Tóm tắt luận văn Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam

Trong bán đấu giá thông thường thì người có tài sản chủ động mang tài sản, hàng hóa của mình tham gia đấu giá với mong muốn thu được lợi nhuận cao nhất từ hàng hóa, tài sản đó do đó họ tham gia với vai trò tích cực, chủ động để việc bán đấu giá nhanh chóng thành công. Tuy nhiên, bán đấu giá tài sản THADS với tư cách là một biện pháp tiếp nối trong quá trình cưỡng chế tài sản của người phải thi hành án nhằm bảo đảm thi hành án nên người có tài sản bán đấu giá không tự nguyện mang tài sản của mình đến bán đấu giá mà bị cưỡng chế bởi cơ quan có thẩm quyền (cơ quan THADS).

pdf20 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 4468 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt luận văn Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ THU HIỀN BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ THU HIỀN BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN S Ự THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Dân sư ̣ Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyêñ Công Biǹh HÀ NỘI - 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Các kết luận trong luận văn chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khoa học khác. Tác giả Bùi Thị Thu Hiền ii MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt LỜI NÓI ĐẦU ......... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ.... 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và nguyên tắc của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự.6 1.1.1. Khái niệm bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự......6 1.1.2. Đặc điểm của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự ..10 1.1.3. Ý nghĩa của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự ..12 1.1.4. Nguyên tắc của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự....16 1.2. Cơ sở pháp luật bán đấu giá trong thi hành án dân sự ..20 1.2.1. Cơ sở lý luận của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự20 1.2.2. Cơ sở thực tiễn của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự 23 1.3. Sơ lược sự phát triển của pháp luật Việt Nam về bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự...26 1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước 1975....26 1.3.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến trước 199526 1.3.3. Giai đoạn từ năm 1995 đến trước 200529 1.3.4. Giai đoạn từ 2005 đến nay...31 Kết luận Chương 1...33 Chương 2. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ....35 iii 2.1. Chủ thể bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự....35 2.1.1. Tổ chức bán đấu giá tài sản và Đấu giá viên...35 2.1.2. Người có tài sản bán đấu giá và người sở hữu tài sản bán đấu giá..38 2.1.3. Người tham gia đấu giá tài sản.39 2.1.4. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự...41 2.2. Đối tượng bán đấu giá là tài sản trong thi hành án dân sự42 2.3. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự.44 2.3.1. Hợp đồng bán đấu giá tài sản đã kê biên.44 2.3.2. Niêm yết, thông báo công khai và trưng bày tài sản bán đấu giá46 2.3.3. Đăng ký tham gia bán đấu giá..48 2.3.4. Trình tự, thủ tục phiên đấu giá.48 2.3.5. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá50 2.3.6. Xử lý tài sản bán đấu giá không thành 53 Kết luận Chương 2..56 Chương 3. THỰC TIỄN BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 58 3.1. Thực tiễn bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự...58 3.1.1. Những kết quả đạt được trong bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự...58 3.1.2. Những hạn chế, bất cập trong bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự..61 3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự72 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự.........74 3.2.1. Một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự74 iv 3.2.2. Một số kiến nghị về thực hiện pháp luật bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự.....84 Kết luận Chương 389 KẾT LUẬN ................................................ 