- Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH tăng cường chỉ đạo các ngành
phối hợp có các biện pháp cụ thể để thực hiện tốt các nội dung trong quyết
định 818/QĐ- TTg ngày 7/6/2010 của Thủ tướng chính phủ.
- Đề nghị tỉnh chỉ đạo và có chính sách thuận lợi để di dời, giải tỏa
một số hộ dân sống trong khu di tích để trả lại tính nguyên vẹn cho khu di
tích và thuận lợi cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích.
- Tỉnh cần phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch tổ
chức nghiên cứu các đề tài lớn, nhằm xác định các giá trị DSVH phi vật
thể, xem cái gì có giá trị cần phải nghiên cứu, giữ gìn và phát huy, cái gì
cần loại bỏ.
- Đề nghị tỉnh TTH đôn đốc, chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức biên soạn
tài liệu giáo khoa đưa giáo dục ý thức bảo vệ DSVH vào trường học.
27 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ HỒNG MINH
vÊn ®Ò gi÷ g×n vµ ph¸t huy di s¶n v¨n hãa
ë thõa thiªn huÕ hiÖn nay
Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS
Mã số : 62 22 80 05
tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ triÕt häc
Hµ Néi - 2014
C«ng tr×nh ®îc hoµn thµnh
t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh
Ngêi híng dÉn khoa häc: gs.TS NGUYÔN HïNG HËU
Ph¶n biÖn 1:
Ph¶n biÖn 2:
Ph¶n biÖn 3:
LuËn ¸n sÏ ®îc b¶o vÖ tríc Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn
häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh.
Vµo håi giê ngµy th¸ng n¨m 2014
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i: Th viÖn Quèc gia
vµ Häc viÖn ChÝnh trÞ Quèc gia Hå ChÝ Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
TTH là trung tâm văn hóa - du lịch quốc gia và quốc tế hấp dẫn, đã
được Tổ chức UNESCO công nhận hai DSVH của nhân loại. Nơi đây hiện
đang lưu giữ trong lòng nhiều DSVH vật thể và phi vật thể chứa đựng giá
trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Trong nhiều
năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng sự giúp đỡ của
cộng đồng quốc tế, đặc biệt là sự tham gia đầy nhiệt huyết của các cấp
chính quyền địa phương, cán bộ, Đảng viên và nhân dân TTH, công tác
trùng tu, giữ gìn và phát huy các DSVH ở TTH đã có những chuyển biến
lớn lao và đạt nhiều thành tựu to lớn, vượt qua giai đoạn khó khăn và đang
chuyển dần vào giai đoạn ổn định phát triển theo hướng bền vững.
Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh và do thiên tai tàn phá,
nhiều di tích văn hóa ở TTH vẫn thường xuyên bị đe dọa. Những nỗ lực
trong công tác trùng tu, bảo vệ DSVH vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
một quần thể di tích có quy mô lớn, đa dạng, phức tạp và chưa tương xứng
với tiềm năng văn hóa vốn có của tỉnh TTT.Vai trò chủ thể của nhân dân
TTH trong việc giữ gìn và phát huy DSVH cũng chưa được khẳng định.
Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng nói trên, để các giá trị DSVH
của TTH tiếp tục được phát huy có hiệu quả, góp phần xây dựng TTH trở
thành một tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, đẹp về văn hóa, tôi quyết
định chọn đề tài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa
Thiên Huế hiện nay" để làm luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH; phân tích, đánh giá thực
trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH hiện nay; từ đó, đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy các DSVH
tại địa phương này hiện nay.
2
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên luận án có nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở nước
ta hiện nay. Đặc biệt làm rõ các khái niệm liên quan đến luận án như: văn
hóa, DSVH, giữ gìn và phát huy DSVH.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giữ gìn
và phát huy DSVH. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam nói chung và tỉnh TTH nói riêng.
- Phân tích thực trạng, một số vấn đề đặt ra của việc giữ gìn, phát huy
DSVH ở TTH hiện nay. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra các quan điểm làm
cơ sở và một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ
gìn và phát huy DSVH tại địa phương trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH
dưới góc độ triết học. Chủ yếu nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy
DSVH ở TTH trên những nét tiêu biểu gắn liền với quần thể di tích Cố đô
Huế do TTBTDTCĐ Huế quản lý.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Qua quá trình điền dã thực tế, kế thừa từ các kết quả
nghiên cứu của các công trình đi trước, tác giả luận án lựa chọn và tập
trung khảo sát chủ yếu các DSVH ở TTH gắn liền với quần thể di tích cố
đô Huế.
Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy các giá trị
DSVH ở TTH với trọng tâm số liệu được giới hạn trong khoảng thời gian
từ 1996 đến năm 2013, các giải pháp đưa ra cho thời kỳ đến năm 2020.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách của Nhà nước Việt Nam về văn hóa, DSVH, giữ gìn và phát huy
DSVH. Cơ sở thực tiễn của luận án là phân tích kinh nghiệm của một số
nước và đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH.
3
- Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể: Phương pháp
phân tích- tổng hợp, phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Đồng thời
có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Làm rõ thực trạng giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH với những
nét đặc thù riêng có của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung
bao gồm: những kết qủa đạt được, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề
đặt ra.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của vấn đề
giữ gìn và phát huy DSVH ở tỉnh TTH trong thời gian tới.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở
THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT VỀ VĂN HÓA, DI
SẢN VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC
Văn hóa, DSVH và vấn đề giữ gìn, phát huy DSVH dân tộc đã được
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở những mức độ và góc độ khác
nhau. Văn hóa được làm sáng tỏ từ sự hình thành, phát triển và tiếp biến
trong điều kiện mới. Nội dung nghiên cứu là các vai trò của văn hóa đối
với đời sống xã hội, quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách của Nhà
nước về bảo tồn DSVH, kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo tồn
DSVH. Các công trình khoa học đã làm rõ các khái niệm văn hóa, DSVH
và vấn đề giữ gìn, phát huy DSVH dân tộc. Cách tiếp cận của các công
trình khoa học thường đi từ khái niệm văn hóa, DSVH để bàn về xây dựng
4
phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới. Vấn đề giữ gìn và phát
huy DSVH đã được nhiều công trình khoa học đề cập đến, nhưng đối với
tỉnh TTH chưa có một công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ
thống. Luận án của tác giả sẽ kế thừa các khái niệm cộng cụ: Văn hóa,
DSVH và vấn đề giữ gìn, phát huy DSVH dân tộc của các công trình khoa
học nêu trên để thực hiện mục đích, nhiệm vụ đặt ra.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ GIỮ
GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
1.2.1. Từ góc độ sử học gồm
Các công trình nghiên cứu đã bổ sung cho tác giả luận án một cách
phong phú hơn để có thể tiếp cận một cách cụ thể, hiểu thêm kiến trúc, các
loại hình DSVH ở TTH để từ đó có cơ sở đưa ra một số kiến nghị nhằm
bảo vệ, giữ gìn và phát huy có hiệu quả các công trình DSVH đó.
