Luận án đã giới thuyết nhận thức lý luận về thể loại truyền
thuyết và giai thoại. Đây là cơ sở, xuất phát điểm cho việc tập hợp tư
liệu, nghiên cứu những sáng tác cụ thể thuộc đối tượng nghiên cứu.
Với truyền thuyết, luận án nhấn mạnh “thực tại được phản
ánh” là hiện thực lịch sử thông qua cảm quan của nhân dân, biểu hiện
trong những hình thức nghệ thuật đặc biệt; truyền thuyết là “sử trong
truyện”; truyền thuyết gắn với niềm tin của nhân dân về những điều
được kể dù những điều đó có gắn với yếu tố hoang đường; truyền
thuyết thường tồn tại theo hệ thống truyện xoay quanh nhân vật và sự
kiện lịch sử và thường gắn với các chứng tích văn hóa. Đây là thể
loại văn học dân gian có sự hình thành và biến đổi qua các thời kỳ.
Thực tại lịch sử trong truyền thuyết đã được nhào nặn lại theo cách
cảm, cách nghĩ của nhân dân. Có khi thực tại đó trùng với chính sử
nhưng cũng nhiều trường hợp khác chính sử. Những yếu tố tưởng
tượng hoang đường, hư cấu trong truyền thuyết không chỉ là yếu tố
nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa thể hiện niềm tin, ước vọng, niềm
tin của nhân dân.
Có nhiều cách phân loại truyền thuyết. Trong luận án này,
chúng tôi phân truyền thuyết thành các tiểu loại: truyền thuyết địa
danh, truyền thuyết phong vật và truyền thuyết lịch sử.
26 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---- ----
LÊ THỊ DIỆU HÀ
TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠI
VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ
TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 62 22 34 01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TSKH. Bùi Mạnh Nhị
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh
Vào hồi , giờ , ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
- Thư viện Khoa học xã hội TP. Hồ Chí Minh
- Thư viện Trường ĐH KHXH & NV TP. Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nam Bộ là vùng đất mới của Tổ quốc. Tuy mới chỉ được
khai phá hơn ba thế kỷ, chưa có bề dầy thời gian như các vùng đất
trung du Bắc Bộ hay vùng đất ven sông Hồng, sông Mã, nhưng với
đặc điểm tự nhiên, con người, lịch sử..., Nam Bộ có truyền thống lịch
sử, văn hóa riêng trên nền thống nhất của lịch sử, văn hóa dân tộc.
Những cái tên như Gia Định, Đồng Nai, Rạch Gầm, Xoài Mút, Nhật
Tảo, “Hào khí Đồng Nai”, “Nam Kỳ lục tỉnh”, v.v... đâu chỉ là địa
danh, tên gọi bình thường, đó là mồ hôi, nước mắt, xương máu của
cha ông ta trong hành trình “mang gươm đi mở cõi”, tiến về phương
Nam khai khẩn, mở đất và giữ đất, viết tiếp những trang sử rạng ngời
của một thời “khổ nhục nhưng vĩ đại” (chữ dùng của Cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng) của dân tộc. Theo đó, trên tiến trình lịch sử Nam
Bộ từ buổi đầu hình thành đến cuối thế kỷ XIX đã nổi lên tên tuổi
các nhân vật là những người có những đóng góp lớn lao đối với cộng
đồng xã hội. Để lưu danh họ, bên cạnh những bộ sử biên niên, còn có
một dòng chảy lịch sử khác của nhận thức và tình cảm nhân dân, đó
là những truyện kể dân gian được sáng tác và lưu truyền qua bao thế
hệ. Đây là hiện tượng văn học dân gian, văn hóa dân gian có giá trị, ý
nghĩa to lớn, phản ánh sự nhận thức, tình cảm về lịch sử bằng cảm
quan nghệ thuật dân gian của người dân Nam Bộ nói riêng, cả nước
nói chung đối với con người và vùng đất thiêng liêng này. Đã có
những công trình sưu tầm, nghiên cứu về các nhân vật lịch sử Nam
Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước. Tuy nhiên, Truyền thuyết và
giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở
về trước còn chưa được sưu tầm và nghiên cứu đầy đủ, do đó cần
được sưu tầm, hệ thống hóa và đào sâu nghiên cứu thêm.
Tiếp cận với Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch
sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, chúng tôi đặt ra nhiệm
vụ tiếp tục tìm hiểu đặc trưng của truyền thuyết và đặc trưng của giai
thoại và mối quan hệ, chuyển hóa lẫn nhau của hai đối tượng này
trong thời kỳ cận đại và tại vùng đất Nam Bộ. Đây là thời kỳ tại Nam
Bộ diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử nổi bật, trọng yếu của đất nước,
dân tộc. Bên cạnh những truyền thống chung của cả nước, người dân
Nam Bộ với những đặc điểm xã hội - văn hóa, tính cách riêng, trong
hoàn cảnh lịch sử riêng, có cách tiếp cận riêng đối với những sự kiện,
nhân vật lịch sử trên mảnh đất của mình. Và do đó, nghiên cứu đề tài
2
này cũng góp phần làm sáng tỏ thêm bản chất thể loại của truyền
thuyết và giai thoại, đồng thời tô đậm thêm đặc điểm địa phương của
văn hóa dân gian Nam Bộ trên nền tảng thống nhất, đa dạng của văn
hóa dân gian cả nước.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Luận án đã trình bày khái quát những công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước về lý thuyết thể loại, những thành tựu sưu tầm,
biên khảo lịch sử, địa chí, truyện dân gian Nam Bộ, đặc biệt là truyền
thuyết, giai thoại dân gian về các nhân vật lịch sử ở Nam Bộ từ cuối
thế kỷ XIX trở về trước. Luận án cũng đã giới thiệu, nêu thành tựu
của một số công trình gần gũi với đề tài.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu
chuyên biệt nào về đề tài của luận án - một đề tài phong phú, phức
tạp, hấp dẫn cần nhiều công trình tiếp tục mở rộng, đào sâu.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ
từ cuối thế kỷ XIX là đối tượng nghiên cứu chính của luận án. Các
phương diện lịch sử, đời sống văn hóa, xã hội của cộng đồng cư dân
Nam Bộ trong mối quan hệ với thể loại truyền thuyết và giai thoại
cũng được xem là đối tượng nghiên cứu hữu quan.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là các tư liệu văn bản trong các
công trình sưu tập, biên soạn truyện dân gian và mở rộng ở các công
trình lịch sử, địa chí triều Nguyễn, công trình biên khảo, nghiên cứu
lịch sử, văn hóa Nam Bộ... có ghi chép truyện kể đã được hệ thống
hóa. Các truyện kể cùng nội dung, chủ đề trong truyện kể dân gian
các vùng miền khác, tùy theo mục đích từng phần của nội dung luận
án, được dùng để so sánh, liên hệ, để làm nổi bật đối tượng nghiên
cứu.
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý thuyết thể loại, xác lập các tiêu chí chọn lọc tư
liệu, luận án hệ thống hóa các văn bản, các nhóm truyền thuyết và
giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về
trước. Đồng thời, luận án phác họa diện mạo, phân tích đặc trưng
nghệ thuật, ý nghĩa và giá trị các truyền thuyết và giai thoại này
trong hệ thống truyện dân gian Nam Bộ nói riêng, truyện dân gian
3
Việt Nam nói chung; bước đầu xác lập mối quan hệ tương tác thể
loại giữa truyền thuyết và giai thoại, sự vận động của các thể loại này
trong sự phát triển của chúng ở thời cận đại.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp hệ thống, Phương pháp thống kê, miêu tả, Phương
pháp phân tích, so sánh, Phương pháp liên ngành. Các phương pháp
nghiên cứu này đã được sử dụng trong các chương của luận án để
thực hiện mục tiêu của đề tài và những nhiệm vụ của luận án.
