Bên cạnh những cơ hội rộng mở cho việc thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam, thời kỳ mới cũng đặt ra cho Việt Nam thách thức không nhỏ. Đó là cần phải “vƣợt qua đƣợc chính mình”, hay cần thay đổi về chất trong hoạt động quản lý nhà nƣớc. Thực tế cho thấy, mặc dù trong nhiều năm qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách từ hải quan đến thủ tục hành chính, tuy nhiên đến nay bộ máy quản lý nhà nƣớc của Việt Nam vẫn rất cồng kềnh và hiệu quả thực thi pháp luật không cao. Bên cạnh đó, vấn đề nhân sự, cụ thể là cán bộ thuế, quản lý thị trƣờng, môi trƣờng, bảo hiểm. vẫn còn rất nhiều hiện tƣợng nhũng nhiễu, phiền hà, vấn nạn tham nhũng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đây là rào cản quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội Việt Nam
31 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(2001), Nguyễn Mại (2012) và tổng hợp của tác giả
1.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chính sách FDI
1.3.3.1. Chỉ số cơ hội đầu tư toàn cầu
Chỉ số cơ hội đầu tƣ toàn cầu (Global Opportunity Index), là một trong những chỉ tiêu cơ bản đƣợc
sử dụng để đánh giá lợi thế cạnh tranh thu hút FDI của các quốc gia, hỗ trợ các doanh nghiệp và quốc gia
trong việc khám phá các cơ hội FDI. Các biến số trong chỉ số này đƣợc phân chia làm 4 nhóm: Cơ sở kinh tế
(Economic Fundamentals); Sự dễ dàng trong hoạt động kinh doanh (Ease of Doing Business); Chất lượng
điều hành (Regulatory Quality), và Quy định pháp luật (Rule of Law). Mỗi nhóm đo lƣờng sức mạnh của
từng nhân tố kinh tế và chính trị có ảnh hƣởng đến thu hút FDI trên các mặt khác nhau và đƣợc tổng hợp lại
thành chỉ số cơ hội đầu tƣ toàn cầu. Chỉ số này càng cao thì dòng vốn FDI chảy vào quốc gia sẽ càng lớn.
Theo Milken Institute (2015), chỉ số này cứ tăng lên 1 đơn vị thì FDI bình quân đầu ngƣời tăng đến 42%.
1.3.3.2. FDI tiềm năng
Chỉ số FDI tiềm năng (Inward FDI Potential Index) đƣợc UNCTAD thực hiện hàng năm trong Báo
cáo đầu tƣ toàn cầu kể từ năm 2002. Chỉ tiêu này tổng hợp 4 yếu tố kinh tế quan trọng đánh giá sự hấp dẫn
của một quốc gia đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Đó là (1) sự hấp dẫn của thị trƣờng; (2) lao động giá rẻ
và dồi dào; (3) tài nguyên thiên nhiên; (4) cơ sở hạ tầng. Chỉ số FDI tiềm năng đƣợc tính bằng bình quân của
cả 4 nhóm yếu tố này. Chỉ số này cũng đƣợc xác định cho mỗi giai đoạn 3 năm. Sự tăng lên của chỉ số FDI
tiềm năng thể hiện sự cải thiện về tiềm năng FDI của nƣớc chủ nhà.
1.3.3.3. Chỉ số FDI thực hiện
Chỉ số FDI thực hiện (Inward FDI Performance Index) do UNCTAD (2002) xây dựng cho phép xếp
hạng các quốc gia tiếp nhận đầu tƣ theo giá trị FDI mà các quốc gia đó thu hút đƣợc trong tƣơng quan với độ
lớn nền kinh tế (GDP). Chỉ số này đƣợc tính toán dựa trên công thức sau:
FDI Performance Index =
𝐹𝐷𝐼𝑖/𝐹𝐷𝐼𝑤
𝐺𝐷𝑃 𝑖/𝐺𝐷𝑃𝑤
Nếu nhƣ lƣợng vốn FDI thu hút phù hợp với độ lớn của nền kinh tế, chỉ số FDI thực hiện của nƣớc
đó sẽ bằng 1. Nếu chỉ số này lớn hơn 1, cho thấy lƣợng FDI thu hút đƣợc lớn hơn tỷ trọng của nƣớc đó trong
GDP toàn cầu. Điều này còn hàm ý rằng nƣớc chủ nhà đang có hệ thống chính sách thu hút FDI khác biệt,
cạnh tranh và hiệu quả so với các đối thủ khác. Trong trƣờng hợp này, nƣớc chủ nhà nên củng cố khả năng
hấp thụ vốn của mình để tận dụng tối đa lợi ích của dòng vốn. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, chỉ số FDI thực
hiện nhỏ hơn 1 cho thấy dòng vốn FDI chảy vào quốc gia đang nhỏ hơn dòng vốn kỳ vọng theo quy mô nền
kinh tế. Hay nói cách khác, nền kinh tế có nhiều bất ổn, hệ thống chính sách xây dựng và thực thi còn yếu,
hoặc quốc gia có lợi thế cạnh tranh kém. Điều này hàm ý rằng hệ thống chính sách thu hút FDI của quốc gia
là yếu kém. Trong trƣờng hợp chỉ số này âm, điều đó cho thấy các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đang thực hiện
việc thoái vốn khỏi nƣớc sở tại.
- 11 -
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRONG
GIAI ĐOẠN 2005 - 2016
2.1. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
2.1.1. Diễn biến tăng trƣởng kinh tế Việt Nam
2.1.1.1. Mô hình tăng trưởng
- Về cơ bản, mô hình tăng trƣởng kinh tế Việt Nam vẫn dựa trên thâm dụng vốn đầu tƣ.
- Mô hình tăng trƣởng kinh tế thể hiện sự kém bền vững.
- Mô hình tăng trƣởng chịu sự chi phối lớn của ý thức hệ chính trị.
2.1.1.2. Quy mô và cơ cấu tăng trưởng
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam tƣơng đối cao, trung bình hàng năm ở mức 6,25%, mức độ
giao động tƣơng đối ít so với các nền kinh tế khác. Xét riêng về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
theo các giai đoạn, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam cũng chịu những tác động nhất định của suy thoái kinh
tế toàn cầu. Điều này đƣợc thể hiện qua tốc độ tăng trƣởng kinh tế giảm qua các thời kỳ. Xét trên khía cạnh
khả năng phục hồi của nền kinh tế, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam có tốc độ phục hồi chậm hơn trong giai
đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2011 – 2013). Xem xét tăng trưởng theo ngành kinh tế, có thể thấy cơ
cấu tăng trƣởng đang chuyển dịch theo hƣớng tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển và sự tăng trƣởng của
khu vực công nghiệp – xây dựng. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra tƣơng đối chậm.
2.1.1.3. Hiệu quả tăng trưởng
Hiệu quả tăng trƣởng của Việt Nam khá thấp, cơ cấu trong nền kinh tế thiếu tính bền vững. Các yếu
tố đóng góp vào việc gia tăng hiệu quả và chất lƣợng tăng trƣởng còn thiếu và yếu.
2.1.2. Vốn đầu tƣ phát triển và vị trí của nguồn vốn FDI
2.1.2.1. Diễn biến quy mô vốn đầu tư xã hội
Trong những năm qua, tổng đầu tƣ toàn xã hội liên tục tăng và duy trì ở mức cao. Tỷ lệ động viên từ
ngân sách nhà nƣớc (NSNN) chỉ chiếm khoảng 25% GDP, còn lại hơn 75% GDP đƣợc phân phối qua các
thành phần kinh tế và các kênh đầu tƣ khác. Điều đó cho thấy, bên cạnh nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà
nƣớc, nguồn lực tài chính dồi dào từ các thành phần kinh tế và các kênh đầu tƣ, trong đó có FDI, là yếu tố
quan trọng trong quá trình thực hiện tái cơ cấu nguồn vốn cho đầu tƣ.
