[Tóm tắt] Luận án Vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam

1. Vi phạm cơ bản hợp đồng là căn cứ quan trọng để áp dụng các chế tài tạm ngừng thực hiện, đình chỉ thực hiện và hủy bỏ hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận cụ thể điều kiện để áp dụng các chế tài này. Vi phạm cơ bản hợp đồng khác với vi phạm không cơ bản ở chỗ là hậu quả pháp lý của nó rất nặng nề. Đây là vấn đề pháp lý rất phức tạp và có mối liên hệ biện chứng với nhiều vấn đề pháp lý quan trọng khác của pháp luật hợp đồng thương mại như vi phạm hợp đồng, thiệt hại, mục đích của giao kết hợp đồng, tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng Do vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về vi phạm cơ bản hợp đồng cũng có ý nghĩa là hoàn thiện các vấn đề đó.

pdf27 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu [Tóm tắt] Luận án Vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH VÕ SỸ MẠNH VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 62.38.50.01 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGƯT MAI HỒNG QUỲ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC TP.Hồ Chí Minh – 2015 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh. Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGƯT Mai Hồng Quỳ Phản biện 1: PGS, TS Đỗ Văn Đại Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh Phản biện 2: PGS, TS Phạm Duy Nghĩa Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh Phản biện 3: PGS, TS Dương Anh Sơn Trường Đại học Kinh tế - Luật Tp.Hồ Chí Minh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại phòng..Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4, vào hồigiờ..phút..ngày..tháng..năm Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Trường Đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh, số 2 Nguyễn Tất Thành, Quận 4 hoặc Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì vi phạm cơ bản là “sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là cơ sở pháp lý quan trọng để áp dụng các chế tài trong thương mại, như chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc chế tài hủy bỏ hợp đồng khi các bên trong hợp đồng không có thỏa thuận về điều kiện áp dụng ba chế tài này. Tuy nhiên, Luật Thương mại còn thiếu nhiều quy định có tính hướng dẫn để làm rõ hơn về khái niệm này. Trong khi đó, “vi phạm cơ bản hợp đồng” là một chế định pháp luật được sử dụng trong Công ước Viên. Điều 25 Công ước Viên quy định “Vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là cơ bản nếu vi phạm đó gây tổn hại cho bên kia đến mức tước đi đáng kể những gì bên kia có quyền kỳ vọng từ hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không tiên liệu được và một người có lý trí cũng không tiên liệu được tổn hại đó nếu họ ở vào địa vị và hoàn cảnh tương tự”. Trải qua hơn 30 năm tồn tại, thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng MBHHQT có liên quan đến vi phạm cơ bản hợp đồng, các tòa án và trọng tài tại các quốc gia thành viên Công ước Viên đã, căn cứ vào từng tình huống cụ thể, xác định có hay không có một sự vi phạm cơ bản hợp đồng để làm cơ sở áp dụng chế tài hủy hợp đồng, yêu cầu thay thế hàng hóatheo Công ước Viên. Vấn đề đặt ra là chế định vi phạm cơ bản hợp đồng trong Công ước Viên đặt ra những vấn đề gì trong thực tiễn áp dụng?. Việt Nam học được gì từ những quy định và vận dụng của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành viên của Công ước Viên về vi phạm cơ bản hợp đồng và Việt Nam phải đối mặt với vấn 2 đề gì khi không sửa đổi để hoàn thiện quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng? Để trả lời được những câu hỏi này, cần phải có sự nghiên cứu kỹ những quy định về vi phạm cơ bản trong Công ước Viên. Đó là lý do để NCS chọn vấn đề “Vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Luật học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận về vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT; Phân tích, làm rõ quy định và thực tiễn xác định các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng theo Công ước Viên của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành viên Công ước; Phân tích, làm rõ quy định và thực trạng vận dụng các chế tài do vi phạm cơ bản này của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành viên Công ước; Phân tích những bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam; Đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề liên quan đến vi phạm cơ bản, là các quy định của Công ước Viên và của pháp 3 luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng, về các chế tài được áp dụng khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: đề tài giới hạn ở việc phân tích vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên trong mối quan hệ với khái niệm về vi phạm cơ bản hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Về không gian: Luận án phân tích thực tiễn và án lệ tòa án, trọng tài ở một số nước như Đức, Pháp, Trung Quốclà những nước đã gia nhập Công ước Viên. - Về thời gian: Luận án lấy số liệu từ năm 1988, năm Công ước Viên có hiệu lực cho đến nay. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về phương diện lý luận, luận án góp phần củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về vi phạm cơ bản trong pháp luật hợp đồng Việt Nam. Về phương diện thực tiễn, những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt am về vi phạm cơ bản hợp đồng được đề xuất trong luận án s là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp, cho các cơ quan có th m quyền trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Những điểm mới của Luận án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn về vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT theo Công ước Viên có so sánh với pháp luật Việt Nam. - Luận án đã phân tích, bình luận, đánh giá một cách khách quan về quy định và thực tiễn vận dụng quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT theo Công ước Viên và đặt nó trong mối quan hệ với các quy định về vi phạm cơ bản theo pháp luật Việt Nam nhằm tìm ra những bất cập, những điểm chưa hợp lý trong các quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản. 4 - Luận án đã đưa ra kiến nghị về sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản, trên cơ sở chọn lọc các quy định có tính ưu việt của Công ước Viên. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án gồm 5 Chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Chương 2. hững vấn đề lý luận về vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Chương 3. Các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng theo Công ước Viên. Chương 4. Chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên. Chương 5. Định hướng hoàn thiện quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Ở Việt am, tính đến nay, chưa có công trình hay sách chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể về vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên. Mặc dù vậy, các nghiên cứu đơn lẻ về vi phạm cơ bản hợp đồng cũng đã có. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Ở nước ngoài, cũng có một số công trình nghiên cứu về vi phạm cơ bản hợp đồng liên quan đến đề tài của luận án đã được công bố. 1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.3.1. Những vấn đề đã được giải quyết - Nhiều tác giả nước ngoài đã phân tích về tổn hại và mức độ tổn hại; về tính không phù hợp của hàng hóa.v.vvà coi đó là các tiêu chí xác định tính chất cơ bản của hành vi vi phạm hợp đồng để giải thích khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng được quy định trong Công ước Viên. - Một số tác giả ở nước ngoài đã tiếp cận khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng với ý nghĩa là điều kiện để áp dụng chế tài hủy hợp đồng, giao hàng thay thế. 1.1.3.2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ - Chưa có công trình hay Luận án tiến sĩ Luật học nào nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện những vấn đề về vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên trong mối liên hệ, so sánh với các quy định này của pháp luật Việt Nam. - Chưa có các công trình nghiên cứu, đánh giá hay nhận xét về những khó khăn trong việc vận dụng các quy định của pháp luật Việt 6 Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng nhằm đề xuất giải pháp sửa đổi và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu - Vi phạm cơ bản hợp đồng MBHH là gì? Cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với vi phạm cơ bản hợp đồng?; Công ước Viên quy định như thế nào về các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng và thực tiễn xác định các yếu tố này? Các quy định của Công ước Viên về các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng có điểm tương đồng với quy định của pháp luật Việt Nam hay không?; Khi có vi phạm cơ bản hợp đồng, bên vi phạm phải gánh chịu chế tài nào theo Công ước Viên và thực tiễn vận dụng các chế tài đó của tòa án, trọng tài ra sao? Các chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng có điểm tương đồng với các quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam?; Những bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng theo pháp luật Việt am là gì? Định hướng nào để hoàn thiện, khắc phục những bất cập đó? Giải pháp cụ thể để hoàn thiện, khắc phục những bất cập của quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng là gì? 