[Tóm tắt] Luận án Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển

Luận án đã làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cũng như đánh giá thực nghiệm các tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho 60 quốc gia đang phát triển trên thế giới. Cụ thể: (1) Luận án đã xác định được khoảng trống nghiên cứu (research gap) đến từ tác động của biến tương tác giữa nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế; Phát triển khung phân tích thực nghiệm của mô hình. (2) Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở các nước đang phát triển được lựa chọn là hai chiều.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM NGUYỄN VĂN BỔN TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG VÀ LẠM PHÁT LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 Công trình được hoàn thành tại Đại học kinh tế TP. HCM Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Sử Đình Thành Phản biện 1: .................................................................................. Phản biện 2: ...................................................................... Phản biện 3: .................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: ............................................................................................ Vào hồi giờ ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện khoa học tổng hợp TP. HCM Thư viện Đại học kinh tế TP. HCM DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN 1. Nguyen, V. B. (2016). The role of institutional quality in the relationship between FDI and economic growth in Vietnam: Empirical evidence from provincial data. The Singapore Economic Review, Vol. 00, No. 0 (2016) 1650022.1-23 (23 pages). 2. Nguyen, V. B. (2015). The effects of public debt, inflation and their interaction on economic growth in developing countries. Asian Journal of Empirical Research 5(11), 221-236. 3. Nguyen, V. B. (2015). The relationship between public debt and inflation in developing countries: Empirical evidence based on difference panel GMM. Asian Journal of Empirical Research 5(9), 102-116. 4. Nguyen, V. B. (2015). Effects of Public Debt on Inflation in Developing Economies of Asia: An Empirical Evidence Based on Panel Differenced GMM Regression and PMG Estimation. The Empirical Economics Letters 14(4), 341-351. 5. Nguyen, V. B. (2015). Effects of fiscal deficit and money M2 supply on inflation: Evidence from selected economies of Asia. Journal of Economics, Finance & Administrative Science 20(38), 49–53. 6. Nguyen, V. B. (2014). Current Account and Fiscal Deficits: Evidence of Twin Divergence from Selected Developing Economies of Asia. Southeast Asian Journal of Economics 2(2), 33-48. 7. Nguyễn Văn Bổn & Nguyễn Minh Tiến (2014). Các nhân tố quyết định dòng vốn FDI ở các nước Châu Á. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 31(2014), 124-131. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bối cảnh nghiên cứu cho thấy chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động đồng thời của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển. Vì vậy, luận án “Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển” đã được lựa chọn để phân tích và nghiên cứu thực nghiệm. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài sẽ hướng đến hai mục tiêu sau: (1) Làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cho các nước đang phát triển. (2) Đánh giá thực nghiệm tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho các nước này. 3. Phương pháp nghiên cứu  Làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cho các nước đang phát triển trong mô hình nghiên cứu và đánh giá thực nghiệm các tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế ở các nước này.  So sánh các tác động này cho ba mẫu nghiên cứu: tổng thể, Châu Á và Châu Phi. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát; tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho 60 nước đang phát triển ở Châu Á, Mỹ Latin, và Châu Phi trong giai đoạn 1990 – 2014. 