Giải pháp này được thiết lập nhằm khắc phục hiệu ứng cạnh tranh của FDI. NLCT của DN
càng cao thì tác động tràn tiêu cực của FDI càng ít có cơ hội xuất hiện. Khi đó, các DN Dệt
may càng tận dụng và sử dụng có hiệu quả các lợi thế do tác động tràn của DN FDI tạo ra. Để
nâng cao NLCT của các DN Dệt may, cần thực hiện các giải pháp sau:
a) Nâng cao ch ất lư ợng sản phẩm dệt may , thông qua vi ệc: (i) Hoàn thiện chiến lư ợc sản
phẩm của DN; (ii) Tiến h ành các hoạt động nâng cấp máy móc, trang thiết bị sẵn có, tăng cư ờng
nghiên cứu và thư ờng xuy ên cập nh
ật thông tin về những công nghệ sản xuất mới; (iii) Tuân thủ
nghiêm ng ặt y êu cầu của b ên đ ặt h àng về nguy ên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo
đúng m ẫu hàng và tài li ệu kỹ thuật b ên đặt hàng cung cấp; ( iv) Tập trung nghi ên c ứu phát triển
sản phẩm mới theo hướng đa dạng hoá; (
v) Tăng cường áp dụng hệ thống QLCL quốc tế. Đồng
th ời, DN có thể mời các chuyên gia có kinh nghi ệm đánh giá về CLSP trước khi xuất sang thị
trư
ờng quốc tế.
b)Hạ giá thành sản phẩm, thông qua việc: (i) Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong
DN về việc cắt giảm CPSX, hạ GTSP và nâng cao CLSP; (ii) Đẩy mạnh đầu tư và thay thế một
số thiết bị, máy móc sản xuất đã quá lạc hậu; (iii) Giảm chi phí NVL, dần thay thế nguồn
nguyên liệu nhập ngoại bằng nguồn cung cấp trong nước; (iv) Giảm GTSP thông qua các biện
pháp như nâng cao NSLĐ, giảm chi phí quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất,
chia sẻ chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường giữa các DN; (v) Giảm các chi phí quản lý
và giảm các chi phí giao dịch giấy tờ thông qua việc áp dụng các tiến bộ của KHKT và CNTT.
c) Đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mốt bằng cách: (i) Tiến hành đa dạng và mở rộng
các mặt hàng gia công xuất khẩu; (ii) Đa dạng hóa chất liệu sản phẩm bằng cách dựa vào ý tưởng
của các nhà thiết kế, tránh sao chép hoặc dập khuôn theo mẫu mã của nước ngoài; (iii) Đa dạng
hóa chủng loại và cải tiến mẫu mốt của sản phẩm, bằng cách cải tiến sản phẩm đã có và phát
triển thêm nhiều sản phẩm mới; (iv) Tiến hành đầu tư và đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong
công tác thiết kế; (v) Kết hợp với công tác nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được những
thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra được các thiết kế phù hợp mang tính
sáng tạo và giá trị thẩm mỹ cao đáp ứng những nhu cầu đó; (vi) Từng bước chuyển hướng sang
sản xuất các sản phẩm cao cấp, giảm bớt được áp lực cạnh tranh với hàng dệt may của Trung
Quốc, Ấn Độ.
24 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2409 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Tác động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của ngành CNHT: Hệ thống các ngành CNHT phát triển có thể cung
cấp đủ các NVL và linh kiện cần thiết cho các DN FDI, giúp các DN FDI dễ dàng lựa chọn
nguồn cung cấp các sản phẩm và giảm bớt chi phí so với nhập khẩu. Bởi vậy, việc phát triển
ngành CNHT trong nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng xuất hiện tác động tràn.
Ngược lại, đầu tư của các DN FDI cũng tạo cơ hội để phát triển các ngành CNHT trong nước,
nhằm đáp ứng nhu cầu NVL và linh phụ kiện sản xuất của các DN FDI.
1.3.2.7. Thông tin về thị trường: Các nhân tố về thị trường có ảnh hưởng lớn đến lựa chọn và
đổi mới công nghệ. Việc thiếu cơ hội tiếp xúc, nắm bắt công nghệ mới, cơ hội hợp tác với các
tổ chức KH&CN bên ngoài sẽ là cản trở lớn đối với quá trình đổi mới công nghệ.
1.4. Mô hình kiểm định và đánh giá tác động tràn của FDI đến các doanh nghiệp nội địa
Để kiểm định tác động tràn của DN FDI đến DN nội địa, mô hình ước lượng được xác định
như sau:
LnYjit = α + β1LnKjit + β2LnLjit + β3Lnmjit + β4FSjit +β5Horizontaljt +
β6Backwardjt + β7Forwjt + β8Herfjt + β9R&Djt + β10Gownshipjt + β11Fownshipjt + αtyear + αiindustry
+ αrregion + εit (1.1)
Trong đó: jitY - sản lượng đầu ra của DN i, ngành j năm t; jitK vốn của DN i, ngành j năm t,
được đo bằng giá trị của tổng tài sản đầu năm; jitL - lao động có chất lượng của DN i, ngành j
năm t, được đại diện bằng tổng số tiền lương, thưởng trên công nhân; jitm - đầu vào trung gian
của DN i, ngành j năm t, được đo bằng giá trị của các đầu vào trung gian; jitFS - tỷ phần vốn
của nhà ĐTNN trong DN i, ngành j năm t.
Horizontaljt cho biết mức độ tham gia của nước ngoài trong ngành đó và được tính bằng tỷ
trọng FDI bình quân của tất cả các DN trong ngành, trọng số lấy bằng tỷ trọng của sản lượng từng
DN trong sản lượng ngành:
ijt ijt
i j
jt
ijt
i j
FS Y
Horizontal
Y
(1.2)
Do vậy, giá trị của biến này tăng theo sản lượng của DN FDI và tỷ trọng FDI trong các DN
này. Biến Backward biểu thị cho mức độ tham gia của nước ngoài trong các ngành mà ngành cung
cấp đầu vào cho chúng có các DN đang nghiên cứu, và do vậy nó sẽ phản ánh mức độ hợp tác
giữa các nhà cung cấp nội địa với các khách hàng là MNCs. Nó được tính như sau:
jt jk kt
k j
Backward a Horizontal
(1.3)
Trong đó ajk là tỷ trọng của sản lượng ngành j được cung cấp cho ngành k, nó được rút ra
từ ma trận của bảng IO. Biến Forw (forward) được định nghĩa như sau:
11
lt
jlkhil
jltjt HorizontalForw
(1.4)
Trong đó, phần tỷ lệ δjlt của đầu vào của ngành công nghiệp j mua từ ngành l ở thời gian t.
Các đầu vào mua ở bên trong ngành công nghiệp bị loại, vì nó đã đư ợc bao hàm trong biến
Horizontal. Biến Herf (chỉ số tập trung công nghiệp Herfindhal) được định nghĩa như sau:
2
g t
i t
g J g t
g J
X
H e r f
X
(1.5)
Trong đó, Xgt biểu thị đầu ra của DN g tại thời điểm t; g là chỉ số của DN (trong nước hoặc
FDI) ở ngành J mà có DN i.
Biến R&D xấp xỉ bằng phần dư Solow. Gownship và Fownship đại diện cho các DN thuộc
sở hữu nhà nước và sở hữu của người nước ngoài. Cuối cùng, mô hình cũng gồm các biến giả
năm, ngành và vùng. Các tác động cố định đối với thời gian, ngành và vùng sẽ kiểm soát được
những yếu tố không quan sát được mà có ảnh hưởng tới những thay đổi về mức độ hấp dẫn của
một ngành hay vùng cụ thể. Do vậy, mô hình ước lượng chỉ định của luận án như sau:
∆LnYji
t =
α + β1∆LnKjit + β2∆LnLjit + β3∆Lnmjit + β4∆FSjit +β5∆Horizontaljt
+ β6∆Backwardjt + β7∆Forwjt + β8∆Herfjt + β9∆R&Djt +
β10Gownshipjt + β11Fownshipjt + αtyear + αiindustry + αrregion + εit
(
1.6)
Hàm sản xuất có tính tới hiệu chỉnh Levinsohn - Petrin được ước lượng sẽ cho thước đo năng
suất nhân tố tổng hợp. Nó là hiệu số giữa mức sản lượng thực tế và mức sản lượng dự đoán.
