[Tóm tắt] Luận án Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD: - Tỷ lệ nợ xấu năm trước có sẽ làm gia tăng RRTD trong năm sau đó. Dự phòng RRTD cao cũng làm tăng RRTD tại các NHTM. Kiểm soát trích lập dự phòng là biện pháp cần thiết nhằm hạn chế được RRTD của NHTM. - NH quản lý chi phí hoạt động không hiệu quả có thể tăng RRTD. - RRTD xảy ra thực sự làm giảm HQKD của NH thông qua mối quan hệ nghịch biến được tìm thấy có ý nghĩa thống kê. - Quy mô NH lớn hơn sẽ tạo ra làm tăng hiệu suất và tăng HQKD của NH. - Quản lý chi phí tốt hơn sẽ mang lại thu nhập cao hơn, làm tăng lợi nhuận NH, từ đó làm tăng. - Quản lý không tốt các khoản thu nhập ngoài lãi sẽ dẫn đến HQKD thấp hơn. Đây được coi là hiệu ứng đảo ngược được tìm thấy có ý nghĩa thống kê. - Tăng trưởng kinh tế tốt sẽ góp phần làm tăng HQKD của NH, khuyến nghị Chính Phủ ổn định vĩ mô giup cho hoạt động NH ổn định hơn.

pdf24 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô:lạm phát, tăng trưởng GDP tác động đáng kể đến nợ xấu. Yếu tố đặc thù của các ngân hàng cũng được kiểm định trong mô hình, trong đó tỷ lệ nợ xấu của năm trước và mức độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng mạnh nhất lên tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Một số nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa RRTD đến HQKD của NHTM thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận, Nicolae Petria (2013), Hasan Ayaydin (2014), sử dụng tỷ ROE (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) làm biến phụ thuộc và nghiên cứu tác động của RRTD đến HQKD cuả ngân hàng. Kết quả cho thấy RRTD có tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh (HQKD) của NHTM. Như vậy, RRTD xuất hiện một cách khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập quốc tế và khủng hoảng tài chính. Hậu quả RRTD có thể dẫn đến lợi nhuận NH sụt giảm, gây bất ổn cho hệ thống NHTM và nền kinh tế. Xuất phát từ những lý do nêu trên việc nghiên cứu tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM tại Việt Nam là yêu cầu cần thiết Khe hở nghiên cứu Có một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM tại Việt Nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu tiếp cận sự tác động của RRTD đến HQKD của NHTM. Xác định RRTD có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến HQKD của các NHTM tại Việt Nam. Tác giả tiếp cận cả hai xu hướng nghiên cứu, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tìm kiếm các yếu tố vĩ mô và yếu tố đặc thù của NHTM ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM Việt Nam trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2015. Kết quả nghiên cứu phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, chỉ rõ yếu tố nợ xấu và dự phòng RRTD có tác động đến HQKD của các NHTM Việt Nam 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, RRTD tác động đến HQKD của 2 các NHTM Việt Nam và gợi ý các giải pháp hạn chế hạn chế RRTD nhằm nâng cao HQKD của các NHTM Việt Nam. Cụ thể: - Xác định các yếu tố ảnh huởng đến RRTD của NHTM. - Tác động của RRTD đến HQKD của NHTM - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến RRTD và tác động của RRTD đến HQKD của NHTM tại NHTM Việt Nam. - Gợi ý các giải pháp hạn chế RRTD nhằm nâng cao HQKD của các NHTM Việt Nam. 1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến RRTD và tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào các yếu tố tác động đến RRTD và HQKD của các NHTM Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ Bankscope của 26 NHTM Việt Nam, số liệu kinh tế vĩ mô của ADB Indicators từ 2005- 2015. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng mô hình Pooled, Fixed Effect, Random Effect và sử dụng phương pháp GMM để giải quyết nội sinh trên dữ liệu bảng đo lường ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTD và sử dụng mô hình Feasible Generalized Least Squares (FGLS) để nghiên cứu tác động của RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu diễn giải, tổng hợp, so sánh, phân tích để thực hiện mục tiêu nghiên cứu tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM và thực trạng RRTD và HQKD của các NHTM Việt Nam. 1.5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI Nội dung của đề tài bao gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và gợi ý giải pháp 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 RỦI RO TÍN DỤNG Tiếp cận từ một số quan điểm, tác giả cho rằng: RRTD là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của NH, khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho NH. Đây là rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh NH nên mọi hoạt động tín dụng và RRTD đều ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như hiệu quả NH, thì RRTD xuất hiện có thể dẫn đến các rủi ro khác gây nên hậu quả nghiêm trọng và phá vỡ tính cân đối và ổn định của NHTM. 2.2 HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHTM NHTM sử dụng các nguồn lực như: lao động, cơ sở vật chất, nguồn tài chính cho các hoạt động chính: nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư. Đây là căn cứ để xác định mức độ hiệu quả và yếu tố tác động đến hiệu quả của NHTM. Tương tự như vậy, trong nghiên cứu về hoạt động ngân hàng, một số tác giả theo cách tiếp cận sản xuất với quan điểm NH như là đơn vị sản xuất (Benston, 1965; Ferrier et al, 1990; Shaffnit et al, 1997; Zenios et al, 1999), một số tác giả theo cách tiếp cận trung gian, NH như các trung gian tài chính (Sealey và Lindley, 1977; Maudos và Pastor, 2003;. Casu et al, 2003), và một số khác theo cách tiếp cận hiện đại cho rằng NH đóng cả hai vai trò (Frexias và Rochet, 1997; Denizer et al, 2000;. Athanassopoulos và Giokas, 2000). 