Về lý luận: Tổng hợp, bổ sung góp phần hệ thống hóa lý luận về KTNo và tăng cường TDNH phát triển
KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Trong đó những khái niệm mới được luận án lần đầu tiên xây dựng gồm:
KTNo; KTNo Vùng KTTĐ; tín dụng KTNo; tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ và những chỉ
tiêu phản ánh tăng cường TDNH phát triển KTNo.
Về thực tế: Đưa ra những giải pháp mới bao gồm: (i) Chấm dứt cho vay dàn trải, tập trung cho vay KTNo
công nghệ mới, nhất là công nghệ cao để tạo đột phá trong cho vay đầu tư phát triển KTNo. (ii) Giải pháp tập
trung tổng lực nguồn vốn đầu tư “chuỗi công trình hạ tầng kinh tế trọng điểm”; tập trung cho vay KTNo nằm
trong chuỗi đầu tư công trình trọng điểm. (iii) Hợp thức hóa tín dụng phi chính thức để quản lý hiệu quả và
tăng thêm kênh cung ứng vốn cho nông dân. (iv) Thành lập khu công nghiệp nông nghiệp, thành lập công ty
cổ phần KTNo, phát triển thành công ty đại chúng. (v) Đưa Agribank trở thành ngân hàng chủ lực cho vay
nông nghiệp nông thôn. (vi) Khuyến nghị mang tính giải pháp mới là: kết hợp công nghệ mới với truyền
thống chung sống với tự nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Năm. Kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho những ngành học liên quan và
làm cơ sở tham khảo cho các tổ chức cơ quan quản lý, các nhà hoạt động thực tế trong việc hoạch định cũng
như trong hoạt động ngân hàng phát triển KTNo.
- Sáu. Một số gợi mở hướng nghiên cứu mới: Trong nghiên cứu có những vấn đề liên quan được đề cập
trong đề tài như: Hiệu quả của TDNH phát triển KTNo; chiến lược cho nguồn nhân lực trong nông nghiệp;
CNH, HĐH nông nghiệp vùng ĐBSCL; vai trò khoa học công nghệ trong phát triển KTNo nhưng không
đi vào nghiên cứu chuyên sâu bởi không thuộc mục đích, bản chất của vấn đề nghiên cứu, những vấn đề đó
có thể là những vấn đề được nghiên cứu trong những đề tài chuyên biệt khác.
Luận án được thực hiện với sự nỗ lực với hy vọng hoàn chỉnh song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định,
do vậy em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cô và những người quan tâm.
33 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông nghiệp với tỷ trọng bình
quân trong tổng nợ xấu KTNo giai đoạn 2011-2017 là 39%, kế đến là nợ xấu đối với công nghiệp, dịch vụ
chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với tỷ trọng bình quân là 33%, còn lại là các lĩnh vực khác trong
KTNo. Xét theo khách hàng thì nợ xấu KTNo tập trung phần lớn ở đối tượng khách hàng là doanh nghiệp
với tỷ trọng bình quân trong tổng nợ xấu KTNo giai đoạn 2011-2017 là 47%, đối tượng khách hàng cá nhân
với tỷ trọng 34%, nợ xấu của hộ gia đình chiếm 19%. Có thể nhận biết một phần lý do gây nợ xấu trong sản
xuất nông nghiệp là chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết, khí hậu và những rủi ro từ thiên tai, tác động của
thị trường, một phần quan trọng là do công nghệ lạc hậu và do trình độ quản lý hạn chế, năng suất lao động
thấp. Do đó cần có kế hoạch thiết thực để tăng cường hạn chế rủi ro TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
Bảng 2.27. Nợ xấu phân theo nội bộ KTNo và phân theo đối tượng khách hàng
tại các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ (2011 - 2017)
17
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
1. Nợ xấu KTNo 884 1.331 1.315 1.553 1.462 1.444 1.643
Trong đó
2. Nợ xấu KTNo phân theo nội bộ ngành nông nghiệp
2.1. Sản xuất nông nghiệp 354 519 527 635 518 555 521
Tỷ trọng/Tổng dư nợ KTNo (%) 40,05 38,99 40,08 40,89 35,43 38,43 31,71
2.2. Công nghiệp, dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp
272 429 355 482 537 547 791
Tỷ trọng/Tổng dư nợKTNo (%) 30,77 32,23 27,00 31,04 36,73 37,85 48,14
2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp 13 14 21 23 33 28 9
Tỷ trọng/Tổng dư nợ KTNo (%) 1,47 1,05 1,60 1,48 2,26 1,97 0,55
2.4. Khác 245 369 412 413 374 314 322
Tỷ trọng/Tổng dư nợ KTNo (%) 27,71 27,72 31,33 26,59 25,58 21,75 19,60
3. Nợ xấu phân theo đối tượng khách hàng
3.1. Cá nhân 294 401 353 428 611 615 661
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%) 33,26 30,13 26,84 27,56 41,79 42,57 40,23
3.2. Hộ gia đình 186 324 400 427 84 97 87
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%) 21,04 24,34 30,42 27,50 5,75 6,75 5,30
3.3. Chủ trang trại 0 0 0 0 0 0 0
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%) - - - - - - -
3.4. Hợp tác xã 0 0 0 0 0 0 0
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%) - - - - - - -
3.5. Doanh nghiệp 404 606 562 698 767 732 895
Tỷ trọng/ Tổng dư nợ KTNo (%) 45,70 45,53 42,74 44,95 52,46 50,68 54,47
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh
2.2.5.2. Hệ số thu nợ tín dụng nông nghiệp
Hệ số thu nợ tín dụng KTNo của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng từ 2011 đến 2017 (Bảng 2.28. Hệ
số thu nợ tín dụng KTNo của các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)).
Vận dụng công thức [1.11] và số liệu từ bảng 2.28, ta có hệ số thu nợ trong năm 2011 của các chi nhánh
NHTM Vùng KTTĐ là 95,80%; năm 2014 là 93,57%; năm 2017 là 89,42%; hệ số thu nợ bình quân từ 2011-
2017 là 90%, có nghĩa là tổng doanh số thu nợ nhỏ hơn tổng doanh số cho vay, điều này cho thấy ngân hàng
rất tập trung cho phát triển dư nợ tín dụng KTNo và đạt được kết quả là doanh số cho vay tăng qua các năm.
Vấn đề đặt ngân hàng cần chú trọng kiểm soát sau cho vay, đôn đốc nhằm đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn, hạn
chế phát sinh nợ chậm trả, nợ quá hạn, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KTNo.
2.2.5.3. Vòng quay vốn tín dụng kinh tế nông nghiệp
Trong thời gian qua (từ 2011 đến 2017) các chi nhánh ngân hàng NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng
ĐBSCL đã có nhiều cố gắng trong đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng (Bảng 2.29. Vòng quay vốn tín dụng
KTNo của các NHTM Vùng KTTĐ (2011 - 2017)).
Vận dụng công thức [1.12] và số liệu từ bảng 2.29 ta có vòng quay vốn tín dụng KTNo năm 2012 là 1,41
vòng; năm 2014 là 1,21 vòng; năm 2017 là 1,01 vòng; vòng quay vốn tín dụng bình quân giai đoạn 2011-
2017 là 1,21 vòng (khoảng 296 ngày/vòng). Điều đáng quan tâm là vòng quay vốn tín dụng KTNo ở Vùng
không đều và xu hướng chậm lại, năm 2017 chỉ còn 1,01 vòng/năm, thời hạn cho vay bình quân của tín dụng
KTNo từ 9-10 tháng là tương đối phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp.