12
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành Dệt may Việt Nam
2.1.1. Vốn và dự án: Số dự án và số vốn FDI vào ngành Dệt may Việt Nam tăng dần qua
các năm, trong đó cao nhất là năm 2008 với số dự án là 360 và số vốn là gần 2,2 tỉ USD. Theo
Bộ KH&ĐT, từ năm 1998-2011, đã có 2.049 dự án FDI từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
vào ngành Dệt may với tổng vốn đăng kí là hơn 10,7 tỷ USD. Riêng giai đoạn 2001-2011, có
1.834 dự án với tổng số vốn đăng ký là 8,8 tỷ USD.
2.1.2. Hình thức đầu tư: Việt Nam đã thu hút được khá lớn các nhà ĐTNN dưới mọi hình
thức vào ngành Dệt may Việt Nam, đặc biệt là hình thức DN 100% VNN và DNLD. Ngoài ra,
FDI vào các KCN- KCX sản xuất hàng dệt may xuất khẩu cũng ngày càng gia tăng.
2.1.3. Cơ cấu đầu tư: Cơ cấu FDI giữa ngành dệt và ngành may mất cân đối bởi hầu như tất
cả các dự án FDI là đầu tư vào ngành may mặc, sau đó là ngành dệt, cuối cùng là phụ liệu. Các
nhà đầu tư chưa tập trung mạnh vào lĩnh vực này vì lợi nhuận không cao bằng ngành may.
2.1.4. Địa bàn đầu tư: Đầu tư của các DN FDI vào ngành Dệt may chủ yếu tập trung vào
những tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa… Do
CSHT còn yếu kém, chỉ có những KCN, KCX tại các thành phố lớn mới đáp ứng được yêu cầu
của các nhà ĐTNN. Hơn nữa, việc mất cân đối về địa bàn đầu tư khiến FDI chưa phát huy
được hết lợi thế của mình. Điều này kéo theo việc lao động giản đơn tập trung quá nhiều ở một
nơi trong khi những vùng cần phải giải quyết XĐGN lại không được phát triển.
2.1.5. Đối tác đầu tư: Phần lớn đối tác đầu tư vào lĩnh vực dệt may của Việt Nam là các DN
thời trang, DN may mặc ở châu Á và một số nhà đầu tư châu Âu, Mỹ. Nguyên nhân của tình trạng
này là do các nước phương Tây luôn có xu hướng phát triển những ngành có hàm lượng KHCN và
chất xám cao. Mặt khác, châu Á là nơi có nguồn nhân công giá rẻ cùng TNTN phong phú. Các
sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Bên
cạnh đó, những năm gần đây, nhiều DN sản xuất hàng dệt may từ châu Âu và Hoa Kỳ đã đến
đầu tư tại Việt Nam theo nhiều hình thức khác nhau.
2.2. Thực trạng tác động tràn của FDI tới các DN ngành dệt may Việt Nam
2.2.1. Thực trạng tác động tràn của FDI theo chiều ngang (Tác động tràn trong nội bộ
ngành Dệt may Việt Nam)
2.2.1.1. Tạo sức ép cạnh tranh, buộc các DN trong nước nâng cao hiệu quả SXKD.
Sự xuất hiện của các DN Dệt may FDI, với phương thức SXKD mới hiệu quả hơn, CLSP tốt
hơn đã buộc các DN Dệt may trong nước phải đổi mới để nâng cao NLCT, kích thích các DN
trong nước thay đổi phương thức SXKD. Qua kết quả điều tra, có 39,66% DN Dệt may duy trì
lợi thế nhờ yếu tố GTSP, 53,82% DN có lợi thế về tìm kiếm thị trường. Việc phát hiện ra những
phân khúc thị trường mới, những nhu cầu tiềm ẩn của người tiên dùng đang là lợi thế của
nhiều DN khi bước vào sân chơi quốc tế. Đây là một động thái tích cực trong quá trình nâng
cao NLCT của DN.
Cạnh tranh gia tăng đã buộc các DN Việt Nam phải điều chỉnh và đáp ứng bằng việc chuyển
sang các sản phẩm chất lượng cao hơn, đòi hỏi công nghệ tiên tiến hơn, đầu tư nhiều hơn và yêu
cầu lao động có kỹ năng cao hơn. Theo VCCI (2011), 68,16% DN Dệt may đã có nhiều nỗ lực
trong việc cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm.
13
Các DN Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ các DN FDI ở tất cả các phân khúc
thị trường, đồng thời còn phải đối phó với hàng lậu từ Trung Quốc và hàng nhái chiếm lĩnh
phân khúc thị trường hàng giá rẻ. Hiện trạng này đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, gây
khó khăn cho các DN trong nước. DN Việt Nam còn yếu về thiết kế mẫu mốt, đặc biệt là hàng
thời trang. Nhiều DN vẫn chưa xây dựng được thương hiệu mà chỉ tập trung gia công hàng xuất
khẩu. Các DN FDI đều coi thương hiệu là tài sản và vũ khí quan trọng để cạnh tranh. Họ đã
đầu tư rất nhiều cho thương hiệu của mình. Còn các DN Việt Nam, việc xây dựng và phát triển
thương hiệu gặp nhiều khó khăn. Nhiều DN xem nhẹ vai trò của thương hiệu sản phẩm trong
cạnh tranh, nên đã không trú trọng đầu tư xây dựng.
Các tính năng như chi phí, định hướng nghiên cứu, năng lực sản xuất, tiếp thị và mạng lưới
phân phối là những yếu tố quan trọng cho một DN thành công và có thể cạnh tranh hiệu quả với
các DN FDI. Các DN trong nước thì bất lợi hơn về những yếu tố đó. Họ buộc phải cố gắng nhiều
hơn để theo kịp với khả năng marketing của các DN FDI.
Tăng cường cạnh tranh đã gây khó khăn cho các DN Dệt may quy mô nhỏ, dẫn đến sự suy
giảm của các DN không có hiệu quả, và trong ngắn hạn, các DN kém hiệu quả rất dễ bị loại ra
khỏi thị trường. Bên cạnh đó, nhiều DN trong nước đủ mạnh để đối mặt với sự gia tăng cạnh
tranh trong bối cảnh mới. Trong dài hạn, thông qua cạnh tranh, ngành Dệt may Việt Nam có khả
năng phát triển mạnh và phân bổ tốt hơn các nguồn tài nguyên.
2.2.1.2. Bắt chước và trình diễn các hiệu ứng
Ngành Dệt may Việt Nam về cơ bản là được xây dựng dựa trên sự bắt chước và trình diễn
các hiệu ứng thông qua mẫu mã và công nghệ đã phát triển của nước ngoài. Các DN FDI xâm
nhập vào thị trường Việt Nam mang theo mẫu mã sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến, cho
phép các DN trong nước sao chép và phổ biến công nghệ từ các DN FDI. Đổi mới sản phẩm,
dễ dàng sao chép và công nghệ có thể rò rỉ ra ngoài thông qua việc thay thế nhân viên hoặc các
phương thức được hệ thống hóa. Sự bắt chước sản phẩm đã tồn tại dẫn đến lựa chọn bí quyết
sản xuất và phát triển công nghệ cho các DN Việt Nam. Do đó, tác động tràn từ sự bắt chước
của công nghệ và kiến thức của các DN FDI khá lớn trong ngành Dệt may Việt Nam.
Phần lớn các DN Dệt may Việt Nam hiện nay là các DNV&N. Nhiều DN lớn hơn sở hữu
công nghệ tiên tiến và có thể tác động tràn từ sự bắt chước không phải là mạnh như trước đây.
Tuy nhiên, vẫn còn có phạm vi cho các tác động tràn thông qua sự bắt chước nếu các MNCs giới
thiệu công nghệ mới. Với cơ chế bằng sáng chế mạnh mẽ để bảo vệ quyền SHTT, tác động tràn
thông qua sự bắt chước ít có khả năng được tạo ra trong tương lai. Việt Nam có khả năng sáng
tạo và số lượng DN trong nước ngày càng tăng cường đầu tư vào hoạt động R&D để phát triển
các sản phẩm mới. Tác động tràn thông qua sự bắt chước có thể sẽ giảm nhưng với việc xuất
hiện nhiều DN FDI, công nghệ mới đang từng bước du nhập vào trong nước, thông qua hợp
tác, tác động trình diễn vẫn có thể xảy ra. Hơn nữa, tác động tràn từ hiệu ứng bắt chước và
trình diễn cũng có thể được tìm thấy trong các khâu tiếp thị và quản lý.
