tác động của quản lý tài chính đến
chất lượng GDĐH và sự cải tiến chất lượng giáo dục trong các trường
đại học thuộc BCT.
- Cung cấp các phản hồi cho các trường đại học để thay đổi các
hoạt động quản lý tài chính nhằm hướng tới nâng cao chất lượng giáo
dục và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại
các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Đối tượng nghiên cứu: Tác động của quản lý tài chính và chất
lượng giáo dục đại học.
Phạm vi nghiên cứu: Tác động của quản lý tài chính tới chất
lượng giáo dục đại học thông qua cơ cấu đầu tư cho các yếu tố đảm bảo
chất lượng. Nghiên cứu không đánh giá phương thức quản lý tài chính
trong các trường đại học.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên việc kết hợp giữa nghiên cứu
định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được sử dụng
ở giai đoạn đầu khi phân tích xác định tác động của quản lý tài chính tới
chất lượng GDĐH thông các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH
tại các trường đại học và tìm kiếm các minh chứng về mối quan hệ của
các yếu tố này. Nghiên cứu định lượng được sử dụng cung cấp các
thông tin phản hồi của GV, SV cho các trường đại học về kết quả của
3
hoạt động tài chính cho các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục,
và của người sử dụng lao động về chất lượng giáo dục thông qua phân
tích kết quả khảo sát và phân tích hồi quy.
5 . Khung nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết của Mailcolm Prowle và Eric
Morgan (2005), nghiên cứu của B.Paulsen và C.Smart (2001) về quản lý,
kiểm soát tài chính, chất lượng trong GDĐH và sử dụng bộ thang đo
trong mô hình quản lý chất lượng EFQM, thang đo trong bộ tiêu chuẩn
AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assurance) và bộ tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng GDĐH của Bộ GD&ĐT.
6. Những đóng góp của luận án mới
6.1. Về mặt lý luận
Luận án đã xác định được quản lý tài chính trong GDĐH không tác
động trực tiếp đến chất lượng GDĐH mà tác động đến chất lượng GDĐH
thông qua các yếu tố đảm bảo chất lượng (chương trình đào tạo, đội ngũ
giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu phục vụ dạy học và quản lý hoạt động
đào tạo). Đồng thời luận án xây dựng được hai phương thức đánh giá chất
lượng GDĐH là dựa trên chỉ số cải tiến chất lượng (tỷ lệ sinh viên tăng ở
mức khá, giỏi và giảm ở mức trung bình, yếu qua từng năm; tỷ lệ giảng
viên và cán bộ quản lý giáo dục đạt trình độ đào tạo cao hơn; đầu tư nhiều
hơn vào cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo) và chỉ số năng lực, phẩm
chất đạo đức của sinh viên.
6.2. Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính và chất
lượng giáo dục tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trên hai
giác độ: mức đầu tư tài chính cho các yếu tố đảm bảo chất lượng và chất
lượng giáo dục đại học, luận án đã chỉ rõ những hạn chế trong công tác
quản lý tài chính hướng tới nâng cao chất lượng ở các trường đại học
như: (i) nguồn tài chính của các trường đại học có xu hướng ngày càng
phụ thuộc vào quy mô tuyển sinh; (ii) cơ cấu sử dụng nguồn lực tài chính
4
cho các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục không đồng đều; (iii) các
đơn vị chủ quản chưa có những cơ chế tài chính đặc thù cho các trường
đại học. Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, luận án
đề xuất một số giải pháp như: (1) Tăng cường tính trách nhiệm giải trình
theo hướng cho phép các thành viên bên ngoài am hiểu về quản lý tài
chính tham gia tập thể lãnh đạo trường. (2) Xoá cơ chế chủ quản, tách
bạch giữa quản lý nhà nước và quản lý chuyên môn. (3) Ban hành văn
bản phân cấp quản lý thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP trên nguyên tắc
giao quyền tự chủ toàn diện, triệt để trên mọi lĩnh vực từ công tác tổ chức
quản lý bộ máy, tuyển dụng lao động đến lĩnh vực tài chính và kế hoạch
đầu tư cho các trường đại học. (4) Cho phép các trường được vay vốn
ngân hàng thương mại, nguồn hỗ trợ tài chính của các tổ chức phi chính
phủ với lãi suất ưu đãi, xoá bỏ các khâu quản lý trung gian. (5) Xây dựng
cơ chế yêu cầu áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO vào trong các
trường đại học. (6) Xây dựng khung bảo đảm trách nhiệm xã hội của các
trường đại học.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH ĐẾN CHẤT LƢỢNG GDĐH
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Yếu tố chất lượng và ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH
Hiện nay đang tồn tại nhiều khái niệm về chất lượng khác nhau,
do đó có các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục khác nhau. Với quan
điểm tiếp cận thị trường, nghiên cứu sẽ tiếp cận yếu tố chất lượng giáo
dục đại học theo hai nhóm năng lực và phẩm chất đạo đức của sinh
viên. Dựa trên cách tiếp cận này sẽ giúp nghiên cứu đánh giá tác động
của hiệu quả quản lý tài chính tới chất lượng giáo dục sát với thực tế
hơn, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu sẽ tốt hơn.
5
1.1.2. Ảnh hưởng của quản lý tài chính đến chất lượng GDĐH
- Tiếp cận theo cơ chế quản lý: Cơ chế quản tài chính của chính
phủ chủ yếu tập trung vào điều tiết nguồn tài chính do nhà nước cấp
dưới hình thức tài trợ trực tiếp từ chính phủ cho các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục như đầu tư cơ sở hạ tầng, trả lương cho giảng
viên và nhân viên quản lý; trong trường hợp không có trợ cấp, chi phí
cho hoạt động GDĐH sẽ là quá cao đối với các trường.
