Gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo khu vực KTTN đã từng bước phát triển và khẳng định thương hiệu rộng
khắp trên cả nước, ngày càng phát huy vai trò là động lực của nền kinh tế
quốc dân. Sự bứt phá trong đổi mới kinh tế do đại hội VI (12/1986) của
Đảng khởi xướng, do phù hợp với xu thế quy luật phát triển kinh tế của thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng, phù hợp với ý nguyện của nhân dân
nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo cơ sở lý luận và niềm tin mạnh
mẽ trong toàn Đảng toàn dân với sự nghiệp đổi mới, trong đó có phát triển
về khu vực KTTN.
27 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vai trò động lực của kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
008); Công trình “Tiềm năng, lợi thế và xác định cơ cấu
sản phẩm chiến lược ở Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015 (có tính đến 2020)”
(Đậu Quang Vinh chủ biên, Nxb Nghệ An, 2011); Tác giả Hoàng Nam
Hưng trong công trình “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát triển KTTN từ
năm 2000 đến năm 2010” (luận văn thạc sĩ, hoàn thành năm 2012); Đặng
Thành Cương trong công trình “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An” (Luận án tiến sĩ kinh tế, bảo vệ năm
2012); Công trình “Phát triển KTTN ở miền Tây Nghệ An trong gia đoạn
hiện nay” (Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của trường Đại học Vinh,
do Th.s. Nguyễn Thị Diệp chủ nhiệm đề tài, Nghệ An, 2012, Mã số: B2010
- 27- 90).
1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp tiếp tục phát huy vai trò
động lực của khu vực KTTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
Nghệ An
Trong số các các công trình nghiên cứu về giải pháp tiếp tục phát huy
vai trò động lực của khu vực KTTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở
Nghệ An, có các công trình tiểu biểu sau.
Công trình Tiềm năng, lợi thế và xác định cơ cấu sản phẩm chiến lược
ở Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015 (có tính đến 2020) (của Đậu Quang Vinh
chủ biên, Nxb Nghệ An, 2011); Tác giả Hoàng Nam Hưng trong công trình
“Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo phát triển KTTN từ năm 2000 đến năm
2010” (luận văn thạc sĩ, hoàn thành năm 2012); Đặng Thành Cương trong
công trình “Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào
tỉnh Nghệ An” (Luận án tiến sĩ kinh tế, bảo vệ năm 2012); Công trình “Phát
triển KTTN ở miền Tây Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” (Đề tài khoa học
và công nghệ cấp Bộ của Trường Đại học Vinh, do ThS. Nguyễn Thị Diệp
chủ nhiệm đề tài, Nghệ An, 2012, Mã số: B2010 - 27- 90); Luận văn cao học
của Nguyễn Thị Trang, chuyên ngành kinh tế phát triển, với đề tài "phát
triển KTTN ở tỉnh Nghệ An" bảo vệ năm 2014.
Tiểu kết chương 1
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về khu vực KTTN, vai trò động lực
của KTTN ở nước ta với các mức độ và mục đích khác nhau. Đối với thực
trạng phát triển khu vực KTTN ở tỉnh Nghệ An, cũng đã có một số công
trình nghiên cứu, các công trình đó đã bước đầu làm rõ được đường lối,
quan điểm của Đảng bộ tỉnh Nghệ An đối với khu vực KTTN, thực trạng
của khu vực KTTN ở một số ngành, lĩnh vực, vùng, miền của Nghệ An, các
giải pháp để tiếp tục phát huy vai trò động lực của KTTN. Tuy nhiên, các
công trình đó chủ yếu tiếp cận vấn đề từ góc độ kinh tế học, chưa có công
6
trình nào đi từ góc độ tiếp cận triết học để phân tích một cách toàn diện và
có hệ thống về thực trạng vai trò động lực của khu vực KTTN ở Nghệ An
và các giải pháp để tiếp tục phát huy vai trò động lực của khu vực KTTN
trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đi trước đã
đạt được những kết quả nhất định và là nguồn tài liệu hữu ích cho tác giả
triển khai luận án của mình.
Tóm lại, liên quan đến đề tài có những vấn đề sau đây cần tiếp tục
làm rõ thêm là; sự tồn tại và phát triển khu vực KTTN trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An
nói riêng có tất yếu không? khu vực KTTN có phải là động lực thúc đẩy
nền kinh tế không, nếu có thì mức độ thúc đẩy của khu vực KTTN so với
các khu vực kinh tế khác như thế nào? Những kết quả đạt được, hạn chế,
nguyên nhân của hạn chế trong việc phát huy vai trò động lực của khu
vực KTTN ở Nghệ An hiện nay ra sao? Cần làm gì để tiếp tục phát huy
vai trò động lực của khu vực KTTN ở Nghệ An trong thời gian tới. Đây
là những vấn đề sẽ được đề cập trong luận án Vai trò động lực của
KTTN trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An hiện nay. Đó cũng
là những vấn đề cơ bản mà luận án này sẽ giải quyết từ góc độ triết học.
Chương 2
VAI TRÒ ĐỘNG LỰC CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN
Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm khu vực KTTN
Hiện nay, có ít nhất 2 cách hiểu về khái niệm KTTN.
Thứ nhất, KTTN là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc doanh (ngoài khu
vực kinh tế nhà nước), bao gồm cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước,
trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. Thứ hai, KTTN gồm có; kinh tế
cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.
Từ các cách hiểu trên, tác giả luận án có một nhận thức chung cơ bản
về KTTN như sau: Khu vực KTTN là những hình thức tổ chức kinh tế được
hình thành và phát triển dựa trên chế độ tư hữu, do cá nhân hay tập thể cá
nhân lập ra hoặc hoạt động dưới những hình thức liên doanh, liên kết, mà
ở đó có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu tư nhân.
2.1.2. Vai trò động lực của khu vực KTTN
2.1.2.1. Khái niệm động lực
PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà cho rằng động lực của sự phát triển là cái
thúc đẩy sự phát triển, tất cả những cái đóng vai trò là nguyên nhân thúc
đẩy sự phát triển của một sự vật nào đó đều là động lực của sự phát triển
của sự vật ấy.
7
2.1.3. Bản chất và đặc điểm của khu vực KTTN
2.1.3.1.Bản chất của khu vực KTTN
Về quan hệ sở hữu
Đây là quan hệ sở hữu tư nhân giữa người và người về tư liệu sản
xuất, sở hữu tư nhân cũng có quá trình phát triển từ thấp đến cao theo sự
phát triển của hình thái kinh tế - xã hội. Trong lịch sử có hai hình thức: Sở
hữu tư nhân nhỏ và sở hữu tư nhân lớn, sở hữu tư nhân nhỏ tồn tại trong
nhiều phương thức sản xuất và quá trình tạo ra sản phẩm chủ yếu bằng sức
lao động của chính mình và của các thành viên trong gia đình, sở hữu tư
nhân lớn lại được hình thành từ sở hữu tư nhân nhỏ và khi đã thành sở hữu
tư nhân lớn thì chính nó lại là cơ sở tạo nên đối kháng về giai cấp, giai cấp
bóc lột và giai cấp bị bóc lột, do vậy những hình thức khác nhau của sở hữu
tư nhân thường là những hình thức sở hữu đặc trưng ở những phương thức
sản xuất khác nhau.