1.2.2. Từ góc độ văn hóa học, quản lý văn hóa
Các bài viết đã cho tác giả cái nhìn tổng quát về những thành tựu đạt
được của việc giữ gìn và phát huy DSVH của TTH trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về giữ gìn và phát
huy DSVH với những kết quả đáng trân trọng. Những kết quả đó có giá trị
tham khảo, nên tác giả đã kế thừa và phát triển để hoàn thành luận án với đề
tài: “Vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở Thừa Thiên Huế hiện nay”.
Những kết luận và vấn đề đặt ra cho nghiên cứu tiếp theo của luận án
Thứ nhất, trong thời gian qua, DSVH, giữ gìn và phát huy DSVH là
một trong những chủ đề thu hút nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
và đạt được những kết quả đáng trân trọng. Những kết quả đó có giá trị
tham khảo cho tác giả luận án.
Thứ hai, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học đi trước, việc bổ sung vào khoảng trống các vấn đề nghiên cứu
còn bỏ ngõ để hoàn thiện thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc
giữ gìn và phát huy DSVH được luận án xác định là hướng phát triển
nghiên cứu tiếp theo.
5
Thứ ba, luận án cho rằng, còn một số vấn đề sau đây cần tiếp tục để
nghiên cứu:
- Luận án cần thiết làm sáng tỏ các quan niệm khác nhau về văn hóa;
DSVH; giữ gìn và phát huy DSVH; vị trí và vai trò của nó trong đời sống
xã hội hiện nay.
- Luận án đánh giá nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến vấn đề
việc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH chính là nhận thức của con người.
- Luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng của việc việc giữ gìn và
phát huy DSVH ở một địa phương trong một thời gian dài, trên cơ sở đó
tìm kiếm các giải pháp nhằm nhằm nâng cao hiệu quả việc giữ gìn và phát
huy DSVH ở TTH hiện nay. Đây là việc làm hết sức cần thiết và chưa
được nhiều người nghiên cứu.
Đó là những gợi mở để đề tài luận án: “Vấn đề giữ gìn và phát huy di
sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay” lựa chọn thực hiện, không
trùng lặp với công trình khoa học nào nêu trên về nội dung và hình thức
luận án.
Chương 2
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
-MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. VĂN HÓA, DI SẢN VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN, PHÁT HUY
DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1. Khái niệm văn hóa và di sản văn hóa
- Khái niệm văn hóa (Culture)
Xuất phát từ nhiều cách tiếp cận, có những quan niệm và cách lý giải
khác nhau về văn hóa. Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng tôi đưa ra
định nghĩa sau để giải quyết các vấn đề của luận án: Văn hóa là toàn bộ
các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, tích lũy lại
trong quá trình hoạt động thực tiễn - xã hội. Những giá trị vật chất và tinh
thần đó làm nên hệ giá trị xã hội, là một thành tố cốt lõi tạo ra bản sắc
riêng của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý
và mọi hoạt động của con người sống trong cộng đồng xã hội ấy.
6
Khái niệm di sản văn hóa (Cultural leritage)
Dựa trên những văn bản của Đảng, Nhà nước Việt Nam và của các tác
giả đi trước về DSVH mà chúng tôi vừa khái quát, có thể rút ra: DSVH là
tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống bao gồm cả văn hóa vật thể
và văn hóa phi vật thể trong hệ thống giá trị của nó, được chủ thể nhận
biết, qua đó tiến hành giữ gìn và phát huy nhằm đáp ứng những nhu cầu
và đòi hỏi của cuộc sống hiện tại.
DSVH được chứa đựng các yếu tố sau: thứ nhất, trong DSVH chứa
đựng vốn kinh nghiệm và tri thức sống của con người. Thứ hai, là hội tụ
những yếu tố, phẩm chất: đúng, tốt đẹp, có ích. Thứ ba, phải biểu hiện
thành những hiện tượng văn hóa. Thứ tư, tính lịch sử sẽ làm cho vốn
DSVH có bề dày về thời gian, có sự phong phú về loại hình.
2.1.2. Các quan điểm của UNESCO, Đảng và Nhà nước Việt Nam
về giữ gìn, phát huy di sản văn hóa
- Quan điểm của UNESCO về giữ gìn và phát huy DSVH..
Nguyên Tổng Giám đốc UNESCO, F.Mayor cũng nhấn mạnh: Kinh
nghiệm của hai thập kỷ qua cho thấy rằng trong mọi xã hội ngày nay, bất
luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hoặc theo xu hướng chính trị nào, văn
hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau (...). Hễ nước nào tự đặt ra
cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì
nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về mặt kinh tế lẫn
văn hóa và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều. Một sự
phát triển chân chính đòi hỏi phải sử dụng một cách tối ưu nhân lực và vật
lực của mỗi cộng đồng. Vì vậy phân tích đến cùng, các trọng tâm, các
động lực và các mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hóa (...).
Từ nay trở đi văn hóa cần coi mình là một nguồn bổ sung trực tiếp cho
phát triển và ngược lại phát triển cần thừa nhận văn hóa giữ một vị trí
trung tâm, một vai trò điều tiết xã hội...
Ở phương diện pháp lý, UNESCO đã có nhiều công ước về bảo vệ
DSVH nhằm kêu gọi các quốc gia hành động để giữ gìn và phát huy
các DSVH.
7
- Quan điểm của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam về giữ gìn và
phát huy DSVH.
Quan điểmThứ nhất, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giữ
gìn và phát huy DSVH
chỉ đạo của Đảng ta trong hơn 80 năm qua là: Trân trọng, bảo vệ, kế
thừa và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc vì cuộc sống ấm no,
hạnh phúc, vì tiến bộ của nhân dân. Khẳng định: “DSVH là tài sản vô giá,
gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo
ra những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế
thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian),
văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Thứ hai, chính sách của Nhà nước Việt Nam về giữ gìn và phát huy DSVH.
Ngay sau khi giành được độc lập, ngày 23- 11-1945 Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký và công bố sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt
Nam. Trong sắc lệnh này, thuật ngữ “cổ tích” được hiểu với nghĩa DSVH, bao
gồm cả văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Từ đó đến nay, nhiều văn bản
quy phạm pháp luật được ban hành. Hiến pháp 1992 đã quy định trách nhiệm
của Nhà nước, các tổ chức và nhân dân về bảo vệ phát huy DSVH dân tộc.