- Tiếp cận theo cơ cấu sử dụng nguồn tài chính: Việc sử dụng
nguồn lực tài chính tập trung vào vấn đề phải có khung pháp lý rõ ràng,
minh bạch về quản lý tài chính trong GDĐH, quy định rõ tỷ lệ đầu tư
tối thiểu hàng năm/tổng thu cho các yếu tố đảm bảo chất lượng; đưa mô
hình kiểm soát tài chính trong trường học sát với mô hình kiểm soát các
công ty phi lợi nhuận; coi chênh lệch thu chi của các trường học là lợi
nhuận công, phân bố lợi nhuận công cho tất cả các SV (học bổng), GV
(thu nhập) trong trường được hưởng thụ.
- Tiếp cận theo hướng kiểm soát chi nguồn lực tài chính: Quản lý
tài chính trong giáo dục cũng phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng và đào
tạo nhân viên, do vậy các nhà trường nếu muốn có chi phí thấp nhất mà
tạo ra sản phẩm có chất lượng cao nhất thì đặc biệt phải coi trọng đến
sử dụng các nguồn lực sao có hiệu quả nhất, tùy thuộc vào từng thời
gian và điều kiện yêu cầu của ngành nghề đào tạo; các máy móc phục
vụ đào tạo phải hiện đại, tương đương với hoạt động sản xuất ngoài thị
trường.
1.1.3. Các nghiên cứu điển hình ở Việt Nam
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tài chính trong giáo dục đại
học nhưng chỉ tập trung chủ yếu mới phân tích ở khía cạnh cơ chế tài
chính cho GDĐH hay đánh giá cơ chế quản lý tài chính trong GDĐH,
chưa làm rõ được quản lý tài chính có ảnh hưởng gì đến chất lượng giáo
dục ? Điều này dẫn đến chưa đủ những luận cứ khoa học cho việc đề
6
xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính hướng tới nâng
cao chất lượng GDĐH.
1.2. Khung pháp lý về quản lý tài chính và chất lƣợng trong GDĐH
- Khung pháp lý về quản lý tài chính trong GDĐH tuy đã tạo
được nền tảng pháp lý, nhưng các quy định về quản lý tài chính GDĐH
mới chỉ quy định chung có tính nguyên tắc, chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn đặt ra.
- Khung pháp lý về chất lượng GDĐH hiện nay chủ yếu tập trung
vào hướng dẫn các trường đại học tự đánh giá chất lượng giáo dục để
giải trình với các cơ quan quản lý cấp trên, chưa có sự đánh giá độc lập
của tổ chức bên ngoài, đặc biệt chưa có sự tham gia đánh giá của đơn vị
sản xuất, kinh doanh. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho
thấy, khi sự đầu tư của nhà nước không tăng hoặc tăng chậm hơn, cần
thiết phải có mô hình chất lượng thích hợp để đảm bảo sản phẩm đầu ra
của GDĐH có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường.
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH ĐẾN CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
2.1. Khát quát về hệ thống GDĐH
Số lượng trường đại học và cao đẳng của Việt Nam thuộc diện
cao trên thế giới (tính bình quân trên đầu người). Tổng số lượng trường
đại học, cao đẳng tính đến 8/2013 là 421 trường, trong đó có 207 trường
đại học được chia đều cho các vùng miền (không bao gồm các trường
khối an ninh, quốc phòng).
2.2. Chất lƣợng GDĐH và các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
GDĐH
2.2.1. Chất lượng GDĐH
7
Chất lượng luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu của tất cả các
trường đại học, và việc phấn đấu nâng cao chất lượng bao giờ cũng
được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học
nào. Với mục tiêu nghiên cứu là tìm kiếm các minh chứng về sự cải tiến
chất lượng giáo dục trong các cơ sở GDĐH dưới tác động của quản lý
tài chính trong GDĐH, nghiên cứu sinh tiếp cận theo khía cạnh chất
lượng GDĐH là sự đáp ứng nhu cầu của khách hàng (khách hàng ở đây
được hiểu là GV, SV và người sử dụng lao động được đào tạo).
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng GDĐH và tiêu chí đánh giá
Với cách tiếp cận khía niệm về chất lượng nêu trên thì chấ lượng
GDĐH ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: chương trình đào tạo; đội ngũ
giảng viên; cơ sở vật chất; học liệu phục vụ học tập; quản lý hoạt động
đào tạo.
Từ cách tiếp cận chất lượng GDĐH là sự đáp ứng nhu cầu của
khách hàng và tiêu chí đánh giá chất lượng GDĐH dựa trên năng lực
và phẩm chất đạo đức của SV sau khi hoàn thành chương trình giáo dục
thì chất lượng phụ thuộc vào các tiêu chí (định tính và định lượng) như
phẩm chất đạo đức, kết quả học tập, năng lực, sức khoẻ, hành vi và thái độ.
2.3. Quản lý tài chính trong GDĐH
Quản lý tài chính trong GDĐH là quản lý các hoạt động huy
động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để đạt
được các mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ giáo dục.
2.3.1. Nội dung và công cụ quản lý tài chính trong GDĐH
- Quản lý các nguồn lực tài chính (nguồn ngân sách nhà nước
cấp, nguồn từ hoạt động sự nghiệp).
- Quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính (quản lý chi đầu tư xây
dựng cơ bản; quản lý chi chương trình mục tiêu; quản lý chi thường
xuyên).
- Quản lý trích lập và sử dụng các quỹ.
8
Theo các nội dung quản lý tài chính trong GDĐH nêu trên thì
hiện nay việc quản lý tài chính trong GDĐH chủ yếu dựa vào các công
cụ: hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước; công tác kế hoạch; quy
chế chi tiêu nội bộ; hạch toán, kế toán, kiểm toánl; hệ thống thanh tra,
kiểm tra và bộ máy quản lý tài chính).
2.3.2. Đặc điểm và yêu cầu của quản lý tài chính trong GDĐH
- Đặc điểm: hướng tới phục vụ lợi ích xã hội, nguồn tài chính dựa
vào đặc điểm hoạt động, có sự phân cấp trong quản lý tài chính.