Về quan hệ quản lý
Nếu sở hữu tư nhân là nhỏ (trong các hộ tư nhân như: nông dân, thợ
thủ công cá thể, tiểu thương,) thì quan hệ quản lý có tính chất giống như
quản lý trong một gia đình và chịu sự phân công quản lý của người chủ gia
đình đối với vấn đề SXKD, vì vậy nó mang tính chất gia trưởng chứ không
phải là quan hệ bóc lột. Trong quá trình phát triển, các hộ cá thể có nhu cầu
mở rộng quy mô sản xuất, cần nhiều nhân công, loại hình kinh tế hộ tất yếu
phải thay đổi, hộ cá thể đã chuyển thành hộ tiểu chủ, vì vậy quan hệ bóc lột
đã xuất hiện.
Về quan hệ phân phối
Thực chất, quan hệ phân phối là việc giải quyết mối quan hệ về lợi ích
kinh tế giữa các cá nhân tham gia vào quá trình tái sản xuất. Trong nền kinh
tế thị trường ở nước ta hiện nay, thực hiện phân phối theo ba nguyên tắc cơ
bản sau để đem đến sự công bằng và dân chủ cho người lao động; phân
phối theo tài sản; phân phối theo giá trị sức lao động; phân phối thông qua
các quỹ phúc lợi và bảo hiểm của doanh nghiệp.
Vậy, bản chất chung của khu vực KTTN chính là dựa trên chế độ sở hữu
tư nhân, dù là kinh tế cá thể, tiểu chủ hay kinh tế tư bản tư nhân.
2.1.3.2. Đặc điểm của khu vực KTTN
- Đối với loại hình kinh tế cá thể, tiểu chủ. Loại hình này có các đặc điểm
sau.
Thứ nhất; kinh tế cá thể, tiểu chủ là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu
tư nhân nhỏ, hoạt động SXKD chủ yếu dựa vào vốn và lao động của bản
thân và gia đình. Thứ hai; đối với SXKD của kinh tế cá thể, tiểu chủ, quy
mô và vốn tài sản nhỏ, manh mún, phân tán; công nghệ sản xuất lạc hậu;
trình độ lao động thấp, dễ bị phân hoá trong nền kinh tế thị trường. Thứ
8
ba; kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất.
Ở đó, chủ sở hữu cũng đồng thời là người quản lý và trực tiếp lao động.
Thứ tư; kinh tế cá thể, tiểu chủ là loại hình hoạt động sản xuất đa ngành,
nhiều lĩnh vực khác nhau..
- Đối với kinh tế tư bản tư nhân
Thứ nhất, phần lớn DNTN nước ta do một cá nhân làm chủ, vì vậy
việc lựa chọn hình thức, quy mô SXKD hết sức linh hoạt, tự chủ.Thứ hai,
DNTN nước ta trải qua nhiều thăng trầm theo đường lối chủ trương của
Đảng nên đến nay vẫn còn non trẻ. Phần lớn các DNTN mới ra đời sau khi
có Luật DNTN và Luật Công ty (1990) và hiện nay là Luật Doanh nghiệp
(1999, 2005). Thứ ba, sự phát triển lớn mạnh của các DNTN góp phần tạo
nên môi trường kinh tế có sức cạnh tranh cao, khắc phục được những yếu tố
gây cản trở, trì trệ cho nền kinh tế. Thứ tư, trình độ sản xuất và sở hữu chưa
cao, thể hiện rõ nét nhất là loại hình một chủ vẫn chiếm ưu thế, hình thức
công ty, CTCP còn chiếm tỷ trọng thấp, các hộ kinh tế cá thể làm ăn độc
lập, manh mún là phổ biến, sự liên kết hợp tác giữa các DNTN với nhau
còn rời rạc.Thứ năm, trình độ quốc tế hoá còn thấp, một mặt do khu vực
KTTN còn non trẻ, mặt khác do chính sách mở cửa của nền kinh tế cho đến
nay vẫn chưa, thông thoáng, nhất là đối với khu vực KTTN. Thứ sáu,
DNTN nước ta phát triển không đều, doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào
những vùng có cơ sở hạ tầng thuận lợi, dân cư đông đúc, đầu tư trong một
số ngành có sinh lãi cao, trình độ phát triển DNTN có sự chênh lệch lớn của
các vùng miền trên cùng lãnh thổ. Thứ bảy, trong quá trình SXKD, bên
cạnh nhiều DNTN làm ăn chân chính, có một số DNTN kinh doanh trái
pháp luật, cản trở sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của DNTN.
2.1.4. Tính tất yếu của khu vực KTTN ở Việt Nam
Thứ nhất, trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp kém, lạc
hậu. Do đó, chúng ta phải duy trì nhiều hình thức sở hữu, trong đó có sở
hữu tư bản chủ nghĩa, có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển.
Thứ hai, lực lượng sản xuất phát triển không đồng đều giữa các vùng,
các ngành và tính chất quá độ từ một nước thuộc địa nửa phong kiến lên
CNXH.
Thứ ba, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong
nền kinh tế thị trường hiện đại. Sự phát triển của quan hệ sản xuất đã diễn
ra theo chiều hướng, bên cạnh sự tập trung còn có sự tách biệt hoá quá trình
sản xuất thành nhiều khâu độc lập nhưng hợp tác với nhau và chịu sự chi
phối của toàn xã hội.
Thứ tư, xu thế toàn cầu hoá, hội nhập, đòi hỏi năng lực tư duy của cá
nhân cần được khẳng định, thể hiện và phát huy.
9
Thứ năm, nền kinh tế thị trường ở nước ta chỉ phát triển lành mạnh với
điều kiện có sự phát triển bình đẳng của các khu vực kinh tế, trong đó có
KTTN.
2.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng Cộng sản Việt
Nam về vai trò động lực của khu vực KTTN
2.2.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò động lực của
khu vực KTTN
C.Mác cho rằng: "Cái bản chất tư nhân nổi bật của nó biểu hiện ra là
sự không phụ thuộc vào tài sản của Nhà nước" [21, tr. 454], C.Mác còn
khẳng định, chế độ sở hữu cá nhân về tư liệu sản xuất là điều kiện tất yếu để
giải quyết lực lượng sản xuất và phát triển nền sản xuất xã hội. Ph.
Ăngghen viết: "Đối với công trường thủ công và đối với giai đoạn phát triển
ban đầu của đại công nghiệp không thể có hình thức sở hữu nào khác ngoài
quyền tư hữu, không thể có chế độ xã hội nào ngoài xã hội xây dựng trên cơ
sở tư bản".Từ đó, chúng ta thấy rằng C. Mác và Ph. Ăngghen xác định
việc xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa (chứ không phải là
sở hữu tư nhân nói chung) là đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản; trong
thời kỳ quá độ, tất yếu phải còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu trong đó
có sở hữu tư nhân, hay nói cách khác là còn tồn tại khu vực KTTN; chỉ
có phát triển KTTN mới làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh
chóng.