Luận án giới thuyết một số khái niệm công cụ được sử dụng
trong luận án, bao gồm: đề tài, cốt truyện, đề tài - cốt truyện, môtíp
(motif) và típ (type).
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
Luận án có một số đóng góp mới sau đây:
-Trên cơ sở tiếp cận cơ sở lý thuyết về thể loại, luận án đã
khái quát lại những đặc điểm của truyền thuyết và giai thoại, tiếp tục
so sánh truyền thuyết và giai thoại folklore, đồng thời chỉ ra sự gần
gũi, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau của các thể loại này.
-Tổng quan được bức tranh vừa khái quát, vừa cụ thể tình
hình sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu truyền thuyết và giai thoại về
các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước; tiếp
cận những khía cạnh cụ thể của vấn đề văn bản hóa truyện dân gian,
bổ sung một số tư liệu sưu tầm mới về văn bản và mối quan hệ của
văn bản với các chứng tích văn hóa có liên quan.
-Đã tập hợp, sưu tầm, thống kê, phân loại, hệ thống hóa 220
truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối
thế kỷ XIX trở về trước, thời kỳ mà tại Nam Bộ diễn ra rất nhiều sự
kiện lịch sử nổi bật, trọng yếu của đất nước, dân tộc.
-Theo hướng tiếp cận thể loại, luận án đã khảo sát, miêu tả
và xác định đặc trưng nghệ thuật và giá trị của hệ thống truyền thuyết
và giai thoại về các nhân vật lịch sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở
về trước, chỉ ra đặc trưng mối quan hệ của các yếu tố điều kiện tự
nhiên, lịch sử, văn hóa, xã hội và sự hình thành, phát triển của hệ
thống truyện dân gian Nam Bộ.
4
- Kết quả nghiên cứu và nguồn truyện sưu tầm của luận án
góp phần vào việc nghiên cứu văn hóa, lịch sử địa phương, đồng
thời, góp phần lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể của
Nam Bộ.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, luận án có 5 chương:
Chương 1: Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch
sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước từ góc nhìn thể loại và từ
đặc điểm tư liệu. hệ thống truyện
Chương 2: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Nam Bộ là
những nhân vật tiền hiền khai khẩn mở đất từ cuối thế kỷ XIX trở về
trước
Chương 3: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử Nam Bộ là
những người anh hùng chiến đấu chống ngoại xâm từ cuối thế kỷ
XIX trở về trước
Chương 4: Truyền thuyết về nhân vật Nguyễn Ánh
Chương 5: Giai thoại về danh nhân, danh sĩ Nam Bộ từ cuối
thế kỷ XIX trở về trước.
CHƯƠNG 1
TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠI VỀ CÁC NHÂN VẬT
LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC
TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI VÀ TỪ ĐẶC ĐIỂM TƯ LIỆU, HỆ
THỐNG TRUYỆN
1.1. TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠI VỀ CÁC NHÂN
VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ
TRƯỚC TỪ GÓC NHÌN THỂ LOẠI
1.1.1. Thể loại truyền thuyết
Từ việc trình bày khái quát những quan niệm khá tiêu biểu
cúa các nhà nghiên cứu về truyền thuyết, luận án đã hệ thống hóa
một số đặc điểm tiêu biểu sau đây của thể loại:
Truyền thuyết phản ánh thực tại lịch sử một cách đặc thù, là
“sử trong truyện”, “truyện trong sử” trong cách đánh giá, nhìn nhận
5
lịch sử của nhân dân, gắn với hư cấu nghệ thuật. Truyền thuyết là ký
ức thiêng, tự hào của cộng đồng về lịch sử địa phương, dân tộc.
Truyền thuyết luôn tồn tại theo chuỗi, theo hệ thống các tác
phẩm về sự kiện, con người.
Truyền thuyết luôn gắn với các di tích lịch sử văn hóa, tín
ngưỡng, phong tục.
Luận án phân truyền thuyết thành các tiểu loại: truyền thuyết
địa danh, truyền thuyết phong vật và truyền thuyết lịch sử.
1.1.2. Thể loại giai thoại
Việc nghiên cứu về thể loại đến nay còn khá ít ỏi. Sự khó
khăn trong nghiên cứu giai thoại là ở phương diện tư liệu văn bản.
Thuật ngữ giai thoại, theo quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu Việt
Nam, tương đương với thuật ngữ anecdote của phương Tây.
Luận án trình bày xu hướng xác định giai thoại như là một
thể loại văn học dân gian độc lập; phân biệt giai thoại văn học và giai
thoại văn học dân gian; xác định những đặc trưng cơ bản của giai
thoại là “tính lý thú”, tính chất “gần gũi với con người thật” và yếu tố
“sự hư cấu trùng lặp”.
Luận án đề cập những biểu hiện chưa nhất quán hiện nay
trong việc phân loại, tuyển chọn tác phẩm các thể loại giai thoại,
truyện cười và truyện trạng; thống nhất với quan niệm phân giai
thoại thành các tiểu loại: giai thoại văn học, giai thoại lịch sử và giai
thoại folklore, theo cách phân loại của tác giả Vũ Ngọc Khánh.
1.1.3. Những điểm tương đồng và khác biệt giữa truyền thuyết
lịch sử và giai thoại lịch sử
Luận án trình bày những điểm tương đồng: đặc điểm tính kết
chuỗi, phạm vi đề tài, sự gắn kết nội dung với những chứng tích địa
danh, lịch sử, văn hóa, phương thức phản ánh thực tại, dạng thức tồn
tại của tác phẩm; những điểm khác biệt: dung lượng tác phẩm, ngôn
ngữ kể, chức năng thể loại, không gian, thời gian... giữa truyền
thuyết lịch sử và giai thoại lịch sử.
1.2. TRUYỀN THUYẾT VÀ GIAI THOẠI VỀ CÁC NHÂN
VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ
TRƯỚC TỪ ĐẶC ĐIỂM TƯ LIỆU, HỆ THỐNG TRUYỆN
6
1.2.1. Khái niệm Truyền thuyết và giai thoại về các nhân vật lịch
sử Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước
Nhân vật lịch sử là đối tượng trung tâm được hướng đến
trong đặc trưng phản ánh hiện thực của thể loại truyền thuyết và giai
thoại. Nhân vật lịch sử Nam Bộ là những người anh hùng chống
ngoại xâm, những danh nhân văn hoá, tức những người đã tạo nên
các thành quả văn hóa, bao gồm những người anh hùng mở cõi, có
công khai khẩn và ổn định cương thổ; nhân vật là người địa phương
hay có thể đến từ vùng miền khác nhưng có dấu ấn hoạt động trên
vùng đất. Mốc thời gian “từ cuối thế kỷ XIX trở về trước” mang tính
quy ước từ điểm khởi đầu lịch sử hình thành, gìn giữ vùng đất Nam
Bộ tính đến cuối thế kỷ XIX.
1.2.2. Tình hình tư liệu
Luận án tập hợp, khảo sát nguồn tư liệu sưu tầm, nghiên cứu
văn học dân gian Nam Bộ phân theo hai thời kỳ: thời kỳ trước Cách
mạng tháng Tám, tương ứng với thời kỳ nhà Nguyễn và thời kỳ từ
sau Cách mạng tháng Tám đến nay, gắn với mốc trước và sau năm
1975 đến nay.
