[Tóm tắt] Luận án Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp

Sau 18 tháng xây dựng và thử nghiệm mô hình can thiệp với nội dung huy động cộng đồng tham gia truyền thông VSMT cho người Dao ở các xóm bản vùng đặc biệt khó khăn, nghiên cứu này đưa ra một số kết luận sau: 1. Tỷ lệ người Dao có hành vi đạt về VSMT còn thấp: 41,3% có hành vi đạt về sử dụng nguồn nước sạch; 4% hành vi đạt về quản lý và sử dụng phân người; 0,1% về phân gia súc; 30,4% về xử lý rác thải. 2. Một số yếu tố liên quan tới hành vi về VSMT của người dân là: Kinh tế hộ gia đình nghèo, thiếu phương tiện truyền thông, trình độ học vấn thấp dưới tiểu học, kiến thức và thái độ của người Dao về VSMT chưa đạt. 3. Xây dựng được mô hình truyền thông thay đổi hành vi VSMT cho người Dao tại xã Vũ Chấn: Thay đổi hành vi VSMT của người Dao như: kiến thức tăng 25,8%, thái độ tăng 34,7% thực hành tăng 4,8%.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B ÊN HOÀNG ANH TU TH ÀNH VI V C Ã T ÊN VÀ TH MÔ HÌNH CAN THI Chuyên ngành: V Ã H À T Mã s 62.72.01.64 TÓM T LU THÁI NGUYÊN - Công trình àn thành t - ên 1- PGS.TS. Kh àn 2- PGS.TS. Nguy Ph ................................................ Ph ..................................................... Ph ..................................................... Lu t - ên. Vào h ........ gi ày........ tháng...... 4. Có th ìm hi ên Trung tâm h ên DANH M CÁC CÔNG TRÌNH CÓ 1. Hoàng Anh Tu àm Kh àn, Nguy (2014), "Th ành v xã Nguyên", T Khoa h à Công ngh ên san Nông-Sinh- Y ên, t -10. 2. Hoàng Anh Tu àm Kh àn, Nguy (2014), "M ành vi v ng c ã ên", T chí Y h ành, (7; 925), tr. 149-152. 3. Hoàng Anh Tu àm Kh àn, Nguy (2014), "Hi t ã a huy õ Nhai, t Nguyên", T ành, (7; 924), tr. 58-61.  1 ĐẶT VẤN ĐỀ Miền núi phía Bắc nước ta là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như: dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông... Đây là những vùng giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp còn tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chính con người gây ra. Tỷ lệ hộ gia đình có nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp, nguyên nhân chủ yếu là hành vi vệ sinh môi trường (VSMT) còn chưa tốt. Người Dao sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa khắp vùng biên giới Việt Trung từ tỉnh Lai Châu tới tỉnh Hà Giang. Đặc điểm chung của người Dao là kinh tế, văn hóa, xã hội chưa phát triển, tình trạng VSMT còn kém. Câu hỏi đặt ra là thực trạng hành vi VSMT của người Dao ở một số xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào? Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến hành vi VSMT của người Dao? Và mô hình truyền thông giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) có thể cải thiện được hành vi VSMT cho người Dao không? Để trả lời các câu hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp” với các mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng hành vi VSMT của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến hành vi VSMT của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên. 3. Đánh giá kết quả thử nghiệm mô hình truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 2 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Kết quả của luận án đã mô tả được bức tranh tổng thể thực trạng hành vi VSMT của người Dao sống ở các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên. 2. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng ở người Dao đã cung cấp được các bằng chứng, yếu tố liên quan đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao sống ở các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên. 3. Mô hình "Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao xã Vũ Chấn" đã huy động được nguồn lực của cộng đồng, những nguời Dao có uy tín tham gia TT-GDSK cải thiện được hành vi VSMT cho người Dao. Mô hình nghiên cứu được lồng ghép vào Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) của xã, chức năng, nhiệm vụ được phân công cụ thể, rõ ràng với vai trò nòng cốt là Mặt trận Tổ quốc. Đây là cơ sở để mô hình phát triển bền vững, có tính khả thi. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Phần chính của luận án dài 120 trang, bao gồm các phần sau: Đặt vấn đề: 2 trang Chương 1 - Tổng quan: 28 trang Chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 17 trang Chương 3 - Kết quả nghiên cứu: 39 trang Chương 4 - Bàn luận: 32 trang Kết luận và kiến nghị: 2 trang Luận án có 126 tài liệu tham khảo, trong đó có 82 tài liệu tiếng Việt và 44 tài liệu tiếng Anh. Luận án có 24 bảng kết quả định lượng, 5 biểu đồ, 4 sơ đồ, 1 hình và 5 hộp kết quả định tính. Phần phụ lục gồm 7 phụ lục dài 25 trang. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Thực trạng hành vi VSMT của người Dao ở Việt Nam Theo định nghĩa của WHO “Hành vi của con người là một tập hợp phức tạp của nhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan”. Hành vi luôn chịu tác động của các yếu tố bên trong như kiến thức, thái độ, niềm tin, giá trị, kinh nghiệm của cá nhân về thực hành, hành vi đó và các yếu tố bên ngoài như pháp luật, qui định, gia đình, bạn bè, những người có uy tín... Hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần trở thành lối sống. Lối sống còn chịu tác động của các yếu tố nhân chủng học, văn hóa, xã hội, tâm lý... Lối sống là tập hợp các hành vi, tạo nên cách sống của con người, bao gồm nhiều vấn đề cụ thể như: Thực hành vệ sinh cá nhân, sử dụng các công trình vệ sinh, tập quán sinh hoạt của cá nhân, gia đình và cộng đồng, phong tục tập quán Mỗi hành vi là biểu hiện cụ thể ra bên ngoài và chịu tác động của nhiều yếu tố cấu thành đó là kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) và niềm tin của con người trong một sự việc hay hoàn cảnh nhất định. 1.1.1. Hành vi sử dụng nguồn nước sạch ở người Dao Kết quả điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường năm 2010 về điều kiện VSMT của một số dân tộc thiểu số Việt Nam cho thấy người Dao chủ yếu dùng nước suối đầu nguồn và giếng khơi, rất ít người dùng nước máy, nước mưa và nước giếng khoan: 57,6% số hộ dùng nước suối đầu nguồn, 18,3% số hộ dùng nước giếng khơi; hộ dùng các nguồn nước khác rất ít (0,7% số hộ dùng nước giếng khoan); không hộ nào dùng nước máy và nước mưa. Tuy vậy 2,1% số hộ vẫn dùng nước sông, ao, hồ và 21,4% còn dùng các nguồn nước khác không thuộc các nguồn nước sạch. Gần nửa số hộ người Dao trong điều tra (49,7%) đã thừa nhận còn uống nước lã. 4 1.1.2. Hành vi sử dụng nhà tiêu của người Dao Một số nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn (2003), Nguyễn Đình Học (2003) cho thấy tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nhà tiêu chiếm 50,4% số hộ được điều tra, nhưng tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh rất thấp, chỉ 5,8%. Trong đó chỉ có 5,1% là nhà tiêu hai ngăn, 0,3% là nhà tiêu tự hoại, 0,3% là nhà tiêu thấm dội nước. Những hộ gia đình người Dao không có nhà tiêu đều đi ngoài ra vườn và rừng (85,5%), đi nhờ nhà người khác (4,5%) hoặc đi vào chuồng gia súc (10%). Lý do giải thích cho việc không xây dựng nhà tiêu của người Dao cũng giống như các dân tộc thiểu số khác chủ yếu là "không có tiền" (76,9%); một số "không cần" (21,3%) và "không thích" (1,2%). 1.2. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của người Dao Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Dao ở Việt Nam có dân số 751.067 người, chiếm 0,87% dân số cả nước, đứng hàng thứ 9 nhóm dân tộc, đông thứ 2 trong các nước có người Dao, cư trú tại 61 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Dao (các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v). Người Dao thường sống nơi thung lũng, đồi thấp hoặc quanh chân núi, dọc khe suối, nơi đầu nguồn nước. Họ sống thành từng cụm, từng bản nhỏ riêng và tụ tập xung quanh người có thần quyền, với những nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ như: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo Dài, Dao Quần Trắng,... Mặc dù, họ có nhiều nhóm người khác nhau như vậy nhưng ngôn ngữ của họ là thống nhất để đảm bảo mối quan hệ gắn kết giữa các cộng đồng người Dao với nhau. Các nhóm Dao có tương đồng về phong tục, tập quán, hình thái kinh tế, tín ngưỡng. 1.3. Một số mô hình TT-GDSK thay đổi hành vi VSMT * Mô hình nhân viên y tế cộng đồng ở Zimbabue: Nhân viên y tế 5 cộng đồng được cộng đồng lựa chọn là những người có uy tín trong cộng đồng, biết đọc biết viết và được đào tạo. Mô hình chăm sóc sức khoẻ này thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của những người có uy tín tại cộng đồng. * Cách tiếp cận “Vệ sinh tổng thể do cộng đồng làm chủ - CLTS - Community led total sanitation”: CLTS là phương pháp nhằm đạt được và duy trì tình trạng không phóng uế bừa bãi thông qua việc hướng dẫn cộng đồng phân tích thực trạng vệ sinh, thói quen đi vệ sinh và hậu quả của nó, từ đó có hành động tập thể nhằm không phóng uế bừa bãi ra môi trường (UNICEF -2009). * Cách tiếp cận “Tiếp thị vệ sinh - SanMark”: tiếp cận theo định hướng thị trường nhằm khai thác lợi thế của tổ chức phi chính phủ, thành phần tư nhân, và các cơ quan quản lý nhà nước để tiếp cận và cải thiện vệ sinh cho các hộ dân ở vùng nông thôn nghèo một cách bền vững. Nguồn vốn của chương trình sẽ không sử dụng để tài trợ cho việc mua nguyên vật liệu và xây nhà tiêu mà để tập trung vào thực