2.1.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư và vị trí của nguồn vốn FDI
Nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội của Việt Nam đƣợc hình thành từ nguồn vốn tích lũy nội địa (gồm
ngân sách nhà nƣớc, vay từ thị trƣờng tài chính, tái đầu tƣ doanh nghiệp) và nguồn vốn từ bên ngoài (gồm
vốn ODA, vay thƣơng mại, vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài FDI). Trong điều kiện các nguồn vốn khác có
hiệu quả đầu tƣ thấp (nhƣ nguồn đầu tƣ tích lũy từ NSNN), hoặc chƣa thực sự phát triển (nhƣ vay từ thị
trƣờng tài chính; nguồn đầu tƣ lại của các doanh nghiệp, dự án; vay thƣơng mại), hoặc có xu hƣớng bị thu
- 12 -
hẹp (nhƣ vay viện trợ ODA) thì nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) đóng vai trò không thể thay thế
để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế Việt Nam.
2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2016
2.2.1. Chỉ tiêu về kết quả thu hút và sử dụng FDI
2.2.1.1. Quy mô vốn đăng ký
Kể từ khi xuất hiện ở Việt Nam, khu vực doanh nghiệp FDI đã dần khẳng định mình là khu vực kinh
tế phát triển năng động nhất với quy mô vốn ngày càng đƣợc mở rộng ở Việt Nam. Nhìn chung, ngoài các
yếu tố tác động từ bên ngoài nhƣ khủng hoảng kinh tế, điều kiện toàn cầu và khu vực thay đổi, sự thay đổi
trong chiến lƣợc của công ty mẹ, vốn FDI đăng ký chịu ảnh hƣởng khá lớn của những lần điều chỉnh chính
sách (thông thƣờng diễn ra ngay trƣớc hoặc ngay sau các sự kiện hội nhập kinh tế quốc tế) và quá trình hội
nhập kinh tế của Việt Nam. Điều này đƣợc thể hiện qua sự gia tăng của lƣợng vốn đăng ký sau mỗi lần điều
chỉnh chính sách.
2.2.1.2. Quy mô vốn FDI thực hiện
Nhìn chung, trong giai đoạn 2005 – 2016 vốn FDI thực hiện có xu hƣớng tăng lên và dần ổn định.
Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vẫn ở mức tƣơng đối thấp. Sự tăng lên của tỷ lệ giải ngân một phần nhờ vào kết
quả của các điều chỉnh chính sách, tuy nhiên vẫn chủ yếu là do lƣợng vốn FDI đăng ký cấp mới và đăng ký
tăng thêm vốn giảm mạnh. Tỷ lệ giải ngân thấp, đặc biệt trong giai đoạn FDI bùng nổ 2005 – 2008, thể hiện
khả năng hấp thụ nguồn vốn này của Việt Nam còn rất hạn chế. Ngoài ra, nguyên nhân còn do nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài gặp khó khăn về tài chính trong giai đoạn này.
2.2.1.3. Quy mô vốn dự án FDI
Quy mô các dự án FDI qua các giai đoạn một mặt thể hiện phản ứng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
trƣớc những thay đổi về chính sách, môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh tại Việt Nam. Mặt khác, cho thấy phản
ứng của họ trƣớc những thay đổi về điều kiện quốc tế cũng nhƣ của công ty mẹ ở nƣớc ngoài. Giai đoạn
2005 – 2008 quy mô vốn dự án FDI tăng, nguyên nhân chủ yếu là do sự ra đời của Luật Đầu tƣ 2005 và sự
kiện Việt Nam gia nhập WTO 2006. Từ năm 2009 trở lại, môi trƣờng đầu tƣ ổn định hơn, và đƣợc phản ánh
qua quy mô vốn dự án FDI tƣơng đối ổn định và có xu hƣớng tăng qua các năm.
2.2.1.4. Cơ cấu FDI
a. Cơ cấu FDI theo địa phương, vùng kinh tế
Đến nay, hoạt động của doanh nghiệp FDI có mặt tại 63/64 tỉnh, thành phố. Không còn địa phƣơng
“trắng” FDI. Tuy nhiên, vốn FDI tập trung chủ yếu vào một số địa bàn là đô thị lớn, vùng có cơ sở hạ tầng,
điều kiện phát triển kinh tế thuận lợi, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (chiếm xấp xỉ 46% tổng số
vốn FDI), theo sau là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (chiếm xấp xỉ 26%).
b. Về cơ cấu FDI theo ngành
Mặc dù dòng vốn FDI có xu hƣớng thu hút vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo theo đúng quan
điểm chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, thực chất vốn đầu tƣ chủ yếu tập trung vào các ngành tạo ra giá trị
gia tăng không cao (nhƣ dệt may, da giầy), ngành khai thác tài nguyên cơ sẵn (nhƣ khai khoáng, bất động
sản) hoặc ngành tận dụng lao động rẻ (nhƣ lắp ráp), mà chƣa hƣớng vào công nghiệp chế tạo để tạo ra các
- 13 -
ngành, lĩnh vực mũi nhọn cho nền kinh tế. Trong khi đó, đầu tƣ vào lĩnh nông, lâm, ngƣ nghiệp lại rất ít. Nếu
xét theo tiêu chí thu hút “vốn FDI tốt” của IMF: “Vốn FDI tốt là các dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đổ
vào khu vực chế tác, thuộc công nghệ cao, đầu tƣ dài hạn”, thì có thể nhận xét rằng Việt Nam đang đi những
bƣớc thụt lùi.
c. Về cơ cấu FDI theo hình thức
Mặc dù hình thức đầu tƣ đƣợc mở rộng, nhƣng có thể thấy rằng, doanh nghiệp 100% vốn FDI có xu
hƣớng áp đảo (luôn chiếm tỷ trọng từ khoảng 60%), sau đó là hình thức liên doanh và đầu tƣ theo BOT, BT,
BTO. Hình thức công ty cổ phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Sự áp đảo của hình
thức đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài đang làm cản trở tác động lan tỏa của FDI về công nghệ, khả năng chuyển
giao phƣơng thức quản lý đến.
d. Về cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư
Các đối tác đầu tƣ chủ yếu đến từ các quốc gia thuộc khu vực châu Á, các nƣớc có quan hệ ngoại
giao lâu dài với Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc dẫn đầu về tổng vốn đầu tƣ cấp mới và mở rộng, theo sau là
Nhật Bản. Tính đến thời điểm hiện tại, hai quốc gia này là những đối tác đầu tƣ với cơ cấu nguồn vốn FDI
vào các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo... tốt nhất tại Việt Nam.
2.2.2. Chỉ tiêu về chất lƣợng FDI
2.2.2.1. Khả năng tạo việc làm
Trong thời gian qua, FDI đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu
quả tạo việc làm của khu vực FDI chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. So với tỷ trọng của khu vực này trong
tổng vốn đầu tƣ xã hội cũng nhƣ đóng góp vào GDP, khu vực FDI vẫn bị đáng giá là tạo ra ít việc làm.
2.2.2.2. Mức độ tác động đến môi trường
Với chiến lƣợc ban đầu là tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để thu hút FDI, tác động của FDI Việt
Nam đến môi trƣờng chủ yếu là tác động tiêu cực. Nhiều doanh nghiệp FDI không tự giác tuân thủ quy định
về bảo vệ môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng. Chi phí đầu tƣ cho môi trƣờng ở Việt Nam còn
thấp so với những tác hại ô nhiễm môi trƣờng từ các doanh nghiệp FDI. Nhiều doanh nghiệp thừa nhận rằng
lý do đầu tƣ vào Việt Nam vì tiết kiệm đƣợc nhiều chi phí môi trƣờng hơn các quốc gia khác.
2.2.2.3. Mức độ chuyển giao công nghệ
Nhìn chung, mức độ chuyển giao công nghệ của khu vực FDI không tƣơng xứng với vai trò và tiềm
năng. Số lƣợng hợp đồng chuyển giao công nghệ tại Việt Nam còn rất hạn chế. Các đối tác đầu tƣ đến từ các
quốc gia nắm giữ công nghệ nguồn còn rất ít. Mức độ hiện đại và cập nhật của các công nghệ đƣợc chuyển
giao vào Việt Nam rất thấp. Chỉ tiêu TFP của khu vực FDI mang dấu âm cho thấy tăng trƣởng của khu vực
FDI không phải nhờ chuyển giao công nghệ. Tỷ lệ nội địa hóa thấp làm hạn chế mức độ chuyển giao công
nghệ.