- Yêu cầu: phải lập dự toán thu chi hàng năm; chi đúng quy định,
sử dụng đúng mục đích; chi tiết kiệm và có hiệu quả; phải quản lý chặt
chẽ nguồn tài chính nội bộ; tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát.
2.4. Tác động của quản lý tài chính đến chất lƣợng GDĐH
Theo cách tiếp cận nêu trên thì quản lý tài chính không tác động
trực tiếp đến chất lượng GDĐH mà tác động thông qua các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng GDĐH (chương trình đào tạo, đội ngũ giảng
viên, cơ sở vật chất, học liệu phục vụ dạy học, và quản lý hoạt động đào
tạo). Vì vậy khi xem xét quản lý tài chính tác động đến chất lượng
GDĐH là xem xét cơ cấu sử dụng tài chính cho các yếu tố này.
2.5. Vai trò của quản lý tài chính trong việc nâng cao chất lƣợng
giáo dục
Hoạt động quản lý tài chính trong GDĐH xét về bản chất chính là
quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan đến việc tạo lập,
phân phối, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn tài chính. Hoạt
động quản lý tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả hoạt động của trường và nâng cao chất lượng giáo dục. Vai trò này
được thể hiện ở việc ra quyết định đầu tư và huy động vốn kịp thời đầy
đủ cho hoạt động đào tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.
9
2.6. Kinh nghiệm quốc tế về tác động của quản lý tài chính tới nâng
cao chất lƣợng GDDH
- Kinh nghiệm của Trung Quốc
- Kinh nghiệm của Singapore
- Kinh nghiệm của Nhật Bản
CHƢƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẾN CHẤT LƢỢNG
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƢƠNG
3.1. Khái quát về các trƣờng đại học thuộc BCT
- BCT hiện quản lý trực tiếp 08 trường đại học công lập, đó là:
Đại học Công nghiệp Hà Nội; Đại học Công nghiệp TP. HCM; Đại học
Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM; Đại học Công nghiệp Quảng Ninh;
Đại học Công nghiệp Việt Hung; Đại học Công nghiệp Việt Trì; Đại
học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp và Đại học Sao Đỏ.
- Các trường đại học thuộc BCT tổ chức đào tạo các bậc học sau:
đại học, đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp, trung cấp nghề với
trên 30 ngành với tổng số SV theo học trên 200.000 ở các bậc đào tạo
(chủ yếu là theo học bậc đại học và cao đẳng). Trong đó, gần 90% là SV
bậc đại học và bậc cao đẳng, còn lại là học sinh theo học hệ trung cấp
và các khóa học ngắn hạn khác.
- Các trường đại học thuộc BCT hiện nay đều là đơn vị sự nghiệp
tự chủ một phần kinh phí thường xuyên, do đó các trường thực hiện cơ
chế quản lý tài chính dựa trên cơ sở các văn bản quy định của nhà nước
về cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
- Đến năm học 2013 - 2014, tổng số cán bộ, GV của các trường là
7.430 người, trong đó GV cơ hữu của các trường là 7.036 người (chiếm
10
94,69%). Tỷ lệ SV/1 GV bình quân của các trường BCT đạt 30 SV/GV.
Tỷ lệ GV cơ hữu đạt chuẩn của các trường là trên 90%, tuy nhiên tỷ lệ
GV có trình độ tiến sĩ trong các trường đều dưới 10%, thạc sĩ trên 40%.
-Tổng diện tích xây dựng của cả 08 trường là 801.566 m2, trong
đó phần lớn diện tích xây dựng phục vụ chỗ học tập cho SV (63,24%
trên tổng diện tích xây dựng), còn lại là diện tích phục vụ hoạt động ăn,
nghỉ và hoạt động ngoại khóa cho SV như ký túc xá, nhà văn hóa, nhà
thi đấu, bể bơi, sân vận động,
3.1.2. Thực trạng về quản lý tài chính tại các trường đại học thuộc BCT
3.1.2.1. Tài chính cho GDĐH của BCT
- NSNN cấp hàng năm tương đương khoảng 300.000 đồng/SV/năm
không phân biệt giữa ngành kỹ thuật công nghệ và ngành kinh tế; kinh
phí mua trang thiết bị đào tạo bình quân đạt khoảng 500 triệu
đồng/trường/năm).
- Bình quân giai đoạn 2009-2013, BCT cấp ngân sách cho các
trường là 21.551 triệu đồng/năm/trường, trong đó cao nhất là năm 2011
(29.584 triệu đồng/trường), thấp nhất là năm 2012 (15.246 triệu
đồng/trường). Tỷ chi ngân sách cho giáo dục của BCT thấp hơn nhiều
so với các bộ ngành khác (đạt 55,7% so với Bộ GD&ĐT; 37,9% so với
Bộ Y tế và 41,2% so với Bộ Xây dựng).
3.1.2.2. Quản lý tài chính tại các trường đại học thuộc BCT
- Về nguồn thu tài chính: Nguồn thu tài chính của các trường đại
học thuộc BCT chủ yếu từ nguồn NSNN và nguồn thu sự nghiệp, trong
đó 82,4% là nguồn thu sự nghiệp, NSNN chỉ chiếm 17,6%. Nguồn thu
sự nghiệp của các trường rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số
nguồn thu nhưng lại chủ yếu là từ học phí và lệ phí (chiếm 65,3% trong
tổng thu sự nghiệp, chiếm 53,8% trong tổng số nguồn thu); nguồn thu
sự nghiệp khác của các trường có tỷ lệ thấp (chiếm 34,7% trong tổng
thu sự nghiệp và 28,6% trong tổng thu). Tổng thu trung bình/SV/năm
11
của các trường đại học thuộc BCT là không cao (đạt 73,2% so với các
trường của Bộ GD&ĐT, 79,2% các trường của Bộ Xây dựng).