Phát triển quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện mới,
V.I.Lênin cho rằng, trong thời kỳ quá độ lên CNXH thì trong một mức độ
nào đó chủ nghĩa tư bản là không tránh khỏi và tương ứng với nó vẫn còn sở
hữu tư nhân và KTTN, vì vậy trong nền kinh tế thời kỳ quá độ vẫn còn có
những thành phần, những bộ phận, những mảnh của cả CNTB và CNXH.
2.2.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vai trò động lực
của khu vực KTTN
- Giai đoạn trước đổi mới
Trong thời kỳ phục hồi kinh tế 1954 - 1957, Đảng ta chủ trương phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ tận gốc quan hệ sản
xuất phong kiến (chủ đất và tá điền). Trong phát triển không phân biệt bất
cứ khu vực kinh tế nào, lúc này kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng nhỏ bé,
kinh tế hợp tác chưa phát triển, tham gia lực lượng sản xuất, phát triển kinh
tế - xã hội chủ yếu là KTTN, kinh tế cá thể..
Trong giai đoạn cải tạo và xây dựng CNXH 1958 – 1960, Đảng ta chủ
trương cải tạo CNXH; biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế
XHCN gồm hai hình thức sở hữu chủ yếu là quốc doanh và tập thể; coi kinh
tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh là đối tượng trực tiếp của công cuộc cải
tạo này
10
Trong thời kỳ 1960 - 1975, Đảng ta chủ trương xây dựng CNXH theo
phương châm tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH. Đây cũng
là thời kỳ khu vực KTTN bị thu hẹp, bị khống chế nặng nề nhất trong toàn
bộ nền kinh tế.
Thời kỳ cả nước xây dựng CNXH (1976 - 1985), Đảng ta chủ trương
phát triển kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện trên phạm vi
cả nước. Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (9/1979) không chỉ cho phép
"bung ra" và "cởi trói" cho sản xuất, mà còn cho phép "bung ra" và cởi
trói cho cả tư duy và đường lối kinh tế, tức là trở lại với quan điểm kinh tế
nhiều thành phần, trong đó kinh tế quốc dân phải giữ vai trò chủ đạo
nhưng vẫn để cho một số tư sản dân tộc hoạt động dưới sự quản lý của Nhà
nước. Ban Bí thư đã đi tới việc ban hành Chỉ thị 100/CT vào ngày 13/1/1981
cho áp dụng cơ chế khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp của Việt Nam về
mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã
sản xuất nông nghiệp và cải tiến cơ chế khoán 100 nói riêng, theo hướng có
lợi cho nền kinh tế trong thời gian tiếp theo.
- Giai đoạn đổi mới
+Thời kỳ từ năm 1986 - 1990, là sự khởi đầu công cuộc đổi mới., các
quan điểm đổi mới kinh tế do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra dần
dần được cụ thể hoá thêm một bước. Ví dụ, về nông nghiệp, sau Chỉ thị 100
về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động (năm 1981) thì ngày
5/4/1988, Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khoá VI) đã ra Nghị quyết 10 "về
đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt ngày 21/12/1990, Quốc hội
ban hành Luật Công ty và Luật DNTN (có hiệu lực từ ngày 15/4/1991).
+ Thời kỳ từ năm 1991 - 1999, tại Đại hội lần thứ VII của Đảng
(6/1991), Đảng ta đã xác định mô hình kinh tế nước ta là; nền kinh tế có
nhiều thành phần với nhiều dạng sở hữu và hình thức tổ chức SXKD phù
hợp với tổ chức và trình độ của lực lượng sản xuất, với các tiêu chí mọi đơn
vị kinh tế không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ
kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật;
+Thời kỳ từ năm 2000 đến nay, là giai đoạn Luật doanh nghiệp ra đời
và có hiệu lực thi hành thay thế cho Luật công ty và Luật DNTN, đồng thời
những nội dung đổi mới quan trọng của Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX)
đã tạo điều kiện cho KTTN trong giai đoạn này phát triển mạnh hơn nhiều
lần so với giai đoạn 1991 - 1999 và dần dần khẳng định vị thế của mình
trong nền kinh tế quốc dân. Đến tháng 3/2002, Hội nghị Trung ương 5
khoá IX đã phát triển thêm một bước quan điểm thực hiện nền kinh tế nhiều
thành phần, đồng thời cũng đánh giá cao vai trò KTTN và xác định: “KTTN
là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển KTTN
là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần theo
11
định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
trọng tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội
lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” [66, tr. 57,58]. Đến Đại hội
X (4/2006), nhận thức về KTTN của Đảng phát triển lên một tầm cao mới: "
KTTN có vai trò quan trọng là một trong những động lực của nền kinh tế"
[71, tr. 354] .Tại Đại hội X, sự đổi mới ấn tượng nhất đó là việc Đảng ta
cho phép đảng viên làm KTTN với điều kiện phải gương mẫu chấp hành
pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng
và quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Tại Đại hội XI (tháng
1/2011), Đảng ta tiếp tục giữ quan điểm về vai trò, vị trí của khu vực KTTN
như tại Đại hội X: KTTN là một trong những động lực của nền kinh tế"
Đặc biệt trong Hiến Pháp năm 2013, vai trò của doanh nghiệp,
doanh nhân lần đầu tiên được ghi nhận trong Hiến Pháp: Doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế phải huy động theo cơ chế thị trường, xóa
bỏ độc quyền doanh nghiệp, các cơ chế, chính sách tạo ra sự bất bình
đẳng. Về hình thức sở hữu, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, tôn trọng sự
đa dạng hình thức sở hữu, bác bỏ quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất, các quyền tài sản và sở hữu trí tuệ. Mới đây nhất trong Dự thảo các
văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, vai trò của khu vực
KTTN nói chung, DNTN nói riêng đã được nâng tầm và khẳng định; khu
vực KTTN không chỉ là sự tồn tại tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN, mà còn là một trong những động lực, “trụ cột”
của nền kinh tế.
2.3. Biểu hiện vai trò động lực của khu vực KTTN ở Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường hiện nay
2.3.1. Khu vực KTTN góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế cả nước
Từ khi có Luật doanh nghiệp ra đời và sau 5 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương V khoá IX, khu vực KTTN đã đóng góp vào GDP và công
nghiệp rất cao, nhanh hơn so với các thành phần kinh tế khác trong nền
kinh tế quốc dân đạt 382.804 tỷ đồng ( chiếm 45,61%) vào năm 2005.
Ngược lại đóng góp vào GDP của khu vực kinh tế nhà nước không tương
xứng với nguồn lực (vốn đầu tư, vốn kinh doanh, sự ưu đãi) mà nó được
thừa hưởng. Đến năm 2014, KTNN đóng góp 28,73%, khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài 17,89%, trong đó KTTN: 43,33%, còn lại 10,05% thuế sản
phẩm từ trợ cấp sản phẩm, điều này chúng ta khẳng định dứt khoát hiệu quả
của khu vực KTTN đang ngày càng đi lên và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
của đất nước.Từ năm 2005 - 2013, mức huy động vốn sản xuất kinh doanh
bình quân hàng năm của các doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng liên tục, từ
24,98% năm 2005 lên 41,83% năm 2008 và đến năm 2013 tăng lên 48,57%,
12
trong khi đó DNNN ngày càng giảm dần, năm 2005 đạt 54,88% xuống
32,61% năm 2013.
