Tóm tắt Luận án Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn đồng bằng Sông Hồng

- Phát triển các mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh nhằm phát huy các nguồn vốn xã hội trong cộng đồng phù hợp với lợi thế của từng địa phương. - Xây dựng các giá trị ứng xử, chuẩn mực trong hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng mạng lưới xã hội phù hợp với nhu cầu, lợi ích chung của cộng đồng. - Phát triển giáo dục, đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động để người lao động có kiến thức (cơ sở phát triển vốn xã hội), cơ hội việc làm và được tham gia vào thị trường lao động. - Xây dựng các quy tắc, chuẩn mực trong cộng đồng, trong các tổ chức, nhóm liên kết. - Phát triển các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hỗ trợ phát triển cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh của các tổ chức.

doc27 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn hiện nay như thế nào? - Người lao động vận dụng vốn xã hội như thế nào để chuyển đổi nghề nghiệp của họ, từ đó dẫn đến chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn? - Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến vốn xã hội của người lao động trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn? - Có thể đưa ra những giải pháp nào để phát triển vốn xã hội và kiểm soát những ảnh hưởng bất lợi của vốn xã hội của người lao động? 5. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết thứ nhất: Cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn chuyển đổi từ cấu trúc nghề nghiệp nặng về nông nghiệp sang cấu trúc nghề nghiệp phi nông dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng trong sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Giả thuyết thứ hai: Vốn xã hội của người lao động ở nông thôn chủ yếu bao gồm mạng lưới xã hội, niềm tin và quan hệ có đi có lại được hình thành, biểu hiện và phát triển trên cơ sở tình cảm, gia đình, dòng họ, bạn bè, đồng hương và sự tham gia các tổ chức cộng đồng ở nông thôn. Giả thuyết thứ ba: Vốn xã hội được người lao động ở nông thôn vận dụng để tìm kiếm thông tin, huy động nguồn lực và tăng cường hỗ trợ, hợp tác, liên kết trong chuyển đổi nghề nghiệp, nhờ vậy mà chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Đóng góp về khoa học - Góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý thuyết của Coleman, Bourdieu và Giddens được áp dụng trong nghiên cứu về vốn xã hội và tác động của nó đến sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của người lao động. - Kiểm chứng một số giả thuyết nghiên cứu về vốn xã hội và ảnh hưởng của nó trong chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động và chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. - Phát hiện những vấn đề mới và cung cấp thông tin khoa học gợi mở suy nghĩ tìm tòi cho nghiên cứu lý thuyết khoa học tiếp theo về vốn xã hội và chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. - Cung cấp kiến thức lý luận và thực tiễn góp phần phát triển các chuyên ngành xã hội học nông thôn, xã hội học lao động – nghề nghiệp, xã hội học kinh tế. 6.2. Đóng góp về thực tiễn Điểm mới cơ bản, quan trọng về mặt khoa học và thực tiễn cần nhấn mạnh của luận án là việc phân tích làm rõ vốn xã hội của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn, đồng thời làm rõ cách thức mà người lao động sử dụng, vận dụng vốn xã hội để chuyển đổi nghề nghiệp của họ. Từ đó có thể gợi mở suy nghĩ, nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực có thể có của vốn xã hội trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. 7. Kết cấu của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. NGHIÊN CỨU VỀ VỐN XÃ HỘI Xem xét các quan niệm về vốn xã hội, luận án sử dụng những nội dung chung, thống nhất có thể tìm thấy trong các quan niệm về vốn xã hội, đặc biệt là quan niệm của Coleman và Bourdieu. Cụ thể luận án sử dụng khái niệm vốn xã hội với những ý nghĩa, nội dung cơ bản là: (1) vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội của người lao động, (2) vốn xã hội là nguồn lực của hoạt động nghề nghiệp và chuyển đổi nghề nghiệp của cá nhân, cộng đồng (3) vốn xã hội được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan hệ xă hội, hoặc mạng lưới xã hội, và các cá nhân có thể sử dụng vốn xã hội để đạt kết quả nhất định, trong đó có việc chuyển đổi nghề nghiệp của họ, (4) vốn xã hội bao gồm sự tin cậy và quan hệ qua lại/sự có đi có lại. Qua xem xét các các quan niệm và nhất là các cách đo lường vốn xã hội từ nhiều cách tiếp cận của các tác giả khác nhau, luận án này chọn các thước đo, các chỉ số đo ba đặc điểm cơ bản của vốn xã hội. Đó là: (1) mạng lưới xã hội (2) niềm tin và (3) sự có đi có lại. 1.2. NGHIÊN CỨU VỀ CẤU TRÚC NGHỀ NGHIỆP Ở NÔNG THÔN Cấu trúc nghề nghiệp được hiểu là hệ thống các nghề nghiệp và kiểu quan hệ giữa các nghề nghiệp của một cộng đồng xã hội xác định. Cấu trúc nghề nghiệp của một cộng động không đứng im mà vận động, biến đổi không ngừng về cả mặt định lượng và định tính: một số nghề nghiệp tăng lên và một số nghề nghiệp giảm đi, đồng thời vị thế, uy tín của từng loại nghề nghiệp cũng có thể thay đổi. 1.3. NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐẾN CHUYỂN ĐỔI CẤU TRÚC NGHỀ NGHIỆP Vốn xã hội và cùng với nó là vốn con người có ảnh hưởng tích cực trong tìm kiếm việc làm của người lao động nói chung và sinh viên tốt nghiệp nói riêng (Lê Ngọc Hùng; Hoàng Bá Thịnh, Nguyễn Tuấn Anh). Vốn xã hội của người lao động có thể hỗ trợ cho những người đang thất nghiệp hoặc không có nghề nghiệp trong việc tìm kiếm một công việc, hoặc nếu đã có việc làm sẽ hỗ trợ trong việc thay đổi công việc hoặc thăng tiến hơn trong công việc. Khi tìm kiếm một công việc, vốn xã hội đối với người lao động có thể là một tài sản tích cực trong việc cung cấp kiến thức về các cơ hội. Tiểu kết chương 1 Chương 1 “Tổng quan tình hình nghiên cứu” cho thấy rõ hiện nay đã có khá nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về các chủ đề của vốn xã hội. Các nghiên cứu khác nhau nhấn mạnh các chiều cạnh, các hình thức, các thước đo, các chỉ số khác nhau, các chức năng, vai trò của vốn xã hội của con người. Từ đó các nghiên cứu này gợi ra sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu các thành phần, cấu trúc và đặc điểm chung, cơ bản, quan trọng nhất của vốn xã hội trong đó nổi bật nhất là mạng lưới xã hội, niềm tin hay lòng tin và sự có đi có lại với tính cách là các thành tố cơ bản của vốn xã hội. Các nghiên cứu cho thấy vốn xã hội có tác dụng, ảnh hưởng nhất định đối với người lao động trong tìm kiếm các nguồn lực kinh tế, thiết lập và củng cố mối quan hệ gia đình và quan hệ với cộng