Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) góp phần quan trọng trong phát triển
KTXH của Việt Nam nói chung, HD nói riêng. Tuy nhiên hiệu quả của FDI vẫn
chưa đạt được kỳ vọng mong muốn, cần được lý giải đầy đủ về cơ sở lý luận
làm thế nào để FDI có tác động tích cực hơn đến phát triển KTXH của quốc gia
và HD theo hướng phát triển nhanh, bền vững về KTXH trong tương lai. Xuất
phát từ tầm quan trọng đó, đề tài luận án: “Tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến phát triển KTXH: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương”, đã
nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, Hệ thống, luận giải làm rõ lý luận về phát triển KTXH của địa
phương, bản chất, đặc điểm của FDI. Làm rõ các cơ chế tác động trực tiếp, gián
tiếp (tác động tràn) của FDI đến phát triển KTXH của địa phương và sự tác động
của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH của địa phương đó là: TTKT, chỉ số
phát triển con người (HDI), CCKT, đô thị hóa, công nghệ SX, hiệu quả VĐT xã
hội, độ mở thương mại, việc làm và môi trường. Từ đó luận án trả lời được câu
hỏi nghiên cứu là: Cơ chế và sự tác động của FDI đến phát triển KTXH địa
phương được đánh giá như thế nào?
Thứ hai, Phân tích thực trạng tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển
KTXH của HD giai đoạn 1997-2016. Vận dụng mô hình ARDL kiểm định tác
động của FDI đến phát triển KTXH của HD qua 9 tiêu chí: GRDP, VĐT trong
tỉnh, Độ mở TM, LĐ, ICOR, VĐT cho LĐ, DS đô thị, Tỷ trọng CN&XD, Tỷ
trọng TM&DV. Dựa vào kết quả của mô hình ARDL, kết hợp với phân tích định
tính, rút ra những đánh giá về tác động tích cực và tác động cản trở cũng như
nguyên nhân của FDI đến phát triển KTXH Hải Dương. Từ đó luận án trả lời
được câu hỏi nghiên cứu là: Tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH
của HD giai đoạn từ 1997 - 2016 như thế nào?
Thứ ba, Luận án đã đề xuất quan điểm, định hướng và 3 nhóm giải pháp
tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến phát
triển KTXH của HD đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đó là nhóm giải
pháp về môi trường đầu tư KD gồm 5 giải pháp cụ thể, nhóm giải pháp quản lý
NN về FDI gồm 5 giải pháp cụ thể và nhóm giải pháp mở rộng liên kết giữa DN
trong nước và DN FDI gồm 2 giải pháp cụ thể. Đồng thời, luận án phân tích một
số điều kiện cơ bản thuộc về Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành để thực hiện
các giải pháp. Từ đó trả lời được 2 câu hỏi nghiên cứu là: (1) Với mục tiêu phát
triển KTXH của HD đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và tác động của
FDI đến phát triển KTXH của tỉnh thời gian qua, HD có nên tiếp tục thu hút FDI
hay không? Nếu có thì mức độ thu hút cần tập trung vào ngành, khu vực nào?
(2) Các giải pháp nào để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu
cực của FDI đến phát triển KTXH của HD trong thời gian tới
13 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 645 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế - xã hội: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và vị trí kinh tế.
Tác động tiêu cực. FDI có thể làm mất cân đối ngành, vùng kinh tế, vì
mục tiêu của FDI là lợi nhuận, nên họ tập trung vào các ngành, lĩnh vực, có lợi
nhuận cao.
d) Tác động đến độ mở thương mại
Tác động tích cực. FDI có 3 loại phổ biến (1) FDI tìm kiếm thị trường, (2)
FDI tìm kiếm các nguồn lực, và (3) FDI tìm kiếm hiệu quả, cả 3 loại này đều tác
động làm tăng độ mở TM của nền KT nước nhận đầu tư.
Tác động tiêu cực. FDI thường tập trung vào khai thác LĐ dồi dào và rẻ.
Trong khi các quốc gia tiếp nhận thiếu vốn, CN lạc hậu, chưa chú trọng phát
triển ngành CNHT để tham gia vào mạng SX, chuỗi cung ứng của các nhà ĐT
với khu vực và toàn cầu. Trong điều kiện này, nước tiếp nhận và DN FDI phải
nhập khẩu NVL, thiết bị phụ tùng, linh kiện từ nước ngoài, làm cho cán cân
TM thâm hụt.
e) Tác động đến phát triển công nghệ sản xuất
Tác động tích cực. DN FDI sẽ thúc đẩy và gây áp lực về đổi mới CN để tăng
NLCT đối với các DN trong nước, thông qua liên kết giữa DN trong nước với DN
FDI hoặc qua phổ biến và CGCN từ các DN FDI.
Tác động tiêu cực. FDI có thể chuyển giao cho các nước đang phát triển
những CN không phù hợp, đã lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, không phải là
công nghệ nguồn, công nghệ ở các nước tiên tiến, hiện đại.
g) Tác động đến việc làm và thu nhập
Tác động tích cực. DN FDI tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân
bản địa.
Tác động tiêu cực. DN FDI làm mất đi nhiều việc làm trong lĩnh vực
truyền thống, FDI thiên về khai thác và sử dụng LĐ giá rẻ, ít qua đào tạo, mang
tính mùa vụ, ít chú trọng đào tạo và sử dụng LĐ có tay nghề cao và làm việc lâu
dài cho DN FDI.
f) Tác động đến quá trình đô thị hóa. FDI góp phần gia tăng HĐH CCKT
và không gian đô thị, góp phần HĐH xã hội đô thị. Tuy nhiên, FDI cũng có tác
động âm đến quá trình ĐTH, nếu các dự án FDI được thu hút ồ ạt, không có
định hướng, không có chọn lọc... thì có thể làm mất cân đối CCKT đô thị và đi
chệch hướng quy hoạch, ảnh hưởng đến kiến trúc đô thị, tăng mức ô nhiễm ở
đô thị tiếp nhận đầu tư.
h) Tác động đến phát triển con người. FDI có tác động đến tăng thu nhập
và tăng tuổi thọ, kiến thức của người dân của nước tiếp nhận đầu tư.
i) Tác động đến môi trường
Tác động tích cực. FDI đến từ các quốc gia phát triển, có xu hướng XK
sang các nước phát triển có đòi hỏi cao về an toàn thực phẩm, họ phải sử dụng
CNHĐ, đảm bảo an toàn VSMT. Do đó, FDI đã góp phần cải thiện môi trường
8
của nước nhận đầu tư.
Tác động tiêu cực. FDI cũng gây ra đối với các nước tiếp nhận đầu tư về
sự phá huỷ môi trường sinh thái, nước thải CN của các DN FDI gây ô nhiễm
môi trường.
k) Phát sinh một số vấn đề xã hội. Đó là, những tiêu cực về LĐ cho nước
nhận đầu tư, chuẩn mực đạo đức và bất bình đẳng xã hội.
h) Tình trạng chuyển giá trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia
Chương 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG
3.1: Đặc điểm KTXH và đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương
3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương
Tác giả trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương
3.1.2. Đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997- 2016
3.1.2.1. Hệ thống chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tác giả hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Việt Nam và sự vận dụng của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 1997- 2016
3.1.2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hải Dương
- Quy mô vốn FDI. Tính đến năm 2016 có 405 dự án FDI còn hiệu lực,
tổng VĐT đăng ký 7,404 tỷ USD chiếm 2,63% cả nước, tổng vốn thực hiện là
3,732 tỷ USD, đạt 49,8% (cả nước là 46,01%, vùng ĐBSH là 48,88%) quy mô
VĐT bình quân 1 DA là 18,5 triệu USD (cả nước là 14,3 triệu USD, vùng ĐBSH
là 12,53 triệu USD).
- FDI theo lĩnh vực. FDI trong lĩnh vực CN&XD, có 301 dự án chiếm
88%, tổng VĐT đăng ký 6.809,9 triệu USD chiếm 94,9%. Lĩnh vực TM&DV có
25 dự án chiếm 7,3%, tổng VĐT đăng ký 227,8 triệu USD chiếm 3,1%. Lĩnh
vực NLTS có 16 dự án chiếm 4,7%, VĐT đăng ký 146,7 triệu USD chiếm 2%.
- FDI theo địa bàn. TPHD, huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành và
thị xã Chí Linh là nơi có nhiều dự án FDI, trong đó TPHD là nơi có nhiều dự án
nhất và VĐT đăng ký gần 2 tỷ USD chiếm 32.97%, .