2.2.1.3. Kênh phổ biến và CGCN cho các DN trong nước
Các DN FDI nhận được công nghệ từ công ty mẹ, triển khai trong quản lý và quy trình sản
xuất, do đó có thể kích thích tác động tràn xuất hiện. Tác động tràn của FDI trong điều kiện
CGCN từ các MNCs trong ngành Dệt may Việt Nam đã diễn ra ở giai đoạn đầu thông qua kỹ
năng quản lý hiện đại, với kiến thức và bí quyết công nghệ cao. Các MNCs đóng góp đến sự tiến
bộ công nghệ chủ yếu thông qua sự bắt chước sáng tạo, và việc tăng cường công nghệ từ các DN
FDI cho phép các DN trong nước tăng NSLĐ và xây dựng NLCT trong lĩnh vực mới.
14
Một số DN FDI ở Việt Nam trợ giúp kỹ thuật cho các nhà cung cấp của họ ở trong nước để
nâng cao CLSP. Và do đó, CGCN được diễn ra giữa một số DN FDI và các nhà cung cấp của
họ. Một số nhà cung cấp đầu vào có thể nâng cấp các cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế.
Điều này mang lại lợi ích kinh tế và công nghệ cho các nhà cung cấp hơn so với tự sản xuất.
Tuy nhiên, sản xuất cho DN FDI đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn. Họ ưu đãi cho các nhà cung cấp
để nâng cao và giữ cho chất lượng và công nghệ để có thể cạnh tranh. Tác động tràn trong điều
kiện nhận thức chất lượng cho các sản phẩm và quy trình sản xuất do đó được tạo ra.
Xem xét trong ngành Dệt may, thấy có sự hạn chế trong CGCN. Qua khảo sát, đa số DN
lựa chọn hình thức khép kín, ít có sự giao lưu hợp tác với nước ngoài. Phương thức được áp
dụng nhiều nhất là mua công nghệ từ nước ngoài và bắt chước thiết kế lại theo mẫu. Thực tế
thời gian qua, đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ của các DN Việt Nam còn rất thấp so
với thế giới. Đầu tư chung cho R&D, trong đó có đầu tư cho đổi mới công nghệ mới chỉ chiếm
0,4-0,5% GDP (so với 2% ở các nước). Các hoạt động đổi mới hầu hết cũng chỉ tập trung ở
khối DNNN. Trong ba giai đoạn của hấp thụ và phát triển công nghệ là: tiếp thu công nghệ;
làm chủ công nghệ và cải tiến, đổi mới công nghệ thì các DN trong nước mới dừng ở giai đoạn
đầu là tiếp thu công nghệ nhưng thụ động thông qua nhập khẩu máy móc thiết bị, tỷ trọng đầu
tư cho phần mềm rất thấp, mới đạt chưa đến 20% tổng đầu tư.
2.2.1.4. Nghiên cứu và phát triển
Hoạt động R&D của ngành Dệt may chính là công đoạn ý tưởng, nghiên cứu và thiết kế
sản phẩm và đây là một kênh truyền dẫn tác động tràn tích cực. Tuy nhiên, mức độ R&D trong
ngành Dệt may Việt Nam là khá thấp và tác động tràn từ các DN FDI là không đáng kể. Hoạt
động R&D của ngành Dệt may chủ yếu triển khai ở bên ngoài nước chủ nhà và được đưa vào
trong nước thông qua các DN FDI.
Đầu tư cho sản phẩm độc đáo, mới lạ, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng là một hướng đi
tạo ra nhiều lợi thế cho DN. 32,77% DN khảo sát coi đây là lợi thế cạnh tranh của mình. Hiện
nay, giữa các DN Việt Nam và các DN FDI có một khoảng cách lớn về R&D. DN Việt Nam ít
khi giới thiệu một sản phẩm mới dựa trên các công nghệ mới được phát hiện. Hợp tác với DN
FDI có thể giúp DN Việt Nam trong quá trình R&D, và như vậy một số tác động tràn tiềm
năng trong R&D xuất hiện. Mặt khác, việc hợp tác đó sẽ mang lại lợi ích cho các DN trong
nước khi các DN FDI đưa các phương tiện tài chính và tại cùng một thời gian giúp đỡ các DN
Việt Nam để đạt được sự tín nhiệm quốc tế.
Chi cho hoạt động R&D giữa DN trong nước và DN FDI có sự chênh lệch thấp. Điều này
có thể là do sản phẩm dệt may của DN trong nước chịu sức ép cạnh tranh cao hơn, vì vậy buộc
các DN phải liên tục đổi mới, cải tiến sản phẩm để thích ứng với thị trường. Trong chuỗi giá trị
toàn cầu của ngành Dệt may, khâu R&D là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao nhất, nhưng lại là
khâu yếu nhất và chưa được ngành Dệt may Việt Nam quan tâm đầu tư một cách thích đáng.
DN nào chủ động chào sản phẩm bằng chính thiết kế của mình thì lợi nhuận thu về sẽ cao
hơn. Mặc dù vậy, hiện nay chỉ có khoảng 30% giá trị xuất khẩu của dệt may Việt Nam là dưới
dạng FOB, có sự tham gia của khâu R&D, còn lại là dưới hình thức sản xuất gia công cho các
DN FDI. Số DN có khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa
nhiều. Các DN may xuất khẩu của Việt Nam vẫn phải sản xuất theo mẫu thiết kế của những
người đặt hàng nước ngoài, GTGT từ khâu thiết kế thời trang lại thuộc về các hãng may mặc
nước ngoài, khiến cho giá trị xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam rất hạn chế.
Mẫu mã thiết kế của sản phẩm là một trong những yếu tố góp phần tạo nên NLCT của sản
15
phẩm trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Tuy nhiên, mẫu mã các sản phẩm của DN
còn đơn điệu, thiếu sự sáng tạo và tinh tế. Bên cạnh đó, ngành thời trang Việt Nam vẫn còn
khoảng cách lớn với ngành thời trang thế giới. Khâu tạo mẫu bao gồm thiết kế mẫu vải, tạo
dáng sản phẩm của Việt Nam còn yếu kém, đơn điệu và chậm thay đổi, chưa phù hợp với yêu
cầu của thị trường.
2.2.1.5. Lưu chuyển lao động giữa các DN FDI với DN trong nước và tăng cường đào tạo
lao động của DN trong nước
Lao động có kỹ năng chuyển từ DN FDI tới DN trong nước được coi là một kênh quan
trọng tạo ra tác động tràn tích cực thông qua việc CGCN tiên tiến và kinh nghiệm quản lý sản
xuất từ các DN FDI cho các DN trong nước, nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ lao
động. Thông qua FDI, người lao động được đào tạo, nâng cao tay nghề, tiếp thu kỹ năng, công
nghệ tiên tiến; được rèn luyện tác phong công nghiệp và thích ứng dần với cơ chế lao động
mới… Theo CIEM (2006), tỷ lệ lao động chuyển đi so với tổng số lao động trung bình trong 3
năm (2001-2003) ở ngành Dệt may là 53,4% từ DN FDI và 5,8% từ DN trong nước. Trong số
lao động chuyển đi khỏi khu vực DN FDI, khoảng 37% là lao động có kỹ năng. Tuy nhiên, 32%
số DN FDI được hỏi cho rằng lao động đã chuyển đi khỏi chủ yếu chuyển tới các DN FDI khác,
23% cho rằng số lao động này tự mở công ty và 18% trả lời lao động chuyển đi làm cho các DN
trong nước. Như vậy, tuy tính linh hoạt về di chuyển lao động khá cao của khu vực DN FDI,
nhưng 1/3 số lao động chỉ di chuyển trong nội bộ khu vực DN FDI.