Với nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, Luật DSVH đã được Quốc
hội khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14/6/2001 được xem là văn bản
hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay về vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở
nước ta. Luật quy định những nội dung chủ yếu như khái niệm, nội dung
của DSVH; phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật; chính sách biện pháp
chủ yếu của Nhà nước nhằm bảo vệ DSVH; trách nhiệm của cơ quan Nhà
nước, tổ chức, cá nhân và của toàn bộ xã hội trong việc bảo vệ DSVH; giải
thích các từ ngữ về DSVH và bảo vệ, phát huy các DSVH; xác định quyền
sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và các hình thức sở hữu
khác đối với DSVH; những mục đính của việc sử dụng và phát huy
DSVH; các điều cấm nhằm bảo vệ DSVH.
2.2. VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DI SẢN VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần nhận thức vị trí và vai trò của
DSVH đối với đời sống xã hội được thể hiện ở một số khía cạnh sau:
8
Thứ nhất, DSVH là một bộ phận quan trọng tạo nên môi trường văn
hóa của các cộng đồng dân tộc.
Thứ hai, DSVH là yếu tố cơ bản tạo nên bản sắc dân tộc, cơ sở lựa
chọn và sáng tạo những giá trị văn hóa mới, tạo điều kiện cho sự phát
triển của văn hóa dân tộc trong giai đoạn tiếp theo.
Thứ ba, DSVH là một bộ phận hợp thành nền tảng tinh thần xã hội,
tạo nên động lực tinh thần của xã hội.
Thứ tư, DSVH là tài sản vô giá, là nguồn lực phát triển kinh tế của đất nước.
Thứ năm, DSVH là cơ sở để giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế, làm
cho văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại ngày càng phát triển đa dạng.
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI TRONG
VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA
Qua một số kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc, Nhật
Bản,Thái Lan, Ấn Độ, Vương Quốc Anh về giữ gìn và phát huy DSVH,
chúng ta có thể rút ra nhận xét như sau:
- DSVH nói chung là tài sản của mỗi quốc gia, là cơ sở hình thành nên
bản sắc dân tộc. Tùy vào điều kiện của mỗi quốc gia, việc giữ gìn và phát
huy DSVH ngoài những vấn đề có tính nguyên tắc vẫn có những đặc trưng
riêng. Tuy nhiên, dù theo cách thức nào thì vai trò của chủ thể văn hóa
cũng quyết định lớn đến thành công hay thất bại của sự nghiệp giữ gìn và
phát huy DSVH của mỗi nước.
- Trong việc giữ gìn và phát huy DSVH, chú ý vai trò chủ đạo của
Nhà nước. Cần có chính sách đầu tư thích hợp của Nhà nước, trong đầu tư
chú ý cân nhắc kỹ lưỡng về thứ hạn, mức độ như kinh nghiệm của Trung
Quốc. Cần có sự phân cấp rõ ràng trong việc quản lý DSVH như kinh
nghiệm từ Vương quốc Anh. Đồng thời, Nhà nước phải thật sự quan tâm
đến vấn đề quy hoạch bảo tồn DSVH, đào tạo đội ngũ cán bộ am hiểu về
văn hóa cho công tác này, phải xem DSVH như là tài sản quý báu quốc gia
từ kinh nghiệm của nước Nhật Bản.
- Cần thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác giữ gìn các di
tích nói riêng và xã hội hóa các hoạt động văn hóa nói chung. Đây là kinh
nghiệm rất quý giá để Việt Nam lưu tâm vì chỉ có cách xã hội hóa các yếu
tố văn hóa truyền thống mới giữ gìn được các DSVH phi vật thể dưới dạng
9
“sống” trong cơn lốc của quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa đang diễn ra
mạng mẽ hiện nay.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng đối với việc giữ gìn di
sản dân tộc trên cơ sở tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân
về giá trị của DSVH. Thông qua, giáo dục cộng đồng để thúc đẩy việc giữ
gìn DSVH trong quá trình hội nhập thế giới.
- Gắn giữ gìn và phát huy DSVH với phát triển du lịch xanh và hợp
tác quốc tế. Trong quá trình trao đổi văn hóa, cần chú ý nổ lực trong việc
truyền bá DSVH dân tộc, ”xuất khẩu” các hình ảnh mang tính thương hiệu
của dân tộc ra khắp bạn bè thế giới.
Kết luận chương 2
Trong chương 2, luận án đã dẫn chứng một số định nghĩa về văn hóa
và giới hạn khái niệm văn hóa của luận án hướng đến giải quyết.
Chương 2, luận án cũng phân tích các định nghĩa về DSVH và cho
rằng DSVH là tổng thể những tài sản văn hóa truyền thống bao gồm cả văn
hóa vật thể và văn hóa phi vật thể trong hệ thống giá trị của nó, được chủ
thể nhận biết, qua đó tiến hành giữ gìn và phát huy nhằm đáp ứng những
nhu cầu và đòi hỏi của cuộc sống hiện tại. DSVH tồn tại như một thực thể
khách quan, bởi nó luôn gắn kết yếu tố truyền thống với hiện đại. Nó là
hình bóng của quá khứ trong đời sống hiện tại, luôn luôn tác động, ảnh
hưởng tới tâm tư tình cảm của con người. DSVH đóng vai trò như một
“mã di truyền xã hội” hay “một hệ thống các giá trị” những nhân tố quan
trọng hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc.
Chương 3
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HOÁ Ở THỪA THIÊN HUẾ
HIỆN NAY:THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT
HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
3.1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội của Thừa Thiên Huế ảnh hưởng
đến vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa
10
- Về vị trí địa lý.
TTH là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
TTH có diện tích 503.320,53 ha nằm trên trục giao thông quan trọng
xuyên Bắc- Nam, trục hành lang Đông- Tây nối Thái Lan- Lào- Việt Nam
theo đường chính. TTH ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành
phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng
kinh tế phát triển chính của Việt Nam, nằm ở khu vực tập trung nhiều di
sản của miền Trung Việt Nam hội tụ những tinh hoa văn hóa nhân loại và
được UNESSCO công nhận là các DSVH thế giới như Quần thể di tích cố
đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế.
- Về địa hình, khí hậu
Nằm ở giữa Việt Nam, TTH có vùng khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu
miền Bắc (Bắc đèo Hải Vân) và khí hậu miền Nam, từ đồng bằng ven biển
lên vùng núi cao. Chế độ khí hậu, thủy văn ở đây có đặc tính biến động lớn
và hay xảy ra thiên tai bão lụt. Đặc điểm nổi bật của khí hậu TTH là lượng
mưa lớn nhất cả nước, vùng đồng bằng hẹp thường chịu nhiều lũ lụt mà
việc hạn chế ngập rất khó khăn.