Luận án tiến hành khảo sát 3 nhóm tư liệu: nhóm tư liệu lịch
sử, địa chí triều Nguyễn (5 tư liệu), nhóm tư liệu sưu khảo, nghiên
cứu lịch sử, văn hóa, địa phương chí... Nam Bộ (34 tư liệu), nhóm tư
liệu sưu tập, biên soạn, điền dã (25 tư liệu), tổng cộng có 64 tư liệu.
Các tư liệu phong phú nhưng không thuần nhất, đặt ra những vấn đề
về văn bản tư liệu.
Luận án đặt ra ngoài phạm vi khảo sát các văn bản có nội
dung trích dẫn và bình sử, hình thức sáng tác truyện kể lịch sử và văn
bản ghi chép lịch sử hay văn học sử.
1.2.3. Hệ thống truyện
Luận án xác định nguồn tư liệu sưu tầm, biên soạn; đề ra tiêu
chí chất dân gian và tiêu chí thể loại; nêu một số trường hợp tồn nghi
thuộc về chất lượng bản kể.
Tiêu chí phân loại các hệ thống truyện dựa vào nội dung, chủ
đề. Các hệ thống nội dung chủ đề tương ứng với các hệ thống nhân
vật. Tư liệu có 3 hệ thống nhân vật lịch sử gồm: nhân vật khai khẩn
mở đất, nhân vật xây dựng, kiến tạo văn hóa và nhân vật chiến đấu
7
chống ngoại xâm gắn với tiến trình lịch sử Nam Bộ. Bên cạnh đó,
những dấu ấn lịch sử, văn hóa đã trở thành chất liệu cho sự hình
thành mảng truyền thuyết về nhân vật Nguyễn Ánh.
Hệ thống truyện về đề tài của luận án có tổng số 220 đơn vị
truyện xoay quanh 104 nhân vật lịch sử, được phân thành 4 nhóm
truyện: Truyền thuyết về các nhân vật lịch sử là những nhân vật tiền
hiền, khai khẩn mở đất từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, Truyền
thuyết về các nhân vật lịch sử là những người anh hùng chiến đấu
chống ngoại xâm từ cuối thế kỷ XIX trở về trước, Truyền thuyết về
nhân vật Nguyễn Ánh, Giai thoại về những danh nhân, danh sĩ Nam
Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước.
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu đi trước,
luận án khái quát lại khái niệm về truyền thuyết và giai thoại, trình
bày những đặc điểm của hai thể loại này và trình bày nguồn tư liệu là
đối tượng nghiên cứu, các tiêu chí xác định nguồn tư liệu này. Đối
với giai thoại, qua sự phân loại, luận án tập trung phân tích những
đặc thù của giai thoại folklore; tiếp tục so sánh truyền thuyết và giai
thoại folklore, đồng thời chỉ ra sự gần gũi, thâm nhập, chuyển hóa
lẫn nhau của chúng; đề cập đến nhũng truyền thuyết và giai thoại kể
cùng một sự kiện và nhân vật lịch sử để qua đây thấy rõ hơn sự khác
biệt và thâm nhập lẫn nhau giữa hai thể loại này.
Tư liệu nguồn truyện được phân mốc thời gian theo phân kỳ
lịch sử, nhằm thể hiện những nét khái quát của tiến trình sưu tầm,
nghiên cứu văn học dân gian Nam Bộ nói riêng. Các loại tư liệu
phong phú và đa dạng, tuy nhiên, tư liệu liên quan đến đề tài còn
phân tán, vấn đề ghi chép, văn bản hóa còn nhiều bất cập; tư liệu văn
bản đáp ứng yêu cầu của đề tài nghiên cứu, song số lượng truyện từ
tư liệu điền dã còn hạn chế, chất lượng truyện kể trong một số trường
hợp cần được khảo sát kỹ trên nhiều bình diện.
CHƯƠNG 2
TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ
LÀ NHỮNG NHÂN VẬT TIỀN HIỀN KHAI KHẨN MỞ ĐẤT
TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC
2.1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG TRUYỆN
8
Luận án giới thuyết về truyền thuyết về các nhân vật lịch sử
là những nhân vật tiền hiền khai khẩn mở đất từ cuối thế kỷ XIX trở
về trước; xác định đặc điểm thể loại truyền thuyết của truyện về
những nhân vật tiền hiền khai khẩn mở đất trên các dấu hiệu: chức
năng thể loại, cơ sở thời gian và đặc điểm sáng tạo nghệ thuật, nhân
vật, sự gắn kết giữa truyện kể với các chứng tích địa danh, lịch sử,
văn hóa.
Thuộc hệ thống truyền thuyết này, luận án tập hợp 37 truyền
thuyết và 4 dị bản, xoay quanh 31 nhân vật lịch sử.
Trên tiêu chí đề tài, nội dung và đặc điểm nhân vật, luận án
phân hệ thống truyện thành 2 bộ phận: Truyền thuyết liên quan đến
việc khẩn đất, chống động vật gây hại và chống thiên tai dịch bệnh
và Truyền thuyết liên quan đến việc xây dựng công trình giúp đỡ
cộng đồng.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
Các truyện có mô hình cốt truyện truyền thống với lược đồ
gồm ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc, gắn với các tiến trình sự
kiện sau: 1. Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân
vật. 2. Công tích, hoạt động của nhân vật. 3. Chung cục.
Luận án xác định 2 kiểu nhân vật của các nhóm truyện gắn
với 2 đề tài - cốt truyện; thống kê 18 môtíp biểu hiện cụ thể trong các
đề tài - cốt truyện.
Về cách thức chung (thực hiện ở các chương 2, 3, 4, 5),
trong quá trình miêu tả những môtíp của các nhóm truyện, luận án
liên hệ, so sánh với các yếu tố truyền thống, nhằm làm nổi rõ những
nét đặc thù của những môtíp thuộc các nhóm truyện được khảo sát
chính.
Luận án đã miêu tả cấu tạo truyện của các nhóm truyện. Cụ
thể như sau:
Truyền thuyết liên quan đến việc khẩn đất, chống động
vật gây hại và chống thiên tai, dịch bệnh
Hệ thống truyền thuyết có kiểu nhân vật trung tâm là Người
đi khai sơn phá thạch, tìm sự ấm no cho cộng đồng. Tương ứng
với kiểu nhân vật, hệ thống truyền thuyết có đề tài - cốt truyện:
9
Người có công khẩn đất, chống động vật gây hại và chống thiên
tai dịch bệnh.
Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề
tài – cốt truyện này như sau: Vùng đất hoang sơ nhân vật theo
đoàn di dân hoặc kêu gọi người dân đến khai hoang, lập ấp đánh
đuổi, trừ động vật gây hại hoặc chống thiên tai dịch bệnh kết quả
sự kiện.
Đề tài - cốt truyện có thể xác lập xoay quanh nhân vật mang
đặc điểm: Nhân vật thủ lĩnh cộng đồng cư dân một vùng đất mới,
Nhân vật có sức khỏe hơn người, có công diệt thú dữ và Nhân vật
dùng thần lực khống chế động vật gây hại hoặc cầu thần lực đẩy lùi
thiên tai dịch bệnh.
- Nhân vật thủ lĩnh cộng đồng cư dân một vùng đất mới
Nhóm này có 14 truyện, 2 dị bản. Sơ đồ kết cấu cốt truyện:
Vùng đất hoang sơ nhân vật theo đoàn di dân hoặc kêu gọi người
dân đến khai hoang, lập ấp được ghi nhớ, thờ cúng.
Có 09 môtíp của cốt truyện.