5. Ý nghĩa của đề tài Đóng góp có ý nghĩa khoa học cho lĩnh vực nghiên cứu về chủ đề này và cho một số quốc gia cụ thể như Việt Nam. 2 Đưa ra những phát hiện mới mang tính khoa học về tác động đồng thời của nợ công và lạm phát, đặc biệt là biến tương tác lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Hình thành các cơ sở lý luận để giúp các nhà hoạch định chính sách công có cái nhìn khoa học khi đưa ra các quyết sách nhằm phát triển kinh tế mang tính bền vững, tránh được khủng hoảng nợ công. 6. Bố cục của luận án Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, kết cấu của luận án bao gồm 5 chương. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1 Nền tảng lý thuyết nợ công và lạm phát 1.1.1 Lý thuyết nợ công Theo IMF (2010), nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công. Đi kèm với đó là định nghĩa cụ thể về khu vực công, bao gồm khu vực Chính phủ và khu vực các tổ chức công. Còn theo WB (2002), nợ công là toàn bộ những khoản nợ của Chính phủ và những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh. Tác động kinh tế của nợ công Nautet & Van Meensel (2011) cho rằng tác động của chính sách tài khóa – và từ đó của nợ công – lên tăng trưởng kinh tế luôn là chủ đề của các cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế học. Tác động trong ngắn hạn Trong ngắn hạn, các công cụ tài khóa dùng để củng cố kỷ luật ngân sách sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế. Thực vậy, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng các số nhân ngân sách là dương trong ngắn hạn. Tác động trong dài hạn 3 Ngược lại với các tác động trong ngắn hạn, tác động dài hạn của việc củng cố tài khóa để đảm bảo tính bền vững của tài trợ công là tích cực. Các tác động bao gồm sụt giảm lãi suất dài hạn do sự thu hẹp trong nguồn cung trái phiếu chính phủ trên thị trường và sụt giảm phần bù rủi ro. Ngoài ra, sự sụt giảm lãi suất phải trả từ củng cố tài khóa sẽ giúp các nguồn lực cho chi tiêu công hiệu quả hơn hoặc giảm bớt gánh nặng thuế. Các cơ chế truyền dẫn Nautet & Van Meensel (2011) nhận định có nhiều cách trong đó nợ công tăng (giảm) có thể tác động âm (dương) lên hoạt động kinh tế trong dài hạn. Có ba cơ chế truyền dẫn chính: Trước tiên, nợ công tăng nói chung tương ứng với tiết kiệm của chính phủ giảm, dẫn đến tiết kiệm quốc gia ròng giảm. Ngoài ra, nợ công tăng đưa đến chi phí trả lãi cao hơn. Cuối cùng, nợ công tăng đưa đến rủi ro vỡ nợ, và làm tăng chi phí rủi ro. 1.1.2 Lý thuyết lạm phát Định nghĩa: Theo Samuelson & Nordhaus (1989), lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỷ lệ lạm phát (năm t) = mức giá (năm t) − mức giá (năm t − 1) mức giá (năm t − 1) x100 Còn theo trang web của World Bank thì lạm phát, được đo lường bởi chỉ số giá tiêu dùng, thể hiện sự thay đổi (%) hàng năm về chi phí mà người tiêu dùng bình thường phải trả cho một rỗ hàng hóa và dịch vụ (có thể cố định hoặc thay đổi) ở những khoảng thời gian nhất định (thường là theo năm). Trong khi đó, theo website của IMF, lạm phát đo lường mức độ đắt đỏ hơn của một rỗ các hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Tác động kinh tế của lạm phát 4 - Tác động đến phân phối thu nhập và của cải. - Tác động đến hiệu quả kinh tế. - Tác động lên kinh tế vĩ mô. 1.1.3 Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và nợ công Nghiên cứu của Adams et al. (2010) cho thấy sự thay đổi của nợ công phụ thuộc vào lãi suất vay bình quân gia quyền, giá trị của đồng nội tệ, tỷ lệ nợ công vay bằng ngoại tệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, và thặng dư ngân sách cơ sở. Đặc biệt, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, sự gia tăng/sụt giảm của lạm phát sẽ dẫn đến sự sụt giảm/gia tăng tương ứng của nợ công. 1.2 Khung phân tích nợ công, lạm phát và tăng trưởng 1.2.1 Nợ công và các cân đối vĩ mô Lý thuyết “Cái vòng luẩn quẩn” và “Cú huých từ bên ngoài” Qua sự phân tích và lập luận của mình, Samuelson cho rằng các nước đang phát triển trong “cái vòng luẩn quẩn” của sự nghèo khổ khó mà tự thoát ra được. Để có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn này ông cho rằng cần phải có “cú huých từ bên ngoài”, nghĩa là các nước đang phát triển cần phải có các nguồn lực trợ giúp từ bên ngoài về vốn, công nghệ, các chuyên gia, trình độ quản lý, Mô hình hai khoảng cách (The two-gap model) Chenery & Strout (1966) trình bày “mô hình hai khoảng cách” với việc phân tích các mối quan hệ giữa nguồn vốn từ nước ngoài và phát triển kinh tế. Ý tưởng chủ yếu của mô hình này là chính phủ ở các nước đang phát triển cần sử dụng hiệu quả các nguồn lực nội tại trong nước và dùng nguồn vốn nước ngoài (dòng vốn đầu tư FDI và vốn viện trợ phát triển ODA) làm đòn bẫy để lấp đầy “khoảng cách đầu tư - tiết kiệm” và “khoảng cách thương mại”. Mô hình ba khoảng cách (The three-gap model) 5 Mô hình ba khoảng cách là sự bổ sung và phát triển từ mô hình hai khoảng cách bởi Bacha (1990), Solimano (1990), và Taylor (1994). Theo đó, các nhà nghiên cứu này bổ sung thêm “khoảng cách thâm hụt ngân sách” vào mô hình do bội chi ngân sách của chính phủ. 1.2.2 Nợ công và lạm phát trong các mô hình tăng trưởng nội sinh Nợ công trong mô hình tăng trưởng nội sinh: Trong nghiên cứu của mình, Barro (1990) đề cập đến việc gia tăng chi tiêu công của chính phủ để cung cấp hàng hóa công như đầu vào cho việc sản xuất của khu vực tư. Lạm phát trong mô hình tăng trưởng nội sinh: Trong nghiên cứu của mình, Chang & Lai (2000) phát triển một mô hình lý thuyết để xem xét ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng trong một nền kinh tế tiền tệ tăng trưởng nội sinh. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG VÀ LẠM PHÁT LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1 Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát Sargent & Wallace (1981) là hai nhà nghiên cứu đầu tiên đưa ra quan điểm sự gia tăng nợ công gây ra lạm phát ở các quốc gia mắc nợ cao và được xác nhận ở hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm (Kwon et al., 2009; Bildirici & Ersin, 2007; Ahmad et al., 2012; Nastansky et al., 2014). Trong khi đó, Davig & Leeper (2011) và Martin (2015) sử dụng phân tích lý thuyết để xem xét ảnh hưởng của nợ công cao lên lạm phát. Ngược lại, Akitoby et al. (2014) và Hilscher & Reis (2014) nghiên cứu tác động của lạm phát lên nợ công. 2.2 Nợ công, lạm phát và tăng trưởng kinh tế 2.2.1 Nợ công và tăng trưởng kinh tế 6 Ở dòng nghiên cứu với kết quả tác động dương thì có Moore & Thomas (2010), Egbetunde (2012), Al-Zeaud (2014), Fincke & Greiner (2015b), và Spilioti & Vamvoukas (2015). Ở dòng nghiên cứu với kết quả tác động âm thì các nghiên cứu tiêu biểu cho quốc gia riêng lẻ gồm: Balassone et al. (2011), Bal & Rath (2014,), Akram (2015), Lee & Ng (2015), Mitze & Matz (2015). Các nghiên cứu cho nhóm quốc gia: Schclarek (2004), DiPeitro & Anoruo (2012), Panizza & Presbitero (2012), Šimić & Muštra (2012), Calderón & Fuentes (2013), Szabó (2013), Časni et al. (2014), Zouhaier & Fatma (2014), Eberhardt & Presbitero (2015), Fincke & Greiner (2015a). Liên quan đến tác động phi tuyến của nợ công lên tăng trưởng kinh tế có các nghiên cứu cho các nhóm nước đang phát triển (Maghyereh et al., 2003; Pattillo et al., 2011; Kaur & Mukherjee, 2012; Craigwell et al., 2012; Wright & Grenade, 2014), các nhóm nước phát triển (Cecchetti et al., 2011; Checherita-Westphal & Rother, 2012; Minea & Parent, 2012; Baum et al., 2013; Afonso & Alves, 2014; Mencinger et al., 2014; Topal, 2014) và hỗn hợp của hai nhóm này (Rogoff & Reinhart, 2010; Real et al., 2014; Égert, 2015). 2.2.2 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu phát hiện ra tác động dương của lạm phát: Mallik & Chowdhury (2001), Xiao (2009), Raza et al. (2013). Các nghiên cứu phát hiện tác động âm nhiều hơn và gần như được thực hiện cho một nhóm các quốc gia: Gillman et al. (2004), Gillman & Harris (2008), Bittencourt (2012), Kasidi & Mwakanemela (2012), Kaouther & Besma (2014), Bittencourt et al. (2015), Samimi & Kenari (2015). Các nghiên cứu tác động của ngưỡng lạm phát lên tăng trưởng cho 7 cho từng quốc gia riêng lẻ như Mubarik & Riazuddin (2005), Risso & Carrera (2009), Marbuah (2010), Ayyoub et al. (2011), Fakhri (2011), Mohanty et al. (2011), Bawa & Abdullahi (2012) và Jayaraman et al. (2013). Với nhóm các quốc gia thì có nhóm đang phát triển (Bick, 2010; Ghazouani, 2012; Seleteng et al., 2013; Vinayagathasan, 2013; Baglan &Yoldas, 2014; Thanh, 2015), nhóm phát triển (Omay & Öznur Kan, 2010), và nhóm hỗn hợp (Khan & Senhadji, 2001; Burdekin et al., 2004; David et al., 2005; Li, 2006; Pollin & Zhu, 2006; Vaona & Schiavo, 2007; Espinoza et al., 2010; López-Villavicencio & Mignon, 2011; Trupkin & Ibarra, 2011; Jha & Dang, 2012; Kremer et al., 2013). 