hiện các hoạt động phát triển thị trường vệ sinh (Tổ chức IDE - Hoa Kỳ). * Mô hình huy động cộng đồng TT- GDSK một số nội dung CSSKBĐ cho người dân Tân Long - Đồng Hỷ - Thái Nguyên: Huy động cộng đồng tham gia vào TT-GDSK thực hiện CSSKBĐ dưới sự điều hành của ban chỉ đạo VSMT xã (Đàm Khải Hoàn -2010). * Cách tiếp cận “Huy động cộng đồng truyền thông cải thiện hành vi vệ sinh môi trường ở các bản vùng xa xôi, hẻo lánh xã vùng sâu Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”: sử dụng phương pháp giáo dục, truyền thông để thay đổi hành vi của người dân từ đó họ đầu tư làm các công trình nước sạch và vệ sinh của gia đình, không hỗ trợ kinh phí để làm nhà tiêu (Đàm Khải Hoàn - 2007). 6 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Hộ gia đình người Dao (cả vợ và chồng đều là người Dao), sống tại bản người Dao, không xen kẽ các dân tộc khác. - Cán bộ trạm y tế xã, nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB), cộng tác viên (CTV) dân số, dinh dưỡng xóm bản. - Cán bộ chính quyền và các ban ngành, đoàn thể ở xã, xóm bản. - Giáo viên và học sinh tiểu học tại các xóm bản. - Sinh viên Trường Cao đẳng Y tế và Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. 2.2. Địa điểm nghiên cứu Tại 4 xã người Dao đặc biệt khó khăn của tỉnh Thái Nguyên là: xã Liên Minh, Vũ Chấn, Phương Giao huyện Võ Nhai và Cây Thị huyện Đồng Hỷ. 2.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 7/2011 đến tháng 7/2014, thời gian can thiệp 18 tháng từ tháng 8/2011 đến tháng 4/2013. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang và nghiên cứu can thiệp trước sau có đối chứng, kết hợp định lượng và định tính. 2.4.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.4.2.1. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu cắt ngang * Cỡ mẫu: cỡ mẫu ước tính dựa trên tỷ lệ người Dao có hành vi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh (HVS) theo kết quả nghiên cứu trước là 0,25, mức tin cậy 95% và d = 0,03. 2 2 2/1 d pqZn  7 Từ công thức trên tính được n = 801, làm tròn thành 840. Cỡ mẫu được phân bổ ngang bằng cho 4 xã, mỗi xã 210 người. * Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn chủ đích các xã người Dao trong danh mục xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 164/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Lấy hộ gia đình người Dao là đơn vị mẫu, mỗi xã chọn 210 hộ gia đình người Dao theo phương pháp ngẫu nhiên. 2.4.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp * Cỡ mẫu: cỡ mẫu ước tính dựa trên tỷ lệ người Dao có hành vi sử dụng nhà tiêu HVS trước can thiệp (p1) là 25% và mong muốn đạt được 40% sau can thiệp (p2) với mức tin cậy 95%, lực mẫu 90%. 2 21 22112 )( )( pp qpqpZn     Thay vào công thức tính được n = 203, lấy tròn là 210 người/xã. * Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn chủ đích xã Vũ Chấn (huyện Võ Nhai) để can thiệp và chọn 1 xã tương đồng về điều kiện địa lý, kinh tế xã hội và y tế trong số các xã đặc biệt khó khăn đã mô tả qua nghiên cứu cắt ngang trước đó để làm đối chứng. Kết quả chọn được xã Liên Minh (huyện Võ Nhai). Can thiệp được tiến hành trên toàn bộ hộ gia đình người Dao sống tập trung tại 5 bản của xã Vũ Chấn: Khe Nọi, Khe Cái, Cao Sơn, Khe Rịa và Khe Rạc. Các đối tượng được lựa chọn để đánh giá sau can thiệp bằng phương pháp ngẫu nhiên tương tự như chọn mẫu trong nghiên cứu mô tả cắt ngang trước can thiệp. 2.4.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu xét nghiệm trứng giun đũa trong đất * Cỡ mẫu: cỡ mẫu ước tính dựa trên mật độ trứng giun đũa trung bình trong 1kg đất theo nghiên cứu trước (1) là 145 trứng giun/kg đất và mong muốn giảm xuống còn 115 trứng giun/kg đất sau can thiệp (2) với mức tin cậy 95%, lực mẫu 90%. 8    221 2 11 22        ZZ n Thay vào công thức tính được n = 99, làm tròn thành 100 mẫu/xã. * Kỹ thuật chọn mẫu: Trong các hộ gia đình được phỏng vấn, chọn ngẫu nhiên mỗi xã 100 hộ để lấy mẫu đất xét nghiệm tại các vị trí: trong nhà, ngoài sân, trên đường ra nhà tiêu và xung quanh nhà tiêu. Mẫu xét nghiệm trứng giun đũa trong đất được thực hiện tại 2 xã Vũ Chấn (can thiệp) và Liên Minh (đối chứng) tại 2 thời điểm trước và sau can thiệp. 2.4.2.4. Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính: - Thảo luận nhóm: Mỗi xã tiến hành 02 cuộc thảo luận vào 2 thời điểm trước và sau can thiệp với nhóm lãnh đạo cộng đồng và nhóm người dân đại diện cho cộng đồng người Dao. - Phỏng vấn sâu: 5 người Dao có uy tín trong các bản. 2.4.3. Nội dung can thiệp 2.4.3.1. Phương pháp xây dựng mô hình can thiệp Bước 1: Xác định nội dung cần huy động để giải quyết vấn đề hành vi VSMT. Bước 2: Tìm hiểu vấn đề và thu thập số liệu. Bước 3: Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể để huy động cộng đồng cải thiện hành vi VSMT ưu tiên. Bước 4: Xác định các giải pháp và hoạt động cụ thể thực hiện mô hình. Bước 5: Xây dựng các công cụ theo dõi/giám sát và đánh giá để đo lường kết quả các hoạt động của mô hình nghiên cứu. 2.4.3.2. Mô hình can thiệp Tên mô hình nghiên cứu là: Mô hình truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao tại xã Vũ Chấn - Giải pháp can thiệp chính là huy động cộng đồng tham gia vào cải thiện hành vi VSMT, gồm các hoạt động sau: 9 - Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện mô hình. - Tập huấn cho các thành viên tham gia mô hình về truyền thông VSMT và phương pháp hoạt động trong mô hình. - Triển khai hoạt động theo kế hoạch đã dự kiến gồm: các hoạt động TT-GDSK trực tiếp, gián tiếp và hoạt động lồng ghép... - Triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá của nhóm nghiên cứu thường xuyên và đột xuất... 2.4.4. Chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 2.4.4.1. Nhóm chỉ số đánh giá thực trạng hành vi VSMT của người Dao - Hành vi VSMT bao gồm: hành vi sử dụng nước HVS, hành vi sử dụng nhà tiêu HVS, hành vi sử dụng chuồng trại chăn nuôi HVS và hành vi xử lý rác thải. Những hành vi này được đánh giá dựa trên “Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá nước sạch và VSMT nông thôn” ban hành kèm theo Quyết định số 2570/QĐ - BNN - TCTL, ngày 22/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Hành vi chung về VSMT của người Dao được đánh giá qua phỏng vấn, quan sát và lượng hóa bằng cách cho điểm trên nguyên tắc trả lời đúng được 2 điểm, đúng nhưng không đầy đủ được 1 điểm, không biết hoặc trả lời sai được 0 điểm. Dựa trên cắt đoạn 50% của tổng số điểm chia hành vi VSMT thành 2 mức: đạt: ≥ 50% tổng số điểm, chưa đạt: < 50% tổng số điểm. 2.4.4.2. Nhóm chỉ số về yếu tố liên quan đến hành vi VSMT của người Dao - Trình độ học vấn: phân loại theo bậc học ở trình độ cao nhất. - Hộ nghèo: mức thu nhập bình quân từ theo quy định như là 400.000đồng/người/tháng (từ 4.800.000đồng/người/năm) trở xuống. - Hộ có phương tiện truyền thông (PTTT): là những hộ gia đình có đài, tivi, báo chí... còn hoạt động, đang sử dụng được. - Kiến thức VSMT: Đạt (≥50%), chưa đạt (<50%) số điểm. 10 - Thái độ VSMT: Đạt (≥ 50%), chưa đạt (< 50%) số điểm. 2.4.4.3. Nhóm chỉ số đánh giá kết quả mô hình TT-GDSK về VSMT - Kết quả hoạt động của mô hình: số lượng tổ chức đoàn thể được huy động tham gia TT-GDSK, số buổi truyền thông, số lượt người được truyền thông về VSMT, số buổi giám sát, số buổi tập huấn... - Sự thay đổi kiến thức, thái độ và hành vi VSMT của người Dao trước và sau can thiệp. - Sự thay đổi về ô nhiễm trứng giun đũa trong đất ở các hộ gia đình người Dao. Số trứng giun đũa/kg đất: 100 đất bẩn. - Đánh giá kết quả bằng chỉ số hiệu quả (CSHQ) và hiệu quả can thiệp (HQCT). 2.5. Phương pháp thu thập thông tin - Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ gia đình theo mẫu phiếu điều tra in sẵn. - Điều tra viên quan sát điều kiện VSMT tại các hộ gia đình và đánh giá bằng bảng kiểm VSMT. - Xét nghiệm trứng giun đũa trong đất: theo phương pháp Đặng Văn Ngữ cải tiến. Mỗi mẫu lấy 10g đất làm xét nghiệm để tìm, đếm số lượng trứng giun đũa trong một mẫu đất (3 trứng giun = 1+). - Phỏng vấn sâu: người có uy tín trong các bản thuần người Dao như già làng, trưởng bản. - Thảo luận nhóm trọng tâm: với lãnh đạo cộng đồng, nhóm người dân đại diện cho cộng đồng người Dao. - Số liệu được xử lý trên chương trình SPSS 18.0 bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích. Mối liên quan được đo lường bằng chỉ số Prevalence Ratio (PR), mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 của kiểm định 2. - Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm cộng đồng, được cộng đồng chấp nhận. Nghiên cứu được thông qua Hội đồng 11 khoa học Trường đại học Y Dược Thái Nguyên trước khi tiến hành. Đối tượng tham gia tự nguyện, họ có thể từ chối tham gia ở bất cứ thời gian nào. Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng hành vi VSMT của người Dao tại 4 xã đặc biệt khó khăn Bảng 3.2. Thực trạng hành vi sử dụng nước sinh hoạt và sử lý nước thải của các hộ gia đình người Dao 4 xã nghiên cứu Sử dụng nước Số lượng (n = 840) Tỷ lệ (%) Số hộ sử dụng nước sạch 388 46,3 Số hộ sử dụng nước giếng đào 352 41,9 Số hộ sử dụng nước mưa 36 4,3 Số hộ sử dụng nước máng lần 374 44,5 Số hộ sử dụng nước suối 78 9,3 Số hộ có hố chứa nước thải 146 17,4 Số hộ cho nước thải chảy vào ao hồ 53 6,3 Số hộ cho nước thải chảy ra ruộng,vườn 561 66,8 Số hộ để nước thải đọng thành vũng 80 9,5 Nhận xét: Hành vi của người Dao ở vùng sâu chủ yếu sử dụng nước máng lần (44,5%) và nước giếng đào (41,9%). Tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nước sạch còn thấp, mới đạt 46,3%. Nước thải sinh hoạt phần lớn chảy trực tiếp ra ruộng vườn hoặc ao hồ, mới chỉ có 17,4% số hộ có hố chứa nước thải. Bảng 3.3. Thực trạng hành vi sử dụng nhà tiêu của các hộ gia đình người Dao 4 xã nghiên cứu Hành vi quản lý phân người Số lượng (n = 840) Tỷ lệ (%) Số hộ có nhà tiêu 247 29,4 12 Số hộ không có nhà tiêu 593 70,6 Số hộ có nhà tiêu tự hoại 17 2,0 Số hộ có nhà tiêu thấm dội nước 5 0,6 Số hộ có nhà tiêu 1 ngăn 98 11,7 Số hộ có nhà tiêu 2 ngăn 96 11,4 Số hộ có nhà tiêu đào/chìm 22 2,6 Số hộ có nhà tiêu khác (thùng, cầu) 9 1,1 Số hộ phóng uế ra rừng, ruộng, vườn 572 68,1 Số hộ đi đại tiện nhờ hàng xóm 21 2,5 Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh 140 16,7 Số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng đúng 42 5,0 Nhận xét: Tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nhà tiêu thấp (29,4%). Đa số người Dao phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh như rừng, ruộng, vườn (68,1%), đi nhờ hàng xóm (2,5%). Trong số hộ có nhà tiêu thì chủ yếu là nhà tiêu 1 ngăn (11,7%). Tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ đạt 16,7%, đặc biệt tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh sử dụng đúng rất thấp (5,0%). Bảng 3.4. Thực trạng hành vi sử dụng chuồng trại và quản lý phân gia súc, gia cầm của các hộ gia đình người Dao 4 xã nghiên cứu Hành vi quản lý phân gia súc SL (n = 840) TL (%) Số hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm 781 93,0 Số hộ thả rông gia súc, gia cầm 229 27,3 Số hộ có chuồng gia súc, gia cầm cách nhà ở < 5m 203 24,2 Số hộ có chuồng gia súc, gia cầm cách nhà ở 5 - 10m 253 30,1 Số hộ có chuồng gia súc, gia cầm cách nhà ở > 10m 96 11,4 13 Số hộ để chất thải gia súc, gia cầm bừa bãi, không xử lý 473 56,3 Số hộ có hố chứa chất thải gia súc nhưng không có nắp đậy 295 35,1 Số hộ có hố ủ chất thải gia súc, gia cầm hợp vệ sinh 13 1,6 Nhận xét: Hầu hết (93,0%) hộ gia đình người Dao đều chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên có tới 27,3% số hộ nuôi gia súc, gia cầm thả rông, chỉ có 11,4% hộ gia đình có chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm cách xa nguồn nước, nhà ở đảm bảo vệ sinh. Chất thải của gia súc, gia cầm không được xử lý, để bữa bãi chiếm tỷ lệ cao (56,3%), tỷ lệ hộ gia đình có hố ủ chất thải gia súc, gia cầm hợp vệ sinh thấp (1,6%). Bảng 3.5. Thực trạng hành vi sử dụng phân bón ruộng và hoa mầu của các hộ gia đình người Dao 4 xã nghiên cứu Hành vi sử dụng phân bón Số lượng (n=840) Tỷ lệ (%) Số hộ có sử dụng phân bón ruộng 758 90,2 Số hộ có sử dụng phân hóa học 517 61,5 Số hộ có sử dụng phân người 76 9,1 Số hộ có sử dụng phân gia súc 527 62,7 Số hộ sử dụng phân tươi 382 45,5 Số hộ sử dụng phân ủ 144 17,1 Số hộ ủ phân < 3 tháng 74 8,8 Số hộ ủ phân 3- 6 tháng 62 7,4 Số hộ ủ phân > 6 tháng 8 1,0 Nhận xét: 90,2% hộ gia đình người Dao thường xuyên sử dụng phân bón ruộng và hoa màu, loại phân sử dụng nhiều nhất là phân gia súc (62,7%), ít nhất là phân người (9,1%). Vẫn còn tình trạng sử 14 dụng phân tươi khá phổ biến (45,5%), số hộ gia đình sử dụng phân ủ thấp (17,1%), thời gian ủ phân dưới 3 tháng chưa đảm bảo vệ sinh chiếm tới 8,8%. Bảng 3.6. Thực trạng hành vi xử lý rác thải sinh hoạt và HCBVTV của các hộ gia đình người Dao 4 xã nghiên cứu Hành vi xử lý rác thải và HCBVTV Số lượng (n = 840) Tỷ lệ (%) Số hộ vứt rác thải bừa bãi không xử lý 585 69,6 Số hộ tập trung rác thải vào hố để chôn 77 9,2 Số hộ tập trung rác thải vào để đốt 178 21,2 Số hộ chôn, đốt bao bì, chai lọ HCBVTV 171 20,4 Số hộ vứt bao bì, chai lọ HCBVTV ra ruộng, sông suối 656 78,1 Số hộ đem bao bì, chai lọ HCBVTV về sử dụng lại 13 1,5 Số hộ rửa dụng cụ phun HCBVTV tại mương, suối 580 69,0 Số hộ rửa dụng cụ phun HCBVTV tại ao, ruộng 183 21,8 Số hộ rửa dụng cụ phun HCBVTV tại nhà 41 4,9 Số hộ không rửa dụng cụ phun HCBVTV 36 4,3 Nhận xét: Tỷ lệ hộ gia đình người Dao vứt rác thải bừa bãi không xử lý gì chiếm tỷ lệ cao (69,6%). Đặc biệt là rác thải của HCBVTV bị vứt bỏ ngay tại ruộng, vườn, sông suối (78,1%) và rửa dụng cụ phun HCBVTV ở mương, suối (69,0%.) 15 Biểu đồ 3.1. Đánh giá hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại 4 xã nghiên cứu Nhận xét: Tỷ lệ người Dao có hành vi đúng về VSMT còn rất thấp, chỉ đạt 3,3%. Thấp nhất là hành vi quản lý và sử dụng phân gia súc (0,1%) và phân người (4,0%). 