Tóm tắt luận án Tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Thứ nhất, thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch Một là, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông trọng điểm tro ng Thành Phố Huế và đến các điểm du lịch khác, đa dạng hóa các loại hình vận chuyển và mở rộng các tuyến đường vận chuyển du khách. Đầu tư xây dựng các công trình cung cấp các dịch vụ công cộng như các phương tiện giao thông, các nhà vệ sinh công cộng, các trạm cứu hộ tại các bãi biển, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách. Hai là, đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch UBND tỉnh kết hợp với Sở VHTTDL và các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh TTH tiến hành xây dựng các các chính sách ưu tiên cho n hững dự án đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch có quy mô lớn với chất lượng cao, trong đó tập trung phát triển những sản phẩm du lịch thu hút nhiều du khách. Song song với việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, lãnh đạo tỉnh cần có những quy hoạch để phát triển hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng và các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống cơ sở văn hóa, ngân hàng, vận chuyển Thứ hai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch Đối với lao động kinh doanh du lịch: Sở VHTTDL tỉnh TTH kết hợp với Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng nghề du lịch Huế xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn đặt ra. Mở rộng năng lực các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về du lịch hiện có, phát triển nhiều mô hình đào tạo du lịch đa dạng để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tỉnh. Đối với lao động quản lý: nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước. Đồng thời, tiếp tục bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý ngành du lịch tỉnh.

pdf28 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 5153 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự (2011), Brida và cộng sự (2010), Xie và cộng sự (2011), 8 2.1.2.2. Xét về phương pháp Có nhiều phương pháp nghiên cứu tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế: phương pháp kiểm tra và đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế bằng kiểm định đồng liên kết, mô hình VECM và nhân quả Granger; phương pháp phân tích dữ liệu chéo; phương pháp phân tích bảng dữ liệu động; mô hình cân bằng tổng thể và phương pháp phân chia mức tăng trưởng. 2.1.2.3. Các biến số đại diện cho phát triển ngành du lịch Phát triển ngành du lịch được thể hiện thông qua các biến đại diện là biến tiền tệ (GDP ngành du lịch, GDP khách sạn nhà hàng, doanh thu ngành du lịch,) và biến phi tiền tệ (số lượng khách, số lượng buồng,). 2.2. Mô hình và phương pháp kiểm tra, đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế 2.2.1. Mô hình và phương pháp kiểm tra tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế 2.2.1.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu Từ mô hình kiểm tra tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia và địa phương trên thế giới (mô hình xuất phát), tác giả xây dựng mô hình kiểm tra tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH (mô hình xây dựng) là mô hình tuyến tính logarit với hai biến được lựa chọn vào mô hình là GDP (đại diện cho tăng trưởng kinh tế) và doanh thu du lịch (TOUR, đại diện cho ngành du lịch). Do đó, mô hình nghiên cứu có dạng như sau: lnGDPt = 0 + 1 lnTOURt + ut Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội theo giá so sánh, TOUR là doanh thu du lịch theo giá so sánh, ln biểu thị logarit tự nhiên, u là sai số của mô hình. Tuy nhiên việc sử dụng mô hình này trong nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định vì đây là mô hình chỉ có hai biến số là GDP và doanh thu du lịch; trong khi đó, trên thực tế có nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, do đó khi sử dụng mô hình này có nhiều yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế đã không được kiểm soát như chi tiêu của khách du lịch, vốn đầu tư du lịch, nguồn nhân lực, tài nguyên du lịch,... 2.2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu Có 3 giả thuyết chính về mối quan hệ giữa phát triển ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế đó là phát triển ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nhân quả hai chiều; tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến phát triển ngành du lịch hoặc giả thuyết phát triển ngành du lịch sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế. 2.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu Để kiểm tra tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế luận án sử dụng phương pháp đồng liên kết, mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM) và quan hệ nhân quả Granger. Vì vậy, quá trình kiểm tra tác động đó được thực hiện qua bốn bước sau: Một là, quan sát đồ thị để xem xét mối tương quan giữa doanh thu của ngành du lịch và GDP. 9 Hai là, phân tích tác động trong dài hạn – phương pháp đồng liên kết: để xem xét mối tương quan giữa tăng doanh thu du lịch và tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Dựa vào lý thuyết đồng liên kết, luận án đưa ra phương pháp kiểm định và phân tích mô hình dựa trên hai bước sau: Bước 1: Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu nghiên cứu bằng kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root Tests). Trên cơ sở đó xác định bậc tích hợp I(d) để có chuỗi dữ liệu dừng. Bước 2: Kiểm định đồng liên kết (Cointegration Test) để xác định có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến hay không. Ba là, phân tích tác động trong ngắn hạn và điều chỉnh trong dài hạn – mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số VECM Mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số được các nhà kinh tế sử dụng nhiều khi việc phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế (Balaguer và Jorda, 2000; Lee và Chang, 2008; Brida và cộng sự, 2008; Tang, 2011;...). Sự tồn tại của mối quan hệ đồng liên kết trong dài hạn đã chỉ rõ số dư trong phương trình đồng liên kết được sử dụng như các hệ số điều chỉnh thông qua hai phương trình có dạng sau: ∆Yt = α0 + ∑ β1,i m i=1 ∆Yt−i + ∑ β2,i n i=1 ∆Xt−i + φ1ECT 1,t−i + ε1,t (2.6) ∆Xt = δ0 + ∑ ∅1,i m i=1 ∆Xt−i + ∑ ∅2,i n i=1 ∆Yt−i + φ2ECT2,t−i + ε2,t (2.7) Trong đó, Xt là logarit của doanh thu du lịch; Yt là logarit của GDP, ∆ là ký hiệu sai phân bậc 1; α, δ , β và ∅ là các hệ số ước lượng; m và n là độ trễ của chuỗi thời gian GDP và doanh thu du