- FDI theo đối tác. Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Hồng
Kông là những nước có nhiều dự án. Tuy nhiên VĐT của Trung Quốc có tỷ trọng
thấp chỉ 1,96%, thấp hơn cả Canada chỉ có 05 dự án nhưng tỷ trọng vốn đăng ký
3,5% và Mỹ cũng chỉ có 05 dự án nhưng tỷ trọng VĐT 1,76%, điều đó có thể nhận
định quy mô các dự án đầu tư của các quốc gia chênh lệch khá lớn.
- FDI theo hình thức đầu tư. Hiện nay FDI vào Hải Dương mới có 02 hình
thức là liên doanh và 100% vốn nước ngoài, đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm
82,7% vốn đăng ký và 72,73% vốn thực hiện.
3.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Hải Dương
3.2.1. Các tác động tích cực
3.2.1.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế
a) Tăng trưởng vốn đầu tư xã hội. Năm 1997, vốn FDI chiếm 60,53%
tổng VĐT toàn XH của Hải Dương lớn nhất trong cả giai đoạn 1997 - 2016 với
9
tổng VĐT đăng ký đạt gần 460 triệu USD. Tuy nhiên, tỷ trọng này đã giảm
nhanh, đặc biệt 3 năm 1999, 2000 và 2001 vốn FDI hầu như không đáng kể, mà
chủ yếu là vốn ĐT trong nước. Những năm tiếp theo tỷ trọng vốn FDI đã tăng 2
con số, nhưng sự tăng giảm không ổn định qua các năm, từ năm 1997 đến năm
2005 vốn FDI và VĐT trong tỉnh tăng trưởng ngược chiều, nhưng từ năm 2006
đến năm 2012 tăng trưởng cùng chiều, từ năm 2013 đến năm 2016 tăng trưởng
ngược chiều. Do vậy chưa thể nhận định được mối quan hệ giữa vốn FDI và
VĐT trong tỉnh.
b) Đóng góp của FDI vào GRDP. Khu vực FDI đã đóng góp vào sự
TTKT của tỉnh khá lớn và tăng khá ổn định qua các năm. Năm 1997, FDI chỉ
đóng góp vào GRDP có 2,19% thì đến năm 2016 chiếm 35,22% GRDP của HD,
tăng gấp 16 lần, tốc độ tăng khu vực FDI trong giai đoạn 1997- 2007 cao hơn rất
nhiều so với mức tăng GRDP theo giá thực tế, nhưng giai đoạn 2008-2012 thấp
hơn tăng GRDP, do vậy chưa đánh giá được xu hướng và quan hệ tác động của
FDI vào GRDP của tỉnh.
c) Đóng góp của FDI vào NS. DN FDI nộp NS đều có xu hướng tăng qua các
năm, đặc biệt 3 năm 2004, 2005, 2006 và 2016 có tỷ lệ đóng góp trên 50% thu NS
của tỉnh.
3.2.1.2. Tác động hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Trong từng giai đoạn các hoạt động đầu tư sẽ tác động đến hiệu quả VĐT ở
những mức độ khác nhau. Để phân tích hiệu quả VĐT cần phải sử dụng các chỉ
tiêu đo lường từng hoạt động đầu tư. Trong phạm vi nghiên cứu tác giả sử dụng
chỉ tiêu hệ số ICOR để đánh giá của FDI vào hiệu quả sử dụng VĐT toàn XH.
Kết quả cho thấy, về cơ bản có xu hướng chung là khi vốn FDI của năm sau tăng
so với năm trước thì làm cho hệ số ICOR chung toàn tỉnh tăng, tức là hiệu quả sử
dụng VĐT toàn XH giảm, ngược lại khi vốn FDI của năm sau giảm so với năm
trước thì làm cho hệ số ICOR chung toàn tỉnh giảm, tức là hiệu quả sử dụng VĐT
toàn XH tăng, như vậy FDI có thể đã tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng VĐT
của tỉnh.
3.2.1.3. Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Vốn FDI thực hiện vào tỉnh giai đoạn 1997-2016 trong lĩnh vực CN&XD
chiếm 98,91%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 1,09%, đã đóng góp chủ yếu vào GTSX
trong lĩnh vực CN&XD trong giai đoạn 1997 - 2016, nhưng chưa thể đánh giá
được có tác động tích cực đến tăng trưởng của lĩnh vực CN&XD hay không, tuy
tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực CN&XD giai đoạn 1997 - 2016 vượt xa các lĩnh
vực khác, tăng BQ 18,78% sau đó là lĩnh vực dịch vụ tăng BQ 16,96%, NLTS
tăng bình quân 10,73%, giúp cho CCKT của tỉnh chuyển dịch theo hướng CNH,
HĐH, nâng cao NLSX công nghiệp.
3.2.1.4. Tác động đến giá trị xuất nhập khẩu
Tỷ trọng XK của FDI trong tổng kim ngạch XK giai đoạn 1997 - 2016
chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt từ năm 2006 đến năm 2016 chiếm từ 74,53% đến
95,71%, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tổng kim ngạch XK giai đoạn 1997- 2016
tăng BQ 30,07%/năm. Tỷ trọng NK của FDI trong tổng kim ngạch NK giai đoạn
10
1997 - 2016 chiếm tỷ trọng lớn trên 60%, tăng trưởng bình quân kim ngạch NK
là 29,6%, của FDI là 31,9%.
3.2.1.5. Chuyển giao công nghệ sản xuất
Tác động của FDI vào việc CGCN tiên tiến vào hoạt động kinh tế của
nước nhận đầu tư, được xem xét trên hai góc độ là chuyển giao trực tiếp CNSX
tiên tiến vào nước nhận đầu tư, hai là lan tỏa CNSX từ DN FDI sang các DN nội
địa qua việc liên kết giữa DN FDI với DN trong nước, để đánh giá trình độ
CNSX của các DN FDI, tác giả xem xét dựa trên hai chỉ tiêu là năng suất LĐ và
trang bị vốn cho LĐ.
a) Năng suất lao động. Năng suất LĐ khu vực FDI của HD, giai đoạn
1997-2016 cao hơn rất nhiều lần so với các DN nội địa trên địa bàn tỉnh. Điều đó
phản ánh DN FDI của HD có trình độ CN, kỹ thuật, trình độ tay nghề của người
LĐ, hiệu suất LĐ có sự vượt trội so với các DN nội địa trong tỉnh. Mặt khác từ
năm 1997 đến năm 2002 cao gấp trên 14 lần đến trên 20 lần, nhưng từ năm 2003
đến năm 2016 giảm nhanh dưới 10 lần đến trên 2 lần, như vậy có sự tác động lan
tỏa tích cực trình độ CN, tay nghề của người LĐ từ khu vực FDI sang các DN nội
địa, giúp cho các DN nội địa nâng cao trình độ CN và tay nghề người LĐ để tăng
năng suất LĐ thu hẹp khoảng cách năng suất LĐ với các DN FDI.
b) Vốn đầu tư cho lao động. Kết quả cho thấy, giữa vốn FDI với vốn đầu
tư cho LĐ của tỉnh cơ bản có xu hướng cùng chiều, tức là khi vốn FDI tăng thì
suất vốn đầu tư cho 1 lao động cũng tăng. Điều đó chứng tỏ vốn FDI của tỉnh
giai đoạn 1997 - 2016 có tác động lan tỏa tích cực của công nghệ tiên tiến từ
khu vực FDI đến các DN nội địa của tỉnh, các DN đã tăng cường đầu tư máy
móc thiết bị, hiện đại hóa CNSX. Theo các hướng, đối với các DN hoạt động
độc lập buộc phải nâng cao trình độ CNSX nhằm mục tiêu nâng cao NLCT với
DN FDI để tồn tại và phát triển, đối với các DN tham gia trong chuỗi cung ứng
SX của DN FDI, thì các DN này phải đầu tư và đổi mới CNSX tương thích với
DN FDI là yêu cầu tất yếu..