Về chế độ mưa, lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa
mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn
nhất, chiếm tới 30% lượng mưa của cả năm. Độ ẩm trung bình trong năm
là 85%- 86%. Đặc điểm mưa ở TTH là mưa không đều, lượng mưa tăng
dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số tháng
với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở...đã tác động nghiêm
trọng đến đời sống và là vấn đề lớn đối với giữ gìn và phát huy các
DSVH ở TTH.
- Về điều kiện kinh tế - xã hội.
Về tốc độ phát triển kinh tế: Với mục tiêu duy trì tăng trưởng kinh tế
cao và bền vững, trong các giai đoạn tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh
TTH khá cao và ổn định. Bình quân tốc độ tăng tưởng kinh tế giai đoạn
2006- 2010 là 12,1%, trong đó dịch vụ tăng 12,4%, công nghiệp- xây
dựng tăng 15,7% và nông lâm- ngư nghiệp tăng 2,1%; năm 2011 đạt
11
11,1%, trong đó dịch vụ tăng 12,7%, công nghiệp- xây dựng tăng 11,6%
và nông lâm- ngư nghiệp tăng 3,3%; năm 2012 đạt 9,7%, trong đó dịch
vụ tăng 12,8%, công nghiệp- xây dựng tăng 8,5% và nông lâm ngư
nghiệp tăng 2,2%.
Về tiềm năng du lịch: TTH có tiềm năng du lịch phong phú bao gồm
các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Những tài nguyên này là điều
kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch như nghỉ mát, du lịch biển, du
lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghiên cứu... Cố đô Huế là một
trong những trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam, hiện đang lưu giữ một
kho tàng tài nguyên văn hoá vật thể và phi vật thể đồ sộ, đặc sắc tiêu biểu
cho văn hoá dân tộc Việt Nam; là địa bàn vừa có quần thể di tích được
UNESCO xếp hạng DSVH nhân loại với những công trình về kiến trúc
cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng; vừa có Nhã nhạc cung đình
Huế cũng được UNESCO công nhận là DSVH phi vật thể nhân loại. "Huế
là một kiệt tác về thơ, về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ
trong mình những kho tàng vô giá, một nhà bảo tàng kỳ lạ của nền văn hoá
vật chất và tinh thần của Việt Nam" (UNESCO). Ngoài ra, TTH còn có
hàng trăm chùa chiền với kiến trúc dân tộc độc đáo và một kho tàng văn
hoá phi vật chất đồ sộ với các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ
hội cung đình.
Mặc dù tiềm năng du lịch ở TTH là rất lớn nhưng do kinh tế phát triển
còn chậm, thu nhập còn thấp, các ưu đãi đối với DSVH còn hạn chế cộng
với nguồn nhân lực đáp ứng cho công cuộc giữ gìn, phát huy DSVH ở
TTH còn thiếu so với nhu cầu cũng là một trong những khó khăn khiến các
DSVH của tỉnh chưa phát huy hết tác dụng.
3.1.2. Về nhận thức của các cấp chính quyền Trung ương và tỉnh
Thừa Thiên Huế đối với công tác giữ gìn và phát huy di sản văn hóa
Trong nhiều năm gần đây, lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta luôn dành sự
quan tâm đặc biệt đối với công tác giữ gìn phát huy DSVH ở TTH. Nhiều
dự án đã được Chính phủ phê duyệt đã tạo một cơ sở pháp lý vững chắc
cho công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH.
12
Tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH trong nhiều năm qua cũng đã có nhiều chiến
lược cho vấn đề giữ gìn và phát huy các DSVH, tạo điều kiện để làm sống
lại mọi tiềm năng văn hóa, xem đó là nguồn lực nội sinh mạnh mẽ thúc
đẩy tăng tưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Nhiều quyết định quan trọng
nhằm chỉ đạo công tác này của tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH được ban hành và
chú trọng đến việc đầu tư ngân sách địa phương cho công tác giữ gìn và
phát huy DSVH, kịp thời chỉ đạo phân công, phân cấp các ngành các cấp
địa phương cùng phối hợp triển khai đồng bộ công tác giữ gìn và phát huy
các giá trị DSVH. Đồng thời tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong
quá trình giữ gìn trùng tu các di tích.
3.1.3. Về nhận thức của nhân dân Thừa Thiên Huế trong việc giữ
gìn và phát huy các di sản văn hóa
Tồn tại trong gần 160 năm (1788-1945), với tư cách là Kinh đô, Phú
Xuân - TTH là điểm hội tụ tinh hoa của dân tộc, mang đậm bản sắc văn
hoá truyền thống của Việt Nam, chứa đựng những sắc thái văn hoá rất
riêng của vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - TTH. Vì vậy, trong nhận thức
của người dân TTH, các DSVH có một ý nghĩa to lớn trong đời sống tinh
thần của họ. Họ xem đây là tài sản vật chất quý giá cần được lưu truyền và
giáo dục lịch sử dân tộc cho các thế hệ mai sau. Việc góp sức cả về vật
chất và tinh thần để giữ gìn DSVH chính là điểm tựa tinh thần đồng thời là
niềm tự hào của họ về lịch sử của thế hệ cha ông đi trước.
DSVH không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhân dân, góp
phần khẳng định niềm tự hào dân tộc mà còn là nguồn lực để tạo việc làm
cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở TTH.
Như vậy, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhận thức của chủ thể
văn hóa có tác động hai chiều đến công tác giữ gìn và phát huy các DSVH
ở tỉnh TTH. Trong thời gian tới đòi hỏi tỉnh TTH phải khai thác có hiệu
quả hơn các lợi thế, đồng thời có giải pháp nhằm khắc phục những khó
khăn mới có thể giữ gìn và phát huy được giá trị DSVH để đáp ứng nhu
cầu hội nhập và phát triển.
13
3.2. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN
HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
3.2.1. Đặc điểm của các di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế
Qua kết quả nghiên cứu và giới hạn của công trình, chúng tôi có thể
nêu ra những DSVH tiêu biểu ở TTH một cách khái quát nhất như sau:
+ Về DSVH vật thể: giá trị của DSVH vật thể ở TTH được thể hiện
đậm nét ở hệ kiến trúc đồ sộ, độc đáo và đặc biệt là quy mô của Quần thể
di tích Huế.
- Kinh thành Huế
- Lăng tẩm Huế
- Chùa Huế
- Văn miếu Huế
- Nhà vườn Huế
+ Về DSVH phi vật thể: Trong đời sống tinh thần của người Việt,
TTH không chỉ là một trung tâm mà còn là cao điểm của văn hóa. Với số
lượng dân cư không nhiều nhưng TTH lại là chủ sở hữu của một truyền
thống văn hóa nghệ thuật rất riêng biệt, gọi là bản sắc văn hóa Huế.