2.3. Đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng thương mại phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế
trọng điểm (2011 - 2017)
2.3.1. Những thành tựu chủ yếu đạt được của TDNH thương mại phát triển KTNo Vùng KTTĐ
2.3.1.1. Góp phần làm tăng năng suất, giá trị, sản lượng hàng hóa nông sản cho thị trường trong nước và
xuất khẩu
TDNH của các chi nhánh NHTM đã có những tác động tích cực nhất định đến KTNo Vùng KTTĐ trong thời
gian qua (2011 - 2017) (Xem bảng 2.30).
18
Bảng 2.30. Mối quan hệ giữa dư nợ tín dụng KTNo và giá trị sản xuất nông nghiệp
của Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL (2011 - 2017)
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Nội dung
Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Dư nợ tín dụng KTNo 49.873 54.084 61.888 67.279 82.997 97.228 109.538
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng KTNo (%) 5,90 8,44 14,43 8,71 23,36 17,15 12,66
Giá trị sản xuất nông nghiệp 120.563 123.155 126.665 129.743 134.180 138.125 142.117
Tỷ lệ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp (%) 1,83 2,15 2,85 2,43 3,42 2,94 2,89
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê các địa phương và Báo cáo của các chi nhánh NHNN tỉnh
Từ bảng 2.30 cho thấy, dư nợ tín dụng KTNo của các chi nhánh NHTM ở Vùng và giá trị sản xuất nông
nghiệp của Vùng giai đoạn 2011-2017 nhìn chung đều tăng; tỷ lệ tăng trưởng bình quân của tín dụng KTNo
trong giai đoạn 2011-2017 là 1% đã làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp cùng kỳ tăng 0,2%; khi tín dụng
KTNo tăng trưởng bình quân đạt 13%/năm đã tác động góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp 2,6%.
Thực tế này cho thấy KTNo của Vùng cũng như của ĐBSCL chủ yếu vẫn là tăng trưởng theo chiều rộng và
đã đến giới hạn của nó. Do đó tăng cường TDNH cần quan tâm đầu tư cho KTNo phát triển theo chiều sâu.
2.3.1.2. Những thành tựu khác
Từ 2011 đến 2017 TDNH không chỉ góp phần phát triển KTNo Vùng mà còn góp phần trên những lĩnh vực
sau: góp phần cung cấp dồi dào hơn nguyên liệu đầu vào cho lĩnh vực phi nông nghiệp; góp phần thúc đẩy
thị trường tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của các khu vực phi nông nghiệp; góp phần chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu sản phẩm; góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động; góp phần xóa
đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo bình quân của Vùng năm 2011 là 8,06%, cuối năm 2017 khoảng 6,2%).
2.3.2. Những tồn tại hạn chế và những vấn đề đang đặt ra đối với tín dụng KTNo Vùng KTTĐ
2.3.2.1. Những hạn chế từ phía ngân hàng
- Một, nguồn vốn cho vay còn hạn chế.- Hai, hạn chế về nguồn nhân lực. - Ba, hạn chế trong cho vay và hạn
chế trong sử dụng công cụ lãi suất. - Bốn, hạn chế trong việc thực hiện hạn chế rủi ro cho vay. - Năm, hạn
chế trong kế hoạch chiến lược khách hàng. - Sáu, hạn chế bởi quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng và hạn chế
trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng. - Bảy, hạn chế trong xử lý nợ xấu, xử lý TSĐB.
2.3.2.2. Hạn chế từ phía khách hàng
- Một. Hạn chế nguồn nhân lực, năng lực tài chính và mô hình sản xuất. - Hai. Hạn chế trong ứng dụng khoa
học, công nghệ, kỹ thuật. - Ba. Hạn chế trong gắn kết sản xuất với công nghiệp chế biến và thị trường.
2.3.2.3. Hạn chế từ quản lý vĩ mô
[i] Đối với lãnh đạo các tỉnh Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
- Một. Việc nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện về tác động của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL nói
chung và Vùng KTTĐ nói riêng chưa thật kịp thời. - Hai. Việc liên kết giữa các tỉnh trong Vùng với nhau,
với các tỉnh thành vùng ĐBSCL còn mang tính hình thức, thiếu gắn bó chặt chẽ cần thiết. - Ba. Chưa có
được kế hoạch chung tập trung nguồn lực triển khai thực thực hiện công trình trọng điểm của Vùng KTTĐ.
[ii] Đối với quản lý vĩ mô nói chung
- Một. Hạn chế bởi chiến lược phát triển nguồn nhân lực KTNo. - Hai. Hạn chế trong tái cơ cấu kinh tế và
liên kết với vùng ĐBSCL. - Ba. Hạn chế trong đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế do mang tính dàn trải. - Bốn. Hạn
chế trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới phát triển KTNo công nghệ cao. - Năm. Hạn chế trong
huy động tổng lực nguồn vốn phát triển KTNo. - Sáu. Chưa có ngân hàng chủ lực thật sự cho vay phát triển
KTNo. - Bảy. Chưa thiết lập được khu công nghiệp nông nghiệp. - Tám. Vùng KTTĐ và ĐBSCL thiếu một
tổ chức trực tiếp điều phối chung. - Chín. Hạn chế do chính sách, cơ chế quản lý vĩ mô đối với KTNo chưa
thật sự đi vào cuộc sống
19
[iii] Một số hạn chế chủ yếu từ Ngân hàng Nhà nước: Tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng còn khá
hạn chế, chưa kết nối được với nhau; yếu kém do thiếu sự đồng bộ hóa hệ thống và khai thác công nghệ
thông tin; thiếu tính đồng bộ, tính bảo mật và an toàn còn thấp, công nghệ lạc hậu.
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh
tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
2.3.3.1. Nguyên nhân hạn chế từ bản thân các ngân hàng thương mại
- Một là, nguyên nhân hạn chế do thiếu kế hoạch thực hiện chiến lược hoàn thiện huy động vốn và liên kết
huy động vốn: do kế hoạch huy động vốn của ngân hàng chưa thật gắn với thực tế, chưa liên kết với nhau,
Huy động vốn chưa gắn được với cho vay nuôi dưỡng nguồn vốn.
- Hai là, nguyên nhân hạn chế do thiếu một kế hoạch thực hiện chiến lược trong xây dựng, phát triển nguồn
nhân lực: Thực tế cho thấy các chi nhánh NHTM trên địa bàn Vùng KTTĐ còn thiếu một kế hoạch thực tế
thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao.
- Ba là, nguyên nhân hạn chế trong cho vay và sử dụng công cụ lãi suất: Việc cho vay dàn trải, gần như “chia
vốn” cho các hộ sản xuất nông nghiệp nhỏ, thiếu tập trung cho vay để có thể tạo nên sự phát triển đột phá.
- Bốn là, nguyên nhân từ việc thực hiện hạn chế rủi ro cho vay: Việc thực hiện quy trình tín dụng, kiểm tra
kiểm soát chưa thật triệt để, kịp thời nên chậm phát hiện dấu hiệu rủi ro.
- Năm là, nguyên nhân từ thực hiện chiến lược khách hàng: Nhìn chung các ngân hàng còn thiếu kế hoạch
thực hiện tối ưu chiến lược khách hàng.
- Sáu là, nguyên nhân từ quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng và hạn chế trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát
hoạt động ngân hàng: Quy trình thủ tục cho vay của ngân hàng trên địa bàn Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL dù đã
được cải tiến nhiều lần, tuy nhiên vẫn nặng tính “bảo vệ” người cho vay nên không ít điểm thiếu sự phù hợp
cần thiết. Quy trình, hồ sơ, thủ tục vẫn rườm rà, nặng nề yếu tố luật pháp.