91 Danh mục tài liệu tham khảo...93 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ luật dân sự BLDS Thi hành án dân sự THADS Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản Nghị định số 05/2005/NĐ-CP Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 03 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản Nghị định số 17/2010/NĐ-CP 6 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Bán đấu giá tài sản nhằm mục đích đưa tài sản tiếp cận với đại chúng người mua, qua đó phát huy cao nhất giá trị tài sản của tài sản mà người bán tài sản đấu giá mong muốn đạt được. Ở Việt Nam, bán đấu giá tài sản được hình thành và phát triển từ việc bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự (THADS). Các quy định về bán đấu giá tài sản được xuất hiện lần đầu tiên trong Pháp lệnh THADS ngày 28/8/1989 (Điều 28 quy định về bán đấu giá tài sản đã kê biên). Bán đấu giá tài sản trong THADS là môṭ hình thức xử lý tài sản b ị kê biên cưỡng chế. Mục đích đặt ra khi cơ quan thi hành án thực hiện biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản của người phải thi hành án là một biện pháp nghiêm khắc để đảm bảo hiệu lực thực thi của bản án, quyết định của Tòa án trên thực tế; khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp cho người được thi hành án, đồng thời cũng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. Thông qua biện pháp bán công khai tài sản phải thi hành án thì quyền lợi của chính người phải thi hành án cũng được đảm bảo. Sau 25 năm triển khai hoạt động bán đấu giá tài sản trong THADS ở Việt Nam, pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực này cũng đang dần được hoàn thiện, hoạt động bán đấu giá tài sản trong THADS đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án nhìn chung đã đạt được những mục đích ban đầu đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động bán đấu giá tài sản trong THADS vẫn còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân của hạn chế đó là do hành lang pháp lý cho hoạt động này chưa thực sự hoàn thiện, đang bộc lộ nhiều điểm bất cập như một số quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá còn thiếu cụ thể, không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, không quy định số lần các bên đương sự được quyền yêu cầu định giá lại tài sản, chế tài đối với đội ngũ đấu giá viên vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp còn chưa hợp lý v.v... Từ 7 đó dẫn đến tình trạng khách hàng có tâm lý ngại mua tài sản bán đấu giá trong THADS, nhiều tài sản được đem ra đấu giá nhiều lần nhưng không có ai mua mặc dù giá trị của nó lớn hơn nhiều so với giá khởi điểm mà doanh nghiệp bán đấu giá đề xuất. Có nhiều trường hợp tài sản đã bán đấu giá thành công nhưng không bàn giao được hoặc kéo dài việc bàn giao gây bức xúc trong dư luận xã hội, quyền lợi của các bên trong quan hệ bán đấu giá tài sản thi hành án chưa đảm bảo và ngay cả uy tín của các tổ chức bán đấu giá tài sản cũng bị ảnh hưởng. Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống các vấn đề về bán đấu giá tài sản trong THADS lúc này là cần thiết. Vì vậy, học viên đã chọn “Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, trước yêu cầu đổi mới đất nước, cải cách hành chính và cải cách tư pháp đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học pháp lý đề cập đến vấn đề bán đấu giá tài sản ở Việt Nam nói chung và bán đấu giá tài sản để THADS nói riêng đã được công bố. Cụ thể về đề tài nghiên cứu có đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện năm 2011. Về luận văn, luận án có đề tài luận án tiến sĩ luật học “Pháp luật về đấu giá tài sản trong thương mại ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Cường bảo vệ tại Viện Khoa học xã hội Việt Nam năm 2012; đề tài luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý nhà nước về hoạt động bán đấu giá tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Văn Sỹ bảo vệ tại Học viện Hành chính quốc gia năm 2006. Về các bài tạp chí khoa học có bài “Vướng mắc trong bán đấu giá tài sản để THADS” của tác giả Lệ Thủy đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 11/2007; bài “Một số bất cập trong việc định giá, định giá lại tài sản kê biên” của tác giả Vũ Hòa đăng trên Tạp chí Dân chủ và 8 Pháp luật số chuyên đề tháng 12/2012; bài “Một số vướng mắc về bán đấu giá tài sản để thi hành án” của Đinh Duy Bằng đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 02/2012; bài “Những khó khăn vướng mắc trong công tác kiểm soát việc bán đấu giá tài sản thi hành án” của tác giả Nguyễn Hồng Sinh đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 23, tháng 12/2011 Các công trình nghiên cứu nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề liên quan đến bán đấu giá tài sản trong THADS. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các vấn đề về bán đấu giá tài sản trong THADS theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Luận văn của học viên là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các vấn đề liên quan đến bán đấu giá tài sản trong THADS theo pháp luật Việt Nam hiện hành. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản trong THADS, nội dung các quy định pháp luật Việt Nam về bán đấu giá tài sản trong THADS và phát hiện ra những bất cập để qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật hoàn thiện chúng. Từ mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể như: - Phân tích các vấn đề về lý luận cơ bản của bán đấu giá tài sản trong THADS. - Phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bán đấu giá tài sản trong THADS. - Khảo sát thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về bán đấu giá tài sản trong THADS. - Phát hiện những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về bán đấu giá tài sản trong THADS và thực tiễn thực hiện từ đó tìm ra 9 các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của bán đấu giá tài sản trong THADS. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản trong THADS, các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản trong THADS và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản trong THADS. Trong giới hạn của đề tài luận văn thạc sĩ luật học, việc nghiên cứu tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây: - Khái niệm, ý nghĩa của bán đấu giá tài sản trong THADS và cơ sở của việc pháp luật quy định bán đấu giá tài sản trong THADS. - Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bán đấu giá tài sản trong THADS. - Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bán đấu giá tài sản trong THADS trong những năm gần đây. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với một số quy định tương ứng của pháp luật nước ngoài để đối chiếu tham khảo. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Bên cạnh đó, những phương pháp khoa học khác như phương pháp phân tích, diễn giải, tổng hợp, so sánh cũng được sử dụng để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra đối với việc nghiên cứu đề tài. 7. Cơ cấu của luận văn 10 Ngoài Lời nói đầu, Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cơ cấu gồm ba chương, như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản thi hành án trong THADS. Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về bán đấu giá tài sản trong THADS. Chương 3: Thực tiễn bán đấu giá tài sản trong THADS và kiến nghị. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 11 1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và nguyên tắc của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự 1.1.1. Khái niệm bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự Bán đấu giá tài sản là phương thức trao đổi tài sản đã có lịch sử hình thành từ rất lâu đời trên thế giới. Theo ghi chép của những người Hy Lạp cổ đại thì từ khoảng năm 500 năm trước công nguyên, hình thức bán đấu giá đã xuất hiện tại Babylon với đối tượng được mua bán là người phụ nữ như một sự cưới hỏi. Theo đó thì “những người phụ nữ xinh đẹp được đưa đến những cuộc đấu giá cao cấp, còn những phụ nữ xấu phải kèm theo của hồi môn và mang tới những cuộc đấu giá để đợi được chấp nhận. Bất cứ người con gái nào bị gả bán ngoài cuộc đấu giá đều là bất hợp pháp” [45]. Trong đế chế La Mã, phương thức bán đấu giá tiếp tục được sử dụng để bán tất cả chiến lợi phẩm của chiến tranh mà chủ yếu là nô lệ và tài sản con nợ bị tịch thu [45]. Hiện nay, phương thức bán đấu giá tài sản được sử dụng như một phương thức mua bán thông thường, phổ biến và rộng khắp trên thế giới. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, bán đấu giá tài sản mở rộng hơn rất nhiều và phát triển lên một bước mới. Việc bán đấu giá tài sản được tổ chức bằng các hình thức công khai (open cry) hoặc theo hồ sơ niêm phong (sealed bid), theo phương thức đấu giá lên hoặc đặt giá xuống (điển hình là kiểu Hà Lan và kiểu Anh). Theo hình thức công khai thì tài sản chào bán tại một mức giá xác định, người bán tiếp tục nâng mức giá lên cách mức giá cũ một khoảng nhất định cho đến khi không còn người nào đưa ra mức giá cao hơn. Người đã trả mức giá cao nhất cuối cùng chính là người thắng cuộc. Đây là hình thức vẫn thường được áp dụng nhiều nhất để giao dịch hàng hóa, sản phẩm, đặc biệt với các tài sản là cổ vật, các bộ sưu tập tem, tiền, xe cổ, tác phẩm nghệ thuật Theo hình thức niêm phong thì người tham gia cùng nộp giá một lúc mà không được biết giá của người khác cũng như giữ kín giá mà mình đã trả cho hàng 12 hóa, sản phẩm muốn mua. Thông thường người trả giá cao nhất sẽ là người thắng cuộc, mua được tài sản. Tại Hà Lan, người bán có thể đưa ra một mức giá rất cao cho hàng hóa, sản phẩm muốn bán. Mức giá này thường là mức giá “trên trời” và không ai có thể mua nổi. Mức giá được hạ dần trong khoảng thời gian nhất định (thường theo thời gian của một chiếc đồng hồ). Nếu người tham gia trả giá chấp nhận ở mức giá nào đó thì cần ấn nút chấp nhận ngay, nếu không sẽ mất cơ hội. Phương thức này thường áp dụng tại các chợ hoa và đặc biệt với sản phẩm hoa tulip. Tại Anh thì bán đấu giá có nét đặc trưng riêng. Người bán đấu giá điều khiển cuộc bán đấu giá sao cho người trả giá thắng được mức giá hiện tại. Giá chào mới cao hơn giá chào cũ một khoảng cho trước. Cuộc bán đấu giá chấm dứt khi không còn người nào đưa ra mức giá cao hơn. Người trả giá hiện tại sẽ thắng và trả số tiền theo mức giá đã chào [21, tr.120]. Kiểu bán đấu giá này còn được gọi là bán đấu giá mức thứ hai. Ngoài ra, cũng với sự phát triển của thương mại điện tử, hiện nay còn xuất hiện phương thức đấu giá ngược. Đây là một loại hình đấu giá đặc biệt, theo đó người trả giá thấp nhất và duy nhất sau khi kết thúc mỗi phiên đấu sẽ trở thành người được mua tài sản bán đấu giá. Ở phương thức này nếu bên bán đưa ra giá khởi điểm thì giá khởi điểm là mức giá lớn nhất (ngược với phương thức trả giá lên – phương thức đấu giá xuôi). Cùng với sự phát triển của xã hội, có thể nói rằng đến nay bán đấu giá phát triển với tư cách là một phương thức mua bán tài sản thông thường, phổ biến và không thể thiếu trong thương mại, kinh doanh của thế giới. Khái niệm bán đấu giá đưa ra dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì “Đấu giá là quá trình mua và bán tài sản hoặc dịch vụ bằng cách đưa món hàng cần đấu giá, ra giá và sau đó bán món hàng cho người trả giá cao nhất” [45]. 13 Trong kinh tế học hiện đại, nhà kinh tế học người Anh - David W. Pearce đã đưa ra định nghĩa: “Đấu giá là một thị trường trong đó người mua tiềm tàng đặt giá cho tài sản chứ không phải đơn thuần trả giá theo giá công bố của người bán” và thị trường đấu giá là “một thị trường có tổ chức, tại đó giá cả được điều chỉnh liên tục theo biến đổi của cung và cầu” [10, tr.102]. Tại Việt Nam khái niệm bán đấu giá tài sản cũng được xem xét, đưa ra trong nhiều tài liệu khác nhau. Theo Từ điển Luật học thì “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán công khai một tài sản, một khối tài sản; theo đó có nhiều người muốn mua tham gia trả giá, người trả giá cao nhất nhưng không thấp hơn giá khởi điểm là người mua được tài sản” [42, tr.31]. Theo Đại Từ điển Bách khoa Việt Nam“Đấu giá là hình thức bán những tài sản hoặc tài sản thường thuộc loại đắt tiền, hàng quý hiếm. Người bán đặt mức giá chuẩn, những người mua trả giá từ thấp đến cao, tài sản được bán cho người mua trả cao nhất” [16, tr.136]. Như vậy, cả trên thế giới và ngay tại Việt Nam cũng đang tồn tại khá nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về bán đấu giá tài sản. Mặc dù còn có sự khác biệt giữa Việt Nam so với thế giới về hình thức, phương thức bán đấu giá nhưng nhìn chung đều cho thấy bán đấu giá tài sản là hình thức mua bán đặc biệt, bản chất là một phương thức mua bán công khai tài sản, có nhiều người tham gia trả giá, được tổ chức theo những nguyên tắc và trình tự, thủ tục nhất định. Theo đó, người mua tự trả giá dựa trên giá khởi điểm do bên bán đưa ra. Người nào