2.2.3 Tác động đồng thời của nợ công, lạm phát và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế Có 2 nghiên cứu (Taghavi, 2000; Kočner, 2015) đánh giá tác động của nợ công lên lạm phát và tăng trưởng trong khi 2 nghiên cứu còn lại (Chudik et al., 2013; Lopes da Veiga et al., 2015) đánh giá tác động đồng thời của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng. 2.3 Một số nhận xét và khoảng trống nghiên cứu Thông qua việc lược khảo các nghiên cứu từ năm 2000 đến nay, tác giả của luận án nhận thấy chưa có một nghiên cứu nào đánh giá các tác động đồng thời của nợ công, lạm phát, và tương tác lên tăng trưởng kinh tế. Mặc dù không chỉ ra biến tương tác cụ thể nhưng Akitoby et al. (2014) cho thấy tác động của biến này. Do vậy, biến tương tác có thể có tác động nhất định lên tăng trưởng kinh tế do bởi một cú shock của lạm phát cao vừa có tác động trực tiếp (đến từ cú shock này) vừa có tác động gián tiếp (thông qua biến tương tác) lên tăng trưởng kinh tế. Đây chính là khoảng trống nghiên cứu. CHƯƠNG 3 8 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khung phân tích thực nghiệm của mô hình Khung phân tích bắt đầu với hàm sản xuất Cobb-Douglas truyền thống và được biến đổi dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm và đạt được kết quả cuối cùng như sau: ( 𝑌 𝐿 ) 𝑖,𝑡 − ( 𝑌 𝐿 ) 𝑖,𝑡−1 = 𝛾0 + 𝛾1 ( 𝑌 𝐿 ) 𝑖,𝑡−1 + 𝛾2(𝐷𝐸𝐵𝑇)𝑖,𝑡 + 𝛾3(𝐼𝑁𝐹𝐿)𝑖,𝑡 + 𝛾4(𝐷𝐸𝐵𝑇 ∗ 𝐼𝑁𝐹𝐿)𝑖,𝑡 + 𝛾5 ( 𝑃𝐼𝑁𝑉 𝐺𝐷𝑃 ) 𝑖,𝑡 + 𝛾6(𝐿𝐴𝐵𝑂)𝑖,𝑡 + 𝛾7 ( 𝐵𝑅𝐸𝑉 𝐺𝐷𝑃 ) 𝑖,𝑡 + 𝛾8(𝑇𝐸𝐿𝐸)𝑖,𝑡 + 𝛾9(𝑂𝑃𝐸𝑁)𝑖,𝑡 + 𝜂𝑖 + 𝜉𝑖,𝑡 3.2 Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ∆𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡 = 𝛼𝑖𝑡 + 𝛽0𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡−1 + 𝛽1𝐷𝐸𝐵𝑖𝑡 + 𝑍𝑖𝑡𝛽′2 + 𝜂𝑖 + 𝜉𝑖𝑡 ∆𝐷𝐸𝐵𝑖𝑡 = 𝛼𝑖𝑡 + 𝛽0𝐷𝐸𝐵𝑖𝑡−1 + 𝛽1𝐼𝑁𝐹𝑖𝑡 + 𝑍𝑖𝑡𝛽′2 + 𝜂𝑖 + 𝜉𝑖𝑡 Với ηi ~ iid(0, ση); ζit ~ iid(0, σζ); E(ηi ζit) = 0. Biến INF là lạm phát và DEB là nợ công; Zit là tập các biến kiểm soát; ηi là tác động cố định có đặc tính quốc gia, bất biến theo thời gian, không quan sát được và ζit là đại lượng sai số. 3.2.2 Tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng 𝑌𝑖𝑡 − 𝑌𝑖𝑡−1 = 𝛼𝑖𝑡 + 𝛽0𝑌𝑖𝑡−1 + 𝑋𝑖𝑡𝛽1 ′ + 𝑍𝑖𝑡𝛽2 ′ + 𝜂𝑖 + 𝜉𝑖𝑡 Với ηi ~ iid(0, ση); ζit ~ iid(0, σζ); E(ηi ζit) = 0. Biến Yit là GDP bình quân đầu người thực; Xit là các biến quan tâm (nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng); Zit là các biến kiểm soát (đầu tư tư nhân, lực lượng lao động, thu ngân sách chính phủ, cơ sở hạ tầng và độ mở thương mại); ηi là tác động cố định có đặc tính quốc gia, bất biến theo thời gian, không quan sát được và ζit là đại lượng sai số. 9 3.2.3 Phương pháp ước lượng sai phân dữ liệu bảng Arellano- Bond Có nhiều vấn đề nghiêm trọng về kinh tế lượng từ việc ước lượng các phương trình thực nghiệm. Vì thế, đề tài quyết định sử dụng phương pháp ước lượng này (GMM sai phân Arellano-Bond, 1991) được đề xuất đầu tiên bởi Holtz-Eakin et al. (1988). 3.3 Dữ liệu nghiên cứu và lựa chọn các biến 3.3.1 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian được trích xuất để hình thành dữ liệu bảng của 60 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1990 – 2014 từ World Bank (World Development Indicators) và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (World Economic Outlook). Một vài giá trị bị khuyết của bộ dữ liệu ở một vài quốc gia được lấp đầy bằng cách tham khảo trang website chuyên về dữ liệu vĩ mô www.tradingeconomics.com. 3.3.2 Lựa chọn các biến trong mô hình thực nghiệm Tóm lại, đề tài xác định và tính toán các biến trong mô hình nghiên cứu như sau:  Tăng trưởng kinh tế (lGDP): GDP bình quân đầu người thực với năm cơ sở 2005, đại diện cho tăng trưởng kinh tế. Biến này được sử dụng dưới dạng logarithm.  Nợ công (PDEB): tổng nợ của quốc gia (bao gồm nợ trong nước lẫn nước ngoài), được lấy theo % của GDP.  Lạm phát (INFL): có dạng %.  Đầu tư tư nhân (PINV): vốn đầu tư của khu vực tư nhân, được lấy theo % GDP.  Lực lượng lao động (LABO): tỷ lệ giữa người lao trong độ tuổi lao động (15-64) và tổng dân số của quốc gia (%). 10  Nguồn thu chính phủ (REV): nguồn thu ngân sách chủ yếu từ thuế, được lấy theo % của GDP.  