3.2.1.6. Đóng góp vào giải quyết việc làm cho người lao động
a) Giải quyết việc làm cho người LĐ. DN FDI trên địa bàn tỉnh thu hút LĐ
vào làm việc đều tăng từ năm 1997 đến năm 2016, giai đoạn 1997 - 2003 tỷ lệ LĐ
khu vực FDI sử dụng dưới 1% tổng LĐ đang làm việc của tỉnh, giai đoạn 2004 -
2010 là 8,47%, giai đoạn 2011 - 2016, trên 10%, đến năm 2016 LĐ làm việc
trong khu vực FDI chiếm 13,88% tổng LĐ đang làm việc của tỉnh. Tốc độ giải
quyết việc làm nói chung của tỉnh HD tăng BQ giai đoạn 1997- 2016 là 18,99%,
khu vực FDI tăng BQ là 67,82%. Về ảnh hưởng gián tiếp của DN FDI vào việc
giải quyết việc làm cho lực lượng LĐ trên địa bàn. Theo WB cứ 1 LĐ trực tiếp sẽ
tạo việc làm cho từ 2 đến 3 LĐ gián tiếp, phục vụ trong khu vực dịch vụ và
CN&XD, nếu tính theo tỷ lệ này, thì tổng số LĐ (gồm cả trực tiếp và gián tiếp) do
DN FDI tạo ra, tính cho năm 2016 tương ứng là 462.000 người chiếm 42,8% tổng
LĐ đang làm việc của tỉnh đến 616.000 người chiếm 55,52%
b) Chuyển dịch cơ cấu LĐ. Khi có sự tham gia DN FDI lực lượng LĐ
chuyển dịch từ lĩnh vực NLTS sang các ngành thuộc lĩnh vực CN&XD nhiều hơn
11
làm cho tỷ trọng LĐ của lĩnh vực CN&XD tăng nhanh hơn, lĩnh vực dịch vụ thì
số lượng LĐ tuyệt đối tăng, nhưng tỷ trọng giảm, là do có sự cách biệt khá lớn về
tỷ trọng của lĩnh vực CN&XD trước và sau khi có sự tham gia của FDI, như năm
2016 chênh lệch của lĩnh vực CN&XD là 10,15% (tăng từ 25,22% lên 35,37%),
lĩnh vực NLTS là 5,73% (giảm từ 41,77% xuống 36,04%), như vậy LĐ được thu
hút vào lĩnh vực CN&XD khi có sự hoạt động của DN FDI tăng nhanh hơn nhiều
so với lĩnh vực dịch vụ.
3.2.1.7. Quá trình đô thị hoá
Kết quả cho thấy, khi vốn FDI năm sau tăng so với năm trước đều có tác
động làm tỷ lệ tăng dân số đô thị. Tuy tốc độ tăng không đồng đều và có một số
năm vốn FDI giảm nhưng dân số đô thị vẫn tăng, có thể do độ trễ của vốn FDI.
3.2.1.8. Phát triển con người
Chỉ số HDI của tỉnh HD giai đoạn 2000 - 2016 tăng liên tục qua các năm,
thể hiện trình độ phát triển KTXH của tỉnh qua các năm liên tục tăng. Nếu so
sánh với cả nước thì thấy từ năm 2000 đến năm 2008 chỉ bằng và thấp hơn BQ
cả nước, nhưng từ năm 2009 đến năm 2016 đã vượt xa so với BQ cả nước, đặc
biệt năm 2016 HD đạt 0,7732, khi đó BQ cả nước là 0,676 vượt 0,1066 điểm,
hơn nữa có xu hướng tăng.
3.2.2. Các tác động tiêu cực
3.2.2.1. Cơ cấu phát triển kinh tế xã hội mất cân đối
Mục đích của FDI là lợi nhuận, do vậy những ngành và lĩnh vực có lợi
nhuận cao, rủi ro thấp thì các DN FDI quan tâm, còn những ngành và lĩnh vực
rất cần thiết cho phát triển KTXH của tỉnh, nhưng không có lợi nhuận hoặc thấp
thì không thu hút được FDI, cụ thể các ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp,
thủy sản lợi nhuận thấp, rủi ro cao có rất ít dự án đầu tư FDI. Về địa điểm, các
DN FDI phần lớn tập trung ven quốc lộ 5A, nơi thuận lợi về giao thông và kết
cấu hạ tầng. Trong khi, những địa phương cần đẩy nhanh PTKT, mặc dù có ưu
đãi cao nhưng không được đầu tư, dẫn đến nghịch lý, những vùng có trình độ
phát triển cao thì thu hút được nhiều FDI, đặc biệt là các vùng thị trấn, xung
quanh thành phố Hải Dương, những vùng kém phát triển thì có ít DN FDI,
TTKT thấp như các huyện Thanh Hà, Thanh Miện.
3.2.2.2. Phân hóa giàu nghèo
Để đánh giá tác động ảnh hưởng xấu của FDI trong tỉnh Hải Dương đến
sự phân hóa giàu nghèo, tác giả xem xét phân tích trên hai khía cạnh, thứ nhất là
khoảng cách chênh lệch về thu nhập của người LĐ giữa các DN FDI với các DN
trong nước, thứ hai là khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa người dân thành
thị và người dân nông thôn trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2016.
a) Thu nhập của các DN FDI và các DN trong nước. Tiền lương BQ của
DN FDI giai đoạn 1997- 2000 lớn hơn gấp 18,47 lần so với DN trong nước. Tuy
nhiên khoảng cách chênh lệch có xu hướng giảm dần, giai đoạn 2005- 2010 là
3,52 lần, đến giai đoạn 2011-2016 còn 2,43 lần, nhưng về số tuyệt đối thì chênh
lệch lớn hơn, cụ thể giai đoạn 2005- 2010 thu nhập BQ 1LĐ của DN FDI lớn hơn
DN trong nước là 6,494 triệu đồng nhưng giai đoạn 2011- 2016 là 8,602 triệu
12
đồng gấp 1,33 lần, điều này thể hiện sự phân hóa giàu nghèo rất rõ rệt giữa DN
trong nước và DN FDI.
b) Thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Hệ số chênh lệch thu nhập giữa
thành thị với NT giai đoạn 2000-2005 là 10,6% giai đoạn 2011-2016 là 1,51 lần
và 1,35 lần giai đoạn 2011-2016. Tuy nhiên, mức chệnh lệch tuyệt đối giữa hai
khu vực tăng lên.
3.2.2.3. Tác động lan tỏa của FDI còn hạn chế
Tuy FDI đã có sự liên kết với các DN nội địa trong SXKD, nhưng DN
FDI chủ yếu phát triển bản thân nó, chưa phát triển CNHT, DN FDI chỉ đầu tư
một số ngành CN như dệt may, cơ khí lắp ráp ô tô, CN điện tử,nên mặc dù
GTSX đạt khối lượng lớn nhưng GTGT chiếm tỷ trọng thấp, FDI đóng góp phần
lớn vào kim ngạch XK của tỉnh nhưng cũng NK nhiều, từ năm 1997 đến năm
2008 tỷ trọng nhập khẩu/xuất khẩu lớn hơn 100%, từ năm 2009 đến năm 2016
trên 70%, thể hiện sự yếu kém của ngành CNHT và thúc đẩy SX các DN nội địa
của FDI còn thấp.
3.2.2.4. Gây ô nhiễm môi trường
Bên cạnh nhiều DN FDI thực hiện tốt việc xử lý chất thải, nước thải, thì
vẫn còn tồn tại một số DNFDI chưa chấp hành đầy đủ các quy định về bảo vệ
môi trường.
3.2.3. Một số bất cập của FDI
Quy mô vốn các dự án đầu tư không ổn định và không đồng đều; Cơ cấu
FDI không cân đối (về lĩnh vực đầu tư,địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư), Hiệu
quả sử dụng vốn FDI còn thấp; Hiện tượng chuyển giá và các vấn đề xã hội
3.3. Kiểm định tác động của FDI đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương
giai đoạn 1997-2016
3.3.1. Lựa chọn mô hình lý thuyết
Để lượng hóa sự ảnh hưởng của FDI đến phát triển KTXH của HD, tác giả
sử dụng mô hình ARDL. Mô hình ARDL được biểu diễn tổng quát như sau:
yt = m +α1*yt-1+α2*yt-2 ++αp*yt-p + β0*xt+β1*xt-1++ βq*xt-q + εt.
Trong đó: - yt và xt là các biến dừng, và εt là phần nhiễu trắng
- yt-p và xt-q là các biến dừng ở các độ trễ.
Mô hình ARDL (p,q) của yt được giải thích bởi hai thành phần (i) thành phần
tự hồi quy bao gồm p biến trễ của chính nó yt-1, yt-2,.... yt-p và (ii) thành phần phân
phối trễ của các biến giải thích khác (x) với q độ trễ. Để đảm bảo tin cậy khi sử dụng
mô hình ARDL các biến chuỗi thời gian có tính dừng, độ trễ xác định tối ưu, không
có hiện tượng tự tương quan, không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và
dạng hàm phù hợp.