- Bảy là, nguyên nhân hạn chế trong xử lý nợ quá hạn, xử lý TSĐB: TSĐB của nông dân thường là đất, định
giá theo quy định thấp hơn giá thị trường hai đến ba lần, nên khi đã có rủi ro việc thu hồi vốn là khó khăn.
2.3.3.2. Nguyên nhân hạn chế từ phía khách hàng
- Một. Nguyên nhân từ chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tài chính và bất cập của mô hình sản xuất. -
Hai. Nguyên nhân yếu kém trong ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật. - Ba. Nguyên nhân thiếu gắn kết
sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và thị trường.
2.3.3.3. Nguyên nhân hạn chế từ quản lý vĩ mô
[i] Đối với lãnh đạo các tỉnh Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
- Một. Nhận thức về biến đổi khí hậu: Có thể nói lãnh đạo các tỉnh Vùng KTTĐ trong những năm đầu phần
nào đã bị động trong việc nhận thức và tiếp nhận về tác động của biến đổi khí hậu diễn ra một cách khá
nhanh và bất thường đối với ĐBSCL nói chung và Vùng KTTĐ nói riêng. Do vậy chưa thật kịp thời có kế
hoạch ứng phó với những biến động đó. - Hai. Thiếu gắn kết thật sự trong liên kết vùng, tiểu vùng. - Ba.
Thiếu kế hoạch chung thực hiện thống nhất mang tính nguyên tắc: các tỉnh chưa thật sự triệt để tập trung các
nguồn lực thực hiện thống nhất nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả.
[ii] Đối với quản lý vĩ mô nói chung
- Một là, nguyên nhân do thiếu một chiến lược cũng như kế hoạch thực tế, hữu hiệu phát triển nguồn nhân
lực cho KTNo. Hai là, nguyên nhân từ tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ còn những bất cập. - Ba là, nguyên
nhân hạn chế do đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế dàn trải, thiếu sự đột phá cần thiết. - Bốn là, chưa chú trọng đẩy
mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới phát triển KTNo công nghệ cao. Năm là, nguyên nhân từ thiếu
phương thức huy động tổng lực các nguồn tài chính phát triển KTNo Vùng KTTĐ. - Sáu là, nguyên nhân do
thiếu ngân hàng chủ lực thật sự chuyên sâu cho vay phát triển KTNo: Nước ta có Ngân hàng Agribank được
20
coi là ngân hàng thực hiện cho vay nông nghiệp nông thôn, tuy nhiên do chưa có cơ chế phù hợp nên
Aribank cũng hoạt động với tư cách NHTM kinh doanh tổng hợp nên chưa thể tập trung đóng vai trò thực sự
là ngân hàng chuyên sâu cho vay nông nghiệp nông thôn. - Bảy là, chưa thiết lập được khu công nghiệp
nông nghiệp: Ở ĐBSCL hầu như tỉnh nào cũng có khu công nghiệp nhưng trong lĩnh vực nông nghiệp thì
chưa có một khu nào đúng nghĩa là khu nông nghiệp có tầm vóc như khu công nghiệp cả. - Tám là, nguyên
nhân thiếu một sự trực tiếp điều phối chung có hiệu lực đối với Vùng KTTĐ và ĐBSCL. - Chín là, nguyên
nhân hạn chế do chính sách phát triển KTNo còn thiếu đồng bộ và chưa thật sự đi vào cuộc sống.
[iii] Đối với Ngân hàng Nhà nước
NHNN hiện có hai vấn đề trở ngại nổi trội đó là, tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng còn hạn chế, thiếu
sự thống nhất cần thiết trong liên kết hoạt động bền vững và thứ hai là, sự thiếu đồng bộ và khai thác công
nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, là những nguyên nhân cần sớm được khắc phục.
Kết luận chương 2
Trong chương này đề tài luận án giới thiệu tổng quát thực trạng Vùng KTTĐ về đặc điểm kinh tế, cơ cấu
kinh tế, cơ cấu dân số, nguồn nhân lực, thu nhập bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng kinh tế, quá trình đô thị
hóa, thực trạng khảo sát các yếu tố KTXH tác động đến TDNH, những thành tựu, những tồn tại hạn chế và
nguyên nhân hạn chế phát triển KTNo Vùng KTTĐ thời gian qua. Luận án phân tích các nội dung về huy
động vốn và sử dụng vốn phát triển KTNo trên các khía cạnh tương ứng là thời gian, thành phần kinh tế, tín
dụng tác động đối với nội bộ KTNo và chỉ ra những vấn đề cần quan tâm đối với TDNH phát triển KTNo
Vùng KTTĐ thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra các thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của
TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ gồm: [i] Nhóm hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với bản thân các
NHTM: Những hạn chế và những nguyên nhân hạn chế nguồn vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về quan
niệm, phương thức cho vay và việc sử dụng công cụ lãi suất, về hoạt động hạn chế rủi ro cho vay, về kế
hoạch thực hiện chiến lược khách hàng, về quy trình, hồ sơ thủ tục cho vay và hoạt động kiểm tra kiểm soát,
xử lý nợ xấu và TSĐB của NHTM Vùng KTTĐ. [ii] Nhóm hạn chế và những nguyên nhân hạn chế đối với
khách hàng: Sự yếu kém về trình độ nguồn nhân lực, về năng lực tài chính và về mô hình tổ chức sản xuất
kinh doanh phát triển KTNo công nghệ cao Vùng KTTĐ. [iii] Nhóm hạn chế và những nguyên nhân hạn chế
từ phía quản lý vĩ mô gồm những hạn chế từ địa phương, trung ướng và ngân hàng: thiếu kế hoạch thực hiện
chiến lược phát triển nguồn nhân lực, về tái cơ cấu KTNo, về thiếu sự điều hành chung, về đầu tư cơ sở hạ
tầng kinh tế, về nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ mới, về huy động tổng lực các nguồn tài
chính, về chính sách, cơ chế chưa đi vào cuộc sống thực tế, về việc chưa đảm bảo được tính hệ thống trong
hoạt động ngân hàng, sự thiếu đồng bộ trong khai thác công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng. Cùng
với kết quả nghiên cứu của chương 1, kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở chủ yếu để luận án đưa ra
các giải pháp tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL được trình bày trong chương 3.
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng KTTĐ vùng
ĐBSCL đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
3.1.1. Những vần đề cơ bản về chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
Nhận rõ ưu thế, tiềm năng, vai trò, vị trí và những vấn đề thực tế đặt ra của ĐBSCL, Chính phủ đã có nhiều
chính sách phát triển KTXH vùng ĐBSCL. Ngày 15/01/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
68/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến
năm 2050. Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu ngày 26-27/09/2017 ở
21
Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ đề cập: thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp
thuần túy sang tư duy KTNo, từ số lượng sang chất lượng gắn với chuỗi giá trị; từ sản xuất nông nghiệp hóa
học sang nông nghiệp hữu cơ và công nghệ cao. Chú trọng công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ gắn
với phát triển KTNo. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền
vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.
3.1.2. Quan điểm tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp Đồng
bằng Sông Cửu Long
3.1.2.1. Quan điểm lãnh đạo định hướng của Đảng
Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là
“Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất
lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”.
3.1.2.2. Quan điểm của ngành ngân hàng
Ngành ngân hàng cũng thể hiện rõ việc tập trung tăng cường vốn TDNH cho phát triển nông nghiệp với tư
tưởng không để nông dân thiếu vốn. Ngày 24 tháng 04 năm 2017 NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số
813/QĐ-NHNN về Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
nông nghiệp sạch và những kế hoạch tăng thêm vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn.