Cơ sở hạ tầng (TELE): trong nghiên cứu này là số thuê bao điện thoại cố định trên 100 dân. Việc sử dụng số liệu này dựa trên một số nghiên cứu trước đó (Bissoon, 2012; Nguyen, 2015) và bộ dữ liệu này có sẵn từ World Bank.  Độ mở thương mại (OPEN): tỷ lệ giữa tổng xuất nhập khẩu và GDP, được lấy theo % của GDP. CHƯƠNG 4 MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 4.1. Giới thiệu Mục tiêu chính của chương này là sử dụng phương pháp ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond để nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cho 60 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1990 – 2014. 4.2 Các biến trong mô hình thực nghiệm Các biến chính: Nợ công (PDEB) và Lạm phát (INFL). Các biến kiểm soát: Tăng trưởng (lGDP), Lao động (LABO), Nguồn thu chính phủ (REV), Cơ sở hạ tầng (TELE), Độ mở thương mại (OPEN). Ma trận các hệ số tương quan được cho trong Bảng 4.1. Table 4.1 Ma trận các hệ số tương quan giữa các biến PDEB INFL lGDP PINV LABO REV TELE OPEN PDEB 1.000 INFL .031 1.000 lGDP -.24*** -.07** 1.000 PINV -.10*** -.025 .185*** 1.000 11 LABO -.16*** -.041 -.33*** -.10*** 1.000 REV -.16*** .011 .319*** .217*** -.056* 1.000 TELE -.16*** -.023 .760*** .088*** -.16*** .223*** 1.000 OPEN -.023 -.048 .268*** .248*** -.10*** .424*** .111*** 1.000 Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata 4.3 Kết quả và thảo luận 4.3.1 Mối quan hệ nhân quả Granger giữa nợ công và lạm phát Bảng 4.2 Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mẫu tổng thể Biến phụ thuộc: Lạm phát (Độ trễ = 2) Biến độc lập Gt Gα Pt Pα Nợ công -4.602*** -24.772 *** -67.926*** -47.660*** Ghi chú: *** , ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 4.3 Kiểm định Granger từ lạm phát đến nợ công cho mẫu tổng Biến phụ thuộc: Lạm phát Thống kê F = 312.19*** Biến độc lập Coef Std. Err p-value Lạm phát (-2) 0.000 0.005 0.973 Lạm phát (-1) 0.193*** 0.005 0.000 Nợ công (-2) 0.062*** 0.014 0.000 Nợ công (-1) -0.062*** 0.020 0.003 Nợ công 0.026* 0.015 0.082 Ghi chú: *** , ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 4.4 Kiểm định Granger từ nợ công đến lạm phát cho mẫu tổng 12 Biến phụ thuộc: Nợ công Thống kê F = 1101.92*** Biến độc lập Coef Std. Err p-value Nợ công (-2) -0.106*** 0.029 0.000 Nợ công (-1) 1.016*** 0.030 0.000 Lạm phát (-2) -0.003 0.011 0.786 Lạm phát (-1) -0.028 0.018 0.110 Lạm phát 0.120* 0.069 0.082 Ghi chú: *** , ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 4.5 Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mẫu Châu Á Biến phụ thuộc: Lạm phát (Độ trễ = 2) Biến độc lập Gt Gα Pt Pα Nợ công -5.407*** -27.889*** -79.123*** -102.512*** Ghi chú: *** , ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 4.6 Kiểm định Granger từ lạm phát đến nợ công cho mẫu Châu Á Biến phụ thuộc: Lạm phát - Thống kê F = 454.98*** Biến độc lập Coef Std. Err p-value Lạm phát (-2) -0.005 0.004 0.192 Lạm phát (-1) 0.189*** 0.004 0.000 Nợ công (-2) -0.043 0.047 0.358 Nợ công (-1) 0.021 0.078 0.783 Nợ công 0.038 0.053 0.478 Ghi chú: *** , ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% 13 Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 4.7 Kiểm định Granger từ nợ công đến lạm phát cho mẫu Châu Á Biến phụ thuộc: Nợ công - Thống kê F = 529.68*** Biến độc lập Coef Std. Err p-value Nợ công (-2) -0.351*** 0.042 0.000 Nợ công (-1) 1.197*** 0.043 0.000 Lạm phát (-2) 0.000 0.004 0.906 Lạm phát (-1) -0.006 0.010 0.513 Lạm phát 0.036 0.050 0.478 Ghi chú: *** , ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 4.8 Kiểm định đồng liên kết Westerlund cho mẫu Châu Phi Biến phụ thuộc: Lạm phát (Độ trễ = 2) Biến độc lập Gt Gα Pt Pα Nợ công -4.484*** -25.402*** -17.131*** -16.007*** Ghi chú: *** , ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 4.9 Kiểm định Granger từ lạm phát đến nợ công cho Châu Phi Biến phụ thuộc: Lạm phát - Thống kê F = 32.07*** Biến độc lập Coef Std. Err p-value Lạm phát (-2) 0.005 0.024 0.836 Lạm phát (-1) 0.260*** 0.039 0.000 Nợ công (-2) 0.076*** 0.019 0.000 Nợ công (-1) -0.084*** 0.027 0.003 Nợ công 0.032 0.020 0.113 14 Ghi chú: *** , ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 4.10 Kiểm định Granger từ nợ công đến lạm phát cho Châu Phi Biến phụ thuộc: Nợ công - Thống kê F = 