Tóm tắt Luận án Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất nông nghiệp để phát triển ngành trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều lợi thế cạnh tranh so với các vùng kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lượng đầu tư vào ngành nông nghiệp so với các ngành khác còn khá hạn chế. Trong khi dòng vốn FDI trên thế giới đang gia tăng ở lĩnh vực nông nghiệp thì FDI vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng đi ngược với xu hướng. Vì vậy, luận án tập trung vào phân tích thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào nông nghiệp của vùng. Những nội dung mà luận án đã giải quyết được bao gồm: + Xây dựng lý luận chung về thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng, gồm: Lý luận về FDI, lý luận về thu hút FDI, nội dung thu hút vốn FDI, 04 lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI (trong đó, luận án vận dụng lý thuyết OLI của Dunning để xây dựng mô hình nghiên cứu EFA trong phần phân tích mẫu điều tra). + Phân tích, tổng hợp kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số quốc gia, vùng kinh tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng ĐBSH. + Phân tích các đặc điểm kinh tế xã hội của vùng ĐBSH có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông nghiệp, phân tích tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng từ đó chỉ ra những kết quả và tồn tại trong sản xuất nông nghiệp của vùng. + Phân tích tình hình thu hút vốn FDI vào vùng ĐBSH, tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành nông của vùng và tình hình thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng. Qua đó, thấy được tương quan vốn FDI đầu tư vào ngành nông nghiệp của vùng so với tổng vốn FDI của toàn vùng; tương quan giữa vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng với các nguồn vốn đầu tư khác đầu tư vào ngành nông nghiệp của vùng. Từ đó, đánh giá kết quả thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. + Tác giả đánh giá đóng góp của FDI vào giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp của vùng thông qua hệ số ICOR, đóng góp của yếu tố vốn, lao động và TFP vào VA nông nghiệp của ngành để từ đó củng cố, định hướng rõ ràng hơn trong hoạt động thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng. + Dựa vào lý thuyết OLI về lợi thế vị trí đầu tư và các nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm đã được thực hiện, dựa vào thực tế phân tích số liệu FDI đầu tư vào ngành nông nghiệp của vùng ĐBSH, tác giả đã sử dụng mô hình EFA để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông qua biến đánh giá chung “Ý định đầu tư” của nhà đầu tư. + Tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp dựa trên các nhân tố đã được phân tích ở mô hình EFA và các giải pháp khác nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng.

pdf27 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp của vùng kinh tế Thu hút là tạo nên ấn tượng mạnh mẽ để người khác quan tâm và dồn sự chú ý vào. Như vậy, “thu hút” là hoạt động chủ quan của chủ thể. Vùng kinh tế là những bộ phận kinh tế, lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân, có chuyên môn hóa sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp. “Tăng cường” nghĩa là làm cho nhiều thêm, mạnh thêm. 6 Theo đó, tăng cường thu hút vốn FDI vào nông nghiệp của vùng kinh tế được hiểu là việc thực hiện tập trung, mạnh mẽ hơn tập hợp các hành động, chính sách của chính quyền địa phương trong vùng kinh tế nhằm gia tăng sự hấp dẫn của nông nghiệp của địa phương, vùng kinh tế, kích thích nhà đầu tư nước ngoài có ý định đầu tư và đưa ra quyết định bỏ vốn đầu tư, từ đó làm gia tăng dòng chảy FDI vào nông nghiệp của một địa phương, vùng kinh tế; được biểu hiện thông qua số lượng, giá trị giao dịch của hợp đồng FDI đăng ký, thực hiện trong một thời kỳ nhất định. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được quan tâm ở cả hai khía cạnh gia tăng về mặt lượng và hiệu quả sử dụng vốn thông qua một số chỉ tiêu đóng góp của vốn này. Mặt khác, để hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp được hiệu quả thì bên nhận đầu tư cần phải quan tâm tới ý định, hành vi của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, bởi việc quyết định “địa điểm” đầu tư FDI được đưa ra từ nhận thức của nhóm nhỏ nhà quản lý cao cấp, chứ không phải là công thức khoa học. Vì vậy, Luận án sẽ đi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI dựa vào những yếu tố ảnh hưởng đến ý định, hành vi của nhà đầu tư đặt trong ngành nông nghiệp của vùng kinh tế. Thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế có những điểm khác biệt với thu hút vốn FDI vào một quốc gia hay một địa phương (tỉnh). 2.2.2. Nội dung thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp của vùng kinh tế Nội dung của thu hút đầu tư chính là nội dung của các hoạt động, chính sách đó, bao gồm các hoạt động, chính sách cải thiện môi trường đầu tư; các hoạt động, chính sách ưu đãi đầu tư và các hoạt động, chính sách xúc tiến đầu tư... 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp Theo quan niệm về “thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài” vào ngành nông nghiệp được trình bày trong mục 2.2.1.2 thì hoạt động thu hút là hoạt động mang tính chủ quan của bên nhận đầu tư nhưng chủ đầu tư là người ra quyết định đầu tư. Vì vậy, để xem xét thu hút vốn FDI của bên nhận đầu tư cần phải dựa trên hành vi của chủ đầu tư. 2.2.3.1. Các lý thuyết về các yếu tố quyết định sự di chuyển dòng vốn FDI Luận án nghiên cứu bốn lý thuyết: Lý thuyết lợi thế sở hữu; lý thuyết lợi thế nội bộ hóa; lý thuyết lợi thế địa điểm; lý thuyết OLI của Dunning; lý thuyết về “con đường” phát triển đầu tư. 2.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào nông nghiệp Nghiên cứu sinh sử dụng lý thuyết OLI của Dunning để phân tích các nhân tố ảnh hưởng bởi: (i) Mô hình phù hợp với phạm vi nghiên cứu của luận án và (ii) mô hình có thể giải thích được mọi hình thức FDI. Theo đó, các nhân 7 tố ảnh hưởng được xem xét gồm: Môi trường pháp lý; điều kiện tự nhiên; cơ sở hạ tầng; lao động; trình độ khoa học, công nghệ; tập quán sản xuất; liên kết vùng; thị trường tiêu thụ sản phẩm; hoạt động xúc tiến đầu tư. 2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá 2.2.4.1. Kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng kinh tế a. Nhóm chỉ tiêu về quy mô vốn đầu tư và số dự án đầu tư Tổng số vốn FDI vào nông nghiệp của vùng; tổng số dự án FDI vào nông nghiệp của vùng; tỷ trọng vốn FDI vào nông nghiệp so với tổng vốn FDI của toàn vùng; tốc độ phát triển liên hoàn về vốn FDI vào nông nghiệp của vùng kinh tế; số lượng dự án FDI vào nông nghiệp của vùng kinh tế bình quân một năm; số vốn FDI vào nông nghiệp của vùng kinh tế bình quân một năm; số vốn FDI vào nông nghiệp của vùng lãnh thổ bình quân một dự án. b. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn FDI Tỷ trọng vốn FDI theo từng lĩnh vực trong nông nghiệp của vùng kinh tế; tỷ trọng vốn FDI theo đối tác đầu tư vào nông nghiệp của vùng kinh tế; tỷ trọng các hình thức FDI vào nông nghiệp của vùng kinh tế; tỷ trọng vốn FDI theo địa phương vào nông nghiệp của vùng kinh tế; tỷ trọng vốn FDI vào nông nghiệp của vùng kinh tế so với tổng số vốn FDI vào các ngành của vùng; tỷ trọng vốn FDI vào nông nghiệp của vùng so với tổng vốn FDI vào nông nghiệp của cả nước. 2.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp của vùng Các chỉ tiêu cơ bản như: Hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp của vùng, đóng góp của các yếu tố vốn và lao động, đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), đóng góp của khu vực FDI nông nghiệp vào ngân sách của các địa phương trong vùng, số lao động bình quân một doanh nghiệp FDI nông nghiệp vùng kinh tế, thu nhập bình quân 1 lao động trong doanh nghiệp FDI nông nghiệp của vùng. 2.3. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp Luận án đã phân tích kinh nghiệm của một số vùng và quốc gia trên thế giới như vùng đồng bằng Chao Phraya của Thái Lan, vùng sa mạc Arava Negev của Israel, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia và kinh nghiệm của vùng ĐBSCL và vùng Đông Nam Bộ để rút ra bài học thành công cũng như hạn chế trong thu hút FDI vào nông nghiệp của vùng ĐBSH. Theo đó, bài học kinh nghiệm rút ra cho ĐBSH là (i)Về khuyến khích đầu tư: Xây dựng kế hoạch thu hút FDI trong ngắn hạn và dài hạn; thực hiện tích tụ đất đai tạo quỹ đất lớn và tập trung cho doanh nghiệp; sử dụng công cụ thuế trong khuyến khích cũng như hạn chế đầu 8 tư; chính sách tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp; thực hiện chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, đảm bảo mức bồi thường nếu xảy ra thiệt hại ở mức bù đắp được tổn thất và không ảnh hưởng lớn tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp trong việc tìm thị trường tiêu thụ hàng nông sản ổn định; khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; xây dựng hạ tầng khu nông nghiệp công nghệ cao, chọn nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm để xây dựng hạ tầng khu nông nghiệp công nghệ cao; phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông và xây dựng đội ngũ tư vấn như mô hình năm nhà của vùng sa mạc Arava và Negev của Israel; chú trọng công tác xúc tiến đầu tư; đơn giản hóa các thủ tục hành chính. (ii)Về hạn chế đầu tư: Thực hiện chính sách hạn chế với một số ngành vì mục tiêu bảo vệ sản xuất trong vùng; khống chế thời gian hoạt động của các dự án; phải đưa ra các qui định để tạo điều kiện cho phía doanh nghiệp trong nước có tiếp tiếp cận được công nghệ, bí quyết quản lý của FDI; và quy định mức trần về lao động nước ngoài mà doanh nghiệp FDI được phép sử dụng. Chương 3 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 3.1. Khái quát về vùng và ngành nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 3.1.1.1. Vị trí địa lý Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Quảng Ninh. Vùng là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Thành phố Hà Nội là thủ đô hành chính quốc gia, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trịcủa cả nước, kết nối các tỉnh thành phố trong khu vực, cả nước cũng như với quốc tế. Vùng ĐBSH trở thành trung tâm kinh tế năng động và đầu tàu kinh tế quan trọng của cả miền Bắc cũng như cả nước. Vùng ĐBSH là đầu mối giao thương đường bộ, đường biển và đường hàng không với cả nước và quốc tế. Vùng có các cụm cảng biển quan trọng nhất cả nước như các cảng Hải Phòng và Cái Lân; có sân bay quốc tế Nội Bài, có các đường quốc lộ, đường sắt, đường sông tỏa đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. 9 3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên Về địa hình: Bằng phẳng với hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, thuận lợi phát triển hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ. Về khí hậu: Vùng ĐBSH có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt, tạo thế mạnh về đa dạng sản phẩm nông sản. Về tài nguyên biển: ĐBSH có một vùng biển lớn, với bờ biển kéo dài từ Thuỷ Nguyên - Hải Phòng đến Kim Sơn - Ninh Bình. Bờ biển có bãi triều rộng và phù sa dày là cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven bờ. Với bờ biển dài, có một số vũng, vịnh, đảo vùng ĐBSH có tiềm năng xây dựng cảng biển nước sâu, phát triển khu công nghiệp đóng tàu có trọng tải lớn, phát triển khu kinh tế du lịch ven biển và biển đảo. Về tài nguyên đất: Đất đai nông nghiệp là nguồn tài nguyên cơ bản của vùng do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa và CNH của vùng ĐBSH khá nhanh, đất đai nông nghiệp được chuyển mục đích sử dụng để phục vụ cho phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, các dự án dân sinh. Đồng thời,qua một số lần thay đổi chính sách đất đai nên đất canh tác hiện bị chia nhỏ, manh mún và thu hẹp. 3.1.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội Về kinh tế: GDP, thu nhập bình quân đầu người một tháng khá cao so với các vùng kinh tế khác; cơ cấu kinh tế những năm qua có xu hướng dịch chuyển theo hướng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ - du lịch tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm; vùng ĐBSH còn nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống tồn tại và phát triển lâu đời; vùng ĐBSH là một trong những vùng tập trung nhiều tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phát triển hơn so với các vùng trọng điểm nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Về lao động và khả năng đào tạo, phát triển nguồn lao động: Tính đến 31/12/2016, dân số trung bình của vùng ĐBSH là 21.133,8 nghìn người, trong đó tập trung ở khu vực nông thôn là 13.488,5 nghìn người (chiếm 63,8%), mật độ trung bình là 994 người/km2. Vùng ĐBSH có gần 11.993,8 nghìn lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên (chiếm 56,8% tổng dân số của vùng), đây là lực lượng lao động trẻ, hùng hậu, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động kinh tế của vùng. Vùng ĐBSH cũng là nơi tập trung tới 64% trường đại học và cao đẳng của cả nước, bao gồm phần lớn các Viện nghiên cứu, các Trung tâm nghiên cứu khoa học đầu ngành của đất nước. 3.