3.1.2.3. Xây dựng quan điểm tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông
nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long
Thay đổi căn bản cách nhìn nhận đánh giá về KTNo với nông nghiệp, thay đổi cách cho vay từ cho vay dàn
trải, phân tán đối với nông nghiệp sản xuất nhỏ sang cho vay tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho KTNo hiện
đại, nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, cần tăng cường nguồn vốn của ngân hàng để có thể đáp ứng đầy
đủ, nhanh chóng các nhu cầu vay vốn của các chủ thể KTNo cả về quy mô số lượng, số lượt vay vốn; đảm
bảo an toàn, hiệu quả của tín dụng.
3.1.3. Định hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2020, và tầm nhìn đến 2030
3.1.3.1. Định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020,
và tầm nhìn đến năm 2030
Xây dựng Vùng KTTĐ trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, đóng góp cho cả
nước và góp phần quan trọng vào việc xây dựng vùng ĐBSCL giàu mạnh.
3.1.3.2. Mục tiêu chủ yếu phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (Xem bảng 3.1)
Bảng 3.1. Mục tiêu phát triển Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến 2020 - tầm nhìn đến năm 2030
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Stt Chỉ tiêu
Thời gian tính đến
2015 2020 2030 (Ước tính)
1 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) (%/năm) 11 10,5
2 Cơ cấu kinh tế (%):
- Nông lâm, thủy sản 23,1 17,3 14
- Công nghiệp-xây dựng 33,3 37,4 39
- Dịch vụ 43,6 45,3 47
3 GDP bình quân đầu người (USD) 2.470 4.400 9.300
4 Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) 5,6 10,3
5 Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP (%) 9,5 - 10 10 - 11
6 Sản lương thóc (triệu tấn) 9 10,2
7 Sản lượng thủy sản nuôi trồng, khai thác (nghìn tấn) 2.030 2.420
8 Tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế (%) 90
22
Từ bảng 3.1 cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (2015-2020) đạt 10,5%; GDP bình quân đầu người
đạt khoảng 4.400 USD vào năm 2020; đến năm 2020 khu vực nông lâm thủy sản giảm xuống còn khoảng
17,3%; công nghiệp - xây dựng chiếm 37,4%; khu vực dịch vụ chiếm 45,3%; giá trị xuất khẩu khoảng 10,3
tỷ USD; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 65%.
3.1.4. Định hướng tăng cường vốn tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn của ngành ngân hàng
3.1.4.1. Nhu cầu vốn phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ước tính bình quân nhu cầu vốn sản xuất KTNo Vùng KTTĐ (Xem bảng 3.2)
Bảng 3.2: Ước tính nhu cầu vốn trồng trọt, chăn nuôi cho một vụ của Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
Chỉ tiêu
Số lượng
(nghìn ha)
Chi phí sản xuất
(triệu đồng/1000ha)
Nhu cầu vốn (triệu đồng)
Lúa 1.795 3.000 5.385.000
Mặt nước nuôi trồng thủy sản 456 200.000 91.200.000
Rau màu 70 20 1.400
Ăn trái 144,94 150.000 21.741.000
Chỉ tiêu
Số lượng
(nghìn con)
Chi phí sản xuất
(triệu đồng/1000con)
Nhu cầu vốn
(triệu đồng)
Chăn nuôi gia cầm 13.406 85 1.139.510
Chăn nuôi trâu 9,60 10.000 96.000
Chăn nuôi bò 110,60 10.000 1.106.000
Chăn nuôi heo 715,80 3.800 2.720.040
Tổng cộng nhu cầu vốn sản xuất 123.388.950
Dư nợ tín dụng KTNo 97.228.000
Tỷ trọng dư nợ tín dụng KTNo / nhu cầu vốn (%) 78,80
Nguồn: Ước tính dựa trên số liệu chi phí sản xuất thực tế của các tỉnh Vùng KTTĐ theo năm 2017
Từ bảng 3.2 cho thấy chi phí vốn sản xuất cho một vụ hoặc một lứa chăn nuôi của các tỉnh Vùng KTTĐ vào
khoảng trên 123 ngàn tỷ đồng (123.388.950 triệu đồng). Trong khi đó dư nợ tín dụng KTNo của Vùng trên
97 ngàn tỷ đồng (97.228.000 triệu đồng), tỷ trọng dư nợ tín dụng với nhu cầu vốn là 78,80%, như vậy số vốn
thiếu hụt vào khoảng 26 ngàn tỷ đồng (26.160.950 triệu đồng) tương ứng là 21,20%. Ước tính này phù hợp
với công bố của báo cáo của các tỉnh và của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ về TDNH chỉ mới đáp ứng được 70%
đến gần 80% nhu cầu vay vốn. Vấn đề đặt ra cần có sự kết nối và tập trung cao các nguồn vốn tạo nên sự
đồng bộ trong đầu tư phát triển KTNo Vùng KTTĐ theo chiều sâu.
3.1.4.2. Định hướng,chỉ tiêu chủ yếu của ngành ngân hàng về tăng cường cung ứng vốn phát triển kinh
tế nông nghiệp
[i]. Định hướng: Thực hiện chủ trương về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của Chính phủ
ngay từ năm 2017 NHNN Việt Nam đã có Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/04/2017 về Chương trình
cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và những kế hoạch
tăng thêm vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Theo đó triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh nguồn
vốn huy động tại chỗ kết hợp với nguồn vốn điều hòa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển KTNo,
tiếp tục tăng trưởng tín dụng nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng vốn cho vay trung dài hạn theo mức tăng trưởng
bình quân; đơn giản hóa thủ tục vay vốn để người nông dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng NHTM.
[ii]. Chỉ tiêu: Có thể đưa ra định hướng nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trên địa bàn Vùng KTTĐ
từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau: [i] Phấn đấu đưa mức tăng trưởng vốn huy động
giai đoạn 2018 - 2025 ở mức 15% bình quân năm, năm 2017 đạt 176.949 tỷ đồng, ước tính đến năm 2025
tổng nguồn vốn huy động đạt 541 tỷ đồng; [ii] Phấn đấu đưa mức tăng trưởng dư nợ giai đoạn 2018 - 2025 ở
mức 10% bình quân năm, năm 2017 là 217.078 tỷ đồng, ước tính đến năm 2025 dư nợ nền kinh tế đạt mức
465 tỷ đồng; [iii] Phấn đấu huy động trung và dài hạn chiếm 30% tổng vốn huy động và dư nợ cho vay trung
dài hạn đạt trên 30% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn.
23
3.2. Giải pháp tăng cường tín dụng ngân hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại
3.2.1.1. Giải pháp tăng cường hoàn thiện huy động vốn và liên kết huy động vốn
Để tăng cường huy động vốn các chi nhánh NHTM Vùng KTTĐ cần chú trọng một số vấn đề sau: Xây dựng
kế hoạch mở rộng huy động vốn thông qua đa dạng các hình thức huy động như đa dạng các đối tượng khách
hàng, triển khai các dịch vụ ngân hàng như thanh toán, thu chi hộ, thẻ, thanh toán quốc tế và kinh doanh
ngoại tệ, Các chi nhánh ngân hàng Vùng KTTĐ cần liên kết trong huy động vốn để tránh cạnh tranh đua
lãi suất huy động dẫn đến việc người gửi rút tiền từ ngân hàng này sang gửi ngân hàng khác làm phát sinh
thêm chi phí và gây biến động bất ổn nguồn vốn huy động.