Không chỉ tăng thêm về nguồn vốn, mà còn có đóng góp đáng kể vào
nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần tích cực vào tăng trưởng nhanh
nền kinh tế. các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN còn có sự đóng góp lớn
trong công tác an sinh xã hội.
2.3.2. Khu vực KTTN góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ chế
quản lý kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
Một là, xét về cơ cấu ngành, khu vực KTTN đã góp phần chuyển dịch
kinh tế chung của cả nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tỷ trọng
khu vực nông - lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu chung đã giảm dần từ
24,53% năm 2000 xuống 20,97 năm 2005 và 20,91% và còn 17,70 năm 2014.
Qua các năm ta thấy tỷ trọng khu vực kinh tế nông - lâm nghiệp và thuỷ sản
giảm đều dần, trong khi đó tỷ trọng khu vực ngành công nghiệp và xây dựng
tăng lên đều qua các năm từ 36,73 năm 2000 lên 41,02% năm 2005 và
40,24% năm 2009, năm 2014 tỷ lệ là 33,21%.
Hai là, về cơ cấu thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực
theo hướng phát huy ngày càng hiệu quả sự đóng góp của các loại hình kinh
tế mới trong nền kinh tế quốc dân.
Ba là, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực KTTN
cũng có những đặc điểm đáng chú ý, các hộ cá kinh doanh thể chiếm số
lượng ngày càng nhiều phát triển tự nhiên, theo xu hướng khát vọng làm
giàu, phân bổ rộng khắp, có mặt ở hầu hết các vùng, miền trên cả nước.
Việc hình thành các loại hình DNTN góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động
tăng tiềm lực kinh tế và giải quyết công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo ở
nông thôn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời có tác dụng đến
chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nước ta theo hướng hiện đại.
2.3.3. Khu vực KTTN góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,
nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế
Sự trỗi dậy của khu vực KTTN trong thời gian qua với mức đóng góp
43,33% GDP vào năm 2014, trong khi đó DN nhà nước là 28,73%, khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 17,89%, còn lại thu từ thuế sản phẩm từ
trợ cấp sản phẩm 10,5%. Sức sống mãnh liệt này đã thúc đẩy quá trình đổi
mới tư duy kinh tế phù hợp với thể chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh
tế quốc tế, thúc đẩy quá trình đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối
với DN, hướng tới việc góp phần và phát huy các nguồn lực trong nền kinh
tế.
2.3.4. Khu vực KTTN góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho
người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực
mới cho thị trường lao động
13
Lợi thế nổi bật của khu vực KTTN là có thể thu hút một lực lượng
lao động đông đảo, đa dạng, phong phú ở mọi trình độ từ lao động thủ
công đến lao động trí tuệ ở tất cả mọi vùng, miền của đất nước, ở tất cả
mọi tầng lớp dân cư, v.v vào tất cả mọi loại hình sản xuất, kinh doanh
của khu vực kinh tế này. Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân trong quá
trình phát triển thường xuyên áp dụng các khoa học công nghệ mới hiện
đại nên trình độ, kỹ năng của người lao động cũng nhanh chóng được
nâng cao.
2.3.5. Khu vực KTTN góp phần tái cấu trúc kinh tế theo hướng hiện đại
Để đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, cần giúp DN khu vực
KTTN phát triển và phát huy vai trò động lực trong sự phát triển kinh tế -
xã hội ở nước ta vốn bị thành kiến trong thời gian quá dài. Sẽ không có một
nền kinh tế thị trường lớn mạnh nếu quy mô của khu vực KTTN nhỏ bé bị
kìm hãm, vì vậy đòi hỏi khu vực DNNN phải được sắp xếp lại, chỉ giữ
những DN 100% vốn nhà nước ở những ngành, những lĩnh vực có vị trí
then chốt trong nền kinh tế quốc doanh, số còn lại phải tiến hành cổ phần
hóa, bán, khoán, cho thuê, xác định rõ DN, SXKD vì mục đích công ích, đạt
lợi nhuận.
Tiểu kết chương 2
Chương II, tác giả trình bày một số khái niệm cơ bản về khu vực
KTTN, vai trò động lực của khu vực KTTN. Bản chất và đặc điểm, tính tất
yếu của khu vực KTTN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta đồng thời
trình bày một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò
động lực của khu vực KTTN. Đặc biệt, luận án đã trình bày quá trình nhận
thức của Đảng ta về KTTN trước và từ khi đổi mới đến nay. Với sự tương
hợp của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
KTTN đã phát huy vai trò động lực của mình trong nền kinh tế. Vì vậy cần
đề cao vai trò của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN, coi khu vực kinh
tế này là một động lực quan trọng, “trụ cột” của nền kinh tế thực sự. Những
vấn đề lý luận được trình bày trong chương 2 là cơ sở của việc đánh giá vai
trò động lực khu vực KTTN ở Nghệ An từ năm 2000 đến 2014 dưới sự lãnh
đạo đổi mới tư duy của các cấp chính quyền trong việc vận dụng các quan
điểm, chủ trương đường lối của Đảng từ khi có Luật DN (2000) ra đời cho
đến nay.
14
Chương 3
VAI TRÒ ĐỘNG LỰC CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở
NGHỆ AN HIỆN NAY
3.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến khu
vực KTTN ở Nghệ An
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Về vị trí địa lý
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự
nhiên là 16.490,85 km2, dân số đến năm 2014 là 3.037.440 người, với
mật độ dân số 184 người/km2 đang chiếm vị trí thứ tư cả nước với gần
3,64%.
Phía bắc, Nghệ An giáp tỉnh Thanh Hóa (197 km), tỉnh Hà Tĩnh ở
phía Nam, phía Tây chung đường biên giới với Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào với ba tỉnh: Hủa Phẳn, Xiêng Khoảng, BôlyKhămxay có chung
419,5 km đường biên giới, phía Đông giáp biển Đông với bờ biền dài 82
km. Với vị trí này, tạo cho Nghệ An có vai trò quan trọng trong mối giao
lưu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh
tế đối ngoại và mở rộng hợp tác quốc tế, sẽ là động lực thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài nước, đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh.
- Về tài nguyên đất
Tỉnh Nghệ An là địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước,
đất ở Nghệ An có nhiều thành phần đa dạng, phân bố xen kẽ là một điều
kiện thuận lợi để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước về đầu tư tại
Nghệ An với nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau.
- Về khí hậu.
Nghệ An nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, song không thuận lợi
là do sự hoạt động của gió Tây Nam dưới tác dụng bức chắn địa hình của dãy
Trường Sơn gây nên khí hậu khô, ảnh hưởng gió lào, nắng nóng, mưa dầm
dài lâu, thường làm giảm ý chí của các nhà đầu tư.
-Về tài nguyên rừng
Hiện nay, diện tích rừng của tỉnh là trên 685.000 ha đứng đầu cả
nước, chiếm khoảng 6,5% diện tích rừng cả nước, nhìn chung rừng ở
đây rất đa dạng, có tiềm năng khai thác và giá trị kinh tế cao, là điều
kiện thuận lợi để các DN có thể đầu tư phát triển kinh tế trang trại, lâm
nghiệp, chế biến, dược liệu..., góp phần vừa làm giàu, vừa thúc đẩy kinh
tế của tỉnh tăng trưởng.
