Mọi sự thay đổi trong đường lối chính trị, suy đến cùng là hướng đến một nền
chính trị vì dân, lấy lợi ích của nhân dân là gốc, phát huy quyền làm chủ thực sự của
nhân dân. Một nền chính trị vì dân là nền chính trị đạt tầm văn hóa. Chỉ khi nào, chính
trị thực sự vìđa số nhân dân, vì quyền và lợi ích chính đáng của đông đảo quần chúng
nhân dân, khi ấy nền chính trị mới đạt tầm văn hóa -văn hóa chính trị vì con người.
Bởi, sự ra đời, tồn tại, phát triển của bất cứ một nền chính trị nào đều phải được hình
thành từ dân. Dân trong quan niệm ở mỗi chế độ chính trị là khác nhau nhưng một nền
chính trị văn hóa là nền chính trị hướng đến quyền và lợi ích chính đáng của đa số
người dân. Đó là chính trị như Hồ Chí Minh nói: của dân, do dân, vì dân -nền chính trị
nhân dân. Đểxây dựng được nền chính trị văn hóa, trước hết phải bắt nguồn từ chủ thể
của hoạt động ấy là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, những nhà cầm quyền, người hoạch định
chủ trương chính sách và tiên phong trong việc thực thi chính sách ấy. Do đó, việc xây
dựng tư duy chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo theo tư duy chính trị Hồ Chí Minh là
việc làm đầu tiên để xây dựng nền chính trị vì dân.
27 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - Những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản sắc dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh là gạch nồi giữa Việt Nam
với thế giới, giữa truyền thống và hiện đại.
2.2. Các yếu tố tác động tới sự hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh
2.2.1. Yếu tố khách quan
* Thực tiễn xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam chịu sự tác động trực tiếp bởi
chính sách xâm lược và thống trị của thực dân Pháp. Sự cai trị của thực dân Pháp đã
làm xã hội Việt Nam có sự chuyển biến sâu sắc trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã
hội.v.v.. Ở quê hương, Nguyễn Tất Thành được tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo
đói, bị bóc lột đến tận xương tủy của nhân dân. Người nhận thấy nỗi nhục mất nước
hằn trên gương mặt của mỗi người dân xứ Nghệ. Vào Huế Người lại được tận mắt
chứng kiến tình cảnh khốn khổ của người dân lao động và hình ảnh của những ông
10
Tây da trắng nghênh ngang, hách dịch và tàn ác. Lớn lên, trở về quê hương, càng đi
vào cuộc sống của nhân dân, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ
của người dân mất nước: sưu cao thuế nặng, phu dịch. Được tiếp xúc với các sĩ phu
yêu nước và nghe họ bàn luận về việc nước, đã giúp Người dần hiểu được về thời cuộc
và sự day dứt của các thế hệ cha anh trước cảnh nước mất, nhà tan. Những gì học
được, nghe được, kèm theo những lời giảng giải của cha, đối với anh là những bài học
hết sức sống động, có ấn tượng mạnh mẽ. Trong nhận thức của Nguyễn Tất Thành đã
sớm nuôi ý chí đánh đuổi thực dân Pháp.
Tư duy chính trị Hồ Chí Minh được nảy mầm từ đó. Chính hoàn cảnh quê
hương, đất nước, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng ý chí đi tìm phương cách đòi lại nền
độc lập, tự do cho đồng bào. Đó là nguồn gốc thực tiễn tác động trực tiếp cho sự hình
thành, phát triển tư duy chính trị của Người. Không được tắm mình trong thực tiễn ấy,
những tư duy về con đường cứu nước khó có thể được định hình và hành động đi tìm
con đường ấy khó thành hiện thực.
* Thực tiễn chính trị thế giới những năm đầu thế kỷ XX
Thứ nhất, phong trào cách mạng thế giới đã có sự chuyển đổi từ dân chủ kiểu cũ
sang dân chủ kiểu mới.
Thứ hai, Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi và sự ra đời của Quốc tế
III cùng những cống hiến vĩ đại của Lênin là nhân tố tác động trực tiếp và quyết định
đến sự hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh.
Thứ ba, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thời kỳ này có những chuyển
biến và đặt ra những yêu cầu mới cần có một hệ tư tưởng phù hợp, đáp ứng yêu cầu
cấp bách của cách mạng. Quá trình bôn ba, tìm tòi, khảo nghiệm và xác định con
đường cứu nước, giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh không chỉ đáp ứng thực tiễn
chính trị Việt Nam mà còn phản ánh xu hướng của phong trào cách mạng thế giới.
Điều đó phản ánh tính khoa học, cách mạng của tư duy chính trị Hồ Chí Minh.
Như vậy, những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của quê hương, đất
nước, thời đại là mảnh đất hiện thực đầu tiên tác động tới sự hình thành tư duy
chính trị Hồ Chí Minh. Ngoài nguồn gốc thực tiễn, tư duy chính trị Hồ Chí Minh
còn được hình thành dựa trên sự kế thừa những thành tựu lý luận trong lịch sử tư
tưởng của con người.
* Yếu tố tư duy - lý luận
- Tư duy chính trị điển hình của người Việt Nam: tính cộng đồng; lấy nhân
nghĩa làm gốc.
- Tư duy chính trị phương Đông điển hình: “lấy dân làm gốc” hướng đến việc đi
tìm một ông vua lý tưởng, một chủ thể thực thi quyền lực nhà nước. Tính cộng đồng
làng xã và xu hướng tập quyền của thiết chế chính trị trung ương coi trọng chữ “hòa”,
chữ “đồng”.
- Tư duy chính trị duy lý phương Tây điển hình. Đó là tư duy tôn trọng và đề
cao con người, cá nhân; tôn trọng cái tự nhiên của sự vận động và phát triển xã hội. Tư
duy phương Tây chú trọng tìm cách hợp lý hóa, khách quan hóa trong thiết kế, xây
11
dựng và vận hành thể chế, thiết chế chính trị. Tư duy chú trọng xây dựng hình thức tổ
chức chính quyền vận hành một cách khách quan, phù hợp với ý chí và lợi ích của giai
cấp cầm quyền nhưng ít phụ thuộc vào cá nhân người nắm quyền. Tư duy về sự tập
trung quyền lực vào lãnh tụ có đủ đức độ, tài năng và uy tín; sự tham gia lãnh đạo của
đội ngũ những người ưu tú về phẩm chất và đặc biệt là trí tuệ vào bộ máy nhà nước.
- Tư duy chính trị Mác - Lênin với phương pháp tư duy biện chứng duy vật.
Đây là phương pháp tư duy điển hình, bao trùm nhất chi phối tư duy trên mọi lĩnh vực.
Ở một khía cạnh nào đó, các phương pháp tư duy khác chính là biểu hiện cụ thể của tư
duy biện chứng. Nhờ phương pháp tư duy biện chứng, Hồ Chí Minh thâu thái, tổng -
tích hợp và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tiếp thu và nghiên
cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, lựa chọn con đường như Lênin chỉ dẫn, vận dụng phương
pháp tư duy biện chứng, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo con đường đi phù hợp cho cách
mạng Việt Nam để giành được thắng lợi hoàn toàn. Mặc dù học thuyết Mác - Lênin,
xét về mặt địa lý cũng thuộc tư duy phương Tây, nhưng do tính quyết định và ảnh
hưởng chủ yếu của hệ tư tưởng này đối với sự hình thành, phát triển tư duy chính trị
Hồ Chí Minh nên tách ra thành một yếu tố riêng.
