Tóm tắt Luận án Xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng

Luận án đã hoàn thành và giải quyết một số vấn đề như sau: (1) Làm rõ các vấn đề lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến điều tra niềm tin người tiêu dùng và các phương pháp tính CSNTNTD. (2) Nghiên cứu xây dựng quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng. (3 Xây dựng và kiểm định thang đo niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam. (4) Đề xuất phương pháp tính CSNTNTD tại Việt Nam. (5) Tính thử nghiệm CSNTNTD ở Việt Nam và tiến hành phân tích, đánh giá sự phù hợp của chỉ số này. (6) Luận án đề xuất các khuyến nghị, gồm: Đề xuất tăng cỡ mẫu để có thể gia quyền thêm cho nhóm độ tuổi, nghề nghiệp, của người trả lời; Nghiên cứu áp dụng phương pháp điều tra có sự trợ giúp của máy tính, sử dụng Big data trong thu thập thông tin; Bổ sung điều tra niềm tin người tiêu dùng vào chương trình điều tra thống kê quốc gia; Phân công một đơn vị chủ trì triển khai điều tra niềm tin người tiêu dùng để tính được CSNTNTD hàng tháng. Khi có được một chuỗi dữ liệu đủ dài về CSNTNTD, sử dụng chuỗi dữ liệu này để kiểm định mối quan hệ tương quan giữa CSNTNTD với các chỉ tiêu kinh tế-xã hội có liên quan nhằm giúp xác định được chu kỳ kinh doanh cũng như điểm ngoặt của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Luận án cũng kiến nghị cần tiếp tục nghiên cứu cách sử dụng kết hợp chỉ số niềm tin kinh doanh và chỉ số niềm tin người tiêu dùng để áp dụng vào dự báo ngắn hạn; Nghiên cứu sử dụng cách thức phân tích dữ liệu điều tra niềm tin người tiêu dùng theo các đặc điểm nhân khẩu học hoặc đặc điểm kinh tế nhằm phân tích sâu tác động của các nhóm đặc điểm này đến sức khỏe của nền kinh tế.

pdf12 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CSNTNTD) là một chỉ số kinh tế quan trọng được nhiều nước trên thế giới tính toán và công bố. Katona (1951) quan niệm CSNTNTD là chỉ số đo lường niềm tin của người tiêu dùng trong một nền kinh tế. Theo đó, CSNTNTD không chỉ đơn thuần đo lường kỳ vọng của người tiêu dùng về qui mô thu nhập tương lai mà còn cả sự chắc chắn hay không chắc chắn đi kèm với những kỳ vọng đó. Như vậy, CSNTNTD phản ánh các khía cạnh tâm lý của người tiêu dùng thể hiện qua sự lạc quan, tin tưởng của người tiêu dùng đối với nền kinh tế để từ đó tác động đến xu hướng tiêu dùng của họ. CSNTNTD giúp phát hiện nhận định của người dân về tình hình phát triển kinh tế trong hiện tại và tương lai. CSNTNTD là chỉ tiêu thống kê hữu ích được dùng để dự báo xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng, cung cấp thông tin phục vụ đánh giá thực trạng và triển vọng nền kinh tế của một quốc gia, phát hiện được những điểm ngoặt của nền kinh tế. Chỉ số này giúp cải thiện dự báo hay điều chỉnh dự báo trong ngắn hạn đối với các chỉ tiêu kinh tế như chỉ tiêu tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), Với một nền kinh tế trong đó tiêu dùng của hộ gia đình đóng góp một tỷ lệ ngày càng cao trong GDP như Việt Nam, và tiêu dùng cuối cùng có tác động lan tỏa lớn đến sản lượng và giá trị tăng thêm của nền kinh tế (Ha & Trinh, 2018), việc thu thập và tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng là cần thiết. Hiện đã có khoảng 62 quốc gia trên thế giới công bố CSNTNTD. Một số tổ chức quốc tế cũng đã đưa ra các hướng dẫn chung về phương pháp xây dựng CSNTNTD. Tuy nhiên, mỗi quốc gia áp dụng phương pháp xây dựng chỉ số này khác nhau để phù hợp với đặc thù của từng quốc gia (United Nations Statistics Division, 2014). Do cách tính CSNTNTD của mỗi quốc gia khác nhau nên cách thức chọn mẫu, phương thức điều tra, chu kỳ điều tra, thời điểm điều tra, bảng hỏi, của điều tra niềm tin người tiêu dùng cũng được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. Hiện nay nghiên cứu về CSNTNTD tại Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn và đều còn bộc lộ những hạn chế nhất định. CSNTNTD do các nghiên cứu tính toán chưa phải là CSNTNTD của cả quốc gia. Liên quan đến điều tra niềm tin người tiêu dùng, các yếu tố như đối tượng, phương pháp điều tra, và thời gian 2 tham chiếu dùng trong các câu hỏi cũng có những vấn đề cần được hoàn thiện. Chưa nghiên cứu nào thực hiện tính quyền số mẫu điều tra để đảm bảo tính đại diện của CSNTNTD. Các nghiên cứu trước đây về CSNTNTD của Việt Nam cũng chưa thực hiện kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của thang đo để xác định ra các chỉ báo phục vụ tính CSNTNTD phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Đây chính là các khoảng trống mà Luận án tiếp tục tập trung nghiên cứu. Do đó, rất cần một nghiên cứu mang tính tổng hợp để hệ thống hóa lý luận về xây dựng CSNTNTD và áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Ngoài ra, hiện nay số liệu thống kê được công bố hiện nay vẫn còn độ trễ về mặt thời gian, chưa đáp ứng được kịp thời nhu cầu của người sử dụng thông tin. Với tầm quan trọng của CSNTNTD như đã chỉ rõ ở trên, cũng như đặc điểm ưu việt của chỉ số này là được tính toán và công bố nhanh hơn nhiều so với các chỉ tiêu định lượng khác, CSNTNTD sẽ giúp cung cấp kịp thời các thông tin về kỳ vọng của người tiêu dùng, phục vụ dự báo "sức khỏe" của nền kinh tế trong ngắn hạn. Như vậy, từ tình hình thực tiễn và khoảng trống nghiên cứu nêu trên, việc thực hiện đề tài “Xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam” là hoàn toàn cần thiết. 2. Mục đích và câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là xây dựng CSNTNTD đại diện cấp quốc gia cho Việt Nam. Để đạt được mục đích nêu trên, Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính, gồm: (1) Nên tính CSNTNTD ở Việt Nam như thế nào? Trong đó đi sâu trả lời các câu hỏi: Niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam được đo lường bằng những nhân tố nào? Bao gồm những cấu phần nào? Những chỉ báo nào là phù hợp nhất để tính CSNTNTD tại Việt Nam?; Phương pháp tính CSNTNTD nào là phù hợp nhất trong điều kiện hiện tại ở Việt Nam?; (2) Thiết kế điều tra như thế nào để tính được CSNTNTD đại diện cấp quốc gia cho Việt Nam?; (3) Tính quyền số mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng như thế nào để đảm bảo mức độ đại diện của mẫu? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án là niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam và quy trình xây dựng CSNTNTD ở Việt Nam. Cụ thể, phạm vi nghiên 3 cứu về nội dung của Luận án được xác định dựa trên mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu như đã nêu trên. Theo đó, Luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về niềm tin người tiêu dùng và CSNTNTD. Tiếp đó, Luận án làm rõ quy trình xây dựng CSNTNTD tại Việt Nam, bắt đầu bằng việc xây dựng quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng, xác định các nhân tố đo lường niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam, lựa chọn các chỉ báo đo lường CSNTNTD phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất phương pháp tính CSNTNTD cho Việt Nam. Để có thông tin phục vụ cho việc tính toán CSNTNTD ở Việt Nam, điều tra niềm tin người tiêu dùng được tác giả triển khai thực hiện vào tháng 11 năm 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu (1) Nhóm phương pháp thu thập thông tin: gồm thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp; (2) Nhóm các phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý, trình bày thông tin và kết quả nghiên cứu; (3) Nhóm các phương pháp kiểm định thang đo và đánh giá sự phù hợp của CSNTNTD. 5. Những đóng góp mới của Luận án - Điều chỉnh và đánh giá thang đo niềm tin người tiêu dùng phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam; - Đề xuất cách chọn mẫu cho điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam nhằm tính toán được CSNTNTD đại diện cho toàn quốc. Đồng thời, Luận án cũng xây dựng quy trình tính quyền số mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng nhằm đảm bảo tính đại diện tốt hơn của mẫu được chọn. - Xác định phương pháp tính CSNTNTD ở Việt Nam. Đánh giá sự phù hợp của CSNTNTD chung của toàn quốc cũng như theo vùng, khu vực thông qua so sánh CSNTNTD với số liệu của các chỉ tiêu kinh tế-xã hội có liên quan của cả nước cũng như của các vùng và khu vực thành thị, nông thôn nhằm chứng minh CSNTNTD mà Luận án tính thử nghiệm phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế. 6. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, kết cấu Luận án gồm 3 chương: - Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về CSNTNTD. - Chương 2. Xây dựng quy trình điều tra và thang đo niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam. - Chương 3. Phương pháp tính và đánh giá sự phù hợp của CSNTNTD đề xuất cho Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHỈ SỐ NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG 1.1. Một số vấn đề lý luận chung về chỉ số niềm tin người tiêu dùng 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về niềm tin người tiêu dùng Niềm tin người tiêu dùng là một khái niệm có nội hàm rộng. Mặc dù có những quan niệm khác nhau về niềm tin người tiêu dùng, nhưng điểm chung rút ra được từ các quan niệm này về niềm tin người tiêu dùng là “Niềm tin người tiêu dùng là một khái niệm dùng để chỉ nhận định chủ quan và kỳ vọng của người tiêu dùng đối với tình hình kinh tế chung của đất nước và tình trạng tài chính hay thu nhập của cá nhân họ và có mối quan hệ với tiêu dùng của bản thân người tiêu dùng”. 1.1.1.2. Khái niệm về chỉ số niềm tin người tiêu dùng Chỉ số niềm tin người tiêu dùng là chỉ số thống kê được dùng để đo lường niềm tin người tiêu dùng ở trên. Tuy vẫn còn các quan điểm khác nhau về CSNTNTD nhưng có thể thấy “Chỉ số niềm tin người tiêu dùng là một chỉ tiêu thống kê nhằm đo lường cảm nhận và kỳ vọng của người tiêu dùng về tình trạng kinh tế của quốc gia (bao gồm cả việc làm và giá cả), tình hình tài chính/thu nhập của cá nhân/hộ gia đình, tình hình tiết kiệm và/hoặc ý định mua sắm (thường là đồ dùng lâu bền) trong hiện tại và tương lai”. 1.1.2. Các cách tiếp cận về niềm tin người tiêu dùng Theo lý thuyết hành vi tiêu dùng, có hai cách tiếp cận chính liên quan đến niềm tin người tiêu dùng. Cách tiếp cận thứ nhất dựa trên giả thuyết thu nhập thường xuyên theo vòng đời. Theo giả thuyết này, chi tiêu của người tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập thường xuyên của họ, những thay đổi tạm thời trong thu nhập không ảnh hưởng tới tiêu dùng. Như vậy, niềm tin của người tiêu dùng không có vai trò gì trong việc dự báo tiêu dùng thực tế. Cách tiếp cận thứ hai là cách tiếp cận tâm lý thể hiện ở lý thuyết về sự sẵn lòng mua của Katona. Lý thuyết này của Katona chính là cơ sở cho các cuộc điều tra niềm tin người tiêu dùng ở nhiều nước, giúp tính chỉ CSNTNTD nhằm đo 5 lường ý định mua của người tiêu dùng. Theo Katona (1951, 1960, 1975), hành vi mua sắm của người tiêu dùng không chỉ được quyết định bởi các điều kiện khách quan như thu nhập (khả năng mua) mà còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan như thái độ và tâm trạng (ý định mua). Tiêu dùng của các cá nhân phụ thuộc vào niềm tin của họ đối với tình hình tài chính của bản thân trong tương lai. Nếu thái độ thay đổi, tiêu dùng sẽ thay đổi, ngay cả khi khả năng mua của người tiêu dùng không đổi. Sự sẵn lòng mua cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố phi định lượng và phi kinh tế, chẳng hạn như khủng khoảng chính trị hoặc chiến tranh. Theo đó, sự sụt giảm trong niềm tin có thể dẫn tới sự suy giảm tiêu dùng theo cách mà các biến kinh tế không thể nào dự báo được. Quan điểm này của Katona cũng được chia sẻ và đồng thuận bởi Acemoglu & Scott (1994), Eppright và cộng sự (1998). 1.1.3. Các nhân tố đo lường niềm tin người tiêu dùng Do niềm tin người tiêu dùng là sự giao thoa giữa các yếu tố kinh tế và tâm lý (Curtin, 2000) và là một khái niệm trừu tượng, lý thuyết về kinh tế học hành vi (Katona, 1951) và các nghiên cứu thực nghiệm (Matsusaka & Sbordone, 1995; Santero & Westerlund, 1996; Knack & Keefer, 1997; Utaka, 2003; Kwan & Cotsomitis, 2006; Vuchelen, 2004; Gelper và cộng sự, 2007; Van Aarle & Kappler, 2012; Dée & Brinca, 2013; Demirel & Artan, 2017; Curtin, 2000; McIntyre, 2007) cho thấy các nhân tố phản ánh niềm tin người tiêu dùng bao gồm: thu nhập, lạm phát (giá cả), tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, tiết kiệm, chi tiêu cho hàng hóa lâu bền. 1.1.4. Vai trò của chỉ số niềm tin người tiêu dùng CSNTNTD có vai trò quan trọng trong việc dự báo các giai đoạn nền kinh tế biến động mạnh, giúp phát hiện nhận định của người dân về tình hình phát triển kinh tế trong tương lai. CSNTNTD cung cấp các thông tin quan trọng về kỳ vọng. Những thông này chính là những thông tin liên quan đến sự xuất hiện của làn sóng lạc quan hay bi quan, là những yếu tố quan trọng của chu kỳ kinh doanh, giúp CSNTNTD có chức năng dự báo tiêu dùng nhằm góp phần dự báo các chỉ tiêu như GDP, chỉ số giá. 1.1.5. Cơ sở lý luận xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng 1.1.5.1. Cơ sở lý luận về điều tra niềm tin người tiêu dùng Chỉ số niềm tin người tiêu dùng được tính toán từ kết quả của điều tra niềm tin người tiêu dùng. Do đó, để tính được CSNTNTD có độ tin cậy cao đòi hỏi phải 6 đảm bảo chất lượng của điều tra niềm tin người tiêu dùng. Để đảm bảo tính tối ưu của điều tra niềm tin người tiêu dùng, cần cân đối giữa nguồn lực có được (chi phí, nhân lực) và chất lượng điều tra. Theo đó, điều tra niềm tin người tiêu dùng cần đáp ứng những tiêu chí về bảng hỏi (trong đó hết sức lưu ý đến câu hỏi điều tra, độ dài của bảng hỏi, thời gian tham chiếu sử dụng trong các câu hỏi) và mẫu điều tra (thiết kế mẫu đảm bảo đại diện cho quốc gia). 1.1.5.2. Cơ sở lý luận về xây dựng thang đo niềm tin người tiêu dùng Để đo lường một khái niệm trừu tượng, cần xây dựng thang đo. DeVellis (1991) đưa ra quy trình xây dựng thang đo gồm tám bước. Bên cạnh đó, sau khi đã có được một số lượng các chỉ báo, cần tiếp tục sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) để tổng hợp dữ liệu từ các chỉ báo lại thành một hay vài nhân tố cơ bản nhằm phản ánh mức độ của khái niệm trừu tượng. Nhà nghiên cứu có thể sử dụng thêm phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để khẳng định lại mức độ phù hợp của thang đo với dữ liệu thực tế. 1.1.5.3. Các nguyên tắc xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng Khi xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng, cần đảm bảo năm nguyên tắc sau: tính hướng đích; tính kế thừa; tính khả thi; tính thống nhất và tính so sánh. 1.2. Các nghiên cứu về chỉ số niềm tin người tiêu dùng trên thế giới 1.2.1. Điều tra niềm tin người tiêu dùng và các phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng trên thế giới 1.2.1.1. Đặc điểm chung về điều tra niềm tin người tiêu dùng Điều tra niềm tin người tiêu dùng là điều tra chọn mẫu, chỉ thu thập các thông tin định tính liên quan đến cảm nhận hay nhận định của người tiêu dùng đối với một số chủ đề như tình hình kinh tế của đất nước, cảm nhận của người tiêu dùng đối với tình trạng thu nhập/tài chính, dự định mua sắm và/hoặc tiết kiệm của cá nhân họ. Do đó, để lượng hóa niềm tin người tiêu dùng, bảng hỏi của điều tra niềm tin người tiêu dùng cần được thiết kế nhằm đo lường được thái độ và kỳ vọng của người tiêu dùng từ các chủ đề nói trên. Các câu hỏi thường dưới dạng định tính, chủ yếu là câu hỏi đóng, với các phương án trả lời được sắp xếp theo thang điểm Likert, từ mức rất tích cực đến mức rất tiêu cực. Về phương pháp thu thập thông tin: có hai hình thức thu thập: trực tiếp và gián tiếp. Dàn mẫu của điều tra niềm tin người tiêu dùng thường được quyết 7 định bởi phương pháp thu thập thông tin. Phương pháp chọn mẫu phổ biến nhất là chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Cỡ mẫu thường nhỏ hơn so với các cuộc điều tra định lượng. Mẫu đại diện ở cấp quốc gia. Về chu kỳ, điều tra niềm tin người tiêu dùng thường thực hiện hàng tháng, hàng quý hoặc hai lần một năm. 1.2.1.2. Kinh nghiệm quốc tế về điều tra niềm tin người tiêu dùng và các phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng Dựa trên sự khác biệt của các quốc gia trong việc sử dụng thời gian tham chiếu, có thể chia các quốc gia đã tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng và xây dựng CSNTNTD thành 3 nhóm chính như sau: (1) Nhóm thứ nhất: Nhóm các nước sử dụng phương pháp luận chung của châu Âu; (2) Nhóm thứ hai: Nhóm các nước sử dụng khoảng thời gian tham chiếu 12 tháng và dài hơn; (3) Nhóm thứ ba: Nhóm các nước sử dụng khoảng thời gian tham chiếu sáu tháng. Nhóm thứ nhất sử dụng phương pháp giá trị cân bằng (có trọng số) để tính CSNTNTD. Nhóm thứ hai và Nhóm thứ ba sử dụng ba phương pháp chủ yếu để tính CSNTNTD gồm: giá trị cân bằng (có trọng số và không có trọng số); độ khuếch tán; giá trị tương đối. 1.2.2. Hướng dẫn của các tổ chức quốc tế về điều tra niềm tin người tiêu dùng Ủy ban châu Âu và Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc (UNSD) đưa ra các khuyến nghị liên quan đến dàn mẫu, cỡ mẫu; phương pháp chọn mẫu; thời điểm điều tra; biện pháp giúp tăng tỷ lệ người trả lời và phương pháp xử lý đối với trường hợp không trả lời; gia quyền mẫu điều tra; cách thiết kế và sử dụng từ ngữ trong bảng hỏi. 1.3. Các nghiên cứu của Việt Nam về chỉ số niềm tin người tiêu dùng Có ba tổ chức nghiên cứu về CSNTNTD ở Việt Nam, gồm Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế-xã hội quốc gia, Ngân hàng ANZ và Tổ chức Nielsen. Tổng quan nghiên cứu về CSNTNTD tại Việt Nam cho thấy mặc dù đã đạt được các kết quả nhất định nhưng các nghiên cứu ở Việt Nam vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Theo đó, CSNTNTD mới chỉ được tính cho Hà Nội, hoặc cho khu vực thành thị, hoặc chỉ đại diện cho một nhóm người sử dụng Internet do cách thức chọn mẫu điều tra của các nghiên cứu này chưa đại diện cho toàn quốc. Cách sử dụng từ ngữ, khoảng thời gian tham chiếu trong từng chỉ báo dùng để tính CSNTNTD cũng còn những khiếm khuyết cần hoàn thiện. Các nghiên cứu cũng chưa tiến hành kiểm định thang đo nhằm lựa chọn ra các chỉ báo tính CSNTNTD phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Liên quan đến điều tra 8 niềm tin người tiêu dùng, dàn mẫu, đối tượng điều tra của các nghiên cứu tại Việt Nam cũng còn những bất cập. Chưa một nghiên cứu nào về CSNTNTD tại Việt Nam xây dựng quy trình tính quyền số mẫu điều tra nhằm đảm bảo tính đại diện cao hơn của CSNTNTD theo khuyến nghị quốc tế. 1.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế và đề xuất quy trình xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam 1.4.1. Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế Từ kinh nghiệm tiến hành điều tra niềm tin người tiêu dùng và tính CSNTNTD của các quốc gia trên thế giới cũng như hướng dẫn của Ủy ban châu Âu và UNSD, có thể rút ra một số bài học như sau: • Về điều tra niềm tin người tiêu dùng Mẫu điều tra: Dàn mẫu cho cuộc điều tra này nên được lấy từ danh sách hộ gia đình của tổng điều tra dân số hoặc trong đăng ký thống kê. Tổng thể điều tra là dân số trưởng thành. Cỡ mẫu của cuộc điều tra này không nên dưới 1.000 quan sát. Về phương pháp chọn mẫu, nên sử dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Đồng thời, cần tính quyền số mẫu điều tra sau khi thu thập số liệu. Đối với bảng hỏi, nên áp dụng tất cả những câu hỏi từ Chương trình hài hòa hóa của châu Âu. Thời gian tham chiếu sử dụng trong bảng hỏi nên là 12 tháng. Về phương pháp điều tra và thời điểm điều tra: cần xác định phương pháp điều tra phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng quốc gia để đảm bảo tỷ lệ trả lời cao. Thời điểm điều tra nên giống nhau ở tất cả các quốc gia. • Về tính toán chỉ số niềm tin người tiêu dùng Có ba phương pháp tính CSNTNTD phổ biến, gồm: theo giá trị cân bằng (có trọng số hoặc không có trọng số); theo độ khuếch tán và theo giá trị tương đối. Theo giá trị cân bằng: Giá trị cân bằng là hiệu của các phương án trả lời tích cực và phương án trả lời tiêu cực được tính theo điểm phần trăm trên tổng số phương án trả lời cho mỗi câu hỏi. Giá trị cân bằng không trọng số: Gọi PP là tỷ lệ phần trăm người trả lời chọn phương án trả lời rất tích cực; P là tỷ lệ phần trăm người trả lời chọn phương án trả lời tích cực; E là tỷ lệ phần trăm người trả lời chọn phương án trả lời trung lập; MM là tỷ lệ phần trăm người trả lời chọn phương án trả lời rất tiêu cực; M là tỷ lệ phần trăm người trả lời chọn phương án trả lời tiêu cực; N là tỷ lệ phần trăm người trả lời chọn phương án trả lời không có ý kiến, sao cho 9 PP+P+E+M+MM+N=100. Giá trị cân bằng (không trọng số) của mỗi câu hỏi có 5 phương án trả lời được tính như sau: Bn = (PP + P) − (M + MM) (1) Đối với các câu hỏi chỉ có ba phương án trả lời, giá trị cân bằng không trọng số của mỗi câu hỏi được tính như sau: Bn = P − M (2) Giá trị cân bằng có trọng số: giá trị cân bằng có trọng số chỉ áp dụng với các câu hỏi có 5 phương án trả lời. Công thức tính như sau: Bn = (PP + ½P) − (½M + MM) (3) Giá trị cân bằng có giá trị từ −100 nếu tất cả người trả lời chọn phương án trả lời rất tiêu cực đến +100 nếu tất cả người trả lời chọn phương án trả lời rất tích cực. Giá trị cân bằng lớn hơn 0 đồng nghĩa người tiêu dùng lạc quan. Theo độ khuếch tán: độ khuếch tán là giá trị cân bằng cọng với 100. Công thức tính như sau: Dn = Bn + 100 (4) Độ khuếch tán có giá trị từ 0 nếu tất cả người trả lời chọn phương án trả lời rất tiêu cực đến 200 nếu tất cả người trả lời chọn phương án trả lời rất tích cực. Độ khuếch tán lớn hơn 100 đồng nghĩa người tiêu dùng lạc quan. Theo giá trị tương đối: Giá trị tương đối là tỷ lệ giữa phần trăm phương án trả lời tích cực chia cho tổng phần trăm phương án trả lời tích cực và phương án trả lời tiêu cực. Công thức tính như sau: RVn = (5) Tùy mỗi quốc gia, CSNTNTD có thể được tính dựa trên 4 đến 10 chỉ báo. CSNTNTD là trung bình số học của các câu hỏi được dùng để tính chỉ số hiện tại và chỉ số tương lai của các phương pháp tính tương ứng. 1.4.2. Đề xuất quy trình xây dựng chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam Quy trình xây dựng CSNTNTD tại Việt Nam theo năm bước như sau: Bước 1: Tổng quan nghiên cứu lý luận và thực tiễn; Bước 2: Xây dựng quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng; Bước 3: Xây dựng thang đo niềm tin người tiêu dùng; Bước 4: Kiểm định thang đo niềm tin người tiêu dùng; Bước 5: Tính thử nghiệm CSNTNTD và đánh giá sự phù hợp của chỉ số. 10 CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU TRA VÀ THANG ĐO NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM 2.1. Xây dựng quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam 2.1.1. Cơ sở đề xuất, các nguyên tắc tổ chức điều tra, mục đích và yêu cầu đối với điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam 2.1.1.1. Cơ sở đề xuất điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam Điều tra niềm tin người tiêu dùng được đề xuất dựa trên ba căn cứ sau: (1) Xuất phát từ kinh nghiệm quốc tế; (2) Xuất phát từ những khiếm khuyết của các nghiên cứu trong nước; (3) Trên cơ sở kết quả tham vấn với các chuyên gia. 2.1.1.2. Các nguyên tắc tổ chức điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam Điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam cần bảo đảm các nguyên tắc sau: (1) Bảo đảm tính khả thi; (2) Bảo đảm tính thống nhất; (3) Bảo đảm tính phù hợp. 2.1.1.3. Mục đích và yêu cầu đối với điều tra niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam Mục đích điều tra: nhằm thu thập thông tin liên quan đến nhận định của người tiêu dùng về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, mua sắm của cá nhân và tình hình phát triển kinh tế chung, tăng giảm giá cả, tình hình thất nghiệp của đất nước ở thời điểm hiện tại cũng như kỳ vọng hay dự định của họ trong tương lai để tính CSNTNTD. Yêu cầu điều tra: Điều tra niềm tin người tiêu dùng phải bảo đảm đáp ứng bốn yêu cầu. 2.1.2. Điều tra thu thập thông tin phục vụ tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam Phạm vi điều tra là cuộc điều tra chọn mẫu các hộ đại diện cho toàn quốc. Đối tượng điều tra là nhân khẩu thực tế thường trú từ 16 tuổi trở lên, là người quyết định chi tiêu của hộ. Đơn vị điều tra là hộ được chọn điều tra. Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn 10 ngày, từ 01 đến 10/11/2017. Phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trực tiếp. Dàn mẫu điều tra được lấy từ điều tra dân số giữa kỳ năm 2014 kết hợp với điều tra lao động việc làm năm 2017. Quy mô mẫu được phân bổ để bảo đảm đại diện cho toàn quốc. Về cỡ mẫu: 1.110 người trưởng thành từ 16 tuổi trở lên đã được lựa chọn vào mẫu. Luận án sử dụng kết hợp giữa chọn mẫu phân tổ nhiều cấp và chọn ngẫu nhiên (hệ thống, đơn giản). 11 Phiếu điều tra được gửi đến các điều tra viên tại các tỉnh được chọn cùng với Hướng dẫn cách ghi phiếu điều trước thời điểm tiến hành điều tra 10 ngày. Điều tra viên là những người có kiến thức chuyên môn sâu, kỹ năng điều tra tốt, đặc biệt có kinh nghiệm lâu năm trong thu thập thông tin. Tỷ lệ trả lời điều tra đạt 100%. 