Các tài liệu đã cho thấy những lợi ích thu được từ hoạt động trách nhiệm xã hội
tốt. Trách nhiệm xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút các bên liên
quan và sự tin tưởng của các bên liên quan đối với công ty như đã thảo luận ở Chương28
2. Nghiên cứu đã hỗ trợ lập luận rằng có một mối quan hệ cùng chiều giữa trách
nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính trong các công ty niêm yết Việt Nam, cũng như
những công ty thương xuyên công bố trách nhiệm xã hội sẽ góp phần làm cho rủi ro
công ty thấp và những công ty có công bố trách nhiệm xã hội luôn đạt được hiệu quả
tài chính tốt hơn so với những công ty không có công bố trách nhiệm xã hội. Ngoài ra,
các kỹ thuật thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích và phát triển chỉ số trách nhiệm
xã hội là một lĩnh vực mới trong nghiên cứu trách nhiệm xã hội ở Việt Nam.
Những phát hiện của nghiên cứu này phù hợp với các tài liệu đã được xác định
từ các nước khác nhau. Nghiên cứu này nghiên cứu Việt Nam như là một nước đang
phát triển. Đã có một vài nghiên cứu mô tả sự phát triển của việc phát triển khung
nghiên cứu trách nhiệm xã hội cho các nước đang phát triển. Theo Clarkson (1995),
Moore (2001), Rais và Goedegebuure (2009) và Amran (2015), sử dụng sáu thước đo
cho trách nhiệm xã hội (người lao động, khách hàng, cổ đông, môi trường, nhà cung
cấp, cộng đồng) kết hợp với hướng dẫn GRI4 nghiên cứu đã đề xuất khung nghiên
cứu trách nhiệm xã hội (gồm bốn khía cạnh: môi trường, người lao đông, cộng đồng,
sản phẩm với 23 tiêu chí hoạt động) phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Ngoài ra,
Davenport (2000), Ruf và cộng sự (2001) đã phát triển khung trách nhiệm xã hội sử
dụng mối quan hệ với các bên liên quan. Như đã mô tả ở Chương 2, thực hành trách
nhiệm xã hội khác nhau giữa các quốc gia và các nền văn hóa (Chambers, 2003;
Matten, 2004). Những nghiên cứu khác nhau đã phát triển khung trách nhiệm xã hội
phù hợp với các tài liệu và phong tục quốc gia của họ.
Các nước phát triển sử dụng các chỉ số trách nhiệm xã hội cho các mục tiêu
khác nhau, chẳng hạn như đo hiệu quả trách nhiệm xã hội, cung cấp sự minh bạch
giữa các bên liên quan và các công ty và nghiên cứu phân tích. Các chỉ số xếp hạng
trách nhiệm xã hội phổ biến là chỉ số KLD, chỉ số trách nhiệm xã hội, chỉ số AA1000,
chỉ số bền vững Dow Jone v.v Nghiên cứu này đã phát triển chỉ số trách nhiệm xã
hội vì các chỉ số hiện tại không thể áp dụng được cho các công ty niêm yết Việt Nam
bởi vì mẫu cho việc thực hành trách nhiệm xã hội của các nước phát triển không thực
hiện được ở Việt Nam
33 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 652 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính: Bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ge,
2012) ví dụ như Việt Nam.
Hai là, không có chỉ số trách nhiệm xã hội được phát triển đáng tin cậy để đo
lường việc thực hành trách nhiệm xã hội cho các tổ chức như ở các nước phát triển.
Ba là, có sự giới hạn các nghiên cứu tổng thể tương tự về các mối quan hệ này
cho các công ty niêm yết được thực hiện ở các nước đang phát triển.
2.8. Giả thuyết nghiên cứu
H1A: Có mối quan hệ cùng chiều giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính
trong các công ty niêm yết Việt Nam.
H1B: Có mối quan hệ cùng chiều giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và
hiệu quả tài chính trong các công ty niêm yết Việt Nam.
H2: Có mối quan hệ ngược chiều giữa trách nhiệm xã hội với rủi ro công ty.
H3: Có sự khác biệt hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố
trách nhiệm xã hội và các công ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu
3.2. Khung nghiên cứu
Hình 3.1. Khung nghiên cứu
3.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu
Mẫu các công ty niêm yết được lựa chọn trong nghiên cứu này được chia thành
hai nhóm khác nhau gồm: (1) nhóm các công ty niêm yết có công bố CSR (trả lời cho
câu hỏi nghiên cứu 1, 2), (2) nhóm các công ty niêm yết không công bố CSR (trả lời
cho câu hỏi nghiên cứu 3).
3.4. Trách nhiệm xã hội (CSR)
CSR_môi trường Trách
nhiệm
xã hội
(CSR)
Hiệu
quả tài
chính
(CFP)
CSR_người LĐ
CSR_cộng đồng
CSR_sản phẩm
Biến kiểm soát
Rủi ro
công
ty
(FR)
10
Quy trình phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội (đo lường trách nhiệm xã hội)
của các công ty niêm yết trong mẫu, thực hiên qua bốn bước sau:
3.4.1. Bước một – Lựa chon chủ đề cho các khía cạnh trách nhiệm xã hội
3.4.1.1. Phân tích nội dung
3.4.1.2. Quy trình phân tích nội dung
3.4.1.3. Lựa chọn chủ đề/câu hỏi phân tích nội dung
3.4.2. Bước hai – Xây dựng bảng câu hỏi cho các tiêu chí trách nhiệm xã hội
thành phần
3.4.3. Bước ba – Tính toán chỉ số trách nhiệm xã hội
3.4.3.1. Quy trình
3.4.3.2. Phương pháp không trọng số
𝐂𝐡ỉ 𝐬ố 𝐂𝐒𝐑 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐩𝐡ầ𝐧𝐢𝐣 =
∑ 𝐜𝐬𝐫𝐢𝐣
𝐤
𝐢=𝟏
𝐧𝐢𝐣
(𝟏)
𝐂𝐡ỉ 𝐬ố 𝐂𝐒𝐑 𝐭ổ𝐧𝐠𝐢𝐣 =
∑ 𝐭ổ𝐧𝐠 𝐂𝐒𝐑 𝐭𝐡à𝐧𝐡 𝐩𝐡ầ𝐧𝐢𝐣
𝟒
𝐢=𝟏
𝟒
(𝟐)
Trong đó:
CSRij: chỉ số trách nhiệm xã hội tổng và các chỉ số trách nhiệm xã hội thành
phần của công ty thứ j (0 ≤ CSRj ≤ 1)
csrij bằng 1 nếu thông tin về tiêu chí trách nhiệm xã hội thứ i của công ty thứ j
có thông tin công bố, ngược lại bằng 0.
nij: số lượng câu hỏi kỳ vọng thứ i đối với công ty j (n = 1,..., k).
i: số lượng các khía cạnh trách nhiệm xã hội kỳ vọng đối với một công ty
3.4.4. Bước bốn - Chấm điểm chéo chỉ số trách nhiệm xã hội tổng và các chỉ số
trách nhiệm xã hội thành phần.
3.5. Hiệu quả tài chính (CFP) và các biến kiểm soát
3.5.1. Hiệu quả tài chính
3.5.1.1. Tỷ số lợi nhuận/tài sản (ROA): ROA bằng lợi nhuận sau thuế/tổng tài
sản (Cochran và Wood, 1984; Waddock và Graves, 1997; Korathotage, 2012; Wu và
Shen, 2013).
3.5.1.2. Tobin’q (TBQ): TBQ bằng (nợ ngắn hạn + nợ dài hạn + vốn hóa thị
trường)/giá trị sổ sách của tổng tài sản công ty (Oba, 2009; Cheung và cộng sự, 2010;
11
Dragomir, 2010; Saleh và cộng sự, 2011; Zhang và Gu, 2012; Ghelli, 2013; Li và
cộng sự, 2013).
3.5.2. Các biến kiểm soát
3.5.2.1. Quy mô công ty (Size): Size được tính bằng [ln (tổng tài sản)]
(Clarkson và cộng sự, 2008 và 2011).