Tóm lại, tư duy chính trị Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ giữa trí tuệ dân tộc với trí
tuệ thời đại. Chính sự vận động, phát triển của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đến những năm 20 của thế kỷ XX, khi bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, tư duy
chính trị Hồ Chí Minh được hình thành. Từ tiếp thu, vận dụng sáng tạo, Hồ Chí Minh
từng bước góp phần bổ sung, pháp triển, làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin bằng
những luận điểm mới, được rút ra từ thực tiễn của đất nước và dân tộc. Bối cảnh kinh
tế - chính trị trong và ngoài nước cùng với những yếu tố lý luận trên là nguồn gốc
khách quan tác động đến sự hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh.
2.2.2. Nhân tố chủ quan và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh
Về phẩm chất, ở Hồ Chí Minh hội tụ những phẩm chất của một chiến sĩ cách
mạng chân chính. Người có tâm hồn của một nhà yêu nước lớn, một chiến sỹ cộng sản
nhiệt thành cách mạng, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì độc lập của Tổ quốc, tự do cho
đồng bào. Người có lòng tin mãnh liệt ở nhân dân, có tác phong bình dị, chân thành,
khiêm tốn, hoà mình với quần chúng và có sức cảm hoá lớn đối với mọi người.
Về năng lực, Hồ Chí Minh có những năng lực phi thường. Đó là trí thông minh,
sắc sảo, nhạy bén với cái mới, có tư duy độc lập sáng tạo; có trí tuệ uyên bác, kiến thức
sâu rộng, được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá khác nhau, nhờ đó Người tự học được
nhiều thứ ngoại ngữ, biết đón nhận những biến chuyển tích cực của tình hình thế giới
và kế thừa những thành tựu tư tưởng của nền văn hóa nhân loại để vận dụng sáng tạo
vào thực tiễn Việt Nam và giải đáp những yêu cầu của cách mạng Việt Nam.
Những năng lực bẩm sinh và phẩm chất cá nhân hiếm có đã qui định việc Hồ
Chí Minh tổng - tích hợp hóa và chủ thể hóa các giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc, thời
đại để hình thành tư tưởng của mình trong quá trình tiếp biến, chọn lọc, tái tạo, chuyển
hóa, phát triển tri thức. Những phẩm chất ấy không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả
của phức hợp các điều kiện, các hoạt động tích cực, chủ động của bản thân Hồ Chí
Minh. Trong đó, trước hết phải kể đến sự dấn thân, thâm nhập đời sống nhân dân lao
12
động, không phải chỉ đời sống người lao động Việt Nam mà cả đời sống người lao
động ở nhiều nước khắp các châu lục, không phải chỉ ở các nước thuộc địa mà cả các
nước chính quốc. Từ đó, Hồ Chí Minh có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về đời sống con
người lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về đời sống thống khổ của
người lao động các nước thuộc địa. Cũng từ đó, Người hoạt động đấu tranh cách mạng
không mệt mỏi trong phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa
trên thế giới.
Tóm lại, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội và các tiền đề tư tưởng, lý luận là
những cơ sở khách quan ảnh hưởng đến sự hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh.
Trong sự hình thành và phát triển tư duy, yếu tố sinh học và sự tiến hoá của nó đóng
vai trò hết sức quan trọng, song cái quyết định tính sáng tạo của tư duy phải là các quan
hệ xã hội. Điều đó cho thấy, những cơ sở khách quan là điều kiện cần nhưng chưa đủ
cho sự hình thành tư duy chính trị Hồ Chí Minh. Những nhân tố chủ quan thuộc về
năng lực, phẩm chất cá nhân và những hoạt động thực tiễn là nhân tố giữ vai trò quyết
định nhất, chìa khóa cho những sự sáng tạo đưa tới thành công trong sự nghiệp chính
trị của Người. Những yếu tố trên được Người kết hợp, vận dụng nhuần nhuyễn hình
thành nên những đặc sắc trong tư duy chính trị Người. Nói cách khác, tư duy chính trị
Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân tố khách quan và
chủ quan. Những nhân tố này luôn có sự vận động, biến chuyển theo dòng lịch sử, tạo
tiền đề cho sự biến đổi, phát triển của tư duy chính trị Hồ Chí Minh. Tư duy chính trị
Hồ Chí Minh do đó luôn có sự bổ sung, phát triển trên nền tảng thực tiễn tương ứng
làm nên những đặc trưng riêng, nổi bật, không trộn lẫn với bất kỳ nhà chính trị nào.
Tiểu kết chương 2
Tư duy là quá trình hoạt động của bộ não người ở trình độ nhận thức lý tính bao
gồm các thao tác phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… nhằm tìm ra bản chất, qui
luật vận động của sự vật. Kết quả của quá trình tư duy là tri thức được biểu hiện thành
quan điểm, tư tưởng, hành vi thông qua ngôn ngữ. Vì vậy, con người chỉ có thể hiểu
được tư duy của một người thông qua ngôn ngữ (gồm lời nói, chữ viết, hành động).
Đây là phương pháp luận khi nghiên cứu các loại hình tư duy của con người. Nghiên
cứu tư duy chính trị Hồ Chí Minh không nằm ngoài qui luật đó.
Tư duy chính trị Hồ Chí Minh vừa chịu ảnh hưởng của tư duy chính trị chủ
nghĩa Mác - Lênin (tức trên lập trường của giai cấp vô sản), vừa trên lập trường của
người yêu nước chân chính; vừa chịu ảnh hưởng của tư duy duy lý phương Tây, vừa
mang cốt cách của tư duy duy cảm của người Á Đông; vừa chịu ảnh hưởng của hệ tư
tưởng Nho giáo nhưng lại rất Việt Nam, dân tộc nhưng lại ảnh hưởng của thế giới,
nhân loại…Nói cách khác, tư duy chính trị Hồ Chí Minh là tư duy biện chứng mang
bản sắc Việt Nam, ở đó có sự kế thừa và phát triển một cách chọn lọc tư duy chính trị
loài người: Đông - Tây, kim - cổ nhưng đậm chất dân tộc. Vì vậy, đó là tư duy tiên
tiến, hiện đại, khoa học, hợp lôgic của sự phát triển trên nền tảng dân tộc, tư duy thế
giới nhưng lại rất Việt Nam. Nhờ đó, Người đưa ra những lập luận, tư tưởng, quan
điểm mang dáng dấp của phương Đông và phương Tây, Việt Nam và thế giới, dân tộc
và nhân loại.- một tư duy chính trị đặc sắc riêng có ở Hồ Chí Minh.