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng 3.1.2.1. Tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp Về trồng trọt: Ngành trồng trọt vùng ĐBSH đang phát triển theo xu hướng đa dạng hóa kết hợp với thâm canh hóa cây trồng hiện có. Trong cơ cấu 10 ngành nông nghiệp, ngành trồng cây lương thực luôn giữ vị trí hàng đầu. Sản xuất màu lương thực như: Ngô, khoai, sắnSản xuất cây công nghiệp hàng năm bao gồm: Đay, cói, mía, lạc, đậu tương, thuốc lá. Sản xuất rau và cây ăn quả như: Su hào, cà chua, dưa chuột, bắp cải, khoai tây, hoa lơ và các loại rau thơm Về chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm. Về khai thác, nuôi trồng thủy sản: Đây là thế mạnh của vùng ĐBSH, không chỉ riêng với 4 tỉnh ven biển Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Quảng Ninh. 3.1.2.2. Những vấn đề đặt ra Gồm 4 vấn đề đặt ra: Cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSH chuyển dịch rất chậm chạp; đặc trưng cơ bản trong phát triển nông nghiệp của vùng ĐBSH hiện nay là thuần lúa, chưa phát huy được lợi thế của vùng nông nghiệp lớn, có mùa đông lạnh; trình độ sản xuất nông sản hàng hóa gắn với thị trường còn thấp; mâu thuẫn giữa thực hiện chủ trương đẩy nhanh CNH, HĐH vùng ĐBSH với quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, tình trạng gia tăng dân số, lao động ở khu vực nông thôn ngày càng trở nên gay gắt; mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp của cả nước nói chung, vùng ĐBSH nói riêng chưa ổn định. 3.2. Thực trạng thu hút vốn FDI vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng 3.2.1. Tình hình thu hút vốn FDI vào vùng đồng bằng sông Hồng 3.2.1.1. Quy mô vốn, số dự án FDI Tính đến 31/12/2017, vùng ĐBSH đã thu hút được 7852 dự án FDI với tổng số vốn 88.787.844.278 USD. Nếu so với cả nước thì tổng số dự án chiếm 31,66% và tổng vốn FDI chiếm 27,78%. Trong giai đoạn 15 năm từ 2003 đến năm 2017, vốn FDI đăng ký của khu vực đã tăng 16,01 lần từ 750.045.654 USD năm 2003 lên 12.006.584.696 USD năm 2017.Trong giai đoạn 2003-2017, vốn FDI đăng ký vào vùng ĐBSH có nhiều biến động. 3.2.1.2.Cơ cấu vốn FDI Thứ nhất, cơ cấu vốn FDI theo ngành. Tính lũy kế đến 31/12/2017, ngành công nghiệp và xây dựng thu hút vốn FDI nhiều nhất, với 4.503 dự án (chiếm 57,35% tổng dự án FDI đầu tư vào ĐBSH), tổng vốn FDI là 76.501.168.953 USD chiếm 86,16% tổng vốn FDI của vùng ĐBSH. Tiếp đến là ngành dịch vụ với 3290 dự án (chiếm 41,90% tổng số dự án) và 11.826.246.197 USD (chiếm 13,32% tổng FDI của ĐBSH), trong khi đó ngành nông nghiệp chỉ thu hút được 59 dự án với tổng vốn đăng ký là 460.429.128 USD chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,52%). Thứ hai, Cơ cấu vốn FDI đầu tư vào ĐBSH phân theo địa phương Tính đến 31/12/2017, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đầu tư vào tất cả 11 tỉnh/thành phố của vùng ĐBSH. Hà Nội thu hút được nhiều nhất với 4.504 dự án chiếm 56,46% tổng số dự án FDI và 27.340.771.537 USD chiếm 30,79% tổng vốn FDI đăng ký của vùng. Các địa phương thu hút được ít nhất dự án FDI 11 là Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam và đây cũng là ba địa phương có tổng vốn FDI đăng ký thấp nhất. Thứ ba, Cơ cấu vốn FDI đầu tư vào vùng ĐBSH phân theo hình thức đầu tư Tính đến 31/12/2017, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng ĐBSH được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như 100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng BOT, BT, BTO, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong đó, phần lớn các dự án được thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 6.545 dự án (chiếm 83,35% tổng số dự án của vùng) và tổng số vốn đăng ký là 66.922.087.052 USD (chiếm 75,37% tổng số vốn FDI của vùng). Thứ tư, Cơ cấu vốn FDI đầu tư vào vùng ĐBSH phân theo đối tác đầu tư Tính đến 31/12/2017, vùng ĐBSH thu hút FDI của 87 quốc gia. Hàn Quốc là đối tác đầu tư đứng đầu trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào vùng ĐBSH với 2.842 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 26.254.606.974 USD (chiếm 36,19% tổng số dự án và 29,57% tổng vốn FDI của vùng). Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 2 với 1.484 dự án (chiếm 18,90%) và 15.925.540.073 USD (chiếm 17,94% tổng vốn FDI của vùng). Đứng thứ 3 về vốn là Singapore với 13.999.527.346 USD chiếm 15,77%. 3.2.2. Tình hình thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng Vốn đầu tư vào nông nghiệp của vùng ĐBSH từ năm 2003 đến năm 2017 tính theo giá so sánh năm 2010 về cơ bản tăng liên tục, từ 5.130 tỷ đồng (năm 2003) lên 14.763 tỷ đồng (năm 2017) tăng 2,88 lần.Vốn đầu tư vào nông nghiệp của vùng ĐBSH bao gồm vốn từ các nguồn như vốn từ NSNN, vốn tín dụng, vốn ODA, vốn FDI và vốn từ các nguồn khác như vốn của doanh nghiệp nông nghiệp ngoài quốc doanh, vốn của hộ gia đình sản xuất nông nghiệp Trong số đó, vốn từ các nguồn khác là chủ yếu và tăng mạnh trong những năm gần đây. Vốn từ các nguồn như vốn tín dụng, vốn ODA và FDI rất khiêm tốn. 3.2.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng 3.2.3.1. Quy mô vốn FDI và số lượng dự án FDI Tính lũy kế đến 31/12/2017, số dự án FDI còn hiệu lực đầu tư vào nông nghiệp của vùng ĐBSH là 59 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 460.429.128 USD, chiếm 11,97% về số dự án và chiếm 13,60% về vốn FDI so với FDI nông nghiệp cả nước. Trong 6 vùng kinh tế của cả nước, ĐBSH là đồng bằng lớn thứ hai, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Nếu so sánh với các vùng kinh tế, ĐBSH đứng thứ 4 về số dự án FDI thu hút được với 59 dự án (sau vùng ĐNB; vùng BTB&DHMT và vùng Tây Nguyên); và xếp thứ 3 về vốn FDI với 460.199.128 USD (sau vùng ĐNB và vùng BTB&DHMT). 