Tóm tắt Luận án Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng Duyên hải miền Trung

ODA là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cho nước đang phát triển để phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và thủy lợi, xóa đói giảm nghèo là lĩnh vực được ưu tiên tài trợ ODA. ODA góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; góp phần đổi mới tư duy và phương thức sản xuất, chế biến nông sản theo hướng thị trường; thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp; góp phần xóa đói giảm nghèo; phòng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai; nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho lĩnh vực này

pdf12 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam: Nghiên cứu tại vùng Duyên hải miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng nguồn vốn này. Ba là, sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao và có sự tham gia của đối tượng thụ hưởng sẽ bảo đảm việc thực hiện các chương trình, dự án ODA có hiệu quả; phòng và chống được thất thoát, lãng phí và tham nhũng. Bốn là, xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy với các nhà tài trợ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, hợp tác xây dựng và cùng chia sẻ trách nhiệm trong cung cấp và tiếp nhận ODA. ------------------------------------------------ CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM VÀ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 3.1. Khái quát về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và đặc điểm vùng Duyên Hải Miền Trung Nông nghiệp và nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, ở nước ta có trên 75% dân số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động đang làm việc, sinh sống nhờ vào hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Bên cạnh những 7 thành tựu đạt được, phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện có một số tồn tại, vướng mắc sau: Nông nghiệp tăng trưởng kém bền vững, khả năng cạnh tranh thấp. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm. Lao động nông nghiệp dư thừa tương đối ở các vùng nông thôn sâu, xa. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cấu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhiều nơi còn yếu kém. Nông thôn chưa có chuyển biến rõ nét, đời sống một bộ phận nông dân chậm cải thiện. Bộ máy tổ chức và quản lý ngành nông nghiệp và nông thôn còn yếu. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thấp. Diễn biến thời tiết, môi trường, dịch bệnh, thị trường phức tạp. Vùng Duyên hải Miền Trung gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự Bắc - Nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vùng có phía Bắc là đèo Hải Vân, điểm cuối của dãy Trường Sơn Bắc, giáp với Bắc Trung Bộ; phía Tây là dãy Trường Sơn Nam với hệ thống cao nguyên đất đỏ bazan, giáp với Lào và Tây Nguyên, phía Đông là biển Đông với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thềm lục địa và biển sâu tạo điều kiện phát triển các cảng quốc tế; phía Nam giáp với vùng Đông Nam Bộ. Vùng Duyên Hải Miền Trung thuộc khu vực cận giáp biển. Địa hình ở đây bao gồm đồng bằng ven biển và núi thấp. Về khí hậu, đây là một trong các vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất so với cả nước. Diện tích tự nhiên của Vùng khoảng 44.376,9 km2. Vùng có tài nguyên đất hạn chế với diện tích đất cát, sỏi, đất bạc màu chiếm tỷ lệ lớn. Biển vùng này khá sâu ở sát bờ, nhiều eo biển, cửa sông, vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển kinh tế biển du lịch, giao thông biển, đánh bắt cá, phát triển các hải cảng lớn. Dân số năm 2012 là 8.900,9 nghìn người, mật độ trung bình là 201 người/ km2. Dân số trong vùng chủ yếu sống dựa vào nghề nông, với tỷ lệ hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2011 chiếm 65,9% , cao hơn đáng kể so với cả nước. 3.2. Tổng quan tình hình thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam Trong hai thập kỷ qua, tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể từ năm 1993 đến 2012 đạt trên 58,4 tỷ USD (chiếm 71,69% tổng vốn ODA cam kết), trong đó vốn vay ưu đãi đạt 51,6 tỷ USD (chiếm 88,4%), vốn viện trợ không hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD (chiếm 11,6%). Tổng vốn ODA giải ngân trong thời kỳ này đạt 37,59 tỷ USD, chiếm 66,92% tổng vốn ODA ký kết. Các nhà tài trợ nguồn vốn ODA cho Việt Nam từ năm 1993 đến nay, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương trong đó có 24 nhà tài trợ cam kết ODA thường niên (Úc, Bỉ, Canađa, Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lux-xem-bua, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thái Lan, Anh, Hoa Kỳ, Ailen, ); 4 nhà tài trợ không cam kết ODA thường niên (Áo, Trung Quốc, Nga, Singapore) mà cam kết ODA theo từng dự án cụ thể; 23 nhà tài trợ đa phương gồm ADB, WB, JBIC, KFW, AFD (nhóm 5 ngân hàng), Uỷ ban 8 Châu Âu (EC), Quỹ các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Quỹ Kuwait, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Dân số Thế giới (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Quỹ Đầu tư phát triển của Liên hiệp quốc (UNCDF), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF). Trong 20 năm 1993-2012, nguồn vốn ODA được thu hút và sử dụng vào lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT kết hợp xóa đói giảm nghèo với tổng trị giá ký kết khoảng 8,85 tỷ USD (trong đó vốn vay 7,43 tỷ USD và viện trợ không hoàn lại 1,42 tỷ USD), chiếm 18% tổng nguồn vốn ODA vào Việt Nam, đứng thứ ba sau lĩnh vực giao thông vận tải - bưu chính viễn thông (chiếm 33%) và lĩnh vực năng lượng và công nghiệp (chiếm 23%). Trong đó nguồn vốn ký kết giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT làm chủ quản dự án là 5,58 tỷ USD, còn lại các Bộ ngành khác là 3,27 tỷ USD (xem Biểu đồ 1) Biểu đồ 1. Cơ cấu ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực thời kỳ 1993-2012 Trong tổng số 5,58 tỷ USD đã huy động của Bộ NN&PTNT, vốn huy động cho lĩnh vực Nông nghiệp đạt khoảng 1.169 triệu USD, chiếm 20%; Lâm nghiệp 962 triệu USD, chiếm 16%; Thủy sản đạt thấp nhất 358 triệu USD, chiếm 6 %; Thủy lợi đạt cao nhất 2.748 triệu USD, chiếm 47%; và Phát triển nông thôn đạt 655 triệu USD, chiếm 11%. (xem Biểu đồ 2). 