485.10*** Biến độc lập Coef Std. Err p-value Nợ công (-2) -0.090** 0.047 0.058 Nợ công (-1) 1.012*** 0.046 0.000 Lạm phát (-2) 0.042 0.060 0.480 Lạm phát (-1) -0.225** 0.100 0.026 Lạm phát 0.192 0.121 0.113 Ghi chú: *** , ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata 4.3.2 Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở 60 quốc gia đang phát triển (mẫu tổng thể) Kết quả ước lượng trong Bảng 4.11 cho thấy nợ công, tăng trưởng kinh tế, và đầu tư tư nhân có các tác động dương, trong khi lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng, và độ mở thương mại có các tác động âm ý nghĩa lên lạm phát. Bảng 4.11 Tác động của nợ công lên lạm phát cho mẫu tổng thể (60 quốc gia đang phát triển trên thế giới) Biến phụ thuộc: Δ Lạm phát Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Lạm phát (-1) -1.279*** 0.031 -1.28*** 0.031 -1.28*** 0.031 Nợ công 0.403** 0.157 0.388** 0.155 0.405** 0.160 GDP bình quân 1.034** 0.416 1.312*** 0.457 1.301*** 0.457 15 Đầu tư tư nhân 6.568*** 2.091 6.045*** 2.052 5.869*** 2.093 Lao động -16.671* 9.111 -22.13** 9.776 -21.48** 9.888 Nguồn thu CP 0.365 0.893 Cơ sở hạ tầng -3.146** 1.502 -3.091** 1.506 Độ mở -1.856*** 0.379 -1.78*** 0.366 -1.82*** 0.383 Obs 1006 1006 1006 AR(2) test 0.349 0.165 0.165 Sargan test 0.222 0.266 0.223 Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 4.12 Tác động của lạm phát lên nợ công cho mẫu tổng thể Biến phụ thuộc: Δ Nợ công Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Nợ công (-1) -0.5485*** 0.033 -0.54*** 0.034 -0.54*** 0.033 Lạm phát -0.598** 0.233 -0.63*** 0.237 -0.554** 0.239 GDP bình quân -0.345*** 0.086 -0.31*** 0.091 -0.43*** 0.123 Đầu tư tư nhân 2.215*** 0.601 2.267*** 0.609 2.246*** 0.597 Lao động 3.428 2.407 Nguồn thu CP -2.662*** 0.433 -2.68*** 0.438 -2.43*** 0.464 Cơ sở hạ tầng -0.762 0.594 -0.447 0.623 Độ mở 0.599*** 0.137 0.610*** 0.139 0.623*** 0.137 Obs 826 826 826 AR(2) test 0.955 0.923 0.853 Sargan test 0.125 0.155 0.147 Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% 16 Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata 4.3.3 Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở các nước đang phát triển ở Châu Á và Châu Phi (các mẫu phụ) Bảng 4.13 Tác động của nợ công lên lạm phát cho mẫu phụ 1 (Châu Á) Biến phụ thuộc: Δ Lạm phát Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Lạm phát (-1) -1.31*** 0.044 -1.318*** 0.044 -1.31*** 0.044 Nợ công 0.712* 0.376 0.721* 0.376 0.654* 0.383 GDP bình quân -0.205 0.232 -0.130 0.259 -0.043 0.280 Đầu tư tư nhân 2.842 2.352 2.838 2.348 2.711 2.335 Lao động -3.275 5.048 -4.072 5.110 Nguồn thu CP 3.980 2.452 3.683 2.491 2.998 2.620 Cơ sở hạ tầng -1.705 2.165 Độ mở -1.252** 0.537 -1.286** 0.538 -1.286** 0.534 Obs 391 391 391 AR(2) test 0.289 0.277 0.243 Sargan test 0.236 0.204 0.169 Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 4.14 Tác động của lạm phát lên nợ công cho mẫu phụ 1 (Châu Á) Biến phụ thuộc: Δ Nợ công Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Nợ công (-1) -0.513*** 0.039 -0.51*** 0.040 -0.51*** 0.040 Lạm phát -0.212** 0.093 -0.197** 0.095 -0.189* 0.098 17 GDP bình quân -0.193*** 0.039 -0.20*** 0.043 -0.20*** 0.046 Đầu tư tư nhân -0.10*** 0.328 Lao động 5.897*** 1.199 6.265*** 1.296 6.125*** 1.366 Nguồn thu CP -0.513*** 0.153 -0.49*** 0.157 -0.47*** 0.162 Cơ sở hạ tầng 0.202 0.252 0.188 0.255 Độ mở -0.120* 0.071 -0.121* 0.072 -0.122* 0.072 Obs 347 347 347 AR(2) test 0.675 0.695 0.686 Sargan test 0.205 0.208 0.162 Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 4.15 Tác động của nợ công lên lạm phát cho mẫu phụ 2 (Châu Phi) Biến phụ thuộc: Δ Lạm phát Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Lạm phát (-1) -0.73*** 0.034 -0.73*** 0.034 -0.73*** 0.034 Nợ công 0.091*** 0.031 0.090*** 0.031 0.090*** 0.033 GDP bình quân 0.100 0.117 0.102 0.118 0.103 0.118 Đầu tư tư nhân 0.464** 0.222 0.455** 0.224 0.455** 0.226 Lao động 1.077 1.074 1.053 1.079 1.051 1.088 Nguồn thu CP -0.003 0.171 Cơ sở hạ tầng -0.700 2.798 -0.702 2.802 Độ mở -0.134 0.129 -0.127 0.132 -0.126 0.138 Obs 437 437 437 AR(2) test 0.556 0.561 0.561 Sargan test 0.932 0.910 0.881 18 Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 4.16 Tác động của lạm phát lên