-Về tài nguyên khoáng sản
15
Tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản như vàng, đá quý, rubi, đá
trắng, đá granit, đá bazan... đặc biệt là đá vôi (nguyên liệu sản xuất xi
măng), đá xây dựng, cát, sỏi,...được phân bổ gần như đồng đều ở các địa
phương trong tỉnh, là một lợi thế lớn trong việc kêu gọi các DNTN tích cực
đầu tư vào các ngành công nghiệp như; khai khoáng, sản xuất xi măng,
nguyên liệu xây dựng, công nghiệp chế biến...
-Về tài nguyên biển
Nghệ An có bờ biển dài 82 km, diện tích vùng biển 4.230 hải lý vuông,
trữ lượng hải sản của tỉnh đạt 80.000 tấn, trong đó có khả năng khai thác
35.000 - 40.000 tấn. Tiềm năng khai thác du lịch rất lớn, là điều kiện thuận
lợi các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đầu tư, phát triển từ kinh doanh
du lịch, dịch vụ, đầu tư xây dựng các khu nghỉ mát, Resort cao cấp...
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
* Về tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua, các lĩnh vực kinh tế - xã hội tăng trưởng khá và
chuyển dịch đúng hướng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 –
2015, đạt 7,89%, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 29 triệu
đồng/năm. (tăng 2 lần so với 2010). Với mức tăng trưởng này Nghệ An vẫn
là tỉnh nghèo, mức thu nhập bình quân chỉ bằng 70% so với cả nước, kinh tế
phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Tỉnh cần sớm phải có nhiều cơ
chế, chính sách để thu hút DN đầu tư tại Nghệ An.
* Về văn hóa – xã hội
Nghệ An là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, là một trong những yết
hầu con đường xuyên Việt, là nơi gặp gỡ giao lưu của các huyết mạch giao
thông đường thủy, bộ tạo cho Nghệ An sớm trở thành một trung tâm kinh tế
- văn hóa có vị trí đặc biệt trong lịch sử dân tộc và văn hóa Việt Nam. Đây
là một cơ hội để khu vực KTTN phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
* Nguồn nhân lực
Đến năm 2014, dân số Nghệ An đạt 3.037.440 người, đứng thứ tư trong
cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội Thanh Hóa và được đánh giá
là có cơ cấu " dân số vàng, là điều kiện thuận lợi cho khu vực KTTN thu
hút nguồn lao động, nhất là doanh nghiệp trong ngành công nghiệp phụ trợ,
điện tử, cơ khí, lắp ráp
* Hệ thống kết cấu hạ tầng
- Các Khu công nghiệp
- Các Cụm công nghiệp
Hiện nay, các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã lấp đầy diện tích, sự
phát triển này là cơ hội để DN tùy thuộc vào khả năng có thể lựa chọn nhiều
ngành, nghề đầu tư tại Nghệ An.
16
- Khoa học - công nghệ ; Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông (bao gồm
đường biển, hàng không, đường sắt, Cửa khẩu); Hệ thống cung cấp nước
sinh hoạt; Thông tin - viễn thông; Tài chính- Ngân hàng- Bảo hiểm; Cơ sở
y tế; Siêu thị, khách sạn nhà hàng; Các điểm du lịch chủ yếu, đủ đáp ứng
nhu cầu DN khi tiến hành đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Nghệ An.
- Vốn đầu tư phát triển
Nhìn chung, các dự án đầu tư trong và ngoài nước đã và đang đi vào
hoạt động trên địa bàn tỉnh, bước đầu đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và
có triển vọng trong tương lai.
-Vị trí của Nghệ An trong chiến lược phát triển chung của cả nước và
vùng Bắc Trung Bộ
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, tỉnh Nghệ An
với trung tâm là thành phố Vinh được xác định là một trung tâm kinh tế,
văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày
30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh
Nghệ An đến năm 2020, về cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp.
3.2. Thực trạng vai trò động lực của khu vực KTTN ở Nghệ An từ
2000 - 2014
3.2.1. Quan điểm chỉ đạo và kết quả vai trò động lực khu vực KTTN ở
Nghệ An
3.2.1.1.Sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền ở Nghệ An trong việc
phát huy vai trò động lực của khu vực KTTN
Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XV
ngày 08/8/2001 ra Nghị quyết về:“phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, xây dựng làng nghề thời kỳ 2001- 2005”. Ngày 29/03/2003, nhằm
tạo bước đột phá thu hút các doanh nghiệp đầu tư tại Nghệ An, UBND đã ra
Quyết định số 112/2003/QĐ – UBND “về việc ban hành một số chính sách ưu
đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An”; Quyết định số 104/2003/QĐ – UBND
ngày 08/12/2003 “Về cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp
đổi mới công nghệ, nâng cao mức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa” quy
định cụ thể một số cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh
nghiệp đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học –
công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, có khả năng cạnh
tranh thị trường trong và ngoài nước, tạo ra hiệu quả sản xuất cao. Quyết
định số 112/2003/QĐ.UB ngày 29/12/2003 "về việc ban hành quy định một
số chính sách ưu đãi đầu tư tại tỉnh Nghệ An"; Quyết định số 82/2004/QĐ –
UBND ngày 2/8/2004 ban hành quy định “về khuyến khích phát triển tiểu
thủ công nghiệp, nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh”. Cụ thể hóa Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI, Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh đã họp Hội nghị lần thứ 2 (ngày 28/04/2006) và ra Nghị quyết về
17
"Chương trình xúc tiến đầu tư gắn với phát triển nguồn thu ngân sách tỉnh,
giai đoạn 2006-2010";Hội nghị lần 10 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa
XVI) ngày 22/05/2008 về "Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN.
Để phát huy vai trò động lực của khu vực KTTN trong sự phát triển
kinh tế - xã hội trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2020, UBND tỉnh đã
từng bước ban hành nhiều quyết định khuyến khích, hỗ trợ cho các DN
như: Quyết định số 101/2007/QĐ-UBND ngày 06/09/2007 của UBND tỉnh
Nghệ An về "Quy định một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn
tỉnh Nghệ An"; Quyết định số 56/2008/QĐ-UBND ngày 26/09/2008 "Về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm
2020"; Quyết định số 80/2008/QĐ-UBND ngày 18/12/2008 về "Công nhận
làng có nghề, làng nghề và chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An”; Quyết định số
10/2009/QĐ-UBND ngày 16/01/2009 của UBND tỉnh ban hành "Cơ chế
khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên
cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh
của sản phẩm hàng hóa ở Nghệ An" ; Quyết định số 83/2009/QĐ-UBBND
ngày 4/9/2009 ban hành quy định "về chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ
tầng khu công nghiệp nhỏ trên địa bàn tỉnh Nghệ An"; Quyết định 348/QĐ-
UBND ngày 09/2/2012 "về việc phê duyệt đề án phát triển DN Nghệ An
giai đoạn 2011-2015"; Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 28/03/2009
"về việc ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư các dự án công nghệ
cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An"; Nghị quyết số 123/NQ-HĐND ngày
16/7/2014 "về việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Nghệ An đến năm 2020"; Quyết định số 3373/QĐ-UBND.ĐT ngày
21/7/2014 "Về việc phê duyệt đề án tập trung thu hút đầu tư có hiệu quả
vào tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và các giải pháp cải thiện môi trường đầu
tư, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh" nhằm phấn đấu đến năm 2015 PCI
của tỉnh Nghệ An thuộc nhóm khá của cả nước và đứng trong nhóm 30 tỉnh,
thành phố có số điểm số PCI tốt nhất, đến năm 2020 đứng trong tốp 15 của
cả nước; Quyết định số 4654/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 "về việc ban hành
chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng trọng yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
đến năm 2020", phấn đấu đẩy nhanh tốc độ xây dựng các công trình trọng
yếu, nhằm từng bước hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, trước mặt tập trung đầu tư
xây dựng hoàn thành các công trình trọng yếu góp phần tạo điều kiện thuận
lợi để các DN trong và ngoài tỉnh đầu tư SXKD.