16% 20% 47% 11% 6% Lâm nghiệp Nông nghiệp Thuỷ lợi PTNT Thuỷ sản Biểu đồ 2. Nguồn vốn ODA ký kết phân theo lĩnh vực nông nghiệp và PTNT, thời kỳ 1993-2012 9 Trong thời kỳ 1993 - 2012, Bộ NN&PTNT đã vận động đàm phán thu hút và ký kết với 41 nhà tài trợ. Các nhà tài trợ song phương và các tổ chức phi Chính phủ chủ yếu tài trợ vốn không hoàn lại. Các nhà tài trợ đa phương chủ yếu tài trợ thông qua các khoản cho vay. Trong số các nhà tài trợ ODA cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, WB là nhà tài trợ lớn nhất với số vốn chiếm 28,1%, tiếp đó là ADB với 27%. Tài trợ của JIBIC & JICA chiếm 10,4%, của Ausaid chiếm 5,5%, DANIDA chiếm 3,2% còn các nhà tài trợ chính khác chiếm khoảng 2-3% . Với kết quả thu hút trên, nguồn vốn ODA đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn chiếm khoảng 15,6% tổng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước và chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư phát triển trong toàn lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhờ vậy đã góp phần đáng kể đảm bảo cho tốc độ tăng GDP cho ngành nông nghiệp từ đạt bình quân 4,3% trong thời kỳ 1980- 1990, tăng lên 4,9% trong thời kỳ 1990-2000, đạt 3,83% thời kỳ 2001-2005, và đạt 3,4% giai đoạn 2006-2012. Nguồn vốn ODA cũng giúp giảm tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam từ 58,1% năm 1993 xuống còn khoảng 9,6% sau 20 năm, vào năm 2012. Với nguồn vốn ODA vay ưu đãi, hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đã được xây dựng và cải thiện, đặc biệt là các hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn, hệ thống điện nông thôn, hệ thống trường học, trạm y tế xãtại các vùng nghèo, xã nghèo. Nhờ hỗ trợ của ODA từ năm 1993 đến nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhiều chính sách mới trong ngành nông nghiệp đã được xây dựng và hoàn thiện. Thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực, nguồn ODA đã hỗ trợ đắc lực trong xây dựng, điều chỉnh chiến lược, chính sách phát triển và quản lý ngành nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, ODA cũng đã góp phần tăng cường tiềm lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới. Tuy nhiên, công tác thu hút và sử dụng ODA vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn những năm qua được đánh giá chỉ mới đạt ở mức trung bình so với các lĩnh vực kinh tế khác trong nước. Vẫn còn một số hạn chế, bất cập chính là: Khung thể chế về quản lý và sử dụng ODA của Chính phủ Việt Nam chưa hài hòa với các quy định quản lý nguồn vốn ODA của các nhà tài trợ. Chưa có một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Giải ngân nguồn vốn ODA chậm. Bố trí vốn đối ứng không kịp thời. Năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý dự án các cấp còn hạn chế. Công tác đánh giá sau khi dự án kết thúc hiện chưa được quan tâm đúng mức. 3.3. Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung 3.3.1. Thực trạng thu hút ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung Trong thời kỳ 1993- 2012, tỷ lệ huy động nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn của vùng Duyên hải miền Trung chiếm 15% tổng vốn ODA của 10 Bộ Nông nghiệp & PTNT, với số vốn ODA ký kết đạt trên 884 triệu USD (đứng thứ 4 so với các vùng miền trong cả nước, sau vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long). Trong đó vốn đã giải ngân đạt trên 486 triệu USD (đạt 55% lượng vốn ODA đã ký kết với Nhà tài trợ), chiếm 14,56% tổng vốn đã giải ngân. Bắc Trung bộ ; 26% ĐB sông Hồng; 11% Tây Bắc; 8% Đông Nam bộ; 5% Tây Nguyên; 5% Duyên hải miền Trung; 15% Đông Bắc; 16% ĐB sông Cửu Long; 14% Biểu đồ 3. Phân bổ vốn ODA lĩnh vực NN&PTNT theo vùng thời kỳ 1993-2012 Để thu hút được lượng vốn ODA nêu trên, cùng với sự định hướng, hỗ trợ của các Bộ, Ngành cấp Trung ương, các tỉnh trong vùng Duyên hải Miền Trung đã có những hành động thiết thực trong vận động nguồn ODA, cụ thể là: tổ chức các Hội nghị vận động tài trợ ODA; phê duyệt Đề án vận động, thu hút dự án ODA đến năm 2015; chú trọng tạo môi trường để thu hút nguồn vốn ODA; thực hiện đúng quy trình thu hút nguồn vốn ODA; tăng cường quan hệ với các Bộ ngành trung ương để nắm thông tin, chủ động xây dựng các tiểu dự án của tỉnh phù hợp với tiêu chí tài trợ và của từng chương trình, dự án; thực hiện lồng ghép các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ vào kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn; kết hợp đồng bộ với việc thực hiện các dự án liên quan từ các nguồn vốn khác để phát huy tốt hiệu quả đầu tư; thường xuyên cập nhật, bổ sung danh mục dự án cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảo tính hợp lý, khả thi trong thực hiện. Tuy nhiên, công tác thu hút ODA của các tỉnh trong Vùng vẫn còn nhiều bất cập. Những . Cụ thể là chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu thực tế mà còn bị động và phụ thuộc vào nhà tài trợ trong quá trình hình thành dự án. Vì vậy nhiều dự án sau này khi đi vào giai đoạn thực hiện đã gặp không ít khó khăn về thực hiện, giám sát đánh giá và bàn giao kết quả dự án; Thời gian phê duyệt luận chứng khả thi, thiết kế kỹ thuật kéo dài, từ khi phê duyệt đến khi thi công phải mất từ 1 đến 1,5 năm. Năng lực xây dựng, đàm phán, ký kết các dự án ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và PTNT nhìn chung còn chưa tốt. 3.3.2. Thực trạng sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung Năng lực quản lý và thực hiện dự án ODA của các ban quản lý dự án trung ương và các ban quản lý dự án tỉnh có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về năng lực quản lý và thực hiện 11 dự án các cấp (gồm 12 nhà tài trợ, 36 cán bộ quản lý dự án và 19 người hưởng lợi) cho thấy, có 50% nhà tài trợ, 66,7% cán bộ dự án và 57,9% người hưởng lợi đồng ý cho là năng lực quản lý thực hiện dự án chưa tốt ở cấp trung ương. Đồng thời 41,7% nhà tài trợ, 61,1% cán bộ dự án và 84,2% người hưởng lợi đồng ý cho rằng năng lực quản lý thực hiện dự án chưa tốt ở cấp địa phương. Công tác giám sát, theo dõi và đánh giá các dự án ODA trong thời gian qua thường bị buông lỏng trong một số năm đầu sử dụng nguồn vốn ODA, thể hiện chỉ có khoảng 15% các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt công tác theo dõi và báo cáo