3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược nâng cao năng lực nguồn nhân lực thích
ứng với hoạt động ngân hàng thời kỳ mới
Các chi nhánh cần có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, cụ thể: Một. Tăng cường tự đào tạo; Hai. Liên kết
trong đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu; Ba.Tăng cường sinh hoạt chuyên môn; Bốn.Tăng cường đào tạo kỹ
năng, đáp ứng hội nhập; Năm.Sử dụng cộng tác viên; Sáu.Tăng cường thêm tính chủ động của các chi nhánh
NHTM trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân lực của mình; Bảy. Chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên.
3.2.1.3. Tăng cường cho vay theo chương trình, dự án, chuỗi cơ sở hạ tầng trọng điểm phát triển kinh tế
nông nghiệp công nghệ cao gắn với linh hoạt lãi suất
Để thực hiện giải pháp này cần chú trọng những vấn đề chủ yếu sau: Một. Tập trung vốn đầu tư theo “chuỗi
cơ sở hạ tầng trọng điểm”; Hai. TDNH tập trung cho vay KTNo công nghệ mới và sản phẩm chủ lực; Ba.
Mở rộng hình thức cho vay qua hợp tác xã kiểu mới; Bốn. Cho vay tập trung, hạn chế tối đa cho vay dàn trải;
Năm. Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất.
3.2.1.4. Giải pháp hạn chế rủi ro đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ
Một. Tăng cường quản trị rủi ro cho vay; Hai. Tăng cường quản trị rủi ro TDNH trong điều kiện mới, ở đây
là sự tác động của biến đổi khí hậu, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng nông sản của con người, KTNo chuyển từ
nhỏ lẻ lạc hậu sang KTNo công nghệ cao.
3.2.1.5. Giải pháp hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược khách hàng phù hợp với diễn biến thực tế
Một. Chính sách khách hàng theo phân loại khách hàng: - Chính sách khách hàng với khách hàng nằm trong
chuỗi đầu tư trọng điểm; - Chính sách khách hàng với khách hàng là hợp tác xã kiểu mới; - Chính sách khách
hàng với khách hàng kinh tế hộ (hộ có khả năng tài chính nhưng hạn chế, hộ yếu kém năng lực tài chính).
Hai. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng. Ba. Hoàn thiện kế hoạch chăm sóc khách hàng.
3.2.1.6. Giải pháp đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng gắn liền với tăng cường hoạt động kiểm
tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng
Một. Đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, thủ tục: - Đơn giản hóa sổ vay vốn; - Linh hoạt thủ tục cam kết trong hồ
sơ vay vốn; - Linh hoạt trong thực hiện quy trình cho vay. Hai. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát; chú trọng
xây dựng đội ngũ kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp, trách nhiệm và có đạo đức nghề nghiệp.
3.2.1.7. Giải pháp nâng cao năng lực xử lý nợ quá hạn, xử lý tài sản đảm bảo
Một. Xây dựng kế hoạch xử lý nợ quá hạn; Hai. Xây dựng phương án cụ thể xử lý nợ quá hạn; Ba. Xây
dựng quy trình xử lý nợ rõ ràng; Bốn. Ngăn ngừa nợ xấu xấu thêm; Năm. Thuyết phục khách hàng mua bảo
hiểm TSĐB.
3.2.2. Nhóm giải pháp đối với khách hàng nhằm tạo cơ sở vững chắc để tăng cường tín dụng ngân
hàng phát triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
3.2.2.1. Giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực, năng lực tài chính và mô hình tổ chức sản xuất
24
kinh doanh phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao
- Một. Giải pháp nâng cao nguồn nhân lực quản trị cho KTNo: Coi nguồn nhân lực quản trị là lực lượng nòng
cốt thực hiện quá trình từ nông nghiệp sản xuất nhỏ sang phát triển KTNo công nghệ cao. Nên giao cho Trường
Đại học Cần Thơ là đầu mối tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ quản trị KTNo cho Vùng KTTĐ và ĐBSCL.
- Hai. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực cho KTNo công nghệ cao: Người lao động trong KTNo công
nghệ cao đòi hỏi tinh nghề chứ không đòi hỏi nhiều về số lượng. Do đó cần có những chương trình đào tạo
tín chỉ về những nội dung liên quan đến hoạt động lao động trong KTNo công nghệ cao, tăng cường đào tạo
nghề chuyên nghiệp cho lao động trong KTNo.
- Ba. Thành lập hợp tác xã kiểu mới: KTNo Vùng KTTĐ cần được tổ chức lại sản xuất theo hướng hình
thành hợp tác xã kiểu mới để tập trung nguồn lực nâng cao năng lực quản trị và tài chính, bởi hộ sản xuất
nhỏ lẻ không thể phát triển nông nghiệp lớn hiện đại được. Sản xuất có tổ chức như vậy sẽ có khả năng phát
triển bền vững và tăng cường được khả năng vay vốn ngân hàng nâng cao năng lực tài chính.
- Bốn. Thành lập công ty cổ phần KTNo: Về xu hướng KTNo Vùng KTTĐ cần được đầu tư để có thể thành
lập công ty cổ phần KTNo bằng cách chuyển hợp tác xã kiểu mới thành công ty cổ phần và thành lập mới
công ty cổ phần KTNo. Công ty cổ phần KTNo Vùng KTTĐ có thể từng bước để trở thành công ty niêm yết
là cơ hội để nâng cao thêm năng lực quản trị và năng lực tài chính. Công ty cổ phần KTNo là hình thức xã
hội hóa thực tế cao trong lĩnh vực KTNo.
- Năm. Thành lập khu công nghiệp nông nghiệp công nghệ cao: Để tăng cường năng lực quản trị và tài chính
cho khách hàng trong lĩnh vực KTNo cần thành lập khu công nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Đây chính
là cơ sở xây dựng nền sản xuất công nghiệp nông nghiệp công nghệ cao có sự tham gia của doanh nghiệp.
3.2.2.2. Giải pháp tăng cường đầu tư đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng
và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa
Cần tăng cường đầu tư theo hướng đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng, sức
cạnh tranh, chuỗi giá trị sản phẩm cao, hiệu quả kinh tế cao. Để đảm bảo tính đồng bộ, nâng cao năng lực
quản lý cần nghiên cứu ứng dụng GPS trong KTNo công nghệ cao.
3.2.2.3. Giải pháp gắn chặt sản xuất kinh tế nông nghiệp công nghệ cao với công nghiệp chế biến nông
sản và thị trường
- Một. Gắn kết thực sự giữa sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến nông sản. - Hai. Sản xuất gắn với
thị trường: Cần thực hiện nguyên tắc thị trường hiện thực. Để sản xuất của KTNo gắn với thị trường cần
phân khúc thị trường, đâu là thị trường yêu cầu cao, khó tính, loại thị trường bậc trung, loại thị trường yêu
cầu không cao, trên cơ sở ký kết hợp đồng thương mại để sản xuất. Cần chú trọng khai thác thị trường có sự
phụ thuộc vào nhau cao để đàm phán xuất khẩu chéo sản phẩm cho nhau. Ngoài ra còn tính đến thị trường cơ
hội kỳ vọng trên cơ sở sản xuất mạo hiểm một hoặc một số loại nông sản hàng hóa.