nợ công cho mẫu phụ 2 (Châu Phi) Biến phụ thuộc: Δ Nợ công Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Nợ công (-1) -0.571*** 0.053 -0.57*** 0.055 -0.56*** 0.053 Lạm phát -1.135** 0.475 -1.118** 0.490 -1.009** 0.468 GDP bình quân -1.278*** 0.231 -1.26*** 0.238 -1.10*** 0.251 Đầu tư tư nhân -0.155 0.433 -0.1620 0.446 -0.229 0.423 Lao động -1.516 1.972 -2.509 1.987 Nguồn thu CP -0.951 0.670 Cơ sở hạ tầng -49.942*** 11.668 -54.1*** 13.204 -49.3*** 12.895 Độ mở 0.800*** 0.220 0.828*** 0.230 0.882*** 0.220 Obs 356 356 356 AR(2) test 0.852 0.884 0.859 Sargan test 0.491 0.537 0.449 Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata 4.4 Kết luận Bài viết đã đánh giá thực nghiệm mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cho 60 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1990 – 2014. Các kết quả ước lượng cho thấy ở chiều từ nợ công đến lạm phát, nợ công có tác động dương ý nghĩa lên lạm phát trong khi ở chiều ngược lại, lạm phát có tác động âm ý nghĩa lên nợ công. CHƯƠNG 5 19 TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG, LẠM PHÁT VÀ TƯƠNG TÁC CỦA CHÚNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 5.1 Giới thiệu Mục tiêu của chương này là sử dụng phương pháp GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond để đánh giá thực nghiệm các tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho 60 quốc gia đang phát triển ở Châu Á, Mỹ Latin, và Châu Phi trong giai đoạn 1990 – 2014. 5.2 Các biến trong mô hình thực nghiệm Biến phụ thuộc (lGDP): GDP bình quân đầu người thực. Các biến chính: Nợ công (PDEB), Lạm phát (INFL), Tương tác của nợ công và lạm phát (PDEB*INFL). Các biến kiểm soát: Đầu tư tư nhân (PINV), Lực lượng lao động (LABO), Nguồn thu chính phủ (REV), Cơ sở hạ tầng (TELE), Độ mở thương mại (OPEN). Ma trận hệ số tương quan được trình bày trong Bảng 5.1. Bảng 5.1 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến lGDP PDEB INFL PINV LABO REV TELE OPEN lGDP 1.00 PDEB -.24*** 1.00 INFL -.072** .031 1.00 PINV .185*** -.10*** -.025 1.00 LABO -.33*** -.16*** -.041 -.10*** 1.00 REV .319*** -.16*** .011 .217*** -.056* 1.00 TELE .760*** -.16*** -.023 .088*** -.16*** .223 1.00 OPEN .268*** -.023 -.048 .248*** -.10*** .424 .111*** 1.00 Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% 20 Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata 5.3 Kết quả và thảo luận Bảng 5.2 Tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho mẫu tổng (60 quốc gia đang phát triển) Biến phụ thuộc: Δ Tăng trưởng kinh tế Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Tăng trưởng (-1) -0.09*** 0.0293 -0.08*** 0.0291 -0.069** 0.032 Nợ công -0.13*** 0.0308 -.013*** 0.030 -0.13*** 0.031 Lạm phát -0.67*** 0.177 -0.63*** 0.180 -0.67*** 0.189 Nợ công*Lạm phát 0.008*** 0.002 0.007*** 0.002 0.008*** 0.002 Đầu tư tư nhân 0.439*** 0.157 0.352* 0.186 0.404** 0.196 Lực lượng lao động -0.416 0.282 Nguồn thu CP 0.177* 0.091 0.188** 0.090 0.163* 0.095 Cơ sở hạ tầng -0.408 0.486 -0.525 0.510 Độ mở thương mại 0.251*** 0.042 0.257*** 0.041 0.267*** 0.043 Obs. 766 766 766 AR(2) test 0.246 0.350 0.291 Sargan test 0.674 0.613 0.768 Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 5.3 Tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho mẫu phụ (22 quốc gia đang phát triển ở Châu Á) Biến phụ thuộc: Δ Tăng trưởng kinh tế Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err 21 Tăng trưởng (-1) -0.21*** 0.045 -0.20*** 0.0431 -0.18*** 0.043 Nợ công 0.135* 0.076 0.121* 0.071 0.178** 0.074 Lạm phát 0.779*** 0.293 0.686** 0.278 0.617** 0.271 Nợ công*Lạm phát -0.01*** 0.005 -0.01*** 0.004 -0.011** 0.004 Đầu tư tư nhân 0.480** 0.233 Lực lượng lao động 5.093*** 1.233 4.546*** 1.190 4.209*** 1.167 Nguồn thu CP 1.333*** 0.308 1.182*** 0.300 0.973*** 0.308 Cơ sở hạ tầng 0.549*** 0.212 0.511*** 0.198 0.520*** 0.192 Độ mở thương mại 0.081* 0.048 0.098** 0.047 Obs. 347 347 347 AR(2) test 0.836 0.876 0.977 Sargan test 0.349 .236 0.302 Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata Bảng 5.4 Tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho mẫu phụ (27 quốc gia đang phát triển ở Châu Phi) Biến phụ thuộc: Δ Tăng trưởng kinh tế Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Tăng