- Nhân vật có sức khỏe hơn người, có công diệt thú dữ,
động vật gây hại
Nhóm này có 5 truyện. Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Vùng đất
hoang sơ tăng sĩ hay nhân vật kỳ tài đánh đuổi, diệt trừ động vật
gây hại diệt được thú dữ, động vật gây hại hoặc bị giết hại
được ghi nhớ, thờ cúng.
Có 06 môtíp gắn với sơ đồ cốt truyện trên.
- Nhân vật dùng thần lực khống chế động vật gây hại
hoặc cầu thần lực đẩy lùi thiên tai dịch bệnh.
Nhóm này có 9 truyện, 2 dị bản. Sơ đồ kết cấu cốt truyện:
Vùng đất hoang sơ nhân vật tôn giáo dùng thần lực hoặc cầu thần
lực khống chế động vật gây hại, trừ thiên tai dịch bệnh / hay người
theo đoàn di dân cầu thần lực trừ thiên tai dịch bệnh thú dữ khuất
phục hay dịch bệnh bị đẩy lùi nhân vật được lưu tên địa danh
hoặc được ghi nhớ, thờ cúng.
Có 11 môtíp gắn với sơ đồ cốt truyện.
10
Truyền thuyết liên quan đến việc xây dựng công trình
giúp đỡ cộng đồng
Hệ thống truyền thuyết có kiểu nhân vật trung tâm là Người
đi tiên phong kiến tạo công trình, Tương ứng với kiểu nhân vật, hệ
thống truyền thuyết có đề tài - cốt truyện: Người có công kiến tạo
công trình cải tạo môi trường khẩn hoang và kiến thiết công
trình giúp đỡ cuộc sống cộng đồng.
Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề
tài – cốt truyện này như sau: Vùng đất hoang sơ nhân vật theo
đoàn di dân hoặc quan nhân tăng sĩ, người có tài lực kiến thiết công
trình giúp đỡ cuộc sống cộng đồng lưu tên địa danh hoặc được ghi
nhớ, thờ cúng.
Đề tài - cốt truyện có thể xác lập xoay quanh nhân vật mang
đặc điểm: Người xây dựng công trình và Nhân vật tôn giáo hay
người có tài lực kiến thiết công trình.
- Người xây dựng công trình
Nhóm này có 4 truyện. Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Vùng đất
hoang sơ quan nhân tổ chức xây dựng công trình phục vụ khẩn
hoang lưu tên địa danh hoặc được sắc phong.
Có 05 môtíp gắn với sơ đồ cốt truyện.
- Người có tài lực hay nhân vật tôn giáo kiến thiết công
trình
Nhóm này có 5 truyện. Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Vùng đất
hoang sơ nhân vật theo đoàn di dân hoặc tăng sĩ, người có tài lực
xây dựng công trình giúp đỡ cuộc sống của cộng đồng cư dân
nhân vật được lưu tên địa danh hoặc được ghi nhớ, thờ cúng.
Có 08 môtíp gắn với sơ đồ cốt truyện.
2.3. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỆN
- Sự phản ảnh một mặt tiến trình lịch sử Nam Bộ gắn với
những nhân vật người anh hùng khai phá
Thông qua hình tượng nhân vật người anh hùng khai phá, hệ
thống truyền thuyết đã phản ánh đặc điểm quá trình đấu tranh tạo
dựng địa bàn sinh sống của các lớp cư dân Nam Bộ trên vùng đất
11
mới. Tuy nhiên, không ít truyện kể còn mang tính chất ghi chép sự
kiện, chưa phát triển hoàn chỉnh để có được những hình tượng nhân
vật có tính khái quát cao.
- Ý nghĩa phản ánh đặc điểm của văn hóa mở đất
Hệ thống truyện đã biểu hiện những bối cảnh, những thành
tựu, nếp quen sinh hoạt, cách thức ứng xử xã hội của các lớp cư dân
trong tiến trình khai phá vùng đất mới, mang nét đặc trưng Nam Bộ:
trọng nghĩa tình, sẵn sàng xả thân, nghĩa cử cao đẹp, có tính nhân
văn.
Tiểu kết chương 2
Luận án khái quát diện mạo thể loại và cơ cấu văn bản làm
cơ sở để khảo sát đặc trưng và giá trị hệ thống truyện, một bộ phận
truyện dân gian để lại dấu ấn sâu đậm trên những chặng đường lịch
sử Nam Bộ, gắn với những điều kiện đặc thù của tiến trình cha ông ta
khẩn hoang một vùng đất mới; miêu tả nội dung, phân tích đặc điểm
cấu tạo của hệ thống truyện; kiến giải đặc trưng, giá trị nội dung của
hệ thống truyện này trên cơ sở những nét đặc thù về điều kiện tự
nhiên, lịch sử, văn hóa Nam Bộ; phân tích sự xâm nhập lẫn nhau
giữa tiểu loại truyền thuyết địa danh và truyền thuyết lịch sử, thể
hiện sự vận động, biến đổi trong hệ thống thể loại theo đặc trưng của
văn học dân gian; so sánh, liên hệ với các truyền thuyết gần gũi trên
vùng đất và ở các vùng miền khác, để chỉ ra những nét đặc thù của
mảng đề tài, nội dung về khẩn hoang và sự tiếp nối tiến trình của một
thể loại truyện dân gian ở vùng đất mới, nhằm làm nổi rõ hơn đặc
trưng của nhóm truyền thuyết được khảo sát chính.
CHƯƠNG 3
TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN VẬT LỊCH SỬ NAM BỘ
LÀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG CHIẾN ĐẤU CHỐNG
NGOẠI XÂM TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC
3.1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG TRUYỆN
Luận án giới thuyết về truyền thuyết về các nhân vật lịch sử
Nam Bộ là những người anh hùng chiến đấu chống ngoại xâm từ
cuối thế kỷ XIX trở về trước; xác định đặc điểm thể loại truyền
thuyết của truyện về những người anh hùng chiến đấu chống ngoại
xâm trên các dấu hiệu: chức năng thể loại, cơ sở thời gian và đặc
12
điểm sáng tạo nghệ thuật, sự gắn kết nội dung với chứng tích địa
danh, lịch sử, văn hóa...; xác lập hai tiểu loại truyền thuyết địa danh
và truyền thuyết lịch sử của hệ thống truyện.
Luận án tập hợp 91 truyền thuyết và 1 dị bản, xoay quanh 58
nhân vật lịch sử.
Trên tiêu chí đề tài, nội dung, đặc điểm nhân vật, yếu tố thời
gian lịch sử, chúng tôi phân hệ thống truyện thành 2 bộ phận: Truyền
thuyết về người anh hùng mở cõi, chống nạn xâm lấn từ giai đoạn
trước khi thực dân Pháp xâm lược trở về trước và Truyền thuyết về
người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp đến cuối thế kỷ XIX.
Truyền thuyết về người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp đến
cuối thế kỷ XIX có quy mô khá lớn trong hệ thống. Dựa vào nhân
vật và trình tự thời gian những cuộc khởi nghĩa chống Pháp có tiếng
vang lớn và những cuộc khởi nghĩa chống Pháp khác, chúng tôi tập
hợp các truyện kể như sau: Truyện về Trương Định và nhân vật, sự
kiện liên quan, Truyện về Thiên Hộ Dương và nhân vật, sự kiện liên
quan, Truyện về Nguyễn Trung Trực và nhân vật, sự kiện liên quan,
Truyện về Thủ khoa Huân và nhân vật, sự kiện liên quan, Truyện về
Trần Văn Thành và các nhân vật trong tổ chức tôn giáo vùng Thất
Sơn, Truyện về các nhân vật khởi nghĩa khác ở Đông Nam Bộ,
Truyện về các nhân vật khởi nghĩa khác ở Tây Nam Bộ.