13
Tư duy chính trị Hồ Chí Minh là quá trình Người suy nghĩ để giải quyết các vấn
đề chính trị theo những nguyên tắc riêng, nhất quán. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ tiền
đề (tức nhân tố đầu vào) của quá trình tư duy đưa đến nét riêng trong cách thức tư duy
và kết quả tư duy. Đó là nhân tố khách quan được chủ quan hóa nhờ những năng lực
và phẩm chất riêng có ở Người. Tất cả hòa quyện trong con người Hồ Chí Minh tạo ra
cốt cách, năng lực và phẩm chất cá nhân hơn người để hình thành một phong cách
riêng trong sự thống nhất giữa tư duy - tư tưởng - phương pháp Hồ Chí Minh. Ở đó tư
duy là chìa khóa, căn nguyên đưa tới những sáng tạo trong tư tưởng và hành động
chính trị của Người. Nhờ đó, Người đã để lại một di sản quí báu không chỉ cho nhân
dân Việt Nam mà cả những người tiến bộ trên thế giới.
Chương 3
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU
CỦA TƯ DUY CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH
3.1. Những điểm đặc sắc trong nội dung tư duy chính trị Hồ Chí Minh
3.1.1. Tư duy về sự lựa chọn mục tiêu của cách mạng Việt Nam
Điều này được thể hiện trước hết ở tư duy về sự lựa chọn con đường cách mạng
Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là nội dung quan trọng,
bao trùm, xuyên suốt chứa đựng những điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh so với các bậc
tiền bối, các nhà chính trị đương thời trong nước và thế giới. Việc xác định mục tiêu
cách mạng trước hết bắt nguồn từ sự sáng suốt trong lựa chọn hướng đi tìm con đường
giải phóng dân tộc - con đường sang phương Tây. Đây là một sáng tạo trong tư duy
Người khác với các chí sĩ yêu nước cùng thời và bắt đầu cho một sự nghiệp chính trị
Hồ Chí Minh. Con đường mà Người lựa chọn là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội. Mục đích ấy được khẳng định nhất quán ngay từ những năm 1920, khi tìm thấy
con đường cứu nước cho đến sau khi giành được chính quyền, xây dựng chính quyền.
Theo Người, chỉ có Chủ nghĩa xã hội mới đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc thực sự
cho nhân dân. Mục tiêu của con đường cách mạng trong tư duy Hồ Chí Minh do đó có
sự khác biệt cơ bản với các con đường của các nhà yêu nước trong lịch sử dân tộc.
3.1.2. Tư duy về con đường, cách thức đạt mục tiêu cách mạng
Đó là tư duy về phương pháp cách mạng, lực lượng cách mạng, vai trò của tổ
chức đảng đối với sự thắng lợi của cách mạng. Hồ Chí Minh đã đưa ra những luận
điểm sáng tạo, thậm chí trái ngược với quan điểm của các đồng chí trong Quốc tế
Cộng sản. Điển hình là quan điểm về lực lượng cách mạng. Trong Chánh cương vắt
tắt, Người viết: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh
niên, Tân Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông,
trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi
dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng
(Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ”.
Các đồng chí cộng sản quốc tế khi đó do bị chi phối bởi khuynh hướng tả, cô
độc, biệt phái, hẹp hòi nên có những nhận định sai lầm trong nhiều vấn đề của cách
14
mạng giải phóng dân tộc. Họ nhận định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải
phóng giai cấp, chỉ khi giai cấp vô sản giành thắng lợi mới giúp đỡ các dân tộc thuộc
địa giành thắng lợi. Họ xác định, lực lượng thực hiện cuộc cách mạng chủ yếu là công
nông, giai cấp tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung nông.. là lực lượng phản cách mạng.
Rõ ràng, những quan điểm, chủ trương của Nguyễn Ái Quốc nêu ra lúc đó là
hoàn toàn trái ngược với những nhận thức xơ cứng, những sai lầm “tả khuynh” đang
tồn tại trong Quốc tế Cộng sản lúc đó nên đã phê phán Nguyễn Ái Quốc gay gắt, làm
ảnh hưởng đến vai trò và hoạt động Người. Nhưng, với bản lĩnh chính trị vững vàng,
Hồ Chí Minh không sợ bị qui kết vào khuynh hướng chủ nghĩa xét lại, cũng không tự
trói mình vào tư duy giáo điều, mà vươn tới sự kết hợp một cách sáng tạo những giá
trị phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn Việt Nam. Những sáng tạo trong
các nội dung đó là biểu hiện của những đặc sắc trong nội dung tư duy chính trị Hồ
Chí Minh.
3.1.3. Tư duy về xây dựng một thể chế nhà nước lý tưởng cho nhân dân
Việt Nam
Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một mô hình nhà nước mới ở Việt Nam sau
khi giành độc lập là nhà nước do nhân dân lao động làm chủ hay còn gọi nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Nhà nước đó đoạn tuyệt với chế độ quân chủ cha truyền con nối và
chế độ thống trị của thực dân Pháp. Đó là một thể chế cộng hòa, quyền lực phải thuộc
về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực của mình một cách trực tiếp hoặc thông
qua các đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra. Nhưng loại hình cộng hòa nào phù hợp
nhất với hoàn cảnh lịch sử và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Sự lựa chọn một
thể chế đáp ứng thực tiễn xã hội Việt Nam cũng là một sáng tạo vô song của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Sự sáng tạo này là kết quả những năm tháng bôn ba hải ngoại với một
năng lực tư duy và hoạt động thực tiễn phong phú của Người.
Hồ Chủ tịch đã tìm ra một mô hình đặc thù của Nhà nước Việt Nam phù hợp với
điều kiện ở một dân tộc phương Đông, muốn thoát khỏi chế độ thực dân nửa phong
kiến, muốn xây dựng một cuộc sống đầy đủ, ấm no cho nhân dân, độc lập có chủ
quyền và lại không phụ thuộc vào các nước mạnh khác. Theo Người, trong nhà nước
ấy, nhân dân là người giữ vai trò quyết định trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội. Người dân có quyền làm chủ bản thân, nghĩa là có quyền được bảo vệ
thân thể, được tự do đi lại, tự do ngành nghề, tự do ngôn luận, tự do học tập… trong
khuôn khổ của pháp luật cho phép. Người dân có quyền làm chủ các tập thể, làm chủ
địa phương, làm chủ nơi sinh sống và làm việc. Người dân có quyền làm chủ các đoàn
thể, các tổ chức chính trị xã hội thông qua bầu cử và bãi miễn. Nhà nước ấy là sự kế
thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo các mô hình trong lịch sử để lựa chọn một mô
hình phù hợp với thực tiễn và truyền thống văn hóa của nhân dân Việt Nam. Nhà nước
đó là sự thống nhất giữa tính giai cấp, tính nhân dân, tính nhân loại, mang những đặc
điểm riêng trên cơ sở kế thừa những tiến bộ các mô hình nhà nước Việt Nam và thế
giới. Đó là sản phẩm của tính độc lập, sáng tạo và tính cách mạng trong tư duy chính
trị Hồ Chí Minh đã tạo nên nét đặc sắc, sự khác biệt và những thành công trong sự
nghiệp chính trị Hồ Chí Minh.
15
3.2. Những đặc điểm chủ yếu của quá trình tư duy chính trị Hồ Chí Minh
3.2.1. Tính hệ thống
Tư duy hệ thống và nhất quán là điểm nổi bật trong tư duy lý luận của Hồ Chí
Minh. Người có cái nhìn bao quát, nhìn nhận sự vật trong một chỉnh thể thống nhất
giữa cái bộ phận với cái toàn thể, giữa cá biệt với xu thế chung của thế giới. Từ nhận
thức cái chung, tính hệ thống của cách mạng thế giới để nhận rõ vị trí, vai trò của cách
mạng Việt Nam trong xu thế ấy. Đạt được tầm đó, Hồ Chí Minh đưa chính trị không
những là khoa học mà còn là nghệ thuật lãnh đạo, là tài ba và năng lực bẩm sinh của
nhà chính trị.