Về việc di chuyển lao động, tuy chưa có số liệu đầy đủ để phân tích có hệ thống, nhưng những
thông tin liên quan thu thập được trong mấy năm qua cho thấy hiệu quả chuyển giao rất yếu vì: (i)
Phần lớn đối tác phía Việt Nam trong các LD là DNNN. Người đại diện cho phía Việt Nam trong
LD thường là cán bộ ở DNNN hoặc ở bộ chủ quản của DNNN. Họ chưa toàn tâm, toàn ý hoạt
động để LD phát triển; (ii) Các DN FDI ở Việt Nam có khuynh hướng lập DN 100% VNN thay vì
LD. Các LD trong quá khứ cũng có khuynh hướng xin chuyển sang hình thức 100% VNN. Như
vậy, có hiện tượng di chuyển lao động giữa DN FDI và DN trong nước, nhưng ở mức rất thấp và
khả năng xuất hiện tác động tràn cũng rất thấp theo kênh này. Trong thực tế, các DN FDI hầu
như chỉ mới khai thác nguồn lao động chi phí thấp chứ chưa thực hiện nhiều việc chuyển giao
kỹ thuật - công nghệ cao và đào tạo nhân lực để phát triển ngành công nghiệp nội địa. Chính vì
các công đoạn cần kỹ thuật cao chưa phải do lao động Việt Nam đảm nhận đã hạn chế việc tác
động tràn tích cực từ các DN FDI tới các DN trong nước.
2.2.1.6. Lan tỏa kỹ năng quản lý tiên tiến
Các DN nhấn mạnh lợi thế của kỹ năng quản lý tiên tiến của các DN FDI. Tiếp thị, hiệu suất
quảng cáo mạnh mẽ và mạng lưới phân phối ảnh hưởng đến kết quả của các DN Dệt may. Các
DN FDI ở Việt Nam đã phát triển tốt các kỹ thuật tiếp thị và có thể chiếm lĩnh thị trường do các
hoạt động tiếp thị rầm rộ của họ. Bằng cách giới thiệu những ý tưởng tiếp thị mới và các kỹ thuật
quản lý mới ở Việt Nam, tác động tràn cho các DN trong nước do đó được tạo ra. Sự hiện diện
của các MNCs đã góp phần học hỏi kỹ thuật tiếp thị, trực tiếp thông qua sự hợp tác tiếp thị và gián
tiếp thông qua sự bắt chước và cạnh tranh của DN trong nước. Các DN lớn trong nước đã tiếp
nhận và phát triển kỹ năng quản lý từ các MNCs ở Việt Nam. Sự hiện diện của các DN FDI đã
góp phần nâng cao nhận thức về tiêu chuẩn chất lượng trong ngành Dệt may trong nước. Các DN
FDI yêu cầu số lượng sản phẩm lớn với chất lượng cao và thực hành sản xuất tốt, họ gián tiếp đặt
áp lực lên các nhà cung cấp trong nước để tăng tiêu chuẩn của họ và cung cấp số lượng lớn
với chất lượng tốt. Tác động tràn về tiêu chuẩn chất lượng do đó tạo ra trong ngành công nghiệp.
16
Nhiều DNV&N liên kết với các DN FDI để có được “tự do” tiếp cận với thị trường quốc
tế. Nhiều DN thực hiện hợp sự tác tiếp thị khá phổ biến mà các DN tầm trung không có các
nguồn lực để tiếp cận thị trường quốc tế. Các DN lớn ở trong nước có sự phát triển về quản lý
công nghiệp và do đó tác động tràn tạo ra để các DN lớn có thể bị giới hạn trong tương lai.
2.2.2. Thực trạng tác động tràn của FDI theo chiều dọc (Tác động tràn liên ngành Dệt
may Việt Nam)
2.2.2.1. Tràn thông qua các mối liên kết ngược
Tác động tràn xuất hiện khi các DN FDI sử dụng hàng hóa trung gian do các DN trong
nước sản xuất. Theo kết quả điều tra của CIEM, chỉ 35% nguyên liệu dệt may sản xuất mà các
DN FDI sử dụng được mua từ các DN trong nước, số còn lại mua từ DN FDI hoặc nhập khẩu.
Đối với ngành may mặc thì sản phẩm thượng nguồn là dệt, sợi, bông với mối quan hệ chiều
dọc đều bị lỏng lẻo. Với việc nhập khẩu từ nước ngoài nhiều cộng với chất lượng nguyên phụ
liệu trong nước kém dẫn đến các mối quan hệ liên kết trong nước không được thiết lập chặt
chẽ. DN FDI có khuynh hướng dùng nguyên liệu và bán thành phẩm nhập khẩu hoặc do các
DN FDI khác sản xuất. Nguyên nhân là vì DN trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu cho may
xuất khẩu, kể cả về số lượng cũng như chất lượng. Qua điều tra cho thấy, 50% vải nội địa
không đáp ứng được yêu cầu của các DN may, 80% các DN được điều tra cho rằng mối quan
hệ giữa các DN sản xuất nguyên phụ liệu thượng nguồn và may mặc hiện đang khai thác ở
mức thấp và không có hiệu quả.
Chất lượng nguyên liệu thượng nguồn trong nước kém. Nhu cầu vải trong nước rất cao
nhưng các DN dệt không đáp ứng được. Hầu hết vải của các DN sản xuất trong nước chỉ phục
vụ cho chính hoạt động may của DN và nhu cầu nội địa ở sản phẩm có chất lượng trung bình
thấp. Các DN dệt cũng tự nhận thấy họ chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng và thiết
kế mẫu mới, nhất là trong các DNNN. Nhiều DN còn rất thụ động trong hoạt động marketing,
thậm chí còn chưa thấy hết lợi ích của hoạt động marketing.
2.2.2.2. Tác động tràn thông qua các mối liên kết xuôi
Tác động tràn này có thể xuất hiện nếu DN trong nước sử dụng hàng hoá trung gian của DN
FDI. Số liệu khảo sát cho thấy phần lớn DN FDI sản xuất để xuất khẩu. Ngay cả khi bán ở thị
trường nội địa thì khách hàng chính của họ cũng là cá nhân hoặc DN FDI. Theo CIEM (2006),
chỉ 8-13% tổng giá trị nguyên liệu mà DN trong nước sử dụng được mua từ các DN FDI.
Theo VITAS, các DN may mặc đã xây dựng được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều
nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới. Tuy nhiên, may xuất khẩu phần lớn theo
phương thức gia công, công tác thiết kế mẫu, mốt chưa phát triển, tỷ lệ SXKD theo phương thức
FOB thấp, hiệu quả sản xuất thấp. Hơn nữa, hầu hết các DN hoạt động trong ngành may mặc là
DNV&N. Chính quy mô nhỏ đã khiến các DN chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, và
chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định.
Mối liên kết lỏng lẻo giữa FDI và DN trong nước cùng với sự phổ biến của hình thức đầu
tư 100% VNN khiến Việt Nam không thu được nhiều lợi ích vô hình về CGCN và kỹ năng
quản lý. Mô hình hoạt động của nhiều DN FDI chỉ là nhập khẩu - lắp ráp - xuất khẩu. Như vậy,
lợi ích của FDI sẽ chỉ là ngắn hạn khi Việt Nam thiếu vốn, thừa lao động. Còn vai trò của FDI
trong việc góp phần đưa Việt Nam trở thành một nền kinh tế năng động, sáng tạo và có khả
năng phát triển bền vững là rất hạn chế.
2.3. Vận dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động tràn của FDI đến các DN Dệt
may Việt Nam
17
2.3.1. Mô tả số liệu
Số liệu được sử dụng là số liệu của ngành Dệt may Việt Nam được lấy từ điều tra DN của
Tổng cục Thống kê trong các năm từ 2000 - 2008. Có sự thay đổi về loại hình sở hữu trong số
các DN được đưa vào trong mẫu... Luận án sử dụng hệ số của bảng I-O năm 2000 để cấu trúc
các mối liên hệ dọc và ngang tác động của FDI thông qua các biến Backward, Forward,
Horizontal.
2.3.2. Kết quả ước lượng
Kết quả ước lượng cho thấy có tác động tràn tiêu cực của sự hiện diện của DN FDI đối với
các DN trong mẫu. Điều này thể hiện ở hệ số âm và có ý nghĩa thống kê của biến Horizontal.
Kết quả này ngụ ý rằng, sự hiện diện của DN FDI đã làm giảm tăng trưởng sản lượng của các
DN Dệt may trong nước. Tuy nhiên, đối với từng nhóm DN có qui mô khác nhau sẽ có những
ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể, đối với nhóm DN có qui mô siêu nhỏ thì tác động tràn của FDI
chỉ có tác động tràn âm theo chiều ngang và không có tác động theo chiều dọc, đây là những
tác động không tích cực. Ngược lại, đối với nhóm DN có qui mô nhỏ và quy mô vừa thì tác
động tràn của FDI là theo chiều dọc và có tác động theo chiều ngang, nhưng rất yếu. Điều này
chỉ ra rằng, tác động tràn của FDI đối với nhóm DN có qui mô nhỏ và vừa là tích cực, có nghĩa
là các DN này sẽ phát triển và sản xuất theo chiều sâu. Như vậy, các DN có qui mô nhỏ và vừa
sẽ đẩy mạnh sản xuất nhưng chủ yếu tập trung vào cải thiện công nghệ và CLSP, đây là những
tiền đề cho phát triển bền vững của các DN. Còn đối với DN có quy mô lớn, thì bản thân DN
đó có NLCT, nên không bị ảnh hưởng giảm quy mô SXKD bởi DN FDI. Đồng thời, DN Dệt
may có quy mô lớn, có thể chủ động được NVL, không phải hợp tác với các DN Dệt may FDI
để mua NVL, mà những DN này có thể trực tiếp hợp tác với công ty mẹ ở nước ngoài.
2.4. Đánh giá chung về tác động tràn của FDI đến các DN Dệt may Việt Nam
2.4.1. Những kết quả tích cực: (1) Góp phần nâng cao NLCT của DN Dệt may Việt Nam; (2)
Tạo điều kiện và thúc đẩy đổi mới và nâng cao năng lực công nghệ của DN Dệt may trong nước;
(3) Góp phần nâng cao trình độ quản lý và trình độ lao động của các DN Dệt may Việt Nam; (4)
Góp phần thúc đẩy sự liên kết giữa các DN và sự phát triển của ngành CNHT ở Việt Nam.
2.4.2. Những hạn chế: (1) NLCT của các DN Dệt may Việt Nam còn nhiều hạn chế trong
việc tiếp nhận tác động tràn từ FDI; (2) Tác động tràn qua kênh phổ biến và CGCN từ các DN
Dệt may nước ngoài sang các DN Dệt may trong nước còn nhiều hạn chế; (3) Các DN Dệt may
Việt Nam còn hạn chế trong việc tự chủ nguồn NVL và các yếu tố đầu vào; (iv) Tác động tràn
của hoạt động thiết kế thời trang từ các DN FDI sang các DN nội địa còn hạn chế; (5) Phương
thức tổ chức sản xuất và xuất khẩu của các DN Dệt may nội địa chưa đáp ứng yêu cầu trong điều
kiện cạnh tranh quyết liệt với các DN Dệt may FDI.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế: (1) Đầu tư đổi mới công nghệ của các DN Dệt
may trong nước chưa được quan tâm đúng mức; (2) NNL của các DN Dệt may còn nhiều yếu
kém; (3) Việc R&D của các DN Dệt may trong nước chưa phát triển; (4) Ngành CNHT Dệt
may chưa phát triển; (5) Việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu chưa được quan tâm
đúng mức; (6) Tính liên minh, liên kết của các DN Dệt may trong nước và Dệt may nước ngoài
còn nhiều hạn chế.
18
CHƯƠNG 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÁC ĐỘNG TRÀN TÍCH CỰC VÀ
HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TRÀN TIÊU CỰC CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu và định hướng thu hút FDI vào ngành Dệt may Việt Nam
3.1.1. Mục tiêu phát triển ngành Dệt may tới năm 2020
3.1.1.1. Mục tiêu chung
Phát triển ngành Dệt may trở thành ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu;
xây dựng được một số thương hiệu nổi tiếng, hội nhập thị trường thế giới; hướng tới SXKD
các sản phẩm dệt may có GTGT cao, đảm bảo DN phát triển bền vững.
3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể: Đạt tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành
là 11,49%/năm; tăng trưởng xuất khẩu đạt 9%/năm, đạt 31-32 tỷ USD vào năm 2020, chiếm
14,85% kinh ngạch xuất khẩu cả nước (giai đoạn 2016-2020); đạt tốc độ tăng trưởng về giá trị
sản xuất công nghiệp toàn ngành là 7,5%/năm, tăng trưởng xuất khẩu đạt 7%/năm, đạt 62-63 tỷ
USD vào năm 2030, chiếm 11,27% kinh ngạch xuất khẩu cả nước (giai đoạn 2021-2030);
3.1.2. Định hướng thu hút FDI vào ngành Dệt may Việt Nam: (i) Phát triển ngành Dệt
may cả về quy mô, năng lực sản xuất cũng như CLSP; (ii) Cân đối, khép kín quy trình sản xuất
trên địa bàn nơi sản xuất, từ khâu kéo sợi, dệt vải...; (iii) Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ,
vừa phân công, vừa hợp tác giữa các đơn vị sản xuất quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa
các DN trong nước và DN FDI; (iv) Đảm bảo hiệu quả KTXH của đầu tư như tốc độ tăng trưởng
năng suất, chất lượng, giá cả, khả năng cạnh tranh của sản phẩm,...(v) Đầu tư và phát triển
cân đối giữa ngành dệt và ngành may. Khuyến khích FDI phát triển thượng nguồn ngành Dệt
may và phát triển CNHT ngành Dệt may.
3.2. Quan điểm tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của
FDI đến các DN Dệt may Việt Nam
3.2.1. Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI bằng cách
nâng cao NCNL của các DN Dệt may trong nước so với các DN Dệt may nước ngoài.
3.2.2. Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI bằng cách
tăng quy mô và tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và NNL của các DN Dệt
may Việt Nam;
3.2.3. Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI bằng cách
thu hút đầu tư vào thượng nguồn ngành dệt may, vào ngành CNHT và chủ động liên kết chặt
chẽ với các DN FDI;
3.2.4. Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI bằng cách
sàng lọc các dự án FDI, lựa chọn, không thu hút FDI bằng mọi giá, phải đặt yếu tố công nghệ
lên hàng đầu và cần có sự cam kết về CGCN thích hợp với từng ngành, từng dự án;
3.2.5. Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI bằng cách
ưu tiên thu hút các nhà đầu tư thuộc các MNCs lớn của thế giới vào Việt Nam;
3.2.6. Tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI bằng cách
tăng cường công tác thanh, kiểm tra và hậu kiểm tra DN FDI.
3.3. Giải pháp khai thác tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của
FDI đến các DN Dệt may Việt Nam
3.3.1. Nhóm giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực
19
3.3.1.1. Tiếp nhận và đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực Dệt may
NNL được coi là yếu tố quyết định để tận dụng và khai thác tác động tràn tích cực của FDI đối
với các DN Dệt may Việt Nam. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng NNL về cả thể lực, trí lực và
kỹ năng là một yêu cầu mang tính cấp bách đối với các DN Dệt may Việt Nam trong bối cảnh
cạnh tranh ngày càng gay gắt trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Để làm được
việc này, cần thực hiện các giải pháp sau:
a) Xác định rõ nội dung đào tạo NNL ngành Dệt may như: (i) Đào tạo chuyên môn kỹ
thuật; (ii) Đào tạo chuyên môn quản trị, quản lý ; (iii) Đào tạo nghề và (iv) Tổ chức đào tạo
quản trị viên tập sự nhằm đào tạo cán bộ nguồn trong cả lĩnh vực quản lý và kỹ thuật cho các
DN ngay tại khu vực nông thôn.
b) Xác định hình thức đào tạo, bồi dưỡng NNL. Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo
ngắn hạn, giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ
ra nước ngoài để đào tạo.
c) Xây dựng chương trình đào tạo NNL Dệt may phù hợp với đặc điểm của ngành Dệt may.
Đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, lấy trọng tâm là các môn học phù hợp với chuyên
ngành đào tạo; lấy kỹ năng thực hành là trọng tâm. Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao
đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành.