lịch; ECTt-1 là ước lượng thực nghiệm của số hạng sai số điều chỉnh cân bằng; εt là số hạn sai số với các tính chất thông thường; φ1 và φ2 là hệ số điều chỉnh sai số chỉ tốc độ mà hệ thống tiếp cận đến trạng thái cân bằng dài hạn ở thời kỳ trước, điều này có nghĩa là giá trị tuyệt đối của φ1 và φ2 càng lớn thì quá trình điều chỉnh diễn ra càng nhanh. Bốn là, phân tích mối quan hệ giữa các biến bằng phương pháp nhân quả Granger nhằm biết thứ tự tác động về thời gian Phương pháp này cho phép biết được chuỗi thời gian nào tác động trước chuỗi thời gian khác khi dữ liệu quá khứ của một chuỗi có thể dùng để dự báo biến động của chuỗi khác. Nhân quả Granger không có ý nghĩa nhân quả thông thường mà giúp xác định thứ tự trước sau diễn biến của các chuỗi thời gian. 2.2.2. Phương pháp đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế 2.2.2.1. Đo lường tác động trực tiếp Một là, đo lường tác động trực tiếp của ngành khách sạn, nhà hàng đến tăng trưởng kinh tế Thước đo để đo lường tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể dựa vào 3 chỉ tiêu: tổng sản phẩm quốc nội, tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập bình quân trên đầu người. 10 Trong khuôn khổ của luận án, để đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, tác giả sẽ tiến hành đo lường đóng góp dựa vào hai chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân trên đầu người. Dựa vào GDP, công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế: gr = St x gt + Sk x gk Trong đó, gr là tốc độ tăng trưởng kinh tế, gt là tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch, gk là tốc độ tăng trưởng của các ngành khác du lịch, gr t là đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế; St là tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào GDP, Sk là tỷ trọng đóng góp của các ngành khác du lịch vào GDP Ngành du lịch đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sẽ được tính theo công thức sau: gr t = St x gt Tuy nhiên, thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trong khi GDP lại tăng trưởng chậm. Một chỉ tiêu khác có thể thích hợp hơn để đo lường tăng trưởng kinh tế đó là thu bình quân đầu người tính bằng tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trong năm chia cho dân số. Để đo lường tác động trực tiếp của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế luận án sẽ dựa trên nghiên cứu của Ivanov và Webster (2007), Ivanov và Webster (2010), Ivanov và Webster (2010), Brida và các cộng sự (2009), Brida và các cộng sự (2008), Xie và cộng sự (2011), đó là dựa vào chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người. Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế là: gr = ( 𝒀𝒒𝟏(𝒑𝟎) 𝑵𝟏 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝑵𝟎 − 𝟏) . 𝟏𝟎𝟎% Trong đó: Yq1(p0) là GDP thực tế của năm tính; Yq0(p0) là GDP thực tế của năm được chọn làm gốc; N1 là dân số trung bình của năm tính; N0 là dân số trung bình của năm gốc. Sau đó, phân nhóm nhỏ công thức trên để tách riêng GDP của ngành du lịch theo giá so sánh của năm tính (Ytq1(p0)) từ GDP trong giá so sánh của năm tính của các ngành công nghiệp khác (ΣYiq1(p0)); và tách GDP của ngành du lịch của năm gốc (Ytq0(p0)) từ GDP của các ngành khác trong năm gốc (ΣY i q0(p0)). gr = ( 𝒀𝒒𝟏(𝒑𝟎) 𝒕 𝑵𝟏 + ∑ 𝒀𝒒𝟏(𝒑𝟎) 𝒊 𝒊≠𝟏 𝑵𝟏 − 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝒕 𝑵𝟎 − ∑ 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝒊 𝒊≠𝟏 𝑵𝟎 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝑵𝟎 ) . 𝟏𝟎𝟎% Do đó, ngành du lịch đóng góp vào tăng trưởng kinh tế sẽ được tính theo công thức sau: gtr = 𝒀𝒒𝟏(𝒑𝟎) 𝒕 𝑵𝟏 − 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝒕 𝑵𝟎 𝒀𝒒𝟎(𝒑𝟎) 𝑵𝟎 . 𝟏𝟎𝟎% Hai là, đo lường đóng góp của các hoạt động du lịch đến GDP. Để đo lường đóng góp của các hoạt động du lịch đến GDP, luận án dựa theo khuyến cáo của UNWTO về phương pháp tính theo nguồn cầu, kết hợp với phương pháp tính GDP đang áp dụng tại Việt Nam. 11 Doanh thu ngành du lịch (DT): DT = DTQT + DTNĐ Doanh thu theo nhóm khách = Tổng số khách theo nhóm x Độ dài ngày lưu trú bình quân của nhóm x Mức chi tiêu bình quân một ngày khách của nhóm Giá trị sản xuất của ngành du lịch (GOi): GOi = DTi x Ki Giá trị tăng thêm của ngành du lịch (VAi): VAi = GOi – ICi Chi phí trung gian (ICi): ICi = GOi x Hi Trong đó, DT là doanh thu của ngành du lịch, DTQT là doanh thu của khách quốc tế, DTNĐ là doanh thu của khách nội địa, GOi là giá trị sản xuất của hoạt động du lịch i, Ki là hệ số quy đổi giá trị sản xuất theo doanh thu của hoạt động du lịch I, VAi là giá trị tăng thêm của hoạt động du lịch i, ICi là chi phí trung gian của hoạt động du lịch I; Hi là hệ số chi phí trung gian của hoạt động du lịch i Tỷ lệ đóng góp của giá trị tăng thêm trong việc tạo ra GDP của nền kinh tế quốc dân: chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy VA của từng hoạt động du lịch chia cho GDP của toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo giá thực tế. 2.2.2.2. Đo lường tác động tràn Để đo lường tác động tràn của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, luận án tiến hành phân tích định tính dựa trên số liệu thống kê sơ cấp từ bảng câu hỏi điều tra kết hợp với việc sử dụng phương pháp phân tích từ số liệu thống kê dựa vào những tác động tích cực và tiêu cực được xác định bởi UNWTO (2008), Kreag (2001), Cerina và cộng sự (2009) và Stynes (1997). Những tác động tràn tích cực của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế: Một là, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân, xóa đói giảm nghèo Hai là, tăng doanh thu thuế vào ngân sách Ba là, tăng đầu tư vào cơ sở vật chất của ngành du lịch Bốn là, tác động đến hoạt động xuất khẩu tại chỗ Năm là, tác động đến hoạt động sản xuất của dịch vụ hỗ trợ và ngành khác Bên cạnh những tác động tràn tích cực, ngành du lịch phát triển đã mang lại những tác động tiêu cực như làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ, tăng giá cả đất đai và nhà ở; gây tình trạng thiếu việc làm hoặc thất nghiệp trong mùa vắng khách; gây ra tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ngày càng cao giữa những người lao động; một bộ phận người nông dân bị mất đất và mất việc làm; xuất hiện tệ nạn trẻ em bỏ học và phụ nữ đeo bám du khách; nhiều di sản văn hóa, cơ sở hạ tầng bị biến dạng, xuống cấp; tăng lượng rác thải sinh hoạt và môi trường bị ô nhiễm; văn hóa đồi trụy du nhập vào địa phương; gia tăng các tệ nạn xã hội [105], [151], [165]. Kết luận chương 2 Chương 2 của luận án đã trình bày cơ sở lý thuyết và mô hình kiểm tra, đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở làm rõ mối tương quan giữa phát triển ngành du lịch và tăng tưởng kinh tế, luận án đã đi sâu phân tích và so sánh các nghiên cứu trên thế giới về tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế trên nhiều phạm vi nghiên cứu khác nhau với việc sử dụng nhiều phương pháp và bộ số liệu khác nhau để làm rõ cơ sở lý thuyết của tác động. Từ đó, chỉ ra được mô hình và phương pháp mà luận án sẽ sử dụng để kiểm tra và đo lường những tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH. 12 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÀNH DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 1990 - 2012 3.