12 3.2.3.2. Cơ cấu vốn FDI Thứ nhất, cơ cấu vốn FDI theo lĩnh vực. Tính đến 31/12/2017, cả bốn lĩnh vực gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp đều thu hút được vốn FDI. Trong đó, chăn nuôi thu hút được 20 dự án chiếm 33,90% và 212.634.128 USD chiếm 36,19% đạt tỷ lệ cao nhất về vốn trong cả bốn lĩnh vực; tiếp theo là trồng trọt thu hút 20 dự án chiếm 33,90% và 166.620.000 USD chiếm 36,19%; thủy sản đứng thứ ba với 15 dự án chiếm 25,42% và số vốn tương ứng là 34.875.000 USD chiếm 7,6%; lâm nghiệp tuy chỉ thu hút được 4 dự án chiếm 6,78% nhưng vốn đầu tư đạt 46.300.000 USD chiếm 10,06%. Thứ hai, cơ cấu vốn FDI theo địa phương. Thành phố Hà Nội đứng đầu với 22 dự án nhưng vốn FDI vào nông nghiệp chỉ xếp thứ hai (108.375.175 USD, chiếm 23,5%) sau Quảng Ninh (129.812.760 USD, chiếm 28,2%) mặc dù số dự án mà tỉnh này thu hút được chỉ là 10 dự án, bằng 45,5% so với số dự án của thành phố Hà Nội. Vĩnh Phúc đứng thứ 3 về lượng vốn FDI chiếm 21,2%. Ninh Bình đứng thứ 4 với 66.357.143 USD chiếm 14,4%. Các tỉnh còn lại vốn FDI đều chưa đạt 5% tổng vốn FDI vào nông nghiệp của toàn vùng. Thậm chí, Thái Bình là tỉnh có nhiều điều kiện phát triển nông nghiệp nhưng vốn FDI thu hút chỉ đạt 0,7% vốn FDI đầu tư cho nông nghiệp toàn vùng hay Hưng Yên với 1 dự án và vốn đầu tư chỉ chiếm 0,2% so với toàn vùng. Thứ ba, cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư. Tính đến 31/12/2017, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp của vùng ĐBSH được thực hiện dưới 03 hình thức: 100% vốn nước ngoài; hợp đồng hợp tác kinh doanh và liên doanh. Trong đó, chủ yếu là hình thức 100% vốn nước ngoài với 42 dự án chiếm 71,19%, tương ứng là 310.141.985 USD chiếm 67,4%. Hình thức thứ hai là liên doanh với 15 dự án chiếm 25,42% và tương ứng là 149.635.000 USD chiếm 32,5%. Cuối cùng là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với 2 dự án chỉ chiếm 3,39% và 657.143 USD chiếm 0,14%. Thứ tư, cơ cấu vốn FDI theo đối tác đầu tư. Tính đến 31/12/2017, có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào nông nghiệp của vùng ĐBSH. Trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á. Đặc biệt, những đối tác đầu tư nằm trong nhóm có số dự án và vốn đầu tư nhiều chủ yếu đến từ châu Á. Đứng đầu về số dự án là Đài Loan và Trung Quốc với 10 dự án chiếm 23,90% nhưng vốn FDI khá thấp. Trung Quốc xếp thứ 6 về vốn với 23.052.318 USD; chiếm 5,0%; Đài Loan xếp thứ 8 với 20.277.380 USD chiếm 4,4% tổng vốn FDI vào nông nghiệp của vùng ĐBSH. 13 3.2.3.3. Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng a. Một số chỉ tiêu về hiệu quả của khu vực doanh nghiệp FDI nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000-2016 Khu vực doanh nghiệp FDI nông nghiệp của vùng ĐBSH không hề có sự phát triển trong vòng 17 năm qua. Điều này được thể hiện đó là: Số lượng doanh nghiệp FDI của khu vực này cao nhất chỉ là 14 doanh nghiệp đối với năm 2010 và 2011. Số doanh nghiệp FDI trong 8 năm đầu và năm 2016 cũng vẫn chỉ là 8 doanh nghiệp. Số lượng lao động bình quân 1 doanh nghiệp cũng không có sự thay đổi nhiều (số lao động bình quân 1 doanh nghiệp năm 2000 là 74 người; đến năm 2016 là 73 người), thậm chí có xu hướng giảm đáng kể vào những năm từ 2010 đến 2015. Các chỉ tiêu về tài sản bình quân 1 doanh nghiệp; tài sản bình quân 1 lao động; lợi nhuận bình quân 1 doanh nghiệp; và nộp ngân sách bình quân 1 doanh nghiệp (từ năm 2004 đến năm 2016) cũng không có sự tăng trưởng. b. Hiệu quả đầu tư chung thông qua hệ số ICOR: Trong giai đoạn 2001- 2005, để tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thêm (VA) thì khu vực FDI nông nghiệp vùng ĐBSH phải bỏ ra 3,0 đồng vốn đầu tư. Ở giai đoạn tiếp theo 2006- 2010, hiệu quả đầu tư của FDI nông nghiệp vùng ĐBSH là 27,5 đồng; giai đoạn 2011-2016 là 7,6 đồng. Bình quân giai đoạn 2000-2016 là 12,3 đồng cho 1 đồng giá trị tăng thêm. Qua hệ số ICOR của bốn giai đoạn ta thấy, chỉ có giai đoạn 2001-2005, nông nghiệp khu vực FDI của vùng hoạt động hiệu quả.Nhìn chung, hiệu quả đầu tư của FDI nông nghiệp vùng ĐBSH không tốt và không đồng đều giữa các năm. c. Đóng góp của tốc độ tăng trưởng yếu tố Vốn và Lao động vào tốc độ tăng trưởng VA nông nghiệp của vùng: Khi tốc độ tăng trưởng lao động tăng thêm 1% thì tốc độ tăng VA thêm 0,453% và khi tốc độ tăng trưởng vốn tăng thêm 1% thì tốc độ tăng trưởng VA sẽ tăng 0,289%. Điều này cho thấy FDI ngành nông nghiệp có đóng góp vào phát triển của vùng ĐBSH dựa trên yếu tố Lao động là tốt hơn yếu tố về vốn. d. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP): Đóng góp của yếu tố lao động (L) vào tăng trưởng của VA khu vực FDI nông nghiệp vùng ĐBSH cho thấy sự chưa hiệu quả. Điều đó thể hiện ở đóng góp của yếu tố này vào tăng trưởng VA là âm trong cả 3 giai đoạn. Yếu tố vốn có đóng góp cao hơn trong tăng trưởng VA so với yếu tố L và TFP trong giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2011-2016. Điều này cho thấy, tăng trưởng vốn có hiệu quả trong đóng góp vào tăng trưởng của VA. Vì vậy, việc tăng cường thu hút vốn FDI và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần gia tăng VA nông nghiệp của khu vực này. 14 3.3. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng 3.3.1. Thành công Các thành công đạt được bao gồm: Đóng góp, bổ sung vốn đầu tư cho nông nghiệp của vùng cũng như vào tổng vốn đầu tư xã hội cho toàn vùng; một số dự án FDI đã khai thác tốt thế mạnh của các địa phương ở từng lĩnh vực; hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ chiếm tỷ lệ thấp hơn tương đối so với hình thức 100% vốn nước ngoài nhưng cơ bản vẫn cao hơn tỷ lệ này của cả nước. 3.3.2. Hạn chế Các hạn chế bao gồm: FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH rất thấp so với tổng vốn FDI của vùng; tình hình thu hút FDI vào nông nghiệp của vùng ĐBSH nhìn chung thiếu sự ổn định; cơ cấu FDI theo địa phương chỉ tập trung ở một số tỉnh/thành phố, gây ra phát triển mất cân đối giữa các vùng dưới tác động của FDI; FDI chưa tương xứng, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh và năng lực về nông nghiệp của phần nhiều địa phương trong vùng; cơ cấu FDI theo đối tác có thế mạnh về công nghệ còn thấp,chưa thu hút được nhiều đối tác đầu tư đến từ các quốc gia có thế mạnh về công nghệ; mặc dù FDI đầu tư vào cả tất các lĩnh vực của nông nghiệp nhưng FDI vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao năng lực sản xuất của ngành vẫn còn hạn chế. 3.3.3. Nguyên nhân 3.3.3.1. Nguyên nhân của thành công a. Nguyên nhân khách quan Do yêu cầu an ninh lương thực nên vấn đề đầu tư sản xuất nông nghiệp được các tổ chức quốc tế và các quốc gia đặc biệt quan tâm, tạo xu hướng vốn đầu tư vào nông nghiệp trên thế giới tăng; vùng ĐBSH có nhiều yếu tố được coi là lợi thế để thu hút vốn FDI phát triển nông nghiệp. b. Nguyên nhân chủ quan Vùng đã thực hiện được một số chính sách ưu đãi hấp dẫn; chủ động xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế vùng; sản xuất nông nghiệp truyền thống của vùng ĐBSH cũng như của cả nước vốn sử dụng nhiều lao động. 3.3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế a. Nguyên nhân khách quan Do chịu tác động mạnh của các yếu tố tự nhiên như điều kiện thời tiết, khí hậu, sản phẩm nông nghiệp mang tính mùa vụnên sản xuất nông nghiệp chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro; việc thu