3.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
Các truyền thuyết có mô hình cốt truyện truyền thống với
lược đồ gồm ba phần, gắn với các tiến trình sự kiện sau: 1. Lai lịch,
hoàn cảnh xuất hiện nhân vật. 2. Tài năng, công tích của nhân vật. 3.
Chung cục.
Luận án xác định 2 kiểu nhân vật của các nhóm truyện gắn
với 3 đề tài - cốt truyện và thống kê 38 môtíp biểu hiện trong các đề
tài - cốt truyện.
Cấu tạo truyện của các nhóm truyện được miêu tả như sau:
Truyền thuyết về người anh hùng mở cõi, chống nạn xâm
lấn từ giai đoạn trước khi thực dân Pháp xâm lược trở về trước
Hệ thống truyền thuyết có kiểu nhân vật trung tâm là Người
anh hùng định quốc, an bang. Tương ứng với kiểu nhân vật, hệ
13
thống truyền thuyết có đề tài - cốt truyện: Người anh hùng lập
chiến công hoặc mất do gian lao hay thất trận, hy sinh.
Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề
tài – cốt truyện này như sau: Quan nhân hay nhân vật thủ lĩnh cộng
đồng thực thi trách nhiệm thắng trận, lập công hoặc hy sinh
hiển linh được ghi nhớ, thờ cúng.
Các nhân vật là Người có công định an bờ cõi và Người có
công dẹp loạn ở vùng biên cương.
- Người có công định an bờ cõi
Nhóm này có 7 truyện. Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Quan nhân
nhận lệnh triều đình đi kinh lý, đánh giặc... thắng trận, lập công
hoặc mất do gian lao hiển linh, được ghi nhớ, thờ cúng.
Có 09 môtíp gắn với sơ đồ cốt truyện.
- Người có công dẹp loạn ở vùng biên cương
Nhóm này có 5 truyện và 1 dị bản. Sơ đồ kết cấu cốt truyện:
Quan nhân hay thủ lĩnh cộng đồng nhận lệnh triều đình trấn giữ biên
cương hay bảo vệ dân cư... thất trận, hy sinh, tuẫn tiết hiển
linh, được ghi nhớ, thờ cúng.
Có 07 môtíp của cốt truyện.
Truyền thuyết về người anh hùng khởi nghĩa chống Pháp
đến cuối thế kỷ XIX
Hệ thống truyền thuyết có kiểu nhân vật trung tâm là Người
anh hùng cứu nước. Tương ứng với kiểu nhân vật, hệ thống truyền
thuyết có 2 đề tài - cốt truyện: Người anh hùng với sức khỏe, tài trí
và chiến công và Người anh hùng với sự thất bại và cái chết kiên
cường.
Đề tài - cốt truyện Người anh hùng với sức khỏe, tài trí
và chiến công
Nhân vật là Người có tài thao lược, ra trận lập công.
Nhóm này có 18 truyện. Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Nhân vật
lãnh tụ khởi nghĩa hay tướng lĩnh, nghĩa binh tài ba hơn người thể
hiện tài năng, chiến công thắng lợi dấu tích lưu lại.
14
Có 12 môtíp gắn với sơ đồ cốt truyện.
Đề tài - cốt truyện Người anh hùng với sự thất bại và cái
chết kiên cường
Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề
tài – cốt truyện này như sau: Nhân vật lãnh tụ, tướng lĩnh, nghĩa binh
thể hiện tài năng, chiến công thất bại, hy sinh và cái chết kiên
cường được ghi nhớ, thờ cúng.
Đề tài - cốt truyện có thể xác lập xoay quanh nhân vật mang
đặc điểm: Sự thất bại và phiêu bạt của những chiến binh đánh giặc,
Người anh hùng với cái chết trong chiến trận và Người anh hùng với
cái chết bi phẫn nơi pháp trường.
- Sự thất bại và phiêu bạt của những chiến binh đánh
giặc
Nhóm này có 17 truyện. Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Nhân vật
lãnh tụ khởi nghĩa đi tìm phương kế phục binh bị hại do nhầm lẫn
/ Tướng lĩnh, nghĩa binh hay nhân vật tôn giáo ra trận đánh giặc, lập
công hoặc tham gia ủng hộ kháng chiến thất bại và phiêu bạt
được ghi nhớ, thờ cúng.
Có 14 môtíp của cốt truyện.
- Người anh hùng với cái chết trong chiến trận
Nhóm này có 16 truyện. Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Nhân vật
lãnh tụ, tướng lĩnh nghĩa binh ra trận đánh giặc hoặc quần chúng ủng
hộ kháng chiến sa vào tay giặc, hy sinh trên trận địa hiển linh
được ghi nhớ, thờ cúng.
Có 13 môtíp của cốt truyện.
- Người anh hùng với cái chết bi phẫn nơi pháp trường
Nhóm này có 28 truyện. Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Người
lãnh tụ, tướng lĩnh nghĩa binh ra trận đánh giặc lập công hay quần
chúng ủng hộ lãnh tụ khởi nghĩa sa vào tay giặc, hy sinh nơi pháp
trường hiển linh được ghi nhớ, thờ cúng.
Có 22 môtíp gắn với sơ đồ cốt truyện.
Qua miêu tả, trong hệ thống truyền thuyết, các hình thức cấu
tạo cốt truyện và môtíp có sự tiếp nối các yếu tố truyền thống đồng
15
thời có sự vận động, biến đổi. Các truyện kể đi theo mô hình cốt
truyện truyền thống. Những môtíp về tài năng, chiến công, cái chết
bi tráng, sự hiển linh... đặc thù của thể loại xuất hiện ổn định. Đây là
sự tiếp nối các yếu tố truyền thống của văn học dân gian. Bên cạnh
đó, kết cấu cốt truyện đã có những biến đổi. Biểu hiện tập trung nhất
là ở những môtip xoay quanh nhân vật, hình tượng trung tâm của
truyền thuyết.
3.3. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỆN
- Sự phản ảnh một mặt tiến trình lịch sử Nam Bộ gắn với
hình tượng người anh hùng chống ngoại xâm
Cùng với đề tài về khai khẩn mở đất, truyền thuyết về cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm đã tìm được chất liệu mới, hồi sinh
cảm hứng, thể hiện đặc thù tư tưởng thẩm mỹ của văn học dân gian ở
vùng đất phương Nam. Hệ thống truyền thuyết về cuộc kháng chiến
chống Pháp đã xây dựng không chỉ là hình tượng những cá nhân
riêng lẻ mà là hình tượng một tập thể anh hùng.
- Một hiện tượng văn học dân gian độc đáo gắn với lịch
sử
Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống truyền thuyết
này có mối quan hệ song hành với các chặng đường lịch sử của dân
tộc, đã minh chứng cho “tính chất lịch sử” và “sự ra đời trong lịch
sử” của đặc trưng thể loại truyền thuyết. Tâm lý tôn trọng lịch sử
của nhân dân biểu hiện không chỉ ở thái độ trân trọng đối với các
nhân vật bị che lấp do thiên kiến mà còn ở những ghi nhận khách
quan đối với những thông tin lịch sử sai lệch.