Tính hệ thống trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh thể hiện trên nhiều phương
diện. Đó là tính hệ thống trong mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc Việt
nam với phong trào cách mạng thế giới; là việc nhìn nhận về một xã hội Xã hội chủ
nghĩa không nhất thành bất biến mà cần phải được xem xét trong trạng thái vận
động biến đổi và được cải tạo thường xuyên. Tính hệ thống trong tư duy chính trị
của Người còn thể hiện ở cách nhìn đa chiều, ở sự cùng tồn tại các thuộc tính đối
lập và sự tương tác giữa các mặt đối lập, sự chuyển hóa giữa các mặt đó với nhau để
sáng tạo nên những chất lượng cao hơn trong quá trình phát triển của các hệ thống;
hay đó là việc tìm thấy điểm tương đồng trong sự khác biệt giữa các học thuyết
cũng như thấy được sự khác biệt trong khi xem xét cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Mác
- Lênin. Tính hệ thống trong tư duy đã giúp Hồ Chí Minh hình thành hệ quan điểm,
tư tưởng, đường lối, phương pháp, lực lượng, vai trò của tổ chức…. để giành, giữ và
thực thi quyền hành cho nhân dân Việt Nam. Đó cũng là điểm nổi bật chi phối quá
trình tư duy chính trị Hồ Chí Minh.
3.2.2. Đề cao tính thực tiễn, chống chủ nghĩa giáo điều
Hồ Chí Minh là nhà mác xít điển hình không chỉ nhận thức mà còn vận dụng
sáng tạo học thuyết Mác để phân tích cụ thể vấn đề giải phóng dân tộc theo phương
pháp làm việc biện chứng và quan điểm thực tiễn. Xuyên suốt quá trình tư duy
chính trị, quan điểm thực tiễn được coi là điểm xuất phát, là động lực và là mục đích
của sự nghiệp chính trị Hồ Chí Minh. Nhờ tư duy thực tiễn, Người vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và đưa ra cách đi
riêng cho cách mạng. Đó cũng là cội nguồn của những tư tưởng và hành vi chính trị
sáng tạo ở Người.
Tính thực tiễn trong tư duy Hồ Chí Minh được thể hiện thông qua quan điểm về
mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn; ở quá trình hình thành những luận điểm về cách
mạng Việt Nam. Và hơn hết, tính thực tiễn thể hiện bằng chính hành động của Người.
Ở Hồ Chí Minh, nghĩ để làm, nghĩ để hành động, để cải tạo thực tiễn, giải phóng dân
tộc, giải phóng nhân dân. Việc giải phóng đồng bào, nhân dân đang là nhiệm vụ cấp
thiết, phải đặt lên hàng đầu. Vì vậy, phải tìm tòi, suy nghĩ để giải đáp được những yêu
cầu của thực tiễn đang đặt ra, không có thời gian để suy nghĩ viển vông, hay nghĩ
những gì xa vời với yêu cầu thực tiễn. Với Người chỉ tư duy những gì thực tiễn đang
đòi hỏi để giải quyết chính thực tiễn ấy. Mọi suy tư của Người đều bắt nguồn từ thực
16
tiễn và phục vụ thực tiễn thông qua hành động. Tư duy chính trị Hồ Chí Minh do đó
luôn được hiện diện trong hành động, bằng hành động để diễn tả tư duy, thậm chí tư
duy chủ yếu được hiểu thông qua hành động. Đây là điểm khác biệt so với nhiều nhà
tư tưởng, nhà chính trị trên thế giới.
3.2.3. Tính dân tộc, lấy lợi ích dân tộc là ưu tiên chính trị hàng đầu
Từ những bài viết đầu tiên đến trang viết cuối cùng, từ thể loại báo, thơ ca,
truyện ngắn đến các văn bản chính luận.v.v.. đều thể hiện khát vọng độc lập, tự do của
Hồ Chí Minh. Toàn bộ Di chúc của Người cuối cùng là “toàn đảng toàn dân ta đoàn
kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ,
giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Ttrong suy nghĩ của Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập hoàn
toàn, thực sự, nền độc lập được thực hiện một cách triệt để theo nguyên tắc nước Việt
Nam của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc về chủ quyền quốc gia đều do nhân dân
Việt Nam tự giải quyết, không có sự can thiệp của nước ngoài, nhân dân Việt Nam
không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào; mọi sự ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam đấu
tranh cho độc lập, tự do đều được hoan nghênh và ghi ơn; mọi sự áp đặt xâm phạm chủ
quyền quốc gia đều chối từ, gạt bỏ. Nền độc lập đó do chính nhân dân Việt Nam đấu
tranh giành và đem lại cuộc sống tự do, hạnh phúc cho chính nhân dân. Cả cuộc đời
của Người đều suy nghĩ phải làm gì để thực hiện cho được quyền độc lập của đất
nước, quyền tự do cho nhân dân, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành. Đó là nguyên tắc, là phương hướng trong tư duy và hành động chính
trị Hồ Chí Minh.
3.2.4. Tính linh hoạt, ứng biến
Hồ Chủ tịch là một chiến sĩ cộng sản luôn nhất quán trong mục tiêu và mềm dẻo
trong phương pháp. Mục đích tối cao của Người là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh
phúc cho đồng bào. Mục tiêu là bất biến, nhưng con đường đạt được đầy khó khăn
gian khổ, đòi hỏi phải có sự chiến đấu, hy sinh của nhiều lớp người, nhiều thế hệ.
Trong mỗi bước đi lên, cách mạng phải đối phó với muôn vàn sự biến đổi, đòi hỏi
người cách mạng phải sáng suốt, tỉnh táo, nhạy bén để thay đổi cách thức đấu tranh
cho thích hợp với những điều kiện lịch sử cụ thể mà các cuộc đấu tranh đặt ra. Những
sách lược trong một thời điểm, thời kỳ nhất định không được làm tổn hại đến “cái bất
biến”, tức cái mục tiêu lâu dài đã được xác định. Phương pháp mềm dẻo, lúc tiến, lúc
lui, có lúc cần thỏa hiệp trên nguyên tắc để đạt mục đích lâu dài. Đó không những là
khoa học mà còn là một nghệ thuật cách mạng của Hồ Chí Minh. Điều này được thể
hiện nổi trội nhất ở giai đoạn cách mạng Việt Nam những năm 1945 - 1946. Chính tính
linh hoạt, ứng biến trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã thể hiện nét đặc sắc và tài
năng của Người. Đây cũng là một đặc trưng tiêu biểu, làm nên đặc sắc của quá trình tư
duy chính trị Hồ Chí Minh.