3.2.1.2. Những kết quả đạt được trong việc phát huy vai trò động lực khu
vực KTTN ở Nghệ An
18
- Thứ nhất, khu vực KTTN có tốc độ tăng trưởng nhanh, góp phần quan trọng
vào việc phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa
phương.
Năm 2000 - 2004 mức huy động vốn SXKD bình quân hàng năm tăng
chậm, nhưng từ năm 2004 - 2007 số vốn tăng liên tục, đặc biệt từ 2007 -
2013 số vốn SXKD của của khu vực kinh tế này tăng vọt nhanh chóng từ
20.001.510 triệu đồng (năm 2007) tăng lên 113.596.000 triệu đồng
(2013). Như vậy, tỉ trọng vốn SXKD của khu vực KTTN trong tổng số
vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên nhanh chóng, từ 12,17 % năm 2000 sau 10
năm tăng 78,62% năm 2013 và tất yếu tỷ lệ đó ngày càng thay đổi theo
hướng ưu thế ngày càng tăng cho khu vực KTTN ở tỉnh Nghệ An.
- Thứ hai, hiệu quả SXKD của khu vực KTTN ngày càng cao, đóng góp
lớn cho ngân sách của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần tái
cấu trúc kinh tế Nghệ An theo hướng hiện đại.
Doanh thu thuần SXKD của các DN thuộc khu vực KTTN từ 2000 đến
2013 cao dần và tốc độ tăng nhanh vọt so với doanh nghiệp Nhà nước. Nếu
năm 2000 khu vực KTTN đạt 1.170 triệu đồng (chiếm 22,56%) thì đến
2010, sau 10 năm mức doanh thu lên tới 40.285.408 triệu đồng (chiếm
64,17%), mặc dù chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế song vẫn tăng
mạnh vào năm 2013 là 80.119.255 triệu đồng (chiếm 77,82%). Về số liệu
nộp ngân sách và tỷ trọng so với thu ngân sách của cả tỉnh 4 năm gần đây,
năm 2010: 2.014.622 triệu đồng (45,8%); năm 2011: 2.884.783 triệu đồng
(46,1%); năm 2012: 3.971.005 triệu đồng (73,7%); năm 2013: 3.531.000
triệu đồng (45,4 %). Nhiều doanh nghiệp đã khắc phục khó khăn, vượt qua
cơn khủng hoảng, tiếp tục gặt hái được nhiều thành công và có thành tích
nộp thuế cho Nhà nước đạt cao. Đến ngày 15/11/2014, tính theo cơ cấu
ngành, tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực thương mại, dịch vụ thuộc khu vực
KTTN chiếm 32,19%; xây dựng (bao gồm cả tư vấn) chiếm 24%; công
nghiệp khai thác, chế biến chiếm 12,64%, còn lại là các ngành nghề
khác.
- Thứ ba, khu vực KTTN tham gia giải quyết một cách hiệu quả các
vấn đề xã hội; tạo nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho người lao
động, góp phần xóa đói giảm nghèo, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Doanh nghiệp nhà nước từ 2000 – 2011, không tạo thêm công ăn việc làm
mới cho người lao động mà ngược lại đã mất đi 11.387 chỗ làm việc. Ngược lại
số lao động làm việc trong DNTN của tỉnh đã tăng gấp 9 lần từ năm 2000 đến
2007, đặc biệt tăng nhanh từ 2007 đến 2013, số lao động trong các doanh
nghiệp tăng lên rất nhanh, từ 56.991 người (2007) lên 136.972 (2013) điều này
cho thấy lực lượng lao động trong khu vực KTTN ở tỉnh ta trong những năm
19
qua có sức thu hút rất lớn và chứng tỏ được tính vượt trội trong nền kinh tế.
Năm 2010 thu nhập của người lao động trong KTTN là 3.122.422 triệu
đồng (chiếm 67,86%) thì năm 2013, sau hai năm đã tăng lên gấp đôi, đạt
6.003.545 triệu đồng (chiếm 76,15%), trong khi đó DNNN vào năm 2010 là
1.353.493 triệu đồng (chiếm 29,42%) thì đến năm 2013 bị tụt xuống còn
1.343.168 triệu đồng (chiếm 17,04%) chưa bằng 1/4 thu nhập của KTTN.
Không dừng lại ở đó để đứng vững trong cạnh tranh, các DNTN đã luôn tạo
mọi điều kiện trích nguồn kinh phí để đào tạo, nâng cao trình độ cho người
lao động, tìm ra những biện pháp tổ chức lao động, quản lý có hiệu quả nhất
- Thứ tư, khu vực KTTN góp phần hình thành và phát triển đội ngũ doanh
nhân có tài năng, phẩm chất đạo đức, xây dựng thương hiệu và phát triển hàng
hóa góp phần vào công tác an sinh xã hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền
vững.
Trong những năm qua nhiều doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN của
Nghệ An đã nỗ lực hết mình để khẳng định thương hiệu hàng hóa và luôn
xung kích đi đầu trong các hoạt động từ thiện, nhân đạo vì sự phát triển
cộng đồng, tiêu biểu cho hoạt động này là các doanh nghiệp công ty Cổ
phần Công trình Giao thông 4, Ngân hàng Thương mại, Tập đoàn thực
phẩm sữa TH, Bệnh viện Đa khoa Thái Thượng Hoàng, Ngân hàng Cổ phần
Bắc Á, Công ty Cổ phần Thanh Thành Đạt, DNTN Phương Kiên...
3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát huy
vai trò động lực của khu vực KTTN ở Nghệ An
3.2.2.1. Những hạn chế vai trò động lực của khu vực KTTN ở Nghệ An
Thứ nhất, hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN có quy mô
nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng suất lao động thấp dẫn đến năng
lực, sức cạnh tranh thấp cả trên thị trường nội địa lẫn thị trường quốc tế.