Cần có cơ chế giám sát chất lượng giảng dạy ở tất cả các cấp, các bậc giáo dục.
d) Củng cố và phát triển hệ thống các trường, trung tâm đào tạo NNL cho ngành dệt may:
Tiếp tục củng cố các trường dạy nghề trong hệ thống, phối hợp với các trường đại học có đào
tạo ngành dệt may để đào tạo chuyên sâu về công nghệ ; Củng cố các viện nghiên cứu, bổ sung
lực lượng cho các viện hoạt động hiệu quả ; Hình thành các trung tâm thiết kế, xây dựng các
thương hiệu thời trang cao cấp; Tăng cường đầu tư trang bị kỹ thuật cho các trường, các trung
tâm đào tạo, xây dựng Trường Đại học Dệt may và Thời trang để tạo CSVC cho việc triển khai các
lớp đào tạo ; Với ngành thiết kế mẫu thời trang, có thể mời các chuyên gia nước ngoài làm việc định
kỳ ở các trường và các trung tâm đào tạo.
e) Mở rộng quan hệ liên kết đào tạo giữa các DN Dệt may với các trường, các trung tâm
đào tạo nhân lực cho ngành dệt may: Các DN Dệt may chủ động đề xuất nhu cầu, cung cấp
địa điểm thực hành và có một phần trách nhiệm về tài chính cho quá trình đào tạo; Các trường,
các trung tâm đào tạo nhân lực chủ động đến các DN Dệt may tìm hiểu nhu cầu, đổi mới
chương trình và nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng nhân lực, bảo đảm chất lượng
đào tạo theo yêu cầu;
3.3.1.2. Tiếp nhận và tăng cường đầu tư phát triển KHCN, nâng cao chất lượng CGCN và
trình độ quản lý.
Giải pháp này được thiết lập nhằm mục đích nâng cao hiệu quả CGCN, tận dụng tác động
tràn công nghệ từ các DN FDI sang các DN Dệt may Việt Nam. Nâng cao trình độ thiết bị
công nghệ đi đôi với nâng cao chất lượng NNL là những điều kiện cơ bản để nâng cao khả
năng hấp thụ tác động tràn từ FDI của các DN Dệt may Việt Nam.
a) Các DN trong nước phải chú trọng đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ, thông
qua việc: (i) Đảm bảo tính đồng bộ trong dây chuyền công nghệ; (ii) Đảm bảo tính đồng bộ
trong đổi mới công nghệ giữa Dệt và May; (iii) Tuỳ theo yêu cầu của mặt hàng và thị trường
để lựa chọn công nghệ; (iv) Lựa chọn công nghệ tương đối hiện đại để tránh lạc hậu trong một
khoảng thời gian ngắn; (v) Việc đầu tư đổi mới công nghệ phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
cũng như tình hình tài chính của DN, kết hợp với xem xét kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ máy
20
móc thiết bị.
b) Kết hợp sử dụng các loại công nghệ, thông quan việc: (i) DN phải có sự kết hợp tốt giữa
mua sắm các dây chuyền công nghệ hiện đại, tự động hoá cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của thị trường với các dây chuyền công nghệ sử dụng nhiều lao động; (ii) Việc mua sắm
cần được tiến hành một cách hợp lý, tránh lãng phí; (iii) Việc mua sắm mới công nghệ, yêu cầu
DN cần phải chú ý tới việc CGCN, hướng dẫn sử dụng công nghệ mới và bảo hành; (iv) Khuyến
khích các DN tự nghiên cứu, sáng chế hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học trong nước; liên
doanh, liên kết với các DN khác ở trong và ngoài nước; thuê chuyên gia nước ngoài… để giảm
chi phí so với mua công nghệ trọn gói.
d) Tăng cường năng lực tiếp nhận công nghệ mới của DN Dệt may trong nước: Để tận dụng
và khai thác tác động tràn của FDI, việc nâng cao năng lực tiếp nhận của DN là một yếu tố rất
quan trọng. Để đạt hiệu quả của tiếp nhận công nghệ, các DN Dệt may trong nước cần thực
hiện các giải pháp: (i) Các thành viên của DN phải có khả năng nhận thức, tiếp thu tri thức và
công nghệ; (ii) Chuyển hóa công nghệ thành các quy trình, lề lối cơ bản trong hoạt động hàng
ngày của DN; (iii) Có chính sách phù hợp và linh hoạt đối với loại hình DNLD; (iv) DN cần
chú trọng đến công tác NCKH, hợp tác đào tạo với nước ngoài để tự mình có thể có được công
nghệ; (v) Luôn đặt hoạt động khai thác tác động tràn của FDI trong mối quan hệ với quy mô
việc làm, xóa bỏ định kiến cho rằng công nghệ sẽ làm giảm quy mô việc làm.
e) Đào tạo mới NNL công nghệ: Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, CGCN,
khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu; Khuyến khích sinh viên theo học
ngành Dệt may tại các Viện trong ngành và tại các trường đại học ngoài ngành; Tiến hành hợp tác
quốc tế trong đào tạo, phối hợp với các trường đào tạo nước ngoài gửi học sinh đi học; Nâng
cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, CGCN, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các
Viện nghiên cứu; Hỗ trợ cho các DN trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, triển
khai các tiến bộ kỹ thuật, CGCN.
3.2.1.3. Tăng cường công tác nghiên cứu và thiết kế mẫu mã sản phẩm
Giải pháp này được thiết lập để tận dụng tác động tràn tích cực của FDI tới các DN Dệt
may thông qua kênh R&D. Với mục tiêu dịch chuyển trong chuỗi giá trị toàn cầu theo hướng
thời trang - công nghệ - thương hiệu, các DN Dệt may trong nước đang hướng về thời trang
như là giải pháp quan trọng để hấp thụ và tận dụng tác động tràn tích cực của FDI. Các nhà sản
xuất cần hướng vào thị hiếu và phân khúc thị trường của mình, đưa yếu tố thiết kế và thời
trang của người Việt Nam vào từng sản phẩm may mặc. Để thực hiện được điều đó, cần tiến
hành các giải pháp sau: (i) Xây dựng bộ phận chuyên trách thiết kế thời trang, mẫu mã sản
phẩm; (ii) Đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang bằng cách tuyển chọn đội ngũ thiết kế chuyên
nghiệp và am hiểu thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế; tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho những cán bộ thiết kế; phát triển NNL thiết kế trẻ, tạo
cơ hội cho họ được tiếp cận với nền thời trang thế giới; hình thành những bộ sưu tập thời trang
dệt may theo mùa, phù hợp với từng thời gian khác nhau, theo các xu hướng thời trang khác
nhau; (iii) Xây dựng kế hoạch, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường xuất
khẩu, đặc biệt chú trọng thị trường Mỹ, Nhật, EU… một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn; (iv)
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để cập nhật những biến động, xu hướng của thời
trang trên thế giới để có những thay đổi mẫu mã kịp thời nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của
khách hàng trong từng giai đoạn cụ thể.
3.4.1.4. Phát triển ngành CNHT, tăng cường liên kết sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu
21
cho các DN Dệt may Việt Nam
Giải pháp này được thiết lập nhằm tận dụng và nâng cao năng lực hấp thụ tác động tràn
tích cực của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam. Bởi vì, sự phát triển CNHT cho ngành Dệt
may là một trong những nhân tố quan trọng thu hút FDI từ các MNCs, là cầu nối quan trọng
giữa các DN FDI với các DN Dệt may trong nước, để CGCN từ nước ngoài vào phát triển
ngành Dệt may trong nước.
Quan hệ chiều dọc của ngành Dệt may biểu thị như sau:
Nguyên liệu => Kéo sợi => Dệt vải => In nhuộm => May
Trên thực tế, dù không phát triển tất cả các khâu trong hệ thống sản xuất dệt may một cách
đồng đều, nhưng nếu tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các khâu thì sẽ tác động to lớn đến
tính tự chủ, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trong nước
và trên thị trường thế giới. Liên kết này thể hiện ở các khía cạnh: (i) Liên kết giữa khâu dệt và
khâu may có thể góp phần nâng cao chất lượng nguyên liệu cho các DN may; (ii) Tăng cường liên
kết dệt - may tạo điều kiện giảm chi phí (chi phí vận chuyển, đóng gói nguyên liệu khi nhập
khẩu...). Liên kết này bao gồm: (1) Phát triển và tăng mức đầu tư cho ngành sợi - dệt, đáp ứng
một trong những yếu tố thượng nguồn chủ yếu của công nghiệp may mặc; (2) Ban hành các
chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt với ngành sợi - dệt, tạo động lực khuyến khích các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài tham gia, không hạn chế hình thức và lĩnh vực đầu tư. Việc ĐTPT
công nghiệp dệt sợi nên tập trung theo những cụm lãnh thổ nhất định.