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu Các lý thuyết liên quan đến hợp đồng, hiệu lực hợp đồng, vi phạm hợp đồng, vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng của Việt Nam, chế tài do vi phạm hợp đồng và một số nước trên thế giới. 1.2.3. Các giả thuyết nghiên cứu Vi phạm cơ bản hợp đồng là ngoại lệ của nguyên tắc tuân thủ hiệu lực hợp đồng, đòi hỏi chế tài áp dụng phù hợp tác động lên hiệu lực của hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên giao kết hợp đồng; Bản chất pháp lý của vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên là dựa trên tiêu chí chung về mong muốn của các bên trên 7 cơ sở hợp đồng bị tước đi; Chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng là rất nặng nề đối với bên vi phạm nhưng là cơ sở nhằm đảm bảo kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của bên vi phạm; Quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật của Việt am cũng n chứa những bất cập, không tương thích với pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Viên. 1.2.4. Về hướng tiếp cận của đề tài nghiên cứu Dùng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, phù hợp với phương pháp nghiên cứu luật học để xem xét và luận giải những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của Luận án; Dựa trên phương pháp luật học so sánh. Phương pháp luật học so sánh s giúp tìm ra những điểm tích cực, cả trong lý thuyết và thực tiễn, những điểm bất cập. 1.2.5. Kết quả nghiên cứu Làm rõ những vấn đề về lý luận về vi phạm cơ bản hợp đồng, vi phạm cơ bản MBHHQT, cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với vi phạm cơ bản hợp đồng; Làm rõ quy định và thực tiễn xác định các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng và chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên (có so sánh với quy định của pháp luật Việt Nam); Phân tích và làm rõ những bất cập của quy định về vi phạm cơ bản trong pháp luật Việt Nam và bất cập trong việc áp dụng quy định này trên cơ sở quy định và thực tiễn vận dụng của Công ước Viên. Từ đó, đề xuất định hướng và giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt am về vi phạm cơ bản hợp đồng. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kết hợp lý luận, lý thuyết với thực tiễn; Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích và tổng hợp; Phương pháp hệ thống hóa; Phương pháp so sánh luật học. 8 CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 2.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: khái niệm và đặc điểm 2.1.1. Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hợp đồng MBHHQT là hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất quốc tế hay có yếu tố nước ngoài, theo đó một bên (người bán) có nghĩa vụ giao hàng, chứng từ liên quan hàng hóa và quyền sở hữu về hàng hóa cho bên kia (người mua) và người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng. 2.1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2.1.2.1. Hợp đồng MBHHQT là hợp đồng thương mại có tính quốc tế hay có yếu tố nước ngoài 2.1.2.2. Mục đích của hợp đồng MBHHQT là sinh lợi 2.2. Vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: khái niệm và đặc điểm 2.2.1. Khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2.2.1.1. Vi phạm hợp đồng (a) Khái niệm vi phạm hợp đồng Vi phạm hợp đồng là việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận, theo thói quen trong thương mại giữa các bên, pháp luật điều chỉnh hợp đồng hoặc tập quán thương mại quy định. (b) Đặc điểm của vi phạm hợp đồng - Vi phạm hợp đồng là hành vi vi phạm “luật” giữa các bên 9 - Hành vi vi phạm hợp đồng có thể xảy ra trước thời hạn (vi phạm dự đoán trước) hoặc khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng (vi phạm thực tế). - Vi phạm hợp đồng là căn cứ để xác định trách nhiệm hợp đồng của bên vi phạm. 2.2.1.2. Tính cơ bản của vi phạm hợp đồng - Vi phạm hợp đồng có tính chất cơ bản nếu đó là vi phạm điều khoản cơ bản của hợp đồng hay vi phạm nghĩa vụ chính/cốt lõi của hợp đồng - Xác định tính cơ bản của hành vi vi phạm dựa vào mức độ ảnh hưởng đáng kể, nghiêm trọng của hành vi vi phạm đến mục đích, lợi ích kinh tế của một trong các bên xác lập và thực hiện hợp đồng. Từ nhận thức về vi phạm hợp đồng và tính chất cơ bản của vi phạm hợp đồng ở trên, tác giả xin đưa ra khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng như sau: vi phạm cơ bản hợp đồng là vi phạm hợp đồng của một bên lấy đi đáng kể lợi ích mong muốn từ hợp đồng của bên kia. Dựa vào khái niệm về vi phạm cơ bản hợp đồng nói chung có thể hiểu vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT như sau: Vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT là vi phạm hợp đồng của bên bán (bên mua) lấy đi đáng kể lợi ích mong muốn từ hợp đồng của bên mua (bên bán). 2.2.2. Đặc điểm của vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Vi phạm cơ bản hợp đồng ảnh hưởng nghiêm trọng (lấy đi đáng kể) lợi ích mong muốn từ hợp đồng của bên bị vi phạm; Vi phạm cơ bản hợp đồng là căn cứ cho bên bị vi phạm lựa chọn duy trì hoặc rút lui khỏi hợp đồng 10 2.3. Cơ chế điều chỉnh pháp luật về vi phạm cơ bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2.3.1. Khái niệm về cơ chế điều chỉnh pháp luật về vi phạm cơ bản hợp đồng Cơ chế điều chỉnh pháp luật về vi phạm cơ bản hợp đồng là giải pháp được hà nước sử dụng để tác động tới các bên xác lập và thực hiện hợp đồng khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng nhằm đảm bảo cho hiệu lực hợp đồng được tôn trọng và được thực thi một cách công bằng và hợp lý. 2.3.2. Nội dung cơ chế điều chỉnh pháp luật về vi phạm cơ bản hợp đồng (i) Bảo đảm nguyên tắc tuân thủ hợp đồng – pacta sunt servanda (ii) Tác động lên hiệu lực hợp đồng thông qua trao quyền chấm dứt hiệu lực hợp đồng cho bên bị vi phạm Kết luận Chương 2 11 CHƯƠNG 3 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH TÍNH CƠ BẢN CỦA VI PHẠM HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 3.1. Vi phạm cơ bản theo Công ước Viên (có so sánh với pháp luật Việt Nam) Điều 25 quy định như sau: “Vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là cơ bản nếu vi phạm đó gây tổn hại cho bên kia đến mức tước đi đáng kể những gì bên kia có quyền kỳ vọng từ hợp đồng, trừ khi bên vi phạm không tiên liệu được và một người có lý trí cũng không tiên liệu được hậu quả đó nếu họ ở vào địa vị và hoàn cảnh tương tự”. Về phương diện thuật ngữ, mặc dù diễn đạt khác nhau nhưng Khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại và Điều 25 Công ước Viên có một số điểm tương đồng khi quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng như: Hành vi vi phạm hợp đồng của một bên phải gây thiệt hại cho bên kia và thiệt hại phải đáng kể (đến mức) làm mất đi mục đích của giao kết hợp đồng. Điều 25 Công ước Viên sử dụng cụm từ “đến mức tước đi đáng kể những gì bên kia có quyền kỳ vọng từ hợp đồng” trong khi đó Luật Thương mại sử dụng cụm từ “bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” để “đo lường” tính nghiêm trọng của thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây ra cho bên kia. Tuy nhiên, điểm khác biệt trong định nghĩa về vi phạm cơ bản hợp đồng tại Điều 25 Công ước Viên và khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại là: Công ước Viên cho phép loại trừ tính cơ bản của vi phạm hợp đồng, từ đó ngăn cản việc hủy hợp đồng của bên bị vi phạm nếu bên vi phạm chứng minh được “bên vi phạm không tiên liệu được và một người có lý trí cũng không tiên liệu được hậu quả đó nếu họ ở vào địa vị và hoàn cảnh tương tự”. 12 3.2. Quy định và thực tiễn xác định yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng theo Công ước Viên 3.2.1. Có tổn hại đáng kể của bên bị vi phạm Ban thư ký của UNCITRAL cho rằng thuật ngữ “tổn hại” không chỉ thay cho “tổn thất” (injury), “tổn hại/thiệt hại” (harm) và “kết quả” (result) mà còn để chỉ “tổn hại tiền bạc” và “sự can thiệp vào các hoạt động khác”, điều này có nghĩa là thuật ngữ “tổn hại” được sử dụng ở Điều 25 cần được giải thích với “nghĩa rộng”. hưng “rộng” như thế nào thì Ban thư ký cũng không đưa ra được giải thích thỏa đáng cho nội hàm của thuật ngữ này. Thực tiễn, trong rất nhiều tranh chấp có liên quan đến xác định vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên của tòa án, trọng tài của một số quốc gia thành viên Công ước Viên cho thấy sự đa dạng trong vận dụng yếu tố “tổn hại đáng kể” để xác định vi phạm cơ bản hợp đồng, cụ thể: (i) Tòa án, trọng tài xem tỷ lệ hàng hóa có chất lượng không phù hợp với hợp đồng ở mức cao là tổn hại đáng kể; (ii) Tòa án, trọng tài xem lợi nhuận bị mất đi, tổn hại về uy tín, quyền và lợi ích pháp lý là tổn hại đáng kể khi xác định vi phạm cơ bản hợp đồng; (iii) Tòa án, trọng tài không xem xét yếu tố tổn hại đáng kể khi xác định vi phạm cơ bản hợp đồng 3.2.2. Những gì bên bị vi phạm có quyền kỳ vọng từ hợp đồng bị tước đi đáng kể Cách diễn đạt của Điều 25 không đề cập đến mức độ tổn hại mà thay vào đó là tầm quan trọng của lợi ích mà hợp đồng và nghĩa vụ của các bên tạo nên, hay nói cách khác, sự tồn tại của lợi ích, mong muốn hợp pháp là yếu tố duy nhất để xác định những gì bên bị vi phạm kỳ vọng bị tước đi đáng kể hay không. Thực tiễn vận dụng của tòa án, trọng tài của một số quốc gia thành viên Công ước Viên 13 cho thấy có hai xu hướng khi xác định những gì bên bị vi phạm kỳ vọng hợp đồng có bị tước đi đáng kể hay không, cụ thể: - Xu hướng 1: Hành vi không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của bên vi phạm luôn dẫn đến hậu quả là những gì bên bị vi phạm kỳ vọng từ hợp đồng bị tước đi đáng kể cho dù có hay không có tổn hại xảy ra: (i) gười bán không giao hàng; (ii) gười bán không giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho người mua; (iii) gười mua không thanh toán tiền hàng; (v) gười mua không nhận hàng. - Xu hướng 2: Dựa vào mục đích mua hàng để xác định những gì người mua kỳ vọng từ hợp đồng có bị tước đi hay không trong trường hợp người bán giao hàng có chất lượng không phù hợp với hợp đồng: (i) Đối với mua hàng để bán lại (khả năng thương mại của hàng); (ii) Đối với mua hàng nhằm mục đích sử dụng (khả năng sử dụng của hàng). 3.2.3. Khả năng tiên liệu được hậu quả do hành vi vi phạm gây ra (tổn hại đến mức tước đi đáng kể những gì bên bị vi phạm có quyền kỳ vọng từ hợp đồng) Xem xét khả năng tiên liệu có thể tính đến một số trường hợp sau đây: (i) Nếu các bân thỏa thuận rõ trong hợp đồng nghĩa vụ cụ thể hoặc phương thức thực hiện nghĩa vụ là nội dung quan trọng chủ yếu đối với các bên thì không có lý do gì để giảm bớt tầm quan trọng của các nghĩa vụ đó bằng quy tắc khả năng tiên liệu; (ii) Nếu các bên đã thảo luận về tầm quan trọng đặc biệt của nghĩa vụ cụ thể nào đó và cách thức thực hiện nhưng không quy định rõ hơn trong hợp đồng và bên bị vi phạm có thể chứng minh được điều này thì bên vi phạm cũng không thể viện dẫn rằng anh ta không tiên liệu được hậu quả của hành vi vi phạm; (iii) Chỉ khi tầm quan trọng của nghĩa vụ bị vi phạm không được quy định rõ trong hợp đồng hoặc không 14 được nêu lên rõ ràng trong các cuộc đàm phán hợp đồng thì cần xem xét đến khả năng tiên liệu của bên vi phạm. Kết luận Chương 3 15 CHƯƠNG 4 CHẾ TÀI DO VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 4.1. Khái quát về chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên (có co sánh với pháp luật Việt Nam) Những chế tài mà bên mua có thể áp dụng khi bên bán vi phạm hợp đồng bao gồm (i) buộc bên bán phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng, quyền sở hữu hàng hóa và các chứng từ liên quan đến hàng, (ii) hủy hợp đồng, (iii) giảm giá hàng, (iv) yêu cầu bồi thường thiệt hại; còn những chế tài mà bên bán có thể áp dụng khi bên mua vi phạm hợp đồng bao gồm (i) buộc bên mua phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nhận hàng hay các nghĩa vụ khác của bên mua, (ii) hủy hợp đồng, (iii) yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong các chế tài nói trên, vi phạm cơ bản hợp đồng là căn cứ quan trọng để bên bị vi phạm áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng bằng cách yêu cầu giao hàng thay thế hoặc áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Đối với trường hợp bên bán vi phạm cơ bản, cả Công ước Viên và Luật Thương mại đều trao cho bên bị vi phạm quyền hủy hợp đồng. Khác với Luật Thương mại, đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, Công ước Viên đã trao cho người mua quyền yêu cầu người bán giao hàng thay thế khi hành vi giao hàng hóa không phù hợp của người bán cấu thành vi phạm cơ bản. Cũng cùng căn cứ trên hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận cụ thể, khác với Công ước Viên, Luật Thương mại còn quy định thêm chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng và đình chỉ thực hiện hợp đồng. 4.2. Quy định và thực tiễn áp dụng chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 16 4.2.1. Hủy hợp đồng 