3.5.2.2. Đòn bẩy tài chính (Leverage - LEV): LEV được tính bằng tỷ lệ nợ/tổng
tài sản (DTA) (Aras và Aybars, 2010).
3.5.2.3. Ngành (Industry): INDUST trong nghiên cứu này được xác định là
ngành tài chính – bất động sản và ngành phi tài chính (dựa vào phân ngành của
HOSE). Nếu công ty không thuộc ngành tài chính – bất động sản thì nó mang giá trị là
1 và ngược lại là 0.
3.6. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty
3.6.1. Rủi ro công ty (Firm risk – FR): FR bằng độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh
lợi ngày của 250 phiên trong năm nhân với √250 (Adams và cộng sự, 2005; Murray
và cộng sự, 2006; Moneva và Ortas, 2008; Oikonomou và cộng sự, 2012; Bouslah và
cộng sự, 2013).
3.6.2. Trách nhiệm xã hội: Nghiên cứu chỉ chọn những công ty niêm yết có thời
gian phát hành báo cáo trách nhiệm xã hội từ 3 năm trở lên (2012 – 2016).
3.7. Xem xét hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách
nhiệm xã hội và các công ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội.
3.7.1. Mẫu nghiên cứu: Nhóm hai, các công ty niêm yết không công bố CSR.
3.7.2. Phương pháp: Sử dụng kiểm định t-test trung bình một mẫu và Anova
(Juliana và Xu, 2016).
3.7.3. Biến đo lường: hiệu quả tài chính (ROA, TBQ) và ba biến kiểm soát
(Lev, Size, Indust).
3.8. Phương pháp hồi quy
3.8.1. Mô hình hồi quy cho phân tích
3.8.2. Các kiểm tra kỹ thuật: Breusch và Pagan Lagrange (LM ) - Pooled OLS
hoặc REM; Hausman – random effects hoặc fixed effects; Kiểm tra đa cộng tuyến;
Kiểm định điểm dị biệt (Outlier); Kiểm định t-test (kiểm định t)
3.9. Mô hình nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất
12
𝐑𝐎𝐀𝐣𝐭 (𝐓𝐁𝐐𝐣𝐭) = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏𝐂𝐒𝐑𝐣𝐭 + 𝛃𝟐𝐋𝐄𝐕𝐣𝐭 + 𝛃𝟑𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣𝐭 + 𝛃𝟒𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣𝐭 + 𝛆𝐣𝐭 (1a)
𝐑𝐎𝐀𝐢𝐣 (𝐓𝐁𝐐𝐣𝐭) = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏𝐂𝐒𝐑_𝐞𝐧𝐯𝐣𝐭 + 𝛃𝟐𝐂𝐒𝐑_𝐞𝐦𝐩𝐥𝐣𝐭 + 𝛃𝟑𝐂𝐒𝐑_𝐜𝐨𝐦𝐣𝐭 +
𝛃𝟒𝐂𝐒𝐑_𝐩𝐫𝐨𝐝𝐣𝐭 + 𝛃𝟓𝐋𝐄𝐕𝐣𝐭 + 𝛃𝟔𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣𝐭 + 𝛃𝟕𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣𝐭 + 𝛆𝐣𝐭 (1b)
𝐑𝐎𝐀𝐢𝐣 (𝐓𝐁𝐐𝐣𝐭) = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏𝐂𝐒𝐑𝐣𝐭−𝟏 + 𝛃𝟐𝐋𝐄𝐕𝐣𝐭 + 𝛃𝟑𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣𝐭 + 𝛃𝟒𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣𝐭 + 𝛆𝐣𝐭 (2a)
𝐑𝐎𝐀𝐢𝐣 (𝐓𝐁𝐐𝐣𝐭) = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏𝐂𝐒𝐑𝐞𝐧𝐯𝐣𝐭−𝟏 + 𝛃𝟐𝐂𝐒𝐑𝐞𝐦𝐩𝐥𝐣𝐭−𝟏 + 𝛃𝟑𝐂𝐒𝐑𝐜𝐨𝐦𝐣𝐭−𝟏 +
𝛃𝟒𝐂𝐒𝐑𝐩𝐫𝐨𝐝𝐣𝐭−𝟏 + 𝛃𝟓𝐋𝐄𝐕𝐣𝐭 + 𝛃𝟔𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣𝐭 + 𝛃𝟕𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣𝐭 + 𝛆𝐣𝐭 (2b)
- Câu hỏi nghiên cứu thứ hai
𝐅𝐑 = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏∆𝐂𝐒𝐑𝐣𝐭 + 𝛃𝟐𝐋𝐄𝐕𝐣𝐭 + 𝛃𝟑𝐒𝐈𝐙𝐄𝐣𝐭 + 𝛃𝟒𝐈𝐍𝐃𝐔𝐒𝐣𝐭 + 𝛆𝐣𝐭 (3)
Trong đó:
β0: hệ số tung độ gốc
t: năm hiện tại
t-1: năm trước
FR: rủi ro công ty = (độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi ngày của 250 phiên
trong năm) *√250
ROAj (chỉ số hiệu quả tài chính của công ty j) = lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
TBQj (chỉ số hiệu quả tài chính của công ty j) = (nợ ngắn hạn + nợ dài hạn +
vốn hóa thị trường)/giá trị sổ sách tổng tài sản công ty
CSRjt: chỉ số trách nhiệm xã hội tổng của công ty j
ΔCSRij: sự biến động chỉ số trách nhiệm xã hội của công ty j (ΔCSR = CSR1 –
CSR0)
CSR_envj: chỉ số trách nhiệm với môi trường của công ty j
CSR_emplLj: chỉ số trách nhiệm với người lao động của công ty j
CSR_comj: chỉ số trách nhiệm với cộng đồng của công ty j
CSR_prodj: chỉ số trách nhiệm với sản phẩm của công ty j
SIZEj: quy mô công ty của công ty j (Ln [tổng tài sản tính bằng trăm tỷ VND])
LEVj: đòn bẩy tài chính của công ty j (DTA = tổng nợ/tổng tài sản)
INDUSj: ngành công nghiệp của công ty j. Nếu công ty không thuộc ngành Tài
chính - Bất động sản thì nó mang giá trị là 1 và ngược lại là 0 (căn cứ theo sự phân
ngành trên HOSE)
εjt: sai số.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN
13
4.1. Giới thiệu
4.2. Thống kê mô tả
Hình 4.1: Sự biến động chỉ số trách nhiệm xã hội trung bình của các công ty niêm yết
giai đoạn 5 năm (2012 – 2016)
(Nguồn: tác giả)
Bảng 4.1: Thống kê các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Obs Mean Std. Dev Min Max
ROA 256 .0857595 .0966616 -.361 .784
FR 256 .3674648 .1139383 .096 .875
TBQ 256 1.088996 .8651135 .002 6.669
csr_env 256 .4467773 .2175777 0 1
csr_empl 256 .7102031 .1593454 0 1
csr_com 256 .6 .1832174 0 1
csr_prod 256 .4921875 .2474131 0 1
CSRtotal 256 .5640117 .1396731 0 1
Size 256 3.771594 1.754659 -.17 9.217
Lev 256 .4921055 .2355398 .015 .963
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
4.3. Phân tích tương quan
Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu
ROA TBQ FR
CRS
Env
CSR
Empl
CSR
Com
CSR
Prod
CSR
Total
Size Lev Indus
ROA 1.000
TBQ 0.573 1.000
FR -0.111 -0.140 1.000
CRSEnv 0.265 0.294 -0.103 1.000
CSREmpl 0.001 0.053 0.015 0.415 1.000
CSRCom 0.047 0.034 -0.167 0.169 0.206 1.000
CSRProd 0.281 0.323 0.004 0.390 0.145 0.272 1.000
CSRTotal 0.246 0.287 -0.090 0.755 0.583 0.576 0.733 1.000
Size -0.159 0.002 -0.281 -0.163 -0.129 0.248 -0.048 -0.046 1.000
Lev -0.512 -0.323 0.022 -0.247 -0.066 -0.031 -0.264 -0.247 0.473 1.000
Indus 0.232 0.152 0.137 0.227 0.139 -0.154 0.118 0.138 -0.501 -0.319 1.000
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
4.4. Phân tích mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và các khía cạnh trách
nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính
49% 50%
56% 51%
63%
0%
20%
40%
60%
80%
2012 2013 2014 2015 2016
CSR trung bình
14
4.4.1. Trường hợp 1: Không xem xét yếu tố độ trễ vào mô hình hồi quy
4.4.1.1. Kiểm tra đa cộng tuyến
4.4.1.2. Kiểm tra phương sai thay đổi
4.4.1.3. Phân tích hồi quy đa biến
4.4.1.3.1. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính
Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính
ROA TBQ
OLS FE OLS FE
CSR tổng .0678**
(1.94)
.0140
(0.30)
1.7914***
(4.19)
.3550
(1.48 )
Size .0077**
(2.33)
-.0133
(-1.18)
.0749
(1.56)
-.0920
(-1.01)
Lev -.1946***
(-8.32)
-.2637***
(-2.77)
-.5703**
(-2.09)
.6759***
(2.69)
Indus .0318**
(2.10)
-.0543179
(-0.62)
.3534***
(2.80)
-.1242
(0.29)
Observations 256 256 256 256
R-squared 0.2975 0.1990 0.1419 0.0106
F
26.58 2.69 6.31 2.16
P_value 0.0000*** 0.0332** 0.0000*** 0.0762
F test 0.4620 0.0000
Hausman test
Chi (χ2) 9.77 75.51
Prob 0.0444 0.0000
Breusch-Pagan LM test
Chi (χ2) 0.00 143.64
Prob 1.0000 0.0000
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata).