3.2. Một số yếu tố liên quan đến hành vi vệ sinh môi trường của người Dao Kết quả bảng 3.7 đến bảng 3.11 cho thấy có một số yếu tố liên quan như trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, kiến thức, thái độ về VSMT (PR>1 p<0,05). Tỷ lệ hộ nghèo không sử dụng nhà tiêu cao gấp 1,3 lần và nước sạch cao gấp 1,44 lần hộ không nghèo (PR>1). Những người có thái độ chưa đạt về VSMT có tỷ lệ không xử lý phân gia súc, gia cầm cao gấp 1,45 lần những người có thái độ đạt về VSMT (p<0,001). Đặc biệt những người Dao có kiến thức chưa đạt có hành vi sử dụng phân tươi gấp 1,5 lần người có kiến thức đạt. Bảng 3.12. Một số yếu tố liên quan đến hành vi chung về VSMT của người Dao Yếu tố liên quan Hành vi chung về VSMT PR (CI 95%) p Chưa đạt Đạt SL TL SL TL 16 Trình độ học vấn Tiểu học trở xuống 675 98,3 12 1,7 1,1 (1,04-1,16) <0,05 THCS trở lên 137 89,5 16 10,5 Điều kiện kinh tế Nghèo 560 98,9 6 1,1 1,08 (1,04-1,12) <0,001 Không nghèo 252 92,0 22 8,0 Phương tiện TT Không có 209 99,1 2 0,9 1,03 (1,01-1,06) <0,05 Có 603 95,9 26 4,1 Kiến thức VSMT Chưa đạt 594 99,2 5 0,8 1,1 (1,05-1,14) <0,001 Đạt 218 90,5 23 9,5 Thái độ về VSMT Chưa đạt 458 99,3 3 0,7 1,09 (1,05-1,13) <0,001 Đạt 354 93,4 25 6,6 Nhận xét: Các yếu tố trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, đặc biệt là kiến thức, thái độ của người Dao về VSMT có liên quan chặt chẽ đến hành vi chung về VSMT của người Dao (PR > 1; p <0,001). 3.3. Kết quả xây dựng và thử nghiệm mô hình Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao xã Vũ Chấn 3.3.1. Tiến hành xây dựng mô hình can thiệp * Tên mô hình: Truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường cho người Dao xã Vũ Chấn. * Tổ chức thực hiện - Thành lập Ban chỉ đạo VSMT, trong đó Mặt trận Tổ quốc là nòng cốt. - Tổ chức phát thanh trên loa truyền thanh xã mỗi tháng 1 - 2 lần - Tổ chức nói chuyện VSMT tại các bản người Dao mỗi tháng 1 lần lồng ghép với các cuộc họp bản. 17 - Ban, ngành, đoàn thể thường xuyên lồng ghép nội dung TT-GDSK về VSMT vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. - Trường tiểu học nói chuyện VSMT cho học sinh mỗi tháng 01 lần. - Trạm y tế tư vấn cho người dân đến nhận dịch vụ y tế về VSMT. - Mỗi tháng nhân viên y tế thôn bản vận động 10 - 15 gia đình làm nhà tiêu chìm. - Sinh viên trường Y lồng ghép việc thực hành tại cộng đồng TT-GDSK về VSMT cho người dân các bản người Dao. * Hoạt động giám sát - Tuyến xã giám sát các hoạt ðộng ở thôn bản mỗi tháng 1 lần. - Nhóm nghiên cứu 2 tháng/lần tham gia giao ban cùng Ban chỉ đạo xã và đến một số bản giám sát các hoạt động TT-GDSK tại đây. 3.3.2. Kết quả hoạt động của mô hình 3.3.2.1. Công tác tập huấn nhân lực tham gia mô hình nghiên cứu Bảng 3.14. Kết quả tập huấn cho các thành viên tham gia mô hình Thời điểm Mức độ kiến thức VSMT Trước tập huấn Sau tập huấn p Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Khá, giỏi 12 30,0 36 90,0 <0,05 Trung bình 15 37,5 2 5,0 Yếu 13 32,5 2 5,0 Tổng cộng 40 100,0 40 100,0 Nhận xét: Sau đợt tập huấn, kiến thức của học viên về VSMT tăng lên rõ rệt, đặc biệt nhất là mức độ khá, giỏi (từ 30% tăng lên 90%, p < 0,05). 18 Bảng 3.15. Kết quả hoạt động truyền thông VSMT của các thành viên tham gia mô hình nghiên cứu Chỉ số TT-GDSK Các tổ chức thực hiện Số buổi truyền thông qua cuộc họp Số buổi tư vấn tại hộ gia đình Số lượt người nghe Các ban ngành, đoàn thể xã 76 130 1.210 Cán bộ y tế xã 18 30 480 NVYTTB, CTV dân số 90 180 2070 Trưởng xóm, chi hội phụ nữ xóm 30 90 810 Giáo viên/Học sinh tiểu học xã 0 510 654 Sinh viên trường CĐYTTN và ĐHYDTN 10 100 550 Tổng cộng 224 1.040 5.774 Nhận xét: Có 5.774 số lượt người được nghe TT- GDSK về VSMT thông qua 224 cuộc họp và 1.040 buổi truyền thông, tư vấn VSMT tại hộ gia đình. Đóng góp nhiều trong hoạt động này đó là vai trò của NVYTTB, cộng tác viên dân số xóm bản (90 buổi, 2.070 lượt người nghe). 3.3.2.2. Thay đổi KAP về vệ sinh môi trường của người Dao tại 2 xã Vũ Chấn (can thiệp) và Liên Minh (đối chứng) Bảng 3.20. Sự thay đổi KAP về VSMT của người Dao trước và sau can thiệp KAP về VSMT Trước CT (n = 210) Sau CT (n = 210) Chênh lệch (%) p (test 2) SL TL% SL TL% Kiến thức đạt Xã CT 61 29,0 115 54,8 25,8 <0,05 Xã ĐC 59 28,1 65 31,0 2,9 >0,05 p >0,05 <0,05 19 Thái độ đạt Xã CT 94 44,8 167 79,5 34,7 <0,05 Xã ĐC 95 45,2 98 46,7 1,5 >0,05 p >0,05 <0,05 Thực hành đạt Xã CT 8 3,8 18 8,6 4,8 <0,05 Xã ĐC 7 3,3 9 4,3 1,0 >0,05 p >0,05 <0,05 Nhận xét: Ở xã can thiệp, kiến thức về VSMT của người Dao tăng 25,8%, thái độ tăng 34,7%, thực hành tăng 4,8% so với trước can thiệp (p<0,05). Ở xã đối chứng, KAP về VSMT cũng có sự thay đổi nhưng chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.21. Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức, thái độ, thực hành của người Dao về VSMT Hiệu quả đối với KAP CSHQ (%) HQCT (%) Xã can thiệp Xã đối chứng Kiến thức đạt 89,0 10,3 78,7 Thái độ đạt 77,5 3,3 74,2 Thực hành đạt 126,3 30,3 96,0 Nhận xét: Hiệu quả về KAP ở xã can thiệp là tương đối tốt, tác động của can thiệp đối với kiến thức về VSMT của người Dao là 78,7%, đối với thái độ là 74,2% và thực hành là 96,0%. 3.3.2.3. Thay đổi về tình trạng ô nhiễm trứng giun đũa trong đất tại các hộ gia đình người Dao Bảng 3.22. Tỷ lệ mẫu đất có trứng giun đũa trước và sau can thiệp Xét nghiệm mẫu đất có trứng giun đũa Trước CT (n=100) Sau CT (n=100) p (test 2) SL TL% SL TL% Mẫu đất ở trong nhà Xã CT 35 35,0 22 22,0 <0,05 Xã ĐC 37 37,0 36 36,0 >0,05 20 p >0,05 <0,05 Mẫu đất ở ngoài sân Xã CT 45 45,0 30 30,0 <0,05 Xã ĐC 47 47,0 45 45,0 >0,05 p >0,05 <0,05 Mẫu đất trên đường ra nhà tiêu Xã CT 60 60,0 51 51,0 >0,05 Xã ĐC 58 58,0 56 56,0 >0,05 p >0,05 <0,05 Mẫu đất xung quanh nhà tiêu Xã CT 9/14 64,3 38/99 38,4 >0,05 Xã ĐC 31/51 60,8 42/81 51,9 >0,05 p >0,05 <0,05 Tổng cộng Xã CT 149/314 47,5 141/399 35,3 <0,05 Xã ĐC 173/351 49,3 179/381 47,0 >0,05 p >0,05 <0,05 Nhận xét: Sau can thiệp, các mẫu đất có trứng giun đều giảm ở tất cả các vị trí, chỉ còn 22% mẫu đất trong nhà có trứng giun, tỷ lệ này thấp hơn so với trước can thiệp và so với nhóm đối chứng (p<0,05). Sau can thiệp tỷ lệ mẫu đất có trứng giun đũa tại xã can thiệp đã giảm từ 47,5% xuống còn 35,3%, trong khi đó tỷ lệ này ở xã đối chứng hầu như không thay đổi. Bảng 3.25. Hiệu quả can thiệp đối với giảm ô nhiễm trứng giun đũa trong đất ở xã nghiên cứu Hiệu quả đối với ô nhiễm đất CSHQ (%) HQCT (%) Xã can thiệp Xã đối chứng Mẫu đất đạt tiêu chuẩn sạch tăng lên 25,7 4,7 21,0 Mẫu đất bẩn giảm đi 22,7 11,6 11,1 21 Nhận xét: Sau khi can thiệp mẫu đất đạt tiêu chuẩn tăng lên với hiệu quả can thiệp là 21,0% và mẫu đất bẩn giảm đi với hiệu quả can thiệp đạt 11,1%. Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng hành vi vệ sinh môi trường của người Dao tại một số xã đặc biệt khó khăn tỉnh Thái Nguyên năm 2011 4.1.1. Hành vi sử dụng nước sinh hoạt Trong nghiên cứu này, hành vi sử dụng nước sạch của người Dao ở các bản vùng đặc biệt khó khăn chưa đạt, mới đạt được 46,3%, nhìn chung tỷ lệ này thấp. Như vậy tỷ lệ người Dao có hành vi sử dụng nguồn nước chưa sạch chiếm tới 53,7%. Tuy nhiên tỷ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2004) tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn với tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sạch là 24,7%, cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn (2004) và cộng sự tại hai xã Tân Long và Văn Lăng (Đồng Hỷ) là 20,4%, nhưng so với tỷ lệ chung toàn quốc (63% số hộ sử dụng nước sạch) thì tỷ lệ sử dụng nước sạch trong nghiên cứu này còn thấp hơn nhiều. 4.1.2. Hành vi xây dựng và sử dụng nhà tiêu Tại Việt Nam, từ những năm 60, Bộ Y tế đã phát động nhiều chương trình vệ sinh trong đó có việc xây dựng nhà tiêu để quản lý phân người như phong trào 3 dứt điểm, phong trào 5 dứt điểmđã làm cho tỷ lệ có nhà tiêu hộ gia đình tăng đáng kể. Tuy nhiên trải qua thời gian các tiêu chí nhà tiêu có nhiều thay đổi, yêu cầu về vệ sinh ngày càng cao vì vậy tỷ lệ nhà tiêu hộ gia đình đạt các tiêu chí hợp vệ sinh còn thấp, đặc biệt là vùng sâu, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy chỉ có 29,4% số hộ có nhà tiêu. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh là 16,7%. So sánh với nghiên cứu của Trịnh Hữu Vách (2006) tại 82 xã, thị trấn của hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế là hai tỉnh cũng còn có nhiều khó khăn vào năm 2004 cho thấy: Tỷ lệ số hộ có nhà tiêu là 73,7%, số hộ có nhà tiêu HVS là 33,7% thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi về 2 22 chỉ số này thấp hơn rất nhiều. Nếu so với kết quả tổng điều tra về nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006 với tỷ lệ số hộ có nhà tiêu là 88,8% và nhà tiêu HVS là 47%, trong đó, đối với khu vực vùng cao thì tỷ lệ không có nhà tiêu cũng chỉ là 28,63% thì tỷ lệ hộ gia đình người Dao có nhà tiêu và có nhà tiêu HVS tại xã Vũ Chấn trong nghiên cứu này thấp hơn rất nhiều. 