Tính đến tháng 10 năm 2014 toàn tỉnh có 8.461 doanh nghiệp đang hoạt
động, đa số các DN thuộc khu vực KTTN trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ, số
doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng chiếm khoảng 95%, với các hộ cá
thể, tiểu chủ thì mức vốn đầu tư cũng rất thấp, có hộ chỉ vài chục triệu đồng,
phân tán nhỏ lẻ, không có vốn để sản xuất, không có thị trường đầu ra để
mở rộng kinh doanh, sẽ là một cản trở lớn đối với sự phát triển của khu
vực kinh tế này cũng đồng nghĩa với việc sẽ cản trở đến tăng trưởng
kinh tế của tỉnh.
Thứ hai, tiềm lực khoa học công nghệ, trình độ phát triển lực lượng sản
xuất của khu vực KTTN chưa cao dẫn đến khả năng hội nhập kinh tế quốc tế
kém.
Do nguồn vốn vừa yếu vừa thiếu, nên không có vốn tích lũy để đầu tư
mua các máy móc thiết bị hiện đại áp dụng vào sản xuất kéo theo hệ lụy,
chất lượng sản phẩm kém, khả năng cạnh tranh thấp.
20
Thứ ba, tốc độ chuyển dịch cơ cấu của khu vực KTTN còn chậm, ảnh hưởng
đến quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại.
Đến 15/11/2014 theo cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng lớn nhất là thương
mại, dịch vụ, chiếm 32,19%; xây dựng (bao gồm cả tư vấn) chiếm 24%;
công nghiệp khai thác, chế biến chiếm 12,64% còn lại là các ngành nghề
khác. Thực trạng này phản ánh tình trạng lạc hậu, chậm phát triển của khu
vực KTTN ở Nghệ An.
Thứ tư, chưa có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các DN thuộc khu vực
KTTN với khu vực kinh tế khác để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong phát
triển kinh tế.
Các doanh nghiệp FDI chưa đi vào sản xuất, lắp ráp các mặt hàng công
nghệ cao dẫn đến độc lập trong việc tự vận hành sản xuất, kể cả đầu vào và
đầu ra, nên sự kết nối, hỗ trợ với khu vực KTTN của tỉnh rất yếu. Còn về
phía các doanh nghiệp nhà nước cũng được hưởng nhiều lợi thế từ KTTN,
song rất ít hỗ trợ cho các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN về trị trường,
lao động, khoa học - công nghệ, quản lý, phương châm hoạt động vẫn là
"mạnh ai nấy làm".
Ngay cả sự liên kết giữa hai loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực
KTTN còn lỏng lẻo, việc liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế.
Thứ năm, nhiều DN của khu vực KTTN chưa thực hiện tốt những quy định
của pháp luật ảnh hưởng đến niềm tin, chất lượng cuộc sống của người dân.
Nhiều DNTN chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật về lao
động và sản xuất, chế độ bảo hiểm, tiền lương, tiền công, hợp đồng lao
động, thời gian lao động.
3.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát huy vai trò động
lực của khu vực KTTN ở Nghệ An
- Nguyên nhân khách quan
Một là, Nhà nước vẫn chưa có những chính sách tạo thuận lợi về môi
trường pháp lý, vốn, đất đai, mặt bằng SXKD, thị trườngcác doanh
nghiệp thuộc khu vực kinh tế này hầu như chưa có được các chính sách hỗ
trợ và các chương trình ưu đãi của Chính phủ.
Hai là, nền kinh tế thế giới từ 2008 đến nay gặp nhiều khó khăn.
Ba là, Nghệ An là một tỉnh có điểm xuất phát thấp, diện tích rộng song
chủ yếu là miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, cách xa cực
tăng trưởng, của cả nước. Bên cạnh đó Nghệ An có luồng khí hậu gió lào
khắc nghiệt xuất hiện từng đợt vào tháng 5, 6, 7, làm nắng nóng kéo dài còn
mùa đông mưa dầm dài lâu, do đó công tác xúc tiến thu hút đầu tư gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm.
- Nguyên nhân chủ quan
21
Thứ nhất, môi trường kinh doanh cấp tỉnh của Nghệ An vẫn còn nhiều
hạn chế, bất cập.
Thứ hai, khả năng tiếp cận các nguồn lực cơ bản phục vụ khu vực KTTN
Nghệ An còn nhiều hạn chế như; đất đai, vốn, tài chính, khoa học - công
nghệ có ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư và sự phát triển của khu vực KTTN.
Thứ ba, chất lượng đào tạo nguồn lao động còn thấp, chưa đáp ứng
được nhu cầu của doanh nghiệp khu vực KTTN trong cũng như ngoài tỉnh.
Thứ tư, DN thuộc khu vực KTTN ở Nghệ An chưa mạnh dạn chủ động
vươn ra hội nhập.
Tiểu kết chương 3
Qua việc phân tích thực trạng phát huy vai trò động lực động lực của
khu vực KTTN ở Nghệ An từ năm 2000 trở lại đây, cho thấy khu vực
KTTN đã phát huy được vai trò động lực trong sự phát triển kinh - tế xã hội
ở Nghệ An cả về mặt quy mô và chất lượng. Tuy nhiên trong quá trình phát
huy vai trò động lực, khu vực KTTN Nghệ An vẫn còn nhiều hạn chế, ảnh
hưởng đến quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại. Những
đánh giá, phân tích ở chương 3 sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra các quan điểm
và giải pháp ở chương 4, nhằm thu hút các DN thuộc khu vực KTTN
trong và ngoài tỉnh tích cực, chủ động đầu tư cùng với những cơ chế chính
sách thông thoáng, minh bạch cùng với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, các
cơ quan ban ngành giúp khu vực kinh tế này trở thành đòn bẩy, động lực
thúc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An trong
thời gian tới.
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TIẾP TỤC PHÁT HUY
VAI TRÒ ĐỘNG LỰC CỦA KHU VỰC KTTN Ở NGHỆ AN
4.1. Một số quan điểm để tiếp tục phát huy vai trò động lực của khu
vực KTTN ở Nghệ An
Phát huy vai trò động lực của khu vực KTTN phải vì mục tiêu giải
phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội ;. Phát triển khu vực KTTN là
chiến lược lâu dài;Phát huy vai trò động lực của khu vực KTTN phải phù hợp
với mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN
4.2. Một số giải pháp cơ bản để tiếp tục phát huy vai trò động lực của
khu vực KTTN ở Nghệ An hiện nay
4.2.1. Tiếp tục đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế
Bài học kinh nghiệm rút ra là cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới tư duy,
đặc biệt là tư duy kinh tế thông qua tổng kết thực tiễn nhằm có những nhận
thức ngày càng đúng đắn, đầy đủ hơn về các thành phần kinh tế nói chung
22
và kinh tế tư nhân nói riêng. Đó là cơ sở để chúng ta có những quyết sách
đúng, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển.
4.2.2. Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn và tạo môi trường thuận lợi
thúc đẩy khu vực KTTN phát huy vai trò động lực
4.2.2.1. Cải cách nền hành chính nhà nước ở Nghệ An là một điều kiện
quan trọng quyết định phát huy vai trò động lực khu vực KTTN
Tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ theo hướng tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho doanh nghiệp, đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ nâng cao trách
nhiệm của các cơ quan nhà nước nhằm phục vụ các đơn vị, các doanh
nghiệp thuộc khu vực
4.2.2.2. Xây dựng hệ thống chính sách và cơ sở pháp lý cho khu vực KTTN
phát huy vai trò động lực
Thứ nhất, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển dịch vụ hiện
đại, hỗ trợ kinh doanh.