2.2.2.4. Liên kết của khu vực FDI đối với doanh nghiệp trong nước
Nhìn chung, mức độ liên kết của khu vực FDI đối với doanh nghiệp trong nƣớc còn rất hạn chế. Tỷ
trọng áp đảo của các doanh nghiệp FDI 100% vốn nƣớc ngoài làm cản trở sự liên kết giữa doanh nghiệp
trong và ngoài nƣớc. Liên kết chuỗi, công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam phát triển còn rất sơ khai. Liên kết
- 14 -
trong hệ thống quản trị điều hành (CEO) còn rất hạn chế. Mức độ đào tạo và năng cao kỹ năng cho ngƣời lao
động ở khu vực FDI còn hạn chế.
2.2.3. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế FDI
2.2.3.1. Đóng góp vào tổng đầu tư xã hội
FDI ngày càng thể hiện rõ vai trò là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nền kinh tế. Điều này đƣợc
phản ánh qua tỷ trọng của loại vốn này trong tổng vốn đầu tƣ xã hội và đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế
Việt Nam gia tăng qua các năm.
2.2.3.2. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Sự tăng trƣởng của dòng vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng kinh tế Việt Nam. Tăng
trƣởng kinh tế Việt Nam dựa chủ yếu vào sự đóng góp của yếu tố số lƣợng vốn đầu tƣ.
2.2.3.3. Tác động của FDI đối với cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân thanh toán quốc tế đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, sự cải thiện này lại thể hiện sự
kém bền vững. Một mặt, không thể phủ nhận đóng góp to lớn của khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu cả
nƣớc, giúp Việt Nam có một bƣớc tiến lớn hơn vào các thị trƣờng quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu
hàng công nghiệp của Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công, dựa trên chi phí nhân công rẻ, các dự án FDI trong
công nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp có quy mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập
khẩu là chính. Do vậy, giá trị gia tăng tạo ra cho nền kinh tế không nhiều. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu
của khu vực FDI cũng tăng và cao ở mức tƣơng ứng, chủ yếu là hàng hóa nhập khẩu nguyên nhiên phụ liệu
cho khu vực FDI.
2.2.3.4. Hiệu quả thu nhập
Hiệu quả thu nhập của khu vực FDI còn khá thấp. Mặc dù lao động khá vất vả và nhiều áp lực,
nhƣng tiền lƣơng của lao động trong doanh nghiệp FDI nhìn chung còn chƣa thỏa đáng, gây ra những tranh
chấp, xung đột giữa giới chủ và ngƣời lao động.
2.2.3.5. Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước
Mức đóng góp của khu vực FDI vào ngân sách nhà nƣớc cũng tăng lên liên tục qua các năm. Tuy
nhiên, xem xét trong tƣơng quan với tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tƣ xã hội thì thấy rằng đóng góp của
của FDI vào thu ngân sách còn khá hạn chế và chƣa tƣơng xứng do các doanh nghiệp FDI đƣợc hƣởng chính
sách khuyến khích của Chính phủ thông qua giảm thuế thu nhập trong những năm đầu hoạt động, chuyển
giá.
2.2.3.6. FDI đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
FDI đã có những đóng góp nhất định vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa.
FDI đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và giúp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, cải
thiện đƣợc nhiều ngành kinh tế quan trọng nhƣ thăm dò, khai thác dầu khí, bƣu chính viễn thông, điện tử,
xây dựng hạ tầng, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, chế biến thực phẩm...
- 15 -
2.3. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH FDI
2.3.1. Hệ thống chính sách thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam
Kể từ khi ban hành Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 đến nay, Việt Nam theo đuổi chính sách FDI
ở cả 3 cấp độ: thu hút FDI, nâng cấp FDI, tạo mối liên kết FDI, hạn chế tác động tiêu cực của FDI. Hệ thống
chính sách liên quan đến FDI của Việt Nam ngày càng cởi mở, thông thoáng hơn, thu hút đƣợc sự quan tâm
của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhờ những điều chỉnh chính sách liên quan FDI theo hƣớng ngày càng tạo
điều kiện thuận hơn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam đã đƣợc hoàn thiện hơn
rất nhiều so với giai đoạn trƣớc năm 2005. Tuy nhiên, những chính sách này còn đặt nặng vấn đề số lƣợng
FDI mà chƣa chú trọng nhiều đến chất lƣợng vốn FDI. Ngoài ra, các chính sách chƣa thực sự đồng bộ, lỏng
lẻo và còn nhiều kẽ hở nên lợi ích thu đƣợc từ FDI chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng.
Trên cơ sở những phân tích chi tiết từng chính sách cụ thể, luận án tổng hợp đánh giá các chính sách
FDI theo các cấp độ chính sách trên hai tiêu chí: (i) tính hiệu lực, và (ii) tính hiệu quả của chính sách. Từ đó,
thấy rằng hệ thống chính sách FDI của Việt Nam tƣơng đối đầy đủ ở các cấp độ và có hệ thống văn bản pháp
lý quy định tƣơng đối nhiều. Tuy nhiên hiệu quả của chính sách mới chỉ chủ yếu đƣợc phát huy ở cấp độ
chính sách đầu tiên.
- 16 -
Bảng 2.11. Tính hiệu lực và hiệu quả của các chính sách FDI tại Việt Nam, 2005 - 2015
Tên chính sách Văn bản pháp lý/ Điều khoản luật Có hiệu
lực
Có hiệu
quả
C
h
ín
h
s
á
ch
t
h
u
h
ú
t
F
D
I
Hoàn thiện và cải thiện thủ tục hành chính Luật Đầu tƣ 2005, 2014 và các nghị định, thông tƣ liên quan x x
Xây dựng cơ sở hạ tầng Luật Đầu tƣ 2005, 2014 x
Xây dựng lực lƣợng lao động có trình độ và có quan hệ lao động
tốt
Luật Giáo dục 2005; Luật Giáo dục sửa đổi 2009, Luật lao động 2012 x x
Tạo điều kiện cho quá trình tƣ nhân hóa, hoàn thiện các quy định
về quyền sở hữu
Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013, Luật dân sự 2005, Luật dân sự 2015; Nghị
định 73/2000; Nghị định 199/2004, Nghị định 59/2011/NĐ-CP; Luật Đầu tƣ
2005, 2014, Luật dân sự 2015
x ?
Xóa bỏ rào cản đối với thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ Luật Đầu tƣ 2005, 2014 x x
Hỗ trợ tài chính và ƣu đãi tài chính đối với các doanh nghiệp FDI Luật Đầu tƣ 2005, 2014 x ?
Xúc tiền đầu tƣ, xây dựng hình ảnh quốc gia Quyết định 03/2014/QĐ-TTg x x
Phát triển các lĩnh vực then chốt, xây dựng các cụm ngành và liên
kết ngành trọng yếu
Quyết định 55/2007/QĐ-TTg x
Phát triển các khu vực thƣơng mại tự do, khu chế xuất Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế,
Nghị định 164/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP, Nghị định
114/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP
x
Hoàn thiện các quy định ngăn chặn và giải quyết vấn đề tham
nhũng
Luật 48/2005/QH11; Luật 02,03/2011/QH13; Luật 27/2012/QH13 x ?
Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội Nghị quyết đại hội Đảng 10, 11, 12 x
C
h
ín
h
s
á
ch
n
â
n
g
c
ấ
p
F
D
I
Xây dựng chính sách về thị trƣờng lao động Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2010, 2015, Luật giáo dục 2005, 2009, Luật Lao
động 2012
x
Hoàn thiện các chính sách thƣơng mại Quyết định 133/2001/QĐ-TTg x x
Phát triển cơ sở hạ tầng Nghị định 108/2009/NĐ-CP; Quyết định 71/2010/QĐ-TTg; Nghị định
15/2015/NĐ-CP
x
Xây dựng chính sách cạnh tranh Nghị định số 05/2006; Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 x
Xây dựng hệ thống ƣu đãi thuế và trợ cấp cho đối tƣợng chọn lọc Luật Đầu tƣ 2005, Luật doanh nghiệp 2014 x
Xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc về hoạt động kinh doanh Luật Đầu tƣ 2005, Luật doanh nghiệp 2014
Khuyến khích R&D Luật khoa học công nghệ 2000, sửa đổi 2013, 2014; Nghị định 08/2014; Thông
tƣ 12/2009-BCT; Thông tƣ 50/2014-BCT; Nghị định 95/2014
x
- 17 -
Khuyến khích đào tạo, chuyển giao công nghệ thông qua mối liên
kết giữa các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc
Nghị đinh 45/1998; Nghị định 11/2005/NĐ-CP; luật chuyển giao công nghệ
2006, luật đầu tƣ 2005, 2014
x
Trích quỹ đào tạo ngƣời lao động
Chính sách bảo vệ môi trƣờng: Khai thác đồng thời bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên; Khuyến khích các dự án đầu tƣ xanh (green
FDI, non-carbonic FDI); Hoàn thiện chính sách kiểm soát công
nghệ xuất nhập khẩu
Thông tƣ 08/2006- BTNMT
Luật Đầu tƣ 2005, 2014
x
Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chống chuyển giá Thông tƣ 74/1997/TT-BTC; Thông tƣ 117/2005/TT-BTC; Luật quản lý thuế
2006, Thông tƣ 66/2010/TT-BTC, Thông tƣ 28/2011/TT-BTC, Nghị định
83/2013/NĐ-CP, Thông tƣ số 201/2013/TT-BTC
x
C
h
ín
h
s
á
ch
k
h
u
y
ến
k
h
íc
h
l
iê
n
k
ết
g
iữ
a
M
N
C
s
v
ớ
i
d
o
a
n
h
n
g
h
iệ
p
t
ro
n
g
n
ƣ
ớ
c
Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp phụ trợ 2007; Quyết định
24/2007/QĐ-BCN; Quyết định 12/2011/QĐ-TTg
x
Phát triển nguồn nhân lực về cả kiến thức và kỹ năng
Luân chuyển lao động
Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 x
Chính sách xúc tiến xuất khẩu QĐ 133/2001/QĐ-TTg x
Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng Quyết định 71/2010/QĐ-TTg; Nghị định 108/2009/NĐ-CP x
Xây dựng các chƣơng trình liên kết Luật Đầu tƣ 2005, 2014; x
Phát triển năng lực công nghệ thông qua R&D ở mức độ cao
Phát triển nguồn nhân lực nâng cao thông qua đào tạo Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 x
Nguồn: Tổng hợp và đánh giá của tác giả
- 18 -
2.3.2. Đánh giá hiệu quả hệ thống chính sách FDI Việt Nam
2.3.2.1. Chỉ số cơ hội đầu tư toàn cầu
Trong giai đoạn 2005 – 2015, chỉ số cơ hội đầu tƣ toàn cầu của Việt Nam đã tăng lên, cho thấy sự
cải thiện trong chính sách Việt Nam đối với việc thu hút FDI. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực,
điểm số của Việt Nam chỉ cao hơn so với Philippines và Campuchia, nhƣng thấp hơn nhiều so với các nƣớc
khác nhƣ Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia. Chỉ số cơ hội đầu tƣ toàn cầu luôn ở mức thấp trong
nhiều năm thể hiện Việt Nam có ít cơ hội thu hút FDI hơn các quốc gia khác.
Mặc dù khả năng cạnh trạnh thu hút FDI của Việt Nam đã đƣợc cải thiện, các yếu tố liên quan đến
thể chế chính sách của Việt Nam còn khá hạn chế, đặc biệt là yếu tố Quy định pháp luật.
2.3.2.2. Chỉ số FDI tiềm năng
Chỉ số FDI tiềm năng đƣợc tác giả tính toán dựa trên phƣơng pháp và bộ cơ sở dữ liệu của
UNCTAD. Chỉ số FDI tiềm năng qua các năm cho thấy một sự cải thiện về tiềm năng thu hút FDI của Việt
Nam. Tuy nhiên, sự cải thiện này còn tƣơng đối nhỏ, thể hiện qua sự thay đổi không đáng kể trong chỉ số
FDI tiềm năng.
2.3.2.3. Chỉ số FDI thực hiện
Chỉ số FDI thực hiện của Việt Nam đã đƣợc cải thiện liên tục trong các năm qua. So sánh với các
quốc gia khác trong khu vực, chỉ số FDI thực hiện của Việt Nam tƣơng đối cao, cho thấy sự thành công của
Việt Nam trong việc thu hút một lƣợng FDI ngày càng tăng.
Việt Nam có thặng dƣ FDI tăng lên và cao hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực, thể
hiện khoảng cách ngày càng rộng giữa chỉ số FDI tiềm năng và thực hiện. Điều đó có nghĩa là lƣợng FDI thu
hút vào Việt Nam ngày càng lớn hơn so với lƣợng FDI đƣợc kỳ vọng theo tiềm năng thu hút. Một mặt, điều
này thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện và phát triển các chính sách thu hút FDI. Mặt khác,
nó cho thấy khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam còn khá hạn chế và khó tận dụng, khai thác đƣợc hết lợi
ích mà dòng vốn mang lại. Nó cũng phản ánh một sự mất cân đối trong các chính sách FDI của Việt Nam với
quá nhiều chính sách nhằm thu hút FDI mà chƣa chú trọng đến các chính sách nhằm nâng cao khả năng hấp
thụ của nền kinh tế.
2.4. NGƢỠNG FDI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2016
2.4.1. Mô hình và phƣơng pháp xác định ngƣỡng FDI
2.4.1.1. Mô hình lý thuyết
Luận án triển khai mô hình lý thuyết của Demekas et al (2005), Raheem & Oyinlola (2013), Girma
(2005). Theo đó, tăng trƣởng kinh tế chịu ảnh hƣởng của một loạt các nhân tố về vốn, nguồn lao động, thể
chế xã hội, trình độ công nghệ Do đó, ta có phƣơng trình sau:
growthit = δα0 + δα1 X + (1- δ) growtht-1 + ui + εit
Trong đó: Growth là tốc độ tăng trƣởng kinh tế theo thời gian t. X là vector của các biến giải thích đã đƣợc
kiểm chứng có ý nghĩa trong các nghiên cứu tiên phong nhƣ vốn đầu tƣ công, vốn đầu tƣ tƣ nhân, vốn đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngoài, chỉ số đánh giá năng lực quản lý nhà nƣớc, lực lƣợng lao động, tỷ lệ chi tiêu chính phủ
- 19 -
so với GDP, độ mở thƣơng mại. Các biến này sẽ đƣợc sử dụng trong mô hình sau khi kiểm định cho thấy
không có hiện tƣợng đa cộng tuyến. ui thể hiện hiệu ứng đặc thù của quốc gia và đƣợc giả định là không thay
đổi theo thời gian, cụ thể nhƣ văn hóa quốc gia, vị trí địa lý và εit là sai số.
Tác động của các biến số vĩ mô tới tăng trƣởng đƣợc thể hiện thông qua hệ số δα1 trong ngắn hạn, và
α1 trong dài hạn.
2.4.1.2. Mô hình thực nghiệm
Dựa vào nghiên cứu của Hansen (1996, 1999, 2000), Wang (2015), phƣơng trình ban đầu đƣợc
chuyển hóa thành mô hình tự hồi quy ngƣỡng nhƣ sau:
growthit = {β10+ β11 X + β12 growtht-1} d[FDIit ≤ γ] + { β20+ β21 X + β22 growtht-1} d[FDIit > γ] + ui + εit
Trong đó: Giá trị γ1 đƣợc coi là giá trị ngƣỡng; d(.) là hàm chỉ báo nhận giá trị {1;0} tƣơng ứng với điều kiện
bên trong ngoặc; hệ số β11, β21 thể hiện tác động của biến độc lập lên tăng trƣởng khi giá trị FDI nằm ở các
chế độ khác nhau.