2.1.3. Quy trình tính quyền số mẫu và đặc điểm mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng 2.1.3.1. Quy trình tính quyền số mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng Quy trình tính quyền số mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng được thực hiện theo ba bước: (1) Tính quyền số thiết kế dựa vào xác suất chọn đối tượng điều tra của từng tầng mẫu; (2) Tính hệ số hiệu chỉnh quyền số theo cơ cấu tổng thể (gia quyền theo tỷ trọng dân số nghiên cứu); (3) Tính quyền số chung. 2.1.3.2. Đặc điểm mẫu điều tra niềm tin người tiêu dùng Số liệu thu thập được từ thực địa cho phép gia quyền mẫu được thực hiện theo vùng, thành thị/nông thôn và giới tính của đối tượng điều tra. Bảng 2.1. Thông tin về đối tượng điều tra trong mẫu Trước gia quyền Sau gia quyền Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Số lượng (Người) Tỷ trọng (%) Tổng số 1110 100,0 1110 100,0 Phân theo vùng Đồng bằng sông Hồng 240 21,6 256 23,0 Trung du và miền núi phía Bắc 180 16,2 139 12,5 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 180 16,2 236 21,3 Tây Nguyên 120 10,8 64 5,8 Đông Nam Bộ 210 18,9 203 18,3 Đồng bằng sông Cửu Long 180 16,2 212 19,1 Thành thị - nông thôn Thành thị 555 50,0 393 35,4 Nông thôn 555 50,0 717 64,6 Giới tính Nam 546 49,2 535 48,2 Nữ 564 50,8 575 51,8 Nguồn: Tính toán của tác giả. 12 2.2. Xây dựng và kiểm định thang đo niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam 2.2.1. Xây dựng thang đo niềm tin người tiêu dùng 2.2.1.1. Tham vấn chuyên gia trong xây dựng thang đo Việc lấy ý kiến chuyên gia nhằm mục đích sau. Thứ nhất, giúp khẳng định lại khái niệm mà nhà nghiên cứu đưa ra. Thứ hai, giúp đánh giá sự rõ ràng, súc tích của các chỉ báo (biến). Thứ ba, các chuyên gia giúp bổ sung thêm các biến chưa được đưa vào thang đo. • Tham vấn chuyên gia về thang đo niềm tin người tiêu dùng Luận án sử dụng thang đo (bảng hỏi) của Chương trình hài hòa hóa điều tra niềm tin người tiêu dùng do Ủy ban châu Âu xây dựng làm thang đo sơ bộ, gồm 6 nhân tố: (1) Tình hình kinh tế chung của đất nước; (2) Thu nhập; (3) Tình hình việc làm; (4) Giá cả; (5) Mua sắm (chi tiêu); (6) Tiết kiệm. • Kết quả phỏng vấn với các chuyên gia Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia cho thấy thang đo niềm tin người tiêu dùng gồm 6 nhân tố giống thang đo quốc tế. Thứ tự ưu tiên của các nhân tố trong thang đo như sau: (1) Thu nhập; (2) Tình hình việc làm; (3) Tình hình kinh tế chung của đất nước; (4) Giá cả hàng hóa; (5) Mua sắm đồ dùng lâu bền; (6) Khả năng tiết kiệm. Tất cả các chuyên gia đều nhất trí đưa toàn bộ các nhân tố trên vào cả cấu phần chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng. Đa số các chuyên gia cũng thống nhất CSNTNTD của Việt Nam nên bao gồm cả chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng. Phần lớn các chuyên gia đều nhất trí sử dụng khoảng thời gian tham chiếu 12 tháng trước và 12 tháng sau thời điểm điều tra. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng đề xuất bổ sung thêm thời gian tham chiếu 3 năm trước và 3 năm sau thời điểm điều tra cho một số biến. Theo đó, các biến liên quan đến các chủ đề gồm: thu nhập, tình hình việc làm, tình hình kinh tế chung của đất nước có thời kỳ điều tra vừa là 12 tháng trước và 12 tháng sau thời điểm điều tra, vừa là 3 năm trước và 3 năm sau thời điểm điều tra. 2.2.1.2. Hỏi một nhóm đối tượng trả lời có đặc điểm tương tự mẫu sẽ tiến hành điều tra Sau khi tham vấn ý kiến của các chuyên gia, thang đo được hoàn thiện và khảo sát thử đối với 143 người tiêu dùng tại các tỉnh, thành phố để tiếp tục hiệu chỉnh thang đo về cách dùng từ ngữ. 13 2.2.2. Kiểm định thang đo niềm tin người tiêu dùng 2.2.2.1. Phương pháp kiểm định thang đo Luận án thực hiện kiểm định độ tin cậy với hệ số Cronbach alpha; Đánh giá độ giá trị của thang đo bằng phân tích nhân tố EFA, phân tích CFA. 2.2.2.2. Kết quả thực nghiệm kiểm định thang đo niềm tin người tiêu dùng Tất cả các biến thuộc các nhân tố: thu nhập, tình hình việc làm, tình hình kinh tế chung của đất nước, giá cả hàng hóa, mua sắm đồ dùng lâu bền, khả năng tiết kiệm đều được đưa vào quá trình kiểm định thang đo nhằm xác định được các biến phù hợp nhất cho tính toán CSNTNTD của Việt Nam. 6 nhân tố và 25 biến đo lường niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam được mã hóa như sau: Bảng 2.2. Thang đo niềm tin người tiêu dùng Nhân tố Mã Biến Thu nhập cá nhân TN1 Thu nhập cá nhân hiện nay so với cách đây 3 năm TN2 Thu nhập cá nhân hiện nay so với cách đây 12 tháng TN3 Thu nhập cá nhân 3 năm tới so với hiện nay TN4 Thu nhập cá nhân 12 tháng tới so với hiện nay Kinh tế chung KT1 Tình hình kinh tế chung của đất nước hiện nay so với cách đây 3 năm KT2 Tình hình kinh tế chung của đất nước hiện nay so với cách đây 12 tháng KT3 Tình hình kinh tế chung của đất nước 3 năm tới so với hiện nay KT4 Tình hình kinh tế chung của đất nước 12 tháng tới so với hiện nay Khả năng tìm việc TV1 Khả năng tìm việc làm ở nước ta hiện nay so với cách đây 3 năm TV2 Khả năng tìm việc làm ở nước ta hiện nay so với cách đây 12 tháng TV3 Khả năng tìm việc làm ở nước ta 3 năm tới so với hiện nay TV4 Khả năng tìm việc làm ở nước ta 12 tháng tới so với hiện nay Giá cả GC1 Giá cả hàng hóa hiện nay so với cách đây 12 tháng GC2 Giá cả hàng hóa 12 tháng tới so với hiện nay 14 Nhân tố Mã Biến GC3 Giá xăng 12 tháng tới so với hiện nay GC4 Giá điện 12 tháng tới so với hiện nay Tiết kiệm TK1 Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở nước ta 12 tháng tới so với hiện nay TK2 Thời điểm tiết kiệm ở hiện tại TK3 Khả năng tiết kiệm trong 12 tháng tới TK4 Tình hình tiết kiệm của hộ ở hiện tại Mua sắm, sửa chữa, du lịch MS1 Bây giờ là thời điểm thích hợp để mua sắm các đồ dùng chủ yếu trong gia đình MS2 Tình hình mua sắm các đồ dùng chủ yếu trong gia đình trong 12 tháng tới MS3 Dự định đi du lịch trong 12 tháng tới MS4 Dự định mua hoặc xây nhà trong 12 tháng tới MS5 Dự định sửa chữa hay cải tạo nhà trong 12 tháng tới Nguồn: Đề xuất của tác giả. • Đánh giá độ tin cậy Luận án tiến hành phân tích Cronbach alpha để đánh giá độ tin cậy của các biến. Kết quả cho thấy hệ số Cronbach alpha của các nhân tố (trừ tiết kiệm) đều tốt, có giá trị từ 0,68 to 0,93. Cụ thể, hệ số Cronbach alpha của nhân tố "Thu nhập cá nhân" là 0,86, "Kinh tế chung" là 0,85, "Khả năng tìm việc" là 0,93, "Giá cả" là 0,72, "Mua sắm, sửa chữa, du lịch" là 0,68. Hai biến TK1 "Lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở nước