- Về chi tài chính: Tổng chi của các trường phần lớn là chi
thường xuyên (trung bình chiếm 51,83%/năm), Các nguồn chi khác
chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (chương trình mục tiêu chiếm 2,49%, đào tạo
bồi dưỡng 0,45%, nghiên cứu khoa học 1,72%).
- Về trích lập và sử dụng các quỹ: Giai đoạn 2009-2013, việc
trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, trả thu nhập tăng thêm cho
cán bộ viên chức của các trường đại học thuộc BCT còn thấp và hạch
toán vào quỹ này chưa phù hợp với tình hình thực tế của mỗi trường.
3.2. Phân tích tác động của quản lý tài chính tới chất lƣợng GDĐH
3.2.1. Phân tích tác động của quản lý tài chính đến chất lượng
GDĐH thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
3.2.1.1. Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục thông
qua chương trình đào tạo
Nguồn tài chính đầu tư cho chương trình đào tạo của các trường
đại học thuộc BCT chiếm tỷ lệ thấp (trung bình đạt 2,72% trong tổng số
nguồn thu) và có xu hướng giảm qua các năm (năm 2009 tỷ lệ đầu tư
3,12% trong tổng số thu; năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn 1,83%). Số liệu
thống kê của các trường đại học thuộc BCT cho thấy từ năm 2009 đến
năm 2013 tỉ lệ SV có kết quả học tập đạt ở mức xuất sắc, giỏi giảm đi
(từ 5,65% xuống còn 4,64%) và tỷ lệ SV có kết quả rèn luyện xuất sắc,
tốt cũng giảm dần (từ 41,13% xuống còn 38,93%).
Số liệu trên cho thấy có mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ đầu tư cho
chương trình đào tạo với chất lượng giáo dục. Tỷ lệ đầu tư cho chương
trình đào tạo tăng lên thì tỷ lệ SV có kết quả học tập và rèn luyện đạt
mức xuất sắc, giỏi, khá tăng lên.
3.2.1.2. Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục thông
qua đội ngũ giảng viên
12
Tỷ lệ chi cho đội ngũ GV tương đối cao nhưng không đồng đều
giữa các trường và có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2009 tỷ lệ
chi cho đội ngũ GV là 37,57%, đến năm 2013 giảm xuống còn 18,33%
trong tổng thu). Tỷ lệ đầu tư cho đội ngũ GV có mối quan hệ thuận
chiều với tỷ lệ SV có kết quả học tập đạt ở mức xuất sắc, giỏi, khá và
ngược chiều với tỷ lệ GV có kết quả học tập ở mức yếu, kém. Mối quan
hệ này không chỉ thể hiện ở kết quả học tập mà còn thể hiện ở cả kết
quả rèn luyện của SV trong thời gian học tập tại trường. Tỷ lệ đầu tư
cho đội ngũ GV năm 2009 là 37,57% tương ứng tỷ lệ SV có kết quả rèn
luyện ở mức xuất sắc tốt là 41,13% đến năm 2013 tỷ lệ đầu tư cho đội
ngũ GV giảm xuống còn 18,33% thì tỷ lệ SV có kết quả rèn luyện ở
mức xuất sắc tốt cũng giảm xuống còn 38,93%.
3.2.1.3 Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục thông
qua cơ sở vật chất
Mức đầu tư cho cơ sở vật chất của các trường đại học thuộc BCT
tương đối cao so với các yếu tố khác, chiếm 17,4% trong tổng thu (sau
mức đầu tư cho đội ngũ GV) nhưng có xu hướng giảm dần qua các
năm. Tỷ lệ đầu tư cho cơ sở vật chất có mối quan hệ thuận chiều với kết
quả học tập của SV, nếu tỷ lệ đầu tư càng cao thì chất lượng giáo dục
càng cao. Tuy nhiên, những năm gần đây do nguồn kinh phí nhà nước
cấp giảm đi nhiều, trong khi đó đầu tư cơ sở vật chất lại cần kinh phí
lớn, nên tỷ lệ đầu tư cho yếu tố này có xu hướng giảm.
3.2.1.4. Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục thông
qua học liệu phục vụ dạy học
Tỷ trọng đầu tư cho học liệu phục vụ dạy học của trường là rất
thấp, bình quân trong giai đoạn 2009-2013 của các trường đại học chỉ
đạt 5,43% trong tổng thu. Tỷ lệ này giảm dần qua các năm (năm 2009
đạt 12,75% đến năm 2013 giảm xuống còn 0,44% trong tổng thu), bình
13
quân mỗi năm giảm 1,46%. Tỷ lệ đầu tư cho học liệu dạy học cũng tỷ lệ
nghịch với số SV có học lực ở mức trung bình, yếu và kém.
3.2.2.5. Tác động của quản lý tài chính đến chất lượng giáo dục thông
qua quản lý hoạt động đào tạo
Tỷ lệ đầu tư cho yếu tố quản lý hoạt động đào tạo của các trường
thuộc BCT thấp nhất trong 05 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo
dục, bình quân đạt mức 0,14% trong tổng thu (cao nhất vào năm 2011
đạt 0,19%, thấp nhất năm 2012 đạt mức 0,12% trong tổng thu). Nếu
mức đầu tư cao thì số SV có kết quả học tập và kết quả rèn luyện cao và
ngược lại nếu mức đầu tư cho quản lý hoạt động đào tạo thấp thì số SV
có kết quả học tập và rèn luyện thấp. Tuy nhiên, tác động của yếu tố này
đến kết quả học tập, rèn luyện không lớn so với các yếu tố khác, điều
này thể hiện ở khoảng cách và điểm mút của đường tỷ lệ đầu tư cho
quản lý hoạt động đào tạo và đường kết quả học tập, rèn luyện của SV.