2.4.2. Kết quả thực nghiệm
Nghiên cứu sử dụng số liệu của 50 tỉnh/ thành phố của Việt Nam đƣợc thu thập theo năm trong gian
đoạn 10 năm từ 2006 - 2015. Các biến số kinh tế vĩ mô đƣợc thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO,
2017), và chỉ số PCI đƣợc lấy Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2016). Dựa trên nguồn
số liệu thu thập đƣợc, danh sách và thƣớc đo các biến số trong mô hình của nghiên cứu này đƣợc thể hiện
trong bảng sau đây:
Bảng 2.16. Danh sách biến số, thƣớc đo, nguồn số liệu
Tên biến Ký hiệu Thƣớc đo Nguồn số liệu
Tăng trƣởng kinh tế growth
Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu ngƣời của
tỉnh/thành phố (%)
GSO (2016)
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài fdi Vốn FDI trên đầu ngƣời của tỉnh/thành phố (% GDP) GSO (2016)
Chi thƣờng xuyên ctx Tỷ lệ chi thƣờng xuyên của tỉnh/thành phố (% GDP) GSO (2016)
Độ mở thƣơng mại dmtm Độ mở thƣơng mại (tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP) GSO (2016)
Đầu tƣ công vdtnn Vốn đầu tƣ nhà nƣớc (% GDP) GSO (2016)
Đầu tƣ tƣ nhân vdtnnn Vốn đầu tƣ ngoài nhà nƣớc (% GDP) GSO (2016)
Năng lực quản lý nhà nƣớc pci Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh VCCI (2016)
Nguồn nhân lực ld Tỷ lệ lực lƣợng lao động trên 15 tuổi trên dân số (%) GSO (2016)
Nguồn: Mô tả của tác giả
Kết quả kiểm định VIF cho thấy không tồn tại đa cộng tuyến. Kiểm định Harris Tazavalis (1999) cho
thấy hầu hết các biến đều là chuỗi dừng với độ tin cậy 99%. Mô hình tác động cố định FE đƣợc lựa chọn với
sự ủng hộ từ kết quả kiểm định Wald, kiểm định Hausman.
Tác giả sử dụng biến ngƣỡng là fdi, và thay lần lƣợt biến có hệ số thay đổi trong vùng ngƣỡng là độ
mở thương mại (dmtm), đầu tư công (vdtnn), đầu tư tư nhân (vdtnnn). Kết quả phân tích hồi quy ngƣỡng với
mô hình một biến với các biến có hệ số thay đổi trong vùng ngƣỡng đều minh chứng sự tồn tại của ngƣỡng
FDI.
- 20 -
2.4.2.1. Kết quả phân tích hồi quy ngưỡng sử dụng biến có hệ số thay đổi trong vùng ngưỡng là độ mở
thương mại
Kết quả kiểm định hiệu ứng ngƣỡng sử dụng phƣơng pháp Bootstrap 300 lần lần lƣợt cho mô hình
một ngƣỡng và hai ngƣỡng, tìm thấy sự tồn tại của 1 giá trị ngƣỡng là 8,96% với khoảng tin cậy 95%
[8,25%; 8,97%] có ý nghĩa thống kê 5%. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, với ngƣỡng FDI ≤ 8,96% GDP thì
việc gia tăng độ mở thƣơng mại thêm 10% sẽ làm tăng GDP thêm 0,59% (với mức ý nghĩa thống kê 1%). Từ
giá trị ngƣỡng này, nếu tiếp tục thu hút FDI (lớn hơn 8,96% GDP) thì khi gia tăng độ mở thƣơng mại sẽ làm
giảm tăng trƣởng GDP (cụ thể là giảm 0,05% cho mỗi 10% gia tăng độ mở thƣơng mại).
2.4.2.2. Kết quả phân tích hồi quy ngưỡng sử dụng biến có hệ số thay đổi trong vùng ngưỡng là vốn đầu tư
nhà nước
Các bƣớc tiến hành tƣơng tự, kết quả kiểm định hiệu ứng ngƣỡng lần lƣợt cho mô hình một ngƣỡng
và hai ngƣỡng, tìm thấy sự tồn tại của 1 giá trị ngƣỡng là 0,09% với khoảng tin cậy 95% [0,06%; 0,09%] có
ý nghĩa thống kê 10%. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, với ngƣỡng FDI ≤ 0,09% GDP thì việc gia tăng vốn đầu
tƣ nhà nƣớc thêm 10% sẽ làm tăng GDP thêm 2,5% (với mức ý nghĩa thống kê 1%). Từ giá trị ngƣỡng này,
nếu tiếp tục thu hút FDI (lớn hơn 0,09% GDP) thì khi gia tăng vốn đầu tƣ công sẽ làm giảm tăng trƣởng
GDP (cụ thể là giảm 0,03% cho mỗi 10% gia tăng vốn đầu tƣ công).
2.4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy ngưỡng sử dụng biến có hệ số thay đổi trong vùng ngưỡng là vốn đầu tư
tư nhân
Các bƣớc tiến hành tƣơng tự, tìm thấy tồn tại của 1 giá trị ngƣỡng là 8,96% với khoảng tin cậy 95%
[7,94%; 8,97%], có ý nghĩa thống kê 10%. Kết quả ƣớc lƣợng cho thấy, với ngƣỡng FDI ≤ 8,96% GDP thì
việc gia tăng vốn đầu tƣ ngoài nhà nƣớc thêm 10% sẽ làm giảm GDP đi 0,53%. Tuy nhiên, nếu tiếp tục thu
hút FDI (lớn hơn 8,96% GDP) thì tác động tiêu cực của vốn đầu tƣ tƣ nhân lên tăng trƣởng GDP sẽ mạnh
hơn rất nhiều (cụ thể là tăng trƣởng GDP sẽ giảm tới 3,03% cho mỗi 10% vốn đầu tƣ ngoài nhà nƣớc).
Kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu định lƣợng:
- Thứ nhất, mặc dù sử dụng các biến có hệ số thay đổi trong vùng ngƣỡng khác nhau, trong cả ba
trƣờng hợp, tác giả đều tìm thấy sự tồn tại của các giá trị ngƣỡng FDI khác nhau hoặc trùng nhau và đều có ý
nghĩa thống kê.
- Thứ hai, xét giá trị ngƣỡng FDI cao nhất trong 3 trƣờng hợp trên (8,96% GDP), so sánh với quy mô
FDI thực tế trong thời gian qua, có thể thấy Việt Nam vẫn còn dƣ địa để thu hút thêm vốn FDI. Hiện tại, quy
mô FDI năm 2015 đang ở mức 6,1% GDP, nhƣ vậy với khả năng hấp thụ hiện tại của nền kinh tế, Việt Nam
chỉ còn khoảng 2% dƣ địa để thu hút thêm FDI để đảm bảo tác động của dòng vốn là tối ƣu nhất đối với nền
kinh tế. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế về nhu cầu thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn vừa
qua và trong thời gian tới. Các báo cáo và phân tích của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tƣ, các chuyên gia kinh tế đều
nhấn mạnh sự cần thiết của việc thu hút FDI vào nền kinh tế [14, 33].
- Thứ ba, mặc dù nghiên cứu định lƣợng đã cho thấy quy mô FDI của Việt Nam vẫn nằm trong
ngƣỡng, nhƣng có thể thấy rằng, với khả năng hấp thụ hiện tại của nền kinh tế, dƣ địa để thu hút vốn FDI
- 21 -
không còn nhiều (chỉ còn khoảng 2%). Điều này hàm ý rằng Việt Nam cần thận trọng và có chọn lọc kỹ
lƣỡng các dự án FDI sẽ thu hút trong 2% còn lại này.
- Thứ tư, xét mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 đạt tốc độ tăng trƣởng GDP 6,5% -
7%/năm, vốn đầu tƣ toàn xã hội bằng khoảng 32-34% GDP thì câu hỏi đặt ra là 2% GDP vốn FDI liệu có đủ
để đáp ứng nhu cầu không? Nếu Việt Nam vẫn muốn tiếp tục mở rộng thu hút FDI với một lƣợng lớn hơn
8,96% GDP thì quốc gia cần thực hiện các biện pháp để nâng cao khả năng hấp thụ của nền kinh tế, làm cơ
sở để mở rộng ngƣỡng. Mà cụ thể ở đây là việc cải thiện hệ thống chính sách FDI ở các cấp độ cao (chính
sách nâng cấp FDI, chính sách tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc). Bên cạnh đó, những
chính sách đã hoàn thiện về văn bản pháp lý nhƣng chƣa có hiệu quả thực thi, cần có các biện pháp chấn
chỉnh.