ta 12 tháng tới so với hiện nay" và TK2 " Thời điểm tiết kiệm ở hiện tại" có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 và hệ số Cronbach alpha nếu loại biến lớn hơn alpha của toàn bộ thang đo nên hai biến này bị loại. Như vậy, chỉ còn lại 23 biến thuộc 6 nhân tố nói trên. • Đánh giá độ giá trị - Kết quả phân tích EFA 23 biến đạt yêu cầu từ kiểm định độ tin cậy tiếp tục được đưa vào phân tích EFA. Kết quả cho thấy có 6 nhân tố được trích xuất. Các biến TK3 và TK4 của nhân tố "Tiết kiệm", GC3 và GC4 của nhân tố "Giá cả", MS1, MS2 và 15 MS3 của nhân tố "Mua sắm, sửa chửa, du lịch" bị loại do có hệ số tải thấp và/hoặc tải chéo trên nhiều nhân tố. Kết quả phân tích lần cuối cho thấy 16 biến quan sát đưa vào phân tích chia thành 5 nhân tố, đạt khả năng giải thích 66,6% sự biến thiên của dữ liệu. Các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,7 (trừ biến TN4 có hệ số tải là 0,64) nên các biến đều quan trọng trong các nhân tố cũng như cho thấy các biến đều có độ giá trị cao. Ngoài ra, hệ số Cronbach alpha của từng nhân tố đều thỏa mãn yêu cầu (> 0,7 và <0,95), từ đó cho phép kết luận sơ bộ thang đo là phù hợp để đo lường niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam. Các nhân tố được đặt tên như sau: Nhân tố 1: Tìm việc; Nhân tố 2: Thu nhập; Nhân tố 3: Kinh tế; Nhân tố 4: Giá cả; Nhân tố 5: Mua sắm. Ngoài ra, Luận án còn tiến hành phân tích EFA với 16 biến quan sát nói trên đối với từng vùng để kiểm định độ giá trị ở cấp vùng. Kết quả phân tích cho thấy khi phân tổ đến cấp vùng, bộ dữ liệu vẫn cho thấy hầu hết các biến đều có hệ số tải cao (> 0,5), trừ vùng 2 có hai biến KT1 và KT3 thấp hơn 0,5, đồng thời không xuất hiện hệ số tải chéo. Điều này cho thấy các nhân tố có sự khác biệt ngay cả ở cấp vùng. Điều này giúp khẳng định bộ dữ liệu điều tra niềm tin người tiêu dùng do tác giả thực hiện cũng như thang đo niềm tin người tiêu dùng là đáng tin cậy. - Kết quả phân tích CFA 16 biến trong 5 nhân tố được trích xuất từ phân tích EFA được sử dụng để phân tích CFA. Kết quả phân tích CFA lần thứ nhất cho thấy các chỉ số chưa đáp ứng được các tiêu chí về độ phù hợp của thang đo. Cụ thể: CMIN/Df = 12,596 > 5; GFI = 0,880, TLI = 0,867, IFI = 0,896, CFI = 0,895 đều bé hơn 0,9; AGFI = 0,826 > 0,8; RMSEA = 0,102 > 0,08. Sau khi thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa các sai số, kết quả phân tích CFA cho thấy các chỉ số đánh giá độ phù hợp của mô hình lý thuyết đều được cải thiện hơn. Kết quả phân tích CFA cho thấy thang đo sử dụng đã đo lường chính xác các biến nghiên cứu và tương thích với dữ liệu thực tế (Xem Bảng 2.3 dưới đây). Bảng 2.3. Kết quả kiểm định sự phù hợp của thang đo với dữ liệu thực tế χ2 df χ2/df GFI AGFI TLI IFI CFI SRMR RMSEA 398.423 82 4,859 0,956 0,927 0,956 0,970 0,970 0,025 0,059 Nguồn: Tính toán của tác giả. 16 Các giá trị độ tin cậy tổng hợp (CR) đều lớn hơn 0,7 (Roussel & ctg, 2002) nên thang đo đạt độ tin cậy. Phương sai trích trung bình của các thang đo (AVE) đều lớn hơn 0,5 và hệ số tải chuẩn hóa của các biến đều lớn hơn 0,7 và có ý nghĩa thống kê nên thang đo đạt giá trị hội tụ (Fornell & Larcker, 1981). Ngoài ra, kết quả cho thấy giá trị MSV đều nhỏ hơn giá trị AVE cho từng nhân tố, đồng thời căn bậc 2 của AVE trên đường chéo lớn hơn các hệ số tương quan giữa các cấu trúc nên giá trị phân biệt của thang đo là tốt. Hai nhân tố “Giá cả” và “Mua sắm” đạt giá trị đơn hướng. Kết quả được trình bày tại Hình 2.1 dưới đây. Hình 2.1. Kết quả phân tích CFA lần thứ hai thang đo niềm tin người tiêu dùng Nguồn: Tính toán của tác giả. 17 2.2.3. Nhận xét về kết quả kiểm định thang đo Kết quả kiểm định thang đo cho thấy thang đo niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam bao gồm 5 nhân tố, gồm: (i) Thu nhập; (ii) Kinh tế; (iii) Tìm việc; (iv) Giá cả; (v) Mua sắm. Như vậy, so với thang đo niềm tin người tiêu dùng gồm 6 nhân tố của quốc tế, có một nhân tố không phù hợp để đo lường niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam, đó là nhân tố tiết kiệm. Bên cạnh đó, so với các nghiên cứu đã được tiến hành tại Việt Nam như nghiên cứu của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Ngân hàng ANZ và Tổ chức Nielsen, kết quả kiểm định thang đo của nghiên cứu này đã phát hiện thêm nhân tố mới là giá cả. Đối với nhân tố mua sắm, khi sử dụng bộ dữ liệu điều tra niềm tin người tiêu dùng do tác giả triển khai thực hiện, hai biến thuộc nhân tố này phù hợp với điều kiện của Việt Nam liên quan đến mua/xây/cải tạo/sửa chữa nhà, khác với biến về nhận định về thời điểm để mua các vật dụng chính trong gia đình của Ngân hàng ANZ và Tổ chức Nielsen. 18 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP CỦA CHỈ SỐ NIỀM TIN NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM 3.1. Phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam 3.1.1. Đề xuất các phương án tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam Kết quả kiểm định thang đo ở trên cho thấy niềm tin người tiêu dùng của Việt Nam được đo lường bằng 5 nhân tố gồm 16 biến. Có nhiều cách kết hợp 16 biến này để tính CSNTNTD ở Việt Nam. Khi đề xuất các phương án tính CSNTNTD, Luận án sẽ tách những biến có thời gian tham chiếu 3 năm ra khỏi những biến có cùng nội dung với thời gian tham chiếu 12 tháng cho các nhân tố thu nhập, kinh tế và việc làm, sau đó kết hợp với các biến của các nhân tố khác có thời gian tham chiếu 12 tháng như nhân tố giá cả và mua sắm vào cùng một phương án tính. Đối với nhân tố mua sắm, chỉ sử dụng một trong hai biến thuộc nhân tố này trong các phương án đề xuất tính CSNTNTD cho Việt Nam với lập luận nếu đã chọn mua hoặc xây nhà thì sẽ có rất ít khả năng chọn sửa chữa/cải tạo nhà và ngược lại vì nhà ở là tài sản có giá trị lớn. Với cách kết hợp như giải thích ở trên, Luận án đề xuất 8 phương án tính CSNTNTD. 