3.3.2. Thủ tục, phương pháp ước lượng chuỗi thời gian bằng mô hình ARDL
3.3.2.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian
Chuỗi thời gian yt dừng khi thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau: (1) Trung
bình: E(yt) = µ, ∀t, (2) Phương sai: Var(yt) = E(yt - µ)2 = σ2, ∀t, (3) Hiệp
phương sai: Cov(yt) = E [(yt - µ) (yt+k - µ)] = ρ, ∀t. Có nhiều phương pháp kiểm
tra tính dừng của chuỗi thời gian như kiểm định Dickey-Fuller (DF), kiểm định
13
Phillip-Person (PP), kiểm định Dickey và Fuller mở rộng (ADF). Nghiên cứu
của đề tài sử dụng kiểm định ADF để thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị, mô
hình kiểm định có dạng:
∆yt = α0 + βyt-1 + yt-1 + εt (1)
∆yt = α0 + δt + βyt-1 + yt-1 + εt (2)
Trong đó: ∆yt= yt - yt-1 , yt chuỗi số liệu theo thời gian đang xem xét, k
chiều dài độ trễ, εt nhiễu trắng. Mô hình (2) khác với mô hình (1) là có thêm biến
xu hướng về thời gian t. Nhiễu trắng là số hạng chỉ sai số ngẫu nhiên xuất phát
từ các giả định cổ điển rằng nó có giá trị trung bình bằng 0, phương sai là hằng
số và không tự tương quan. Nghiên cứu tiến hành kiểm định trường hợp có xu
hướng về thời gian bằng cách sử dụng mô hình (2). Kết quả của kiểm định ADF
thường rất nhạy cảm với sự lựa chọn chiều dài độ trễ k nên tiêu chuẩn thông tin
AIC được sử dụng để chọn lựa k tối ưu cho mô hình ADF. Cụ thể, giá trị k được
lựa chọn sao cho AIC nhỏ nhất. Giá trị này sẽ được tìm tự động khi dùng phần
mềm Eviews để thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị. Giả thuyết kiểm định là:
H0: β = 0 (yt là chuỗi dữ liệu không dừng). H1: β < 0 (yt là chuỗi dữ liệu dừng).
Để kiểm định giả thuyết H0 nghiên cứu so sánh giá trị kiểm định τ tính toán với
giá trị τ tới hạn của Mackinnon và kết luận về tính dừng của các chuỗi quan sát.
Cụ thể, nếu trị tuyệt đối của giá trị tính toán lớn hơn trị tuyệt đối giá trị tới hạn
thì giả thuyết H0 sẽ bị bác bỏ, tức chuỗi dữ liệu có tính dừng và ngược lại chấp
nhận giả thuyết H0, tức dữ liệu không có tính dừng.
3.3.2.2. Xác định độ trễ tối ưu của chuỗi thời gian
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án tác giả sử dụng công cụ hỗ trợ là
phần mềm Eviews 9, với tiêu chuẩn lựa chọn là AIC, ước lượng không giới hạn
các mô hình ARDL, để xác định độ trễ tối ưu.
3.3.2.3. Kiểm định mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến
Kiểm tra mối quan hệ đồng tích hợp trong dài hạn giữa các biến của mô
hình ARDL bằng việc sử dụng kiểm định đường bao (Bound test).
3.3.2.4. Ước lượng các hệ số dài hạn và ngắn hạn của mô hình ARDL
Khi quan hệ đồng tích hợp trong dài hạn giữa các biến đã được xác định
qua kiểm định đường bao (Bound test) thì các hệ số hồi quy dài hạn và ngắn hạn
sẽ được ước lượng với độ trễ của mô hình ARDL.
3.3.2.5. Các kiểm định chẩn đoán
Gồm: kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan, kiểm
định dạng mô hình và kiểm định phần dư, gồm kiểm định tổng tích lũy của phần
dư (CUSUM) và tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư (CUSUMSQ).
3.3.3. Mô hình thực nghiệm
Để kiểm định thực trạng tác động của FDI đến phát triển KTXH của Hải
Dương, theo cách tiếp cận mô hình ARDL, trong phạm vi nghiên cứu của luận
án, tác giả lựa chọn 10 biến (trong đó 1 biến độc lập, 9 biến phụ thuộc) tương
ứng với các tiêu chí phản ánh trình độ phát triển KTXH. Các biến trong mô hình
thực nghiệm được chuyển sang dạng logarit tự nhiên để ước lượng, số liệu phân
tích được thu thập từ số liệu thứ cấp giai đoạn từ năm 1997- 2016, gồm 20 quan
14
sát nguồn từ các sở ban ngành của tỉnh Hải Dương cung cấp. Các biến trong mô
hình được mô tả như sau:
TT Tên biến Ký hiệu Đơn vị tính Diễn giải cách tính toán số liệu
1 VĐT trực tiếp
nước ngoài FDI Tỷ VNĐ
Vốn thực hiện của từng năm quy
đổi về giá so sánh năm 2010
2 Tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP Tỷ VNĐ
Tổng sản phẩm của từng năm
quy đổi về giá so sánh năm 2010
3 Vốn đầu tư nội
địa trong tỉnh VDTTN Tỷ VNĐ
Vốn thực hiện nội địa của từng
năm quy đổi về giá so sánh năm
2010
4
Hiệu quả sử
dụng VĐT toàn
xã hội
ICOR Hệ số
ICOR = Tổng VĐT của năm
NC/(GDP năm NC - GDP của
năm trước năm NC)
5 Tỷ trọng CN&XD CNXD Hệ số
Bằng GRDP của CNXD/GRDP
theo từng năm
6 Tỷ trọng TM&DV TMDV
Hệ số Tính bằng GRDP của TM&DV
chia cho GRDP theo từng năm
7 Độ mở TM OPEN Hệ số Giá trị XNK/GRDP của từng
năm
8 Lượng VĐT cho 1 lao động KT Tỷ VNĐ
Bằng tổng TS vốn quy đổi về giá
so sánh năm 2010 chia cho tổng
số lao động đang làm việc
9 Số lượng lao
động LD Người
Số lượng LĐ đang làm việc của
từng năm
10 DSĐT hàng năm DSDT Người Bằng tổng DS đô thị theo từng
năm
Vậy, mô hình thực nghiệm là:
Yt= m + α1*Yt-1+ α2*Yt-2 ++αn*Yt-n + + εt. (n =
1,....19). Trong đó: Y= (LNGRDP, LNVDTTN, LNICOR, LNCNXD,
LNTMDV, LNOPEN, LNKT, LNLD, LNDSDT)
3.3.4. Kết quả ước lượng
3.3.4.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi thời gian
Các biến LNGRDP, LNVDTTN dừng ở mức ý nghĩa 1%, các biến
LNFDI, LNLD dừng ở mức ý nghĩa 10%, các biến, LNICOR, LNCNXD dừng ở
mức ý nghĩa 5%, các biến LNDSDT, LNKT, LNTMDV, LNOPEN dừng ở sai
phân bậc nhất với mức ý nghĩa 1%. Vậy để ước lượng bằng mô hình ARDL là
các biến đưa vào là LNGRDP, LNCNXD, LNICOR, DLNOPEN, DLNDSDT,
DLNTMDV, DLNKT, LNLD, LNVDTTN và LNFDI. Phạm vi nghiên cứu của
luận án là tác động của FDI đến phát triển KTXH. Do vậy các mô hình thực
nghiệm kiểm định tác động của FDI đến phát triển KTXH của Hải Dương là:
(1) LNGRDP = m + α1*LNGRDPt-1+ α2*LNGRDPt-2 ++
αn*LNGRDPt-n + + εt
15
(2) LNVDTTN = m + α1*LNVDTTNt-1+ α2*LNVDTTNt-2 ++ αn*
LNVDTTNt-n + + εt
(3) LNICOR = m + α1*LNICORt-1+ α2*LNICORt-2 ++ αn* LNICORt-
n + + εt
(4) LNCNXD = m + α1*LNCNXDt-1+ α2*LNCNXDt-2 ++
αn*LNCNXDt-n + + εt
(5) DLNTMDV = m + α1*DLNTMDVt-1+ α2*DLNTMDVt-2 ++ αn*
DLNTMDVt-n + + εt
(6) DLNOPEN = m + α1*DLNOPENt-1 + α2*DLNOPENt-2 ++
αn*DLNOPENt-n + + εt
(7) DLNKT = m + α1*DLNKTt-1+ α2*DLNKTt-2 ++ αn*DLNKTt-n
+ + εt
(8) LNLD = m + α1*LNLDt-1+ α2*LNLDt-2+..+ αn*LNLDt-n
+ + εt
(9) DLNDSDT = m + α1*DLNDSDTt-1+ α2* DLNDSDTt-2 ++
αn*DLNDSDT t-n + + εt
3.3.4.2. Xác định độ trễ tối ưu
Việc lựa chọn độ trễ tối ưu cho các mô hình ARDL được dựa trên giá trị tiêu
chuẩn AIC thu được từ việc ước lượng không giới hạn các mô hình ARDL. Kết
quả là: LNGRDP (2,0), LNVDTTN (5,3), LNICOR (3,4), LNCNXD (3,5),
DLNTMDV (2,0), DLNOPEN (4,4), DLNKT (1,4), LNLD (6,1), DLNDSDT (5,4)
3.3.4.3. Kiểm định đồng liên kết dài hạn các biến trong mô hình ARDL
Kết quả kiểm định đường bao (Bound test) từ phần mềm Eviews 9 các
biến trong mô hình ARDL đều tồn tại quan hệ đồng liên kết, hay tồn tại quan hệ
dài hạn.