hút FDI vào nông nghiệp các địa phương trong vùng ĐBSH phải cạnh tranh với các vùng kinh tế và các ngành kinh tế khác trong nước và các quốc gia khác. b. Nguyên nhân chủ quan 15 (i) Chưa có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chung cho toàn vùng trong thu hút vốn FDI vào nông nghiệp; chủ trương thu hút FDI chưa nhất quán ưu tiên vào lĩnh vực nông nghiệp; (ii) hệ thống pháp luật, chính sách đối với nhà đầu tư nước ngoài trong nông nghiệp thiếu rõ ràng và minh bạch; các văn bản pháp luật chưa đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, ổn định, còn chồng chéo gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài; chính sách ưu đãi cụ thể đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp hiện đang được cào bằng với các ngành khác trong nước và một số kém ưu đãi hơn so với các nước trong khu vực, làm cho dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp rất thấp và thiếu ổn định; (iii) cơ sở hạ tầng nông thôn tuy được đánh giá tốt nhưng vẫn còn một số điểm chưa tạo điều kiện trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, thậm chí do chưa có sự đầu tư phát triển đồng bộ nên không phát huy được những lợi thế của vùng; (iv) tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đã qua đào tạo rất nhỏ so với tổng lao động đã qua đào tạo của vùng; năng suất lao động nông nghiệp cũng thấp hơn so với các ngành khác và so với các nước trong khu vực; (v) một số yếu tố vốn vùng có lợi thể nhưng do việc tiếp cận khó khăn nên làm gia tăng chi phí cho sản xuất nông nghiệp; (vi) tiêu thụ hàng nông sản thiếu ổn định, bị chèn ép về giá nên sản xuất nông nghiệp kém “sức hút” hơn; (vii) công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế; (viii) các khoản hỗ trợ đầu tư đang được thực hiện khác nhau về mức hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, lĩnh vực hỗ trợ theo từng địa phương nên một mặt không những không góp phần phân bổ nguồn lực, phát triển chuyên môn hóa trong vùng mà còn tăng tính cạnh tranh nội vùng; (ix) các nguyên nhân khác: tham nhũng, quan liêu của cán bộ quản lý; biến đổi khí hậu cũng đều làm ảnh hưởng thu hút đến FDI vào nông nghiệp vùng. 3.3.4. Mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng a. Quan điểm thiết kế mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được tác giả thiết kế dựa trên lý thuyết OLI của Dunning. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng lý thuyết này như Rugman và Verbeke (2001), UNCTAD (1998). Trong lĩnh vực nông nghiệp, chưa có nghiên cứu nào sử dụng mô hình này nhưng đã có nghiên cứu sử dụng các nhân tố được mô hình OLI đưa ra như nghiên cứu của Intan Maizura Abdul Rashid và cộng sự (2016). Ba quan điểm thiết kế mô hình nghiên cứu của NCS: (i) Mô hình được thiết kế dựa trên lý thuyết OLI với giả định các doanh nghiệp nhận thức được lợi thế sở hữu, lợi thế nội bộ hóa và lợi thế địa điểm; (ii) Mô hình nghiên cứu phải gắn với đặc trưng của ngành (nông nghiệp) và gắn với vùng kinh tế; (iii) Các quan sát sử 16 dụng để đo lường các nhân tố trong mô hình được thừa kế và cập nhật từ kết quả của các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm gần đây. b. Mô hình nghiên cứu đề xuất c. Thực trạng mẫu điều tra khảo sát Để phục vụ phân tích, tác giả đã thực hiện cuộc khảo sát và thu thập số liệu của 04 tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh. Đối tượng được hỏi là các doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp với tổng số phiếu phát ra 420 phiếu. Số phiếu thu về là 356 phiếu, chiếm tỷ lệ 84,8%. Với mô hình trên và phiếu khảo sát doanh nghiệp, có thể thấy có 6 nhóm yếu tố chính tác động đến “Ý định đầu tư” của doanh nghiệp FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH hay khả năng thu hút vốn FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH. Đó là: Chất lượng cơ sở hạ tầng; chính sách đầu tư; các lợi thế của nông nghiệp vùng ĐBSH; nguồn nhân lực; chi phí đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp. Ứng với mỗi nhóm yếu tố, có các câu hỏi liên quan đến từng nhóm yếu tố. Số lượng câu hỏi có thể đưa vào mô hình EFA là 39 biến đo lường, thuộc về 6 nhóm nhân tố ở trên đã được mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS phục vụ phân tích. Cuối cùng, khái niệm hiệu quả đánh giá “Ý định đầu tư” có 3 biến quan sát. Các bước tiến hành: Bước 1: Kiểm định điều kiện để thực hiện EFA Bước 2: Trích rút các nhân tố: Xoay ma trận nhân tố lần 1 Bước 3: Phân tích kết quả rút trích nhân tố Bước 4: Đặt tên và diễn giải các nhân tố: Gồm 5 nhóm nhân tố Bước 5: Kiểm tra độ tin cậy của các nhân tố sử dụng Cronbach’s Alpha Bước 6: Phân tích từng biến quan sát ảnh hưởng, tác động mạnh yếu, cùng chiều hay ngược chiều đối với từng nhân tố từ Factor1 đến Factor5 Ý định đầu tư 5. Chi phí đầu vào 6. Chính sách hỗ trợ 1. Cơ sở hạ tầng 2. Chính sách khuyến khích đầu tư 3. Lợi thế ngành đầu tư 4. Nguồn nhân lực 17 Bước 7: Phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến thu hút FDI vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Một số nhận xét kết quả của mô hình EFA Thứ nhất, trong tổng số 39 biến đưa vào mô hình, chỉ có 24 biến có thể phân tích (có ý nghĩa thống kê). Nguyên nhân có thể do hạn chế bởi số lượng quan sát (mẫu khảo sát là 356 mẫu). Thứ hai, trong tất cả 24 biến có thể phân tích trong mô hình EFA, kết quả cho thấy các biến đều có tác động thuận đối với từng nhóm nhân tố, cả 5 năm nhóm có ý nghĩa thống kê. Thứ ba, đối với 5 nhóm nhân tố trên, UBND các tỉnh ĐBSH cần ưu tiên tập trung vào 5 nhóm nhân tố chính với thứ tự ưu tiên như mô hình sau: Y_dinh = 0,615+0,325*Factor1+0,195*Factor2+ 0,106*Factor3 + 0,102*Factor4 +0.102*Factor5 Thứ tự ưu tiên gồm có: Factor1, Factor2, Factor3, Factor4 và Factor5 (1)Nhóm nhân tố “Chính sách đầu tư” (Factor1); (2) Nhóm nhân tố “Cơ sở hạ tầng” (Factor2); (3) Nhóm nhân tố “Chính sách hỗ trợ”(Factor3); (4) Nhóm nhân tố “Lợi thế ngành đầu tư của vùng” (Factor4); (5)Nhóm nhân tố “Chi phí sản xuất, kinh doanh” (Factor5). Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NÔNG NGHIỆP VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 4.1. Bối cảnh quốc tế và Việt Nam có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng 4.1.1. Bối cảnh quốc tế Một là, xu hướng FDI trên thế giới. + Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2018 do UNCTAD công bố, dòng vốn FDI trên toàn cầu trong giai đoạn 2015-2017 có xu hướng giảm nhưng dự báo tăng nhẹ khoảng 5% trong năm 2018. Dự kiến, dòng chảy FDI vào các nước ASEAN vẫn tăng trưởng, đặc biệt tại các nước như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia nhưng đồng thời, Trung Quốc sẽ vẫn là đối thủ lớn cạnh tranh thu hút FDI với các nước ở khu vực châu Á. + Trong số các cơ quan xúc tiến đầu tư (IPAs) của các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi phản hồi thông tin điều tra của UNCTAD về lĩnh vực hứa hẹn thu hút FDI nhiều nhất tại các quốc gia này thì nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ lệ đánh giá cao nhất là 48%. Hai là, cách mạng Công nghiệp 4.0 thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tự động hóa. 18 Nông nghiệp là ngành sản xuất sẽ có sự thay đổi lớn nhờ công nghệ. Nhờ đó, năng suất tăng và gia tăng giá trị nông sản. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã thành công ở các nước trên thế giới sẽ tiếp tục được phát triển và nhân rộng. Tự động hóa sẽ là xu hướng phát triển trong tương lại. Ba là, nhu cầu lương thực toàn cầu gia tăng. Theo báo cáo về ngành nông nghiệp toàn cầu đến năm 2050 của FAO thì đến năm 2050 dân số toàn cầu đạt ngưỡng 9 tỷ người. Dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu về lương thực tăng vọt, tạo ra một áp lực lớn đối với hệ thống cung cấp lương thực thế giới. Theo ước tính, nguồn cung đối với tất cả các loại lương thực thiết yếu phải tăng 70%-100% vào năm 2050 mới có thể đáp ứng được nhu cầu của nhân loại [88]. Bốn là, xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục đe dọa nghiêm trọng tới an ninh lương thực. Trái đất nóng dần lên, băng tan và nước biển dâng sẽ thúc đẩy nhanh quá trình xâm nhập mặn, đặc biệt đối với diện tích đất nông nghiệp. Mỗi năm khoảng 12 triệu ha đất nông nghiệp bị thu hẹp với giá trị tương đương 20 triệu tấn ngũ cốc [85]. Cùng với những đe dọa về tình trạng xâm nhập mặn, thiên tai và những hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, bão hay lốc xoáy sẽ liên tiếp xảy ra. Theo thống kê của Oxfam, trong một vài năm trở lại đây, mỗi năm trung bình có khoảng 500 đợt thiên tai liên quan tới yếu tố thời tiết xảy ra. 4.1.2. Bối cảnh Việt Nam + Việt Nam ngày càng thu hút được nhiều dự án vào các lĩnh vực ưu tiên (bao gồm cả nông nghiệp). + Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại có ý nghĩa lớn. Mạng lưới Hiệp định Thương mại của Việt Nam mang đến cơ hội tiếp cận thị trường quan trọng không chỉ ở châu Á mà còn mở ra cơ hội tiếp cận thị trường các nước châu Âu. Điều này không chỉ có vai trò quan trọng đối với xuất khẩu của Việt Nam mà còn hấp dẫn nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm hiệu quả sẽ hướng đến việc sản xuất hàng nông sản ở Việt Nam để xuất khẩu sang các thị trường thứ ba. Do vậy, cơ hội tiếp cận thị trường có ưu đãi và được đảm bảo bởi mạng lưới FTA mà Việt Nam ký kết đem lại là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư. + Nông nghiệp là ngành cần được ưu tiên đầu tư và phát triển. Trong một số nghiên cứu về tái cơ cấu ngành, thông qua mô hình I-O, nhóm tác giả Bùi Trinh và cộng sự đã chỉ ra ngành nông nghiệp là ngành cần được ưu tiên đầu tư và cần thu hút đầu tư cho ngành này. + Xu hướng biến đổi khí hậu trong nước. Việt Nam là một trong mười quốc gia được dự báo sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu. Phần lớn dân số, tài sản kinh tế tập trung tại các đồng bằng ven biển và châu thổ các sông, trong đó có đồng bằng sông Hồng. Nhiệt 19 độ trung bình tăng 0,26 độ C mỗi thập kỷ kể từ năm 1971 [107]. Mức tăng này cao gấp đôi so với tốc độ tăng bình quân trên toàn cầu. Kết quả dự báo cho thấy, các đợt nắng nóng, lạnh sẽ gia tăng, mực nước biển sẽ dâng cao thêm 28- 33cm tại các vùng biển. Mưa lớn và lũ lụt sẽ xảy ra thường xuyên hơn, đặc biệt tại các tỉnh phía Bắc bao gồm các tỉnh vùng ĐBSH. Trong điều kiện đó, nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp rất nặng nề. 4.1.3. Sự cần thiết phải tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng + Đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai + Nông nghiệp là ngành có cơ cấu đóng góp cao trong tổng sản phẩm của vùng. + Tăng trưởng vốn có hiệu quả trong đóng góp vào tăng trưởng VA nông nghiệp. + Đảm bảo việc làm và thu nhập cho lao động nông nghiệp + Thu hút FDI để tiếp thu KHCN, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng 4.0 4.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng 4.2.1. Quan điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng + Xác định nông nghiệp là ngành cần chủ động thu hút FDI và ngành được ưu tiên trước mắt trong thu hút vốn. + Phù hợp với quy hoạch và cơ cấu kinh tế ngành, vùng đồng bằng sông Hồng, quy hoạch vùng nguyên liệu và định hướng tái cơ cấu ngành theo hướng tăng giá trị gia tăng và phát triển bền vững, phát triển kinh tế, xã hội và thân thiện môi trường, không thu hút bằng mọi giá. + Tranh thủ những thuận luận lợi trong xu hướng dịch chuyển đầu tư trên thế giới và xác định rõ vốn FDI vẫn đóng vai trò quan trọng trong bổ sung vốn đầu tư cho toàn vùng nói chung và nông nghiệp nói riêng. + Kết hợp các dự án có quy mô lớn, có tác động quan trọng đến nền kinh tế và ngành nông nghiệp của vùng với các dự án có quy mô vừa, nhỏ ở các có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn hơn để đảm bảo cơ cấu kinh tế vùng, ngành. + Tăng cường thu hút FDI công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và có sự chuyển giao thực sự công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý 4.2.2. Mục tiêu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng + Sản xuất kinh doanh nông nghiệp cần đạt mục tiêu phát triển hiệu quả và bền vững theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vì mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu. 20 + Tạo chuyển biến về chất trong hoạt động FDI, nâng tỷ lệ thu hút số dự án quy mô lớn, suất đầu tư cao, công nghệ hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, thực hiện các công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị. + Thu hút FDI ưu tiên các dự án đầu tư từ các đối tác đầu tư có thế mạnh về công nghệ, sàng lọc và kiên quyết không cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án sử dụng công nghệ đã lỗi thời, gây phương hại cho sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Hướng thu hút tới các đối tác đầu tư có thế mạnh công nghệ như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước châu ÂuBên cạnh các đối tác có thế mạnh về công nghệ, cần rà soát và lựa chọn những doanh nghiệp là những tập đoàn lớn mạnh, sẵn có thị trường tiêu thụ trên thế giới nhằm giải quyết tốt vấn đề “đầu ra” của hàng nông sản ổn định lâu dài. + Thu hút hơn nữa các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông sản nhằm tăng giá trị tăng thêm thay vì chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến nông sản, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi + Phải gắn thị trường trong nước và thị trường quốc tế để nâng cao hiệu quả tiêu thụ nông sản, nâng cao thu nhập của người sản xuất nông nghiệp. 