trả giá đáp ứng điều kiện quy định trước của phiên bán đấu giá sẽ được quyền mua tài sản đấu giá. Trong hoạt động THADS, khi người phải thi hành án và người được thi hành án không thỏa thuận được về việc nhận tài sản kê biên để thi hành án thì Chấp hành viên căn cứ vào quy định của pháp luật về loại tài sản, giá trị tài sản để xác định có thực hiện phương thức bán đấu giá hay không. Căn cứ trên kết quả định giá tài sản mà Chấp hành viên ký hợp đồng với tổ chức bán đấu giá tài sản hoặc tự 14 đứng ra tổ chức bán đấu giá tài sản nhằm bảo đảm thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Để có thể bán đấu giá một tài sản thì cần thiết phải có tài sản để mang bán hay về danh nghĩa phải nắm giữ được tài sản đó. Do đó, quá trình bán đấu giá tài sản thi hành án được bắt đầu kể từ khi Chấp hành viên kê biên tài sản, định giá tài sản và kết thúc khi tài sản đem bán đấu giá được bàn giao xong xuôi cho người thắng cuộc trong phiên đấu giá. Việc bán đấu giá tài sản trong THADS về bản chất vẫn là một phương thức bán tài sản đặc biệt, được tổ chức công khai tại một nơi nhất định, theo trình tự, thủ tục bán đấu giá pháp luật quy định. Trong quan hệ giữa người mua và người bán tài sản thì chỉ có một người bán nhưng lại có rất nhiều người mua. Tất cả người mua đều muốn mua tài sản nên sẽ cạnh tranh với nhau, tăng giá của tài sản lên và đẩy giá tài sản lên đến mức cao nhất có thể và người sở hữu tài sản có thể thu được số tiền cao nhất cho tài sản mà mình phải bán. Tuy nhiên, bán đấu giá tài sản trong THADS khác với bán đấu giá tài sản thông thường ở thủ tục trước và sau khi tổ chức bán đấu giá. Trước khi tổ chức bán đấu giá, sự khác biệt thể hiện ở thủ tục chuyển giao tài sản bán đấu giá được thực hiện giữa tổ chức thực hiện bán đấu giá với cơ quan THADS. Cơ quan THADS tiến hành thủ tục định giá tài sản, ký hết hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản Sau khi kết thúc việc bán đấu giá tài sản thì cơ quan THADS tiến hành thủ tục bàn giao, thanh toán chi phí bán đấu giá, phối hợp làm thủ tục trong chuyển quyền sở hữu tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá. Như vậy, bán đấu giá tài sản trong THADS là hình thức mua bán đặc biệt, công khai đối với tài sản bị kê biên để thi hành án, theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, người mua trả giá dựa trên khởi điểm do cơ quan thi hành án xác định, người nào trả giá cao nhất sẽ được quyền mua tài sản đấu giá. 1.1.2. Đặc điểm của bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự 15 1.1.2.1. Về ý chí của người có tài sản bán đấu giá trong thi hành án dân sự Trong bán đấu giá thông thường thì người có tài sản chủ động mang tài sản, hàng hóa của mình tham gia đấu giá với mong muốn thu được lợi nhuận cao nhất từ hàng hóa, tài sản đó do đó họ tham gia với vai trò tích cực, chủ động để việc bán đấu giá nhanh chóng thành công. Tuy nhiên, bán đấu giá tài sản THADS với tư cách là một biện pháp tiếp nối trong quá trình cưỡng chế tài sản của người phải thi hành án nhằm bảo đảm thi hành án nên người có tài sản bán đấu giá không tự nguyện mang tài sản của mình đến bán đấu giá mà bị cưỡng chế bởi cơ quan có thẩm quyền (cơ quan THADS). References. 1. Bộ Chính trị (02/6/2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. 2. Bộ Chính trị (24/5/2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. 3. Bộ Tư pháp (18/7/2014), Báo cáo số 180/BC-BTP sơ kết 4 năm thi hành Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. 4. Bộ Tư pháp (2009), Pháp luật về bán đấu giá tài sản, tài liệu Hội thảo – thành phố Hồ Chí Minh. 5. Chính phủ (04/3/2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. 6. Chính phủ (18/01/2005), Nghị định số 05/2005/NĐ-CP của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. 7. Chính phủ (19/12/1986), Nghị định số 86/1996/CP về việc ban hành quy chế bán đấu giá tài sản. 16 8. Hồ Quân Chính (2012), Một số vấn đề về định giá, định giá lại và bán đấu giá tài sản kê biên để thi hành án, Dân chủ và pháp luật, (12). 9. Cục thi hành án dân sự tỉnh Tiền Giang (2005), Hồ sơ vụ việc bán đấu giá tài sản thi hành án của ông Nguyễn Thanh Tiến, Tiền Giang. 