4.2.1.1. Hủy hợp đồng khi một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản 4.2.1.2. Hủy hợp đồng khi người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản 4.2.1.3. Hủy hợp đồng khi vi phạm cơ bản dự đoán trước Khoản 1 Điều 72 Công ước cho phép một bên hủy hợp đồng khi dự liệu trước được khả năng vi phạm cơ bản hợp đồng của bên kia với nội dung: Nếu trước ngày quy định cho việc thực hiện hợp đồng mà một bên rõ ràng sẽ vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng thì bên kia có thể tuyên bố huỷ hợp đồng. 4.2.2. Yêu cầu giao hàng thay thế Khoản 2 Điều 46 Công ước Viên cho phép người mua yêu cầu người bán giao hàng thay thế khi hàng hóa đã được giao không phù hợp với hợp đồng cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng. Cụ thể, khoản 2, Điều 46 Công ước Viên quy định: “Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể yêu cầu người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp đó cấu thành một vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thế hàng hoá phải được đưa ra cùng với việc thông báo theo Điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lí sau đó”. Kết luận Chương 4 17 CHƯƠNG 5 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ VI PHẠM CƠ BẢN HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 5.1. Một số bất cập của quy định và thực tiễn áp dụng quy định về vi phạm cơ bản trong pháp luật Việt Nam 5.1.1. Tồn tại song song hai thuật ngữ “vi phạm cơ bản” và “vi phạm nghiêm trọng” Hiện nay, trong các quy định pháp luật thực định của Việt Nam đang tồn tại 2 thuật ngữ là “vi phạm cơ bản” và “vi phạm nghiêm trọng”. Thuật ngữ “vi phạm cơ bản” xuất hiện trong Luật Thương mại và một số văn bản dưới luật khác. Trong khi đó, “vi phạm nghiêm trọng” xuất hiện ở 30 Bộ luật, Luật và 21 Pháp lệnh. 5.1.2. Bất cập trong quy định và thực tiễn xác định các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng tại khoản 13 Điều 3 của Luật thương mại 5.1.2.1. Yếu tố thiệt hại quy định tại khoản 13 Điều 13 là không rõ ràng và không cần thiết Bất cập của thuật ngữ “thiệt hại” không chỉ còn nằm ở sự thiếu rõ ràng, cụ thể về nội hàm của thuật ngữ mà còn dễ dẫn đến sự đa dạng trong kết luận, xác định của cơ quan tài phán và sự thiếu thống nhất trong quan điểm xét xử, giải quyết tranh chấp. Bên cạnh sự không rõ ràng về mặt nội dung của yếu tố thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra đủ để cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng, việc xem thiệt hại là yếu tố bắt buộc khi xác định vi phạm hợp đồng là cơ bản hay không đã không cần thiết trong rất nhiều vụ án, vụ tranh chấp được giải quyết bởi tòa án, trọng tài. 5.1.2.2. Yếu tố mục đích của việc giao kết hợp đồng không rõ ràng 18 Việc xác định mục đích của việc giao kết hợp đồng của các bên tùy thuộc rất nhiều vào các tình huống cụ thể, nhưng không loại trừ cả những mục đích ngoài hợp đồng như mục đích từ thực tiễn thương mại được xác lập giữa các bên và quyền quyết định thuộc về cơ quan tài phán khi giải thích hợp đồng được xác lập giữa các bên. Điều này làm tăng “tính chủ quan” trong xác định vi phạm cơ bản hợp đồng của cơ quan tài phán. Thực tiễn áp dụng pháp luật về vi phạm cơ bản hợp đồng để chấp nhận yêu cầu tuyên bố hủy bỏ hợp đồng của một bên đã cho thấy một số do mục đích của việc giao kết hợp đồng của các bên không được quy định cụ thể dẫn đến tòa án bỏ qua yếu tố này (như một số vụ án được viện dẫn ở phần trên) hoặc xác định yếu tố này dựa trên “cảm tính” 5.1.3. Bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng 5.1.3.1. Quy định tại Điều 293 là thừa, không cần thiết 5.1.3.2. Quyền thay thế hàng hóa quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 297 là chưa hợp lý 5.1.3.3. Quyền khắc phục vi phạm cơ bản hợp đồng của bên vi phạm chưa được bảo đảm 5.1.3.4. Chưa có sự tương thích giữa Điều 51 với Điều 308 5.1.4. Căn cứ hủy bỏ hợp đồng do vi phạm cơ bản hợp đồng là quá rộng Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại định nghĩa “vi phạm hợp đồng” là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ và thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này. Vì thế, bất kỳ hành vi không thực hiện hay thực hiện không đúng nào của bên vi phạm mà gây thiệt hại đến mức làm cho bên bị vi phạm không đạt được mục đích của việc giao 19 kết hợp đồng thì đều có thể cấu thành vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. hư vậy là quá rộng và tòa án, trọng tài s luôn phải xem xét có hay không có hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng dù là vi phạm hợp đồng của người bán hoặc người mua là rất không đáng kể, ví dụ giao thiếu một ít hàng. 5.1.5. Chưa quy định hủy bỏ hợp đồng khi có vi phạm cơ bản hợp đồng dự đoán trước Quy định về căn cứ hủy bỏ hợp đồng hiện nay trong Luật Thương mại chỉ có thể áp dụng để hủy bỏ hợp đồng khi hết hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng – vi phạm thực tế đã tồn tại, đã xảy ra nhưng không áp dụng đối với vi phạm trước khi đến hạn thực hiện hợp đồng hay vi phạm tiên liệu trước. 