(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
ROA là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.5 cho thấy
chấp nhận giả thuyết H0 (Prob = 1.0000) do vậy mô hình pooled OLS là mô hình phù
hợp hơn REM. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, bác bỏ giả thuyết H0 (Prob =
0.0444) nghĩa là mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn REM. Tuy nhiên, khi dựa vào
kết quả kiểm định F-test (Prob = 0.4620), cũng cho rằng mô hình phù hợp là pooled
OLS. Như vậy, mô hình phù hợp cuối cùng để đo lường mối quan hệ này là mô hình
pooled OLS, với mức ý nghĩa 1%
TBQ là biến phụ thuộc
15
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.5 cho thấy
bác bỏ giả thuyết H0 (Prob = 0.0000), mô hình REM là mô hình phù hợp hơn pooled
OLS. Tương tự, đối với kết quả kiểm tra Hausman test cũng bác bỏ giả thuyết H0
(Prob = 0.0000) nghĩa là mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn REM. Đồng thời F-test
cũng cho thấy mô hình FEM là mô hình phù hợp (Prob = 0.0000). Vì vậy, mô hình
phù hợp để đo lường mối quan hệ này là mô hình FEM.
Như vậy, có mối quan hệ cùng chiều giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính với mức ý nghĩa là 1%, khẳng định mối tương quan trong bảng 4.2, kết quả này
phù hợp với nghiên cứu của Cochran và Wood (1984), Waddock và Grave (1997).
Tuy nhiên, khi xét đơn biến thì trách nhiệm xã hội không ảnh hưởng lên hiệu quả tài
chính dựa trên dữ liệu thị trường mà chỉ có Lev tác động cùng chiều lên TBQ ở mức ý
nghĩa 1%, điều này có nghĩa là việc sử dụng nợ vay có thể làm giảm gánh nặng thuế
và thông qua đó làm tăng giá trị/hiệu quả công ty. Tuy nhiên, nếu lạm dụng đòn bẩy
tài chính sẽ gây ra chi phí kiệt quệ tài chính và làm giảm giá trị công ty, thậm chí dẫn
tới phá sản. Bởi vậy, khi các công ty niêm yết sử dụng nợ ở mức cao thì các chủ nợ và
cả cổ đông sẽ yêu cầu các công ty niêm yết phải quản trị rủi ro tốt hơn. Ngược lại,
trách nhiệm xã hội chỉ ảnh hưởng lên hiệu quả tài chính dựa vào dữ liệu kế toán
(ROA) ở mức ý nghĩa 5%, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu (Aupperle và cộng
sự, 1985; Stanwick và Stanwick, 1998; McWilliam và Siegle, 2000; Peters và Mullen,
2009; Salam, 2009; Crisostomo và cộng sự, 2011; Soana, 2011b; Ehsan và Kaleem,
2012); nhưng lại không có bất kỳ ảnh hường nào của trách nhiệm xã hội lên hiệu quả
tài chính dựa trên thị trường (TBQ), kết quả này trái với các nghiên cứu (Fombrun và
Shanley, 1990; Brown và Perry, 1994; Dowell và cộng sự, 2000; King và Lenox,
2001; Cheung và cộng sự, 2010; Saleh và cộng sự, 2011; Garcia-Castro và cộng sự,
2010; Schreck, 2011). Tóm lại, kết quả hồi quy này cho thấy rằng việc thực hiện các
hoạt động trách nhiệm xã hội đã tác động cùng chiều lên hiệu quả tài chính nhưng
hiệu quả tài chính tốt hơn chỉ được phản ánh trên dữ liệu kế toán mà không được phản
ánh qua dữ liệu thị trường có thể một phần do trách nhiệm xã hội trong bối cảnh Việt
Nam chưa phải là một trong các yếu tố quan trọng để nhà đầu tư xem xét trong khi
đưa ra quyết định đầu tư của mình, mặt khác nhận thức của phần lớn các nhà đầu tư ở
nước ta về trách nhiệm xã hội vẫn chưa đầy đủ cũng như hoạt động trách nhiệm xã hội
vẫn mang tính tự nguyện và chủ yếu các công ty niêm yết có quy mô lớn thực hiện.
16
Chính vì những lý do trên đã không phản ánh được những lợi ích của trách nhiệm xã
hội mang lại cho hiệu quả tài chính qua dữ liệu thị trường. Song có một số nghiên cứu
gần đây được thực hiện bởi Bewley và Li (2000), Beurden và Gossling (2008), Chen
và Wang (2011), Sun (2012) và Amran (2015) đã đưa ra những bằng chứng tương tự.
Họ đã kết luận rằng có mối tương quan dương giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính. Họ cũng tranh luận rằng việc thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội có thể
mang lại nhiều lợi ích kinh tế như làm tăng hiệu quả tài chính, do đó góp phần làm tối
đa hóa giá trị tài sản của cổ đông và cải thiện mối quan hệ giữa cổ đông và các nhà
quản lý.
4.4.1.3.2. Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính công ty
Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính
ROA TBQ
OLS FE OLS FE
CSR_env .0587**
(2.29)
.0289798
(0.69)
1.0817***
(3.69)
.1051
(0.50)
CSR_empl -.0547
(-1.67)
-.0407572
(-0.85)
-.3331
(-1.21)
-.0224
(-0.09)
CSR_com -.0108
(-0.38)
.0051545
(0.12)
-.1871
(-0.58)
.2066
(0.97)
CSR_prod .0390*
(1.83)
.0079145
(0.26)
.7252***
(3.23)
.0831
(0.56)
Size .0075**
(2.23)
-.0133
(-1.16)
.0867**
(2.44)
-.0952
(-1.03)
Lev -.1841***
(-7.81)
-.2644***
(-2.73)
-.5384**
(-2.23)
.6743***
(2.64)
Indus .0285*
(1.88)
-.0597366
(-0.68)
.2809*
(1.75)
-.1291
(-0.30)
Observations 256 256 256 256
R-squared 0.3220 0.2102 0.1937 0.0098
F 16.83 1.66 8.51 1.32
P_value 0.0000*** 0.1240 0.0000*** 0.2437
F test 0.6610 0.0000
Hausman test
Chi (χ2) 10.43 30.29
Prob 0.1653 0.0001
Breusch-Pagan LM test
Chi (χ2) 0.00 112.87
Prob 1.0000 0.0000
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata).