3.3.4.4. Ước lượng hệ số dài hạn và ngắn hạn các mô hình ARDL
Kết quả ước lượng hệ số hồi quy của của hai mô hình ngắn hạn và dài hạn
được tổng hợp như sau:
Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t Xác suất
1. Mô hình LNGRDP (2,0)
D(LNFDI) 0.007575 0.015254 0.496553 0.6278
LNFDI 0.011007 0.023726 0.463915 0.6504
Cointeq = LNGRDP - (0.0110*LNFDI + 9.3086 + 0.0898*@TREND )
2. Mô hình LNVDTTN (5,3)
D(LNFDI) 0.005579 0.124803 0.044704 0.9665
LNFDI -0.016292 0.083126 -0.195990 0.8542
Cointeq = LNVDTTN - (-0.0163*LNFDI + 7.2966 + 0.1402*@TREND )
3. Mô hình LNICOR (3,4)
D(LNFDI) 0.130446 0.107146 1.217470 0.3105
LNFDI 0.450188 0.075005 6.002116 0.0093
Cointeq = LNICOR - (0.4502*LNFDI -1.4373 -0.0461*@TREND )
4. Mô hình LNCNXD (3,5)
16
Biến Hệ số Độ lệch chuẩn Thống kê t Xác suất
D(LNFDI) -0.031231 0.010710 -2.916124 0.0434
LNFDI -0.047888 0.010696 -4.477032 0.0110
Cointeq = LNCNXD - (-0.0479*LNFDI + 3.8055 + 0.0305*@TREND)
5. Mô hình DLNTMDV (2,0)
D(LNFDI) 0.018564 0.008291 2.239091 0.0449
LNFDI 0.008568 0.003584 2.390472 0.0341
Cointeq = DLNTMDV - (0.0086*LNFDI -0.0326 -0.0024*@TREND )
6. Mô hình DLNOPEN (4,4)
D(LNFDI) 0.119792 0.027604 4.339736 0.0123
LNFDI 0.131873 0.007768 16.976207 0.0001
Cointeq = DLNOPEN - (0.1319*LNFDI -0.4578 -0.0341*@TREND )
7. Mô hình DLNKT (1,4)
D(LNFDI) 0.342389 0.146501 2.337117 0.0476
LNFDI 0.132376 0.197979 0.668637 0.5225
Cointeq = DLNKT - (0.1324*LNFDI -0.9467 -0.0058*@TREND )
8. Mô hình LNLD (6,1)
D(LNFDI) -0.010947 0.006561 -1.668337 0.1706
LNFDI -0.004208 0.000981 -4.290232 0.0127
Cointeq = LNLD - (-0.0042*LNFDI + 6.7481 + 0.0135*@TREND )
9. Mô hình DLNDSDT (5,4)
D(LNFDI) 0.052328 0.014784 3.539499 0.0714
LNFDI 0.038951 0.007410 5.256529 0.0343
Cointeq = DLNDSDT - (0.0390*LNFDI -0.1738 -0.0069*@TREND)
3.3.4.5. Kiểm định chẩn đoán các mô hình ARDL
Các kiểm định chẩn đoán là kiểm định phương sai sai số thay đổi sử dụng
kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey, kiểm định tự tương quan sử dụng kiểm định
Lagrange (LM) và kiểm định dạng mô hình sử dụng kiểm định Ramsey RESET,
các mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và dạng mô hình đúng.
3.3.4.6. Kiểm định phần dư
Kiểm định tổng tích lũy của phần dư (CUSUM) và tổng tích lũy hiệu chỉnh
của phần dư (CUSUMSQ) các mô hình cơ bản đều nằm trong dải tiêu chuẩn với
mức ý nghĩa 5%, nên có thể kết luận phần dư của mô hình có tính ổn định vì thế mô
hình là ổn định.
3.3.5. Thảo luận kết quả ước lượng các mô hình ARDL
Thứ nhất, tác động của FDI đến GRDP. Cả trong ngắn hạn và dài hạn,
chưa phát hiện được sự tác động của FDI lên tổng thu nhập của tỉnh. Kết quả
phân tích định tính cũng chưa đánh giá được xu hướng và mối quan hệ tác động
của FDI vào GRDP của tỉnh. Tuy nhiên tác động của FDI lên GRDP trong tỉnh
có hướng tích cực, nghĩa là khi vốn FDI tăng sẽ kéo theo sự gia tăng của GRDP.
Thứ hai, tác động của FDI đến vốn đầu tư trong tỉnh. Trong ngắn hạn và
dài hạn chưa phát hiện sự tác động của FDI đến thu hút VĐT trong tỉnh. Khi
17
phân tích định tính ở chương 3 cũng chưa thấy được quan hệ giữa vốn FDI và
VĐT trong tỉnh.
Thứ ba, tác động của FDI đến hiệu quả sử dụng vốn. Trong dài hạn, FDI
tác động âm đến hiệu quả sử dụng vốn, khi tăng thêm thêm 1% vốn FDI thì làm tăng
0,45% hệ số ICOR tức là làm giảm hiệu quả sử dụng VĐT toàn xã hội. Điều này cũng
phù hợp với phân tích định tính.
Thứ tư, tác động của FDI đến tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp và xây dựng.
Cả trong ngắn hạn và dài hạn, FDI đều có tác động âm lên tỷ trọng lĩnh vực
CN&XD trong tỉnh, khi tăng 1 đơn vị FDI thì làm giảm 0,048% tỷ trọng lĩnh
vực CN&XD trong dài hạn và 0.03% trong ngắn hạn, cho thấy FDI đã tác động
tiêu cực đến sự phát triển lĩnh vực CN&XD nội địa của tỉnh.
Thứ năm, tác động của FDI đến tỷ trọng lĩnh vực TM&DV. Cả trong ngắn
hạn và dài hạn FDI có tác động dương đến tỷ trọng TM&DV, khi tăng 1 đơn vị
FDI thì làm tăng 0.0086% tỷ trọng TM&DV trong dài hạn và 0.0186% trong
ngắn hạn.
Thứ sáu, tác động của FDI đến độ mở thương mại. Trong ngắn hạn và dài
hạn, FDI đều có tác động dương đến độ mở thương mại, khi tăng 1 đơn vị FDI thì
tăng 0.131873% độ mở thương mại trong dài hạn và 0.119792% trong ngắn hạn.
Thứ bẩy, tác động của FDI đến trình độ kỹ thuật. Trong ngắn hạn FDI có
tác động dương lên trình độ trang bị kỹ thuật của tỉnh, khi tăng 1 đơn vị FDI thì
trình độ trang bị kỹ thuật tăng 0.342389, trong dài hạn chưa phát hiện sự tác
động của FDI đến trình độ trang bị kỹ thuật.
Thứ tám, tác động của FDI đến việc làm. Trong dài hạn FDI tác động âm
đến việc làm, khi tăng 1 đơn vị FDI thì làm giảm 0.004208 lao động, trong ngắn
hạn, chưa phát hiện được sự tác động của FDI đến việc làm.
Thứ chín, tác động của FDI đến tỷ trọng dân số đô thị. Trong ngắn hạn và
dài hạn FDI có tác động dương lên tỷ lệ dân số đô thị của tỉnh, khi tăng 1 đơn vị
FDI thì trong ngắn hạn dân số đô thị tăng 0.052328%, trong dài hạn tăng
0.038951%.
3.4. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh
tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2016
Trên cơ sở phân tích định tính tác động của FDI đến phát triển KTXH của
HD giai đoạn 1997-2016 được trình bày trong chương 3 và kết quả kiểm định
bằng mô hình ARDL trong phần 4.1. Tác giả rút ra một số đánh giá tác động của
FDI đến phát triển KTXH của HD giai đoạn 1997-2016 cụ thể như sau:
3.4.1. Những tác động tích cực
Thứ nhất, Bổ sung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội
thúc đẩy phát triển KTXH của tỉnh. FDI, đã góp phần gia tăng tổng VĐT toàn
XH của tỉnh chiếm từ trên 18% đến trên 30% tổng vốn đầu tư toàn XH của tỉnh.