trưởng (-1) -0.21*** 0.074 -0.1965 0.077 -0.19** 0.079 Nợ công -0.048** 0.019 -0.039* 0.022 -0.041* 0.023 Lạm phát 0.206* 0.111 0.226** 0.114 0.226** 0.115 Nợ công*Lạm phát -0.001* 0.001 -0.001* 0.001 -0.001* 0.001 Đầu tư tư nhân -0.097 0.083 -0.087 0.085 -0.094 0.088 Lực lượng lao động 1.819 1.373 2.163 1.429 1.908 1.620 Nguồn thu CP 0.058 0.059 0.052 0.061 22 Cơ sở hạ tầng -0.985 2.873 Độ mở thương mại 0.149*** 0.054 0.130** 0.057 0.139** 0.063 Obs. 410 410 410 AR(2) test 0.279 0.250 0.239 Sargan test 0.116 0.123 0.106 Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata 5.4 Kết luận Chương này đã đánh giá thực nghiệm các tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho toàn bộ mẫu tổng thể của 60 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1990 – 2014. Các kết quả ước lượng cho thấy có sự khác biệt về các tác động này giữa mẫu tổng thể và hai mẫu Châu Á và Châu Phi. PHẦN KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 1. Kết luận Luận án đã làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cũng như đánh giá thực nghiệm các tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho 60 quốc gia đang phát triển trên thế giới. Cụ thể: (1) Luận án đã xác định được khoảng trống nghiên cứu (research gap) đến từ tác động của biến tương tác giữa nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế; Phát triển khung phân tích thực nghiệm của mô hình. (2) Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở các nước đang phát triển được lựa chọn là hai chiều. 23 (3) Có sự khác biệt khá rõ ràng về tác động của nợ công, lạm phát và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế ở mẫu tổng thể và hai mẫu phụ Châu Á và Châu Phi. 2. Các gợi ý chính sách (a) Những chính sách liên quan đến mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát  Việc ban hành và thực hiện các chính sách có liên quan đến nợ công cần phải lưu ý đến các yếu tố tác động có ý nghĩa lên nợ công như đầu tư tư nhân và độ mở thương mại, GDP bình quân đầu người thực và nguồn thu chính phủ.  Giữ cho lạm phát ở một mức vừa phải sao cho tránh hiện tượng giảm phát có hại cho việc sản xuất và tiêu dùng, đồng thời cũng tránh gây bất ổn xã hội do sự tăng giá của các mặt hàng thiết yếu khi lạm phát tăng lên nhanh.. (b) Những chính sách liên quan đến tăng trưởng kinh tế do các tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng Những gợi ý chung: việc ban hành chính sách ở những nước đang phát triển cần lưu ý đến tác động âm của nợ công và lạm phát. Chính phủ nên thúc đẩy các hoạt động đầu tư của khu vực tư, tạo nguồn thu ngân sách hợp lý và tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu. Những gợi ý riêng về chính sách theo từng khu vực Khu vực Châu Á: Mặc dù nợ công và lạm phát ở những nước này thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng tương tác của chúng lại có tác động âm. Vì vậy, việc gia tăng nợ công hoặc các cú shock lạm phát có thể có hại cho tăng trưởng kinh tế. 24 Khu vực Châu Phi: Mặc dù lạm phát có tác động dương nhưng nợ công và tương tác của nợ công và lạm phát có tác động âm nên chính phủ các nước này cần hạn chế việc vay nợ để thúc đẩy tăng trưởng. 3. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu trong tương lai (a) Hạn chế của luận án  Tách riêng nợ công thành hai thành phần riêng (nợ trong nước và nợ nước ngoài).  Mẫu nghiên cứu của các nước đang phát triển chỉ dừng lại ở con số 60 quốc gia.  Các quốc gia ở Châu Mỹ Latin trong mẫu nghiên cứu khá nhỏ (11 quốc gia).  Phương pháp ước lượng GMM sai phân cũng có một số hạn chế nhất định (b) Hướng nghiên cứu trong tương lai  Khi có đầy đủ số liệu ở gần như tất cả các nước đang phát triển thì nghiên cứu nên mở rộng ra cho tất cả các quốc gia này.  Nghiên cứu kết hợp tác động ngưỡng của nợ công và ngưỡng lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở một quốc gia cụ thể.  Các nghiên cứu trong tương lai nếu có nên tách riêng phần nợ công thành hai phần: nợ trong nước và nợ nước ngoài.  Sử dụng thêm một số phương pháp ước lượng như GMM Arellano-Bond hệ thống hoặc FE-2SLS.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_no_cong_va_lam_phat_len_tang_truong_kinh_te_o_cac_nuoc_dang_phat_trien_tt_6182.pdf
Luận văn liên quan