- 22 -
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2016 -2025
3.1. NHU CẦU VỐN FDI VÀ NHỮNG THAY ĐỔI MÔI TRƢỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025
3.1.1. Nhu cầu huy động nguồn FDI cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn tới
2030
Theo Bộ Kế hoạch và đầu tƣ (2016), để đạt mục tiêu GDP bình quân đầu ngƣời đạt 3.200 - 3.500
USD vào năm 2020, vốn đầu tƣ toàn xã hội 32 - 34% GDP thì trung bình hàng năm Việt Nam cần khoảng 90
tỷ USD vốn đầu tƣ xã hội, trong đó 17 – 18 tỷ USD là FDI. Bên cạnh đó, ODA ngày một giảm dần và không
đƣợc ƣu đãi nhƣ trƣớc khi Việt Nam đã gia nhập nhóm nƣớc có thu nhập trung bình. Dự kiến đến tháng
7/2017, World Bank sẽ chấm dứt cung cấp nguồn vốn vay ODA đối với Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa để
bù đắp việc giảm ODA, vốn FDI và vốn đầu tƣ gián tiếp sẽ đƣợc coi trọng hơn.
3.1.2. Cơ hội và thách thức trong việc huy động và sử dụng nguồn FDI trong thời gian tới
3.1.2.1. Cơ hội
Thứ nhất, xu hƣớng mới của FDI vào châu Á đang có sự dịch chuyển từ Trung Quốc (hiện đứng đầu
thế giới về thu hút FDI) sang các nƣớc khác. Trong đó, Việt Nam đƣợc nhiều MNCs lựa chọn là phƣơng án
số một.
Thứ hai, không gian kinh tế của Việt Nam đƣợc mở rộng ra khu vực nhờ mối quan hệ ngày càng chặt
và những điều chỉnh liên quan đến đầu tƣ ngày một cởi mở hơn trong Cộng đồng ASEAN.
Thứ ba, với một loạt các hiệp định thƣơng mại tự do mới đƣợc ký kết, rào cản về thuế quan về cơ
bản đƣợc dở bỏ, thƣơng mại song phƣơng giữa Việt Nam và nhiều nƣớc có cơ hội mở rộng và phát triển, từ
đó tác động tích cực đến dòng vốn FDI từ những nƣớc này vào Việt Nam.
3.1.2.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội rộng mở cho việc thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam, thời kỳ mới cũng đặt
ra cho Việt Nam thách thức không nhỏ. Đó là cần phải “vƣợt qua đƣợc chính mình”, hay cần thay đổi về chất
trong hoạt động quản lý nhà nƣớc. Thực tế cho thấy, mặc dù trong nhiều năm qua, Việt Nam đã thực hiện
nhiều biện pháp cải cách từ hải quan đến thủ tục hành chính, tuy nhiên đến nay bộ máy quản lý nhà nƣớc của
Việt Nam vẫn rất cồng kềnh và hiệu quả thực thi pháp luật không cao. Bên cạnh đó, vấn đề nhân sự, cụ thể là
cán bộ thuế, quản lý thị trƣờng, môi trƣờng, bảo hiểm... vẫn còn rất nhiều hiện tƣợng nhũng nhiễu, phiền hà,
vấn nạn tham nhũng, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Đây là rào cản quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng
nhƣ phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.
3.2. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH FDI
3.2.1. Điều chỉnh cấp độ chính sách thu hút FDI cho phù hợp với vị trí vốn có của nguồn vốn
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có những chính sách thu hút FDI tƣơng đối hiệu quả nhờ đó thu
hút đƣợc một lƣợng lớn vốn FDI. Tuy nhiên, sự thành công trong việc thu hút FDI chủ yếu dựa trên các ƣu
- 23 -
đãi lớn về tài chính mà chính phủ dành cho các nhà đầu tƣ, lực lƣợng lao động trình độ thấp nhƣng dồi dào
và giá rẻ. Trong khi đó, các yếu tố khác hấp dẫn các nhà đầu tƣ nhƣ sự đồng bộ và nhất quán trong hệ thống
chính sách pháp luật và chính sách đầu tƣ, nhân lực chất lƣợng cao, các chính sách về quyền sở tƣ nhân hóa,
quyền sở hữu, còn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Bên cạnh đó, việc quá ƣu ái và đề cao các doanh
nghiệp FDI vô hình trung lại khiến cho các doanh nghiệp này trở thành gánh nặng của nền kinh tế. Vì vậy, để
tiếp tục phát huy hiệu quả đồng thời khắc phục những hạn chế của các chính sách thu hút FDI, Việt Nam cần
cải tiến hệ thống chính sách thu hút FDI trên những mặt sau:
Thứ nhất, cần tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các
nội dung không đồng bộ và thiếu nhất quán.
Thứ hai, cần có những điều chỉnh luật và chính sách ưu đãi đầu tư cho phù hợp với bối cảnh kinh tế
hiện nay của Việt Nam.
Thứ ba, trong các văn bản pháp luật cần bổ sung các quy định và định hướng ưu đãi áp dụng chung
cho tất cả các địa phương.
Thứ tư, cần cải thiện lợi thế so sánh đang mất dần về lao động của Việt Nam.
Thứ năm, nhà nước cần tiết giảm sự kiểm soát của mình trong quá trình tư nhân hóa.
Thứ sáu, hoạt động xúc tiến đầu tư cần đổi mới về phương thức, quan trọng nhất là sự đồng bộ và
chuyên nghiệp về cả hình thức lẫn nội dung.
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách FDI nâng cao để tăng nội lực hấp thụ của nền kinh
tế
3.2.2.1. Xây dựng và hoàn thiện cấp độ chính sách nâng cấp FDI
Việt Nam cần tập trung xây dựng và hoàn thiện cấp độ chính sách để đảm bảo mục tiêu phát triển
bền vững của quốc gia. Cụ thể, các chính sách nâng cấp cần hƣớng tới việc thu hút và hình thành một cơ cấu
FDI phù hợp, hƣớng tới các sản phẩm xuất khẩu, có giá trị gia tăng cao, hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, tạo
động lực phát triển khu vực doanh nghiệp hỗ trợ trong nƣớc, giảm nguồn nguyên liệu nhập cho sản phẩm
xuất khẩu. Các giải pháp thực thi chính sách nâng cấp cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, Việt Nam cần rà soát lại các dự án đã cấp phép và mạnh tay thu hồi giấy phép đầu tư đối
với các dự án không phù hợp.
Thứ hai, cần thiết kế chính sách riêng biệt thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
Thứ ba, cần nâng cao khả năng chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam.
Thứ tư, tận dụng FDI để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
Thứ năm, cần hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường.
Thứ sáu, hoàn thiện chính sách chống chuyển giá
3.2.2.2. Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước
Để tạo liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc có hiệu quả, luận án đề xuất một số biện pháp
cụ thể sau đây:
Thứ nhất, cần có biện pháp nuôi dưỡng các doanh nghiệp thông qua hệ thống vườn ươm doanh
nghiệp.
- 24 -
Thứ hai, xúc tiến các chương trình liên kết về nghiên cứu, đào tạo, hợp tác giữa viện nghiên cứu, các
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
Thứ ba, cần đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp phụ trợ để tập trung các doanh nghiệp cung
ứng.
Thứ tư, cần có một chính sách cạnh tranh toàn diện hơn.
3.2.3. Xây dựng hoạch quy ngành, vùng kinh tế phù hợp với mục tiêu trong chiến lƣợc phát triển kinh
tế xã hội của quốc gia
Với mục tiêu “cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp”, chiến lƣợc thu hút và sử dụng FDI cần trọng
tâm hƣớng đến các các lĩnh vực kinh doanh mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng quốc tế, có tính
cạnh tranh và khả năng kết nối cao với mạng lƣới kinh doanh quốc tế. Đặc biệt các dự án công nghệ cao và
giá trị gia tăng lớn. Để làm đƣợc việc này, việc xây dựng quy hoạch ngành kinh tế, vùng kinh tế, đặc khu
kinh tế là hết sức cần thiết.
3.2.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển ngành hợp lý
Trước hết, Việt Nam cần có một quy hoạch ngành tổng thể rõ ràng và phải cụ thể hóa bằng văn bản
luật.
Thứ hai, trên cơ sở phân loại các ngành được ưu tiên, cần có chính sách ưu tiên kèm theo ưu đãi tài
chính có điều kiện.
Thứ ba, cần tiến hành kiểm tra, đánh giá lại ngành có khả năng trở thành mũi nhọn, từ đó có những
hỗ trợ kịp thời và hiệu quả.
Thứ tư, cần có chiến lược phát triển các cụm ngành công nhiệp.