3.2.2. Phân tích tác động của quản lý tài chính đến chất lượng
GDĐH thông qua điều tra khảo sát
3.2.2.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Mẫu ngẫu nhiên gồm 800 SV, 400 giảng viên và gần 50 cán bộ
quản lý tại 08 trường đại học thuộc BCT, 150 cán bộ quản lý doanh
nghiệp (giám đốc, phó giám đốc, quản đốc). Kết quả, có 778 phiếu hỏi
đối với SV được thu thập (tỷ lệ phản hồi là 97,3%), 365 phiếu hỏi đối
với GV (tỷ lệ phản hồi là 91,25%), 46 phiếu hỏi cán bộ quản lý (tỷ lệ
phản hồi là 95,8%), 123 phiếu hỏi cán bộ quản lý doanh nghiệp (tỷ lệ
phản hồi là 82,0%) .
3.2.2.2. Phân tích ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý
- Về huy động nguồn lực tài chính: Các nhà quản lý đều cho rằng
công tác quản lý tài chính có vai trò quan trọng đối với chất lượng giáo
dục, với trên 97% ý kiến đánh giá có vai trò quan trọng trở lên (71,43%
ý kiến cho rằng quan trọng, 26,19% ý kiến cho rằng rất quan trọng).
14
Việc quản lý các nguồn lực tài chính trong các trường đại học hiện nay
chủ yếu tập trung vào nguồn thu sự nghiệp của trường (60% ý kiến cho
rằng ở mức tốt trở lên); việc quản lý nguồn thu ngân sách nhà nước cấp
được cho là kém hiệu quả nhất với trên 80% ý kiến cho rằng ở mức
trung bình trở xuống; tiếp đến là việc quản lý nguồn thu khác, có gần
70% ý kiến cho rằng ở mức trung bình trở xuống. Các nhà quản lý
không đánh giá cao các nguồn NSNN cấp, vì nguồn này được nhà nước
cấp hàng năm quá nhỏ so với tổng nguồn thu trong trường, và cơ chế
chính sách việc sử dụng nguồn này quá phức tạp, các trường không sử
dụng được một cách linh hoạt trong hoạt động chi tiêu của mình.
- Về sử dụng nguồn lực tài chính để nâng cao chất lương giáo
dục: Đánh giá mức độ sử dụng các nguồn lực tài chính hiện nay trong
nhà trường, các nhà quản lý cho rằng trong cơ cấu chi cho các hoạt
động của trường phần lớn nguồn lực tài chính là chi cho đầu tư cơ sở
vật chất, thiết bị, vật tư phục vụ đào tạo và chi cho đào tạo bồi dưỡng
đội ngũ giảng viên. Tỷ lệ chi cho hai yếu tố này được các nhà quản lý
đánh giá khá cao (3,83 và 3,69/5 mức độ), các yếu tố khác như chi hoạt
động thường xuyên, chi cho nghiên cứu khoa học, được đánh giá ở
mức trung bình. Tuy nhiên, 56% ý kiến cho rằng không hài lòng với
việc chi trả lương, 68,3% ý kiến đánh giá trung bình, 20,42% đánh giá
ở mức thấp và rất thấp so với thu nhập của các ngành khác. Kết quả
thống kê cũng cho thấy mặc dù có nhiều nỗ lực nhưng hiện nay mức độ
đầu tư nguồn lực tài chính của các trường vào các yếu tố này đều ở mức
trung bình khá, chưa thực sự nổi trội.
3.2.2.3. Phân tích ý kiến đánh giá của GV và SV
Kết quả khảo sát cho thấy giảng viên, sinh viên thuộc đối tượng
khảo sát đánh giá chưa cao về các yếu tố đảm bảo chất lượng, giá trị
báo cáo Mean của các biến quan sát dao động từ 2,82 -4,10. Điều này,
khẳng định các trường đại học thuộc BCT chưa đầu tư đầy đủ cho các
15
yếu tố đảm bảo chất lượng. Mặc dù cơ sở vật chất của các trường tương
đối hiện đại, nhưng mức độ đáp ứng đầy đủ các thiết bị cho các ngành
học (được khảo sát) còn thiếu. Mặt khác, một trong các yếu tố quan
trọng tạo lên chất lượng đó là đội ngũ giảng viên. Đội ngũ giảng viên
được các đối tượng khảo sát đánh giá còn khá khiêm tốt (Mean: 2,91-
3,05), đội ngũ giảng viên của các trường hiện còn thiếu, tỷ lệ sinh
viên/giảng viên còn khá nhiều, lớp học quá đông. Chương trình đào tạo
của các trường thuộc BCT được các đối tượng khảo sát đánh giá còn
nặng về lý thuyết, thời gian thực hành của chương trình đạo chiếm tỷ lệ
thời gian cao (30-45 tín chỉ) trong tổng số 130-135 tín chỉ toàn khóa học.
Tuy nhiên, vật tư cung cấp cho thực hành còn ít (định mức vật tư cho các
bài thực hành), yếu tố được sinh viên và giảng viên đánh giá còn hạn chế
(Mean: 2,95-3,17). Về chất lượng giáo dục, bảng thống kê kết quả khảo
sát cho thấy người sử dụng lao động và người lao động hài lòng chưa
cao với với chất lượng giáo dục của các trường đại học thuộc BCT, giá
trị báo cáo của các biến dao động từ 3,12 - 3,32. Điều đó cho thấy kết
quả đánh giá các nhân tố chất lượng giáo dục đại học và sự hài lòng
người lao động và người sử dụng lao động có mối tương quan hợp lý.
Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy, giảng viên
và sinh viên đánh giá rất cao về tầm quan trọng của quản lý tài chính
đến chất lượng giáo dục, mà cụ thể là quản lý tài chính tác động đến
chất lượng giáo dục thông qua các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng như
chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu phục
dạy học và quản lý hoạt động đào tạo.