17
(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
ROA là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.6 cho thấy
chấp nhận giả thuyết H0 (Prob = 1.0000), mô hình pooled OLS là mô hình phù hợp
hơn REM. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, chấp nhận giả thuyết H0 (Prob =
0.1653) nghĩa là mô hình REM là mô hình phù hợp hơn FEM. Tuy nhiên, kết quả F-
test (Prob = 0.6610) thì mô hình pooled OLS là mô hình phù hợp. Từ kết quả so sánh
có thể thấy mô hình phù hợp cuối cùng để đo lường mối quan hệ này là mô hình
pooled OLS, với mức ý nghĩa 1%.
TBQ là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.6 cho thấy
bác bỏ giả thuyết H0 (Prob = 0.0000), mô hình REM là mô hình phù hợp hơn pooled
OLS. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, cũng bác bỏ giả thuyết H0 (Prob =
0.0000) nghĩa là mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn REM. Đồng thời, kết quả
kiểm tra F-test (Prob = 0.0000) thì mô hình phù hợp là mô hình FEM. Vì vậy, mô hình
phù hợp cuối cùng để đo lường mối quan hệ này là mô hình FEM.
Tương tự kết quả hồi quy ở bảng 4.5, cũng cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa
thống kê giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở mức ý nghĩa
1%. Tuy nhiên, khi xét đơn biến thì các khía cạnh trách nhiệm xã hội không ảnh
hưởng lên hiệu quả tài chính dựa trên dữ liệu thị trường mà chỉ có Lev tác động cùng
chiều lên TBQ ở mức ý nghĩa 1% tương tự kết quả hồi quy trong bảng 4.5. Ngược lại,
các phương diện trách nhiệm xã hội lại ảnh hưởng lên hiệu quả tài chính dựa vào dữ
liệu kế toán, cụ thể: CSR_env có tương quan dương với ROA ở mức ý nghĩa là 5%.
Điều này khẳng định mối tương trong bảng 4.2 và kết quả phù hợp với các nghiên cứu
của Deegan (2002), Kuasirikun và Scherer (2004), Haniffa và Cooke (2005), Pahuja
(2009), Setyorini và Ishak (2012). Các nghiên cứu này chứng minh rằng các công ty
chi phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường hay có thông tin về chính sách môi
trường có khả năng dẫn đến hiệu quả tài chính tốt hơn. Tương tự, có bằng chứng về
mối tương quan dương giữa CSR_prod và hiệu quả tài chính (ROA) với mức ý nghĩa
là 10%. Kết quả phù hợp với các nghiên cứu của Carrol (1991), Galbreath (2009),
Rashid (2010), Menassa (2010), Green và Peloza (2011). Các nghiên cứu này cũng
tìm thấy một mối tương quan dương giữa CSR_prod và hiệu quả tài chính. Bởi vì,
18
thông qua sáng kiến trách nhiệm với sản phẩm/khách hàng, công ty có thể mở rộng thị
trường đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, do vậy nâng cao mức độ hiệu
quả của mình bằng cách giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận.
Tuy nhiên, các kết quả phân tích hồi quy không cung cấp bằng chứng về mối
quan hệ giữa CSR_empl và hiệu quả tài chính (ROA), kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Criso'stomo, Freir và Vasconcellos (2011), Korathotage (2012), Wisuttorn
(2015). Đồng thời, cũng không tìm thấy mối quan hệ nào giữa CSR_com với ROA.
Kết quả này trái với các nghiên cứu của Branco & Rodrigues (2009), Joshi và Gao
(2009), Lii (2011), Nejati và Ghasemi (2012), David (2012).
4.4.2. Trường hợp 2: Có xem xét yếu tố độ trễ (t-1) vào mô hình hồi quy
4.4.2.1. Kiểm tra đa cộng tuyến
4.4.2.2. Kiểm tra phương sai thay đổi
4.4.2.3. Phân tích hồi quy đa biến
4.4.2.3.1. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội có xét yếu tố độ trễ và hiệu quả
tài chính
Bảng 4.9: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội có yếu tố độ trễ và hiệu quả tài chính
ROA TBQ
OLS FE OLS FE
CSRt-1 tổng .1386***
(4.02)
.0333
(0.46)
1.6850***
(3.54)
.7176**
(2.14)
Size .0006
(0.65)
-.0120
(-0.62)
.0037
(0.25)
-.0081
(-0.99)
Lev -.1141***
(-5.08)
-.3914***
(-2.91)
-.3830
(-1.26)
.4864*
(1.72)
indus .0339***
(2.71)
-.0286
(-0.55)
.3026
(1.74)
-.1036
(-0.43)
Observations 154 156 156 156
R-squared 0.3249 0.2621 0.1308 0.1104
F 17.92 2.70 5.68 2.83
P_value 0.0000*** 0.0363** 0.0003*** 0.0296**
F test 0.6170 0.0000
Hausman test
Chi (χ2) 6.61 1019.08
Prob 0.1579 0.0000
Breusch-Pagan LM test
Chi (χ2) 0.00 135.18
Prob 1.0000 0.0000
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
19
(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
ROA là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.9 cho thấy
chấp nhận giả thuyết H0 (Prob = 1.0000), mô hình pooled OLS là mô hình phù hợp
hơn REM. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, cũng chấp nhận giả thuyết H0 (Prob
= 0.1579) nghĩa là mô hình REM là mô hình phù hợp hơn FEM. Tuy nhiên, kết quả
kiểm tra F-test (Prob = 0.6170) thì mô hình pooled OLS là mô hình phù hợp. Từ kết
quả so sánh có thể thấy mô hình phù hợp cuối cùng để đo lường mối quan hệ này là
mô hình pooled OLS, với mức ý nghĩa 1%.
TBQ là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.9 cho thấy
bác bỏ giả thuyết H0 (Prob = 0.0000), mô hình REM là mô hình phù hợp hơn pooled
OLS. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, cũng bác bỏ giả thuyết H0 (Prob =
0.0000) nghĩa là mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn REM. Đồng thời, kết quả F-
test (Prob = 0.0000) cho thấy mô hình FEM là mô hình phù hợp. Vì vậy, Mô hình phù
hợp cuối cùng để đo lường mối quan hệ này là mô hình FEM, với mức ý nghĩa 5%.
Như vậy, khi xét thêm yếu tố độ trễ vào mô hình, kết quả cũng cung cấp mối
quan hệ cùng chiều giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính ở mức ý nghĩa lần
lượt là 1% và 5%. Tuy nhiên, có sự khác biệt so với trường hợp không đưa độ trễ vào
mô hình ở chỗ, trách nhiệm xã hội có độ trễ thời gian trong mô hình hồi quy đã tác
động đồng thời lên hiệu quả tài chính ở cả hai phương diện dựa vào kế toán và dựa
trên thị trường. Nghĩa là việc thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội năm trước
không chỉ góp phần làm tăng hiệu quả tài chính về phương diện kế toán (ROA) mà
cũng còn làm tăng hiệu quả tài chính ở phương diện thị trường (TBQ) tại thời điểm
nghiên cứu, phát hiện này phù hợp với các cứu trước đây của Cochran và Wood
(1984), Waddock và Grave (1997), Trang và Yekini (2014).
4.4.2.3.2. Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội có xét yếu tố độ
trễ và hiệu quả tài chính
ROA là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.10 cho
thấy chấp nhận giả thuyết H0 (Prob = 1.0000), mô hình pooled OLS là mô hình phù
hợp hơn REM. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, bác bỏ giả thuyết H0 (Prob =
20
0.0132) nghĩa là mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn REM. Tuy nhiên, kết quả
kiểm tra F-test (Prob = 0.0811) thì mô hình poolde OLS là mô hình phù hợp. Do vậy,
từ kết quả so sánh có thể thấy mô hình phù hợp cuối cùng để đo lường mối quan hệ
này là mô hình pooled OLS, với mức ý nghĩa 1%.