- Trong âm nhạc- giải trí: Âm nhạc Huế được hình thành từ hai nguồn
lớn là dòng nhạc chuyên nghiệp và dòng nhạc dân gian. Điển hình có Nhã
nhạc cung đình Huế, đây là một trong những loại hình âm nhạc cung đình,
được xem là quốc nhạc, sử dụng trong các cuộc tế, lễ của triều đình quân
chủ. Về âm nhạc dân gian Huế như hát ru, hò, vè hay những lễ nhạc tôn
giáo, nhạc lễ cổ truyền thì ca Huế làm môn nghệ thuật xuất phát từ cách
chơi của giới quý tộc sau đó dần dần được dân gian hóa.
Trong các lễ hội truyền thống: Nhìn tổng quát lễ hội ở TTH tuy
không phong phú như miền Bắc, nhưng cũng khá đa dạng với hai loại lễ
hội: lễ hội cung đình và lễ hội dân gian.
- Trong sinh hoạt ẩm thực: TTH hiện còn lưu giữ những giá trị nghệ
thuật ẩm thực với gần 1.700 món ăn cung đình và dân gian độc đáo, hấp dẫn.
Với người dân xứ Huế, ẩm thực là một nét văn hóa, một nghệ thuật, có tính
triết lý riêng được hình thành bởi nhiều yếu tố lịch sử- địa lý- xã hội.
14
Những DSVH đó tồn tại đến ngày nay và ngày càng thể hiện những
giá trị đặc sắc sau:
- Thứ nhất, trong kho tàng DSVH dân tộc, TTH là nơi duy nhất còn
giữ lại một quần thể di tích kinh đô lịch sử của chế độ quân chủ phong
kiến cuối cùng ở Việt Nam, phản ánh khá trung thực cơ chế của triều đình
nhà Nguyễn từ cơ sở kinh tế đến kiến trúc thượng tầng. Là kho sử liệu vật
chất phong phú về một giai đoạn lịch sử của đất nước. Chính các công
trình kiến trúc đã ghi lại dấu ấn sinh động của hầu hết các nhân vật lịch sử,
các danh nhân tiêu biểu của Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến đầu
thế kỷ XX.
Thứ hai, đi liền với tổng thể kiến trúc kinh đô Huế là di sản nghệ thuật
cung đình Việt Nam, di sản nghệ thuật truyền thống của vùng đất cố đô,
trung tâm nghệ thuật Việt Nam ở thế kỷ XIX. Giá trị của nghệ thuật cung
đình và nghệ thuật dân gian cố đô là sự tập trung của tinh hoa tài năng của
dân tộc.
Thứ ba, DSVH TTH là cơ sở, tiền đề để nâng cao mức hưởng thụ cho
nhân dân lao động góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới. Khu di tích,
các làng nghề truyền thống còn là đối tượng thúc đẩy các ngành sản xuất
nhất là du lịch và giao lưu văn hóa.
3.2.2. Thực trạng của việc giữ gìn di sản văn hóa vật thể ở Thừa
Thiên Huế hiện nay
Hoạt động tu bổ, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa ở Thừa
Thiên Huế
Từ năm 2006 đến nay, tỉnh TTH đã tiến hành tu bổ hàng chục di tích.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh TTH từ năm 2006-
2012 nhiều di tích đã được tu bổ như: di tích nhà lưu niệm đại tướng
Nguyễn Chí Thanh, di tích nhà lưu niệm Bác Hồ tại làng Dương Nổ, di
tích 112 Mai Thúc Loan, di tích nhà thờ Nguyễn Tri Phương, di tích Đình
chùa Thủy Dương, di tích nhà thờ Đặng Huy Trứ, di tích đình làng Vân
Thê, di tích đình Miếu Thế lại Thượng, di tích đình làng Hòa Phong…
15
Đặc biệt, Quần thể di tích Cố đô Huế, một kiệt tác của DSVH của
TTH từ năm 1996 đến năm 2012 với tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ
bản, tôn tạo cảnh quan hơn 600 tỷ đồng gồm ngân sách Trung ương
275,840 tỷ đồng, ngân sách địa phương và tài trợ quốc tế: 313, 678 tỷ đồng
đã trùng tu, phục hồi 132 công trình, hạn mục di tích tiêu biểu như: Ngọ
Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, cung Diên
Thọ, Duyệt Thị Đường, Cung Trường Sanh, hệ thống Trường lang (Tử
Cấm Thành), lầu Tứ Phương vô sự, điện Long An(bảo tàng cổ vật Cung
đình Huế), tổng thể lăng Gia Long, Minh Lâu, Điện Sùng Ân, Hữu Tùng
Tự, Bi Đình (lăng Minh Mạng), Điện Hòa Khiêm, Minh Khiêm Đường,
Ôn Khiêm Điện, (lăng Tự Đức), Thiên Định Cung, Bi Đình (lăng Khải
Định), Chùa Thiên Mụ, Cung An Định, 10 cổng Kinh Thành... Hiện nay,
lăng Gia Long, lăng Đồng Khánh, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức cũng
đang được triển khai trùng tu nhiều hạng mục sau khi các dự án trùng tu
được phê duyệt.
+ Công tác bảo quản cấp thiết như chống dột, chống sập, chống mối
mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị lão hóa... đã
được triển khai trên phạm vi rộng với hàng trăm công trình. Nhờ vậy mà
trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt xảy ra liên tiếp, các di tích vẫn được
giữ gìn và kéo dài tuổi thọ.
+ Cơ sở hạ tầng các khu di tích như: Hệ thống đường, điện chiếu sáng
khu vực: Đại Nội, Quảng trường Ngọ Môn- Kỳ Đài, điện đường đến các
lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định... đã được đầu tư, nâng
cấp. Hệ thống sân vườn sân vườn các di tích Hưng Miếu, Thế Miếu, cung
Diên Thọ, Cung An Định... được tu bổ hoàn nguyên đáp ứng kịp thời công
tác tu bổ và phục vụ du lịch.