Các hệ số của hàm hồi quy đa biến cũng khác định tầm quan
trọng của từng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục (chất lượng
giáo dục = 0,972 chương trình đào tạo + 0,553 đội ngũ giảng viên +
0,514 cơ sở vật chất + 0,275 học liệu phục vụ dạy học + 0,243 quản lý
hoạt động đào tạo), trong đó chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên,
cơ sở vật chất ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giáo dục; nhân tố học
16
liệu phục vụ dạy học và quản lý hoạt động đào tạo mặc dù có ảnh
hưởng, nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn. Điều này hoàn toàn phù
hợp với phân tích lý thuyết ban đầu, tuy nhiên, qua kết quả phân tích
cũng khẳng định mức độ phù hợp của chương trình đào tạo với yêu cầu
của sản xuất hiện nay là rất quan trọng và tỷ trọng lý thuyết và thực
hành trong chương trình đào tạo cũng là nhân tố then chốt ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục. Ngoài ra, kết phân tích còn cho thấy việc tăng
cường đầu tư vào các yếu tố đảm bảo chất lượng trên là hoàn toàn có cơ
sở, đây là những yếu tố góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh tài chính của các trường đại học mà cân
nhắc nên đầu tư vào yếu tố nào trong từng giai đoạn cụ thể để phù hợp
với hoạt động đào tạo của trường mình.
Kết quả phân tích hồi quy đa biến cũng tương đồng với phân tích
thống kê về tỷ lệ đầu tư cho các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo
dục. Mức độ ảnh hưởng này qua hai phương pháp phân tích đều khẳng
định mức độ đầu tư cho các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
(chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, học liệu phục
vụ dạy học và quản lý hoạt động đào tạo) tỷ lệ thuận với kết quả học
tập, rèn luyện của sinh viên. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy còn
phản ánh một cách gián tiếp đến tác động của quản lý tài chính tới chất
lượng giáo dục tại các trường đại học thông qua các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng giáo dục mà cụ thể là cơ cấu sử dụng nguồn lực tài
chính cho các yếu tố này.
3.2.2.4. Phân tích ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động
Năng lực chuyên môn của SV tốt nghiệp tại các trường đại học
thuộc BCT được các cơ sở sản xuất đánh giá rất cao (trên 80% là tốt và
khá), đặc biệt là kỹ năng tay nghề (93,9% ý kiến đánh giá từ khá trở
lên). Tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ lớn SV mới đáp ứng ở mức độ trung bình
(kết quả học tập, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của sản xuất), vì
vậy trong thời gian tới các trường phải tích cực hơn nữa trong việc nâng
17
cao chất lượng giáo dục, mà cụ thể phải đầu tư hơn nữa cho các yếu tố
đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các yếu tố có ảnh hưởng lớn như
chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất.
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính với việc nâng cao
chất lƣợng giáo dục
3.3.1. Những thành tựu, hạn chế về tác động của quản lý tài chính
đến chất lượng giáo dục
- Nguồn thu qua các năm có xu hướng tăng lên, đặc biệt nguồn
thu từ hoạt động sự nghiệp.
- Chính sách phân cấp quản lý tài chính đã giúp cho các trường
đại học chủ động và tích cực trong việc khai thác nguồn thu.
- Nguồn lực tài chính của các trường ngày càng hợp lý hơn theo
hướng tăng tỷ trọng chi cho đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất.
- Chất lượng giáo dục của các trường đã được người sử dụng lao
động đánh giá cao về năng lực chuyên môn, cũng như mức độ đáp ứng
yêu cầu công việc.
3.3.2. Nguyên nhân hạn chế
- Nguồn kinh phí ngân sách BCT cấp cho các trường đại học hiện
nay hạn hẹp, nguồn thu sự nghiệp khác chiếm tỷ lệ thấp.
- Nguồn thu chủ yếu dựa vào học phí, nhưng mức học phí thấp
gây khó khăn về nguồn thu cho các trường.
- Mức đầu tư của các trường đại học đầu tư cho đội ngũ GV còn
thấp, chưa ổn định và số lượng sinh viên/giảng viên còn cao.
- BCT hiện nay chưa có những cơ chế đặc thù gì về tài chính cho
các trường thuộc bộ.
- Bộ máy quản lý nói chung tại các trường đại học thuộc BCT
còn khá cồng kềnh và hoạt động không hiệu quả, các trường chưa xây
dựng vị trí việc làm cho từng chức danh, cũng như tiêu chuẩn chức
danh của các vị trí đó trong nhà trường.
18
CHƢƠNG 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
GDĐH CỦA CÁC TRƢỜNG THUỘC BCT
4.1. Những định hƣớng phát triển cơ bản của GDĐH đến năm 2020
4.1.1. Định hướng chung
- GDĐH phải đào tạo được những sinh viên sau khi tốt nghiệp có
kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có tư duy
độc lập, có năng lực giải quyết vấn đề và có khả năng thích ứng cao với
những biến động của thị trường lao động.
- Bảo đảm duy trì tỷ lệ đầu tư cho giáo dục trong tổng chi NSNN.
- Mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đại
học trong mọi hoạt động.
4.1.2. Định hướng về quản lý tài chính và chất lượng GDĐH
- Hướng tới mục tiêu trao quyền tự chủ tài chính cho các trường,
như vậy các trường.
- Mô hình tài chính áp dụng cho các trường đại học là tăng dần
học phí kết hợp với các chính sách hỗ trợ.
- Phân bổ ngân sách cho các trường chuyển dần từ việc cứ vào
quy mô đào tạo nên căn cứ vào khối ngành đào tạo, lực lượng giảng
viên, diện tích giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện
- Tài trợ từ NSNN cho các trường đại học sẽ dần phải dựa trên
kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính nhằm nâng cao
chất lƣợng GDĐH
4.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô
4.2.1.1. Giải pháp về hoàn thiện chính sách huy động nguồn tài chính
19
- Nhà nước tiếp tục tăng tỷ lệ chi ngân sách cho GDĐH, bảo đảm
kinh phí chi thường xuyên cho các cơ sở GDĐH; có chính sách cụ thể
huy động nguồn lực của các ngành, các cấp, đặc biệt của các tổ chức
kinh tế và cá nhân.