TBQ là biến phụ thuộc
Đối với kết quả kiểm tra Breusch-Pagan Lagrange (LM) test, bảng 4.10 cho
thấy bác bỏ giả thuyết H0 (Prob = 0.0000), mô hình REM là mô hình phù hợp hơn
pooled OLS. Đối với kết quả kiểm tra Hausman test, cũng bác bỏ thuyết H0 (Prob =
0.0000) nghĩa là mô hình FEM là mô hình phù hợp hơn REM. Đồng thời kết quả kiểm
tra từ F-test (Prob = 0.0000) cũng cho rằng mô hình FEM là mô hình phù hợp. Do
vậy, mô hình phù hợp nhất để đo lường mối quan hệ này là mô hình FEM.
Cũng tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các khía cạnh trách nhiệm
xã hội và hiệu quả tài chính khi đưa yếu tố độ trễ vào mô hình hồi quy với mức ý
nghĩa 1%. Tuy nhiên, tương tự trường hợp hồi quy không có xét yếu tố độ trễ, kết quả
hồi quy chỉ cung cấp mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội với hiệu quả
tài chính dựa vào kế toán (ROA) trong khi lại không có bất kỳ mối quan hệ nào lên
hiệu quả tài chính dựa vào thị trường (TBQ). Kết quả này hàm ý rằng việc thực hiện
các khía cạnh trách nhiệm xã hội năm trước chỉ tác động lên trực tiếp lên ROA tại thời
điểm nghiên cứu. Điều này được thể hiện rõ hơn khi phân tích đơn biến mối quan hệ
giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính, cụ thể: chỉ có hai khía
cạnh trách nhiệm xã hội cho thấy mối quan hệ với hiệu quả tài chính: CSR_prodt-1
tương quan dương với ROA ở mức ý nghĩa 5% kết quả trái với các nghiên cứu của
Carrol (1991) Galbreath (2009), Rashid (2010), Rashid (2010), Menassa (2010),
Green và Peloza (2011); CSR_envt-1 có tương quan dương với ROA ở mức ý nghĩa
1%. Nghĩa là, chi phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường và truyền thông về chính
sách môi trường không chỉ ảnh hưởng tích cực tức thời lên hiệu quả tài chính mà sự
ảnh hưởng này còn kéo dài sang năm tiếp theo. Kết quả phù hợp với các nghiên cứu
của Deegan (2002), Kuasirikun & Scherer (2004), Haniffa & Cooke (2005), Pahuja
(2009), Setyorini & Ishak (2012).
Trong khi đó, CSR_emplt-1 không có ảnh hưởng lên hiệu quả tài chính, kết quả
này phù hợp với nghiên cứu của Criso'stomo, Freir và Vasconcellos (2011). Và
CSR_comt-1 cũng không có bất kỳ mối quan hệ nào với ROA, nghĩa là cho dù đây là
21
một trong các hoạt động trách nhiệm xã hội được các công ty báo cáo nhiều nhất về
mặt nội dung các kết quả đã thực hiện nhưng qua kết quả phân tích hồi quy thì việc
công ty có hay không có quan hệ tốt với cộng đồng, đóng góp nhiều cho các hoạt động
từ thiện, nhân đạo hay tham gia các hoạt động cộng đồng xung quanh ở năm trước
cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính tại thời điểm nghiên cứu. Mặc dù, thực
tế cho thấy nhờ các hoạt động cộng đồng, nhân đạo, từ thiện v.v... mà các công ty góp
phần giảm được các chi phì về quảng bá thương hiệu và là kênh tiếp cận được cộng
đồng nhanh nhất và rẻ tiền nhất. Kết quả này trái với các nghiên cứu của Branco và
Rodrigues (2009), Joshi và Gao (2009), Lii (2011), Nejati và Ghasemi (2012), David
(2012).
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội có xét yếu tố độ trễ và
hiệu quả tài chính
ROA TBQ
OLS FE OLS FE
CSR_envt-1 .0882***
(3.37)
-.0666
(-1.13)
1.1597***
(3.34)
-.2740
(-1.03)
CSR_emplt-1 -.0246
(-0.84)
-.0223
(-0.31)
-.4424
(-1.03)
-.4146
(-1.30)
CSR_comt-1 .0032
(-0.13)
.0361
(0.47)
-.1318
(-0.35)
-.3387
(-0.98)
CSR_prodt-1 .0506**
(2.52)
-.0280
(-0.60)
.6644**
(2.23)
.0903
(0.43)
Sizet .0004
(0.45)
.0015
(0.75)
.0010
(0.07)
-.0119
(-1.31)
Levt -.1084***
(-4.85)
-.1435**
(-2.25)
-.2708
(-0.90)
.4641
(1.61)
Indust .0310**
(2.41)
-.0364
(-0.67)
.1966
(1.11)
-.1134
(-0.46)
Observations 152 156 156 156
R-squared 0.3483 0.0228 0.1917 0.0669
F 12.91 1.02 5.01 1.89
P_value 0.0000*** 0.4209 0.0000*** 0.0824
F test 0.0811 0.0000
Hausman test
Chi (χ2) 17.74 200.49
Prob 0.0132 0.0000
Breusch-Pagan LM test
Chi (χ2) 0.00 115.34
Prob 1.0000 0.0000
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
22
(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%
4.5. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty
Tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro
công ty với mức ý nghĩa 1%. Khi xét đơn biến, tìm thấy mối quan hệ ngược chiều
giữa ΔCSR - FR với mức ý nghĩa 5%, như vậy kết quả này phù hợp với các nghiên cứu
trước của Spicer (1978), Sen và cộng sự (2006), Sharfman và Fernando (2008), Luo
và Bhattacharya (2009), Oikonomou và cộng sự (2010), El Ghoul và cộng sự (2011),
Melo (2012), Attig và cộng sự (2013).
Bảng 4.11: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty
FR
OLS REM FEM
ΔCSR -.0836444**
(-2.13)
.1472636*
(1.72)
.1662996**
(1.92)
Size -.0346938***
(-2.87)
.0248077
(0.99)
.2229682**
(2.45)
Lev .2192619***
(3.18)
-.0351405
(-0.24)
-1.094198***
(-3.62)
indus .0688998*
(1.70)
.0788447
(0.89)
-
Observations 112 116 116
R-squared 0.2025 0.0367 0.0069
F/ χ2 6.79 4.22 6.50
P_value 0.0001*** 0.3766 0.0005***
F test 0.0767
Hausman test
Chi (χ2) 31.50
Prob 0.0000
Breusch-Pagan
LM test
Chi (χ2) 0.00
Prob 1.0000
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
(*) mức ý nghĩa 10%, (**) mức ý nghĩa 5% và (***) mức ý nghĩa 1%)
4.6. Xem xét hiệu quả tài chính giữa công ty có công bố trách nhiệm xã hội
và công ty không công bố trách nhiệm xã hội
Các phát hiện cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả tài
chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã hội so với những công ty
niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội dẫn đến việc chấp nhận giả thuyết H4,
nghĩa là hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết có công bố trách nhiệm xã hội tốt
23
hơn các công ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên, khi xem xét
từng biến cụ thể thấy rằng hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết thực hiện công
bố trách nhiệm xã hội lớn hơn các công ty niêm yết không thực hiện công bố trách
nhiệm xã hội chỉ được thể hiện qua thước đo dựa vào kế toán (Poddi và Vergalli,
2008; Ching và cộng sự, 2009; Chen và Wang, 2011; Uadiale và Fagbemi, 2011;
Hassan và cộng sự, 2012; Julian và Xu, 2016), trong khi xem xét thước đo dựa trên thị
trường thì việc thực hiện hay không thực hiện công bố các hoạt động trách nhiệm xã
hội lại không có sự khác nhau giữa hai nhóm công ty có công bô bố CSR và không
công bố CSR.