Công tác giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường đô thị và thiên nhiên
gắn liền với di tích cũng được thực hiện một cách có hiệu quả. Trong
những năm qua, phần lớn các di tích chính đã được đầu tư tu bổ và tôn
tạo hệ thống sân vườn, cảnh quan và trồng cây bổ sung ở các khu vực
đệm. Nổi bật như việc trồng lại vành đai xanh lăng vua Minh Mạng, tôn
16
tạo phục hồi cảnh quan vườn Cơ Hạ,… Đồng thời, việc nâng cấp cơ sở
hạ tầng và các trục đường Thành phố Huế đã được quan tâm, nhất là các
trục đường trong Kinh Thành, đường đến một số điểm di tích. Đặc biệt
là việc chỉnh trang, tôn tạo 2 bên bờ sông Hương, nạo vét sông Ngự Hà
và tu bổ kè Hộ Thành Hào đã tạo điều kiện để phát triển dân sinh và
chỉnh trang đô thị. Việc giải tỏa gần 300 hộ dân ở khu vực Bến Me và
Hộ Thành Hào, hơn 50 hộ dân ở Thượng thành mặt Nam, hàng chục hộ
dân ở đàn Xã Tắc, Võ Miếu, gần 100 hộ dân dọc theo Ngự Hà…với kinh
phí hàng chục tỉ đồng phần nào trả lại cảnh quan cho mặt Nam Kinh
thành Huế.
Hoạt động quy hoạch khoanh vùng bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa
Theo báo cáo của TTBTDTCĐ Huế, tính đến thời điểm tháng 8 năm
2013, số lượng hồ sơ quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích do bộ phận
khoanh vùng bảo vệ thực hiện đã đạt được một số kết quả khả quan như sau:
- Công bố 23 pa- nô quy hoạch:
- Lập 5 hồ sơ khoanh vùng bảo vệ (đã được phê duyệt năm 2006)
- Điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích (đã được phê duyệt năm 2009)
- Cắm mốc khu vực I
- Cắm mốc khu vực II
Hoạt động hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học giữ gìn và
phát huy di sản văn hóa
“Trong 15 năm, Di tích Huế đã hợp tác với hơn 25 tổ chức quốc tế,
hàng chục các viện, trường đại học, ban ngành trong nước để tiến hành các
hoạt động nghiên cứu bảo tồn di sản trên cả lĩnh vực văn hóa vật thể, phi
vật thể và cảnh quan môi trường”.
Với các tổ chức quốc tế, TTBTDTCĐ Huế đã hợp tác với tổ chức
Unesco, Nhật Bản (quỹ Toyota, quỹ Japan Foundation, Đại học Nihon,…),
Ba Lan, Canada, Pháp, Anh, Mỹ, Cộng hòa liên bang Đức, Thái Lan, Hàn
Quốc,… thực hiện hàng chục dự án trùng tu, nghiên cứu bảo tồn DSVH
hết sức có ý nghĩa.Nổi bật là dự án hợp tác nghiên cứu kiến trúc truyền
thống Huế và phục hồi điện Cần Chánh (phối hợp với Đại học Waseda) đã
17
thực hiện gần 19 năm (1994- 2013) với nguồn kinh phí đầu tư ngày càng
lớn và bước đầu đạt nhiều kết quả tốt.
Trong lĩnh vực giữ gìn DSVH phi vật thể, hợp tác quốc tế đã giúp
TTH triển khai thực hiện các dự án, chương trình như: thực hiện kế hoạch
hành động quốc gia về bảo tồn Nhã nhạc- Âm nhạc cung đình Việt Nam
do Unesco tài trợ (với sự đóng góp của quỹ Ủy thác Nhật Bản) trong giai
đoạn 2005- 2009, dự án nghiên cứu phục chế một số nhạc cụ Nhã nhạc
(Biên chung Biên khánh, Bác chung Đặc khánh) do Bộ Văn hóa Thể thao
và Du lịch Hàn Quốc cùng Tổng cục DSVH Quốc gia Hàn Quốc tài trợ…
Trong lĩnh vực quảng bá phát huy giá trị DSVH của Huế, đã có một số
bộ phim, sách ảnh về Huế và DSVH do TTBTDTCĐ Huế phối hợp hoặc
được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức như Unesco, ACCU, …thực hiện, đã
giúp bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về những giá trị DSVH Huế. TTBTDTCĐ
Huế cũng đã tiếp nhận dự án sản xuất phim giới thiệu về việc phục dựng
khu Hoành Thành Huế bằng công nghệ kỹ thuật số và phim 3D về di tích
Hổ Quyền do Tổng cục DSVH Quốc gia Hàn Quốc tài trợ.
Đồng thời, TTBTDTCĐ Huế đã tiến hành các thủ tục để nghệ sĩ Nhà
hát NTTT Cung đình Huế đi biểu diễn Nhã nhạc tại các nước: Thái Lan,
Áo, Đức, Hàn Quốc…
3.2.3. Thực trạng của việc giữ gìn các giá trị di sản văn hóa phi
vật thể ở Thừa Thiên Huế hiện nay
Hoạt động sưu tầm, nghiên cứu các di sản văn hóa phi vật thể
TTBTDTCĐ Huế đã tổ chức trên 10 cuộc hội thảo, hội nghị quốc gia
và quốc tế về chủ đề nghiên cứu, giữ gìn các tài sản văn hóa phi vật thể,
TTBTDTCĐ Huế còn tổ chức nghiên cứu ứng dụng, sưu tầm và bảo tồn
được hàng chục tác phẩm âm nhạc cung đình quan trọng. Sưu tầm nghiên
cứu và dàn dựng thành công 15 điệu múa Cung đình tiêu biểu.
Hoạt động phục hồi các loại hình nghệ thuật cung đình và lễ hội
Có hơn 100 lễ hội dân gian, lễ hội truyền thống và hiện đại đã được
các địa phương ở TTH khôi phục và phát huy. Thông qua Festival Huế,
18
được định kỳ tổ chức hai năm một lần vào các năm chẵn và Festival Nghề
truyền thống Huế tổ chức hai năm một lần vào các năm lẻ, các hoạt động
văn hóa này đã trở thành một sinh hoạt văn hóa, lễ hội ấn tượng, đặc sắc,
tạo nên nét độc đáo cho vùng đất nhiều DSVH.
3.2.4. Thực trạng của việc phát huy có hiệu quả di sản văn hóa ở
Thừa Thiên Huế hiện nay
Kết quả mà ngành du lịch TTH đạt được chắc chắn có sự đóng góp
không nhỏ của các DSVH của địa phương. Tại các điểm di tích, số lượng
khách quan quan du lịch theo thống kê của TTBTDTCĐ Huế từ năm 1996
đến năm 2011, nguồn khách tham quan các khu di tích cho thấy, từ chổ chỉ
đạt trên 730 ngàn lượt/năm(1996) thì đến nay đã xấp xỉ 2 triệu lượt/năm.