- Ban hành chính sách cụ thể khuyến khích và quy định trách
nhiệm các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế và người sử dụng lao
động tham gia xây dựng trường.
- Đổi mới cơ cấu cấp kinh phí GDĐH để kinh phí nhà nước cấp
theo số sinh viên thực tế chứ không phải theo ngân sách còn lại từ năm
trước hoặc chỉ tiêu tuyển sinh; đồng thời đổi mới cơ bản chính sách thu
hồi phí GDĐH.
- Tạo hành lang pháp lý phù hợp cho các trường đại học công lập
vay vốn từ các tổ chức tài chính, đặc biệt là từ Ngân hàng Đầu tư phát
triển Việt Nam và huy động vốn của công chức, viên chức trong đơn vị
để mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, nghiên cứu khoa học và tự
chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.
- Thiết lập kết nối với tư cách là "người" trung gian giữa các
trường đại học với doanh nghiệp để gắn kết chương trình đào tạo với
thực tiễn nhằm tạo ra nguồn lực thông qua trả kinh phí đào tạo; đồng
thời có chính sách khuyến khích (ưu đãi về tín dụng, thuế, mặt bằng sản
xuất,) để huy động tối đa sự tham gia của doanh nghiệp thông qua
liên kết doanh nghiệp với nhà trường để SV thực tập và làm việc sau tốt
nghiệp.
4.2.1.2. Giải pháp về hoàn thiện chính sách sử dụng tài chính
- Giao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho các trường bằng việc sớm
ban hành văn bản thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
- Xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản đối với các trường đại học.
- Quy định rõ mối quan hệ công tác giữa chính phủ, bộ chuyên
quản và các bộ, ngành liên quan trong quản lý GDĐH.
20
- Phân bổ kinh phí hoạt động khoa học thường xuyên cho cơ sở
GDĐH theo số lượng và trình độ của GV với định mức bằng 1/3 định
mức kinh phí giao theo số lượng và trình độ cán bộ nghiên cứu cho các
viện nghiên cứu.
4.2.2. Nhóm giải pháp vi mô
Một là: Ưu tiên đầu tư cho các yếu tố có trọng số lớn ảnh hưởng
tới chất lượng giáo dục mà lượng vốn cần thiết để đầu tư vào các yếu tố
này không nhiều.
- Đối với chương trình đào tạo: Chi phí cho yếu tố này mang tính
thời điểm là chủ yếu, nên các trường cần xác định thời điểm nhất định
để đầu tư cho chương trình đào tạo, thời điểm này có thể kết thúc 01
vòng đời chương trình đào tạo đại học (01 khóa sinh viên tốt nghiệp ra
trường). Phương thức đầu tư có thể bằng cách thuê lập chương trình đào
tạo hoặc nhập khẩu chương trình đào tạo.
- Đối với học liệu phục vụ học tập: Việc đầu tư cho yếu tố học
liệu phục vụ học tập chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng chi cho các yếu tố
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Để đáp ứng được yêu cầu về dạy -
học các trường có thể ưu tiên đầu tư trước các yếu tố khác, nguồn này
có thể được bổ sung hàng năm.
- Đối với yếu tố quản lý hoạt động đào tạo: Quá trình đầu tư cho
yếu tố này không cần thời gian và lượng kinh phí đầu tư không lớn và
không thường xuyên. Các trường cần sớm đầu tư cho yếu tố này bằng
cách trang bị các phần mềm quản lý hiện đại phù hợp với mô hình đào
tạo của trường để đánh giá chính xác, kịp thời kết quả học tập và rèn
luyện của SV và xây dựng hệ thống tư liệu khoa học khách quan và cụ
thể rõ ràng cho từng cá nhân, đơn vị để nắm bắt được các thông tin
phản hồi về chất lượng giáo dục.
- Đối với đội ngũ giảng viên: Để có được đội ngũ giảng viên có
trình độ chuyên môn cao đòi hỏi phải có thời gian lâu dài. Các trường
21
cần có chính sách cụ thể về hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội
ngũ giảng viên như:
+ Xây dựng và hoàn thiện một số quy định về điều kiện, tiêu
chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đối
với GV hiện có.
+ Rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá, các chức
danh hiện có của các ngạch giảng viên và cán bộ viên chức; kiến nghị
những sửa đổi, bổ sung cần thiết cho phù hợp với yêu cầu mới của việc
xây dựng, nâng cao chất lượng giảng viên và cán bộ viên chức.
+ Tạo điều kiện để giảng viên và cán bộ viên chức được tăng
cường trao đổi, giao lưu, hợp tác quốc tế; có chế độ mời giảng viên
nước ngoài tới làm việc, giảng dạy.
+ Thay đổi cơ chế trả lương và thu nhập đội ngũ giảng viên.
- Đối với yếu tố sở vật chất: Việc quyết định đầu tư cơ sở vật chất
cũng cần phải có lộ trình và kế hoạch đầu tư cụ thể để đề nghị nhà nước
hỗ trợ kinh phí từ NSNN mới có thể thực hiện được. Ngoài ra, các
trường có thể huy động cơ sở vật chất từ các đơn vị sử dụng lao động
bằng các hợp đồng liên kết đào tạo, thực tập nâng cao kỹ năng nghề cho
sinh viên.
Hai là: Tăng cường tính trách nhiệm giải trình, công khai tài
chính bằng cách hoàn thiện cơ chế chi tiêu nội bộ.
Ba là: Hoàn thiện công cụ quản lý tài chính, nâng cao năng lực
đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính.
4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính
nhằm nâng cao chất lƣợng GDĐH
Về phía nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước:
- Nhà nước sớm ban hành văn bản phân cấp quản lý đào tạo trên
nguyên tắc giao quyền tự chủ toàn diện, triệt để trên mọi lĩnh vực từ
công tác tổ chức quản lý bộ máy, tuyển dụng lao động đến lĩnh vực tài
chính và kế hoạch đầu tư cho các trường đại học.