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch 3.1.1.1. Tài nguyên du lịch 3.1.1.2. Các nguồn lực kinh tế - xã hội 3.1.1.3. Cơ sở vật chất ngành du lịch 3.1.1.4. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch 3.1.1.5. Vốn đầu tư cho ngành du lịch 3.1.1.6. Các yếu tố khác 3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch 3.1.2.1. Khách du lịch 3.1.2.2. Thời gian lưu trú của khách du lịch 3.1.2.3. Chi tiêu của khách du lịch 3.1.2.4. Doanh thu của ngành du lịch 3.2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.2.1. Kiểm tra tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.1.1. Mô hình và giải thích biến trong mô hình lnGDPt = 0 + 1 lnTOURt + ut (t = 1990,..., 2012) Trong đó: GDP là tổng sản phẩm quốc nội của tỉnh TTH tính theo giá so sánh; TOUR là doanh thu du lịch của tỉnh TTH tính theo giá so sánh. Ln biểu thị logarit tự nhiên, u là sai số. 3.2.1.2. Nguồn số liệu Thời kỳ lựa chọn để nghiên cứu định lượng về tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở TTH là từ năm 1990 đến 2012. Tác giả thu thập số liệu GDP theo giá so sánh và doanh thu du lịch theo giá hiện hành từ niên giám thống kê tỉnh TTH. Tuy nhiên, niên giám thống kê tỉnh TTH không tính doanh thu du lịch theo giá so sánh, do dó, để tính được chỉ tiêu này, tác giả đã dựa vào chỉ tiêu chỉ số giá GDP (Deflator GDP = GDPhh/GDPss) [22] để quy đổi từ doanh thu du lịch theo giá hiện hành sang doanh thu du lịch theo giá so sánh. 3.2.1.3. Kết quả ước lượng và thảo luận Thứ nhất, quan sát bằng đồ thị Biểu đồ 3.7 cho thấy biến động của GDP và doanh thu du lịch ở TTH giai đoạn 1990 – 2012. Xu hướng biến động của hai biến số này là gần như đồng thời và có xu hướng tăng theo thời gian nhưng GDP biến động trễ hơn. 13 Biểu đồ 3.8 biểu diễn phần trăm thay đổi của GDP và doanh thu du lịch qua các năm. Những thay đổi này khá trùng khớp nhau về thời gian và cường độ. Điều này hàm ý rằng, có thể có mối liên hệ giữa sự gia tăng doanh thu du lịch và tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian qua. Thứ hai, phân tích tác động trong dài hạn bằng kiểm định đồng liên kết Kiểm định nghiệm đơn vị của GDP và doanh thu du lịch. Để kiểm tra tính dừng của các chuỗi số liệu, chúng tôi thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị theo phương pháp ADF và PP. Độ trễ trong kiểm định ADF và PP được lựa chọn dựa trên các chỉ tiêu SIC và NWB. Ngoài ra, chúng ta có thể thực hiện kiểm định tự tương quan đối với sai số trong kiểm định về tính dừng nhằm lựa chọn được độ trễ hợp lý. Các biến được kiểm tra trên cả 3 trường hợp. Với các chuỗi số liệu thu thập được, kết quả kiểm định ADF và PP chỉ rõ ở thống kê bậc 0 các chuỗi số liệu không dừng, nhưng tất cả các chuỗi số liệu dạng logarit sai phân bậc nhất đều dừng hay tích hợp bậc 1, I(1). Bảng 3.4: Kiểm định nghiệm đơn vị (ADF và PP) Thống kê bậc 0 lnGDP lnTOUR Sai phân bậc 1 ∆lnGDP ∆lnTOUR Giá trị tới hạn 5% τ I(ADF) -1,26459 -1,88562 τ TI(ADF) -4,62504 -4,07305 -3,0124 τ TI(ADF) -2,96909 -1,80195 τ I(ADF) -4,68936 -4,58010 -3,6449 τ (ADF) 1,64492 1,29831 τ (ADF) -3,55267 -3,18010 -1,9581 τ I(PP) -1,28434 -2,12988 τ TI(PP) -4,62504 -4,08096 -3,0124 τ TI(PP) -1,91552 -1,77509 τ I(PP) -4,78505 -4,59862 -3,6449 τ (PP) 1,70507 1,15021 τ (PP) -3,53318 -3,24362 -1,9581 Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả dựa vào Niên giám thống kê tỉnh TTH Kiểm định đồng liên kết giữa GDP và doanh thu du lịch. Để kiểm tra tác động của doanh thu du lịch lên GDP, chúng tôi thực hiện kiểm định đồng liên kết của Jonhansen với các giá trị kiểm định Trace và Max-Eigen với 1 độ trễ theo chỉ tiêu lựa chọn AIC (Akaike Information Criteria). Kết quả kiểm định cho thấy các cặp chuỗi đều từ chối giả thuyết bậc đồng liên kết bằng 0 ở mức ý nghĩa 5%, đồng thời chấp nhận giả thuyết bậc đồng liên kết bằng 1 (bảng 3.5). Các tham số kiểm định sự phù hợp của mô hình khẳng định mô hình là có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả kiểm định đồng liên kết Jonhansen đã chứng minh được rằng giữa hai biến GDP và doanh thu du lịch luôn tồn tại một mối quan hệ đồng liên kết. Bảng 3.5: Kiểm định đồng liên kết Jonhansen (theo Trace và Max-Eigen) Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả dựa vào Niên giám thống kê tỉnh TTH Sự tồn tại của vector đồng liên kết thể hiện mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa GDP và doanh thu du lịch, được mô tả bởi phương trình như sau: Giả thuyết H0 Kiểm định Trace Giá trị tới hạn 5% Kiểm định Max-Eigen Giá trị tới hạn 5% r=0 17,64153* 12,32090 15,46757 11,22480 r <=1 2,173960 4,129906 2,173960 4,129906 14 lnGDP = -3,82498 + 0,92472 lnTOUR Phương trình trên cho thấy, doanh thu du lịch tác động tích cực đến GDP theo xu hướng cứ 1% tăng lên của doanh thu du lịch có thể làm tăng 0,92% GDP trong cân bằng dài hạn, và các tác động này đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Từ đó có thể kết luận rằng có mối quan hệ tích cực giữa phát triển ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế ở TTH trong dài hạn. Ba là, phân tích tác động trong ngắn hạn và điều chỉnh trong dài hạn - mô hình VECM. Do hai biến GDP và doanh thu du lịch có bậc tích hợp I(1) và có quan hệ đồng liên kết, các tiêu chuẩn thông tin cho thấy bậc trễ tối ưu được xác định theo AIC là 2, do đó, mô hình VECM được lập ở bậc trễ 2. Mô hình VECM thể hiện tác động trong ngắn hạn và điều chỉnh trong dài hạn của gia tăng doanh thu du lịch lên GDP: ∆LnGDPt = 0,02965 – 0,27069*[LnGDPt-1 – 0,92472*LnTOUR t-1 – 3,82498] – 0,03509*∆LnGDPt-1 + 0,08311*∆LnGDPt-2 + 0,48726*∆LnTOURt-1 + 0,04306*∆LnTOURt-2 R2 = 0,9099; F-statistic = 28,26776 ∆LnTOURt = 0,15491 + 1,11592*[LnGDPt-1 – 0,92472*LnTOURt-1 – 3,82498] – 1,85203*∆LnGDPt-1 – 0,16285*∆LnGDPt-2 + 0,48069*∆LnTOURt-1 + 1,23295*∆LnTOURt-2 R2 = 0,6887; F-statistic = 6,19499 Như vậy từ 2 mô hình trên chúng ta có thể nhận thấy giữa doanh thu du