3.2.5. Tính dự báo
Ở Hổ Chí Minh, năng lực tư duy dự báo được hình thành ngay từ những năm
đầu hoạt động cách mạng và là một trong những nhân tố quyết định đến thành công
17
của cách mạng Việt Nam. Tư duy ấy được thể hiện qua những nhận định về thời cuộc,
về xu thế của tình hình chính trị quốc tế để đưa ra những quyết sách đúng đắn cho cách
mạng Việt Nam. Đó là biểu hiện của một tư duy chiến lược với khả năng phân tích tình
hình trong nước, thế giới, nắm vững được qui luật khách quan của lịch sử, nhận diện
đúng đặc điểm và xu thế phát triển của thời đại để dự báo chính xác khả năng và chiều
hướng phát triển của cách mạng thế giới để nhận định tình hình cách mạng Việt Nam.
Tư duy ấy là biểu hiện của sự thấm nhuần phép biện chứng duy vật kết hợp với triết lý
của phương Đông và Việt Nam, trên cơ sở nắm được tình hình địa - chính trị thế giới,
trong nước để có những quyết sách tối ưu. Điều này thể hiện tầm nhìn xa, rộng và sâu -
một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp chính trị mà không
phải bất cứ nhà chính trị nào cũng có được.
Tính dự báo trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh được thể hiện xuyên suốt quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Qua những nhận định, những đường lối, chủ
trương Người vạch ra cho cách mạng là những điển hình của tư duy ấy. Đây cũng là
một biểu hiện thiên tài của Hồ Chí Minh mà chắc chắn không có ở nhiều nhà chính trị,
nhà cách mạng trong nước và thế giới.
3.2.6. Tính nhân văn, văn hóa
Tính nhân văn, văn hóa trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh thực chất là tư duy
về con người, lấy con người làm trung tâm và tất cả vì con người. Tư duy lấy con
người là gốc được Hồ Chí Minh khẳng định và thực hành một cách nhuần nhuyễn,
khéo léo làm nên văn hóa trong chính trị Hồ Chí Minh. Sự nhân văn trong ứng xử đối
với con người đã nâng Người lên tầm văn hóa. Đó là văn hóa chính trị Hồ Chí Minh
thể hiện cả trong suy nghĩ và hành động.
Tính nhân văn, văn hóa trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh được thể hiện ở tư
duy coi trọng quyền con người, đặt mục tiêu cao nhất, mục tiêu cuối cùng của sự
nghiệp cách mạng là giải phóng con người. Mục tiêu ấy sẽ chi phối mọi suy nghĩ và
hành động chính trị Hồ Chí Minh. Đây là sự kế thừa truyền thống trị nước của dân tộc
ta và cũng là sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò, sức mạnh
của quần chúng nhân dân. Nhân dân vừa là chủ thể, vừa là mục tiêu của cách mạng. Tư
duy chính trị Hồ Chí Minh lấy dân làm gốc cũng chính là tư duy về một nền chính trị
đạo đức. Sự nghiệp Người theo đuổi suốt đời là phấn đấu “cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành”. Theo đó, đạo đức cao nhất theo Người là “hết lòng hết sức phục vụ
nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc”.
Tính nhân văn trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh còn thể hiện ở tinh thần
khoan dung với con người, với những người đã mắc phải sai lầm và khoan dung cả với
kẻ thù. Chính điều này đã nâng Người lên tầm văn hóa không chỉ là văn hóa khoan
dung mà văn hóa trong mọi cử chỉ, mọi hành vi, trong đời sống thường ngày và trong
cả những thời kỳ khắc nghiệt nhất của sự nghiệp cách mạng. Văn hóa khoan dung giúp
Người không ngừng rộng mở để thâu hóa những yếu tố tích cực, tiến bộ và nhân văn
của thế giới để làm giàu cho văn hóa dân tộc. Nhờ đó làm nên một đặc sắc trong tư duy
chính trị Hồ Chí Minh - tư duy nhân văn, văn hóa.
18
Tiểu kết chương 3
Những đặc điểm cơ bản của tư duy chính trị Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự
kết hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy chính trị truyền thống của Việt Nam với tư duy
chính trị thế giới. Đó vừa là sự kế thừa, phát huy đồng thời là sự vận dụng sáng tạo vào
thực tiễn chính trị Việt Nam trong đó Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành. Từ
những sáng tạo được thể hiện qua những nội dung đặc sắc của tư duy chính trị Hồ Chí
Minh như: tư duy về sự lựa chọn con đường cách mạng; tư duy về con đường, cách
thức đạt mục tiêu cách mạng và tư duy về xây dựng một thể chế nhà nước nhân dân
cho thấy, có điểm chung khi Người suy nghĩ về những vấn đề đó. Điểm chung ấy
chính là những đặc tính, những nguyên tắc chi phối quá trình tư duy. Khi tư duy,
Người luôn nhất quán những nguyên tắc đó để đưa ra những nhận định, tư tưởng và
hành động cho cách mạng.
Luận án khái quát ở những đặc tính cơ bản của tư duy chính trị Hồ Chí Minh bao
gồm: tính hệ thống, tính thực tiễn, tính dân tộc, tính linh hoạt, tính dự báo, tính nhân văn,
văn hóa. Trong đó, điểm bao trùm nhất của tư duy chính trị Hồ Chí Minh là tính thực
tiễn. Những đặc điểm khác như tính dân tộc, tính linh hoạt, tính dự báo, tính nhân văn
đều được hình thành xuất phát từ thực tiễn Việt Nam bao gồm những điều kiện lịch sử
và truyền thống văn hóa dân tộc. Những đặc điểm đó tạo nên tính hệ thống trong tư duy
chính trị Người. Đây chính là cội nguồn, là cơ sở thực tiễn quan trọng để Người thâu
hóa, tiếp biến và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam, thể hiện tính dân tộc đậm
nét trong tư duy chính trị Hồ Chí Minh nhưng cũng là một điển hình của tư duy tiến tiến,
hiện đại của người Việt Nam mà Hồ Chí Minh là một hình ảnh hoàn chỉnh nhất.
Những đặc điểm đó không phải là một thực thể nhất thành bất biến mà có sự
hình thành, phát triển theo thực tiễn dân tộc và thời đại. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, xuất
phát từ những thực tiễn khác nhau sẽ qui định nội dung và cách tư duy của Người khác
nhau. Chẳng hạn, tư duy chính trị Hồ Chí Minh thời kỳ trước và sau những năm 1911,
1920, 1945, 1954, 1965 có nội dung và phương pháp khác nhau. Bởi, tư duy của
Người luôn xuất phát từ thực tiễn nhằm giải đáp những yêu cầu của thời đại. Tuy
nhiên, luận án không phân tích tư duy chính trị Hồ Chí Minh theo lát cắt lịch sử mà sử
dụng những nội dung trong từng giai đoạn cụ thể đó làm cứ liệu để minh chứng cho
những khái quát mang tính chung nhất, điển hình nhất, mang tính nhất quán, chi phối
cả quá trình tư duy Người. Điều đó nói lên tính thống nhất, đa dạng trong chỉnh thể tư
duy chính trị Hồ Chí Minh. Vì vậy, bản thân tư duy chính trị Hồ Chí Minh là một thực
thể có quá trình hình thành, phát triển, vận động liên tục theo thời gian nhưng có sự
nhất quán, chi phối cả quá trình tư duy. Đó là điển hình của một năng lực tổng - tích
hợp văn hóa Đông - Tây, kim cổ, thế giới và trong nước được sàng lọc và chủ quan
hóa thông qua lăng kính của Người. Có thể, những đặc điểm này cũng tồn tại ở nhiều
người nhưng tính nổi bật và khả năng thực hành ở mỗi người khác nhau. Ở Hồ Chí
Minh, đó là những đặc trưng nổi trội, xuyên suốt và là một bộ phận cấu thành cuộc đời,
sự nghiệp chính trị, tạo thành phong cách của Người. Nhờ đó, Người đã lãnh đạo cách
mạng Việt Nam giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, đem lại quyền tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự cho con người.