2.3 Tác động của RRTD đến HQKD của NHTM 2.3.1. RRTD tác động đến lợi nhuận và rủi ro của NHTM Khi phát sinh RRTD, nợ xấu tăng dẫn đến doanh thu thấp dẫn đến tình trạng thua lỗ. Hơn nữa nợ xấu phát sinh, các khoản chi phí tăng lên đáng kể: chi phí trả lãi tiền gửi, chi phí quản lý nợ xấu, chi phí trích lập dự phòng RRTD và các chi phí khác liên quan. Việc gia tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận còn lại cũng trở nên thấp hơn so với dự tính ban đầu. Nicolae Petria (2013), RRTD sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến HQKD của NH (được đo lường thông qua chỉ số 4 ROE, ROA), điều này có tác động trực tiếp và làm suy giảm HQKD của NH (Hasan Ayaydin, 2014). 2.3.2 RRTD dẫn đến sự bất ổn trong hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến HQKD của NHTM Nợ xấu gây tổn thất về tài sản cho NH, nếu nợ xấu ở mức cao không sớm được hạn chế sẽ dẫn tới hàng loạt các ảnh hưởng xấu. Những tổn thất thường gặp là mất mát khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản làm giảm uy tín NH. 2.3.3. RRTD ảnh hưởng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Mức độ RRTD cao có thể áp đặt các rủi ro hệ thống trên hệ thống NH mà sau đó dẫn vào làm tổn hại đến các điều kiện kinh tế chung của một quốc gia, cụ thể là các yếu tố kinh tế vĩ mô (Vania Andriani1, Sudarso Kaderi Wiryono, 2015) 2.4 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.4.1 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD Bảng 2.1: Tổng kết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD Tác giả Đối tượng nghiên cứu Biến Mô hình sử dụng Kết quả tác động Rajan và Dhal (2003) Nợ xấu của NHTM ở Ấn Độ (2003 - 2008). -Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu. -Biến độc lập: tăng trưởng dư nợ, dự phòng RRTD, tăng trưởng GDP, thất nghiệp, lãi suất. Dữ liệu bảng với mô hình FEM, REM Quy mô NH tác động ngược chiều đến nợ xấu, tăng trưởng GDP tác động cùng chiều. Môi trường kinh doanh tốt thì nợ xấu có xu hướng giảm. Berge và Boye (2007) Các khoản vay có vấn đề của hệ thống NH Bắc Âu (1993 – 2005) -Biến phụ thuộc: nợ có vấn đề -Biến độc lập: tăng trưởng GDP, thất nghiệp, lãi suất thực, lạm phát. GMM Các khoản cho vay có vấn đề có ảnh hưởng đến mức lãi suất thực và tỷ lệ thất nghiệp. 5 Salas và Saurina (2002) Các biến kinh tế vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu của NH Tây Ban Nha (1985-1997) -Biến phụ thuộc: nợ có vấn đề -Biến độc lập: tăng trưởng GDP, hiệu quả NH, quy mô, tỷ lệ thu nhập cận biên, tỷ lệ đòn bẩy, chỉ số sức mạnh thị trường. Dữ liệu bảng với FEM, REM Tỷ lệ nợ xấu. Quy mô tác động ngược chiều với RRTD, tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều với RRTD, tăng trưởng GDP tác động ngược chiều đến nợ có vấn đề. Zribi và Boujelbène (2011) Xem xét biến kinh tế vĩ mô và vi mô có khả năng kiểm soát RRTD của 10 NHTM Tunisia (1995-2008). -Biến phụ thuộc: RRTD -Biến độc lập: cơ cấu sở hữu, các quy định bảo đảm an toàn vốn, lợi nhuận, GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, và lãi suất Dữ liệu bảng REM, FEM Cơ cấu sở hữu, lợi nhuận và các chỉ số kinh tế vĩ mô (tăng trưởng nhanh chóng của GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, và lãi suất ảnh hưởng đến RRTD. Louzis et al. (2012) Các yếu tố kinh tế vĩ mô và các biến trong NH ảnh hưởng đến nợ xấu trong hệ thống NH Hy Lạp (2003-2009). -Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu -Biến độc lập: tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, và nợ công, ROE, tỷ lệ thanh khoản, tỷ số phi hiệu quả, quy mô NH. Dynamic Panel Data, GMM. Các khoản vay có vấn đề do các biến kinh tế vĩ mô (tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, và nợ công). Ahlem Selma Messai (2013) Nghiên cứu yếu tố tác động đến nợ xấu của 85 ngân hàng trong ba nước (Italia, Hy Lạp và Tây Ban Nha) (2004-2008). -Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu -Biến độc lập: GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng dư nợ TD, dự phòng RRTD. Dữ liệu bảng, FEM, REM. Tốc độ tăng trưởng của GDP, ROA tác động tiêu cực với nợ xấu, thất nghiệp và lãi suất tác động tích cực với nợ xấu. Marijana Curak, Sandra Pepur và Klime Poposki (2013) Nghiên cứu các yếu tố quyết định nợ xấu trong hệ thống NH Đông Nam Châu Âu (2003-2010). -Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu -Biến độc lập: GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tăng trưởng dư nợ tín dụng, ROA, lạm phát. Dữ liệu bảng 69 NH tại 10 quốc gia, GMM. Có mối quan hệ tiêu cực giữa quy mô NH và tỷ lệ nợ xấu. 6 Bucur và cộng sự (2014) Sự tương tác giữa kinh tế vĩ mô đến RRTD tại Rumani (2008-2013) -Biến phụ thuộc: điểm tín dụng -Biến độc lập: GDP, lạm phát, cung tiền, tỷ lệ thất nghiệp. Hồi quy đa biến, SPSS. Tốc độ tăng trưởng cung tiền và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ nghịch với RRTD và tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ cùng chiều. Tehulu và cộng sự (2014) Kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD tại NHTM Ethiopia (2007 - 2011). -Biến phụ thuộc: dự phòng RRTD, -Biến độc lập: tăng trưởng tín dụng, quy mô NH, tỷ lệ sở hữu, kém hiệu quả, thanh khoản, lợi nhuận. Dữ liệu bảng, GLS. Tăng trưởng TD và quy mô của NH có tác động ngược chiều đến RRTD. Hoạt động kém hiệu quả và tỷ lệ sở hữu có tác động tích cực đến RRTD. Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015) Yếu tố tác động đến RRTD: bằng chứng nghiên cứu các quốc gia với các NHTM (2005-2011). -Biến phụ thuộc: dự phòng RRTD, -Biến độc lập: tỷ lệ lạm phát, GDP, lãi suất, thất nghiệp, tỷ giá, hiệu quả, đòn bẩy, quy mô, lợi nhuận, dự phòng RRTD. Dynamic Panel Data. Các biến kinh tế vĩ mô được sử dụng đều ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu. Đào Thị Thanh Bình và Đỗ Vân Anh (2013) Nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu NHTM Việt Nam (2008-2012) -Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu -Biến độc lập: quy mô NH,ROE, GDP, lạm phát. Dữ liệu bảng 14 NHTM Việt Nam, FEM, REM. Quy mô NH tác động tích cực đến nợ xấu.ROE có tác động tiêu cực đến nợ xấu. Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng (2013) Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam (2005 -2011). -Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu -Biến độc lập: GDP, lạm phát, tăng trưởng tín dụng, quy mô NH. Dữ liệu bảng, REM, FEM, GMM. Lạm phát, tăng trưởng GDP tác động đến nợ xấu. Nợ xấu có ảnh hưởng năm tiếp theo. Quy mô có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM (2009 – 2012). -Biến phụ thuộc: dự phòng RRTD -Biến độc lập: tăng trưởng TD, quy mô NH, tăng trưởng GDP. Mô hình GMM với dữ liệu bảng 26 NHTM . RRTD, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ tăng trưởng GDP độ trễ một năm tác động RRTD. 7 Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Nguyễn Minh Kiều (2015), Xác định nhóm yếu tố đặc điểm NH ảnh hưởng đến RRTD tại các NHTM Việt Nam (2010- 2013). -Biến phụ thuộc: dự phòng RRTD -Biến độc lập: tăng trưởng tín dụng, quy mô dư nợ, và tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập cho vay. Dữ liệu bảng 32 NHTM Việt Nam với phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (OLS). Tăng trưởng tín dụng, quy mô dư nợ, và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động cho vay tác dộng đến RRTD. Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan 2.4.2 Tác động của RRTD đến hiệu quả kinh doanh của NHTM Bảng 2.2: Tổng kết các nghiên cứu về tác động của RRTD đến hiệu quả HĐKD của NHTM Tác giả Đối tượng nghiên cứu Biến Mô hình sử dụng Kết quả tác động Athanasolou và cộng sự (2006) Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NH Hy Lạp (1985 – 2001) -Biến phụ thuộc: ROE, ROA, -Biến độc lập: trích lập dự phòng RRTD, tỷ lệ VCSH/TTS, chi phí hoạt động. Dữ liệu bảng, FEM, REM, 3GLS. Các yếu tố nội tại trong NH như: trích lập dự phòng RRTD, tỷ lệ VCSH/TTS, chi phí hoạt động đều có tác động đến lợi nhuận NH. Hasan và Sanchez (2007) Các yếu tố quyết định đến hiệu quả của các NHTM ở Mỹ Latinh (1996-2003) Biến phụ thuộc: hiệu quả ngân hàng; Biến độc lập: mức độ vốn hóa, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ dự phòng RRTD, lao động, dư nợ TD. Mô hình DEA Tỷ lệ dự phòng RRTD có mối quan hệ ngược chiều với HQKD NH; mức độ vốn hóa, tỷ suất lợi nhuận có tác động cùng chiều đến hiệu quả NH. Aremu Mukaila Ayanda (2013) Hiệu quả của các ngân hàng ở Nigeria (1980-2010) -Biến phụ thuộc: ROE, ROA, NIM -Biến độc lập: dự phòng RRTD, tỷ lệ cho vay/TTS, VCSH/TTS, quy mô NH, GDP. Mô hình ECM Dự phòng RRTD, tỷ lệ cho vay/TTS, VCSH/TTS có tác động ngược chiều tới hiệu quả NH. Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến HQKD NH.. Nicolae Petria (2013) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng của 27 nước EU (2004- 2011). -Biến phụ thuộc: ROE, ROA -Biến độc lập: quy mô, RRTD, hiệu quả chi phí, thanh khoản, HHI, GDP, lạm phát. Dữ liệu bảng, REM, FEM. RRTD có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả NH được đo lường thông qua biến ROE. 8 Hasan Ayaydin (2014) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến vốn và lợi nhuận của các NH Thổ Nhĩ Kỳ (2003-2011). -Biến phụ thuộc: NIM, ROE, ROA, -Biến độc lập: dự phòng RRTD, tỷ lệ vốn, sở hữu nước ngoài, HHI, thanh khoản, lạm phát, GDP. Dữ liệu bảng, GMM. Dự phòng RRTD có tác động tiêu cực đến hiệu quả NH được đo lường qua biến ROE. Zou và cộng sự (2014) Xem xét mối quan hệ giữa RRTD và lợi nhuận của các NHTM ở Châu Âu (2007-2012) -Biến phụ thuộc: ROE và ROA -Biến độc lập: tỷ lệ nợ xấu, CAR, quy mô NH. OLS RRTD không có ảnh hưởng tích cực trên lợi nhuận của các NHTM. Tỷ lệ nợ xấu có tác động đáng kể đến ROE và ROA . Alshatti (2015) Kiểm tra tác động của RRTD đến hiệu quả tài chính của các NHTM Jordan (2005 - 2013) -Biến phụ thuộc: ROA và ROE -Biến độc lập: CAR, tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ nợ xấu, dự phòng RRTD. Dữ liệu bảng. RRTD được xem xét trong nghiên cứu này có ảnh hưởng đến hiệu quả của các NHTM.. Samuel (2015) Ảnh hưởng của RRTD đến lợi nhuận của các NHTM Nigeria. -Biến phụ thuộc: ROA -Biến độc lập:. nợ xấu/dư nợ tín dụng, dư nợ tín dụng/tổng tiền gửi. OLS Tỷ lệ cho vay có mối quan hệ nghịch chiều đến lợi nhuận . Gizaw và cộng sự (2015) Anh hưởng của RRTD đến hiệu quả của các NH Ethiopia (2003- 2004). -Biến phụ thuộc: ROE, ROA -Biến độc lập: CAR, tỷ lệ nợ xấu, dự phòng RRTD. Dữ liệu bảng và phân tích hồi quy đa biến. Tỷ lệ nợ xấu, dự phòng RRTD có ảnh hưởng đến hiệu quả của các NH Ethiopia. Kodithuwakku (2015) Xác định tác động RRTD đến hiệu quả của các NHT ở Sri Lanka. -Biến phụ thuộc: ROA -Biến độc lập: dự phòng/tổng dư nợ, dự phòng/tổng nợ xấu, dự phòng/ TTS, Nợ xấu /dư nợ. Hồi quy đa biến, Eview. Các khoản cho vay và các quy định có tác động đến khả năng sinh lời của NH. Nguyễn Việt Hùng (2008) Phân tích các nhân tố ảnh Các yếu tố chi phí đầu vào và đầu ra. DEA Tỷ lệ nợ xấu, dư nợ/TT, tỷ lệ tiền gửi/ tổng dư nợ, 9 hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 32 NHTM Việt Nam (2001– 2005). tỷ lệ tổng chi phí/ tổng doanh thu, tỷ lệ thu từ lãi/thu từ hoạt động có tác động ngược chiều đến hiệu quả. Tỷ lệ thị phần, VCSH/TTS có tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của NH. Trịnh Quốc Trung (2013) và Nguyễn Văn Sang. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 39 NHTM Việt Nam (2005-2013) -Biến phụ thuộc: ROE,ROA -Biến độc lập: chi phí/doanh thu, tiền gửi/tiền vay, vốn/ TTS, thị phần, cho vay/TTS, nợ quá hạn/dư nợ. Mô hình hồi quy Tobit. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động càng giảm. Tỷ lệ cho vay/TTS càng cao thì hiệu quả hoạt động càng cao. Tổng chi phí hoạt động/ doanh thu có tương quan nghịch với ROE; hệ số tự tài trợ càng cao lại làm giảm ROE. Nguồn: tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương này, tác giả đã giới thiệu khái quát nền tảng lý thuyết và cách thức đo lường của RRTD trong NHTM. Nguyên nhân và ảnh hưởng của RRTD đến nền kinh tế nói chung, HQKD của ngân hàng nói riêng cũng đã được phân tích. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD, tác động của RRTD đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng đã được tác giả trình bày cụ thể. Đó là cơ sở nền tảng cho nghiên cứu ở các chương sau. 10 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở tiếp cận lý thuyết về RRTD và HQKD của NHTM tác giả lựa chọn và xác định các vấn đề nghiên cứu chủ yếu, thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng mô hình hồi quy đa biến bằng cách hồi quy theo mô hình Pooled, Fixed Effect, Random Effect và sử dụng phương pháp GMM để giải quyết nội sinh trên dữ liệu bảng Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu diễn giải, tổng hợp, so sánh, phân tích để thực hiện mục tiêu nghiên cứu. 3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RRTD Các nghiên cứu gần đây cho vấn đề này đều sử dụng dữ liệu dạng bảng động (Dynamic Panel Data ), ví dụ Cheng và Kwan (2000), Calderon và Chong (2001), Salas và Saurina (2002), Beck và Levine (2004), Santos-Paulino và Thirlwall (2004) và Carstensen và Toubal (2004) Athanasoglou et al. (2009) và Merkl và Stolz (2009). Tác giả lựa chọn mô hình hồi quy đa biến phù hợp với các nghiên cứu trước đây, dựa theo mô hình nghiên cứu của các tác giả Hasna Chaibi và Zied Ftiti năm 2015 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTM: NPLit = α+ γNPLi,t-1 + βjXi,t + vi + εi,t (1) Trong đó: α là hệ số chặn NPLi,t-1 là tỷ lệ nợ xấu của NH i vào năm t. Tỷ lệ nợ xấu đã được sử dụng để đo lường mức độ RRTD (Vania Andriani, Sudarso Kaderi Wiryono, 2015) γ là tác động của biến trễ tỷ lệ nợ xấu đến tỷ lệ nợ xấu năm t Xi,t là vector các biến độc lập, bao gồm cả biến vĩ mô và biến nội tại trong NH. Biến nội tại trong NH: ETAi,t , LEVi,t , SIZE i,t , EFFi,t , ROE i,t , NII i,t , PLL i,t; biến vĩ mô: GGDPt , INRt , INFt , UNRt , EXRt βj là tác động của vector biến độc lập đến tỷ lệ nợ xấu vi là các đặc điểm riêng không quan sát được giữa các NH εi,t là phần dư của mô hình Biến trễ của biến phụ thuộc là NPLi,t-1 có tương quan với vi. Nên nếu ước lượng bằng phương pháp bình phương 11 nhỏ nhất OLS sẽ gây ra ước lượng bị chệch và không vững. Phương trình hồi quy (1) sẽ vững nếu được ước lượng bằng phương pháp GMM (Generalized method of moments) Arellano và Bond (1991) * Biến nội tại trong ngân hàng: (1) Dự phòng RRTD (LLR ) = Loan loss reserve/Total loan (Dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ. Giả thuyết 1: Có mối quan hệ cùng chiều giữa dự phòng RRTD với tỷ lệ nợ xấu. (2) Kém hiệu quả chi phí hoạt động (EFF- Operating inefficiency) = Operating expenses/Operating income = Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động. Giả thuyết 2: Có mối tương quan cùng chiều giữa sự kém hiệu quả chi phí hoạt động với tỷ lệ nợ xấu. (3) Đòn bẩy (LEV) = Total liabilities/Total assets = Tổng huy động/Tổng tài sản.Giả thuyết 3: Có mối tương quan cùng chiều giữa đòn bẩy với tỷ lệ nợ xấu. (4)Thu nhập ngoài lãi (NII ) = Non-interest income/Total income (Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập. Giả thuyết 4: Có mối tương quan ngược chiều giữa thu nhập ngoài lãi với tỷ lệ nợ xấu. (5) Quy mô ngân hàng (SIZE ) = Natural log of total assets (Logarit Tổng tài sản. Giả thuyết 5: Có mối tương quan cùng chiều giữa quy mô NH với tỷ lệ nợ xấu. (6) Lợi nhuận ngân hàng (ROE) = Net income/Total equity. Giả thuyết 6: Có mối tương quan ngược chiều giữa lợi nhuận ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu. * Biến vĩ mô (7) Lạm phát (INF) = Inflation rate. Giả thuyết 7: Có mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ nợ xấu. (8) Tăng trưởng GDP (GGDP) = GDP growth Giả thuyết 8: Có mối tương quan nghịch chiều giữa tăng trưởng GDP với tỷ lệ nợ xấu. (9) Lãi suất danh nghĩa (INR) = Real interest rate. Giả thuyết 9: Có mối tương quan cùng chiều giữa lãi suất danh nghĩa với tỷ lệ nợ xấu. (10) Tỷ lệ thất nghiệp (UNR) = Unemployment rate. Giả thuyết 10: Có mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ nợ xấu. (11) Tỷ giá (EXR) = Exchange rates. Giả thuyết 11: Có mối tương quan