đồng. Đặc biệt vốn xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động nguồn lực, tìm kiếm các điều kiện để thực hiện hoạt động nghề nghiệp, việc làm của người lao động và ra quyết định chuyển đổi nghề nghiệp của các cá nhân. Vốn xã hội ảnh hưởng đến sự chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động và sự chuyển đổi nghề nghiệp của các cá nhân người lao động tương tác tổng tích hợp với nhau tạo nên sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của cộng đồng xã hội. Đến lượt nó sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn tạo thành bối cảnh diễn ra sự chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong nước và ngoài nước đã bàn nhiều về vốn xã hội của người lao động, nhưng chưa xem xét kỹ lưỡng vốn xã hội của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn và cũng chưa tập trung làm rõ ảnh hưởng của vốn xã hội đối với nghề nghiệp của người lao động trong bối cảnh như vậy. Tổng quan nghiên cứu như trên cho thấy việc lựa chọn đề tài luận án là cần thiết và phù hợp để tác giả có thể vừa kế thừa các kết quả nghiên cứu hiện có về lý luận, phương pháp và các phát hiện khoa học về vốn xã hội và vừa đi sâu nghiên cứu làm rõ các hình thức biểu hiện và cách sử dụng, vận dụng vốn xã hội của người lao động trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn tỉnh Hải Dương. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CHUYỂN ĐỔI CẤU TRÚC NGHỀ NGHIỆP Ở NÔNG THÔN 2.1.1. Các khái niệm làm việc 2.1.1.1. Vốn xã hội Trên cơ sở các quan niệm về vốn xã hội của Bourdieu và Coleman, luận án nêu một định nghĩa như sau: Vốn xã hội là một thành tố của mối quan hệ giữa con người và xã hội được hình thành, biểu hiện ở mạng lưới xã hội, niềm tin và sự có đi có lại. Vốn xã hội được con người tạo dựng, vận dụng nhằm đạt được mục tiêu, lợi ích nhất định trong cuộc sống sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày của họ. 2.1.1.2. Nghề nghiệp Nghề nghiệp gắn liền với lao động và việc làm của con người trong xã hội do vậy nó bị quy định bởi hệ thống các quy tắc, chuẩn mực nhất định của xã hội. Trong Bộ Luật lao động (2012) việc làm được hiểu là "mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm". Trong khi đó, lao động được hiểu là toàn bộ các hoạt động của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ mục đích, đời sống của con người. Nghề nghiệp không đơn giản chỉ là công việc, việc làm hay lao động để kiếm sống, để tồn tại mà còn là con đường, cách thức và cơ chế để người lao động thể hiện và khẳng định các phẩm chất, các giá trị và vị thế, vai trò của họ trong xã hội. 2.1.1.3. Cấu trúc nghề nghiệp và chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp Trong luận án này, cấu trúc nghề nghiệp được hiểu là “hệ thống tương đối ổn định, bền vững của các nghề nghiệp và mối quan hệ giữa các nghề nghiệp đó”. Khi phân tích cấu trúc nghề nghiệp các nhà xã hội học thường xem xét nó theo 3 ngành nghề là nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ cùng nhiều loại hình nghề nghiệp khác. Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp. Cấu trúc xã hội không đứng im mà luôn biến đổi, tương tự như vậy, cấu trúc nghề nghiệp không cố định mà luôn luôn biến đổi và chuyển đổi một cách tự phát, tự giác dưới tác động của các yếu tố khác nhau, trong đó nổi bật nhất là yếu tố chính sách phát triển kinh tế - xã hội và yếu tố lựa chọn, chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động. 2.1.2. Các quan điểm lý thuyết về vốn xã hội Quan điểm của Bourdieu về vốn xã hội Pierre Bourdieu (1930 - 2002) là một trong những nhà xã hội học nghiên cứu kỹ lưỡng về vốn xã hội và mối quan hệ của nó với các loại vốn khác. Bourdieu cho rằng ba loại vốn: vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn xã hội là nhân tố cốt lõi quyết định năng lực và vị trí của chủ thể hành động trong bất kì lĩnh vực nào. Theo ông, vốn xã hội là toàn bộ nguồn lực (thực tế hoặc tiềm ẩn) xuất phát từ mạng lưới quen biết trực tiếp hoặc gián tiếp (chẳng hạn thành viên của cùng một tôn giáo, hoặc cùng sinh quán, hay đồng môn. Quan điểm của Coleman về vốn xã hội James Coleman (1926 - 1995) là một trong những nhà khoa học người Mỹ có đóng góp to lớn trong sự phát triển của khái niệm vốn xã hội. Khái niệm này được ông bàn đến rất cụ thể trong tác phẩm “Social capital in the creation of human capital”. Coleman xác định ba khía cạnh quan trọng của vốn xã hội: nghĩa vụ và mong đợi (mà phụ thuộc vào sự tin cậy với môi trường xã hội), khả năng của dòng chảy thông tin trong các cấu trúc xã hội, và sự hiện diện của quy tắc, tiêu chuẩn được kèm theo sự trừng phạt. Quan điểm của Anthony Giddens về cấu trúc hóa Luận án lựa chọn và áp dụng lý thuyết cấu trúc hóa (structruration theory) của Anthony Giddens để có thể nhận diện và giải thích cách thức người lao động sử dụng vốn xã hội để chuyển đổi nghề nghiệp của họ trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. Ông giải thích rằng cấu trúc được coi như là những quy tắc và nguồn lực có liên quan đến sự tái tạo xã hội; những đặc điểm được thể chế hóa của các hệ thống xã hội có những thuộc tính về cấu trúc theo nghĩa rằng các mối quan hệ được ổn định qua thời gian và không gian. Có thể nói thuyết cấu trúc hóa của Giddens là một sự lựa chọn phù hợp cho phép luận án tìm hiểu, giải thích mối tương tác giữa cấu trúc nghề nghiệp và vốn xã hội của người lao động. 2.2. KHUNG PHÂN TÍCH Khung phân tích cho thấy trong mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động có thể xác định sự chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động là biến phụ thuộc chịu sự ảnh hưởng của vốn xã hội và các biến độc lập khác như đặc điểm cá nhân, gia đình của người lao động; 2.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp luận 2.3.1.1. Phương pháp luận duy vật biện chứng 2.3.1.2. Phương pháp so sánh /lịch sử 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 2.3.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu 2.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin định tính Phỏng vấn sâu 20 trường hợp tại địa bàn 4 xã. Phỏng vấn theo phương pháp lịch sử nghề nghiệp đối với 4 trường hợp điển hình, số ca phỏng vấn: 04 trường hợp. Thảo luận nhóm tập trung: 12 cuộc thảo luận nhóm đối với 3 nhóm/1 xã, ở 4 xã. 2.3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin định lượng Theo thống kê số hộ của 04 xã thuộc 02 huyện được khảo sát có tổng số 8.839 hộ gia đình. Theo đó, bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với độ tin cậy 95%, tổng số hộ được chọn khảo sát là 410 hộ trong đó số phiếu hợp lệ là 403 của 403 hộ được khảo sát. 2.