Bảng 4.12a: Thống kê nhóm của hiệu quả tài chính
Group No Mean Std.Dev Std.Err
ROA
CSR 100 .0861071 .096689 .0060431
Non-CSR 100 .0761367 .4100884 .0256305
TBQ
CSR 100 1.088996 .8651135 .0540696
Non-CSR 100 1.154711 2.066977 .1291861
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
Bảng 4.12b: Bartlett's test for equal variances
F Prob > F SS df MS
Bartlett's test
χ2 Prob
ROA 2.69 0.0000 2.383 255 .009 89.3899 0.001
TBQ 0.39 1.0000 1089.460 255 4.272 412.6062 0.000
(Nguồn: Tác giả tự tính toán và tổng hợp trên phần mềm Stata)
4.7. Thảo luận về các kết quả đạt được
4.7.1. Thảo luận về việc phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội
4.7.2. Thảo luận các kết quả chính của nghiên cứu
4.7.2.1. Việc thực hành trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
4.7.2.2. Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính (câu hỏi
nghiên cứu thứ 1)
(1) Tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa trách nhiệm với môi trường
(CSR_env) và hiệu quả tài chính trong hai trường hợp phân tích hồi quy khi xét thêm
biến ngành.
(2) Không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa trách nhiệm với người lao
động (CSR_empl) và hiệu quả tài chính trong kết quả phân tích thực nghiệm.
24
(3) Tương tự, cũng không tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào giữa trách nhiệm
với cộng đồng (CSR_com) và hiệu quả tài chính trong hai trường hợp phân tích hồi
quy.
(4) Tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa trách nhiệm với sản phẩm (CSR_prod) và
hiệu quả tài chính trong cả hai trường hợp phân tích hồi quy.
Bảng 4.13a: Không xem xét yếu tố độ trễ trong mô hình hồi quy
Số lượng
giả thuyết
Mối quan hệ giữa
hai biến nghiên cứu
Dấu kỳ
vọng
Kết quả chạy
hồi quy
Kết quả
H1AR CSR – ROA (+) P < 0.01 Chấp nhận
H1AT CSR – TBQ (+) P > 0.1 Bác bỏ
H2A1R CSR_env – ROA (+) P < 0.01 Chấp nhận
H2A1T CSR_env – TBQ (+) P > 0.1 Bác bỏ
H2A2R CSR_empl – ROA (+) P > 0.1 Bác bỏ
H2A2T CSR_empl – TBQ (+) P > 0.1 Bácbỏ
H2A3R CSR_com – ROA (+) P > 0.1 Bác bỏ
H2A3T CSR_com – TBQ (+) P > 0.1 Bác bỏ
H2A4R CSR_prod – ROA (+) P < 0.01 Chấp nhận
H2A4T CSR_prod – TBQ (+) P > 0.1 Bác bỏ
(Nguồn: tác giả tính toán và tổng hợp)
Bảng 4.13b: Có xem xét yếu tố độ trễ trong mô hình hồi quy
Số lượng
giả thuyết
Mối quan hệ giữa
hai biến nghiên cứu
Dấu kỳ
vọng
Kết quả chạy
hồi quy
Kết quả
H1BR CSRt-1 – ROA (+) P < 0.01 Chấp nhận
H1BT CSRt-1 – TBQ (+) P < 0.01 Chấp nhận
H2B1R CSR_envt-1 – ROA (+) P < 0.01 Chấp nhận
H2B1T CSR_envt-1 – TBQ (+) P > 0.1 Bác bỏ
H2B2R CSR_emplt-1 – ROA (+) P > 0.1 Bác bỏ
H2B2T CSR_emplt-1 – TBQ (+) P > 0.1 Bác bỏ
H2B3R CSR_comt-1 – ROA (+) P > 0.1 Bác bỏ
H2B3T CSR_comt-1 – TBQ (+) P > 0.1 Bác bỏ
H2B4R CSR_prodt-1 – ROA (+) P <0.01 Chấp nhận
H2B4T CSR_prodt-1 – TBQ (+) P > 0.1 Bác bỏ
(Nguồn: tác giả tính toán và tổng hợp)
4.7.2.3 Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và rủi ro công ty (câu hỏi nghiên
cứu thứ 2): Các kết quả khảo một lần nữa chứng minh rằng những công ty thường
xuyên công bố thông tin trách nhiệm xã hội góp phần làm giảm rủi ro công ty so với
các công ty không có công bố thông tin về trách nhiệm xã hội trong cùng ngành.
25
4.7.2.4. Xem xét hiệu quả tài chính giữa các công ty niêm yết có công bố trách
nhiệm xã hội và các công ty niêm yết không công bố trách nhiệm xã hội (câu hỏi
nghiên cứu thứ 3): các công ty niêm yết có công bố thông tin về trách nhiệm xã hội sẽ
đạt được hiệu quả tài chính tốt hơn so với các công ty niêm yết không công bố về
trách nhiệm xã hội, hiệu quả tài chính được thể hiện qua chỉ số ROA. Tuy nhiên, hiệu
quả tài chính tốt hơn lại không được phản ánh qua TBQ.
4.7.2.5. Những ảnh hưởng của các đặc điểm công ty lên thực hành trách nhiệm
xã hội
Nghiên cứu sử dụng một số biến giải thích liên quan đến đặc điểm công ty như
quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và ngành. Như trình bày trong chương này, các
phát hiện cho thấy các biến đặc điểm công ty theo lý thuyết tính chính đáng (ví dụ,
quy mô công ty) có thể ảnh hưởng lên thực hành trách nhiệm xã hội khi xem xét giữa
các ngành khác nhau. Kết quả, phần lớn đều tương quan âm với quy mô ngoại trừ chỉ
số trách nhiệm với cộng đồng là tương quan dương với quy mô, ngụ ý rằng những
công ty có quy mô lớn có khả năng cung cấp nhiều thông tin liên quan đến hoạt động
trách nhiệm với cộng đồng hơn so với các thông tin khác. Kết quả này trái với các
nghiên cứu của Deegan và Gordon (1996), Hackston và Milne (1996), Elijido-Ten
(2007), Nelling và Webb (2009), Rouf (2011), Luethge và Helen (2012), Shubiri và
cộng sự (2012), Ghelli (2013), Li và cộng sự (2013).
Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy một ảnh hưởng hỗn hợp của đòn bẩy
và ngành lên trách nhiệm xã hội. Các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất kinh doanh
có xu hướng công bố nhiều thông tin liên quan đến môi trường, người lao động và sản
phẩm hơn các ngành khác. Trong khi những công ty có tỷ lệ nợ càng cao thì càng
công bố nhiều thông tin liên quan đến cộng đồng hơn các thông tin khác.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.1. Giới thiệu
5.2. Hàm ý chính sách
Đối với Chính phủ:
Một là, tiếp tục bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành ở Việt Nam
để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội.
26
Hai là, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội và
có chính sách khuyến khích và hỗ trợ thực hiện trách nhiệm xã hội trong hoạt động
kinh doanh của tổ chức.
Ba là, Chính phủ cần tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về quản lý
môi trường và chất lượng sản phẩm đi đôi với việc ban hành các chính sách hỗ trợ để
nâng cao năng lực kiểm soát chất lượng sản phảm, ô nhiễm, bảo vệ môi trường, tạo
điều kiện cho các tổ chức đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc, phát triển sản
phẩm mới, hiện đại hóa quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng
khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đối với tổ chức kinh doanh (công ty niêm yết)
Một là, nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội và lợi ích của trách nhiệm xã
hội mang lại cho các tổ chức.
Hai là, đề xuất chiến lược dài hạn để áp dụng trách nhiệm xã hội với các bước
thích hợp trong các giai đoạn khác nhau.
Ba là, các nhà quản lý phải được đào tạo chuyên sâu các kiến thức pháp luật về
quản lý môi trường và chất lượng sản phẩm thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn, các
chương trình nghị sự, các cuộc hội thảo, chuyển giao công nghệ do các cơ quan chức
năng, các cơ quan chuyên môn của Chính phủ tổ chức; từ đó, chính các nhà quản lý sẽ
là người trực tiếp hướng dẫn, thực hiện và xây dựng kế hoạch quản lý môi trường,
chất lượng sản phẩm cho tổ chức họ phù hợp với bối cảnh hiện có trong từng giai
đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
Bốn là, các tổ chức cần thay đổi quan điểm trong khi lập báo cáo thường niên
cũng như các nội dung công bố thông tin trong báo cáo thường niên của mình, không
nên quá chú trọng đến các chỉ số tài chính đã đạt được trong năm mà bỏ qua các kết
quả đạt được liên quan đến cộng đồng, xã hội mà mình đã thực hiện.