Tuy nhiên khi phân tích định lượng chưa phát hiện được sự tác động của FDI
đến nguồn VĐT nội địa trong tỉnh. FDI tác động tích cực đến nâng cao hiệu quả
sử dụng VĐT xã hội, phân tích định lượng cho thấy trong dài hạn, FDI tác động
18
dương đến hiệu quả sử dụng vốn, khi tăng 1 đơn vị FDI thì làm tăng 0,45 hiệu
quả sử dụng VĐT toàn XH.
Thứ hai, Tạo ra giá trị đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)
và mở rộng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hải Dương. Tỷ trọng đóng góp của
FDI trong GRDP của HD hàng năm BQ là 16,32%, nhưng cả trong ngắn hạn
và dài hạn, chưa phát hiện được sự tác động của FDI lên GRDP của tỉnh. Giá trị
sản phẩm được SX từ khu vực FDI chủ yếu là XK, do vậy tỷ trọng XK của
FDI trong tổng kim ngạch XK của tỉnh giai đoạn 1997 - 2016 chiếm tỷ trọng
lớn, đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK giai đoạn 1997-
2016 tăng BQ 30,07%/năm. Kết quả này cũng phù hợp với phân tích định
lượng trong dài hạn FDI có tác động tích cực đến độ mở TM trong tỉnh, khi tăng
1 đơn vị FDI thì làm tăng 0,132% độ mở TM trong dài hạn và tăng 0,12% độ mở
TM trong ngắn hạn.
Thứ ba, FDI đóng góp vào nguồn thu NS của tỉnh Hải Dương. FDI đóng
góp cho NS đều tăng qua các năm, với tỷ lệ đóng góp vào thu NS của tỉnh tăng
trưởng BQ 44,6% và tỷ lệ đóng góp BQ là 26,94% trong tổng thu NS trên địa
bàn của tỉnh.
Thứ tư, FDI góp phần tăng năng suất LĐ chung của nền KT tỉnh. Năng
suất LĐ của DN FDI trên địa bàn Hải Dương, từ năm 1997 đến năm 2002 cao gấp
trên 14 lần đến trên 20 lần, nhưng từ năm 2003 đến năm 2016 giảm nhanh dưới
10 lần xuống còn 2,56 lần năm 2016, như vậy có thể thấy tác động tích cực năng
suất LĐ từ DN FDI sang các DN trong nước, đã thúc đẩy tăng năng suất LĐ
chung, phân tích định lượng cho thấy, trong ngắn hạn FDI có tác động tích cực
lên trình độ trang bị kỹ thuật chung của của tỉnh, khi tăng 1 đơn vị FDI thì trình
độ trang bị kỹ thuật tăng 0.342389 đơn vị.
Thứ năm, FDI góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển các khu,
CCN tập trung của tỉnh, DS đô thị năm 2016 là 427.577 ngàn người chiếm 24,1%
DS toàn tỉnh gấp 2,33 lần năm 1997, tốc độ tăng DS đô thị của tỉnh BQ hàng năm
là 4,82%, phân tích định lượng cho thấy, trong ngắn hạn FDI có tác động dương
đến tăng tỷ lệ DS đô thị, khi tăng 1 đơn vị FDI thì DS đô thị tăng 0.0523%, trong
dài hạn tăng 0,039%.
Thứ sáu, FDI góp phần nâng cao chỉ số HDI của tỉnh Hải Dương
3.4.2. Những tác động cản trở phát triển kinh tế xã hội
Thứ nhất, Tác động lấn át của FDI đến tỷ trọng lĩnh vực CN&XD. Kết quả
phân tích định lượng trong ngắn hạn và dài hạn, FDI lại làm giảm tỷ trọng lĩnh
vực CN&XD, khi tăng 1 đơn vị FDI thì giảm 0,048% tỷ trọng lĩnh vực CN&XD
trong dài hạn và 0.031% trong ngắn hạn. Điều này cho thấy FDI lấn án sự phát
triển lĩnh vực CN&XD nội địa của tỉnh, Tuy nhiên khi phân tích định tính cho
thấy, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực CN&XD trong giai đoạn 1997 – 2016 tăng bình
quân 18,78%, vậy có mẫu thuẫn không? Câu trả lời là không, được lý giải cụ thể
là, tỷ trọng lĩnh vực CN&XD trong tỉnh không phải chỉ có khu vực FDI, mà còn
có sự tham gia của khu vực kinh tế khác, được khái quát theo mô hình sau:
19
GRDPCN&XD = GRDPFDI + GRDPKhu vực nhà nước + GRDPKhu vực tư nhân +
GRDPKhác
Giả sử trong nền kinh tế GRDP lĩnh vực CN&XD năm t có cấu tạo là:
100GRDPCN&XD = 10GRDPFDI + 20GRDPKhu vực nhà nước + 60GRDPKhu vực tư
nhân + 10GRDPKhác
Năm t+1:
- Trường hợp, không tăng FDI thì GRDP lĩnh vực CN&XD có cấu tạo là:
150GRDPCN&XD = 10GRDPFDI + 30GRDPKhu vực nhà nước + 100GRDPKhu vực
tư nhân + 10GRDPKhác
- Trường hợp, FDI tăng gấp đôi năm t thì GRDP lĩnh vực CN&XD có cấu
tạo là:
140GRDPCN&XD = 20GRDPFDI + 25GRDPKhu vực nhà nước + 90GRDPKhu vực tư
nhân + 5GRDPKhác
Như vậy, khi chưa tăng FDI thì GRDP lĩnh vực CN&XD năm t+1 so với
năm t tăng 50%, khi FDI tăng gấp đôi năm t thì GRDP lĩnh vực CN&XD năm t+1
so với năm t tăng 40%. Nhưng khi tăng 10GRDPFDI làm cho GRDPKhu vực nhà nước
giảm 5, GRDPKhu vực tư nhân giảm 10, GRDPKhác giảm 5, như vậy làm giảm 20
GRDPKhu vực ngoài FDI, tổng GRDP lĩnh vực CN&XD năm t+1 giảm 10 đơn vị, điều
đó có nghĩa là khi tăng FDI trong CN&XD đã làm cho các khu vực khác về
CN&XD suy giảm biểu hiện thông qua sự cạnh tranh làm thu hẹp quy mô SX
thậm chí phá sản các DN khu vực khác làm GRDP lĩnh vực CN&XD giảm,
nhưng vẫn tăng so với năm t.
Thứ hai, FDI giảm việc làm cho người LĐ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Kết quả kiểm định cho thấy, trong dài hạn FDI đã hạn chế thu hút lao động, khi
tăng 1% vốn FDI thì làm giảm 0.004208% số lượng lao động. Tuy FDI trên địa
bàn Hải Dương đã trực tiếp thu hút lao động vào các DN FDI đều có xu hướng
tăng qua các năm từ năm 1997 đến năm 2016 và tăng nhanh qua các giai đoạn,
như giai đoạn 1997 - 2003 tỷ lệ lao động khu vực FDI sử dụng chỉ chiếm dưới
1% tổng lao động đang làm việc của tỉnh, giai đoạn 2004 - 2010 đã tăng và đạt
8,47% tổng lao động đang làm việc của tỉnh, giai đoạn 2011 – 2016 đạt trên
10%, năm 2016 lực lượng LĐ làm việc trong khu vực FDI chiếm 13,73% tổng
LĐ đang làm việc của tỉnh, với tổng số LĐ trực tiếp làm việc trong các DN FDI
khoảng 150 ngàn người, thu nhập bình quân là 14,624 triệu động/người/ tháng.
Tốc độ giải quyết việc làm nói chung của toàn tỉnh tăng bình quân giai đoạn
1997 - 2016 là 18,99%, khi đó khu vực FDI tăng bình quân là 67,82%, như vậy
khu vực FDI đã có đóng góp quan trọng trong giải quyết việc làm trực tiếp cho
lực lượng LĐ của tỉnh trong thời gian qua. Vậy có phải là nghịch lý với phân
tích định lượng không? Câu trả lời là không, bởi vì:
Một là, giải quyết việc làm trong xã hội, không chỉ có khu vực FDI mà còn
có sự tham gia của nhiều khu vực khác trong nền kinh tế, được khái quát theo mô
hình sau:
Qviệc làm xã hội = Qviệc làm FDI + Qviệc làm khu vực nhà nước + Qviệc làm khu vực tư nhân + .....
20
Trong đó Q là số lượng việc làm được thu hút trong xã hội. Như vậy có
thể thấy, khi khu vực FDI tác động làm giảm tổng việc làm của xã hội, nhưng
các khu vực khác có tác động tăng lớn hơn khu vực FDI, thì tổng việc của xã
hội vẫn tăng.