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu: số liệu định lượng và định tính được xử lý bằng phần mềm Epi-Infor, SPSS 16.0 và Nvivo 7.0. 2.4. ĐỊA BÀN VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT 2.4.1. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 04 xã thuộc 02 huyện của tỉnh Hải Dương (gồm Cẩm Giàng và Ninh Giang). Đây là hai huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nhằm so sánh về vốn xã hội của người lao động cũng như thực tế tác động của vốn xã hội đối với chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của người lao động. Việc chọn địa bàn nghiên cứu như vậy để kiểm chứng giả thuyết rằng điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội, văn hóa ở mỗi khu vực có ảnh hưởng khác nhau đến yếu tố vốn xã hội của người lao động. 2.4.2. Đặc điểm của đối tượng khảo sát Giới tính Đối với cả hai huyện Cẩm Giàng và Ninh Giang đều có tỷ lệ nam giới tham gia cao hơn so với tỷ lệ nữ giới, đặc biệt là ở huyện Ninh Giang, tỷ lệ nam giới chiếm tới 60,6%, huyện Cẩm Giàng chiếm tỷ lệ ít hơn với 53,5%. Cả hai huyện tỷ lệ nữ tham gia trả lời đều chiếm ít hơn. Tuổi Trong các nhóm độ tuổi tham gia khảo sát, tại huyện Cẩm Giàng phần lớn là nhóm tuổi từ 36 đến 55 tuổi chiếm tỷ lệ 65%, thứ hai là nhóm tuổi từ 25 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ 31,5%. Đối với huyện Ninh Giang, chiếm phần lớn số người tham gia trả lời là nhóm tuổi từ 36 đến 55 tuổi chiếm tới 81,3%. Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật Tại huyện Cẩm Giàng, tỷ lệ người tham gia trả lời có trình độ trung học cơ sở nhiều hơn so với huyện Ninh Giang chiếm (57%), tỷ lệ đạt trình độ trung học phổ thông chỉ chiếm (30,5%), trong khi đó huyện Ninh Giang, tỷ lệ người tham gia trả lời có trình độ trung học phổ thông cao hơn với 42,9%. Trình độ chuyên môn Trong tổng số người tham gia khảo sát của cả hai huyện, tỷ lệ người có tham gia đào tạo chiếm rất ít, tại huyện Cẩm Giàng chỉ có 13,5% người có tham gia đào tạo, huyện Ninh Giang chỉ có 10,8% người có tham gia đào tạo. Mức thu nhập trung bình hàng năm Đối với mức thu nhập trung bình hàng năm, phần lớn người tham gia trả lời có mức thu nhập từ 1 đến 5 triệu ở cả hai huyện, ngoài ra đối với mức thu nhập từ 5,1 đến 10 triệu ở huyện Ninh Giang chiếm tỷ lệ 22,2%, nhiều hơn so với huyện Cẩm Giàng là 13%. Số thành viên trong gia đình Đối với hai huyện Cẩm Giàng và Ninh Giang đều có số lượng thành viên trong gia đình chiếm cao nhất là từ 3 đến 4 thành viên, và mức từ 5 đến 6 thành viên. Tại huyện Cẩm Giàng, số thành viên từ 3 đến 4 người trong gia đình chiếm tỷ lệ khá cao tới 75,5%, huyện Ninh Giang chỉ chiếm 57,6%, tuy nhiên tại huyện Ninh Giang, tỷ lệ số thành viên trong gia đình từ 5 đến 6 thành viên lại chiếm tỷ lệ cao tới 29,6%, trong khi đó huyện Cẩm Giàng chỉ chiếm 15%. Như vậy, giữa hai huyện đã dần có sự thay đổi về cấu trúc gia đình trong làng, xã. Số lượng lao động trong gia đình Đối với huyện Cẩm Giàng, phần lớn có từ 1 đến 2 lao động trong gia đình chiếm tỷ lệ 79,5%, tại huyện Ninh Giang chiếm tỷ lệ ít hơn với 57,1%, tuy nhiên huyện này lại có số lượng lao động từ 3 đến 4 người, nhiều hơn và chiếm tới 39,95% so với huyện Cẩm Giàng là 19,5%. Tổ chức đang tham gia Về đặc điểm tổ chức tham gia của các người lao động, đa số họ đến từ rất nhiều tổ chức khác nhau, tuy nhiên tập trung vào bốn tổ chức chính, tỷ lệ tham gia nhiều nhất là Hội phụ nữ, thứ hai là Hội nông dân, ngoài ra có sự tham gia của Đoàn thanh niên và Hội cựu chiến binh. Tiểu kết chương 2 Chương 2 về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài đã làm rõ những khái niệm then chốt như “vốn xã hội”, “nghề nghiệp”, “cấu trúc nghề nghiệp”, “chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp”. Việc thao tác hóa các khái niệm này đều dựa trên một số cách tiếp cận lý thuyết được chọn và trình bày kỹ để làm cơ sở lý luận của đề tài. Đó là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, các lý thuyết của Bourdieu và Colemans về vốn xã hội và một số khái niệm liên quan. Bên cạnh đó luận án vận dụng lý thuyết cấu trúc hóa của Giddens về việc con người trong bối cảnh của cấu trúc xã hội nhất định, cụ thể là trong bối cảnh chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp luôn chủ động, tích cực sử dụng các nguồn lực trong đó có vốn xã hội của họ và các quy tắc lao động để lao động, thực hành nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp hay phát triển nghề nghiệp. Bằng cách đó người lao động tham gia “tái cấu trúc xã hội”, cụ thể ở đây là tham gia vào quá trình làm chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. Những nội dung nghiên cứu cơ bản của luận án được tóm tắt trong khung phân tích để dựa vào đó luận án xác định các biến phụ thuộc, biến độc lập, biến can thiệp và lựa chọn, sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. Khung phân tích này sẽ được sử dụng xuyên suốt trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu, trả lời các câu hỏi nghiên cứu và chứng minh các giả thuyết nghiên cứu của luận án (trong các chương 3, 4, 5). Về phương pháp nghiên cứu, chương này đề cập đến các phương pháp nghiên cứu cụ thể, quy trình, kỹ thuật thu thập và phân tích thông tin từ cuộc khảo sát 403 người ở bốn xã của huyện Cẩm Giàng và huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. Chương 3 BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI CẤU TRÚC NGHỀ NGHIỆP Ở NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 3.1. CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TIỄN CHUYỂN ĐỔI CẤU TRÚC KINH TẾ, NGHỀ NGHIỆP Ở NÔNG THÔN Vốn xã hội và sự chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn tỉnh Hải Dương diễn ra trong bối cảnh Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và thực tiễn chuyển đổi cấu trúc kinh tế của cả nước. Do vậy việc tìm hiểu các chính sách và thực tiễn chuyển đổi kinh tế nông thôn Việt Nam trong thời gian qua là quan trọng. Có thể thấy rằng việc triển khai các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về nông thôn, nông nghiệp trong những năm qua đã mang lại những thành tựu to lớn, làm chuyển đổi mạnh mẽ cấu trúc kinh tế và nâng cao mức sống của người dân trong giai đoạn gần đây. Chuyển đổi cấu trúc kinh tế Trong quá trình chuyển đổi cấu trúc ngành kinh tế từ năm 2005 đến năm 2014, đã có sự chuyển dịch dần giữa các ngành kinh tế. Trong năm 2005 tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng chiếm cao nhất với 41,5%, thứ hai là ngành dịch vụ với tỷ lệ 37,5% và thứ ba là nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ 21%. Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo ngành kinh tế Cùng với chuyển đổi về cấu trúc hộ, cấu trúc nguồn lao động nói trên, cấu trúc ngành nghề ở nông thôn cũng đã có sự chuyển đổi theo hướng tích cực. Cụ thể, số lượng, tỷ trọng hộ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản ngày càng giảm, lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng. Số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản là 9,53 triệu hộ, giảm 248 nghìn hộ so với năm 2006. Số hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và hộ dịch vụ đạt 5,13 triệu hộ, tăng 1,67 triệu hộ so với năm 2006. 3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG 3.2.1. Dân số - lao động Nhìn chung, tỷ lệ lao động ở nhóm tuổi trẻ (15 - 24 tuổi và 25 - 34 tuổi) có xu hướng giảm và tỷ lệ lực lượng lao động ở các nhóm tuổi cao (45 - 54 và 55 tuổi trở lên) có xu hướng tăng. Trong giai đoạn hơn 10 năm vừa qua, cấu trúc lao động có thay đổi theo hướng giảm ở khu vực nông thôn, tăng lên ở khu vực thành thị. 3.2.2. Kinh tế - thu nhập Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá 2010) ước tăng 7,7%  so với năm 2013 cao hơn bình quân cả nước (cả nước ước tăng 5,8%), trong đó, giá trị tăng thêm (tính cả thuế) khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,3%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,9% (cả thuế là 10,2%), dịch vụ tăng 6,5% (cả thuế là 7%). Thu nhập bình quân toàn tỉnh năm 2014 đạt 39 triệu đồng/người, tăng 3,9 triệu đồng so với năm 2013. 3.3. BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI CẤU TRÚC NGHỀ NGHIỆP Ở NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010-2015 3.3.1. Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo ngành kinh tế Phạm vi của khái niệm chuyển đổi cấu trúc lao động ở nông thôn trong nghiên cứu này được hiểu là sự thay đổi cấu trúc nghề nghiệp theo các ngành kinh tế: Nông nghiệp - Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ. Trong những năm gần đây, cấu trúc lao động của tỉnh Hải Dương có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động tại ngành có giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ở những ngành có giá trị gia tăng cao như công nghiệp, xây dựng, dịch vụ. Cụ thể cấu trúc lao động làm việc trong các khu vực nông - lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển dịch từ 70,5% - 15,8% - 13,7% (năm 2005) sang 39,5% - 33,3% - 27,2%  (năm 2013); Giai đoạn 2005 - 2015, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm đến 31%, trong khi đó lĩnh vực công nghiệp, xây dựng tăng 17,5%, dịch vụ tăng 13,5%. 3.3.2. Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật Đối với lao động phân theo trình độ đào tạo của tỉnh Hải Dương cho thấy, phần lớn lao động ở đây vẫn chưa qua đào tạo, năm 2000 tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 77,50%, một tỷ lệ đáng chú ý đối với một tỉnh đang trên đà phát triển công nghiệp hóa, từ năm 2000 cho đến năm 2010 tỷ lệ này đã giảm dần từ 77,50% xuống còn 60%, tuy nhiên vẫn là con số cần chú ý. 3.3.3. Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo loại hình doanh nghiệp Theo kết quả thống kê, tính đến 2012, Hải Dương có 4.329 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 1163 doanh nghiệp FDI (liên doanh và 100% vốn nước ngoài), 4.139 doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã) và 27 doanh nghiệp nhà nước (trung ương và địa phương). So với năm 2008, số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn giảm 6 doanh nghiêp, số doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng gấp đôi (2008: 2.615 doanh nghiệp) và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 67 doanh nghiệp (2008: 96 doanh nghiệp). 3.3.4. Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp theo giới Về cấu trúc giới, 55% số lao động làm việc tại khu vực doanh nghiệp là lao động nữ. Tuy nhiên, cấu trúc giới của lao động là rất khác nhau tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Trong số lao động nữ làm việc theo các loại hình doanh nghiệp, thì ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, lao động nữ chỉ chiếm 2,8%, trong khi đó tại khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ nữ chiếm 68,2%, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm 29,0%. 3.3.5. Chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn tỉnh Hải Dương Lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp tại Hải Dương vẫn đang chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động. Ngoài canh tác lúa nước, Hải Dương còn nổi tiếng với các nghề truyền thống như kim hoàn, chạm khắc gỗ, chế biến bánh kẹo. Đây là lĩnh vực có năng suất lao động thấp, hiệu quả lao động không cao, nhiều người lao động thiếu việc làm. 3.4. THỰC TRẠNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở ĐỊA BÀN KHẢO SÁT 3.4.1. Tình trạng việc làm Kết quả khảo sát cho thấy, ở huyện Cẩm Giàng, tỷ lệ có việc làm thường xuyên thấp hơn so với khu vực Ninh Giang. Bên cạnh đó, tỷ lệ thiếu việc làm ở Cẩm Giàng cao hơn so với Ninh Giang. Điều này được lý giải: huyện Ninh Giang phần lớn là nông nghiệp kết hợp với tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ, trong khi đó ở Cẩm Giàng diện tích đất cho nông nghiệp không còn nhiều (do chuyển đổi sang đất công nghiệp), thời gian gần đây tình trạng các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, phá sản, v.v, tăng dẫn đến nhu cầu lao động trong các cơ sở sản xuất giảm. 3.4.2. Cấu trúc nghề nghiệp chính Trong tổng số các thành phần tham gia khảo sát, nghề nghiệp chính chiếm tỷ lệ cao nhất là trồng trọt với 24,6%, thứ hai là nghề xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn chiếm tỷ lệ 21,1%, thứ ba là buôn bán kinh doanh nhỏ, tạp hóa chiếm tỷ lệ 17,4%, thứ tư là sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ chiếm tỷ lệ 17,1%. 