Năm là, xây dựng một liên minh công đoàn mạnh mẽ.
5.3. Đóng góp của Luận án
5.3.1. Đóng góp về mặt học thuật
5.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
5.4. Những hạn chế của nghiên cứu
27
Do trách nhiệm xã hội là một cấu trúc đa chiều, không phải dễ dàng để
đo lường các biến của nó. Đây là một trong những hạn chế lớn được xác
định trong các nghiên cứu trách nhiệm xã hội hiện nay.
Các dữ liệu về trách nhiệm xã hội trong nghiên cứu này phụ thuộc các
dữ liệu thứ cấp có sẵn trong các báo cáo thường niên của các công ty
niêm yết trong khi số lượng các công ty niêm yết công bố trách nhiệm
xã hội lại tương đối ít trong suốt giai đoạn nghiên cứu. Do đó, các kết
quả bị giới hạn bởi những thông tin được thu thập từ nguồn dữ liệu này.
Như đã đề cập trước đây, Elsayed và Paton (2005) đã chỉ ra rằng nhiều
nghiên cứu trách nhiệm xã hội bị mắc phải vấn đề mô hình thông số sai
lệch và/hoặc dữ liệu hạn chế.
Chưa có được khung khái niệm trách nhiệm xã hội thống nhất, do khung
khái niệm được thực hiện bởi các nghiên cứu khác nhau hiện nay được
dựa trên các hoạt động trách nhiệm xã hội của những công ty trong mẫu
nghiên cứu và tổng quan tài liệu.
Khi tính toán các chỉ số trách nhiệm xã hội, nhiều tiêu chí trách nhiệm
xã hội không phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Hơn nữa, có nhiều công
ty khi được kiểm tra lại không có bất kỳ chữ hay câu nào liên quan đến
các tiêu chí trong bảng câu hỏi trách nhiệm xã hội được phát triển, hoặc
có những tiêu chí hầu như không thay đổi qua các năm (ví dụ, liên quan
người lao động) đã gây khó khăn trong quá trình tổng hợp và chấm
điểm.
Nghiên cứu bị giới hạn ở hai thước đo hiệu quả tài chính (ROA, TBQ)
để đo lường hiệu quả tài chính và các ảnh hưởng của ba biến kiểm soát
như quy mô công ty, đòn bẩy tài chính và ngành công nghiệp, trong khi
vẫn còn nhiều chỉ số khác (ví dụ, các chỉ số phi tài chính) cũng có thể
được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ này.
5.5. Các nghiên cứu tương lai
5.6. Kết luận
Các tài liệu đã cho thấy những lợi ích thu được từ hoạt động trách nhiệm xã hội
tốt. Trách nhiệm xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút các bên liên
quan và sự tin tưởng của các bên liên quan đối với công ty như đã thảo luận ở Chương
28
2. Nghiên cứu đã hỗ trợ lập luận rằng có một mối quan hệ cùng chiều giữa trách
nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính trong các công ty niêm yết Việt Nam, cũng như
những công ty thương xuyên công bố trách nhiệm xã hội sẽ góp phần làm cho rủi ro
công ty thấp và những công ty có công bố trách nhiệm xã hội luôn đạt được hiệu quả
tài chính tốt hơn so với những công ty không có công bố trách nhiệm xã hội. Ngoài ra,
các kỹ thuật thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích và phát triển chỉ số trách nhiệm
xã hội là một lĩnh vực mới trong nghiên cứu trách nhiệm xã hội ở Việt Nam.
Những phát hiện của nghiên cứu này phù hợp với các tài liệu đã được xác định
từ các nước khác nhau. Nghiên cứu này nghiên cứu Việt Nam như là một nước đang
phát triển. Đã có một vài nghiên cứu mô tả sự phát triển của việc phát triển khung
nghiên cứu trách nhiệm xã hội cho các nước đang phát triển. Theo Clarkson (1995),
Moore (2001), Rais và Goedegebuure (2009) và Amran (2015), sử dụng sáu thước đo
cho trách nhiệm xã hội (người lao động, khách hàng, cổ đông, môi trường, nhà cung
cấp, cộng đồng) kết hợp với hướng dẫn GRI4 nghiên cứu đã đề xuất khung nghiên
cứu trách nhiệm xã hội (gồm bốn khía cạnh: môi trường, người lao đông, cộng đồng,
sản phẩm với 23 tiêu chí hoạt động) phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Ngoài ra,
Davenport (2000), Ruf và cộng sự (2001) đã phát triển khung trách nhiệm xã hội sử
dụng mối quan hệ với các bên liên quan. Như đã mô tả ở Chương 2, thực hành trách
nhiệm xã hội khác nhau giữa các quốc gia và các nền văn hóa (Chambers, 2003;
Matten, 2004). Những nghiên cứu khác nhau đã phát triển khung trách nhiệm xã hội
phù hợp với các tài liệu và phong tục quốc gia của họ.
Các nước phát triển sử dụng các chỉ số trách nhiệm xã hội cho các mục tiêu
khác nhau, chẳng hạn như đo hiệu quả trách nhiệm xã hội, cung cấp sự minh bạch
giữa các bên liên quan và các công ty và nghiên cứu phân tích. Các chỉ số xếp hạng
trách nhiệm xã hội phổ biến là chỉ số KLD, chỉ số trách nhiệm xã hội, chỉ số AA1000,
chỉ số bền vững Dow Jone v.v Nghiên cứu này đã phát triển chỉ số trách nhiệm xã
hội vì các chỉ số hiện tại không thể áp dụng được cho các công ty niêm yết Việt Nam
bởi vì mẫu cho việc thực hành trách nhiệm xã hội của các nước phát triển không thực
hiện được ở Việt Nam.
Mục tiêu chính của nghiên cứu là kiểm tra các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã
hội và hiệu quả tài chính, và rủi ro công ty bằng việc áp dụng phương pháp phân tích
nội dung để phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội (CSR) trên cơ sở đó, kiểm tra mức độ
29
thực hành CSR cho các công ty niêm yết Việt Nam và đo lường các mối quan hệ giữa
trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính. Đối với mục tiêu này, nghiên cứu đã phân
tích dữ liệu bằng các kiểm định kinh tế lượng, phân tích hồi quy đa biến (pooled OLS,
FEM, REM). Nghiên cứu này là nghiên cứu tổng thể đầu tiên ở Việt Nam xác định
các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính sử dụng phân tích nội
dung để phát triển chỉ số trách nhiệm xã hội. Kết quả cho thấy tồn tại các mối quan hệ
có ý nghĩa giữa trách nhiệm xã hội, các khía cạnh trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài
chính trong hai trường hợp có xem xét và không có xem xét yếu tố độ trễ; những công
ty thường xuyên công bố trách nhiệm xã hội tốt qua các năm sẽ làm cho rủi ro công ty
thấp hơn; hiệu quả tài chính của công ty có công bố trách nhiệm xã hội luôn cao hơn
so với công ty không công bố trách nhiệm xã hội (hiệu quả tài chính cao hơn thể hiên
qua ROA).
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1. PGS.TS Hồ Viết Tiến, NCS Hồ Thị Vân Anh, NCS Nguyễn Đình Khôi, 2016.
Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và quản trị công ty: bằng chứng từ các công
ty niêm yết Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Hoàn thiện thể chế
cho sự phát triển bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016 –
2020” 2016. 21. 277. Nhà xuất bản Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội
(Đã xuất bản).
2. NCS Hồ Thị Vân Anh, PGS.TS Hồ Viết tiến, 2016. Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp và giá trị công ty: bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp trường (đã nghiệm thu
2016).
3. PGS.TS Hồ Viết tiến, NCS Hồ Thị Vân Anh, 2016. The corporate social
responsibility and firm value (Corporate financial performance): evidences
from Vietnam. The 1
st
Asian – Pacific Infinity conference on international
Finance, UEH 2016.