đúng thời hạn quy định. Nhiều cơ quan chủ quản ở Trung ương và các tỉnh chưa quản lý sâu sát được các dự án của mình. Kỷ luật báo cáo về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thực hiện thiếu nghiêm túc. Tuy nhiên công tác này dần được cải thiện những năm gần đây, với tỷ lệ số dự án nộp báo cáo giám sát và đánh giá dự án đúng thời gian quy định đã tăng lên rõ rệt. Về quản lý và khai thác các công trình dự án đầu tư, trong những năm qua, các công trình được đầu tư bởi nguồn vốn ODA đã được bàn giao đúng cho đối tượng sử dụng. Nhờ vậy, các công trình đầu tư được đưa vào khai thác, sử dụng sớm và bước đầu đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, nhìn chung công tác duy tu, bảo trì các công trình hạ tầng đã đầu tư còng chưa tốt. Trong quy trình lập kế hoạch đầu tư tại Việt Nam nói chung và ở vùng Duyên hải Miền Trung nói riêng trong những năm qua chưa chú trọng nhiều đến vấn đề này, thể hiện qua việc quan tâm rất ít đến duy tu bảo dưỡng công trình sau khi dự án kết thúc.Vì vậy, một số công trình đã không được khai thác, vận hành hiệu quả sau khi bàn giao. 3.3.3. Đánh giá chung thực trạng thu hút và sử dụng ODA vào Phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung a, Những kết quả đạt được và các tác động tích cực Trong suốt thời kỳ 1993-2012, vùng Duyên hải Miền Trung đã thu hút được 884.122.506 USD vốn ODA ký kết (chiếm 15% tổng vốn ODA ký kết huy động được qua Bộ Nông nghiệp và PTNT) và đã giải ngân được 486.267.379 USD (chiếm 55% vốn ODA ký kết). Nguồn vốn này chiếm khoảng 25-30% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của Vùng, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển Vùng. Đặc biệt, nguồn vốn ODA đã góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh vùng Duyên hải Miền Trung. Nguồn vốn ODA đã hỗ trợ cho thực hiện thành công chiến lược xoá đói giảm nghèo của Chính phủ tại vùng Duyên hải Miền Trung. Cùng với việc cải thiện cơ sở hạ tầng, nhiều dự án ODA đã tạo điều kiện cho người dân trong Vùng có vốn và kiến thức để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời với việc khắc 12 phục các hậu quả thiên tai. Nhờ vậy, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong Vùng, từ chiếm 47,2 % năm 1993, xuống còn 12,2% năm 2012. Bảng 1. Kết quả giảm nghèo thời kỳ 1993-2012 vùng Duyên hải Miền Trung (%) Năm Cả nước Vùng Duyên hải Miền Trung 1993 58,1 47,2 1998 37,4 34,5 2002 28,9 25,2 2004 19,5 19 2006 16 12,6 2008 14,5 13,7 2012 9,6 12,2 Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng vào cải thiện hạ tầng cơ sở nông thôn các tỉnh vùng Duyên hải Miền Trung, làm thay đổi diện mạo của vùng với các hệ thống thuỷ lợi, giao thông nông thôn, hệ thống lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế được cải thiện và nâng cấp. Bảng 2. Kết quả phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2011 Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở UBND Tỷ lệ xã có đường ô tô đến quanh năm Tỷ lệ xã có điện Tỷ lệ thôn có điện Tỷ lệ xã có trường Trung học cơ sở Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã Cả nước 98,6 97,1 99,8 95,5 93,2 77,8 Vùng DHMT 99,2 98,1 99,6 98,1 89,4 74,0 Đà Nẵng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Quảng Nam 95,3 90,6 98,1 96,6 84,5 55,4 Quảng Ngãi 99,4 99,4 100,0 96,5 94,6 40,4 Bình Định 99,2 99,2 100,0 99,8 90,7 89,2 Phú Yên 100,0 100,0 100,0 100,0 90,1 55,0 Khánh Hòa 97,0 96,0 100,0 99,8 64,7 98,0 Ninh Thuận 100,0 100,0 100,0 100,0 93,6 44,7 Bình Thuận 100,0 100,0 100,0 98,7 92,7 94,8 Nguồn vốn ODA đã góp phần đắc lực trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung... b, Những hạn chế và nguyên nhân trong thu hút và sử dụng ODA tại Vùng Duyên hải Miền Trung Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường nhưng công tác thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung cũng còn một số tồn tại, hạn chế sau: 13 Thứ nhất, công tác xây dựng dự án để thu hút nguồn vốn ODA còn nhiều hạn chế. Việc xác định các ý tưởng thiết kế dự án ODA vẫn chưa bám sát vào nhu cầu thực tiễn của địa phương và các chủ trương vận động ODA của Chính phủ, còn dàn trải, thiếu một định hướng tổng thể, dài hạn và liên kết giữa các ngành, các địa phương trong Vùng. Một trong những nguyên nhân là do chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về bản chất của ODA. Nguyên nhân khác nữa là do thiếu định hướng cụ thể về thu hút và sử dụng ODA. Thứ hai, tổ chức quản lý thực hiện dự án còn thiếu chuyên nghiệp. Nguyên nhân ngoài do khâu tổ chức quản lý và phân cấp trách nhiệm chưa rõ còn do năng lực quản lý dự án đặc biệt là tại các địa phương trong Vùng còn yếu. Ở một số tỉnh trong Vùng thường thành lập một Ban quản lý dự án mới sau khi dự án được phê duyệt, đã tuyển dụng các nhân sự mới, không kế thừa và tiếp nối các dự án đi trước nên dẫn đến cán bộ không đáp ứng yêu cầu, trình độ ngoại ngữ kém, kinh nghiệm quản lý dự án còn ít nên khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng, kỹ năng nhận thức, phối hợp làm việc với đối tác nước ngoài và các cơ quan liên quan chưa đạt hiệu quả cao. Thứ ba, giải ngân vốn ODA nhìn chung chậm, làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Một trong những nguyên nhân chính là do thiếu vốn đối ứng. 3.4. Các vấn đề cần giải quyết trong thu hút và sử dụng ODA phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam và vùng Duyên Hải Miền Trung đến năm 2020 Trên cơ sở các thành quả và hạn chế trong quản lý, thu hút và sử dụng ODA cho phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và vùng Duyên hải Miền Trung trong 20 năm qua, trong thời gian tới cần phải giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, công tác quy hoạch thu hút và sử dụng ODA vào nông nghiệp và PTNT cả nước và vùng Duyên hải Miền Trung chưa phát huy được vai trò định hướng các nhà tài trợ và các cơ quan thụ hưởng của nước ta vào các lĩnh vực và địa phương đích thực ưu tiên sử dụng nguồn lực. Thứ hai, phân bổ nguồn vốn ODA cho từng tiểu ngành sao cho hợp lý, trong đó cần cân đối, hài hòa với nguồn đầu tư trong nước của trung ương và địa phương. Thứ ba, lựa chọn địa bàn thực hiện dự án sao cho phù hợp với năng lực quản lý, chủ trương phân cấp và đảm bảo đầu tư tập trung và có sự gắn kết, tác động