Tiểu kết chương 3
Luận án khái quát diện mạo thể loại và cơ cấu hệ thống
truyện, làm cơ sở để triển khai các bước khảo sát, nghiên cứu cụ thể;
nhận diện khía cạnh sự tương tác qua lại trong hệ thống thể loại của
truyền thuyết diễn ra ở cấp độ tiểu loại; xác định diện mạo đặc thù
của hệ thống truyện, thông qua việc tập trung miêu tả, phân tích đặc
điểm cấu tạo, khái quát giá trị nội dung; chỉ ra đặc điểm sự tiếp nối
các yếu tố truyền thống và sự vận động, biến đổi về mặt thể loại của
nhóm truyền thuyết; nhận diện xu hướng chung của sự hình thành và
phát triển của truyền thuyết ở giai đoạn muộn so với truyền thuyết
thời cổ; với việc xác lập các yếu tố đặc trưng nghệ thuật, bước đầu
16
khái quát hóa quá trình phát triển của truyền thuyết Nam Bộ trong
việc phản ánh lịch sử, từ buổi đầu khi cha ông tiến về khẩn hoang,
mở cõi đất phương Nam đến khi bước vào cuộc kháng chiến gian
khổ chống thực dân Pháp; minh chứng cho thấy tính truyền thống
của thể loại: truyền thuyết về chống ngoại xâm luôn có số lượng cao
và có sức hấp dẫn nghệ thuật.
CHƯƠNG 4
TRUYỀN THUYẾT VỀ NHÂN VẬT NGUYỄN ÁNH
4.1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG TRUYỆN
Luận án giới thuyết truyền thuyết về nhân vật Nguyễn Ánh;
xác định đặc điểm thể loại truyền thuyết về Nguyễn Ánh về hình
thức tác phẩm, thái độ người kể, người nghe, nhân vật, cách thức thể
hiện sự gắn kết nội dung với chứng tích địa danh, lịch sử, văn hóa...,
đồng thời chỉ ra tính chất giao thoa giữa truyền thuyết và giai thoại
về Nguyễn Ánh trong tính chất biến đổi, chuyển hóa về thể loại.
Luận án tập hợp 52 truyện và 9 dị bản về nhân vật Nguyễn
Ánh.
Địa bàn lưu hành nguồn truyện có số lượng truyện như sau:
Bà Rịa - Vũng Tàu (3), Đồng Nai (1), Bình Dương (1), Gia Định (1),
Tây Ninh (1), Long An (3), Tiền Giang (2), Bến Tre (3), Vĩnh Long
(2), Trà Vinh (2), Đồng Tháp (3), Cần Thơ (3), Sóc Trăng (3), An
Giang (6), Châu Đốc (3), Kiên Giang (6), Bạc Liêu (4), Cà Mau (5).
4.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
Các truyền thuyết có mô hình cốt truyện truyền thống với
lược đồ gồm ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc, gắn với các tiến
trình sự kiện sau: 1. Nêu bối cảnh sự kiện, sự xuất hiện của nhân vật.
2. Diễn biến sự kiện về nhân vật. 3. Kết thúc sự kiện.
Luận án thống kê được 16 môtíp biểu hiện về nhân vật.
Cấu tạo truyện của nhóm truyện được miêu tả sau:
Hệ thống truyền thuyết có kiểu nhân vật trung tâm là Người
khai sáng vương triều và quá trình gian nan trước khi lên ngôi.
Tương ứng với kiểu nhân vật, hệ thống truyền thuyết có đề tài - cốt
truyện: Những hành trạng ly kỳ của Nguyễn Ánh trong hành
trình trốn lánh Tây Sơn.
17
Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề
tài – cốt truyện này như sau: Nguyễn Ánh bị truy đuổi, chạy nạn
được sự trợ giúp hoặc không được trợ giúp / hay vào địa phận vùng
đất có những hành trạng, hoạt động trên đường bôn tẩu kết quả
hay dấu tích lưu lại (về nhân vật, sự kiện).
Đề tài - cốt truyện có thể xác lập xoay quanh nhân vật mang
đặc điểm: Sự phù trợ thần kỳ cho vị vua tương lai, Con người trợ
giúp, Những dấu ấn hành trạng và dấu tích lưu lại.
- Sự phù trợ thần kỳ cho vị vua tương lai
Nhóm này có 12 truyện và 6 dị bản. Sơ đồ kết cấu cốt
truyện: Nguyễn Ánh bị truy đuổi nguy khốn trông trời, khấn
nguyện xuất hiện vật linh, điềm lạ trợ giúp thoát hiểm đặt tên
vật trợ giúp hay về sau sắc phong danh hiệu thờ cúng.
Có 08 môtíp của cốt truyện.
- Con người trợ giúp
Nhóm này có 10 truyện. Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Nguyễn
Ánh bị truy đuổi, chạy nạn hay vào địa phận vùng đất được con
người trợ giúp giải nguy Nguyễn Ánh hay người dân đặt tên đất,
tên sản vật liên quan sự kiện hoặc về sau lên ngôi ban tên, ban sắc tứ.
Có 08 môtíp của cốt truyện.
- Những dấu ấn hành trạng và dấu tích lưu lại
Nhóm này có 30 truyện và 3 dị bản.
Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Nguyễn Ánh bị truy đuổi, chạy nạn
hay vào địa phận vùng đất có những hành trạng, hoạt động trên
đường dấu tích lưu lại.
Có 11 môtíp gắn với sơ đồ cốt truyện.
4.3. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỆN
- Sự thể hiện thái độ tình cảm của người dân Nam Bộ đối
với Nguyễn Ánh
Các truyện kể được sáng tác và lưu truyền đã thể hiện ở bề
sâu thái độ tình cảm của người dân Nam Bộ đối với Nguyễn Ánh.
Thái độ tình cảm này biểu hiện đậm nét trong những truyện kể có nói
18
đến nguồn gốc địa danh. Nhìn chung là thái độ tâm lý tích cực của
người dân đối với Nguyễn Ánh. Nguyên nhân của thái độ tình cảm
như vậy được lý giải cụ thể trong luận án.
- Ý nghĩa văn hóa
Các truyện kể có mối liên hệ gắn kết với các chứng tích văn
hóa, bao gồm địa danh, di tích thờ cúng, tín ngưỡng, lễ hội dân
gian... trên nhiều địa phương Nam Bộ, họp thành một không gian
văn hóa của hệ thống truyện. Tuy nhiên, sự gắn kết nói trên mang ý
nghĩa hư cấu, thêu dệt là chủ yếu, với xu hướng đưa sự kiện về nhân
vật.
- Về vấn đề “Gia Long phục quốc” (khôi phục cơ đồ)
Trên chất liệu đề tài, nội dung, truyện dân gian về Nguyễn
Ánh trong sự vận động, phát triển đã mở rộng ý nghĩa trong mối liên
hệ với lĩnh vực sáng tác của văn chương thành văn đầu thế kỷ XX,
trong tiến trình phát triển của văn hoá, lịch sử Nam Bộ.
Tiểu kết chương 4
Luận án khảo sát, miêu tả, phân tích, đánh giá hệ thống
truyện, đi từ cơ sở khái quát diện mạo thể loại, cơ cấu văn bản tư liệu
truyện; nhận diện yếu tố sự thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau trong hệ
thống thể loại của truyền thuyết và giai thoại biểu hiện ở nhóm
truyện; xác định diện mạo đặc thù của hệ thống truyện, thông qua
việc tập trung miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo, đồng thời khái
quát về giá trị nội dung; đặt trong sự so sánh, đối chiếu với nhóm
truyện cùng loại hoặc gần gũi ở các vùng miền khác, khám phá
những nét đặc trưng riêng của hệ thống truyền thuyết về nhân vật
Nguyễn Ánh ở vùng Nam Bộ; đề cập đến dấu ấn tồn tại của nhóm
truyện thể hiện trong văn bản văn học của thời kỳ sau, biểu hiện của
tương tác giữa văn học dân gian và văn học viết, được coi là quy luật
chung của mọi nền văn học.