22
- Đổi mới chế độ tiền lương cho ngành giáo dục nói chung và cho
các trường đại học nói riêng, trên cơ sở giảng viên sống được bằng
chính tiền lương của mình.
- Gắn trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nhân lực với
việc đào tạo nhằm bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hòa về số lượng,
chất lượng, cơ cấu nguồn nhân lực trong từng thời kỳ.
- Khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết
với các trường đại học.
- Tổ chức, đánh giá xếp hạng chất lượng thực sự nghiêm túc về
các trường đại học và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng
để xã hội và người học lựa chọn.
- Nhanh chóng thay đổi chính sách học phí đối với người học trên
nguyên tắc tính đúng, tính đủ giá thành đầu vào của đào tạo đó là điều
kiện tiền đề cần thiết cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Về phía các trường đại học:
- Mở rộng hoạt động nghiên cứu chuyển giao công nghệ, sản xuất
kết hợp với đào tạo, quy mô tuyển sinh, hình thức đào tạo để tăng
nguồn thu.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng dạy về chuyên
môn, phương pháp giảng dạy. Tích cực đầu tư cơ sở vật chất theo
hướng tiên tiến.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế vào công tác quản lý đào tạo.
- Chủ động tìm kiếm đối tác từ phía các cơ sở sản xuất để chia sẻ
chi phí.
Về phía các đơn vị sử dụng lao động:
- Hỗ trợ các trường về thông tin thị trường lao động.
- Ký kết các hợp đồng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực theo
nhu cầu của các doanh nghiệp.
23
KẾT LUẬN CHUNG
GDĐH là khâu cơ bản phát triển nguồn nhân lực có trình độ và
chất lượng cao - một trong những nền tảng và động lực quan trọng thúc
đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tăng cường quản
lý tài chính ở các trường đại học theo hướng đa dạng hoá các nguồn tài
chính để đầu tư cho các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục vừa là yêu
cầu, vừa là điều kiện để phát triển GDĐH. Do vậy, có thể khẳng định
GDĐH cần có tài chính, không có tài chính quá trình đào tạo không thể
thực hiện được. Tài chính và chất lượng giáo dục có quan hệ mật thiết
với nhau. Mức độ chất lượng giáo dục đạt được phụ thuộc nhiều vào
mức độ nguồn kinh phí được đảm bảo và hiệu quả sử dụng nguồn kinh
phí ấy, và điều này lại phụ thuộc vào công tác quản lý tài chính ở các
trường đại học. Bằng việc vận dụng các phương pháp phân tích, luận án
đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Luận giải nội hàm của quản lý tài chính trong GDĐH
và ảnh hưởng có nó tới chất lượng giáo dục qua hệ thống hóa cơ sở lý
thuyết và phân tích các thành tố tạo lên chất lượng giáo dục đại học;
đồng thời phân tích được mối tương quan của quản lý tài chính với chất
lượng giáo dục đại học. Đây là những vấn đề có tính chất lý luận và
phương pháp luận làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng
và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường đại học.
Thứ hai: Tìm kiếm được minh chứng về tác động của quản lý
tài chính đến chất lượng giáo dục đại học thông qua phân tích thực
trạng cơ cấu huy động, sử dụng nguồn lực tài chính cho các yếu tố đảm
bảo chất lượng và chất lượng giáo dục ở các trường đại học thuộc BCT.
Qua đó, luận án đã khẳng định quản lý tài chính không tác động trực
tiếp đến chất lượng giáo dục mà tác động thông qua các yếu tố đảm bảo
chất lượng giáo dục như chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở
24
vật chất, học liệu phục vụ học tập, quản lý hoạt động đào tạo. Đồng thời
luận án cũng chỉ ra rằng mức đầu tư tài chính cho các yếu tố trên có tỷ
lệ thuận với chất lượng giáo dục đại học.
Thứ ba: Qua phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính ở
các trường đại học thuộc BCT trong giai đoạn 2009-2013, luận án chỉ ra
những tồn tại, hạn chế cần được sửa đổi, khắc phục trong quá trình huy
động và sử dụng nguồn lực tài chính trong các trường đại học.
Thứ tư: Luận án đã cung cấp thông tin phản hồi cho các trường
đại học về kết quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho các yếu tố đảm
bảo chất lượng và chất lượng giáo dục của các trường, từ đó để làm cơ
sở để các trường đại học thay đổi các hoạt động quản lý tài chính nhằm
hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục.
Thứ năm: Trên cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong GDĐH
và các phát hiện về thực trạng huy động, sử dụng nguồn lực tài chính
cho các yếu tố đảm bảo chất lượng giáo dục, kết hợp với định hướng
phát triển hệ thống GDĐH Việt Nam đến năm 2020, luận án đã đề xuất
một số nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục. Trong số các giải pháp này, giải pháp huy
động và sử dụng nguồn lực tài chính cho các yếu tố đảm bảo chất lượng
giáo dục đại học là giải pháp trụ cột, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng
giáo dục đại học.
Kết quả thu được của luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và
thực tiễn, góp phần vào việc hoàn thiện cơ chế, chính sách của nhà nước
cũng như của các trường đại học trong quản lý tài chính hướng tới nâng
cao chất lượng giáo dục. Do vấn đề nghiên cứu rộng, có ảnh hưởng lớn
đến toàn bộ hệ thống GDĐH nên tác giả chỉ coi đây là nghiên cứu bước
đầu và mong muốn được chỉ dẫn thêm của các nhà khoa học; các thày,
cô giáo; các nhà quản lý; các chuyên gia có tâm huyết trong lĩnh vực
này để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu hơn nữa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_nguyenminhtuan_tt_0654.pdf