10. David W. Pearce (1999), Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Hải Dương (2011), Cần sớm khắc phục một số bất cập về bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Dân chủ và pháp luật, (5). 13. Nguyễn Xuân Đồng (2011), Những vướng mắc trong công tác bán đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, Dân chủ và pháp luật, (10). 14. Nguyễn Hồng Hải (2012), Một số ý kiến về đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và một số đề xuất, Tài liệu hội nghị Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp, Hà Nội. 15. Nguyễn Quang Hòa (2012), Bán đấu giá tài sản - Một số nét về thực trạng, Dân chủ và pháp luật, (12). 16. Hội đồng quốc gia (1995), Đại Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, tr 136. 17. Khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tài liệu học tập và nghiên cứu môn học lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập 1, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 18. Đặng Thị Bích Liễu (2010), Vấn đề: người có tài sản bán đấu giá" và "người bán đấu giá tài sản" trong pháp luật về đấu giá ở Việt Nam, Nhà nước và pháp luật, (2). 19. Đặng Trần Hoàng Linh (2012), Nhận diện những bất cập từ thực tiễn hoạt động bán đấu giá tài sản, Dân chủ và pháp luật (12). 17 20. Nguyễn Thị Mai (2009), Những bất cập trong hoạt động đấu giá tài sản, Dân chủ và pháp luật, (11). 21. Thanh Minh, Mai Hoa và Huyền Trang (2012), Kinh nghiệm bán đấu giá tài sản theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới, Dân chủ và pháp luật, (12). 22. Nguyễn Thị Minh (2012), Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật bán đấu giá ở Việt Nam, Dân chủ và pháp luật, (12). 23. Nhà Pháp luật Việt – Pháp (1998), Bộ luật dân sự của nước cộng hòa Pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Nguyễn Hồng Sinh (2011), Những khó khăn vướng mắc trong công tác kiểm soát việc bán đấu giá tài sản thi hành án, Tạp chí Kiểm sát (23). 25. Nguyễn Hồng Sinh (2012), Những vướng mắc trong công tác kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản thi hành án, Dân chủ và pháp luật, (12). 26. Tiến Hiểu, Minh Hiếu (08/7/2013), Khổ vì mua đấu giá đất, Báo Pháp luật ( 27. Vũ Văn Tiến, Ngọc Cương (30/07/2012), Hà Nội: Cục Thi hành án dân sự bị “tố” gây thiệt hại tài sản công dân, Báo Dân trí ( thiet-hai-tai-san-cong-dan-624346.htm). 28. Lệ Thuỷ (2007), Vướng mắc trong bán đấu giá tài sản để thi hành án dân sự, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (11). 29. Thụy Trang (16/08/2011), Khổ vì mua nhà bán đấu giá, Báo Lâm Đồng online ( 2065987/). 30. Đỗ Khắc Trung (2007), Bán đấu giá tài sản thực trạng và hướng hoàn thiện, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (11). 31. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ luật dân sự. 32. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự. 18 33. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật thi hành án dân sự. 34. Văn phòng luật sư Gia Bảo (2012), Hồ sơ vụ việc thi hành án của ông Nguyễn Văn C. Bắc Ninh – hồ sơ thụ lý, Hà Nội. 35. Võ Đình Toàn (2012), Một số vấn đề lý luận về bán đấu giá và pháp luật bán đấu giá, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số chuyên đề 2012. 36. Võ Đình Toàn, Vũ Văn Cương, Nguyễn Mạnh Cường (2011), Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 37. Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (2000), Luật Nhật Bản, Nhà Xuất bản Thanh niên, Hà Nội. 38. Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1989), Pháp lệnh thi hành án dân sự. 39. Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Pháp lệnh thi hành án dân sự. 40. Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Pháp lệnh thi hành án dân sự. 41. Nguyễn Thị Vinh (2010), Thực tiễn thi hành luật thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (12). 42. Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 43. Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp (2004), Luật Bán đấu giá tài sản của Trung Quốc, (tài liệu tham khảo). 44. Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp (2004), Các quy định pháp luật nước ngoài về bán đấu giá tài sản, (tài liệu tham khảo). 45. Wikipedia (2014), Auction, Từ điển Bách khoa toàn thư mở (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050004816_2936.pdf
Luận văn liên quan