Hai là, phân tích định tính cho rằng khu vực FDI giải quyết việc làm trực
tiếp tăng bình quân là 67,82% năm giai đoạn 1997-2016, thì sao lại tác động
âm? Cần hiểu rằng là giảm tổng việc làm của xã hội chứ không phải việc làm
trực tiếp của FDI, có thể minh họa cụ thể như sau: Giả sử trong nền kinh tế năm
t có nhu cầu sản phẩm là 1000, năm t+1 có nhu cầu sản phẩm là 1200.
- Trường hợp, nếu chỉ có khu vực ngoài FDI đáp ứng có năng suất LĐ là
5 thì năm t sẽ giải quyết được 200 LĐ (1000/5=200), năm t+1 được 240 LĐ
(1200/5=240).
- Trường hợp, có thêm FDI tham gia sản xuất với tỷ lệ 20% và có năng
suất lao động là 10, thì số lượng LĐ các năm được tính như sau:
Năm t: Qviệc làm xã hội = 1000*80%/5 + 1000*20%/10 = 800/5 + 200/10 = 180.
Năm t+1: Qviệc làm xã hội = 1200*80%/5 + 1200*20%/10 = 960/5 + 240/10
= 216.
Như vậy, khi có sự tham gia của FDI thì tổng LĐ của các năm t giảm
20LĐ, năm t+1 giảm 24LĐ, do FDI thường có năng suất lao động cao hơn khu
vực đầu tư khác trong nền kinh tế, nhưng lượng lao động thu hút của toàn xã hội
và khu vực FDI năm t+1 so với năm t vẫn tăng 20%.
Thứ ba, Tác động mở rộng khoảng cách thu nhập của người LĐ giữa DN
FDI và DN trong nước.
Thứ tư, Tác động lan tỏa tích cực của FDI còn hạn chế. Tuy FDI có tham
gia liên kết hợp tác với các DN nội địa trong hoạt động SXKD nhưng còn nhiều
hạn chế, các DN FDI chủ yếu tập trung phát triển bản thân nó, chưa chú trọng
phát triển CNHT. DN FDI mới chỉ hoạt động trong một số ngành như dệt may,
cơ khí lắp ráp ô tô, điện tử, nên mặc dù GTSX đạt khối lượng rất lớn nhưng
GTGT chiếm tỷ trọng thấp. DN FDI đóng góp chủ yếu vào kim ngạch XK của
tỉnh nhưng cũng NK nhiều.
Thứ năm, Tác động gây ô nhiễm môi trường, chuyển giá và các vấn đề xã
hội. Bên cạnh nhiều DN FDI thực hiện tốt các quy định về xử lý chất thải, nước
thải đảm bảo môi trường, thì vẫn tồn tại một số DN FDI chưa chấp hành đầy đủ
các quy định về bảo vệ môi trường. Hiện tượng chuyển giá, trốn thuế vẫn còn tồn
tại ở một số DN.
Ngoài những hạn chế tác động trực tiếp gián tiếp của FDI đến phát triển KTXH
của HD giai đoạn 1997 - 2016, còn tồn tại những hạn chế trực tiếp của FDI trên địa
bàn tỉnh thông qua đó tác động tiêu cực đến phát triển KTXH của tỉnh đó là: (1) Quy
mô vốn của các DAĐT không ổn định và không đồng đều, (2) Cơ cấu FDI không cân
đối về: lĩnh vực, địa bàn, hình thức, (3) Hiệu quả sử dụng vốn FDI còn thấp.
3.4.3. Nguyên nhân của những tác động cản trở
Thứ nhất, Hệ thống chính sách, luật pháp về ĐT còn chưa hoàn chỉnh, thiếu
đồng bộ, thiếu thống nhất và không rõ ràng. Thứ hai, Môi trường ĐT, kinh doanh
21
của tỉnh trong những năm qua chưa được cải thiện một cách tích cực và rõ rệt.
Thứ ba, CSHT chưa đáp ứng được nhu cầu thu hút ĐT. Thứ tư, Công tác đào tạo
nghề và hỗ trợ người LĐ làm việc trong DN FDI còn hạn chế. Thứ năm, Định
hướng chiến lược thu hút FDI chưa hiệu quả. Thứ sáu, Công tác vận động, xúc
tiến ĐT chưa thật hiệu quả.
Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, HẠN
CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG
4.1. Dự báo xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và tỉnh Hải
Dương trong thời gian tới
4.2. Quan điểm và định hướng tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác
động tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương
4.2.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương
Sau năm 2020 phát triển vùng đô thị tập trung của tỉnh bao gồm toàn bộ
khu vực thuộc TPHD và một phần các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách là nơi tập
trung các trường đại học, khu công nghệ cao, KCN sạch, TTTM. Khu vực Chí
Linh- Kinh Môn là vùng đô thị thứ hai với các thành phố Chí Linh, thị xã Kinh
Môn. Khu vực các huyện phía Nam tỉnh là vùng nông thôn mới với các đô thị
hiện nay được nâng cấp, mở rộng và các đô thị mới được xây dựng, hội tụ đủ
các yếu tố chủ yếu để trở thành tỉnh CNH vào năm 2025 và hướng đến trở thành
một trung tâm đô thị, thành phố CN, dịch vụ, du lịch và khoa học công nghệ ở
Đồng bằng sông Hồng vào năm 2030.
4.2.2. Quan điểm tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực FDI
của tỉnh Hải Dương
(1) Cần thúc đẩy phát triển ngành CNHT và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, (2) Gắn việc thu hút, sử dụng với phát huy tác động tích cực, giảm thiểu
tác động tiêu cực của FDI phải coi trọng chất lượng và hiệu quả, (3) FDI phải hài
hòa, bổ trợ cho chiến lược phát triển các DN, tăng cường sự liên kết hợp tác giữa
DN FDI và DN trong nước, (4) Cần phải chú trọng quản lý hoạt động FDI sau cấp
GCNĐT, sử dụng có hiệu quả vốn FDI, (5) Chủ động khuyến khích các dự án FDI
có hiệu quả mở rộng quy mô.
4.2.3. Định hướng tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực FDI
của tỉnh Hải Dương
Thứ nhất, Về chiến lược thu hút, sử dụng và quản lý FDI của tỉnh phải được
thiết kế phù hợp với chiến lược chung của cả nước, gắn liền với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Thứ
hai, Cần ưu tiên thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có thể tạo giá trị gia tăng cao, đóng
góp lớn cho ngân sách, các lĩnh vực có thể tạo bước đột phá cho phát triển.
Từ năm 2015, HD chính thức ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư và
tạm dừng thu hút đầu tư trên địa bàn. Theo đó, có 6 lĩnh vực thuộc diện tạm dừng
thu hút đầu tư và danh mục 41 dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh.
22
4.3. Giải pháp tăng cường tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của đầu
tư trực tiếp nước ngoài đến phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương
4.3.1. Nhóm giải pháp về môi trường đầu tư kinh doanh
4.3.1.1. Mục tiêu của giải pháp
Khắc phục nguyên nhân cản trở tác động tích cực, giảm tác động tiêu cực
của FDI đến phát triển KTXH của tỉnh giai đoạn 1997 - 2016 đó là: (1) Môi
trường đầu tư, KD của tỉnh chưa được cải thiện tích cực và rõ rệt, biểu hiện: Theo
bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016, tỉnh HD đứng thứ
36/63 tỉnh, thành cả nước và đứng thứ 9/11 các tỉnh, thành vùng ĐBSH, (2) Cơ sở
hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu thu hút đầu tư và (3) Công tác vận động, xúc
tiến đầu tư chưa thật sự hiệu quả.
4.3.1.2. Các giải pháp cụ thể
a) Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, (1) Khuyến
khích mọi TPKT trong và ngoài nước, các nhà đầu tư có thương hiệu, có tiềm lực
về vốn, công nghệ tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh KCHT các KCN, CCN,
(2) Hoàn thành công tác cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, hệ thống cấp, thoát
nước, điện và hạ tầng kỹ thuật, xã hội, dịch vụ ngoài hàng rào các khu, CCN, tăng
tính ổn định cung cấp điện, nước, viễn thông, (3) Chú trọng thực hiện việc quy
hoạch, xây dựng các khu tái định cư; có cơ chế ưu đãi, khuyến khích đầu tư xây
dựng chung cư, đảm bảo nhà ở cho công nhân tại các KCN; phát triển các dịch vụ
an sinh xã hội ở các khu vực có KCN, CCN.
b) Thúc đẩy hoạt động XTĐT thu hút FDI.
c) Cải cách thủ tục hành chính, (1) Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện cơ
chế "một cửa", (2) Tăng cường thực hiện tin học hoá trong quản lý. Thường
xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành để kịp thời sửa đổi,
bổ sung, bãi bỏ hoặc đề nghị bãi bỏ các văn bản hoặc các quy định có mâu
thuẫn, chồng chéo.
d) Tăng cường công tác hỗ trợ các nhà đầu tư FDI, (1) Các địa phương cần
quản lý, hỗ trợ giải quyết những vấn đề phát sinh của các dự án đã được cấp
GCNĐT, (2) Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện về cơ chế phân cấp quản lý đầu tư theo
hướng giao quyền gắn với xác định trách nhiệm cụ thể đối với chính quyền cấp cơ
sở, (3) Đổi mới quy trình triển khai dự án và công tác GPMB, (4) Tăng cường sự
phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà
ĐT trong thực hiện dự án.
e) Duy trì sự ổn định chính trị, xã hội.