ngược chiều giữa tỷ giá hối đoái với tỷ lệ nợ xấu. 12 Bảng 3.1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 1 Biến Cách tính Kỳ vọng Biến phụ thuộc đo lường RRTD: Tỷ lệ nợ xấu (NPL) Nợ xấu/Tổng dự nợ Biến độc lập Nội tại ngân hàng Dự phòng RRTD (LLR) Dự phòng RRTD/Tổng dư nợ + Kém hiệu quả chi phí hoạt động (EFF) Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động + Đòn bẩy (LEV) Tổng huy động/Tổng tài sản + Thu nhập ngoài lãi (NII) Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập - Quy mô (SIZE) Logarit Tổng tài sản + Lợi nhuận (ROE) Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu - Biến kinh tế vĩ mô Lạm phát (INF) Tỷ lệ lạm phát + Tăng trưởng GDP (GGDP) Tỷ lệ tăng trưởng GDP - Lãi suất danh nghĩa (INR) Lãi suất danh nghĩa + Tỷ lệ thất nghiệp (UNR) Tỷ lệ thất nghiệp + Tỷ giá hối đoái (EXR) Tỷ giá VND/USD - Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan 3.3 MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM Các tác giả Nicolae Petria (2013), Hasan Ayaydin (2014), Aremu Mukaila Ayanda (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của NHTM, các nghiên cứu trên đều kết luận: tỷ lệ nợ xấu và dự phòng RRTD có tác động đến HQKD của NHTM. Sử dụng biến ROE, ROA làm biến phụ thuộc, RRTD được đại diện bằng biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) và tỷ lệ dự phòng RRTD (PLL), các biến kiểm soát khác cũng 13 được đưa vào mô hình thông qua vectơ X. Mô hình hồi quy đa biến sử dụng, tham khảo từ các các nghiên cứu của Athanasolou và cộng sự (2006), Aremu Mukaila Ayanda (2013), Hasan Ayaydin (2014), Alshatti (2015) cụ thể như sau: (ROEit, ROAit) = α+ β1NPLi,t + β2PLLi,t + βjXi,t + vi + εi,t (2) Trong đó: α là hệ số chặn β1 và β2 là tác động của NPL và PLL đến ROE, ROA. Xi,t là vector các biến: bao gồm biến nội tại trong ngân hàng: EFFi,t, LEVi,t, NIIi,t, SIZEi,t và các biến vĩ mô: GGDPt , INRt , INFt , UNRt , EXRt βj là tác động của các biến độc lập i đến ROE, ROA vi là các đặc điểm riêng không quan sát được giữa các NHTM. εi,t là phần dư của mô hình. Tác giả sẽ ước lượng bằng bốn mô hình Pooed OLS, Fixed Effect và Random Effect và FGLS trên dữ liệu bảng để xem xét sự tác động của của RRTD đến HQKD của các NHTM. Giả thuyết 12: có mối tương quan ngược chiều giữa NPL, LLP với ROE và ROA Bảng 3.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 2 Biến Cách tính Kỳ vọng Lợi nhuận (ROE) Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận (ROA) Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản Tỷ lệ nợ xấu (NPL) Nợ xấu/Tổng dự nợ - Dự phòng RRTD (LLR) Dự phòng RRTD/Tổng dư nợ - Đòn bẩy (LEV) Tổng huy động/Tổng tài sản - Thu nhập ngoài lãi (NII) Thu nhập ngoài lãi/Tổng thu nhập + Quy mô (SIZE) Logarit Tổng tài sản + Kém hiệu quả (EFF) Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động - Biến kinh tế vĩ mô Lạm phát (INF) Tỷ lệ lạm phát +/- 14 Tăng trưởng GDP (GGDP) Tỷ lệ tăng trưởng GDP + Lãi suất danh nghĩa (INR) Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ thất nghiệp (UNR) Tỷ lệ thất nghiệp - Tỷ giá hối đoái (EXR) Tỷ giá VND/USD +/- Nguồn: tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu có liên quan 3.3 DỮ LIỆU Dữ liệu nội bộ ngân hàng được lấy từ Bankscope và báo cáo tài chính đã kiểm toán và của 26 NHTM Việt Nam từ năm 2005 - 2015. Tác giả sử dụng số liệu của 26 NHTM, tổng tài sản của 26 NHTM chiếm trên 75% tổng tài sản NHTM tại Việt Nam, đảm bảo tính đại diện cho các NHTM Việt Nam. Dữ liệu vĩ mô được trích xuất trong ADB Indicators từ năm 2005 đến năm 2015. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 Nội dung chương này phân tích và lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM Việt Nam với dữ liệu bảng động (Dynamic Panel Data); biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu đại diện cho RRTD. Nghiên cứu tác động của RRTD đến HQKD. Các biến vĩ mô và các biến nội tại trong ngân hàng đã được lần lượt phân tích và lựa chọn. Các giả thuyết được trình bày cụ thể nhằm xác định chiều hướng tác động của các biến. CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RRTD VÀ HQKD CỦA CÁC NHTM Theo các nghiên cứu thực nghiệm, các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến RRTD cũng như HQKD của NHTM. Trong thời gian qua kinh tế Việt Nam có nhiều biến động trước tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự thay đổi trong tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất, tỷ giá sẽ làm thay đổi tình hình kinh tế vĩ mô. Sự thay đổi trong chính sách tiền tệ, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kênh tín dụng của NH, phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến HQKD của NHTM. 15 4.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 4.2.1 Rủi ro tín dụng Dư nợ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng: Hoạt động tín dụng vẫn chiếm khoảng 60-80% tổng tài sản của NHTM, nên thu nhập tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của các NHTM. Tăng trưởng tín dụng trung bình năm 2008 – 2015 đạt 19,15%. Tỷ lệ nợ xấu và chi phí dự phòng RRTD gia tăng: Hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam phát triển theo hướng tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng nhưng lại không tập trung nâng cao chất lượng tín dụng cùng với những biến động bất lợi của nền kinh tế nên chất lượng tín dụng giảm mạnh. Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu là 4.08%. Trong năm 2013, 2014 đã giảm xuống và năm 2015 là 2,55%. 