Thứ hai, hỗ trợ ứng dụng khoa học - công nghệ cho khu vực KTTN.
Thứ ba, tạo cơ chế chính sách thuận lợi về xúc tiến đầu tư và thương
mại.
Thứ tư, tập trung đầu tư phát triển làng nghề truyền thống nhiều tiềm
năng của tỉnh.
Thứ năm, ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với các hộ SXKD cá thể
và trang trại.
4.2.3. Bản thân các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN phải nỗ lực vươn
lên, tiếp tục phát huy thành tựu và khắc phục những yếu kém, hạn chế
Tiểu kết chương 4
Để khu vực KTTN phát huy là vai trò động lực trong sự phát triển kinh
tế - xã hội ở Nghệ An hiện nay và trong thời gian tiếp theo, cần phải phát
huy những đóng góp tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của khu
vực kinh tế này là một việc làm hết sức cần thiết.
Để thực hiện có hiệu quả và đóng góp nhiều hơn nữa vai trò động lực
của khu vực KTTN ở Nghệ An, chúng tôi đưa ra một số quan điểm, từ đó
đề xuất một số giải pháp cơ bản giúp khu vực kinh tế này thúc đẩy kinh tế -
xã hội ở Nghệ An ngày càng phát triển và vươn ra hội nhập kinh tế toàn
cầu. Trong đó chúng tôi nhấn mạnh đến nỗ lực của chính bản thân DN
thuộc khu vực KTTN.
23
KẾT LUẬN
Gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo khu vực KTTN đã từng bước phát triển và khẳng định thương hiệu rộng
khắp trên cả nước, ngày càng phát huy vai trò là động lực của nền kinh tế
quốc dân. Sự bứt phá trong đổi mới kinh tế do đại hội VI (12/1986) của
Đảng khởi xướng, do phù hợp với xu thế quy luật phát triển kinh tế của thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng, phù hợp với ý nguyện của nhân dân
nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo cơ sở lý luận và niềm tin mạnh
mẽ trong toàn Đảng toàn dân với sự nghiệp đổi mới, trong đó có phát triển
về khu vực KTTN.
Chính vì vậy tác giả cho rằng, việc nghiên cứu vai trò động lực của khu
vực KTTN trong phạm vi một địa phương, khi mà vị trí, vai trò của khu vực
kinh tế này đã được ghi nhận và đánh giá cao tại đại hội X, XI: KTTN là
một trong những động lực của nền kinh tế và dự thảo văn kiện trình Đại hội
Đảng toàn quốc làn thứ XII khẳng định: Khu vực KTTN trở thành một
động lực quan trọng của nền kinh tế. Về thực trạng vai trò động lực của khu
vực KTTN ở Nghệ An từ năm 2000 đến nay, Đảng bộ Nghệ An đã vận
dụng sáng tạo quan điểm của Đảng trong lãnh đạo phát triển KTTN. Luận
án làm rõ những kết quả đạt được nhờ sự sáng tạo, năng động của chính
quyền UBND tỉnh Nghệ An từ năm 2000 đến nay; có tốc độ tăng trưởng
nhanh, góp phần quan trọng vào việc phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của địa phương; hiệu quả SXKD của khu vực KTTN
ngày càng cao đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế góp phần tái cấu trúc kinh tế của tỉnh theo hướng hiện đại; khu vực KTTN
tham gia giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề xã hội; tạo nhiều việc
làm mới, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm
nghèo, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên; góp phần hình thành và phát triển đội ngũ doanh nhân có tài năng,
phẩm chất đạo đức, xây dựng thương hiệu và phát triển hàng hóa góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Tuy nhiên khu vực KTTN ở Nghệ An chưa phát huy hết vai trò động
lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước.
Trên cơ sở đó, để phát huy vai trò động lực của khu vực KTTN trong
sự phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An trong thời gian tới, tác giả đã đưa
ra các quan điểm; phát huy vai trò động lực của khu vực KTTN phải vì mục
tiêu giải phóng sức sản xuất phát triển kinh tế - xã hội; phát huy vai trò
động lực khu vực KTTN là chiến lược lâu dài, đồng thời phát huy vai trò
động lực khu vực KTTN phải phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định
hướng XHCN đảm bảo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh. Bên cạnh đó chúng tôi đưa ra các giải pháp cơ bản; về phía Đảng
24
và nhà nước cần tiếp tục đổi mới tư duy, đặc biệt là tư duy kinh tế về vai
trò động lực của khu vực KTTN. Đối với chính quyền và các cơ quan ban
ngành của tỉnh Nghệ An cần xây dựng chiến lược phát triển dài hạn và tạo
môi trường thuận lợi thúc đẩy khu vực KTTN phát huy vai trò động lực
trong đó đổi mới tư duy, cải cách bộ máy hành chính Nhà nước là điều kiện
tạo bước đột phá, quyết định phát huy vai trò động lực của khu vực kinh tế
này, đồng thời xây dựng hệ thống chính sách và cơ sở pháp lý cho khu vực
KTTN hoạt động thuận lợi như; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát
triển dịch vụ hiện đại, hỗ trợ kinh doanh; hỗ trợ ứng dụng, phát triển khoa
học - công nghệ cho khu vực KTTN; tạo cơ chế chính sách thuận lợi về xúc
tiến đầu tư và thương mại; tăng cường khả năng tiếp cận đất đai, mặt bằng
SXKD; tăng cường hỗ trợ đầu tư - tín dụng cho khu vực KTTN; tập trung
đầu tư phát triển làng nghề truyền thống nhiều tiềm năng của tỉnh; ban hành
nhiều chính sách ưu đãi đối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể và trang
trại. Bên cạnh đó chúng tôi nhấn mạnh đến nỗ lực của chính bản thân DN
thuộc khu vực KTTN - là nhân tố quyết định thực hiện thành công vai trò
động lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An nói riêng và cả nước
nói chung trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trần Thị Bình (2010), Sự phát triển quan niệm của Đảng về kinh tế tư
nhân trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số
tháng 12, tr22-26.
2. Trần Thị Bình (2014), Phát huy vai trò và động lực của kinh tế tư
nhân ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Tiếng Việt - Khoa học - Xã hội Việt
Nam, số 4 (77), tr23 -30.
3. Trần Thị Bình (2015), Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp, Tạp chí Triết học - Viên hàn lâm khoa học - xã hội Việt
Nam, số 2 (285), tr.83-88.
4. Trần Thị Bình (2015), Những đóng góp và hạn chế của kinh tế tư
nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 -
2014, tạp chí Khoa học và Công nghệ Nghệ An, số 3, tr 48-50.
5. Trần Thị Bình (2015), Một số điểm hạn chế về môi trường kinh
doanh cấp tỉnh của Nghệ An qua bảng xếp hạng PCI năm 2014, tạp chí
Khoa học và Công nghệ Nghệ An, số 10, tr 24-29.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tomtatbinh_4484.pdf