4.2.3. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng 4.2.3.1. Định hướng theo đối tác đầu tư + Tiếp tục kêu gọi các dự án FDI nông nghiệp từ các nước có lợi thế về công nghệ, có tiềm lực về vốn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singaporebởi thời gian tới, xu hướng đầu tư trong nội bộ các nước châu Á vẫn diễn ra mạnh mẽ và đây đều là những đối tác truyền thống. + Xác định Hoa Kỳ và các nước châu Âu là hai nhóm đối tác cần được quan tâm thu hút FDI hàng đầu để đa dạng hóa nguồn vốn FDI và tận dụng nguồn vốn từ các nước này cho các hoạt động mang lại giá trị gia tăng cao hơn và nâng cao trình độ công nghệ cho sản xuất nông nghiệp trong vùng. + Tranh thủ vai trò của các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết trong việc mở rộng thị trường sang các quốc gia như các nước châu Âu, New Zealand, Australia, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN và các nước tham gia TPPđể tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư có ý định khai thác thị trường tại các quốc gia này. 4.2.3.2.Định hướng theo hình thức đầu tư + Khuyến khích các dự án đầu tư dưới hình thức liên doanh để gia tăng sự tham gia của doanh nghiệp trong vùng nhằm khai thác hiệu quả trong việc kế thừa tiến bộ trong khoa học, quản lý, chuyển giao công nghệ. + Nắm bắt các dự án được thực hiện theo hình thức đầu tư mới như hợp đồng thuê gia công, hợp đồng thuê ngoài dịch vụ, khoán nông nghiệp, nhượng quyền, cấp phép để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, điều mà hầu hết các nước đang phát triển có thể dễ bỏ lỡ. 21 4.2.3.3. Định hướng theo lĩnh vực đầu tư Thu hút FDI nhưng không phải thu hút vào mọi lĩnh vực nông nghiệp của vùng. Cần đưa ra chính sách ưu đãi để thu hút FDI vào thế mạnh của vùng, đặc biệt vào lĩnh vực sản xuất cây lương thực (lúa gạo), sản xuất màu lương thực (ngô, khoai, sắn), cây công nghiệp (lạc, đầu tương, thuốc lá, mía, đay, cói); rau và cây ăn quả (do vùng có mùa đông lạnh nên vùng đang hình thành vùng trồng rau, cây ăn quả chuyên canh có chất lượng cao nhu su hào, cà chua, dưa chuột, bắp cải, khoai tay, hoa lơ,; vải, nhãn, quýt, dứa, chuối, táo, cam, bưởi); chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng đàn lớn (trâu, bò, lợn, gà, vịt); nuôi trồng thủy sản... Ngoài ra, tích cực thu hút FDI vào các lĩnh vực phụ vụ cho nông nghiệp như sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ và vi sinh, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, máy móc nông nghiệp, phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ sản xuất chọn, tạo giống mới năng suất cao, hệ thống kho lạnh bảo quản 4.2.3.4. Định hướng theo địa phương nhận đầu tư + Đẩy mạnh thu hút FDI vào nông nghiệp tất cả địa phương trong vùng Tỷ trọng vốn FDI nông nghiệp so với tổng vốn FDI vào từng địa phương còn rất nhỏ. Đứng đầu về vốn FDI nông nghiệp nhưng Quảng Ninh mới chỉ đạt 2.2%. Tiềm lực phát triển sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong vùng còn rất lớn. Vì vậy, nông nghiệp vẫn là ngành ưu tiên thu hút FDI của các địa phương, đặc biệt các địa phương có nhiều điều kiện sản xuất nông nghiệp như Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam + Hầu hết các dự án FDI nông nghiệp vào các địa phương có vốn đầu tư rất nhỏ. Vì vậy, định hướng thu hút FDI theo địa phương cần quan tâm tới thu hút các dự án FDI có quy mô lớn hơn. 4.3. Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng 4.3.1. Xây dựng chiến lược dài hạn thu hút FDI nông nghiệp vùng; thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư tại vùng; rà soát và kiến nghị cơ quan thẩm quyền cấp trên về các chính sách đầu tư theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng Một là, xây dựng chiến lược, định hướng dài hạn thu hút FDI vào nông nghiệp vùng ĐBSH. Hai là, rà soát việc thực thi chính sách để không bị chồng chéo giữa văn bản ra sau với văn bản ra trước nhưng vẫn còn hiệu lực; đề xuất các kiến nghị đến các cấp có thẩm quyền để xây dựng và hoàn thiện chính sách đầu tư đồng bộ, thống nhất và tiếp tục cải các thủ tục hành chính theo hướng tạo điều kiện cho nhà đầu tư. 22 Ba là, rà soát các chính sách ưu đãi thuế hiện hành dựa trên “lợi nhuận” và đề xuất những khuyến khích, ưu đãi về thuế dựa trên “hiệu quả” cho nông nghiệp. Bốn là, thực hiện tín dụng phù hợp với đặc thù sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng dễ dàng và có cơ chế xử lý trong trường hợp rủi ro tín dụng nông nghiệp xảy ra theo hướng tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp. Năm là, thực hiện tích tụ, tập trung đất đai đồng thời đảm bảo giải quyết lao động dư thừa trong lĩnh vực nông nghiệp. 4.3.2. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng đồng bằng sông Hồng Một là, vùng cần xây dựng một quy hoạch về cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, cập nhật và phù hợp với bối cảnh hiện nay. Hai là, phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp theo mô hình đối tác công tư (PPP) Ba là, xây dựng chế độ tài chính thực hiện xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Bốn là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện đồng bộ các hạng mục cơ sở hạ tầng. 4.3.3. Phát huy các lợi thế ngành nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng Một là, phát huy lợi thế và phát triển thị trường tiêu thụ hàng nông sản. Hai là, tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận nguyên liệu đầu vào dễ dàng và khuyến khích sự chủ động về nguyên liệu đầu vào được khai thác trong nước, giảm sự phụ thuộc bởi nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu từ Trung Quốc. Ba là, ưu tiên đầu tư vào các sản phẩm nông nghiệp có thể mang lại lợi thế so sánh. Bốn là, cải tạo và làm màu mỡ đất đai canh tác. 4.3.4. Đảm bảo chi phí sản xuất, kinh doanh của nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng cạnh tranh Một là, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ nông sản để giảm chi phí tiêu thụ hàng nông sản. Hai là, giảm giá điện sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng điện năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp. Ba là, tiếp tục triển khai cho vay vốn sản xuất nông nghiệp với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng thương mại lãi suất thấp. 23 4.3.5. Hoàn thiện hỗ trợ đầu tư nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng dành cho đầu tư trực tiếp nước ngoài Một là, tiếp tục chia sẻ nguồn vốn sử dụng để hỗ trợ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, chỉ nên đưa ra mức tối thiếu và khuyến khích mở rộng hơn theo điều kiện ngân sách địa phương và cả ngân sách trung ương. Hai là, hạn chế sử dụng các hỗ trợ dưới hình thưc tiền mặt nhằm giảm sự trục lợi, lợi dụng của doanh nghiệp. Ba là, các mức hỗ trợ phải được chia thành các mức khác nhau tương ứng với từng nhóm đối tượng phù hợp với đặc điểm, chi phí đầu tư cũng như mức độ khuyến khích khác nhau . 