3.4.3. Cấu trúc nghề nghiệp làm thêm Đối với các nghề nghiệp làm thêm, chủ yếu nghề nghiệp tham gia làm thêm là nghề trồng trọt chiếm tỷ lệ 32,5%, thứ hai là nghề chăn nuôi chiếm tỷ lệ 15,1% và thứ ba là nghề buôn bán kinh doanh nhỏ, tạp hóa chiếm tỷ lệ 11,7%. Phần lớn người tham gia khảo sát đều làm việc trong thôn chiếm tỷ lệ 40,7%, ngoài ra tham gia làm việc trong xã chiếm tỷ lệ 31,8% và tham gia làm việc ngoài xã nhưng trong huyện chiếm tỷ lệ 19,6%. Tiểu kết Chương 3 Trước khi phân tích thực trạng nghề nghiệp của người lao động được khảo sát ở huyện Ninh Giang và Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, chương 3 tập trung giới thiệu bối cảnh chính sách và thực tiễn chuyển đổi kinh tế, nghề nghiệp cả nước nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Trên phạm vi cả nước và ở tỉnh Hải Dương, cấu trúc kinh tế và cấu trúc nghề nghiệp đều chuyển đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng các nghề nghiệp thuộc ngành kinh tế nông nghiệp và tăng dần tỉ trọng các nghề nghiệp thuộc ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Thực trạng cấu trúc nghề nghiệp của người lao động được khảo sát cho thấy trong bối cảnh đổi mới chính sách và chuyển dịch cấu trúc kinh tế nói chung của đất nước và tỉnh Hải Dương, người lao động ở địa bàn khảo sát có thể đã chuyển đổi nghề nghiệp nhanh hơn và nhiều hơn. Một phận lớn những người lao động ở nông thôn thuộc địa bàn khảo đã chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang phi nông cho nên tỉ trọng nghề nghiệp phi nông mới chiếm hai phần ba. Vấn đề nghiên cứu đặt ra tiếp theo ở đây là người lao động có vốn xã hội như thế nào và họ sử dụng vốn xã hội ra sao để chuyển đổi nghề nghiệp. Chương 4 VỐN XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN HẢI DƯƠNG 4.1. CÁC THÀNH TỐ CỦA VỐN XÃ HỘI 4.1.1. Mạng lưới xã hội Đối với huyện Cẩm Giàng, tổ chức được người dân tham gia đông đảo nhất là Hội nông dân chiếm tỷ lệ 33%, thứ hai là Hội phụ nữ chiếm tỷ lệ 28% và thứ ba là Đoàn thanh niên chiếm tỷ lệ 18,5%. Tuy nhiên, giữa nam giới và nữ giới trong huyện lại có sự lựa chọn tham gia các tổ chức khác biệt, đối với nam giới, tổ chức tham gia nhiều nhất là Hội nông dân chiếm tỷ lệ 57,9%, thứ hai là tổ chức Đoàn thanh niên chiếm tỷ lệ 15%, và thứ ba là tổ chức Hội cựu chiến binh chiếm tỷ lệ 11,2%. Đối với nữ giới, tổ chức chiếm tỷ lệ tham gia nhiều nhất là Hội phụ nữ với 59,1%, thứ hai là tổ chức Đoàn thanh niên với tỷ lệ 22,6%. Đối với huyện Ninh Giang, người dân cũng tham gia khá đa dạng các tổ chức, tuy nhiên tổ chức chiếm tỷ lệ nhiều người tham gia là tổ chức Hội phụ nữ chiếm tỷ lệ 33,5% và Hội nông dân chiếm tỷ lệ 33,5%, Hội cựu chiến binh chiếm tỷ lệ 11,8%. 4.1.2. Niềm tin Trong luận án, niềm tin được đo lường trực tiếp qua câu hỏi: “mức độ tin tưởng lẫn nhau ở nơi ông/bà sinh sống hiện tại như thế nào?” Câu trả lời được nêu sẵn với 5 thang đo từ “Tất cả tin tưởng lẫn nhau” đến “Tất cả không tin tưởng lẫn nhau”. Qua các phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tại cộng đồng cho thấy mức độ tin cậy lẫn nhau của người dân còn khá cao. Hầu hết mọi người vẫn tin tưởng lẫn nhau, điều này được thể hiện rất rõ trong việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng. 4.1.3. Sự có đi có lại Sự giúp đỡ của gia đình, họ hàng, hàng xóm, bạn bè Đây là các mối quan hệ gần gũi, dựa trên huyết thống, thân tộc thể hiện khá rõ nét ở nông thôn Việt Nam. Hầu hết các hoạt động hỗ trợ đều từ người thân, cao hơn từ phía họ hàng khá nhiều trong tất cả các loại hình hỗ trợ. Đối với sự trợ giúp của người thân, tỷ lệ hình thức trợ giúp lớn nhất đó là động viên tinh thần (huyện Cẩm Giàng chiếm tỷ lệ 63%, huyện Ninh Giang chiếm tỷ lệ 73,8%), bên cạnh đó là hình thức hỗ trợ tiền đối với người lao động (huyện Cẩm Giàng chiếm tỷ lệ 54,3%, huyện Ninh Giang chiếm tỷ lệ 53,2%), ngoài ra người lao động còn tiếp nhận thêm sự trợ giúp của họ hàng, hàng xóm và bạn bè. Tuy nhiên, đối với sự trợ giúp của họ hàng, hàng xóm và bạn bè chủ yếu tập trung trợ giúp bằng việc động viên tinh thần là chủ yếu. Sự giúp đỡ của các tổ chức chính trị - xã hội khi người lao động gặp rủi ro Qua khảo sát cho thấy, các tổ chức chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương chủ yếu hỗ trợ về mặt tinh thần đối với các thành viên của ḿnh. Cao nhất là Hội Nông dân (20,3%), tiếp đến là Chính quyền địa phương (17,6%), Hội Phụ nữ (15,0%), các tổ chức hội, đoàn thể khác cũng chiếm một tỷ lệ nhất định. Ngoài ra, một số tổ chức có các hỗ trợ khác về tiền cũng như đứng ra kêu gọi cộng đồng ủng hộ hoặc đứng ra giới thiệu việc làm cho các hội viên. Đối với những hoạt động giới thiệu việc làm chủ yếu là thông qua các chương trình, dự án, chương trình hành động của các tổ chức hội cấp trên chứ ít khi các hội, tổ chức đứng ra tổ chức độc lập hoặc tổ chức dựa trên nhu cầu của các hội viên. Sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính thức Đối với sự trợ giúp của tổ chức phi chính thức như hiệp hội ngành nghề hoặc hội đồng môn, có thể thấy vai trò khá yếu của các tổ chức này đối với sự trợ giúp người lao động tại địa phương và hầu như là không có sự trợ giúp đáng kể. Sự giúp đỡ của các tổ chức tín dụng, kinh doanh Đối với các tổ chức tín dụng ở địa phương như ngân hàng thì các hình thức hỗ trợ chủ yếu liên quan đến tiền, đây chính là các khoản vay dành cho các hộ gia đình nghèo, khó khăn, cho vay hỗ trợ học tập là chính. 4.2. PHẠM VI, MỨC ĐỘ CỦA VỐN XÃ HỘI Ở NGƯỜI LAO ĐỘNG 4.2.1. Phạm vi của vốn xã hội Kết quả phân loại quy mô/phạm vi theo các mối quan hệ xã hội thì vốn xã hội của người lao động tồn tại ở các mức độ: (1) Phạm vi cá nhân (giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng), (2) Phạm vi nhóm/liên nhóm (cá nhân trong nhóm, giữa các tổ chức/nhóm với nhau). Phạm vi theo không gian, có các loại: (1) Phạm vi trong gia đình/ họ hàng, thân tộc, (2) phạm vi thôn, xóm, và (3) phạm vi tổ chức, mạng lưới xã hội (các tổ chức đoàn thể, nơi làm việc, cơ sở đào tạo...). 4.2.2. Mức độ của vốn xã hội Hầu hết những người được hỏi tham gia ít nhất một tổ chức ở địa phương, tiếp đến là tham gia từ 2 tổ chức trở lên nhưng có chưa đầy 1% người được hỏi tham gia 05 tổ chức khác nhau. Điều này cho thấy sự tham gia các mạng lưới xã hội ở địa phương của các cá nhân người lao động còn hạn chế. 4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VỐN XÃ HỘI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 4.3.1. Yếu tố cá nhân: tuổi, giới tính, học vấn Giới tính: Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ nam giới và nữ giới không tham gia tổ chức nào tương đương nhau. Tuy nhiên, về số lượng các tổ chức tham gia thì nam giới tham gia nhiều hơn bởi có điều kiện về thời gian, trong khi đó phụ nữ vướng bận công việc gia đình, chăm sóc con cái nên ít tham gia. Học vấn: Đối với nhóm có trình độ cao đẳng, đại học là người trẻ, họ thường làm việc cho các công ty, tổ chức kinh tế dưới dạng công ty, doanh nghiệp nên không có điều kiện tham gia các tổ chức ở nông thôn. Số có tham gia các tổ chức phần lớn làm việc tại nhà, chưa có việc làm, làm việc không cố định và hỗn hợp các công việc khác nhau. Nhóm có trình độ này phần lớn tham gia Đoàn thanh niên, một số tham gia Hội nông dân, một số Hội phụ nữ. Đối với nhóm có trình độ học vấn trung cấp/nghề: 100% đều tham gia ít nhất một tổ chức, trong đó cao nhất tỷ lệ tham gia 2 tổ chức (52,9%), tiếp đến là 1 tổ chức (29,4%), 3 tổ chức (17,6%). Đối với nhóm có trình độ học vấn phổ thông: về cơ bản đều tham gia các tổ chức xã hội ở nông thôn, có một tỷ lệ nhất định tham gia đến 5 tổ chức khác nhau. Độ tuổi: Có một xu hướng dễ dàng nhận thấy là