19
Chương 4
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA TƯ DUY CHÍNH TRỊ HỒ CHÍ MINH
VỚI VIỆC ĐỔI MỚI TƯ DUY CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1. Tư duy chính trị ở Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới
Tư duy chính trị của Đảng là quá trình nhận thức về con đường, cách thức đạt
mục tiêu CNXH; về đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của Hệ thống chính trị,
trước hết là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quả quản
lý của nhà nước nhằm giữ vững ổn định chính trị để xây dựng chế độ XHCN ngày
càng vững mạnh; thực hiện tốt vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội nhằm đảm bảo nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong
quá trình đổi mới, Đảng luôn khẳng định lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Nhờ sự vận dụng những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác, những chỉ dẫn trong tư tưởng và hành động Hồ Chí
Minh mà công cuộc đổi mới đạt những thành tựu đáng kể trên mọi phương diện.
4.1.1. Tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta
Ngay khi mới ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta luôn
khẳng định, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta; đi lên chủ
nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.
Kiên trì độc lập và chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay được Đảng ta tiếp tục
khẳng định trong các Văn kiện Đại hội Đảng, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Điều này hoàn toàn nhất quán với tư
tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Vận dụng phương pháp tư duy nhất quán của Hồ Chí Minh khẳng định sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài, gian khổ, đầy khó khăn, thử
thách, vì vậy, phải tiến hành dần dần, từng bước một, thận trọng, vững chắc.Trong sự
nghiệp đổi mới, Đảng ta đã tập trung vào giải quyết nhiệm vụ kinh tế, phát triển kinh tế
thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo an
ninh quốc gia, chống các nguy cơ gây mất ổn định và cản trở sự nghiệp đổi mới. Tinh
thần độc lập, sáng tạo, tự chủ trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của cộng đồng thế
giới và kinh nghiệm đã trải qua là cơ sở để Đảng ta đề ra những đường lối, chủ trương
sát hợp với đòi hỏi của thực tế khách quan về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội, an ninh, quốc phòng.
Ở đây, đổi mới là sự nhận thức lại, sự từ bỏ những quan niệm không tưởng, giáo
điều về chủ nghĩa xã hội, về hình thức và bước đi, phải làm lại không ít những bước đi
sai lầm trước đây để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, xây dựng và phát triển đất
nước theo con đường đã chọn một cách đúng đắn. Điều này đã đặt ra cho chính trị
nước ta cần có sự đổi mới tư duy trước hết được thể hiện trong nội dung hoạch định và
thực thi các quyết sách chính trị. Việc đổi mới phải trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhất
20
định trong đó, tư duy chính trị Hồ Chí Minh được coi là một trong những nền tảng tư
tưởng quan trọng cho việc hoạch định ấy.
4.1.2. Tư duy về xây dựng Đảng
Là người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, trước hết, Đảng
cần tự đổi mới, chỉnh đốn để đảm đương được nhiệm vụ mới của cách mạng. Việc đổi
mới Đảng và công tác xây dựng Đảng đòi hỏi trước hết cần từ bỏ những cách nghĩ,
cách làm không đúng trong xây dựng Đảng, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn vậy,
cần dựa trên một nền tảng lý luận tiên tiến. Sự vận dụng tư duy chính trị Hồ Chí Minh
trong xây dựng, đổi mới Đảng là một việc làm thiết thực đưa tới thành công.
Đại hội XI tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định
hàng đầu đến sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Muốn vậy, trong công tác xây
dựng Đảng cần “tiếp tục đổi mới nội dụng, phương thức, nâng cao hơn nữa tính chiến
đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng, tuyên truyền, học tập chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước… Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê
phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta; khắc phục sự
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên”.
4.1.3. Tư duy về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Nhà nước là một bộ phận quan trọng của hệ thống chính trị và có ảnh hưởng lớn
đến mọi mặt của đời sống xã hội. Bộ máy nhà nước phù hợp với trình độ và yêu cầu
phát triển của nền kinh tế sẽ trở thành một động lực to lớn thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển. Ngược lại sẽ trở thành lực lượng bảo thủ, kìm hãm sự tiến bộ xã hội, thậm
chí có thể kéo lùi lịch sử.
Ngay sau khi ra đời, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh, nhà nước đã tổ chức đời sống xã hội hoàn thành những nhiệm vụ cách mạng.
Sau khi đất nước thống nhất, tình hình kinh tế - chính trị trong nước và thế giới có
nhiều thay đổi đặt ra yêu cầu phải đổi mới bộ máy nhà nước. Cùng với sự đổi mới các
yếu tố trong hệ thống chính trị, nhà nước cũng có những thay đổi cho phù hợp. Sau gần
30 năm đổi mới, thành tựu to lớn nhất mà nhà nước đã đạt được là tổ chức thành công
việc đưa đường lối đổi mới của Đảng đi vào cuộc sống, trước hết là đổi mới về kinh tế,
mở ra bước ngoặt trong quá trình chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu, bao
cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa; bộ máy nhà nước ta đã từng bước chuyển đổi cơ chế điều hành các lĩnh vực
của đời sống xã hội thông qua thực hiện cuộc cải cách lớn về hệ thống thể chế, trước
hết là thể chế kinh tế v.v..
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong quá trình đổi mới, việc xây
dựng nhà nước còn nhiều yếu kém, nhất là về chất lượng của bộ máy lãnh đạo và quản
lý các cấp. Một yêu cầu tất yếu hiện nay là cần tìm ra những giải pháp để khắc phục
21
tồn tại trên đồng thời xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh và hoạt động có
hiệu quả đem lại lòng tin cho nhân dân. Muốn vậy, hơn hết cần trở lại với kho tàng lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt là những chỉ dẫn trong tư duy chính trị của
Hồ Chí Minh về nhà nước.
4.1.4. Tư duy về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
Kế thừa và phát huy tư duy chính trị Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh của khối
đại đoàn kết dân tộc, nhận thức của Đảng ta về đại đoàn kết dân tộc có những phát
triển mới qua các kỳ Đại hội, đặc biệt từ Đại hội VI đến nay. Trên cơ sở nhận thức
được vai trò, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện qua các kỳ Đại hội,
sau gần 30 năm đổi mới, Đảng ta đã đạt được những thành công trong xây dựng khối
đại đoàn kết toàn dân. Việc tập hợp nhân dân với các hình thức đa dạng có bước phát
triển mới. Mặt trận Tổ quốc các cấp đã mở rộng các tổ chức thành viên, tích cực hướng
dẫn cơ sở và khu dân cư hoạt động, phát huy dân chủ, tham gia xây dựng, giám sát
việc thực hiện chính sách pháp luật, mở rộng và đổi mới hoạt động đối ngoại của nhân
dân; không ngừng đổi mới và củng cố bộ máy tổ chức, cán bộ. Vị trí, vai trò của Mặt
trận tiếp tục được nâng lên, nhất là từ sau khi Luật Mặt trận tiếp tục được ban hành.