4.3.2. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài
4.3.2.1. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm khắc phục nguyên nhân của những hạn chế tác động của FDI đến phát
triển KTXH của tỉnh giai đoạn 1997 - 2016 đó là: (1) Hệ thống chính sách, luật
pháp liên quan đến đầu tư chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất và
không rõ ràng, (2) Công tác đào tạo nghề và hỗ trợ người LĐ làm việc trong DN
FDI còn hạn chế và (3) Định hướng chiến lược thu hút vốn FDI chưa hiệu quả.
Đồng thời giảm thiểu các hạn chế (1) Ô nhiễm môi trường, (2) Chuyển giá và các
23
vấn đề XH, (3) Quy mô vốn của các dự án đầu tư không ổn định và không đồng
đều, (4) Cơ cấu FDI không cân đối.
4.3.2.2. Các giải pháp cụ thể
a) Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI. (1) Cần có các chính sách
đặc thù thu hút các nhà ĐT chiến lược, (2) Rà soát đánh giá việc thực hiện các
cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư
b) Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển các ngành kinh
tế, các khu, cụm công nghiệp đến 2025 với tầm nhìn 2030.
c) Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thu hút và sử dụng hiệu quả
FDI để phát triển KTXH bền vững.
d) Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra HĐ của các dự án FDI.
e) Định kỳ tổ chức đánh giá hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước đối với phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh để có chương trình, giải pháp điều chỉnh phù hợp.
4.3.3. Nhóm giải pháp mở rộng liên kết giữa các DN trong nước và DN FDI
4.3.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm khắc phục các hạn chế (1) Tác động lấn át của FDI đến lĩnh vực
CN&XD, (2) Chênh lệch thu nhập của người LĐ giữa các DN FDI và các DN
trong nước, (3) Tác động lan tỏa tích cực của FDI còn hạn chế và (4) Hiệu quả sử
dụng vốn FDI còn thấp.
4.3.3.2. Các giải pháp cụ thể
a) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
b) Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ các DN trong nước tham gia hợp tác
liên kết với DN FDI trong chuỗi cung ứng tăng cường sức cạnh tranh của DN nội
địa: (1) Môi trường thể chế và chính sách cho các mối liên kết, (1) Thành lập
“Tổ công tác liên ngành về phát triển CNHT”, trực thuộc UBND tỉnh nhằm tăng
cường cơ chế phối hợp và tác động đến các bên liên quan để thống nhất và cải
cách chính sách trong các lĩnh vực liên ngành, (2) Xây dựng quyền tự chủ và
tăng cường năng lực cơ quan đầu mối trong việc xây dựng CNHT và liên kết. (2)
Kết nối công ty đa quốc gia với doanh nghiệp nội địa. (3) XD chương trình phát
triển nhà cung cấp để nâng cấp DN trong nước. (4) Đảm bảo chất lượng sản
phẩm hàng hóa. (5) Cơ chế ưu đãi khuyến khích các DN FDI tham gia vào liên
kết và các DN trong nước khi được các tập đoàn xuyên quốc gia lựa chọn cung
cấp thiết bị.
4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để các giải pháp đề xuất thực hiện có hiệu quả và khả thi, tác giả đề xuất
một số kiến nghị đối với Quốc hội, CP và các bộ ngành cần (1) Rà soát các văn
bản pháp luật về ĐT, (2) Hoàn thiện hệ thống thuế GTGT, (3) Hoàn thiện các
chính sách thuế, (4) Chính phủ cần quy định các địa phương thực hiện đúng quy
trình thủ tục cấp GCNĐT, (5) Quy định việc phân cấp ĐT cho chính quyền cấp
huyện, xã, (6) Các bộ ngành hỗ trợ và tạo điều kiện cho tỉnh được tham gia các
hội thảo, các đoàn công tác vận động XTĐT. Ban hành các văn bản quy định
trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường đối với các khu, CCN, cơ chế, chính
sách ưu đãi đầu tư về hạ tầng CCN.
24
KẾT LUẬN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) góp phần quan trọng trong phát triển
KTXH của Việt Nam nói chung, HD nói riêng. Tuy nhiên hiệu quả của FDI vẫn
chưa đạt được kỳ vọng mong muốn, cần được lý giải đầy đủ về cơ sở lý luận
làm thế nào để FDI có tác động tích cực hơn đến phát triển KTXH của quốc gia
và HD theo hướng phát triển nhanh, bền vững về KTXH trong tương lai. Xuất
phát từ tầm quan trọng đó, đề tài luận án: “Tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đến phát triển KTXH: Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hải Dương”, đã
nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, Hệ thống, luận giải làm rõ lý luận về phát triển KTXH của địa
phương, bản chất, đặc điểm của FDI. Làm rõ các cơ chế tác động trực tiếp, gián
tiếp (tác động tràn) của FDI đến phát triển KTXH của địa phương và sự tác động
của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH của địa phương đó là: TTKT, chỉ số
phát triển con người (HDI), CCKT, đô thị hóa, công nghệ SX, hiệu quả VĐT xã
hội, độ mở thương mại, việc làm và môi trường. Từ đó luận án trả lời được câu
hỏi nghiên cứu là: Cơ chế và sự tác động của FDI đến phát triển KTXH địa
phương được đánh giá như thế nào?
Thứ hai, Phân tích thực trạng tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển
KTXH của HD giai đoạn 1997-2016. Vận dụng mô hình ARDL kiểm định tác
động của FDI đến phát triển KTXH của HD qua 9 tiêu chí: GRDP, VĐT trong
tỉnh, Độ mở TM, LĐ, ICOR, VĐT cho LĐ, DS đô thị, Tỷ trọng CN&XD, Tỷ
trọng TM&DV. Dựa vào kết quả của mô hình ARDL, kết hợp với phân tích định
tính, rút ra những đánh giá về tác động tích cực và tác động cản trở cũng như
nguyên nhân của FDI đến phát triển KTXH Hải Dương. Từ đó luận án trả lời
được câu hỏi nghiên cứu là: Tác động của FDI đến các chỉ tiêu phát triển KTXH
của HD giai đoạn từ 1997 - 2016 như thế nào?
Thứ ba, Luận án đã đề xuất quan điểm, định hướng và 3 nhóm giải pháp
tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến phát
triển KTXH của HD đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đó là nhóm giải
pháp về môi trường đầu tư KD gồm 5 giải pháp cụ thể, nhóm giải pháp quản lý
NN về FDI gồm 5 giải pháp cụ thể và nhóm giải pháp mở rộng liên kết giữa DN
trong nước và DN FDI gồm 2 giải pháp cụ thể. Đồng thời, luận án phân tích một
số điều kiện cơ bản thuộc về Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành để thực hiện
các giải pháp. Từ đó trả lời được 2 câu hỏi nghiên cứu là: (1) Với mục tiêu phát
triển KTXH của HD đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và tác động của
FDI đến phát triển KTXH của tỉnh thời gian qua, HD có nên tiếp tục thu hút FDI
hay không? Nếu có thì mức độ thu hút cần tập trung vào ngành, khu vực nào?
(2) Các giải pháp nào để tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu
cực của FDI đến phát triển KTXH của HD trong thời gian tới?
25
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), ‘Đầu tư nước ngoài ở Hải Dương - Việt
Nam với cách mạng công nghiệp 4.0’, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 15,
tr.39-48.
2. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), ‘Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải
Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0’, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học Quốc gia "Nâng cao năng lực quản lý kinh tế và quản trị
kinh doanh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4", Đại học Hải
Phòng, Hải Phòng, tr.248-256.
3. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), ‘Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
đến phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số
240, tr.114-122.
4. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), ‘Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài
đến phát triển công nghiệp và việc làm của tỉnh Hải Dương’, Tạp chí Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương, Số 513, tr.93-95.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tac_dong_cua_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_den.pdf