những người càng nhiều tuổi thì số lượng các tổ chức tham gia lại càng nhiều. Điều này khá phù hợp ở khu vực nông thôn khi mà có các tổ chức dành cho những người cao tuổi (hội người cao tuổi) và những hội dành cho những cựu binh. 4.3.2. Yếu tố hộ gia đình Giới tính chủ hộ: Vai trò của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, với những hộ gia đình có nam là chủ hộ thì việc tham gia các tổ chức ở địa phương cao hơn khi nữ làm chủ hộ. Ngành nghề của hộ: Kết quả khảo sát cho thấy, những người lao động làm trong ngành nghề phi nông nghiệp có xu hướng tham gia nhiều tổ chức ở cộng đồng hơn những người lao động chỉ thuần túy làm nông nghiệp. Tỷ lệ lao động phi nông tham gia từ 2 tổ chức trở lên cao hơn lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, nhóm lao động trong ngành nghề phi nông nghiệp “không tham gia tổ chức nào” có tỷ lệ cao hơn nhóm làm thuần nông nghiệp. Qua phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm cho thấy đây là những người trẻ đang làm việc trong các khu công nghiệp, tổ chức kinh doanh. 4.3.3. Yếu tố cộng đồng: địa lý và văn hóa Cẩm Giàng cũng là nơi bị tác động bởi quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, người ở nơi khác về sinh sống, đan xen với người dân “gốc” nên mức độ tin cậy cũng như tính cố kết theo kiểu làng, xã giảm so với khu vực Ninh Giang (tốc độ đô thị hóa chậm hơn, ít khu công nghiệp và lao động di cư). 4.3.4. Yếu tố chính sách, thể chế Về chính sách phát triển kinh tế, trong những năm qua Ninh Giang và Cẩm Giàng đều theo hướng “phát triển đa dạng hoá các loại hình sản phẩm kinh doanh, ngành nghề, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp, giảm tỷ lệ thuần nông”. Theo đó, nhiều làng nghề được khôi phục phát triển, trong đó có làng nghề trên địa bàn huyện Ninh Giang như làm bánh gai, giò chả... Và thực tế, số lượng tham gia nghề phụ trong những năm qua tăng lên đáng kể. Khi các làng nghề được khôi phục thì nhu cầu đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm về làm nghề trong cộng đồng tăng, từ đó các giao dịch, tương tác xã hội giữa những người lao động tăng, là cơ sở duy trì và phát huy vốn xã hội trong cộng đồng. Tiểu kết Chương 4 Với mẫu nghiên cứu được chọn, qua khảo sát cho thấy thực trạng vốn xã hội của người lao động thể hiện ở các hình thái: (1) Niềm tin, (2) Sự có đi có lại và (3) Tham gia mạng lưới xã hội. Về niềm tin trong cộng đồng, về cơ bản người dân vẫn tin tưởng lẫn nhau, dựa trên cơ sở sự gần gũi về khu vực sinh sống, quan hệ huyết thống, thân tộc (người thân, họ hàng, anh em). Theo đó, sự có đi có lại giúp đỡ lẫn nhau cũng chủ yếu diễn ra ở các mối quan hệ xã hội này về mặt vật chất, tinh thần như cho vay mượn, hỗ trợ tiền, đồ dùng, động viện viên tinh thần lẫn nhau. Sự vươn ra các mối quan hệ bên ngoài gia đình, dòng họ vẫn chưa mạnh do đặc trưng xã hội nông thôn. Về mạng lưới xã hội, chủ yếu người lao động/người dân nói chung tham gia vào khoảng 05 các tổ chức chính trị xã hội nhiều nhất là Hội Nông dân và Hội phụ nữ, bởi đây là hai tổ chức phù hợp với đại đa số người dân ở nông thôn. Ngoài việc tìm kiếm lợi ích về mặt kinh tế như phát triển nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm, huy động các nguồn lực hay lợi ích về mặt tinh thần thì sự tham gia theo "phong trào" cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến cho số lượng hội viên của hai tổ chức này khá cao. Bên cạnh đó, các chuẩn mực, tiêu chuẩn về quan hệ xã hội ở khu vực nông thôn có ảnh hưởng đến việc nhìn nhận và tham gia các mạng lưới xã hội trong cộng đồng như tình làng xóm, quan hệ bạn bè, quan hệ trong gia đình. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến vốn xã hội của người lao động bao gồm: (1) các đặc điểm cá nhân như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, thu nhập, tình trạng việc làm; (2) đặc điểm hộ gia đình như giới tính của chủ hộ, ngành nghề của chủ hộ; (3) đặc điểm cộng đồng bao gồm yếu tố địa lý, lối sống, văn hóa, phong tục tập quán; và (4) chính sách, thể chế ở nông thôn. Các yếu tố trên có ảnh hưởng làm cho vốn xã hội của người lao động tăng lên hay giảm đi, theo đó, để xây dựng và phát triển vốn xã hội cho người lao động cần quan tâm đến việc thúc đẩy hoặc kiểm soát các yếu tố này. Tựu trung, chương 4 mới chỉ dừng lại ở việc làm rõ thực trạng VXH của người lao động thể hiện ở 03 hình thái (như đã phân tích), cũng như chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng duy trì, phát triển và huy động VXH của người lao động ở nông thôn. Trong thực tế, người lao động ở khu vực này đã huy động, sử dụng nguồn lực VXH này như thế nào trong việc chuyển đổi nghề nghiệp của các cá nhân dẫn đến chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của địa phương sẽ được đề cập ở trong Chương 5. Chương 5 VỐN XÃ HỘI TRONG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 5.1. CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN 5.1.1. Số lần chuyển đổi Theo kết quả khảo sát, có đến gần một nửa (45,4%) số người được hỏi đã chuyển đổi “một lần” trước khi làm nghề/công việc hiện tại. Có 5,2% từng chuyển đổi 2 lần. Tỷ lệ chuyển đổi từ ba lần trở lên không đáng kể (0,7%). Có gần một nửa số người được hỏi trả lời chưa chuyển bao giờ và công việc, lĩnh vực nghề nghiệp hiện tại của họ hiện nay cũng chính là công việc, lĩnh vực nghề nghiệp đầu tiên của họ. 5.1.2. Lĩnh vực chuyển đổi Như vậy, với ngành nghề hiện tại mà người lao động đang trực tiếp tham gia thì đã có sự chuyển đối khá mạnh mẽ từ lĩnh vực ngành nghề nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp (91,2% nông nghiệp trước đây giờ chỉ còn 37,5%, trong khi đó chỉ có 8,8% phi nông nghiệp trước đây nay lên 62,5%). 5.1.3. Thời điểm chuyển đổi nghề nghiệp Tỷ lệ người chuyển nghề vào thời điểm 1980 chiếm 4,02%, năm 1985 chiếm 4,52%, tiếp đến là năm 1990 có 9,05%. Kể từ giai đoạn 2000 trở lại đây, một số thời điểm chuyển đổi khá lớn đó là năm 2000, có đến 17,09% người. Sau đó là các thời điểm năm 2003, 2008, 2009 có tỷ lệ chuyển đổi tương đương nhau (khoảng 6%). Ở khía cạnh vĩ mô, sở dĩ sau năm 2000 có sự chuyển đổi về nghề nghiệp một phần vì lý do thu hút đầu tư FDI như đã nêu trên, phần vì hoàn thành và đưa vào sử dụng quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng) đi qua địa phận tỉnh Hải Dương gồm (Cẩm Giàng, thành phố Hải Dương, Nam Sách, Kim Thành) vào năm 1998. Đây cũng là giai đoạn tỉnh Hải Dương có các chính sách khuyến khích người dân khu vực nông thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. 