Theo đó nguồn thu từ vé tham quan của TTBTDTCĐ Huế cũng tăng thêm
nhiều lần, nếu tổng doanh thu từ lúc đầu chỉ đến trên 16 tỷ đồng (năm
1996) thì càng về sau nguồn thu càng tăng, đến năm 2011, nguồn thu đạt
đến trên 80 tỷ đồng. (xem biểu đồ 3.1). Trong năm 2012 đã có hơn 2 triệu
lượt khách đến thăm khu di sản Huế, trong đó có 1.792.539 lượt khách
mua vé và hơn 200 ngàn lượt khách được miễn giảm vé. Tổng thu từ dịch
vụ năm 2012 của Trung tâm đạt xấp xỉ 10 tỷ đồng, doanh thu từ vé tham
quan và dịch vụ lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 tỷ đồng. (trong đó thu từ
vé thăm quan: 104,573 tỷ, vượt kế hoạch 4,573 tỷ). Chính nguồn thu này
đã góp phần rất quan trọng trong việc tái đầu tư cho việc giữ gìn các
DSVH ở TTH.
Du lịch văn hóa, lễ hội ở TTH ngày càng được khai thác và phát
huy có hiệu quả, trở thành tâm điểm thu hút một số lượng lớn các quan
chức, các nhà nghiên cứu các nhà khoa học, các vận động viên, khách
tham quan trong và ngoài nước đến tham dự các hội nghị, các giải thi
đấu thể thao và tham quan du lịch. Chính nhờ hiệu quả kinh doanh dịch
vụ du lịch nên TTH cũng là địa bàn thu hút các nhà đầu tư, có nhiều
chương trình hợp tác được triển khai, trong đó có những dự án đầu tư du
lịch trên 1 tỷ USD.
19
3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY
DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
3.3.1. Những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn
hóa ở Thừa Thiên Huế và nguyên nhân của nó
Những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở TTH
Những hạn chế và bất cập trong công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở
TTH hiện nay tập trung chủ yếu ở mấy khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, bên cạnh những chính sách hợp lý thì chính quyền và các
nhà quản lý DSVH ở Huế chưa có một chính sách toàn diện và hài hòa đối
với việc nghiên cứu, giữ gìn và phát huy giá trị DSVH của tất cả các thời
kỳ lịch sử ở TTH.
Thứ hai, trong công tác giữ gìn các di tích, Huế đang thiếu một đội
ngũ chuyên gia bảo tồn di tích thật sự, thiếu các công nhân lành nghề để
đảm trách công việc này.
Thứ ba, trong công tác giữ gìn và phát huy DSVH phi vật thể vẫn còn
nhiều bất cập.
Thứ tư, những thách thức trong công tác phát huy giá trị DSVH ở TTH.
Nguyên nhân của những hạn chế trong việc giữ gìn và phát huy di
sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế
Thứ nhất, về nguyên nhân chủ quan:
- Mặc dù nhận thức của các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vai
trò, ý nghĩa của DSVH và trách nhiệm của toàn xã hội đối với DSVH đã
được nâng cao nhưng chưa sâu sắc và toàn diện và cũng chưa được cụ thể
hóa bằng các biện pháp, kế hoạch và chương trình cụ thể.
- Trong quá trình triển khai việc giữ gìn và phát huy DSVH, chúng ta còn
lúng túng để xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa giữ gìn và phát triển
- Do những chủ sở hữu các DSVH và những người trực tiếp tham gia
công tác giữ gìn và phát huy DSVH chưa thực sự am tường những DSVH
mà mình đang trực tiếp sở hữu, quản lý và giữ gìn, nên đã dẫn đến những
hành xử không đúng mực với DSVH.
- Do việc mưu cầu lợi ích cá nhân trong quá trình trùng tu, bảo quản
và phát huy DSVH. Vì các lợi ích này, người ta sẵn sàng làm sai lệch tính
20
nguyên gốc khi trùng tu di tích hay làm biến dạng DSVH phi vật thể vì
mục đích thương mại.
Thứ hai, về nguyên nhân khách quan:
- Mặc dù, rất muốn thực hiện nhanh việc giữ gìn và phát huy DSVH
nhưng ở TTH hiện nay nguồn tài chính còn hạn hẹp và nguồn nhân lực cho
công tác này còn thiếu hụt.
- Do sự khắc nghiệt của thời tiết, đặc biệt là sự biến đổi khí đã gây ra
những tác hại nghiêm trọng cho DSVH ở TTH.
3.3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy di sản
văn hóa ở Thừa Thiên Huế hiện nay
Thứ nhất, phải giải quyết mâu thuẫn việc giữ gìn, phát huy DSVH ở
TTH với tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường.
Thứ hai, giải quyết được mâu thuẫn giữa một bên đòi hỏi cao của việc
giữ gìn và phát huy DSVH với ý thức của chủ thể văn hóa còn hạn chế.
Thứ ba, giải quyết mâu thuẫn giữa giữ gìn DSVH với phát triển xã hội.
Kết luận chương 3
Trong chương 3, luận án đã chỉ ra đặc điểm, những thành tựu của
việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH ở TTH như: thành tựu trong việc tu
bổ tôn tạo di tích, khoanh vùng bảo vệ các khu di sản, nghiên cứu sưu tầm
và khôi phục nhiều DSVH phi vật thể…
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, công tác này vẫn bộc lộ những
hạn chế. Điều đó được thể hiện trên một số mâu thuẫn cơ bản cần được
giải quyết sau: mâu thuẫn việc giữ gìn, phát huy DSVH Huế với tác động
của mặt trái nền kinh tế thị trường, việc giữ gìn và phát huy DSVH với ý
thức của chủ thể văn hóa, mâu thuẫn giữa giữ gìn DSVH với phát triển
xã hội.
21
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN
ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC GIỮ GÌN, PHÁT HUY DI SẢN
VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN, TẦM NHÌN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN HUẾ
HIỆN NAY
4.1.1. Những phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả, chất
lượng việc việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở Thừa Thiên Huế
hiện nay
Thứ nhất, thường xuyên quán triệt các quan điểm của Đảng đối với
việc giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH ở TTH hiện nay.
Thứ hai, đảm bảo tính kế thừa và đổi mới trong việc giữ gìn và phát
huy DSVH ở TTH trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay.
Thứ ba, trong điều kiện KTTT, giá trị DSVH ở TTH cần thiết phải
được bảo vệ và phát triển.
4.1.2. Tầm nhìn về công tác giữ gìn và phát huy di sản văn hóa ở
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020
Căn cứ vào kết luận 48 của Bộ Chính Trị, tỉnh TTH phấn đấu đến năm
2020 xây dựng TTH xứng tầm là trung tâm văn hoá, du lịch đặc sắc của cả
nước. Với mục tiêu phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng, giàu
bản sắc; khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển văn hóa, du lịch; xây dựng
môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản sắc văn hoá Huế gắn với bảo tồn,
phát huy giá trị các DSVH; gắn văn hoá với du lịch, phát triển du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tỷ lệ ngày càng cao trong GDP.