CHƯƠNG 5
GIAI THOẠI VỀ NHỮNG DANH NHÂN, DANH SĨ NAM BỘ
TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC
5.1. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG TRUYỆN
19
Luận án giới thuyết về giai thoại về những danh nhân, danh
sĩ Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX trở về trước; xác định đặc điểm thể
loại giai thoại của truyện về những danh nhân, danh sĩ Nam Bộ trên
các dấu hiệu: hình thức, dung lượng tác phẩm, yếu tố lời thoại, cách
thức xây dựng sự kiện, tình tiết, nhân vật...; xác lập ba tiểu loại: giai
thoại lịch sử, giai thoại văn học và giai thoại folklore của hệ thống
truyện.
Thuộc hệ thống giai thoại này, luận án tập hợp 40 truyện về
những danh nhân, danh sĩ Nam Bộ và 3 dị bản, xoay quanh 14 nhân
vật lịch sử.
5.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
Các giai thoại có mô hình cốt truyện truyền thống với lược
đồ gồm ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc, gắn với các tiến
trình sự kiện sau: 1. Giới thiệu nhân vật và tình huống sự việc. 2.
Diễn tiến sự việc. 3. Kết quả sự việc.
Có 4 kiểu nhân vật của các nhóm truyện gắn với 4 đề tài -
cốt truyện và có 29 môtíp, biểu hiện cụ thể trong các đề tài - cốt
truyện được thống kê.
Cấu tạo truyện của các nhóm truyện được miêu tả như sau:
Hệ thống giai thoại có kiểu nhân vật trung tâm thứ nhất là
Những quan nhân nổi tiếng. Tương ứng với kiểu nhân vật, hệ
thống giai thoại có đề tài - cốt truyện: Những con người xuất
chúng, cá tính đặc biệt.
Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề
tài – cốt truyện này như sau: Nhân vật đại quan có lối hành xử tỏ rõ
đức độ, phẩm chất hay có những dấu ấn đặc biệt về con người nêu
gương sáng, được ngợi khen hay tôn phục.
Đề tài - cốt truyện có thể xác lập xoay quanh nhân vật mang
đặc điểm: Những quan nhân “thương nước, thương dân” và Những
con người có dấu hiệu khác thường.
- Những quan nhân “thương nước, thương dân”
Nhóm này có 7 truyện và 1 dị bản. Sơ đồ kết cấu cốt truyện:
Nhân vật đại quan trong việc thực thi chức trách và trong quan hệ xã
20
hội có lối hành xử tỏ rõ đức độ, phẩm chất nêu gương sáng,
được ngợi khen.
Có 05 môtíp gắn với sơ đồ cốt truyện.
- Những con người có dấu hiệu khác thường
Nhóm này có 8 truyện. Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Nhân vật
đại quan hay danh sĩ nổi tiếng có những dấu ấn đặc biệt về con
người và hành trạng được dân chúng tôn phục.
Có 07 mô típ của cốt truyện.
Hệ thống giai thoại có kiểu nhân vật trung tâm thứ hai là
Những văn tài địa phương. Tương ứng với kiểu nhân vật, hệ thống
giai thoại có đề tài - cốt truyện: Con người của truyền thống văn
tài địa phương.
Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề
tài – cốt truyện này như sau: Danh sĩ trong sinh hoạt văn học hay
trong tình huống ứng đối thơ văn thể hiện tài văn hay dấu ấn hoạt
động văn chương kết quả sự kiện về nhân vật.
Đề tài - cốt truyện có thể xác lập với nhân vật mang đặc
điểm: Danh sĩ trong sinh hoạt văn học và Tài ứng đối, ứng tác.
- Danh sĩ trong sinh hoạt văn học
Nhóm này gồm 2 truyện và 1 dị bản. Sơ đồ kết cấu cốt
truyện: Danh sĩ trong sinh hoạt văn học tình huống sáng tác tác
phẩm hay hoạt động thi đàn được ngợi khen hay lưu tên thi đàn.
Có 02 môtíp gắn với sơ đồ cốt truyện.
- Tài ứng đối, ứng tác
Nhóm này có 8 truyện. Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Danh sĩ
trong tình huống ứng khẩu đối đáp so tài văn, ra câu đối, bài thơ
đề tặng, biện bác hay châm biếm, đả kích sự tán thưởng, hài lòng.
Có 06 môtíp của cốt truyện.
Hệ thống giai thoại có kiểu nhân vật trung tâm thứ ba là
Những danh nhân trên lịch sử vùng đất. Tương ứng với kiểu nhân
vật, hệ thống giai thoại có đề tài - cốt truyện: Cảm hứng đặt tên địa
danh.
21
Nhân vật mang đặc điểm: Nhân vật đặt tên địa danh.
Nhóm này có 3 truyện.
Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Danh nhân, danh sĩ trong dịp đi
qua thấy địa cuộc, địa vật cho xây, đặt hay đổi tên vùng đất, di
tích nhằm ban chúc điều tốt đẹp.
Có 02 môtíp của cốt truyện.
Hệ thống giai thoại có kiểu nhân vật trung tâm thứ tư là
Người trí thức yêu nước. Tương ứng với kiểu nhân vật, hệ thống
giai thoại có đề tài - cốt truyện: Đối kháng thực dân và tay sai.
Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề
tài – cốt truyện này như sau: Danh sĩ có những hoạt động yêu nước
hoặc đối thoại với thực dân và tay sai ứng đối thơ văn hoặc xử trí
linh hoạt kết quả sự kiện về nhân vật.
Đề tài - cốt truyện có thể xác lập xoay quanh nhân vật mang
đặc điểm: Danh sĩ với chí hướng chống giặc và Đối thoại - “lắc đầu”
(hay Danh sĩ với thái độ bất hợp tác).
- Danh sĩ với chí hướng chống giặc
Nhóm này có 6 truyện và 1 dị bản.
Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Danh sĩ có cuộc gặp gỡ hoặc hoạt
động lánh giặc ứng khẩu thơ văn tỏ chí hướng hay gặp gỡ tham
vấn sự tán thưởng, hài lòng.
Có 06 môtíp của cốt truyện.
- “Đối thoại: lắc đầu” (hay Danh sĩ với thái độ bất hợp
tác)
Nhóm này có 6 truyện. Sơ đồ kết cấu cốt truyện: Danh sĩ
trong tình huống đối thoại với thực dân và tay sai ứng đối thơ văn
hoặc xử trí linh hoạt sự thất bại của đối phương.
Có 06 môtíp gắn với sơ đồ cốt truyện.
5.3. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỆN
- Sự ngợi ca những con người “dệt gấm thêu hoa”, xây
dựng nên những biểu tượng văn hoá Nam Bộ
22
Sự ngợi ca hướng đến những văn tài lỗi lạc của vùng đất.
Bên cạnh đó, tấm lòng yêu nước thương dân, đạo đức cao cả của các
danh nhân, danh sĩ Nam Bộ được nhiều giai thoại tôn vinh. Họ là
những con người “trổ tài dệt gấm” (làm thơ) và hoạt động yêu nước.
Đây chính là các danh nhân, danh sĩ đã kiến tạo nên những biểu
tượng văn hóa Nam Bộ, Việt Nam.
- Ý nghĩa sự đối kháng văn hoá
Tinh thần chống thực dân xâm lược trên phương diện sự đối
kháng chính trị diễn ra ở thái độ ứng xử đối với những gì liên quan
đến thế lực xâm lược. Các giai thoại đã thể hiện thái độ tinh thần
này. Đây chính là thái độ đối kháng chính trị dưới hình thức đấu
tranh văn hoá.