lịch và GDP có mối quan hệ tác động qua lại cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn và giữa GDP với doanh thu du lịch luôn có sự điều chỉnh khi có sai biệt. Bốn là, khảo sát quan hệ nhân quả Granger Bảng 3.6: Khảo sát quan hệ nhân quả Granger Giả thiết H0 Số bậc trễ Giá trị kiểm định F Mức ý nghĩa Kết luận Doanh thu du lịch không phải là nguyên nhân của GDP 1 2 7,53643 0,62966 0,0133* 0,5463 ∆lnTOUR ∆lnGDP GDP không phải là ngyên nhân của doanh thu du lịch 1 2 26,3556 4,40777 7,0000 0,0312* ∆lnGDP  ∆lnTOUR Lưu ý: * với mức ý nghĩa 5% Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả dựa vào Niên giám thống kê tỉnh TTH Trên cơ sở kết quả kiểm định nghiệm đơn vị bằng ADF và PP theo tiêu chuẩn thông tin được phát hiện bởi AIC, kiểm định Granger được thực hiện để xác định mối quan hệ qua lại giữa sự thay đổi của doanh thu du lịch và GDP xem giữa doanh thu du lịch và tăng trưởng kinh tế, nhân tố nào tác động trước. Chiều dài độ trễ cũng được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn AIC. Tuy nhiên với cỡ mẫu được luận án sử dụng là tương đối nhỏ (23 quan sát), do đó, kiểm định quan hệ nhân quả Granger sẽ không đạt được độ tin cậy cao bởi kiểm định này rất nhạy cảm với cỡ mẫu. Kết quả cho thấy hai giả thiết H0 lần lượt bị bác bỏ ở độ trễ 1 và 2. Như vậy, tồn tại mối quan hệ nhân quả 15 giữa ngành du lịch và tăng trưởng kinh tế ở TTH. Thứ tự của mối quan hệ này là doanh thu du lịch càng tăng là nhân tố kích thích tăng trưởng kinh tế ở TTH với bậc trễ thứ 1 với độ tin cậy 95%. Ngược lại, khi GDP càng tăng sẽ kích thích đầu tư ngược lại phục vụ ngành du lịch nhờ đó doanh thu du lịch cũng sẽ tăng theo thời gian ở bậc trễ thứ 2. 3.2.2. Đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.2.1. Đo lường tác động trực tiếp Một là, đo lường đóng góp trực tiếp của ngành ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế Bảng 3.8: Đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991 – 2012 (tính theo thu nhập bình quân) ĐVT: % Năm Tốc độ tăng trưởng bình quân trên đầu người toàn tỉnh Tốc độ tăng trưởng bình quân trên đầu người của ngành khách sạn, nhà hàng Đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tăng trưởng kinh tế 1991 3,43 22,39 0,95 1992 6,22 7,78 0,39 1993 6,61 16,04 0,81 1994 13,37 9,60 0,53 1995 5,51 14,34 0,51 1996 7,02 11,72 0,45 1997 7,35 7,54 0,3 1998 4,8 4,34 0,17 1999 -4,66 2,00 0,08 2000 10,78 9,45 0,4 2001 8,65 12,11 0,51 2002 8,72 17,82 0,77 2003 8,68 -2,24 -0,1 2004 8,56 18,21 0,77 2005 10,78 23,4 1,08 2006 12,9 25,63 1,31 2007 13,06 14,9 0,85 2008 9,7 3,75 0,21 2009 10,86 -5,65 -0,31 2010 12,4 10,18 0,48 2011 9,91 7,02 0,32 2012 8,48 16,45 0,73 Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả dựa vào Niên giám thống kê tỉnh TTH 16 Hiện nay, Việt Nam nói chung và tỉnh TTH nói riêng chưa xây dựng được hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch để có thể đo lường và tính toán được tác động của ngành du lịch lên tăng trưởng kinh tế một cách đầy đủ nhất. Cục thống kê tỉnh TTH chỉ tính toán được GDP của lĩnh vực khách sạn, nhà hàng chứ không thể thống kê được GDP của ngành du lịch. Xét về mặt lý thuyết ngành khách sạn, nhà hàng là một trong ba trụ cột lớn cấu thành nên ngành du lịch, xét trên thực tế có những nhà hàng không chỉ phục vụ cho khách du lịch mà lại chủ yếu phục vụ cho dân địa phương. Tuy nhiên, với những hạn chế khách quan về mặt số liệu thống kê, luận án không thể đo lường đầy đủ tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế qua tất cả các năm từ 1990 – 2012 mà chỉ đo lường được đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng trong tăng trưởng kinh tế ở TTH. Đây là hạn chế lớn của luận án. Chúng tôi hy vọng những thiếu sót này sẽ được các đề tài nghiên cứu về sau hoàn thiện hơn khi các cơ quan thống kê có thể thống kê và tính toán đầy đủ GDP của ngành du lịch. Dựa vào phương pháp đo lường đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng đến tăng trưởng kinh tế trong chương 2, luận án đã đo lường được mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của ngành khách sạn, nhà hàng ở tỉnh TTH dựa vào hai chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1991 – 2012. Kết quả đo lường được thể hiện ở bảng 3.7 và 3.8 Nhìn chung, trong suốt 23 năm hình thành và phát triển, ngành khách sạn, nhà hàng ở TTH đã có những đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh. Tuy nhiên, xét với tiềm năng và thế mạnh mà ngành du lịch TTH nói chung và ngành khách sạn nhà hàng nói riêng có được thì mức đóng góp của lĩnh vực này vẫn còn khá thấp và chưa tương xứng. Thứ hai, đo lường đóng góp trực tiếp của ngành du lịch vào GDP của tỉnh Thừa thiên Huế Để đo lường đóng góp trực tiếp của các hoạt động du lịch vào GDP tỉnh TTH luận án sử dụng phương pháp tính giá trị tăng thêm của ngành du lịch để nghiên cứu. Các chỉ tiêu này được tính toán dựa vào chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch. Tuy nhiên, chỉ tiêu chi tiêu của khách du lịch lại không được Tổng cục Thống kê tính toán và thống kê liên tục qua các năm. Tính đến hết năm 2012, Tổng cục Thống kê đã tiến hành 3 cuộc điều tra chi tiêu của khách du lịch (bao gồm khách du lịch quốc tế và nội địa) vào các năm 2005, 2006 và 2009. Kết quả của các cuộc điều tra được luận án sử dụng để đo lường đóng góp của các hoạt động du lịch đến GDP năm 2005 và 2009. Dẫu biết rằng với thời gian nghiên cứu chỉ trong 02 năm 2005 và 2009 là không đầy đủ, nhưng vì số liệu về chi tiêu của tất cả các hoạt động du lịch không được thống kê đầy đủ liên tục qua các năm, đây lại là hạn chế tiếp theo của luận án. Bảng 3.9 và 3.10 chỉ rõ, nếu năm 2005, đóng góp trực triếp của các hoạt động kinh doanh du lịch vào GDP tỉnh TTH là 439.312 triệu đồng, chiếm 6,16% trong tổng GDP toàn tỉnh. Đến năm 2009, mặc dù số tuyệt đối tăng lên gấp 3 lần đạt 1.292.091 triệu đồng nhưng tỷ trọng đóng góp của nó vào GDP tăng lên 7,98%. Bên cạnh đó, một phần tác động gián tiếp của các hoạt động du lịch cũng có xu hướng gia tăng về giá trị tuyệt đối đạt 968.065 triệu năm 2009 với tỷ trọng đóng góp vào GDP đạt mức 17 5,98%, kéo theo đó tác động tổng thể của ngành du lịch lên GDP tăng từ 10,73% lên 13,96%. Trong đó, dịch vụ lưu trú là hoạt động đóng góp cao nhất vào GDP toàn tỉnh, tiếp đến là dịch vụ vận chuyển và dịch vụ ăn uống. Hoạt động mua hàng hóa lưu niệm và dịch vụ vui chơi giải trí đóng góp vào GDP ở mức thấp. Nhìn chung, đóng góp của các hoạt động du lịch vào GDP tỉnh TTH trong suốt thời gian qua còn khá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh mà du lịch TTH đang sở hữu. 3.2.2.2. Đo lường tác động tràn của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Thừa Thiên Huế Một là, phát triển ngành du lịch đã góp phần giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và xóa đói giảm nghèo Khi ngành du lịch phát triển, tính chất công việc cũng như cơ cấu loại hình việc làm cũng có sự biến đổi rõ rệt. Một số người lao động vẫn tiếp tục làm nghề cũ như buôn bán, đạp xích lô, xe thồ, nhưng tính chất công việc đã thay đổi bởi lẽ nếu như trước đây họ chủ yếu phục vụ cho người dân địa phương thì giờ đây họ chủ yếu phục vụ cho khách du lịch với tần suất và thu nhập cao hơn so với trước. Rõ ràng với những loại hình công việc mà những lao động có được sau khi tham gia vào lĩnh vực du lịch đã phần nào nói lên được sự ổn định về việc làm của họ. Kết quả điều tra 500 hộ gia đình cho thấy sau khi các tuyến, điểm du lịch phát triển ở các địa phương, tỷ lệ lao động có việc làm ổn định chiếm 75,8% (trong khi đó tỷ lệ lao động có việc làm ổn định trước khi ngành du lịch phát triển chỉ chiếm 50,4%) cùng với sự gia tăng của thời gian lao động cũng như số ngày được làm việc. Với tính chất công việc và cơ cấu loại hình việc làm như trên đã dẫn đến sự thay đổi rõ rệt mức thu nhập của các gia đình sau khi tham gia vào làm việc trong ngành du lịch. Theo số liệu điều tra 500 lao động có việc làm trước khi tham gia vào lĩnh vực du lịch: số lao động có thu nhập từ 1 triệu - 2 triệu đồng/tháng chiếm 40,2%; từ 500 nghìn đồng đến dưới 700 nghìn đồng/tháng chiếm 15,8%. Trong khi đó, sau khi tham gia vào ngành du lịch, số lao động có thu nhập từ 1 triệu - 2 triệu đồng/tháng chiếm 25,6%; từ 2 triệu - 3 triệu đồng/tháng chiếm 25,2%; từ 3 triệu - 4 triệu đồng/tháng và trên 4 triệu đồng/tháng chiếm 20,6%. Nhìn vào cơ cấu thu nhập của người lao động sau khi tham gia vào làm việc trong ngành du lịch cho thấy cuộc sống của bản thân họ đã trở nên tốt hơn với thu nhập cao hơn và ổn định hơn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của sự phát triển ngành du lịch điều kiện việc làm, mức độ phù hợp của công việc và mức độ hài lòng về thu nhập cũng có những chuyển biến tích cực và rõ rệt. Kết quả điều tra 500 hộ gia đình cho thấy 89,6% ý kiến cho rằng công việc mà họ đang làm là phù hợp với bản thân họ; 76,8% người cho rằng điều kiện làm việc hiện nay tốt hơn so với trước và 50,6% hài lòng, 17,6% rất hài lòng với mức thu nhập kể từ sau khi làm việc trong ngành du lịch. Cùng với sự ổn định trong công việc và thu nhập của người lao động ngày càng cao hơn đã góp phần nâng cao đời sống của người lao động và góp phần xóa đói giảm nghèo.Nếu như trước đây, chỉ có 13,2% hộ khá giả; 22,2% hộ túng thiếu và 11,2% hộ rất túng thiếu; thì sau khi làm việc trong ngành du lịch, đời sống của họ đã có sự thay 18 đổi rõ nét, có 44,6% hộ trở nên khá giả; 45,4% đủ sống; 8,8% hộ túng thiếu và chỉ còn 1,2% hộ rất túng thiếu.Tuy nhiên, để đánh giá chi tiết sự biến động về mức sống của các hộ gia đình sau khi tham gia vào lĩnh vực du lịch, chúng tôi tiến hành chia nhóm nhỏ để thống kê. Kết quả cho thấy có 29,8% hộ gia đình chuyển từ mức sống đủ sống lên khá giả; 15,8% từ mức túng thiếu lên đủ sống và đặc biệt có 6,0% hộ cho rằng họ đã có thể đủ sống với mức thu nhập hiện tại thay vì trước đây họ là những hộ rất túng thiếu. Hai là, tác động đến doanh thu thuế vào thu ngân sách tỉnh Trong giai đoạn 1997 – 2011, ngành du lịch đã đóng góp thuế vào nguồn thu ngân sách của tỉnh khá thấp. Nếu năm 1997 tổng thu ngân sách của TTH đạt 509.400 triệu đồng thì trong đó thuế đóng góp của ngành du lịch đạt 13.300 triệu đồng, chiếm 2,61%. Đến năm 2011 với tổng thu ngân sách đạt 5.675.568 triệu đồng thì thuế của ngành du lịch đạt 55.618 triệu đồng, chiếm 0,98%. Trong khi các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ tư nhân ngày càng phát triển về số lượng cơ sở, tăng thêm buồng phòng, lượng du khách đến lưu trú ngày càng tăng; tình trạng thiếu phòng khá phổ biến, nhưng số thuế các doanh nghiệp này thu nộp hàng năm tăng không đáng kể. Theo thống kê của Cục Thuế TTH, tính đến hết năm 2010, số thuế thu được từ 192 doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ thuộc các thành phần kinh tế của toàn tỉnh đạt 42,52 tỷ đồng thì 169 khách sạn, nhà nghỉ tư nhân (chiếm 72,95% số phòng, 71,3% số giường) chỉ nộp 11,8 tỷ đồng. Đặc biệt, khi ngành thuế triển khai cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế, nhiều doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực này đã tìm cách trốn thuế; việc thực hiện nghĩa vụ thuế của nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú đối với Nhà nước chưa phù hợp với quy mô đầu tư và khả năng kinh doanh thực tế, không tương xứng với tiềm năng và sự phát triển của loại hình kinh doanh này; tình trạng thất thu thuế ở lĩnh vực này là rất lớn và làm giảm nguồn thu từ thuế của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Kéo theo đó, mức đóng góp vào nguồn thu ngân sách của tỉnh còn rất thấp và có xu hướng giảm sút chỉ còn 0,98% trong tổng thu ngân sách của TTH năm 2011. Ba là, tác động đến đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch Đầu tư từ ngân sách tỉnh và Trung ương: tính đến hết 6/2010, trên địa bàn tỉnh TTH có khoảng 39 dự án đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, với tổng vốn đầu tư khoảng 34.990 tỷ đồng, trong đó có 19 dự án đang khởi công xây dựng với số vốn đăng ký hơn 3.000 tỷ đồng, 12 dự án đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và chuẩn bị khởi công với số vốn đăng ký là 31.278 tỷ đồng, 8 dự án còn lại đã có chủ trương của UBND tỉnh cho phép nghiên cứu đầu tư với vốn đăng ký khoảng 2.802 tỷ đồng. Đầu tư của dân cư: khi ngành du lịch càng phát triển và thu được nhiều lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí ra đời. Hầu hết các doanh nghiệp đó là doanh nghiệp tư nhân. Đặc biệt, các khách sạn, nhà nghỉ tư nhân đã phát triển một cách nhanh chóng. Nếu năm 1997, mới có 42 khách sạn, nhà nghỉ tư nhân thì đến nay, con số này đã gần gấp bốn lần. Đầu tư của nước ngoài: trong giai đoạn 1990 – 2012, TTH bứt phá trở thành một trong mười tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài 19 (FDI), với nhiều dự án có quy mô lớn. Nếu năm 2006, toàn tỉnh chỉ có 38 dự án FDI nhỏ lẻ thì từ năm 2007 đến 2012, TTH luôn là địa phương nằm trong nhóm dẫn đầu thu hút đầu tư của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước. Tính đến hết năm 2012, TTH có hơn 330 dự án với tổng mức vốn đăng ký hơn 80.000 tỷ đồng; riêng 70 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 