3.3. Những khuyến nghị đối với quản lý vĩ mô để đảm bảo cho tăng cường tín dụng ngân hàng phát
triển kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm
3.3.1. Đối với lãnh đạo các tỉnh Vùng kinh tế trọng điểm
3.3.1.1. Nâng cao nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu
Cần chủ động nâng cao nhận thức sâu sắc về biến đổi khí hậu, tích cực thích nghi để chung sống với biến đổi
khí hậu. Lãnh đạo các tỉnh Vùng KTTĐ là những “thành tố cơ sở” cùng nhân dân “sáng tạo” phương thức
chung sống với biến đổi khí hậu.
3.3.1.2. Tăng cường liên kết thật sự nội Vùng và liên vùng
Cần có cơ chế hữu hiệu hơn trong việc liên kết, coi trọng lợi ích từng tỉnh trong Vùng KTTĐ với tổng thể lợi
ích chung của Vùng, liên vùng và cả nước, thậm chí là lợi ích khu vực vùng MêKông.
25
3.3.1.3. Thống nhất một kế hoạch chung thực hiện mang tính nguyên tắc đảm bảo liên kết phát triển bền vững
Cần có được sự thống nhất cao giữa các tỉnh với nhau một cách triệt để nhằm tập trung các nguồn lực thực
hiện kế hoạch đồng bộ và hiệu quả.
3.3.2. Đối với quản lý vĩ mô nói chung
3.3.2.1. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm là cơ sở
để tăng cường tín dụng ngân hàng
Cần có chương trình đào tạo chuyên môn, chuyển giao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc cho người
lao động nông thôn theo nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, đồng thời chú trọng đào tạo nghề công
nghiệp - dịch vụ để giúp họ có thể chuyển sang lao động phi nông nghiệp theo chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
ứng dụng công nghệ cao.
3.3.2.2. Chú trọng tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm luôn gắn với Đồng bằng sông
Cửu Long làm cơ sở tăng cường tín dụng ngân hàng
Để thực hiện thành công tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL cần chú trọng những nội dung sau:
- Một. Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên: Tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ nhất
thiết phải dựa trên lợi thế so sánh điều kiện tự nhiên quy định và đặt trong tổng thể của ĐBSCL. - Hai. Tái
cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên cơ sở lợi thế so sánh: Chuyển đổi cơ cấu KTNo cần chú trọng tính thực tế
nhưng cần gắn tính thực tế với lợi thế là một trong những nguyên tắc cần tuân thủ. - Ba. Tái cơ cấu kinh tế
nông nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm cần coi trọng tính liên kết bền vững hệ thống của Đồng bằng sông Cửu
Long: Tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ cần gắn chặt trong tổng thể ĐBSCL, đẩy mạnh chuyển đổi sang mô
hình tăng trưởng KTNo công nghệ cao. - Bốn. Nhà nước cần đảm bảo tính bền vững trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu sản phẩm: Nhà nước hoạch định và tổ chức triển khai các chiến lược,
quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn; đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất đảm bảo tính bền vững của cơ cấu sản phẩm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội để đảm bảo phát triển
KTNo bền vững.
3.3.2.3. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế theo chuỗi công trình trọng điểm tạo sự đột phá động lực
vững chắc
- Một. Coi trọng đầu tư nội vùng và đầu tư liên vùng: Cần tổ chức tiến hành rà soát, hoàn thiện quy hoạch
đầu tư phát triển kinh tế Vùng KTTĐ trên cơ sở đầu tư liên vùng để khắc phục sự chia cắt, chồng chéo diễn
ra trong thời gian qua. Cần tạo lập cơ chế, chính sách để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước
đầu tư phát triển KTNo Vùng KTTĐ. - Hai. Đầu tư chuỗi công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm nhằm tạo sự
đột phá trong phát triển: Trong tổng thể đầu tư cơ sở hạ tầng cần chọn đầu tư có trọng tâm, trọng điểm phát
huy nhanh lợi thế tạo đà cho bước phát triển trong lâu dài. Chính vì vậy cần có sự đầu tư đột phá, có thể gọi
đó là đầu tư “chuỗi công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm” để tạo sự liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản.
3.3.2.4. Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ mới phát triển kinh tế nông nghiệp
công nghệ cao
- Một. Tăng cường nghiên cứu khoa học hướng vào hình thành tư duy mới phát triển kinh tế nông nghiệp
công nghệ mới thích ứng biến đổi khí hậu: Tăng cường nghiên cứu khoa học hướng vào hình thành tư duy
mới phát triển KTNo công nghệ mới thích ứng với biến đổi khí hậu. Cần coi lũ lụt, hạn, mặn, lợ cũng là
nguồn tài nguyên để có ý thức chủ động khai thác mang lại những lợi ích kinh tế vốn có của nó. - Hai. Tăng
cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong thủy lợi, tưới tiêu, bảo vệ tài nguyên nước: Xây
dựng hệ thống thủy lợi phục vụ đa mục tiêu, kiểm soát mặn, điều tiết nước, ngọt hóa và cấp nước sinh hoạt,
để khắc phục tình trạng khan hiếm nước, đáp ứng tốt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản,... - Ba.
26
Tăng cường công nghệ mới kết hợp với truyền thống phát triển rừng kinh tế mang tính tự nhiên góp phần
chống sạt lở bờ biển, bờ sông: Cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới trong việc khắc
phục sự xâm hại tiêu cực này. Cần có sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành hỗ trợ vốn, công nghệ, kỹ
thuật để thực hiện các dự án xây dựng kè ngầm tạo bãi, trồng rừng phòng hộ ven biển, ven sông.
3.3.2.5. Huy động tổng lực các nguồn tài chính phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL
- Một. Nâng cao vai trò vốn ngân sách Nhà nước: Đầu tư phát triển KTNo công nghệ cao đòi hỏi nguồn vốn
lớn. Do đó cần có giải pháp huy động tổng lực nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển KTNo Vùng
KTTĐ. Vốn ngân sách Nhà nước đóng vai trò làm “vốn mồi”, vốn đối trọng để thu hút các nguồn vốn khác. -
Hai. Hợp thực hóa nguồn cung vốn phi chính thức: Nhà nước cần hợp thức hóa, công nhận loại tín dụng phi
chính thức để quản lý theo pháp luật. Công nhận loại tín dụng này giúp nông dân có thêm nguồn cung vốn.
Dòng vốn này sẽ hòa nhập hỗ trợ nông nghiệp sản xuất nhỏ, trong khi nguồn vốn TDNH chỉ tập trung ưu
tiên cho vay phát triển KTNo công nghệ cao. - Ba. Phát triển tài chính vi mô: Hoàn hiện khung pháp lý để
phát triển các TCTC vi mô, giúp các TCTC vi mô hoạt động an toàn và bền vững. - Bốn. Phát hành trái
phiếu doanh nghiệp: Phát hành trái phiếu sẽ là cơ hội để doanh nghiệp nông nghiệp có vốn đầu tư phát triển
nông nghiệp công nghệ cao; lãi suất có thể ở mức trung bình cao hơn lãi suất huy động của NHTM từ 1%
đến 1,5% năm cùng kỳ.
3.3.2.6. Thiết lập cơ chế để Agribank làm chủ lực cho vay kinh tế nông nghiệp
Có thể chọn và nâng cao hơn nữa vị thế, trọng trách của Agribank làm ngân hàng chủ lực chuyên sâu cho
vay nông nghiệp, nông thôn. Để thực hiện giải pháp này cần sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách tập trung
nguồn vốn từ các NHTM để tăng nguồn vốn cho Agribank như các nước đã làm.