5.2. Định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng 5.2.1. Gia nhập Công ước Viên nhằm hài hòa hóa pháp luật về mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam với nhiều quốc gia trên thế giới 5.2.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam - Sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam phải tạo sự thống nhất trong sử dụng thuật ngữ, giải thích và áp dụng quy định về vi phạm cơ bản trong tất cả các văn bản pháp luật hiện hành về hợp đồng - Sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng của pháp luật Việt Nam phải nhằm giúp các bên giao kết hợp đồng dễ dàng áp dụng các chế tài có liên quan khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng - Sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng của pháp luật Việt Nam nhằm tạo sự thuận lợi, dễ dàng và thống nhất cho 20 các cơ quan giải quyết tranh chấp về hợp đồng của Việt Nam trong việc áp dụng các chế tài khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng - Sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng của pháp luật Việt Nam nhằm tạo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về vi phạm cơ bản hợp đồng 5.3. Một số giải pháp cụ thể sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam 5.3.1. Lựa chọn thuật ngữ “vi phạm cơ bản” hợp đồng Như đã phân tích ở trên, việc tồn tại song song hai thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng” và “vi phạm cơ bản” trong pháp luật hợp đồng của Việt am đã gây khó khăn nhất định trong quá trình vận dụng quy định của pháp luật. Vì vậy, người viết đề xuất sử dụng thuật ngữ “vi phạm cơ bản”. 5.3.2. Sửa đổi quy định về vi phạm cơ bản tại khoản 13 Điều 3 Luật thương mại Người viết đề xuất sửa đổi khoản 13 Điều 13 của Luật thương mại như sau: Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên tước đi đáng kể lợi ích bên kia kỳ vọng từ hợp đồng. 5.3.3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 297 về buộc thực hiện đúng hợp đồng “Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 2. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không phù hợp với hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ không phù hợp về chất lượng thì phải, với chi phí của mình, khắc phục sự không phù hợp đó của hàng hóa, dịch vụ hoặc giao hàng, cung ứng dịch vụ thay thế theo đúng hợp đồng nếu sự không phù hợp đó cấu thành một sự vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng 21 hóa khác chúng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm. “Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền tự khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa, dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý”. 5.3.4. Sửa đổi Điều 39 và bỏ Điều 51 “Điều 39. Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng 2. Bên mua có quyền từ chối chấp nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này cấu thành vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.” 5.3.5. Sửa đổi khoản 2 Điều 299 và Điều 312 Điều 299. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác 2. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Điều 312. Hủy bỏ hợp đồng 4. Trừ trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng. b) Một bên không thực thực hiện hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. 5.3.6. Bổ sung Điều luật quy định về hủy bỏ hợp đồng do vi phạm hợp đồng dự đoán trước (vi phạm hợp đồng trước thời hạn) 22 “Điều 312a. Hủy bỏ hợp đồng do vi phạm hợp đồng dự đoán trước 1. Một bên có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng nếu trước khi đến hạn thực hiện hợp đồng có dấu hiệu rõ ràng cho thấy bên kia vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. 