2.626,64 triệu USD, trong đó, có 13 dự án đầu tư vào lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, chiếm 18,57% so với tổng số dự án FDI toàn tỉnh. Bốn là, tác động đến hoạt động xuất khẩu tại chỗ, thu về nhiều ngoại tệ cho địa phương Trong giai đoạn 2003 – 2010 giá trị kim ngạch xuất khẩu tại chỗ của ngành du lịch có xu hướng tăng nhanh, từ 21.408,02 ngàn USD năm 2003 lên 110.249,64 ngàn USD năm 2010 (tăng gấp 5 lần). Giá trị kim ngạch xuất khẩu tại chỗ của ngành du lịch TTH luôn chiếm trên 50% so với giá trị kim ngạch xuất khẩu tất cả hàng hóa của các ngành khác. Đặc biệt năm 2007, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành du lịch xấp xỉ bằng giá trị kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa. Trong bối cảnh đó, nguồn ngoại tệ du lịch đang có xu hướng tăng nhanh và đang trở thành một trong những thành phần quan trọng của cán cân thanh toán của tỉnh TTH. Năm là, tác động đến dịch vụ hỗ trợ và hoạt động sản xuất các ngành khác Ngành du lịch – dịch vụ của TTH phát triển mạnh đã tác động mạnh đến nhiều ngành nghề khác phát triển, như nhà hàng, khách sạn, giải trí, mua sắm, bưu chính - viễn thông, Internet, vận tải, nhất là vận tải hàng không, ngành công nghiệp – xây dựng..., tạo ra năng lực sản xuất, sức mua và luân chuyển nhanh đồng vốn. Mặt khác, ngành du lịch phát triển đã tác động mạnh mẽ đến phát triển nông nghiệp - nông thôn, phá vỡ kinh tế khép kín tự cấp, tự túc, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Sáu là, phát triển ngành du lịch đã mang lại một số tác động tiêu cực lên nền kinh tế tỉnh TTH như du lịch phát triển đã gây ra tình trạng bất bình đẳng về thu nhập ngày càng cao giữa những người lao động; du lịch đã tác động mạnh mẽ đến phân công lao động trong xã hội ở TTH, xuất hiện một số ảnh hưởng tiêu cực như tệ nạn trẻ em lang thang bỏ học và phụ nữ bán hàng rong bám đuổi du khách; du lịch phát triển cũng là dấu hiệu làm tăng giá cả hàng hóa và giá đất đai tại các điểm du lịch phát triển; du lịch phát triển đã khiến một bộ phận người nông dân bị mất đất và mất việc làm; tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá ở TTH, nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể truyền thống bị biến dạng, xuống cấp, nghèo nàn. 3.2.3. Đánh giá tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế 3.2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân Thứ nhất, trên cơ sở sử dụng phương pháp đồng liên kết, mô hình VECM và quan hệ nhân quả Granger có thể khẳng định ngành du lịch TTH đã tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong ngắn hạn và dài hạn.Trong giai đoạn 1990 – 2012, ngành du lịch TTH đã có những đóng góp đến tăng trưởng kinh tế với tốc độ tăng trưởng trung bình của lĩnh vực khách sạn nhà hàng đạt 11,21%/ năm; góp phần không nhỏ vào tỷ trọng GDP toàn tỉnh đạt 5,42% (cao hơn tỷ trọng của cả nước 4,5%). Đặc 20 biệt, năm 2009, đóng góp trực tiếp của tất cả các hoạt động kinh doanh du lịch vào GDP tỉnh TTH đạt 7,98%. Thứ hai, phát triển ngành du lịch đã góp phần tạo ra được nhiều việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của các hộ gia đình sau khi tham gia vào làm việc trong ngành du lịch ở TTH. Thứ ba, phát triển ngành du lịch dẫn đến sự gia tăng đầu tư cơ sở vật chất cho ngành du lịch ở TTH. Thứ tư, phát triển ngành du lịch góp phần làm tăng giá trị xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm của TTH và thu về nhiều ngoại tệ, nâng tổng số ngoại tệ thu về từ du lịch đạt hơn 110 tỷ USD năm 2010. Thứ năm, phát triển du lịch kéo theo sự phát triển các dịch vụ hỗ trợ và các ngành sản xuất khác ở TTH. 3.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Việc đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế vẫn đang gặp phải những hạn chế và mang lại những tác động tiêu cực sau: (i) việc đánh giá tác động trực tiếp của ngành du lịch TTH đến tăng trưởng của tỉnh còn nhiều hạn chế và chưa thật sự đầy đủ; (ii) tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở một số khía cạnh chưa có hiệu quả như tỷ trọng đóng góp của ngành khách sạn, nhà hàng vào tốc độ tăng trưởng bình quân toàn tỉnh còn thấp; đóng góp thuế của ngành du lịch vào nguồn thu ngân sách còn thấp và có xu hướng giảm sút,; (iii) phát triển ngành du lịch đã mang lại một số tác động tiêu cực ở tỉnh TTH Sự tồn tại của những hạn chế và những tác động tiêu cực của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian qua là do những nhóm nguyên nhân chính sau: (i) do công tác thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch còn hạn chế và chưa có tính hệ thống đã dẫn đến việc đánh giá tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở tỉnh TTH chưa đầy đủ và còn nhiều khuyết thiếu; (ii) kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch tỉnh TTH chưa cao kéo theo đóng góp thấp vào GDP và việc phát triển ngành du lịch đã đem lại những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế (xuất phát từ một số nguyên nhân sau: yếu tố thời tiết khắc nghiệt; lượng khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam hiện nay còn thấp; công tác quy hoạch, thủ tục hành chính, quản lý Nhà nước, tính chiến lược và nguồn lực phát triển ngành du lịch còn nhiều bất cập, hạn chế; phát triển các loại hình dịch vụ du lịch còn thiếu). Kết luận chương 3 Trên cơ sở phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển ngành du lịch tỉnh TTH, luận án đã đưa ra được bức tranh về kết quả hoạt động kinh doanh của ngành du lịch ở TTH trong giai đoạn 1990 – 2012. Từ đó, kiểm tra, đo lường và đánh giá thực trạng tác động của sự phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở TTH trong giai đoạn 1990 – 2012 thông qua nhiều chỉ tiêu và phương pháp khác nhau. 21 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 4.1. DỰ BÁO VÀ MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 4.2. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP TĂNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở THỪA THIÊN HUẾ 4.2.1 Cơ sở của đề xuất giải pháp 4.2.2. Các nhóm giải pháp 4.2.2.1 Nhóm giải pháp gia tăng tác động trực tiếp Kết quả kiểm tra của mô hình kinh tế lượng đã chứng minh được doanh thu du lịch có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và điều chỉnh trong dài hạn. Tuy nhiên, kết quả đo lường đóng góp của ngành du lịch vào GDP đã cho thấy tỷ trọng đóng góp đó chưa cao, chưa xứng với tiềm năng phát triển ngành du lịch ở TTH. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác thống kê chưa chuẩn, chưa đầy đủ, chưa có tính hệ thống và kết quả kinh doanh của ngành du lịch chưa cao. Vì vậy, để tăng tác động tích cực của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế, trước tiên cần đề xuất một số kiến nghị đối với công tác thống kê của ngành du lịch ở Việt Nam và tỉnh TTH; sau đó, hướng vào những biện pháp tăng doanh thu của ngành du lịch nhằm tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của ngành du lịch. Cụ thể: Một là, chú trọng công tác thống kê đối với các chỉ tiêu của ngành du lịch nhằm tính đầy đủ doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của ngành du lịch để có cơ sở tính toán tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Cục thống kê tỉnh TTH cần phối hợp với các cơ quan chức năng để có các hình thức tuyên truyền, hội thảo nhằm nâng cao vai trò của công tác thống kê du lịch từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. Đầu tư nguồn lực cho công tác thống kê các chỉ tiêu liên quan đến ngành du lịch. Cục thống kê tỉnh TTH phải chú trọng đến tính hệ thống trong công tác thống kê ngành du lịch để có thể tính toán một cách đầy đủ và chính xác tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hay các địa phương điển hình như tỉnh TTH. Tránh hiện tượng xem đóng góp GDP của ngành khách sạn, nhà hàng là đóng góp của toàn ngành du lịch như trong một số báo cáo hiện nay. Kiến nghị Tổng cục thống kê Việt Nam nên tiến hành các cuộc điều tra chi tiêu của khách du lịch thường xuyên và liên tục qua các năm để có đầy đủ cơ sở đánh giá đúng mức độ đóng góp của ngành du lịch vào GDP. Đồng thời, phải tính toán được GDP của ngành du lịch chứ không phải chỉ dừng lại ở việc tính được GDP của khách sạn, nhà hàng trong công tác thống kê du lịch hiện nay. Hai là, tăng doanh thu ngành du lịch nhằm tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của ngành du lịch. Doanh thu theo nhóm khách = Tổng số khách theo nhóm x Độ dài ngày lưu trú bình quân của nhóm x Mức chi tiêu bình quân một ngày khách của nhóm 22 Vì vậy, để tăng doanh thu của ngành du lịch ở tỉnh TTH trong thời gian tới, cần hướng vào các giải pháp để tăng lượng khách du lịch đến TTH, tăng chi tiêu khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú. Thứ nhất, hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng Ngành du lịch cần tập trung đầu tư và khai thác các sản phẩm du lịch chủ yếu với các hướng sau: (i) du lịch văn hóa lịch sử cần được xác định là loại hình du lịch chủ đạo; (ii) du lịch nghỉ dưỡng cũng được xác định là một trong những sản phẩm du lịch có lợi thế so sánh với các tỉnh lân cận; (iii) xác định đầm phá và biển là sản phẩm du lịch đột phá của tỉnh TTH; (iv) du lịch sinh thái là sản phẩm du lịch cần được khai thác ở TTH; (v) xây dựng mô hình du lịch nhà vườn, một điểm đến riêng biệt của du lịch tỉnh TTH; (vi) cần có chiến lược đầu tư dài hạn vào các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí; (vii) xác định rõ du lịch hội nghị hội thảo là loại hình du lịch chính trong thời gian tới trong xu hướng hội nhập quốc tế. Thứ hai, phát triển các dịch vụ du lịch Dịch vụ lưu trú. Xác định việc đa dạng hóa loại hình lưu trú là hướng đi chủ đạo, tuy nhiên cần có những nghiên cứu khảo sát để xác định tỷ lệ hợp lý giữa các loại hình lưu trú và các mức chất lượng. Trong đó, xây dựng cơ cấu các loại phòng, loại hình lưu trú theo hướng tăng tỷ lệ chất lượng dịch vụ cao cấp, đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường tự nhiên, xã hội và nhân văn. Dịch vụ mua sắm. Cần nghiên cứu để hình thành các trung tâm mua sắm cao cấp chuyên phục vụ cho khách du lịch và kéo dài thời gian mở cửa các siêu thị và shop bán hàng vào ban đêm. Thành lập hiệp hội buôn bán các mặt hàng phục vụ cho du khách để quản lí thống nhất các hoạt động này. Dịch vụ giải trí. Tập trung xây dựng các khu giải trí tổng hợp, giải trí tại vùng ven đô. Mặc khác, khẩn trương qui hoạch, xây dựng sân Golf với quy mô và địa điểm phù hợp. Với thế mạnh có bờ biển đẹp, cần tập trung phát triển các loại hình giải trí biển tại Lăng Cô, Cảnh Dương với nhiều dịch vụ đặc sắc tạo hứng thú cho du khách như câu cá, tắm biển, lướt ván, du thuyền trên biển, Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch Tăng cường quảng bá và xúc tiến du lịch tỉnh TTH gắn với những đặc trưng về di sản văn hóa, lịch sử, con người thân thiện, điểm đến an toàn trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Xây dựng các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch của mình. Xây dựng kế hoạch chủ trì và phối hợp với những doanh nghiệp lớn tổ chức tham gia và giới thiệu về du lịch TTH tại các hội chợ quốc tế để thu hút du khách và nhà đầu tư, Thứ tư, tăng mối liên kết với các ngành, các vùng, các địa phương và cả nước trong phát triển ngành du lịch Tạo sự liên kết, kết nối chặt chẽ giữa các ngành: liên kết với xây dựng cơ sở hạ tầng, liên kết với giao thông; liên kết với đào tạo nguồn nhân lực. Tạo mối liên kết mắc xích giữa các doanh nghiệp: Sở VHTTDL tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị về lợi ích của liên kết doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch để họ có điều kiện giao lưu, gặp gỡ để tìm ra đối tác phù hợp của mình. 23 Có chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành – khách sạn – nhà hàng – vận chuyển tự động liên kết với nhau thành một chuỗi cung ứng hàng hóa chỉnh thể để cung cấp các dịch vụ du lịch. Hình thành mối liên kết giữa các địa phương và cả nước trong phát triển ngành du lịch: thay vì từng địa phương triển khai một cách riêng lẻ thì các cơ quan xúc tiến du lịch ở các địa phương và cơ quan xúc tiến du lịch của Tổng cục Du lịch phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết với các công ty lữ hành. 4.2.2.2 Nhóm giải pháp tăng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực Thứ nhất, thu hút và sử dụng vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch Một là, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Đầu tư nâng cấp các tuyến đường giao thông trọng điểm trong Thành Phố Huế và đến các điểm du lịch khác, đa dạng hóa các loại hình vận chuyển và mở rộng các tuyến đường vận chuyển du khách. Đầu tư xây dựng các công trình cung cấp các dịch vụ công cộng như các phương tiện giao thông, các nhà vệ sinh công cộng, các trạm cứu hộ tại các bãi biển, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của du khách. Hai là, đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch UBND tỉnh kết hợp với Sở VHTTDL và các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh TTH tiến hành xây dựng các các chính sách ưu tiên cho những dự án đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh du lịch có quy mô lớn với chất lượng cao, trong đó tập trung phát triển những sản phẩm du lịch thu hút nhiều du khách. Song song với việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, lãnh đạo tỉnh cần có những quy hoạch để phát triển hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng và các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống cơ sở văn hóa, ngân hàng, vận chuyển Thứ hai, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành du lịch Đối với lao động kinh doanh du lịch: Sở VHTTDL tỉnh TTH kết hợp với Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng nghề du lịch Huế xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn đặt ra. Mở rộng năng lực các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về du lịch hiện có, phát triển nhiều mô hình đào tạo du lịch đa dạng để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tỉnh. Đối với lao động quản lý: nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước. Đồng thời, tiếp tục bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ quản lý ngành du lịch tỉnh. Thứ ba, chống thất thu thuế, trốn thuế trong ngành du lịch và có chính sách thuế ưu đãi, hợp lý đối với ngành du lịch ở tỉnh TTH Cục thuế TTH cần tổ chức rà soát, nắm chắc đầy đủ các hộ, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch để đưa vào diện quản lý thường xuyên. Cần phải quy định trách nhiệm của UBND các cấp trong việc quản lý thuế, đồng thời phải xây dựng được lực lượng quản lý thuế đối với tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch. Các cơ quan chức năng, Cục Thuế và Sở VHTTDL tỉnh TTH nắm chắc mức độ hoạt động của từng đối tượng, từng lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, trong từng thời điểm, thời vụ, tổ chức điều tra, xác minh lại doanh thu, mức thuế đúng với thực tế, chống thất thu về doanh thu du lịch, 24 Thứ tư, kiểm soát giá trong mùa cao điểm và giảm hiện tượng trẻ em bỏ học, phụ nữ bán hàng rong đeo bám du khách Thứ năm, giảm tác động tiêu cực của phát triển ngành du lịch đến đời sống văn hóa và môi trường. 4.2.2.3 Nhóm giải pháp khác Một là, tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành du lịch Hai là, tăng cường tổ chức và quản lý Nhà nước đối với hoạt động du lịch Ba là, nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động du lịch. Kết luận chương 4 Trên cơ sở dự báo một số chỉ tiêu liên quan đến phát triển ngành du lịch và đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế dựa vào phương pháp dự báo bằng mô hình xu thế, luận án đã đề xuất 3 nhóm giải pháp để tăng tác động tích cực của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế, (i) nhóm giải pháp tăng tác động trực tiếp; (ii) nhóm giải pháp tăng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực; (iii) nhóm giải pháp khác. KẾT LUẬN Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, đa dạng, TTH được biết đến là địa phương giàu tiềm năng để phát triển ngành du lịch và phát triển ngành du lịch ở TTH có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Thứ nhất, trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những khái niệm của các nghiên cứu trước, luận án đưa ra khái niệm về du lịch, ngành du lịch và tác động của ngành du lịch vào GDP của chính tác giả; khẳng định lại đặc điểm và các yếu tố cấu thành của ngành du lịch. Hệ thống hóa các chỉ tiêu, phương pháp và bộ số liệu mà các nghiên cứu trên thế giới đã kiểm tra và đo lường tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Từ đó, xác định được chỉ tiêu và phương pháp phù hợp đối với bộ số liệu ở TTH khi phân tích tác động của ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, luận án đã phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch ở tỉnh TTH giai đoạn 1990 – 2012. Từ đó, kiểm tra, đo lường và đánh giá tác động của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế và đi đến khẳng định việc phát triển ngành du lịch ở TTH đã mang lại những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn. Rút ra được nguyên nhân của những hạn chế và tác động tiêu cực, trong đó, những khó khăn và hạn chế trong công tác thống kê số liệu của ngành du lịch của tỉnh TTH nói chung và Việt Nam nói riêng đã hạn chế luận án không thể đo lường đầy đủ đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, luận án đã dự báo một số chỉ tiêu liên quan đến phát triển ngành du lịch và đóng góp của ngành du lịch vào tăng trưởng kinh tế dựa vào phương pháp dự báo bằng mô hình xu thế. Đồng thời, xác định được 7 mục tiêu định hướng phát triển ngành du lịch ở tỉnh TTH đến năm 2020 và 6 cơ sở đề xuất giải pháp. Từ đó, đề xuất 3 nhóm giải pháp để tăng tác động tích cực của phát triển ngành du lịch đến tăng trưởng kinh tế. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyen Ho Minh Trang (2012), “Measuring the impact of tourism on economic growth: An empirical analysis for the case of Thua Thien Hue province, Journal of Science Hue University, ISSN 1859 – 1388, Volume 78, Number 9, 2012. 2. Nguyễn Hồ Minh Trang (2012), “Một số nhân tố tác động đến sự phát triển ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên – Huế”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, ISSN 0868 – 3247, Số 3(112) 3. Nguyễn Hồ Minh Trang (2013), “Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến việc làm và thu nhập của người lao động ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Giáo dục lý luận, ISSN 0868 – 3492, Số 191 (1/2013). 4. Nguyễn Hồ Minh Trang (2013), “Mối quan hệ giữa du lịch và tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, ISSN 1859 - 3453, Số 1 (29) - 2013. 5. Nguyen Ho Minh Trang, Nguyen Huu Chau Duc (2013), “The Contribution of Tourism to Economic Growth in Thua Thien Hue province, Vietnam”, Middle – East Journal of Business, ISSN 1834 – 8777, Volume 8, Issue 1 (1/2013). 6. Nguyễn Hồ Minh Trang (2013), “Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến phát triển kinh tế ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học Đại Học Huế, Chuyên san khoa học Xã hội và Nhân văn, ISSN 1859 – 1388, tập 86, số 8. 7. Nguyen Ho Minh Trang, Nguyen Huu Chau Duc and Nguyen Tien Dung, “Research note: Empirical assessment of the Tourism-Led Growth Hypothesis – the case of Vietnam”, available online on the Tourism Economics Fast Track system. The DOI is 10.5367/te.2013.0307. Tourism Economics is covered by the Social Sciences Citation Index (SSCI). Its current SSCI Impact Factor is 0.579.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfttlats_m_trang_9107.pdf
Luận văn liên quan