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi VSMT của người Dao * Yếu tố trình độ học vấn: Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan tỷ lệ thuận giữa trình độ học vấn của người Dao với mức độ hành vi về VSMT (p < 0,05). Vấn đề này cũng tương đồng với đánh giá của kết quả Tổng điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002. Người mù chữ chỉ có khoảng 15% sử dụng nhà tiêu HVS, ngược lại người có trình độ từ trung học phổ thông trở lên có hơn 70% sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh. * Yếu tố kinh tế: người Dao là hộ nghèo có mức sống thấp hơn thì nhận thức, thái độ và thực hành về VSMT kém hơn so với những người có mức sống cao hơn. Bản thân họ còn lo toan đến cuộc sống, thường xuyên đi kiếm sống nên thời gian dành cho xem, nghe tuyên truyền cũng ít hơn. Thu nhập thấp cũng có thể là nguyên nhân chi phối đến việc quyết định xây các công trình vệ sinh, nhà tắm cũng như đầu tư cho nguồn nước. Vấn đề này cũng phù hợp với nhận xét trong phạm vi toàn quốc của Bộ y tế đó là: tỷ lệ người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh cao theo mức sống và có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây; Những hộ có mức sống trung bình trở lên thì tốc độ tăng nhanh hơn và hộ nghèo thì gần như không thay đổi. 4.3. Kết quả thử nghiệm mô hình truyền thông thay đổi hành vi VSMT cho người Dao tại Thái Nguyên * Về mặt tổ chức: Huy động cộng đồng tức là huy động nhiều tổ chức ban ngành cùng tham gia, ở đây là để TT- GDSK về VSMT. Việc xây dựng Ban chỉ đạo VSMT xã để chỉ đạo các tổ chức ban ngành tham gia mô hình là rất quan trọng. Nhờ cách tổ chức chặt 23 chẽ, phân công trách nhiệm cụ thể mà công việc truyền thông đã được thực hiện tốt ở tất cả các ban ngành. Cách tổ chức nhấn mạnh nguyên tắc lồng ghép theo khuyến cáo của CSSKBĐ. Lồng ghép vào trong các hoạt động chung của cộng đồng cũng như lồng ghép vào từng hoạt động riêng trong mỗi tổ chức ban ngành * Về quyền lợi: Các cán bộ tham gia mô hình không được hưởng phụ cấp làm việc. Chúng tôi không cấp kinh phí hàng tháng mà dùng kinh phí đề tài để hỗ trợ cán bộ qua các buổi họp hay giám sát. Ngoài ra cán bộ tham gia mô hình được chính quyền xã tạo điều kiện để hoạt động, được Ban chỉ đạo cấp tài liệu truyền thông, được dự họp với bản và với các cuộc họp của phụ nữ, thanh niên của bản. Kết quả hoạt động của các cán bộ tham gia mô hình được chính quyền xã xếp vào một trong các tiêu chí để bình xét thi đua năm. Đây là những quyền lợi rất cơ bản, khả thi và phù hợp. * Hiệu quả can thiệp: Các kết quả nghiên cứu cho thấy khi có sự tác động của truyền thông tích cực thì kiến thức, thái độ, thực hành của người dân đã có chuyển biến tốt hơn. Ở xã Liên Minh, các thành viên Chính quyền và các ban ngành không được tập huấn và không được giao nhiệm vụ TT-GDSK về VSMT thì kết quả chuyển biến chậm hơn. Trong các tiêu chí trên thì kiến thức tiến triển tốt hơn điều này cũng hợp lý vì thái độ và thực hành là những vấn đề đã có từ lâu đời có những vấn đề đã thành phong tục, thành thói quen vì vậy muốn thay đổi được phải có thời gian dài hơn. 4.4. Một số hạn chế của nghiên cứu Do nguồn lực và thời gian hạn chế nên quá trình can thiệp mới được thực hiện trong thời gian ngắn 18 tháng vì thế sự tác động của mô hình đến thay đổi hành vi, nhất là hành vi VSMT và tập quán lạc hậu có từ lâu đời của người Dao chưa thay đổi nhiều. Mặt khác nghiên cứu này cũng chưa đánh giá được tác động của thay đổi hành vi VSMT đến tình hình bệnh tật của người Dao, vì vậy cần có nghiên cứu tiếp theo, thực hiện được hoạt động can thiệp trong thời gian dài hơn. 24 KẾT LUẬN Sau 18 tháng xây dựng và thử nghiệm mô hình can thiệp với nội dung huy động cộng đồng tham gia truyền thông VSMT cho người Dao ở các xóm bản vùng đặc biệt khó khăn, nghiên cứu này đưa ra một số kết luận sau: 1. Tỷ lệ người Dao có hành vi đạt về VSMT còn thấp: 41,3% có hành vi đạt về sử dụng nguồn nước sạch; 4% hành vi đạt về quản lý và sử dụng phân người; 0,1% về phân gia súc; 30,4% về xử lý rác thải. 2. Một số yếu tố liên quan tới hành vi về VSMT của người dân là: Kinh tế hộ gia đình nghèo, thiếu phương tiện truyền thông, trình độ học vấn thấp dưới tiểu học, kiến thức và thái độ của người Dao về VSMT chưa đạt. 3. Xây dựng được mô hình truyền thông thay đổi hành vi VSMT cho người Dao tại xã Vũ Chấn: Thay đổi hành vi VSMT của người Dao như: kiến thức tăng 25,8%, thái độ tăng 34,7% thực hành tăng 4,8%. Hiệu quả can thiệp rõ nhất là thực hành về VSMT (96,0%), tiếp theo là kiến thức (78,7%), thấp nhất là thái độ về VSMT (74,2%). Sau can thiệp ở xã Vũ Chấn có sự thay đổi về giảm ô nhiễm trứng giun đũa trong đất. Hiệu quả can thiệp đối với mẫu đất đạt tiêu chuẩn sạch tăng lên là 21%, giảm mẫu đất bẩn là 11,1%. KIẾN NGHỊ 1. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và các ban ngành của xã Vũ Chấn, phối hợp chặt chẽ với Trạm y tế tiếp tục duy trì và phát triển mô hình ra toàn xã. 2. Mô hình là một giải pháp tốt có tính khả thi cao ngành y tế, các cấp chính quyền nghiên cứu và vận dụng, mở rộng sang các xã khác có cộng đồng người Dao sinh sống.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_hanh_vi_ve_sinh_moi_truong_cua_nguoi_dao_tai_mot_so_xa_dac_biet_kho_khan_tinh_thai_nguyen.pdf
Luận văn liên quan