hiệp lực giữa các tiểu ngành, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển toàn khu vực và lan tỏa sang vùng khác. Thứ tư, các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về quản lý và sử dụng ODA của Việt Nam còn chưa đồng bộ, còn có sự khác biệt với các nhà tài trợ nước ngoài. Thứ năm, trong thời gian tới, những lĩnh vực nào, vùng nào và đối tượng nào trong ngành sẽ hội đủ điều kiện để tiếp nhận nguồn vốn ODA ít ưu đãi hơn hiện nay. Thứ sáu, cần có cơ chế, giải pháp như thế nào để theo dõi, đánh giá, phát hiện kịp thời các bất cập và giải quyết nhanh những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Thứ bảy, giải quyết khó khăn về vốn đối ứng như thế nào. ------------------------------------------------ 14 CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020 4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung và vùng Duyên hải Miền Trung nói riêng đến năm 2020 và nhu cầu nguồn vốn ODA Trong giai đoạn 2013-2020, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế thế giới, do vậy cần phải xây dựng một hệ thống giải pháp thiết thực để khắc phục những tác động tiêu cực của khủng hoảng. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa sẽ được đẩy nhanh, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho nhân dân, nhưng cũng dẫn đến tranh chấp tài nguyên đất, nước, vốnvới nông nghiệp, nông thôn. Quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu trong những năm tới sẽ toàn diện hơn, tạo điều kiện mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và công nghệ. Đồng thời mức độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước cũng sẽ ngày càng sâu rộng hơn. Khoa học và công nghệ trên thế giới và trong nước tiếp tục phát triển mạnh, tạo điều kiện tăng hiệu quả sản xuất, mở ra những hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế mới. Biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến sự gia tăng mức mất công bằng độ nghiêm trọng của các biến động thiên tai, thời tiết trong những năm tới Mục tiêu tổng quát phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2020 là: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ. Định hướng phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đến năm 2020 là sản xuất kinh doanh nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 hướng đến Phát triển lúa, ngô, lạc, mía, dưa hấu ở vùng đồng bằng, trung du. Phát triển cao su, cà phê chè, điều, thanh long, nho ở vùng núi và trung du, đất cát ven biển. Phát triển chăn nuôi bò, trâu theo phương thức trang trại, quản lý chặt chẽ dịch bệnh; phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm theo hình công nghiệp, trang trại, gia trại. phát triển chăn nuôi cừu, đà điểu, gia súc có nguồn gốc hoang dã như lợn rừng, cá sấu, kỳ nhông. Đẩy mạnh nuôi 15 trồng thủy sản trên vùng triều, vùng đất cát ven biển, nuôi trồng hải sản trên biển, hải đảo, vũng, vịnh và cửa sông. Xây dựng đội tàu và hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần phục vụ đánh bắt viễn dương tại khu vực biển đảo thành phố Đà Nẵng phục vụ khai thác Hoàng Sa và tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên phục vụ khai thác Trường Sa. Phát triển và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển chống cát bay, chống sóng và xói lở bờ biển; bảo vệ các khu rừng đặc dụng hiện có và phát triển hệ thống rừng đặc dụng Bắc, Trung và Nam Trường Sơn, Phát triển rừng sản xuất (cây họ Dầu, họ Đậu, họ tre nứa) gắn với công nghiệp chế biến lâm sản đảm bảo nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng. Phát triển nghề muối gắn với xây dựng vùng sản xuất, chế biến muối công nghiệp hiện đại nhất của cả nước, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghề làm muối. Phấn đấu năm 2020 toàn Vùng có 50% số xã đạt tiêu chí xã Nông thôn mới. Đề đạt được các mục tiêu tăng trưởng nêu trên thì tổng vốn đầu tư dự tính cần cho toàn ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 là 496,86 nghìn tỷ đồng, trong đó cho lĩnh vực nông nghiệp 297,33 nghìn tỷ, lâm nghiệp 5,08 nghìn tỷ, thủy sản 192,44 nghìn tỷ. Giai đoạn 2016-2020 cần 569 nghìn tỷ đồng, trong đó nông nghiệp 315 nghìn tỷ đồng, lâm nghiệp 5,7 nghìn tỷ đồng, thủy sản 247,7 nghìn tỷ đồng. Bảng 3. Nhu cầu vốn đầu tư và vốn ODA cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 Hạng mục Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Tỷ đồng Triệu USD Tỷ đồng Triệu USD I. Tổng nhu cầu vốn 494.862 22.494 569.007 25.864 Trong đó: - Nông nghiệp 297.338 13.515 315.594 14.345 - Lâm nghiệp 5.084 231 5.689 259 - Thủy sản 192.440 8.747 247.724 11.260 II. Tổng nhu cầu vốn 494.862 22.494 569.007 25.864 Trong đó: - Vốn trong nước 371.147 16.870 426.755 19.398 - Vốn nước ngoài 123.716 5.623 142.252 6.466 + Vốn ODA 49.500 2.250 59.884 2.722 + Vốn khác 74.216 3.373 82.368 3.744 III. Nhu cầu vốn ODA 49.500 2.250 59.884 2.722 Trg đó: - Vùng Duyên hải Miền Trung 8.910 405 11.378 517 - Các vùng khác 40.590 1.845 48.506 2.205 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 16 4.2. Các giải pháp nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung đến năm 2020 4.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô 4.2.1.1. Xây dựng đề án thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam nói chung và vùng Duyên hải Miền Trung nói riêng Để chủ động vận động, thu hút ODA đáp ứng yêu cầu vốn dự kiến cho phát triển nông nghiêp, nông thôn cả nước nói chung và Vùng Duyên hải Miền Trung nói riêng, cần thiết xây dựng đề án thu hút và sử dụng ODA nhằm giúp ngành NN&PTNT và các Nhà tài trợ có một chiếc lược và bước đi đúng đắn cho đầu tư vốn ODA vào lĩnh vực này. * Quan điểm chiến lược về xây dựng đề án thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho vùng Duyên hải Miền Trung Chính phủ cũng như Chính quyền địa phương tại Vùng Duyên hải Miền Trung phải hoạch định chiến lược vận động và sử dụng vốn ODA, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Các dự án dự định sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn ODA phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cao cần bố trí nguồn vốn thay thế trong trường hợp nếu không vận động được vốn ODA. Mặt khác, nên áp dụng kinh nghiệm của Malaysia trong thu hút ODA là lựa chọn kỹ các dự án ODA, chỉ tập trung vào các dự án qui mô lớn và tận dụng tối đa sự hỗ trợ của Nhà tài trợ. Sử dụng vốn ODA cần phối hợp với các nguồn vốn khác. Vốn ODA nên được đầu tư và các lĩnh vực, các địa bàn mà vốn tư nhân, vốn FDI không đầu tư vào. Vốn ODA cũng được dùng để cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình, tư nhân vay lại để kết hợp với các nguồn vốn khác phát huy tác dụng. Sử dụng vốn ODA để phát triển hạ tầng kinh tế xã hội có trọng tâm, trọng điểm; phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế. Ngoài việc đề xuất các biện pháp cụ thể để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trên, tại đề án cần phải cụ thể hóa nguồn vốn dự kiến cần thu hút cho Vùng và ngành trong thời kỳ tới. Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn ODA cần thu hút cho ngành NN & PTNT vùng Duyên hải Miền Trung nên tập trung vào các lĩnh vực như: (i) Hỗ trợ chế biến, bảo quản sau thu hoạch nông lâm thủy sản; (ii) Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản; (iii) Phát triển khoa học công nghệ về giống và kỹ thuật canh tác mới; (iv) Phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn (đường, công trình thủy lợi,...) và (v) Hoàn thiện cơ chế chính sách về nông nghiệp, nông thôn trong đó ưu tiên các chính sách về an sinh xã hội. 4.2.1.2. Áp dụng mô hình quản lý dự án ODA phù hợp có tính chuyên nghiệp cao Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, cần sớm đánh giá các mô hình quản lý dự án ODA và lựa chọn mô hình phù hợp nhất với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để áp dụng. Các dự án ODA thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông 17 thôn thường là các dự án phát triển mang tính liên ngành và tổng hợp nhiều lĩnh vực, do vậy nên thành lập Ban quản lý dự án ODA trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố theo hướng chuyên nghiệp như mô hình của tỉnh Hà Tĩnh. Theo mô hình này, các tỉnh trong Vùng sẽ thành lập Ban quản lý dự án tỉnh làm chủ đầu tư, phía dưới là hệ thống các nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện và các ban quản lý dự án/công trình cấp xã. 4.2.1.3. Thành lập quỹ vốn đối ứng để thực hiện các dự án ODA Thiếu vốn đối ứng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn ODA nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Việc thành lập Quỹ vốn đối ứng, do vậy, sẽ nhận được sự ủng hộ mãnh mẽ của Cộng đồng các nhà tài trợ, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong thu hút nguồn vốn ODA. Các văn bản pháp luật làm cơ sở cho việc thành lập và vận hành Quỹ vốn đối ứng bao gồm: Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý nợ công (năm 2009) và các nghị định hướng dẫn Luật Quản lý nợ công thay thế cho Nghị định 134/2005/NĐ-CP về quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính Phủ, Nghị định 38/2013/NĐ-CP về Quản lý và sử dụng nguồn ODA; Thông tư 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Các nguyên tắc vận hành Quỹ vốn đối ứng: Quỹ vốn đối ứng được Bộ Tài chính trực tiếp quản lý và giao dự toán thu chi ngân sách hàng năm, căn cứ trên nhu cầu thu và chi ngân sách tại các Bộ ngành và các địa phương trực tiếp quản lý dự án và quy định bố trí vốn đối ứng tại các văn kiện dự án đã được Chính phủ Việt Nam ký kết với các Nhà tài trợ. Nguồn vốn luân chuyển của Quỹ bao gồm: Nguồn thu ngân sách nhà nước, bao gồm ngân sách trung ương do Trung ương bố trí, ngân sách địa phương do địa phương bố trí. Việc phân bổ chi vốn đối ứng hàng năm được thực hiện thông qua việc giao dự toán chi ngân sách vốn đối ứng hàng năm cho các Bộ, Ngành thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước. Đồng thời, với việc thành lập Quỹ vốn đối ứng, ngành tài chính các cấp liên quan đến quá trình quản lý và thực hiện dự án ODA cần kiện toàn hệ thống quản lý tài chính, đặc biệt là khâu kiểm soát và quyết toán công trình sử dụng vốn ODA; Kho bạc nhà nước cần tăng cường công tác đối chiếu, kiểm soát chi hợp pháp, hợp lệ và đúng hạn của các tài liệu, hồ sơ thanh toán của các dự án ODA. 4.2.1.4. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA a. Ban hành Luật Thu hút và Sử dụng nguồn vốn ODA Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành và hoàn thiện nhiều văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Tuy 18 nhiên để sử dụng vốn ODA có hiệu quả, cần xây dựng một hành lang pháp lý cơ bản và đồng bộ đối với nguồn vốn đặc biệt này. Vì vậy, cần xem xét để sớm ban hành Luật Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA nhằm khắc phục tính tản mạn và chưa đồng bộ, xuyên suốt trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thu hút và quản lý sử dụng ODA. Luật Thu hút và Sử dụng nguồn vốn ODA đề xuất ban hành phải thể hiện được các quan điểm: nguồn vốn ODA là nguồn vốn của Nhà nước, là khoản nợ quốc gia, cần phải quản lý như quản lý Ngân quỹ nhà nước, Ngân sách nhà nước. b. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi một số nội dung văn bản qui phạm pháp luật có liên quan đến quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA Cần sửa đổi Luật Đấu thầu để phù hợp với các quy định của Nhà tài trợ, đặc biệt là các Nhà tài trợ lớn như WB và ADB. Cần hướng dẫn quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn trên tinh thần cải tiến thủ tục quản lý, cấp phát vốn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. Tăng cường kiểm soát trước, kiểm tra sau đối với các khoản chi từ nguồn vốn nước ngoài. Cần chỉnh sửa các văn bản pháp luật liên quan để tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và nộp thuế; đồng thời, tạo ra một mặt bằng về thuế đối với tất cả các dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau. Luật Ngân sách nhà nước nên bổ sung điều khoản quy định việc đảm bảo đủ vốn đối ứng cho các chương trình/dự án ODA. Cần sớm sửa đổi “Quy chế bảo lãnh của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng”. Nâng cao nhận thức của người đi vay về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với các khoản nợ vay nước ngoài. Cần sửa đổi Quy chế cho vay lại nguồn vốn vay hoặc viện trợ nước ngoài của Chính phủ theo hướng tạo ra khung pháp lý chung về các điều kiện cho vay lại để các chủ đầu tư tính toán hiệu quả dự án trong quá trình xây dựng báo cáo khả thi trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các nhà tài trợ phê duyệt. Cần ban hành Quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ nước ngoài để quản lý các khoản vốn thu hồi từ các dự án đã sử dụng vốn ODA dưới hình thức vay lại của Chính phủ. Tăng cường đàm phán, đàm phán khéo léo, có trách nhiệm để đạt yêu cầu về lãi suất, thời hạn vay, về các điều kiện giải ngân, thực hiện dự án, về định mức chi tiêu, phí tư vấn, chính sách đối với chuyên gia trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi. Trong tổ chức thực hiện, cần quy định nguyên tắc tổ chức mô hình quản lý dự án phù hợp, trong đó xác định rõ tính pháp lý của các Ban Quản lý dự án. Hoàn thiện quy chế và bộ máy quản lý tài chính, đặc biệt là khâu kiểm soát và thanh quyết toán công trình. Cần sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Thông tư số 01/2014/TT-BKHĐT ngày 09/01/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, theo hướng ban hành chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư; nếu đầu tư sai gây lãnh phí, 19 thất thoát thì người ra quyết định đầu tư phải chịu xử lý hành chính, xử lý kỷ luật hoặc chịu trách nhiệm hình sự. 4.2.1.5. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp chống tham nhũng Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian tới, Chính phủ cần sớm cụ thể hoá các điều luật chống tham nhũng áp dụng đối với quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng một cách thiết thực và có hiệu quả. Thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí thông qua việc kết hợp các giải pháp đồng bộ. Đưa chế độ công khai hóa tài chính vào công tác kiểm tra, thanh tra; đưa công tác kế toán, kiểm toán vào nề nếp, tạo điều kiện thực hiện quyền giám sát đối với cơ quan, công chức nhà nước. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát, tòa án trong việc phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tội phạm tham nhũng. 4.2.1.6. Tăng cường nhận thức đúng về bản chất nguồn vốn ODA Đồng thời với thực hiện các giải pháp trên, cần tăng cường nhận thức đúng về bản chất nguồn vốn ODA. Chính phủ, chính quyền các địa phương, các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư và người hưởng lợi cần thống nhất nhận thức: Nguồn vốn ODA là một bộ phận của Ngân sách nhà nước, là một phần nguồn lực tài chính quốc gia và có thể trở thành gánh nặng nợ nần cho người dân, không chỉ hôm nay và cả mai sau. Quản lý lãng phí và không hiệu quả nguồn vốn này là có tội đối với đất nước và các thế hệ mai sau. 4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức, thực hiện 4.2.2.1. Tăng cường hài hòa hóa quy trình và thủ tục giữa Chính phủ và Nhà tài trợ Trong thời gian tới, các bước đi và hành động cụ thể nên như sau: Triển khai sáng kiến của các nhóm các nhà tài trợ gồm Nhóm 5 ngân hàng phát triển (WB, ADB, JBIC, AFD, KFW); Nhóm các nhà tài trợ đồng chính kiến (LMDG) và Nhóm các tổ chức Liên hợp quốc về các hoạt động hài hoà quy trình và thủ tục ODA trong nội nhóm; Thực hiện kế hoạch hành động thường niên về hài hoà quy trình và thủ tục ODA phù hợp với Tuyên bố cấp cao Pa-ri và Cam kết Hà Nội về hài hoà quy trình và thủ tục ODA, tuân thủ quốc gia và nâng cao hiệu quả viện trợ, trước mắt là các vấn đề kỹ thuật như hệ thống báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA; Thực hiện các nghiên cứu chung. 4.2.2.2. Đẩy nhanh quá trình thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp, nông thôn Việc thẩm định và phê duyệt của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần phải được thực hiện nhanh chóng để không làm chậm đến các chu trình tiếp theo của dự án (như đàm phán, ký kết Hiệp định vốn vay) nhằm tránh ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án. Muốn vậy, cần phải giảm bớt những thủ tục hành chính phiền hà, tốn nhiều thời gian giữa các chủ dự án với các cấp thẩm định và phê duyệt, cụ thể là 20 Chính phủ hoặc Bộ, ngành. Bên cạnh đó, Chính phủ nên nghiên cứu để cho ra đời mô hình Công ty tư vấn cấp quốc gia về thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án ODA nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về ODA bằng các biện pháp kinh tế thay cho thủ tục hành chính. 4.2.2.3. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý dự án Để khắc phục được yếu kém trong đội ngũ cán bộ dự án, các Ban quản lý dự án cần gấp rút đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dự án, nhất là ở cấp địa phương để họ có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó cũng cần chủ động đào tạo một đội ngũ cán bộ lành nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực của các chương trình, dự án trong lĩnh vực phát triển nông thôn. Trước mắt cần tăng cường mở các khoá đào tạo và bồi dưỡng cho các cán bộ Ban quản lý dự án Trung ương và Ban quản lý dự án tỉnh liên quan đến thực hiện các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để những cán bộ này có trình độ chuyên môn sâu, am hiểu tốt các thủ tục của các nhà tài trợ Quốc tế. Nhờ đó, quá trình chuẩn bị và thực hiện các dự án, chương trình được nhanh chóng và đúng tiến độ đề ra. Các khóa tập huấn cho đối tượng này cần tập trung vào các nội dung về chính sách, quy trình, thủ tục ODA của Chính phủ và nhà tài trợ, tìm ra những quy định còn chưa hài hòa và đề xuất những biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện. Bên cạnh đó, để tuyển chọn được cán bộ tốt và có kinh nghiệm quản lý thực hiện dự án, cần công khai minh bạch công tác tuyển dụng cán bộ dự án. 4.2.2.4. Hoàn thiện công tác đấu thầu và tuyển chọn nhà thầu Trong công tác đấu thầu, cần đánh giá thật chính xác năng lực kỹ thuật và năng lực tài chính của nhà thầu. Đặc biệt, không nên lựa chọn nhà thầu bỏ giá quá thấp trúng thầu. Các Ban quản lý dự án cần phối hợp chặt chẽ với bộ phận tư vấn giám sát công trình kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu thực hiện dự án đúng tiến độ. Cần quy định chặt chẽ các điều kiện đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu, đồng thời quy định các chế tài nghiêm khắc xử lý những trường hợp cố tình thực hiện khi không có đủ điều kiện áp dụng. Các quy định này phải gắn chặt với trách nhiệm cụ thể của chủ đầu tư, bên mời thầu và các cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu. Áp