3.1.2. Tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam Luận án sẽ áp dụng cả ba phương pháp tính CSNTNTD hiện đang được các quốc gia trên thế giới sử dụng, gồm: tính theo giá trị cân bằng (có trọng số và không có trọng số), theo độ khuếch tán và theo giá trị tương đối cho Việt Nam. Luận án đã tính được chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại, chỉ số kỳ vọng theo 8 phương án đề xuất. 3.1.3. Một số nhận xét về các phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho Việt Nam theo các phương án khác nhau Đối với tất cả 8 phương án đề xuất tính CSNTNTD, có thể rút ra một số điểm sau: Thứ nhất, kết quả cho thấy, sau khi gia quyền mẫu, các CSNTNTD chung theo ba phương pháp tính đều thấp hơn so với khi chưa gia quyền. Điều này cho thấy có sự khác biệt của CSNTNTD trước và sau khi gia quyền mẫu. Thứ hai, có sự tương đồng của cả ba phương pháp tính CSNTNTD. Tất cả các phương pháp tính CSNTNTD đều thể hiện cùng một xu hướng lạc quan của 19 người tiêu dùng. Thứ ba, có sự khác biệt giữa CSNTNTD tính từ các biến có thời gian tham chiếu 12 tháng so với chỉ số này tính từ các biến có thời gian tham chiếu 3 năm. Thứ tư, có sự khác biệt của CSNTNTD theo các phương án tính. Thứ năm, kết quả CSNTNTD theo giá trị cân bằng có trọng số luôn khác biệt hơn so với các phương pháp tính khác. 3.1.4. Đề xuất lựa chọn phương pháp tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng cho Việt Nam Trong 8 phương án và 3 phương pháp tính CSNTNTD nói trên, Luận án đề xuất sử dụng phương án tính CSNTNTD dựa trên 8 biến theo giá trị cân bằng không trọng số, trong đó 4 biến thuộc cấu phần chỉ số hiện tại và 4 biến thuộc cấu phần chỉ số kỳ vọng của các nhóm nhân tố thu nhập, kinh tế, việc làm và giá cả. Tất cả các biến đều có thời gian tham chiếu 12 tháng trước và 12 tháng tới. Luận án đưa ra lựa chọn như vậy vì những lý do sau: Một là, trong tất cả các biến được dùng để tính CSNTNTD nên sử dụng mốc 12 tháng trước và sau thời điểm điều tra nhằm giúp đảm bảo tính ổn định của các câu trả lời của người tiêu dùng, đồng thời loại bỏ được yếu tố mùa vụ, cũng như đảm bảo tính so sánh quốc tế của CSNTNTD. Hai là, mặc dù hai biến liên quan đến mua sắm/sửa chữa/cải tạo nhà ở là phù hợp trong kiểm định thang đo tại Việt Nam nhưng qua tổng quan nghiên cứu, chưa có quốc gia nào trên thế giới sử dụng các biến tương tự để tính CSNTNTD. Sở dĩ như vậy là do hai biến này được dùng để giám sát tình hình mua sắm/sửa chữa/cải tạo nhà ở các quốc gia. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc sử dụng các biến này để tính toán CSNTNTD cần hết sức thận trọng do không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện vì nhà ở là tài sản có giá trị lớn. Nếu sử dụng các biến này để tính CSNTNTD có thể sẽ làm chệch kết quả nghiên cứu. Ba là, đề xuất áp dụng phương pháp tính theo giá trị cân bằng không trọng số ở Việt Nam tại thời điểm hiện nay do tính ưu việt của phương pháp này so với những phương pháp còn lại. Thứ nhất, phương pháp tính CSNTNTD theo giá trị cân bằng là phương pháp tính được hơn 50% số quốc gia trên thế giới sử dụng. Thứ hai, công thức tính CSNTNTD theo giá trị cân bằng có trọng số cho thấy CSNTNTD rất nhạy cảm với những phương án trả lời ở hai đầu thái 20 cực. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, khi trình độ dân trí của các đối tượng điều tra vẫn còn có khoảng cách nhất định so với các quốc gia phát triển việc sử dụng công thức tính CSNTNTD theo giá trị cân bằng có trọng số là chưa thích hợp. Ba là, phương pháp tính CSNTNTD không trọng số về bản chất giống với phương pháp tính theo độ khuếch tán, do đó hoàn toàn phù hợp với các nước có cùng trình độ phát triển ở khu vực Đông Nam Á. Chọn phương pháp tính CSNTNTD theo giá trị cân bằng không trọng số thỏa mãn nguyên tắc đảm bảo tính so sánh quốc tế. 3.2. Phân tích và đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam 3.2.1. Phương pháp phân tích và đánh giá sự phù hợp Đối với CSNTNTD của toàn quốc: Luận án so sánh số liệu tính cho chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung, chỉ số hiện tại và chỉ số tương lai với số liệu tăng trưởng GDP, CPI, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi của cả nước để phân tích và đánh giá xem chỉ số niềm tin người tiêu dùng chung có phản ánh đúng thực trạng kinh tế - xã hội của Việt Nam hay không. Để phân tích và đánh giá sự phù hợp của CSNTNTD ở cấp vùng và khu vực, Luận án thực hiện kiểm định sự khác biệt của CSNTNTD theo các phân tổ khác nhau. Sau đó, Luận án so sánh CSNTNTD với các chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở các phân tổ tương ứng. 3.2.2. Đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng tính thử nghiệm tại Việt Nam 3.2.2.1. Đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng toàn quốc CSNTNTD chung, chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng lần lượt là 18,8%; 17,8% và 19,7. Tất cả đều thể hiện mức độ lạc quan của người tiêu dùng. Nếu so sánh chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng tính từ dữ liệu điều tra niềm tin người tiêu dùng với số liệu của các chỉ tiêu tốc độ tăng GDP, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, CPI, có thể thấy số liệu tính toán cho các biến của chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng có cùng xu hướng với số liệu của các chỉ tiêu kinh tế - xã hội này. Cụ thể, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 cao hơn so với năm 2016 (6,81% so với 6,21%). Như vậy, nhận định của người trả lời cho rằng kinh tế của đất nước tốt hơn so với 12 tháng trước trong chỉ số 21 hiện tại là đáng tin cậy. Số liệu tăng trưởng GDP của năm 2018 đạt 7,08%, mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Điều này giải thích tại sao người trả lời lạc quan vào nền kinh tế trong 12 tháng tới. Về nhận định của người tiêu dùng liên quan đến khả năng tìm được việc làm và giá hàng hóa, các nhận định cũng cho thấy có sự phù hợp với số liệu của chỉ tiêu thất nghiệp của lao động trong độ tuổi và CPI. Cụ thể, chỉ số ở hiện tại và tương lai đều thể hiện sự lạc quan của người trả lời (18,7% và 19,8%) đối với khả năng tìm việc làm ở hiện tại và tương lai. Số liệu tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2017 là 2,24%, thấp hơn con số này của năm 2016 (2,30%). Số liệu tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2018 là 2,19%, thấp hơn con số 2,24% của năm 2017. Số liệu CPI cho thấy giá của năm 2017 tăng so với năm 2016 (3,53% so với 2,66%), CPI của năm 2018 cũng thể hiện xu hướng tăng khi đứng ở mức 3,54%, cao hơn mức 3,53% của năm 2017. Như vậy, số liệu phù hợp với nhận định giá hàng hóa tăng của người tiêu dùng. 3.2.2.2. Đánh giá sự phù hợp của chỉ số niềm tin người tiêu dùng theo vùng và khu vực • Phân tổ theo vùng Kết quả tính toán từ điều tra niềm tin người tiêu dùng cho thấy CSNTNTD cao nhất ở vùng Tây Nguyên (39,5%), tiếp đến là Trung du và miền núi phía Bắc (38,4%), Đồng bằng sông Hồng (33,8%), Đồng bằng sông Cửu Long (14,4%), Đông Nam Bộ (8,0%) và thấp nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (-1,5%). Kết quả kiểm định ANOVA một yếu tố cho thấy với mẫu đang điều tra, ở mức ý nghĩa 5%, CSNTNTD của 6 vùng thực sự khác nhau. Luận án tiếp tục kiểm tra sự phù hợp giữa kết quả tính CSNTNTD của các vùng với số liệu tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi, CPI của cùng phân tổ. Hai vùng có chỉ số hiện tại thấp nhất - vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng Đông Nam Bộ - cũng là hai vùng có thay đổi về tốc độ tăng GDP năm 2017 so với năm 2016 thấp nhất so với các vùng khác (0,44% và 0,57%). Tây Nguyên, Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc là ba vùng có chỉ số hiện tại cao nhất và đây cũng là 22 những vùng có số liệu về thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 so với năm 2016 cao nhất (1,72%, 1,36 và 0,9%). Xét về tỷ lệ thất nghiệp, số liệu cũng cho thấy tình trạng việc làm đã được cải thiện trong năm 2017 so với năm trước ở hầu hết các vùng (trừ Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng lên). Đó là lý do khiến người trả lời thấy lạc quan hơn khi nhận định về tình trạng việc làm so với 12 tháng trước. Bên cạnh đó, ba vùng có CSNTNTD thấp nhất (Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, và Đồng bằng sông Cửu Long) cũng là ba vùng có tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi cao hơn so với các vùng khác. Đây chính là nguyên nhân khiến người tiêu dùng của ba vùng này mặc dù lạc quan về tình trạng việc làm nhưng mức độ lạc quan thấp hơn người tiêu dùng của các vùng khác. Chỉ số giá tiêu dùng của năm 2016 và năm 2017 cũng cho thấy trừ vùng Trung du và miền núi phía Bắc, các vùng khác đều có CPI năm 2017 tăng hơn so với năm 2016. Điều này nhất quán với nhận định của người tiêu dùng khi được hỏi về giá cả hàng hóa so với 12 tháng trước. Ngoài ra, ba vùng có CSNTNTD thấp nhất cũng là ba vùng có CPI cao hơn so với các vùng khác. • Phân tổ theo thành thị - nông thôn Kết quả tính toán từ điều tra niềm tin người tiêu dùng cho thấy CSNTNTD chung của thành thị và nông thôn lần lượt là 11,1% và 23,0%. Chỉ số hiện tại và chỉ số kỳ vọng của thành thị là 10,1% và 12,1%. Hai chỉ số tương ứng này của khu vực nông thôn là 22,0% và 23,9%. Kết quả kiểm định bằng phương pháp giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình của hai tổng thể độc lập cho thấy với mẫu đang điều tra, ở mức ý nghĩa 5%, CSNTNTD của thành thị nhỏ hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với CSNTNTD ở nông thôn. Đối chiếu số liệu của CSNTNTD chia theo thành thị, nông thôn với số liệu của chỉ tiêu CPI, có thể thấy năm 2017 CPI của khu vực thành thị tăng cao hơn ở khu vực nông thôn (103,74 so với 103,32). Như vậy, do giá cả ở thành thị tăng nhiều hơn nên nhận định của người dân thành thị về tăng giá cũng khác với người dân nông thôn. Chính yếu tố này góp phần làm CSNTNTD ở thành thị thấp hơn nông thôn. Xét về tình trạng việc làm, số liệu từ điều tra niềm tin 23 người tiêu cho thấy người dân ở nông thôn lạc quan hơn khi đánh giá về tình trạng việc làm ở thời điểm hiện tại so với 12 tháng trước và trong tương lai so với nhận định về thời điểm hiện tại. Số liệu do Tổng cục Thống kê công bố cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở thành thị cao hơn nông thôn (3,23% so với 1,84% năm 2016; 3,18% so với 1,78% năm 2017; 3,10% so với 1,74% năm 2018). 3..3. Đánh giá kết quả tính thử nghiệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam và một số khuyến nghị 3.3.1. Đánh giá kết quả tính thử nghiệm chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam Từ các nội dung trình bày tại hai Mục 3.2.2.1 và 3.2.2.2 về phân tích và đánh giá sự phù hợp của CSNTNTD tính cho Việt Nam, có thể thấy CSNTNTD do Luận án đề xuất phản ánh tương đối chính xác bức tranh thực tế về tình hình kinh tế - xã hội, mô tả qua số liệu của các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở cả quốc gia cũng như phân tổ sâu ở cấp vùng và khu vực. 3.3.2. Một số khuyến nghị và giải pháp thực hiện tính chỉ số niềm tin người tiêu dùng ở Việt Nam Luận án đề xuất các khuyến nghị liên quan đến: (1) Điều tra niềm tin người tiêu dùng; (2) Phương pháp tính CSNTNTD; (3) Sử dụng kết quả điều tra niềm tin người tiêu dùng; (4) Các chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua kích cầu. 24 KẾT LUẬN Luận án đã hoàn thành và giải quyết một số vấn đề như sau: (1) Làm rõ các vấn đề lý luận và tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến điều tra niềm tin người tiêu dùng và các phương pháp tính CSNTNTD. (2) Nghiên cứu xây dựng quy trình điều tra niềm tin người tiêu dùng. (3 Xây dựng và kiểm định thang đo niềm tin người tiêu dùng tại Việt Nam. (4) Đề xuất phương pháp tính CSNTNTD tại Việt Nam. (5) Tính thử nghiệm CSNTNTD ở Việt Nam và tiến hành phân tích, đánh giá sự phù hợp của chỉ số này. (6) Luận án đề xuất các khuyến nghị, gồm: Đề xuất tăng cỡ mẫu để có thể gia quyền thêm cho nhóm độ tuổi, nghề nghiệp, của người trả lời; Nghiên cứu áp dụng phương pháp điều tra có sự trợ giúp của máy tính, sử dụng Big data trong thu thập thông tin; Bổ sung điều tra niềm tin người tiêu dùng vào chương trình điều tra thống kê quốc gia; Phân công một đơn vị chủ trì triển khai điều tra niềm tin người tiêu dùng để tính được CSNTNTD hàng tháng. Khi có được một chuỗi dữ liệu đủ dài về CSNTNTD, sử dụng chuỗi dữ liệu này để kiểm định mối quan hệ tương quan giữa CSNTNTD với các chỉ tiêu kinh tế-xã hội có liên quan nhằm giúp xác định được chu kỳ kinh doanh cũng như điểm ngoặt của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Luận án cũng kiến nghị cần tiếp tục nghiên cứu cách sử dụng kết hợp chỉ số niềm tin kinh doanh và chỉ số niềm tin người tiêu dùng để áp dụng vào dự báo ngắn hạn; Nghiên cứu sử dụng cách thức phân tích dữ liệu điều tra niềm tin người tiêu dùng theo các đặc điểm nhân khẩu học hoặc đặc điểm kinh tế nhằm phân tích sâu tác động của các nhóm đặc điểm này đến sức khỏe của nền kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_xay_dung_chi_so_niem_tin_nguoi_tieu_dung.pdf
Luận văn liên quan