Ngoài ra, cần phải thực hiện kiên quyết và nhất quán chính sách ưu đãi cao về phát triển
CNHT Dệt may. Việc này có liên quan mật thiết với phát triển các DNV&N. Bởi vậy, ngoài
chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển các DNV&N, cần có những ưu đãi riêng tạo động lực
mạnh mẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên sự chuyển biến trong phát triển
ngành công nghiệp này ngay trong những năm trước mắt. Những ưu đãi cụ thể cần có là: (i)
Ưu đãi về tài chính; (ii) Ưu đãi về đất đai và mặt bằng sản xuất; (iii) Ưu đãi về đào tạo NNL;
(iv) Ưu đãi về phát triển KHCN…
3.3.1.5. Thu hút FDI vào ngành Dệt may từ các MNCs lớn, có tiềm năng về công nghệ và
tận dụng tối đa thế mạnh về R&D của các DN FDI đang hoạt động tại Việt Nam
Đây là giải pháp đột phá nhằm tạo lập tác động tràn tích cực từ FDI tới các DN Dệt may
trong nước, đồng thời phát huy được tác động tràn tích cực của FDI. Bởi vì, MNCs là lực
lượng chủ yếu trong việc thực hiện cuộc cách mạng KH&CN, là nhà đầu tư lớn nhất cho
những hoạt động R&D. Quá trình thu hút FDI từ MNCs bao gồm các nội dung cụ thể sau:
a) Về phía Nhà nước. (i) Xây dựng chiến lược thu hút MNCs vào lĩnh vực Dệt may; (ii)
Tăng cường xúc tiến đầu tư đối với các nhà ĐTNN, giới thiệu và quảng bá hình ảnh của Việt
Nam và tiềm năng phát triển của ngành Dệt may cũng như ngành CNHT Dệt may Việt Nam;
(iii) Chủ động tạo lập và lựa chọn đối tác đầu tư cũng như lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp;
(iv) Củng cố các trung tâm hoạt động R&D của Nhà nước nhằm tăng cường năng lực của các
cơ sở này, kể cả nhân sự sao cho đủ khả năng tiếp thu kiến thức và tiến bộ công nghệ mới; (v)
Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư.
b) Về phía doanh nghiệp: (i) Phải có các DN đối tác trong nước đủ mạnh về tài chính, công
nghệ, quản lý… ; (ii) Nâng cao năng lực tài chính, trình độ quản lý của các DN và trình độ tiếp
thu công nghệ của các DN trong nước; (iii) Các DN cần tăng cường tìm hiểu các đối tác MNCs
và có bước chuẩn bị phù hợp trước khi tham gia LD và hợp tác; (iv) Chủ động và tăng cường
quảng bá hình ảnh, cung cấp thông tin của DN cho các đối tác MNCs tiềm năng.
22
3.3.1.6. Giải pháp về nguồn vốn
a) Tạo nguồn vốn cho các DN Dệt may, đặc việt là các DNV&N bằng cách: (i) tạo điều
kiện thuận lợi cho các DNV&N có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn; (ii)
Phát triển mạnh cách thức thuê mua tài chính; (iii) Sử dụng vốn ODA để hỗ trợ đào tạo lao
động, xây dựng thể chế pháp lý và các chương trình phát triển CNHT Dệt may.
b) Tận dụng vốn của các công ty nước ngoài. Các DNV&N cần phải liên kết giữa ngân
hàng và DN FDI để nâng cao NLCT của mình, phân bổ nguồn vốn hạn chế tới các khu vực DN
nhằm nâng cao năng lực và năng suất của nền kinh tế.
c) Các DN cần dự báo, lên kế hoạch huy động vốn một cách chính xác và cụ thể và sử dụng
nhiều hình thức huy động vốn khác nhau từ DN và từ nguồn vốn bên ngoài.
3.3.2. Nhóm giải pháp hạn chế, phòng ngừa tác động tràn tiêu cực
3.3.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Dệt may
Giải pháp này được thiết lập nhằm khắc phục hiệu ứng cạnh tranh của FDI. NLCT của DN
càng cao thì tác động tràn tiêu cực của FDI càng ít có cơ hội xuất hiện. Khi đó, các DN Dệt
may càng tận dụng và sử dụng có hiệu quả các lợi thế do tác động tràn của DN FDI tạo ra. Để
nâng cao NLCT của các DN Dệt may, cần thực hiện các giải pháp sau:
a) Nâng cao chất lượng sản phẩm dệt may , thông qua việc: (i) Hoàn thiện chiến lược sản
phẩm của DN; (ii) Tiến hành các hoạt động nâng cấp máy móc, trang thiết bị sẵn có, tăng cường
nghiên cứu và thường xuyên cập nh ật thông tin về những công nghệ sản xuất mới; (iii) Tuân thủ
nghiêm ngặt yêu cầu của bên đặt hàng về nguyên phụ liệu, công nghệ, quy trình sản xuất theo
đúng mẫu hàng và tài liệu kỹ thuật bên đặt hàng cung cấp; ( iv) Tập trung nghiên cứu phát triển
sản phẩm mới theo hướng đa dạng hoá; (v) Tăng cường áp dụng hệ thống QLCL quốc tế. Đồng
thời, DN có thể mời các chuyên gia có kinh nghiệm đánh giá về CLSP trước khi xuất sang thị
trường quốc tế.
b)Hạ giá thành sản phẩm, thông qua việc: (i) Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong
DN về việc cắt giảm CPSX, hạ GTSP và nâng cao CLSP; (ii) Đẩy mạnh đầu tư và thay thế một
số thiết bị, máy móc sản xuất đã quá lạc hậu; (iii) Giảm chi phí NVL, dần thay thế nguồn
nguyên liệu nhập ngoại bằng nguồn cung cấp trong nước; (iv) Giảm GTSP thông qua các biện
pháp như nâng cao NSLĐ, giảm chi phí quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất,
chia sẻ chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường giữa các DN; (v) Giảm các chi phí quản lý
và giảm các chi phí giao dịch giấy tờ thông qua việc áp dụng các tiến bộ của KHKT và CNTT.
c) Đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mốt bằng cách: (i) Tiến hành đa dạng và mở rộng
các mặt hàng gia công xuất khẩu; (ii) Đa dạng hóa chất liệu sản phẩm bằng cách dựa vào ý tưởng
của các nhà thiết kế, tránh sao chép hoặc dập khuôn theo mẫu mã của nước ngoài; (iii) Đa dạng
hóa chủng loại và cải tiến mẫu mốt của sản phẩm, bằng cách cải tiến sản phẩm đã có và phát
triển thêm nhiều sản phẩm mới; (iv) Tiến hành đầu tư và đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong
công tác thiết kế; (v) Kết hợp với công tác nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được những
thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra được các thiết kế phù hợp mang tính
sáng tạo và giá trị thẩm mỹ cao đáp ứng những nhu cầu đó; (vi) Từng bước chuyển hướng sang
sản xuất các sản phẩm cao cấp, giảm bớt được áp lực cạnh tranh với hàng dệt may của Trung
Quốc, Ấn Độ....
d) Chú trọng xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu trên thị trường, nhất là trên thị
trường quốc tế, thông qua việc: (i) Xây dựng thương hiệu gắn liền với nâng cao CLSP; (ii) Thuê
các chuyên gia tư vấn, thiết kế một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu; (iii) Áp
23
dụng nhiều biện pháp để phát triển thương hiệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế;
(iv) Tăng cường ứng dụng CNTT để quảng bá thương hiệu và đầu tư nghiên cứu các xu hướng
nhượng quyền hay mua bán thương hiệu; (v) Nâng cao uy tín trong kinh doanh.