3.3.2.7. Thành lập các khu công nghiệp nông nghiệp
Để phát triển KTNo trước hết ở Vùng KTTĐ cần thiết thành lập các khu công nghiệp nông nghiệp, trong đó
bao gồm những doanh nghiệp cổ phần nông thôn có tầm vóc trên thị trường trong và ngoài nước, góp phần
giải quyết vấn đề đảm bảo nông dân có việc làm, có thu nhập, có nhà ở, được học hành, đào tạo nghề, được
chăm lo y tế, sức khỏe, được hưởng nước sạch, nâng dần giá trị cuộc sống.
3.3.2.8. Thành lập Ban phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL cần có một nhạc trưởng chỉ huy thống nhất, đủ sức để có tiếng nói quyết định
trong phát triển, nên thành lập Ban phát triển ĐBSCL dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ.
Ban này có đủ quyền lực chỉ đạo, điều hành, phân bổ nguồn lực cho phát triển cả vùng ĐBSCL theo kế
hoạch khi đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3.3.2.9. Chú trọng để chính sách, cơ chế quản lý vĩ mô đối với KTNo thật sự đi vào cuộc sống
Hiện còn tình trạng chính sách chưa đi vào cuộc sống thực tế như, chính sách ruộng đất, mức hạn điền, chính
sách tài chính, tiền tệ, tín dụng, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách phát triển nguồn nhân lực,
chính sách khoa học công nghệ, Cho nên có lúc ngân hàng nói thừa vốn nhưng nông dân nói không vay
được vốn; vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp rất chậm chạp và thậm chí còn phiến diện
3.3.3. Một số khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.3.3.1. Chú trọng nâng cao tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng
Để nâng cao tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn Vùng KTTĐ các ngân hàng cần thực hiện
liên kết với nhau về thông tin tín dụng, thông tin khách hàng, thông tin rủi ro, liên kết trong đào tạo bồi
dưỡng nguồn nhân lực, liên kết trong huy động và cho vay phù hợp với đặc điểm KTNo đang chuyển sang
công nghệ cao.
3.3.3.2. Chú trọng đồng bộ hóa và nâng cao khả năng khai thác tối ưu hệ thống công nghệ thông tin
Không ai cả, chỉ có NHNN đứng ra chỉ đạo mới có thể đồng bộ hóa được hệ thống công nghệ thông tin trong
27
hoạt động ngân hàng.
3.3.4. Những khuyến nghị khác
3.3.4.1. Tích cực chủ động sống chung với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao khả năng gia tăng lợi ích KTXH
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp khó lường với không ít những hệ lụy nghiêm trọng đối
với KTNo, cần phải có giải pháp nhanh chóng thích nghi với quan điểm “thuận thiên” chủ động chung sống
“hòa bình” với biến đổi khí hậu nhằm nâng cao khả năng gia tăng lợi ích KTXH. Cần thống nhất cao với
quan điểm không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam.
3.3.4.2. Tăng cường ứng dụng các biện pháp đảm bảo môi trường sinh thái
Ngành KTNo cần ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả với sử dụng ít hơn
các tài nguyên, đồng thời góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
3.3.4.3. Tăng cường tính chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp
Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp tự nhiên, nông nghiêp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao có giá trị thị
trường cao.
Kết luận chương 3
Chương 3 tập trung đưa ra các giải pháp và những khuyến nghị nhằm đảm bảo tăng cường TDNH phát triển
KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trước hết là nhóm giải pháp
đối với các NHTM, bao gồm các giải pháp: tăng cường hoàn thiện huy động và liên kết huy động vốn; hoàn
thiện kế hoạch thực hiện chiến lược nâng cao năng lực nguồn nhân lực thích ứng với hoạt động ngân hàng
thời kỳ mới; tăng cường cho vay theo chương trình, dự án, chuỗi cơ sở hạ tầng trọng điểm gắn với linh hoạt
lãi suất; hạn chế rủi ro đối với tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ; hoàn thiện kế hoạch thực
hiện chiến lược khách hàng phù hợp với diễn biến thực tế; đơn giản hóa quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng gắn
liền với tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng; nâng cao năng lực xử lý nợ quá hạn,
xử lý TSĐB. Luận án đưa ra những giải pháp đối với khách hàng nhằm tạo cơ sở vững chắc để tăng cường
TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ: giải pháp nâng cao trình độ nguồn nhân lực, năng lực tài chính và mô
hình tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển KTNo công nghệ cao; tăng cường đầu tư đồng bộ công nghệ, kỹ
thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa; gắn chặt sản xuất
KTNo công nghệ cao với công nghiệp chế biến nông sản và thị trường. Những khuyến nghị luận án đưa ra
đối với quản lý vĩ mô để đảm bảo cho tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ bao gồm: giải pháp
đối với chính quyền địa phương Vùng KTTĐ; nhóm giải pháp đối với quản lý vĩ mô nói chung như: tăng
cường phát triển nguồn nhân lực cho KTNo Vùng KTTĐ; chú trọng tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ luôn gắn
với ĐBSCL; tái cơ cấu KTNo trên cơ sở thực tế điều kiện tự nhiên; tái cơ cấu KTNo trên cơ sở lợi thế so
sánh; tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ cần coi trọng tính liên kết bền vững hệ thống của ĐBSCL; đảm bảo tính
bền vững trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và cơ cấu sản phẩm; chú trọng đầu tư cơ sở hạ
tầng kinh tế theo chuỗi công trình trọng điểm tạo sự đột phá động lực vững chắc; tăng cường nghiên cứu và
ứng dụng khoa học – công nghệ mới phát triển KTNo công nghệ cao; tăng cường ứng dụng công nghệ mới
kết hợp với truyền thống phát triển rừng kinh tế mang tính tự nhiên chống sạt lở bờ biển, bờ sông; huy động
tổng lực các nguồn tài chính phát triển KTNo Vùng KTTĐ; chọn và nâng cao vị thế Agribank làm ngân hàng
chủ lực cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn; thành lập ban chỉ đạo phát triển ĐBSCL; thành lập khu
công nghiệp nông nghiệp, thành lập doanh nghiệp cổ phần nông nghiệp; một số khuyến nghị với NHNN Việt
Nam về chú trọng nâng cao tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng và chú trọng đồng bộ hóa và nâng cao
khả năng khai thác tối ưu hệ thống công nghệ thông tin và những khuyến nghị khác như chung sống với biến
đổi khí hậu; đảm bảo môi trường sinh thái; nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản.
28
KẾT LUẬN
Phát triển nông nghiệp luôn bị thiếu vốn bởi nhiều lý do, đó là nút thắt trong nhiều năm qua. Vấn đề đặt ra
khi các nguồn vốn khác còn hạn chế thì việc đáp ứng thiết thực nhu cầu vốn phát triển KTNo vẫn phải dựa
vào kênh TDNH là một tất yếu. Việc nghiên cứu đề tài “TDNH góp phần phát triển KTNo Vùng KTTĐ
vùng ĐBSCL” với mục tiêu đưa ra những giải pháp tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ vùng
ĐBSCL. Ngoài việc luận giải cơ sở khoa học, lý do chọn đề tài, xác định tổng quan vấn đề nghiên cứu, mục
đích, mục tiêu, các câu hỏi và giả thuyết, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đề tài đã có những đóng góp chủ
yếu sau:
- Một. Tổng hợp chọn lọc và bổ sung góp phần hoàn thiện khung lý thuyết về tăng cường TDNH phát triển
KTNo vùng KTTĐ.