3.2.3.2. Xây dựng quy hoạch phát triển vùng
Để phát triển đồng đều và bền vững các khu vực và thành phần kinh tế, Việt Nam cần xây dựng một
quy hoạch tổng thể cho phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng, có tính đến các yếu tố về dân cƣ, vị trí địa lý
trong nƣớc và khu vực, môi trƣờng tự nhiên, bối cảnh mới của cạnh tranh và hội nhập quốc tế... Cụ thể:
- Quy hoạch phát triển vùng cần đƣợc thực hiện một cách chi tiết, làm cơ sở để định hƣớng đầu tƣ.
Trong đó, quy hoạch phát triển vùng cần đánh giá năng lực hiện có và tiềm năng của địa phƣơng trên các mặt
về nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài nguyên, thị trƣờng... Bên cạnh đó, cần xác định nhu cầu về đầu tƣ và vốn đầu
tƣ của địa phƣơng, lập danh mục các dự án khuyến khích đầu tƣ, lĩnh vực ƣu tiên và hạn chế đầu tƣ cho từng
địa phƣơng, và hệ thống chính sách khuyến khích đầu tƣ và ƣu đãi của địa phƣơng đối với nhà đầu tƣ.
- Để triển khai quy hoạch vùng có hiệu quả, cần có sự kiểm soát và định hƣớng chính sách thu hút
địa phƣơng của bộ phận quản lý nhà nƣớc cấp trung ƣơng. Việc này giúp cho quy hoạch vùng có sự thống
nhất với quy hoạch tổng thể chung. Các địa phƣơng không phải cạnh tranh lẫn nhau về định hƣớng, quy trình
và điều kiện cấp phép, ƣu đãi đối với nhà đầu tƣ.
3.2.4. Xây dựng và phát triển đặc khu kinh tế để tập trung nguồn lực xã hội
Thứ nhất, Việt Nam nên xây dựng thí điểm một số đặc khu kinh tế tại một số vị trí trọng yếu. Nên
chọn vị trí xây dựng đặc khu là những khu vực tiếp giáp các quốc gia khác hoặc là cửa ngõ thông thƣơng nhƣ
Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Vân Đồn.
- 25 -
Thứ hai, Việt Nam cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định riêng đối với đặc khu (nhƣ Luật
Đặc khu kinh tế) làm cơ sở cho mọi hoạt động đầu tƣ kinh doanh tại đặc khu. Hệ thống thể chế chính sách tại
đặc khu có thể đƣợc thiết lập khác biệt với các khu vực khác. Cụ thể nhƣ giảm thiếu thuế quan; cho phép tự
do trung chuyển hàng hóa; đơn gián hóa thủ tục hải quản; khuyến khích về tài chính; tự do hóa các dòng
chảy vốn đầu tƣ, lợi nhuận...
Thứ ba, nên giao cho ban quản lý đặc khu toàn quyền quyết định về thể chế, chính sách dựa trên
nguyên tắc đảm bảo phát triển đặc khu và chỉ thu hút nguồn vốn có chất lƣợng cao. Hệ thống chính sách này
cần đƣợc đồng bộ từ chính sách về cơ sở hạ tầng, chính sách lao động, đến các ƣu đãi và hỗ trợ tài chính.
Muốn làm đƣợc nhƣ vậy, Nhà nƣớc cần đặc biệt quan tâm đến chính sách trọng dụng nhân tài tại các đặc khu
kinh tế.
Thứ tư, hệ thống cơ sở hạ tầng cần đƣợc xây dựng hiện đại, đồng bộ và phù hợp với các ngành, lĩnh
vực mà khu vực ƣu tiên, khuyến khích nhằm tập trung nguồn lực. Để phù hợp với mục tiêu trở thành nƣớc
công nghiệp, Việt Nam cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp và hấp dẫn đối với các dự án có hàm
lƣợng công nghệ cao.
Thứ năm, cần có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong nƣớc có năng lực
tốt tham gia tại các đặc khu kinh tế.
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý và phân cấp FDI
Thứ nhất, cần đơn giản hóa và rút ngắn các thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép kinh doanh,
giấy phép lao động, quản lý thị thực, thủ tục hải quan, thuế...
Thứ hai, mô hình quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động FDI cần đƣợc điều chỉnh theo hƣớng gọn nhẹ
và hiệu quả.
Thứ ba, cần tăng cƣờng liên kết giữa các địa phƣơng trong quản lý FDI và các chính sách FDI để
đảm bảo tính thống nhất và vì lợi ích tổng thể của nền kinh tế.
3.2.6. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Các giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực có thể đƣợc chia làm hai cấp: (1) giải pháp nâng
cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm thu hút FDI nói chung; (2) giải pháp nâng cấp nguồn nhân lực nhằm
thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao.
Để thu hút FDI nói chung, “lợi thế cạnh tranh” về lao động của Việt Nam cần có thay đổi về chất.
Để nâng cấp FDI, các chính sách về nguồn nhân lực của Việt Nam cần hƣớng tới việc đào tạo lao
động đủ khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại.
3.3. KIÊN NGHỊ
3.3.1. Cần điều chỉnh quan điểm phát triển và mô hình phát triển
3.3.2. Nâng cao hiệu quả thực thi chính sách
3.3.3. Nâng cao tính minh bạch, chống tham nhũng
3.3.4. Phát triển thị trƣờng tài chính trong nƣớc, khai thác có hiệu quả nguồn vốn nội địa
- 26 -
KẾT LUẬN CHUNG
Khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế
Việt Nam. FDI là nguồn vốn bổ sung cho phát triển kinh tế, chuyển giao công nghệ mới, mở rộng thị trƣờng
xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế... Nhận thức đƣợc vị trí quan trọng của FDI, Việt Nam đã và đang nỗ
lực hoàn thiện hệ thống pháp lý nói chung và hệ thống pháp lý liên quan đến FDI nói riêng để thu hút các
nhà đầu tƣ. Thực tế, Việt Nam đã thu hút đƣợc một lƣợng vốn FDI lớn và có xu hƣớng tăng lên.
Nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết cũng nhƣ đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng FDI,
luận án đã sử dụng kết hợp phƣơng pháp định tính và định lƣợng, và đã giải quyết đƣợc những mục tiêu
nghiên cứu ban đầu, bao gồm: hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; phân tích
thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI và đánh giá chính sách FDI trong giai đoạn 2005 – 2016 của Việt
Nam; xác định ngƣỡng FDI hiện tại của Việt Nam; và dự báo nhu cầu vốn FDI trong giai đoạn 2016-2020; từ
đó đƣa ra một số giải pháp đẩy mạnh thu hút và sử dụn FDI có hiệu quả.
Đóng góp về mặt lý thuyết, luận án đã phân tích và làm rõ tính hai mặt của hoạt động thu hút và sử
dụng FDI đối với nƣớc chủ nhà, trên cơ sở đó chỉ ra rằng không phải cứ thu hút FDI càng nhiều càng tốt.
Luận án cũng đã xây dựng một cách có hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút và sử dụng FDI. Đặc
biệt, luận án giới thiệu chỉ tiêu “ngƣỡng FDI” là giá trị mà tại đó tác động tích cực của FDI lấn át tác động
tiêu cực. Đây là một khái niệm tƣơng đối mới và có ý nghĩa trong việc định hƣớng thu hút và sử dụng FDI.
Bên cạnh đó, khác với hầu hết các nghiên cứu trƣớc đây, luận án phân loại hệ thống chính sách theo 3 cấp
độ: (i) chính sách thu hút FDI; (ii) chính sách nâng cấp FDI; (iii) chính sách tạo mối liên kết giữa doanh
nghiệp trong vào ngoài nƣớc. Luận án cũng tổng hợp và vận dụng một số các chỉ số để để đánh giá hệ thống
chính sách (nhƣ chỉ số cơ hội đầu tƣ toàn cầu, chỉ số FDI tiềm năng, chỉ số FDI thực hiện).