4.2.2 Hiệu quả kinh doanh ROA và ROE có chiều hướng gia tăng trong giai đoạn 2008-2010. Tuy nhiên, giai đoạn 2008 – 2015 cả chỉ số ROA và ROE đều có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh năm 2012 (ROA giảm 43,12%, ROE giảm 46,8%). Năm 2013 và 2014, khả năng sinh lời của các NHTM tăng so với năm 2012 nhưng cũng chỉ tương đương với 50% mức bình quân giai đoạn 2009-2011. Bảng 4.1: Khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Việt Nam qua các năm 4.3 TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 4.3.1 Rủi ro tín dụng làm suy giảm lợi nhuận 4.3.2 Dự phòng RRTD gia tăng làm suy giảm lợi nhuận 4.3.3 Tái cơ cấu ngân hàng nhằm hạn chế RRTD và cải thiện hiệu quả kinh doanh Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ROA (%) 1,29 1,01 1,29 1,09 0,62 0,49 0,51 0,4 ROE (%) 14,56 10,42 14,56 11,88 6,31 5,56 5,49 5,7 16 4.4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Bảng 4.2. Thống kê mô tả dữ liệu mô hình 1 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max NPL 233 0.022471 0.015822 0.001 0.1246 LLR 271 0.01115 0.006623 0.000129 0.037018 EFF 262 0.487958 0.190311 0.079532 2.0527 LEV 276 0.869828 0.11084 0.015271 1.129474 NII 264 0.160688 0.271395 -2.00369 0.785564 SIZE 276 17.34343 1.619804 11.88353 20.56153 ROE 275 0.114088 0.074759 0.000749 0.444905 GGDP 286 6.246387 0.742069 5.247367 7.547248 INF 286 9.280675 6.03656 0.63 23.11632 UNR 286 2.206564 0.262572 1.8 2.6 EXR 286 18932.05 2319.773 15916 22380.54 INR 286 9.820909 2.178888 7.62 13.46 Nguồn: Tác giả tính toán trên STATA 13 Tác giả kiểm định hệ số tương quan và mô hình các biến không bị đa cộng tuyến.Tác giả tiếp tục ước lượng cả 3 mô hình Pooled, mô hình FEM và mô hình REM. Tuy nhiên như đã phân tích ở trên do hiện tượng nội sinh trong mô hình, nên tác giả sẽ hồi quy theo phương pháp GMM của Ahmad and Ariff (2007), Podpiera and Weill (2008), Louzis et al. (2012), Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015) ) trên dữ liệu bảng. Kết quả phân tích cuối cùng dựa trên kết quả hồi quy theo GMM. Bảng 4.3. Bảng kết quả hồi quy mô hình 1 Variable Pooled FEM REM GMM NPL NPL NPL NPL L.NPL 0.172*** 0.0773 0.172*** 0.0868* [2.69] [1.15] [2.69] [1.79] LLR 1.269*** 1.829*** 1.269*** 2.151*** [7.90] [9.06] [7.90] [8.60] EFF 0.01 0.00754 0.01 0.00175 [1.31] [0.84] [1.31] [0.27] LEV -0.00281 -0.00789 -0.00281 -0.00302 [-0.31] [-0.74] [-0.31] [-0.53] 17 NII 0.0140** 0.0138** 0.0140** 0.0120*** [2.57] [2.24] [2.57] [3.75] SIZE -0.00332*** -0.00652** -0.00332*** -0.00774*** [-3.28] [-2.17] [-3.28] [-4.27] ROE -0.0192 -0.00874 -0.0192 -0.000479 [-1.16] [-0.45] [-1.16] [-0.03] GGDP 0.000113 0.000943 0.000113 -0.000662 [0.06] [0.51] [0.06] [-0.75] INF -0.000289 -0.000264 -0.000289 -0.000146 [-0.93] [-0.86] [-0.93] [-1.28] UNR -0.00458 -0.00604 -0.00458 -0.00421** [-1.09] [-1.48] [-1.09] [-2.37] EXR 8.57E-07 1.23E-06 8.57E-07 0.00000246** * [1.11] [1.07] [1.11] [4.63] INR 0.00194** 0.00127 0.00194** 0.000844* [2.07] [1.35] [2.07] [1.88] _cons 0.0347 0.0890** 0.0347 0.0886*** [1.24] [2.17] [1.24] [3.95] Kiểm định Chow (p- value) 0.0108 Kiểm định Hausman (p-value) 0.00 Kiểm định Bresh- Pagan (p-value) 1 Kiểm địn Sargan (p- value) 1 Kiểm địn TTQ (p- value) 0.0508 N 204 204 204 176 R-sq 0.452 0.469 T statistics in brackets * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 Nguồn: Tác giả tính toán trên STATA 13 Như vậy, sử dụng mô hình GMM với biến trễ của NPL làm biến công cụ đã giải quyết được hiện tượng nội sinh trong mô hình. Các kết quả tìm thấy được là vững và có thể tin cậy. 4.4.2 Tác động của RRTD đến HQKD của NHTM Đối với biến phụ thuộc hiệu quả kinh doanh ROE, có giá trị cao nhất đạt 0.444905, trong khi đó giá trị thấp nhất là 0.000749, giá trị trung bình của ROE là 0.114088. HQKD của các NH trong mẫu biến động khá chênh lệch nhau với độ lệch chuẩn 0.074759. 18 Bảng 4.4. Thống kê mô tả dữ liệu mô hình 2 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max ROE 275 0.114088 0.074759 0.000749 0.444905 NPL 233 0.022471 0.015822 0.001 0.1246 LLR 271 0.01115 0.006623 0.000129 0.037018 EFF 262 0.487958 0.190311 0.079532 2.0527 LEV 276 0.869828 0.11084 0.015271 1.129474 NII 264 0.160688 0.271395 -2.00369 0.785564 SIZE 276 17.34343 1.619804 11.88353 20.56153 GGDP 286 6.246387 0.742069 5.247367 7.547248 INF 286 9.280675 6.03656 0.63 23.11632 UNR 286 2.206564 0.262572 1.8 2.6 EXR 286 18932.05 2319.773 15916 22380.54 INR 286 9.820909 2.178888 6.5 13.46 Nguồn: Tác giả tính toán trên STATA 13 NPL đại diện cho RRTD, có giá trị cao nhất 0.1246, thấp nhất là 0.001 trung bình là 0.0228159, độ biến động so với giá trị trung bình là 0.0165691. LLR cũng đại diện cho rủi ro tín dụng, có giá trị cao nhất lên tới 0.0370178, thấp nhất là 0.0001286, giá trị trung bình là 0.0111129 với độ lệch chuẩn là 0.006813 cho thấy sự biến động khá ít của tỷ lệ LLR trong mẫu các ngân hàng đang nghiên cứu. Bảng 4.5. Bảng kết quả hồi quy mô hình 2 với ROE Variable Pooled FEM REM FGLS ROE ROE ROE ROE NPL -0.26 -0.0721 -0.124 -0.211 [-0.91] [-0.26] [-0.46] [-1.04] LLR -1.064 -0.763 -0.926 -1.644*** [-1.38] [-0.80] [-1.10] [-3.03] EFF -0.118*** -0.128*** -0.123*** -0.191*** [-4.67] [-4.46] [-4.72] [-12.47] LEV -0.0614 -0.0715* -0.0712* -0.0542** [-1.60] [-1.66] [-1.86] [-2.08] NII -0.0139 -0.00625 -0.0102 -0.0129 [-0.65] [-0.28] [-0.49] [-1.47] SIZE 0.0297*** 0.0242** 0.0288*** 0.0319*** [7.61] [2.37] [5.45] [11.17] GGDP 0.0249*** 0.0234*** 0.0240*** 0.0126*** [3.57] [3.54] [3.74] [3.56] INF -0.00379*** -0.00359*** -0.00363*** -0.00150** [-2.80] [-2.90] [-2.97] [-2.16] UNR -0.0241 -0.0174 -0.0197 -0.0184** [-1.50] [-1.19] [-1.36] [-2.39] 19 EXR -0.0000172*** - 0.0000147*** -0.0000163*** - 0.0000122** * [-6.90] [-3.79] [-6.34] [-9.41] INR 0.0159*** 0.0151*** 0.0153*** 0.00633*** [3.93] [4.02] [4.16] [3.09] _CONS -0.172 -0.119 -0.167 -0.140*** [-1.60] [-0.84] [-1.57] [-2.60] N 230 230 230 230 R-sq 0.565 0.485 Kiểm định Chow (p-value) 0.0000 Kiểm định Hausman (p-value) 0.9382 Kiểm định Breusch- Pagan (p-value) 0.0000 t statistics in brackets * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 Nguồn: Tác giả tính toán trên STATA 13 Mô hình được sử dụng khi tìm hiểu sự tác động của RRTD đến HQKD ngân hàng đã kiểm soát được các vấn đề về đa cộng tuyến, tự tương quan. Tuy nhiên, khi kiếm định phương sai của phần dư, phát hiện phần dư của mô hình có phương sai thay đổi. Nên tác giả đã hồi quy mô hình theo FGLS để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi. Bảng 4.5. Bảng kết quả hồi quy mô hình 2 với ROA Variable Pooled FEM REM FGLS ROA ROA ROA ROA NPL -0.0858*** -0.0653** -0.0757** -0.0601** [-2.67] [-2.01] [-2.38] [-2.57] LLR 0.00831 0.071 0.0286 -0.0804 [0.10] [0.65] [0.31] [-1.58] EFF -0.0200*** -0.0197*** -0.0197*** -0.0327*** [-7.02] [-5.96] [-6.68] [-14.84] LEV -0.0193*** -0.0112** -0.0181*** -0.0127*** [-4.45] [-2.25] [-4.13] [-3.20] NII -0.000167 0.00426* 0.000908 0.00309* [-0.07] [1.66] [0.37] [1.83] SIZE -0.00145*** -0.00487*** -0.00173*** -0.000613** [-3.29] [-4.13] [-3.39] [-2.10] GGDP 0.00166** 0.00155** 0.00168** -0.000142 [2.10] [2.04] [2.20] [-0.29] INF -0.000481*** - -0.000475*** -0.000217** 20 0.000505*** [-3.15] [-3.55] [-3.25] [-2.48] UNR -0.0018 -0.000888 -0.00152 -0.00019 [-0.99] [-0.53] [-0.87] [-0.19] EXR - 0.000000724** 0.000000387 - 0.000000617** - 0.000000215 [-2.58] [0.87] [-2.17] [-1.24] INR 0.00168*** 0.00181*** 0.00168*** 0.000989*** [3.67] [4.18] [3.82] [3.71] _CONS 0.0615*** 0.0887*** 0.0616*** 0.0478*** [5.08] [5.43] [5.11] [6.40] N 230 230 230 230 R-sq 0.535 0.557 Kiểm định Chow (p-value) 0.0000 Kiểm định Hausman (p- value) 0.0000 Kiểm định Breusch-Pagan (p-value) 0.0011 t statistics in brackets * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 Nguồn: Tác giả tính toán trên STATA 13 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Trong chương 4, đề tài đã tiến hành phân tích, lựa chọn mô hình phù hợp nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD và ảnh hưởng của RRTD đến HQKD của các NHTM Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2015. Các kết quả của mô hình hồi quy đã lần lượt được phân tích, chiều hướng tác động và mức ý nghĩa thống kê đã được phân tích. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP 5.1 KẾT LUẬN Sử dụng phương pháp GMM (Generalized method of moments) hồi quy trên dữ liệu bảng động nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến RRTD. Tác giả phát hiện: Tỷ lệ nợ xấu năm hiện tại thực sự chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ nợ xấu năm trước đó. Biến L.NPL tác động cùng chiều đến RRTD, với mức ý nghĩa 1%. Tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa dự phòng RRTD với tỷ lệ nợ xấu ở mức ý nghĩa 21 1%. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu và dự phòng RRTD có ảnh hưởng cùng chiều đến RRTD tại các NHTM Việt Nam. Tìm thấy mối quan hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê giữa kém hiệu quả và tỷ lệ nợ xấu trong kết quả hồi quy. Các NH quản lý chi phí không hiệu quả có thể gặp vấn đề về cho vay, từ đó dẫn tới gia tăng RRTD. Tỷ lệ đòn bẩy và tỷ lệ nợ xấu được tìm thấy có mối quan hệ nghịch biến với mức ý nghĩa 10%. Khi NH sử dụng đòn bẩy vốn từ bên ngoài, huy động nhiều hơn thì RRTD lại không tăng cao hơn. Đối với biến vĩ mô, chỉ tìm được ý nghĩa thống kê trong mối quan hệ cùng giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ nợ xấu với mức ý nghĩa 5%. Điều này hàm ý rằng lãi suất gia tăng sẽ khiến cho khách hàng khó trả nợ hơn, RRTD nhiều hơn. Các kết quả RRTD thực sự ảnh hưởng đến HQKD của NHTM. Tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ xấu (NPL) và ROE với mức ý nghĩa thống kê 1%. Bảng 5.1. Bảng tổng kết dấu kết quả hồi quy mô hình 1 Biến Kỳ vọng Kết quả hồi quy Mức ý nghĩa Biến nội tại ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu năm trước (L.NPL) + + 1% Dự phòng RRTD (LLR) + + 1% Kém hiệu quả (EFF) + + 1% Đòn bẩy (LEV) + - 10% Thu nhập ngoài lãi (NII) - + Quy mô (SIZE) + - Biến kinh tế vĩ mô Lạm phát (INF) + - Tăng trưởng GDP (GGDP) - - Lãi suất danh nghĩa (INR) + + 5% Tỷ lệ thất nghiệp (UNR) + - Tỷ giá hối đoái (EXR) - + Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu Tỷ lệ đòn bẩy (LEV) và HQKD được tìm thấy có mối quan hệ đồng biến với mức ý nghĩa 1%. NH cân đối và kiểm soát tốt các nguồn huy động này và có phương án cho vay thích hợp nhằm tối đa hóa được lợi nhuận với chi phí thấp. Tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa thu nhập ngoài lãi và HQKD với mức ý nghĩa 1%. Đây là hiệu ứng đảo 22 ngược bởi vì không phải lúc nào NH cũng có thể quản lý hiệu quả các khoản thu nhập ngoài lãi. Tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa quy mô NH và HQKD với mức ý nghĩa thống kê 1%. Quy mô lớn hơn có thể tạo ra tính kinh tế theo quy mô, tăng hiệu suất và tăng HQKD của NH. Tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa quản lý chi phí kém hiệu quả và HQKD trong kết quả hồi quy với mức ý nghĩa thống kê 1%. Việc quản lý chi phí tốt hơn sẽ mang lại thu nhập cao hơn cho NH, làm tăng lợi nhuận và HQKD. Đối với các biến kinh tế vĩ mô, tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa tăng trưởng GDP và ROE với mức ý nghĩa 5%. Khi thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng tốt, thì tình hình hoạt động kinh doanh của NH sẽ tốt hơn, từ đó hiệu quả hoạt động sẽ tăng và ngược lại. Tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ giá hối đoái và HQKD của NH với mức ý nghĩa 1%. Tỷ giá tăng cao sẽ làm suy giảm HQKD của NHTM. Bảng 5.2. Bảng tổng kết dấu kết quả hồi quy mô hình 2 Biến Kỳ vọng Kết quả hồi quy Mức ý nghĩa Tỷ lệ nợ xấu (NPL) - - 1% Dự phòng RRTD (LLR) - - Đòn bẩy (LEV) - + 1% Thu nhập ngoài lãi (NII) + - 1% Quy mô (SIZE) + + 1% Kén hiệu quả (EFF) - - 1% Biến kinh tế vĩ mô Lạm phát (INF) +/- - Tăng trưởng GDP (GGDP) + + 5% Lãi suất danh nghĩa (INR) - + Tỷ lệ thất nghiệp (UNR) - - Tỷ giá hối đoái (EXR) +/- - 1% Nguồn: tác giả tổng hợp từ kết quả nghiên cứu 5.2 GIẢI PHÁP TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH Thứ nhất: tỷ lệ nợ xấu năm trước cao sẽ gia tăng RRTD cho năm tiếp theo. NHTM cần có biện pháp điều chỉnh tỷ lệ nợ xấu giảm trong năm tiếp theo để hạn chế của RRTD. Thứ hai: Tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ xấu và ROE. NHTM tăng cường các giải pháp hạn chế RRTD, tăng lợi nhuận từ lãi và các khoản phí từ các khoản tín dụng. 23 Thứ ba: tỷ lệ dự phòng RRTD và nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều. NHTM cần xác định chính xác về chất lượng tín dụng của NH, phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD khách quan và trung thực. Thứ tư: Mối quan hệ ngược chiều giữa kém hiệu quả và tỷ lệ nợ xấu. Các NHTM cần cân đối giữa nguồn thu nhập lãi và ngoài lãi và nâng cao HQKD một cách tối ưu hơn. Thứ năm: Tỷ lệ đòn bẩy LEV thể hiện cơ cấu vốn có ảnh hưởng ngược chiều đến RRTD. Đòn bẩy cao dẫn đến một xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn. Thứ sáu: Kết quả mô hình tìm thấy rằng khi NH quản lý không tốt các khoản thu nhập ngoài lãi sẽ làm giảm HQKD. Vì vậy, các NH cần biện pháp cân đối lại các khoản thu nhập. Thứ bảy : Quy mô NH có tác động tích cực đến HQKD của các NHTM. Các NH cần có lộ trình tăng quy mô vốn chủ sở hữu nhằm tạo ra hiệu ứng lợi thế theo quy mô. Thứ tám: tìm thấy mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa thống kê giữa lãi suất danh nghĩa với RRTD. NHNN cần có những biện pháp giảm suất danh nghĩa để hạn chế RRTD. 5.3 GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ 5.4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 5.4.1 Tăng cường quản trị RRTD 5.4.2 Xây dựng hệ thống quản trị RRTD theo Basel 5.4.3. Kiểm soát quy trình tín dụng và nâng cao công tác thẩm định tín dụng 5.4.4 Giám sát, kiểm tra và khắc phục hậu quả RRTD 5.5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HQKD CỦA NHTM 5.5.1 Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động cấp tín dụng 5.5.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động ngân hàng 5.5.3 Tăng quy mô ngân hàng 5.6 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD: - Tỷ lệ nợ xấu năm trước có sẽ làm gia tăng RRTD trong năm sau đó. Dự phòng RRTD cao cũng làm tăng RRTD tại các NHTM. Kiểm soát trích lập dự phòng là biện pháp cần thiết nhằm hạn chế được RRTD của NHTM. 24 - NH quản lý chi phí hoạt động không hiệu quả có thể tăng RRTD. - RRTD xảy ra thực sự làm giảm HQKD của NH thông qua mối quan hệ nghịch biến được tìm thấy có ý nghĩa thống kê. - Quy mô NH lớn hơn sẽ tạo ra làm tăng hiệu suất và tăng HQKD của NH. - Quản lý chi phí tốt hơn sẽ mang lại thu nhập cao hơn, làm tăng lợi nhuận NH, từ đó làm tăng. - Quản lý không tốt các khoản thu nhập ngoài lãi sẽ dẫn đến HQKD thấp hơn. Đây được coi là hiệu ứng đảo ngược được tìm thấy có ý nghĩa thống kê. - Tăng trưởng kinh tế tốt sẽ góp phần làm tăng HQKD của NH, khuyến nghị Chính Phủ ổn định vĩ mô giúp cho hoạt động NH ổn định hơn. 5.7 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 5.7.1 Hạn chế - Hạn chế của nghiên cứu là sử dụng dữ liệu thứ cấp từ BCTC của các NHTM Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2015 nên chắc chắn khó có thể tránh được những thiếu sót trong thu thập dữ liệu nghiên cứu và ảnh hưởng đến kết quả. - Một số biến độc lập trong mô hình 1 và 2 bị đổi dấu so với kỳ vọng của tác giả và của một số nghiên cứu khác. Điều này xuất phát từ phía mẫu dữ liệu và điều kiện thực tế tại các NHTM Việt Nam. - Tác giả chỉ mới sử dụng tỷ lệ nợ xấu và dự phòng RRTD đại diện cho RRTD. 5.7.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo Tác giả xin đề xuất một số hướng như sau: - Sử dụng thêm các biến khác để làm biến độc lập đại diện cho RRTD và HQKD. - Thực hiện thêm một số hồi quy để kiểm tra tính vững của mô hình. - Mở rộng phạm vi nghiên cứu cho các NH trong khu vực, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 Trong chương 5, tóm tắt lại những kết quả quan trọng của nghiên cứu. Từ đó đưa ra đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế RRTD của các NHTM Việt Nam. Các kiến nghị và giải pháp được xuất phát từ kết quả mô hình hồi quy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dong_cua_rui_ro_tin_dung_den_hieu_qua_kinh_doanh_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_viet_nam_tt_625.pdf
Luận văn liên quan