5.1.4. Lý do chuyển đổi Khi tìm hiểu về lý do chuyển đổi từ nghề nghiệp của người lao động trước đây sang nghề nghiệp hiện nay, nghiên cứu quan tâm đến hai nhóm lý do: 1) lý do buộc phải thay đổi (lực đẩy công việc trước đây) và lý do kích thích nhu cầu thay đổi (lực hút công việc mới). Đối với những lý do thuộc về “lực đẩy”, khiến người lao động buộc phải thay đổi, kết quả cho thấy, khoảng trên 1/3 số người trả lời giải thích do "sức khỏe không phù hợp" với công việc trước đây (36,2%), tiếp đến là lý do "mất tư liệu sản xuất/đất" (19,4%). Một lý do khác cũng chiếm tỷ lệ khá cao (14,5%) là do "chính sách thay đổi trong phát triển ngành nghề của địa phương” khiến người lao động phải thay đổi cho phù hợp. Lý do thiếu vốn đầu tư cũng có 13,0% người trả lời lựa chọn. Ngoài ra các lý do khác như phải di chuyển chỗ ở, gặp các rủi ro, tai nạn, thiên tai, thiếu chuyên môn, tay nghề... có tỷ lệ người trả lời lựa chọn không cao. Ở khía cạnh lực "hút" người lao động chuyển sang ngành nghề/công việc mới, kết quả khảo sát cho thấy, lý do quan trọng nhất là để "mang lại thu nhập ổn định" cho gia đình/bản thân người lao động (70%), tiếp đến là "phù hợp với điều kiện gia đình" (37%), "phù hợp với chuyên môn, tay nghề" (11,7%), "điều kiện lao động tốt hơn" (6,8%). 5.2. NGƯỜI LAO ĐỘNG VẬN DỤNG VỐN XÃ HỘI TRONG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP 5.2.1. Vốn xã hội trong cung cấp thông tin Tìm kiếm thông tin về việc làm từ các quan hệ xã hội gia đình, bạn bè Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi cho thấy, sự hỗ trợ, giúp đỡ trong việc cung cấp thông tin, giới thiệu việc làm cho người lao động nhận được nhiều nhất từ “người thân”, có 38,2% người trả lời, tiếp đến là “bạn bè” (có 17,7%). Có 3,8% người cho rằng có nhận được sự giúp đỡ từ phía họ hàng và chỉ 0,8% từ phía hàng xóm láng giềng. Các tổ chức xã hội trong hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm Đối với các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội tạo ra sự giúp đỡ đối với người dân bằng hoạt hỗ trợ giới thiệu việc làm từ phía chính quyền địa phương. Đây cũng là một thực tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức hoạt động tại địa phương. 5.2.2. Vốn xã hội trong huy động các nguồn lực Huy động nguồn lực qua mạng lưới xã hội Trong nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ tích cực giữa vốn xã hội, được đo bằng mạng lưới các "liên kết yếu" với các tổ chức chính thức, ngân hàng và đối tác kinh doanh. Bên cạnh các "liên kết yếu" là những "liên kết mạnh", chẳng hạn như bạn bè, gia đình mà người lao động/các doanh nghiệp tin tưởng và thông qua sự tương tác thường xuyên tạo điều kiện cho việc trao đổi các nguồn lực như thông tin, hỗ trợ tài chính. Sự tin cậy giúp người lao động huy động vốn sản xuất Qua nghiên cứu trường hợp hộ gia đình chuyển đổi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp thuần túy sang hoạt động sản xuất nhựa cho thấy rõ hơn lợi ích của vốn xã hội trong việc huy động các nguồn lực cho sản xuất, kinh doanh. 5.2.3. Vốn xã hội trong hỗ trợ, hợp tác, liên kết Các quan hệ xã hội trong hỗ trợ chuyển đổi sản xuất, kinh doanh Nguồn vốn xã hội đã được huy động một cách hiệu quả trong các hoạt động tư vấn, hỗ trợ về mặt pháp lý, thủ tục trong quá trình chuyển đổi sản xuất, kinh doanh, ngành nghề của người lao động. Điều này đã góp phần giảm các chi phí và giao dịch không cần thiết nếu như không có sự hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng. Chia sẻ kinh nghiệm Sự gắn bó về mặt tình cảm - là truyền thống văn hóa của người dân ở khu vực nông thôn giúp các cá nhân duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội và cũng từ các mối quan hệ có đi có lại, tin tưởng lẫn nhau mà họ có được những lợi ích về mặt kinh tế. 5.3. NHU CẦU PHÁT HUY VỐN XÃ HỘI TRONG CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP Ở NÔNG THÔN Thứ nhất, cần phát triển vốn xã hội từ đặc trưng "co cụm" sang "mở rộng". Thứ hai, xây dựng vốn xã hội trên cơ sở duy trì coi trọng các quan hệ truyền thống làng xã, dòng họ, gia đình nhưng đồng thời phát triển các quan hệ dựa vào các tổ chức, mạng lưới xã hội dân sự, tổ chức dựa trên sở thích, nghề nghiệp nhiều hơn. Thứ ba, vốn xã hội vẫn tiếp tục được gây dựng và phát triển dựa trên niềm tin. Bên cạnh sự tin tưởng dựa trên tình cảm thân tộc, gần gũi về địa lý (hàng xóm), gần gũi về văn hóa (cộng đồng, làng/xã) thì sự tin tưởng lẫn nhau sẽ dần dựa vào các chuẩn mực được thể chế hóa dưới dạng các quy định, văn bản, pháp luật. Tiểu kết Chương 5 Sự chuyển đổi việc làm, nghề nghiệp của người lao động ở hai địa bàn khảo sát là Ninh Giang và Cẩm Giàng tuy nằm trong bối cảnh chung của tỉnh, song có sự khác biệt khá rõ nét. Số lần chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động ở Cẩm Giàng nhiều hơn so với Ninh Giang. Bên cạnh đó, đặc trưng ngành nghề chuyển đổi ở Cẩm Giàng phần lớn là nông nghiệp sang phi nông nghiệp, trong khi đó ở Ninh Giang người lao động chuyển đổi công việc trong các ngành nghề truyền thống. Sự chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động vẫn có xu hướng tăng nghề nghiệp phi nông, kết hợp nông nghiệp và phi nông nghiệp nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập, giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, một bộ phận người lao động có xu hướng tham gia vào các ngành nghề có tính chuyên môn hóa cao (các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp...). Thực tiễn chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn qua khảo sát trong thời gian qua khá mạnh, đã đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của các địa phương này cũng như của cả tỉnh nói chung. Việc sử dụng vốn xã hội của người lao động ở nông thôn tỉnh Hải Dương trong chuyển đổi nghề nghiệp, cụ thể là trong việc chuyển sang nghề nghiệp mới, phát triển sản xuất/nghề nghiệp hiện tại ở một trình độ và hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, vốn xã hội được phát huy và sử dụng vào các mô hình hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất, nghề nghiệp ở nông thôn dựa trên sự tin cậy lẫn nhau của những người trong cùng các mạng lưới xã hội theo quan hệ huyết thống, họ hàng, sự gần gũi về địa lý hoặc cùng là thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội, sở thích, nghề nghiệp, tổ chức kinh doanh. Bên cạnh những đóng góp tích cực của vốn xã hội trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra "mặt thứ hai" của loại hình nguồn lực xã hội này khi chính nó lại là một rào cản cho quá trình chuyển đổi ở nông thôn ở trong một vài trường hợp, điều kiện cụ thể. Điều này cũng hàm ý rằng, để phát triển và vận dụng vốn xã hội một cách hiệu quả cần nắm rõ đặc điểm, đặc trưng và nguồn gốc hình thành vốn xã hội để từ đó có những hình thức kiểm soát phù hợp. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Nghiên cứu về chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của người lao động từ cách tiếp cận phân tích tác động của vốn xã hội là một vấn đề khá mới mẻ, chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu. Trên cơ sở vận dụng những lý thuyết nghiên cứu về vốn xã hội, các phương pháp xã hội học trong khảo sát, phân tích, luận án đi đến một số kết luận sau: (1) Khái niệm vốn xã hội vẫn là một chủ đề cần tiếp tục được đưa ra bàn bạc ở các góc độ khác nhau, và tùy vào từng bối cảnh vận dụng khái niệm này một cách hợp lý. Trong luận án này, khái niệm vốn xã hội được hiểu là Vốn xã hội là nguồn lực xã hội kết tinh dưới các hình thức cơ bản là mạng lưới xã hội, sự tin cậy và mối quan hệ có đi có lại mà người lao động ở nông thôn tạo dựng, duy trì và vận dụng để chuyển đổi nghề nghiệp của họ và nhờ vậy mà chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. (2) Luận án đã kiểm chứng được giả thuyết thứ nhất qua phân tích thực trạng chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp ở nông thôn. Tại nông thôn tỉnh Hải Dương cấu trúc nghề nghiệp đã chuyển đổi từ cấu trúc nghề nghiệp nặng về nông nghiệp sang cấu trúc nghề nghiệp phi nông dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng và phức tạp. (3) Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tin tưởng lẫn nhau trong cộng đồng nông thôn khá cao, được giải thích từ cấu trúc xã hội, truyền thống, văn hóa ở nông thôn vẫn được duy trì. Sự hợp tác, hỗ trợ trong phát triển sản xuất kinh doanh vẫn trong khuôn khổ các “liên kết mạnh” như quan hệ gia đình, thân tộc, họ hàng, làng xóm, chưa dựa trên các “liên kết yếu” như các tổ chức, hội sở thích, mạng lưới xã hội “mở”. (4) Luận án chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa việc tham gia các tổ chức với những lợi ích thu được, cũng như sự tin cậy lẫn nhau trong cộng đồng là cơ sở cho những quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế nói chung và nghề nghiệp nói riêng. (5) Nghiên cứu chỉ ra có mối liên hệ giữa các đặc điểm cá nhân của người lao động (giới, nghề nghiệp, độ tuổi, thu nhập), các đặc điểm về chủ hộ gia đình, đặc điểm cộng đồng, chính sách của địa phương với vốn xã hội của người lao động ở nông thôn. Nghiên cứu cũng chỉ ra các xu hướng chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp, vốn xã hội của người lao động trong bối cảnh mới. (6) Với khuôn khổ và phạm vi nghiên cứu này, việc chỉ ra những đóng góp của vốn xã hội trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của người lao động là một nỗ lực khai thác các kết quả khảo sát định tính, phân tích số liệu định lượng, các tài liệu, số liệu thống kê, báo cáo kinh tế - xã hội và các kết quả nghiên cứu có liên quan... Cần có những nghiên cứu khác tiếp theo để có thể lượng hóa bằng các mô hình toán, mô hình kinh tế lượng nhằm góp phần trả lời câu hỏi, ví dụ vốn xã hội đóng góp bao nhiêu phần trăm trong chuyển đổi cấu trúc nghề nghiệp của người lao động ở nông thôn. 2. Khuyến nghị giải pháp Giải pháp về nhận thức Nâng cao nhận thức của người dân, người lao động, cộng đồng, doanh nghiệp về vai trò của vốn xã hội và những tác động của vốn xã hội trong phát triển kinh tế, chuyển đổi nghề nghiệp. Nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức ở nông thôn về vai trò, lợi ích của vốn xã hội. Nâng cao nhận thức thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về vốn xã hội, các mô hình phát huy vốn xã hội thành công. Sớm đưa nội dung, kiến thức về vốn xã hội trong hệ thống giáo dục quốc dân theo cấp độ khác nhau, đặc biệt trong các lĩnh vực chuyên ngành quản lý xã hội, quản lý kinh tế, cộng đồng. Giải pháp về chính sách Thứ nhất, nhà nước cần tạo những điều kiện thuận lợi để các tổ chức mạng lưới, quy tắc hay là các chuẩn mực của cộng đồng phát triển trong lĩnh vực phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh. Thứ hai, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, đoàn thể, các tổ chức hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, các hội, nhóm nghề nghiệp trong hỗ trợ và tạo điều kiện cho các thành viên tham gia hợp tác, liên kết, chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về sản xuất, kinh doanh, phát triển nghề nghiệp. Thứ ba, các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ các cộng đồng phát huy vốn xă hội truyền thống. Thứ tư, nâng cao hiệu quả quản trị cộng đồng của các địa phương trong phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo được sự tin tưởng, đồng thuận và hợp tác lẫn nhau trong cộng đồng. . Các giải pháp can thiệp Phát triển các mô hình liên kết sản xuất, kinh doanh nhằm phát huy các nguồn vốn xã hội trong cộng đồng phù hợp với lợi thế của từng địa phương. Xây dựng các giá trị ứng xử, chuẩn mực trong hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng mạng lưới xã hội phù hợp với nhu cầu, lợi ích chung của cộng đồng. Phát triển giáo dục, đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động để người lao động có kiến thức (cơ sở phát triển vốn xã hội), cơ hội việc làm và được tham gia vào thị trường lao động. Xây dựng các quy tắc, chuẩn mực trong cộng đồng, trong các tổ chức, nhóm liên kết. Phát triển các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hỗ trợ phát triển cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh của các tổ chức. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2011), "Nhận định của các bậc cha mẹ về con cái ngày nay (Nghiên cứu trường hợp xã Trịnh Xá, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam", Tạp chí Xã hội học, (1), tr.74-80. 2. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2012), "Vốn xã hội trong quản lý và phát triển nông thôn nước ta hiện nay", Tạp chí Xã hội học, (2), tr.33-40. 3. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2013), "Xu hướng chuyển đổi cấu trúc lao động - nghề nghiệp ở nông thôn nước ta và những hàm ý chính sách", Tạp chí Xã hội học, (4), tr.114-119. 4. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Bùi Đức Hiệp (2014), "Vốn x cho phát triển nông thôn Trung Quốc và bài học cho Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, (3), tr.72-83. 5. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Bùi Thị Phương (2014), "Vốn xã hội từ một số cách tiếp cận trên thế giới", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (4), tr.63-72. 6. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2015), "Vốn xã hội trong phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn", Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (6), tr.52-61.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_6812_4122.doc
Luận văn liên quan