3.3.2.2. Có chính sách “giữ chân” lao động, ngăn chặn tình trạng “chảy máu chất xám”
Tầm quan trọng của việc ổn định NNL với việc tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế
tác động tràn tiêu cực từ FDI của các DN Dệt may là điều đã đư ợc khẳng định. Chính vì vậy,
DN cần: (i) Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và dùng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích người
lao động; (ii) Quan tâm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, thực hiện đúng những
quy định trong SA 8000 và bộ tiêu chuẩn về môi trường ISO 14000/2000. Tăng cường phúc lợi xã
hội trong DN và tổ chức các hoạt động văn hóa-thể thao mang tính cộng đồng; (iii) Tổ chức các
phong trào, nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động; (iv) Xây dựng văn hóa DN, tạo ra
sự gắn kết bền chặt và lâu dài của đội ngũ lao động và DN.
3.3.2.3. Chú trọng phát triển thị trường trong nước, làm “hậu phương” vững chắc, làm “bàn
đạp” để xúc tiến thị trường nước ngoài.
Cần đi sâu nghiên cứu thị trường nội địa, có thể thực hiện chiến lược liên kết với một DN đã
đứng vững trong thị trường nội địa và có kênh phân phối nội địa khá vững nhằm hỗ trợ cho khâu
bán hàng. Cần xác định thị trường nội địa không chỉ là một giải pháp để đối phó với suy thoái
kinh tế toàn cầu mà còn là giải pháp để hạn chế tác động tràn tiêu cực từ FDI.
3.3.3. Kiến nghị để thực hiện giải pháp
3.3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước: (1) Cần đa dạng hóa hình thức đầu tư, khuyến khích đầu tư
theo hình thức LD để có thể học hỏi được công nghệ, kinh nghiệm quản lý…; (2) Hoàn thiện
chính sách và tiếp tục cải thiện MTĐT; (3) Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, nâng cấp
CSHT; (4) Xây dựng và quy hoạch tổng thể FDI vào ngành Dệt may; (5) Phát triển thượng
nguồn ngành dệt may và tăng cường liên kết dệt - may; (6) Có chính sách hỗ trợ DN về đào
tạo NNL, nghiên cứu và đổi mới công nghệ và đặc biệt là hỗ trợ về mặt tài chính...
3.3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội Dệt may Việt Nam: (1) Cần xây dựng cổng giao dịch
thương mại điện tử riêng cho ngành; (ii) Cần đại diện cho Hội viên tham gia các hoạt động với
các tổ chức Hiệp hội ngành nghề dệt may quốc tế và khu vực; (iii) Tăng cường hoạt động xúc
tiến thương mại, các hoạt động giao lưu văn hóa; (iv) Tăng cường công tác thông tin và dự báo
kinh tế, dự báo công nghệ và khai thác những thông tin, dự báo đó một cách khôn ngoan, có
chọn lọc.
KẾT LUẬN
Dệt may được đánh giá là ngành có triển vọng phát triển sản xuất và xuất khẩu đem lại
nguồn lợi lớn cho nền kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Vì v ậy, thu hút FDI vào ngành Dệt
may là một tất yếu, và đặc biệt là phải tận dụng được tác động tràn tích cực do FDI mang lại
đòi hỏi Chính phủ, các cơ quan, bộ, ngành của nước ta phải có phương hướng, chính sách phù
hợp. Thực tế thời gian qua cho thấy, các DN Việt Nam nói chung và các DN Dệt may nói riêng
đã và đang xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động thu hút FDI nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm ra
thị trường thế giới. Lượng FDI thu hút được vào các nhà máy dệt, sợi, quần áo may mặc ngày
càng tăng cao, đặc biệt từ phía các nhà đầu tư châu Á như Hong Kong, Trung Quốc, Đài
Loan… và cả những nhà đầu tư đến từ EU và Hoa Kỳ. Vì thế, có thể khẳng định rằng, việc
nghiên cứu, đánh giá thực trạng tác động tràn của FDI vào ngành Dệt may Việt Nam cũng như
24
đưa ra các giải pháp, chính sách thích hợp nhằm xóa bỏ những bất cập và tồn tại trong MTĐT,
đồng thời khuyến khích FDI vào lĩnh vực Dệt may thực sự rất quan trọng và cấp thiết, giúp có
cái nhìn trực quan hơn về vấn đề này, từ đó có thể thực hiện tốt các mục tiêu và chiến lược đã
đặt ra. Luận án đã giải quyết được những vấn đề sau đây:
1) Khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của ngành Dệt may và tính cấp thiết của việc
thu hút FDI vào các DN Dệt may Việt Nam;
2) Hệ thống hóa lý luận về tác động tràn của FDI tới các DN nội địa, phân biệt và làm sâu
sắc thêm 8 kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI đối với các DN nội địa nói chung và đối với
các DN Dệt may nói riêng. Trong đó có: Sáu kênh truyền dẫn tác động tràn của FDI theo chiều
ngang (tác động tràn của FDI trong nội bộ ngành) và Hai kênh truyền dẫn tác động tràn của
FDI theo chiều dọc (tác động tràn liên ngành của FDI). Luận án cũng chỉ ra tác động của hiệu
ứng cạnh tranh của FDI đối với các DN nội địa.
3) Phân tích và đánh giá thực trạng tác động tràn của FDI tới các DN Dệt may Việt Nam.
Đồng thời, bằng việc áp dụng mô hình kinh tế lượng, theo 2 phương pháp: (i) bán tham số; (ii)
ước lượng ảnh hưởng định và ước lượng ảnh hưởng ngẫu nhiên, luận án chỉ ra bằng chứng thực
nghiệm cho thấy có tác động tràn tiêu cực của sự hiện diện của DN FDI đối với các DN trong
mẫu. Điều này thể hiện ở hệ số âm và có ý nghĩa thống kê của biến Horizontal trong mỗi DN.
Kết quả này hàm ý rằng, sự hiện diện của DN FDI đã làm giảm năng suất tăng trưởng của các
DN Dệt may trong nước do ảnh hưởng của hiệu ứng cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với từng nhóm
DN có qui mô khác nhau sẽ có những ảnh hưởng khác nhau. Cụ thể: (i) Đối với nhóm DN có
quy mô siêu nhỏ thì chịu tác động khá mạnh của hiệu ứng cạnh tranh; (ii) Với nhóm DN có quy
mô nhỏ và vừa, tác động tràn là tích cực theo chiều dọc xuôi chiều và có tác động tràn tiêu cực
theo chiều ngang; (iii) Còn với nhóm DN có quy mô lớn, thì không có tác động tràn theo chiều
ngang và không có tác động tràn theo chiều dọc, không bị ảnh hưởng giảm quy mô SXKD bởi
DN FDI, đồng thời có thể chủ động được nguyên vật liệu, không phải hợp tác với các DN Dệt
may FDI mà có thể trực tiếp hợp tác với công ty mẹ ở nước ngoài để mua nguyên vật liệu.
4) Chỉ ra và phân tích một số hạn chế và nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tác động tràn của FDI
tới các DN Dệt may Việt Nam.
5) Đưa ra các quan điểm tận dụng tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực
của FDI vào các DN Dệt may Việt Nam, trong đó nhấn mạnh 3 quan điểm đột phá, là: (i) Phải
sàng lọc các dự án FDI, lựa chọn, không thu hút FDI bằng mọi giá, phải đặt yếu tố công nghệ
lên hàng đầu và cần có sự cam kết về CGCN thích hợp với từng ngành, từng dự án; (ii) Ưu
tiên thu hút các nhà ĐTNN thuộc các MNCs lớn của thế giới vào Việt Nam và (iii) tăng cường
công tác thanh, kiểm tra và hậu kiểm tra DN FDI.
6) Trên cơ sở 3 quan điểm đột phá đó, Luận án đưa ra hệ thống các giải pháp sau: (1) Nhóm
giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực và (2) Nhóm giải pháp hạn chế, phòng ngừa tác động
tràn tiêu cực do FDI mang lại cho các DN Dệt may Việt Nam...Đồng thời, Luận án đã đề xuất
một số kiến nghị đối với Chính phủ, VITAS trong việc thực hiện các giải pháp trên.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-la_daovanthanh_tt_7639.pdf