4. PGS.TS Hồ Viết Tiến, NCS Hồ Thị Vân Anh, 2017. Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp và hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam.
Tạp chí Kinh tế và phát triển Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội tháng
8/2017, số 242, trang 36 - 46.
30
5. PGS.TS Hồ Viết Tiến, NCS Hồ Thị Vân Anh, 2017. The corporate
environmental responsibility and corporate financial performance: evidences
from Vietnamese listed companies. The 13
th
Annual international conference on
Asian Law and Economics association, UEH 2017.
6. PGS.TS Hồ Viết Tiến, NCS Hồ Thị Vân Anh, ThS. Nguyễn Trung Chỉnh,
2017. The corporate environmental responsibility and corporate financial
performance: evidences from Vietnamese listed companies. Policies and
sustainable economics development - International Conference of University of
Economics Ho chi Minh City (ICUEH 2017). Journal of Economic
development, pp 647 – 665.
7. NCS Hồ Thị Vân Anh, PGS.TS Hồ Viết tiến, 2017. Trách nhiệm với môi
trường và hiệu quả tài chính: bằng chứng từ các công ty niêm yết Việt Nam. Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp trường (đã nghiệm thu, tháng 12/2017).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aguilera, R.V., Rupp, D.E., Williams, C.A. and Ganapathi, J, 2007. Putting the S back
in corporate social responsibility: a multi-level theory of social change in
organizations. Academy of Management Review, Vol. 32 No. 3, pp. 836-863.
Aliyu Baba Usman Noor Afza Amran, 2015. Corporate social responsibility practice
and corporate financial performance: evidence from Nigeria. Social
Responsibility Journal, Vol. 11, No. 4 pp 1-24.
Aras, G, Aybars, A and Cutlu, O, 2010. Managing corporate performance.
Invstigating the relationship between corporate social responsibility and
financial performance in emerging markets. International Journal of
productivity and performance management, vol 50, no 3, pp 229-254.
Arora, P., & Dharwadkar, R, 2011. Corporate Governance and Corporate Social
Responsibility (CSR): The Moderating Roles of Attainment Discrepancy and
Organization Slack. Corporate Governance: An International Review, 19(2),
136-152.
Carrol, A.B. 1999. Corporate social responsibility: evolution of a definitional
construct. Business and Society, Vol. 38 No. 3, pp. 268-295.
31
Cheung, YL, Tan, W, Ahn, H-J and Zhang, Z, 2010. Does corporate social
responsibility matter in asian emerging markets?. Journal of Business Ethics,
vol. 92, no. 3, pp 401-413.
Crisóstomo, V.L., Freire, F.D.S. and Vasconcellos, F.C.De, 2011. Corporate social
responsibility, firm value and financial performance in Brazil. Social
Responsibility Journal , Vol. 7 No. 2, pp. 295-309.
David, O, 2012. An assessment of the impact of corporate social responsibility on
Nigerian society: the examples of banking and communication industries.
Universal Journal of Marketing and Business Research, Vol. 1 No. 1, pp. 17-
43.
Dhaliwal, D., LI, O., Tsang, A. and Yang, Y, 2011. Voluntary nonfinancial disclosure
and the cost of equity capital: the initiation of corporate social responsibility
reporting. The Accounting Review, 86 (1), 59-100.
Galbreath, J, 2009. Building corporate social responsibility into strategy. European
Business Review, Vol. 21 No. 2, pp. 109-127.
Ghelli, C, 2013. Corporater social responsibility and financial performance: an
empirical evidence. MSc in Economics & Business Administration,
Copenhagen Business school. CBS.
Green, T. and Peloza, J, 2011. How does corporate social responsibility create value
for consumers. Journal of Consumer Marketing , Vol. 28 No. 1, pp. 48-56.
Guadamillas-Gómez, F. and Donate-Manzanares, M.J, 2011. Ethics and corporate
social responsibility integrated into knowledge management and innovation
technology: a case study. Journal of Management Development , Vol. 30 No. 6,
pp. 569-581.
Helslin, T. and Roach, A.P.P, 2008. Environmental issues and corporate social
responsibility in Nigeria Niger Delta region: the need for a pragmatic approach.
Journal of Social Science and Public Policy , Vol. 4, pp. 1-21.
Jitaree, W. 2015. PhD thesis “Corporate social responsibility disclosure and financial
performance: evidence from Thailand”.
Kapopoulos, P. and Lazaretou, S, 2007. Corporate ownership structure and firm
performance: evidence from Greek firm. Corporate Governance, 15 (2), 144
58.
32
Li, Q, Luo, W, Wang, Y and Wu, L, 2013. Firm performance, corporate ownership,
and corporate social responsibility disclosure in China. Business Ethics: A
European review, vol 22, no 2, pp 159-173.
Lii, Y, 2011. The effect of corporate social responsibility initiatives on consumers
identification with companies. Asian Journal of Business and Management ,
Vol. 5 No. 5, pp. 1642-1649.
Lioui, A. and Sharma, Z, 2012. Environmental corporate social responsibility and
financial performance: Disentangling direct and indirect effects. Ecological
Economics, Vol. 78, 100–111.
Menassa, E, 2010. Corporate social responsibility: an exploratory study of the quality
and extent of social disclosures by Lebanese commercial banks. Journal of
Applied Accounting Research, Vol. 11 No. 1, pp. 4-23.
Nejati, M. and Ghasemi, S, 2012. Corporate social responsibility in Iran from the
perspective of employees. Social Responsibility Journal, Vol. 8 No. 4, pp. 587-
588.
Nelling, E. and Webb, E, 2009. Corporate social responsibility and financial
performance: the „virtuous circle‟ revisited. Review of Quantitative Finance
and Accounting, Vol. 32, pp. 197-209.
Odemilin, E. G., Samy M. and Bampton, R, 2010. Corporate social responsibility: a
strategy for sustainable business success. An analysis of 20 selected British
corporations. Journal of Business in Society, Vol. 10
Samy, M., Odemilin, G. and Bampton, R, 2010. Corporate social responsibility: a
strategy for sustainable business success: an analysis of 20 selected British
companies. Corporate Governance, Vol. 10 No. 24, pp. 203-217.
Setyorini, C.T. and Ishak, Z, 2012. Corporate social and environmental disclosure: a
positive accounting theory view point. International Journal of Business and
Social Science , Vol. 3 No. 9, pp. 152-164.
Sigh, S. and Kansal, M, 2011. Voluntary disclosures of intellectual capital: An
empirical analysis. Journal of intellectual capital, 12(2), 301-318.
Skudiene, V. and Auruskeviciene, V, 2012. The contribution of corporate social
responsibility to internal employee motivation. Baltic Journal of Management ,
Vol. 7 No. 1, pp. 49-67.
33
Stanny, E. and Ely K, 2008. Corporate environmental disclosures about the effects of
climate change. Corporate Social Responsibility and Environmental
Management, 15, 338-348
Tilakasiri, KK, 2012. PhD thesis “Corporate Social Responsibility and Company
Performance: Evidence from Sri Lanka”. Victoria University.
Van de Laan, G, Van Ees, H and Van Witteloostuijn, A, 2008. Corporate social and
financial performance: an extended stakeholder theory, and empirical test with
accounting measures. Journal of Business Ethics, vol. 79, no. 3, pp 299-310.
Waddock, SA and Graves, SB, 1997. The Corporate Social Performance – Financial
Performance Link. Strategic Management Journal, 18(4): 303-319.
Young, Z. & Marais, M, 2012. A multi-level perspective of CSR reporting: The
implications of national institutions and industry risk characteristics. Corporate
Governance: An International Review, 20: 432–450.
Zhang, J, 2013. Determinants of corporate environmental and social disclosure in
Chinese listed mining, electricity supply and chemical companies annual
reports. Master of Accounting by Research, Edith Cowan University.
Zhang, X and Gu, P, 2012. On the relationship between CSR and financial
performance: an imperical study of US firms. Jonkoping University.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_trach_nhiem_xa_hoi_va_hieu_qua_tai_chinh_ban.pdf