4.3.6. Các giải pháp khác Một là, tăng cường xúc tiến đầu tư Hai là, tăng cường liên kết các địa phương trong vùng Ba là, thực hiện các biện pháp chống biến đổi khí hậu, thời tiết 4.4. Một số kiến nghị 4.4.1. Đối với Quốc Hội Một là, nghiên cứu điều chỉnh một số ưu đãi về thuế dành cho nông nghiệp và các vùng có điều kiện phát triển nông nghiệp thành ngành sản xuất hàng hóa lớn. Hai là, bổ sung yêu cầu về đánh giá tác động môi trường vào Luật Đầu tư để đảm bảo tính thống nhất giữa hai văn bản luật là Luật Đầu tư và Luật Môi trường. Ba là, tiến tới xóa bỏ hạn điền và tăng thời gian sử dụng đất nông nghiệp nếu dự án hoạt động hiệu quả. 4.4.2. Đối với Chính phủ Một là, xây dựng các khu chuyên canh sản xuất, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Hai là, xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao với hai mũi nhọn, vừa vận dụng vào sản xuất nông nghiệp và đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Ba là, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và môi trường sản xuất thông qua việc hoàn thiện các chính sách đầu tư theo hướng thống nhất, không xung đột giữa các quy định và các ưu đãi cho nông nghiệp. Bốn là, xây dựng chính sách ưu đãi về khấu hao nhanh hơn mức áp dụng với các doanh nghiệp khác, từ đó rút ngắn thời gian thu hồi, vốn, nâng cấp tài sản và cải tiến kỹ thuật trong các doanh nghiệp FDI nông nghiệp. Năm là, hoàn thiện tài chính về đất đai nhằm kích thích quá trình dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất. 24 KẾT LUẬN Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất nông nghiệp để phát triển ngành trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều lợi thế cạnh tranh so với các vùng kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lượng đầu tư vào ngành nông nghiệp so với các ngành khác còn khá hạn chế. Trong khi dòng vốn FDI trên thế giới đang gia tăng ở lĩnh vực nông nghiệp thì FDI vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng đi ngược với xu hướng. Vì vậy, luận án tập trung vào phân tích thực trạng thu hút FDI vào nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào nông nghiệp của vùng. Những nội dung mà luận án đã giải quyết được bao gồm: + Xây dựng lý luận chung về thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng, gồm: Lý luận về FDI, lý luận về thu hút FDI, nội dung thu hút vốn FDI, 04 lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI (trong đó, luận án vận dụng lý thuyết OLI của Dunning để xây dựng mô hình nghiên cứu EFA trong phần phân tích mẫu điều tra). + Phân tích, tổng hợp kinh nghiệm thu hút vốn FDI của một số quốc gia, vùng kinh tế và rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng ĐBSH. + Phân tích các đặc điểm kinh tế xã hội của vùng ĐBSH có ảnh hưởng đến thu hút FDI vào nông nghiệp, phân tích tình hình sản xuất nông nghiệp của vùng từ đó chỉ ra những kết quả và tồn tại trong sản xuất nông nghiệp của vùng. + Phân tích tình hình thu hút vốn FDI vào vùng ĐBSH, tình hình thu hút vốn đầu tư vào ngành nông của vùng và tình hình thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng. Qua đó, thấy được tương quan vốn FDI đầu tư vào ngành nông nghiệp của vùng so với tổng vốn FDI của toàn vùng; tương quan giữa vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng với các nguồn vốn đầu tư khác đầu tư vào ngành nông nghiệp của vùng. Từ đó, đánh giá kết quả thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng, chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. + Tác giả đánh giá đóng góp của FDI vào giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp của vùng thông qua hệ số ICOR, đóng góp của yếu tố vốn, lao động và TFP vào VA nông nghiệp của ngành để từ đó củng cố, định hướng rõ ràng hơn trong hoạt động thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng. + Dựa vào lý thuyết OLI về lợi thế vị trí đầu tư và các nghiên cứu lý thuyết, thực nghiệm đã được thực hiện, dựa vào thực tế phân tích số liệu FDI đầu tư vào ngành nông nghiệp của vùng ĐBSH, tác giả đã sử dụng mô hình EFA để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông qua biến đánh giá chung “Ý định đầu tư” của nhà đầu tư. + Tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp dựa trên các nhân tố đã được phân tích ở mô hình EFA và các giải pháp khác nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của vùng. DANH SÁCH CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Vũ Việt Ninh, 2017, “Đánh giá tác động của vốn FDI đến kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Công Thương, số13 tháng 12/2017, trang 44-49. 2. Vũ Việt Ninh, 2017, “Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Công Thương, số11 tháng 10/2017, trang 121-126. 3. Vũ Việt Ninh, 2016, “Nhật Bản – Mở rộng M&A vào Việt Nam”, Tạp chí Thanh tra, số 174 (12/2016), trang 47-48. 4. Vũ Việt Ninh, 2015, “Thu hút vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán số 01 (138)/2015, trang 5-6. 5. Vũ Việt Ninh, 2018, “Năng suất yếu tố tổng hợp – Nghiên cứu khu vực FDI nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng”, Hội thảo “Xu hướng mới nổi của các nghiên cứu về Kế toán – kiểm toán – tài chính: Cơ hội và thách thức đối với các nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam”, ISBN: 978-604-79-1890-4 6. Vũ Việt Ninh, 2018, “Total factor productivity with sustainable development – Research on foreign direct investment in agricultural sector of the Red river Delta”, Proceedings of the sustainable economic development and business management in the context of globalization, International Conference 2018, Academy of Finance & University of Greenwich, ISBN: 978-090-08-2207-0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tang_cuong_thu_hut_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc.pdf
Luận văn liên quan