Tuy nhiên, khối đại đoàn kết toàn dân được thể hiện qua mối quan hệ giữa
Đảng, Nhà nước và nhân dân chưa thật bền chặt và đang đứng trước nhiều thách thức.
Lòng tin vào Đảng, nhà nước và chế độ của một bộ phận nhân dân chưa vững chắc.
Tâm trạng của nhân dân có nhiều diễn biến phức tạp; sự bất bình trước những bất công
xã hội và tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí còn khá phổ biến và nghiêm trọng,
đạo đức xã hội gia tăng; kỷ cương phép nước bị buông lỏng, việc thực hiện đường lối,
chủ trương, chính sách nhiều khi chưa nghiêm, lời nói không đi đôi với việc làm gây
mất niềm tin trong nhân dân. Việc tập hợp nhân dân tham gia vào các tổ chức xã hội
cũng như hoạt động của các tổ chức này còn yếu. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân ở nhiều nơi còn hình thức, nặng về hành chính.v.v.
Trước thực trạng trên, vấn đề đặt ra hiện nay là phải tìm ra những giải pháp
hữu hiệu để xây dựng và phát huy tối đa vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc. Để làm
được điều đó cần phải trở lại những chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
và quan trọng hơn là vận dụng sáng tạo những chỉ dẫn ấy trong thực tiễn cách mạng
Việt Nam.
4.1.5. Tư duy về xây dựng đội ngũ cán bộ
Là một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp, Hồ Chí Minh nhìn thấy rất rõ vai
trò của người cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Người cho rằng, cán bộ là giây
chuyền của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính
sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời
đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính
sách cho đúng”. Người nói, cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung
thành, là trâu ngựa của nhân dân. Do đó, theo Người trong quá trình hoạt động cán bộ
ít nhiều đều phải trải qua đào tạo, bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau, mà Hồ
Chí Minh nhấn mạnh rằng, huấn luyện cán bộ là gốc của Đảng. Muôn việc thành công
22
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém mà ra. Cán bộ là chủ thể của sự nghiệp cách
mạng do Đảng lãnh đạo. Vị trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của cán bộ là do Đảng, Nhà
nước, đoàn thể phân công và quyền lực của cán bộ cũng như nhiệm vụ của người cán
bộ là do nhân dân giao cho.
Trải qua gần ba mươi năm đổi mới, với những hoạt động thực tiễn sôi nổi trong
công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
đã có những thay đổi nhất định (về trình độ cũng như phong cách tư duy). Trên lĩnh
vực tư duy lý luận, cán bộ lãnh đạo quản lý ở nước ta đã có sự năng động, sáng tạo
hơn, thích ứng dần với cơ chế mới, trình độ kiến thức và năng lực lãnh đạo, quản lý
kinh tế, xã hội ngày càng được nâng cao. Vai trò của họ càng được khẳng định qua
những thành tựu của sự nghiệp đổi mới. Bên cạnh những thành tựu đó, Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa XI) cũng nhấn mạnh; “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp,
suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự
phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh
lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”.
Điều đó làm giảm uy tín của Đảng, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ.
Thực tiễn hiện nay đang đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ mới đòi hỏi người
cán bộ lãnh đạo cần không ngừng hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của cách mạng.
Muốn vậy, hơn bao giờ hết, cán bộ lãnh đạo cần học tập những đặc điểm trong tư duy
chính trị Hồ Chí Minh nhằm xây dựng và rèn luyện tư duy chính trị của bản thân.
4.2. Tư duy chính trị Hồ Chí Minh cung cấp phương pháp luận cho quá
trình đổi mới tư duy chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Đổi mới tư duy chính trị phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, trên nền
tảng thực tiễn Việt Nam
Đời sống xã hội đang thay đổi khá nhanh chóng trên tất cả các phương diện và
các lĩnh vực khác nhau đòi hỏi cần có sự đổi mới tư duy chính trị trên mọi lĩnh vực từ
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đó là một tổng thể cấu thành đời sống xã hội mà sự
thay đổi ở bất cứ lĩnh vực nào đều ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác và toàn bộ đời
sống xã hội. Trong đó, đổi mới trước hết được bắt nguồn từ đổi mới tư duy chính trị.
Đổi mới tư duy chính trị là thay đổi cách nghĩ, quan điểm, quan niệm, mục tiêu, cách
thức hay nói cách khác là thay đổi quan điểm chính trị về con đường đạt mục tiêu tổng
quát trong cả nước. Đó là cơ sở, nền tảng để tác động và chi phối đến sự thay đổi các
lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
4.2.2. Đổi mới tư duy chính trị phải lấy lợi ích dân tộc làm nền tảng
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, để đảm bảo lợi ích nhân dân, dân tộc, cần
phòng tránh tình trạng lũng đoạn nhà nước của các nhóm lợi ích. Cần có cơ chế "vận
động hành lang" (lobby) công khai, minh bạch, tuân thủ pháp luật. Điều quan trọng
nhất trong vấn đề này là, khi thực hiện đổi mới cả chính trị lẫn kinh tế không được để
lợi ích các nhóm, tập đoàn lên cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc. Nhiệm vụ quan trọng
23
nhất về phương diện này của Nhà nước là biết điều hòa các lợi ích trên cơ sở đặt lợi ích
quốc gia lên trên hết. Bằng cách đó, Nhà nước mới có thể huy động được sức mạnh
cộng đồng dân tộc phấn đấu cho mục tiêu chung là "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại"
Lấy lợi ích của nhân dân, của dân tộc là nền tảng cũng có nghĩa là mọi chủ
trương, đường lối, chính sách đều phải vì lợi ích đó, ngoài ra Đảng không có lợi ích
nào khác. Điều này đòi hỏi, Đảng phải thực sự thấm nhuần và vận dụng tư duy Hồ
Chí Minh về vai trò, sức mạnh của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng.
Đảng phải đi vào dân để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của dân, nắm sát thực tiễn ở
nơi dân và đề ra đường lối chính sách phù hợp với nhân dân, phát huy sức mạnh toàn
dân tham gia vào cải tổ, đổi mới và làm trong sạch hệ thống chính trị nói chung và
nhà nước nói riêng.
4.2.3. Đổi mới tư duy chính trị cần có tầm nhìn chiến lược và cách thức thực
hiện linh hoạt, mềm dẻo
Việc xác định tầm nhìn chiến lược là biểu hiện của một tư duy chiến lược dựa trên
sự phân tích những thực tại khách quan và dự báo xu thế phát triển để xây dựng chiến
lược hành động. Đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến những
thắng lợi bền vững của một quyết sách chính trị. Tuy nhiên, việc xác định tầm nhìn đó,
trong quá trình thực hiện có những tác động khách quan và chủ quan đòi hỏi sự ứng phó
kịp thời của Đảng nhằm chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn
toàn. Việc dự báo tình hình cho ta thấy được thời cơ và thách thức trong quá trình phát
triển, là cơ sở để Đảng nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức giành thắng lợi.