dụng hình thức đấu thầu công khai để tránh tình trạng khép kín trong tuyển chọn nhà thầu. Các thông tin của bên mời thầu phải được đăng tải đầy đủ và công khai trên báo hoặc trên mạng để các nhà thầu tiềm năng có cơ hội ngang nhau trong tiếp cận thông tin. Đẩy mạnh việc hài hòa thủ tục về đấu thầu với Nhà tài trợ. 4.2.2.5. Cải tiến quy trình giải ngân đối với các dự án ODA nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nói riêng Đối với các dự án ODA mà mô hình tổ chức có Ban quản lý dự án trung ương (CPMU) và các Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU) thì về mặt tài chính, Ban quản lý dự án trung ương chỉ làm nhiệm vụ rút vốn từ cơ quan tài trợ trên cơ sở hồ sơ thanh toán 21 do Ban quản lý dự án tỉnh cung cấp được Kho bạc tỉnh xác nhận, không làm nhiệm vụ trực tiếp thanh toán vốn nước ngoài cho các nhà thầu như hiện nay; các Ban quản lý dự án tỉnh, Kho bạc tỉnh, Ngân hàng tỉnh là cơ quan trực tiếp tham gia kiểm soát chi và thực hiện việc thanh toán cả vốn trong nước và vốn ngoài nước. Kho bạc tỉnh là cơ quan thay mặt Bộ Tài chính, Kho bạc trung ương làm nhiệm vụ kiểm soát chi và cấp phát cả vốn trong nước và vốn nước ngoài; xác nhận hồ sơ thanh toán của Ban quản lý dự án tỉnh để gửi lên Ban quản lý dự án trung ương rút vốn. Kho bạc trung ương, Cục Quản lý nợ (thuộc Bộ Tài chính) không cần thiết phải kiểm soát và xác nhận từng đơn xin rút vốn của Ban quản lý dự án trung ương như hiện nay. Bộ Tài chính nên thực hiện kiểm tra, kiểm soát sau theo chức năng quản lý nhà nước của mình đối với cả Ban quản lý dự án, Kho bạc và Ngân hàng thương mại liên quan đến vốn nước ngoài. Thực hiện cải tiến quy trình giải ngân như trên không những sẽ phát huy hết khả năng về chuyên môn nghiệp vụ, bộ máy sẵn có của các đơn vị cơ sở mà còn xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan tham gia dự án về mặt tài chính, giảm được thời gian kiểm tra, kiểm soát hồ sơ giải ngân, do đó giúp đẩy nhanh tiến độ giải ngân. 4.2.2.6. Phát triển hệ thống giám sát và đánh giá chương trình, dự án ODA Nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng ODA trong phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nhất thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống theo dõi và đánh giá dự án. Hệ thống này cần bao quát các tổ chức, cơ quan ở tất cả các cấp từ cấp huyện, tỉnh thành tới các Ban quản lý dự án trung ương và các Bộ, ngành có liên quan. Để đạt được điều này, cần thiết phải: Trước hết, xây dựng một kế hoạch chiến lược về theo dõi và đánh giá nhằm xem xét chương trình phát triển dài hạn cho việc phổ cập hệ thống theo dõi và đánh giá trong toàn ngành nông nghiệp. Tiếp theo, xây dựng và hoàn thiện căn cứ pháp lý để thiết lập hệ thống tổ chức theo dõi và đánh giá thực hiện chương trình, dự án từ trung ương tới địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế để kịp thời phát hiện những vấn đề vướng mắc nảy sinh gây chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án và đề xuất xử lý nhằm thúc đẩy việc giải ngân và tăng cường hiệu quả của các chương trình, dự án ODA. Bên cạnh đó, cần xây dựng Sổ tay hướng dẫn thực hiện theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA trong phát triển nông nghiệp và nông thôn để cán bộ quản lý dự án, cán bộ giám sát và đánh giá dự án các cấp dựa vào đó mà thực hiện cho thống nhất. Hơn nữa, cần tăng cường tin học hóa hệ thống theo dõi và đánh giá thực hiện các dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngoài ra, để triển khai tốt hệ thống theo dõi và đánh giá này, cần chú trọng đào tạo tăng cường năng lực cho các cán bộ Ban quản lý dự án Trung ương và Ban quản lý dự án tỉnh về kỹ năng thực hiện theo dõi và đánh giá dự án. Việc theo dõi và đánh 22 giá dự án phải được xem là công việc thường xuyên, được thể hiện trong kế hoạch hoạt động hàng năm của các Ban quản lý dự án các cấp. Như vậy, phát triển và thực thi hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA đồng bộ như trên sẽ giúp khắc phục được những yếu kém trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA trong phát triển nông nghiệp và nông thôn nói chung và tại vùng Duyên hải miền Trung nói riêng, nhờ đó góp phần quản lý vốn ODA một cách có hiệu quả, đạt được những mục tiêu ưu tiên đã đặt ra. 4.2.2.7. Tăng cường tính bền vững của các dự án ODA trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung Thứ nhất, chú trọng nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của nguồn vốn ODA và vai trò của cộng đồng trong sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này thông qua việc sử dụng và duy tu, bảo dưỡng đúng cách các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ODA. Thứ hai, thực hiện lồng ghép các kết quả, sản phẩm của các dự án ODA đã kết thúc với các chương trình, dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn khác và nhân rộng các kết quả này sang các địa phương ngoài vùng dự án. Thứ ba, thực hiện bàn giao các sản phẩm của dự án ODA cho đúng đối tượng để khai thác, sử dụng có hiệu quả nhất công trình đã đầu tư nhằm đem lại thành quả cao nhất cho phát triển kinh tế - xã hội địa phương và vùng Duyên hải miền Trung. Thứ tư, xây dựng cơ chế tài chính bền vững, đảm bảo đủ nguồn chi cho việc vận hành, bảo dưỡng, nâng cấp, thay thế và quản lý công trình đã được đầu tư (thông qua huy động đóng góp của người sử dụng, hoặc các cơ chế tài chính bền vững khác). 4.3. Một số kiến nghị với Nhà nước và cộng đồng các Nhà tài trợ 4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước Thứ nhất, Nhà nước cần tăng cường vai trò và đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA theo như đã được phê duyệt tại Quyết định số 216/QĐ-TTg ngày 23/1/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi; xác định rõ cơ chế phối hợp giữa Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA với Nhà tài trợ, với các Bộ, ngành, địa phương tại vùng Duyên hải miền Trung trong việc xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án ODA. Thứ hai, cần phát huy hơn nữa hiệu quả và tác động của các Hội nghị Nhóm tư vấn và các Nhà tài trợ, Thứ ba, cần thúc đẩy xây dựng và phê duyệt sớm Đề án thu hút ODA và vốn vay ưu đãi của Bộ NN&PTNT và Đề án thu hút ODA và vốn vay ưu đãi của vùng Duyên hải Miền Trung giai đoạn 2013 - 2020, để Bộ và Vùng có khung, có cơ sở cho việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. 