Tiểu kết chương 5
Luận án khảo sát, miêu tả, phân tích, đánh giá hệ thống
truyện, đi từ bước cơ sở khái quát diện mạo thể loại, cơ cấu văn bản;
nhận diện yếu tố sự thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau trong hệ thống
thể loại diễn ra ở cấp độ tiểu loại; xác định diện mạo đặc thù của hệ
thống truyện, thông qua việc miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo
truyện; đưa ra những kiến giải về giá trị nội dung của hệ thống
truyện, một bộ phận truyện dân gian mang tính đại diện cho vùng đất
và còn có tính bao quát những giá trị tinh thần truyền thống của dân
tộc; các miêu tả, phân tích nhằm khái quát đặc điểm thể loại của giai
thoại về danh nhân, danh sĩ Nam Bộ nói riêng, như đã có nhận định,
đó là sự “gần gũi với người thật, ít có yếu tố siêu nhiên, thần kỳ”.
KẾT LUẬN
Luận án đã giới thuyết nhận thức lý luận về thể loại truyền
thuyết và giai thoại. Đây là cơ sở, xuất phát điểm cho việc tập hợp tư
liệu, nghiên cứu những sáng tác cụ thể thuộc đối tượng nghiên cứu.
Với truyền thuyết, luận án nhấn mạnh “thực tại được phản
ánh” là hiện thực lịch sử thông qua cảm quan của nhân dân, biểu hiện
trong những hình thức nghệ thuật đặc biệt; truyền thuyết là “sử trong
truyện”; truyền thuyết gắn với niềm tin của nhân dân về những điều
được kể dù những điều đó có gắn với yếu tố hoang đường; truyền
thuyết thường tồn tại theo hệ thống truyện xoay quanh nhân vật và sự
kiện lịch sử và thường gắn với các chứng tích văn hóa. Đây là thể
loại văn học dân gian có sự hình thành và biến đổi qua các thời kỳ.
23
Thực tại lịch sử trong truyền thuyết đã được nhào nặn lại theo cách
cảm, cách nghĩ của nhân dân. Có khi thực tại đó trùng với chính sử
nhưng cũng nhiều trường hợp khác chính sử. Những yếu tố tưởng
tượng hoang đường, hư cấu trong truyền thuyết không chỉ là yếu tố
nghệ thuật mà còn mang ý nghĩa thể hiện niềm tin, ước vọng, niềm
tin của nhân dân.
Có nhiều cách phân loại truyền thuyết. Trong luận án này,
chúng tôi phân truyền thuyết thành các tiểu loại: truyền thuyết địa
danh, truyền thuyết phong vật và truyền thuyết lịch sử.
Với giai thoại, lý thuyết về thể loại này chưa ổn định. Trong
lĩnh vực sưu tầm, biên soạn, việc chưa phân biệt rõ ranh giới giữa
giai thoại với truyện cười, truyện trạng cho thấy sự chưa thống nhất
về quan điểm phân loại, đồng thời cũng nói lên tính chất phức tạp
của đối tượng. Từ những đặc trưng của sự sáng tác, lưu truyền và
những thành tựu của quá trình sưu tầm, biên soạn, cần khẳng định
giai thoại folklore với tư cách là một thể loại văn học dân gian độc
lập và cần phân biệt giai thoại folklore với giai thoại văn học bác
học, nhằm “phân hóa” rõ vị trí thể loại.
Luận án tập hợp, hệ thống hóa nguồn truyện kể dân gian về
các nhân vật lịch sử ở Nam Bộ. Nguồn tư liệu sưu tầm, sử dụng chủ
yếu là các văn bản đã được công bố qua thư tịch “cổ” về vùng đất và
những tập sưu tầm, biên soạn của nhiều tác giả, nhiều cơ quan, đơn
vị. Bên cạnh đó là những tư liệu sưu tầm điền dã của nhiều tổ chức,
cá nhân. Luận án đã chỉ ra tiêu chí để lựa chọn, tập hợp tư liệu, trong
đó tiêu chí hàng đầu là “chất dân gian” của bản kể.
Luận án nghiên cứu về các truyền thuyết, giai thoại gắn với
nhân vật lịch sử ở Nam Bộ từ thế kỷ XIX trở về trước theo hệ thống
nhân vật lịch sử gồm: nhân vật khai khẩn mở đất, nhân vật xây dựng,
kiến tạo văn hóa và nhân vật chiến đấu chống ngoại xâm. Theo đó,
đối tượng nghiên cứu khảo sát của luận án gồm 4 nhóm truyện, với
tổng số 220 đơn vị truyện xoay quanh 104 nhân vật lịch sử.
Về đặc trưng nghệ thuật, luận án tập trung miêu tả, phân tích
đặc điểm cấu tạo của các nhóm truyện. Việc khảo sát đi từ khái quát
các kiểu nhân vật, đề tài - cốt truyện, làm cơ sở xác định các đặc
điểm nhân vật. Sự hiện thực hoá cốt truyện được biểu hiện cơ bản ở
hệ thống môtíp, đơn vị kiến tạo cốt truyện. Hệ thống truyện có các
kiểu nhân vật, đề tài - cốt truyện, môtíp theo truyền thống, đồng thời
24
có bổ sung một số đơn vị với sắc thái mới, phong phú. Đáng chú ý,
hệ thống truyền thuyết Nam Bộ về chống giặc ngoại xâm đã cho thấy
con đường sáng tạo của thể loại truyền thuyết ở thời kỳ cận đại.
Hệ thống truyện với nhân vật trung tâm là các nhân vật lịch
sử Nam Bộ, những người có những thành tích, hoạt động hoặc có
dấu ấn trong tiến trình khẩn hoang, xây dựng văn hóa và đánh giặc,
mở nước và giữ nước gian khổ trên vùng đất mới đã phản ánh công
cuộc xây dựng và kiến tạo văn hóa, ghi nhận những giá trị truyền
thống và tinh hoa của phẩm chất con người Việt Nam nói chung và
con người Nam Bộ nói riêng.
Từ các tư liệu trong hệ thống truyện, qua các phân tích nghệ
thuật, chúng tôi rút ra một số nhận thức về sự tương tác giữa truyền
thuyết và giai thoại. Có sự vận động, chuyển hóa thể loại trong mối
quan hệ tương tác diễn ra trong giai đoạn phát triển muộn, xuất hiện
ở những vùng đất cách xa cội nguồn truyền thống. Khác với truyền
thuyết ở các vùng đất cổ xưa đậm màu huyền thoại, truyền thuyết về
các nhân vật lịch sử Nam Bộ mang dấu ấn thực tại. Đây có thể xem
là kết quả của sự tương tác của truyền thuyết đối với giai thoại trong
tiến trình vận động, biến đổi trong giai đoạn phát triển về sau của các
thể loại. Truyền thuyết và giai thoại đã thể hiện những đặc trưng thể
loại trong những điều kiện phát triển mới.
Những khảo sát về sự gần gũi, thâm nhập, chuyển hóa lẫn
nhau của truyền thuyết và giai thoại trong luận án tuy còn ít ỏi nhưng
hy vọng sẽ góp phần đặt vấn đề nghiên cứu những lý thuyết cơ sở về
tương tác thể loại trong loại hình tự sự dân gian nói riêng.
Phụ lục của luận án gồm: Danh mục 220 truyền thuyết và
giai thoại (Phụ lục 1) và Bảng khảo sát môtíp trong các hệ thống
truyện (Phụ lục 2, 3, 4, 5) cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan
và cụ thể về các tác phẩm, tư liệu khảo sát của chúng tôi về đề tài và
về số liệu môtíp đã nêu trong các chương 2, 3, 4, 5 của luận án.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- truyen_thuyet_va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix_tro_ve_truoc_4778.pdf