Tổng hợp, bổ sung lý luận cơ bản về phát triển KTNo vùng KTTĐ, trong đó đề cập những khái niệm KTNo,
vùng KTTĐ, KTNo vùng KTTĐ; đặc điểm KTNo - những tác động đến TDNH, nội dung, vai trò của vùng
KTTĐ trong nền kinh tế. Tổng hợp bổ sung lý luận về tăng cường TDNH phát triển KTNo vùng KTTĐ, làm
rõ những vấn đề cơ bản về tín dụng NHTM; lý luận cơ bản về tăng cường tín dụng phát triển KTNo, các khái
niệm tín dụng KTNo, tăng cường tín dụng phát triển KTNo, đặc điểm tín dụng KTNo, vai trò của TDNH
phát triển KTNo vùng KTTĐ; những chỉ tiêu phản ánh tăng cường tín dụng KTNo và nội dung tăng cường
hạn chế rủi ro tín dụng trong tăng cường tín dụng phát triển KTNo. Luận án đề cập những bài học có giá trị
tham khảo từ một số nước trong khu vực về việc tăng cường TDNH phát triển KTNo như Thái Lan,
Malaysia, Indonesia.
- Hai. Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ trên các
phương diện từ huy động vốn đến sử dụng vốn; TDNH tác động đối với nội bộ KTNo và chỉ ra những vấn đề
cần quan tâm. Trên cơ sở đó, luận án rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của TDNH
phát triển KTNo Vùng KTTĐ gồm: [i] Nhóm hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với các NHTM; [ii]
Nhóm hạn chế và nguyên nhân hạn chế đối với khách hàng, [iii] Nhóm hạn chế và những nguyên nhân hạn
chế từ phía quản lý vĩ mô.
- Ba. Luận án đưa ra các nhóm giải pháp và khuyến nghị nhằm đảm bảo tăng cường TDNH phát triển KTNo
Vùng KTTĐ đến năm 2025-tầm nhìn đến năm 2030:
Nhóm giải pháp đối với các NHTM, gồm: tăng cường hoàn thiện huy động và liên kết huy động vốn; hoàn
thiện kế hoạch thực hiện chiến lược nâng cao năng lực nguồn nhân lực; tăng cường cho vay theo chương
trình, dự án, chuỗi cơ sở hạ tầng trọng điểm gắn với linh hoạt lãi suất; hạn chế rủi ro đối với tăng cường
TDNH; hoàn thiện kế hoạch thực hiện chiến lược khách hàng phù hợp với diễn biến thực tế; đơn giản hóa
quy trình, hồ sơ, thủ tục tín dụng gắn liền với tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động ngân hàng; nâng cao
năng lực xử lý nợ quá hạn, xử lý TSĐB.
Nhóm những giải pháp đối với khách hàng nhằm tạo cơ sở vững chắc để tăng cường TDNH phát triển KTNo
Vùng trọng điểm, gồm: nâng cao trình độ nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tài chính và mô hình tổ chức
sản xuất kinh doanh phát triển KTNo công nghệ cao; tăng cường đầu tư đồng bộ công nghệ, kỹ thuật mới để
nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa; gắn chặt sản xuất KTNo công nghệ
cao với công nghiệp chế biến nông sản và thị trường.
Những khuyến nghị đối với quản lý vĩ mô, gồm: giải pháp đối với chính quyền địa phương Vùng KTTĐ;
nhóm giải pháp đối với quản lý vĩ mô nói chung như: tăng cường phát triển nguồn nhân lực cho KTNo Vùng
KTTĐ; chú trọng tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ luôn gắn với ĐBSCL; tái cơ cấu KTNo trên cơ sở thực tế
điều kiện tự nhiên; tái cơ cấu KTNo trên cơ sở lợi thế so sánh; tái cơ cấu KTNo Vùng KTTĐ cần coi trọng
tính liên kết bền vững hệ thống của ĐBSCL; đảm bảo tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu
29
lao động và cơ cấu sản phẩm; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế theo chuỗi công trình trọng điểm tạo sự
đột phá động lực vững chắc; tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ mới phát triển KTNo
công nghệ cao; ứng dụng công nghệ mới kết hợp với truyền thống phát triển rừng kinh tế mang tính tự nhiên
chống sạt lở bờ biển, bờ sông; huy động tổng lực các nguồn tài chính phát triển KTNo Vùng KTTĐ; chọn và
nâng cao vị thế Agribank làm ngân hàng chủ lực cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn; thành lập ban chỉ
đạo phát triển ĐBSCL; thành lập khu công nghiệp nông nghiệp, thành lập doanh nghiệp cổ phần nông
nghiệp.
Một số khuyến nghị với NHNN Việt Nam về chú trọng nâng cao tính hệ thống trong hoạt động ngân hàng và
chú trọng đồng bộ hóa, nâng cao khả năng khai thác tối ưu hệ thống công nghệ thông tin, và một số khuyến
nghị khác như chung sống với biến đổi khí hậu; đảm bảo môi trường sinh thái; nâng cao năng lực cạnh tranh
của nông sản.
Mỗi giải pháp vừa có tính riêng vừa có tính chất hệ thống cần được áp dụng một cách đồng bộ và cần có lộ
trình thực hiện phù hợp để có thể đảm bảo việc tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ.
- Bốn. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận: Tổng hợp, bổ sung góp phần hệ thống hóa lý luận về KTNo và tăng cường TDNH phát triển
KTNo Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Trong đó những khái niệm mới được luận án lần đầu tiên xây dựng gồm:
KTNo; KTNo Vùng KTTĐ; tín dụng KTNo; tăng cường TDNH phát triển KTNo Vùng KTTĐ và những chỉ
tiêu phản ánh tăng cường TDNH phát triển KTNo.
Về thực tế: Đưa ra những giải pháp mới bao gồm: (i) Chấm dứt cho vay dàn trải, tập trung cho vay KTNo
công nghệ mới, nhất là công nghệ cao để tạo đột phá trong cho vay đầu tư phát triển KTNo. (ii) Giải pháp tập
trung tổng lực nguồn vốn đầu tư “chuỗi công trình hạ tầng kinh tế trọng điểm”; tập trung cho vay KTNo nằm
trong chuỗi đầu tư công trình trọng điểm. (iii) Hợp thức hóa tín dụng phi chính thức để quản lý hiệu quả và
tăng thêm kênh cung ứng vốn cho nông dân. (iv) Thành lập khu công nghiệp nông nghiệp, thành lập công ty
cổ phần KTNo, phát triển thành công ty đại chúng. (v) Đưa Agribank trở thành ngân hàng chủ lực cho vay
nông nghiệp nông thôn. (vi) Khuyến nghị mang tính giải pháp mới là: kết hợp công nghệ mới với truyền
thống chung sống với tự nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Năm. Kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho những ngành học liên quan và
làm cơ sở tham khảo cho các tổ chức cơ quan quản lý, các nhà hoạt động thực tế trong việc hoạch định cũng
như trong hoạt động ngân hàng phát triển KTNo.
- Sáu. Một số gợi mở hướng nghiên cứu mới: Trong nghiên cứu có những vấn đề liên quan được đề cập
trong đề tài như: Hiệu quả của TDNH phát triển KTNo; chiến lược cho nguồn nhân lực trong nông nghiệp;
CNH, HĐH nông nghiệp vùng ĐBSCL; vai trò khoa học công nghệ trong phát triển KTNo nhưng không
đi vào nghiên cứu chuyên sâu bởi không thuộc mục đích, bản chất của vấn đề nghiên cứu, những vấn đề đó
có thể là những vấn đề được nghiên cứu trong những đề tài chuyên biệt khác.
Luận án được thực hiện với sự nỗ lực với hy vọng hoàn chỉnh song khó tránh khỏi những hạn chế nhất định,
do vậy em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy, Cô và những người quan tâm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_tin_dung_ngan_hang_gop_phan_phat_trien_kinh.pdf