23 4.3.2. Kiến nghị với Nhà tài trợ Thứ nhất, xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và cùng sẻ chia trách nhiệm giữa phía Việt Nam và Nhà tài trợ. Thứ hai, cùng với quá trình thay đổi phương thức chuyển giao vốn, cộng đồng các nhà tài trợ cũng cần xem xét giao thêm quyền hạn cho phía Việt Nam trong việc tự lựa chọn các phương thức mua sắm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn tại Việt Nam trong khuôn khổ các chương trình vay vốn ODA. Thứ ba, các Nhà tài trợ cũng cần xem xét nâng tỷ trọng viện trợ không hoàn lại trong tổng vốn hỗ trợ phát triển chính thức hàng năm để giúp Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai, xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, ít có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn chính thức. Thứ tư, đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn các tỉnh Duyên hải Miền Trung, các Nhà tài trợ cần xem xét ưu tiên hơn nguồn vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn để đối phó với thiên tai và biến đổi khí hậu vì đây là vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất cả nước về thiên tai, lũ lụt, trong khi phần lớn các tỉnh trong vùng là các tỉnh nghèo không đủ vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn. Thứ năm, các Nhà tài trợ cần dành nhiều vốn viện trợ không hoàn lại, các khoản hỗ trợ kỹ thuật để chuyển giao các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, nâng cao năng lực đội ngũ quản lý nhà nước các cấp. Trong hỗ trợ kỹ thuật, nên giảm tỷ lệ tư vấn quốc tế và trong nước, đồng thời có cơ chế khuyến khích cán bộ địa phương tham gia để tăng cường quyền làm chủ và tính bền vững của dự án. Thứ sáu, các Nhà tài trợ nên xây dựng các tài liệu hướng dẫn thực hiện dự án đơn giản hơn và hài hòa một số thủ tục chính của Nhà tài trợ với một số thủ tục của Việt Nam, đặc biệt cho các hoạt động (xác định danh mục, chuẩn bị dự án, thẩm định dự án, phê duyệt dự án, đàm phán, ký kết, đấu thầu, thi công, giám định, đánh giá, kiểm toán dự án...). ------------------------------------------------ KẾT LUẬN ODA là hình thức hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cho nước đang phát triển để phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam, nông nghiệp và phát triển nông thôn, bao gồm nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và thủy lợi, xóa đói giảm nghèo là lĩnh vực được ưu tiên tài trợ ODA. ODA góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; góp phần đổi mới tư duy và phương thức sản xuất, chế biến nông sản theo hướng thị trường; thúc đẩy đa dạng hóa nông nghiệp; góp phần xóa đói giảm nghèo; phòng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai; nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho lĩnh vực này. Trong 20 năm 1993-2012, Việt Nam đã thu hút được 8,85 tỷ USD vốn ODA ký kết cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo, chiếm 15,17% tổng nguồn vốn ODA vào Việt Nam. Trong đó Bộ Nông nghiệp và PTNT trực tiếp thu hút và quản lý 5,58 tỷ USD. Các nhà tài trợ ODA chính cho lĩnh 24 vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là WB (chiếm 28,1%), ADB (27%), JIBIC & JICA (10,4%), Ausaid (5,5%), DANIDA (3,2%). Cũng trong thời kỳ này, Vùng Duyên hải Miền Trung đã thu hút được 884.122.506 USD vốn ODA ký kết (chiếm 15% tổng vốn ODA ký kết huy động được qua Bộ Nông nghiệp và PTNT) và đã giải ngân được 486.267.379 USD (chiếm 55% vốn ODA ký kết). Nguồn vốn ODA này chiếm khoảng 25-30% tổng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước của Vùng, là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho đầu tư phát triển Vùng. Đặc biệt, nguồn vốn ODA đã góp phần khơi dậy nguồn vốn trong nước và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vùng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân các tỉnh trong Vùng. Tuy nhiên, thu hút và sử dụng vốn ODA vào phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam nói chung và Vùng Duyên hải Miền Trung nói riêng vẫn còn một số hạn chế trong xây dựng dự án ODA, trong tổ chức quản lý thực hiện dự án, trong giải ngân và bố trí vốn đối ứng... Trong bối cảnh mới của phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và Vùng Duyên hải Miền Trung trong những năm tới, để thu hút nguồn vốn ODA theo như dự kiến, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp vĩ mô như: Xây dựng đề án thu hút vốn ODA; Áp dụng mô hình quản lý dự án chuyên nghiệp; Thành lập quỹ vốn đối ứng; Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút và sử dụng ODA. Bên cạnh đó. cần chú trọng thực hiện các giải pháp tổ chức quản ý thực hiện dự án ODA như: Tăng cường hài hòa hóa quy trình và thủ tục giữa Chính phủ và Nhà tài trợ; Đẩy nhanh quá trình thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp, nông thôn; Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý dự án; Hoàn hiện công tác đấu thầu và tuyển chọn nhà thầu; Cải tiến quy trình giải ngân đối với các dự án ODA nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn nói riêng; Phát triển hệ thống giám sát và đánh giá chương trình, dự án ODA; Tăng cường tính bền vững của các dự án ODA trong phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam và vùng Duyên hải Miền Trung. Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA vào phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nói chung và vùng Duyên hải miền Trung nói riêng, trong thời gian tới, Nhà nước cần tăng cường vai trò và đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA theo như đã được phê duyệt tại Quyết định số 216/QĐ-TTg ngày 23/1/2013 về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi; phát huy hơn nữa hiệu quả và tác động của các Hội nghị Nhóm tư vấn và các Nhà tài trợ; thúc đẩy xây dựng và phê duyệt sớm Đề án thu hút ODA và vốn vay ưu đãi của Bộ NN&PTNT và Đề án thu hút ODA và vốn vay ưu đãi của vùng Duyên hải Miền Trung giai đoạn 2013 - 2020, để Bộ và Vùng có khung, có cơ sở cho việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này./. ------------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfla_hathithu_tt_7163.pdf
Luận văn liên quan