2. Bên có ý định tuyên bố hủy bỏ hợp đồng phải thông báo cho bên kia để cho phép bên kia áp dụng những biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng, trừ khi bên kia tuyên bố không thực hiện hợp đồng”. Kết luận Chương 5 23 KẾT LUẬN 1. Vi phạm cơ bản hợp đồng là căn cứ quan trọng để áp dụng các chế tài tạm ngừng thực hiện, đình chỉ thực hiện và hủy bỏ hợp đồng khi các bên không có thỏa thuận cụ thể điều kiện để áp dụng các chế tài này. Vi phạm cơ bản hợp đồng khác với vi phạm không cơ bản ở chỗ là hậu quả pháp lý của nó rất nặng nề. Đây là vấn đề pháp lý rất phức tạp và có mối liên hệ biện chứng với nhiều vấn đề pháp lý quan trọng khác của pháp luật hợp đồng thương mại như vi phạm hợp đồng, thiệt hại, mục đích của giao kết hợp đồng, tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồngDo vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về vi phạm cơ bản hợp đồng cũng có ý nghĩa là hoàn thiện các vấn đề đó. 2. Kết quả nghiên cứu của chương 2 là thống nhất và đưa ra được khái niệm về vi phạm cơ bản hợp đồng nói chung, vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT nói riêng. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu chương 2 cũng chỉ ra cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với phạm cơ bản hợp đồng theo hướng tôn trọng tự do hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng. 3. Kết quả nghiên cứu chương 3 là phân tích, làm rõ cả về quy định lẫn thực tiễn xác định các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng theo Công ước Viên, có so sánh với quy định yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. 4. Kết quả nghiên cứu chương 4 đã làm rõ hệ quả pháp lý do vi vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên như hủy hợp đồng, yêu cầu giao hàng thay thế. Mục đích của giao kết hợp đồng chính là lợi ích kinh tế, biểu hiện cụ thể đối với người mua là mua hàng để bán lại hoặc vì mục đích sử dụng thông thường nào đó; đối với người 24 bán là nhận thanh toán; khả năng khắc phục vi phạm cũng được xem xét khi xem xét hệ quả pháp lý do vi phạm cơ bản hợp đồng. 5. Kết quả nghiên cứu của chương 5 là chỉ ra những điểm bất cập trong quy định lẫn thực tiễn xác định các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt am như yếu tố thiệt hại không rõ ràng và không cần thiết, mục đích của việc giao kết hợp đồng không rõ ràng. Bên cạnh đó, bất cập cũng hiện hữu trong quy định và thực tiến vận dụng chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Từ đó, chương 5 cũng đưa ra những định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ bản, theo đó hoàn thiện phải tạo sự thống nhất thuật ngữ, dề hiểu và dễ áp dụng cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như tòa án, trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đề xuất sửa đổi các quy định: Khoản 13 Điều 3, Điều 39, Điều 297, Điều 299, Điều 312 và bổ sung Điều 312a vào Luật Thương mại. 6. hư đã khẳng định, vi phạm cơ bản hợp đồng là một đề tài có nội dung phức tạp và phạm vi nghiên cứu rất rộng liên quan tới nhiều nội dung phức tạp khác, nên trong quá trình nghiên cứu, tác giả chưa có điều kiện để giải quyết hết được mà mới chỉ giới hạn ở phạm vi đối với hợp đồng thương mại, cụ thể hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung, hợp đồng MBHHQT nói riêng. Tác giả coi hướng nghiên cứu tiếp khi có điều kiện như vi phạm cơ bản hợp đồng dân sự (theo nghĩa hẹp), đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự và hủy bỏ hợp đồng dân sự khi có vi phạm cơ bản. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Võ Sỹ Mạnh, Vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam: một số bất cập và định hướng hoàn thiện, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 67(06/2014), tr.69-78. 2. Võ Sỹ Mạnh, Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Luật thương mại Việt Nam năm 2005, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8(304)/2013, tr.41-47. 3. Võ Sỹ Mạnh, Luật áp dụng “non-state law” cho hợp đồng thương mại quốc tế, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9(293)/2012, tr.55-59. 4. Võ Sỹ Mạnh, Section 3.1, 3.3, Chapter 5 “Rules governing international Sales of Goods”, Hanoi Law University, Textbook “International Trade and Business Law”, The People’s Public Security Publishing House, 2012, tr.354- 373. 5. Võ Sỹ Mạnh, Một số căn cứ xác định vi phạm cơ bản theo Công ước viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 40/2010, tr.54-62.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftt_vi_pham_co_ban_hop_dong_theo_cong_uoc_vien_nam_1980_ve_hop_dong_mua_ban_hang_hoa_quoc_te_va_dinh.pdf
Luận văn liên quan