4.2.4. Đổi mới tư duy chính trị nhằm hướng đến một nền chính trị nhân văn,
văn hóa
Mọi sự thay đổi trong đường lối chính trị, suy đến cùng là hướng đến một nền
chính trị vì dân, lấy lợi ích của nhân dân là gốc, phát huy quyền làm chủ thực sự của
nhân dân. Một nền chính trị vì dân là nền chính trị đạt tầm văn hóa. Chỉ khi nào, chính
trị thực sự vì đa số nhân dân, vì quyền và lợi ích chính đáng của đông đảo quần chúng
nhân dân, khi ấy nền chính trị mới đạt tầm văn hóa - văn hóa chính trị vì con người.
Bởi, sự ra đời, tồn tại, phát triển của bất cứ một nền chính trị nào đều phải được hình
thành từ dân. Dân trong quan niệm ở mỗi chế độ chính trị là khác nhau nhưng một nền
chính trị văn hóa là nền chính trị hướng đến quyền và lợi ích chính đáng của đa số
người dân. Đó là chính trị như Hồ Chí Minh nói: của dân, do dân, vì dân - nền chính trị
nhân dân. Để xây dựng được nền chính trị văn hóa, trước hết phải bắt nguồn từ chủ thể
của hoạt động ấy là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, những nhà cầm quyền, người hoạch định
chủ trương chính sách và tiên phong trong việc thực thi chính sách ấy. Do đó, việc xây
dựng tư duy chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo theo tư duy chính trị Hồ Chí Minh là
việc làm đầu tiên để xây dựng nền chính trị vì dân.
24
KẾT LUẬN
Trong hệ phương pháp Hồ Chí Minh thì phương pháp tư duy, cách thức tư duy,
lối tư duy của Người là yếu tố giữ vai trò trực tiếp để xác lập tư tưởng, quan điểm. Việc
nghiên cứu tư duy chính trị Hồ Chí Minh là đi tìm cội nguồn, gốc rễ của những tư
tưởng chính trị và hoạt động chính trị. Phải có một tư duy như thế nào và bằng cách
thức ra sao để Người đưa ra những luận điểm, tư tưởng chính trị đúng đắn đem lại
thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Đây là chìa khóa lý giải cho những sáng tạo trong
tư tưởng và hoạt động chính trị Hồ Chí Minh - điều làm nên đặc sắc, không lặp lại ở
bất kỳ ai trong các nhà tư tưởng, các vị lãnh tụ lớn trên thế giới loài người - phong cách
chính trị Hồ Chí Minh.
Từ sự nghiên cứu, tìm tòi và khái quát những sáng tạo trong trong nội dung tư
duy chính trị Hồ Chí Minh, có thể rút ra những đặc điểm chủ yếu chi phối quá trình tư
duy chính trị Người. Đó là những nguyên tắc, là cội dễ tạo ra những sáng tạo trong tư
tưởng và hành động chính trị Người. Những đặc điểm đó vừa mang nét chung của tư
duy chính trị, vừa mang dấu ấn riêng của Người. Trong giới hạn nghiên cứu của luận
án, tác giả bước đầu khái quát trên mấy đặc điểm cơ bản của tư duy chính trị Hồ Chí
Minh bao gồm: tính hệ thống, tính thực tiễn, tính dân tộc, tính linh hoạt, tính dự báo,
tính nhân văn - văn hóa.
Trước những biến động của tình hình chính trị trong nước và thế giới hiện nay
càng chứng tỏ sự cần thiết của một tư duy chính trị tiến bộ, khoa học với nhiều những
đặc tính mà ở tư duy chính trị Hồ Chí Minh là điển hình. Việc xây dựng, rèn luyện một
tư duy chính trị khoa học, cách mạng là cơ sở cho sự hình thành hệ thống quan điểm,
tư tưởng và hành vi chính trị đúng đắn. Đích của sự đổi mới là hướng đến một nền
chính trị vì con người với tất cả những quyền cơ bản của con người đã được ghi trong
các Hiến chương quốc tế nhân quyền.
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới được tiến hành gần 30 với những thành tựu
đáng kể, đưa nước ta thoát khỏi bờ vực thẳm của sự đổ vỡ; kinh tế tăng trưởng, đời
sống của nhân dân được thay đổi căn bản cả về vật chất lẫn tinh thần; vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế được khẳng định với những đóng góp thiết thực, hiệu quả của
Việt Nam trong phong trào cách mạng thế giới vì Hòa bình - Dân chủ - Tiến bộ xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu là những thách thức, hạn chế đang ngổn ngang
đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của mọi tổ chức, đoàn thể, dân tộc, tôn giáo, của mỗi
con người Việt Nam yêu nước. Trong đó, trách nhiệm trước hết thuộc về Đảng Cộng
Sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, lực lượng
ưu tú của xã hội được nhân dân tin tưởng, giao phó. Trước những khó khăn chồng
chất, mang tính hệ thống đòi hỏi sự hợp lực, đoàn kết của toàn đảng, toàn dân, toàn
quân trong cuộc cách mạng chống tham ô, quan liêu, lãng phí - những con sâu mọt
đang đục khoét, âm mưu phá vỡ thành quả bao đời nay của nhân dân ta. Hơn lúc nào
hết, cần phải trở lại, thấm nhuần những chỉ dẫn mà Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời
để thực hành, mà ở đó bắt nguồn trước hết từ chính cách tư duy của Người. Tư duy
chính trị Hồ Chí Minh là tài sản vô giá để Đảng và nhân dân ta tiếp tục nghiên cứu và
thực hành để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam giành thắng lợi với những giá trị
vững bền vì Độc lập, tự do, hạnh phúc thực sự của nhân dân. /.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Thanh Dung (2010), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh với việc xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Thanh Dung (2013), "Tìm hiểm thêm về khái niệm “tư duy”, “tư
duy chính trị”, Tạp chí Khoa học Chính trị, số tháng 10.
3. Nguyễn Thị Thanh Dung (2013), "Quan điểm của Jonh Dewey về “tư duy, tư
duy phê phán” trong tác phẩm “Cách ta nghĩ” và ý nghĩa của nó trong cải cách
giáo dục", Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 6.
4. Nguyễn Thị Thanh Dung (2013), "Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - những ảnh
hưởng từ quá trình tìm hiểu thực tế xã hội Mỹ (1912 - 1913)", Tạp chí Sinh hoạt
lý luận, số 5.
5. Nguyễn Thị Thanh Dung (2013), "Nét đặc sắc trong hình thức biểu hiện của tư duy
chính trị Hồ Chí Minh", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số tháng 10.
6. Nguyễn Thị Thanh Dung (2012), "Truyền thống quê hương với sự hình thành tư
duy chính trị Hồ Chí Minh", Thông tin Chính trị học, số 4 .
7. Nguyễn Thị Thanh Dung (2013), "Tư duy lập hiến Hồ Chí Minh và ý nghĩa
trong việc sửa đổi,bổ sung Hiến pháp Việt Nam năm 1992 hiện nay", Thông tin
Chính trị học, số 3.
8. Nguyễn Thị Thanh Dung (2013), "Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - những ảnh
hưởng từ Mỹ", Tạp chí Mặt trận, số tháng 10.
9. Nguyễn Thị Thanh Dung (2013), "Những đặc trưng cơ bản của tư duy dân chủ Hồ
Chí Minh", Tạp chí Mặt trận, số tháng 9.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_thanh_dung_la_vi_4226.pdf