Đóng góp về mặt thực tiễn, luận án đã đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI trong giai
đoạn 2005 -2016 dựa trên hệ thống chỉ tiêu đã xây dựng để rút ra những nhận định về đóng góp của FDI đối
với phát triển kinh tế của Việt Nam, đánh giá hệ thống chính sách FDI hiện hành của Việt Nam. Sử dụng mô
hình định lƣợng tự hồi quy dữ liệu bảng (Panel Threshold Regression – PTR), luận án đã xác định ngƣỡng
FDI hiện hành của Việt Nam nhƣ một cơ sở cho thấy sự cần thiết thu hút FDI vào nền kinh tế. Luận án cũng
dự báo nhu cầu vốn FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn 2030, và đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút và sử dụng FDI một cách có hiệu quả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả cuối cùng của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam chƣa thực sự
tƣơng xứng với tiềm năng. Mặc dù, quy mô và đóng góp của FDI tăng lên qua các năm nhƣng chất lƣợng
nguồn vốn FDI còn khá hạn chế: hiệu quả đồng vốn thấp; chƣa tạo ra sự chuyển giao công nghệ; chƣa thúc
đẩy doanh nghiệp trong nƣớc phát triển, ngƣợc lại còn áp đảo các doanh nghiệp này, tạo ra áp lực cạnh tranh
lớn; có nhiều hoạt động chuyển giá; hoạt động hủy hoại môi trƣờng... Do đó, mặc dù FDI mang lại những
thành tựu nhất định trên phƣơng diện hiệu quả kinh tế, nhƣng xét hiệu quả ròng của FDI sau khi tính đến các
yếu tố về chuyển giao công nghệ, môi trƣờng, thất thu ngân sách do chuyển giá thì thấy rằng FDI đang có
mầm mống nảy sinh nhiều vấn đề bất cập.
- 27 -
Phân tích hệ thống chính sách FDI của Việt Nam thấy rằng hệ thống chính sách đã có sự hoàn thiện
hơn, cởi mở đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên, cơ chế chính sách còn chƣa đồng bộ, quản lý yếu
kém, khiến cho khả năng hấp thụ FDI của Việt Nam còn khá hạn chế. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu đánh giá
chính sách FDI tại Việt Nam cho thấy Việt Nam mới chỉ tập trung vào cấp độ chính sách đầu tiền – chính
sách thu hút, mà chƣa chú trọng đến các cấp độ chính sách nâng cao nhƣ nâng cấp FDI (FDI chất lƣợng cao),
tạo liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.
Mô hình tự hồi quy ngƣỡng cho dữ liệu mảng PTR để xác định giá trị ngƣỡng FDI hiện tại của Việt
Nam. Kết quả thực nghiệm thống nhất với phân tích định tính, và củng cố thêm nhận định rằng việc thu hút
FDI vào Việt Nam là cần thiết. Nghiên cứu định lƣợng này cũng chỉ ra rằng với khả năng hấp thụ hiện tại
của nền kinh tế, dƣ địa dành cho việc thu hút thêm FDI không còn nhiều (chỉ khoảng 2% GDP). Nếu cứ tiếp
tục thu hút thêm vốn FDI vƣợt qua giá trị ngƣỡng thì sẽ khiến FDI gây tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.
Luận án gợi ý rằng cần nâng cao khả năng hấp thụ của nền kinh tế để làm cơ sở mở rộng ngƣỡng FDI.
Về gợi ý chính sách, trên cơ sở đánh giá nhu cầu vốn FDI trong giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn
2030, thấy nhu cầu vốn FDI sẽ còn tiếp tục tăng lên để phục vụ kiến thiết đất nƣớc, luận án gợi ý một số giải
pháp đẩy mạnh thu hút và sử dụng FDI trong điều kiện phần dƣ địa cho thu hút FDI không còn nhiều. Những
giải pháp đề xuất nhằm vào hai mục tiêu cơ bản. Thứ nhất, Việt Nam cần phải thay đổi định hƣớng thu hút
FDI, không thu hút FDI tràn lan mà cần thu hút FDI có chọn lọc, cần có sự sàng lọc các dự án FDI ở các
ngành chiến lƣợc, của các đối tác chiến lƣợc. Thứ hai, Việt Nam cần nâng cao nội lực hấp thụ của nền kinh
tế để làm cơ sở mở rộng ngƣỡng. Nâng nội lực hấp thụ vốn của nền kinh tế có thể đƣợc thực hiện thông qua
việc hoàn thiện các hệ thống chính sách nâng cao (bao gồm chính sách nâng cấp FDI và chính sách tạo mối
liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc). Cụ thể, cần tận dụng FDI để đổi mới công nghệ, nỗ lực
nâng cao trình độ lao động, nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc. Theo đó, các giải pháp cụ thể đƣợc đề xuất
và phân tích trên khía cạnh sự cần thiết và các biện pháp thực thi cụ thể. Các giải pháp đƣợc chia thành các
nhóm: (1) Hoàn thiện và thực thi hệ thống chính sách FDI nâng cao; (2) Đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp
trong và ngoài nƣớc; (3) Xây dựng quy hoạch ngành, vùng kinh tế; (4) Hoàn thiện và thực thi chính sách hạn
chế tác động tiêu cực của FDI; (5) Hoàn thiện cơ chế quản lý và phân cấp FDI; (6) Nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực.
Để tạo điều kiện cho việc thực thi có hiệu quả các giải pháp này, luận án đề xuất một số kiến nghị,
cụ thể là: (1) Cần điều chỉnh quan điểm phát triển và mô hình phát triển; (2) Nâng cao hiệu lực thực thi chính
sách; (3) Minh bạch, chống tham nhũng; (4) Phát triển thị trƣờng tài chính trong nƣớc, khai thác có hiệu quả
nguồn vốn nội địa.
Về hạn chế của luận án, mặc dù nghiên cứu đƣợc thực hiện với sự nỗ lực rất lớn cùng sự hƣớng dẫn
tận tâm của các giáo viên hƣớng dẫn. Tuy nhiên, luận án không thể tránh khỏi những hạn chế. Thứ nhất,
nghiên cứu gặp khó khăn trong việc cập nhật số liệu cho năm 2016 do một số số liệu vĩ mô về tăng trƣởng,
ICOR, thu nhập lao động chƣa đƣợc cập nhật bởi World Bank hay Tổng Cục Thống Kê 2017. Thứ hai, do số
liệu của Việt Nam đƣợc cung cấp thứ cấp từ Tổng Cục Thống Kê Việt Nam, nên nghiên cứu gặp khó khăn
trong việc kiểm soát chất lƣợng dữ liệu. Thứ ba, trong phạm vi của luận án, nghiên cứu chƣa có điều kiện để
- 28 -
thực hiện phân tích và so sánh theo vùng, địa phƣơng (cụ thể về hệ thống chính sách theo địa phƣơng, ƣớc
lƣợng ngƣỡng FDI theo vùng). Thứ tư, các giải pháp gợi ý mới chỉ đƣợc đề xuất dựa trên lý luận logic và
kinh nghiệm của các nƣớc, mà chƣa có điều kiện kiểm chứng trên thực tế.
Về hướng nghiên cứu tiếp theo, trên cơ sở nền tảng lý thuyết và kiểm chứng thực nghiệm mô hình
tự hồi quy ngƣỡng cho dữ liệu bảng, tác giả nhận thấy rằng giữa FDI, tăng trƣởng kinh tế và các nhân tố ảnh
hƣởng đến FDI ở Việt Nam tồn tại một mối quan hệ phức tạp mà mô hình tuyến tính thông thƣờng không
giải thích đƣợc toàn diện. Đồng thời, ngƣỡng FDI có thể có sự khác nhau theo từng vùng tùy theo đặc trƣng
vùng miền. Vì vậy, để tiếp tục hoàn thiện thêm, hƣớng nghiên cứu tiếp theo đƣợc quan tâm sâu trên các nội
dung:
- Nghiên cứu định lƣợng về ngƣỡng FDI theo vùng ở Việt Nam;
- Nghiên cứu sâu mối quan hệ giữa FDI – tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng cập nhật phƣơng pháp
nghiên cứu và kết quả nghiên cứu mới, đặc biệt là sử dụng mô hình phi tuyến để giải thích mối quan hệ này ở
Việt Nam;
- Nghiên cứu tác động qua lại của các nhân tố tới khả năng thu hút FDI của các quốc gia và của Việt
Nam sử dụng mô hình phi tuyến;
- Thực nghiệm các giải pháp đƣợc đề xuất để đánh giá tính khoa học và thực tiễn của giải pháp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_thu_hut_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_vi.pdf