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA
VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY CÁC DI SẢN VĂN HÓA Ở THỪA THIÊN
HUẾ HIỆN NAY
Thứ nhất, giải pháp về đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục nhằm nâng
cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy DSVH ở
tỉnh TTH.
22
Thứ hai, thúc đẩy phát triển kinh tế, tăng tích lũy tạo điều kiện tăng
đầu tư cho việc giữ gìn và phát huy giá trị DSVH ở TTH.
Thứ ba, giải pháp về các chương trình hành động đối với từng loại
hình DSVH ở TTH.
Thứ tư, giải pháp nâng cao năng lực quản lý DSVH ở tỉnh TTH.
Thứ năm, giải pháp về quy phạm luật pháp, tăng cường đổi mới công
tác quản lý Nhà nước đối với vấn đề giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH.
Thứ sáu, giải pháp gắn kết chặt chẽ DSVH với phát triển du lịch ở
tỉnh TTH.
Thứ bảy, giải pháp đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giữ
gìn và phát huy DSVH ở TTH
Kết luận chương 4
Từ thực trạng của chương 3, trong chương 4 luận án đã đưa ra một
loạt các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác giữ gìn và phát
huy DSVH ở TTH trong giai đoạn tới. Khẳng định, vấn đề giữ gìn và phát
huy DSVH ở TTH nếu được nghiên cứu, đánh giá một cách nghiêm túc,
khoa học và có quy hoạch đúng đắn sẽ không những đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn góp phần không nhỏ trong việc
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. DSVH là bộ phận quan trọng cấu thành nên văn hóa của mỗi
quốc gia dân tộc. Những giá trị văn hóa đọng lại trên các DSVH là
những bằng chứng về sự trường tồn của cái đẹp, của quá khứ đối với
hôm nay và ngày mai.
2. TTH là nơi đầu tiên của Việt Nam có khu di tích được công nhận
DSVH thế giới. Các DSVH ở TTH có vai trò rất quan trọng, là điểm hội tụ
tinh hoa văn hóa dân tộc, là nơi gặp gỡ giao lưu các luồng văn minh nhân
loại. Vấn đề giữ gìn và phát huy các giá trị DSVH ở TTH trong giai đoạn
đổi mới là một yêu cầu khách quan, cấp thiết hiện nay.
23
3. Sự nghiệp giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH là trách nhiệm của
mọi ngành, mọi cấp, trong đó Đảng và Nhà nước giữ vai trò lãnh đạo, vạch
đường chỉ lối, các cơ quan tham gia tổ chức thực hiện, song mấu chốt cuối
cùng vẫn là chủ thể nhân dân TTH.
4. Công tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong thời gian qua đã
đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân
chủ quan và khách quan, nhiều công trình di sản vẫn còn trong tình trạng
hư hỏng nặng nề, nhiều lễ hội, ngành nghề truyền thống trong quá trình
khôi phục chưa đáp ứng yêu cầu. Các nguyên nhân được rút ra từ thực tiễn
và những vấn đề đặt ra cần phải được nhận thức đúng để nâng cao hơn nữa
chất lượng của việc giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH trong tình hình mới.
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy DSVH
ở TTH trong giai đoạn hiện nay cần quán triệt quan điểm của Đảng về
DSVH, phải đảm bảo tính kế thừa, đổi mới và nhìn nhận sự cần thiết phải
bảo vệ DSVH trong điều kiện KTTT. Phải thực hiện hệ thống các giải
pháp toàn diện, đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng công tác này. Căn cứ
vào đặc điểm riêng của tỉnh TTH mà các chủ thể, tỉnh ủy, UBND và ngành
văn hóa cần vận dụng thực hiện cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công
tác giữ gìn và phát huy DSVH ở TTH đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong
những giai đoạn tiếp theo.
6. Sự nghiệp giữ gìn và phát huy DSVH nói chung và ở tỉnh TTH nói
riêng phải không ngừng nổ lực, tìm tòi, tạo ra những sáng tạo mới, và đặc
biệt là sự quyết tâm của các cấp chính quyền địa phương cùng toàn thể
nhân dân nhằm góp phần vào sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
KIẾN NGHỊ
1. Đối với Trung ương
- Kiến nghị đưa dự án Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố
đô Huế vào dự án ưu tiên của Nhà nước.
- Nhà nước nên xây dựng đề án thiết lập Quỹ quốc gia văn hóa Việt
Nam nhằm huy động các nguồn kinh phí, các tài sản hiến tặng
24
- Đề nghị Bộ văn hóa thể thao và du lịch tiếp tục duy trì tạp chí
chuyên ngành DSVH để phục vụ cho việc trao đổi học thuật, phổ biến
thông tin.
2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh TTH tăng cường chỉ đạo các ngành
phối hợp có các biện pháp cụ thể để thực hiện tốt các nội dung trong quyết
định 818/QĐ- TTg ngày 7/6/2010 của Thủ tướng chính phủ.
- Đề nghị tỉnh chỉ đạo và có chính sách thuận lợi để di dời, giải tỏa
một số hộ dân sống trong khu di tích để trả lại tính nguyên vẹn cho khu di
tích và thuận lợi cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích.
- Tỉnh cần phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch tổ
chức nghiên cứu các đề tài lớn, nhằm xác định các giá trị DSVH phi vật
thể, xem cái gì có giá trị cần phải nghiên cứu, giữ gìn và phát huy, cái gì
cần loại bỏ.
- Đề nghị tỉnh TTH đôn đốc, chỉ đạo ngành giáo dục tổ chức biên soạn
tài liệu giáo khoa đưa giáo dục ý thức bảo vệ DSVH vào trường học.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Trần Thị Hồng Minh (2009), Vận dụng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh
vào việc xây dựng lối sống cho thanh niên hiện nay, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở.
2. Trần Thị Hồng Minh (2012), "Những định hướng về phát triển văn
hóa Việt Nam theo tinh thần nghị quyết Đại hội XI của Đảng",
Tạp chí Mặt trận, (102), tr.30-37.
3. Trần Thị Hồng Minh (2012), "Giải pháp bảo tồn, phát huy di sản văn
hóa Huế đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế", Tạp chí Giáo dục lý,
(189), tr.73-77.
4. Trần Thị Hồng Minh (2013), "Tăng cường quản lý hoạt động văn hóa,
nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống", Tạp chí Lý luận
Chính trị, (8), tr.56- 59.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tran_thi_hong_minh_vi_2399.pdf